LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên em xin chân thành cảm ơn đến quý Thầy, Cô trường Cao đẳng Cao đẳng Công nghệ & Quản trị Sonadezi, những người đã trực tiếp giảng dạy, truyền đạt những kiến thức bổ ích cho em, đó chính là những nền tảng cơ bản, là những hành trang vô cùng quý giá, là bước đầu tiên cho em bước vào sự nghiệp sau này trong tương lai. Đặc biệt là Thầy Hồ Văn Khôi - một người Thầy đã cho em rất nhiều kiến thức và niềm đam mê ngành quản trị mà em đã chọn. Cảm ơn Thầy đã tận tình, quan tâm, giúp đỡ em trong một tháng qua, giải đáp những thắc mắc trong quá trình kiến tập. Nhờ đó, em mới có thể hoàn thành được bài báo cáo thực tập này.
Bên cạnh đó, em cũng xin được gởi lời cảm ơn chân thành tới Trưởng phòng, các anh chị trong Công ty CP Tổng Công ty May Đồng Nai đã tạo cơ hội giúp em có thể tìm hiểu rõ hơn về môi trường làm việc thực tế của một doanh nghiệp mà ngồi trên ghế nhà trường em chưa được biết. Em chân thành cảm ơn chú Phạm Hữu Úy – Trưởng phòng Kế hoạch-Xuất Nhập khẩu, dù chú rất bận rộn với công việc nhưng vẫn dành thời gian chỉ bảo, hướng dẫn, tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để em có thể tìm hiểu và thu thập thông tin phục vụ cho bài báo cáo này.
Trong quá trình thực tập và làm báo cáo, vì chưa có kinh nghiệm thực tế, chỉ dựa vào lý thuyết đã học cùng với thời gian hạn hẹp nên bài báo cáo chắc chắn sẽ không tránh khỏi những sai sót. Kính mong nhận được sự góp ý, nhận xét từ phía quý Thầy, Cô cũng như Chú, các anh chị trong Tổng Công ty để kiến thức của em ngày càng hoàn thiện hơn và rút ra được những kinh nghiệm bổ ích có thể áp dụng vào thực tiễn một cách hiệu quả trong tương lai.
Kính chúc mọi người luôn vui vẻ, hạnh phúc, dồi dào sức khỏe và thành công trong công việc
Em xin chân thành cảm ơn!
MỤC LỤC
Lời mở đầu 4
CHƯƠNG MỘT 5
I) Lịch sử hình thành và phát triển: 5
II) Thành tích nổi bật Tổng Công ty May Đồng Nai 6
CHƯƠNG HAI 8
I) Giới thiệu sơ lược về Tổng Công ty may Đồng Nai: 8
1. Những thông tin chung về Tổng Công ty: 8
2. Ngành nghề kinh doanh: 9
3. Quy mô hoạt động của Tổng Công ty May Đồng Nai 9
4. Định hướng phát triển 11
5. Quy trình sản xuất sản phẩm của Tổng Công ty May Đồng Nai: 13
II. Cơ cấu tổ chức và trách nhiệm , quyền hạn của các phòng ban 14
1. Cơ cấu tổ chức Tổng Công ty May Đồng Nai 14
2. Diễn giải sơ đồ: 15
2.1 Đại hội đồng cổ đông: 15
2.2 Hội đồng quản trị: 15
2.3 Ban Kiểm soát 15
2.4 Ô. Bùi Thế Kích - Tổng Giám đốc 16
2.5 B. Nguyễn Thị Thanh Vân - Phó Tổng Giám đốc thường trực 17
2.6 Ô. Vũ Đức Dũng – Phó Tổng Giám đốc 18
2.7 Ô. Hứa Trọng Tâm – Phó Tổng Giám đốc 18
2.8 Ô. Vũ Đình Hải – Phó Tổng Giám đốc 19
3. Chức năng, trách nhiệm của các phòng ban: 20
3.1 Phòng văn phòng tổng hợp 20
3.2 Phòng kinh doanh 24
3.3 Phòng tài chính- kế toán 25
3.4 Phòng kế hoạch – xuất nhập khẩu 26
3.5 Phòng kĩ thuật – sản xuất 28
3.6 Các xí nghiệp may 29
III. Nhận xét, kiến nghị về cơ cấu tổ chức của Tổng Công ty May Đồng Nai: 31
CHƯƠNG BA 33
I) Giới thiệu sơ lược phòng kế hoạch- xuất nhập khẩu 33
1. Sơ đồ tổ chức: 33
2. Chức năng, quyền hạn của thành viên trong P.KH-XNK 33
2.1 Ông Phạm Hữu Úy - Trách nhiệm, quyền hạn của Trưởng phòng 33
2.2 Bà Nguyễn Thị Hằng - Trách nhiệm, quyền hạn của Phó trưởng phòng 34
2.2.3 Trách nhiệm: 34
2.3 Bà Nguyễn Thị Bích Thủy – Phó trưởng phòng 34
2.4 Ông Nguyễn Văn Diệu- Phó GĐ Chi nhánh TP.HCM 35
2.5 Trách nhiệm, quyền hạn của nhân viên 35
II) Quy trình công việc của phòng 35
1. Quy trình công việc của P.KH-XNK (có kèm theo tài liệu dẫn chứng) 35
2. Mô tả việc đã làm tại phòng KH-XNK (nhật ký thực tập) 49
III) Ưu, nhược điểm của Phòng KH-XNK 50
1. Ưu điểm 50
1.1 Đội ngũ nhân viên: 50
1.2 Hiệu quả công việc 50
1.3 Mục tiêu của phòng 50
2. Nhược điểm 50
2.1 Kinh nghiệm 50
2.2 Nguyên phụ liệu 51
IV) Nhận xét cá nhân về phòng ban nơi thực tập 51
CHƯƠNG BỐN 52
I) Những kết quả đạt được của Tổng Công ty năm 2010 52
1. Tình hình sản xuất kinh doanh trong những năm gần đây 53
2. Đối tác 55
3. Một số thị trường trọng điểm của Tổng Công ty May Đồng Nai 56
II) Những thế mạnh của Tổng Công ty May Đồng Nai 57
III) Những khó khăn, thử thách của Tổng Công ty May Đồng Nai 58
IV) Một số giải pháp nhằm thúc đẩy xuất nhập khẩu và giải quyết khó khăn cho Tổng Công ty: 59
1. Về phía doanh nghiệp: 59
2. Một số giải pháp từ phía Nhà nước 61
NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ 62
Kết luận 68
Tài liệu kham thảo 69
Lời mở đầu
Ngành dệt may đang có vị trí quan trọng trong nền kinh tế của nhiều quốc gia vì nó phục vụ nhu cầu tất yếu của con người, giải quyết được nhiều việc làm cho lao động xã hội và tạo điều kiện cân bằng xuất nhập khẩu. Ở Việt Nam, ngành dệt may cũng đã sớm phát triển và trong các năm qua được quan tâm đầu tư, mở rộng năng lực sản xuất, trải qua những bước thăng trầm do những diễn biến của thị trường quốc tế và cơ chế quản lý trong nước, đến nay, ngành dệt may đã tạo được sự ổn định và tạo điều kiện cho bước phát triển mới.
Công ty Cổ phần Tổng Công ty May Đồng Nai là một trong những doanh nghiệp may mặc thu hút và tạo việc làm cho nguồn lao động trong tỉnh Đồng Nai. Là một doanh nghiệp có bề dày trên 35 năm kinh nghiệm trong sản xuất, kinh doanh hàng may mặc xuất khẩu và tiêu thụ nội địa; kinh doanh các thiết bị, phụ tùng và các sản phẩm của ngành dệt may; đã tạo được uy tín về năng lực sản xuất, chất lượng sản phẩm trong những năm qua. Tuy nhiên, Tổng Công ty còn gặp rất nhiều khó khăn hiện nay, vì thế em mạnh dạn chọn đề tài “Tìm hiểu một số khó khăn của Tổng Công ty May Đồng Nai đang gặp phải và hướng giải quyết” làm đề tài báo cáo kiến tập của mình và để thuận tiện làm nền tảng cho đề tài tốt nghiệp vào năm sau.
Bài báo cáo gồm 4 chương:
Chương 1: Lịch sử hình thành và phát triển của Tổng Công ty May Đồng Nai
Chương 2: Tổng quan về Tổng Công ty May Đồng Nai
Chương 3: Thông tin của phòng kế hoạch xuất nhập khẩu
Chương 4: Tình hình chung của Tổng Công ty May Đồng Nai, một số khó khăn và hướng giải quyết.
Mặc dù đã rất cố gắng nhưng do hạn chế về thời gian, trình độ, nguồn số liệu nên chắc chắn bài viết của em sẽ không tránh khỏi thiếu sót. Em rất mong nhận được những góp ý, phê bình và nhận xét của quý Thầy Cô và các Cô Chú trong toàn Công Ty để em rút kinh nghiệm và bài báo cáo tốt nghiệp có cơ hội được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn!
73 trang |
Chia sẻ: thanhnguyen | Lượt xem: 1814 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tìm hiểu một số khó khăn của tổng công ty may Đồng Nai đang gặp phải và hướng giải quyết, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trí sản xuất tại các XN.
Xác định giá NPL, chào giá FOB:
Xác định giá NPL
Đối với hàng FOB KH chỉ định NPL, giá NPL KH đã có sẵn
Đối với hàng FOB do ta cung cấp NPL, trên cơ sở yêu cầu của KH, ta phải tìm nhà cung cấp, yêu cầu nhà cung cấp gửi mẫu NPL và báo giá NPL. (Các mẫu NPL này sẽ được dùng may mẫu đối và gửi KH duyệt).
Chào giá FOB:
Trên cơ sở giá NPL, sẽ lập bảng chiết tính giá thành (có mẫu kèm) đã xác định giá FOB cho từng mã hàng.
