Tìm hiểu hệ thống tổ chức trung tâm khuyến nông Quốc Gia

I. MỞ ĐẦU Ngày 02 tháng 3 năm 1993, Chính phủ ban hành Nghị định 13/NĐ-CP về công tác khuyến nông (bao gồm nông, lâm, ngư nghiệp). Hệ thống khuyến nông-khuyến ngư Việt nam chính thức hình thành.Ở Bộ Nông nghiệp & PTNT, Cục Khuyến nông-Khuyến lâm vừa làm nhiệm vụ quản lý nhà nước vừa làm nhiệm vụ khuyến nông về lĩnh vực trồng trọt và chăn nuôi. Ở Bộ Thuỷ sản, hoạt động khuyến ngư được giao cho Vụ Quản lý Nghề cá. Việc một đơn vị đồng thời làm nhiệm vụ quản lý nhà nước và dịch vụ công tỏ ra nhiều bất cập, cả hai nhiệm vụ đều không đáp ứng được nhu cầu và đòi hỏi ngày càng cao, phức tạp của tình hình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp. Chính vì vậy, ngày 18 tháng 7 năm 2003 Chính phủ ban hành Nghị định 86/NĐ-CP, cho phép tách Cục Khuyến nông-Khuyến lâm thành hai đơn vị trực thuộc Bộ Nông nghiêp & PTNT là Cục Nông nghiệp và Trung tâm Khuyến nông Quốc gia. Bộ trưởng Bộ Thuỷ sản ký Quyết định thành lập Trung tâm Khuyến ngư Trung ương trên cơ sở bộ phận khuyến ngư thuộc Vụ Quản lý Nghề cá (ngày 07 tháng 7 năm 2000). Tiếp theo, ngày 02 tháng 5 năm 2003, Thủ tướng Chính phủ ký Nghị định số 43/2003/NĐ-CP, thành lập Trung tâm Khuyến ngư Quốc gia. Ngày 03 tháng 01 năm 2008, Chính phủ ban hành Nghị định số 01/2008/NĐ-CP về Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp & PTNT, sau khi sát nhập Bộ Nông nghiêp & PTNT và Bộ Thủy sản. Tại Nghị định này, Chính phủ cho phép thành lập Trung tâm Khuyến nông-Khuyến ngư Quốc gia. Ngày 28 tháng 01 năm 2008, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp & PTNT ký Quyết định số 236/QĐ-BNN-TCCB, thành lập Trung tâm Khuyến nông-Khuyến ngư Quốc gia trên cơ sở hợp nhất hai trung tâm: Trung tâm Khuyến nông Quốc gia và Trung tâm Khuyến ngư Quốc gia. Để hiểu rõ hơn về hệ thống tổ chức Khuyến nông Việt Nam, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Tìm hiểu hệ thống tổ chức Trung tâm Khuyến nông Quốc gia”. MỤC LỤC Trang I. MỞ ĐẦU 1 II. NỘI DUNG 2 2.1 Sơ đồ tổ chức 2 2.2 Tổ chức bộ máy 2 2.3 Vị trí, chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm 3 2.3.1 Vị trí, chức năng 3 2.3.2 Nhiệm vụ 4 2.4 Chức năng, nhiệm vụ của các Phòng 5 2.4.1 Chức năng: 5 2.4.2 Nhiệm vụ: 5 2.5 Vị trí, chức năng, nhiệm vụ của các thành viên 8 2.6 Ưu nhược điểm Bộ máy tổ chức Trung tâm Khuyến nông Quốc gia 12 2.6.1 Ưu điểm 12 2.6.2 Nhược điểm 13 III. KẾT LUẬN 13 IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO 13

doc14 trang | Chia sẻ: banmai | Lượt xem: 2075 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tìm hiểu hệ thống tổ chức trung tâm khuyến nông Quốc Gia, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I. MỞ ĐẦU Ngày 02 tháng 3 năm 1993, Chính phủ ban hành Nghị định 13/NĐ-CP về công tác khuyến nông (bao gồm nông, lâm, ngư nghiệp). Hệ thống khuyến nông-khuyến ngư Việt nam chính thức hình thành.Ở Bộ Nông nghiệp & PTNT, Cục Khuyến nông-Khuyến lâm vừa làm nhiệm vụ quản lý nhà nước vừa làm nhiệm vụ khuyến nông về lĩnh vực trồng trọt và chăn nuôi. Ở Bộ Thuỷ sản, hoạt động khuyến ngư được giao cho Vụ Quản lý Nghề cá. Việc một đơn vị đồng thời làm nhiệm vụ quản lý nhà nước và dịch vụ công tỏ ra nhiều bất cập, cả hai nhiệm vụ đều không đáp ứng được nhu cầu và đòi hỏi ngày càng cao, phức tạp của tình hình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp. Chính vì vậy, ngày 18 tháng 7 năm 2003 Chính phủ ban hành Nghị định 86/NĐ-CP, cho phép tách Cục Khuyến nông-Khuyến lâm thành hai đơn vị trực thuộc Bộ Nông nghiêp & PTNT là Cục Nông nghiệp và Trung tâm Khuyến nông Quốc gia. Bộ trưởng Bộ Thuỷ sản ký Quyết định thành lập Trung tâm Khuyến ngư Trung ương trên cơ sở bộ phận khuyến ngư thuộc Vụ Quản lý Nghề cá (ngày 07 tháng 7 năm 2000). Tiếp theo, ngày 02 tháng 5 năm 2003, Thủ tướng Chính phủ ký Nghị định số 43/2003/NĐ-CP, thành lập Trung tâm Khuyến ngư Quốc gia. Ngày 03 tháng 01 năm 2008, Chính phủ ban hành Nghị định số 01/2008/NĐ-CP về Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp & PTNT, sau khi sát nhập Bộ Nông nghiêp & PTNT và Bộ Thủy sản. Tại Nghị định này, Chính phủ cho phép thành lập Trung tâm Khuyến nông-Khuyến ngư Quốc gia. Ngày 28 tháng 01 năm 2008, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp & PTNT ký Quyết định số 236/QĐ-BNN-TCCB, thành lập Trung tâm Khuyến nông-Khuyến ngư Quốc gia trên cơ sở hợp nhất hai trung tâm: Trung tâm Khuyến nông Quốc gia và Trung tâm Khuyến ngư Quốc gia.  