Tiểu luận Vì sao xoá đói giảm nghèo góp phần đảm bảo an sinh xã hội bền vững

Chương trình 134 : Chương trình hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn .Các mục tiêu chính sách của Chương trình 134 gồm: • Đảm bảo mỗi hộ dân tộc thiểu số có tối thiểu 0,5 ha đất nương, rẫy hoặc 0,25 ha đất ruộng lúa nước một vụ hoặc 0,15 ha đất ruộng lúa nước hai vụ để sản xuất nông nghiệp. • Đảm bảo mỗi hộ dân tộc thiểu số ở nông thôn có tối thiểu tối thiểu 200 m² đất ở. Riêng hộ dân tộc Khmer ở đồng bằng sông Cửu Long có chính sách riêng. • Chính quyền trung ương cùng chính quyền địa phương sẽ trợ cấp cho các hộ dân tộc thiểu số nghèo chưa có nhà ở hoặc nhà ở tạm bợ để họ xây nhà.

doc7 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 2564 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Vì sao xoá đói giảm nghèo góp phần đảm bảo an sinh xã hội bền vững, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Câu 1: hãy liện kê các văn bản pháp quy của Việt Nam liên quan đến chương trình xoá đói giảm nghèo liên quan đến chương trình xoá đói giảm nghèo quốc gia. Câu 2: Vì sao xoá đói giảm nghèo góp phần đảm bảo an sinh xã hội bền vững. Bài làm. Câu 2: Đói nghèo là tình trạng thiếu hụt những điều kiện cần thiết để đảm bảo mức sống tối thiểu của một cá nhân hay một cộng đồng dân cư. Đói nghèo không chỉ là vấn đề của riêng những người rơi vào cảnh đói nghèo, mà còn là một vấn đề xã hội lớn, cần tới sự quan tâm của toàn xã hội. Bởi vì đói nghèo có thể gây ra những tác động tiêu cực cả về mặt kinh tế và xã hội sâu sắc: đói nghèo gây suy thoái kinh tế, gia tăng tội phạm xã hội, tăng dịch bệnh do không đủ sức chống chọi với bệnh tật, gây bất ổn chính trị thậm chí dẫn tới nội chiến, chiến tranh, làm tăng sự phân biệt đối xử giữa người nghèo và người giàu, làm giảm tuổi thọ của con người… Những hậu quả này có tính chất xoáy vòng ốc, làm cho người nghèo đã nghèo càng nghèo thêm. Vì vậy XĐGN là một trong những mục tiêu quốc gia quan trọng của các nước trên thế giới, đặc biệt là ở các nước chưa phát triển để hướng tới phát triển một xã hội công bằng và văn minh. Chính sách ASXH có hai chức năng cơ bản là: bảo đảm an toàn cho mọi thành viên trong xã hội ở mức tối thiểu về thu nhập, khi các thành viên xã hội đang hoạt động linh tế hoặc mọi công dân khi nghỉ hưu, mọi người nghèo, cho phép họ duy trì mức sống cơ bản. XĐGN góp phần bảo đảm ASXH một cách lâu dài và bền vững. Mặc dù Bảo Hiểm Xã Hội là một chính sách ASXH lớn, nhưng thực tế cho thấy đối tượng được hưởng lợi từ Bảo Hiểm Xã Hội chủ yếu là những người có thu nhập bậc trung, chứ không phải người nghèo. Còn với chính sách Cứu Trợ Xã Hội, mặc dù người nghèo là một trong những đối tượng được hưởng , nhưng các trợ giúp này thường có tính tức thì và ngắn hạn. Vì vậy, XĐGN được coi là giải pháp có tính lâu dài và bền vững, góp phần tạo ra mạng lưới ASXH toàn diện cho mỗi quốc gia. XĐGN là một phần quan trọng nằm trong chính sách ASXH của mỗi quốc gia. Cùng với Bảo Hiểm Xã Hội, Cứu Trợ Xã Hội và Ưu Đãi Xã Hội, các chương trình XĐGN tạo ra một tấm lưới toàn diện bảo vệ cho các thành viên trong xã hội. Nếu như Bảo Hiểm Xã Hội hướng tới đối tượng