KIẾN NGHỊ
Để nâng cao kiến thức về bệnh THA, cách
phát hiện, phòng tránh căn bệnh này cho bệnh
nhân cũng như trong cộng đồng chúng tôi có
đưa ra một số kiến nghị sau:
Đối với nhân viên y tế
Bác sỹ cần quan tâm, thăm khám phát hiện
và điều trị sớm căn bệnh THA cho BN cũng
như cộng đồng. Phát hiện sớm những người
tiền sử gia đình có THA để tư vấn cho họ kiểm
tra HA định kì nhằm phát hiện sớm bệnh. Cần
thường xuyên học tập, tiếp thu, nghiên cứu
những kiến thức về căn bệnh này. Có các biện
pháp quản lý bệnh nhân THA, tư vấn và giáo
dục chế độ điều trị sau khi xuất viện về điều
trị ngoại trú. Điều dưỡng là người thường
xuyên tiếp xúc với BN do đó cần phải có
những kiến thức nhất định về THA. Cần phải
hiểu rõ đối tượng mình cần tư vấn, để có thể
tư vấn và giáo dục họ về chế độ dinh dưỡng,
chế độ luyện tập một cách phù hợp và có hiệu
quả nhất. Khi bệnh nhân đến khám và điều trị,
sau khi đo HA người điều dưỡng cần thông
báo và giải thích về chỉ số HA của BN cho họ
hiểu được HA là gì và các vấn đề liên quan,
nhất là đối với người có bất thường về HA.
Đối với ban giám đốc bệnh viện
Vì số lượng BN là người dân tộc thiểu số khá
đông nên cần mở các lớp dạy tiếng đồng bào cho
nhân viên y tế. Cần phát triển đội ngũ nhân viên
là người dân tộc thiểu số. Cử cán bộ nhân viên
trong bệnh viện đi học, tập huấn thêm kiến thức
về THA và thường xuyên chỉ đạo tuyến cho
tuyến dưới, mở các lớp tập huấn cho nhân viên y
tế cộng đồng.
9 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 175 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tìm hiểu kiến thức phòng chống bệnh tăng huyết áp của bệnh nhân tại khoa nội tổng hợp bệnh viện tỉnh Gia Lai, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 4 * 2010 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Nhi Khoa Mở Rộng BV. Nhi Đồng 2 – Lần XIX - Năm 2010 1
TÌM HIỂU KIẾN THỨC PHÒNG CHỐNG BỆNH TĂNG HUYẾT ÁP
CỦA BỆNH NHÂN TẠI KHOA NỘI TỔNG HỢP BỆNH VIỆN
TỈNH GIA LAI
Đào Ngọc Quân*, Trần Thị Xuân Hòa*
TÓM TẮT
Mục tiêu: Tìm hiểu kiến thức phòng chống bệnh tăng huyết áp của bệnh nhân tại khoa nội tổng hợp bệnh
viện tỉnh Gia Lai.
Phương pháp nghiên cứu: mô tả cắt ngang.
Kết quả: Hầu hết bệnh nhân không quan tâm đến bệnh tăng huyết áp, có đến 75,5% bệnh nhân không biết
chỉ số huyết áp của mình, chỉ có 24,5 % bệnh nhân biết chỉ số huyết áp của mình trong đó có 2,5% bệnh nhân chỉ
biết huyết áp tâm thu. Rất nhiều bệnh nhân không biết cách phát hiện tăng huyết áp chiếm tỷ lệ 96%.
Các yếu tố nguy cơ tác động tới tăng huyết áp được bệnh nhân biết với tỷ lệ cao hơn: Có 65% bệnh nhân cho
rằng hút thuốc lá làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, 13% bệnh nhân cho rằng hút thuốc lá không ảnh hưởng
tới tim mạch và 22% bệnh nhân không biết, chủ yếu là dân tộc thiểu số chiếm 19%. Có 59% bệnh nhân cho rằng
ăn mặn làm ảnh hưởng đến huyết áp, 11,5% bệnh nhân cho rằng không và 29,5% bệnh nhân không biết, trong
đó 25,5% là dân tộc thiểu số, 4% người kinh. Có 72% bệnh nhân cho rằng uống rượu bia làm ảnh hưởng đến
huyết áp, 3,5% bệnh nhân cho rằng không và 24,5% bệnh nhân không biết,trong đó 22% dân tộc thiểu số, 2,5%
người kinh. Kiến thức về điều trị tăng huyết áp còn nhiều hạn chế: 36% bệnh nhân cho rằng tăng huyết áp cần
điều trị thường xuyên, 38,5% bệnh nhân cho rằng tăng huyết áp không cần điều trị thường xuyên, 25,5% bệnh
nhân không biết.
