Chín mươi năm đã trôi qua kể từ ngày cuộc khởi nghĩa vũ trang của công nhân, binh lính ở thành phố Petrograt dưới sự lãnh đạo của Đảng Bônsevich Nga do Lênin đứng đầu giành thắng lợi. Có thể nói không một thế kỷ nào trong lịch sử nhân loại lại được chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ và sâu rộng của cao trào cách mạng thế giới như thế kỷ XX và một trong những biến cố vĩ đại nhất, lớn lao nhất và mang nhiều giá trị, ý nghĩa đối với thời đại nhât chính là cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười Nga năm 1917. Cuộc cách mạng này đã “mở ra con đường giải phóng cho các dân tộc và cả loài người, mở ra một thời đại mới trong lịch sử, thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội trên toàn thế giới”(1). Đó chính là lí do vì sao em chọn đề tài “Ý nghĩa lịch sử của cuộc Cách mạng tháng Mười Nga và tác động của nó đến phong trào giải phóng dân tộc trên toàn thế giới”. Với đề tài này trước hết chúng ta phải nêu lên được ảnh hưởng trước tiên của nó đối với nước Nga, sau đó với phong trào giải phóng dân tộc và sau này là sự thiết lập hệ thống xã hội chủ nghĩa trên toàn thế giới. Những bài học kinh nghiệm để lại của thắng lợi cách mạng tháng Mười là tiền đề để các nước thực hiện cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa mà thể hiện khá rõ nét ở cuộc cách mạng Việt Nam . Đặc biệt tính triệt để sâu sắc mà chưa một cuộc cách mạng nào lúc bấy giờ đạt được cho thấy tầm vóc lớn lao, dấu ấn không thể phai mờ của cách mạng tháng Mười trong lịch sử thế giới hiện đại.
Cách mạng tháng Mười Nga không phải xảy ra một cách ngẫu nhiên. Là một nước yếu kém nhất trong hệ thống tư bản chủ nghĩa trong lòng nước Nga đã bộc lệ đến đỉnh điểm các mâu thuẫn đối kháng giữa công nhân với tư bản, giữa nông dân với địa chủ, giữa quần chúng lao khổ bị áp bức với nhà nước thống trị. Những tiền đề đó đã hòa quyện vào nhau và trở thành thực tiễn của cuộc đấu tranh cách mạng của giai cấp vô sản Nga. Kết quả là dẫn tới sự thắng lợi của cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa và sự ra đời của một loại hình chính quyền kiểu mới, đó là các Xô viết và hình thành một Nhà nước kiểu mới là Nhà nước xã hội chủ nghĩa.
Vì vậy Cách mạng tháng Mười Nga thành công đã mở ra một thời kỳ mới, một kỷ nguyên mới cho nước Nga, nhân dân lao động Nga được giải phóng khỏi chế độ Nga Hàng, đưa giai cấp công nhân Nga lên một vị trí mới trên vũ đài chính trị. Từ đây, nhân dân lao động Nga thật sự được làm chủ cuộc sống của mình một chế độ xã hội mới tự do, dân chủ và hạnh phúc. Như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết “Lần đầu tiên trong lịch sử loài người, nhân dân lao động đã bắt tay vào xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa không có bóc lột và áp bức dân tộc”(2).
