Tìm hiểu mức độ tiếp cận của sinh viên trước sự kiện Việt Nam hội nhập cộng đồng kinh tế Đông Nam Á (AEC) năm 2015

Về phía nhà trường - Nhà trường là nơi tác động mạnh mẽ nhất về việc truyền tải thông tin, vì vậy để nâng cao nhận thức cho sinh viên nhằm giúp sinh viên nắm bắt được thông tin thời sự, cập nhật thông tin một cách nhanh chóng và thuận tiện bằng những hình thức tuyên truyền bằng các phương tiện truyền thông. Nên mở nhiều cuộc hội thảo, buổi giao lưu về AEC hơn nữa đem AEC gần với sinh viên. Đánh mạnh vào tầm quan trọng của AEC đến sinh viên thu hút sự chú ý, quan tâm của họ đến AEC. - Nhà trường nên tạo điều kiện nhiều hơn trong quá trình giảng dạy và môi trường học tập. Điều này tác động rất lớn đến sự thay đổi cách nhận thức cũng như thói quen của sinh viên về việc quan tâm hơn đến sự kiện AEC. Phương pháp giảng dạy đi sâu vào chuyên môn đúng ngành học. Học đi đôi với thực hành để đào tạo nên đội ngũ lao động mang tính chuyên nghiệp. Một môi trường thoải mái nhưng vẫn không thiếu sự kỷ luật cần có, tạo điều kiện để sinh viên phát triển toàn diện. Từ đó, giúp sinh viên vươn ra sánh vai cùng với các nước ASEAN. - Các trường nên quan tâm đầu tư vào giáo dục nhiều hơn cụ thể là hỗ trợ nhiều hơn về các chính sách học bổng, du học. Mở các lớp học song ngữ, đào tạo ngôn ngữ các nước ASEAN, Hỗ trợ cho sinh viên có điều kiện giao lưu học tập trao đổi tại các nước Đông Nam Á bằng những chính sách giáo dục cụ thể. Về phía sinh viên - Mỗi bạn sinh viên nên tự giác cần tập trung bồi dưỡng kiến thức chuyên môn của ngành học, rèn luyện thể chất thường xuyên, đảm bảo cho sức khoẻ để hoạt động lao tốt cho tương lai. Bên cạnh đó cũng không ngừng tu luyện đạo đức và kỷ luật tác phong làm việc nghiêm túc cho chính bản thân mình, đây là điều cơ bản mà sinh viên Việt Nam chưa nhận thấy rõ. Vì vậy, họ thường sống một cách vô kỷ luật, thờ ơ với việc học tập hiện tại. - Để có một tâm lý tự tin hội nhập không quên chuẩn bị theo những hành trang đặc biệt cần thiết. Đó là sinh viên cần tích cực nâng cao trình độ ngoại ngữ, đặc biệt có thể học ngôn ngữ của các nước ASEAN và kiến thức ASEAN, hành trang này sẽ giúp sinh viên sẵn sàng bước chân cạnh tranh cùng các bạn nước khác

pdf18 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 17/01/2022 | Lượt xem: 286 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tìm hiểu mức độ tiếp cận của sinh viên trước sự kiện Việt Nam hội nhập cộng đồng kinh tế Đông Nam Á (AEC) năm 2015, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hội thảo khoa học sinh viên lần IX – năm 2016 Trường Đại học Văn Hiến 291 TÌM HIỂU MỨC ĐỘ TIẾP CẬN CỦA SINH VIÊN TRƯỚC SỰ KIỆN VIỆT NAM HỘI NHẬP CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ĐÔNG NAM Á (AEC) NĂM 2015 SV: Trương Ngô Quỳnh Trân; Phạm Thị Thu Thảo Khoa Khoa học xã hội và nhân văn 1. Lý do chọn đề tài Cộng đồng kinh tế ASEAN (tiếng Anh: ASEAN Economic Community, viết tắt: AEC) là một khối kinh tế khu vực của 10 quốc gia thành viên ASEAN chính thức được thành lập vào ngày 31 tháng 12 năm 2015, khi bản tuyên bố thành lập chính thức có hiệu lực. Theo một báo cáo của tổ chức lao động quốc tế (ILO) thì AEC sẽ tạo ra 14 triệu việc làm mới. Đồng thời, AEC ra đời sẽ biến 10 thị trường riêng lẻ thành 1 thị trường duy nhất. AEC là một trong ba trụ cột của Cộng đồng ASEAN (cộng đồng chính trị - an ninh, cộng đồng kinh tế và cộng đồng văn hóa - xã hội), là cơ chế hợp tác có hiệu lực từ ngày thành lập với quy mô dân số trên 600 triệu người và GDP khoảng 2.500 tỷ USD [Tạp chí Tài chính, Kì 1 số tháng 4-2015]. Theo cơ chế này, bên cạnh dòng hàng hóa, dịch vụ, vốn đầu tư, vốn, nguồn lao động di chuyển tự do giữa các nước ASEAN là nguồn lao động có kỹ năng. Một thị trường lao động nói chung và một phân khúc thị trường lao động có trình độ cao, lao động có kỹ năng sẽ nhanh chóng được hình thành trong AEC. Việt Nam là một thành viên của ASEAN cho nên việc lao động di chuyển giữa các nước thành viên trong đó có Việt Nam là tất yếu và cũng là cơ hội để quá trình hội nhập và cạnh tranh trên phân khúc thị trường lao động có kỹ năng. Cạnh tranh trên thị trường lao động sẽ trở nên gay gắt và sự tham gia của lao động nước ngoài trên thị trường lao động Việt Nam cũng tất yếu. Phân tích về nguồn nhân lực Việt Nam của Liên Hợp Quốc cho thấy, Việt Nam đang ở trong giai đoạn cơ cấu dân số vàng giai đoạn 2010-2040 và theo kinh nghiệm các nước, đây là giai đoạn nền kinh tế có khả năng cất cánh để trở thành nước công nghiệp. Giai đoạn này của Việt Nam tương tự với Indonesia và Malaysia. Có thể nói, đây là thời điểm tốt nhất để nguồn nhân lực Việt Nam có thể tham gia vào thị trường