Kết luận: Để nâng cao kiến thức về bệnh tăng huyết áp, cách phát hiện và phòng tránh căn bệnh này chúng
ta cần phải tích cực tuyên truyền về tăng huyết áp cho cộng đồng, nhân viên y tế mà đặc biệt là người điều
dưỡng phải tích cực học tập nâng cao kiến thức và tìm hiểu kỹ kiến thức của bệnh nhân để có thể giáo dục sức
khoẻ cho cộng đồng một cách hiệu quả nhất.
Từ khóa: Tăng huyết áp; kiến thức phòng chống bệnh.
ABSTRACT
FINDING OUT THE PATIENTS’ KNOWLEDGE OF PREVENTIONREGIMEN OF TREATMENT AND
HOW TO EARLY DETECT COMPLICATIONS OF HYPERTENSION
Dao Ngoc Quan, Tran Thi Xuan Hoa
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 14 - Supplement of No 4 - 2010: 247 - 253
Objectives: To find out the patients’ knowledge of prevention, regimen of treatment and how to early detect
complications of Hypertension.
Methods: Cross-sectional study.
Results: Most of the patients do not pay attention to Hypertension. There are up to 75.5% patients who do
not know their own blood pressure index, only 24.5% patients know, and of which 2.5% just know about Systolic
High Blood Pressure. Many patients have no knowledge about the way to detect hypertension (about 96%). The
risk and factors of hypertension are more familiar to patients: 65% of them know that smoking increases the risk of
* Bệnh Viện Đa Khoa Gia Lai
Tác giả liên lạc: CN. Đào Ngọc Quân, ĐT 0935008052 – Email: ngocquan162@gmail.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 4 * 2010 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Nhi Khoa Mở Rộng BV. Nhi Đồng 2 – Lần XIX - Năm 2010 2
cardiovascular disease, 13% say no and 22% don’t know, mainly ethnic minority people (about 19%). There are
59% patients think that an excess of salt can effect on blood pressure, 11.5% disagree with the above idea and
29.5% don’t know, of which the ethnic minority people is 25.5%, and 4% is Kinh people. There are 72% patient
suppose that alcohol influences on blood pressure, 3.5% disagree and 24.5% don’t know, of which 22% is the
ethnic minority people, 2.5% is Kinh people. Knowledge on high blood pressure treatment Hypertension is still
limited: 36% of patients believe that high blood pressure should be regular treated, 38.5% said not necessary and
25.5% don’t know.
Conclusion: In order to improve people’s awareness on Hypertension, ways to recognize and prevent this
disease we have to widely propagate to the community, medical staff especially the registered nurse. Studying to
improve professional knowledge and learning about patients’ knowledge is very important for a nurse to enhance
community’s awareness on health care effectively.
Key words: hypertension; knowledge of disease prevention.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Tăng huyết áp (THA) là một căn bệnh khá
phổ biến trong cộng đồng và hiện nay đang trở
thành một vấn đề cần quan tâm của xã hội. Bệnh
tăng huyết áp gia tăng theo lứa tuổi, tuổi bị mắc
mới cũng ngày một trẻ dần và tỷ lệ người mắc
cũng ngày càng gia tăng. Tại Việt Nam, thống kê
mới nhất năm 2007 cho thấy tỷ lệ THA ở người
lớn là 27,4% .
Nhiều người còn gọi “THA là kẻ giết người
thầm lặng”(1) .Thực tế cho thấy: có rất nhiều
người không hề biết về tình trạng huyết áp của
mình thậm chí có những người cho dù biết mình
bị THA nhưng vẫn không dùng thuốc đều đặn.