Để hiểu rõ hơn về hệ thống tổ chức Khuyến nông Việt Nam, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Tìm hiểu hệ thống tổ chức Trung tâm Khuyến nông Quốc gia”. II. NỘI DUNG 2.1 Sơ đồ tổ chức . 2.2 Tổ chức bộ máy * Lãnh đạo: - Lãnh đạo Trung tâm có Giám đốc và các Phó Giám đốc do Bộ trưởng bổ nhiệm. - Giám đốc Trung tâm điều hành hoạt động của Trung tâm, chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng và trước pháp luật về hoạt động của Trung tâm. - Phó Giám đốc Trung tâm giúp việc Giám đốc Trung tâm, chịu trách nhiệm trước Giám đốc và trước pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ được phân công. * Cơ cấu tổ chức của Trung tâm: - Phòng Kế hoạch tổng hợp; - Phòng Tài chính; - Phòng Thông tin và tuyên truyền; - Phòng Đào tạo và huấn luyện; - Phòng Chuyển giao tiến bộ kỹ thuật; - Bộ phận thường trực tại Nam bộ, trụ sở đặt tại thành phố Hồ Chí Minh; - Bộ phận thường trực tại Nam Trung bộ và Tây Nguyên, trụ sở đặt tại thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắc Lắc. * Các đơn vị trực thuộc Trung tâm: - Trung tâm Tập huấn và Chuyển giao công nghệ nông nghiệp Nam bộ (được thành lập trên cơ sở Trung tâm Tập huấn và Chuyển giao công nghệ thủy sản Đồng bằng sông Cửu Long); - Các đơn vị khác được thành lập và hoạt động trên cơ sở đề án do Trung tâm xây dựng và trình Bộ phê duyệt; Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia quy định nhiệm vụ, bố trí biên chế phù hợp với chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định hiện hành; xây dựng trình Bộ phê duyệt Điều lệ tổ chức và hoạt động của Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, Quy chế quản lý và điều hành Quỹ hoạt động khuyến nông theo quy định của pháp luật 2.3 Vị trí, chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm 2.3.1 Vị trí, chức năng Trung tâm Khuyến nông Quốc gia là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, có chức năng phục vụ quản lý nhà nước của Bộ và triển khai các hoạt động khuyến nông về các lĩnh vực: nông nghiệp, lâm nghiệp, diêm nghiệp, ngư nghiệp, thủy nông, cơ điện nông nghiệp, ngành nghề nông thôn và các dịch vụ nông nghiệp nông thôn trên phạm vi cả nước thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ. Trung tâm Khuyến nông Quốc gia (sau đây được gọi là Trung tâm) có tư cách pháp nhân, có kinh phí hoạt động, có con dấu và tài khoản riêng; hoạt động theo cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật. Trụ sở của Trung tâm đặt tại thành phố Hà Nội. Tên giao dịch quốc tế bằng tiếng Anh: National Agriculture Extension Center; tên viết tắt: NAEC 2.3.2 Nhiệm vụ - Tham gia xây dựng chính sách, chiến lược, kế hoạch phát triển dài hạn, năm năm và hàng năm, các chương trình, dự án, các văn bản quy phạm pháp luật về khuyến nông. - Triển khai thực hiện kế hoạch, chương trình, dự án khuyến nông sau khi được Bộ phê duyệt. - Xây dựng và trình Bộ kế hoạch phân bố kinh phí hàng năm về các chương trình, dự án khuyến nông và tổ chức việc thực hiện sau khi Bộ phê duyệt; - Ký các hợp đồng khuyến nông với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật; - Trực tiếp triển khai một số chương trình khuyến nông trọng điểm theo sự phê duyệt của Bộ. - Hướng dẫn về nội dung, phương pháp hoạt động khuyến nông cho các cơ quan, đơn vị tham gia hoạt