10 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 3680 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Ý nghĩa lịch sử và tác động của cách mạng tháng 10 Nga năm 1917 đến phong trào giải phóng dân tộc trên toàn thế giới, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA LỊCH SỬ
---------------
TIỂU LUẬN
MÔN: LỊCH SỬ THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI
ĐỀ TÀI
Ý NGHĨA LỊCH SỬ VÀ TÁC ĐỘNG CỦA CÁCH MẠNG THÁNG 10 NGA NĂM 1917 ĐẾN PHONG TRÀO GIẢI PHÓNG DÂN TỘC TRÊN TOÀN THẾ GIỚI
Chín mươi năm đã trôi qua kể từ ngày cuộc khởi nghĩa vũ trang của công nhân, binh lính ở thành phố Petrograt dưới sự lãnh đạo của Đảng Bônsevich Nga do Lênin đứng đầu giành thắng lợi. Có thể nói không một thế kỷ nào trong lịch sử nhân loại lại được chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ và sâu rộng của cao trào cách mạng thế giới như thế kỷ XX và một trong những biến cố vĩ đại nhất, lớn lao nhất và mang nhiều giá trị, ý nghĩa đối với thời đại nhât chính là cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười Nga năm 1917. Cuộc cách mạng này đã “mở ra con đường giải phóng cho các dân tộc và cả loài người, mở ra một thời đại mới trong lịch sử, thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội trên toàn thế giới”(1). Đó chính là lí do vì sao em chọn đề tài “Ý nghĩa lịch sử của cuộc Cách mạng tháng Mười Nga và tác động của nó đến phong trào giải phóng dân tộc trên toàn thế giới”. Với đề tài này trước hết chúng ta phải nêu lên được ảnh hưởng trước tiên của nó đối với nước Nga, sau đó với phong trào giải phóng dân tộc và sau này là sự thiết lập hệ thống xã hội chủ nghĩa trên toàn thế giới. Những bài học kinh nghiệm để lại của thắng lợi cách mạng tháng Mười là tiền đề để các nước thực hiện cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa mà thể hiện khá rõ nét ở cuộc cách mạng Việt Nam . Đặc biệt tính triệt để sâu sắc mà chưa một cuộc cách mạng nào lúc bấy giờ đạt được cho thấy tầm vóc lớn lao, dấu ấn không thể phai mờ của cách mạng tháng Mười trong lịch sử thế giới hiện đại.
Cách mạng tháng Mười Nga không phải xảy ra một cách ngẫu nhiên. Là một nước yếu kém nhất trong hệ thống tư bản chủ nghĩa trong lòng nước Nga đã bộc lệ đến đỉnh điểm các mâu thuẫn đối kháng giữa công nhân với tư bản, giữa nông dân với địa chủ, giữa quần chúng lao khổ bị áp bức với nhà nước thống trị. Những tiền đề đó đã hòa quyện vào nhau và trở thành thực tiễn của cuộc đấu tranh cách mạng của giai cấp vô sản Nga. Kết quả là dẫn tới sự thắng lợi của cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa và sự ra đời của một loại hình chính quyền kiểu mới, đó là các Xô viết và hình thành một Nhà nước kiểu mới là Nhà nước xã hội chủ nghĩa.
Vì vậy Cách mạng tháng Mười Nga thành công đã mở ra một thời kỳ mới, một kỷ nguyên mới cho nước Nga, nhân dân lao động Nga được giải phóng khỏi chế độ Nga Hàng, đưa giai cấp công nhân Nga lên một vị trí mới trên vũ đài chính trị. Từ đây, nhân dân lao động Nga thật sự được làm chủ cuộc sống của mình một chế độ xã hội mới tự do, dân chủ và hạnh phúc. Như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết “Lần đầu tiên trong lịch sử loài người, nhân dân lao động đã bắt tay vào xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa không có bóc lột và áp bức dân tộc”(2).
Cách mạng tháng Mười Nga thắng lợi đã khẳng định chân lý: Dưới sự lãnh đạo của một Đảng Cộng sản chân chính, hết lòng vì lợi ích, hạnh phúc của nhân dân, toàn tâm, toán ý phục vụ nhân dân thì lý tưởng cách mạng xã hội chủ nghĩa mới có thể thực hiện đến cùng, mới đem lại được tự do, bình đẳng thực sự cho mọi người, Đảng Bônsevich đã đưa nước Nga từ lạc hậu, khủng hoảng, nhanh chóng, trở thành một nước có nền khoa học tiên tiến hàng đầu thế giới, có hệ thống giáo dục phổ thông và đại học chất lượng cao, có một nền y tế, một hệ thống chăm sóc sức khỏe miễn phí cho mọi người một thời cả thế giới khâm phục. Cách mạng tháng Mười Nga thắng lợi cho chúng ta thấy, trong thời đại ngày nay, sự kết hợp tất yếu và tự nhiên giữa cuộc đấu tranh vì dân chủ và cuộc đấu tranh vì chủ nghĩa xã hội, giữa dân chủ và chủ nghĩa xã hội chẳng những là mục tiêu mà còn là động lực thúc đẩy tiến bộ xã hội, đưa loài người tới tự do, hạnh phúc, dân chủ, văn minh.