Lý do của vấn đề này là: phần lớn người bị THA
không thấy có triệu chứng gì rõ rệt về mặt lâm
sàng. Chỉ khi đã có những dấu hiệu như nhức
đầu, chóng mặt, choáng váng, buồn nôn, mệt
mỏi thì lúc đó tình trạng THA đã nặng hoặc
đã có những biến chứng. THA có thể gây ra
những biến chứng nặng nề như tai biến mạch
máu não,liệt nửa người, hôn mê, đồng thời
cũng thúc đẩy các bệnh như suy tim, nhồi máu
cơ tim làm ảnh hưởng nhiều đến chất lượng
cuộc sống và biến người bệnh thành gánh nặng
cho gia đình và xã hội.
Tuy nhiên, trên thực tế hầu hết người dân có
rất ít kiến thức về căn bệnh này. Tại Việt Nam,
thống kê năm 2007, có tới gần 70% không biết bị
THA, hiểu sai về THA và các yếu tố nguy cơ của
bệnh, không biết cách phát hiện sớm và dự
phòng bệnh THA cho bản thân và những người
xung quanh. Trong số bệnh nhân biết bị THA
chỉ có 11,5% được điều trị và chỉ có khoảng 19%
được khống chế huyết áp đạt yêu cầu.
Trong khi đó việc tuyên truyền những kiến
thức về bệnh, những cách phòng chống cũng
như cách phát hiện sớm căn bệnh này còn nhiều
hạn chế. Trên các thông tin đại chúng như: ti vi,
báo, đài cũng đã có những bài viết, những
phóng sự về căn bệnh này nhưng còn rất chung
chung, chưa tiếp cận được với trình độ của
người dân nên chưa thể giúp họ hiểu và áp dụng
được vào cuộc sống.
Điều dưỡng là người có nhiệm vụ chăm sóc
cho bệnh nhân hàng ngày và tiếp cận nhiều nhất
với bệnh nhân. Vì vậy nên người điều dưỡng có
nhiều cơ hội để giáo dục sức khỏe cho người
bệnh hơn ai hết. Để có thể tham gia tích cực vào
công cuộc phòng chống bệnh THA thì người
điều dưỡng cần phải có những kiến thức về
bệnh THA và biết rõ sự hiểu biết của đối tượng
cần mình tư vấn để có thể tư vấn và giáo dục cho
họ một cách phù hợp, có hiệu quả để người bệnh
và cộng đồng biết cách phòng chống bệnh THA,
giúp người dân kiểm soát được HA của mình và
những người xung quanh.
Đối với những người có tiền sử bản thân
hoặc gia đình có người bị THA thì người Điều
Dưỡng càng phải quan tâm và giáo dục cho họ
những kiến thức cơ bản nhất về bệnh THA để họ
có những chế độ ăn uống, lao động và điều trị
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 4 * 2010 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Nhi Khoa Mở Rộng BV. Nhi Đồng 2 – Lần XIX - Năm 2010 3
thích hợp giúp họ có thể tránh được những biến
chứng đáng tiếc có thể xảy ra.
Tại bệnh viện đa khoa tỉnh Gia Lai mà đặc
biệt là khoa Nội Tổng Hợp là nơi có nhiều
bênh nhân THA đến khám và điều trị. Và
được sự tạo điều kiện của ban giám đốc,
phòng điều dưỡng cùng các y bác sỹ khoa Nội
Tổng Hợp, chúng tôi đã chọn khoa Nội Tổng
Hợp bệnh viện đa khoa tỉnh Gia Lai làm địa
điểm thực hiện việc điều tra.
Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát
Tìm hiểu kiến thức phòng chống bệnh tăng
huyết áp của bệnh nhân tại khoa nội tổng hợp
bệnh viện tỉnh Gia Lai.
Mục tiêu chuyên biệt
Tìm hiểu sự hiểu biết của bệnh nhân về cách
phòng ngừa, chế độ điều trị chăm sóc và cách
phát hiện sớm những biến chứng của THA.
Từ đó đưa ra cách giáo dục thích hợp cho
từng đối tượng để họ có những kiến thức nhất
định về căn bệnh nguy hiểm này.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
200 bệnh nhân nằm điều trị tại khoa nội tổng
hợp bệnh viện tỉnh Gia Lai được chuẩn đoán là
THA hoặc mắc các bệnh khác không liên quan
đến THA.
Địa điểm
Khoa nội tổng hợp bệnh viện tỉnh Gia Lai.
