Nghiên cứu thêm những loại thực vật có chứa hoạt chất chống ung thư, và những bệnh khác
Sản xuất ra nhiều loại thuốc chữa bệnh có nguồn gốc từ thực vật
Trồng thêm những loại cây thuốc, làm cho nguồn nguyên liệu phong phú hơn
Chăm sóc và bảo tồn nguồn thực vật quý hiếm
Nuôi cấy giống mới để cung cấp đủ nhu cầu cho ngành dược
Lựa chọn dung môi trong quá trình tách chiết để hạn chế hóa chất, tránh lãng phí.
45 trang |
Chia sẻ: baoanh98 | Lượt xem: 933 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tìm hiểu một số hợp chất thứ cấp có khả năng trị bệnh ung thư, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
s có nguy cơ xuất hiện ung thư màng phổi do người thợ hút bụi amian gây xơ hóa phổi lan tỏa và dày màng phổi. Sợi asbestos là nguyên nhân chính gây ung thư trung mô màng phổi. Ung thư bàng quang cũng là loại ung thư hay gặp trong nhóm nguyên nhân nghề nghiệp. Cuối thế kỷ XIX người ta đã gặp các trường hợp ung thư bàng quang ở những người thợ nhuộm do tiếp xúc với aniline. Aniline có lẫn tạp chất chứa 4-amindiphenye, và 2-aphthylamin gây ung thư. Các chất này được hít vào qua đường thở và thải qua đường niệu gây ung thư bàng quang. Chất benzene có thể gây chứng suy tủy và trong số đó có một số biểu hiện bệnh ung thư bạch cầu tủy cấp. Ngoài ra, nó có thể gây bệnh đa u tủy xương và u lympho ác tính. Còn nhiều loại chất hóa học nghề nghiệp khác có nguy cơ ung thư, đặc biệt là các nghề liên quan với công nghiệp hóa dầu, khai thác dầu do tiếp xúc các sản phẩm thô của dầu mỏ hoặc chất nhờn có chứa hydrocacbon thơm,
1.1.2.5. Các tác nhân sinh học
* Virus sinh ung thư:
Có bốn loại virus liên quan đến cơ chế sinh bệnh ung thư:
Virus Epstein – Barr
Loại ung thư này đầu tiên thấy có mặt là bệnh ung thư hàm dưới của trẻ em vùng Uganda (loại bệnh này do Eptein và Barr phân lập nên virus này được mang tên virus Eptein-Barr). Về sau người ta còn phân lập được loại virus này ở trong các khối ung thư vòm mũi họng, bệnh có nhiều ở các nước ven Thái Bình Dương đặc biệt là ở Quảng Đông-Trung Quốc và một số nước Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Ơû nhiều bệnh nhân ung thư vòm còn thấy kháng thể chống lại kháng nguyên của virus Epstein-Barr. Tuy nhiên, người ta chưa khẳng định vai trò gây bệnh trực tiếp của virus Epstein-Barr đối với ung thư vòm mũi họng. Trong cộng đồng tỷ lệ nhiễm loại virus này tương đối cao nhưng số trường hợp ung thư vòm không phải là nhiều. Hướng nghiên cứu về virus Epstein-Barr đang còn tiếp tục và đặc biệt ứng dụng phản ứng IgA kháng VCA để tìm người có nguy cơ cao nhằm chủ động phát hiện sớm ung thư vòm mũi họng.
Virus viêm gan B gây ung thư gan nguyên phát hay gặp ở châu Phi và châu Á trong đó có Việt Nam. Virus này khi thâm nhập cơ thể gây viêm gan cấp, kể cả nhiều trường hợp thoáng qua. Tiếp theo là một thời kỳ dài viêm gan mạn tiến triển không có triệu chứng. Tổn thương này qua một thời gian dài sẽ dẫn đến hai biến chứng quan trọng đó là xơ gan toàn bộ và ung thư tế bào gan. Điều này phần nào giải thích sự xuất hiện nhiều ổ nhỏ trong ung thư gan và tính chất tái phát sớm sau cắt gan. Ngoài ra, xơ gan đã làm cho tiên lượng của bệnh ung thư gan xấu đi rất nhiều. Việc khẳng định virus viêm gan B gây ung thư gan giữ vai trò rất quan trọng. Nó mở ra một hướng phòng bệnh tốt bằng cách tiêm chủng chống viêm gan B. Phát hiện những người mang virus bằng xét nghiệm HBsAg (+) và những người này nên dùng vacxin
Virus gây u nhú thường truyền qua đường sinh dục. Loại này được coi là có liên quan đến các ung thư vùng âm hộ, âm đạo và cổ tử cung, các nghiên cứu đang tiếp tục.
Virus HTLV1 là loại virus (retrovirus) liên quan đến gây bệnh bạch cầu tế bào T gặp ở Nhật Bản và vùng Caribê.
* Ký sinh trùng và vi khuẩn có liên quan đến ung thư:
Chỉ một loại ký sinh trùng được coi là nguyên nhân ung thư, đó là sán Schistosoma. Loại sán này thường có mặt với ung thư bàng quang và một số ít ung thư niệu quản ở những người Ả Rập vùng Trung Đông, kể cả người Ả Rập di cư. Cơ chế sinh ung thư của loại sán này chưa được giải thích rõ.
Loại vi khuẩn đang được đề cập đến vai trò gây viêm dạ dày mạn tính và ung thư dạ dày là vi khuẩn Helicobacter-Pylori. Các nghiên cứu đang được tiếp tục nhằm mục đích hạ thấp tác hại Helicobacter-Pylori và giảm tần số ung thư dạ dày, đặc biệt là ở các nước Châu Á.
1.1.2.6. Yếu tố di truyền và suy giảm miễn dịch
* Yếu tố di truyền:
Nguyên nhân của khoảng 33% ung thư trên người ngày nay đã được biết và các yếu tố môi trường được cho là giữ vai trò quan trọng ở phần lớn bệnh ung thư. Như vậy yếu tố di truyền không phải không quan trọng bởi lẽ có nhiều thông tin về các yếu tố môi trường. Có lẽ phần lớn sự phát triển của ung thư ở cả hai yếu tố môi trường và yếu tố di truyền đều quan trọng. Ví dụ: một vài nghiên cứu về enzyme hydrocarbon-hydroxylase, một enzym cần cho sự chuyển hóa hydrocarbon từ khói thuốc, gợi ý rằng sự hiện hữu của loại enzyme này trong phổi con người, về mặt di truyền có thể bị kiểm soát bởi 1 gen đơn với cặp allen cao (H) và thấp (L). so với những người mang LL những người HH có nguy cơ bị ung thư phổi gấp 36 lần nhiều hơn. Như vậy, ngay cả trong ung thư phổi (ung thư sinh ra từ môi trường quan trọng nhất cho tới thời điểm hiện tại), có thể yếu tố di truyền có ý nghĩa. Những thông tin mới đây liên hệ đến chứng xeroderma pigmentosum (một bệnh di truyền cổ điển) chỉ rằng bảo vệ chống lại các bức xạ của mặt trời có thể phòng được sự phát triển của ung thư da ở những đối tượng mắc bệnh này.
Một số tình huống về mặt di truyền: 80-90% người sẽ bị ung thư do họ mang gen gây hại. U Wills, u nguyên bào võng mạc hai mắt và những bệnh nhân mang chứng đa polyp có tính chất gia đình là thí dụ về các loại ung thư truyền theo tính trội theo mô hình của Mendel. Các loại ung thư này có thể chỉ là biểu hiện của khuyết tật về di truyền (ví dụ u nguyên bào võng mạc mắt hai bên) nay có thể là một phần của các rối loạn mang tính hệ thống của nhiều loại tân sản hay nhiều khuyết tật phát triển (ví dụ hội chứng carcinôm tế bào đáy dạng nêvi).
