Tiểu luận Xuất khẩu hàng hoá Việt Nam – những vấn đề đặt ra và giải pháp phát triển
Nhìn chung, thị trường xuất khẩu của Việt Nam cũng đã thu hút được rất nhiều nước trên thế giới mặc dù cũng đã gặp phải không ít khó khăn và trở ngại. Thị trường xuất khẩu Việt Nam muốn thành công thì phải nhớ rằng tiếp cận thị trường càng sát sao càng tốt, ít trung gian bao nhiêu hay bấy nhiêu. Tất cả hàng xuất khẩu đều phải được sản xuất sao cho khả dụng. Hàng hoá sản xuất ra phải đáp ứng nhu cầu của thị trường xuất khẩu. Hơn ai hết, tất cả các nhà doanh nghiệp đều hiểu rằng xuất khẩu là quan trọng hàng đầu khi sản xuất hàng hoá vì xuất khẩu có nghĩa là tăng thêm khách hàng và càng bán được nhiều hàng càng thu nhiều lời. Xuất khẩu có thể giúp tăng cường các cơ hội thị trường khu vực bán hàng tại thị trường trong nước. Sản phẩm đó đã gần hết hữu dụng đối với doanh nghiệp theo mùa thì xuất khẩu có thể giúp cho nhà máy của công ty hoạt động hết công năng, tăng sản xuất mà sản xuất tăng thêm thì bao giờ chi phí sản xuất cũng thấp hơn, do đó dẫn đến những mức lợi nhuận cao.
9 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1287 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Xuất khẩu hàng hoá Việt Nam – những vấn đề đặt ra và giải pháp phát triển, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời nói đầu
Trong nền kinh tế thị trường hương ra xuất khẩu những mặt hàng xuất khẩu, trong những mặt hàng của Việt Nam dần dần đã thâm nhập được thị trường quốc tế, đưa mặt hàng của Việt Nam đáp ứng với nhu cầu của người tiêu dùng. Hiện nay Việt Nam đã xuất khẩu hàng hoá nên Việt Nam đã chính thức ký kết, thiết lập mối quan hệ ngoại giao với cộng đồng Châu Âu. Liên minh châu Âu (EU) là một tổ chức khu vực rộng lớn nhất thế giới hiện nay,có sựliên kết tương đối chặt chẽ và thống nhất được coi là một trong ba “siêu cường” có vị thế ngày càng tăng (Mỹ,EU,và Nhật Bản) .EU là một tổ chức có tiềm năng to lớn trong lĩnh vực thương mại. Một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam là những mặt hàng mà thị trường này có nhu cầu cần nhập khẩu hàng năm với khối lượng lớn. Hoạt động xuất khẩu có thể gia tăng ngoại tệ,cải thiện cán cân thanh toán, tăng thu ngân sách cho nhà nước . Do đó em đã chọn đề tài “Xuất khẩu hàng hoá Việt Nam – những vấn đề đặt ra và giải pháp phát triển’’ để hiểu biết thêm vấn đề xuất khẩu hàng hoá Việt Nam hiện nay. Em chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của thầy Tuấn đã hướng dẫn cho em hoàn thành tốt đề tài này.
1. Khái quát chung về xuất khẩu.
. Khái niệm về xuất khẩu.
Xuất khẩu hàng hoá là cả một hệ thốngcác quan hẹ mua bán trong nền thương mại có tổ chức cả bên trongvà bên ngoài nhằm bán sản phẩm hàng hoá sản xuất trong nứơc ra ngoài thu ngoại tệ, qua đó có thể đẩy mạnh sản xuất hàng hoá phát triển, chuyển đổi cơ cấu kinh tế , ổn định và nâng cao từng bước đời sống nhân dân.
Hoạt động xuất khẩu hiện nay diễn ra trên phạm vi toàn cầu, trong tất cả cáclĩnh vực , các ngành của nền kinh tế, từ vật phẩm tiêu dùng đén tư liệu sản xuất, từ các chi tiết linh kiện nhỏ nhất đến các loại máy móc khổng lồ, các loại công nhgệ kỹ thuật cao , không chỉ có hàng hóa hữu hình mà cả hàng hoá vô hình và với tỷ trọng ngày càng lớn.
