Một là, tinh thần trách nhiệm của
Việt Nam trong việc thực hiện các cam
kết quốc tế mà nước ta là thành viên trên
cơ sở nguyên tắc “các quốc gia có nghĩa
vụ hợp tác” và nguyên tắc “tận tâm, thiện
chí thực hiện cam kết quốc tế” trong pháp
luật quốc tế.
Hai là, sự tiếp cận của pháp luật hình
sự nước ta với pháp luật hình sự của các
quốc gia tiến bộ trên thế giới qua đó tạo
điều kiện cho việc ký kết và thực hiện
các điều ước quốc tế song phương và đa
phương giữa Việt Nam với các quốc gia
khác trong lĩnh vực tương trợ tư pháp về
hình sự và dẫn độ tội phạm, góp phần
đấu tranh có hiệu quả đối với các loại tội
phạm mà cộng đồng quốc tế cùng có sự
quan tâm.
Tuy nhiên, để phát huy tối đa hiệu lực
trong đấu tranh phòng, chống tội phạm
thì việc nội luật hóa các quy định có liên
quan trong các điều ước quốc tế mà Việt
Nam vào pháp luật hình sự nước ta cần
được tiếp tục nghiên cứu tiến hành, đồng
thời các cơ quan chức năng như Ủy ban
thường vụ quốc hội, Chính phủ, Tòa án
nhân dân tối cao và một số cơ quan khác
cần nhanh chóng ban hành các văn bản
hướng dẫn thi hành BLHS 2015, Luật sửa
đổi bổ sung một số điều BLHS 2015 cũng
như triển khai áp dụng trong thực tiễn.
Ngoài các quy định được đề cập nêu trên,
trong BLHS 2015 còn có một số quy định
khác được xây dựng trên tinh thần nội
luật hóa các điều ước quốc tế mà trong
phạm vi bài viết này chưa đề cập cụ thể.
8 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 220 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tìm hiểu một số vấn đề về nội luật hóa điều ước quốc tế trong bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
76 SỐ 99 [01 - 2018]
Tìm hiểu Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017)
Cho đến nay, Việt Nam đang là thành viên của một số điều ước quốc tế, điển hình như: Công
ước của Liên hợp quốc về chống tham
nhũng (UNCAC), Công ước của Liên
hợp quốc về chống tội phạm có tổ chức
xuyên quốc gia (UBTOC) và Nghị định
thư kèm theo (như Nghị định thư về
phòng ngừa, trấn áp, trừng trị tội buôn
bán người, đặc biệt là buôn bán phụ nữ,
trẻ em), Bộ 40 khuyến nghị về rửa tiền
của Lực lượng đặc nhiệm tài chính về
chống rửa tiền (FATF), Công ước Luật
biển quốc tế 1982 (UNCLOS 1982),
TÌM HIỂU MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ NỘI LUẬT HÓA
ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ TRONG BỘ LUẬT HÌNH SỰ
NĂM 2015 (SỬA ĐỔI, BỔ SUNG NĂM 2017)
NGUYỄN ĐỨC HƯNG*
TÓM TẮT NỘI DUNG
Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) có hiệu lực từ ngày
01/01/2018. Một trong những nội dung mới nổi bật của các đạo luật này là đã nội luật
hóa các quy định có liên quan của các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, góp
phần phù hợp với pháp luật quốc tế, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế trong phòng,
chống tội phạm của Việt Nam, thể hiện tinh thần, trách nhiệm của nhà nước Việt Nam
trong thực hiện các cam kết quốc tế. Để làm rõ vấn đề này, tác giả nghiên cứu một số vấn
đề về nội luật hóa điều ước quốc tế trong BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).
Từ khóa: Điều ước quốc tế; công ước; nội luật hóa.
SUMMARY
The Criminal Code 2015 (Amended in 2017) came into forces from 01/01/2018.
One of the remarkable matter of this Code is the domestic legalization of regulations
relating international treaties and conventions in which Vietnam is a state member, in
order to agree with international laws and to enhance the effectiveness of the international
cooperation in crime prevention of Vietnam, showing the responsibility of Vietnam in
implementing international pledges. In this article, the author presented his research on
the domestic legalization of regulations in The Criminal Code 2015 (Amended in 2017).
