Tiểu luận Xuất khẩu gạo Việt Nam sang thị trường Nhật Bản

Trong những năm gần đây, mối quan hệ giữa Việt Nam và Nhật Bản càng ngày càng thắt chặt hơn. Nhật ngày càng đầu tư nhiều hơn vào thị trường của nước ta. Với nước ta thì nhật bản là bạn hàng lớn, đối tác làm ăn quan trọng trong việc xuất khẩu gạo của ta. Cùng với các chiến lược lâu dài, chắc chắn gạo của ta sẽ có chỗ đứng trên thị trường Nhật Bản.

doc12 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1611 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Xuất khẩu gạo Việt Nam sang thị trường Nhật Bản, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời Mở Đầu Những năm trở lại đây lượng hàng lương thực Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn, nhất là đối với ngành xuất khẩu gạo. Mặc dù nước ta đã xuất khẩu nhiều nhưng gạo của nước ta vẫn còn chưa được biết đến nhiều ở các nước phát triển. Bởt vậy, ngoài việc tăng số lượng và chất lượng xuất khẩu vấn đề thị hiếu của người tiêu dùng cũng cần phải quan tâm theo từng nước từng khu vực cụ thể. Nhật Bản là một trong những nước công nghiệp phát triển. Đây chính là thị trường tiềm năng của các nhà sản xuất gạo của Việt Nam. Vì vậy, em xin chọn đề tài “Xuất khẩu gạo Việt Nam sang thị trường Nhật Bản” để biết xem chúng ta sẽ có những cơ hội nào để xuất khẩu, chúng ta có chiến lược gì để chinh phục , cạnh tranh vào thị trường khó tính này. Bài viết của em gồm 3 phần: Phần 1: Lý luận chung về xuất khẩu gạo- hoạt động mở rộng thị trường đối với ngành xuất khẩu gạo Việt Nam. Phần 2: Tình hình sản xuất và xuất khẩu gạo Việt Nam sang thị trường Nhật Bản. Phần 3: Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu gạo Việt Nam sang thị trường Nhật Bản. Trong quá trình làm bài do còn nhiều hạn chế về hiểu biết nên nội dung của bài còn nhiều thiếu xót, em rất mong nhận được sự góp ý của thầy cô giáo về đề tài này được hoàn thiện hơn nữa. Em xin chân thành cảm ơn! Chương 1 : Lý Luận Chung Về Xuất Khẩu Gạo Hoạt động mở rộng thị trường đối với ngành xuất khẩu gạo của Việt Nam. Tầm quan trọng của việc xuất khẩu gạo đối với Việt Nam. Đất nước ta đang trong quá trình phát triển và ngày càng đổi mới. Năm 2006 ta sẽ gia nhập AFTA, hoà nhập với cộng đồng quốc tế. Chính vì vậy, việc đẩy mạnh xuất khẩu là hết sức cần thiết và cấp bách để tăng ngoại tệ và giải quyết vấn đề về vốn cho công nghiệp hoá. Trong quá trình phát triển kinh tế đó, ngành lúa gạo nước ta trong những năm vừa qua đã có những chuyển biến tích cực. Nó đã giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế của đất nước. Việt Nam là nước nông nghiệp, sản xuất và xuất khẩu lúa gạo là không những giải quyết vấn đề thất nghiệp ở nông thôn mà còn nâng cao đời sống của nhân dân. Sản xuất lúa gạo của Việt Nam có những lợi thế cơ bản về đất đai, khí hậu, nguồn nhân lực, vị trí về các cảng xuất khẩu. Chính nhờ những lợi thế đó mà đã làm cho năng suất lúa tăng cao, nâng cao sản lượng cho xuất khẩu. 2. Tình hình xuất khẩu gạo Việt Nam trong những năm vừa qua. Những con số về năng suất trong những năm vừa qua hết sức đáng mừng vì không ngừng tăng cao, riêng năm 