động khuyến nông; phối hợp với các cơ quan đơn vị liên quan thuộc Bộ và các địa phương tổ chức kiểm tra, đánh giá các chương trình, dự án khuyến nông. - Chủ trì xây dựng chương trình, tài liệu hướng dẫn khuyến nông; tổ chức tập huấn kỹ thuật, nghiệp vụ cho cán bộ, cộng tác viên khuyến nông các cấp và nông dân. - Chủ trì, phối hợp với các cơ quan truyền thông đại chúng tổ chức tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước; các thông tin khoa học công nghệ, thị trường; mô hình tiên tiến trong sản xuất, kinh doanh, mô hình hợp tác xã, mô hình nông thôn mới. - Tổ chức và tham gia tổ chức các hội thi, hội thảo, hội chợ, triển lãm, diễn đàn, tham quan học tập, trao đổi kinh nghiệm liên quan đến hoạt động nông nghiệp và phát triển nông thôn. - Tư vấn và cung ứng dịch vụ nông nghiệp nông thôn theo chức năng nhiệm vụ được giao phù hợp với các quy định của pháp luật. - Quản lý và sử dụng Quỹ hoạt động khuyến nông theo quy định của pháp luật. - Hợp tác quốc tế về khuyến nông theo quy định của pháp luật. - Báo cáo kết quả thực hiện các chương trình, dự án về khuyến nông. - Thực hiện cải cách hành chính và đổi mới phương thức làm việc, hiện đại hóa công sở, ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ công tác khuyến nông. - Quản lý, sử dụng có hiệu quả tài sản, tài chính, vật tư, kinh phí, lao động và các nguồn lực khác được giao theo quy định. - Thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ trưởng giao. 2.4 Chức năng, nhiệm vụ của các Phòng 2.4.1 Chức năng: Phục vụ quản lý nhà nước của Bộ và triển khai các hoạt động khuyến nông về các lĩnh vực: nông nghiệp, lâm nghiệp, diêm nghiệp, ngư nghiệp, thủy nông, cơ điện nông nghiệp, ngành nghề nông thôn và các dịch vụ nông nghiệp nông thôn trên phạm vi cả nước thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ. Tham mưu cho Giám đốc trong công việc chỉ đạo, điều hành các hoạt động chung của Trung tâm; giúp Giám đốc tổ chức việc điều hoà, phối hợp hoạt động của các đơn vị trực thuộc Trung tâm; xây dựng, quản lý và thực hiện đúng Quy chế làm việc, chương trình và kế hoạch công tác của Trung tâm; quản lý tài chính, tài sản và giúp Giám đốc quản lý trực tiếp một số mặt công tác khác. 2.4.2 Nhiệm vụ: * Nhiệm vụ chung: Từng Phòng có nhiệm vụ giúp Ban Giám đốc xây dựng chương trình, kế hoạch công tác hàng tháng, quý, năm và dài hạn; chủ động tổ chức thực hiện; định kỳ tháng, quý, 6 tháng, năm báo cáo kết quả thực hiện chương trình, kế hoạch công tác về lĩnh vực Phòng mình phụ trách, tổ chức thực hiện các nhiệm vụ khác do Ban Giám đốc Trung tâm giao. Trưởng Phòng phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng Viên chức thuộc Phòng mình phụ trách và chịu trách nhiệm trước Ban Giám đốc Trung tâm tổ chức thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ được giao. * Nhiệm vụ cụ thể: Ngoài nhiệm vụ chung, từng Phòng tham mưu cho Ban Giám đốc Trung tâm tổ chức thực hiện các nhiệm vụ sau: - Phòng Khuyến nông Chăn nuôi: + Khảo nghiệm, đánh giá những kết quả ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ chăn nuôi, khẳng định và công bố có phù hợp hay không; + Tham mưu cho lãnh đạo Trung tâm nghiên cứu ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ chăn nuôi; tổng hợp phổ biến thông tin khoa học công nghệ chuyên ngành chăn nuôi - thú y; + Hướng dẫn, kiểm tra việc áp dụng tiêu chuẩn, quy trình, quy phạm, định mức kinh tế kỹ thuật về chăn nuôi và chuyên môn nghiệp vụ thuộc chuyên ngành; + Trực tiếp triển khai một số chương trình khuyến nông trọng điểm theo sự phê duyệt của Bộ; + Tham gia quản lý đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ về chăn nuôi, tham gia các chương trình, dự án về chăn nuôi do Bộ quản lý; + Thực hiện các công việc khác khi Giám đốc giao. - Phòng Khuyến nông Trồng trọt: + Khảo nghiệm, đánh giá những kết quả ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ trồng trọt, khẳng định và công bố có phù hợp hay không; + Xây dựng và hướng dẫn, kiểm tra thực hiện quy hoạch, kế hoạch, quy trình, quy phạm, định mức kinh tế kỹ thuật trồng trọt; + Tham mưu cho lãnh đạo Trung tâm nghiên cứu chuyển giao, ứng dụng khoa học công nghệ trồng trọt; tổng hợp phổ biến thông tin khoa học công nghệ chuyên ngành trồng trọt, bảo vệ thực vật; + Trực tiếp triển khai một số chương trình khuyến nông trọng điểm theo sự phê duyệt của Bộ; + Tham gia quản lý đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ về trồng trọt; tham gia các chương trình, dự án về trồng trọt do Bộ quản lý; + Thực hiện các công việc khác khi Giám đốc giao. - Phòng Kế hoạch tổng hợp: + Chủ trì tổ chức xây dựng chiến lược phát triển, kế hoạch dài hạn, trung hạn và kế hoạch hàng năm của Trung tâm; + Hướng dẫn các đơn vị trực thuộc xây dựng kế hoạch hàng năm. Tổng hợp và cân đối thành kế hoạch của Trung tâm. Hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra các đơn vị thực hiện kế hoạch; + Tổ chức xây dựng hệ thống thông tin quản trị trong toàn Trung tâm. Tổng hợp tình hình, phân tích, đánh giá hiệu quả hoạt động theo từng lĩnh vực. Đề xuất các chỉ tiêu, biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động; + Hướng dẫn nghiệp vụ, tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ làm công tác kế hoạch trong toàn Trung tâm; + Thực hiện các công việc khác có liên quan. - Phòng Tài chính: + Căn cứ vào nhiệm vụ của Trung tâm lập kế hoạch dự toán tài chính quý, năm theo quy định của Nhà nước, thực hiện và hướng dẫn việc phân phối sử dụng chung cho toàn Trung tâm, trình Giám đốc quyết định; + Xây dựng kế hoạch phân bổ chi tiêu hợp lý đúng pháp luật đáp ứng yêu cầu các hoạt động của Trung tâm; + Xây dựng các quy định nội bộ về cấp, phát, chi tiêu, sử dụng các nguồn vốn và kinh phí đảm bảo các nguyên tắc tài chính – kế toán, giám sát mọi hoạt động tài chính trong phạm vi Trung tâm; + Xây dựng hệ thống kế toán trong đơn vị, thực hiện các công việc chuyên môn thuộc chuyên ngành theo hướng dẫn đúng với quy định của pháp luật; + Tổ chức hạch toán kế toán chi phí những hoạt động của Trung tâm; + Thực hiện các báo cáo kế toán, thanh quyết toán việc sử dụng vốn hàng quý, năm trình Giám đốc để báo cáo theo yêu cầu đột xuất và định kỳ; + Đảm bảo việc cấp phát lương, thưởng cho Cán bộ viên chức; + Quản lý, lưu trữ các hồ sơ, sổ sách, chứng từ về thu chi của Trung tâm; + Thực hiện các công việc khác khi Giám đốc giao. - Phòng Khuyến lâm: + Khảo nghiệm, đánh giá những kết quả ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ lâm nghiệp, khẳng định và công bố có phù hợp hay không; + Xây dựng và hướng dẫn, kiểm tra thực hiện quy hoạch, kế hoạch, quy trình, quy phạm, định mức kinh tế kỹ thuật lâm nghiệp; + Tham mưu cho lãnh đạo Trung tâm nghiên cứu chuyển giao, ứng dụng khoa học công nghệ lâm nghiệp; tổng hợp phổ biến thông tin khoa học công nghệ chuyên ngành lâm nghiệp; + Trực tiếp triển khai một số chương trình khuyến nông trọng điểm theo sự phê duyệt của Bộ; + Tham gia quản lý đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ về lâm nghiệp; tham gia các chương trình, dự án Rừng do Bộ NN & PTNT quản lý; + Thực hiện các công việc khác khi Giám đốc giao. - Phòng Đào tạo huấn luyện: + Hướng dẫn về nội dung, phương pháp hoạt động khuyến nông cho các cơ quan, đơn vị tham gia hoạt động khuyến nông; phối hợp với các cơ quan đơn vị liên quan thuộc Bộ và các địa phương tổ chức kiểm tra, đánh giá các chương trình, dự án khuyến nông; + Chủ trì xây dựng chương trình, tài liệu hướng dẫn khuyến nông; tổ chức tập huấn kỹ thuật, nghiệp vụ cho cán bộ, cộng tác viên khuyến nông các cấp và nông dân. - Phòng Thông tin tuyên truyền: + Chủ trì, phối hợp với các cơ quan truyền thông đại chúng tổ chức tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước; các thông tin