Thêm vào đó, có một hội chứng tiền ung thư mang tính di truyền (hỗn loạn sự phát triển truyền theo thế hệ) thường có dưới 10% biểu hiện ác tính. Có năm hội chứng hay gặp:
- Hội chứng u mô thừa (bệnh đa u xơ thần kinh, xơ cũ, bệnh Hippel-Lindau
- Đa u lồi của xương, hội chứng Peutz-Jeghers): Tính trội của nhiễm sắc thể với các dị dạng giả u ở một số cơ quan với một số biểu hiện của sự biệt hóa không đầy đủ và ngả về các loại u khác nhau.
- Bệnh da có nguồn gốc gen (xeroderma pigmentosum, bạch tạng loạn sản biểu bì dạng mục cóc, loạn sản sừng bẩm sinh và hội chứng Werner): tính lặn của nhiễm sắc thể, với nhiều rối loạn của da làm tiền đề cho ung thư da. Hội chứng loạn sản nêvi là hội chứng trội đựơc khám phá mới đây tiền đề của mêlanôm ác.
- Hội chứng dễ vỡ của nhiễm sắc thể trong nuôi cấy tế bào (hội chứng Bloom và thiếu máu bất sản Fanconi): tính lặn của nhiễm sắc thể đặc thù làm tiền đề cho bệnh bạch cầu.
- Hội chứng suy giảm miễn dịch đưa đến lymphôm thể võng (hội chứng Wiscott-Aldrich, tính trội liên kết với tia X, giảm mạch máu điều hòa, tính lặn của thể nhiễm sắc, các dị dạng bẩm sinh ít gặp với sự suy giảm miễn dịch trầm trọng phối hợp).
Các hội chứng dị dạng thuộc ung thư có thể nhập lại thành các loại khác. Với một số khuyết tật bẩm sinh người bệnh có nguy cơ mắc bệnh cao hơn nhiều mức độ trung bình, có khi nhiều hơn 1000 lần.
Trước đây, phương pháp khảo sát các bất thường về cấu trúc liên quan đến ung thư còn bị giới hạn ở việc khám phá những bất thường nhiễm sắc thể như ba nhiễm sắc 21, 13q, del, dính với u nguyên bào võng mạc mắt hoặc 11, del, liên hệ với u Wilm. Ơû thời điểm hiện tại con người có thể tìm đặc điểm đa dạng của oncogen hay các chuỗi DNA đặc hiệu tiêu biểu cho các chất đánh dấu tính “nhạy” của ung thư. Các hệ thống mang tính tương đối của các chất đánh dấu di truyền dựa trên sự phát hiện trực tiếp của tính đa dạng của chuỗi DNA với các men ức chế (RFLP). Người ta có thể lập ra bản đồ liên kết gen chi tiết ở người bằng cách dựa vào các hệ thống vừa nêu. Thể di truyền mới xác lập bởi các mảnh của dòng DNA với những biểu hiện của gen đặc thù hoặc không mà chức năng thì không được biết. Người ta có thể định vị gen trong bệnh đa polyp mang tính gia đình ở nhiễm sắc thể số 5, trong bệnh Von Reclinghausen ở nhiễm sắc thể số 17, trong ung thư đa ổ có nguồn gốc nội tiết ở nhiễm sắc thể số 10 (MEN-2A) hoặc nhiễm sắc thể số 11 (MEN-1). Những người mang gen trong các hội chứng trên có thể được xác định bằng sàng lọc DNA qua phân tích mối liên kết gen với nhau. Thí dụ: ở u nguyên bào võng mạc mắt người ta xác định được gen gây bệnh và được chỉ rõ cho một phần của một lớp gen mới (gen kháng ung thư) và chính gen này kiềm chế sự tạo lập tế bào.
1.1.2.7. Suy giảm miễn dịch và AIDS
Trên động vật thực nghiệm, sự gia tăng về mối nguy cơ bị ung thư đi đôi với sự suy giảm miễn dịch. Người bị suy giảm miễn dịch mang tính duy truyền hay mắc phải thường dễ bị ung thư và thời gian ủ bệnh ngắn hơn, chủ yếu là bệnh lymphôm hệ võng.
Ơû những bệnh nhân ghép cơ quan-sự suy giảm miễn dịch do thuốc rõ nhất. Theo dõi trong một thời gian dài 16.000 bệnh nhân ghép thận và được điều trị bằng các loại thuốc ức chế miễn dịch người ta thấy nguy cơ bệnh lymphôm không Hodgkin tăng 32 lần, ung thư gan và đường mật trong gan tăng 30 lần, ung thư phổi tăng hai lần, ung thư bàng quang hơn năm lần, ung thư cổ tử cung gần năm lần, các mêlanôm ác và ung thư tuyến giáp tăng lên bốn lần. Sự đè nén miễn dịch cũng còn làm tăng nguy cơ nhiễm virus, cả hai loại virus gây ung thư và những loại bị nghi ngờ.
Sự gia tăng các tế bào lymphôm B ác tính, biến chứng của sự suy giảm miễn dịch nó là hậu quả của sự nhân lên hỗn độn của các tế bào B nhiễm EBV gia tăng rối loạn tạo lymphôm đa dòng và được xếp vào lymphôm không Burkitt loại lan tỏa. Chủ yếu bệnh xảy ra sau suy giảm miễn dịch thứ phát, trong ghép cơ quan thì là do dùng thuốc, trong suy giảm miễn dịch là do nhiễm HIV, AIDS. Bệnh sinh của loại bệnh này được hiểu rõ trong những năm gần đây. Nhưng nó vẫn là một trong những biến chứng chủ yếu liên hệ với sự ức chế miễn dịch.
Người có HIV dương tính có nguy cơ cao bị sarcôm Kaposi và lymphom không Hodgkin (NHL). Sarcôm Kaposi có thể xảy ra bất cứ lúc nào sao khi bị nhiễm HIV. Trái lại NHL có khuynh hướng xuất hiện trên cơ địa suy giảm miễn dịch trầm trọng. Ơû người bị nhiễm HIV, nguy cơ này gia tăng khoảng 6% mỗi năm trong vòng 9-10 năm.
Điều này được biết rõ qua những nghiên cứu theo dõi những người nhiễm HIV (nam đồng tính luyến ái, người mắc bệnh máu không đông bị nhiễm HIV do truyền máu) và qua các dữ kiện tương ứng về nhiễm HIV và ghi nhận ung thư. Nguy cơ xuất hiện sarcôm Kaposi cũng có liên quan đến cách thức nhiễm HIV mắc phải. Trong khi một phần năm nam đồng tính luyến ái có nguy cơ bị sarcôm Kaposi thì chỉ có khoảng một phần ba mươi người bị nhiễm HIV qua người mẹ hoặc trong thời kỳ chu sinh. Nhận định này và các quan sát dịch tễ học khác giúp đưa đến kết luận là sarcôm Kaposi có liên quan đến tác nhân thường lây nhiễm qua quan hệ tình dục và có lẽ cùng một tác nhân như trong các ca xuất hiện riêng lẻ hoặc các ca có liên hệ AIDS (SIDA).
Có một số thông tin mang tính chất bên lề gợi ý nhiễm HIV có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh Hodgkin (loại tế bào hỗn hợp), ung thư hậu môn, ung thư gan và ung thư cổ tử cung. Điều này cần được làm rõ thêm. Điều quan trọng cần lưu ý là sự gia tăng mỗi loại ung thư riêng lẻ kể trên đã chứng minh hoặc gợi ý có thể có mối liên quan đến việc nhiễm virus, và có thể có một cơ chế qua đó cơ địa suy giảm miễn dịch ở người nhiễm HIV có thể làm tăng khả năng mắc ung thư do virus
Các quan sát mới đây về sự gia tăng nguy cơ mắc lymphôm Burkitt trong quá trình nhiễm HIV gợi ý có yếu tố khác hơn là sự suy yếu của chức năng tế bào T như việc kích thích hoạt kháng nguyên mạn tính chẳng hạn.
