Qua những số liệu về tăng trưởng và phát triển trong thời gian qua, có thể nói thuỷ sản Việt Nam là một ngành đầy tiềm năng, là mặt hàng XK chủ lực của Việt Nam, đem lại lợi nhuận cao nếu biết phát huy thế mạnh và chuyển hướng phù hợp với thị trường. Đối với thị trường Nhật Bản nói chung và các thị trường khác nói riêng, trong tương lai, nếu nhiều DN có khả năng nhạy bén với các thị trường này thì sự phát triển của ngành thuỷ sản Việt Nam sẽ còn mạnh mẽ hơn. Hơn thế nữa, phát triển ngành thuỷ sản cũng phù hợp với đường hướng chính sách của chính phủ. Với mục tiêu lâu dài là công nghiệp hoá- hiện đại hoá, ngành thuỷ sản XK Việt Nam cần không ngừng mở rộng và đa dạng hoá thị trường, chuyển dịch cơ cấu và nâng cao giá trị sản phẩm. Mặt khác, các DN cũng phải không ngừng cải tiến và nâng cấp các mặt hàng truyền thống, tạo ra ngày càng nhiều sản phẩm mới có giá trị và chất lượng cao. Quan trọng hơn cả là phải chuyển dần từ XK nguyên liệu thô sang XK các sản phẩm tươi sống, ăn liền và sản phẩm bán lẻ từ siêu thị bằng cách đổi mới công nghệ chế biến, đảm bảo an toàn chất lượng thuỷ sản từ khâu bảo quản sau thu hoạch, tiếp nhận, vận chuyển nguyên liệu, chế biến và tiêu thụ sản phẩm để có thể khai thác tốt tiềm năng kinh tế biển. Từ đó giải quyết công ăn việc làm và góp phần đẩy nhanh quá trình hội nhập của Việt Nam vào thị trường thế giới cũng như tích cực tham gia vào phân công lao động quốc tế.
Với kiến thức còn hạn chế và kinh nghiệm thực tế chưa đầy đủ nên đề án “xuất khẩu thuỷ sản vào thị trường Nhật Bản” của em còn nhiều thiếu sót, mong được sự góp y và đánh giá của thầy cô và các bạn.
Đề án hoàn thành dưới sự giúp đỡ tận tình của TS.Trần Hoè. Em vô cùng biết ơn và gửi lời cám ơn chân thành nhất đến thầy !!!
33 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1475 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam vào thị trường Nhật Bản, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tác với các quốc gia khác, Nhật Bản có vị trí cao nhất về kinh tế và chính trị trong khu vực Châu á Thái Bình Dương và vị thế cao trên trường Quốc tế.
a. Nhật Bản – thị trường nhập khẩu hải sản hấp dẫn
Dù Nhật Bản là một trong những nước sản xuất hải sản hàng đầu thế giới , song vẫn phải lệ thuộc khoảng 33% mỗi năm vào hải sản nhập khẩu (NK). Có nhiều yếu tố đưa đến sự lệ thuộc này: sản xuất nội địa sụt giảm và không đủ cung cấp cho thị trường trong nước; những ưu điểm của của hải sản NK so với hải sản trong nước như nguồn cung ứng ổn định và phẩm chất thuần nhất; phù hợp với các dây chuyền siêu thị và các công ty chế biến hải sản vì họ mua số lượng lớn hải sản, hải sản NK không đắt bằng hải sản trong nước… Các nhà phân phối hàng chính của Nhật ngày càng nhập nhiều nguyên liệu từ nước ngoài, số nước XK gia tăng đang tích cực đẩy mạnh việc mua bán hải sản ở Nhật. Qui mô hàng hàng hải sản ở Nhật được ước tính khoảng 3 ngàn tỉ yên. Theo báo cáo của uỷ ban dinh dưỡng quốc gia, Bộ y tế và phúc lợi Nhật, lượng tiêu thụ đạm trong khẩu phần ăn của ngươi Nhật duy trì sự ổn định trong một thời gian dài. Lượng đạm tiêu thụ tính theo đầu người mỗi ngày dừng ở mức 79,7 g, trong đó khoảng 45% được cung cấp bởi hải sản (19 g). Về các loại cá , cá ngừ tươi, cá hồi và cá ngừ đốm chiếm 8,9 g lượng đạm hàng ngày; mực, bạch tuộc, cua chiếm 3,2 g. Nhu cầu về hải sản luôn được ưa chuộng vì chúng vừa không chứa các loại mỡ có hại, vừa giúp ngăn ngừa nhiều chứng bệnh ảnh hưởng đến con người mai sau. Ngoài ra, hải sản còn được đánh giá cao về giá trị dinh dưỡng và đáp ứng được nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng (bao gồm sự quan tâm đến sức khoẻ, an toàn thực phẩm và độ tươi của thực phẩm. Kết qua một cuộc khảo sát nhằm đánh giá thái độ của người tiêu dùng giữa cá và thịt cho thấy cá được chuộng hơn thịt vì 4 lí do sau đây: tốt cho sức khoẻ, giàu chất dinh dưỡng như DHA và EDA, mùa nào có cá đó và đa dạng chủng loại. Đặc biệt, hải sản còn được chế biến theo nhiều cách khác nhau khiến việc nấu nướng hàng ngày trở thành niềm vui. Đó là lí do tại sao hải sản luôn giữ vai trò quan trọng trong khẩu phần ăn của người Nhật.
Bảng 2 : Thị phần nhập khẩu tôm của Nhật Bản (đơn vị : Tấn)
Tôm
1996
1997
1998
1999
2000
SL trong nước
31.996
30.367
28.436
28.307
28.589
Nhập khẩu
304.300
281.389
251.031
259.062
259.565
Tổng cộng
336.296
331.453
279.063
287.369
288.104
Thị phần nhập khẩu
90,5%
90,3%
89,8%
90,1%
90,1%
Nguồn: Viện ngiên cứu hải sản
Làm tròn số : trung tâm thông tin KHKT và Kinh tế thuỷ sản
b. Chữ tín đi đầu trong kinh doanh
Theo nhận định chung của nhiều chuyên gia kinh tế, Nhật Bản là một thị trường đặc biệt “khó tính”, nhưng khi đã gây được lòng tin với khách hàng thì rất thuận lợi trong kinh doanh. Nhìn chung, người Nhật Bản trọng uy tín, sự trung thực và thường theo đuổi kế hoạch làm ăn lâu dài. DN XK cần đảm bảo thời gian giao hàng đúng thời điểm, đồng thời duy trì chất lượng sản phẩm ổn định. Bởi, nếu DN Nhật phát hiện ra đối tác nào đang lừa dối họ thì mọi sự hợp tác làm ăn sẽ chấm dứt ngay. Các DN nên theo sát diễn biến tình hình thị trường, thị hiếu, sức mua của người tiêu dùng để kịp thời cải tiến sản phẩmcho phù hợp. Khi lô hàng có sai sóthay hư hỏng bị phía đối tác khiếu nại, nhà XK nên thành thật nhận sai sót và thậm chí chịu bồi thường thiệt hại để tạo sự tin cậy của khách hàng. Có như vậy mới tạo được mối quan hệ làm ăn lâu dài.
c. Hàng nhập khẩu phải đạt tiêu chuẩn chất lượng
Thị trường Nhật tiêu thụ hàng hoá từ rất nhiều nguồn. Do đó tính độc đáo và chất lượng là những yếu tố mang tính quyết định. Chính vì thế hnàg hoá XK sang Nhật phải thể hiện được những đặc trưng khác so với những sản phẩm cùng loại, có mẫu mã bao bì, độc đáo, hay sử dụng những nguyên liệu mới; nếu không thì phải cạnh tranh bằng giá cả. Tại thị trường Nhật Bản, trước khi mua hàng, người tiêu dùng thường muốn biết rõ những chi tiết về hàng hoá chứ không chỉ gọi tên chung chung. Thật ra, thị trường Nhật có nhu cầu rất lớn về sản phẩm giá rẻ chứ không đơn thuần là các sản phẩm cao cấp, song các sản phẩm giá rẻ đó vẫn phải nằm trong chuẩn mực tiêu chuẩn chất lượng. Có thể khẳng định, thị trường Nhật rất chuộng các sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng hàng hoá nhưng điểm khác biệt ở đây là là phải đạt theo tiêu chuẩn Nhật. Cũng như Mỹ và EU, hệ thống tiêu chuẩn hàng hoá ở Nhật đòi hỏi rất cao. Các tiêu chuẩn này được các cơ quan Nhật chuẩn hoá bằng những chứng nhận chất lượng nên DN nào muốn vào thị trường Nhật dễ dàng cần phải đáp ứng các tiêu chuẩn trên. Cụ thể ở đây là DN cần xin dấu chứng nhận chất lượng JIS áp dụng cho hàng nông sản, thực phẩm, hàng công nghiệp, dấu Ecomark áp dụng cho các tiêu chuẩn về môi trường…Ngoài ra, người Nhật rất quan tâm đến Luật trách nhiệm sản phẩm. Luật này qui định trách nhiệm và nghĩa vụ bồi thường do liên quan đến các sản phẩm có khuyết tật gây ra thương tích cho người sử dụng hay gây thiệt hại về của cải. Luật vệ sinh về thực phẩm thì qui định cho tất cả các đồ uống tiêu dùng trên thị trường Nhật, các loại hàng hoá, sản phẩm này khi đưa vào tiêu dùng trên thị trường Nhật phải có giấy phép của Bộ y tế và phúc lợi Nhật.