1.2. Vai trò của xuất khẩu hàng hoá đối với quá trình phát triển kinh tế ở nước ta.
Xuất khẩu tạo ra cơ cấu kinh tế mới, năng động, định hướng sản xuất và thúc đẩy tăng trưởng.
Sản xuất các mặy hàng xuất khẩu tạo diều kiện phát triển các ngành có liên quan.
Xuất khẩu có vai trò thúc đẩy chuyên môn hoá, tăng cường hiệu quả sản xuất của từng quốc gia, tạo điều kiện mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, góp phần cho sản xuất phát triển và ổn định.
Xuất khẩu tạo ra những tiền đề kinh tế kỹ thuật nhằm cải tạo và nâng cao năng lực sản xuất trong nước đặc biệt là các nước đang phát triển. Chính xuất khẩu là cơ sở quan trọng tạo ra nguồn vốn để nhập khẩu máy móc, thiết bị, kỹ thuật công nghệ tiên tiến.
Xuất khẩu tác động tích cực đến việc giải quyết công ăn việc làm tạo thu nhập và tăng mức sống cho người lao động. Xuất khẩu còn tạo nguồn vốn để nhập khẩu các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu làm đa dạng các mặt hàng tiêu dùng, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhân dân.
Xuất khẩu còn là phong cách để mở rộng và thúc đẩy quan hệ quốc tế giữa các quốc gia trên cơ sở các bên đều có lợi.
Thông qua đó các doanh nghiệp trong nước sẽ có cơ hội tham gia vào cuộc cạch tranh trên thị trường quốc tế về giá cả và chất lượng, tạo cơ hội cho các doanh nghiệp mở rộng quan hệ buôn bán với nước ngoài.
1.3 Đặc điểm của xuất khẩu mặt hàng xe đạp - xe máy Việt Nam
Ngành công nhiệp xuất khẩu xe đạp – xe máy Việt Nam là một ngành công nghiệp phát triển mạnh trong những năm gần đây, do nhu cầu ngày càng tăng của nhân dân đối với phương tiện giao thông cá nhân. Hiện nay có tới 6 liên doanh nước ngoài và 51 liên doanh trong nước tham gia vào thị trường sản xuất và lắp ráp xe máy đã cung cấp ra thị trường 200 nhãn hiệu xe máy khác nhau.
Trước dây sản phẩm chủ yếu của ngành này là sản xuất phụ tùng xe đạp và xe đạp lắp ráp hoàn chỉnh. Tuy nhiên hiện nay do nhu cầu của người dân thay đổi nên thị trường tiêu thụ của sản phẩm xe đạp chủ yếu là khu vực nông thôn, miền núi và một phần nhỏ tiêu thụ tại thành phố.
Bên cạch sự thuận tiện khi sử dùng sản phẩm xe đạp - xe máy thì loại hình phương tiện giao thông cá nhân này cũng phải cạch tranh gay gắt với các loại hình giao thông công cộng như ôtô buýt hay taxi…
Do nhu cầu tăng cao trong ngành công nghiệp xe đạp - xe máy và người tiêu dùng luôn đòi hỏi những sản phẩm có chất lượng nên công tác đầu tư máy móc công nghệ mới rất là quan trọng. Hiện nay phần lớn máy móc để sản xuất phụ tùng xe đạp chủ yếu là máy móc cũ đã có tuổi thọ từ những năm 70, một số được nhập ngoại từ Đài Loan, Nhật hay một số nước Châu Âu để phục vụ cho ngành công nghiệp xe máy đang phát triển.
