Trong những năm tới cần phát huy vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước. Muốn vậy cần tập trung nguồn lực phát triển có hiệu quả kinh tế nhà nước trong những lĩnh vực trọng yếu của nền kinh tế, sắp xếp lại khu vực doanh nghiệp nhà nước, thực hiện tốt chủ trương cổ phần hoá và đa dạng hoá sở hữu đối với những doanh nghiệp mà Nhà nước không cần nắm 100% vốn. Xây dựng và củng cố một số tập đoàn kinh tế mạnh trên cơ sở các tổng công ty nhà nước, có sự tham gia của các thành phần kinh tế. Đẩy mạnh việc đổi mới kĩ thuật, công nghệ trong các doanh nghiệp nhà nước. Thực hiện tốt chế độ quản lí công tác đối với tất cả các doanh nghiệp kinh doanh có vốn của Nhà nước, doanh nghiệp thực sự cạnh tranh binh đẳng trên thị trường, tự chịu trách nhiệm trong sản xuất kinh doanh.
Phát triển kinh tế tập thể dưới nhiều hình thức đa dạng, trong đó hợp tác xã là nòng cốt. Nhà nước cần giúp đỡ Hợp tác xã về đào tạo cán bộ, xây dựng phương án sản xuất kinh doanh, mở rộng thị trường. Thực hiện tốt việc chuyển đổi hợp tác xã theo luật hợp tác xã.
Khuyến khích kinh tế cá thể, tiểu chủ phát triển ở cả thành thị và nông thôn. Nhà nước tạo điều kiện và giúp đỡ cá thể, tiểu chủ phát triển có hiệu quả. Khuyến khích kinh tế tư bản tư nhân phát triển trong những ngành nghề sản xuất kinh doanh mà luật pháp không cấm. Phát triển kinh tế tư bản nhà nước dưới các hình thức liên doanh, liên kết giữa kinh tế tư nhân trong và ngoài nước, tạo điều kiện để kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài hướng vào mục tiêu phát triển các sản phẩm xuất khẩu, tăng khả năng cạnh tranh, gắn thu hút vốn với thu hút công nghệ hiện đại.
* Đẩy mạnh CNH, HĐH, ứng dụng nhanh tiến bộ khoa học – công nghệ trên cơ sở đó đẩy mạnh phân công lao động xã hội.
Cùng với việc trang bị kỹ thuật và công nghệ hiện đại cho các ngành, các lĩnh vực của nền kinh tế trong quá trình CNH, HĐH, tiến hành phân công lại lao động và phân bố dân cư trong phạm vi cả nước cũng như ở từng vùng, từng địa phương, hình thành cơ cấu kinh tế hàng hoá cho phép khai thác tốt nhất các nguồn lực của đất nước, tạo nên sự tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững của toàn bộ nền kinh tế.
* Hình thành và phát triển đồng bộ các loại thị trường
Phát triển thị trường hàng hoá và dịch vụ thông qua việc đẩy mạnh sản xuất, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển hệ thống giao thông và phương tiện vận tải để mở rộng thị trường. Hình thành thị trường lao động có tổ chức để tạo điều kiện cho sự di chuyển sức lao động theo yêu cầu phát triển kinh tế và sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực.
42 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1733 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường nhiều thành phần định hướng XHCN ở nước ta hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n là một tất yếu khách quan là nhu cầu bức thiết để phát triển nền kinh tế nước ta, giúp nhanh thời kỳ quá độ.
1.1. Việc xây dựng và phát triển nền kinh tế nhiều thành phần ở nước ta.
Hiện nay, việc xây dựng nền kinh tế nhiều thành phần ở nước ta là một tất yếu khách quan.
Sau khi giai cấp công nhân và nhân dân lao động giảm chính quyền tiếp quản nền kinh tế chủ yếu dựa trên chế độ tư hữu về TLSX. Trên thực tế có 2 loại tư liệu là: tư hữu lớn bao gồm nhà máy, hầm mỏ, doanh nghiệp của các chủ tư bản trong và ngoài nước. Đó là kinh tế tư bản chủ nghĩa. Tư hữu nhỏ gồm: những người nông dân cá thể, những người buôn bán nhỏ - đó là sản xuất nhỏ cá thể.
Để xác lập cơ sở kinh tế của chế độ mới, Nhà nước ta xây dựng và phát triển các thành phần kinh tế mới. Đối với tư hữu lớn, kinh tế tư bản tư nhân chỉ có phương pháp duy nhất là quốc hữu hoá của chủ nghĩa Mác – Lênin khẳng định: “không nên quốc hữu hoá ngay một lúc mà phải tiến hành từ từ theo theo từng giai đoạn và bằng hình thức, phương pháp nào là tuỳ điều kiện cụ thể”. Cho nên doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế tư bản còn tồn tại như một tất yếu kinh tế đồng thời hướng chủ nghĩa tư bản và con đường Nhà nước hình thành, thành phần kinh tế tư bản Nhà nước.
Đối với tư hữu nhỏ thì chỉ có thông qua con đường hợp tác theo các nguyên tắc mà Lênin đã vạch ra là tự nguyện, dân chủ, cùng có lợi đồng thời thuân theo các quy luật khách quan. Do đó, trong thời kỳ quá độ còn tồn tại thành phần kinh tế cá thể, tiểu chủ.
Hơn nữa các thành phần kinh tế cũ còn có khả năng phát triển, còn có vai trò đối với sản xuất đời sống. Bởi vậy không thể bồng chốc xoá bỏ ngay được. Trong xu thế quốc tế hoá đời sống kinh tế cần phải thu hút các nguồn lực từ bên ngoài. Do đó xuất hiện các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Mặt khác, sự phát triển kinh tế ở mỗi quốc gia do đặc điểm lịch sử, điều kiện chủ quan khách nên tất yếu có sự phát triển không đồng đều về lực lượng sản xuất giữa các ngành, các doanh nghiệp. Chính sự phát không đều đó quyết định quan hệ sản xuất không giống nhau. Đó là cơ sở hình thành các cơ sở kinh tế khác nhau. Sự tồn tại các thành phần kinh tế cở nứơc ta có ý nghĩa lý luận và thực tế to lớn.
Trên đây là nguyên nhân dần đến sự tồn tại và phát triển nền kinh tế nhiều thành phần ở Việt Nam, Ngoài ra còn có cơ sở khách quan của sự tồn tại và phát triển nền kinh tế là do.
Phân công lao động xã hội vơi tư cách là cơ sở kinh tế của sản xuất nhưng lại không mất đi, trái lại ngày càng tăng cả chiều rộng lẫn chiều sâu. Ở nước ta ngày càng có nhiều ngành nghề cổ truyền có tiềm năng lớn trước đây bị cơ chế kinh tế mà làm mai mốt nay được khôi phục và phát triển. Sản phẩm đưa ra thị trường phong phú, đa dạng, chất lượng cao, mẫu mã đẹp hơn. Sự chuyên môn hoá và hợp tác hoá lao động đã vượt khả phạm vi quốc gia trở thành phân công lao động trên phạm vi thế giới.
Nền kinh tế nước ta đang tồn tại nhiều thành phần kinh tế nhưng trình độ xã hội hoá giữa các ngành,, các đơn vị sản xuất kinh doanh trong cùng một thành phần kinh tế, phân phối và tra đổi sản phẩm tất yếu phải thông qua hình thái hàng hoá - tiền tệ để thực hiện các mối quan hệ kinh tế đảm bảo lợi ích giữa các tổ chức trong các thành phần với người lao động và giữ các tổ chức kinh tế thuộc các thành phần người lao động và giữa các tổ chức kinh tế thuộc các thành phần với nhau.
Như vậy nếu xuất phát từ ý muốn chủ quan hay cản trở quá trình tiền tệ hoá các mối quan hệ kinh tế trong giai đoạn lịch sử hiện nay bằng những hình thức khác nhau se kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế nước ta.
Qua đó ta thấy sự tồn tại và phát triển của nền kinh tế nước ta không phải là một hiện tượng ngẫu nhiên mà là một tất yếu khách quan rất cần thiết cho sự phát triển của nền kinh tế nước nhà.
Để thấy được tính quan trọng bức thiết của vấn đề đó ta đi sâu nghiên cứu của từng thành phần kinh tế.
2. Các thành phần kinh tế
Các thành phần kinh tế nước ta có sự khác nhau rõ nét về hình thức sở hữu, về cách thức thu nhập. Tuy nhiên, chúng đều xuất phát từ yêu cầu phát triển khách quan của nền kinh tế và xã hội ta. Vì vậy, mỗi thành phần kinh tế đều là một bộ phận của nền kinh tế quốc dân. Chúng có vị trí, vai trò nhất định trong một hệ thống kinh tế thống nhất có sự quản lí của nhà nước.