d. Mạng lưới phân phối phức tạp
Hệ thống các kênh phân phối của Nhật Bản là một hệ thống cực kì phức tạp , mang đậm dấu ấn văn hoá, xã hội Nhật. Hệ thống kênh phân phối này bắt đầu từ nhà sản xuất đến nhà bán buôn chuyên nghiệp, đến nhà bán buôn cấp hai, đến nhà bán buôn khu vực, đến nhà bán lẻ, cuối cùng đến người tiêu dùng. Dưới những nhà bán buôn chuyên nghiệp (speciality seller) còn có các cửa hàng tự phục vụ. Đây là hệ thống được xây dựng trên nền tảng xã hội Nhật Bản thể hiện sự liên kết giữa các thành viên trong kênh và là một chức năng xã hội quan trọng mang lại lợi ích cho người Nhật. Sự phức tạp của kênh phân phối là do giữa người sản xuất, trung gian và người tiêu dùng có quan hệ chặt chẽ với nhau. Trong phân phối hàng hoá, người Nhật luôn có tiêu chí “just in time”, có nghĩa là: giao đúng mặt hàng, đúng chất lượng, đúng thời điểm. Chính vì vậy, hệ thống phân phối của Nhật Bản phục vụ rất tốt cho khách hàng, và mặc dù phức tạp hơn hệ thống phân phối của Tây Âu nhưng lại đồng bộ hơn. Tuy nhiên, theo thống kê sơ bộ do hàng hoá khi đến tay người tiêu dùng phải trải qua nhiều khâu lưu thông và phân phối nên đã làm cho giá cả tăng lên đáng kể, bao gồm 3 loại. Một là từ nhà NK đến nhà bán buôn, người bán lẻ và người tiêu dùng. Giá bán lẻ thường cao gấp 3 hay 4 lần. Thứ hai là từ người NK đến người bán lẻ và người tiêu dùng (siêu thị, cửa hàng bách hoá…). Giá bán lẻ thường gấp 2-2,5 lần giá FOB. Thứ là từ người Nk đến người tiêu dùng (đặt hàng qua thư) và giá bán lẻ có thể gấp đôi giá FOB. Vì thế DN cần cố gắng giảm giá thành sản phẩm tới mức thấp nhất, đồng thời cần đưa hàng hoá vào các mạng lưới lưu thông và phân phối của thị trường Nhật mới dễ được tiêu thụ. Hiện nay trên thị trường Nhật Bản, phần lớn hải sản NK bỏ qua các chợ sỉ. Ngày càng có nhiều trường hợp các nhà chế biến thực phẩm buôn bán sỉ, lẻ thực phẩm và các nhà hàng nhập hàng trực tiếp nhằm rút ngắn quá trình phân phối. Bên cạnh đó, tận dụng cuộc cách mạng công nghệ thông tin, một số nhà bán lẻ đang cung cấp thông tin về các loại hải sản qua hệ thống máy vi tính. Ngoài ra, các nhà bán lẻ địa phương đang bán đặc sản của họ khắp nước nhờ internet. Một số nhà bán lẻ cá sống có qui mô nhỏ hơn không địch lại các siêu thị lớn về số lượng và chủng loại thì lại chuyển qua cung cấp theo từng ‘gu’ của khách hàng. Khi có một loại hải sản một khách hàng nào đó ưa thích, những người bán lẻ này sẽ điện thoại thông báo cho khách hàng và chuyển đến tận nơi nếu khách hàng đặt mua. DN Việt Nam XK thuỷ sản sang Nhật cần lưu y những thông tin này để thiết lập một mạng lưới kinh doanh, phân phối có hiệu quả cao tại Nhật.
e. Cẩn thận trong việc chọn đối tác
Về thanh toán, có hai hình thức thanh toán thông dụng ở thị trường Nhật Bản, đó là thanh toán bằng chuyển tiền (TTR) và thanh toán qua thư tín dụng (L/C). Với hai hình thức này, các DN Nhật Bản có thể kiểm tra kĩ lưỡng số hàng được giao về số lượng, chất lượng yêu cầu, độ đồng đều về hàng hoá trước khi có quyết định thanh toán. Lô hàng đầu tiên, các DN Nhật Bản thường đặt với số lượng nhỏ để thăm dò khả năng hợp tác, kinh doanh với đối tác. Khi soạn thảo hợp đồng, họ thường trả giá rất chi li. Kinh nghiệm của các DN đi trước cho thấy, khi chào hàng, bên chào hàng chỉ nên đưa ra một vài mặt hàng chủ chốt, độc đáo, dễ nhớ, dễ gây ấn tượng nhất. Tóm lại, xây dựng quan hệ làm ăn với Nhật Bản cần phải bài bản, kiên trì và tạo uy tín.
f. Qui dịnh nhập khẩu chặt chẽ
Cũng như các quốc gia khác, Nhật Bản duy trì chế độ kiểm tra hải quan đối với hàng NK. Tuy nhiên, đối với hàng thuỷ sản, trước khi làm thủ tục hải quan, các mặt hàng này phải được kiểm dịch và kiểm tra vệ sinh thực phẩm. Tuỳ thuộc vào việc thuỷ sản XK có đạt yêu cầu về kiểm dịch và về vệ sinh thực phẩm hay không mà DN có thể được làm thủ tục hải quan tiếp tục hay phải dừng lại (xuất trả lại người gửi, huỷ đi, tái chế cho đến khi đạt yêu cầu…). Các mặt hàng thuỷ sản NK để tham dự hội chợ thì tuỳ vào số lượng và chủng loại sản phẩm, cơ quan hải quan có thể yêu cầu người NK chứng minh là hàng hoá ấy chỉ dùng để trưng bày mà thôi (và không được phát miễn phí tại hội chợ). Nếu DN dự tính là sẽ phát miễn phí cho khách hàng tham dự triển lãm thì cần phải tuân thủ qui trình NK thuỷ sản theo Luật vệ sinh thực phẩm đã nói ở trên.
Đây chỉ là một số nét phác thảo về đặc điểm tiêu dùng và NK thuỷ sản của thị trường Nhật Bản. Các DN thuỷ sản Việt Nam nếu muốn thâm nhập vào thị trường này cần phải nghiên cứu tìm hiểu sâu hơn nữa thì mới có thể thành công.
2.Thực tiễn hoạt động xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản.
2.1. Tình hình thực tiễn của thuỷ sản Việt Nam năm 2004
Đầu năm 2004, ngành thuỷ sản về cơ bản vẫn tăng trưởng so với cùng kì 2003 trên các chỉ tiêu về nuôi trồng, khai thác, chế biến và XK. Tuy vậy, tốc độ tăng trưởng đã chậm lại so với những năm trước đây. Trong 6 tháng đầu năm 2004, giá trị kim ngạch XK ước đạt 972 triệu USD, bằng 37,38% so với cùng kì 2003. Tổng sản lượng thuỷ sản ước đạt 1.262.465 tấn, bằng 47,64% so với kế hoạch và tăng 2,27% so với cùng kì năm 2003. Sản lượng khai thác đạt 750.280 tấn, bằng 51,74% so với kế hoạch và nuôi trồng đạt 512.185 tấn, bằng 42,68% so với kế hoạch, tăng tương ứng 0,45% và 5,06% so với cùng kì 2003.
a. Về khai thác bảo vệ nguồn lợi
Số lượng tàu đánh cá khai thác ở các vùng nước xa bờ tiếp tục tăng, trong đó một số phát huy được hiệu quả, đặc biệt ở các tỉnh phía nam với nghề lưới kéo, nghề câu cá ngừ đại dương, nghề vây, nghề lưới rê. Các tháng đầu năm được mùa nhưng sản lượng mực, bạch tuộc lại giảm đáng kể. Tuy nhiên vẫn còn nhiều bức xúc trong lĩnh vực khai thác hải sản liên quan đến an toàn đi biển và xây dựng, triển khai thực hiện các qui định về bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, đặc biệt là các vùng biển ven bờ. Hiểu biết về nguồn lợi hải sản chưa đủ cơ sở để hướng dẫn tổ chức khai thác xa bờ cho ngư dân. Giá trị XK làm ra từ sản phẩm khai thác còn quá thấp do mất mùa một số loài cá kinh tế trong 6 tháng đầu năm và thực trạng manh mún của nghề cá ngừ đại dương.