lao động AEC. Nhưng trên thực tiễn cho thấy, nguồn nhân lực chiếm phần lớn, cụ thể là khách thể mà đề tài muốn nghiên cứu là sinh viên đã có những sự chuẩn bị gì về kiến thức, kỹ năng và thái độ cũng như trạng thái tâm lý để sẵn sàng di chuyển sang làm việc tại các nước Hội thảo khoa học sinh viên lần IX – năm 2016 Trường Đại học Văn Hiến 292 ASEAN? Đến thời điểm hiện tại, sinh viên có quan tâm đến thông tin này không? Hay phần lớn sinh viên vẫn chưa có tư tưởng hội nhập và coi AEC là một cái gì xa lạ, không có tác động và ảnh hưởng gì đến bản thân? Đây có lẽ cũng là một trong những yếu tố chính dẫn đến mức độ sẵn sàng của lao động Việt Nam tham gia AEC có phần bị cản trở hoặc làm giảm mức độ sẵn sàng cho sự kiện này. Sinh viên sẽ bước ra khỏi đường biên giới để nắm lấy cơ hội hay ngồi chờ tên mình xuất hiện trong danh sách cử nhân thất nghiệp? Đây là một câu hỏi lớn đáng quan tâm vào thời điểm hiện tại. Vì vậy, để chứng minh thực tiễn trên và làm rõ mức độ nhận thức của sinh viên về sự kiện kinh tế quan trọng này, nhằm từ những nội dung nghiên nêu ra những kiến nghị giải pháp thiết thực khả thi nhất trong tình hình hội nhập AEC hiện nay, nhóm tôi đã quyết định chọn nghiên cứu đề tài : “Tìm hiểu mức độ tiếp cận của sinh viên trước sự kiện Việt Nam hội nhập Cộng đồng kinh tế Đông Nam Á (AEC) năm 2015” - Nghiên cứu trường hợp sinh viên của một số trường đại học tại TP.HCM. 2. Mục tiêu Đề tài này được thực hiện với nội dung về thực trạng về mức độ nhận thức của sinh viên cũng như mức độ tiếp cận của sinh viên tại TP. Hồ Chí Minh trước sự kiện Việt Nam gia nhập cộng đồng kinh tế Đông Nam Á (AEC) trong nền kinh tế hiện nay, sự kiện này đang nhận được sự quan tâm của hầu hết mọi người, đặc biệt là có ảnh hưởng trực tiếp đến tương lai của các bạn trẻ, đặc biệt là sinh viên. Vì vậy trên cơ sở xem xét mức độ nhận thức, những suy nghĩ, những quan điểm của sinh viên về sự kiện này, đề tài mong muốn đưa đến thực trạng, mức độ quan tâm và những điều sinh viên mong đợi của việc Việt Nam gia nhập AEC có những tác động đến việc học tập, tương lai sau này của sinh viên, đồng thời đưa ra những kiến nghị nhằm nâng cao nhận thức từ đó giúp sinh viên có định hướng tốt , tích cực và hiệu quả hơn về AEC. 3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Mức độ nhận thức và mức độ tiếp cận tâm lý chuẩn bị của sinh viên trước sự kiện Việt Nam hội nhập Cộng đồng kinh tế Đông Nam Á (AEC) năm 2015. 3.2. Khách thể nghiên cứu Sinh viên các trường ĐH Khoa học Xã hội & Nhân văn, ĐH Bách Khoa, ĐH Y Dược TP. Hồ Chí Minh, ĐH Sư phạm kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh và ĐH Văn Hiến. Hội thảo khoa học sinh viên lần IX – năm 2016 Trường Đại học Văn Hiến 293 4. Phương pháp thu thập thông tin 4.1. Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp Tìm đọc và chọn lọc những thông tin từ các tài liệu đã có, bao gồm việc đọc, phân nhóm, mã hoá, xử lý, phân tích và hệ thống lại những tài liệu có liên quan đến sự kiện Việt Nam hội nhập Cộng đồng Kinh tế Đông Nam Á (AEC). Các tài liệu đó bao gồm sách báo, tạp chí, các dự án, các bài viết đăng trên mạng hoặc các nhật báo 4.2. Phương pháp phỏng vấn sâu Thực hiện 10 cuộc phỏng vấn sâu với khách thể là sinh viên đang học tại các trường Đại học ở TP. Hồ Chí Minh. Các thông tin bao gồm những suy nghĩ, quan điểm, mức độ hiểu biết về AEC, đã chuẩn bị những gì khi Việt Nam hội nhập AEC. 4.3. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi Khảo sát bằng bảng hỏi được soạn với hầu hết các câu hỏi đóng và một số câu hỏi mở nhằm khai thác được các thông tin liên quan đến nội dung nghiên cứu. Số lượng mẫu khảo sát là 300 trường hợp, với phương pháp phát bảng hỏi ngẫu nhiên đối với các sinh viên đang theo học tại 5 trường. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN 1. Mức độ hiểu biết của sinh viên về tổ chức ASEAN Tuyên bố của Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN ngày 8/8/1967 tại Bangkok được coi là Tuyên bố khai sinh ra ASEAN - nêu rõ tôn chỉ và mục đích của Hiệp hội là: “Thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế, tiến bộ xã hội và phát triển văn hóa trong khu vực thông qua các nỗ lực chung trên tinh thần bình đẳng và hợp tác nhằm tăng cường cơ sở cho một cộng đồng các nước Đông Nam Á hòa bình và thịnh vượng”. Nhằm đo lường sự hiểu biết của sinh viên về tổ chức ASEAN chúng tôi đã đặt các câu hỏi về mục đích thành lập và mục tiêu đang hướng tới của ASEAN; bản chất của ASEAN. Kết quả khảo sát cho thấy thấy đa số sinh viên cho rằng ASEAN được thành lập ra nhằm những mục đích thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội và văn hoá (78.8 %); sau đó là