Đơn vị thực hiện: P.KH-XNK
Yêu cầu thời gian thực hiện
Người duyệt giá FOB trước khi báo khách hàng
Đơn vị nhận báo giá FOB KH
Cơ cấu đơn giá FOB:
Giá FOB = (Trị giá NPL 1sp)*(P%)+ (Giá gia công CMPT)
Giá FOB trên có thể được công thêm các chi phí khác như giá thêu, wash, in… Tùy theo thỏa thuận giữa hai bên lúc đàm phán.
+ Trị giá NPL 1 sp: Là toàn bộ chi phí NPL của một sp mà bên bán phải mua (không kể phần bao bì và chỉ đã tính trong CMPT. Lưu ý là chỉ tính NPL chúng ta mua. Vì có thể một số NPL do bên mua cung cấp miễn phí => phần này sẽ không tính vào giá FOB.
(Trị giá NPL = Đ/M NPL (có % hao hụt) * đơn giá NPL)
+ P% trên đây gọi là “Handling tharge”: Là phần lợi nhuận và phần bù đắp các chi phí phát sinh trong quá trình thực hiện đơn hàng của bên bán được hưởng. Các chi phí phát sinh như lãi vay Ngân hàng, phí giao dịch và các chi phí khác trong quá trình NPL, cũng như trong quá trình thực hiện đơn giá nói chung. Tỉ lệ P% này có thể thay đổi tùy theo lúc đàm phán giá (thường từ 5%-8% chi phí NPL).
Đàm phán và ghi nhận kết quả đàm phán:
Quá trình đàm phán nói chung nhằm mục đích thống nhất về giá cả & thời gian giao hàng. Dụa trên các thông tin ban đầu của BM-KH-18 và giá FOB đã chào cho khách hàng, hai bên sẽ tiến hành đàm phán để đi đến thống nhất về tất cả các vấn đề liên quan đến đơn hàng: Giá FOB, ngày giao hàng, phương thức thanh toán… để đi đến việc ký kết hợp đồng.
Đối tượng tham gia vào quá trình đàm phán gồm: TGĐ, P.TGĐ, P.KH-XNK, P.KT-SX.
Sau khi kết thúc đàm phán, các thông tin về đơn hàng được thông báo đến các đơn vị liên quan (P.KH-XNK, P.KT-SX…) để triển khai các công việc tiếp theo. Nhân viên theo dõi đơn hàng của P.KH-XNK sẽ lập bảng tổng hợp các đơn hàng theo từng khách hàng để theo dõi.
Lập Hợp đồng bán FOB/Proforma Invoice:
Dựa vào kết quả đàm phán, hợp đồng bán FOB sẽ được lập theo mẫu (có mẫu kèm).
Đơn vị thực hiện: P.KH-XNK
Yêu cầu thời gian thực hiện
Người duyệt HĐ FOB trước khi ký TP.KH-XNK
Đơn vị nhận HĐ: KH(3), BP XNK(2), P.KT-TC(1), P.KH-XNK(1copy lưu)
Một số KH yêu cầu làm Proforma Invoice (P/I) để làm cơ sở mở garment L/C.
Yêu cầu KH mở L/C; kiểm tra các điều kiện L/C:
Sau khi ký kết hợp đồng, phải yêu cầu KH mở L/C TP (garment L/C) theo các điều kiện quy định trong hợp đồng hay P/I (có mẫu L/C kèm).
Cần yêu cầu KH gửi bản nháp L/C để kiểm tra, nếu phát hiện điểm nào không phù hợp hoặc bất lợi thì đề nghị KH chỉnh lại trước khi KH mở L/C chính thưc để tránh phải tu chỉnh gây phát sinh chi phí. Các điều kiện L/C cần kiểm tra chủ yếu như sau:
Tên & địa chỉ người thụ hưởng (Beneficiary name & address)
Tên hàng, số lượng, đơn giá, trị giá
Ngày giao hàng, ngày hết hiệu lực của L/C
Các chứng từ yêu cầu
Thời hạn trình chứng từ
Quy định về phí ngân hàng
P.KT-TC sẽ nhận L/C bản gốc từ ngân hàng. Sau đó L/C bản gốc sẽ được chuyển cho BP.XNK của P.XNK, BP.CĐ-ĐĐ của P.KH-XNK & P.KT-TC giữ bản sao.
BP.XNK sẽ kiểm tra các quy định về chứng từ yêu cầu, thời hạn trình chứng từ, ngày giao hàng, thời hạn hiệu lực L/C.
P.KT-TC sẽ kiểm tra các quy định về phí ngân hàng, chứng từ, thời hạn trình chứng từ, thời hạn hiệu lực L/C.
BP.CĐ-ĐĐ sẽ kiểm tra các phần còn lại của L/C, liên lạc với KH.
Thời gian kiểm tra từ lúc nhận L/C: Tối đa 7 ngày.
Một số trường hợp đặc biệt KH sẽ không thanh toán bằng L/C, mà thanh toán bằng T/T tùy thuộc sự thỏa thuận giữa hai bên lúc đàm phán và được thực hiện trên hợp đồng. Trường hợp này mục 6) sẽ không thực hiện.
Đặt mua NPL cho SX:
BP.CĐ-ĐĐ sẽ tiến hành cân đối, tính số lượng nhu cầu NPL để đặt mua. Cơ sở tính toán là bảng Đ/M NPL, bảng chiết tính giá thành, TLKT, áo mẫu, số lượng chi tiết của mã hàng… Cần tính toán chính xác S/L nhu cầu đặt mua.
Sau khi tính toán được nhu cầu NPL cần mua, tiến hành đặt mua NPL:
Lập các đơn đặt hàng (P/O) hoặc hợp đồng mua NPL theo từng nhà cung cấp (có mẫu kèm)
Kiểm tra lại các thông tin trên P/O hay HĐ mua và gửi cho các nhà cung cấp (thường bằng email hoặc fax).
Trên các P.O phải thể hiện đầy đủ chi tiết tên hàng, quy cách, màu sắc, số lượng, ngày giao hàng, phương thức thanh toán…
Sau khi các nhà cung cấp nhận các P.O này, họ sẽ phát hành các P/I (Proforma Invoice) hay Sales Confirmation (S/C) (áp dụng đối với các nhà cung cấp ngoài nước) để ta xác nhận. Một số nhà cung cấp trong nước họ sẽ làm hợp đồng.
Sau khi nhận các P/I (S/C hay hợp đồng), ta phải kiểm tra lại nội dung các thông tin về hàng hóa, số lượng, đơn giá, ngày giao hàng, điều kiện thanh toán…xem có đúng với nội dung trên các P.O đặt hàng không. Nếu có điều kiệu nào bất lợi thì tiếp tục thương lượng để đạt được thỏa thuận tối ưu, nhất là giá cả và ngày giao hàng.
Khi đã kiểm tra các P/I…, phải trình kí xác nhận (TGĐ) và gửi lại các nhà cung cấp NPL ngay để họ tiến hành SX (một số nhà cung cấp, nếu không được xác nhận của ta thì họ sẽ không sản xuất). Lưu ý là các P/I, S/C…này có giá trị như hợp đồng và là cơ sở để làm thủ tục thanh toán sau này.
Phải lập bảng theo dõi đặt mua NPL cho từng đơn hàng để theo dõi tiến độ đặt mua NPL, như số lượng các P.O cần đặt, ngày giao hàng…
Đ/Vị thực hiện P.KH_XNK(Nhóm FOB)
*Lưu ý: Chỉ sau khi nhận được garment L/C của KH ta mới tiến hành đặt mua NPL, nếu không phải có ý kiến của lãnh đạo.
Làm thủ tục thanh toán tiền mua NPL:
Dựa theo các P/I, S/C hay các hợp đồng mua NPL với các nhà cung cấp, tiến hành làm thủ tục thanh toán theo như thỏa thuận.
Các hình thức thanh toán phổ biến la L/C và T/T.
Thanh toán bằng L/C: (Đề nghị thanh toán bằng L/C cho các đơn hàng có trị giá >5000USD).
*Các chứng từ cần có để mở L/C: (P.KH-XNK cung cấp cho P.KT-TC)
1. Giấy đề nghị mở L/C (có mẫu)
2. P/I hay S/C hay Hợp đồng mua NPL hay P.O có ký xác nhận hai bên (có mẫu kèm)
3. Bảng dự trù vật tư & chi phí (có mẫu)
4. Hợp đồng bán FOB thành phẩm
Căn cứ vào các chứng từ trên, P.KT-TC sẽ làm thủ tục mở L/C cho nhà cung cấp NPL.
Thời gian yêu cầu phải mở L/C: chậm nhất 15 ngày trước khi xuất NPL.
Lưu ý: Khi mở L/C mua NPL, trong phần chứng từ xuất hàng, ta cần yêu cầu nhà cung cấp gửi trực tiếp cho ta 1 bộ c/từ (Invoice, P.list, B/L), 2 bộ c/từ gốc còn lại nhà cung cấp sẽ trình qua ngân hàng.
Thanh toán bằng T/T: (Đề nghị thanh toán bằng T/T cho các đơn hàng có trị giá <5000USD).
Thường có hai trường hợp là T/T trước khi xuất hàng và T/T sau khi xuất hàng tùy theo thỏa thuận trong P/I, S/C hay hợp đồng giữa hai bên.
*Các chứng từ cần có để thanh toán T/T: (P.KH-XNK cung cấp cho P.Kế toán)
1.Giấy đề nghị thanh toán
2.P/I hoặc S/C hoặc P.O hay hợp đồng mua có xác nhận hai bên
3. Bằng dự trù vật tư & chi phí
4. Hợp đồng bán FOB thành phẩm
Nếu là T/T sau khi xuất hàng, chừng từ thanh toán cần phải có chứng từ nhập kèm theo (B/L, Invoice, P.list, TKHQ nhập NPL bản gốc).
Trường hợp T/T trước khi xuất hàng, sau khi đã nhập hàng xong, P.KH-XNK phải cung cấp các chứng từ nhập cho P.Kế toán (Invoice, P.List, B/L), trong đó có TKHQ bản gốc để hoàn tất thủ tục thanh toán với Ngân hàng.