b. Về nuôi trồng thuỷ sản
Trong 6 tháng đầu năm, diện tích chuyển đổi sang nuôi trồng thuỷ sản đạt 35.300 ha, bằng 70,6% kế hoạch năm, đưa diện tích nuôi thuỷ sản của cả nước lên 1.050.300 ha, bằng 98,6% kế hoạch năm. Trên phạm vi cả nước, việc giải quyết nguồn tôm bố mẹ năm nay thuận lợi hơn 2003, về cơ bản đáp ứng nhu cầu nuôi tôm giống. Tuy nhiên, việc quản lí vùng nuôi trồng thuỷ sản vẫn còn yếu kém. Tình trạng tự phát, thiếu tổ chức thực hiện qui hoạch khá phổ biến. Giải quyết thuỷ lợi chưa theo kịp với mở rộng diện tích. Tại một số vùng nuôi tập trung dịch bệnh phát sinh lan rộng với tốc độ khá nhanh có thể do yếu tố môi trường nước.
c. Về chế biến thuỷ sản
Về nguyên liệu chế biến, tôm vẫn là nguyên liệu chủ yếu. Nguồn nguyên liệu từ 6 tháng đầu năm nuôi trồng đạt thấp. Giá tôm nguyên liệu lúc khan hiếm quá cao, trong thời gian từ 6 tháng đầu năm đến nay, khi nguyên liệu dồi dào thì lại giảm trầm trọng ảnh hưởng tới lợi ích người nuôi. Việc quản lí chất lượng nguyên liệu chưa tốt, trang thiết bị kiểm nghiệm và năng lực phân tích chất lượng nguyên liệu thiếu và yếu. Việc bơm tạp chất vào nguyên liệu thuỷ sản gây ra giảm sút chất lượng và uy tín hàng thuỷ sản Việt Nam, song việc xử lí chưa triệt để.
d. Về năng lực chế biến
Các DN chế biến thuỷ sản tiếp tục đầu tư đổi mới công nghệ, thiết bị. Tuy nhiên, tình trạng tiếp tục đầu tư xây dựng cơ sở chế biến trong khi chưa có qui hoạch hoặc có qui hoạch song chưa kĩ.
e. Về thị trường và giá XK
Do ảnh hưởng vụ kiện phá giá tôm của Mỹ, giá trị kim ngạch XK vào Mỹ quí I/2004 giảm 16,5% so với cùng kì. Thị trường Nhật Bản có khả quan hơn, giá trị kim ngạch XK vào Nhật tăng 32,5%, đưa tỉ trọng XK sang Nhật lên 26,2%. Tuy nhiên, việc XK sang Nhật đang tiềm ẩn khó khăn do đòi hỏi truy xuất nguồn gốc và cạnh tranh từ các nguồn cung cấp khác. 6 tháng đầu năm giá trị XK vào EU tăng 36,8%, đưa tỉ trọng XK vào thị trường này đạt 7,8% (tăng 1,9% so với cùng kì). Trong khi đó, khối lượng XK vào các thị trường khác giảm mạnh như Trung Quốc(-51%), Đài Loan-(14,4%), Hàn Quốc (-11,15%). Nhìn chung, giá bình quân XK thuỷ sản các tháng đầu năm thấp so với cùng kì năm ngoái. Vì thế, các nhà NK tìm cách ép giá tôm của ta, chờ vào vụ để ép giá thấp hơn nữa. Thị trường nội địa tăng lên rõ rệt trong những tháng đầu năm với giá cả được cảỉ thiện nhiều.
Tuy tốc độ tăng trưởng trong 6 tháng đầu năm không cao như từ năm 2003 về trước nhưng giá trị XK và các chỉ tiêu kinh tế xã hội cơ bản của ngành vẫn tiếp tục tăng. Sự gia tăng giá trị kim ngạch XK thuỷ sản gắn liền với việc thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá và chuyển dịch cơ cấu trong nông nghiệp, nông thôn. Để hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch 2004, nhất là chỉ tiêu kim ngạch XK thuỷ sản, ngành thuỷ sản phải tạo được sự chuyển biến mạnh mẽ trong quản lí và trong sản xuất.
2.2.Thực tiễn xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam vào thị trường Nhật Bản trong những năm qua
Là một trong 7 thị trường XK thuỷ sản chính, gồm có: Mỹ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc và Hồng Kông, Asean, Đài Loan, Nhật Bản có thể coi là một bạn hàng truyền thống của Việt Nam. Bên cạnh mặt hàng thuỷ sản, Nhật Bản còn NK các mặt hàng khác như dầu thô, cà fê, giày dép, đồ thủ công mỹ nghệ…Tuy nhiên, khối lượng hàng XK của ta mới chiếm một tỉ trọng rất nhỏ so với nhu cầu của thị trường này. Năm 2002, thị phần XK thuỷ sản Việt Nam vào thị trường Nhật Bản chiếm 4,15%, trong đó con tôm là mặt hàng được ưa chuộng nhất, chiếm 16,68% thị phần, đứng thứ hai sau Indonesia.Sở dĩ hàng XK của ta vào thị trường Nhật Bản chiếm tỉ trọng nhỏ phần lớn là do các DN XK chưa tìm kĩ thị hiếu người tiêu dùng Nhật Bản, chưa nắm rõ những luật lệ cũng như các tiêu chuẩn của thị trường, nhất là chưa đưa được hàng hoá vào hệ thống phân phối ở thị trường Nhật Bản. Hơn nữa, đến nay, hai nước còn chưa đạt được thoả thuận về việc dành cho nhau qui chế MFN trong buôn bán. Tuy Nhật Bản đã dành cho Việt Nam qui chế ưu đãi GSP nhưng những mặt hàng có lợi cho Việt Nam chưa nhiều.
Mặc dù đất nước Nhật có biển bao bọc, trữ lượng nuôi trồng, khai thác rất lớn nhưng hàng năm xứ sở hoa anh đào cũng phải NK khoảng 13 tỉ USD các sản phẩm thuỷ sản mới đáp ứng được đủ nhu cầu tiêu dùng của hơn 125 triệu dân trong nước. Mỗi năm, Nhật Bản NK trên 55% thuỷ sản từ các nước Châu á, trong đó Trung Quốc là nước đứng đầu về cung cấp thuỷ hải sản cho Nhật, với thị phần năm 2002 là 17,99%, tiếp đến là Thái Lan với 7,83%, Việt Nam chỉ chiếm 4,15%. Ngoài ra Nhật Bản còn nhập 9,92% thuỷ sản từ Mỹ và các nước SNG 6,77%.
Với quan niệm: “giàu thì ăn tôm, nghèo thì ăn cá, ăn ghẹ”, người Nhật rất thích ăn các loại hải sản tươi sống, trong đó tôm là mặt hàng dược tiêu thụ rất mạnh. Hàng năm, Nhật Bản đánh bắt được 7.000 tấn tôm các loại, nhưng vẫn còn thiếu nhiều. Vì thế, Nhật phải NK khoảng 90% lượng tôm hùm để thoả mãn được nhu cầu trong nước. Tỷ lệ này tính trên lượng tôm bóc bỏ đầu, nếu tính số lượng số lượng nhập nguyên con thì thị phần này có thể lên đến 98%. Tại Nhật Bản, mỗi năm tiêu thụ khoảng 300- 400 nghìn tấn tôm sú và tôm hùm cả khai thác trong nước và NK. Tôm hùm đen chiếm phần lớn trong sản lượng tôm NK. Trong số này phần lớn được dùng phục vụ cho các quán ăn và tại các gia đình, số nhỏ còn lại dùng trong công nghệ chế biến mì ăn liền. Trước đây, 70-80% tôm các loại dùng cho các cửa hàng bán thức ăn, nhưng do ngày càng phát triển hình thức phân phối đến tận nhà nên tỉ lệ này hiện nay là 50/50. Tuy nhiên, tại các nhà hàng ăn uống thường sử dụng các loại tôm hùm to và tôm hồng cỡ vừa, các gia đình lại hay mua tôm sú đông lạnh và tôm hồng cỡ nhỏ. Còn đối với các nhà chế biến thực phẩm thì thích dùng các loại tôm sú nhỏ hơn. Người dân địa phương thích dùng tôm vào các dịp lễ hội như tuần lễ vàng, lễ hội mùa hè và mừng năm mới. Do đó vào những ngày này thị trường tại đây thường xảy ra tình trạng khan hiếm và giá tôm tăng lên rất cao. Tại khu vực Osaka- tokyo người dân thường dùng tôm như là thức ăn chính trong bữa cơm hàng ngày và dùng nhiều tôm quanh năm hơn so với các vùng khác của Nhật. Năm 2002, Nhật Bản NK 248.900 tấn tôm. Con tôm Việt Nam đến thị trường này ngày càng tăng. Việt Nam đã vượt qua ấn Độ để thành nước cung cấp tôm lớn thứ hai cho thị trường Nhật Bản (chỉ sau Indonesia). Người dân Nhật cũng thích cá không kém gì tôm. Tuy nhiên, họ chỉ nhập một vài loại cá mà tại thị trường nội địa không đủ để cung ứng cho người tiêu dùng. Cũng do một điều khá tế nhị là ăn tôm tuy ngon nhưng lại khá đắt tiền, cho nên nhiều người dùng cá vừa bổ, vừa phù hợp với kinh tế của gia đình. Trong năm 2002, Việt Nam đã XK vào thị trường Nhật Bản 1.537 tấn cá ngừ. Các loại cá ngừ của Việt Nam chỉ chiếm một lệ rất nhỏ trong tổng lượng cá ngừ NK của Nhật Bản nhưng vẫn còn rất nhiều khả năng để tăng XK vào Nhật trong những năm tới. Cũng trong năm 2002, Nhật Bản đã NK từ Việt Nam tổng cộng 13.122 tấn mực và bạch tuộc đông lạnh, với trị giá 6,55 tỉ yên, tăng 7,94% về lượng và tăng 8,32% về trị giá so với năm 2001. Mực nang XK của Việt Nam đã giành được vị trí thứ hai tại thị trường Nhật, sau Thái Lan với tỉ trọng chiếm 15,37% trong tổng lượng NK của Nhật Bản. Nhật cũng NK khoảng 8.000 tấn ghẹ đông lạnh mỗi năm. đến nay, tuy Việt Nam đứng thứ hai sau Trung Quốc nhưng khoảng cách còn rất lớn.
