Tìm hiểu giá trị của xét nghiệm CRP và số lượng bạch cầu trong chẩn đoán nhiễm trùng sơ sinh do vi khuẩn

Độ nhạy của xét nghiệm CRP và SLBC trong chẩn đoán NTSS sớm và NTSS muộn: 4.1.1. Độ nhạy của xét nghiệm CRP và SLBC trong chẩn đoán NTSS sớm: Độ nhạy của xét nghiệm CRP trong chẩn đoán NTSS sớm ở trẻ sơ sinh đủ tháng cao hơn trẻ sơ sinh đẻ non, điều này phù hợp với chức năng gan còn non yếu ở trẻ đẻ non trong quá trình tổng hợp CRP tại gan. Chung cho cả 2 loại SSĐN và SSĐTđộ nhạy theo nghiên cứu của chúng tôi là 29% thấp hơn so với William E. Benitz 35%[2][3], có lẽ tùy theo kỹ thuật lấy máu và kỹ thuật xét nghiệm, hơn nữa cỡ mẫu lô nghiên cứu chúng tôi còn nhỏ. Loại sơ sinh đẻ non SLBC có độ nhạy trong chẩn đoán NTSS sớm cao hơn CRP. Ngược lại loại sơ sinh đủ tháng CRP có độ nhạy trong chẩn đoán NTSS sớm cao hơn SLBC. Chung cho cả 2 loại ĐN và ĐT độ nhạy của CRP và SLBC khác biệt không nhiều. Như vậy SLBC trong công thức máu là một xét nghiệm thường quy, có thể làm ở tuyến dưới, vai trò của nó trong chẩn đoán NTSS sớm vẫn phải được coi trọng [5]. 4.1.2. Độ nhạy của xét nghiệm CRP và SLBC trong chẩn đoán NTSS muộn: Độ nhạy của CRP trong chẩn đoán NTSS muộn ở loại trẻ SSĐN cao hơn trẻ SSĐT. Như vậy trong quá trình chăm sóc nuôi dưỡng loại trẻ SSĐN, cần phải xét nghiệm CRP để sớm phát hiện bệnh NTSS mắc phải, nhằm quyết định điều trị kịp thời và đúng lúc cho trẻ góp phần hạ thấp tỷ lệ tử vong ở loại trẻ sơ sinh đẻ thấp cân. Độ nhạy của xét nghiệm CRP trong lô nghiên cứu cho cả 2 loại SSĐT và SSĐN để chẩn đoán NTSS muộn chỉ 27% thấp hơn nhiều so với kết quả của William 61,5%[2][4]. Nguyên nhân có thể giải thích như trên. Loại SSĐT, SLBC có độ nhạy cao gấp 4 lần CRP trong chẩn đoán NTSS muộn. Như vậy ở trẻ SSĐT đang điều trị vì một bệnh lý nào đó hoặc trẻ có những triệu chứng tại nhà nghi ngờ NTSS mắc phải thì CTM vẫn là một xét nghiệm đầu tay, đơn giản dễ thực hiện ở mọi tuyến y tế, nhưng lại có giá trị cao cho chẩn đoán NTSS mắc phải.