Thời gian
Từ ngày 15/01/2010 đền 30/04/2010.
Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu điều tra cắt ngang trên mẫu
chọn qua phỏng vấn trực tiếp bệnh nhân nằm
điều trị tại khoa nội tổng hợp bệnh viện tỉnh
Gia Lai.
Cỡ mẫu
Gồm 200 bệnh nhân độ tuổi từ 15 đến
85 tuổi.
Cách chọn mẫu
Chọn mẫu ngẫu nhiên đơn.
Phương pháp thu thập số liệu
Soạn thảo bộ câu hỏi trắc nghiệm làm phiếu
điều tra, phỏng vấn trực tiếp bệnh nhân theo
phiếu điều tra.
Nội dung thu thập
Tìm hiểu tiền sử có liên quan của bệnh nhân
về căn bệnh THA.
Điều tra sự hiểu biết của bệnh nhân về
những yếu tố nguy cơ gây bệnh THA ( uống
rượu bia, hút thuốc, ăn mặn).
Điều tra sự hiểu biết của bệnh nhân về chế
độ chăm sóc và điều trị của bệnh nhân đối với
căn bệnh THA ( ý thức sử dụng thuốc, chế độ ăn
bệnh lý.).
Điều tra nhu cầu tư vấn của bệnh nhân về
căn bệnh THA.
Xử lý số liệu
Các số liệu thu thập được đều được sử lý
theo phương pháp thống kê y học.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Thực tế phỏng vấn 200 bệnh nhân chúng tôi
có những kết quả sau:
Bảng 1. Sự phân bố về giới
Giới Số lượng Tỷ lệ
Nam 107 53,5%
Nữ 93 47,5%
Tổng số 200 100%
Nhận xét: Tỷ lệ bệnh nhân nam chiếm 53,5%,
nữ chiếm ít hơn 47,5%.
Bảng 2. Sự phân bố về địa dư
Địa dư Số lượng Tỷ lệ
Thành thị 56 28%
Nông thôn 144 72%
Tổng số 200 100%
Nhận xét: Số lượng bệnh nhân chủ yếu ở
nông thôn chiếm 72%, số lượng bệnh nhân ở
thành thị chiếm tỷ lệ ít 28%.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 4 * 2010 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Nhi Khoa Mở Rộng BV. Nhi Đồng 2 – Lần XIX - Năm 2010 4
Bảng 3. Trình độ văn hoá
Dân tộc thiểu
số
Người kinh Tổng cộng
Số
lượng Tỷ lệ
Số
lượng Tỷ lệ
Số
lượng Tỷ lệ
Không
học 44 22% 1 0,5% 45 22,5%
Tiểu học 17 8,5% 8 4% 25 12,5%
THCS 19 9,5% 55 27,5% 74 37%
THPT trở
lên 7 3,5% 49 24,5% 56 28%
Tổng số 87 43,5% 113 56,5% 200 100%
Nhận xét: Tỷ lệ bệnh nhân (BN) không học
ở DT thiểu số là 22% và ở người kinh là 0,5%,
tỷ lệ BN học tiểu học ở DT thiểu số là 8,5% và
ở người kinh là 4%, tỷ lệ BN học THCS ở DT
thiểu số là 9,5% và ở người kinh là 27,5%, tỷ lệ
BN học THPT ở DT thiểu số là 3,5% và ở người
kinh là 24,5%.
Sự hiểu biết về bệnh
Bảng 4. Bệnh nhân biết được chỉ số HA của mình
Dân tộc thiểu
số
Người kinh Tổng cộng
Số
lượng Tỷ lệ
Số
lượng Tỷ lệ
Số
lượng Tỷ lệ
Biết 5 2,5% 39 19,5% 44 22%
Biết HA tâm
thu 1 0,5% 4 2% 5 2,5%
Không biết 81 40,5% 70 35% 151 75,5%
Tổng số 87 43,5% 113 56,5% 200 100%
Nhận xét: 75,5% BN không biết chỉ số HA
của mình, 24,5 % BN biết chỉ số HA của mình
trong đó 2,5% BN biết HA tâm thu.