Ngành công nghiệp xe đạp – xe máy là ngành công nghiệp thu hút nhiều nhân lực, giải quyết một lượng lớn việc làm cho nhân dân. Qua việc sản xuất và lắp ráp xe máy người công nhân có cơ hội tiếp cận với công nghệ tiên tiến, hiện đại của các nước phát triển là một yếu tố quan trọng không thể thiếu trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mọi doanh nghiệp. Vì vậy ngành công nghiệp xe đạp – xe máy cũng đòi hỏi 1 số vốn cố định lớn đẻ đầu tư xây dựng cơ bản như thuê đất lắp đặt nhà xưởng mua máy móc và đay chuyền lắp ráp.
2.Thực trạng xuất khẩu mặt hàng xe đạp – xe máy Việt Nam trong thời gian qua.
2.1 Tình hình xuất khẩu mặt hàng xe đạp – xe máy Việt Nam trong những năm qua.
Trong những năm qua hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty xe đạp – xe máy Đống Đa đã có những thuận lợi nhất định đó là:
_ Nền kinh tế nước ta đang ở trong xu thế mở cửa, hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới tạo đà cho công ty phát triển. Với một loạt những sự kiện kinh tế trọng đại như việc Mỹ chính thức bãi bỏ cấm vận kinh tế và bình thường hoá quan hệ với Việt Nam, chính thức tạo mối quan hệ Việt-Mỹ, đã tạo nhiều cơ hội cho công ty mở rộng thị trường xuất khẩu.
_ Công ty xe đạp – xe máy Đống Đa vốn là doanh nghiệp nhà nước lâu nay đã có uy tín trong hoật động sản xuất phụ tùng xe đạp – xe máy. Sản phẩm đã có uy tín trên thị trường trong nước và quốc tế.
_ Công ty được nhà nước bảo hộ giá thành của một số sản phẩm phụ tùng xe đạp – xe máy.
_ Công ty đã bán được sản phẩm cho hầu hết các nhà máy trong cùng liên hiệp tại Hà Nội. Hiện nay tuy rằng thị trường xuất khẩu của công ty mới chỉ tại CHLB Đức, nhưng đây chính là bước đệm rất quan trọng để công ty có thể xâm nhập sâu hơn vào thị trường Châu Âu rộng lớn.
Bên cạnh những thuận lợi công ty cũng gặp không ít khó khăn ngay tại thị trường trong nước.
_ Từ năm 1996 tới năm 2000, do ảnh hưởng xấu của cuộc khủng hoảng tài chính Châu á nên phần nào đã gây ra những khó khăn với công ty trong việc tiêu thụ sản phẩm. Thị trường trong nước bị cạnh tranh gay gắt bởi hàng hoá Trung Quốc và Thaí Lan nhập lậu, trốn thuế khiến những sản phẩm truyền thống của côn ty rất khó tiêu thụ.
_ Công ty gặp phải vấn đề khó khăn về vốn để sản xuất đối với máy móc công nghệ tiên tiến. Hàng công nghiệp Trung Quốc đang là một thách thức đối với sản phẩm của công ty bởi giá thành rẻ, mẫu mã đa dạng.
Công ty đã kết hợp với đối tác nước ngoài là doanh nghiệp FER-CHLB Đức, công ty đã tiến hành công tác nghiên cứu thị trường xuất khẩu Đức. Với những thông tin thu được tại thị trường Đức, ban lãnh đạo công ty cung với phía đối tác nước ngoài quyết định thâm nhập vào thị trường này. Các sản phẩm xuất khẩu của công ty hiện nay hoàn toàn được sản xuất theo đơn đặt hàng từ phía doanh nghiệp FER-CHLB Đức. Vì vậy công ty hoàn toàn có thể yên tâm về đầu ra cho sản phẩm của mình. Về phía nguồn hàng xuất khẩu công ty vẫn tự đáp ứng được yêu cầu của phía đối tác, cùng với các đơn vị thành viên như công ty DAIWA-PLASSTICS hay liên doanh với Đức, công ty luôn bảo đảm đủ nguồn hàng giao đúng như trong hợp đồng.
2.2 Đánh giá hoạt động xuất khẩu tại công ty phụ tùng xe đạp- xe máy Đống Đa.