*Trường hợp NPL mua trong nước, chứng từ thanh toán gồm:
1. Giấy đề nghị thanh toán
2. Hợp đồng mua NPL
3. Hóa đơn GTGT
c) Thanh toán bằng D/P:
Một số ít trường hợp có thể áp dụng thanh toán bằng D/P (thanh toán nhờ thu hay chấp nhận thanh toán đổi chứng từ gốc).
Làm thủ tục nhập NPL:
Sau khi hoàn tất công việc đặt mua NPL với các nhà cung cấp, phải theo dõi chặt chẽ tiến độ thanh toán & giao hàng căn cứ thỏa thuận đã xác nhận trên P/I, S/C, hợp đồng mua NPL…
Sau khi nhận chứng từ xuất hàng từ các nhà cung cấp, phải kiểm tra đối chiếu với các P.O đặt hàng, các P/I, S/C hay các hợp đồng mua NPL về chủng loại, màu sắc, số lượng… xem có đúng với các thông tin đã đặt mua không kịp thời yêu cầu nhà cung cấp trước khi phát hành chứng từ chính thức.
*Bộ chứng từ cần có để nhận hàng khi hàng về cảng/sân bay gồm:
B/L hay AWB (bản gốc)
Invoice (bản gốc)
P.List (bản gốc)
Hợp đồng mua NPL
Bản sao L/C mua NPL (nếu thanh toán bằng L/C)
Đối với trường hợp thanh toán bằng L/C: Nhà cung cấp sẽ gửi bộ chứng từ gốc cho chúng ta theo quy định trong L/C. Thường chứng từ các lô hàng thanh toán bằng L/C, B/L yêu cầu giao hàng theo lệnh của ngân hàng, nên phải có ký hậu của ngân hàng trên B/L mới nhận được hàng. (P.KH-XNK làm c/văn đề nghị ký hậu (kèm bộ chừng từ gốc), P.KT-TC gửi ngân hàng ký hậu & gửi lại P.KH-XNK để làm thủ tục nhận hàng). Đối với trường hợp hàng xuất Air thì một chứng từ sẽ được gửi kèm theo hàng.
Đối với trường hợp thanh toán T/T (nước ngoài): Chứng từ gốc các nhà cung cấp sẽ gửi trực tiếp cho ta bằng phát chuyển nhanh.
*Khi có đủ các chứng từ, bộ phận chứng từ P.KH-XNK tiến hành các thủ tục nhận hàng:
Xuất trình B/L cho đại lý vận chuyển để lấy lệnh giao hàng (D/O)
Lập TKHQ nhập (theo mẫu TK nhập SXXK)
Khai HQ
Nhập NPL:
Sau khi làm xong các thủ tục nhận hàng, giao-nhận P.KH-XNK sẽ nhận hàng.
Bộ phận giao-nhận P.KH-XNK phải lập kế hoạch dự kiến nhận hàng gửi lãnh đạo Phòng và các bộ phận liên quan (Kho NPL, nhóm FOB) để theo dõi và bố trí nhận hàng. LĐ phòng sẽ xác định các lô hàng cần ưu tiên nhất, bố trí phương tiện vận chuyển, khó tiếp nhận NPL.
Khi nhận hàng xong, BP giao-nhận P.KH-XNK phải gửi TKHQ nhập (bản sao) kèm theo hàng khi vận chuyển về kho. Kho NPL sẽ chuyển TKHQ này cho nhóm FOB của phòng. Tất cả các bản sao TKHQ nhập phải gửi về cho nhóm FOB đầy đủ để làm cơ sở làm ĐMHQ sau này.
Kiểm tra NPL:
Sau khi nhận NPL,
Kho NPL tiến hành mở kiện, kiểm tra số lượng, chất lượng NPL theo P.List hoặc đơn đặt hàng.
Việc kiểm tra chất lượng NPL sẽ được phối hợp với P.KT-SX để tiến hành kiểm tra. Số lượng kiểm tra bắt buộc là 10% cho vải chính, nếu phát hiện chất lượng không đạt, kho NPL báo lãnh đạo phòng & KH để có hướng xử lý tiếp theo.
Kho NPL lập biên bản mở kiện gửi NV mặt hàng P.KH-XNK chậm nhất 7 ngày kể từ ngày nhận về.
Trong quá trình SX, nếu có phát sinh về vấn đề chất lượng NPL, XN phải báo cho P.KT-SX, P.KH-XNK để có hướng xử lý.
Cân đối NPL:
Sau khi NPL nhận về kho, NV mặt hàng P.KH-XNk sẽ lập bảng cân đối NPL. Cập nhật các số liệu thực tế NPL nhận về (theo biên bản mở kiện của kho NPL), đối chiếu với nhu cầu NPL theo bảng cân đối và báo cáo lãnh đạo phòng.
NV mặt hàng nhóm FOB sẽ báo cho các nhà cung cấp biết để có xu hướng xử lý nếu có vấn đề về chất lượng hay số lượng NPL thực tế nhận về.
Ban hành lệnh sản xuất & bảng cấp phát NPL:
Sau khi đã cân đối xong NPL, nhóm CĐ-ĐĐ P.KH-XNK sẽ lập lệnh SX & bảng cấp phát NPL (có mẫu) gửi đến các XN SX & kho NPL.
Cơ sở lập bảng cấp phát NPL: Đ/M NPL (đã xác nhận với KH), số lượng mã hàng.
Đ/M cấp phát gồm Đ/M gốc x 1.01 (1% hao hụt)
Tùy từng KH, mã hàng, P.Kh-XNK có thể cấp phát với % hao hụt cao hơn. Việc tăng % hao hụt nhằm tăng số lượng cắt dư để có thể xuất dư số lượng so với kế hoạch. Nếu có thể xuất dư S.L, hiệu quả sẽ rất cao. NV CĐ-ĐĐ sẽ cân đối & điều chỉnh % hao hụt và yêu cầu S.L cắt dư cho từng mã hàng khi cấp phát NPL cho XN.
Triển khai kĩ thuật:
Sau khi có đủ NPL, các XN kết hợp với P.KT-SX triển khai sản xuất.
P.KT-SX: Cung cấp cho XN áo mẫu, TLKT, mẫu rập, bảng màu NPL, các góp ý của khách hàng…
XN: Triển khai may mẫu, chuẩn bị rập, sơ đồ…
Đặt chỉ, bao bì:
Đặt chỉ: Căn cứ vào số lượng đơn hàng, bảng mẫu, XN tính nhu cầu chỉ & lập phiếu đặt chỉ (có mẫu đặt hàng) & gửi P.KH-XNK để gửi nhà cung cấp chỉ.
Đặt bao bì: Căn cứ số lượng mã hàng, quy cách đóng gói của KH, XN tính nhu cầu bao bì & lập phiếu đặt bao bì (theo mẫu) & gửi P.KH-XNK để gửi nhà cung cấp bao bì.
*Lưu ý:
Việc đặt chỉ cần tiến hành trước khi vào SX 1 tuần.
Các đơn hàng đưa g/c ngoài, P.KH-XNK sẽ tính toán & đặt chỉ.
Nhập kho, kiểm tra, cấp phát chỉ, bao bì:
Sau khi nhận chỉ, bao bì, kho kiểm tra số lượng, quy cách theo các đơn đặt hàng và cấp phát cho các XN theo đúng định mức từng mã hàng.
Kiểm tra chất lượng:
Chất lượng sản phẩm sẽ dựa theo mẫu PP đã được KH duyệt.
P.KT-SX sẽ kiểm tra chất lượng SP đầu tiên may ra, kiểm hàng trên chuyền (kiểm Inline).
Kiểm tra tiến độ SX:
Nhân viên CĐ-ĐĐ P.KH-XNK theo dõi sát tiến độ SX hàng ngày, giải quyết các vấn đề phát sinh, báo cáo lãnh đạo kịp thời.
Cần theo dõi sát tiến độ cắt, may, giao là, đóng gói, (có biểu mẫu theo dõi), đảm bảo đúng tiến độ giao hàng đã thỏa thuận với KH.
Thông báo giao hàng:
Nhân viên CĐ-ĐĐ lập bảng thông báo giao hàng gửi các XN & BP.XNK trước 1 tuần ngày giao hàng.
Làm thủ tục xuất hàng:
Nhân viên CĐ-ĐĐ lập P.List, nhân viên FOB lập bảng ĐMHQ gửi P.XNK, P.List & ĐMHQ phải gửi cho BP.XNK chậm nhất 3 ngày (đối với hàng xuất bằng tàu), 5 ngày (đối với hàng xuất bằng máy bay) trước ngày xuất hàng.
BP. C/từ P.XNK liên hệ đại lý vận chuyển đặt chỗ (booking). Sau khi đại lý vận chuyển xác nhận, đại lý vận chuyển sẽ gửi lại bảng xác nhận đặt chỗ cho BP XNK.
BP C/từ P.XNK làm TKHQ xuất.
BP. C/từ P.XNK đăng ký HQ, C/từ để đăng ký gồm: TKHQ xuất, hợp đồng bán FOB, Invoice, P.List.
Đóng gói, nhập kho TP:
Các XN đóng gói & nhập kho TP.
Kiểm tra chất lượng:
P.KT-SX kiểm tra chất lượng TP (kiểm final), phối hợp với KH kiểm final, lập biên bản kiểm hàng gửi P.KH-XNK.
Xuất hàng (sau khi làm xong các thủ tục ở mục 20)
BP.XNK liên hệ với đại lý vận tải để thống nhất thời gian, địa điểm đóng hàng & báo BP.CĐ-ĐĐ để sắp xếp phương tiện chở hàng ra cảng/sân bay hay đóng hàng tại công ty.
Bộ chứng từ xuất hàng:
BP.XNK lập bộ chứng từ xuất hàng theo quy định trong L/C hay trong hợp đồng. Nếu xuất bằng tàu, chứng từ xuất hàng sẽ được lập hoàn chỉnh sau khi tàu chạy. Nếu là hàng xuất máy bay, chứng từ phải lập trước và một bộ sẽ gửi kèm theo hàng.
Bộ chứng từ xuất hàng gồm:
Commercial Invoice
P/List
B/L hay AWB
C/O
Visa (nếu có)
Các chứng từ khác theo yêu cầu L/C.