khoa học công nghệ, thị trường; mô hình tiên tiến trong sản xuất, kinh doanh, mô hình hợp tác xã, mô hình nông thôn mới; + Tổ chức và tham gia tổ chức các hội thi, hội thảo, hội chợ, triển lãm, diễn đàn, tham quan học tập, trao đổi kinh nghiệm liên quan đến hoạt động nông nghiệp và phát triển nông thôn. - Phòng Khuyến ngư: + Khảo nghiệm, đánh giá những kết quả ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ Chăn nuôi – Nuôi trồng Thủy sản, khẳng định và công bố có phù hợp hay không; + Xây dựng và hướng dẫn, kiểm tra thực hiện quy hoạch, kế hoạch, quy trình, quy phạm, định mức kinh tế kỹ thuật ngư nghiệp; + Tham mưu cho lãnh đạo Trung tâm nghiên cứu chuyển giao, ứng dụng khoa học công nghệ Chăn nuôi – Nuôi trồng Thủy sản; tổng hợp phổ biến thông tin khoa học công nghệ chuyên ngành ngư nghiệp; + Trực tiếp triển khai một số chương trình khuyến nông trọng điểm theo sự phê duyệt của Bộ; + Tham gia quản lý đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ về Chăn nuôi – Nuôi trồng Thủy sản; tham gia các chương trình, dự án do Bộ NN & PTNT quản lý; + Thực hiện các công việc khác khi Giám đốc giao. - Bộ phận Thường trực phía Nam: + Chủ trì hoặc phối hợp với các đơn vị chức năng xây dựng và trình Giám đốc ban hành Quy chế làm việc và các quy định nội bộ khác; theo dõi, đôn đốc, kiểm tra các đơn vị trực thuộc thực hiện Quy chế, các quy định nội bộ và các Quyết định của Giám đốc; + Tham mưu cho Giám đốc trong việc lựa chọn những vấn đề về chủ trương, chính sách, pháp luật và cơ chế quản lý quan trọng để giao cho các đơn vị liên quan trực thuộc Trung tâm nghiên cứu trình Giám đốc; + Hướng dẫn các đơn vị trực thuộc xây dựng kế hoạch công tác của đơn vị và tổng hợp thành kế hoạch chung hàng năm của Trung tâm trình Giám đốc xem xét; tổ chức theo dõi, kiểm tra và báo cáo với Giám đốc việc thực hiện kế hoạch công tác của các đơn vị; trực tiếp thực hiện kế hoạch công tác của Bộ phận; + Hướng dẫn các đơn vị trực thuộc xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch nghiên cứu khoa học, ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ dài hạn và hàng năm; + Quản lý kinh phí hoạt động hàng năm của Bộ phận, thực hiện các chế độ tài chính, chính sách xã hội đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động của Bộ phận và các đơn vị trực thuộc không được phân cấp quản lý tài chính; + Quản lý và hướng dẫn thực hiện công tác hành chính, văn thư, lưu trữ của Bộ theo đúng quy định hiện hành của Nhà nước; + Thực hiện nhiệm vụ làm đầu mối của Trung tâm trong các quan hệ giao dịch với cấp trên, cấp dưới và cơ quan, tổ chức bên ngoài theo sự phân công của Lãnh đạo Trung tâm; + Tổ chức và quản lý các hoạt động của Bộ phận thường trực Nam Bộ đặt tại Thành phố Hồ Chí Minh và Bộ phận thường trực Nam Trung Bộ & Tây Nguyên đặt tại Đắk Lắk. 2.5 Vị trí, chức năng, nhiệm vụ của các thành viên * Giám đốc: - Quản lý và điều hành hoạt động của Trung tâm theo chế độ thủ trưởng. Chịu trách nhiệm trước pháp luật và Bộ trưởng về các hoạt động của Trung tâm; - Thực hiện đầy đủ trách nhiệm theo các quy định của Nghị định 71/1998/NĐ-CP về thực hiện dân chủ trong hoạt động cơ quan: + Chủ trì thực hiện giao ban định kỳ, sơ kết công tác 6 tháng, tổng kết năm, đánh giá việc thực hiện các Nghị quyết của Đảng, nhiệm vụ cơ quan; + Quản lý cán bộ, công chức về tư tưởng, phẩm chất, đạo đức; sử dụng, đào tạo, thực hiện chính sách , xây dựng đội ngũ công chức có phẩm chất, năng lực; + Thực hiện việc đánh giá cán bộ, công chức hàng năm theo đúng quy định; + Sử dụng có hiệu quả tài sản của cơ quan, tiết kiệm và thực hiện công khai tài chính; thực hiện các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn hành vi tham nhũng, xử lý người vi phạm; + Phối hợp với công đoàn cơ quan tổ chức Hội nghị cán bộ, công chức mỗi năm 1 lần vào cuối năm. - Trực tiếp phụ trách công tác kế hoạch, quy hoạch, tài