là người lao động, Cứu Trợ Xã Hội hướng tới những người khó khăn và bị tổn thương trong cuộc sống, Ưu Đãi Xã Hội hướng tới những người có công với nước, thì XĐGN hướng tới một diện bảo vệ quan trọng dễ bị tổn thương nhất trong cuộc sống đó là tất cả những người nghèo. XĐGN là một trong những ưu tiên hàng đầu nhầm phấn đấu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, tốc độ tăng trưởng kinh tế được duy trì, đảm bảo ASXH phát triển tăng trưởng bền vững. Trong điều kiện kinh tế hiện nay, đời sống nhân dân, nhất là những người có thu nhập thấp, vùng sâu vùng xa, vùng đồng bào dân tộc ít người và vùng bị ảnh hưởng thiên tai còn nhiều khó khăn. Các chính sách tín dụng ưu đãi để khuyến khích người nghèo, người yếu thế có nhiều cơ hội việc làm để cải thiện cuộc sống, giúp người nghèo có cuộc sống tốt hơn, có điều kiện quan tâm đến các chính sách ASXH của nhà nước để góp phần thúc đẩy hệ thống ASXH phát triển. XĐGN theo hướng bền vững dựa trên trụ cột cơ bản là: tạo cơ hội cho người nghèo phát triển kinh tế, tăng thu nhập; mở rộng khả năng cho người nghèo tiếp cận các dịch vụ xã hội, đặc biệt là dịch vụ xã hội cơ bản ( y tế, giáo dục, nước sạch sinh hoạt…) có tính chất lượng, giảm thiểu nguy cơ rủi ro trong kinh tế thị trường và rủi ro xã hội khác. Vì vậy mà ASXH được đảm bảo. XĐGN góp phần quan trọng giảm bớt khoảng cách giàu nghèo, đảm bảo công bằng xã hội, giúp người nghèo vươn lên làm giàu. Việc gắn giảm nghèo với phát triển hệ thống ASXH là mục tiêu cơ bản và là giải pháp quan trọng trong công cuộc xây dung nền kinh tế vững mạnh. XĐGN, xét về lâu dài, góp phần làm giảm gánh nặng cho hệ thống ASXH thông qua việc thu hẹp đối tượng cần trợ cấp ASXH. Khi tỷ lệ người nghèo giảm xuống tất yếu sẽ có ít người hơn cần sự trợ giúp của chính sách ASXH. Vì vậy, gánh nặng chi tiêu cho trợ cấp ASXH sẽ được giảm xuống. XĐGN tạo điều kiện cho chính sách ASXH tăng chất lượng hoạt động thông qua việc làm tăng mức trợ cấp ASXH. XĐGN và xã hội giàu có hơn, các quỹ ASXH sẽ dồi dào hơn trong khi đối tượng cần trợ cấp ASXH cũng giảm. Vì vậy, người nghèo nói riêng và những người gặp khó khăn nói chung có điều kiện để nhận mức trợ cấp ASXH tốt hơn. Nguồn lực cho XĐGN khá lớn, bao gồm từ ngân sách nhà nước, sự đóng góp của xã hội, sự giúp đỡ của bạn bè quốc tế. Công tác XĐGN đặt mục tiêu là giảm nghèo nhanh nhưng phải bền vững. Câu 1: Các văn bản pháp quy liên quan đến chương trình xoá đói giảm nghèo quốc gia: +) Chương trình 135: Quyết định số 07/2006/QD-TTg ngày 10/01/2006 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình Phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc và miền núi giai đoạn 2006 – 2010. V ới m ục ti êu: a) Mục tiêu tổng quát: tạo sự chuyển biến nhanh về sản xuất, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất gắn với thị trường; cải thiện và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào các dân tộc ở các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn một cách bền vững, giảm khoảng cách phát triển giữa các dân tộc và giữa các vùng trong cả nước.  