đảm bảo hoà bình và ổn định khu vực (65.7%); thúc đẩy hợp tác tích cực và giúp đỡ lẫn nhau (61,2%); duy trì hợp tác chặt chẽ và có lợi với các tổ chức quốc tế (54,3%). Như vậy đa số sinh viên trong mẫu khảo sát đều biết mục đích thành lập của ASEAN, tuy nhiên vẫn còn phần lớn chưa nắm rõ hết các mục đích. ASEAN được thành lập với mục tiêu công khai là liên kết nhằm phát triển mối quan hệ chặt chẽ giữa các nước tại khu vực Đông Nam Á về chính trị, kinh tế và văn hóa -xã Hội thảo khoa học sinh viên lần IX – năm 2016 Trường Đại học Văn Hiến 294 hội. Sau gần 50 năm, ASEAN đã chuyển hóa căn bản về chất, thành viên, hình thức và nội dung hợp tác; đến nay mang bản chất là sự tập hợp lực lượng không thể thiếu của các nước nhỏ và vừa, nhằm duy trì hòa bình và an ninh khu vực, tạo thế cho quan hệ của ASEAN với các đối tác bên ngoài, tạo điều kiện để các nước thành viên mở rộng quan hệ đối ngoại và hội nhập quốc tế. ASEAN có các cộng đồng hợp tác về những lĩnh vực chính là Cộng đồng chính trị - an ninh; Cộng đồng kinh tế và Cộng đồng văn hóa – xã hội. Bản chất của ASEAN là một tổ chức hợp tác khu vực mở, hướng nhiều ra ngoài; đến nay hợp tác nội khối chưa phải là ưu tiên cao nhất của các nước thành viên, chỉ đạt mức độ và hiệu quả nhất định. Như vậy, qua những kết quả khảo sát trên cho thấy đa số sinh viên đều biết mục tiêu của ASEAN đang hướng tới nhưng lại không năm rõ bản chất của ASEAN là một tổ chức (chỉ chiếm 2,9%), mà cho rằng bản chất của ASEAN là hiệp hội các nước Đông Nam Á chiếm 53,1%. Điều này chứng minh sinh viên không phân biệt được bản chất và cơ cấu tổ chức của ASEAN, mà đây là thông tin căn bản về việc thành lập nên ASEAN. Đồng thời, dựa trên bản chất này mà ASEAN có thể hoạt động một cách có hiệu quả đến nay. 2. Mức độ hiểu biết của sinh viên về AEC Để đo mức độ nhận thức của sinh viên về sự kiện Việt Nam gia nhập AEC, cụ thể là từ những thông tin cơ bản đến đi sâu hơn vào những mục tiêu và cơ chế tổ chức của AEC mà sinh viên nắm bắt được, chúng tôi đã đặt các câu hỏi AEC là gì và Việt Nam đã tham gia những cộng đồng và thời gian ký kết cộng đồng đó? Kết quả khảo sát cho thấy như sau: Hầu hết sinh viên đều biết AEC là cộng đồng kinh tế khu vực Đông Nam Á (70%), tuy nhiên có đến 17% sinh viên cho câu trả lời là không biết AEC là gì. Ngoài ra, là các câu trả lời nhầm lẫn AEC là một cộng đồng khác như Cộng đồng văn hóa xã hội các nước khu vực Đông Nam Á và Cộng đồng chính trị - an ninh các nước khu vực Đông Nam Á. Nhằm khảo sát về mức độ hiểu biết của sinh viên về việc Việt Nam đã tham gia những cộng đồng nào của tổ chức ASEAN đã cho thấy kết quả 72,3% sinh viên đều biết Việt Nam đã tham gia AEC. Tuy nhiên vẫn có sinh viên trả lời không biết chiếm 15,7% và nhầm lẫn với việc Việt Nam tham gia các cộng đồng khác vẫn chiếm gần 1/3 mẫu khảo sát. Chứng minh, sự kiện Việt Nam gia nhập AEC vẫn chưa được các một số bạn sinh viên biết đến. Hội thảo khoa học sinh viên lần IX – năm 2016 Trường Đại học Văn Hiến 295 Biểu đồ 1: Việt Nam đã tham gia những cộng đồng nào? Tóm lại, số sinh viên biết những thông tin cơ bản về sự kiện AEC chiếm 70% tổng số sinh viên được khảo sát, số sinh viên không biết và mơ hồ về việc Việt Nam gia nhập AEC gần ½ trong tổng số 245 sinh viên khảo sát. Qua kết quả khảo sát tại bảng 1 về số ngành nghề đúng được sinh viên cho rằng được tự do lưu chuyển trong khu vực ASEAN là ngành du lịch (85,4%), kỹ thuật (73,3%), xây dựng (62,9%), điều dưỡng (57,5%), kiến trúc (57,5%), kế toán (44,6%), nha khoa (41,3%), khảo sát (33,3%). Tuy nghề luật sư không phải là một trong tám ngành nghề được lưu chuyển nhưng vẫn chiếm tỷ lệ cao (40,4%) hơn ngành khảo sát. Bảng 1: Những ngành nghề được tự do di chuyển trong ASEAN Cộng đồng kinh tế các nước khu vực Đông Nam Á, 72.30% Cộng đồng chính trị - an ninh các nước khu vực Đông Nam Á, 19.40% Cộng đồng văn hoá - xã hội các nước khu vực Đông Nam Á, 22.70% Không biết, 15.70% Cộng đồng kinh tế các nước khu vực Đông Nam Á Cộng đồng chính trị - an ninh các nước khu vực Đông Nam Á Cộng đồng văn hoá - xã hội các nước khu vực Đông Nam Á Không biết Ngành nghề Tỷ lệ % Nha khoa 41.3 Luật sư 40.4 Kỹ thuật 73.3 Điều dưỡng 57.5 Hội thảo khoa học sinh viên lần IX – năm 2016 Trường Đại học Văn Hiến 296 Như vậy, sinh viên vẫn chưa thật sự nắm rõ hết các ngành nghề được phép lưu chuyển trong ASEAN. Đồng thời cho thấy sinh viên không hề có sự quan tâm về chuyện lưu chuyển làm việc tại các nước Đông Nam Á. Do sự kiện Việt Nam tham gia vào Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) mới diễn ra vào cuối năm ngoái, để nắm bắt được thêm thông tin về công tác phổ biến và cách tiếp cận của sinh viên