Từ ngày công ty thành lập đến nay , công ty đã hoàn thành tốt nhiệm vụ mà liên hiệp và nhà nước giao phó doanh thu tăng theo từng năm ở cả thị trường nội địa và thị trường xuất khẩu. Công ty chủ động liên doanh, liên kết với các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh là một hướng đi rất đúng đắn của ban lãnh đạo công ty.
Tuy rằng công ty đã vượt qua giai đoạn khó khăn nhưng trước mắt công ty phải giải quyết một số mặt trở ngại còn tồn tại trong quá trình sản xuất kinh doanh.
Khách hàng của công ty luôn đòi hỏi có những sản phẩm có chất lượng cao, mẫu mã đẹp nhưng giá cả phải chăng. Bên cạnh đó do đời sống người dân trong những năm qua được cải thiện đáng kể nên nhu cầu xe máy tăng nhanh, điều này khiến cho thị trường xe đạp nội địa ngày càng bị thu hẹp lại, khiến sản phẩm của công ty tiêu thụ chậm tại những thành phố lớn. Do đó công ty phải chuyển hướng thị trường tiêu thụ sản phẩm tới vùng nông thôn xa hơn, nơi người dân có mức thu nhập thấp hơn, việc chuyển hướng thị trường mới sẽ làm cho công ty tốn thêm thời gian và chi phí để nghiên cứu và đầu tư lại hệ thống tiêu thụ sao cho giá thành sản phẩm không tăng quá cao so với thu nhập của người dân tại đây. Về phía công ty, do phần lớn nguyên liệu phải nhập khẩu nên phụ thuộc vào nhà cung cấp nước ngoài, công ty gặp rất nhiều khó khăn khi nguyên liệu biến động thất thường ảnh hưởng đến giá trị sản phẩm.
3. Một số giải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng xe đạp – xe máy của Việt Nam.
- Khai thác huy động mọi nguồn vốn ( vốn nhà nước, vốn tư nhân, nước ngoài) bằng cách vay vốn ưu đãi Ngân hàng nhà nước, mạnh dạn cổ phần hoá doanh nghiệp để thu hút vốn của các nhà đầu tư hoặc liên doanh với phía đối tác nước ngoài để tập trung nâng cao năng lực, hiện đại hoá trình độ công nghệ và thiết bị cho công ty, liên kết chặt chẽ giữa các daonh nghiệp sản xuất xe đạp – xe máy.
- Đào tạo đội ngũ cán bộ, công nhân kỹ thuật cho công ty, tăng cường công ty giáo dục cán bộ công nhân viên để giúp họ nhận thức được trách nhiệm của mình trong công việc. Có những biện pháp khen thưởng, kỷ luật kịp thời đối với cán bộ công nhân viên công ty. Thực hiện đầy đủ những chính sách đãi ngộ của Nhà nước dành cho công nhân viên để họ yên tâm sản xuất.
- Xây dựng chiến lược cạnh tranh tiêu thụ sản phẩm và phát triển thị trường. Việc mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm là mối quan tâm hàng đầu của công ty.
+ Đối với thị trường trong nước cần mở rộng thị trường tiêu thụ phía Bắc và nâng cao thị phần tại thị trường này. Phát triển mạng lưới tiêu thụ sản phẩm tại các vùng nông thôn và miền núi. Phát triển chính sách thu hút khách hàng, các đại lý bán buôn.
Đối với thị trường nước ngoài, cần đầu tư quảng bá thương hiệu, đăng ký thương hiệu sản phẩm của công ty tại nước ngoài để tránh việc tranh chấp thương hiệu sản phẩm tại thị trường nước ngoài hiện nay, mở vân phòng đại diện hoặc nhờ phía đối tác Đức giúp đỡ trong việc liên hệ các thị trường khác tại Châu Âu.
- Tăng cường và nâng cao chất lượng mẫu mã của sản phẩm. Đảm bảo công tác nghiên cứu thị trường, chú ý cả thị trường trong và ngoài nước, thị trường hiện có và thị trường tiềm năng của công ty.
- Thực hiện tốt hơn nữa công tác nghiên cứu thị trường.