Bảng 5. Biết cách phát hiện căn bệnh THA
Dân tộc
thiểu số Người kinh Tổng cộng
Số
lượng Tỷ lệ
Số
lượng Tỷ lệ
Số
lượng Tỷ lệ
Biết 2 1% 6 3% 8 4%
Không biết 85 42,5% 107 53,5% 192 96%
Tổng số 87 43,5% 113 56,5% 200 100%
Nhận xét: Rất ít bệnh nhân biết cách phát
hiện THA chỉ chiếm tỷ lệ 4%, tỷ lệ bệnh nhân
không biết cách phát hiện THA chiếm đa số 96%
Bảng 6. Biết con số HA được coi là THA
Dân tộc thiểu
số
Người kinh Tổng cộng
Số
lượng Tỷ lệ
Số
lượng Tỷ lệ
Số
lượng Tỷ lệ
Biết 0 0% 1 0.5% 1 0,5%
Biết HA
tâm thu 2 1% 9 4,5% 11 5,5%
Không
biết 85 42,5% 103 51,5% 188 94%
Tổng số
87 43,5% 113 56,5% 200 100%
Nhận xét: Hầu hết BN không biết chỉ số HA
bao nhiêu được gọi là THA (94%), rất ít BN biết
được chỉ số HA được gọi là THA (6%), trong đó:
Chỉ có 0,5% biết được cả 2 chỉ số HA tâm thu và
tâm trương còn 5,5% bệnh nhân chỉ biết chỉ số
HA tâm thu.
Bảng 7. Hút thuốc làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim
mạch
Dân tộc thiểu số Người kinh Tổng cộng
Số
lượng Tỷ lệ
Số
lượng Tỷ lệ
Số
lượng Tỷ lệ
Có 40 20% 90 45% 130 65%
Không có 9 4,5% 17 8,5% 26 13%
Không biết 38 19% 6 3% 44 22%
Tổng số 87 43,5% 113 56,5% 200 100%
Nhận xét: Có 65% BN cho rằng hút thuốc lá
làm tăng nguy cơ mắc bệnh TM, 13% BN cho
rằng hút thuốc lá không ảnh hưởng tới, 22%
BN không biết, chủ yếu là dân tộc thiểu số
chiếm 19%.
Bảng 8. Tập thể dục làm ổn định HA
Dân tộc thiểu
số
Người kinh Tổng cộng
Số
lượng Tỷ lệ
Số
lượng Tỷ lệ
Số
lượng Tỷ lệ
Có 30 15% 80 40% 110 55%
Không có 9 4,5% 29 14,5% 38 19%
Không biết 48 24% 4 2% 52 26%
Tổng số 87 43,5% 113 56,5% 200 100%
Nhận xét: Có 55% BN cho rằng tập thể dục
làm ổn định HA, 19% BN cho rằng không, 26%
BN không biết, chủ yếu là dân tộc thiểu số
chiếm 24%.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 4 * 2010 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Nhi Khoa Mở Rộng BV. Nhi Đồng 2 – Lần XIX - Năm 2010 5
Bảng 9. Ăn mặn làm ảnh hưởng đến HA
Dân tộc thiểu số Người kinh Tổng cộng
Số
lượng Tỷ lệ
Số
lượng Tỷ lệ
Số
lượng Tỷ lệ
Có 30 15% 88 44% 118 59%
Không có 6 3% 17 8,5% 23 11,5%
Không biết 51 25,5% 8 4% 59 29,5%
Tổng số 87 43,5% 113 56,5% 200 100%
* Nhận xét: Có 59% BN cho rằng ăn mặn sẽ
ảnh hưởng đến HA, 11,5% BN cho rằng không,
29,5% BN không biết, trong đó 25,5% là dân tộc
thiểu số, 4% người kinh.
Bảng 10. Lo lắng bất an làm ảnh hưởng đến HA
Dân tộc
thiểu số Người kinh Tổng cộng
Số
lượng Tỷ lệ
Số
lượng Tỷ lệ
Số
lượng Tỷ lệ
Có 27 13,5% 97 48,5% 124 62%
Không có 10 5% 12 6% 22 11%
Không biết 50 25% 4 2% 54 27%
Tổng số 87 43,5% 113 56,5% 200 100%
Nhận xét: Đa số BN cho rằng lo lắng, bất an
có làm ảnh hưởng đến HA(62%), 11,5% BN cho
rằng không, 27% BN không biết.