2004 đạt đến 36 triệu tấn . Năm 2004 cũng là năm mà lần đầu tiên Việt Nam xuất khẩu được 100.000 tấn những năm trước đó chỉ dừng ở con số không quá 100000 tấn ( năm 2003 đạt 30.000 tấn) 1 sự việc phấn khởi là Quốc hội đã ban hành pháp lệnh giống cây trồng trước đó chỉ là nghị định . Không chỉ tăng về số lượng về chất lượng việc đưa giống mới vào sản xuất, khiến cho chất lượng gạo cũng không thua kém gì Thái Lan. Chênh lệch giá giữa Việt Nam và Thái Lan đã giảm đáng kể từ 40-50 USD/ tấn những năm 1990-1997 xuống còn 20-25 USD/ tấn . Là mặt hàng có giá trị xuất khẩu đứng thứ 5, lúa gạo đã đem về cho đất nước, mỗi năm từ 600-800 triệu USD , đóng góp từ 12-13% tổng GDP. Không những thế nó còn giữ vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an ninh lương thực trên toàn thế giới. Đứng thứ 2 về xuất khẩu gạo, nước ta mỗi năm góp từ 13-17% lượng gạo xuất khấu sang thế giới. Hiện nay Việt Nam xuất khẩu gạo sang 80 nước trên thế giới.. Bộ Thương mại dự baó xuất khẩu gạo của Việt Nam sẽ gặp nhiều thuận lợi, có thể đạt 3.8-4 triệu tấn, giống như năm 2004, do lượng cung trên thế giới giảm. Chương 2 : Tình hình sản xuất và xuất khẩu gạo Việt Nam sang thị trường Nhật Bản. Mối quan hệ Việt Nam - Nhật Bản. Môi quan hệ của 2 nước đã có từ khá lâu, tuy nhiên cho đến đầu những năm đầu thế kỷ XX quan hệ mới được đâỷ mạnh. Dù quan hệ giữa 2 nứơc trải qua nhiều bước thăng trầm song vẫn được duy trì và tiếp tục phát triển. Nhật bản càng ngày càng chứng tỏ mình là cường quốc kinh tế, có vai trò trong khu vực và thế giới. Châu á hiện đang là bạn hàng và là đối tác chủ yếu của Nhật Bản. Vì vậy, việc mở rộng quan hệ kinh tế với Việt Nam cũng nằm trong chiến lược đó. Việc tăng cường hợp tác kinh tế giữa 2 nước không chỉ có xuất phát từ lợi ích của Nhật Bản mà còn xuất phát từ chính nhu cầu và lợi ích của ta. Chính sách đổi mới thể hiện cả những căn bản trong chính sách đối nội và đối ngoại chứng tỏ Việt Nam sẵn sàng hợp tác với các nước trên thế giới. Nhật Bản là một nước tiềm năng về kinh tế và có vai trò ổn định, hỗ trợ các nước trong khu vực đã trở thành đối tác và là hướng ưu tiên để mở rộng quan hệ của Việt Nam. Điều này không chỉ duy trì môi trường ổn định xung quanh mà Việt Nam còn mong muốn nhận được sự giúp đỡ từ phía Nhật Bản. Những năm đổi mới vừa qua, hoạt động ngoại thương Việt Nam đã đạt được những tăng trưởng và phát triển khả quan. Đóng góp vào kết quả chung đó, chắc chắn là có ảnh hưởng không nhỏ của ngoại thương Nhật Bản. Các số liệu thống kê cho thấy kim ngạch buôn bán Việt – Nhật trong những năm vừa qua. Năm 1998 đã tăng hơn 19.9 lần so với năm 1985. Chỉ riêng tháng 8 năm (11989-1997) kim ngạch xuất nhập khẩu Việt - Nhật đã đạt 15.299 triệu USD. Đó là dấu hiệu cho thấy Nhật Bản không chỉ là thị trường xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam mà còn là thị trường nhập khẩu quan trọng đối với nhiều loại hàng hoá của Việt Nam trong những năm sắp tới. Những thách thức đối với ngành xuất khẩu gạo Việt Nam. Điều đáng nói đầu tiên là gạo Việt Nam chiếm thị trường nhỏ trên thị trường Nhật Bản. Năm 1999 Nhật đã áp đặt