doc6 trang | Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 343 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tìm hiểu giá trị của xét nghiệm CRP và số lượng bạch cầu trong chẩn đoán nhiễm trùng sơ sinh do vi khuẩn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Số 18, 2003 TÌM HIỂU GIÁ TRỊ CỦA XÉT NGHIỆM CRP VÀ SỐ LƯỢNG BẠCH CẦU TRONG CHẨN ĐOÁN NHIỄM TRÙNG SƠ SINH DO VI KHUẨN Nguyễn Thị Kiều Nhi Trường Đại học Y khoa, Đại học Huế. I. ĐẶT VẤN ĐỀ Nhiễm trùng là một bệnh lý thường gặp ở trẻ sơ sinh gây tỷ lệ tử vong cao. Nhiễm trùng sơ sinh được phân làm 2 loại: nhiễm trùng sơ sinh sớm truyền bằng đường mẹ - thai khi thai còn nằm trong tử cung hoặc khi lọt qua đường sinh dục mẹ và nhiễm trùng mắc phải sau sinh. Chẩn đoán sớm và chính xác cả 2 loại đều khó khăn nhất là trong trường hợp chưa có triệu chứng lâm sàng rõ ràng. Chờ đợi khi triệu chứng lâm sàng rõ để chẩn đoán thì bệnh đã nặng, thường không đáp ứng với điều trị, dễ dẫn đến tử vong. Để chẩn đoán sớm nhiễm trùng sơ sinh, ngoài tiền sử thai nghén khai thác ở người mẹ, dấu hiệu lâm sàng gợi ý, những xét nghiệm cận lâm sàng đóng vai trò quan trọng. Tìm kiếm những xét nghiệm cận lâm sàng có độ nhạy và độ đặc hiệu cao là một việc làm cần thiết để chẩn đoán sớm nhiễm trùng sơ sinh, giúp điều trị hợp lý, kịp thời, góp phần làm giảm tỷ lệ tử vong cũng như giảm độc tính của kháng sinh điều trị trong những trường hợp không cần thiết [2]. Chúng tôi tiến hành đề tài: "Tìm hiểu giá trị của xét nghiệm CRP và công thức bạch cầu trong chẩn đoán nhiễm trùng sơ sinh" nhằm các mục tiêu sau: Tính độ nhạy và độ đặc hiệu của xét nghiệm CRP trong chẩn đoán nhiễmtrùng sơ sinh do vi khuẩn. Tính độ nhạy và độ đặc hiệu của số lượng bạch cầu (SLBC) trong chẩn đoán nhiễmtrùng sơ sinh do vi khuẩn. II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨÏU Nghiên cứu bệnh - chứng tiến cứu trên 54 trẻ giai đoạn sơ sinh nhập viện điều trị tại Phòng Nhi sơ sinh Bệnh viện Trung ương Huế (nhóm bệnh n=34; nhóm chứng n= 20) gồm cả sơ sinh đẻ non (SSĐN) và sơ sinh đủ tháng (SSĐT). 1. Tiêu chuẩn chọn đối tượng nghiên cứu: Trẻ bị nhiễm trùng sơ sinh được chẩn đoán dựa trên cả 3 tiêu chuẩn sau: Tiền sử mẹ khai thác ghi nhận có ít nhất 2 trong những yếu tố nguy cơ (ối vỡ sớm hoặc rỉ ối > 12 giờ đồng hồ, nhiễm trùng ối xác định trên lâm sàng bằng mùi hôi thối và bẩn, mẹ có sốt trước và trong khi chuyển dạ, mẹ có bị nhiễm trùng đường tiểu, viêm nhiễm âm đạo hoặc âm hộ trong 3 tháng cuối của thai kỳ chưa được điều trị kháng sinh, đẻ non không rõ nguyên nhân). Triệu chứng lâm sàng; Bệnh cảnh lâm sàng cải thiện sau khi điều trị kháng sinh. Nhiễm trùng sơ sinh được xếp thành 2 loại: Nhiễm trùng sơ sinh sớm truyền bằng đường mẹ thai: triệu chứng lâm sàng xuất hiện trước giờ thứ 72 của đời sống; Nhiễm trùng sơ sinh mắc phải sau sinh (NTSS muộn): triệu chứng lâm sàng xuất hiện sớm nhất sau giờ thứ 72 đến 4 tuần, trẻ từ ngoài vào hoặc phát hiện ra trong quá trình nằm điều trị tại phòng nhi sơ sinh (yếu tố tiền sử mẹ không cần thiết ở nhóm trẻ này). 