MỤC LỤC
Trang
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I: TỔNG LUẬN 3
1.1. Vài nét về đối tượng nghiên cứu 3
1.1.1. Hệ thống phân loại 3
1.1.2. Đặc điểm về hình thái 3
1.1.3. Đặc điểm phân bố 4
1.1.4. Đặc điểm về sinh thái 4
1.1.5. Đặc điểm sinh trưởng 5
1.1.6. Đặc điểm dinh dưỡng 5
1.1.7. Đặc điểm sinh sản và hoạt động giao vĩ 6
1.2. Các giai đoạn phát triển vòng đời 8
1.3 Tình hình nuôi tôm He Chân trắng trên thế giới và Việt Nam 10
1.3.1. Trên thế giới 10
1.3.2. Tại Việt Nam 11
CHƯƠNG II: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 13
2.1. Đối tượng, thời gian và địa điểm nghiên cứu 13
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu 13
2.1.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu 13
2.2. Nội dung nghiên cứu 13
2.3. Phương pháp nghiên cứu, thu thập và xử lý số liệu 15
2.3.1. Phương pháp gián tiếp 15
2.3.2. Phương pháp trực tiếp 15
2.3.3. Phương pháp xử lý số liệu 16
CHƯƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 18
3.1. Điều kiện tự nhiên và hệ thống công trình trại sản xuất 18
3.1.1. Vị trí địa lý 18
3.1.2. Điều kiện khí hậu 19
3.1.3. Thuận lợi và khó khăn 19
3.1.4. Tình hình kính tế và xã hội 20
3.1.5. Tình hình kin doanh 20
3.2. Nguồn nước và xử lý nước phục vụ sản xuất 20
3.3. Hệ thống bể nuôi 24
3.4. Kỹ thuật cho đẻ tôm He Chân trắng 25
3.4.1. Nguồn gốc tôm bố mẹ 25
3.4.2. Kỹ thuật nuôi thành thục tôm bố mẹ 25
3.4.3. Thức ăn và khẩu phần cho ăn 27
3.4.4. Bắt tôm cho đẻ 28
3.5. Kỹ thuật ương nuôi ấu trùng 30
3.5.1. Chuẩn bị bể ương ấu trùng 30
3.5.2. Kỹ thuật thả Nauplius 31
3.5.3. Chế độ chăm sóc và quản lý 32
3.5.4. Theo dõi một số yếu tố môi trường 35
3.6. Kết quả ương nuôi ấu trùng tôm He Chân trắng 40
3.7. Công tác phòng và trị bệnh 41
3.7.1. Phòng bệnh 41
3.7.2. Trị bệnh 42
3.8. Kỹ thuật nuôi cấy tảo làm thức ăn tươi sống cho ấu trùng 42
3.8.1. Trang thiết bị 42
3.8.2. Môi trường nuôi cấy 43
3.8.3. Cách tiến hành 44
3.9. Kỹ thuật sản xuất artemia45
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Ý KIẾN 48
1. Kết luận 48
1.1. Nước và xử lý nước trong quy trình sản xuất 48
1.2. Hệ thống công trình 48
1.3. Kỹ thuật cho đẻ tôm bố mẹ 48
1.4. Kỹ thuật ương nuôi ấu trùng 48
1.5. Một số bệnh gặp trong quá trình sản xuất và cách phòng trị 48
1.6. Kỹ thuật nuôi cấy tảo 49
1.7. Kỹ thuật sản xuất artemia49
2. Đề xuất ý kiến 49
LỜI MỞ ĐẦU
Trong những năm vừa qua nghề nuôi trồng thủy sản ở nước ta đã có những bước tiến vượt bậc, góp phần đáng kể vào bức tranh phát triển kinh tế sôi động của nước nhà.Hiện nay trong tất cả các đối tượng nuôi phổ biến thì tôm thẻ chân trắng đang được ưu tiên phát triển bởi nó có giá trị kinh tế cao, đang còn tiềm năng để phát triển cả về chiều sâu lẫn chiều rộng.