Cần lưu ý yêu cầu thời gian trình chứng từ trong L/C tránh bị trễ hạn.
Thanh toán:
Một bộ chứng từ đầy đủ (theo quy định của L/C) sẽ chuyển cho P.KT-TC, P.KT-TC sẽ kiểm tra lại các chứng từ này trước khi trình ngân hàng theo đúng trình tự thanh toán L/C.
Sau khi nhận được tiền từ KH, ngân hàng sẽ gửi giấy báo có cho P.KT-TC. Điều này xác nhận tiền thanh toán của KH đã được chuyển vào TK của C.ty, kết thúc việc thanh toán cho một lô hàng xuất.
Quyết toán NPL, thanh lý hợp đồng:
Quyết toán NPL với XN: Sau khi xuất hàng, các XN sẽ gửi quyết toán NPL cho NV CĐ-ĐĐ bảng quyết toán NPL.
Mục đích: Quyết toán NPL giữa XN và C.ty. Xác định hiệu quả sử dụng NPL tại các XN, làm cơ sở để công ty xét thưởng tiết kiệm NPL cho các XN hàng tháng.
Cơ sở số liệu: Bảng cấp phát NPL, số lượng xuất-nhập kho NPL.
Thời gian XN gửi quyêt toán NPL cho P.KH-XNK: 7 ngày sau khi giao hàng.
Quyết toán NPL với KH: NV nhóm FOB sẽ lập bảng quyết toán NPL với KH (áp dụng đối với các mã hàng mà một số NPL do KH cung cấp miễn phí).
Mục đích: Quyết toán NPL với KH để xác định phần NPL thừa của KH.
Cơ sở số liệu: Bảng cân đối NPL theo Đ/M mà hai bên đã xác nhận, số lượng NPL nhập, số lượng TP xuất hàng.
Thời gian gửi quyết toán NPL cho KH: 7 ngày sau khi xuất hàng.
Quyết toán NPL với Hải quan: NV chứng từ BP.XNK quyết toán NPL với Hải quan sau khi xuất hàng.
Mục đích: Quyết toán NPL với HQ
Cơ sở số liệu: TKHQ nhập, bảng ĐMHQ, TKHQ xuất TP.
Thời gian hoàn tất quyết toán: 3 tuần sau khi xuất hàng.
*Lưu ý: Thời gian gia hạn nộp thuế tối đa là 275 ngày cho các TKHQ nhập SXXK. Tuy nhiên cần tiến hành thanh lý NPL với HQ sớm, tránh để bị quá hạn bị cưỡng chế làm ảnh hưởng việc xuất-nhập hàng.
C- NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN LƯU Ý:
Về giá CMPT & Đ/M NPL
Giá CMPT được hiểu bao gồm gái gia công thuần túy (CM) và các chi phí về bao bì đóng gói (P) và chỉ may (T). Khi làm giá, cần biết rõ các yêu cầu của khách hàng về quy cách đóng gói (số lượng sản phẩm sẽ đóng trong 1 carton, các thông tin về túi nylon, in ấn trên bao bì, băng keo dán thùng, bìa lưng, kẹp nhựa, giấy lót..) cũng như quy định về loại chỉ may sẽ được sử dụng.
Về Đ/M NPL: việc xác định chính xác & kịp thời Đ/M NPL là yêu cầu rất quan trọng để làm cơ sở cho việc xác định giá FOB cũng như đặt mua NPL cho SX. Để xác định Đ/M NPL cho 1 mã hàng cần có Mẫu rập, thông số KT, áo mẫu & TLKT. Một số khách hàng họ có sẵn Đ/M NPL, nên P.KT-SX chỉ cần kiểm tra lại tính chính xác cùa Đ/M này. Đ/M các loại NPL có đơn vị tính bằng đơn vị chiều dài Met/Yard là Đ/M bình quân và Đ/M này phụ thuộc vào cơ cấu số lượng của từng size/cỡ và từng màu của 1 mã hàng.
Lập bảng chiết khấu giá thành: Bảng chiết khấu tính giá thành (costing sheet ) là bảng kê chi tiết các khoản mục chi phí về NPL, giá CMPT, % handing…tạo nên giá FOB của một mã hàng. Một số NPL có Đ/M nhỏ, do đó khi lập bảng chiết khấu cần tăng tỷ lệ tiêu hao hợp lý nhằm tránh tình trạng phát sinh thiếu trong SX mà không thể hoặc rất khó có thể mua bổ sung. Một số phụ liệu như Băng dính, Nhãn giấy…, thường các nhà cung cấp chỉ bán theo số lượng tối thiểu hay tròn cuộn, không bán lẻ, do đó cần lưu ý để tăng tỷ lệ hao đối với các số liệu này hợp lý để tránh phát sinh thêm chi phí ngoài giá thành.
Vấn đề “dung sai”cho phép về số lượng xuất hàng của các nhà cung cấp (vải): Thường trên hợp đồng với các nhà cung cấp vải họ yêu cầu chúng ta chấp nhận tỷ lệ dung sai về số lượng xuất hàng trong khoảng 2%~3% (có khi 5%) nhiều hơn hoặc ít hơn số lượng đặt hàng ban đầu. Điều này xuất phát từ đặc điểm riêng của mặt hàng này là không thể đảm bảo số lượng xuất hàng tuyệt đối đúng như yêu cầu được, và buộc chúng ta phải chấp nhận. Do đặc điểm này mà khách hàng của chúng ta cũng phải chấp nhận một tỷ lệ dung sai tương ứng cho số lượng TP xuất và điều này phải được thể hiện trên L/C cũng như trên hợp đồng. Như vậy sau khi nhận NPL& tiến hành SX, cần tính toán khả năng cắt tăng thêm số lượng (hoặc giảm số lượng nếu thiếu vải) hợp lý để có thể xuất tối đa số lượng TP nhằm đạt hiệu quả thuận lợi tối đa.
Tên NPL trên TKHQ nhập: nhóm CĐ-ĐĐ sẽ phối hợp với BP. Chứng từ XNK để thống nhất tên NPL bằng tiếng việt để thể hiện trên TKHQ nhập. Cần lưu ý khi cùng 1 loại NPL nhưng nhập nhiều lần, thì các lần nhập sau phải thống nhất tên NPL của TK nhập đầu.
ĐMHQ: Khi lập bảng ĐMHQ để làm thủ tục xuất hàng, cần lập cho tất cả các mã hàng sử dụng NPL đã nhập về để cân đối trước tình hình thừa thiếu của từng loại NPL. Nên lập bảng tổng hợp NPL nhập theo từng TK nhập, rồi trừ lùi cho từng số lượng sử dụng của từng mặt hàng. Mục đích là triệt tiêu hết NPL đã nhập, tránh để thừa NPL phải nộp thuế NK khi thanh lý NPL với HQ sau này.
Tên NPL trên bảng ĐMHQ phải thống nhất với tên NPL trên TKHQ nhập.
Phải thể hiện đúng và đầy đủ số TKHQ nhập & ngày tháng năm của từng TK nhập trên cột “ ghi chú” của bảng ĐMHQ.
Sau mỗi đợt xuất hàng, BP.XNK cần gửi cho BP.CĐ-ĐĐ các bảng ĐMHQ chính thức để cập nhật lại các Đ/M nếu có thay đổi khi làm thủ tục xuất hàng.
NV CĐ-ĐĐ cần lưu ý trường hợp số lượng cắt thực tế không đủ số lượng KH để điều chỉnh lại Đ/M trong bảng ĐMHQ cho phù hợp, tránh để thừa NPL (trên số liệu HQ).
Kiểm soát thời gian trong toàn bộ các khâu của quá trình SX:
Cần kiểm soát chặt chẻ tiến độ thực hiện công việc theo từng mốc thời gian của mỗi khâu trong quá trình SX từ lúc ký kết hợp đồng (nhận đơn hàng) cho đến khi giao hàng.
Thường thời gian cho phép từ khi kí hợp đồng (nhận đơn hàng) cho đến khi giao hàng TP là khoảng 90 ngày (leadtime).
Trong đó:
Thời gian từ lúc đặt mua NPL đến khi giao NPL: 30~40 ngày
Thời gian vận chuyển NPL (từ cảng bên cung cấp NPL đến cảng HCM):7 ngày
Thời gian triển khai SX & xuất hàng (cắt, may, đóng gói, giao hàng): 36~ 40 ngày
Cần phải kiểm soát tiến độ thực hiện công việc trên cơ sở các mốc thời gian này để đảm bảo không ảnh hưởng đến KH SX & giao hàng.
Trong khoảng thời gian 30~40 ngày đầu, cần phải hoàn tất công việc chuẩn bị (may mẫu, duyệt mẫu, mở L/C mua NPL, theo dõi chứng từ gửi hàng của các nhà cung cấp...) để có thể nhận nhanh NPL, và khi nhận NPL về là có thể tiến hành SX ngay.
Một vấn đề rất quan trọng là trước khi đặt mua NPL, cần phải có Đ/M NPL chính xác (từ P.KT-SX ) để tiến hành đặt nua NPL. Do đó cần phối hợp tốt giữa P.KT-SX & BP.FOB để có được Đ/M NPL kịp thời & chính xác.
Mô tả việc đã làm tại phòng KH-XNK (nhật ký thực tập)
Quan sát các anh, chị trong phòng Kế hoạch-Xuất Nhập khẩu làm việc trong Công ty.
Ưu, nhược điểm của Phòng KH-XNK
Ưu điểm
Đội ngũ nhân viên:
Đội ngũ nhân viên trẻ, năng động, hứa hẹn nhiều năng lực phát triển lâu dài của công ty (tuổi bình quân 26-35 tuổi)
Các nhân viên nắm bắt được môi trường làm việc của Tổng Công ty, xử lý kịp thời những tình huống khó khăn trong công việc.
Tác phong làm việc tốt, tuân thủ đúng mọi quy định của Tổng Công ty đề ra.
Rất nhiệt tình tham gia các phong trào, văn hóa của Tổng Công ty đề ra. Tham gia tích cực các lớp học nâng cao trình độ, tay nghề.
