Ngoài các trường hợp được miễn
trách nhiệm hình sự được ghi nhận
trong BLHS sửa đổi 2017, nghiên cứu tại
khoản 2 Điều 155, điểm b khoản 1 Điều
230, khoản 1 Điều 248 và Điều 282 của
BLTTHS năm 2015, thì những vụ án
hình sự (về các tội phạm được quy định
tại khoản 1 các điều 134, 135, 136, 138,
139, 141, 143, 155, 156 và 226 của BLHS
năm 2015) đã được khởi tố theo yêu cầu
của bị hại hoặc của người đại diện của bị
hại là người dưới 18 tuổi, người có nhược
điểm về tâm thần hoặc thể chất hoặc đã
chết; nếu người đã yêu cầu khởi tố rút
yêu cầu khởi tố trước ngày mở phiên toà
sơ thẩm, thì vụ án phải được đình chỉ
(trừ trường hợp người rút yêu cầu do bị
ép buộc, cưỡng bức). Trong trường hợp
này, thực chất Nhà nước cũng không
truy cứu trách nhiệm hình sự với người
đã phạm tội.
7 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 252 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tìm hiểu các trường hợp miễn trách nhiệm hình sự theo quy định của bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TẠP CHÍ KHGD CSND 69
Tìm hiểu Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017)
Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam thông qua tại kỳ họp thứ 3
Quốc hội khóa XIV ngày 20 tháng 6 năm
2017 gồm có 26 chương với 426 điều,
được thiết kế thành 03 phần, phần thứ
nhất: Những quy định chung (gồm 12
chương, từ Điều 01 đến Điều 107); phần
thứ hai: Các tội phạm (gồm 14 chương,
từ Điều 108 đến Điều 425); và phần thứ
ba: Điều khoản thi hành (gồm 01 điều -
Điều 426).
So với BLHS năm 1999 có thể khẳng
TÌM HIỂU CÁC TRƯỜNG HỢP MIỄN TRÁCH
NHIỆM HÌNH SỰ THEO QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT
HÌNH SỰ NĂM 2015 (SỬA ĐỔI, BỔ SUNG NĂM 2017)
NGUYỄN TIẾN NAM*
TÓM TẮT NỘI DUNG
Miễn trách nhiệm hình sự là chế định nhân đạo trong Bộ luật Hình sự Việt Nam,
áp dụng đúng chế định này có ý nghĩa quan trọng, bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của
công dân, đáp ứng mục tiêu của cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm nhưng vẫn đảm
bảo được yêu cầu giáo dục người phạm tội trở thành người có ích cho xã hội. Vì vậy việc
nghiên cứu làm rõ các trường hợp miễn trách nhiệm hình sự trong Bộ luật Hình sự 2015
(sửa đổi, bổ sung năm 2017) có vai trò và ý nghĩa quan trọng trong công tác đấu tranh
phòng chống tội phạm.
Từ khóa: Miễn trách nhiệm hình sự; Bộ luật Hình sự.
SUMMARY
The exemption from criminal responsibility is a humanitarian regulation in the
Criminal Law. Appropriate application of this regulation has important meaning in
the protection of legitimate rights and duties of people, and meeting the aim of crime
prevention, securing the demand of rehabilitating the offenders. Therefore, it is very
important to study the cases of exemption from criminal responsibility in the Criminal
Code 2015 (Amended in 2017) for crime prevention.
Key words: Exemption from criminal responsibility; Criminal Code.
* Trường Đại học Cảnh sát nhân dân
70 SỐ 99 [01 - 2018]
Tìm hiểu Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017)
định BLHS 2015 (sửa đổi, bổ sung năm
2017) đã sửa đổi một cách cơ bản và toàn
diện các quy định của BLHS năm 1999
về tội phạm và hình phạt để đáp ứng kịp
thời yêu cầu công tác đấu tranh phòng
chống tội phạm trong thời kỳ mới, một
trong những nội dung được nghiên cứu
sửa đổi trong BLHS 2015 (sửa đổi, bổ
sung năm 2017) đó là vấn đề miễn trách
nhiệm hình sự.