ra mức thuế rất cao cho nông sản xuất nhập khẩu ( 1 kg gạo nhập khẩu là 351 yên ). Với mức thuế như vậy thì quả là khó khăn đối với việc xuất khẩu gạo của ta vào thị trường này. Thị phần chủ yếu trên thị trường của Nhật Bản là Hoa Kỳ, chiếm tới 47.9% gạo nhập khẩu. Ngoài những lý do chính trị chúng ta cũng có thể thấy được gạo Hoa Kỳ là những sản phẩm có chất lượng cao, đáp ứng tiêu dùng hiện nay của người dân Nhật Bản. Trong những năm gần đây thì Nhật Bản cũng đã nhập khẩu gạo của Trung Quỗc do chất lượng gạo xuất khẩu của Trung Quốc đã cao hơn và giá thành thì thấp. Nhật Bản là một nước phát triển, nên người tiêu dùng Nhật rất đòi hỏi về chất lượng và giá cả phù hợp. Bên cạnh đó, Nhật còn là nước có mức bảo hộ nông sản cao nhất thế giới, để bảo vệ những nhà nông chống lại sự cạnh tranh quốc tế. Tại Nhật có 3 loại gạo chính: gạo của chính phủ, gạo bán trên tự do trên thị trường, và gạo bán ngoài hệ thống của chính phủ ( gạo người dân tự tiêu thụ và bán trực tiếp cho các đại lý bán buôn, bán lẻ và người tiêu dùng). Xu hướng tiêu thụ gạo suy giảm tại Nhật, mức tiêu thụ bình quân theo đầu người tại Nhật giảm 2,2% trong năm 1999 so với năm 1998. Đến năm 2000, tổng nhu cầu tiêu thụ gạo giảm xuống chỉ còn 9,6-10,1 triệu tấn và gạo tiêu thụ đầu người là 58-62kg. Chính những điêù đó đã làm cho gạo Việt Nam gặp khó khăn trong việc xuất khẩu gạo vào thị trường Nhật. 5 tháng đầu năm 2000 trị giá lượng gạo xuất khẩu sang Nhật là 1.443.661 USD, đến nửa đầu năm 2001 lượng gạo xuất khẩu có tăng lên tới 25.404 tấn tương đương với 4.019.916USD. Bên cạnh đó, ngành sản xuất lúa gạo của ta còn thiếu vốn và kỹ thuật còn thấp kém, thủ tục thạnh toán vay ngân hàng còn phiền phức. Để thực hiện các hợp đồng xuất khẩu gạo, các doanh nghiệp rất cần vốn để mua lúa cất giữ với số lượng lớn, tập trung vào thời điểm trong vụ mùa thu hoạch lúa. Trong khi đó khả năng cung ứng của các NHTM có hạn, chính sách hỗ trợ về lãi suất đối với doanh nghiệp xuất khẩu và phương thức bảo hành của ngân hàng còn có nhiều điểm chưa hợp lý. Hiện nay, một số vấn đề cần phải đề cập tới là chúng ta chưa có nhãn hiệu gạo nổi tiếng, đây chính là vấn đề khó khăn trong việc xuất khẩu của nước ta. Khi chưa có thương hiệu nổi tiếng thì người tiêu dùng khó có thể tiếp cận và ưu thích sản phẩm. Cơ hội xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản của Việt Nam. Nhật Bản là nước có thặng dư lớn nhất trên thế giới do xuất khẩu hàng công nghiệp nhưng lại khó khăn trong việc mở rộng thị trường nông sản. Với hy vọng giảm bớt thâm hụt trong cán cân thương mại, nhiều nước đã có yêu cầu Nhật Bản mở rộng cửa thị trường nông sản. Vịêc nước ta và nhật dành nhau tối huệ quốc năm 1999 đã đánh dấu xu hướng ổn định và mở rộng thị trường xuất khẩu của Việt Nam. Quyết định của Nhật đã tạo điều kiện đề các doanh nghiệp Việt Nam mở rộng thị trường tiêu thụ của mình tại Nhật, đồng thời tăng thêm uy tín cho hàng Việt Nam thâm nhập vào thị trường khó tính khác. Với cơ hội như vậy mong rằng trong tương lai xuất khẩu Việt Nam sẽ gặt hái được nhiều thành công. Chất lượng, chủng loại gạo của ta ngày