đối với nền kinh tế nước nhà chúng tôi tiếp tục đi khảo sát thêm thông tin sinh viên biết AEC qua những kênh thông tin nào. Kết quả khảo sát cũng cho thấy, 65% sinh viên biết AEC thông qua truyền hình và 49% qua mạng xã hội. Tóm lại, sinh viên vẫn chưa nắm rõ cơ cấu hoạt động của AEC qua đây, cũng chứng minh truyền hình có sức truyền tải thực sự mạnh mẽ về các sự kiện cần được quan tâm hiện nay. 3. Nhận thức của sinh viên đối với sự kiện Việt Nam tham gia AEC Báo chí, truyền hình, những kênh phương tiện truyền thông nói rất nhiều về AEC và những thách thức, cơ hội đối với Việt Nam khi tham gia cộng đồng 300 triệu lao động này. Nhưng hiện nay, khoảng 60% doanh nghiệp Việt Nam không biết gì về AEC. Đáng lo không kém là phần lớn thanh niên, trí thức trẻ của Việt Nam - đối tượng bị tác động trực tiếp từ thị trường lao động chung - cũng khá mù mờ về AEC [Bài viết Người trẻ mù mờ về AEC đăng ngày 16/01/2016 trên báo Người lao động]. 3.1. Những ảnh hưởng của sự kiện AEC đến sinh viên Sự kiện Việt Nam gia nhập AEC vào cuối năm 2015 đánh dấu sự hòa nhập toàn diện của các nền kinh tế Đông Nam Á. Đây vừa là cơ hội mở rộng thị trường lao động có Hoạ sĩ 19.2 Giáo viên 39.2 Du lịch 85.4 Khảo sát 33.3 Kế toán 44.6 Kiến trúc 57.5 Xây dựng 62.9 Khác 4.6 Hội thảo khoa học sinh viên lần IX – năm 2016 Trường Đại học Văn Hiến 297 thể làm giảm tỷ lệ thất nghiệp nhưng vừa là thách thức về nhu cầu chất lượng lao động để đáp ứng đối với sinh viên Việt Nam hiện nay. Để đo lường nhận thức về những ảnh hưởng của sự kiện AEC đến tương lai của sinh viên về việc học tập cũng như công việc trong tương lai của họ, chúng tôi đã đi khảo sát và kết quả tại biểu đồ 2 cho thấy, hầu hết sinh viên (86,5% ) đều cho rằng sự kiện Việt Nam tham gia cộng đồng kinh tế AEC ảnh hưởng đến việc học tập và làm việc trong tương lai của mình. Khi được hỏi cụ thể về những ảnh hưởng có 90 sinh viên trả lời chiếm 36,7% tổng số 245 sinh viên được khảo sát đã nêu ra được những ảnh hưởng được cho là nổi bật nhất. Biểu đồ 2: Những ảnh hưởng của AEC đến tương lai sinh viên Việt Nam Như vậy, sinh viên đã tự nhận thức được bên cạnh những cơ hội đặc biệt còn đó là những thách thức khi Việt Nam hoà mình vào nền kinh tế Đông Nam Á. Họ cho rằng trong tương lai sẽ cạnh tranh lao động về chất lượng về kỹ năng, kiến thức mà nếu họ không đáp 2.20% 3.30% 1.10% 1.10% 4.40% 6.70% 7.80% 6.00% 4.40% 56.70% 53.30% Thiếu chổ ở Thất nghiệp cao hơn Tạo nhiều áp lực cho sinh viên Mua sắm tại siêu thị Môi trường công việc Kinh tế, Giáo dục, Văn hoá, Chỉ số GDP Trình độ ngoại ngữ Mở rộng thị trường học tập, lao động, tăng quan hệ hợp tác quốc tế, khu vực Mục tiêu chọn ngành nghề học tập và làm việc trong tương lai Cạnh tranh lao động trong khu vực, đòi hỏi chất lượng được tăng lên để đáp Sinh viên ra trường có cơ hội học tập và việc làm hơn, đòi hỏi bản thân phải cố Hội thảo khoa học sinh viên lần IX – năm 2016 Trường Đại học Văn Hiến 298 ứng được đủ nhu cầu nhân lực lao động trong tương lai sẽ là một sự thất bại nặng nề ngay tại sân nhà cho những sinh viên không có hàng trang cho sự chuẩn bị với sự kiện AEC. 3.2. Những thay đổi của Việt Nam trong tương lai Nhận thấy đa số sinh viên đều quan tâm đến những thách thức nhằm đáp ứng nhu cầu cho việc cạnh tranh lao động giữa các nước. Chúng tôi đi sâu hơn tìm hiểu suy nghĩ của như quan điểm của sinh viên tới việc thay đổi trong chất lượng lao động mà họ quan tâm là gì? Kết quả khảo sát tại biểu đồ 3 mô tả 83,7% sinh viên Việt Nam trong tương lai là sự ảnh hưởng tới môi trường làm việc , tiếp đến là ngôn ngữ và sự lưu chuyển lao động giữa các nước (76,3%), khả năng tiếp cận các kiến thức và kỹ năng mới (73,9%), sự trao đổi văn hoá (70,6%), kinh nghiệm và kỹ năng làm việc (67,7%), sự lựa chọn nghề nghiệp và nơi làm việc (63,3%), số lượng công việc (31,6%). Biểu đồ 3: Những thay đổi của Việt Nam trong tương lai khi gia nhập AEC Như vậy, từ kết quả trên, cho thấy hầu hết sinh viên quan tâm đến môi trường làm việc trong tương lai sau khi Việt Nam gia nhập AEC, trong đó có việc trau dồi kỹ năng mềm , kiến thức chuyên ngành, ngôn ngữ để dùng trong sự di chuyển và làm việc trong các công ty giữa các nước trong khu vực. 4. Sự chuẩn bị của sinh viên đối với việc hội nhập AEC Kết quả khảo sát ở các phần trên cho thấy sinh viên hiện nay vẫn chưa thực sự quan tâm đến AEC, tuy phần lớn sinh viên cũng đã nhận thấy được những thách thức về sự kiện 61.60% 63.30% 83.70% 76.30% 70.60% 66.50% 76.30% 52.70% 66.90% 28.20% 51.40% 73.90% Số lượng công việc Lựa chọn nghề nghiệp, nơi làm việc Môi trường làm việc Sự lưu chuyển lao động giữa các nước Trao đổi văn hoá Kinh nghiệm và kỹ năng