1. Khái niệm và đặc điểm của miễn
trách nhiệm hình sự
Miễn trách nhiệm hình sự là một
trong những chế định quan trọng trong
luật hình sự nước ta, thể hiện chính sách
khoan hồng, nhân đạo của Đảng và Nhà
nước ta đối với người phạm tội và hành
vi do họ thực hiện, đồng thời qua đó
nhằm động viên, khuyến khích người
phạm tội lập công chuộc tội, chứng tỏ
khả năng giáo dục, cải tạo nhanh chóng
hòa nhập với cộng đồng và giúp họ trở
thành người có ích cho xã hội. Mặc dù
có ý nghĩa quan trọng như vậy nhưng
khái niệm miễn trách nhiệm hình sự
vẫn chưa được nhà làm luật nước ta ghi
nhận chính thức trong pháp luật hình sự
thực định, tuy nhiên qua nghiên cứu các
căn cứ miễn trách nhiệm hình sự được
quy định tại điều 29 BLHS 2015 (sửa
đổi, bổ sung năm 2017) có thể hiểu một
cách khái quát miễn trách nhiệm hình
sự như sau:
Miễn trách nhiệm hình sự là việc không
bắt buộc một người phải chịu trách nhiệm
hình sự về tội mà họ đã thực hiện1.
Nghiên cứu về căn cứ miễn trách
nhiệm hình sự có thể xác định miễn
trách nhiệm hình sự hoàn toàn khác với
trường hợp không có trách nhiệm hình
sự. Người được miễn trách nhiệm hình
sự tức là người đã phạm một tội được
quy định trong Bộ luật hình sự nhưng
được miễn trách nhiệm hình sự. Còn
người không có trách nhiệm hình sự là
người mà hành vi của họ không có sự sai
trái hoặc hành vi của họ tuy có đầy đủ các
dấu hiệu của cấu thành tội phạm nhưng
mức độ nguy hiểm không lớn nên không
coi là tội phạm mà chỉ đáng xử lý về hành
chính. Miễn trách nhiệm hình sự có một
số đặc điểm sau:
- Thứ nhất, miễn trách nhiệm hình
sự là sự phản ánh rõ nét nhất nguyên
tắc nhân đạo của chính sách hình sự nói
chung và luật hình sự nói riêng trong
một Nhà nước.
- Thứ hai, miễn trách nhiệm hình sự là
sự xóa bỏ hoàn toàn hậu quả pháp lý của
việc thực hiện một tội phạm chỉ được đặt
ra đối với người nào là chủ thể của chính
tội phạm ấy, lẽ ra nếu không đủ căn cứ để
được miễn trách nhiệm hình sự thì người
đó phải chịu trách nhiệm hình sự theo
quy định của Bộ luật hình sự.
- Thứ ba, phụ thuộc vào giai đoạn tố
tụng hình sự tương ứng cụ thể, miễn
1 Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam (Phần chung),
Tổng cục XDLL CAND, năm 2011, tr.203.
TẠP CHÍ KHGD CSND 71
Tìm hiểu Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017)
trách nhiệm hình sự chỉ được thực hiện
bởi một cơ quan tiến hành tố tụng đang
thụ lý hồ sơ vụ án. Cụ thể, đó là Cơ quan
điều tra, Viện Kiểm sát hoặc Tòa án
(các điều 230, 285 và 282 BLTTHS năm
2015), khi đảm bảo các căn cứ pháp lý
và những điều kiện do pháp luật hình sự
quy định.