2. Phương pháp nghiên cứu: Ghi nhận giá trị dương tính của CRP và số lượng bạch cầu (SLBC) như sau: CRP được đánh giá dương tính nếu > 15 mg/dl; SLBC 25.000/ mm3. Tính độ nhạy và độ đặc hiệu của mỗi xét nghiệm theo giáo trình ứng dụng dịch tễ học lâm sàng của Trường Đại học Y khoa Hà Nội. III. KẾT QUẢ 3.1. Độ nhạy của xét nghiệm CRP và SLBC trong chẩn đoán NTSS sớm và NTSS muộn: 3.1.1. Độ nhạy của xét nghiệm CRP và SLBC trong chẩn đoán NTSS sớm: Bảng 3.1. Sự phân bố tỷ lệ dương tính của CRP và SLBC ở các trẻ sơ sinh được chẩn đoán NTSS sớm SSĐN SSĐT SSĐN+SSĐT CRP SLBC CRP SLBC CRP SLBC Số lượng 5/23 8/23 5/11 1/11 10/34 9/34 Độ nhạy(%) 22 35 46 9 29 27 Biểu đồ 3.1: Sự phân bố độ nhạy của CRP và SLBC ở các trẻ sơ sinh được chẩn đoán NTSS sớm 3.1.2. Độ nhạy của xét nghiệm CRP và SLBC trong chẩn đoán NTSS muộn: Bảng 3.2: Sự phân bố tỷ lệ dương tính của xét nghiệm CRP và SLBC ở các trẻ sơ sinh được chẩn đoán NTSS muộn ĐN ĐT ĐN+ĐT CRP SLBC CRP SLBC CRP SLBC Số lượng 6/23 5/23 3/11 6/11 9/34 11/34 Phần trăm 26 22 11 55 27 32 Biểu đồ 3.2: Biểu đồ biểu diễn sự phân bố độ nhạy của CRP và SLBC ở các trẻ sơ sinh được chẩn đoán NTSS muộn. 3.2. Độ đặc hiệu của xét nghiệm CRP và SLBC trong chẩn đoán NTSS sớm và muộn: Bảng 3.3: Sự phân bố tỷ lệ xét nghiệm CRP và SLBC âm tính trong lô chứng ở các trẻ sơ sinh không được chẩn đoán nhiễm trùng sơ sinh sớm và muộn. ĐN ĐT ĐN+ĐT CRP SLBC CRP SLBC CRP SLBC Số lượng 12/12 11/12 8/ 8 8/ 8 20/20 19/20 Phần trăm 100 92 100 100 100 95 Biểu đồ 3. 3: Sự phân bố độ đặc hiệu của xét nghiệm CRP và SLBC trong chẩn đoán NTSS sớm và muộn VI. BÀN LUẬN 4.1. Độ nhạy của xét nghiệm CRP và SLBC trong chẩn đoán NTSS sớm và NTSS muộn: 4.1.1. Độ nhạy của xét nghiệm CRP và SLBC trong chẩn đoán NTSS sớm: Độ nhạy của xét nghiệm CRP trong chẩn đoán NTSS sớm ở trẻ sơ sinh đủ tháng cao hơn trẻ sơ sinh đẻ non, điều này phù hợp với chức năng gan còn non yếu ở trẻ đẻ non trong quá trình tổng hợp CRP tại gan. Chung cho cả 2 loại SSĐN và SSĐTđộ nhạy theo nghiên cứu của chúng tôi là 29% thấp hơn so với William E. Benitz 35%[2][3], có lẽ tùy theo kỹ thuật lấy máu và kỹ thuật xét nghiệm, hơn nữa cỡ mẫu lô nghiên cứu chúng tôi còn nhỏ. Loại sơ sinh đẻ non SLBC có độ nhạy trong chẩn đoán NTSS sớm cao hơn CRP. Ngược lại loại sơ sinh đủ tháng CRP có độ nhạy trong chẩn đoán NTSS sớm cao hơn SLBC. Chung cho cả 2 loại ĐN và ĐT độ nhạy của CRP và SLBC khác biệt không nhiều. Như vậy SLBC trong công thức máu là một xét nghiệm thường quy, có thể làm ở tuyến dưới, vai trò của nó trong chẩn đoán NTSS sớm vẫn phải được coi trọng [5]. 