càng được nâng cao. Nhiều năm qua giống lúa của ta đã được nhiều nhà khoa học trong nước và thế giới hợp tác nghiên cứu để đưa ra canh tác. Chúng ta có một thế cạnh tranh rất tốt trên thị trường thế giới đó là giá gạo. Do điều kiện thuận lợi về tự nhiên và nguồn lực dồi dào nên giá gạo Việt Nam thường thấp hơn so với các nước khác. Cùng với chất lượng, số lượng và thị phần xuất khẩu gạo của Việt Nam, giá gạo của Việt Nam đã hạn chế được biến động giá quỗc tế bất lợi cho mình. Phương thức thanh toán gạo xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu là bằng L/C chiếm trên 76% tổng số gạo xuất khẩu. Phương thức thanh toán hàng đổi hàng những năm qua duy trì ở mức trung bình 14%. Cuối cùng phương thức trả nợ ở mức trên duới 8%. Về phía Nhật, mặc dù do sản lượng gạo sản xuất ra cao hơn so với nhu cầu tiêu dùng trong nước nhưng do đầu tư kỹ thuật rất lớn nên giá thành sản xuất gạo ở Nhật rất cao, gấp 9 đến 10 lần so với thế giới. Vì vậy, người dân nhật đang rất hy vọng được ăn gạo của thế giới với giá rẻ hơn trong đó có gạo của nước ta. Năm 2000 trị giá xuất khẩu sang Nhật là 1443662 USD, đến năm 2001 lượng gạo xuất khẩu ra thế giới là của ta là 3800000 trong khi nhập khẩu vào Nhật chỉ chiếm 25404 tấn. Theo chủ trương của chúng ta trong những năm tới chúng ta tăng lượng xuất khẩu sang Nhật, để làm được điều đó chúng ta phải có những giải pháp tối ưu để có thể thâm nhập vào thị trường khó tính như Nhật Bản. Chương 3 : Giải pháp để đẩy mạnh xuất khẩu gạo Vịêt Nam sang thị trường Nhật Bản. Trong xu thế hội nhập thế giới, tự do háo mậu dịch thì vấn đề đặt ra là chúng ta có biện pháp gì để cải thiện và đẩy mạnh xuất khẩu gạo nói chung hay xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản nói riêng. Đầu tiên không thể không kể đến những chính sách và cơ chế của nhà nước. Chính sách của nhà nước tác động rất lớn đến xuất khẩu, nó không chỉ là vai trò trách nhiệm của nhà nước mà còn là công cụ khuyến khích xuất khẩu. Điều đó thể hiện qua chính sách thuế, nếu có một chính sách thuế hợp lý và ổn định sẽ là một động lực tài chính để nâng cao sản lượng xuất khẩu. Để thâm nhập vào thị trường Nhật, cần phải có sự hỗ trợ của nhà nước bằng nỗ lực về ngoại giao và chính sách đối ngoại đúng đắn . Thị trường Nhật đòi hỏi một chiến dịch lâu dài với tầm nhìn sâu rộng, trước hết chúng ta phải nghiên cứu kỹ thị trường, các đối thủ cạnh tranh, nhu cầu của người tiêu dùng, mức giá, kênh phân phối…………. Hiện nay chúng ta chọn xuất khẩu trực tiếp là con đường xâm nhập vào thị trường Nhật Bản. Hình thức này, chỉ thích hợp với thời kỳ đầu khi quy mô còn nhỏ bé và các mặt hàng còn phân tán nhưng dễ tạo ra thế bị động đối với các nhà xuất khẩu do khó lắm bắt kịp được những thông tin về thị trường, cần áp dụng những hình thức đầu tư trực tiếp liên doanh. Chất lượng hàng hoá là yếu tố đựơc coi là hàng đầu, người tiêu dùng Nhật Bản rất coi trọng yếu tố này. Hiện nay, chất lượng lúa gạo của Việt Nam đã được cải thiện nhưng bên cạnh đó các đối thủ cạnh tranh như Hoa Kỳ, Thái Lan, Trung Quốc ….chúng ta cũng phải đề ra một giải pháp nghiêm ngặt trong khâu