2. Quy định của Bộ luật Hình sự
2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) về các
trường hợp miễn trách nhiệm hình sự
Nghiên cứu BLHS 2015 (sửa đổi,
bổ sung năm 2017), vấn đề miễn trách
nhiệm hình sự được ghi nhận trong
nhiều điều luật ở phần những quy định
chung và phần tội phạm cụ thể:
- Một là, trong phần những quy định
chung, những trường hợp miễn trách
nhiệm hình sự được ghi nhận tại đoạn
2 Điều 16, Điều 27, Điều 29 và khoản
2 Điều 91 BLHS 2015 (sửa đổi, bổ sung
năm 2017), cụ thể:
+ Thứ nhất, theo đoạn 2 điều 16 Bộ
luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm
2017) thì người tự ý nửa chừng chấm dứt
việc phạm tội được miễn trách nhiệm
hình sự về tội định phạm hoặc trường
hợp hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm
hình sự. Khoản 1 Điều 27 BLHS 2015
(sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định:
“Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự
là thời hạn do Bộ luật này quy định mà
khi hết thời hạn đó thì người phạm tội
không bị truy cứu trách nhiệm hình sự”.
Những trường hợp không bị truy cứu
trách nhiệm hình sự do đã hết thời hiệu
được quy định tại khoản 2 Điều 27 BLHS
năm 2015 là những trường hợp mà lẽ ra
người phạm tội phải chịu trách nhiệm
hình sự (vì có cơ sở của trách nhiệm hình
sự) nhưng Nhà nước quy định là không
truy cứu trách nhiệm hình sự đối với họ
thể hiện tính nhân đạo của pháp luật vì
qua một thời hạn nhất định họ đã không
còn nguy hiểm cho xã hội nữa, không
cần thiết phải áp dụng biện pháp cưỡng
chế của luật hình sự.
+ Thứ hai, tại điều 29 BLHS 2015 (sửa
đổi, bổ sung năm 2017) ghi nhận các
trường hợp được miễn trách nhiệm hình
sự và có thể được miễn trách nhiệm hình
sự, bao gồm:
Điều 29. Căn cứ miễn trách nhiệm
hình sự
1. Người phạm tội được miễn trách
nhiệm hình sự khi có một trong những
căn cứ sau đây:
a) Khi tiến hành điều tra, truy tố hoặc
xét xử, do có sự thay đổi chính sách, pháp
luật làm cho hành vi phạm tội không còn
nguy hiểm cho xã hội nữa;
b) Khi có quyết định đại xá.
2. Người phạm tội có thể được miễn
trách nhiệm hình sự khi có một trong các
căn cứ sau đây:
a) Khi tiến hành điều tra, truy tố, xét
xử do chuyển biến của tình hình mà người
phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội
nữa;
b) Khi tiến hành điều tra, truy tố, xét
72 SỐ 99 [01 - 2018]
Tìm hiểu Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017)
xử, người phạm tội mắc bệnh hiểm nghèo
dẫn đến không còn khả năng gây nguy
hiểm cho xã hội nữa;
c) Trước khi hành vi phạm tội bị phát
giác, người phạm tội tự thú, khai rõ sự
việc, góp phần có hiệu quả vào việc phát
hiện và điều tra tội phạm, cố gắng hạn chế
đến mức thấp nhất hậu quả của tội phạm
và lập công lớn hoặc có cống hiến đặc biệt,
được Nhà nước và xã hội thừa nhận.
3. Người thực hiện tội phạm nghiêm
trọng do vô ý hoặc tội phạm ít nghiêm
trọng gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe,
danh dự, nhân phẩm hoặc tài sản của
người khác, đã tự nguyện sửa chữa, bồi
thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả
và được người bị hại hoặc người đại diện
của người bị hại tự nguyện hòa giải và đề
nghị miễn trách nhiệm hình sự, thì có thể
được miễn trách nhiệm hình sự.