chính, tổ chức, thanh tra pháp chế, hợp tác quốc tế và những vấn đề chiến lược; - Là chủ tài khoản của Trung tâm; - Trực tiếp phụ trách phòng Kế hoạch tổng hợp, Tài chính, phòng Khuyến lâm; - Phân công các Phó Giám đốc chịu trách nhiệm và điều hành một số lĩnh vực công tác; - Có chương trình công tác hàng tuần, hàng tháng và báo cáo kết quả công việc hàng tháng bằng văn bản cho Bộ trưởng; gửi thông báo cho Phó Giám đốc các phòng, Bộ phận thường trực tại Thành phố Hồ Chí Minh và Bộ phận thường trực tại Đắk Lắk. Khi đi công tác thời gian dài thì uỷ quyền cho Phó Giám đốc trực Trung tâm; - Ký và trình ký những văn bản và dự thảo văn bản thuộc thẩm quyền. * Phó Giám đốc: - Chịu trách nhiệm trước Giám đốc (cùng Giám đốc chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng) và trước pháp luật về công tác được phân công; - Trực tiếp giải quyết các công việc và các vấn đề phát sinh do Giám đốc phân công; - Khi được Bộ trưởng, Thứ trưởng giao việc trực tiếp, sau khi thực hiện báo cáo lại nội dung và kết quả công việc cho Giám đốc biết. Trước và sau khi đi họp, đi công tác (trong hoặc ngoài nước) phải báo cáo với Giám đốc; - Xây dựng chương trình công tác hàng tuần, hàng tháng và thông báo kết quả công tác hàng tháng cho Trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp để tổng hợp thành văn bản trong kỳ giao ban tháng; - Khi được Giám đốc uỷ nhiệm trực cơ quan, Phó Giám đốc điều hành công việc thuộc phạm vi của Giám đốc trong thời gian được uỷ nhiệm, sau đó báo cáo kết quả công việc cho Giám đốc biết; - Ký và trình ký những văn bản thuộc thẩm quyền theo sự phân công của Giám đốc; - Chỉ đạo phòng chuyên môn thực hiện nhiệm vụ theo chức năng, nhiệm vụ và sự phân công; - Trường hợp cần thiết, khi lãnh đạo phòng đi vắng thì Phó Giám đốc chỉ định, phân công cán bộ trong Trung tâm thực thi công việc. Cán bộ được giao nhiệm vụ có trách nhiệm thực hiện và báo cáo với lãnh đạo phòng của mình biết; - Phó Giám đốc ký sai  phải chịu trách nhiệm cá nhân trước Cục trưởng, Bộ trưởng. * Trưởng phòng: - Chịu trách nhiệm trước Giám đốc và Phó Giám đốc về lĩnh vực công tác được giao ghi trong chức năng và nhiệm vụ của phòng; có nhiệm vụ quản lý cán bộ, công chức, tài sản, kinh phí được giao. Phân công công việc cho từng công chức. Xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình công tác của phòng và của Trung tâm; - Hàng tháng, quý, 6 tháng, cả năm Trưởng phòng phải báo cáo bằng văn bản tình hình hoạt động của phòng theo quy định, đồng thời báo cáo đột xuất khi được giao cho Giám đốc, Phó Giám đốc, phòng Kế hoạch tổng hợp để tổng hợp, báo cáo; - Khi đi công tác (trong, ngoài nước) phải báo cáo Giám đốc, Phó Giám đốc phụ trách đồng thời uỷ nhiệm cho một Phó trưởng phòng phụ trách phòng. Sau thời gian đi công tác phải báo cáo kết quả cho Giám đốc, Phó Giám đốc phụ trách; - Chịu trách nhiệm về thể loại văn bản của Trung tâm theo Quyết định số 58/2003/QĐ-BNN ngày 5/5/2003 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc ban hành Quy chế tiếp nhận, xử lý thông tin và văn bản; soạn thảo, góp ý kiến, thẩm tra, thẩm định, trình ký, phát hành, quản lý và lưu trữ văn bản của Bộ. Các dự thảo văn bản qui phạm pháp luật, văn bản hướng dẫn của Trung tâm trước khi trình Giám đốc (Phó Giám đốc phụ trách). Trưởng phòng chuyên môn đồng chịu trách nhiệm về nội dung văn bản trước Giám đốc và trước pháp luật do chuyên viên của phòng soạn thảo, ký trình Giám đốc (Phó Giám đốc) ký ban hành theo thẩm quyền. * Khi Giám đốc, Phó Giám đốc đi vắng, Trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp xử lý công việc và báo cáo lại Phó Giám đốc được phân công trực. Trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp được ký thừa uỷ quyền Giám đốc các văn bản sau: - Sao y bản chính, trích sao, sao lục các văn bản do Trung tâm ban hành; - Giấy đi đường; - Hồ sơ lý lịch cán bộ, công