4.1.2. Độ nhạy của xét nghiệm CRP và SLBC trong chẩn đoán NTSS muộn: Độ nhạy của CRP trong chẩn đoán NTSS muộn ở loại trẻ SSĐN cao hơn trẻ SSĐT. Như vậy trong quá trình chăm sóc nuôi dưỡng loại trẻ SSĐN, cần phải xét nghiệm CRP để sớm phát hiện bệnh NTSS mắc phải, nhằm quyết định điều trị kịp thời và đúng lúc cho trẻ góp phần hạ thấp tỷ lệ tử vong ở loại trẻ sơ sinh đẻ thấp cân. Độ nhạy của xét nghiệm CRP trong lô nghiên cứu cho cả 2 loại SSĐT và SSĐN để chẩn đoán NTSS muộn chỉ 27% thấp hơn nhiều so với kết quả của William 61,5%[2][4]. Nguyên nhân có thể giải thích như trên. Loại SSĐT, SLBC có độ nhạy cao gấp 4 lần CRP trong chẩn đoán NTSS muộn. Như vậy ở trẻ SSĐT đang điều trị vì một bệnh lý nào đó hoặc trẻ có những triệu chứng tại nhà nghi ngờ NTSS mắc phải thì CTM vẫn là một xét nghiệm đầu tay, đơn giản dễ thực hiện ở mọi tuyến y tế, nhưng lại có giá trị cao cho chẩn đoán NTSS mắc phải. 4.2. Độ đặc hiệu của xét nghiệm CRP và SLBC trong chẩn đoán NTSS sớm và muộn: Độ đặc hiệu của CRP trong chẩn đoán NTSS sớm và muộn là 100%, theo tác giả William là 99%[2][4]. Độ đặc hiệu của SLBC trong chẩn đoán NTSS sớm và muộn là 95% (ĐN: 92% và ĐT: 100%). Như vậy 2 xét nghiệm CRP và CTM là 2 xét nghiệm có thể giúp chẩn đoán và theo dõi điều trị bệnh lý NTTSS sớm và mắc phải. CTM dễ thực hiện hơn CRP, nhưng giá trị chẩn đoán của nó không thua kém CRP nhiều. IV. KẾT LUẬN - Đối với trẻ sơ sinh đủ tháng, CRP là xét nghiệm có độ nhạy (46%) cao hơn trẻ sơ sinh đẻ non (22%) trong chẩn đoán nhiễm trùng sơ sinh sớm truyền bằng đường mẹ - thai. - Trong khi ở loại trẻ sơ sinh đẻ non SLBC có độ nhạy (35%) cao hơn trẻ sơ sinh đủ tháng (9%) trong chẩn đoán nhiễm trùng sơ sinh sớm truyền bằng đường mẹ - thai. - CRP là một xét nghiệm có giá trị trong theo dõi để phát hiện nhiễm trùng sơ sinh mắc phải sau sinh như nhiễm trùng sơ sinh mắc phải ở bệnh viện khi nuôi dưỡng chăm sóc trẻ sơ sinh đẻ non và còn có giá trị trong theo dõi đáp ứng điều trị với kháng sinh. - Trong điều kiện không thể thực hiện được xét nghiệm CRP thì phân tích sự biến đổi SLBC trong CTM làm ở những thời điểm khác nhau vẫn có giá trị trong chẩn đoán và theo dõi bệnh nhiễm trùng sơ sinh sớm và nhiễm trùng sơ sinh mắc phải sau sinh. TÀI LIỆU THAM KHẢO Trung tâm dịch tễ học lâm sàng, Dự án Việt Nam Hà Lan.. Ứng dụng dịch tễ học lâm sàng trong nghiên cứu Y học, Đại học Y khoa Hà Nội (1995) 100 - 106. Benitz William E., Han Michael Y. Serial Serum C-Reactive Protein Levels in Diagnosis of Neonatal Infection, Pediatrics, 102 (4) (1998) 41. Ehl Stephan, Gering Bettina. C - Reactive Protein is a useful marker for guiding duration of Antibiotic therapy in suspected neonatal bacterial infection, 99(2) (1997) 216 - 221. Franz Axel R., Stein bach Gerald. Reduction of unecessary antibiotic therapy in newborn infants using interleukin - 8 and C-Reative Protein as markers of bacterial infections, 104 (3) (1999) 447 - 453. Nupponen Irmeli, Andresson Sture. Neutrophil CD 11B expession and circulating interleukin - 