1.1.3. Quá trình tiến triển tự nhiên của ung thư
Ung thư là bệnh mạn tính. Mỗi loại ung thư đều trải qua nhiều biến cố thứ tự thời gian. Từ một tế bào, qua quá trình khởi phát dẫn đến những biến đổi mà không thể hồi phục kết quả là hình thành ung thư. Nếu không có sự sửa chữa hoặc có nhưng không có kết quả thì cuối cùng ung thư sẽ có biểu hiện trên lâm sàng và dẫn đến tử vong.
Theo thứ tự thời gian quá trình tiến triển tự nhiên của ung thư trải qua 6 giai đoạn: khởi phát, tăng trưởng, thúc đẩy, chuyển biến, lan tràn và tiến triển. Giai đoạn tiến triển bao gồm quá trình xâm lấn và di căn.
1.1.3.1. Giai đoạn khởi phát
Giai đoạn này bắt đầu thường là từ tế bào gốc, do tiếp xúc với chất sinh ung thư gây ra những đột biến. Làm thay đổi không hồi phục của nhân tế bào. Các tế bào đột biến biểu hiện sự đáp ứng kém với môi trường và ưu thế tăng trưởng chọn lọc ngược với tế bào bình thường ở xung quanh.
Quá trình này diễn ra rất nhanh và hoàn tất trong khoảng vài phần giây và không thể đảo ngược được. Hiện nay chưa xác định được ngưỡng gây khởi phát.
Những tế bào được khởi phát thường đáp ứng kém với tín hiệu gian bào và nội bào. Các tính hiệu này có tác dụng giữ vững cấu trúc nội mô. Trong cuộc đời của con người thì nhiều tế bào trong cơ thể có thể trải qua quá trình khởi phát, nhưng không phải tất cả các tế bào đều sinh bệnh.
Đa số tế bào được khởi phát thì hoặc là không tiến triển thêm, hoặc chết đi. Hoặc bị cơ chế miễn dịch vô hiệu hóa.
1.1.3.2. Giai đoạn tăng trưởng
Giai đoạn tăng trưởng hay bành trướng chọn lọc dòng tế bào khởi phát có thể tiếp theo quá trình khởi phát và được tạo điều kiện với thay đổi vật lý của vi môi trường bình thường.
1.1.3.3. Giai đoạn thúc đẩy
Bao gồm sự thay đổi biểu hiện gen, sự bành trướng đơn dòng có chọn lọc và sự tăng sinh tế bào khởi phát.
Giai đoạn này biểu hiện đặc tính phục hồi, kéo dài có thể trải qua nhiều bước và phụ thuộc vào ngưỡng của tác nhân. Giai đoạn này không có tác dụng liên hợp và đưa đến quan sát ung thư đại thể. Mức độ tiếp xúc của con người với những tác nhân thúc đẩy là khác nhau.
Từ 50 năm nay, người ta đã biết đặc trưng của quá trình khởi phát và thúc đẩy là rất khác nhau.
Sinh ra ung thư gồm hai giai đoạn: khởi phát và thúc đẩy, trong đó khởi phát xảy ra trước và có thể phân biệt sự khác nhau của hai giai đoạn này qua bảng tóm tắt sau:
Bảng 1.1: So sánh đặc điểm của giai đoạn khởi phát và thúc đẩy
Đặc điểm
Khởi phát
Thúc đẩy
Quá trình
Đột biến
Thay đổi gen
Tăng sinh tế bào
Khả năng hồi phục
Không hồi phục
Hồi phục
Thời gian
Ngắn
Kéo dài
Số bước
Một
Nhiều
Ngưỡng
Không
Có
Mức độ tiếp xúc ở người
Rất khó tránh
Thay đổi
Tính tích tụ
Tích tụ
Không tích tụ
Tính quan sát
Không quan sát được
Quan sát về đại thể
1.1.3.4. Giai đoạn chuyển biến
Giai đoạn này hiện nay vẫn còn là giả thuyết. Chuyển biến là giai đoạn kế tiếp của quá trình phát triển ung thư, cho phép sự thâm nhập hay xuất hiện những ổ tế bào ung thư nhỏ, có tính phục hồi bắt đầu đi vào tiến trình không hồi phục về hướng ác tính lâm sàng.
1.1.3.5. Giai đoạn lan tràn
Sau giai đoạn chuyển biến, ung thư vi thể trải qua giai đoạn lan tràn. Giai đoạn này được đặc trưng bởi sự tăng trưởng nhóm tế bào cư trú ở một mô nào đó đang bành trướng. Giai đoạn lan tràn có thể ngắn, chỉ kéo dài vài tháng, nhưng cũng có thể trong nhiều năm. Trong giai đoạn này, khối lượng đang bành trướng gia tăng từ 1000 tế bào đến 1.000.000 tế bào, nhưng vẫn còn quá nhỏ để có thể phát hiện bằng những phương pháp phân tích được
1.1.3.6. Giai đoạn tiến triển (xâm lấn- di căn)
Giai đoạn này đặc trưng bằng sự tăng lên về kích thước của khối u do tăng trưởng của nhóm tế bào ung thư cư trú ở một nơi nào đó. Giai đoạn tiến triển bao gồm các quá trình xâm lấn và di căn.
* Quá trình xâm lấn là nhờ tế bào ung thư có các đặc tính sau:
Tính di động của các tế bào ác tính
Khả năng tiêu đạm ở cấu trúc nâng đỡ của mô và cơ quan (chất collagen)
Mất sự ức chế tiếp xúc của các tế bào. Sự lan rộng tại chỗ của u có thể bị hạn chế bởi xương, sụn và thanh mạc.
* Quá trình di căn: di căn là một hay nhiều tế bào ung thư di chuyển từ vị trí nguyên phát đến vị trí mới và tiếp tục quá trình tăng trưởng tại đó và cách vị trí nguyên phát một khoảng cách. Nó có thể di căn theo các đường sau:
Theo đường máu (hay gặp trong ung thư của tế bào liên kết). Khi lan bằng đường máu, tế bào di căn kết thúc ở mao mạch và tăng trưởng. Số lượng tế bào di căn tỷ lệ với kích thước của khối u.
Theo đường bạch huyết (hay gặp trong các ung thư loại biểu mô). Khi lan bằng đường bạch huyết, tế bào ung thư lan tràn vào hệ thống bạch mạch tại chỗ, đôi khi làm tắc chúng và sau này lan vào các hạch lympho tại vùng. Hạch bạch huyết thường bị di căn đi từ gần đến xa, qua các trạm hạch, có khi nhảy cóc, bỏ qua hạch gần.
Di căn theo đường kế cận và mắc phải: Di căn hay đi dọc theo mạch máu và thần kinh, theo lối ít bị cản trở như: ung thư dạ dày lan qua lớp thanh mạc vào ổ bụng gây di căn ung thư ở buồng trứng.
Dao mổ, dụng cụ phẫu thuật có thể gây cấy tế bào ung thư ra nơi khác trong phẫu thuật nếu mỗ trực tiếp vào khối u.
* Vị trí của di căn: vị trí di căn của ung thư khác nhau tùy theo các ung thư nguyên phát.
- Cơ quan mà tế bào ung thư thường di căn: phổi, gan, não, xương
- Cơ quan mà tế bào ít di căn: cơ, da, tuyến ức và lách.