Phấn đấu đến năm 2010, trên địa bàn cơ bản không còn hộ đói, giảm hộ nghèo xuống còn dưới 30% theo chuẩn nghèo quy định tại Quyết định số 170/2005/QĐ-TTg ngày 08 tháng 7 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ.  b) Mục tiêu cụ thể:  - Về phát triển sản xuất: nâng cao kỹ năng và xây dựng tập quán sản xuất mới cho đồng bào các dân tộc, tạo sự chuyển dịch về cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nâng cao thu nhập, giảm nghèo bền vững.  - Phấn đấu trên 70% số hộ đạt được mức thu nhập bình quân đầu người trên 3,5 triệu đồng/năm vào năm 2010.  - Về phát triển cơ sở hạ tầng: các xã có đủ cơ sở hạ tầng thiết yếu phù hơp quy hoạch dân cư và quy hoạch sản xuất bảo đảm phục vụ có hiệu quả nâng cao đời sống và phát triển sản xuất tăng thu nhập. Các chỉ tiêu cụ thể: phấn đấu trên 80% xã có đường giao thông cho xe cơ giới (từ xe máy trở lên) từ trưng tâm xã đến tất cả thôn, bản; trên 80% xã có công trình thủy lợi nhỏ bảo đảm năng lực phục vụ sản xuất cho trên 85% diện tích đất trồng lúa nước;  100% xã có đủ trường, lớp học kiên cố, có lớp bán trú ở nơi cần thiết; 80% số thôn, bản có điện ở cụm dân cư; giải quyết và đáp ứng yêu cầu cơ bản về nhà sinh hoạt cộng đồng; 100% xã có trạm y tế kiên cố đúng tiêu chuẩn.  - Về nâng cao đời sống văn hóa, xã hội cho nhân dân ở các xã đặc biệt khó khăn. Phấn đấu trên 80% số hộ được sử dụng nước sinh hoạt hơp vệ sinh, trên 80% số hộ được sử dựng điện sinh hoạt; kiểm soát, ngăn chặn các bệnh dịch nguy hiểm; tăng tỷ lệ hộ có hố xí hợp vệ sinh lên trên 50%; trên 95% số học sinh tiểu học, 75% học sinh trung học cơ sở trong độ tuổi đến trường; trên 95% người dân có nhu cầu trợ giúp pháp lý được giúp đỡ pháp luật miễn phí.  - Về phát triển nâng cao năng lực: trang bị, bổ sung những kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ, xóa đói, giảm nghèo, nâng cao nhận thức pháp luật, nâng cao kiến thức quản lý đầu tư và kỹ năng quản lý điều hành để hoàn thành nhiệm vụ cho cán bộ, công chức cấp xã và trưởng thôn, bản. Nâng cao năng lực của cộng đồng, tạo điều kiện cộng đồng tham gia có hiệu quả vào việc giám sát hoạt động về đầu tư và các hoạt động khác trên địa bàn. +)Quyết định số 102/2009/QĐ-TTg ngày 07/8/2009 của Thủ tướng Chính phủ. Đối tượng được hỗ trợ là người dân thuộc hộ nghèo theo chuẩn nghèo của Nhà nước thuộc vùng khó khăn quy định tại Quyết định số 30/2007/QĐ-TTg ngày 05/3/2007 của Thủ tướng Chính phủ. Mục tiêu của chính sách này là hỗ trợ đời sống của người dân, góp phần xóa đói, giảm nghèo, phát triển kinh tế - xã hội ở vùng khó khăn; hỗ trợ người dân nâng cao năng suất, chất lượng nông sản và từng bước tiếp cận với sản xuất hàng hóa, thông qua hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi có chất lượng cao. Việc hỗ trợ được thực hiện bằng tiền hoặc hiện vật, cụ thể: hỗ trợ bằng tiền mặt theo định mức 80 ngàn đồng/người/năm đối với người dân thuộc hộ nghèo ở xã khu vực II, xã biên giới, xã bãi ngang, hải đảo vùng khó khăn và 100 ngàn đồng/người/năm đối với người dân thuộc hộ nghèo ở xã khu vực III vùng khó khăn để các đối tượng này chủ động mua sắm nguyên liệu, vật tư phục vụ sản xuất và đời sống phù hợp với thực tế của từng hộ; hỗ trợ bằng hiện vật cho sản xuất và đời sống của hộ các hộ nghèo (có thể lựa