Không chỉ ảnh hưởng trực tiếp lớn lao đến bản thân nước Nga, Cách mạng tháng Mười Nga còn là một mốc đánh dấu thời kỳ đấu tranh cách mạng mới vì những mục tiêu của thời đại là hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội.
Cách mạng tháng Mười Nga không chỉ đánh sự ra đời của Nhà nước vô sản đầu tiên trên thế giới mà còn đặt nền móng cho một chế độ xã hội phù hợp nhất với các lợi ích cơ bản của con người. Với việc đánh đổ chủ nghĩa tư bản ở một khâu quan trọng của nó là đế quốc Nga làm cho chủ nghĩa tư bản không còn là hệ thống duy nhất trên thế giới. Do vậy lần đầu tiên trong lịch sử nhân loại Cách mạng tháng Mười Nga đã khẳng định sự thiết lập một nền chuyên chính vô sản - đó là Nhà nước dân chủ kiểu mới. Lê nin tuyên bố “Chúng ta đã sáng lập ra một nhà nước kiểu Xô Viết, do đó đã mở ra một thời đại mới trong lịch sử thế giới, thời đại thống trị chính trị của giai cấp vô sản, thay thế cho thời đại thống trị của giai cấp tư sản”(3).
Với những thắng lợi đã giành được của Cách mạng tháng Mười Nga cùng với việc thiết lập nên chính quyền Xô Viết ở trên khắp lãnh thổ và những sắc lệnh đầu tiên về hòa bình, ruộng đất, dân tộc… không ai có thể phủ nhận được tính tất yếu của hình thái kinh tế xã hội chủ nghĩa thay thế cho kinh tế - xã hội tư bản chủ nghĩa, không ai có thể hoài nghi về ý nghĩa của cuộc cách mạng đó, một cuộc cách mạng đã “làm rung chuyển thế giới”. Thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga, sự ra đời của Liên bang các nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô Viết, những thành quả trong việc xây dựng trên tất cả các mặt chính trị, quân sự, ngoại giao, kinh tế, văn hóa xã hội…. ở Liên Xô đã tạo nên sức mạnh thời đại nhằm bảo vệ hòa bình và an ninh thế giới, đẩy lùi và ngăn chặn nguy cơ chiến tranh, thúc đẩy phong trào đấu tranh vì hòa bình, dân chủ và tiến bộ xã hội…
Cách mạng tháng Mười Nga trên thực tế là thắng lợi vĩ đại nhất không chỉ của giai cấp vô sản và nhân dân các dân tộc Nga mà còn là thắng lợi của giai cấp vô sản, nhân dân lao động và các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới như lời Lênin đã từng khẳng định “Không thể có bức tường ngăn cách giữa những chiến thắng của Cách mạng tháng Mười Nga và những chiến thắng của cách mạng xã hội chủ nghĩa quốc tế”(4).
Cách mạng tháng Mười Nga thắng lợi đã tạo cơ sở, điều kiện cho nhân loại thực hiện bước quá độ lịch sử từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế giới. Với chính sách dân tộc được ban hành, với những kết quả của việc thực hiện quyền dân tộc tự quyết, Cách mạng tháng Mười Nga đã thức tỉnh ý thức dân tộc của các dân tộc thuộc địa và phụ thuộc trên toàn thế giới.
Từ sau Cách mạng tháng Mười Nga, cách mạng giải phóng dân tộc thường phải gánh vác hai nhiệm vụ: chống đế quốc và chống phong kiến, giai cấp vô sản ở các nước thuộc địa phải nắm lấy ngọn cờ dân tộc để làm cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân. Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đá khẳng định: “Muốn giải phóng dân tộc không còn con đường nào khác con đường cách mạng vô sản”.