Nghiên cứu căn cứ miễn trách nhiệm
hình sự được quy định tại điều 29 BLHS
2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) có thể
nhận thấy so với BLHS năm 1999, BLHS
2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) đã cụ
thể hóa các trường hợp được miễn trách
nhiệm hình sự theo hướng: Phân biệt
các trường hợp đương nhiên được miễn
trách nhiệm hình sự và trường hợp cụ thể
được miễn trách nhiệm hình sự; trong
phần có thể được miễn trách nhiệm hình
sự, BLHS 2015 (sửa đổi, bổ sung năm
2017) còn bổ sung một số trường hợp có
thể được miễn trách nhiệm hình sự để
đảm bảo với tình hình thực tiễn hiện nay
đó là trường hợp được ghi nhận tại điểm
c khoản 2 và khoản 3 Điều 29 BLHS.
+ Thứ ba, theo khoản 2 điều 91 BLHS
sửa đổi 2017, người dưới 18 tuổi phạm tội
thuộc một trong các trường hợp sau đây
và có nhiều tình tiết giảm nhẹ, tự nguyện
khắc phục phần lớn hậu quả, nếu không
thuộc trường hợp quy định tại Điều 29
của Bộ luật này, thì có thể được miễn
trách nhiệm hình sự và áp dụng các biện
pháp quy định tại Mục 2 Chương này:
Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi
phạm tội ít nghiêm trọng, phạm tội
nghiêm trọng, trừ trường hợp quy định
tại Điều 134 (tội cố ý gây thương tích
hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người
khác); Điều 141 (tội hiếp dâm); Điều 171
(tội cướp giật tài sản); Điều 248 (tội sản
xuất trái phép chất ma túy); Điều 249 (tội
tàng trữ trái phép chất ma túy); Điều 250
(tội vận chuyển trái phép chất ma túy);
Điều 251 (tội mua bán trái phép chất
ma túy); Điều 252 (tội chiếm đoạt chất
ma túy) của Bộ luật này (điểm a khoản 2
Điều 90);
Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi
phạm tội rất nghiêm trọng do cố ý quy
định tại khoản 2 Điều 12 của Bộ luật này,
trừ trường hợp quy định tại Điều 123
(tội giết người); Điều 134, các khoản 4,
5 và khoản 6 (tội cố ý gây thương tích
hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người
khác); Điều 141 (tội hiếp dâm), Điều 142
(tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi); Điều
144 (tội cưỡng dâm người từ đủ 13 tuổi
TẠP CHÍ KHGD CSND 73
Tìm hiểu Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017)
đến dưới 16 tuổi); Điều 150 (tội mua bán
người); Điều 151 (tội mua bán người
dưới 16 tuổi); Điều 168 (tội cướp tài sản);
Điều 171 (tội cướp giật tài sản); Điều 248
(tội sản xuất trái phép chất ma túy); Điều
249 (tội tàng trữ trái phép chất ma túy);
Điều 250 (tội vận chuyển trái phép chất
ma túy); Điều 251 (tội mua bán trái phép
chất ma túy); Điều 252 (tội chiếm đoạt
chất ma túy) của Bộ luật này (điểm b
khoản 2 Điều 90);
Người dưới 18 tuổi là người đồng
phạm nhưng có vai trò không đáng kể
trong vụ án (điểm c khoản 2 Điều 90).
Nghiên cứu vấn đề miễn trách nhiệm
hình sự đối với người chưa đủ 18 tuổi
trong BLHS 2015 (sửa đổi, bổ sung năm
2017) có thể nhận thấy có một số điểm
mới so với quy định tại điều 69 BLHS
năm 1999, cụ thể: BLHS năm 1999
không quy định miễn trách nhiệm hình
sự đối với người chưa đủ 18 tuổi phạm
tội, các cơ quan tiến hành tố tụng phải
áp dụng kèm theo các biện pháp giám
sát, giáo dục họ, còn trong BLHS 2015
(sửa đổi, bổ sung năm 2017) đã sửa đổi
chế định này theo hướng bổ sung mới
quy định: Khi quyết định miễn trách
nhiệm hình sự cho người dưới 18 tuổi,
Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát hoặc
Tòa án phải áp dụng một trong các biện
pháp giám sát, giáo dục (quy định tại
Mục C, Chương XII) đối với họ, bao
gồm: Khiển trách, hòa giải tại cộng
đồng hoặc giáo dục tại xã, phường, thị
trấn (các điều từ 93 đến 95). Đối với
biện pháp tư pháp chỉ áp dụng đối với
người dưới 18 tuổi phạm tội tại các
trường giáo dưỡng.