làm việc Ngôn ngữ Tiếp cận thông tin Trình độ chuyên môn Sức khoẻ Năng suất làm việc Khả năng tiếp cận các kiến thức và kỹ năng mới Hội thảo khoa học sinh viên lần IX – năm 2016 Trường Đại học Văn Hiến 299 này vậy sinh viên đang có những lo lắng hay đã có sự chuẩn bị như thế nào để hội nhập là câu hỏi lớn mà đề tài muốn tìm hiểu. Kết quả thống kê được tại biểu đồ 4, sinh viên cảm thấy lo lắng nhất với khả năng ngoại ngữ của mình yếu tố này chiếm đến 27,5%, tiếp đến là 24% lo lắng về kiến thức chuyên môn của mình, kỹ năng mềm 18,2%. Biểu đồ 4: Những lo lắng của sinh viên khi Việt Nam gia nhập AEC Nhìn vào những lo lắng được sinh viên nêu ra, có thể nhận thấy rõ là nguồn nhân lực trẻ của chúng ta đang yếu về ngoại ngữ. Điều này cho thấy việc đào tạo ngoại ngữ của giáo dục Việt Nam trong thời gian qua là không đạt hiệu quả cao, trong khi ngoại ngữ là một trong những kỹ năng tối quan trọng trong cạnh tranh lao động với các nước. Kinh nghiệm và kỹ năng mềm nhằm rèn luyện tác phong công nghiệp, tính chuyên nghiệp trong lao động luôn là những phẩm chất quan trọng để tham gia thị trường lao động. Tất nhiên như chúng ta đã biết những kỹ năng mềm này không thể học suôn trên một nền tảng lý thuyết cứng nhắc, mà cần phải được rèn dũa trên thực tế. Các trường Đại học hiện nay còn đang cân bằng giữa việc lý thuyết và thực hành và dĩ nhiên hiệu quả vẫn chưa thấy. Từ đó, chúng tôi đi khảo sát thêm quan điểm của sinh viên về những gì cần để chuẩn bị khi cảm thấy lo lắng với những yếu tố trên. Kết quả khảo sát tại biểu đồ 5, có đến 84,4% sinh viên cho biết họ sẽ nâng cao trình độ ngoại ngữ, đứng thứ hai là “trang bị các kiến thức chuyên ngành” với 82% và thứ ba là “kỹ năng mềm” với 81.1%. 24% 10.7% 27.5% 7.8% 10.2% 18.2% 1.4% Kiến thức chuyên môn Bằng cấp/Chứng chỉ Ngôn ngữ Đạo đức nghề nghiệp Kinh nghiệm Kỹ năng mềm Tôi không quan tâm nên cũng không cảm thấy lo lắng Hội thảo khoa học sinh viên lần IX – năm 2016 Trường Đại học Văn Hiến 300 Biểu đồ 5: Sinh viên cần chuẩn bị gì khi gia nhập AEC? Nhận diện được thách thức và khó khăn là điều quan trọng để chuẩn bị những điều kiện cần thiết, vì vậy thông qua kết quả trên các bạn sinh viên cũng gợi ý nêu lên nhiều kỹ năng mà họ nhận thấy mình còn kém và cần cải thiện trong thời gian sắp tới như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng tổ chức công việc và quản lý thời gian... Ngoài ra, những vấn đề cũng cần được quan tâm đến là kinh nghiệm làm việc mà họ tích luỹ được, sinh viên vẫn còn đang ngồi trên ghế nhà trường chỉ có thể đi làm thêm, vậy sau khi ra trường muốn vào được những doanh nghiệp lớn, thu nhập ổn định thì lại đòi hỏi vốn kinh nghiệm lên đến 1 – 2 năm. Điều này là lo lắng cũng như động lực cho sinh viên tìm kiếm việc làm ngay trong khi vẫn còn đang theo học tại trường Đại học. Theo chúng tôi, những thông tin trên đây là những gợi ý rất quan trọng mà các cơ sở đào tạo cần chú trọng trong quá trình đào tạo sinh viên của mình, bởi nếu chỉ có kiến thức sách vở thì rõ ràng rất khó cạnh tranh với các bạn đồng trang lứa trong khu vực. Ngoại ngữ là điều kiện cần, là chiếc cầu nối vững chắc để sinh viên có thể tự tin hội nhập vào cộng đồng AEC. Khảo sát tiếp theo muốn biết sinh viên cần những ngoại ngữ nào để gia nhập AEC. Cùng với việc tìm hiểu những kỹ năng mềm sinh viên cần để trang bị hội nhập AEC chúng tôi tìm hiểu thêm về những ngôn ngữ sinh viên cho rằng cần để hội nhập. Vì hơn ai hết, chúng tôi tự hiểu được ngoại ngữ là chiếc cầu nối cho việc hội nhập vào AEC. Đây là điều kiện cần cho việc cạnh tranh lao động giữa các nước trong tương lai. 82% 84% 55% 81% 39% 37% 50% 49% Trình độ chuyên môn Ngoại ngữ Kinh nghiệm làm việc tích lũy được Các kỹ năng mềm Rèn luyện thể chất Kiến thức về lĩnh vực khác Đạo đức nghề nghiệp Văn hoá các nước Hội thảo khoa học sinh viên lần IX – năm 2016 Trường Đại học Văn Hiến 301 Kết quả khảo sát từ sinh viên cho rằng khi Việt Nam gia nhập Cộng đồng kinh tế Đông Nam Á, tiếng Anh là ngoại ngữ cần thiết chiếm 65,2%, vì tiếng Anh là ngoại ngữ cơ bản được sử dụng phổ biến; trong khi đó ngôn ngữ của các nước thành viên ASEAN chiếm 22,3%, ngôn ngữ của các nước khác trên thế giới 11,7%. Ngoài những lo lắng về kỹ năng mềm, ngoại ngữ kết quả khảo sát (biểu đồ 4) còn có sự lo lắng quan tâm của sinh viên những kiến thức cần để hội nhập. Chúng tôi đi sâu vào tìm hiểu những kiến thức nào mà sinh viên cho rằng cần trang bị để hội nhập. Ngoài trình độ tiếng Anh, kỹ năng đa văn hóa để giao tiếp và sự nhanh nhạy với công nghệ, thì cần có tư duy mở - kết nối, thái độ làm việc tích cực, sẵn sàng chấp nhận thử thách... 