Nghiên cứu thị trường là nhiệm vụ thương xuyên và ưuan trọng, nó phải được tiến hành liên tục trong quá trình vận hành mạng lưới bán hàng hay trong quá trình tiêu thụ sản phẩm.
Công ty cần có một bộ phận chuyên trách chuyên nghiên cứu về thị trường với những cán bộ có năng lực chuyên môn tốt, có khả năng phân tích và đưa ra những quyết định chính xác trên cơ sở lập kế hoạch trên cả thị trường trong đó có các biện pháp xác định lượng cung và giá cả trên thị trường.
Tiếp tục mở rộng thị trường với những quốc gia mà từ trước tới nay chưa có mối quan hệ mua bán, trên cơ sở đó có sự đánh giá và so sánh những bạn hàng cũ và bạn hàng mới. Từ đó lựa chọn đối tác sao cho có hiệu quả nhất.
- Xây dựng hoàn thiện chiến lược sản phẩm đúng đắn cho từng loại sản phẩm của công ty, xác định những sản phẩm mũi nhọn và có thế mạnh trong cạnh tranh ở từng thị trường.
- Đầu tư vào ngành sản xuất nguyên liệu.
- Nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm.
Thực hiện chiến lược hạ giá thành sản phẩm đồng thời nâng cao chất lượng là khâu quan trọng đối với công ty trong việc mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm ở trong nước và xuất khẩu.
Kết luận
Nhìn chung, thị trường xuất khẩu của Việt Nam cũng đã thu hút được rất nhiều nước trên thế giới mặc dù cũng đã gặp phải không ít khó khăn và trở ngại. Thị trường xuất khẩu Việt Nam muốn thành công thì phải nhớ rằng tiếp cận thị trường càng sát sao càng tốt, ít trung gian bao nhiêu hay bấy nhiêu. Tất cả hàng xuất khẩu đều phải được sản xuất sao cho khả dụng. Hàng hoá sản xuất ra phải đáp ứng nhu cầu của thị trường xuất khẩu. Hơn ai hết, tất cả các nhà doanh nghiệp đều hiểu rằng xuất khẩu là quan trọng hàng đầu khi sản xuất hàng hoá vì xuất khẩu có nghĩa là tăng thêm khách hàng và càng bán được nhiều hàng càng thu nhiều lời. Xuất khẩu có thể giúp tăng cường các cơ hội thị trường khu vực bán hàng tại thị trường trong nước. Sản phẩm đó đã gần hết hữu dụng đối với doanh nghiệp theo mùa thì xuất khẩu có thể giúp cho nhà máy của công ty hoạt động hết công năng, tăng sản xuất mà sản xuất tăng thêm thì bao giờ chi phí sản xuất cũng thấp hơn, do đó dẫn đến những mức lợi nhuận cao.
Mục Lục
1.Khái quát chung về Xuất khẩu.
1.1 Khái niệm chung về xuất khẩu
1.2 Vai trò của xuất khẩu hàng hoá đối với quá trình phát triển kinh tế ở Việt Nam.
1.3 Đặc điểm của hàng xuất khẩu xe đạp-xe máy Việt Nam.
2.Thực trạng xuất khẩu mặt hàng xe đạp- xe máy Việt Nam trong thời gian qua.
2.1 Tình hình xuất khẩu mặt hàng xe đạp –xe máy trong những năm qua.
2.2 Đánh giá hoạt động xuất khẩu tại công ty phụ tùng xe đạp –xe máy Đống Đa, nguyên nhân.
3. Một số biện pháp nhằm thúc đẩy xuấ khẩu mặt hàng xe đạp –xe máy của Việt Nam.
Kết luận.
Tài liệu tham khảo
- PGS – TS Trần Văn Chu – Quản lý và nghiệp vụ kinh doanh thương mại quốc tế – Nhà xuất bản thế giới, 2003.
- Tạp chí thương mại 24- 2001
- Tạp chí tài chính doanh nghiệp.
- Thông tin chuyên đề các lĩnh vực doanh nghiệp thương mại.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- A0701.doc