- Hai là, các trường hợp miễn trách
nhiệm hình sự trong phần các tội phạm
cụ thể:
+ Miễn trách nhiệm hình sự cho người
phạm tội gián điệp. Khoản 4 Điều 110 Bộ
luật hình sự sửa đổi năm 2017 quy định:
“Người đã nhận làm gián điệp, nhưng
không được thực hiện nhiệm vụ được giao
và tự thú, thành khẩn khai báo với cơ
quan nhà nước có thẩm quyền, thì được
miễn trách nhiệm hình sự”.
Đây là dạng miễn trách nhiệm hình
sự có tính chất bắt buộc đối với tất cả
các cơ quan tư pháp hình sự khi có cơ
sở cho thấy người tuy đã nhận làm gián
điệp có đầy đủ các căn cứ pháp lý như
“không thực hiện nhiệm vụ được giao và
tự thú, thành khẩn khai báo với cơ quan
nhà nước có thẩm quyền” thì được miễn
trách nhiệm hình sự.
+ Miễn trách nhiệm hình sự cho người
phạm tội hối lộ
Đối với hành vi đưa hối lộ, mặc dù
cũng là hành vi nguy hiểm và cũng bị
trừng trị rất nghiêm khắc như đối với
tội nhận hối lộ, tuy nhiên, đối với người
không bị ép buộc phải đưa hối lộ nhưng
đã chủ động khai báo trước khi bị phát
giác, thì chính sách hình sự đối với họ là
rất khoan hồng. Vì vậy, đoạn 2 khoản 7
Điều 364 Bộ luật hình sự quy định: “
74 SỐ 99 [01 - 2018]
Tìm hiểu Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017)
Người đưa hối lộ tuy không bị ép buộc
nhưng đã chủ động khai báo trước khi
bị phát giác thì có thể được miễn trách
nhiệm hình sự và được trả lại một phần
hoặc toàn bộ của đã dùng đưa hối lộ”.
Chủ động khai báo trước khi bị phát
hiện là trường hợp việc đưa hối lộ chưa
bị phát giác mà người đưa hối lộ đã tự
mình viết đơn hoặc trực tiếp đến cơ
quan, tổ chức khai báo toàn bộ sự việc
đưa hối lộ mà mình thực hiện. Nếu việc
đưa và nhận hối lộ đã bị phát hiện, thấy
không còn cách nào che giấu được hành
vi phạm tội của mình nữa mới tố giác, thì
dù người đưa hối lộ có chủ động khai báo
cũng không được loại trừ trách nhiệm
hình sự. Người đưa hối lộ tuy không bị
ép buộc nhưng đã chủ động khai báo
trước khi bị phát giác, thì có thể được
miễn trách nhiệm hình sự và được trả lại
một phần hoặc toàn bộ của đã dùng để
đưa hối lộ.
+ Miễn trách nhiệm hình sự cho người
phạm tội môi giới hối lộ
Khoản 6 Điều 365 Bộ luật Hình sự
2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy
định: “Người môi giới hối lộ mà chủ động
khai báo trước khi bị phát giác, thì có thể
được miễn trách nhiệm hình sự”. Đối với
hành vi làm môi giới hối lộ, người phạm
tội sau khi thực hiện hành vi phạm tội đã
chủ động khai báo trước khi bị phát giác,
thì có thể được miễn trách nhiệm hình
sự. Chủ động khai báo trước khi bị phát
giác là trường hợp đã thực hiện hành vi
môi giới hối lộ; việc đưa và nhận hối lộ
chưa thực hiện hoặc đã thực hiện nhưng
chưa bị phát giác mà người làm môi giới
hối lộ đã tự mình viết đơn hoặc trực tiếp
đến cơ quan, tổ chức khai báo toàn bộ
sự việc phạm tội mà mình thực hiện, góp
phần vào việc ngăn chặn, phát hiện hoặc
điều tra tội phạm.