Bảng 11. Sự liên quan của THA với rượu bia
Dân tộc thiểu
số
Người kinh Tổng cộng
Số
lượng Tỷ lệ
Số
lượng Tỷ lệ
Số
lượng Tỷ lệ
Có 42 21% 102 51% 144 72%
Không có 1 0,5% 6 3% 7 3,5%
Không biết 44 22% 5 2,5% 49 24,5%
Tổng số 87 43,5% 113 56,5% 200 100%
Nhận xét: Có 72% BN cho rằng uống rượu
bia làm ảnh hưởng đến HA, 3,5% BN cho rằng
không, 24,5% BN không biết,trong đó 22% DT
thiểu số, 2,5% người kinh.
Bảng 12. THA cần điều trị thường xuyên
Dân tộc thiểu
số
Người kinh Tổng cộng
Số
lượng Tỷ lệ
Số
lượng Tỷ lệ
Số
lượng Tỷ lệ
Có 13 6,5% 59 29,5% 72 36%
Không có 28 14% 49 24,5% 77 38,5%
Không biết 46 23% 5 2,5% 51 25,5%
Tổng số 87 43,5% 113 56,5% 200 100%
Nhận xét: 36% BN cho rằng THA cần điều trị
thường xuyên, có 38,5% BN cho rằng THA
không cần điều trị thường xuyên, có 25,5% BN
không biết.
Bảng 13. Tỷ lệ bệnh nhân biết THA gây biến chứng
Dân tộc thiểu
số
Người kinh Tổng cộng
Số
lượng Tỷ lệ
Số
lượng Tỷ lệ
Số
lượng Tỷ lệ
Biết 42 21% 99 49,5% 141 70,5%
Không biết 45 22,5% 14 7% 59 29,5%
Tổng số 87 43,5% 113 56,5% 200 100%
Bảng 14. Tỷ lệ biến chứng ở các cơ quan trong số
bệnh nhân biết
Dân tộc thiểu số Người kinh Tổng cộng
Số
lượng Tỷ lệ
Số
lượng Tỷ lệ
Số
lượng Tỷ lệ
Mắt 4 2,8% 21 14,9% 25 17,7%
Dạ dày 3 2,1% 8 5,7% 11 7,8%
Gan 3 2,1% 8 5,7% 11 7,8%
Não 17 12% 63 44,7% 80 56,7%
Tim 31 22% 66 46,8% 97 68,8%
Thận 1 0,7% 17 12,1% 18 12,8%
Phổi 3 2,1% 16 11,3% 19 13,4%
Khác 1 0,7% 7 4,9% 8 5,6%
Nhận xét: Tỷ lệ BN biết THA gây biến chứng
70,5% trong đó: 68,8% tim, 56,7% não, 17,7%
mắt, 13,4% phổi, 12,8% thận, 7,8% gan, 7,8% dạ
dày, 5,6% cơ quan khác. Tỷ lệ BN không biết
THA gây biến chứng là 29,5%.
BÀN LUẬN
Qua tiến hành điều tra 200 bệnh nhân đang
điều trị tại khoa Nội – Bệnh viện đa khoa Tỉnh
Gia Lai; trong số đó tỷ lệ nam giới chiếm 53,5%,
nữ giới chiếm 47,5% ; tỷ lệ dân tộc kinh 56,5%,
dân tộc thiểu số 43,5% mà chủ yếu là dân tộc
Jrai. Phần lớn bệnh nhân sống chủ yếu ở nông
thôn chiếm 72%, còn lại 28% sống ở thành thị .
Do đặc điểm của Gia Lai là một tỉnh miền
núi, dân tộc thiểu số chiếm xấp xĩ 50% dân số và
vì nhà nước có nhiều chính sách ưu đãi trong
cung cấp các dịch vụ y tế nên tỷ lệ dân tộc thiểu
số nhập viện chiếm khá đông so với các bệnh
viện khác. Trong số bệnh nhân được phỏng vấn
có 43,5% bệnh nhân dân tộc thiểu số và trong đó
số bệnh nhân mù chữ chiếm 50,6%, 19,5% học
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 4 * 2010 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Nhi Khoa Mở Rộng BV. Nhi Đồng 2 – Lần XIX - Năm 2010 6
tiểu học, 21,8% học THCS, 8% học THPT. Vì thế
nên trình độ hiểu biết nói chung cũng như trình
độ hiểu biết về bệnh tật nói riêng là rất thấp. Có
33/87 tức là 38% bệnh nhân dân tộc thiểu số
không biết gì về bệnh THA.