5. Những mong muốn của sinh viên khi Việt Nam gia nhập AEC Theo thống kê vừa công bố của bộ Lao động Thương binh và Xã hội, cử nhân và thạc sĩ chiếm tỷ lệ thất nghiệp 20% (225.500 người). Theo đánh giá, số lượng cử nhân, thạc sĩ không có việc làm gia tăng đáng kể so với con số 199.000 người của quý trước. Bên cạnh đó còn có 117.300 người có trình độ cao đẳng cũng đang thất nghiệp, tăng rất nhiều và nhanh so với vài tháng trước đây. Trong khi đó nhu cầu nhân lực có chất lượng cao (các chuyên gia, thợ lành nghề), có nhân lực được đào tạo chuyên môn hoặc có trình độ từ đại học trở lên, thông thạo ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh, được di chuyển tự do hơn. Chúng tôi đi khảo sát thêm những kiến nghị cũng như những mong muốn của sinh viên đối với nhà trường. Kết quả khảo sát tại biểu đồ 6, có 94 sinh viên chiếm 38.4% trong tổng số 245 sinh viên, đưa ra tổng hợp 9 ý kiến về những mong muốn của sinh viên đối với nhà trường nhằm giúp họ chuẩn bị hội nhập sâu và rộng trong sự kiện Việt Nam tham gia AEC. Hội thảo khoa học sinh viên lần IX – năm 2016 Trường Đại học Văn Hiến 302 Biểu đồ 6: Những mong muốn của sinh viên từ nhà trường Qua thống kê khảo sát về những kiến nghị cũng như mong muốn của sinh viên cho thấy, hầu hết sinh viên đều cho rằng phía nhà trường nên chuẩn bị cũng như bồi dưỡng những kỹ năng mềm trong cuộc sống và ngoại ngữ đặc biệt là tiếng Anh trong giao tiếp chiếm tỷ lệ 60,6%. Từ đó, cho thấy ngoại ngữ và kỹ năng mềm trong đa số trường đại học hiện nay không đươc chú trọng. Tiếp đến là chú trọng hơn vào việc thực hành, tạo điều kiện thực tập để ứng dụng vào thực tiễn trong đời sống hiện nay 38,3%. Ngoài ra, còn nhiều ý kiến cho rằng nào đào tạo chuyên sâu vào chuyên ngành, cũng như thay đổi phương pháp dạy học chuyên nghiệp để nắm vững chuyên môn hơn (27,7%) . Tạo điều kiện môi trường để sinh viên được tự do sáng tạo, năng động phát triển toàn diện hơn về chất lượng đào tạo, cơ sở vật chấtđể dần 6.40% 2.10% 3.20% 18.10% 27.70% 38.30% 7.40% 12.80% 60.60% Sự quan tâm về giáo dục và chính sách hổ trợ học tập: giảm học phí, học bổng Nội quy khắt khe, chặc chẽ hơn Hội thảo tuyên truyền sâu rộng về ASEAN và AEC Đào tạo thêm kiến thức về các nước Đông Nam Á. Đẩy mạnh giao lưu trao đổi chuyên môn giữa các trường trong nước và trong Đào taọ chuyên sâu vào kiến thức chuyên ngành, giỏi chuyên môn Thực hành, thực tập chuyên về ứng dụng vào thực tế Môi trường học tập được thay đổi về chất lượng đào tạo, cơ sở vật chất của trường thích ứng đáp ứng các nước khu vực Điều kiện học tập để sinh viên được tự do phát triển Cần bồi dưỡng kỹ năng mềm và tiếng anh giao tiếp Hội thảo khoa học sinh viên lần IX – năm 2016 Trường Đại học Văn Hiến 303 đáp ứng đầy đủ nhu cầu chất lượng lao động với các nước trong khu vực. Đồng thời đẩy mạnh giao lưu kiến thức chuyên môn giữa các trường trong và ngoài nước về AEC. Từ các kết quả trên, chúng tôi tiếp tục khảo sát những mong đợi của sinh viên từ cơ quan Nhà nước. Kết quả khảo sát tại biểu đồ 7 cho thấy, có 120 sinh viên trả lời chiếm 49% trong tổng số 245 sinh viên được khảo sát. Từ đó, chúng tôi thống kê phân tích thành 7 mong đợi của sinh viên từ phía Cơ quan Nhà nước trong việc Việt Nam hội nhập AEC. Biểu đồ 7: Mong đợi của sinh viên từ nhà nước Việt Nam Qua biểu đồ 7 cho thấy, mong đợi lớn nhất từ sinh viên là “Đổi mới chính sách trong giáo dục đào tạo, thủ tục hành chính gọn gàng, thuận tiện để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho việc hội nhập một cách năng động trong khu vực kinh tế ASEAN” (38,3%), tiếp đến là có những “chiến lược hỗ trợ hợp tác kinh doanh với các doanh nghiệp trong khu vực để tạo điều kiện ưu tiên cho sinh viên Việt Nam có cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp” (25%). Ngoài ra, còn có những mong đợi như ban hành các luật pháp bảo vệ người lao động chặt 1.70% 5% 25% 5% 3.30% 38.30% 5% Hổ trợ vốn cho doanh nghiệp, miễn giảm thuế Hổ trợ học sinh toàn diện về học tập: tiền học phí, cơ hội du học, học bổng Chiến lược hổ trợ hợp tác doanh nghiệp trong khu vực. Quan tâm và tạo điều kiện có nhiều cơ hội việc làm ưu tiên cho sinh viên Việt Nam Các hoạt động văn hoá, nghệ thuật để giao lưu tìm hiểu các nước AEC Các cơ sở hạ tầng Việt Nam được nâng cao Các chính sách đổi mới trong giáo dục đào tạo, gọn gàng trong thủ tục, tạo điều kiện thuận lợi trong thủ tục cho việc hội nhập hoạt động năng động Luật pháp về bảo vệ lao động chặt chẽ hơn. An toàn, đảm bảo về mọi mặt, hội nhập tốt, đừng hoà tan Hội thảo khoa học sinh viên lần IX – năm 2016 Trường Đại học Văn Hiến 304 chẽ hơn để đảm bảo an toàn về mọi mặt giúp hội nhập tốt và mở các hoạt động giao lưu văn hoá, nghệ thuật tìm hiểu về các