Biểu đồ 1 : Tỷ trọng thị trường xuất khẩu thuỷ sản (theo giá trị) 1998-2001
Cơ cấu thị trường có sự thay đổi lớn từ năm 1998 đến năm 2001. Thị trường Nhật tuy vẫn tăng về giá trị nhưng về tỉ trọng đã giảm dần, từ 42,3% năm 1998 xuống còn 26,14% năm 2001, và từ tháng 8-2001 đã xuống vị trí thứ hai sau Mỹ. Bên cạnh đó, thị trường Trung Quốc và Hồng Kông cũng đã vươn lên chiếm vị trí thứ ba trong cơ cấu thị trường thuỷ sản Việt Nam.
Năm 2003, sản lượng tôm của Việt Nam xuất sang Nhật Bản đã đạt 47.626 tấn, tăng 14,7% so với năm 2002, chiếm tới hơn 60% trong tổng kim ngạch XK thuỷ sản của Việt Nam vào thị trường này. Bên cạnh mặt hàng tôm, Nhật Bản đang là thị trường tiêu thụ mực và bạch tuộc lớn của Việt Nam, chiếm 37% tổng giá trị XK mặt hàng này của Việt Nam. Thêm vào đó, thị trường này cũng rất ưa chuộng và đang tăng cường NK sản phẩm tôm Nobashi PTO. Thành quả trên có được là do có sự giúp đỡ của chính phủ và nhiều nhà DN Nhật Bản. Chính phủ Nhật Bản đã viện trợ qua các dự án như cảng cá Cát Lở, dự án đánh giá nguồn lợi ngoài khơi thuộc vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, dự án xây dựng Trung tâm nghiên cứu và phát triển nuôi biển Nha Trang và những dự án hiện đang được nghiên cứu. Năm 2003, để tăng lượng hàng thuỷ sản XK sang Nhật Bản, một trong những thách thức lớn nhất đối với các nhà XK thuỷ sản Việt Nam là đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, giữ vững và củng cố uy tín khi XK sang thị trường này.
Năm 2004, thống kê chính thức của hải quan cho thấy, so với cùng kì năm ngoái, giá trị XK thuỷ sản chính ngạch tháng 7 của cả nước đạt 234,708 triệu USD, tăng 1,1%, nâng tổng kim ngạch 7 tháng đầu năm lên 1,214 tỉ USD, tăng 2,1%. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của việc Bộ thương mại Mỹ áp đặt mức thuế cao trong vụ kiện bán phá giá tôm đã làm giảm kim ngạch XK mặt hàng này sang Mỹ, xuống con 202,374 triệu USD, giảm 23% so với cùng kì. Trong 7 thị trường XK chính của Vịêt Nam thì có 5 thị trường có giá trị sản lượng tăng đáng kể, đặc biệt là EU.
Vasep (Hiệp hội chế biến và XK thuỷ sản Việt Nam) cho biết, XK thuỷ sản sang EU đã tăng 84% so với cùng kì năm ngoái, đạt 123,778 triệu USD.Kim ngạch vào thị trường này dự kiến còn tăng trong những tháng cuối năm do EU đã chính thức công nhận thêm 53 DN Việt Nam được phép XK thuỷ sản vào thị trường này, nâng tổng số DN được cấp phép lên 153 DN. Mới đây, Hàn Quốc đã chấp nhận thêm 25 DN Việt Nam đủ tiêu chuẩn XK. Như vậy, tổng số đơn vị được cấp phép XK vào Hàn Quốc là 222 DN. XK thuỷ sản sang Hàn Quốc 7 tháng đầu năm tăng 31,5% so với cùng kì năm ngoái, đạt 76,920 triệu USD. Một số thị trường khác cũng có tốc độ tăng trưởng khá là ASEAN tăng78%, Nhật Bản tăng 28,3%, Đài Loan tăng 35,6% so với cùng kì năm ngoái. Riêng thị trường Trung Quốc và Hồng Kông lại giảm 20,4% so với cùng kì. Tính đến nay, tổng số DN Việt Nam được phép XK vào Trung Quốc đã lên tới 222, và 61 DN được tạm cấp mã số trong vòng một năm. Trong số các mặt hàng XK chủ lực, mực và bạch tuộc tăng cao nhất, gần 30%, đạt 82,408 triệu USD. Đây là tín hiệu khả quan vì vài năm trước mặt hàng này bị mất mùa và các DN thường xuyên rơi vào tình trạng thiếu nguyên liệu sản xuất. Đứng đầu về kim ngạch XK 7 tháng đầu năm là thị trường Nhật Bản với 378 triệu USD. Hiện nay, Nhật Bản chiếm 31,1% thị phần XK thuỷ sản của Việt Nam trong khi Mỹ chỉ chiếm 24,9%.
Một trong những nguyên nhân làm cho kim ngạch vượt mốc 1 tỉ USD chính là sự phát triển mạnh mẽ của mặt hàng ca tra, basa và kể cả đợt tăng giá tôm sau phán quyết vụ kiện chống bán phá giá. Có một điều nghịch lí mà những ngươi đi kiện bán phá giá không ngờ tới đó là sau vụ kiện, con cá Việt Nam lại được nhiều nước biết tới hơn. Nhiều nhà NK và phân phối của Châu Âu đã biết đến cá tra, basa, giúp tăng lượng XK vào thị trường này lên2,5 lần. XK vào Châu á tăng 70% và đặc biệt là Châu đại dương tăng 3,5 lần so với cùng kì năm ngoái. Thị trường cá tra, basa hiện đã mở được thêm 8 thị trường mới, nâng tổng số lên 40 nước và khu vực. Một năm sau vụ kiện cá tra, cá basa, thị trường Mỹ giờ đây chỉ là một trong nhiều điểm đến của cá da trơn Việt Nam. Trước vụ kiện, các DN Việt Nam XK chủ yếu các sản phẩm philê cá đông lạnh sang Mỹ và vài thị trường khác. Đến nay, ngoài sản phẩm philê đông lạnh, các DN đã XK được nhiều sản phẩm khác chế biến từ cá tra, basa sang các thị trường Châu Âu, Mehico, Canada, Hồng Kông, Singapore, Nhật Bản, Trung Quốc, Philippin, Đài Loan…, trong đó XK sang thị trường EU là tăng trưởng nhiều nhất. Còn với vụ kiện tôm, ngay sau phán quyết sơ bộ của Bộ thương mại Mỹ, nhiều nhà NK Nhật Bản bắt đầu chào mua. Dù giá chào cao hơn trước, họ vẫn có động thái muốn mua. Hiện giá tôm loại 16-20 con/kg là 11USD/kg, tăng 0,8-09 kg so với tháng trước. Ngay cả một số khách hàng Mỹ cũng muốn mua với khối lượng lớn.Các chuyên gia dự đoán, diễn biến khả quan trên đây có thể tạo điều kiện cho ngành thuỷ sản đạt được mục tiêu đã đề ra cho năm 2004 là 2,6 tỉ USD.