8 as diagnostic markers for early - onset neonatal sepsis, 108 (1) (2001) 12. TÓM TẮT Nghiên cứu bệnh - chứng tiến cứu trên 54 trẻ sơ sinh được điều trị tại Phòng Nhi sơ sinh Bệnh Viện Trung Ương Huế (Bệnh 34, chứng 20) chúng tôi có những kết luận sau: 1, Độ nhạy của CRP trong chẩn đoán NTSS sớm: ĐN: 22%, ĐT: 46%; ĐN+ĐT: 29%; NTSS muộn: ĐN: 26%, ĐT: 11%; ĐN+ĐT: 27%. Độ nhạy của SLBC trong chẩn đoán NTSS sớm: ĐN: 35%, ĐT: 9%; ĐN+ĐT: 27% NTSS muộn: ĐN: 22%, ĐT: 55%; ĐN+ĐT:32%. Đối với trẻ sơ sinh đủ tháng, CRP là xét nghiệm có độ nhạy cao hơn trẻ sơ sinh đẻ non trong chẩn đoán nhiễm trùng sơ sinh sớm truyền bằng đường mẹ - thai.Trong khi ở loại trẻ sơ sinh đẻ non SLBC có độ nhạy cao hơn trẻ sơ sinh đủ tháng trong chẩn đoán nhiễm trùng sơ sinh sớm truyền bằng đường mẹ - thai. CRP là một xét nghiệm có giá trị trong theo dõi để phát hiện nhiễm trùng sơ sinh mắc phải sau sinh đặt biệt nhiễm trùng sơ sinh mắc phải ở bệnh viện khi nuôi dưỡng chăm sóc trẻ sơ sinh đẻ non và còn có giá trị trong theo dõi đáp ứng điều trị với kháng sinh. 2, Độ đặc hiệu trong chẩn đoán NTSS sớm và muộn của CRP: ĐN: 100%, ĐT:100%, ĐN+ĐT: 100%; của SLBC: ĐN: 92%, ĐT: 100%, ĐN +ĐT: 95%. Trong điều kiện không thể thực hiện được xét nghiệm CRP thì phân tích sự biến đổi SLBC trong CTM làm ở những thời điểm khác nhau vẫn có giá trị trong chẩn đoán và theo dõi bệnh nhiễm trùng sơ sinh. A STUDY OF THE VALUE OF CPR TEST AND THE NUMBER OF WHITE CELLS IN THE DIAGNOSIS OF NEONATAL BATERIAL INFECTION Nguyen Thi Kieu Nhi College of Medicine, Hue University SUMMARY This is a control case study using 1:2 control to case ratio. The study included 54 neonates, with a gestational age of full-term and premature, suspected of neonatal infection (early-onset and late onset sepsis). The purpose of this study was to identify: 1. Sensitivity and specificity of CRP 2. Sensitivity and specificity of W.L.C Results: 1. The sensitivity of CRP in diagnosis of early neonatal infection: P: 22%, F: 46%; P+F: 29%; late neonatal infection: P: 26%, F: 11%; P+F late neonatal infection: 27% The sensitivity of W.L.C in diagnosis of early neonatal infection: P: 35%, F: 9%; P+F: 27%; late neonatal infection: P: 22%, F: 55%; P+F: 32%. 2. The specificity in diagnosis of early and late neonatal infection of CRP: P: 100%, F: 100%, P+F: 100%; of W.L.C: P: 92%, F: 100%, P+F: 95%. Conclusion: The value of CRP in diagnosis of early neonatal infection is limited in premature, but sensible in full-term newborns. CRP is a useful marker for guiding duration of antibiotic therapy. CRP is used as diagnostic marker for late - onset neonatal sepsis, especially nosocomial infection. W.L.C is good still in diagnosis of early and late - onset neonatal infection.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doctim_hieu_gia_tri_cua_xet_nghiem_crp_va_so_luong_bach_cau_tro.doc
Tài liệu liên quan