Chính xuất phát từ những ảnh hưởng của tư tưởng Cách mạng tháng Mười Nga về quyền tự quyết của các dân tộc nên ngay sau Cách mạng tháng Mười Nga đến lượt “Châu Á thức tỉnh”. Mông cổ là một điểm mốc đầu tiên trong tiến trình thức tỉnh ở châu Á và đã thành lập nước Cộng hòa Mông Cổ. Phong trào cách mạng của quần chúng nhân dân dưới sự lãnh đạo của giai cấp vô sản đã bùn lên ở Trung Quốc - một đất nước có bề dày lịch sử và số dân đông nhất thế giới, ở Ấn Độ, Iran, Thổ Nhĩ Kì. Ở Đông Nam Á cũng bắt đầu nhen nhóm những ngọn lửa đầu tiên của cao trào cách mạng vô sản.
Thắng lợi của Cách mạng tháng Mười của công cuộc xây dựng Nhà nước Xô Viết và đặc biệt là chiến thắng lịch sử của nhân dân Liên Xô chống lại bọn phát xít trong chiến tranh thế giới thứ II thực sự đã đưa cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc bước sang một giai đoạn mới . Ngay sau khi chiến tranh thế giới thứ II kết thúc, một loạt các nước châu Á đã giành lại nền độc lập dân tộc cho mình, kết thúc sự thống trị của chủ nghĩa thực dân. Với việc ra đời của các nhà nước dân chủ nhân dân ở Việt Nam, Trung Quốc, sau đó là ở Triều Tiên, với việc thành lập các chính quyền quốc gia dân tộc ở Ấn Độ, Inđônêxia… bộ mặt thế giới thực sự đã bắt đầu thay đổi, một thời đại lịch sử mới dần dần hình thành. Đường lối nhận định của Lênin rằng với thành quả của Cách mạng tháng Mười, trong tương lai: “Tất cả các dân tộc đều sẽ đi đến chủ nghĩa xã hội, đó là điều không tránh khỏi”(5).
Từ cuối những năm 50 - đầu những năm 60, phong trào giải phóng dân tộc theo gương Cách mạng tháng Mười Nga lại bùng lên mạnh mẽ ở châu Phi - một châu lục mà phần lớn các dân tộc đều bị chủ nghĩa đế quốc áp bức bóc lột đến tột cùng. Năm 1960 đã đi vào lịch sử với tên gọi “Năm châu Phi” với hàng loạt nước giành được độc lập dân tộc. Vào những năm 70, hệ thống thuộc địa cũ của thực dân Bồ Đào Nha ở châu lục này cũng hoàn toàn sụp đổ. Nhân dân các nước Đông Dương đã giành thắng lợi hoàn toàn, trọn vẹn trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của mình.
Phong trào giải phóng dân tộc sau tác động của cuộc Cách mạng tháng Mười Nga thật sự bùng nổ mạnh mẽ ở khắp các châu lục Á, Phi, Mĩ Latinh, tiến công cả các thế lực phản động trong nước và các nước thâm Mĩ, giai cấp vô sản đã nắm vai trò lãnh đạo cách mạng. Các Đảng Cộng sản lần lượt được thành lập ở một loạt nước: Đảng Cộng sản Ai Cập, Braxin (1922), Cu Ba (1925)… Ý chí đấu tranh được xác định và rất khác với giai đoạn trước.
Có thể nói rằng Cách mạng tháng Mười Nga đã mở ra một xu hướng mới, một thời kỳ gắn bó kết hợp chặt chẽ phong trào giải phóng ở các nước thuộc địa với phong trào công nhân ở các nước tư bản. Cách mạng tháng Mười Nga và việc phổ biến những tư tưởng của Lênin đã mở đầu một quá trình chính trị quan trọng về mặt lịch sử ở các nước thuộc địa, phụ thuộc. Đó là sự hình thành các Đảng Cộng sản và sự củng cố các Đảng về mặt tổ chức và tư tưởng. Phong trào giải phóng dân tộc sau chiến tranh thế giới thứ II nhờ tác động của Cách mạng tháng Mười Nga đã thật sự mang một khí thế mới, làm rung chuyển cả hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc.