1.2. Tổng quan về hợp chất thứ cấp
Sinh chất thường được phân loại thành nhóm chất sơ cấp và thứ cấp. Nhóm chất sơ cấp gồm những chất cơ bản nhất cần thiết để duy trì sự sống. Đó là protein, nucleic acid, carbohydrate, lipid, là các polymer sinh học. Nhóm chất thứ cấp gồm các chất có phenol, isoprenoid, các dẫn xuất chứa nitơ, trong đó alkaloid, các peptide, kháng sinh, độc chất, vitamin là những chất thể hiện hoạt chất sinh học giúp chuyển hóa vận động hoạt động sống, giúp thiết lập quan hệ sinh thái của cơ thể sống với môi trường sống xung quanh.
1.2.1. Các chất chứa phenol
Bao gồm các chất (hợp chất) chứa ít nhất một vòng nhân thơm (C6) kèm theo ít nhất 1 gốc (-OH). Các chất chứa phenol là vật liệu xây dựng bộ khung tế bào (đặc biệt là tế bào thực vật), chúng là các chất mầu (sắc tố), giúp cơ thể tự vệ (tannin giúp hạn chế sâu ăn lá sồi), thiết lập quan hệ sinh thái giữa thực vật với nhau hoặc với nấm bệnh, làm phân tử truyền tín hiệu nhận biết, có ứng dụng dược liệu, là thành phần không thể thiếu trong thực phẩm cho người.
1.2.2. Flavonoid
Là nhóm chất thứ cấp gồm khoảng hơn 5000 chất có cấu tạo chủ yếu là C15. Chúng thường được cải biến bằng cách gắn thêm các gốc (-OH) và (-OCH3) và thường ở dạng phức với glucose và acid hữu cơ. Trong số này có những nhóm chất phổ biến như Chalcones, flavonone và flavonol, anthocyanin, Isoflavonoid
1.2.3. Lignin
Là polymer phenylpropane dị vòng có cấu trúc rất phức tạp. Ligin đóng vai trò làm vật liệu tạo bộ khung tế bào và hệ thống vận chuyển ở thực vật, nó thường gắn với vách tế bào.
1.2.4. Alkaloid
Là nhóm chất hữu cơ có chứa nitơ có hoạt tính sinh học, chủ yếu có mặt ở thực vật. Ơû động vật, nấm tảo không phổ biến lắm. Không thấy ở vi khuẩn. Cho đến nay người ta phát hiện tới gần 15000 các hợp chất alkaloid khác nhau
Alkaloid được phân loại theo một số cách khác nhau. Phân loại theo loài thực vật chứa alkaloid, theo bản chất hóa học tự nhiên hoặc các tác động sinh lý của chúng.
1.2.5. Terpene
Nhóm chất terpene (hay terpenoid) là một nhóm lớn và đa dạng các hydrocarbon được tạo thành từ đơn vị cơ bản là isoprene -C5H8. Terpenoid là dạng biến đổi của terpene khi các nhóm methyl bị loại bỏ hoặc các nguyên tử oxy được thêm vào. Terpene là thuật ngữ bao gồm Terpenoid. Terpene có mặt ở động vật, thực vật, đặc biệt có rất nhiều ở những loài thuộc họ thông. Terpene là thành phần chủ yếu của tinh dầu thực vật
Chương 2
MỘT SỐ THỰC VẬT CHỨA HOẠT CHẤT THỨ CẤP CÓ KHẢ NĂNG TRỊ BỆNH UNG THƯ
2.1. Cây Dừa cạn (Catharathus roseus)
2.1.1. Phân loại
Giới (regnum) : Plantae
Bộ (Order) : Gentianales
Họ (family) : Apocynaceae
Chi (genus) : Catharathus
Loài (species) : C.roseus
Cây dừa cạn còn được gọi là trường xuân hoa, dừa tây, bông dừa, hải đăng.
2.1.2. Đặc Điểm
Dừa cạn là cây thuộc thông thảo, sống nhiều năm, cao 40-80 cm, phân cành nhiều, cành thẳng đứng.
Lá hình ô van hay thuôn dài, kích thước dài 5-9 cm, rộng 5 cm, xanh bóng, không có lông, với gân lá giữa nhạt màu hơn và cuống lá ngắn (dài 1 - 1, 8 cm), mọc thành các cặp đối, không có nhựa mủ.
Hoa có màu trắng hoặc hồng sẫm với phần tâm có màu đỏ hơn mọc riêng lẻ ở kẽ lá, đài hợp thành ống ngắn. Tràng hợp hình đinh. Phiến có 5 thùy, 5 nhị đính trên tràng, 2 lá noãn hợp với nhau ở vòi.
Quả gồm hai đại, dài 2,5-5 cm, rộng 2-3 mm, mọc thẳng đứng hơi ngả sang hai bên, trong có 12-20 hạt nhỏ màu nâu nhạt, hình trứng, trên mặt hạt có những mụn nổi thành hàng dọc. Mùa hoa, quả gần như quanh năm.
Hình 2.1: Cây dừa cạn
2.1.3. Nguồn gốc và sự phân bố
Dừa cạn có nguồn gốc ở đảo Madagatsca, mọc hoang và được trồng ở nhiều nước nhiệt đới và ôn đới.
Ơû Việt Nam, dừa cạn mọc hoang và trồng làm cảnh ở nhiều tỉnh, cây mọc nhiều ở các tỉnh ven biển từ Quảng Bình đến Kiên Giang, đảo Phú Quốc và Côn Đảo, có nhiều ở Thanh Hóa, Nghệ An, Thừa Thiên-Huế, Quảng Nam-Đà Nẵng, Bình Định, Phú Yên.
Dừa cạn có khả năng chịu đựng điều kiện đất đai khô cằn, trồng bằng hạt, và còn được trồng làm cảnh và làm thuốc
2.1.4. Tình hình nghiên cứu về cây dừa cạn
Các nhà khoa học đã nghiên cứu chiết xuất từ cây dừa cạn hai alkaloid Vinblastin và Vincristin, là những chất ức chế mạnh sự phân bào. Các alkaloid này liên kết đặc hiệu với Tubulin, là protein ống vi thể ở thoi phân bào, phong bế sự tạo thành các vi ống này và gây ngừng phân chia tế bào ở pha giữa. Ơû nồng độ cao, thuốc diệt được tế bào, còn ở nồng độ thấp làm ngừng phân chia tế bào. Ngoài ra cao dừa cạn còn có tác dụng hạ huyết áp, ngăn cản sự phát triển của thai trên động vật mang thai và kháng một số chủng nấm gây bệnh
Từ những alkaloid có trong cây dừa cạn các nhà khoa học đã tìm ra được công dụng trị bệnh ung thư từ loài cây này
- Vinblastin sulfat: Là thuốc dùng trong liệu pháp phối hợp, được lựa chọn hàng đầu để điều trị ung thư biểu mô tinh hoàn và được lựa chọn hàng thứ hai trong liệu pháp trị bệnh Hodgkin, ung thư nhau, ung thư biểu mô da đầu và ung thư biểu mô thận. Lựa chọn hàng thứ ba để điều trị u nguyên bào thần kinh, ung thư vú, ung thư cổ tử cung và ung thư dạng nấm da. Nó cũng được dùng chữa bệnh sarcom lympho, sarcom chảy máu Kaposi và sarcom tế bào lưới.
Các tác dụng không mong muốn như buồn nôn, nhức đầu và dị cảm xảy ra sau khoảng 4-6 giờ và kéo dài 3 giờ. Hiện tượng tiêu chảy, táo bón, tắc ruột, liệt, chán ăn và viêm miệng cũng có thể xảy ra và thường báo trước những tác dụng độc hại thần kinh. Tổn thương hệ thần kinh đôi khi có tính lâu dài khi dùng liều quá cao, đã xảy ra mù và tử vong. Chứùng rụng tóc có tính hồi phục đã xảy ra ở khoảng 30-60% người dùng thuốc. Sự ức chế nhẹ tủy xương với giảm bạch cầu xảy ra ở tỷ lệ cao bệnh nhân, buộc phải ngưng dùng thuốc.