chọn trong danh mục: giống cây trồng, giống vật nuôi, thuốc thú y, muối iốt). +) Quyết định số 497/QĐ-TTg, được Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 16/04/2009. Nhà nước sẽ hỗ trợ lãi suất 100% và 4% đối với các khoản vay ngắn, trung hạn ngân hàng bằng đồng Việt Nam của các tổ chức, cá nhân vay để mua sắm máy móc, thiết bị, phương tiện, vật tư phục vụ sản xuất nông nghiệp và vật liệu xây dựng nhà ở khu vực nông thôn.. Theo đó, hàng hóa sản xuất trong nước được hỗ trợ lãi suất bao gồm: Sản phẩm máy móc, thiết bị cơ khí, phương tiện phục vụ sản xuất và chế biến nông nghiệp gồm: các loại động cơ đốt trong (động cơ nhỏ dưới 30 CV, động cơ thủy dưới 80 CV); máy gặt đập liên hợp; máy kéo, máy cày, máy xới, máy làm đất; máy gặt, tuốt lúa, sấy nông sản, xát lúa gạo, bơm nước, phát điện, máy vò chè, tẽ ngô, gieo hạt; máy sục khí ôxy nuôi thủy sản, các loại ghe xuồng có gắn động cơ; máy cắt cỏ, băm cỏ, máy nghiền, trộn, đóng viên, đóng bánh thức ăn cho gia súc, gia cầm, máy vắt sữa, máy ấp, nở gia cầm; xe tải nhẹ, máy vi tính để bàn; Vật tư phục vụ sản xuất nông nghiệp gồm: phân bón hóa học các loại, thuốc bảo vệ thực vật; Các loại vật liệu xây dựng chủ yếu để làm nhà ở khu vực nông thôn. Đối với nhóm sản phẩm máy móc, thiết bị cơ khí, phương tiện phục vụ sản xuất và chế biến nông nghiệp, mức tiền vay tối đa bằng 100% giá trị hàng hóa (riêng đối với máy vi tính, mức tiền vay tối đa không quá 5 triệu đồng/chiếc) và được hỗ trợ 100% lãi suất vay. Các tổ chức, cá nhân được hỗ trợ lãi suất 4% với mức vay tối đa 100% giá trị hàng hóa nhưng không quá 7 triệu đồng/ha đối với vật tư sản xuất nông nghiệp, không quá 50 triệu đồng đối với vật liệu làm nhà ở nông thôn. +) Quyết định 134/2004/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ Chương trình 134 : Chương trình hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn .Các mục tiêu chính sách của Chương trình 134 gồm: Đảm bảo mỗi hộ dân tộc thiểu số có tối thiểu 0,5 ha đất nương, rẫy hoặc 0,25 ha đất ruộng lúa nước một vụ hoặc 0,15 ha đất ruộng lúa nước hai vụ để sản xuất nông nghiệp. Đảm bảo mỗi hộ dân tộc thiểu số ở nông thôn có tối thiểu tối thiểu 200 m² đất ở. Riêng hộ dân tộc Khmer ở đồng bằng sông Cửu Long có chính sách riêng. Chính quyền trung ương cùng chính quyền địa phương sẽ trợ cấp cho các hộ dân tộc thiểu số nghèo chưa có nhà ở hoặc nhà ở tạm bợ để họ xây nhà. Chính quyền trung ương sẽ trợ cấp bằng 0,5 tấn xi măng cho mỗi hộ dân tộc thiểu số để xây dựng bể chứa nước mưa hoặc cấp 300.000 đồng để đào giếng hoặc tạo nguồn nước sinh hoạt đối với các hộ dân tộc thiểu số sống phân tán tại vùng cao, núi đá, khu vực khó khăn về nguồn nước sinh hoạt. Đối với các thôn, bản có từ 50% số hộ là đồng bào dân tộc thiểu số trở lên, chính quyền trung ương sẽ trợ cấp 100% kinh phí xây dựng công trình cấp nước sinh hoạt tập trung. Đối với các thôn, bản có từ 20% đến dưới 50% số hộ đồng bào dân tộc thiểu số, chính quyền trung ương sẽ trợ cấp 50% kinh phí x ây d ựng. +) Quyết định số 162/2008/QĐ-TTg về chính sách khuyến nông, khuyến ngư ở địa bàn khó khăn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc31393.doc
Tài liệu liên quan