Sự hiểu biết của bệnh nhân về các chỉ số
HA
Đa số bệnh nhân được hỏi đều trả lời không
biết chỉ số HA hiện tại của mình chiếm 75,5%, có
22% bệnh nhân biết và 2,5% bệnh nhân chỉ biết
chỉ số HA tâm thu Có đến 96% bệnh nhân không
biết làm thế nào để phát hiện căn bệnh THA và
94% bệnh nhân không biết con số HA bao nhiêu
được gọi là THA.
Sự hiểu biết của bệnh nhân về các yếu tố
nguy cơ ảnh hưởng đến HA
Phần lớn bệnh nhân biết các yếu tố nguy cơ
ảnh hưởng đến HA:
- 72% bệnh nhân cho rằng uống rượu bia làm
ảnh hưởng đến HA.
- 65% bệnh nhân cho rằng hút thuốc lá làm
tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
- 62% bệnh nhân biết lo lắng, bất an làm ảnh
hưởng HA.
- 59% bệnh nhân khẳng định chế độ ăn mặn
làm ảnh hưởng HA.
- 55% bệnh nhân cho biết tập thể dục làm ổn
định HA.
Sự hiểu biết về ảnh hưởng của HA lên các
cơ quan trong cơ thể:
Tỷ lệ BN biết THA gây biến chứng 70,5%
trong đó: 68,8% tim, 56,7% não, 17,7% mắt,
13,4% phổi, 12,8% thận, 7,8% gan, 7,8% dạ dày,
5,6% cơ quan khác.
Tỷ lệ BN không biết THA gây biến chứng là
29,5%.
Sự hiểu biết của bệnh nhân về chế độ điều
trị THA
Chỉ có 36% bệnh nhân cho rằng bệnh THA
cần phải điều trị thường xuyên, tức là cần phải
dùng thuốc ngay cả khi HA đã về bình thường.
Có đến 38,5% bệnh nhân cho rằng không cần
phải dùng thuốc thường xuyên, tức là có thể
ngưng thuốc khi HA đã trở về bình thường. Còn
lại 25,5% bệnh nhân không biết, trong đó có sự
khác biệt giữa dân tộc thiểu số và người kinh:
dân tộc thiểu số 23%, người kinh 2,5%.
Trong 200 bệnh nhân được nghiên cứu thì
số bệnh nhân có tiền sử THA là 20 bệnh
nhân(16 người kinh và 4 dân tộc thiểu số)
chiếm 10%. Trong số 20 bệnh nhân có tiền sử
THA thì có 5 bệnh nhân (4 người kinh và 1 dân
tộc thiểu số) cho rằng khi dùng thuốc HA mà
chỉ số HA trở về bình thường thì không cần
dùng thuốc nữa. Điều này cho thấy ngay cả
những bệnh nhân bị bệnh THA vẫn có hiểu
biết không đúng về chế độ điều trị bệnh THA.
Đây là một trong những sai lầm rất thường
gặp, người ta cho rằng chỉ cần uống thuốc khi
nào HA tăng cao và tự ý ngưng thuốc khi HA
đã trở về bình thường. Và một sai lầm cũng
không kém phần quan trọng là bệnh nhân
THA chỉ uống lâu dài theo 1 đơn thuốc mà
không đi khám lại định kì để đánh giá tiến
triển của bệnh. Sở dĩ có một số lượng đáng kể
bệnh nhân không dùng thuốc HA thường
xuyên và không đi khám định kì là do họ
không cảm thấy triệu chứng gì khó chịu mặc
dù HA tăng cao. Nguyên nhân khách quan do
đa phần là dân lao động nên họ không có điều
kiện tiếp thu những kiến thức phòng bệnh và
chữa bệnh, không có điều kiện thời gian tuân
thủ chế độ điều trị.Điều này sẽ làm tăng nguy
cơ tử vong và nhiều biến chứng nguy hiểm của
bệnh.