Thuốc có tác dụng độc hại tại chỗ. Cần tránh sự tràn thuốc ra ngoài khi tiêm tĩnh mạch, vì có thể gây viêm tĩnh mạch ở nơi tiêm. Vinblastin có thể gây độc cho thai, nên chỉ dùng ở thời kỳ mang thai nếu tình trạng bệnh đe dọa tính mạng hoặc bệnh nặng mà các thuốc an toàn hơn không có hiệu lực.
- Vincristin sulfat: là một trong những thuốc chống ung thư được dùng rộng rãi nhất, đặc biệt có ích đối với các bệnh ung thư máu, thường được dùng để làm thuyên giảm bệnh bạch cầu lympho cấp. Nó được dùng trong liệu pháp phối hợp thuốc, là lựa chọn hàng đầu để điều trị bệnh Hodgkin, u bạch huyết không- Hodgkin, ung thư biểu mô phổi, u Wilm, bạch cầu tủy bào mạn (đợt cấp tính), sarcom Ewing và sarcom cơ vân. Phối hợp thuốc chứa Vincristin là lựa chọn hàng thứ hai cho ung thư biểu mô vú, ung thư cổ tử cung, u nguyên bào thần kinh và bệnh bạch cầu lympho mạn tính.
Một số chuyên gia thường dùng Vincristin chỉ để làm thuyên giảm và không dùng trong điều trị duy trì vì việc sử dụng kéo dài sẽ gây độc hại thần kinh. Sự kháng Vincristin có thể phát triển trong quá trình điều trị. Vincristin gây giảm bạch cầu nên phải đếm số lượng bạch cầu trước mỗi liều. Những tác dụng phụ thường bắt đầu với buồn nôn, nôn, táo bón, co cứng cơ bụng, sút cân và phục hồi nhanh. Thuốc cũng có thể gây những phản ứng chậm phục hồi như rụng tóc và bệnh thần kinh ngoại biên.
Những tai biến nặng về thần kinh có thể xảy ra như mất những phản xạ gân sâu, viêm đau thần kinh, tê các chi, nhức đầu, mất điều hòa. Những khuyết tật thị giác, liệt nhẹ hoặc bại liệt và teo một số cơ duỗi có thể xảy ra chậm. Liệt những dây thần kinh sọ 2, 3, 6 và 7 cũng có thể xảy ra. Các tai biến thần kinh có thể kéo dài trong nhiều tháng. Thuốc gây độc tại chỗ, cần tránh sự tràn thuốc ra ngoài, tốt nhất cho dùng thuốc bằng cách tiêm truyền tĩnh mạch. Phần lớn thuốc được thải trừ trong mật và một phần ít hơn trong nước tiểu. Trong bệnh vàng da tắc mật, độc tính của Vincristin lớn hơn và cần phải giảm liều. Vincristin thải trừ chậm nên có nguy cơ tích lũy, do đó ít nhất một tuần mới được dùng một lần.
Vincristin gây độc hại cho thai. Đối với phụ nữ còn khả năng sinh đẻ, cần dùng các biện pháp tránh thai. Phụ nữ đang điều trị với Vinblastin hoặc Vinblastin không được cho con bú.
Hàm lượng alkaloid toàn phần trong cây dừa cạn: Lá: 0, 37-1, 15%; thân: 0, 46%; rễ chính: 0, 7-2, 4%; rễ phụ: 0, 9-3, 7%; hoa: 0, 14-0, 84%; vỏ quả: 1, 14%; hạt: 0, 18%.
Hình 2.2: Thuốc điều trị ung thư từ cây dừa cạn
2.2. Cây thông đỏ (Taxus wallichiana Zucc.)
2.2.1. Phân loại
Giới (regnum) : Plantae
Ngành (divisio) : Pinophyta
Lớp (class) : Pinopsida
Bộ (order) : Pinales
Họ (family) : Taxaceae
Các chi gồm hai nhóm
+ Taxaceae
- Austrotaxus: Thanh Tùng New Caledonia
- Pseudotaxus: Thông trắng (bạch đậu sam)
- Taxus: Thanh Tùng (thông đỏ, hồng đậu sam)
+ Cephalotaxaceae
- Amentotaxus: Dẽ tùng, sam bông
- Cephalotaxus: Đỉnh tùng ( phỉ ba mũi)
- Torreya: Phỉ
Sự khác biệt giữa Taxaceae và Cephalotaxaceae được trình bày trong bảng 2.1
Bảng 2.1: Bảng phân biệt giữa taxaceae và Cephalotaxaceae
Họ
Taxaceae
Cephalotaxaceae
Aùo hạt
Bao phủ một phần hạt
Bao phủ toàn bộ hạt
Thời gian phát triển
6-8 tháng
18-20 tháng
Độ dài hạt trưởng thành
5-8mm
12-40mm
2.2.2. Đặc điểm
Họ thông đỏ hay họ thanh tùng được định nghĩa theo hai cách
- Nghĩa hẹp: Là một họ của 3 chi và khoảng 7 đến 12 loài thực vật quả nón
- Nghĩa rộng: Là họ của 6 chi và khoảng 30 loài
Hình 2.3: Cây Thông đỏ
Thông đỏ là loại cây bụi hay cây thân gỗ nhỏ nhiều cành. Lá thường xanh, sắp xếp theo hình xoắn ốc. Thường vặn xoắn tại gốc là để xuất hiện theo kiểu hai hàng. Các lá có dạng thẳng hay hình mũi mác, với dãi khí khổng màu lục nhạt hay trắng ở mặt dưới. Các loài phần lớn là đơn tính khác gốc, ít khi đơn tính cùng gốc. Các nón đực dài khoảng 2-5mm, tung phấn ra vào đầu mùa xuân. Các nón cái bị suy giảm mạnh, chỉ có một lá noãn và một hạt. Khi hạt chín lá nõn phát triển thành áo hạt nhiều thịt bao phủ một phần của hạt. Aùo hạt khi chín có màu sáng, mềm, nhiều nước và ngọt. Chúng bị một số loài chim ăn và nhờ đó mà hạt được phát tán khi chim đánh rơi chúng.
2.2.3. Nguồn gốc và sự phân bố
Thông đỏ là loài cây rừng rất quý, có giá trị kinh tế rất cao
Cây thông đỏ phân bố hẹp ở các nước Châu Á như: Việt Nam, Ấn Độ, Trung Quốc, Myanmar, Philippines, Indonesua, Nepal, Afghanistan
Ơû Việt Nam, vào năm 1995 Trung Tâm Khoa Học tự nhiên và Công nghệ quốc gia khảo sát tại vùng Pà Cò, Mai Châu, Hòa Bình đã gặp 5 cây thông đỏ T. chinensis (còn gọi là thông đá, cây tra) bên trái dòng núi đá vôi. Riêng ở Lâm Đồng, các cán bộ của Trung Tâm nghiên cứu Lâm sinh Lâm Đồng đã phát hiện một loài thông đỏ Himalaya (T. wallichiana Zucc.) có rãi rác nhiều nơi, trên độ cao khoảng 1.500m. Một vài nơi có thông đỏ như: Khu vực giáp ranh Xuân Thọ, Xuân Trường cách Đà Lạt 17km còn hai cây thông đỏ (một lớn và một nhỏ). Cây lớn có ba thân đường kính gốc đạt 115cm, ba thân có đường kính là 57cm, 41cm và 15cm. chiều cao cây khoảng 30m. Cây nhỏ có đường kính 33cm, cao 15m, cả hai cây đều mọc bên khe núi.