Tuy nhiên do lợi nhuận của nghề nuôi tôm đem lại là khá lớn nên hầu hết các vùng nuôi tôm hiện nay đều phát triển quá nóng ngoài sự quản lý của cơ quan chức năng, chính điều này đang đưa nghề nuôi tôm của chúng ta tiềm ẩn nhiều mối nguy phát triển không bền vững: Đó là hiện tượng ô nhiễm môi trường sinh thái dẫn đến tôm nuôi bị dịch bệnh và chết hàng loạt trong nhưng năm gần đây. Như là hiện trạng sử dụng hoá chất, kháng sinh bừa bãi dẫn đến tôm bị còi cọc, tồn dư kháng sinh Có nhiều nguyên nhân khiến nghề nuôi tôm phải đối mặt với những nguy cơ trên nhưng đáng cảnh báo và lo ngại nhất hiện nay là chất lượng tôm giống chưa đảm bảo, trong vấn đề sản xuất con giống đại trà hiện nay còn nhiều điều phải quan tâm. Thực tế sản xuất hiện nay cho thấy, do tốc độ phát triển nghề nuôi tôm thương phẩm rất nhanh nên yêu cầu về số lượng tôm giống hàng năm tăng nhanh. Để đáp ứng được nguồn cung cấp tôm giống cho thị trường, hàng loạt các trại sản xuất giống đã ra đời, nhưng để đạt được lợi nhuận tối đa họ đã sử dụng hàng loạt các loại hoá chất, kháng sinh nguy hiểm để phòng trị bệnh nhằm nâng cao tỷ lệ sống của ấu trùng và dĩ nhiên hậu quả là tôm giống sẽ bị còi cọc, chậm lớn và tồn dư lượng thuốc kháng sinh.Trong nuôi tôm thương phẩm sẽ phải sử dụng kháng sinh liều cao, dẫn đến tồn dư kháng sinh trong thịt tôm, ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ người tiêu dùng. Trong bối cảnh nước ta đang vào sâu WTO thì điều này sẽ là trở ngại lớn cho mặt hàng tôm xuất khẩu vào các thị trường đầy tiềm năng nhưng khó tính như EU, Nhật Bản, Hoa Kỳ
Đứng trước thực trạng đó, việc sản xuất ra nguồn tôm giống đủ về số lượng, đảm bảo chất luợng sạch bệnh và hạn chế tối đa kháng sinh, hoá chất đang là đòi hỏi bức thiết của nghề nuôi tôm công nghiệp đối với các nhà nghiên cứu và sản xuất tôm giống.
Để sản xuất được nguồn tôm giống có chất lượng tốt và sạch bệnh.Trên cơ sở đó, được sự đồng ý của Khoa Nuôi trồng Thủy sản – Trường Cao Đẳng Kỉ Thuật Công Nghệ Vạn Xuân, và tình cấp thiết yêu cầu của gia đình nên tôi thực hiện đề tài “Tìm hiểu quy trình sản xuất giống tôm He Chân trắng (Penaeus vannamei Boone, 1931) tại vĩnh tân - tuy phong - bình thuận”.Mục tiêu là tìm hiểu được các biện pháp kỹ thuật tối ưu và có hiệu quả nhất trong công tác sản xuất giống tôm He Chân trắng.
Đề tài cần tìm hiểu với các nội dung cụ thể sau:
+ Nguồn gốc tôm bố mẹ và kỹ thuật nuôi vỗ, cho đẻ.
+ Các loại thức ăn sử dụng và chế độ chăm sóc quản lý tôm bố mẹ.
+ Kỹ thuật ương nuôi ấu trùng.
+ Phòng và trị bệnh cho ấu trùng.
+ Cách nuôi cấy tảo Cheatoceros, Artemia làm thức ăn tươi sống cho ấu trùng.
Trong thời gian thực tập mặc dù đã có nhiều cố gắng và nỗ lực của bản thân song do thời gian thực hiện đề tài ngắn, vốn kiến thức và kinh nghiệm bản thân về lĩnh vực còn hạn chế nên trong báo cáo không thể tránh khỏi sai sót.Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của thầy cô và các bạn đồng học để báo cáo được hoàn chỉnh hơn.