3. Các giải pháp thâm nhập và thúc đẩy xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam sang thị trường Nhật Bản
3.1. Các giải pháp hỗ trợ của chính phủ trong những năm qua
Trong chiến lược hướng về XK của Đảng và Nhà nước ta, thuỷ sản được xác định là một trong những mặt hàng XK chủ lực. Trong số các thị trường hiện đang NK thuỷ sản của nước ta, Nhật Bản là một thị trường truyền thống. Năm 2000, kim ngạch XK thuỷ sản đạt 1,475 tỉ USD, trong đó kim ngạch XK sang Nhật chiếm khoảng 35%. Vì vậy, trong công tác thị trường, bên cạnh nỗ lực đa dạng hoá thị trường như cố gắng thâm nhập vào thị trường Mỹ, EU…, Nhật Bản vẫn được xác định là một trong những thị trường quan trọng nhất. Hiện nay, các mặt hàng thuỷ sản XK sang Nhật có thể chia thành các nhóm sản phẩm cơ bản sau: sản phẩm tôm, sản phẩm cá, sản phẩm nhuyễn thể và thực phẩm phối chế, đồ hộp thuỷ sản và các loại thuỷ sản khác. Để có thể nâng cao năng suất, chất lượng, từ đó đẩy mạnh XK thuỷ sản sang thị trường Nhật Bản nói riêng cũng như các thị trường khác nói chung, chính phủ ta đã đưa ra các chính sách, các chương trình hỗ trợ cho ngành thuỷ sản như chính sách miễn thuế XK thuỷ sản, chương trình phát triển nuôi trồng thuỷ sản đến năm 2010, chương trình phát triển XK thuỷ sản đến năm 2005…
a. Miễn thuế XK thuỷ sản
Ngày 11/12/19998, Bộ tài chính ra quyết định số 1802/1998/QĐ/BTC ban hành biểu thuế XK, có hiệu lực thi hành từ 1/1/1999. Trong biểu thuế này thì hàng thuỷ hải sản bao gồm tất cả các loại đều có thuế suất bằng 0%, nghĩa là không có thuế khi XK hàng thuỷ hải sản. Do vậy, không cần phải có điều kiện gì để xin được miễn thuế XK và không phải có loại thuế nào phải nộp khi XK hàng thuỷ hải sản. Ngoài ra, hàng thuỷ sản XK (bao gồm hàng gia công XK, XK ra nước ngoài, XK vào khu chế xuất) nếu có đủ căn cứ là hàng hoá XK thì được áp dụng thuế suất bằng 0% cho thuế GTGT, nghĩa là không phải nộp cả thuế GTGT.
b. Các giải pháp trong chương trình phát triển XK thuỷ sản đến năm 2005
1) Về giống
Đầu tư và sắp xếp lại các cơ sở sản xuất giống tôm, cá. Mở rộng việc nhập giống và các công nghệ sản xuất giống hiện đại, qui mô công nghiệp. Thực hiện chính sách khuyến khích các DN nước ngoài đầu tư sản xuất giống cá biển tại Việt Nam. Đầu tư hoàn thiện các trung tâm nghiên cứu giống hải sản ở một số vùng trọng điểm. Xây dựng, nâng cấp các trại sản xuất giống phục vụ nuôi XK ở các địa phương. Nghiên cứu xây dựng đề án nuôi dưỡng bảo tồn giống loài thuỷ sản bố mẹ.
2) Về thức ăn cho thuỷ sản
Xây dựng các cơ sở sản xuất thức ăn cho thuỷ sản theo công nghệ mới nhằm tăng cường chất lượng thức ăn và hạ giá thành, đảm bảo vệ sinh và phòng chống dịch bệnh, đáp ứng nhu cầu về thức ăn công nghiệp cho nuôi thuỷ sản.
3) Về thị trường
Bộ thuỷ sản chủ trì, phối hợp chặt chẽ với Bộ thương mại, Ngoại giao trong công tác xúc tiến thương mại và tăng cường công tác thông tin thị trường, tăng cường đào tạo cán bộ thị trường và tiếp thị chuyên nghiệp ở các DN, để giữ vững và ổn định thị trường truyền thống, đặc biệt là thị trường Nhật Bản, đồng thời mở rộng hơn nữa để xuất ra các thị trường lớn như: EU, Mỹ, Trung Quốc…, giảm tỉ trọng các thị trường trung gian, tăng tỉ trọng các thị trường tiêu thụ trực tiếp. Đối với thị trường Nhật Bản cần tăng tỉ trọng hàng thuỷ sản tinh chế và phối chế đóng gói nhỏ cho siêu thị, tôm sống, cá ngừ tươi và đông và các đặc sản khác, đưa tỉ trọng thuỷ sản XK chiếm từ 38 - 40% trong tổng sản phẩm XK và giá trị kim ngạch XK đạt từ 760 – 800 triệu USD vào năm 2005.
4) Về khoa học, công nghệ
Bộ thuỷ sản chủ trì, phối hợp với Bộ khoa học, Công nghệ và Môi trường và các Bộ ngành có liên quan trong việc tập trung nghiên cứu công nghệ cao về di truyền, chọn giống, nhân giống, công nghệ sinh học, xử lí môi trường, chuẩn đoán phòng trừ dịch bệnh, công nghệ chế biến, bảo quản sau thu hoạch. Khuyến khích các DN NK các bí quyết công nghệ, công nghệ cao từ các nước phát triển; đâu tư nghiên cứu ứng dụng các công nghệ mới về nuôi trồng, khai thác và chế biến XK.
5) Về đổi mới quan hệ sản xuất và đào tạo cán bộ
Sắp xếp và đổi mới các DN nhà nước theo hướng đẩy mạnh cổ phần hoá.Khuyến khích các thành phần kinh tế, các hộ gia đình, cá nhân đâu tư vào phát triển thuỷ sản, phát triển các loại hình kinh tế hợp tác trong việc chế biến thức ăn, nuôi trồng, khai thác và chế biến hải sản XK. Tăng cường và mở rộng đào tạo trong và ngoài nước cho cán bộ nghiên cứu, cán bộ quản lí và kĩ thuật, công nhân kĩ thuật…
6) Chính sách đầu tư
Vốn ngân sách nhà nước đầu tư vào: xây dựng cơ sở hạ tầng kĩ thuật gồm đê bao, kênh cấp thoát nước cấp 1, cống và trạm bơm lớn, hệ thống cảng cá, chợ cá quốc gia; xây dựng hệ thống trại giống quốc gia; xây dựng, nghiên cứu, phát triển và NK các trang thiết bị, công nghệ phục vụ cho nuôi trồng, khai thác và chế biến XK, phục vụ việc kiểm dịch và kiểm tra chất lượng hàng thuỷ sản. Đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ phục vụ chương trình phát triển XK thuỷ sản.
Vốn tín dụng ưu đãi đầu tư theo kế hoạch nhà nước tập trung vào: xây dựng trại giống cấp cơ sở, kênh cấp và thoát nước cấp 2, cơ sở sản xuất thức ăn cho thuỷ sản, phương tiện khai thác, thiết bị kĩ thuật, nhà máy nước đá cho bảo quản và chế biến thuỷ sản XK; xây dựng, cải tạo, nâng cấp các cơ sở chế biến thuỷ sản XK và chợ cá địa phương.
7) Chính sách thuế
Các tổ chức, cá nhân thuộc các thành phần kinh tế tham gia thực hiện Chương trình phát triển XK thuỷ sản được hưởng các ưu đãi về thuế theo qui định của Luật khuyến khích đầu tư trong nước và các qui định hiện hành.
8) Về hợp tác đầu tư nước ngoài
Khuyến khích liên doanh với các nhà đầu tư nước ngoài để đầu tư nuôi trồng thuỷ sản, sản xuất thức ăn và phát triển nuôi trồng, đổi mới công nghệ nuôi, khai thác và chế biến XK. Bộ Thuỷ sản phối hợp với Bộ Kế hoạch và đầu tư và các Bộ, ngành có liên quan trong việc tranh thủ nguồn tài trợ của các nước và các tổ chức quốc tế để có thêm nguồn vốn cho Chương trình phát triển Xk thuỷ sản, trước mắt ưu tiên cho các dự án nuôi trồng thuỷ sản cung cấp nguyên liệu cho XK.