Cành của các cây trên đã được thu nhận và giâm hom tại trung tâm Lâm sinh Lâm Đồng và đã cho nhiều cây hom. Các cây hom này sẽ được đưa về trồng tại Trạm Măng Linh cho phù hợp với nhu cầu sinh thái của loài.
Hiện nay, do nạn phá rừng bừa bãi nên quần thể thông đỏ hiện chỉ còn đếm được ở con số hàng trăm cá thể. Mặt khác, về đặc tính tái sinh hẹp và thế hệ trung gian hầu như không nên có nguy cơ diệt vong của loài cây rừng thông đỏ.
2.2.4. Tình hình nghiên cứu cây thông đỏ
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học chuyên ngành, Lâm Đồng là vùng đất hiếm hoi của Việt Nam mà cả Châu Á còn sót lại quần thể thông đỏ vô cùng quý hiếm. Từ lá thông đỏ có thể chiết xuất ra hai hoạt chất taxol và 10-DAB III để làm nguyên liệu bào chế thuốc điều trị ung thư buồng trứng, ung thư vú, ung thư phổi, xử lý hắc tố Tuy nhiên trong tự nhiên, quần thể thông đỏ của Lâm Đồng đang bị đe dọa một cách nghiêm trọng
Các nhà khoa học đã nghiên cứu được 49 dòng thông đỏ tự nhiên, và qua đó chọn lọc được chín loài thông đỏ cho hàm lượng hoạt chất 10-DAB III và taxol cao.
Đặc biệt vào năm 1994, một số nhà khoa học trên thế giới đã tìm thấy các hợp chất để chữa trị bệnh ung thư từ thông đỏ. Cụ thể, Taxol chiết xuất từ vỏ các loài T. Trevifolia, T. Cuspidata, T. Yunnanensis, T. Baccata và T. Wallichiana, đều có chất lượng và hiệu suất cao, được dùng để “chữa trị ung thư buồng trứng, ung thư vú, ung thư đầu, cổ và có triển vọng sử lý hắc tố (melanomas)”
Hai dược phẩm được sử dụng nhiều và hiệu quả nhất trong điều trị ung thư buồng trứng, ung thư vú, ung thư phổi là Taxol và Taxotere, cả hai hoạt chất này đều được chiết xuất từ vỏ và lá cây thông đỏ.
Thuốc Taxol được bào chế từ chất Paclitaxel, và thuốc Taxotere được bào chế từ chất Docetaxel. Hai dược chất này đều có chung nguồn gốc và dược liệu, được chiết xuất từ cây thông đỏ (Taxus Wallichiana). Thông thường 1kg lá thông đỏ chiết xuất được 20mg Taxol và giá 1mg Taxol trên thị trường thế giới hiện nay là 4,87 USD. Để có một liều thuốc trị bệnh ung thư người ta cần khoảng 1kg Taxol, cần không dưới 7.000kg vỏ thông đỏ. Nghĩa là để có một liều thuốc trị bệnh ung thư được bào chế cần phải có khoảng 6 cây thông đỏ trưởng thành. Như vậy toàn bộ rừng thông đỏ của Việt Nam nếu được dùng làm nguyên liệu cũng chỉ đủ điều chế trên 10 liều thuốc chữa trị bệnh ung thư. Với sự phát triển của Công nghệ Sinh học, đặc biệt là lĩnh vực nuôi cấy mô và tế bào thực vật để thu nhận các hợp chất thứ cấp, đã có nhiều nghiên cứu sản xuất Taxol bằng con đường sinh học.
Để sản xuất các hợp chất taxol trước đây chỉ có thể tổng hợp bằng con đường bán tổng hợp hữu cơ thì nay có thể sản xuất bằng một phương pháp rẽ tiền và không hại môi trường bằng các enzyme trong các cây thông đỏ Thái Bình Dương.
Công thức hóa học của Taxol
Các phương pháp tổng hợp trong ngành công nghiệp hóa chất rất đắt để tổng hợp từ một hỗn hợp các thành phần. Các trở ngại chính là tách chiết các sản phẩm thiên nhiên từ thực vật, do tiêu tốn nhiều dung môi hữu cơ và đòi hỏi nhiều kỹ thuật phân tách.
Nay các nhà khoa học đã tìm thấy con đường sinh học là sử dụng enzyme của cây thông đỏ để thay đổi các chất trung gian trong con đường chuyển hóa Taxol, enzyme này có nhiều ở cây thông để sản xuất số lượng lớn hợp chất thứ cấp dùng làm thuốc.
Cuối cùng thì các nhà khoa học hy vọng có thể dùng các kỹ thuật di truyền ở vi khuẩn để sản xuất Taxol theo con đường tổng hợp sinh học sẽ loại bỏ các bước mà bắt buộc phải che chắn các nhóm hoạt tính trong quá trình tách chiết, kiểm tra tinh lập thể, vùng hoạt tính đối với phương pháp tổng hợp ngày nay.
Quan trọng là các tiền chất hóa học được tạo thành phải được biến đổi hiệu quả để có thể làm nguyên liệu sản xuất thuốc.
Các kỹ thuật di truyền có thể sản xuất các enzyme acyltransferase mong muốn có khả năng chuyển hóa các chất trung gian cao cấp thành baccatin III, các sản phẩm trung gian tự nhiên ở giai đoạn cuối trong con đường chuyển hóa Taxol.
Việc tổng hợp Taxol đòi hỏi khoảng hơn 19 gene acyltransferase để có thể tạo vòng ba và thực hiện 8 bước biến đổi oxy hóa, 5 bước acyl hóa và 11 bước tạo trung tâm lập thể.
Bên cạnh đó có thể sử dụng kỹ thuật vi sinh để các sản xuất Taxol một cách hoàn hảo khi dựa vào một mô hình khoảng 10 gene bao gồm các yếu tố kiểm soát, từ nhiều nguồn khác nhau, đã được tập hợp lại trong vi khuẩn để sản xuất thuốc chống sốt rét arteminisin.
Ngoài ra, các nhà khoa học còn áp dụng kỹ thuật nuôi cấy mô để sản xuất Taxol thao quy trình được trình bày trong sơ đồ 2.3.
Sơ đồ 2.1: Kỹ thuật nuôi cấy thông đỏ
Mẫu thực vật
Xử lý mẫu thực vật
Nuôi cấy tạo thành mô sẹo
Nuôi cấy trong môi trường lỏng
Trong các bình thủy tinh có dung tích nhỏ, lắc liên tục
Nuôi cấy các thiết bị lên men có dung tích lớn, khuấy đảo liên tục
Ly tâm hoặc lọc
Bã
Dịch lọc được xử lý để thu sản phẩm
Hình 2.4: Nuôi cấy thông đỏ
Đặc biệt “trong thời gian sắp tới, sẽ tiếp tục tiến hành thử nghiệm hình thức nuôi cấy tế bào thông đỏ dạng bioreactor (lắc lớn) trong môi trường lỏng để có thể tạo nguồn nguyên liệu tách chiết taxol một cách nhanh chống. Cứ 32. 000 lít vừa tế bào vừa dung dịch được nuôi cấy dạng bioreactor sẽ thu được 1kg taxol
Thông đỏ là một nguồn nguyên liệu vô cùng quý giá chúng ta cần phải có những biện pháp bảo tồn nguồn gen này một cách hợp lý.