63 trang |
Chia sẻ: banmai | Lượt xem: 3003 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tìm hiểu quy trình sản xuất giống tôm He Chân trắng (Penaeus vannamei Boone, 1931) tại Vĩnh Tân - Tuy phong - Bình Thuận, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỈ THUẬT CÔNG NGHỆ VẠN XUÂN
KHOA NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
= = = ((( = = =
NGUYỄN ĐÌNH VƯƠNG
TÌM HIỂU QUY TRÌNH SẢN XUẤT GIỐNG TÔM HE CHÂN TRẮNG (Penaeus vannamei Boone, 1931)
TẠI VĨNH TÂN – TUY PHONG – BÌNH THUẬN
BÁO CÁO CUỐI KHÓA
Ngành Nuôi trồng Thủy sản, khóa 2008 - 2011
Bình thuận, tháng 06 năm 2011
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỈ THUẬT CÔNG NGHỆ VẠN XUÂN
KHOA NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
= = = ((( = = =
TÌM HIỂU QUY TRÌNH SẢN XUẤT GIỐNG TÔM HE CHÂN TRẮNG (Penaeus vannamei Boone, 1931)
TẠI VĨNH TÂN - TUY PHONG - BÌNH THUẬN
BÁO CÁO CUỐI KHÓA
Ngành Nuôi trồng Thủy sản, khóa 2008 - 2011
SVTH: NGUYỄN ĐÌNH VƯƠNG
MSSV: 0810050022
NHD : KS.NGUYỄN VĂN DƯƠNG
Bình thuận, tháng 06 năm 2011
LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến Ban Giám Hiệu Trường cao đẳng kỉ thuật công nghệ vạn xuân, cùng với khoa NTTS đã ủng hộ, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện để tôi hoàn thành tốt khóa học này.
Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới chú : KS Nguyễn Văn Dương người đã tận tình định hướng, chỉ bảo và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện báo cáo cuối khoa này.
Qua đây tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tập thể trại sản xuất giống tôm thẻ chân trắng đã tạo điều kiện về cơ sở vật chất giúp tôi hoàn thành báo cáo này.
Lời cảm ơn tới gia đình đã tạo điều kiện vật chất và tinh thần giúp con hoàn thành báo cáo này.
Lời cảm ơn chân thành xin gửi tới gia đình, bạn bè và đồng nghiệp, những người đã giúp đỡ và động viên tôi trong học tập cũng như trong cuộc sống.
Em xin chân thành cảm ơn
Bình thuận: tháng 06 năm 2011
Nguyễn đình vương
MỤC LỤC
Trang
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I: TỔNG LUẬN 3
1.1. Vài nét về đối tượng nghiên cứu 3
1.1.1. Hệ thống phân loại 3
1.1.2. Đặc điểm về hình thái 3
1.1.3. Đặc điểm phân bố 4
1.1.4. Đặc điểm về sinh thái 4
1.1.5. Đặc điểm sinh trưởng 5
1.1.6. Đặc điểm dinh dưỡng 5
1.1.7. Đặc điểm sinh sản và hoạt động giao vĩ 6
1.2. Các giai đoạn phát triển vòng đời 8
1.3 Tình hình nuôi tôm He Chân trắng trên thế giới và Việt Nam 10
1.3.1. Trên thế giới 10
1.3.2. Tại Việt Nam 11
CHƯƠNG II: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 13
2.1. Đối tượng, thời gian và địa điểm nghiên cứu 13
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu 13
2.1.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu 13
2.2. Nội dung nghiên cứu 13
2.3. Phương pháp nghiên cứu, thu thập và xử lý số liệu 15
2.3.1. Phương pháp gián tiếp 15
2.3.2. Phương pháp trực tiếp 15
2.3.3. Phương pháp xử lý số liệu 16
CHƯƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 18
3.1. Điều kiện tự nhiên và hệ thống công trình trại sản xuất 18
3.1.1. Vị trí địa lý 18
3.1.2. Điều kiện khí hậu 19