Key words: International treaties and conventions; Convention; domestic
legalization.
* Trường Đại học Cảnh sát nhân dân
TẠP CHÍ KHGD CSND 77
Tìm hiểu Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017)
Công ước ASEAN về chống khủng bố...
Qua nghiên cứu, nhận thấy rằng một số
quy định của các điều ước quốc tế nêu
trên đã được nội luật hóa trong Bộ luật
Hình sự năm 2015 và Luật sửa đổi, bổ
sung một số điều của BLHS năm 2015,
cụ thể như sau:
- Thứ nhất, BLHS năm 2015 đã sửa
đổi, bổ sung quy định về chuẩn bị phạm
tội theo hướng bên cạnh các hành vi
chuẩn bị phạm tội đã được quy định
trước đây (như tìm kiếm, sửa soạn công
cụ, phương tiện hoặc tạo ra những điều
kiện khác để thực hiện tội phạm), còn
bổ sung thêm hành vi thành lập, tham
gia nhóm tội phạm để thực hiện một tội
phạm cụ thể (Điều 14). Quy định này tạo
cơ sở pháp lý để chủ động ngăn chặn sớm
tội phạm xảy ra, góp phần nâng cao hiệu
quả phòng ngừa tội phạm, đồng thời phù
hợp với Công ước chống tội phạm xuyên
quốc gia.
Bên cạnh đó, lần đầu tiên trong lịch
sử hình thành và phát triển của pháp
luật hình sự Việt Nam quy định về trách
nhiệm hình sự của pháp nhân thương
mại. Đây là một nội dung mới, quan
trọng, làm thay đổi cơ bản chính sách
hình sự truyền thống, bên cạnh nguyên
tắc cá thể hóa trách nhiệm hình sự, luật
hình sự Việt Nam đã đặt ra trách nhiệm
hình sự của pháp nhân thương mại trong
một số tội theo quy định của Bộ luật
(gồm 31 tội danh, trong đó, 22 tội thuộc
Chương XVIII. Các tội xâm phạm trật tự
quản lý kinh tế và 09 tội thuộc Chương
XIX. Các tội phạm về môi trường). Với
quy định này của BLHS 2015, chúng
ta đã nội luật hóa các quy định có liên
quan của Công ước của Liên hợp quốc về
chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc
gia, Công ước ASEAN về chống khủng
bố và các Công ước về chống khủng bố
khác mà Việt Nam đã tham gia, đồng
thời đảm bảo phù hợp với xu hướng lập
pháp tiến bộ mà nhiều quốc gia trên thế
giới đang theo đuổi1.
- Thứ hai, BLHS năm 2015 sửa đổi,
bổ sung cơ bản cấu thành của tội mua
bán người và tội mua bán người dưới
16 tuổi (các điều 150,151) trên tinh thần
Nghị định thư về phòng, chống buôn bán
người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em (Bổ
sung Công ước về chống tội phạm có tổ
chức xuyên quốc gia của Liên hợp quốc)
và Tuyên bố Asean về chống buôn bán
người, đặc biệt phụ nữ và trẻ em.
So với Điều 119 và Điều 120 BLHS
năm 1999, Điều 150 và Điều 151 BLHS
năm 2015 được sửa đổi quy định cụ thể
hành vi thuộc mặt khách quan của tội
phạm. Cụ thể là: Hành vi phạm tội mua
bán người theo Điều 150 BLHS năm
2015: chuyển giao hoặc tiếp nhận người
để giao, nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật
chất khác; chuyển giao hoặc tiếp nhận
người để bóc lột tình dục, cưỡng bức lao
1 Theo thống kê, có 116 quốc gia trong đó có 6 nước
ASEAN có quy định về trách nhiệm hình sự đối với
pháp nhân.
78 SỐ 99 [01 - 2018]
Tìm hiểu Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017)
động, lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân
hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác; tuyển
mộ, vận chuyển, chứa chấp người khác
để thực hiện hành vi tại hai điểm trên.