c. Các giải pháp khác
Ngoài các giải pháp về tài chính tín dụng, các chương trình phát triển nuôi trồng và XK thuỷ sản, chính phủ còn đưa ra các giải pháp thiết thực khác như thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào các dự án phát triển ngành thuỷ sản, giúp các DN Việt Nam thúc đẩy việc quảng bá thương hiệu thông qua đại diện phòng thương mại ở Nhật Bản. Nắm được thực tế là các mặt hàng thuỷ sản của ta có chất lượng khác biệt so với sản phẩm của các nước khác NK vào Nhật Bản nhưng sự khác biệt này lại không được các bạn hàng người Nhật biết đến bởi sản phẩm của ta chưa có chỗ đứng vững chắc trên thị trường này, chưa xây dựng được một địa chỉ tin cậy cũng như một thương hiệu rõ ràng (ta thấy không chỉ có thuỷ sản mà hầu hết các sản phẩm XK của Việt Nam đều không có đăng kí bảo vệ bản quyền và xây dựng thương hiệu. Mặt trái là nhiều sản phẩm có chất lượng của ta bị làm nhái_ ví dụ như nước mắm Phú Quốc bị làm giả ở Thái Lan_làm cho giá trị XK bị giảm sút. Nhà nước ta đã phát động cuộc thi “hãy xây dựng thương hiệu cho sản phẩm Việt Nam” và tổ chức nhiều cuộc hội chợ triển lãm nhằm giới thiệu, quảng bá thương hiệu Việt ngay tại nước Nhật. Mặt khác, việc viếng thăm của quan chức hai bên đã tạo cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam có cơ hội tiếp xúc với các bạn hàng Nhật Bản từ đó thúc đẩy hơn nữa việc buôn bán giao thương giữa hai nước. Chiều 9/3/2004, hội thảo xúc tiến buôn bán thuỷ sản Việt-Nhật do cơ quan thương mại Việt Nam tại Nhật Bản cùng VASEP phối hợp tổ chức đã diễn ra tại Chiba (Nhật Bản) với sự tham dự của gần 60 DN hai nước. Nhiều DN Nhật Bản cũng mong muốn sẽ có thêm cơ hội hợp tác kinh doang trong tương lai. Nhân dịp này, một số DN thuộc VASEP đã giới thiệu những mặt hàng có thế mạnh trên thị trường trong và ngoài nước tại Hội chợ triển lãm thực phẩm FOODEX-2004 tổ chức tại tỉnh Chiba từ 9-21/3/2004. Đây cũng là cơ hội cho các nhà XK thuỷ sản Việt Nam tăng kim ngạch XK thuỷ sản sang thị trường này trong thời gian tới. Trong năm 2004, Bộ thuỷ sản đang tập trung triển khai thực hiện các giải pháp như nâng cao năng lực xúc tiến thương mại cho các DN, xây dựng thương hiệu thuỷ sản cho một số sản phẩm chính như tôm, cá basa, đồng thời tăng cường tổ chức các cuộc hôi thảo, tham gia hội chợ Quốc tế nhằm mở rộng thị trường XK.
3.2. Các giải pháp thâm nhập và thúc đẩy xuất khẩu thuỷ sản sang thị trường Nhật Bản
3.2.1. Giải pháp của doanh nghiệp
a. Giải pháp thâm nhập thị trường Nhật Bản
Mặc dù nhu cầu NK thuỷ sản của Nhật Bản là rất lớn nhưng hiện nay thị trường thuỷ sản của Nhật Bản đã chật chội với các đại lí, các công ty XK thuỷ sản của Indonesia, Thái Lan, Trung Quốc, Mỹ..., kể cả các DN thuỷ sản Nhật. Mỗi DN đó đều có một lợi thế cạnh tranh riêng về giá, sản phẩm, chất lượng hay uy tín, dịch vụ sau bán. Ngoài ra, để có thể thâm nhập vào một thị trường khó tính như Nhật Bản thì DN còn phải vượt qua những rào cản về tài chính, luật pháp, ngôn ngữ, văn hoá… Vì vậy, việc tìm ra các giải pháp để thâm nhập vào thị trường Nhật Bản trong thời gian hiện nay đối với các DN là rất khó khăn. Bên cạnh sự hỗ trợ của chính phủ, các hiệp hội thuỷ sản Việt Nam và kinh nghiệm của các DN XK thuỷ sản đi trước, các DN cần phải tìm cho mình cho mình một hướng đi thích hợp để thâm nhập vào thị trường này.
1) Tìm hiểu kĩ đặc điểm thị trường
Nghiên cứu, tìm hiểu thị trường là bước đầu tiên khi một DN thực hiện kế hoạch thâm nhâp. Các DN cần hiểu rõ các qui định về NK. Trước hết cần kiểm tra xem mặt hàng có được phép NK tại Nhật hay không. Cần xem xét luật ngăn ngừa cạnh tranh không bình đẳng, đạo luật về thương hiệu, đạo luật về bằng sáng chế. Các DN cần lưu tâm yếu tố về giá(như đã nói ở trên, giá cả khi đến tay người tiêu dùng cao gấp 2-3 lần). Ban đầu, giá cả có thể là yếu tố quyết định cơ hội làm ăn. Tuy nhiên, cái mà người tiêu dùng Nhật cần còn là chất lượng tốt. Thị trường Nhật Bản rất nhạy cảm với các sản phẩm mới, vì thế người tiêu dùng luôn tìm kiếm sự mới mẻ. Tuy nhiên, DN phải đo lường kĩ nhi cầu của thị trường, bán những gì người Nhật muốn mua.
Tại Nhật, khi người ta không nhận được câu trả lời trong vòng 3 ngày, họ sẽ nghĩ là DN không quan tâm đến chào hay hỏi hàng. Nếu muốn bán sản phẩm chỉ nói tên sản phẩm là chưa đủ. Cần nói kĩ về chủng loại sản phẩm dành cho đối tượng nào với các chi tiết kèm theo. Việc nêu khung giá rất cần thiết. Khi có khung giá có thể quyết định nên bán các sản phẩm đó tới các cửa hàng chất lượng cao hay cửa hàng bách hoá trên thị trường bình dân tuỳ theo loại khung giá.
2) Từng bước đặt chân vào thị trường
Các hãng Nhật thường không tin và không muốn mở mở tài khoản với các hãng nước ngoài khi thiết lập buôn bán với cơ sở sản xuất tận gốc vì điều này có thể dẫn đến khả năng họ giới thiệu hàng mẫu với các hãng khác của Nhật. Trừ khi các DN phải dấu hàng mẫu như là những mặt hàng bí mật, còn cách làm nêu trên sẽ làm DN trở nên thiếu tin cậy tại Nhật Bản. Ưu thế của sản phẩm rất quan trọng. DN cần phải nêu rõ những đặc điểm về sản phẩm: rẻ hay đắt, chất lượng, nguyên liệu có tốt không, mùi vị có mới lạ không và giá trị gia tăng có được nhờ những điểm khác biệt này không. Cần chỉ rõ đặc điểm nhận dạng sản phẩm vì khách hàng Nhật rất cần những yếu tố này. Khi giải thích về sản phẩm, doanh nghiệp không nên sử dụng các thuật ngữ hay chữ viết tắt chỉ sử dụng trong DN. Cần phải giải thích rõ bằng các từ ngữ. DN cũng cần phải giữ lời hứa và nhạy cảm với các vấn đề như thời gian hứa giao hàng, thời gian giao hàng, giao hàng đúng như hàng mẫu.
3) Tiếp thị và xúc tiến thị trường
Như đã nói ở trên, sản phẩm XK không những phải đạt tiêu chuẩn chất lượng mà quan trọng là phải đạt tiêu chuẩn chất lượng và các điều luật liên quan của Nhật Bản. Tất cả các DN XK thuỷ sản phải nắm rõ những điều luật này để XK hàng. DN có thể in tờ bướm hay catalogue bằng tiếng Nhật. Nếu muốn bán hàng trực tiếp hãy thuê người Nhật hay đào tạo đội ngũ nhân viên có thể nói tiếng Nhật. Nếu chẳng may nảy sinh khiếu nại hư hỏng liên quan đến lô hàng, DN không nên trốn tránh hay bỏ ngoài tai. Phải nhận sai sót và bồi thường thiệt hại. Nếu làm như vậy, DN sẽ giành được sự tin cậy cần có để làm ăn lâu dài và sau này sẽ thu hồi lại cao hơn so với chi phí bồi thường thiệt hại. Đây là cách gieo lỗ để gặt lãi. Năm 2003, Phòng thương mại và công nghiệp VN (chi nhánh TP HCM) phối hợp với Liên đoàn kinh tế Nhật Bản (Keidanren) và Hiệp hội DN Nhật Bản tổ chức cuộc hội thảo “Kinh doanh với thị trường Nhật-cơ hội và thách thức” đã đưa ra 4 nguyên tắc: nắm bắt thị hiếu, định giá thành sản phẩm, đảm bảo thời hạn giao hàng và duy trì chất lượng sản phẩm. DN Việt Nam muốn thâm nhập thị trường Nhật nhất thiết phải nắm vững các nguyên tắc này.
b. Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu thuỷ sản sang thị trường Nhật Bản
Giữ chữ tín, duy trì mối tin tưởng với bạn hàng Nhật; chất lượng hàng hoá phải đồng đều; các điều khoản trong hợp đồng thật chi tiết, rõ ràng, được hai bên cùng chấp thuận; giao hàng đúng thời hạn, số lượng, chất lượng theo mẫu chào hàng; tham dự các hội chợ thương mại tổ chức tại Nhật Bản. Đó là 5 điểm quan trọng các DN Việt Nam cần chú trọng nếu muốn thành công khi XK vào thị trường Nhật Bản. Lời khuyên trên được các DN Nhật Bản đưa ra tại Hội thảo: “Đẩy mạnh XK hàng Việt Nam vào thị trường Nhật” do Hiệp hội công thương thành phố HCM tổ chức năm 2002. Ngoài ra, các DN XK thuỷ sản Việt Nam cần nghiên cứu kĩ đặc điểm thị trường NK thuỷ sản của Nhật Bản (ở phần trên) để có những giải pháp thúc đẩy XK phù hợp và có hiệu quả. Dưới đây là một số giải pháp cơ bản mà DN cần lưu y khi thực hiện hoạt động đẩy mạnh XK thuỷ sản sang thị trường này:
1) Về nghiên cứu thị trường và xúc tiến xuất khẩu
Để có thể đẩy mạnh XK thuỷ sản sang Nhật, các DN Việt Nam cần đẩy mạnh triển khai các chương trình phát triển những nhóm sản phẩm chủ lực, trong đó chú trọng công tác nghiên cứu thị trường, nghiên cứu khách hàng tiềm năng để có thể cung cấp cho thị trường những sản phẩm đạt các tiêu chuẩn chất lượng của Nhật Bản, hợp khẩu vị của người Nhật.