3.1.3. Thuận lợi và khó khăn 19
3.1.4. Tình hình kính tế và xã hội 20
3.1.5. Tình hình kin doanh 20
3.2. Nguồn nước và xử lý nước phục vụ sản xuất 20
3.3. Hệ thống bể nuôi 24
3.4. Kỹ thuật cho đẻ tôm He Chân trắng 25
3.4.1. Nguồn gốc tôm bố mẹ 25
3.4.2. Kỹ thuật nuôi thành thục tôm bố mẹ 25
3.4.3. Thức ăn và khẩu phần cho ăn 27
3.4.4. Bắt tôm cho đẻ 28
3.5. Kỹ thuật ương nuôi ấu trùng 30
3.5.1. Chuẩn bị bể ương ấu trùng 30
3.5.2. Kỹ thuật thả Nauplius 31
3.5.3. Chế độ chăm sóc và quản lý 32
3.5.4. Theo dõi một số yếu tố môi trường 35
3.6. Kết quả ương nuôi ấu trùng tôm He Chân trắng 40
3.7. Công tác phòng và trị bệnh 41
3.7.1. Phòng bệnh 41
3.7.2. Trị bệnh 42
3.8. Kỹ thuật nuôi cấy tảo làm thức ăn tươi sống cho ấu trùng 42
3.8.1. Trang thiết bị 42
3.8.2. Môi trường nuôi cấy 43
3.8.3. Cách tiến hành 44
3.9. Kỹ thuật sản xuất artemia……………………….……………………………..45
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Ý KIẾN 48
1. Kết luận 48
1.1. Nước và xử lý nước trong quy trình sản xuất 48
1.2. Hệ thống công trình 48
1.3. Kỹ thuật cho đẻ tôm bố mẹ 48
1.4. Kỹ thuật ương nuôi ấu trùng 48
1.5. Một số bệnh gặp trong quá trình sản xuất và cách phòng trị 48
1.6. Kỹ thuật nuôi cấy tảo 49
1.7. Kỹ thuật sản xuất artemia………….……………………………………..49
2. Đề xuất ý kiến 49
DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 1.1: Các yếu tố môi trường ở điều kiện tự nhiên của tôm 5
Bảng 1.2: Tỷ lệ protein tối ưu trong thức ăn của một số loài tôm 6
Bảng 2.1: Các yếu tố môi trường 17
Bảng 3.1: Chuẩn nước tôm mẹ 24
Bảng 3.2: Khối lượng và kích thước tôm bố mẹ 28
Bảng 3.3: Các loại thức ăn và tỉ lệ cho ăn 30
Bảng 3.4: Môi trường nuôi 31
Bảng 3.5: Kết quả sinh sản qua 5 lần cho đẻ 33
Bảng 3.6: Mật độ ương, sản lượng ấu trùng và TLS 44
Bảng 3.7: Thời gian biến thái của ấu trùng.. ….. . 45
Bảng 3.8: Nồng độ formol 46
Bảng 3.9: Môi trường và cách pha 48
Bảng 3.10: Các yếu tố thủy lý 49
Bảng 3.11: Các thông số môi trường ART 50
DANH MỤC HÌNH
Trang
Hình 1.1: Hình dạng ngoài của tôm He Chân trắng 3
Hình 1.2: Vòng đời tôm he ngoài tự nhiên 3
Hình 2.1: Sơ đồ khối nội dung ng hiên cứu 20
Hình 3.1: Bản đồ tự nhiên tỉnh bình thuận 20
Hình 3.2: Quy trình xử lý nước tôm bố mẹ 23
Hình 3.3: Môi trường nước cho tôm bố mẹ 24
Hình 3.4: Quy trình xử lí nước ương nuôi ấu trùng 24
Hình 3.5: Thùng lọc cát 25
Hình 3.6: Lọc tinh 26
Hình 3.7: Cắt mắt 28
Hình 3.8: Tôm giao vỹ và bố mẹ 29
Hình 3.9: Thả nauplius 32
Hình 3.10: Bể nuôi và cấp nước 34
Hình 3.11: Thùng chứa nauplius và thả nauplius 34
Hình 3.12: Các loại thức ăn 35
Hình 3.13: Cấp nước và thay nước 38
Hình 3.14: Biến động nhiệt độ theo thời gian ương tại bể 7 39
Hình 3.15: Biến động nhiệt độ theo thời gian ương tại bể 8 39
Hình 3.16: Biến động nhiệt độ theo thời gian ương tại bể 9 39
Hình 3.17: Biến động nhiệt độ theo thời gian ương tại bể 10 39
Hình 3.18: Diễn biến độ mặn trong bể ương 41
Hình 3.19: Biến động pH theo thời gian ương tại bể 7 41
Hình 3.20: Biến động pH theo thời gian ương tại bể 8 42
Hình 3.21: Biến động pH theo thời gian ương tại bể 9 42
Hình 3.22: Biến động pH theo thời gian ương tại bể 10 43