Hành vi phạm tội mua bán người dưới
16 tuổi theo Điều 151 BLHS năm 2015 là:
chuyển giao hoặc tiếp nhận người dưới
16 tuổi để giao, nhận tiền, tài sản hoặc lợi
ích vật chất khác trừ trường hợp vì mục
đích nhân đạo; chuyển giao hoặc tiếp
nhận người dưới 16 tuổi để bóc lột tình
dục, cưỡng bức lao động, lấy bộ phận cơ
thể hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác;
tuyển mộ, vận chuyển, chứa chấp người
dưới 16 tuổi để thực hiện hành vi tại hai
điểm nêu trên.
Đây là kết quả nội luật hóa các hành vi
theo quy định của Nghị định thư, là bước
tiến quan trọng đáp ứng được yêu cầu
của Nghị định thư, tạo cơ sở pháp lý tốt
hơn phục vụ yêu cầu đấu tranh phòng,
chống tội phạm mua bán người và hợp
tác quốc tế của các cơ quan chức năng
Việt Nam trong lĩnh vực này. Tuy nhiên,
khi đối chiếu với quy định tại Khoản d
Điều 3 của Nghị định thư thì có thể thấy
BLHS năm 2015 chỉ nội luật hóa quy
định về hành vi thuộc mặt khách quan
của tội phạm mà không nội luật hóa
quan điểm pháp lý về độ tuổi của người
được coi là trẻ em. Theo Nghị định thư,
trẻ em là người dưới 18 tuổi, còn quan
điểm pháp lý của Việt Nam đến nay vẫn
xác định trẻ em là người dưới 16 tuổi2.
Mặc dù là quốc gia đầu tiên của châu Á
và thứ hai trên thế giới phê chuẩn Công
ước quốc tế về Quyền trẻ em (CRC)
nhưng đến nay, Việt Nam lại là nước còn
lại duy nhất trong khối ASEAN, thứ 4 ở
châu Á và thứ 11 trên thế giới chưa nâng
độ tuổi pháp lý của trẻ em lên dưới 18
tuổi. Nguyên nhân của vấn đề này xuất
phát từ quan điểm pháp lý của Nhà nước
và truyền thống văn hóa của nhân dân ta.
- Thứ ba, BLHS 2015 bổ sung tội bắt
cóc con tin (Điều 301) và tội cướp biển
(Điều 302) trên tinh thần các quy định
của Công ước chống bắt cóc con tin năm
1979 và Công ước quốc tế về Luật biển
năm 1982.
Việt Nam chính thức trở thành thành
viên của Công ước quốc tế về chống bắt
cóc con tin (1979) vào năm 20143. Chính
vì thế, nội luật hóa các quy định của
Công ước này trong pháp luật nước ta
được xác định là một yêu cầu cần được
các cơ quan lập pháp quan tâm, chú
trọng. Trong BLHS 2015, bên cạnh việc
sửa đổi, bổ sung 02 tội danh trực tiếp quy
định về hành vi khủng bố (Tội khủng
bố nhằm chống chính quyền nhân dân
và Tội khủng bố), Bộ luật còn tội phạm
hóa một số hành vi khác mà pháp luật
quốc tế xem là tội phạm khủng bố, trong
đó có hành vi bắt cóc con tin (“Taking of
hostages” hay “Hostages taking”). Như
2 Điều 1, Luật trẻ em (Luật số: 102/2016/QH13),
năm 2016.
3 Công ước này đã có hiệu lực với nước ta vào ngày
8/2/2014.
TẠP CHÍ KHGD CSND 79
Tìm hiểu Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017)
vậy, việc tội phạm hóa hành vi bắt cóc
con tin vào BLHS 2015 đã góp phần nội
luật hóa yêu cầu của Công ước 1979 về
chống bắt cóc con tin.
Trong BLHS 2015, ngoài quy định tại
Điều 301 về tội bắt cóc con tin, còn quy
định tội cướp biển tại Điều 302. Quy định
này không những khẳng định chính sách
hình sự nhất quán của Nhà nước ta trong
việc xử lý nghiêm minh hành vi cướp
biển, đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng,
chống tội phạm, mà còn nhằm thực thi
cam kết của Việt Nam trong các điều ước
quốc tế về phòng, chống tội phạm trên
biển mà Việt Nam là thành viên, như
Công ước về an toàn sinh mạng người
trên biển năm 1974.