Cần tiến hành đa dạng các phương pháp nuôi cấy tế bào đơn để thu được những sản phẩm thứ cấp có giá trị kinh tế cao và đáp ứng nhu cầu cuộc sống cũng như việc sử dụng taxol để điều trị bệnh ung thư (từ thông đỏ)
Hình 2.5: Thuốc điều trị ung thư từ thông đỏ
2.3. Cây trinh nữ hoàng cung (Crinum latifolium L.)
2.3.1. Phân loại
Giới (regnum) : Plantae
Lớp (class) : Monocotyledoneae
Bộ (Order) : Asparagales
Họ (family) : Amaryllidaceae
Chi (genus) : Crinum
Loài (species) : C. latifolium
2.3.2. Đặc điểm
Là một loại cỏ, thân hành như củ hành tây to, đường kính 10-15cm
Các bẹ lá úp nhau thành một thân giả dài khoảng 10-15cm, có nhiều lá mỏng kéo dài từ 80-100 cm, rộng 5-8 cm, hai bên mép lá lượn sóng. Gân lá song song, mặt trên lá lỡm thành rãnh, mặt dưới lá có một sống lá nỗi rất rõ, đầu bẹ lá nơi sát đất có màu tím.
Hoa mọc thành tán gồm 6-18 hoa, trên một cán hoa dài 30-60 cm. Cánh hoa có màu trắng có điểm màu tím đỏ, từ thân hành mọc rất nhiều củ con có thể tách ra trồng riêng dễ dàng.
Hình 2.6: Cây trinh nữ hoàng cung
2.3.3. Nguồn gốc và sự phân bố
Trinh nữ hoàng cung có nguồn gốc từ Ấn Độ, được trồng rộng rãi ở các nước vùng Đông Nam Á như: Thái Lan, Lào, Malaixia, Việt Nam và phía Nam Trung Quốc
Trinh nữ hoàng cung sống ở các vùng nhiệt đới (các tỉnh phía Nam), tuy nhiên cũng trồng được ở miền Bắc. Trong ba tháng mùa đông ở miền Bắc loài cây này sẽ bị trụi lá, phần củ được giấu trong đất, cho đến mùa xuân mới ra lá lại.
Có thể trồng ở miền Bắc nhưng sẽ không có lá đều quanh năm.
2.3.4. Tình hình nghiên cứu về trinh nữ hoàng cung
Hoạt chất chính trong cây trinh nữ hoàng cung gồm có các alkaloid không dị vòng như latisolin và nhiều alkaloid dị vòng. Ngoài ra, rễ và thân rễ cũng chứa 2 glucan A và B.
G.S Ghosal nhà khoa học Ấn Độ đã phân tích thành phần hóa học của cây Trinh nữ hoàng cung giai đoạn 1984-1989 thấy có một số dẫn chất alkaloid có tác dụng chống ung thư. Ông đã phân lập từ cánh hoa Trinh nữ hoàng cung một glucose alkaloid có tên latisolin. Thủy phân bằng enzyme thu được chất aglycon, ghosal, shibnath; phân lập ở thân hành lúc cây đang ra hoa hai chất pratorimin và pratosin là alkaloid pyrrolophennanthridon mới cùng pratorimin, ambelin và lycorin. Năm 1986, ông công bố tìm được dẫn chất alkaloid có tác dụng chống ung thư như crinafolin và crinafolidin, từ dịch chiết ở cánh hoa ông còn tìm được hai alkaloid mới có nhân pyrrolophennanthridin là 2-epilycorin và 2-epipancrassidin.
Ơû Việt Nam, theo Nguyễn Hoàng và cộng sự (1997), cây này có 11 alkaloid và nhiều acid amin và acid hữu cơ. Trần Văn Sung và cộng sự (1997) đã phân lập được từ thân cây này 5 alkaloid, trong đó 2 chất L-lycorin và pratorin được nhận dạng bằng quang phổ. Năm 1988, Võ Thị Bạch Huệ và cộng sự đã phân lập được từ lá 12 alkaloid là crimanidin, 6-hydroxycrinamidin được nhận dạng bằng các phân tích hóa học và quang phổ.
Sau 15 năm nghiên cứu, cho đến nay công trình nghiên cứu khoa học của các nhà khoa học trong và ngoài nước đã chứng minh được trinh nữ hoàng cung có chứa các chất có tác dụng kháng u, từ đó chiết xuất được các chất này để tạo ra một loại thuốc (lấy tên là Crila) điều trị u bướu. Thuốc Crila đã được thử nghiệm lâm sàng trên người và khẳng định tính hiệu của nó.
Sản phẩm Crila là kết quả nghiên cứu của 4 đề tài khoa học cấp bộ, hai dự án sản xuất thử nghiệm cấp bộ và cấp nhà nước cộng với quá trình nghiên cứu nhiều năm ở nước ngoài của TS Nguyễn Thị Ngọc Trâm cùng các cộng sự.
Cao methanol của rễ cây, thân và cao chiết alkaloid toàn phần của cây trinh nữ hoàng cung đều có tác dụng ức chế phân bào.
Trong vài mô hình gây u báng sacom, hợp chất chứa cao cây này hạn chế sự phát triển khối u và hạn chế sự di căn tế bào
Một số alkaloid trong cây này có hoạt tính sinh học. Trong thử nghiệm, lycorin làm giảm khả năng sống của tế bào u. Lycorin làm ngừng sự phát triển virus gây bệnh bại liệt, ức chế sự tổng hợp các tiền chất cần cho sự sinh trưởng của virus gây bệnh bại liệt.
Mescalin
Piperin
Lá trinh nữ hoàng cung để chữa những trường hợp ung thư tử cung, u xơ và ung thư tiền liệt tuyến.
Cách dùng: Ngày uống nước sắc của 3 lá trinh nữ hoàng cung hái tươi thái nhỏ ngắn 1-2cm, sao khô màu hơi vàng, uống luôn 7 ngày, rồi nghỉ 7 ngày, sau đó uống tiếp 7 ngày nữa, lại nghỉ 7 ngày và uống tiếp 7 ngày. Tổng cộng 3 đợt uống là 63 lá, xen kẽ 2 đợt nghỉ uống, mỗi đợt 7 ngày. Nhiều người cũng uống nước sắc trinh nữ hoàng cung như trên cũng thu được kết quả tốt
Hình 2.7: Thuốc điều trị ung thư từ trinh nữ hoàng cung
2.4. Giảo cổ lam (Gynostemma pentaphyllum)
2.4.1. Phân loại
Giới (regnum) : Plantae
Lớp (class) : Angiospermae
Bộ (Order) : Cucurbitales
Họ (family) : Cucurbitaceae
Chi (genus) : Gynostemma
Loài (species) : G. pentaphyllum
2.4.2. Đặc Điểm
Đây là loại cây thân thảo mảnh, leo nhờ tua cuốn đơn ở nách lá. Có cây đực và cây cái riêng biệt
Lá kép hình chân vịt. Cụm hoa hình chùy mang nhiều hoa nhỏ màu trắng, các cánh hoa xòe hình sao, bao phấn dính thành đĩa, bầu có 3 vòi nhụy
Quả khô hình câu, đường kính 5-9mm khi chín có màu đen
Hình 2.6: Cây giảo cổ lam
Hình 2.8: Cây giảo cổ lam
2.4.3. Phân bố
Cây mọc ở độ cao 200-2000m, trong các rừng thưa và ẩm ở Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Indonesia, Triều Tiên và một số nước Châu Á
2.4.4. Tình hình nghiên cứu Giảo Cổ Lam
Giảo cổ lam được phát hiện ở Nhật Bản 1976, phong trào nghiên cứu, tìm kiếm giảo cổ lam sôi sục ở Trung Quốc, Mỹ, Đức, Italia
Một số nghiên cứu về giảo cổ lam
GS. Tan, Liu đã chứng minh giảo cổ lam có tác dụng kìm hãm sự tích tụ tiêu cầu, làm tan cục máu đông, chống huyết khối, tăng cường lưu thông máu lên não
GS. Lin và cộng sự chứng minh giảo cổ lam có tác dụng chống viêm gan, chứng cao huyết áp và chống ung thư. Tác dụng chống viêm của giảo cổ lam mạnh hơn Indomethacin
GS. Wang và cộng sự chứng minh giảo cổ lam kìm hãm sự phát triển của khối u rất mạnh.