Khi lựa chọn một công nghệ chế biến, các DN cần chú y thị trường Nhật Bản đang có nhu cầu lớn những sản phẩm chế biến đạt tiêu chuẩn vệ sinh thực phẩm cao. Việc trước mắt là phải nâng cao chất lượng nguyên liệu, hình thành các vùng chuyên canh có khả năng cung cấp một lượng thuỷ sản nguyên liệu lớn với chất lượng ổn định. Trong khâu bảo quản sau thu hoạch, cần chú y kĩ thuật bảo quản để hạn chế tỉ lệ phế phẩm, kiểm soát các yếu tố độc hại, làm ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm trong khâu chế biến.
Một lưu ý nữa là hàng thuỷ sản NK vào Nhật phải dán nhãn, cung cấp những thông tin tối thiểu là tên sản phẩm, hạn dùng, tên và địa chỉ công ty sản xuất, tên và địa chỉ của công ty NK, các phụ gia đã sử dụng (nếu có), phương pháp bảo quản, phải ghi rõ sản phẩm đã nấu chín hay còn sống, ghi rõ “rã đông” nếu phải rã đông và NK nếu là hàng NK và xuất xứ.
2) Về làm thủ tục xuất khẩu
Các mặt hàng thuỷ sản của Việt Nam sang Nhật Bản tuy không cần phải có hạn ngạch nhưng phải tuân thủ các qui định, yêu câu của Luật kiểm dịch (quaran-time law) và Luật vệ sinh thực phẩm (Food santitation Law) của Nhật. Để đảm bảo hàng hoá của mình NK nhanh chóng, các DN có thể sử dụng các dịch vụ kê khai thực hiện các công việc nói trên. Nếu muốn tự mình thực hiện và để nắm cụ thể các qui định đối với từng chủng loại sản phẩm, DN có thể liên hệ trước với với bộ phận kiểm tra thực phẩm NK của các trạm kiểm dịch hay Hiệp hội an toàn thực phẩm NK Nhật Bản và cung cấp các thông tin sau càng chi tiết càng tốt để được tư vấn nguyên liệu, xuất xứ, công thức chế biến, loại và số lượng các phụ gia sử dụng, phương pháp hay qui trình chế biến và đóng gói bao bì.(Một khi nắm vững các qui định NK thuỷ sản của Nhật sẽ giúp các DN XK thuỷ sản vào thị trường này xây dựng được phương án sản xuất kinh doanh một cách sát thực và đạt hiệu quả cao nhất).
3) Về khâu phân phối
Một trong những kênh phân phối hiệu quả là thông qua thị trường bán sỉ ở những thị trường mục tiêu mà DN thường hướng đến để họ phân phối đến các cửa hàng lớn, cửa hàng bán lẻ và các cơ sở phục vụ ăn uống hoặc phân phối trực tiếp đến các công ty chế biến thực phẩm. Các DN có thể liên kết với một công ty nào đó ở Nhật có thể là một công ty kinh doanh, một công ty chế biến hay hay nhà phân phối thuộc Hiệp hội NK thuỷ sản (The Japan Marine Products Importers Association) hoặc các nhà phân phối ngoài hiệp hội để thực hiện công đoạn này. Các DN cũng cần tận dụng các triển lãm, các hội nghị để xây dựng các mối quan hệ làm ăn, trao đổi kinh nghiệm thâm nhập thị trường… Đồng thời, đã đến lúc các DN XK thuỷ sản cần tính đến loại hình thương mại đang thịnh hành trên thế giới là kinh doanh trên mạng(Ecommerce-Thương mại điện tử). Các DN thuỷ sản trước tiên phải tiếp cận với Thương mại điện tử, sau đó đăng kí kinh doanh trên mạng để có thể giới thiệu về DN và các sản phẩm của DN đến với các khách hàng Nhật Bản (bằng ngôn ngữ Nhật Bản). Để tiếp cận tốt hơn với thị trường Nhật Bản, về lâu dài, các DN có thể thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện tại Nhật để thâm nhập tốt hơn thị trường này. Các DN cần thường xuyên theo dõi giá cả của các công ty, các nước trong khu vực để giá chào sát với thực tế, tạo ra một mức giá cạnh tranh và điều kiện thanh toán có lợi hơn với người NK. Các DN cũng cần hợp tác chặt chẽ, tránh việc cạnh tranh không lành mạnh gây thiệt hại cho tất cả các bên.
3.2.2. Giải pháp hỗ trợ của chính phủ và các hiệp hội
Để đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu thuỷ sản sang thị trường Nhật, bên cạnh sự cố gắng của các DN thì sự hỗ trợ của chính phủ và các Hiệp hội đóng vai trò hết sức quan trọng. Ngoài những biện pháp và chính sách hỗ trợ của chính phủ đã nói ở trên, dưới đây em xin đưa ra một số giải pháp tài chính tín dụng để khuyến khích XK hàng thuỷ sản sang thị trường Nhật nói riêng và XK sang các thị trường khác nói chung.
a. Miễn giảm các loại thuế sản xuất và xuất khẩu
Hàng thuỷ sản thuộc nhóm hàng XK truyền thống của Việt Nam và trước đây có lợi thế cạnh tranh rất lớn. Vì vậy khối lượng và kim ngạch XK đạt tốc độ tăng trưởng cao trong thời gian qua. Tuy nhiên hiện nay lợi thế cạnh tranh đã giảm đi rất nhiều vì chi phí tàu thuyền ngày càng cao, giá lao động cũng tăng lên theo thời gian, trong khi máy móc, thiết bị cho đánh bắt và chế biến trong tình trạng quá lạc hậu so với trình độ chung của khu vực. Vì vậy, để tăng cường sức cạnh tranh của các DN sản xuất và chế biến thuỷ sản XK, Nhà nước cần có chính sách thuế thoả đáng. Việc nhà nước không đánh thuế XK hàng thuỷ sản để các DN XK thuỷ sản có thể tăng cường năng lực cạnh tranh về mặt giá cả là hợp lí và đúng thời điểm. Tuy nhiên, đối với nguyên liêu vật tư NK phục vụ cho chế biến XK, Nhà nước nên hoàn trả 100% thuế NKvà có chính sách khuyến khích việc đầu tư đổi mới trang thiết bị cho chế biến hàng thuỷ sản XK. Chẳng hạn thông qua qui định về thuế NK hay phương pháp tính khấu hao hợp lí để khuyến khích các DN đầu tư đổi mới thiết bị.
b. Tài trợ xuất khẩu
Trước tiên phải xác định vấn đề tài trợ xuất khẩu bao trùm toàn bộ các biện pháp tài chính tạo điều kiện thuận lợi cho xuất khẩu mặt hàng thuỷ sản. Nhu cầu tài trợ XK bao gồm:
1) Tài trợ trước khi giao hàng: Vốn để đầu vào cho sản xuất và chế biến hàng XK, như mua nguyên liệu và máy móc thiết bị phụ tùng cần thiết là rất quan trọng. Do đặc điểm của hàng thuỷ sản là sản xuất có tính thời vụ cao và nhiều loại nguyên liệu cần thiết cho chế biến lại phải NK, dẫn đến trong thời điểm mùa vụ lượng vốn lưu chuyển rất lớn, nhiều khi DN không thể đáp ứng mà cần phải có sự trợ giúp của hệ thống tài chính để đảm bảo hoạt động hiệu quả.
2) Tài trợ trong khi giao hàng: Thông thường, hàng thuỷ sản đã được chế biến phải lưu kho chờ kí được hợp đồng bán hàng. Muốn thắng lợi trong chào hàng và giành được hợp đồng thì DN phải chào hàng với những điều kiện hấp dẫn về giá cả hay thanh toán (giảm giá hay thoả thuận một thời hạn thanh toán chậm) do đó phát sinh nhu cầu tín dụng trong giao hàng và kéo theo là phải có sự vào cuộc của hệ thống ngân hàng, tài chính.
3) Tín dụng sau giao hàng: Khi nhà XK chào bán chịu với thời hạn thanh toán 3, 6, 9 tháng, một năm hay lâu hơn nữa, cần phải có tín dụng XK cho nhà XK tiếp tục hoạt động sản xuất kinh doanh.