- Thứ tư, bổ sung tội cưỡng bức lao
động (Điều 297) trên tinh thần Công ước
số 29 của Tổ chức lao động quốc tế (ILO)
về lao động cưỡng bức (năm 1930).
Định nghĩa lao động cưỡng bức trong
công ước của ILO là hoàn cảnh người lao
động bị ép buộc hay lừa gạt làm những
việc mà họ không thể rời bỏ những việc
làm đó. Tổ chức Lao động Quốc tế đã đưa
ra 11 chỉ số để nhận diện lao động cưỡng
bức: lạm dụng tình trạng khó khăn của
người lao động, lừa gạt, hạn chế đi lại, bị
cô lập, bạo lực thân thể và tình dục, dọa
nạt và đe dọa, giữ giấy tờ tùy thân, giữ
tiền lương, lệ thuộc vì nợ, điều kiện sống
và làm việc bị lạm dụng, làm thêm giờ
quá quy định.
Ở Việt Nam, hành vi lao động cưỡng
bức cũng đã được nghiêm cấm trong các
quy định pháp luật. Bộ Luật Lao động
quy định “cưỡng bức lao động là việc
dùng vũ lực hoặc các thủ đoạn khác nhằm
buộc người khác lao động trái với ý muốn
của họ” và là hành vi bị nghiêm cấm. Tuy
nhiên, để bảo vệ người lao động tốt hơn,
hướng tới bảo vệ quyền con người bằng
những chế tài có tính răn đe và trừng
phạt nghiêm khắc hơn, Bộ luật Hình
sự 2015 (sửa đổi năm 2017) đã bổ sung
những điều khoản về hành vi cưỡng bức
lao động tại Điều 297. Đây cũng là một
minh chứng cho là hành vi nội luật hóa
các quy định có liên quan của Công ước
về lao động cưỡng bức năm 1930 mà Việt
Nam là một thành viên.
- Thứ năm, BLHS năm 2015 sửa đổi,
bổ sung tội rửa tiền (Điều 324) nhằm đáp
ứng đầy đủ yêu cầu của các khuyến nghị
của Lực lượng đặc nhiệm tài chính về
chống rửa tiền (FATF) về phòng, chống
rửa tiền mà nước ta phải tuân thủ với tư
cách là thành viên.
Theo Bộ 40 khuyến nghị lực lượng
đặc nhiệm tài chính về phòng chống rửa
tiền (quy định về hình sự hóa): “Các quốc
gia cần hình sự hoá tội rửa tiền trên cơ sở
Công ước Liên Hợp Quốc 1988 chống lại
việc buôn bán, vận chuyển bất hợp pháp
các chất ma tuý và chất hướng thần (Công
ước Viên) và Công ước Liên Hợp Quốc
năm 2000 về tội phạm có tổ chức xuyên
quốc gia (Công ước Palermo);
Các quốc gia cần áp dụng tội phạm rửa
80 SỐ 99 [01 - 2018]
Tìm hiểu Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017)
tiền vào tất cả các tội nghiêm trọng với
mục đích tập hợp thành một phạm vi rộng
nhất các tội phạm nguồn của tội rửa tiền.
Các tội phạm nguồn này có thể mô tả bằng
cách dẫn chiếu tới tất cả các tội danh, hay
tới một ngưỡng có gắn liền với hoặc là một
danh mục các tội danh nghiêm trọng hoặc
tới hình phạt tù áp dụng với tội phạm
nguồn đó (cách tiếp cận theo ngưỡng),
hoặc theo danh sách các tội phạm nguồn,
hoặc là kết hợp cả hai cách tiếp cận này”.
Khi đối chiếu với quy định của Công
ước Liên Hợp Quốc năm 2000 về tội
phạm có tổ chức xuyên quốc gia, quy
định về tội phạm rửa tiền tại Điều 251,
tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do
người khác phạm tội mà có quy định tại
Điều 252 cũng có thể được áp dụng để
trừng trị một số hành vi rửa tiền đã cơ
bản đảm bảo tương thích với quy định
của Công ước. Tuy nhiên, để chính xác
hóa hơn nữa dấu hiệu nhận thức (người
phạm tội biết rõ nguồn gốc bất hợp pháp
của tiền, tài sản) trong mặt chủ quan của
tội phạm nhằm đảm bảo hành vi rửa tiền
dù được người phạm tội thực hiện để hợp
pháp hóa tiền và tài sản do mình phạm
tội mà có hay do người khác phạm tội
mà có đều bị truy cứu trách nhiệm hình
sự, BLHS 2015 đã được sửa đổi, bổ sung
quy định xử lý cả hành vi rửa tiền để hợp
pháp hóa tiền và tài sản do chính người
phạm tội mà có (khoản 1 Điều 324).