kiểm tra chất lượng. Thành lập các công ty và các tập đoàn kinh doanh lớn để tăng cường sức mạnh cạnh tranh của mình. Trong điều kiện thiếu vốn, thiếu kinh nghiệm quản lý và khả năng vươn tầm hoạt động ra thị trường thế giới của từng doanh nghiệp còn hạn chế, việc làm này đã giúp các doanh nghiệp trong cùng ngành liên kết để phát huy sức mạnh tổng hợp. Thành lập tổ chức xúc tiến thương mại của Việt Nam là cần thiết để chuyên có nhiệm vụ thu nhập và nghiên cứu thông tin thị trường ngoài nước, bố trí triển lãm, tham gia các hoạt động giao lưu quốc tế nhằm hỗ trợ phát triển các mật hàng mới. Vấn đề tạo vốn cũng là một vấn đề bức xúc. Để giải quyết nguồn vốn, Nhà nước phải có chính sách huy động vốn tốt hơn nguồn vốn hiện có nằm trong nông nghiệp để tạo tích luỹ từ nội bộ nông nghiệp. Nhà nước cần ban hành các chính sách khuýên khích làm giàu mở rộng và phát triển sản xuất, khuyến khích tiết kiệm tiêu dùng để đầu tư cho sản xuất. Nhà nước cần có nhiều hình thức huy động vốn trong nước và cả nứơc ngoài, đồng thời đưa ra luật pháp bảo hộ vốn đầu tư sản xuất, kinh doanh nông nghiệp và những lợi thế chính đáng của chủ đầu tư. Nâng cao việc đào tạo lao động kỹ thuật trong nông nghiệp. Lao động khu vực nông thôn nước ta chiếm khoảng 60.9% tổng lao động xã hội. Nông nghiệp nước ta gần như phát triển tự phá, với lực lượng lao động được đào tạo ở tỷ lệ thấp. Với lực lượng lao động chiếm tỷ lệ thấp như vậy, chính quyền địa phương cần phải tăng cường giáo dục và đào tạo để nâng cao lượng lao động kỹ thuật vì lợi ích của địa phương, từ đó đề ra các giải pháp và cụ thể hoá các chính sách đào tạo, sử dụng cán bộ phù hợp với đặc điểm điều kiện của từng địa phương. Để nâng cao chất lượng và số lượng trong sản xuất gạo, cần thực hiện đồng bộ các giải pháp khoa học kỹ thuật, xây dựng cơ sở hạ tầng trong xuất nhập khẩu. Đổi mới công nghệ không những nâng cao được chất lượng sản phẩm mà còn làm tăng sản lượng sản xuất. Hiện nay công nghệ sản xuất nông nghiệp của chúng ta đang còn lạc hậu, lỗi thời, vì vậy biện pháp trước mắt là đầu tư đổi mới công nghệ phù hợp với sự phát triển hiện nay của thế giới và khu vực. Hiện nay, chúng ta chưa thực sự sử dụng hết nguồn nhân lực trong nông nghiệp: 10 triệu ha đất trồng, đồi núi trọc chưa được khai phá và đưa vào sử dụng, khả năng tăng sản lượng rất hạn chế. Để tăng sản lượng thì vấn đề đặt ra là khai phá vùng đất hoang bỏ trống, đầu tư thiết bị, kinh phí để những vùng đồi núi trọc thành những mảng ruộng mầu mỡ, thích hợp cho phát triển nông nghiệp. Lời Kết Trong những năm gần đây, mối quan hệ giữa Việt Nam và Nhật Bản càng ngày càng thắt chặt hơn. Nhật ngày càng đầu tư nhiều hơn vào thị trường của nước ta. Với nước ta thì nhật bản là bạn hàng lớn, đối tác làm ăn quan trọng trong việc xuất khẩu gạo của ta. Cùng với các chiến lược lâu dài, chắc chắn gạo của ta sẽ có chỗ đứng trên thị trường Nhật Bản. Tài liệu tham khảo Tạp chí nông nghiệp và phát triển nông thôn Tờ Thời báo kinh tế Tạp chí kinh tế thế giới Tạp chí ngoại thương.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docA0675.doc
Tài liệu liên quan