Tài trợ XK ngoài việc cung cấp vốn cho giao dịch XK như trên còn hạn chế các rủi ro phát sinh trong giao dịch XK, và do vậy khuyến khích được các ngân hàng cung cấp các khoản tín dụng XK ở mức lãi suất phải chăng. Trong thực tế, nhiều ngân hàng cần thiết phải có sự đảm bảo chắc chắn về sự trả nợ của các DN XK trước khi đồng y tài trợ. Do vậy, các ngân hàng nhấn mạnh tới vấn đề đặt cọc. Các hợp đồng bảo hiểm hay bảo lãnh do các cơ quan tín dụng XK Nha nước cung cấp được coi là khoản đặt cọc chắc chắn để các ngân hàng thương mại sẵn sàng cho các nhà XK vay tiền với các điều kiện ưu đãi phục vụ tiến hành hoạt động XK. Đây là mô hình chúng ta có thể tham khảo để đảm bảo tính thông suốt và hiệu quả của hoạt động XK.
c. Lập quĩ hỗ trợ sản xuất xuất khẩu
Có nhiều quan điểm cho rằng hiện nay hàng XK thuỷ sản của Việt Nam vẫn còn nhiều lợi thế so sánh tương đối để phát triển, đặc biệt đối với hình thức nuôi bán thâm canh có lợi thế rất lớn. Vì vậy, chưa cần thiết phải lập ra một quĩ hỗ trợ sản xuất và XK thuỷ sản, nhất là khi chúng ta đang rất hạn chế về mặt kinh phí và có nhiều ngành công nghiệp khác cần hỗ trợ cấp bách hơn. Tuy nhiên, do những diễn biến thực tế cho thấy đã đến lúc chúng ta cần thiết phải lập quĩ này nếu muốn đẩy mạnh XK hàng thuỷ sản. Nguyên nhân thứ nhất là do những đặc thù hàng thuỷ sản thuộc nhóm hàng mà nguồn cung phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện thiên nhiên, có tính chất thời vụ, rủi ro rất lớn và giá cả biến động rất thất thường nên việc thành lập quĩ sẽ có tác dụng ổn định giá cả cho các nhà sản xuất và XK hàng thuỷ sản. Thứ hai, lợi thế so sánh của XK hàng thuỷ sản đã giảm lớn khi mà nguồn thuỷ sản ven bờ đã cạn kiệt, chi phí tàu thuyền và nhiên liệu cho khai thác hải sản đã tăng hơn 100% so với cách đây mười năm, cơ sở hậu cần và cơ sở hạ tầng cho ngành thuỷ sản quá yếu kém và lạc hậu. Thứ ba, quĩ hỗ trợ XK không chỉ có tác dụng duy trì sự ổn định giá trong sản xuất, chế biến hàng thuỷ sản XK mà còn là những trợ giúp cần thiết khi DN muốn đổi mới trang thiết bị để nâng cao mức độ chế biến, cải thiện chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm, hỗ trợ xâm nhập thị trường mới hay phát triển một sản phẩm mới. Để thành lập và phát triển quĩ có thê lấy từ các nguồn thu thuế đối với hàng thuỷ sản, đóng góp của các DN trong ngành thuỷ sản hay từ các nguồn hỗ trợ phát triển Quốc tế.
Kết luận
Qua những số liệu về tăng trưởng và phát triển trong thời gian qua, có thể nói thuỷ sản Việt Nam là một ngành đầy tiềm năng, là mặt hàng XK chủ lực của Việt Nam, đem lại lợi nhuận cao nếu biết phát huy thế mạnh và chuyển hướng phù hợp với thị trường. Đối với thị trường Nhật Bản nói chung và các thị trường khác nói riêng, trong tương lai, nếu nhiều DN có khả năng nhạy bén với các thị trường này thì sự phát triển của ngành thuỷ sản Việt Nam sẽ còn mạnh mẽ hơn. Hơn thế nữa, phát triển ngành thuỷ sản cũng phù hợp với đường hướng chính sách của chính phủ. Với mục tiêu lâu dài là công nghiệp hoá- hiện đại hoá, ngành thuỷ sản XK Việt Nam cần không ngừng mở rộng và đa dạng hoá thị trường, chuyển dịch cơ cấu và nâng cao giá trị sản phẩm. Mặt khác, các DN cũng phải không ngừng cải tiến và nâng cấp các mặt hàng truyền thống, tạo ra ngày càng nhiều sản phẩm mới có giá trị và chất lượng cao. Quan trọng hơn cả là phải chuyển dần từ XK nguyên liệu thô sang XK các sản phẩm tươi sống, ăn liền và sản phẩm bán lẻ từ siêu thị bằng cách đổi mới công nghệ chế biến, đảm bảo an toàn chất lượng thuỷ sản từ khâu bảo quản sau thu hoạch, tiếp nhận, vận chuyển nguyên liệu, chế biến và tiêu thụ sản phẩm để có thể khai thác tốt tiềm năng kinh tế biển. Từ đó giải quyết công ăn việc làm và góp phần đẩy nhanh quá trình hội nhập của Việt Nam vào thị trường thế giới cũng như tích cực tham gia vào phân công lao động quốc tế.
Với kiến thức còn hạn chế và kinh nghiệm thực tế chưa đầy đủ nên đề án “xuất khẩu thuỷ sản vào thị trường Nhật Bản” của em còn nhiều thiếu sót, mong được sự góp y và đánh giá của thầy cô và các bạn.
Đề án hoàn thành dưới sự giúp đỡ tận tình của TS.Trần Hoè. Em vô cùng biết ơn và gửi lời cám ơn chân thành nhất đến thầy !!!
Tài liệu tham khảo
Báo lao động số tháng 5/1998
Kĩ thuật nghiệp vụ ngoại thương- Vũ Hữu Tửu
Báo cáo về thị trường thuỷ sản Việt Nam-Nguồn của Bộ thuỷ sản năm 1998
Báo tuổi trẻ 2/2/2004
Báo pháp luật 28/10/2003
Báo thương mại số 48/2003
Giáo trình quản trị kinh doanh thương mại quốc tế-Đại học KTQD
Giáo trình marketing thương mại quốc tế - Đại học KTQD
Thời báo Nghiên cứu và phát triển 3/2002
Thời báo Diễn đàn doanh nghiệp 5/2001, 2002, 2003
Thời báo kinh tế Việt Nam 11/2003, 3/2004, số 75-18/9/1999, số 104-29/12/99
Tạp chí thương mại 04/05/06/2002
Và các tài liệu tham khảo khác
Phụ lục
Phụ lục 1
Bảng 3: trữ lượng và khả năng khai thác tôm vỗ ở vùng biển Việt Nam
Vùng
biển
< 50m
50 – 100m
100 – 200m
> 200m
Tổng cộng
Trữ
lượng
(tấn)
Cho
phép
khai
thác
(tấn)
Trữ
lượng
(tấn)
Cho
phép
khai
thác
(tấn)
Trữ
lượng
(tấn)
Cho
phép
khai
thác
(tấn)
Trữ
lượng
(tấn)
Cho
phép
khai
thác
(tấn)
Trữ
lượng
(tấn)
Cho
phép
khai
thác
(tấn)
Vịnh
Bắc Bộ
318
116
114
42
430
158
Miền
Trung
7
3
2.462
899
13.482
4.488
34
12
15.985
5.402
Đông
Nam Bộ
8.160
2.475
2.539
927
6.092
2.224
1.852
676
18.641
6.300
Tây
Nam Bộ
9.180
3.351
166
61
9.346
3.412
Cộng
17.664
5.945
5.281
1.929
19.574
6.712
1.886
688
44.402
15.272
Phụ Lục 2 :
Biểu đồ 2 : Tỷ trọng các mặt hàng thuỷ sản xuất khẩu theo giá trị của Việt Nam (1998 – 2001)
Mục lục
Phần 1: Lời nói đầu..............................................................................1
Phần 2: Lí luận chung………………………………………………1
Tiềm năng xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam và đặc điểm thị trường Nhật Bản…………………………………………………3
1.1.Tiềm năng sản xuất sản xuất và xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam3
1.2.Đặc điểm thị trường Nhật Bản…………………………………...6
Thực tế hoạt động xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam vào thị trường NhậtBản……………………………………………………1
2.1.Tình hình thực tế của thuỷ sản Việt Nam năm 2004……………11
2.2.Thực tế xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam trong những năm qua…13
Các giải pháp thâm nhập vào thúc đẩy xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam vào thị trường Nhật Bản………………………...........17
3.1.Các giải pháp của chính phủ trong những năm qua……………18
3.2.Các giải pháp thâm nhập và thúc đẩy xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam vào thị trường Nhật Bản …………………………………………22
Phần 3: Kết luận……………………………………………………..29
Tài liệu tham khảo…………………………………………………..31
Phụ lục………………………………………………………………32
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- A0683.doc