- Thứ sáu, để nội luật hóa các qui định
có liên quan của Công ước Liên hợp
quốc về chống tham nhũng (UNCAC)
mà nước ta là thành viên, đáp ứng yêu
cầu hội nhập, tăng cường hợp tác quốc tế
trong đấu tranh phòng, chống tội phạm,
đồng thời, bảo đảm xử lý tội phạm trong
thực tiễn, BLHS năm 2015 có nhiều sửa
đổi, bổ sung so với BLHS năm 1999 (cụ
thể là Chương XXIII). Quy định các tội
phạm về chức vụ theo hướng: mở rộng
khái niệm tội phạm về chức vụ bao gồm
cả trong khi thi hành công vụ và nhiệm
vụ (Điều 352), để bảo đảm xử lý tội phạm
về chức vụ xảy ra trong khu vực tư (ngoài
Nhà nước). Người có chức vụ, quyền hạn
trong các doanh nghiệp, tổ chức ngoài
Nhà nước mà có hành vi tham ô tài sản,
nhận hối lộ (các điều 353, 354); Người
nào đưa hoặc sẽ đưa hối lộ cho công chức
nước ngoài, công chức của tổ chức quốc
tế công, người có chức vụ trong các doanh
nghiệp, tổ chức ngoài Nhà nước (Điều
364); Người nào môi giới hối lộ trong các
doanh nghiệp, tổ chức ngoài Nhà nước
(Điều 365) cũng sẽ bị xử lý theo các
tội danh tương ứng quy định tại Chương
này; đặc biệt, bổ sung quy định mới về
của đưa, nhận, môi giới hối lội bao gồm
cả những lợi ích phi vật chất tại các điều
luật nêu trên. Liên quan các tội tham ô,
nhận hối lộ, nếu thuộc trường hợp phạm
tội rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm
trọng (các khoản 3, 4 của các điều 364,
365) sẽ không áp dụng thời hiệu truy cứu
trách nhiệm hình sự (Điều 28).
Hiện nay, tham nhũng không còn là
TẠP CHÍ KHGD CSND 81
Tìm hiểu Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017)
vấn đề riêng của mỗi quốc gia nào mà
trở thành vấn đề có tính toàn cầu. Tham
nhũng đã và đang làm hao tổn nguồn lực
quốc gia, làm xói mòn, giảm sút lòng tin
của người dân đối với nhà nước qua đó
phá hoại sự phát triển ổn định và bền
vững của mỗi quốc gia. Lo ngại về tính
nghiêm trọng của tham nhũng đối với
sự ổn định, an ninh xã hội ở nước ta, sự
bền vững và phát triển của các giá trị dân
chủ, đạo đức, công lý của xã hội cũng như
mối đe dọa về sự liên kết giữa tham nhũng
với các loại tội phạm khác, đặc biệt là tội
phạm có tổ chức xuyên quốc gia. Mặc
dù rằng, việc thực hiện Công ước ở Việt
Nam có thể gặp một số khó khăn, vướng
mắc nhất định như: Các hiệp định tương
trợ tư pháp giữa Việt Nam với các nước
còn thiếu cụ thể, chưa đồng bộ, điều kiện
vật chất, kỹ thuật và kinh nghiệm hợp tác
quốc tế về phòng, chống tham nhũng của
Việt Nam còn hạn chế, nhận thức và việc
thực thi Công ước trong cán bộ, công chức
và trong nhân dân nhìn chung còn bất
cập do công tác nghiên cứu, tuyên truyền,
phổ biến về Công ước thời gian qua còn
hạn chế nhưng việc Nhà nước bổ sung
những quy định nêu trên trong BLHS
2015 là vô cùng cấp thiết, là một bước
tiến quan trọng để khắc phục những khó
khăn, vướng mắc vừa nêu trong đấu tranh
phòng, chống tội phạm tham nhũng.