Chủ động khai báo trước khi hành
vi bị phát hiện được coi như là trường
hợp tự thú nên có thể được miễn trách
nhiệm hình sự. Có thể coi quy định tại
khoản 6 Điều 365 Bộ luật hình sự là
trường hợp miễn trách nhiệm hình sự
đối với hành vi làm môi giới hối lộ, nên
khi xác định trường hợp này phải đối
chiếu với các quy định về miễn trách
nhiệm hình sự quy định tại Điều 29 Bộ
luật hình sự.
+ Miễn trách nhiệm hình sự cho người
phạm tội không tố giác tội phạm
Khoản 2 Điều 390 Bộ luật Hình sự
2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy
định: “Người không tố giác nếu đã hành
động can ngăn người phạm tội hoặc hạn
chế tác hại của tội phạm, thì có thể được
miễn trách nhiệm hình sự hoặc miễn
hình phạt”. Đây là dạng miễn trách
nhiệm hình sự có tính chất tùy nghi đối
với các cơ quan có thẩm quyền tiến hành
tố tụng khi có cơ sở cho thấy người tuy
không tố giác tội phạm có đủ căn cứ do
luật định như “đã có hành động can ngăn
người phạm tội hoặc hạn chế tác hại của
tội phạm”.
TẠP CHÍ KHGD CSND 75
Tìm hiểu Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017)
Ngoài các trường hợp được miễn
trách nhiệm hình sự được ghi nhận
trong BLHS sửa đổi 2017, nghiên cứu tại
khoản 2 Điều 155, điểm b khoản 1 Điều
230, khoản 1 Điều 248 và Điều 282 của
BLTTHS năm 2015, thì những vụ án
hình sự (về các tội phạm được quy định
tại khoản 1 các điều 134, 135, 136, 138,
139, 141, 143, 155, 156 và 226 của BLHS
năm 2015) đã được khởi tố theo yêu cầu
của bị hại hoặc của người đại diện của bị
hại là người dưới 18 tuổi, người có nhược
điểm về tâm thần hoặc thể chất hoặc đã
chết; nếu người đã yêu cầu khởi tố rút
yêu cầu khởi tố trước ngày mở phiên toà
sơ thẩm, thì vụ án phải được đình chỉ
(trừ trường hợp người rút yêu cầu do bị
ép buộc, cưỡng bức). Trong trường hợp
này, thực chất Nhà nước cũng không
truy cứu trách nhiệm hình sự với người
đã phạm tội.
N.T.N
Tài liệu tham khảo
1. Bình luận khoa học Bộ luật hình sự
năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009)
Phần chung, Nhà xuất bản Chính trị
quốc gia, năm 2010.
2. Đinh Văn Quế (2012), Bình luận
khoa học Bộ luật Hình sự, tập 1 - phần
chung, Nhà xuất bản Lao động, Hà Nội.
3. Tổng cục Xây dựng lực lượng
CAND (2011), Giáo trình Luật Hình sự
Việt Nam (Phần chung), Nhà xuất bản
CAND, Hà Nội.
4. Quốc hội, Bộ luật Hình sự 2015 (sửa
đổi, bổ sung năm 2017), Nhà xuất bản
Chính trị quốc gia sự thật, năm 2017.
(Nhận bài: 07/01/2018; hoàn thành biên tập: 15/01/2018; duyệt đăng: 25/01/2018)
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tim_hieu_cac_truong_hop_mien_trach_nhiem_hinh_su_theo_quy_di.pdf