Căn cứ vào nguyên lí chung và điều kiện cụ thể của Việt Nam, Đảng cộng sản Việt Nam xác định nền kinh tế trong thời kì quá độ lên CNXH ở Việt Nam có 6 thành phần kinh tế cơ bản.
2.1. Kinh tế nhà nước
Thành phần kinh tế nhà nước là những đơn vị tổ chức trực tiếp sản xuất kinh doanh hoặc phục vụ sản xuất mà toàn bộ nguồn lực sở hữu của nhà nước hoặc phần của nhà nước chiếm tỉ lệ khống chế.
Kinh tế nhà nước là thành phần kinh tế dựa trên chế độ công hữu về tư liệu sản xuất, việc tổ chức, sản xuất kinh doanh được tiến hành theo hạch toán kinh tế, thực hiện phân phối theo lao động.
Kinh tế nhà nước bao gồm các doanh nghiệp nhà nước, các tài sản thuộc sở hữu của nhà nước như đất đai, tài nguyên, kết cấu hạ tầng, các nguôn dự trữ, ngân hàng, kể cả các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác. Đại hội toàn quốc lần thứ VIII đã khẳng định: “Kinh tế nhà nước cần tập trung vào những ngành, những lĩnh vực chủ yếu như: kết cấu hạ tầng KT – XH, hệ thống tài chính ngân hàng, bảo hiểm, nhưng cơ sở sản suất thương mại”.
Kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong mối quan hệ gắn bộ hữu cơ với các thành phần kinh tế khác, thể hiện ở các mặt sau, kinh tế nhà nớc tạo động lực về kinh tế để nhà nước có thể thực hiện hiệu chức năng sự tăng trưởng nhanh và lâu bền của toàn bộ nền kinh tế. Mặt khác, nó còn cung ứng những hàng hoá và lâu bền của toàn bộ nền Kinh tế. Mặt khác, nó còn cung ứng những hàng hoá, dịch vụ cần thiết trong một số lĩnh vực quan trọng như giao thông, thông tin liên lạc, quốc phòng, an ninh…Đồng thời kinh tế nhà nước đảm bảo vai trò can thiệp và điều tiết vĩ mô của nhà nước, khắc phục những khuyết tật của cơ chế thị trường, thực hiện một số chính sách xã hội.
Sở dĩ kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo so với các thành phần kinh tế khác là do: kinh tế nhà nước là thành phần dựa trên trình độ xã hội hoá cao nhất, nó không chỉ có ưu thế về học vấn, trình độ, kĩ thuật mà còn có vai trò quyết định sự tồn tại, phát triển của nền kinh tế nước ta.
Trong thành phần kinh tế nhà nước, các doanh nghiệp nhà nước là bộ phận quan trọng nhất của kinh tế, giữ vị trí then chốt, phải đi đầu trong việc ứng dụng tiến bộ KHKT, nêu gương về năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế - xã hội và chấp hành pháp luật.
Để làm được điều này phải hoàn thành việc củng cố, sắp xếp, điều chỉnh cơ cấu, đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt đông của các doanh nghiệp hiện có, đồng thời phát triển các doanh nghiệp 100% vốn nhà nước, các doanh nghiệp cổ phần chi phối có một số ngành, lĩnh vực quan trọng, then chốt.
Việc sắp xếp lại các doanh nghiệp nhà nước được Đảng và Nhà nước ta thực hiện theo các hướng.
+ Xây dựng một số tập đoàn kinh tế mạnh trên cơ sở các tổng công ty nhà nước, có sự tham gia của các thành phần kinh tế. Khẩn trương cải tiện tình hình tài chính và lao động của các doanh nghiệp nhiều, củng cố và hiện đại hoá một bước các tổng công ty nhà nước. Ngày nay, Việt Nam đang chủ trương xây dựng các tập đoàn kinh tế về dầu mở, về than… Đây là những công nghiệp then chốt, chủ yếu là nền tảng để phát triển các thành phần kinh tế khác.
+ Thực hiện tốt chủ trương cổ phần hoá và đa dạng sở hữu đối với những doanh nghiệp mà Nhà nước không cần nắm 100%.
+ Giáo, bán, cho thuê… các doanh nghiệp loại nhỏ mà Nhà nước không cần nắm giữ.
+ Sáp nhập, giải thể cho phá sản nhiều doanh nghiệp hoạt động không hiệu quả và không thực hiện được các biện pháp trên.
Thành phần kinh tế nhà nước có vai trò vô cùng to lớn kinh tế nhà nước đi đầu về năng suất chất lượng, hiệu quả, từ đó thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế nhanh bền vững. Kinh tế nhà nước là nền tảng là điều kiện hỗ trợ các thành phần kinh tế khác cùng phát triển, kinh tế nhà nước là lực lượng vật chất về nhà nước điều tiết kinh tế. Ngày nay, cùng với kinh tế tập thể, kinh tế nhà nước đang dần dần trở thành nền tảng của nền kinh tế nhà nước quốc dân.
Qua đó, cho thấy coi nhẹ kinh tế nhà nước cho rằng chuyển sang cơ chế thị trường phải tự hữu hoá tất cả tư liệu sản xuất là sai lầm, nhưng hếu duy trì và phát triển kinh tế nhà nước thiếu cân nhắc kĩ đến hiệu quả kinh tế - xã hội của nó thì cũng không đúng.
Mấy năm qua, khu vực kinh tế nhà nước có chuyển biến tích cực biểu hiện ở: tỉ trọng sản phẩm trong nước tăng nhanh, từ 36%/năm 1991 lên
Hiệu quả sản xuất kinh doanh tăng lên, số doanh nghiệp thua lỗ giảm bớt: tuy nhiên, nó cũng chưa phát huy đầy đủ tính ưu việt và sự chỉ đạo đối với nền kinh tế quốc dân, những tiến bộ đạt được chưa đáp ứng yêu cầu, chưa tương ứng với năng lực sẵn có. Doanh nghiệp nhà nước chiếm 85% tài sản cố định trong công nghiệp; 100% mỏ khoáng sản lớn, hơn 90% lao động được đào tạo nhưng hiệu quả kinh doanh còn thấp. Do đó, vấn đề cấp thiết đặt ra cho khu vực kinh tế nhà nước là tạo ra động lực, lợi ích trực tiếp cho người lao động về nhận thức quyền làm chù, kiểm tra, kiểm soát quá trình sản xuất kinh doanh. Việt đổi mới kinh tế nhà nước phải có sự coi trọng đầu tư và thường xuyên tổng kết, rút ra bài học kinh nghiệm, bổ sung tri thức, nhằm thực hiện tốt vai trò chủ đạo và mục tiêu định hướng XHCN của thành phần kinh tế này.
2.2.Thành phần kinh tế tập thể.
Kinh tế tập thể là thành phần kinh tế bao gồm những cơ sở kĩ thuật do người lao động tự nguyện, là thành phần kinh tế dựa trên sở hữu tập thể. Nó bao gồm các đơn vị kinh tế do những người lao động góp vốn, góp sức cùng sản xuất, kinh doanh theo nguyên tắc tự nguyện tập trung bình đẳng cùng có lợi. Là thành phần kinh tế liên kết các thành viên nhằm kết hợp sức mạnh các thành viên với sức mạnh tập thể để giải quyết có hiệu quả hơn những vấn đề của sản xuất, kinh doanh và đời sống.
Kinh tế tập thể với nhiều hình thức hợp tác đa dạng mà nòng cốt là hợp tác dựa trên sở hữu của các thành viên và sở hữu tập thể, liên kết rộng rãi những người lao động, các hộ sản xuất. Kinh doanh, các doanh nghiệp vừa và nhỏ thuộc các thành phần kinh tế. Không giới hạn qui mô và địa bàn, phân phối theo lao động, theo vốn góp và mức độ tham gia dịch vụ, hoạt động theo nguyên tắc tự chủ, tự chịu trách nhiệm.
Nòng cốt của thành phần kinh tế tập thể là kinh tế hợp tác xã
Hiện nay, một thực tế đặt ra là nên không củng cố và phát triển kinh tế hợp tác xã để nó cùng với kinh tế nhà nước tạo nền tảng của xã hội thì mục tiêu phát triển nền kinh tế thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa là rất khó khăn. Vì vậy, đại hội toàn quốc lần VIII đã nêu lên nhiệm vụ “phải phát triển kinh tế hợp tác xã với nhiều hình thức đa dạng từ thấp đến cao”.
