Tìm hiểu ảnh hưởng của một số yếu tố môi trường lên sự tạo protocorm và sự sinh trưởng phát triển của Vanda in vitro

1.1 Giới thiệu 1.1.1 Đặt vấn đề Nhân giống và bảo quản các giống cây trồng có giá trị kinh tế là một việc làm cần thiết để phát triển nông nghiệp. Để phục vụ cho công tác nhân giống, trước đây các phương pháp truyền thống thường được sử dụng như : tách, chiết, giâm cành, cho hệ số nhân thấp và cây giống dễ bị thoái hoá qua một số thế hệ. Hiện nay kỹ thuật nhân giống in vitro được tiến hành nghiên cứu và đưa vào áp dụng trong thực tiển sản xuất và đã thành công đối với nhiều loại cây khác nhau. Ưu điểm của kỹ thuật này là cho sự đồng nhất về kiểu hình, tính di truyền ổn định, tạo cây sạch bệnh, cho hệ số nhân lớn trong thời gian ngắn mà không phụ thuộc vào thời tiết trong năm, giúp cây thu hoạch đồng loạt. Phương pháp nhân giống in vitro đã mởø ra một hướng phát triển mới trong ngành nông nghiệp giúp thúc đẩy tăng sản lượng, chất lượng cây giống tốt, đảm bảo nhu cầu người sản xuất và tiêu dùng. Với mức sống ngày càng cao của con người, bên cạnh việc thỏa mãn nhu cầu về ăn, mặc thì việc thõa mãn nhu cầu về tinh thần là không thể thiếu. Trong nông nghiệp, nếu các loài cây có giá trị kinh tế như: cây lương thực, cây công nghiệp, cây ăn quả có vai trò nuôi sống con người thì cây hoa kiểng đóng vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần con người. Nó biểu tượng cho vẻ đẹp, cho hạnh phúc và sức sống của con người. Hiện nay hoa được sử dụng rộng rãi khắp nơi vào nhiều dịp như: lễ, tết, hội họp, Do vậy, việc phát triển cây hoa và xây dựng hoàn thiện quy trình nhân nhanh các giống cây hoa là một việc làm cần thiết. Hoa lan Vanda đẹp, đa dạng màu sắc, hình dạng, dùng làm hoa cắt cành hoặc trồng chậu, rất thích hợp với vùng khí hậu nhiệt đới gi ó mùa ở nước ta. Tuy nhiên, sự phát triển các vườn sản xuất lan Vanda còn ở quy mô nhỏ, không đủ cung ứng cho thị trường nội địa. Nguyên nhân chính là do hệ số nhân giống bằng phương pháp cổ điển còn rất thấp, qua nhiều thế hệ khả năng truyền bệnh cao. Hạt lan quá nhỏ, không chứa chất dự trữ và chỉ có một phôi chưa phân hoá nên tỉ lệ nẩy mầm rất thấp. Trong khi đó, thị trường hoa đòi hỏi chặt chẽ sự đồng nhất về màu sắc, về kích cỡ và phải sạch bệnh. Trứơc thực tế đó, việc ứng dụng phương pháp nhân giống in vitro vào nhóm lan Vanda là điều rất cần thiết, để lan Vanda có thể cạnh tranh với các loài hoa khác ở thị trường trong nước, khu vực và trên thế giới. Được sự cho phép của bộ môn Di Truyền Giống – khoa Nông Học – Trường Đại Học Nông Lâm TP, Hồ Chí Minh. Chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “ Tìm hiểu ảnh hưởng của một số yếu tố môi trường lên sự tạo protocorm và sự sinh trưởng phát triển của Vanda in vitro”. 1.1.2 Mục đích và yêu cầu của đề tài 1.1.2.1 Mục đích Tìm hiểu ảnh hưởng của một số yếu tố của môi trường nuôi cấy lên sự tạo protocorm và sự sinh trưởng phát triển của lan Vanda invitro. 1.1.2.2 Yêu cầu - Xác định nồng độ chất kích thích sinh trưởng, đường, nước dừa, khoai tây thích hợp nhất trong môi trường nuôi cấy lên sự tạo protocorm và sinh trưởng phát triển của lan Vanda invitro. - Theo dõi các chỉ tiêu trong quá trình thí nghiệm: số chồi, số rễ, chiều cao cây, cây tốt hay xấu, số lá, 1.2 Tổng quan tài liệu 1.2.1 Giới thiệu về nuôi cấy in vitro 1.2.1.1 Khái niệm Nhân giống in vitro hay nuôi cấy mô đều là thuật ngữ mô tả các phương thức nuôi cấy các bộ phận thực vật trong ống nghiệm có chứa môi trường xác định ở điều kiện vô trùng. Môi trường có các chất dinh dưỡng thích hợp như muối khoáng, vitamin, các hormon tăng trưởng và đường. Kỹ thuật nuôi cấy mô cho phép tái sinh chồi hoặc cơ quan (sự phát sinh cơ quan) từ các mô như: lá, thân, hoa, hoặc rễ. ♦ Vai trò và ý nghĩa Nhân giống in vitro hay vi nhân giống (micropropagation) là một trong 4 lĩnh vực chính của công nghệ tế bào thực vật đã mang lại hiệu quả kinh tế cao. ♦ Mục đích Duy trì và nhân nhanh các kiểu gen quý hiếm thuộc các loại cây lương thực, các loại rau, hoa, cây cảnh, cây dược liệu, cây ăn quả, cây lâm nghiệp. Làm sạch các bệnh do virus bằng cách nuôi cấy đỉnh sinh trưởng. Bảo quản ngân hàng gen các giống cây trồng. ♦ Ưu điểm Tính khả thi rộng Tốc độ nhân giống cực kỳ cao Có tiềm năng công nghiệp hóa cao 1.2.1.2 Lịch sử và thành tựu đạt được trong nuôi cấy mô a) Trên thế giới Ý kiến nuôi cấy mô của sinh vật ra ngoài cơ thể, trong ống nghiệm đã được nhà thông thái Haberlandt thử rất sớm từ những năm 1902 nhưng ông đã dùng tế bào quá chuyên biệt nên không thành công. Mô động vật được cấy trước tiên, do A. Carrel (1919), đến năm 1934 mô thực vật mới được cấy. Luận văn dài 112 trang, chia làm 3 chương

pdf116 trang | Chia sẻ: banmai | Lượt xem: 2104 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tìm hiểu ảnh hưởng của một số yếu tố môi trường lên sự tạo protocorm và sự sinh trưởng phát triển của Vanda in vitro, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfa2.PDF
Tài liệu liên quan