Có Trưởng phòng, phó phòng tận tình hướng dẫn, động viên, giúp đỡ, khéo léo xử lý các công việc.
Hiệu quả công việc
Luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ, chức năng, hoàn thành đúng tiến độ, chất lượng đạt được yêu cầu cấp trên đề ra.
Sáng tạo, dễ thích nghi với những biến đổi quan trọng của Tổng Công ty.
Làm việc với tinh thần tự giác, không cần nhắc nhở, sự có mặt của Trưởng phòng.
Các cá nhân, nhóm biết phối hợp đồng bộ với nhau để hoàn thành tốt nhiệm vụ.
Mục tiêu của phòng
Tập trung hàng FOB, phấn đấu 100% là hàng xuất khẩu.
Tiết kiệm chi phí cho nguồn nguyên phụ liệu (tìm nguồn cung cấp ở trong nước, chất lượng), giảm định mức sử dụng.
Giao hàng đúng hẹn, giữ uy tín với khách hàng.
Chủ động tìm đến khách hàng.
Nhược điểm
Kinh nghiệm
Do đội ngũ còn trẻ nên chưa có nhiều kinh nghiệm chuyên sâu, còn thiếu nhiều kĩ năng xử lý, dễ mắc sai lầm.
Có nhiều nhân viên mới không có nhiều kinh nghiệm.
Mất thời gian và chi phí đào tạo.
Mất cân đối lao động về cơ cấu lao động về trình độ, tay nghề.
Nguyên phụ liệu
Còn phụ thuộc rất nhiều vào nhà cung ứng nguyên phụ liệu (chất lượng, thời gian giao hàng).
Giá nguyên phụ liệu còn biến động thất thường, khó xác định giá gia công.
Nguyên phụ liệu còn phải nhập khẩu của nước ngoài (chủ yếu là Trung Quốc), còn gặp nhiều khó khăn.
Ngoài ra, còn rất nhiều yếu tố tác động ảnh hưởng đến quá trình làm việc của phòng như thiết bị máy móc, tiến độ làm việc của phòng ban khác, thời gian… nên phòng Kế hoạch-Xuất nhập khẩu chưa phát huy hết khả năng làm việc của mình.
Nhận xét cá nhân về phòng ban nơi thực tập
Trong quá trình kiến tập một tháng tại phòng Kế hoạch-Xuất Nhập khẩu (P.KH-XNK) của Tổng Công ty May Đồng Nai. Với những hiểu biết của mình và những gì em đã được tìm hiểu về phòng, em mạnh dạn nêu lên một số nhận xét của cá nhân với hy vọng nó có ý nghĩa thực tiễn của phòng:
Thứ nhất: P.KH-XNK là một phòng ban quan trọng nhất của Tổng Công ty, bao gồm các hoạt động tạo ra doanh thu chủ yếu cho Tổng Công ty. Các quy trình được thực hiện một cách logic, trình tự, đúng tiến độ. Mỗi nhân viên có ý thức trách nhiệm, vai trò của mình trong Tổng Công ty.
Thứ hai: Các anh, chị làm việc rất nhiệt tình, chu toàn trách nhiệm, hăng say với công việc. Có sự kết hợp giữa đồng nghiệp với nhau tạo nên môi trường làm việc thân thiện, năng động trong công việc để đảm bảo chính xác và đòi hỏi trong công việc.
Tuy nhiên, những yếu tố bên trong và bên ngoài cũng đã ảnh hưởng ít nhiều đến các nhân viên, đôi lúc các mối quan hệ căng thẳng do thời gian gấp gáp, trình độ, kinh nghiệm, ngôn ngữ, tiến độ hoàn thành, các nhà cung ứng,… Nhìn chung, P.KH-XNK đã hoàn thành rất tốt nhiệm vụ, vai trò của mình trong công việc được giao.
CHƯƠNG BỐN
TÌNH HÌNH CHUNG CỦA TỔNG CÔNG TY MAY ĐỒNG NAI, MỘT SỐ KHÓ KHĂN VÀ HƯỚNG GIẢI QUYẾT
Những kết quả đạt được của Tổng Công ty năm 2010
Hiệu quả kinh doanh đạt cao - tăng 36% cùng kỳ.
Vẫn giữ được khách hàng lớn và thị trường truyền thống (thị phần xuất khẩu trên doanh thu cho các thị trường Hoa Kỳ đạt 43%, Nhật đạt 46% và EU đạt 11%) năm 2010.
Lao động bình quân có mặt chỉ bằng 90% so cùng kỳ nhưng năng suất vẫn đạt khá, nhất là tại Định Quán năng suất đã tăng mạnh, có triển vọng phát triển.
Đầu tư, xây dựng, thành lập và đưa vào hoạt động Công ty Đồng Xuân Lộc tại ấp 3, xã Xuân Hưng, huyện Xuân Lộc, Đồng Nai.
Tiếp tục tổ chức được nhiều khóa đào tạo nghề cho công nhân lao động theo chương trình hỗ trợ của Khuyến công để tuyển dụng vào làm việc ngay cho Công ty Đồng Xuân Lộc mới đầu tư đã có lao động ngay để hoạt động.
Giữ được đội ngũ lao động có kinh nghiệm, tay nghề và đoàn kết gắn bó với Tổng Công ty. Tổng Công ty vẫn đảm bảo chăm lo tốt đến đời sống vật chất, tinh thần của người lao động, thể hiện qua: Mức thu nhập bình quân tăng 23%, (Khu vực Biên Hòa tăng 30%), tăng lương cơ bản theo mức lương tối thiểu mới của Nhà nước quy định, thực hiện đầy đủ chế độ BHXH, BHYT, BHTN; đầu năm tổ chức cho cán bộ và CSTĐ đi tham quan nghỉ mát trong nước và ngoài nước; xét khen thưởng với nhiều hình thức: Thưởng danh hiệu thi đua, thưởng hoàn thành kế hoạch, thưởng hiệu quả SXKD, thưởng cuối năm (tháng 13) trên 2 lần lương bình quân năm ....
Công tác đầu tư đã đúng định hướng phát triển mở rộng ra các vùng xa trung tâm như: Mở rộng đầu tư ra Bắc Ninh, Định Quán, Xuân Lộc ... để tăng năng lực sản xuất.
Máy móc thiết bị chuyên dùng, tự động đã được đầu tư trang bị kịp thời phục vụ sản xuất góp phần đảm bảo tăng năng suất, đảm bảo chất lượng sản phẩm.
Bước đầu đã đầu tư phát triển hoạt động kinh doanh nội địa bằng việc củng cố tổ chức bộ máy, phát triển mạng lưới tiêu thụ, đầu tư vào nguồn nhân lực, mẫu mã và xây dựng hình ảnh, thương hiệu ...
Với những kết quả trên, trong năm 2010 Tổng Công ty tiếp tục đạt danh hiệu Doanh nghiệp tiêu biểu của ngành Dệt May Việt Nam, Doanh nghiệp xuất khẩu uy tín,.... và được Bộ Công Thương tặng cờ thi đua đơn vị xuất sắc dẫn đầu phong trào thi đua năm 2010 trong ngành Dệt May Việt Nam.
Tình hình sản xuất kinh doanh trong những năm gần đây
Như ta đã biết, trong thời gian qua dệt may Việt Nam đã có những sự phát triển nhảy vọt, đóng góp to lớn vào sự ổn định và phát triển kinh tế của đất nước. Với hơn 35 năm tồn tại và phát triển tập thể lãnh đạo và cán bộ công nhân viên trong công ty không ngừng nỗ lực xây dựng công ty ngày càng lớn mạnh có đủ sức cạnh tranh trên thị trường. Thêm vào đó, Tổng Công ty luôn nhận được sự quan tâm của các cấp, ban ngành đoàn thể mà đặc biệt là Tập đoàn Dệt-May Việt Nam (“VINATEX”). Do đó công ty đã đạt được những thành tựu vượt bậc trong sản xuất kinh doanh. Điều này được minh họa qua báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh qua các năm:
BẢNG BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SXKD NĂM 2007-2010
STT
Chỉ tiêu
ĐVT
2007
2008
2009
2010
1
Giá trị SXCN (GTTSL)
Tỷ Đ
284,609
405,285
326,697
509,0
2
Doanh thu. Trong đó:
Tỷ Đ
339,167
487,152
394,719
619,0
- DT xuất khẩu
Tỷ Đ
326,167
475,810
381,970
602,6
- DT nội địa
Tỷ Đ
13,0
11,348
12,751
16,4
3
Doanh thu CMPT
USD
6.250.000
7.220.130
6.598.050
7.798.094
4
Sản lượng nhập kho
Chiếc
5.200.000
4.765.000
3.970.000
4.867.000
5
Kim ngạch XK.TT
USD
32.609.000
31.054.000
28.495.000
36.798.000
6
Kim ngạch NK.TT
USD
21.079.000
19.250.000
15.905.000
24.801.000
7
Lao động B/Q
Người
2.810
2.436
2.347
2.351
8
Thu nhập B/Q
ng/th
2.130.000
2.512.000
2.748.000
3.253.000
(Qua BCTN qua các năm 2007, 2008, 2009, 2010)
Qua biểu trên ta thấy: Nhìn chung kết quả sản xuất kinh doanh của công ty trong các năm qua đều đạt chỉ tiêu năm sau cao hơn năm trước, doanh thu không ngừng tăng. Tuy nhiên trong năm 2009 doanh thu có giảm do Tổng Công ty chịu ảnh hưởng trực tiếp từ khủng hoảng kinh tế-tài chính toàn cầu, đơn hàng giảm, việc cung cấp nguyên phụ liệu không đồng bộ (thông qua sản lượng nhập khẩu, Kim ngạch XK, NK của các năm), chậm tiến độ, lao động biến động giảm (giảm 3,65% so với năm 2008) và khách hàng chuyển sang hình thức gia công thay vì kinh doanh FOB xuất khẩu. Nhưng sang năm 2010 doanh thu của công ty lại tiếp tục tăng trong năm 2010. Điều này thể hiện công ty đã vượt qua được những khó khăn trong năm 2009 và nguyên nhân doanh thu tăng trong năm 2010 cũng thể hiện bước phát triển đầu tiên khi chuyển đổi sang mô hình Tổng Công ty và chỉ đạo sát sao việc đẩy mạnh hình thức kinh doanh xuất khẩu bán đứt (FOB), chiếm đến 94% tổng doanh thu xuất khẩu.