Thực tiễn cho thấy: Kinh tế tập hợp phải được tổ chức trên cơ sở đóng góp cổ phần và sự tham gia lao động trực tiếp của xã viên hưởng lợi theo việc chung. Kinh tế hợp tác xã có nhiều dạng, có những thình thức trở thành lĩnh vực hợp đồng chính của các thành viên, có những hợp tác xã chỉ nhằm đáp sứng kết quả liên kết theo chiều dọc, chiều ngang hoặc hỗn hợp không bị giới hạn bởi địa giới và lĩnh vực kinh doanh. Kinh tế tập thể có huy động vốn có trong lẫn ngoài.
Những thành phần kinh tế tập thể với mô hình cung ứng khi chuyển qua kinh tế thị trường đã bộc lộ nhiều nhược điểm. Để đảm đương vai trò, nhiệm vụ mà nền kinh tế giao phó, thành phần kinh tế tập thể được đổi mới căn bản và đồng bộ về quan hệ sở hữu, quản lí và quan hệ phân phối, áp dụng tiến bộ và công nghệ khoa học mới vào sản xuất, hoạt động phải dựa trên nguyên tắc tự nguyện, tự chịu trách nhiệm với tư cách pháp nhân là ăn lỗ chịu.
Những hợp tác cổ phần sẽ là những thực thể cấu tạo nên thành phần kinh tế tập thể ở tất cả các ngành của nền kinh tế. Đây là giải pháp xuất phát điểm để đổi mới các thành phần tập thể. Song đó không phải là giải pháp duy nhất “ có phép thần tiên” mùa nhiệm chữa được với căn bệnh hiện tất yếu kinh tế phù hợp với con đường tiến hoá tự nhiên của nền kinh tế nước ta. vị trí, vai trò của thành phần kinh tế này được khẳng định và ngày càng phát huy tác dụng.
Sự phát triển kinh tế tập thể trong điều kiện nước ta rất cần sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam và sự hỗ trợ của nhà nước. Bởi vậy, phải “Tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo và có chính sách khuyến khích, ưu điểm, giúp cho kinh tế hợp tác phát triển có hiệu quả. Thực hiện tốt luật hợp tác xã.
2.3. Thành phần kinh tế tư bản nhà nước
Kinh tế tư bản nhà nước là sản phẩm của sự cạn thiệp của nhà nước và các hợp đồng của các tổ chức, đơn vị kinh tế tư bản trong và ngoài nước.
Kinh tế tư bản nhà nước bao gồm tất cả các hình thức hợp tác liên doanh sản xuất giữa kinh tế nhà nước và kinh tế tư bản trong và ngoài nước nhằm sử dụng, khai thác, phát huy thế mạnh của mỗi bên tham gia đạt được sự kiểm soát và giúp đỡ của nhà nước.
Kinh tế tư bản nhà nước ở nước ta đa số là những doanh nghiệp vừa và nhỏ. Tập trung trong các ngành dịch vụ (chiếm 64%). Tổng giá trị sản 00hẩm khu vực này tạo ra là 9% GDP. Nó đã góp phần quan trọng trong đời sống kinh tế - xã hội ở nước ta hiện nay, là cấu nối giữa sản xuất nhỏ và sản xuất lớn, góp phần thúc đẩy lực lượng sản xuất phát trỉen.
Lênin đã chỉ rõ: Trong một nước tiền nông phải đi xuyên qua CNTB nhà nước tiến lên XHCN. Vận dụng tư tưởng đó Đảng ta đã chỉ rõ là phải áp dụng một cách rộng rãi các hình thức tư bản nhà nước để phát triển kinh tế theo định hướng XHCN. Tuy còn nhiều khó khăn trở ngại trong việc phát triển các liên doanh những triển vọng của nó rõ ràng to lớn, có xu hướng ngày càng gia tăng cùng với sự gia tăng của đầu tư nước ngoài vào nước ta, ý nghĩa của việc phát triển thành phần kinh tế này là việc thu hút vốn công nghệ và kĩ thuật, kinh nghiệm quản lý của thế giới, khu vực nhằm từng bước góp phần cấu trúc lại nền kinh tế, tạo thêm nhiều việc làm, tăng nguồn thu cho ngân sách.
Không có sự đầu tư của nước ngoài, Việt Nam không thể nhanh chóng cất cánh và rút ngắn sự phát triển thành phần kinh tế này là việc thu hút vốn, đầu tư nước ngoài, Việt Nam cần tạo môi trường đầu tư thuậnlợi hơn bằng cách đơngiản hoá thủ tục đầu tư, xây dựng đôi ngũ cán bộ. Trình độ đủ khă năng đảm đương được công việc, nâng cao hệ thống cơ sở hạ tầng và xây dựng hệ thống pháp luật ổn định, tạo lòng tin và giữ vững chữ tín với các đầu tư nước ngoài.
2.4. Kinh tế cá thể, tiểu chủ
Kinh tế cá thể, tiểu chủ là thành phần kinh tế hoạch động của bản than sản xuất kinh doanh giữa vốn và sức lao động của bản thân là chính. Kinh tế cá thể, tiểu chủ của nông dân, thợ thủ công những người buôn bán, dịch vụ cá thể. Sở hữu của thành phần kinh tế này là sở hữu tư nhân, sản xuất kinh doanh phân tán, mục đích kinh doanh chủ yếu là nuôi sống mình. Thế mạnh của thành phần kinh tế này là phát huy nhanh, có hiệu quả tiền vốn, sức lao động, tay nghề. Vì vậy kinh tế cá thể, tiểu chủ có vị trí, vai trò quan trọng và lâu dài đối với sự phát triển kinh tế trong thời kì quá độ ở nước ta.
Đảng và Nhà nước chủ trương giúp đỡ thành phần kinh tế tiểu chủ về vốn, khoa học và công nghệ, thị trường tiêu thụ sản phẩm. Song nó còn có những hạn chế không phù hợp với CNXH. Do đó cần hướng dẫn nó đi vào làm ăn hợp tác một cách tự nguyện hoặc làm “vệ tinh” cho các doanh nghiệp nhà nước và hợp tác xã. Đó là cách tốt nhất để nó hoà nhập với các thành phần kinh tế khác và đóng góp nhiều hơn cho công cuộc đổi mới kinh tế, phát triển đất nước.
2.5. Thành phần kinh tế tư bản nhà nước
- Là các đơn vị kinh tế mà vốn do môt hoặc một số nhà tư bản trong và ngoài nước đầu tư để sản xuất kinh doanh dịch vụ. Đây là thành phần dựa trên sở hữu tư nhân hoặc sở hữu hỗn hợp về tư liệu sản xuất và bóc lột sức lao động thường đầu tư vào những ngành vốn ít lãi cao.
Kinh tế tư bản nhà nước tồn tại dưới hình thức như: doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn. Năm 1990, 191 bằng việc ban hành luật công ty và luật doanh nghiệp tư nhân 91990) và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 1991 – 2000, đặt cơ sở pháp lí đầu tiên cho việc hình thành và phát triển các doanh nghiệp tư nhân chính quy mô hiện đại.
Về quyền tự do và bình đẳng trong kinh doanh, đại hội lần VII của đảng (6 –1991) chỉ rõ “ mọi người được tự do kinh doanh theo pháp luật, được bảo vệ quyền sở hữu và thu nhập hợp pháp” “với thành phần kinh tế tư nhân được phát triển không hạn chế về quy mô và địa bàn hoạt động trong những ngnàh nghề pháp luật không cấm”.
Hiện nay có 12109 doanh nghiệp tư nhân với số vốn đăng lí 2234 tỉ đồng. Theo thốngkê, kinh tế ngoài nhà nước mà chủ yếu là kinh tế tư bản nhà nước chiếm 44,02% GDP năm 1999, trong đó doanh nghiệp tư nhân chiếm 8,01%; năm 2002 chiếm 47,79% GDP trong đó doanh nghiệp tư nhân chiếm 9,02%. Công ty trách nhiệm hữu hạn có 5583 công ty với số vốn 3 tỷ đồng.
Nền kinh tế nước ta phát triển có năng động với tốc độ cao hay không phụ thuộc không nhỏ vào sự phát triển của khu vực kinh tế này. Mặt khác, việc tư nhân hoá các doanh nghiệp nhà nước chỉ có thể mở rộng và có hiệu quả dựa trên cơ sở một khu vực kinh tế tư nhân được phát triển đủ lớn để làm tiên đề. Vì vậy trong điều kiện nước ta hiện nay, sự phát triển mạnh mẽ và năng động của kinh tế tư bản tư nhân có ý nghĩa rất lớn và đòi hỏi phải được đặt trong chương trình nghị sự hàng ngày của chính phủ.