Riêng đối với Việt Nam, cuộc Cách mạng tháng Mười Nga đã có ảnh hưởng trực tiếp và lớn đến sự phát triển của cách mạng nước ta. Khi cách mạng Việt Nam đang khủng hoảng sâu sắc về đường lối và giai cấp lãnh đạo thì Chủ tịch Hồ Chí Minh đã quyết định sáng suốt, lựa chọn hướng đi cho cách mạng Việt Nam theo con đường Cách mạng tháng Mười, theo chủ nghĩa Mác-Lênin. Lựa chọn con đường đúng đắn này, cách mạng Việt Nam đã thắng lợi được Đảng Cộng sản chân chính của mình, làm nên những kì tích ở thế kỷ XX. Cách mạng tháng Tám ở Việt Nam thành công chấm dứt kiếp nô lệ xiềng xích cho dân tộc Việt Nam. Chúng ta lần lượt đánh bại hai kẻ thù xâm lược hùng mạnh làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ chấn động địa cầu và Đại thắng mùa xuân 1975 đánh bại đế quốc Mỹ. Và hiện nay đất nước ta đang tiếp tục thực hiện sáng tạo công cuộc đm, công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước hòa nhập với toàn cầu.
Dưới góc độ thời đại Cách mạng tháng Mười Nga đã mở ra một trang sử đầy mới mẻ và mang những giá trị nhân văn sâu sắc với việc thiết lập nền chuyên chính vô sản, giải phóng nhân loại bị áp bức khỏi chế độ tư bản đế quốc. Tuy nhiên, đây là một quá trình lịch sử lâu dài, cần có thời gian để trải nghiệm với biết bao gập ghềnh, gian lao, thử thách… mà sự sụp đổ chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu là minh chứng. Chủ nghĩa xã hội không còn tồn tại với tư cách là hệ thống thế giới, sự chững lại của phong trào cộng sản quốc tế đã làm chậm bước tiến của chủ nghĩa xã hội… Nhưng đó chỉ là sự sụp đổ của các mô hình, các con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội khác nhau nà thôi. Không vì thế mà phủ nhận thành quả của Cách mạng tháng Mười Nga. Lý tưởng tốt đẹp của chủ nghĩa xã hội vẫn còn nguyên giá trị. Chủ nghĩa xã hội vẫn sẽ là xu thế phát triển tất yếu của lịch sử nhân loại. lịch sử thế giới đang trải qua những bước quanh co, nhưng loài người cuối cùng nhất định sẽ tiến tới chủ nghĩa xã hội, vì đó là quy luật tiến hóa của lịch sử.
Cách mạng tháng Mười Nga là thắng lợi đầu tiên nhưng chưa phải là thắng lợi cuối cùng. Cách mạng tháng Mười Nga là sự mở đầu sự nghiệp vô sản hóa toàn cầu. Năm 1967, nhân kỷ niệm 50 năm Cách mạng tháng Mười Nga, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhận định: “Giống như mặt trời chói lọi, Cách mạng tháng Mười chiếu sáng khắp Năm châu, thức tỉnh hàng triệu, hàng triệu người bị áp bức bóc lột trên trái đất. Trong lịch sử loài người chưa từng có cuộc cách mạng nào có ý nghĩa to lớn và sâu sắc như thế”(6).
Một điều không thể không nói đến đó là Cách mạng tháng Mười Nga đã thể hiện sự triệt để sâu sắc của nó. Các cuộc cách mạng trước đây là các cuộc cách mạng thay thế hình thức bóc lột từ phong kiến sang tư sản nhưng Cách mạng tháng Mười Nga là lật đổ hoàn toàn hình thức bóc lột, đem lại quyền lợi cho nhân dân lao động, giải phóng con đường ra khỏi mọi ách áp bức bóc lột của loài người, đưa nhân dân lên làm chủ.