Hình 3.23: Các loại chất sử dụng nuôi cấy tảo 46
Hình 3.24: Hệ thống giàn nuôi sinh khối tảo 49
Hình 3.25: ART và hệ thống bể ấp 51
Hình 3.26: Thu và tẩy vỏ ART 52
GIẢI THÍCH THUẬT NGỮ VÀ CHỮ VIẾT TẮT
N: Giai đoạn Nauplius
Z: Giai đoạn Zoea
M: Giai đoạn Mysis
PL: Giai đoạn Postlarvae
NTTS: Nuôi trồng Thủy sản
TLS: Tỷ lệ sống
V: Thể tích
h: Giờ
TB: Trung bình
L: Lít
B : bước
G: gam
LỜI MỞ ĐẦU
Trong những năm vừa qua nghề nuôi trồng thủy sản ở nước ta đã có những bước tiến vượt bậc, góp phần đáng kể vào bức tranh phát triển kinh tế sôi động của nước nhà.Hiện nay trong tất cả các đối tượng nuôi phổ biến thì tôm thẻ chân trắng đang được ưu tiên phát triển bởi nó có giá trị kinh tế cao, đang còn tiềm năng để phát triển cả về chiều sâu lẫn chiều rộng.
Tuy nhiên do lợi nhuận của nghề nuôi tôm đem lại là khá lớn nên hầu hết các vùng nuôi tôm hiện nay đều phát triển quá nóng ngoài sự quản lý của cơ quan chức năng, chính điều này đang đưa nghề nuôi tôm của chúng ta tiềm ẩn nhiều mối nguy phát triển không bền vững: Đó là hiện tượng ô nhiễm môi trường sinh thái dẫn đến tôm nuôi bị dịch bệnh và chết hàng loạt trong nhưng năm gần đây. Như là hiện trạng sử dụng hoá chất, kháng sinh bừa bãi dẫn đến tôm bị còi cọc, tồn dư kháng sinh…Có nhiều nguyên nhân khiến nghề nuôi tôm phải đối mặt với những nguy cơ trên nhưng đáng cảnh báo và lo ngại nhất hiện nay là chất lượng tôm giống chưa đảm bảo, trong vấn đề sản xuất con giống đại trà hiện nay còn nhiều điều phải quan tâm. Thực tế sản xuất hiện nay cho thấy, do tốc độ phát triển nghề nuôi tôm thương phẩm rất nhanh nên yêu cầu về số lượng tôm giống hàng năm tăng nhanh. Để đáp ứng được nguồn cung cấp tôm giống cho thị trường, hàng loạt các trại sản xuất giống đã ra đời, nhưng để đạt được lợi nhuận tối đa họ đã sử dụng hàng loạt các loại hoá chất, kháng sinh nguy hiểm để phòng trị bệnh nhằm nâng cao tỷ lệ sống của ấu trùng… và dĩ nhiên hậu quả là tôm giống sẽ bị còi cọc, chậm lớn và tồn dư lượng thuốc kháng sinh.Trong nuôi tôm thương phẩm sẽ phải sử dụng kháng sinh liều cao, dẫn đến tồn dư kháng sinh trong thịt tôm, ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ người tiêu dùng. Trong bối cảnh nước ta đang vào sâu WTO thì điều này sẽ là trở ngại lớn cho mặt hàng tôm xuất khẩu vào các thị trường đầy tiềm năng nhưng khó tính như EU, Nhật Bản, Hoa Kỳ…
Đứng trước thực trạng đó, việc sản xuất ra nguồn tôm giống đủ về số lượng, đảm bảo chất luợng sạch bệnh và hạn chế tối đa kháng sinh, hoá chất đang là đòi hỏi bức thiết của nghề nuôi tôm công nghiệp đối với các nhà nghiên cứu và sản xuất tôm giống.
Để sản xuất được nguồn tôm giống có chất lượng tốt và sạch bệnh.Trên cơ sở đó, được sự đồng ý của Khoa Nuôi trồng Thủy sản – Trường Cao Đẳng Kỉ Thuật Công Nghệ Vạn Xuân, và tình cấp thiết yêu cầu của gia đình nên tôi thực hiện đề tài “Tìm hiểu quy trình sản xuất giống tôm He Chân trắng (Penaeus vannamei Boone, 1931) tại vĩnh tân - tuy phong - bình thuận”.Mục tiêu là tìm hiểu được các biện pháp kỹ thuật tối ưu và có hiệu quả nhất trong công tác sản xuất giống tôm He Chân trắng.