Kinh tế tư nhân kinh doanh hợp pháp cần được chính phủ khuyến khích tạo môi trường thuận lợi cho các nhà đầu tư tư nhân bỏ vốn ra kinh doanh, cần được bảo vệ bằng pháp luật và chính sách những nhà đầu tư tư nhân phải được thực sự bình đẳng trong kinh doanh trước pháp luật, được tôn trọng trong xã hội hiện nay bởi nhiều doanh nghiệp tư nhân vẫn bị coi là kẻ bóc lột, so với các doanh nghiệp Nhà nước họ còn bị thua kém nhiều bề.
Đại hội lần IX của Đảng đã khẳng định các thành phần kinh tế, gồm cả kinh tế tư bản tư nhân kinh doanh theo pháp luật đều là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN.
Chính sách của nhà nước ta là khuyến khích TBTN phát triển trong những ngành và lĩnh vực pháp luật cho phép. Nhà nước góp phần vốn đầu tư cùng tư nhân trên cơ sở thoả thuận nhằm tạo thế kinh doanh, tạo lực phát triển xây dựng tình đoàn kết, hợp tác giữa chủ và thợ, phát triển kinh doanh có hiệu quả.
2.6. Thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài
Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài bao gồm các doanh nghiệp có thể 100% vốn nước ngoài, có thể liên kết, liên doanh với doanh nghiệp nhà nước hoặc doanh nghiệp tư nhân của nước ta.
Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài có vị trí quan trọng trong nền kinh tế nước ta.
Từ năm 1987 đến cuối năm 2002, cả nước có trên 4.500 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài được cấp giấy phép với tổng số vốn đăng kí là 42 tỉ USD, trong đó vốn đăng kí trên 25 tỷ USD, bằng 60% tổng số vốn đăng ký.
Có trên 4178 dự án còn hiệu lực với số vốn đăng kí khoảng 40,02 tỉ USD, trong đó có 2163 dự án đầu tư đi vào hoạt động sản xuất, kinh doanh với số vốn đăng kí trên 25,4 tỉ USD và 757 dự án đang xây dựng cơ bản với vốn đăng kí trên 9,5 tỏ USD. Năm 2002, vốn đăng kí đạt mức trên 2,6 tỉ USD.
Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phát triển khá nhanh, bao quát nhiều lĩnh vực, đã có những đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước như: bổ sung nguồn vốn quan trọng cho đầu tư phát triển, phục vụ chuyển dịch cơ cấu theo định hướng CNH – HĐH, thu hút công nghệ hiện đại, phương phápquản lí tiên tiến, phát triển nguồn nhân lực, góp phần tiếp cận và mở rộng thị trường quốc tế, nâng cao năng lực xuất khẩu ở nước ta… Đã có những tập đoàn xuyên quốc gia lớn như của Nhật Bản (Misubishi, Mitsui, Sumimoto…) của Đức (Mercedes – Ben 2, Siemens..), của Mỹ (Mobil, Carterrpila…) của Anh (BP…) đầu tư vào nước ta.
Đầu tư nước ngoài đã chiếm 1 tỉ lệ quan trọng trong tổng sản phẩm trong nước 1995 mới có 6.3%, năm 2000 đó là 13,28%, 2001 là 13,76%, 2002 là 13,91%. Trong tổng số vốn đầu tư phát triển theo giá thực tế, đầu tư nước ngoài chiếm 1995 là 30%, năm 2000 là 18,7%, 2001 là 18,4%, năm 2002 là 18,5%. Năm 2003, nếu tính cả dầu thô, xuất khẩu của khu vực đầu tư nước ngoài đạt khoảng 7,5 tỉ USD, chiếm trên 50% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước.
Vì vậy thu hút vốn đầu tư nước ngoài là một chính sách lớn nhằm đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá của đất nước. Trong thực tế, đầu tư nước ngoài đã trở thành một bộ phận cấu thành quan trọng trong nền kinh tế. Phát huy tác dụng trên nhiều lĩnh vực kinh tế - xã hội. Hiện nay nhiều nước xung quanh ta đang đề ra những chính sách có sức cạnh tranh cao để thu hút đầu tư. Nhà đầu tư nước ngoài thường so sánh môi trường đầu tư nước ngoài của từng nước tương quan với môi trường đầu tư trong nước, từ đó quyết định đầu tư. Vì vậy để tiếp tục thu hút và nâng cao hiệu quả của đầu tư nước ngoài, không thể không xem xét lại hệ thống chính sách, nhất là so sánh môi trường đầu tư của các nước trong khu vực để đề ra những chính sách hấp dẫn, tạo lập một môi trường đầu tư có tính cạnh tranh cao, chỉ có như vậy mới có thể tiếp tục thu hút đầu tư nước ngoài, bảo đảm yêu cầu của công cuộc phát triển kinh tế - xã hội.
Thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đã trở thành một bộ phận hữu cơ của nền kinh tế, đóng góp quan trọng vào tốc độ tăng trưởng cũng như vào vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thế nhưng tại nhiều địa bàn có đầu tư nước ngoài, sự liên kết gắn bó và sức lan toả của đầu tư nước ngoài với kinh tế - xã hội địa phương chưa được thể hiện rõ nét. Nhiều doanh nghiệp đầu tư nước ngoài vẫn phải nhập nguyên liệu từ nước ngoài để chế biến, trong khi địa phương có đủ sức sản xuất để cung ứng, nhiều linh kiện phục tùng cần phải nhập khẩu vì có chất lượng cao hơn và giá bán hợplí hơn. Nhiều ngành công nghiệp phụ trợ chưa được xây dựng dần đến giá trị gia tăng của nhiều hàng hoá xuất khẩu cao, thường chỉ là giá trị gia công. Khắc phục những nhược điểm trên, thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài sẽ thực hiện gắn bó, có tác động thúc đẩy kinh tế mỗi địa phương cũng như cả .
III. Những thành quả đạt được và những mặt hạn chế, thách thức
1. Những thành quả đạt được
Qua hơn 10 năm đổi mới nền kinh tế Việt Nam bước vào ổn định và đạt được những thành tựu. Kết quả trong 5 năm từ 1991 – 1995 nhịp độ tăng trưởng bình quân hàng năm có tổng sản phẩm đạt 8,2%, kế hoạch 5,5% - 6,5% về sản xuất công nghiệp 13,3%. Nông nghiệp 4,5%, kim ngạch xuất khẩu 20%. Mở rộng quan hệ hợp tác với nước ngoài thu hút vốn và kĩ thuật của nhiều nước. Cuối 1996 có trên 700 công ty lớn nhỏ đầu tư vào nước ta với 22 tỷ USD. Trong 1.800 dự án, xoá bỏ bao vây cô lập môi trường kinh tế này càng ổn định được cải thiện làm cho phát triển năng động hơn.
Giai đoạn 1999 – 2004 kinh tế Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng kể.
+ Nền kinh tế đạt tốc độ phát triển tăng trưởng khá cao. Nhịp độ GDP cả giai đoạn đạt 7,5% trong đó nông nghiệp tăng 4%, công nghiệp tăng 17%, dịch vụ tăng 7%. Đã khắc phục được xu hướng suy giảm do tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính Châu Á.
+ Bằng nhiều biện pháp đã thu hút được nhiều đầu tư nước ngoài và huy động được một nguồn lớn từ các thành phần trong nước. Tỷ lệ vôố đầu tư so với GDP tăng lên qua từng năm từ 16% (1990) lên tới 28% (2000) và 38% năm 2004. Nhờ vào nguồn vốn của cả trong và ngoài nước đã đẩy cao hơn khả năng đóng góp vào nhịp độ tăng của GDP từ vốn thay vì trước đây đóng góp từ lao động cao hơn nhiều.
+ Duy trì được sự ổn định kinh tế vĩ mô. Tốc độ lạm phát giá cả thấp, đời sống kinh tế xã hội nhìn chung ổn định, không để xảy ra những biến động lớn. Tỷ lệ thất nghiệp giảm đáng kể từ 7% năm 2000 xuống 5,6% năm 2004. Trước đó tỷ lệ thất nghiệp còn cao hơn nhiều.
+ Xuất khẩu: tốc độ tăng trưởng xuất khẩu bình quân nhưng năm qua đạt 9,7% trên 1 năm mới chỉ bằng 2/3 kế hoạch (16%/năm) cho dù có cao hơn chút ít so với mức tăng trưởng của các nước đang phát triển Châu Á thời kỳ (1988 – 2002) – 8%/năm.
Đặc biệt ta cần quan tâm tới những thành công rực rỡ của nềnkinh tế nước ta trong năm 2006 vừa qua, đây cũng là tin vui trên con đường phát triển nền kinh tế nhiều thành phần của nước ta trong quá trình hội nhập này.