- Thứ bảy, BLHS năm 2015 sửa đổi,
bổ sung tội bắt, giữ hoặc giam người
trái pháp luật; tội dùng nhục hình và tội
bức cung (các Điều 157, 373, 374) trên
tinh thần Công ước chống tra tấn và các
hình thức trừng phạt hay đối xử tàn ác,
vô nhân đạo hoặc hạ nhục mà nước ta là
thành viên4.
Công ước gồm 4 nội dung cơ bản: (1)
chống tra tấn và các hình thức đối xử
hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo
hoặc hạ nhục con người; (2) điều tra các
cáo buộc và nghi ngờ tra tấn; (3) chống
việc không chịu hình phạt bằng cách lên
án tra tấn và đưa kẻ phạm tội ra pháp luật;
(4) trao nạn nhân bị tra tấn quyền chữa
trị hiệu quả và phục hồi đầy đủ. Trên cơ
sở quy định của Công ước, BLHS 2015
tiếp tục kế thừa các quy định của BLHS
1999 (các Điều 123, 298, 299) đồng thời
tiếp tục khẳng định hình sự hóa các hành
vi tra tấn theo tinh thần của Công ước,
tuy nhiên đã nâng mức hình phạt so với
quy định trước đó nhằm xử lý nghiêm
khắc hơn các hành vi phạm tội này, qua
đó nâng cao hiệu quả phòng, chống các
hành vi xâm phạm đến tính mạng, sức
khỏe, quyền con người. Cụ thể:
Khoản 1 Điều 123 BLHS 1999 (Tội bắt,
giữ hoặc giam người trái pháp luật) thì
hình phạt áp dụng đối với người phạm
tội là phạt cảnh cáo, cải tạo không giam
giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng
4 Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam đã thông qua
Nghị quyết số 83/2014/QH13 ngày 28/11/2014, phê
chuẩn Công ước của Liên hợp quốc về chống tra tấn
và các hình thức trừng phạt hay đối xử tàn ác, vô
nhân đạo hoặc hạ nhục con người (UNCAT 1984).
82 SỐ 99 [01 - 2018]
Tìm hiểu Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017)
đến hai năm; còn tại Khoản 1 Điều 157
BLHS 2015 thì hình phạt là phạt cải tạo
không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù
từ 06 tháng đến 03 năm.
Bên cạnh đó, quy định tại Điều 373
BLHS 2015 còn mở rộng phạm vi các
trường hợp mà người phạm tội phải chịu
hình phạt do thực hiện tội phạm dùng
nhục hình so với quy định tại Điều 298
BLHS 1999. Theo quy định tại Khoản 1
Điều 298 BLHS 1999 thì hình phạt được
áp dụng đối với “Người nào dùng nhục
hình trong hoạt động điều tra, truy tố, xét
xử, thi hành án” trong khi đó Khoản 1
Điều 373 BLHS 2015 thì hình phạt được
áp dụng đối với “Người nào trong hoạt
động tố tụng, thi hành án hoặc thi hành
các biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng,
đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào
cơ sở cai nghiện bắt buộc mà dùng nhục
hình hoặc đối xử tàn bạo, hạ nhục nhân
phẩm của người khác”.
Như vậy, qua nghiên cứu BLHS 2015,
có thể thấy rằng đây là một đạo luật có
nhiều quy định mới so với trước đây,
trong đó với việc nội luật hóa nhiều điều
ước quốc tế mà nước ta là thành viên,
điều đó thể hiện:
Một là, tinh thần trách nhiệm của
Việt Nam trong việc thực hiện các cam
kết quốc tế mà nước ta là thành viên trên
cơ sở nguyên tắc “các quốc gia có nghĩa
vụ hợp tác” và nguyên tắc “tận tâm, thiện
chí thực hiện cam kết quốc tế” trong pháp
luật quốc tế.
Hai là, sự tiếp cận của pháp luật hình
sự nước ta với pháp luật hình sự của các
quốc gia tiến bộ trên thế giới qua đó tạo
điều kiện cho việc ký kết và thực hiện
các điều ước quốc tế song phương và đa
phương giữa Việt Nam với các quốc gia
khác trong lĩnh vực tương trợ tư pháp về
hình sự và dẫn độ tội phạm, góp phần
đấu tranh có hiệu quả đối với các loại tội
phạm mà cộng đồng quốc tế cùng có sự
quan tâm.