nước trong khu vực, hỗ trợ sinh viên toàn diện về học tập như vấn đề học phí, cơ hội đi du học, học bổng (5%). Cơ sở hạ tầng tạiViệt Nam được nâng cao hơn. P.C.H (nam sinh viên, năm 1 hiện đang học tại trường ĐH. Sư phạm kỹ thuật): “Nhà nước nếu có sự đầu tư, kế hoạch giới thiệu nhà tuyển dụng, tự khắc sinh viên sẽ cống hiến”. Việc tuyên truyền rộng rãi về sự kiện Việt Nam tham gia vào AEC nhằm nâng cao nhận thức người dân cũng như phổ biến AEC đến sinh viên có thêm tự tin để gia nhập. Chuẩn bị tâm lý sẵn sàng cho mọi người là điều hết sức cần thiết. Tuy nhiều chương trình đã được diễn ra để phổ biến nhưng hiệu quả vẫn chưa tối ưu nhất đến sinh viên, vì vậy chúng tôi tìm thêm thông tin cũng như những đề xuất của những bạn sinh viên là người cần được tuyên truyền mạnh mẽ để lấy ý kiến. Theo ý kiến của hầu hết sinh viên để AEC phổ biến trong sinh viên, cần được tuyên truyền một cách rộng rãi bằng những phương tiện thông tin đại chúng, đặc biệt là các trang mạng xã hội, là công cụ dễ dàng tiếp cận đến sinh viên nhất; ngoài ra qua các hoạt động phong trào của Đoàn - Hội, truyền tải đến sinh viên trong những buổi sinh hoạt chủ điểm. Bằng những cuộc triển lãm, giao lưu văn hoá các nước ASEAN, ẩm thực, nghệ thuật, tuần phimvề ASEAN sinh viên dễ dàng tìm hiểu và biết đến sự kiện Việt Nam gia nhập AEC cũng như là để sinh viên biết mình cần làm gì tốt cho tương lai của mình. Như vậy, qua các kết quả khảo sát, hầu hết các sinh viên đều mong muốn làm việc tại các nước Đông Nam Á và doanh nghiệp nước ngoài. Trong đó sinh viên cần nhà trường hổ trợ giảng dạy thêm: - Kỹ năng mềm trong cuộc sống, trong đó đặc biệt là kỹ năng tiếng Anh giao tiếp quốc tế. - Đào tạo năng lực chuyên nghiệp thông qua thực hành thực tập vận dụng các lý thuyết vào thực tiễn, thực tế. - Trực tiếp đi vào đào tạo chuyên sâu các kiến thức chuyên ngành chuyên môn. Về phía Nhà nước đa số ý kiến cho rằng nên đổi mới cải cách các chính sách trong giáo dục nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc hội nhập. Đồng thời các tổ chức Đoàn – Hội từ các trường đại học nên thực hiện hoạt động phổ biến tuyên truyền nhiều hơn các phong trào có liên quan đến sự kiện AEC. Hội thảo khoa học sinh viên lần IX – năm 2016 Trường Đại học Văn Hiến 305 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận Đề tài khảo sát của chúng tôi về : “Tìm hiểu mức độ tiếp cận của sinh viên trước sự kiện Việt Nam hội nhập Cộng đồng kinh tế Đông Nam Á (AEC) năm 2015” trên một mẫu gồm 245 sinh viên thuộc năm trường Cao đẳng – Đại học tại TP.HCM gồm: Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn, Đại học Bách khoa, Đại học Y Dược TP.HCM, Đại học Sư phạm kỹ thuật TP.HCM và Đại học Văn Hiến đại diện cho ba khối ngành là kinh tế, kỹ thuật và khoa học xã hội - nhân văn, thu được các kết quả như sau: Kết quả khảo sát cho thấy chỉ có 70% số sinh viên được hỏi cho biết họ có nghe nói đến AEC. Dù đa số sinh viên có biết đến AEC nhưng vẫn còn khoảng 1/3 sinh viên không biết đến cộng đồng kinh tế này. Như vậy, giới trẻ mà cụ thể là giới sinh viên vốn là những người lẽ ra phải thường xuyên cập nhật, theo dõi tình hình kinh tế - xã hội lại hình như còn thờ ơ với chuyện hội nhập kinh tế và điều này sẽ là một thách thức nội tại cho chính bản thân họ. Đối với những vấn đề được sinh viên quan tâm về AEC, trong đó có 83.7% cho biết họ quan tâm về việc ảnh hưởng của AEC trong tương lai sẽ có sự thay đổi về môi trường làm việc, và 76.3% tiếp đến là ngôn ngữ và sự lưu chuyển lao động giữa các nước. Như vậy, phần lớn sinh viên đều quan tâm đến vấn đề việc làm và môi trường làm trong AEC. Đây là điều hoàn toàn không khó hiểu vì việc làm luôn là sự quan tâm của giới trẻ nói chung và giới sinh viên nói riêng. Cụ thể các vấn đề như sau: Có nhiều cơ hội việc làm và cạnh tranh trong môi trường làm việc Cũng từ sự quan tâm trên, có 56,7 % sinh viên nhận thức được rằng sự kiện Việt Nam tham gia cộng đồng kinh tế AEC trong tương lai sẽ tạo ra sức cạnh tranh cao về nguồn lao động trong khu vực, điều này đòi hỏi sinh viên về chất lượng cũng như trình độ để đáp ứng yêu cầu của khu vực; đồng thời, 53,3% tạo nhiều cơ hội việc làm cho họ sau khi tốt nghiệp cũng như sẽ có nhiều thách thức đòi hỏi sinh viên cần phải cố gắng trau dồi kiến thức cũng như kỹ năng trong học tập. Bên cạnh những sự quan tâm này, các sinh viên trả lời khảo sát cũng đã đưa ra sự lo lắng của mình trước những thách thức từ AEC. Hội thảo khoa học sinh viên lần IX – năm 2016 Trường Đại học Văn Hiến 306 Lo lắng về ngoại ngữ và kỹ năng mềm Thống kê cho thấy sinh viên cảm thấy lo lắng nhất với khả năng ngoại ngữ của mình yếu tố này chiếm đến 84,4%, tiếp đến