+ 150 là vị trí của Việt Nam trong tổ chức thương mại quốc tế WTO. Sự kiện này đánh dấu thời điểm hội nhập sâu rộng của nền kinh tế nước ta với nền kinh tế thế giới. Hàng hoá, dịch vụ nước ta có điều kiện thuận lợi hơn để đi ra nước ngoài còn thị trường trong nước cũng mở rộng cho đầu tư và hàng hoá dịch vụ của 149 thành viên WTO còn lại. Sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp, cả nền kinh tế doanh nghiệp và các nền kinh tế WTO sẽ cực kì quyết liệt.
+ 21 nhà lãnh đạo của các nền kinh tế thành viên APEC đến Việt Nam tham gia diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương lần thứ 14 tại Hà Nội trong hai ngày 18-19 tháng 11/2006. Với chủ đề: “hướng tới một cộng đồng năng động vì sự phát triển bền vững và thịnh vượng”. Hội nghị các thành viên APEC tập trung 4 vấn đề lớn. Tự do hoá thương mại đa phương, tự do hoá thương mại song phương theo tinh thần minh bạch, thúc đẩy chương trình hành động quốc gia và nâng cao hiệu quả hợp tác trong APEC.
Đây là nơi gặp gỡ của hơn 1.100 lãnh đạo tập đoàn lớn nhất thế giới để cùng trao đổi kinh nghiệm và cơ hội giao thương. Hàng loạt hợp đồng hợp tác kinh doanh trong các lĩnh vực trọng yếu được kí kết với giá trị gần 2 tỷ USD.
+ 8,2% là tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2006. trong hai năm liền Việt Nam giữ tốc độ tăng trưởng kinh tế này. Điều này cho thấy vai trò điều tiết vĩ mô nền kinh tế của nhà nước ngày càng được hoàn thiện hơn và đáp ứng nhanh trước những yêu cầu mới của hội nhập kinh tế quốc tế.
+ 10,2% tỷ USD việc thu hút đầu tư trực tiép nước ngoài (FDI) trong năm 2006. Từ khi nước ta ban hành luật khuyến khích đầu tư nước ngoài đến nay đã thu hút 797 dự án được cấp với tổng vốn đầu tư đăng kí là 7,5 tỷ USD. Và 439 dự án tăng vốn với tổng cộng 2,1 tỷ USD tăng 45% so với năm trước và vượt 32% kế hoạch cả năm. Việc này cho thấy Việt Nam luôn là điểm đến đầu tư vốn an toàn, ổn định thân thiện, môi trường đầu tư kinh doanh ngày càng được cải thiện, sâu rộng cởi mở hơn.
+ 4 tỷ 450 triệu USD là số vốn hỗ trợ phát triển chính thức ODA. Trong khuôn khổ hội nghị tư vấn các nhà tài trợ cho Việt Nam (CG) lần 14, các bên tham gia đã cam kết sẽ tài trợ hơn 4,45 tỷ USD cho Việt Nam trong năm 2007. Vượt xa mwcs 3,7 tỷ USD của năm 2006. Đây là số vốn tài trợ lớn nhất của nước ngoài đối với nước ta từ xưa đến nay. Qua đó thể hiện lòng tin của các nhà tài trợ quốc tế đối với công cuộc phát triển đất nước ta trong thời gian dài.
+ 6,6% - 6,8% là con số ước tính về tốc độ tăng giá tiêu dùng cả năm. Đây cũng là mức khả quan nhất trong vòng 3 năm 1ua (2005 – 8,4%, năm 2004 – 9,5%).
Điểm nổi bật là thuế thu nhập khẩu giá xăng trong nước được điều chỉnh theo biến động của thị trường thế giới vẫn tài trợ giá giá dầu. Tình trạng giá vàng và đô la mỹ trên thị trường khu vực tư nhân khiến nhiều người dân đổ xô mua vàng và đô la mỹ tạo nên cơn sốt giá không đáng có đã đựơc nhanh chóng giải toả trên thị trường chứng khoán tổng giá trị vốn hoá toàn cầu đạt khoảng 160.000 tỷ đồng xấp xỉ 10 tỷ USD bằng 15% so với tổng USD trong khi mục tiêu đề ra chỉ là 6% GDP. Mục tiêu nâng quy mô thị trường chứng khoán lên tới mức khoảng 20-30% GDP năm 2010 đang dần trở thành hiện thực.
+ 40 tỷ USD là tổng kim ngạch xuất khẩu mà Việt Nam được trong thời gian qua tăng 22% so với mục tiêu 16% đề ra. Đóng góp vào kim ngạch xuất khẩu chung các doanh nghiệp khối đầu tư nước ngoài chiếm 29,921 tỷ USD, doanh nghiệp 100% vốn trong nước đóng góp 15,184 tỷ USD.
+ 220.000 tỷ đồng 13,8 tỷ USD là tổng mức vốn hoá của toàn thị trường chứng khoán ở Việt Nam năm 2006 tăng gấp hơn 20 lần so với cuối năm 2005. Và bằng khoảng 17% tổng sản phẩm quốc nội (GDP năm 2006 vượt ra so với mục tiêu đạt 5% GDP. Mà các nhà quản lí đặt ra hồi đầu năm. Đến nay đã có 68 cổ phiếu giá niêm yết gần 11,5 nghìn tỷ đồng trong đó có nhiều cổ phiếu của nhiều doanh nghiệp lớn như FPT, VNM… Đây là sự kiện đáng nhớ đối với thị trường chứng khoán được xem là lĩnh vực đầu tư mới mẻ đối với Việt Nam.
+ 4,7 – 4,8 tỷ USD là lượng kiều hối gửi về nước (năm 2006 lớn hơn rất nhiều lần so với các năm trước, được coi là đột biến ngoài dự đoán).
- Riêng trong năm 2006 Việt Nam đã thu hút đầu tư 10 dự án FDI lớn nhất.
1. Công ty thép P0500 với 1,126 tỷ USD
2. Công ty TNHH Ty Coons Worl wide Steel Việt Nam: 256 triệu USD
3. Công ty TNHH Intel Products Việt Nam 1 tỷ USD
4. Công ty TNHH phát triển THT: 314 triệu USD
5. Công ty TNHH Winvest Investment Việt Nam: 300 triệu USD
6. Công ty TNHH điện tử Meiko: 300 triệu USD
7. Công ty TNHH cảng Container Trung tâm Sài Gòn: 249 triệu USD
8. Khu liên doanh đô thị An Khánh: 211,9 triệu USD
9. Công ty TNHH Booyung: 171 triệu USD
10. Công ty TIG Phong Phú: 65,5 triệu USD
* Hoạt động xuất nhập khảu
Năm 2006 kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 39,3 tỷ USD tăng 22,1% so với năm 2005 đạt 104,9% kế hoạch. Nếu so với đề án phát triển xuất khẩu 2006 – 2010) thì đạt 103,1% chỉ tiêu) bình quân đầu người về xuất khẩu đạt 482,8 USD/người/năm. Đối với nhập khẩu kim ngạch cả năm đạt trên 44,4 tỷ USD tăng 20,1% so với năm 2005 vượt 4,5% so với kế hoạch.
- Cơ cấu chủ thể tham gia vào hoạt động xuất nhập khẩu
Trung bình
2001-2005
2005
2006
Xuất khẩu
Nhập khẩu
Xuất khẩu
Nhập khẩu
Xuất
khẩu
Nhập
khẩu
Doanh nghiệp FDI
52,3%
26,3%
57,5%
57,7%
36,8%
Doanh nghiệp
trong nước
47,7%
73,7%
42,5%
42,3%
63,2%
Theo: tổng hợp từ báo cáo các năm của bộ Thương Mại
- Bảng chỉ tiêu kim ngạch xuất nhập khẩu trong cả nước
Bình quân
2001-2005
2005
2006
Tăng trưởng kim ngạch XH (%)
17,5
22,2
22,1
Tăng trưởng kim ngạch NH (%)
17,6
15,4
20,1
Nhập siêu (tỷ USD)
3,9
4,6
4,8
Nhập siêu/ xuất siêu (%)
17,6
15,6
12,1
Theo: www.gso.gov.vn
* Bảng cơ cấu thị trường xuất nhập khẩu năm 2006
Năm
Tên
2004
2005
2006
XK
NK
XK
NK
XK
NK
Châu Á
49,4
79,1
50,0
81,0
46,4
80,7
Châu Âu
20,4
13,5
18,6
12,3
19,3
12,2
Châu Mỹ
21,3
4,9
21,2
4,3
23,2
4,2
Châu Phi
1,6
0,6
2,0
0,7
2,8
0,7
Châu Đại Dương
7,0
1,9
8,1
1,8
8,3
1,8
Theo: Tổng hợp từ niêm giám thống kê và báo cáo của bộ Thương Mại
Bên cạnh những thành đạt được cũng còn có những mặt hạn chế và sự thách thức lớn.