chức; - Một số văn bản thông thường khác. * Phó trưởng phòng: - Chịu trách nhiệm trước Trưởng phòng (liên đới cùng Trưởng phòng chịu trách nhiệm trước Giám đốc) và trước pháp luật về công tác được phân công; - Trực tiếp giải quyết các công việc và các vấn đề phát sinh do Trưởng phòng phân công; - Khi được Giám đốc, Phó Giám đốc giao việc trực tiếp, sau khi thực hiện báo cáo lại nội dung và kết quả công việc cho Trưởng phòng biết; - Xây dựng chương trình công tác hàng tuần, hàng tháng và thông báo kết quả công việc hàng tháng cho Trưởng phòng; - Khi được Trưởng phòng uỷ nhiệm trực phòng, Phòng trưởng phòng điều hành công việc của phòng, sau đó báo cáo kết quả công việc cho Trưởng phòng biết * Cán bộ, công chức: - Tất cả cán bộ, công chức của Trung tâm phải thực hiện nghĩa vụ của cán bộ, công chức và không được làm những việc đã bị cấm theo quy định của Pháp lệnh Cán bộ công chức. Chấp hành sự phân công công tác của lãnh đạo Trung tâm và Trưởng (phó) phòng, sau khi hoàn thành công tác được giao, phải báo cáo kết quả với Trưởng phòng hoặc Phó Giám đốc phụ trách; - Nghiêm chỉnh chấp hành Quy chế làm việc và những quy định khác của cơ quan. Thực hành tiết kiệm, chống tham nhũng; - Căn cứ chương trình công tác của Trung tâm, phòng, mức khoán chi hành chính, mỗi công chức xây dựng chương trình công tác hàng tuần, tháng, quý, năm. Cán bộ, công chức có nhiệm vụ báo cáo kết quả công tác của mình và tình hình kết quả công tác được giao định kỳ 6 tháng và 1 năm bằng văn bản cho Trưởng phòng. Bảo đảm thông tin chính xác, kịp thời; luôn luôn cải tiến lề lối, phương pháp làm việc, cặp nhật thông tin. Chương trình công tác cá nhân phải thực hiện theo nguyên tắc đáp ứng yêu cầu điều hành của cấp trên theo thứ tự Bộ trưởng, Thứ trưởng, Giám đốc, Phó Giám đốc, Trưởng phòng; - Công chức được giao soạn thảo văn bản phải thông qua Trưởng phòng trước khi trình lãnh đạo Trung tâm ký ban hành; - Khi đi công tác phải báo cáo chương trình, nội dung công việc sẽ làm và khi  kết thúc phải báo cáo kết quả với Trưởng phòng. Khi đi nước ngoài về phải báo cáo kết quả theo qui định; - Phối hợp chặt chẽ trên tinh thần hợp tác với các cán bộ, công chức trong và ngoài Trung tâm để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; - Cán bộ, công chức phải thực hiện trách nhiệm và quyền hạn của mình theo Nghị định 71/1998/NĐ-CP: Những vấn đề cán bộ, công chức phải được biết, tham gia ý kiến và giám sát, kiểm tra: chủ trương, giải pháp để thực hiện nghị quyết, chính sách, pháp luật có liên quan; kế hoạch công tác của Trung tâm; các biện pháp cải tiến tổ chức, lề lối làm việc, chống tham nhũng, quan liêu, phiền hà; kế hoạch đào tạo, tuyển dụng, bồi dưỡng cán bộ, công chức; chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức; nội quy, quy chế; phong trào thi đua, khen thưởng, kỷ luật; - Cán bộ, công chức có quyền trình bày ý kiến, đề xuất những vấn đề thuộc phạm vi trách nhiệm của mình, có quyền bảo lưu ý kiến và báo cáo lên cấp trên; thẳng thắn tự phê bình và phê bình, có trách nhiệm đóng góp ý kiến vào việc xây dựng các văn bản, đề án của cơ quan. Cán bộ, công chức bộ phận thường trực tại TP Hồ Chí Minh và bộ phận thường trực tại Đắk Lắk chịu sự chỉ đạo, điều hành thống nhất của Giám đốc, Phó Giám đốc và Trưởng phòng chuyên môn thuộc Trung tâm theo lĩnh vực được phân công. - Công chức khi nghỉ 1 ngày phải được sự đồng ý của Trưởng phòng, 2 ngày trở lên phải được sự đồng ý của Cục trưởng, Phó Cục trưởng. 