Kinh nghiệm thực tiễn của Cách mạng tháng Mười Nga của sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội trên thế giới và Việt Nam với những thăng trầm gần một thế kỷ qua cho thấy chủ nghĩa xã hội vẫn đầy sức sống. Việt Nam, Trung Quốc, Cu Ba, Cộng hóa dân chủ nhân dân Lào, Triều Tiên và giờ đây là làn sóng phong trào cánh tả lên cầm quyền lãnh đạo đất nước đi theo con đường chủ nghĩa xã hội ở Mỹ Latinh, đã cho thấy sự trở lại, phục hồi và phát triển của lý tưởng cộng sản thế giới. Đó là sự tiếp nối, sự phát triển thành quả của Cách mạng tháng Mười ở thời kỳ lịch sử mới cho dù phía trước còn biết bao chông gai, thử thách bởi sự chống phá quyết liệt của các thế lực đế quốc phản động. Cách mạng tháng Mười đã đi vào lịch sử như một thành quả lớn cao của chủ nghĩa xã hội, vì thế những người cộng sản chân chính và nhân loại tiến bộ trên khắp thế giới sẽ không ai được phép lãng quên, phủ nhận, dù “cách mạng xã hội chủ nghĩa quốc tế sẽ có trải qua những đột biến gian khổ đến mấy đi nữa”. Nhưng với Cách mạng tháng Mười “Cách mạng quốc tế tương lai sẽ xây dựng lên lâu đài xã hội chủ nghĩa của mình”(7).
Cách mạng tháng Mười Nga đã diễn ra cách đây 90 năm, chủ nghĩa xã hội trên quê hương của Cách mạng tháng Mười đã sụp đổ nhưng Cách mạng tháng Mười Nga sẽ không bao giờ bị quên lãng. Nó và những lí tưởng cao đẹp của nó là bất tử và sẽ thực hiện thành công chức năng là nhân tố thúc đẩy lịch sử nhân loại phát triển theo đúng quỹ đạo của nó. Cách mạng tháng Mười vẫn đang và sẽ cổ vũ nhân loại tiến đến đich thành công của chủ nghĩa xã hội mà đỉnh cao là chủ nghĩa cộng sản với những giá trị ưu việt và tính nhân văn cao cả vì con người.
Như vậy, với vị trí là cuộc cách mạng xã hội to lớn, sâu sắc và triệt để nhất thế kỷ XX, Cách mạng tháng Mười đã tiên phong khai phá một con đường giải phóng xã hội, xây dựng đất nước hoàn toàn mới mẻ trong lịch sử nhân loại - con đường xã hội chủ nghĩa. Ánh hào quang của Cách mạng tháng Mười Nga vẫn là mặt trời chói lọi của thời đại ngày nay. Nó không chỉ mang ý nghĩa của một cuộc cách mạng chính trị mà còn là thành quả của văn hóa, văn minh nhân loại. Nắm vững và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin vào điều kiện thực tiễn trong bối cảnh mới, những người cộng sản chân chính sẽ đưa nhân loại đến đích cuối cùng: chủ nghĩa xã hội mà đỉnh cao là chủ nghĩa cộng sản trong tương lai.
Chú thích:
(1) Hồ Chí Minh toàn tập, tập 10, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội , 1996, tr 427.
(2) Hồ Chí Minh toàn tập tập 7, Nxb Sự thật, Hà Nội 1987, tr 865.
(3) Lênin V.I “Toàn tập” - Nxb Tiến bộ, tập 44, 1978, tr 513.
(4) Lênin toàn tập, tập 36, Nxb tiến Bộ, Matxcơva 1978, tr 615.
(5) Lênin V.I toàn tập, Nxb Tiến bộ, Matxcơva, 1978, tr 160.
(6) Hồ Chí Minh toàn tập, tập 12, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1996, tr 300.
(7) Lênin Toàn tập, tập 36, Nxb Tiến Bộ, Matxcơva 1978, tr 473.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LSDOCS (12).doc