2. Những mặt hạn chế và thách thức thời đại với nền kinh tế của Việt Nam trong quá trình hội nhập ngày nay
2.1. Những mặt hạn chế
Sự tăng trưởng nền kinh tế chủ yếu do đầu tư theo vốn và lao động nền còn chưa thật ổn định vững chắc, chưa tạo lập được hệ thống thị trường. Thị trường hàng hoá và dịch vụ chỉ tập trung ở thành phố đô thị, ở một số tỉnh còn lộn xộn về cơ bản là tự phát và không được chú trọng. Nạn tham nhũng buôn lậu, hàng giả. Tình trạng, tình độ lực lượng sản xuất ngày càng thấp kém, Mặt khác kết cấu hạ tầng còn thấp kém, cơ sở hạn hẹ, sự phân hoá giàu nghèo trong xã hội rõ rệt. Trình độ học vấn nhiều địa phương còn thấp, đặc biệt là những khu vực miền sâu vùng xa.
Sự phát triển không đồng đều, cộng với sự phân bố dân cư không đều, lực lượng lao động cơ bắp còn nhiều.
Hiện nay nước ta đã hội nhập WTO trong khi đó trình độ khoa học, cơ sở hạ tầng kiến trúc tượng tần của ta còn rất thấp kém nên có những thử thách lớn:
2.2. Những thách thức lớn đối với kinh tế Việt Nam trong quá trình hội nhập
Việt Na đã thành viên của AFTA, APEC, WTO nghĩa là đất nước cũng đi theo xu hướng hội nhập kinh tế khu vực toàn cầu. Điều đó sẽ đem lại những cơ hội rất lớn và tạo ra những thách thức không nhỏ cho các doanh nhân Việt Nam. Những cơ hội đó là được tổ chức kinh doanh buôn bán không chỉ ở phạm vi trong nước mà còn trong khu vực và thế giới. Có điều kiện tiếp xúc công nghệ mới, tận dụng thị trường, nguồn nhân lực, vốn và tài nguyên của cả khu vực và thế giới. Còn có những thách thức không nhỏ đó là: phải cạnh tranh với các danh nhân quốc tế, với các công ty nước ngoài hùng mạnh hơn cả về công nghệ quy mô, và kinh nghiệm thương trường. Ở ngay thị trường trong nước cũng như thế giới.
Cơ hội và thách thức luôn đan xen. Được kinh doanh trên pham vi khu vực và toàn cầu là cơ hội cũng là thách thức vì nều không đủ tài, đủ hiểu biết và bản lĩnh hơn người thì sẽ thua lỗ hơn là chỉ kinh doanh trong nước. Phải cạnh tranh gay gắt hơn với các doanh nhân nước ngoài, nhưng nhờ đó được sức ép cạnh tranh gay gắt mà các doanh nhân Việt Nam phải phấn đấu vươn lên tự vượt qua chính mình, học hỏi các đối tác vượt trội hơn.
Hiện nay kinh tế thị trường phát triển theo 4 xu hướng:
- Xu hướng xuyên quốc gia
- Xu hướng liên kết mạng
- Xu hướng phân tán rủi ro
- Xu hướng tìm kiếm và phát triển nguồn nhân lực cao
Các doanh nhân Việt Nam chúng ta không thể đi theo những xu hướng này mà các nhà doanh nhân, doanh nghiệp trên thế giới đang đi theo. Chính vì thế chúng ta phải áp dụng vào điều kiện cụ thể trong nước để tự tìm bước đi cho chính mình.
Việt Nam là một nước đang phát triển và chuyển đổi, mới bắt đầu hội nhập quốc tế do vậy các nhà doanh nhân, doanh nghiệp Việt Nam không tránh khỏi những bất cập khi phải đối diện với cạnh tranh quốc tế từ các đối tác hùng mạn dày dạn kinh nghiệm trên thị trường. Trong thời gian tới Việt Nam sẽ hội nhập sâu rộng hơn, do đó các doanh nghiệp và doanh nhân Việt Nam nên phấn đấu quyết liệt hơn theo hướng:
- Tiếp cận và tiếp nhận các ý tưởng kinh doanh mới mẻ.
- Liên kết với các công ty xuyên quốc gia bên ngoài, gắn kết với các mạng kinh doanh quốc tế.
- Tìm kiếm bồi dưỡng nguồn nhân lực chất lượng cao.
Như vậy, thế giới chúng ta ngày càng phát triển theo xu hướng thống nhất hơn. Biên giới kinh tế giữa các quốc gia ngày càng phai nhạt. Khả năng của các doanh nhân quẩn quanh trong ao nhà, đồi bảo hộ kéo dài chắc chắn sẽ thất bại chỉ có những hợp tác và cạnh tranh với học cùng nghỉ, cùng hành động với họ thì sẽ có thể trưởng thành và phát triển, mới xứng đáng, xứng tầm của doanh nghiệp, doanh nhân Việt Nam trong thời đại toàn cầu hoà.
Tuy thử thách là rất lớn xong nó lại chính là cơ hội để kinh tế của chúng ta có thể phát triển mạnh cùng các cường quốc kinh tế trên thế giới. Chính vì thế chúng ta phải cố gắng phấn đấu hết mình, tận dụng mọi thời cơ để phát triển kinh tế nước nhà.
3. Những mối lo lắng trong quá trình hội nhập kinh tế thời đại nay.
Nền kinh tế nước ta là nền kinh tế nhiều thành phần, mỗi thành phần cần khẳng định vị thế của mình trong kinh tế thế giới, nhưng trước hết cần đứng vững và có tiếng nói riêng của mình trong nước trong khu vực. Mỗi doanh nghiệp đại diện cho từng thành phần kinh tế cũng phải thực hiện được như vậy. Chính vì vậy, khi nước ta đã hội nhập kinh tế thế giới trong khi nền kinh tế vẫn chưa phát triển tới đỉnh cao thì còn có rất nhiều mối lo lắng và đặc biệt là:
+ Phải biết bảo vệ thương hiệu
Trước đây khái niệm thương hiệu còn khá xa lạ và dường như không quan trọng lắm đối với hầu hết doanh nghiệp Việt Nam. Nhưng hiện nay thì khác, hiện giờ thương hiệu đã trở thành tài sản quý giá biểu hiện năng lực tín nhiệm của doanh nghiệp đối với khách hàng đối tác. Chính vì vậy các doanh nghiệp rất quan tâm đến phát triển thương hiệu. Trong bối cảnh hội nhập, vấn đề xây dựng, thương hiệu là vô cùng quan trọng. Để phát triển thương hiệu cần chú trọng chất lượng.
Ví dụ: Ngành dệt may, trong nhiều năm qua hầu hết các doanh nghiệp chuyên đi máy thuê cho các hãng nổi tiếng nước ngoài. Mặc dù xuất khẩu sản phẩm dệt may Việt Nam đạt con số khá ấn tượng 6 tỷ USD , tuy nhiên trên thế giới hiện nay thị trường dệt may không có thương hiệu nào của Việt Nam.
Tuy nhiên, thương hiệu cũng rất dễ bị hư tổn. Vì vậy bên cạnh phát triển thương hiệu thì cần phải biết bảo vệ thương hiệu của mình.
VD: Công ty cổ phần cà phê Trung Nguyên. Ngay khi ra đời và đi vào hoạt động đã trở thành tâm điểm của sự chú ý. Bởi đây là một thương hiệu cà phê Việt Nam đầu tiên có “màu cờ sắc áo” rõ ràng đã sử dụng chiến lược kinh doanh- nhượng quyền. Thương hiệu với chiến lược đó Trung Nguyên đã có một thời gian dài chiếm lĩnh thị trường “cà phê quán”. Ở trong nước, hàng trăm quán mang thương hiệu này ồ ạt ra đời và cho đến nay con số đó đã phát triển đến hàng nghìn trải khắp đất nước. Tuy nhiên chính vì bước nhảy “vọt” quá nhanh đó mà Trung Nguyên đã không thể kiểm soát nổi bởi có hàng nghìn đối tác lợi dụng thương hiệu nổi tiếng này nhằm mục đích kinh doanh kiếm lời dưới dạng “treo đầu dê bán thịt chó”.
Trong trường hợp đó việc nhượng quyền có thể trở thành con dao hai lưỡi đe dạo đến thương hiệu Trung Nguyên.
Chính vì vậy khi phát triển thương hiệu mỗi doanh nghiệp cần phải có một chiến lược lâu dài và chắc chắn theo hướng: “Phát triển đến đâu vững chắc đến đó”.