Đại đa số các bệnh nhân bị THA thường
không có các dấu hiệu nào cảnh báo trước.
Quan điểm trước đây cho rằng cứ THA là phải
có đau đầu, mặt bừng đỏ, béo... là hết sức sai
lầm. Nhiều khi, sự xuất hiện triệu chứng đau
đầu đã có thể là sự kết thúc của người bệnh
THA do đã bị tai biến mạch não. Do vậy, việc
kiểm tra huyết áp thường xuyên, nhất là
những người có nguy cơ cao, là hết sức cần
thiết và quan trọng.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 4 * 2010 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Nhi Khoa Mở Rộng BV. Nhi Đồng 2 – Lần XIX - Năm 2010 7
KẾT LUẬN
Qua kết quả điều tra tìm hiểu kiến thức
phòng chống bệnh THA của 200 bệnh nhân tại
khoa Nội- Bệnh viện Đa khoa Tỉnh Gia Lai
chúng tôi rút ra một số kết luận sau:
Về hiểu biết của bệnh nhân về bệnh THA:
Đa phần bệnh nhân chưa có sự quan tâm đúng
mức về căn bệnh nguy hiểm này nên khi được
hỏi hầu hết đều không biết chỉ số HA của mình
cũng như không biết chỉ số HA bao nhiêu được
gọi là THA và không biết làm thế nào để phát
hiện căn bệnh THA.
Hiểu biết của bệnh nhân về các yếu tố nguy
cơ ảnh hưởng đến HA: Phần lớn bệnh nhân biết
các yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến HA và những
biến chứng của nó lên các cơ quan trong cơ thể.
Tuy nhiên, hiểu biết của bệnh nhân về chế
độ phòng bệnh, điều trị THA còn kém.
KIẾN NGHỊ
Để nâng cao kiến thức về bệnh THA, cách
phát hiện, phòng tránh căn bệnh này cho bệnh
nhân cũng như trong cộng đồng chúng tôi có
đưa ra một số kiến nghị sau:
Đối với nhân viên y tế
Bác sỹ cần quan tâm, thăm khám phát hiện
và điều trị sớm căn bệnh THA cho BN cũng
như cộng đồng. Phát hiện sớm những người
tiền sử gia đình có THA để tư vấn cho họ kiểm
tra HA định kì nhằm phát hiện sớm bệnh. Cần
thường xuyên học tập, tiếp thu, nghiên cứu
những kiến thức về căn bệnh này. Có các biện
pháp quản lý bệnh nhân THA, tư vấn và giáo
dục chế độ điều trị sau khi xuất viện về điều
trị ngoại trú. Điều dưỡng là người thường
xuyên tiếp xúc với BN do đó cần phải có
những kiến thức nhất định về THA. Cần phải
hiểu rõ đối tượng mình cần tư vấn, để có thể
tư vấn và giáo dục họ về chế độ dinh dưỡng,
chế độ luyện tập một cách phù hợp và có hiệu
quả nhất. Khi bệnh nhân đến khám và điều trị,
sau khi đo HA người điều dưỡng cần thông
báo và giải thích về chỉ số HA của BN cho họ
hiểu được HA là gì và các vấn đề liên quan,
nhất là đối với người có bất thường về HA.
Đối với ban giám đốc bệnh viện
Vì số lượng BN là người dân tộc thiểu số khá
đông nên cần mở các lớp dạy tiếng đồng bào cho
nhân viên y tế. Cần phát triển đội ngũ nhân viên
là người dân tộc thiểu số. Cử cán bộ nhân viên
trong bệnh viện đi học, tập huấn thêm kiến thức
về THA và thường xuyên chỉ đạo tuyến cho
tuyến dưới, mở các lớp tập huấn cho nhân viên y
tế cộng đồng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. Phạm Mạnh Hùng (2010). Tăng huyết áp “Kẻ giết người thầm
lặng”. Website: http:// suckhoedoisong.vn
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 4 * 2010 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Nhi Khoa Mở Rộng BV. Nhi Đồng 2 – Lần XIX - Năm 2010 8
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 4 * 2010 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Nhi Khoa Mở Rộng BV. Nhi Đồng 2 – Lần XIX - Năm 2010 9
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tim_hieu_kien_thuc_phong_chong_benh_tang_huyet_ap_cua_benh_n.pdf