là 82% lo lắng về kiến thức chuyên môn của mình, và việc rèn luyện các kỹ năng mềm và thứ ba là 81,1%. Hầu hết sinh viên đều nhận thấy rõ khuyết điểm của mình đang vướng phải. Mặc dù nhận đinh được điểm yếu kém, và đưa ra những giải pháp cho chính mình nhưng chính tâm lý sinh viên vẫn còn “bình chân như vại” chưa tìm được cách chủ động để khắc phục, mặc dù xã hội ngày càng phát triển, mặc cho thời cuộc còn phổ biến. Từ đây cho thấy, nhận thức của sinh viên về AEC vẫn còn nhiều lỗ hổng, đặc biệt chưa sâu vào cơ cấu hoạt động, vào bản chất của AEC. Tuy nhiên phần lớn sinh viên đã nhận ra được những thách thức và những phần thiếu hụt trong chất lượng lao động như không nắm vững và phương pháp giảng dạy chưa đi sâu kiến thức chuyên ngành, không đào tạo những kỹ năng mềm cơ bản. Mà chính họ là nguồn nhân lực chính của đất nước trong tương lai. Cũng vì vậy, tâm lý của sinh viên vẫn còn thật sự chưa sẵn sàng và có nhiều sự lo lắng cho tương lai môi trường làm việc sau khi ra trường. 2. Khuyến nghị Từ các kết quả khảo sát cũng như nội dung nghiên cứu của đề tài về những lo lắng và những mong muốn từ nhà trường, mong đợi từ Nhà nước của sinh viên về tương lai của Việt Nam khi gia nhập AEC, chúng tôi xin được đưa ra những khuyến nghị nhằm giúp sinh viên có sự chuẩn bị tối ưu nhất trong học tập và có những hành trang cho việc hội nhập một cách tự tin, hiệu quả như sau: 2.1 Về phía nhà trường - Nhà trường là nơi tác động mạnh mẽ nhất về việc truyền tải thông tin, vì vậy để nâng cao nhận thức cho sinh viên nhằm giúp sinh viên nắm bắt được thông tin thời sự, cập nhật thông tin một cách nhanh chóng và thuận tiện bằng những hình thức tuyên truyền bằng các phương tiện truyền thông. Nên mở nhiều cuộc hội thảo, buổi giao lưu về AEC hơn nữa đem AEC gần với sinh viên. Đánh mạnh vào tầm quan trọng của AEC đến sinh viên thu hút sự chú ý, quan tâm của họ đến AEC. - Nhà trường nên tạo điều kiện nhiều hơn trong quá trình giảng dạy và môi trường học tập. Điều này tác động rất lớn đến sự thay đổi cách nhận thức cũng như thói quen của sinh viên về việc quan tâm hơn đến sự kiện AEC. Phương pháp giảng dạy đi sâu vào chuyên môn đúng ngành học. Học đi đôi với thực hành để đào tạo nên đội ngũ lao động mang tính chuyên nghiệp. Một môi trường thoải mái nhưng vẫn không thiếu sự kỷ luật cần có, tạo Hội thảo khoa học sinh viên lần IX – năm 2016 Trường Đại học Văn Hiến 307 điều kiện để sinh viên phát triển toàn diện. Từ đó, giúp sinh viên vươn ra sánh vai cùng với các nước ASEAN. - Các trường nên quan tâm đầu tư vào giáo dục nhiều hơn cụ thể là hỗ trợ nhiều hơn về các chính sách học bổng, du học. Mở các lớp học song ngữ, đào tạo ngôn ngữ các nước ASEAN, Hỗ trợ cho sinh viên có điều kiện giao lưu học tập trao đổi tại các nước Đông Nam Á bằng những chính sách giáo dục cụ thể. 2.2 Về phía sinh viên - Mỗi bạn sinh viên nên tự giác cần tập trung bồi dưỡng kiến thức chuyên môn của ngành học, rèn luyện thể chất thường xuyên, đảm bảo cho sức khoẻ để hoạt động lao tốt cho tương lai. Bên cạnh đó cũng không ngừng tu luyện đạo đức và kỷ luật tác phong làm việc nghiêm túc cho chính bản thân mình, đây là điều cơ bản mà sinh viên Việt Nam chưa nhận thấy rõ. Vì vậy, họ thường sống một cách vô kỷ luật, thờ ơ với việc học tập hiện tại. - Để có một tâm lý tự tin hội nhập không quên chuẩn bị theo những hành trang đặc biệt cần thiết. Đó là sinh viên cần tích cực nâng cao trình độ ngoại ngữ, đặc biệt có thể học ngôn ngữ của các nước ASEAN và kiến thức ASEAN, hành trang này sẽ giúp sinh viên sẵn sàng bước chân cạnh tranh cùng các bạn nước khác. Hội thảo khoa học sinh viên lần IX – năm 2016 Trường Đại học Văn Hiến 308 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Ban Thư ký ASEAN (2011), Sổ tay kinh doanh trong Cộng đồng kinh tế ASEAN, Quyền tác giả Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á, Jakarta; 2. Cộng đồng kinh tế Đông Nam Á, Bách khoa toàn thư mở, Đọc từ: https://vi.wikipedia.org/wiki/C%E1%BB%99ng_%C4%91%E1%BB%93ng_Kinh_t%E1 %BA%BF_ASEAN 3. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á, Bách khoa toàn thư mở, Đọc từ: https://vi.wikipedia.org/wiki/Hi%E1%BB%87p_h%E1%BB%99i_c%C3%A1c_qu%E1 %BB%91c_gia_%C4%90%C3%B4ng_Nam_%C3%81 4. Nguyễn Thế Cường, Nguyễn Quốc Trường – ( Viện Chiến Lược Phát Triển), “Cộng đồng kinh tế ASEAN – Cơ hội và thách thức đối với Việt Nam, Đọc từ: thuc-doi-voi-viet-nam.html 5. Hoàng Hải, Thảo Trang, Mai Phương, Xuân Mai – (Trường ĐH KHXH&NV), “Hội nhập ASEAN: Sinh viên cần chuẩn bị những gì?”, Đọc từ:

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftim_hieu_muc_do_tiep_can_cua_sinh_vien_truoc_su_kien_viet_na.pdf
Tài liệu liên quan