+ Nguy cơ phá sản:
IV. Nhân tố và giải pháp khắc phục khó khăn và phát triển nền kinh tế nhiều thành phần theo định hướng XHCN
1. Giải pháp khắc phục khó khăn
Đảm bảo cho kinh tế nhà nước hơn hẳn các thành phần khác về công nghệ và vận dụng kịp thời thành tựu mới của khoa hộc, kỹ thuật hiện đại và quá trình sản xuất kinh doanh. Nhà nước phải độc quyền ngoại thương. Cầm đảm bảo thu nhập của cán bộ công nhân, tránh tình trạng chảy máu chất xám.
Đảm bảo niềm tin của quần chúng vào Đảng, Nhà nước khắc phục tệ nạn tham nhũng. Hoàn thiện hệ thống pháp luật và sử phạt nghiêm chỉnh.
Mở rộng phân công lao động phát triển nền kinh tế vùng, lãnh thổ, tạo lập đồng các yếu tố thị trường.
Đẩy mạnh công tác nghiên cứu ứng dụng khoa học và công nghệ, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Giữ vững ổn định chính trị, hoàn thiện hệ thống pháp luật, triệt để xoá bỏ cơ chế quản lý hành chính bao cấp, đổi mới các chính sách tài chính tiền tệ giá cả.
Xây dựng và kiện toàn hệ thống điều tiết kinh tế vĩ mô, đào tạo đội ngũ cán bộ quản lí kinh tế và các nhà kinh doanh giỏi đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế hàng hoá theo định hướng XHCN.
Thực hiện chính sách đối ngoại có lợi cho phát triển kinh tế, phát huy nội lực giữ vững độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia.
2. Những nhân tố đảm bảo phát triển
Đường lối phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng Xã hội chủ nghĩa vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lí của nhà nước có chiến lược cực kì quan trọng mang tính khách quan có khả năng thực hiện thắng lợi ở Việt Nam bởi:
Chỉ có thể phát triển nền kinh tế nhiều thành phần mới phù hợp với thực trạng của lực lượng sản xuất chưa đồng điệu của Việt Nam.
Nó phù hợp với xu thế phát triển nền kinh tế khách quan ở thời đại ngày nay, thời đại các nước phát triển kinh tế thị trường có sự quản lí của nhà nước, sự phù hợp này sẽ giúp Việt Nam có thêm thế và lực để phát triển kinh tế nhanh hơn phù hợp với mong muốn thiết tha của nhân dân Việt Nam là đem hết khả năng sức lực để làm giầu cho đất nước cho bản thân mình.
Nó cho phép có điều kiện thuận lợi để khai thác có hiệu quả hiện có và đang còn tiềm ẩn và tranh thủ sự đầu tư giúp hợp tác từ bên ngoài. Chỉ có thể phát triển kinh tế nhiều thành phần chúng ta mới giải quyết được vấn đề việc làm trên đất nước Việt Nam là có lao động thặng dư.
3. Các đường lối, chủ trương các cách thực hiện của Đảng để phát triển ổn định nền kinh tế nhiều thành phần.
a. Những vấn đề Đảng cần tháo gỡ để phát triển kinh tế
1. Nhận thức đúng về sự cần thếit tồn tại nhiều thành phần kinh tế trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội và quá trình hội nhập ngày nay. Đồng thời hải thực sự giải phóng tư tưởng cho các chủ thể các thành phần kinh tế tạo “sân chơi” bình đẳng, lành mạnh cho các thành phần kinh tế. Khắc phục tâm lý mặc cảm kỳ thị, sự chênh lệch hướng XHCN mất độc lập chủ quyền, đi theo hướng TBCN. Từ đó ngại ngùng không dám cho các thành phần kinh tế phát triển với mọi năng lực của nó. Thực tế ta đã có đảng vững mạnh có nhà nước với hệ thống pháp luật và các cấp quản lý chặt chẽ, ý thức độc lập tự chủ của nhân dân rất cao nên không dễ gì chệch hướng con đường đi lên CNHX.
2. Hoàn thiện hệ thống pháp luật để định hướng điều chỉnh quản lý kinh tế vĩ mô với các thành phần kinh tế bằng pháp luật, xây dựng hệ thống cơ chế, chính sách thích hợp tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế bình đẳng tự chủ, tự do phát triển lâu dài… Đổi mới nội dung, phương thức quản lý của nhà nước sao cho đúng, hiệu quả, thực sự ‘chặt” mà không gò bó, cứng nhắc, “thoáng” mà không buông.
3. Thực hiện công khai công bằng dân chủ trong chính sách đầu tư quản lý thếu, tài chính… đối với các thành phần kinh tế.
4. Chăm lo đào tạo xây dựng đội ngũ cán bộ cho các thành phần kinh tế. Tăng cường ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ hiện đại vào quá trình sản xuất, kinh doanh của các thành phần kinh tế. Mở rộng, thông tin và khả năng lãnh đạo của Đảng và định hướng của Nhà nước đối với các thành phần kinh tế để đảm bảo sản xuất, kinh doanh đúng hướng đáp ứng nhu cầu trong nước và quốc tế.
5. Coi trọng bảo vệ môi trường sản xuất kinh doanh của các thành phần kinh tế đảm bảo phát triển ổn định bền vững. Kiên quyết phát hiện ngăn chặn kịp thời những hành vi xấu, gây ảnh hưởng tiêu cực tại môi trường.
6. Có nhiều biện pháp nghiêm trị những trường hợp làm giả, nhái hàng hoá làm mất uy tín, mất niềm tin của khách hàng vào sản phẩm, hàng hoá.
* Những biện pháp
+ Tiếp tục đổi mới cơ chế quản lý: Phải thực hiện đúng theo hướng triệt để, xoá bỏ cơ chế tập trung quan liêu, bao cấp, hình thành tương đối đồng bộ cơ chế thị trường có sự quản lí của nhà nước theo định hướng XHCN, tạolập đồng bộ các yếu tố của thị trường, hoàn chỉnh hệ thống pháp luật về kinh tế, tiếp tục đổi mới công tác, kế hoạch hoá, tiếp tục đổi mới các chính sách tài chính tiền tệ, giá cả…
+ Nâng cao năng lực và phẩm chất của bộ máy nhà nước pháp quyền XHCN.
+ Tạo cho nhân dân có đời sống no đủ, hạnh phúc
+ Lực lượng sản xuất lao động bằng thủ công phải được thay đổi bằng máy móc điện khí hoá.
4. Nguy cơ chệch hướng xã hội chủ nghĩa
Các thành phần kinh tế trong thời kỳ này có mối quan hệ và tác động qua lại lẫn nhau, hoạt động đan xen lẫn nhau trong cơ cấu kinh tế quôc dân. Vai trò của mỗi thành phần kinh tế, tỷ lệ giữa các thành phần kinh tế phụ thuộc vào trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, hiệu quả sản xuất kinh doanh và sự đóng góp của chúng vào sự phát triển của nền kinh tế.
Nền kinh tế thời kì này là nền kinh tế nhiều thành phần nhưng nó luôn có những mặt thống nhất chung tuy rằng mỗi thành phần đều có bước phát triển riêng, trong đó tất cả các thành phần đều phát triển theo định hướng XHCN. Đấu tranh để giữ vững định hướng là một quá trình khó khăn phức tạp vì nền kinh tế nhiều thànhphần tự nó tiềm ẩn khả năng phát triển theo hướng TBCN, khả năng này càng trở thành hiện thực đối với nước ta vì sản xuất nhỏ chiếm ưu thế trong khi các thế lực thù địch với CNXH còn nhiều thế mạnh để thúc đẩy nền kinh tế nước ta phát triển con đường TBCN.
Nền kinh tế nhiều thành phần theo định hướng XHCN là một nền vận động theo hướng kinh tế nhà nước thực hiện tốt vài trò chủ đạo và cùng với kinh tế hợp tác xã dần trở thành nền tảng.
Để đảm bảo định hướng XHCN trong quá trình sử dụng các thành phần kinh tế cần quán triệt những quan điểm cơ bản sau:
- Lấy việc giải phóng lực lượng động viên tối đa mọi nguồn lực bên trong và bên ngoài, cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá nâng cao hiệu quả kinh tế và xã hội. Cải thiện đời sống nhân dân làm mục tiêu hàng đầu trong việc khuyến khích phát triển các thành phần kinh tế và hình thức tổ chức kinh doanh.
- Chủ động đổi mới phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế nhà nước kinh tế hợp tác làm cho kinh tế nhà nước đóng vai trò chủ đạo, cùng với kinh tế hợp tác yên tâm đầu tư kinh doanh lâu dài. Áp dụng linh hoạt và sáng tạo các hình thức kinh tế tư bản nhà nước.