Mặt khác, tổng số vốn công ty đưa vào sản xuất kinh doanh liên tục tăng mạnh qua các năm, điều này chứng tỏ công ty không ngừng mở rộng quy mô sản xuất, mở rộng thị trường mục tiêu, tạo ra nhiều việc cho người lao động, nâng cao mức sống bằng việc tăng thu nhập bình quân lên tới 3.253.000đ /1 tháng trong năm 2010 (tăng 18,377% so với năm 2009).
Để đạt được những thành tựu to lớn đó trước hết phải kể đến sự lãnh đạo sáng suốt của Ban điều hành Tổng Công ty và tập thể CB.CNV trong việc thực hiện các biện pháp để khắc phục khó khăn, tiết kiệm và giảm tối đa chi phí trong thời kỳ hậu khủng hoảng kinh tế, đặc biệt hiệu quả của việc kinh doanh hàng FOB xuất khẩu vẫn đạt khá cao.
Hằng năm, Tổng Công ty đều vạch ra kế hoạch phát triển trong tương lai để cho phấn đấu cho toàn công ty. Sau đây là biểu đồ kế hoạch doanh thu trong giai đoạn năm 2006-2011
Đối tác
Để đạt được những thành tích trong những năm qua, Tổng Công ty đã nỗ lực phát huy, xây dựng được rất nhiều các mối quan hệ hợp tác với các khách hàng trong và ngoài nước. Một số thương hiệu nổi tiếng trên thế giới là người bạn đồng hành cùng Tổng Công ty May Đồng Nai trong suốt thời gian qua.
Sau đây là các thương hiệu thời trang đồng hành cùng Tổng Công ty:
Một số thị trường trọng điểm của Tổng Công ty May Đồng Nai
Sau hơn 35 năm hoạt động, sản phẩm của Tổng Công ty May Đồng Nai đã có được chỗ đứng trên thị trường quốc tế. Các thị trường chủ yếu là Nhật, Mỹ, EU. Ngoài ra, các nước Canada, Hồng Kông, Đài Loan, Hàn Quốc, Úc, Nga,…là những khách hàng tiềm năng cần khai thác.
Tổng quan chung về thị trường xuất khẩu của Tổng Công ty được thể hiện trong hình sau trong những năm gần đây.
Thị trường Mỹ: (chiếm 45%)
Mỹ là là nơi tiêu thụ hàng dệt may lớn nhất thế giới. Thị trường lại đa dạng, phong phú, có nhiều cấp độ. Điều này rất phù hợp với hoàn cảnh, trình độ sản xuất của Việt Nam. Hiện nay, quan hệ hai bên đã được bình thường hoá. Hiệp định thương mại song phương và hiệp định hàng dệt may được ký kết. Đó chính là điều kiện thuận lợi để xuất khẩu sản phẩm dệt may sang thị trường này.
Với tiềm năng như vậy, Mỹ được coi là thi trường hấp dẫn, thu hút nhiều quốc gia xuất khẩu hàng dệt may.
Thị trường Nhật Bản: (chiếm 35%)
Nhật Bản là thị trường rất lớn, tiêu thụ nhiều nhất khu vực Châu Á-Thái Bình Dương. Đây cũng là thị trường phi hạn ngạch (Free-quota). Nhật Bản nhập khẩu chủ yếu theo phương thức mua đứt bán đoạn.
Giống EU, thị trường Nhật bản cũng đòi hỏi quy định rất khắt khe, nghiêm ngặt về chất lượng, cũng như thời hạn giao hàng. Các thương gia Nhật Bản đều khẳng định rằng: “Người tiêu dùng Nhật không dùng sản phẩm có bất kì một khuyết tật nào, hàng may mặc sai quy cách, thủng, không vừa, ố phai màu…đều không bao giờ được chấp nhận”.
Tuy nhiên, sản phẩm Việt Nam xuất sang Nhật Bản còn hạn chế về chủng loại, mẫu mã, chất lượng. Giá cả chỉ đạt mức trung bình, chưa có mặt hàng cao cấp. Nhưng nếu được đầu tư, chất lượng cao hơn, mẫu mã phù hợp, giá cạnh tranh…ta sẽ có khả năng thâm nhập sâu và phát triển được thị trường to lớn này.
Thị trường Châu Âu (EU) (chiếm 15%)
EU có lịch sử phát triển công nghiệp dệt may lâu đời, là trung tâm mốt thời trang với nhiều công ty tạo mốt thời trang nổi tiếng thế giới như Fendi, Piere - Cardin, Christian Dior, Yves Saint - Laurent,… Đây là nơi có nhiều thông tin nhất về thời trang. EU có kỹ thuật sản xuất những sản phẩm may mặc cao cấp truyền thống với các loại sợi thiên nhiên như len, tơ tằm, sợi tổng hợp…Sự mở rộng ngành dệt may EU dưới các hình thức liên kết sản xuất ở nước ngoài đang ngày càng tăng, nhất là với các nước Châu Á. Ngoài ra, hình thức gia công ở nước ngoài (OPT - Oversea Processing Trade) cũng phát triển mạnh.
EU là thị trường rộng lớn, có nhu cầu tiêu thụ hàng dệt may lớn nhất, sản phẩm đa dạng, phong phú và tinh tế. Sau 10 năm hợp tác, EU là thị trường quen thuộc. Đây là thị trường đòi hỏi chất lượng cao, điều kiện thương mại nghiêm ngặt, mức bảo hộ đặc biệt cao. EU nổi tiếng là khách hàng khó tính về mẫu mã, chất lượng, thời gian giao hàng. Mặt khác, mối quan hệ truyền thống lâu đời giữa EU với 50 bạn hàng khác trên thế giới đã thẩm định tính nghiệt ngã này. Đây là bức tường thành cản trở sự thâm nhập của ta vào thị trường này. Nếu xem xét kỹ, thì nó cũng mở ra một thị trường rộng lớn để các doanh nghiệp có cơ hội vươn lên thích ứng và phát triển. Qua đó sẽ cải thiện được năng lực sản xuất, chất lượng sản phẩm, mẫu mã, chủng loại, phương thức kinh doanh, tiếp thị.
Ngoài ra, các thị trường khác cũng chiếm tỷ lệ xuất khẩu gần khoảng 5%, như Canada, Hồng Kông, Đài Loan, Hàn Quốc, Úc, Nga… là những thị trường tiềm năng phát triển.
Những thế mạnh của Tổng Công ty May Đồng Nai
Đồng Nai là tỉnh thuộc Miền Đông Nam Bộ nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, có diện tích 5.894,73 km2, chiếm 1,76% diện tích tự nhiên cả nước và chiếm 25,5% diện tích tự nhiên của vùng Đông Nam Bộ. Tổng Công ty May Đồng Nai nằm ở Khu Công nghiệp Biên Hòa 1 (trước đây là khu kỹ nghệ Biên Hòa) nằm ở phường An Bình, thành phố Biên Hòa, giáp sông Đồng Nai. Vị trí này rất thuận lợi cho Tổng Công ty, gần Tp.HCM, gần hệ thống tuyến đường huyết mạch quốc lộ 1A, quốc lộ 51; gần cảng Sài Gòn, sân bay quốc tế tân Sơn Nhất đã tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh tế của Tổng Công ty. Tuy nhiên, do khu công nghiệp Biên Hòa 1 được xây dựng từ năm 1963 là khu công nghiệp được xây dựng sớm nhất ở Việt Nam, nên đến nay hệ thống hạ tầng kĩ thuật tại đây đang xuống cấp nghiêm trọng. Do vậy, tỉnh Đồng Nai đã có chủ trương thay đổi công năng của KCN Biên Hòa 1 thành khu đô thị-trung tâm thương mại-dịch vụ. Để biến KCN này thành khu đô thị hiện đại, các doanh nghiệp trong khu công nghiệp sẽ được hỗ trợ di dời về KCN Giang Điền. Tổng Công ty May Đồng Nai đang xúc tiến dự án đầu tư cụm công nghiệp 75 ha tại Gia Kiệm, huyện Thống Nhất, nhằm chuẩn bị từng bước cho chuyển đổi công năng Khu CN Biên Hòa 1 theo chủ trương của tỉnh Đồng Nai.
Mặt khác, Việt Nam đang được xem là ứng viên tốt nhất vì giá nhân công hợp lý. (Với lương trung bình 49 USD/tháng, lương của lao động Việt Nam chỉ nhỉnh hơn Campuchia một chút, là 47,36 USD, theo Phòng Thương mại Âu châu tại Việt Nam.
Trong khi công nhân tại Indonesia được trả 82 USD/tháng, Trung Quốc 117 USD/tháng, Thái Lan 156 USD/tháng, Philipines 167 USD/tháng, Malaysia 336 USD/tháng, Ðài Loan 540 USD/tháng, Hàn Quốc 830 USD/tháng, Singapore 1.146 USD/tháng và Nhật 1.810 USD/tháng).
Ông Bùi Thế Kích-TGĐ Donagamex thì nhận định, trong năm 2010 các DN may mặc chủ động được đơn hàng sản xuất. Tổng Công ty có thế mạnh hàng FOB chiếm tỷ trọng lớn, đạt 95% tổng doanh thu xuất khẩu. Chất lượng hàng hóa, sản phẩm của Tổng Công ty được các nước nhập khẩu được đánh giá cao, mặt hàng đa dạng so với các nước Campuchia, Lào, Bangladesh.
Tổng Công ty đang dần chú trọng và có kế hoạch đầu tư nâng cao năng lực thiết kế, năng suất lao động, ứng dụng công nghệ vào sản xuất nhằm giảm lãng phí về nguyên phụ liệu.