TS. Nguyễn Duy Thuấn, Nguyễn Khánh Hòa, Đào Văn Phan cũng đã chứng minh tác dụng hạ đường huyết mạnh của giảo cổ lam và GS-TS Phan Thị Phi Phi cũng đã nghiên cứu tác dụng miễn dịch rất tốt của giảo cổ lam
Thành phần hóa học chính của giảo cổ lam là flavonoit và saponin
Số saponin của giảo cổ lam gấp 3-4 lần so với nhân sâm
Ngoài ra còn chứa các vitamin và các chất khoáng như selen, kẽm, sắt, mangan, photpho
Hình 2.9: Sản phẩm từ cây giảo cổ lam
2.5. Nấm Linh chi (Ganoderma lucidum)
2.5.1. Phân Loại
Giới (regnum) : Plantae
Lớp (class) : Agaricomycetes
Bộ (Order) : Polyporales
Họ (family) : Ganodermataceae
Chi (genus) : Ganoderma
Loài (species) : G. lucidum
2.5.2. Đặc điểm
Linh chi là loài nấm gỗ.
Tai nấm hóa gỗ, hình quạt hoặc hình than. Mặt trên mũ có vân đồng tâm và bóng láng, màu vàng cam cho đến đỏ đậm hoặc nâu đen. Mặt dưới phẳng, có nhiều lổ nhỏ li ti, là cơ quan sinh bào tử
Cuống nấm đặc và cứng, sậm màu và bóng láng. Nấm hơi cứng và dai
Hình 2.10: Nấm linh chi
2.5.3. Phân bố
Ơû vùng nhiệt đới và cận nhiệt
2.5.4. Tình hình nghiên cứu nấm linh chi
Nấm linh chi có thể chữa ung thư tuyến tiền liệt. Theo AFP, các nhà khoa học thuộc Đại học Haifa (lsrael) cho biết họ đã phát hiện các phân tử trong nấm linh chi giúp ngăn chặn một số cơ chế liên quan đến tiến trình phát triển bệnh ung thư tuyến tiền liệt. Theo các nhà nghiên cứu lsrael, những cuộc thử nghiệm trong ống nghiệm cho thấy nấm linh chi tác động trực tiếp lên các tế bào ung thư
Đi đầu là các nhà khoa học Nhật Bản: Năm 1972 đã trồng thí nghiệm nấm linh chi đạt kết quả tốt. Sau đó là Hàn Quốc, Trung Quốc.
Ơû Việt Nam, Viện Dược liệu-Hà Nội đã trồng nấm linh chi (giống Trung Quốc) thành công vào năm 1978. Chín năm sau, năm 1987, các nhà khoa học thuộc Đại học khoa học tự nhiên đã chọn được giống linh chi mọc hoang ở rừng núi Lâm Đồng để nhân giống và đưa vào sản xuất tại trại trồng nấm linh chi của xí nghiệp Dược phẩm TW 24, đạt kết quả tốt vào năm 1988.
Ngày nay nhiều nước trên thế giới như Thái Lan, Malaysia, Mỹ đã sản xuất nấm cùng các chế phẩm linh chi làm thuốc và thực phẩm dưỡng sinh
Bảng 2.2. Thành phần hóa học của nấm linh chi
Thành phần
Phân tích
Bột Linh Chi (%)
Cao Linh Chi (%)
Nước
12-13
cellulose
62-63
Đạm tổng số
17.1
Chất béo
5.0
Hợp chất Steroid
1.15
0.52
Hợp chất Phenol
0.10
0.40
Chất khử
Saponin toàn phần
0.30
1.23
Nhóm polysaccharid trong nấm LinhChi
Nhóm Polysaccharid có hoạt chất b-D-glucan; Ganoderan A, B, C; D-6 có hoạt tính chống ung thư, tăng tính miễn dịch, hạ đường huyết. Tăng tổng hợp protein, tăng chuyển hóa acid nucleic
Hình 2.11: Dược thảo từ nấm linh chi
2.6. Một số thực vật có khả năng ngăn ngừa ung thư
Quercetin từ hoa hòe
Quercetin là một flavonoid có hoạt tính mạnh nhất so với các flavonoid khác, và nhiều cây thuốc, trong đó có cây hoa hòe, có tác dụng chữa bệnh do chứa hàm lượng quercetin cao. Quercetin có tác dụng chống oxy hóa, chống viêm, làm giảm sự tăng sinh tế bào gây chết tế bào. Quercetin có tác dụng với thuốc hóa dược trị ung thư triozofurin trên các tế bào ung thư biểu mô buồng trứng của người.
Catechin từ cây chè
Chè xanh chứa epigallocatechin gallat (EGCG), hợp chất này được coi là hoạt chất trong chè xanh có tác dụng dự phòng bệnh ung thư. EGCG gây sự chết tế bào và ức chếmen cyclooxygenase và do đó ức chế sự tăng sinh của tế bào ung thư
Curcumin từ nghệ
Curcumin được chiết xuất từ thân rễ các loài nghệ có tác dụng chống viêm, chống u và chống oxy hóa. Curcumin có các cơ chế tác dụng là ngăn chặn sự khởi đầu sinh ung thư hoặc sự biểu hiện ác tính của các tế bào. Curcumin cộng hợp với hóa dược doxorubicin, làm tăng tác dụng kháng u và tác dụng gây sự chết tế bào của cisplatin trên ung thư biểu mô buồng trứng
Chương 3
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
KẾT LUẬN
Nội dung cho phép những kết luận:
Từ cây dừa cạn thu được hai alkaloid vinblastin và vincristin và được điều chế ra thuốc chữa bệnh ung thư
Vinblastin sulfat điều trị ung thư vú, ung thư cổ tử cung, và ung thư dạng nấm da
Vincristin sulfat điều trị ung thư máu
Sử dụng hai loại thuốc này gây ra tác dụng phụ là buồn nôn, táo bón, rụng tóc
Từ vỏ và lá cây thông đỏ có thể chiết xuất ra hai hợp chất taxol và 10 DAB III làm nguyên liệu bào chế thuốc điều trị ung thư buồng trứng. Hai dược phẩm được sử dụng nhiều và hiệu quả nhất trong điều trị ung thư buồng trứng, ung thư vú và ung thư phổi.
Alkaloid có trong cây trinh nữ hoàng cung đặc biệt trong lá cây có tác dụng chống ung thư tiến liệt tuyến, ung thư tử cung, u xơ
Sản phẩm Crila điều trị ung thư tử cung, ung thư tuyến tiền liệt là kết quả nghiên cứu của TS. Nguyễn Thị Ngọc Trâm
Giảo cổ lam và nấm linh chi có chứa hợp chất saponin có tác dụng chống ung thư
KIẾN NGHỊ
Nghiên cứu thêm những loại thực vật có chứa hoạt chất chống ung thư, và những bệnh khác
Sản xuất ra nhiều loại thuốc chữa bệnh có nguồn gốc từ thực vật
Trồng thêm những loại cây thuốc, làm cho nguồn nguyên liệu phong phú hơn
Chăm sóc và bảo tồn nguồn thực vật quý hiếm
Nuôi cấy giống mới để cung cấp đủ nhu cầu cho ngành dược
Lựa chọn dung môi trong quá trình tách chiết để hạn chế hóa chất, tránh lãng phí.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- KHOA LUAN TOT NGHIEP.doc
- MUC LUC.docx