2.6 Ưu nhược điểm Bộ máy tổ chức Trung tâm Khuyến nông Quốc gia 2.6.1 Ưu điểm - Rõ ràng về nhiệm vụ: Sơ đồ tổ chức của bộ máy đã khái quát hóa được toàn bộ vị trí, chức năng của từng bộ phận trong trung tâm, ứng với từng vị trí, bộ phận thì tương ứng với chức năng và nhiệm vụ riêng. Với 6 phó giám đốc quản lý 8 phòng ban, còn Phòng Khuyến lâm, Phòng Tài chính, Phòng Kế hoạch tổng hợp chịu sự quản lý và phụ trách trực tiếp từ Giám đốc. Phòng kế hoạch tổng hợp vừa chịu sự quản lý và phụ trách trực tiếp lại vừa chịu sự quản lý của Phó giám đốc phụ trách Hành chính, tổ chức, HTQT. 10 Phòng ban có những nhiệm vụ, chức năng khác nhau phù hợp với tên của phòng. - Vị trí được phân bổ hợp lý tạo điều kiện cho công tác quản lý, xây dựng đề án phát triển: Tại mỗi vị trí có chức năng và nhiệm vụ riêng nên khi xảy ra bất cứ một vấn đề nào như: cây trồng, vật nuôi, tài chính… thì nó đã đều được lượng hóa, thuộc vào Phòng quản lý để đưa ra các hành động kịp thời. - Tính thống nhất cao: Trung tâm Khuyến nông Quốc gia thuộc hệ thống tổ chức quản lý theo ngành dọc nên các quyết định từ phía Giám đốc sẽ có tính thống nhất, không thay đổi. - Tính chuyên môn hóa cao: Mỗi một phòng ban được thể hiện một lĩnh vực riêng, phòng trồng trọt phu trách trồng trọt, phòng khuyến lâm phụ trách bên khuyến lâm,… Tạo ra sự chuyên môn hóa, không lẫn lộn và bị hòa trộn quá nhiều lĩnh vực. Do đó, khi giải quyết, đưa ra các mục tiêu và chương trình hoạt động đạt hiệu quả cao, vấn đề được các chuyên viên am hiểu, có chuyên môn phụ trách. - Xu hướng mang tính trực tuyến nên đảm bảo tính hiệu lực, hiệu quả hoạt động khuyến nông và công tác quản lý. - Vì cơ cấu tổ chức mang tính trực tuyến, không có nhiều trung gian nên giảm được chi phí hoạt động, đặc biệt là nhân lực. 2.6.2 Nhược điểm Bên cạnh những ưu điểm mà cách tổ chức bộ máy tạo ra thì vẫn còn tồn tại một số hạn chế cần phải lưu ý và khắc phục như: - Mang tính mệnh lệnh cao: Xuất phát từ tính thống nhất, chịu sự chỉ đạo mệnh lệnh từ trên xuống nên hệ thống tổ chức còn mang tính mệnh lệnh, quyền uy. Giám đốc đứng đầu, chỉ đạo và điều hành toàn bộ hoạt động của Trung tâm. - Hạn chế sự liên kết giữa các phòng ban do mỗi phòng đều có nhiệm vụ và chức năng riêng. - Ban lãnh đạo chỉ quản lý, đánh giá các hoạt động thông qua các báo cáo và việc đưa ra các quyết định, giải pháp đôi khi chưa sát với thực tế. III. KẾT LUẬN Hệ thống tổ chức Trung tâm Khuyến nông Quốc gia tuy còn tồn tại một số hạn chế nhưng được quy định mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể, có nội dung và phương thức hoạt động rõ ràng, mang tính trực tuyến nên tăng tính hiệu lực, hiệu quả của công tác quản lý. Trung tâm đã đào tạo và rèn luyện tay nghề cho nông dân, giúp họ có đủ khả năng tự giải quyết các vấn đề của gia đình và cộng đồng. Chính vì thế khuyến nông có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển sản xuất Nông nghiệp nói riêng và kinh tế nói chung. Trong 16 năm xây dựng và trưởng thành, Trung tâm có nhiều đóng góp vào công cuộc phát triển sản xuất nông – lâm – ngư nghiệp, xoá đói, giảm nghèo. Góp công sức to lớn của mình vào sự nghiệp phát triển nông nghiệp – nông thôn toàn diện, bền vững. IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Đỗ Kim Chung, 2011, Bài giảng Tổ chức công tác khuyến nông. 2. Sơ lược về hình thành và phát triển hệ thống khuyến nông Việt Nam, 04/08/2010, 3. Sơ đồ tổ chức TTKN – KNQG, 16/06/2008, 4. Quy định chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, 28/06/2010, 5. Quy chế làm việc của Cục Trồng trọt, 2006, 6. Nghị định 71 của Chính phủ ban hành Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan, 09/08/1998, MỤC LỤC Trang I. MỞ ĐẦU 1 II. NỘI DUNG 2 2.1 Sơ đồ tổ chức 2 2.2 Tổ chức bộ máy 2 2.3 Vị trí, chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm 3 2.3.1 Vị trí, chức năng 3 2.3.2 Nhiệm vụ 4 2.4 Chức năng, nhiệm vụ của các Phòng 5 2.4.1 Chức năng: 5 2.4.2 Nhiệm vụ: 5 2.5 Vị trí, chức năng, nhiệm vụ của các thành viên 8 2.6 Ưu nhược điểm Bộ máy tổ chức Trung tâm Khuyến nông Quốc gia 12 2.6.1 Ưu điểm 12 2.6.2 Nhược điểm 13 III. KẾT LUẬN 13 IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO 13

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docbai_2_nhom_tcctkn_3935.doc