Những khó khăn, thử thách của Tổng Công ty May Đồng Nai
“Ông Bùi Thế Kích, Tổng giám đốc Công ty Donagamex cho rằng, khó khăn trước mắt đối với DN may không phải đơn hàng, mà là chi phí sản xuất tăng cao (chi phí điện, nước, xăng dầu, vận chuyển) và sự tăng vọt của nguyên phụ liệu nhập khẩu. “Nếu không tính toán kỹ hoặc đàm phán cụ thể với các nhà nhập khẩu để đưa ra hợp đồng linh hoạt, thì sẽ rất khó cho các nhà sản xuất nếu giá nguyên liệu cùng các chi phí khác tiếp tục tăng cao hơn so với thời điểm ký hợp đồng”, ông Kích nhấn mạnh” (www.baomoi.com/det-may-tu-tin-vao-xuat-khau). Nguyên phụ liệu được nhập khẩu từ nước ngoài chủ yếu là Trung Quốc do giá NPL rẻ, dồi dào, chất lượng ổn định hơn NPL trong nước, mặt khác giá NPL trong nước thường cao hơn hàng nhập khẩu ít nhất là 5%, kèm theo đó là nguồn cung cấp lẫn chất lượng không ổn định.
Tổng Công ty tiếp tục phải đối mặt trong năm là thiếu lao động phổ thông và lao động có tay nghề cao, giàu kinh nghiệm còn chiếm tỷ lệ nhỏ. Mức độ ổn định của nguồn lao động trong Tổng Công ty không cao khiến Tổng Công ty phải quan tâm đến việc tuyển dụng lao động mới, khiến tốn thời gian và chi phí đào tạo (ở các khu và ở Xuân Lộc, Định Quán).
Còn chủ yếu thực hiện may gia công cho các doanh nghiệp nước ngoài nên giá trị gia tăng của ngành may còn thấp.
Chưa xây dựng được thương hiệu riêng cho ngành may của Tổng Công ty tại thị trường nước ngoài.
Thị trường nội địa còn gặp rất nhiều khó khăn, chưa tạo được uy tín, được nhiều người tiêu dùng trong nước chú ý và quan tâm.
Khả năng tự thiết kế còn yếu, phần lớn là làm theo mẫu mã đặt hàng của phía nước ngoài để xuất khẩu.
Các thủ tục xuất nhập khẩu còn gặp rất nhiều trắc trở, phải trải qua rất nhiều thủ tục, gây mất thời gian.
Một số giải pháp nhằm thúc đẩy xuất nhập khẩu và giải quyết khó khăn cho Tổng Công ty:
Về phía doanh nghiệp:
Kế hoạch và phát triển trong tương lai (năm 2011)
*Tình hình và đặc điểm chung:
Năm 2011 sẽ có nhiều cơ hội cho Tổng Công ty phát triển vì tình hình hàng hóa đầy đủ, thị trường tiêu thụ hàng may mặc đã hồi phục sau khủng hoảng. Hiện Tổng Công ty đã có kế hoạch đơn hàng đấn hết tháng 9/2011.
Bên cạnh đó năm 2011 cũng sẽ được dự báo tăng chi phí rất mạnh do tình hình lạm phát ngay từ đầu năm, lãi suất cho vay của Ngân hàng tăng, giá cả đầu vào (điện, nước, xăng dầu, vận chuyển...) đều tăng, chi phí nhân công tăng mạnh ở tất cả các mặt lương, BHXH, BHYT, lương lễ-tết, phép năm...
Trước tình hình đó, Tổng Công ty đề ra kế hoạch như sau:
1/ Chỉ tiêu kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2011:
STT
Chỉ tiêu
ĐVT
Kế hoạch năm 2011
Tỷ lệ/
2010
Ghi chú
1
Giá trị SXCN (GTTSL)
Tỷ Đ
650
127
2
Doanh thu. Trong đó
Tỷ Đ
800
129
Phấn đấu 1.000 tỷ
-DT xuất khẩu
Tỷ Đ
780
129
-DT nội địa
Tỷ Đ
20
138
3
Giá vốn hàng bán
Tỷ Đ
770
130
4
Lợi nhuận trước thuế
Tỷ Đ
30
100
Phấn đấu 40 tỷ
5
Doanh thu CMPT
USD
9.200.000
118
6
Sản lượng nhập kho
Ch
6.000.000
123
7
Kim ngạch XK.TT
USD
40.000.000
111
8
Kim ngạch NK.TT
USD
28.000.000
116
9
Lao động B/Q
Ng
2.700
115
10
Thu nhập B/Q
ng/th
3.650.000
112
(theo BCTN năm 2010)
2/ Các giải pháp định hướng phát triển trong thời gian tới:
- Tiếp tục phát triển phương thức kinh doanh hàng FOB, nhưng phải tìm nguồn Nguyên phụ liệu cung ứng đầy đủ, kịp thời, chủ động và chi phí hợp lý.
- Tập trung phát triển thị trường nội địa, đầu tư cho sản phẩm và quảng bá thương hiệu. Trong năm 2011 tiếp tục thành lập thêm cửa hàng có quy mô lớn, chuyên nghiệp hơn ở Tp.HCM, Biên Hòa và Hà Nội.
- Tập trung đầu tư MMTB chuyên dùng, tự động cao; sản xuất hàng xuất khẩu có giá trị cao, thương hiệu lớn, sẵn sàng đầu tư cải tiến hệ thống để có đơn hàng của khách hàng lớn.
- Cải tiến hệ thống quản lý, tổ chức bộ máy; thành lập các công ty thành viên trực thuộc tại Khu A và Xuân Lộc; tiếp tục liên doanh, liên kết để mở rộng sản xuất và thu hút vốn đầu tư của đối tác, khách hàng.
- Kiên quyết sắp xếp lại cơ cấu, quy mô một số đơn vị và vị trí công việc của cá nhân để phù hợp với năng lực từng người. Cải tiến cơ bản về tiền lương để thu hút lao động.
- Tiếp tục đào tạo nguồn nhân lực để đáp ứng tình hình phát triển của Tổng Công ty.
Một số giải pháp từ phía Nhà nước
Cần đơn giản hóa thủ tục nhập nguyên phụ liệu, nhập hàng mẫu, nhập bản vẽ để thực hiện các hợp đồng gia công xuất khẩu hiện vẫn còn rườm rà, mất nhiều thời gian gây nhiều khó khăn cho Doanh nghiệp đặc biệt là các hợp đồng gia công xuất khẩu có thời hạn ngắn.
“Doanh nghiệp rất cần sự tiếp sức của Nhà nước có thể giảm, tạm không thu trong ngắn hạn và dài hạn thuế thu nhập DN 20% để DN lấy khoản chi này chăm lo đời sống, giữ chân người lao động. Đây cũng là một cách để ngành may thu hút lao động.” (theo Ông Phạm Xuân Hồng, Tổng Giám đốc Công ty CP May Sài Gòn 3 trên
Nhà nước hỗ trợ tư vấn cho các Doanh nghiệp với lãi suất ưu đãi, thủ tục vay đơn giản, gọn nhẹ, đưa ra những chính sách thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Nhà nước cần có chính sách khuyến khích sử dụng nguyên phụ liệu sản xuất trong nước.
NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ
Qua một tháng kiến tập tại Công ty CP Tổng Công ty May Đồng Nai, sau khi tìm hiểu về Tổng Công ty nói chung và phòng Kế hoạch-Xuất Nhập khẩu nói riêng. Trên cơ sở đối chiếu giữa lý thuyết và thực tế, tôi xin đưa ra một số nhận xét và kiến nghị sau:
NHẬN XÉT
Về Tổng Công ty
Tổng Công ty là một doanh nghiệp hoạt động hiệu quả, luôn chấp hành nghiêm túc nghĩa vụ quy định của Nhà nước, có cơ cấu tổ chức phù hợp với quy mô và hoạt động hiện tại của công ty cùng với đội ngũ công nhân viên có năng lực về chuyên môn, năng động, được đào tạo chuyên nghiệp, có kinh nghiệm và trách nhiệm cao.
Tổng Công ty hoạt động trên địa bàn tỉnh Đồng Nai (TP Biên Hòa, Xuân Lộc, Định Quán,..) là nơi có nguồn lao động năng lực, hấp dẫn, do đó công ty có thể mở rộng năng lực sản xuất. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, Tổng Công ty đã luôn cố gắng nâng cao chất lượng sản phẩm, uy tín của mình.
Tổng Công ty đã không ngừng hoàn thiện công tác quản lý và cố gắng không ngừng khắc phục những khó khăn còn tồn tại với mục tiêu là mang kết quả tốt nhất và hiệu quả nhất. Bên cạnh đó, công ty còn có những chiến lược, kế hoạch đúng đắn trong tương lai, đồng thời cũng luôn quan tâm đến nguồn lực, không ngừng nâng cao, bồi dưỡng trình độ quản lý cũng như năng lực chuyên môn của công nhân viên chính vì vậy sẽ giúp Tổng Công ty ngày càng phát triển hơn nữa trong tương lai.
Tổng Công ty đang áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO
ISO 9001 : 2000
Tổng Công ty May Đồng Nai được giấy chứng nhận ISO 9001 : 2000, Tổng Công ty đã thực hiện tốt việc quản lý chất lượng, giúp nâng cao năng lực quản lý, nâng cao hiệu quả hoạt động của Tổng Công ty. Giúp điều hành nội bộ và kiểm soát công việc tốt hơn, áp dụng tốt HTQLCL sẽ nâng cao uy tín, hình ảnh của Tổng Công ty với khách hàng và các bên liên quan. Tuy nhiên, HTQLCL thường hay phát sinh nhiều tài liệu, hồ sơ, biểu mẫu…mà có nhiều trường hợp là không cần thiết. Dẫn đến Tổng Công ty khó cập nhật tài liệu mới, sửa và bổ sung tài liệu lỗi thời.