- Xác lập và củng cố, nâng cao địa vị làm chủ của người lao động trong nền sản xuất xã hội, thực hiện công bằng xã hội ngày một tốt hơn.
- Thực hiện nhiều hình thức phân phối lấy phân phối theo kết quả lao động và hiệu quả kinh tế là chủ yếu. Đồng thời phân phối dựa trân mức đóng góp các nguồn lực khác vào kết quả sản xuất kinh doanhh và phân phối thông qua phúc lợi xã hội.
- Tăng cường hiệu lực quản lĩ vĩ mô của nhà nước, phát huy mặt tích cực, đồng thời khắc phục ngăn ngừa và hạn chế những tác động tiêu cực của cơ chế thị trường. Bảo đảm sự bình đẳng về quyền và nghĩa vụ trước pháp luật của mọi doanh nghiệp và cá nhân không phân biệt thành phần kinh tế.
- Giữ vững độc lập chủ quyền và bảo vệ lợi ích quốc gia, độc lập dân tộc trong quan hệ kinh tế với nước ngoài.
KẾT LUẬN
Thực tiễn những năm đổi mới đã chứng minh rằng, việc chuyển sang nền kinh tế thị trường nhiều thành phần là hoàn toàn đúng đắn. Nhờ phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, chúng ta dã bước đầu khai thác được tiềm năng trong nước và thu hút được vốn, kĩ thuật, công nghệ của nước ngoài, giải phóng được năng lực sản xuất, góp phần quyết định vào việc bảo đảm tăng trưởng kinh tế với nhịp độ tương đối cao trong thời gian qua.
Hiện nay nền kinh tế thị trường của nước ta còn ở trình độ kém phát triển, bởi lẽ cơ sở vật chất của nó còn lạc hậu, thấp kém, nền kinh tế ít nhiều còn mang tính tự cấp tự túc. Tuy nhiên, nước ta không lặp lại nguyên vẹn tiến trình kinh tế của các nước đi trước: kinh tế thị trường tự do chuyển lên kinh tế thị trường hiện đại mà cần phải và có thể xây dựng nền kinh tế thị trường hiện đại, XHCN theo kiểu rút ngắn.
Điều này có nghĩa là phải xây dựng mạnh CNH, HĐH để phát triển nhanh chóng lực lướng sản xuất, trong một thời gian tương đối ngắn xây dựng được cơ sở vật chất kĩ thuật hiện đại để nền kinh tế nước ta bắt kịp với trình độ phát triển của thế giới.
Sau đây là một số giải pháp để phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam.
* Thực hiện nhất quán chính sách kinh tế nhiều thành phần. Trước đây khi xây dựng kinh tế kế hoạch, xoá bỏ kinh tế thị trường, chúng ta đã thiết lập một cơ cấu kinh tế sở hữu đơn giản với 2 hình thức là sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể. Vì vậy khi chuyển sang kinh tế hàng hoá vận hành theo cơ chế thị trường cần phải đổi mới cơ cấu sở hữu cũ, bằng cách đa dạng hoá các hình thức sở hữu, điều đó sẽ đưa đến hình thành những chủ thể kinh tế độc lập, có lợi ích riêng, tức là khắc phục một trong những cơ sở của kinh tế hàng hoá.
Trong những năm tới cần phát huy vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước. Muốn vậy cần tập trung nguồn lực phát triển có hiệu quả kinh tế nhà nước trong những lĩnh vực trọng yếu của nền kinh tế, sắp xếp lại khu vực doanh nghiệp nhà nước, thực hiện tốt chủ trương cổ phần hoá và đa dạng hoá sở hữu đối với những doanh nghiệp mà Nhà nước không cần nắm 100% vốn. Xây dựng và củng cố một số tập đoàn kinh tế mạnh trên cơ sở các tổng công ty nhà nước, có sự tham gia của các thành phần kinh tế. Đẩy mạnh việc đổi mới kĩ thuật, công nghệ trong các doanh nghiệp nhà nước. Thực hiện tốt chế độ quản lí công tác đối với tất cả các doanh nghiệp kinh doanh có vốn của Nhà nước, doanh nghiệp thực sự cạnh tranh binh đẳng trên thị trường, tự chịu trách nhiệm trong sản xuất kinh doanh.
Phát triển kinh tế tập thể dưới nhiều hình thức đa dạng, trong đó hợp tác xã là nòng cốt. Nhà nước cần giúp đỡ Hợp tác xã về đào tạo cán bộ, xây dựng phương án sản xuất kinh doanh, mở rộng thị trường. Thực hiện tốt việc chuyển đổi hợp tác xã theo luật hợp tác xã.
Khuyến khích kinh tế cá thể, tiểu chủ phát triển ở cả thành thị và nông thôn. Nhà nước tạo điều kiện và giúp đỡ cá thể, tiểu chủ phát triển có hiệu quả. Khuyến khích kinh tế tư bản tư nhân phát triển trong những ngành nghề sản xuất kinh doanh mà luật pháp không cấm. Phát triển kinh tế tư bản nhà nước dưới các hình thức liên doanh, liên kết giữa kinh tế tư nhân trong và ngoài nước, tạo điều kiện để kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài hướng vào mục tiêu phát triển các sản phẩm xuất khẩu, tăng khả năng cạnh tranh, gắn thu hút vốn với thu hút công nghệ hiện đại.
* Đẩy mạnh CNH, HĐH, ứng dụng nhanh tiến bộ khoa học – công nghệ trên cơ sở đó đẩy mạnh phân công lao động xã hội.
Cùng với việc trang bị kỹ thuật và công nghệ hiện đại cho các ngành, các lĩnh vực của nền kinh tế trong quá trình CNH, HĐH, tiến hành phân công lại lao động và phân bố dân cư trong phạm vi cả nước cũng như ở từng vùng, từng địa phương, hình thành cơ cấu kinh tế hàng hoá cho phép khai thác tốt nhất các nguồn lực của đất nước, tạo nên sự tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững của toàn bộ nền kinh tế.
* Hình thành và phát triển đồng bộ các loại thị trường
Phát triển thị trường hàng hoá và dịch vụ thông qua việc đẩy mạnh sản xuất, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển hệ thống giao thông và phương tiện vận tải để mở rộng thị trường. Hình thành thị trường lao động có tổ chức để tạo điều kiện cho sự di chuyển sức lao động theo yêu cầu phát triển kinh tế và sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực.
Danh mục tài liệu tham khảo
1. Vai trò then chốt của doanh nghiệp nhà nước trong kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Tác giả Đoàn Duy Thanh_Nhà xuất bản chính trị quốc gia
2. Phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương.
Chủ biên: Tiến sĩ Đinh Văn Ân_nhà xuất bản thống kê.
3. Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Tác giả: Phó tiến sĩ Nguyễn Cúc_Nhà xuất bản thống kê-Hà Nội-1997.
4. Một số nhận thức mới về con đường xã hội chủ nghĩa của việt nam.
Tác giả: PTS Đào Duy Quát_Nhà xuất bản tư tưởng văn hóa-1992.
5. Kinh tế chính trị Mác – Lênin, NXB Giáo dục
6. Tạp chí công nghiệp kỳ I tháng 11/2006
Bài Việt Nam gia nhập WTO cơ hội và thách thức
tác giả Nguyễn Văn Long - Chánh văn phòng UBQG – HTKTQT
7. Tạp chí công nghiệp kỳ III số tháng 1+2 năm 2007
Bài Việt Nam 2006,10 con số ấn tượng trong năm,Tác giả Bích Loan
8. Báo Kinh tế Châu Á Thái Bình Dương số 6-9 ngày 05/02/2007
Bài Hậu gia nhập WTO: Doanh nghiệp Việt Nam phải không ngừng “tự làm mới mình” – Tác giả Sương Mai
Bài Xuất nhập khẩu hàng hóa Việt Nam năm 2006 và triển vọng năm 2007- tác giả PGS. TS. Nguyễn Hữu Khải, Th.S Đào Ngọc Tiến
MỤC LỤC
Trang
DANH SÁCH CÁC THÀNH VIÊN TRONG NHÓM
91. Lê Minh Thắng.
92. Nguyễn Văn Tiến.
95. Dương Kim Trang.
98. Phạm Ngọc Trang.
100. Khiếu Việt Trung.
103. Đoàn Anh Tuấn.
104. Vũ Quang Tuấn.
107. Trần Minh Tùng.
108. Bùi Mạnh Tú.
109. Vũ Thị Tươi.
113. Phạm Thị Yên.
117. Vũ Hải Đăng.
118. Võ Văn Đạt.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 35963.doc