Tuy nhiên, để phát huy tối đa hiệu lực
trong đấu tranh phòng, chống tội phạm
thì việc nội luật hóa các quy định có liên
quan trong các điều ước quốc tế mà Việt
Nam vào pháp luật hình sự nước ta cần
được tiếp tục nghiên cứu tiến hành, đồng
thời các cơ quan chức năng như Ủy ban
thường vụ quốc hội, Chính phủ, Tòa án
nhân dân tối cao và một số cơ quan khác
cần nhanh chóng ban hành các văn bản
hướng dẫn thi hành BLHS 2015, Luật sửa
đổi bổ sung một số điều BLHS 2015 cũng
như triển khai áp dụng trong thực tiễn.
Ngoài các quy định được đề cập nêu trên,
trong BLHS 2015 còn có một số quy định
khác được xây dựng trên tinh thần nội
luật hóa các điều ước quốc tế mà trong
phạm vi bài viết này chưa đề cập cụ thể.
N.Đ.H
Tài liệu tham khảo
1. Quốc hội (2015), Bộ luật hình sự
năm 2015.
2. Quốc hội (2017), Luật sửa đổi, bổ
TẠP CHÍ KHGD CSND 83
Tìm hiểu Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017)
sung một số điều Bộ luật hình sự năm
2015.
3. Quốc hội (2017), Nghị quyết về việc
thi hành Bộ luật Hình sự số 100/2015/
QH13 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều
theo Luật số 12/2017/QH14 và hiệu lực thi
hành của các bộ luật, luật có liên quan.
4. Quốc hội (2016), Luật Trẻ em.
5. Quốc hội (2012), Bộ luật lao động.
6. Liên hợp quốc (2003), Công ước
của Liên hợp quốc về chống tham nhũng
(UNCAC).
7. Liên hợp quốc (2000), Công ước Liên
Hợp Quốc về tội phạm có tổ chức xuyên
quốc gia (Công ước Palermo - UBTOC).
8. Liên hợp quốc (2000), Nghị định
thư về phòng ngừa, trấn áp, trừng trị tội
buôn bán người, đặc biệt là buôn bán phụ
nữ, trẻ em bổ sung Công ước về chống tội
phạm có tổ chức xuyên quốc gia của Liên
hợp quốc.
9. Cơ quan đặc nhiệm tài chính FATF
(1990), Bộ 40 khuyến nghị về rửa tiền của
Lực lượng đặc nhiệm tài chính về chống
rửa tiền.
10. Liên hợp quốc (1982), Công ước
Liên hợp quốc Luật biển quốc tế (UNCLOS
1982).
11. Tổ chức lao động quốc tế (1930),
Công ước về lao động cưỡng bức (Công
ước số 29).
12. Asean (2004), Tuyên bố Asean về
chống buôn bán người, đặc biệt phụ nữ và
trẻ em (Tuyên bố Viêng - chăn 2004).
13. Asean (2007), Công ước ASEAN về
chống khủng bố.
14. Liên hợp quốc (1988), Công ước
Liên Hợp Quốc về chống buôn bán, vận
chuyển bất hợp pháp các chất ma tuý và
chất hướng thần.
15. Liên hợp quốc (1979), Công ước
chống bắt cóc con tin.
16. Liên hợp quốc (1974), Công ước về
an toàn sinh mạng người trên biển.
17. Liên hợp quốc (1984), Công ước
của Liên hợp quốc về chống tra tấn và các
hình thức trừng phạt hay đối xử tàn ác, vô
nhân đạo hoặc hạ nhục con người.
18. Viện kiểm sát nhân dân tối cao
(2015), “Giới thiệu Bộ luật Hình sự năm
2015 và nghị quyết của Quốc Hội về việc
thi hành Bộ luật”.
(Nhận bài: 06/01/2018; hoàn thành biên tập: 15/01/2018; duyệt đăng: 25/01/2018)
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tim_hieu_mot_so_van_de_ve_noi_luat_hoa_dieu_uoc_quoc_te_tron.pdf