SA 8000
Việc thực hiện quản lý theo tiêu chuẩn SA 8000 mang lại lợi ích cho từ người lao động đến công ty và các bên hữu quan khác có thể phân loại như sau:
Lợi ích đứng trên quan điểm của người lao động, các tổ chức công đoàn và tổ chức phi chính phủ
Tạo cơ hội để thành lập tổ chức công đoàn và thương lượng tập thể.
Là công cụ đào tạo cho người lao động về quyền lao động.
Nhận thức của công ty về cam kết đảm bảo cho người lao động được làm việc trong môi trường lành mạnh về an toàn, sức khoẻ và môi trường.
b. Lợi ích đứng trên quan điểm của khách hàng:
Có niềm tin về sản phẩm được tạo ra trong một môi trường làm việc an
toàn và công bằng
Giảm thiểu chi phí giám sát
Các hành động cải tiến liên tục và đánh giá định kỳ của bên Thứ Ba là cơ sở để chứng tỏ uy tín của công ty
c. Lợi ích đứng trên quan điểm của chính doanh nghiệp:
Cơ hội để đạt được lợi thế cạnh tranh, thu hút nhiều khách hàng hơn và xâm nhập được vào thị trường mới có yêu cầu cao
Nâng cao hình ảnh công ty, tạo niềm tin cho các bên trong “Sự yên tâm về mặt trách nhiệm xã hội”
Giảm chi phí quản lý các yêu cầu xã hội khác nhau.
Có vị thế tốt hơn trong thị trường lao động và thể hiện cam kết rõ ràng về các chuẩn mực đạo đức và xã hội giúp cho công ty dễ dàng thu hút được các nhân viên giỏi, có kỹ năng. Đây là yếu tố được xem là “Chìa khoá cho sự thành công” trong thời đại mới.
Tăng lòng trung thành và cam kết của người lao động đối với công ty.
Tăng năng suất, tối ưu hiệu quả quản lý.
Có được mối quan hệ tốt hơn với khách hàng và có được các khách hàng
trung thành.
Về phòng Kế hoạch-Xuất Nhập khẩu
Phòng Kế hoạch-Xuất Nhập khẩu là một trong năm phòng ban quan trọng, có tính chất quyết định đến khâu sản xuất, xuất nhập khẩu, đơn đặt hàng trong Tổng Công ty.
Tất cả các nhân viên trong phòng Kế hoạch-Xuất nhập khẩu đều có kiến thức vững vàng, có sự phân công rõ ràng. Luôn có sự phối hợp nhịp nhàng, liên hệ, kiểm tra, đối chiếu lẫn nhau tạo điều kiện luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Tuy nhiên, phòng Kế hoạch-Xuất Nhập khẩu cũng gặp một số khó khăn như về thời gian, sự chậm trễ của các bên, phòng ban, các nhà cung ứng nguyên phụ liệu.
KIẾN NGHỊ
+ Thường xuyên xem xét, cập nhật và sửa đổi hệ thống tài liệu cho phù hợp với môi trường kinh doanh, tình hình hoạt động sản xuất của Tổng Công ty.
+ Các phòng ban phải thường xuyên phối hợp chặt chẽ với nhau để luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ và đạt hiệu quả cao trong kinh tế.
+ Luôn cải thiện, nâng cao trình độ chuyên môn cho các đội ngũ nhân viên trong các phòng (P.KH-XNK) để đáp ứng nhu cầu hiện tại của Tổng Công ty.
Các yêu cầu cần kiểm soát của tiêu chuẩn ISO 9001: 2000
1- Kiểm soát tài liệu và kiểm soát hồ sơ Kiểm soát hệ thống tài liệu nội bộ, tài liệu bên ngoài, và dữ liệu của công ty 2- Trách nhiệm của lãnh đạo- Cam kết của lãnh đạo - Định hướng bỡi khách hàng - Thiết lập chính sách chất lượng, và mục tiêu chất lượng cho các phòng ban- Xác định trách nhiệm quyền hạn cho từng chức danh- Thiết lập hệ thống trao đổi thông tin nội bộ - Tiến hành xem xét của lãnh đạo 3- Quản lý nguồn lực- Cung cấp nguồn lực - Tuyển dụng- Đào tạo- Cơ sở hạ tầng- Môi trường làm việc4- Tạo sản phẩm - Hoạch định sản phẩm- Xác định các yêu cầu liên quan đến khách hàng - Kiểm soát thiết kế- Kiểm soát mua hàng- Kiểm soát sản xuất và cung cấp dịch vụ- Kiểm soát thiết bị đo lường
5- Đo lường phân tích và cảI tiến- Đo lường sự thoả mãn của khách hàng- Đánh giá nội bộ- Theo dõi và đo lường các quá trình- Theo dõi và đo lường sản phẩm- Kiểm soát sản phẩm không phù hợp- Phân tích dữ liệu- Hành động khắc phục- Hành động phòng ngừa
Các yêu cầu của SA 8000
SA 8000 được xây dựng dựa trên các nguyên tắc làm việc trong các công ước của ILO và Tuyên bố toàn cầu của Liên Hợp Quốc về Quyền con người và Công ước về Quyền của Trẻ em. Các yêu cầu của tiêu chuẩn bao gồm:
1. Lao động trẻ em: Không có công nhân làm việc dưới 15 tuổi, tuối tối thiểu cho các nước đang thực hiện công ước 138 của ILO là 14 tuổi, ngoại trừ các nước đang phát triển; cần có hành động khắc phục khi phát hiện bất cứ trường hợp lao động trẻ em nào.
2. Lao động bắt buộc: Không có lao động bắt buộc, bao gồm các hình thức lao động trả nợ hoặc lao động nhà tù, không được phép yêu cầu đặt cọc giấy tờ tuỳ thân hoặc bằng tiền khi được tuyển dụng vào.
3. Sức khoẻ và an toàn: Đảm bảo một môi trường làm việc an toàn và lành mạnh, có các biện pháp ngăn ngừa tai nạn và tổn hại đến an toàn và sức khoẻ, có đầy đủ nhà tắm và nước uống hợp vệ sinh.
4. Tự do hiệp hội và quyền thương lượng tập thể: Phản ảnh quyền thành lập và gia nhập công đoàn và thương lượng tập thể theo sự lựa chọn của người lao động.
5. Phân biệt đối xử: Không được phân biệt đối xử dựa trên chủng tộc, đẳng cấp, tôn giáo, nguồn gốc, giới tính, tật nguyền, thành viên công đoàn hoặc quan điểm chính trị
6. Kỷ luật: Không có hình phạt về thể xác, tinh thần và sỉ nhục bằng lời nói.
7. Giờ làm việc: Tuân thủ theo luật áp dụng và các tiêu chuẩn công nghiệp về số giờ làm việc trong bất kỳ trường hợp nào, thời gian làm việc bình thường không vượt quá 48 giờ/tuần và cứ bảy ngày làm việc thì phải sắp xếp ít nhất một ngày nghỉ cho nhân viên; phải đảm bảo rằng giờ làm thêm (hơn 48 giờ/tuần) không được vượt quá 12 giờ/người/tuần, trừ những trường hợp ngoại lệ và những hoàn cảnh kinh doanh đặc biệt trong thời gian ngắn và công việc làm thêm giờ luôn nhận được mức thù lao đúng mức.
8. Thù lao: Tiền lương trả cho thời gian làm việc một tuần phải đáp ứng được với luật pháp và tiêu chuẩn ngành và phải đủ để đáp ứng được với nhu cầu cơ bản của người lao động và gia đình họ; không được áp dụng hình thức xử phạt bằng cách trừ lương.
9. Hệ thống quản lý: Các tổ chức muốn đạt và duy trì chứng chỉ cần xây dựng và kết hợp tiêu chuẩn này với các hệ thống quản lý và công việc thực tế hiện có tại tổ chức mình.
Kết luận
Trong công nghiệp hóa-hiện đại hóa đất nước, với những đặc điểm kinh tế kĩ thuật riêng phù hợp với tình hình kinh tế xã hội nước ta hiện nay, công nghiệp Dệt-May được đánh giá là ngành có triển vọng phát triển sản xuất và xuất khẩu đem lại nguồn lợi lớn cho nền kinh tế trước mắt cũng như lâu dài.
Trong suốt quá trình hình thành và phát triển, Tổng Công ty May Đồng Nai đã đạt nhiều thành công, đưa công ty lớn mạnh và phát triển như ngày nay. Tuy nhiên, cùng với những tác động của môi trường, chính sách và các nhân tố khác gây một số khó khăn cho Tổng Công ty May Đồng Nai nói riêng và ngành may mặc Việt Nam nói chung. Thực tế đòi hỏi Ban lãnh đạo công ty cần có những điều chỉnh kịp thời và chính xác nhằm khắc phục những hạn chế đang tồn tại và phát triển đi lên.
Qua thời gian thực tập tại công ty, với sự giúp đỡ của Chú Trưởng phòng, anh chị trong Công ty giúp em tìm hiểu được nhiều kiến thức bổ ích trong thực tế mà sách vở chưa triệt để nhắc đến. Do trình độ hiểu biết có hạn, lại chưa có kinh nghiệm nên bài báo cáo này chắc chắn còn nhiều thiếu sót. Em mong muốn nhận được sự đóng góp ý kiến quý báu của thầy cô Trường Cao đẳng Công nghệ & Quản trị Sonadezi, Ban lãnh đạo và các cô chú, anh chị trong Tổng Công ty May Đồng Nai.
Cuối cùng, một lần nữa em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo và đặc biệt là Thầy Hồ Văn Khôi, Chú Phạm Hữu Úy, các anh chị trong Tổng Công ty đã giúp đỡ em hoàn thành bài viết này.
Sinh viên thực tập
Lư Thị Hoàng Vang
Tài liệu kham thảo
Giáo trình “Kinh tế và Quản trị doanh nghiệp” của TS Ngô Xuân Bình-TS. Hoàng Văn Hải
Các báo cáo của CTCP Tổng Công ty May Đồng Nai
Tài liệu của Tổng Công ty do phòng KH-XNK cung cấp.
Tổng hợp tài liệu trên các tạp chí điện tử:
+
+
+
Và một số tạp chí điện tử khác!
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bctt_0243.doc