Đề tài cần tìm hiểu với các nội dung cụ thể sau:
+ Nguồn gốc tôm bố mẹ và kỹ thuật nuôi vỗ, cho đẻ.
+ Các loại thức ăn sử dụng và chế độ chăm sóc quản lý tôm bố mẹ.
+ Kỹ thuật ương nuôi ấu trùng.
+ Phòng và trị bệnh cho ấu trùng.
+ Cách nuôi cấy tảo Cheatoceros, Artemia làm thức ăn tươi sống cho ấu trùng.
Trong thời gian thực tập mặc dù đã có nhiều cố gắng và nỗ lực của bản thân song do thời gian thực hiện đề tài ngắn, vốn kiến thức và kinh nghiệm bản thân về lĩnh vực còn hạn chế nên trong báo cáo không thể tránh khỏi sai sót.Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của thầy cô và các bạn đồng học để báo cáo được hoàn chỉnh hơn.
Bình thuận, tháng 06 năm 2011
Sinh viên: Nguyễn đình vương
CHƯƠNG I: TỔNG LUẬN
1.1. Vài nét về đối tượng nghiên cứu
1.1.1. Hệ thống phân loại
Ngành chân khớp: Arthropoda
Ngành phụ có mang: Branchiata
Lớp giáp xác: Crustacea
Bộ mười chân: Decapoda
Bộ phụ bơi lội: Natantia
Họ tôm he: Penaeidae
Giống tôm he: Penaeus
Loài: Penaeus vannamei (Boone, 1931)
Tên Việt Nam: Tôm He Chân trắng
Tên tiếng Anh: Whiteleg shrimp
Tên FAO: Camaron patiplanco
Tên khoa học: Litopenaeus vannamei.
Hình 1.1: Hình dạng ngoài của tôm He Chân trắng
1.1.2. Đặc điểm về hình thái
a. Cấu tạo cơ thể
Chia làm 2 phần:
Phần đầu ngực
Phần đầu ngực có các đôi phần phụ, một đôi mắt kép có cuống mắt, 2 đôi râu (Anten 1 và Anten 2), 3 đôi hàm (đôi hàm lớn, đôi hàm nhỏ 1 và đôi hàm nhỏ 2), 3 đôi chân hàm giúp cho việc ăn và bơi lội, 5 đôi chân ngực giúp cho việc ăn và bò trên mặt đáy.Ở tôm cái, giữa các gốc chân ngực 4 và 5 có thelycum.Phần đầu ngực được bảo vệ bởi giáp đầu ngực.Trên giáp đầu ngực có nhiều gai, gờ, sóng, rãnh.
Phần bụng
Bụng chia làm 7 đốt, 5 đốt đầu mỗi đốt mang một đôi chân bơi.Mỗi chân bụng có một đốt chung bên trong, đốt ngoài chia thành 2 nhánh: nhánh trong và nhánh ngoài.Đốt bụng thứ 7 biến thành telson hợp với đôi chân đuôi phân nhánh tạo thành đuôi, giúp tôm bơi lội lên xuống và búng nhảy.Ở tôm đực, 2 nhánh trong của đôi chân bụng 1 biến thành petasma và 2 nhánh trong của đôi chân bụng 2 biến thành đôi phụ bộ đực, là các bộ phận sinh dục bên ngoài.
b. Màu sắc
Vỏ tôm He Chân trắng mỏng, có màu trắng bạc, nhìn vào cơ thể tôm thấy rõ đường ruột và các đốm nhỏ dày đặc từ lưng xuống bụng, chân bò màu trắng ngà, chân bơi có màu vàng nhạt, các vành chân đuôi có màu đỏ nhạt và xanh, râu tôm có màu đỏ và chiều dài gấp 1,5 lần chiều dài thân.
1.1.3. Đặc điểm phân bố
Tôm He Chân Trắng chủ yếu phân bố tự nhiên ở vùng biển nhiệt đới và cận nhiệt đới của vùng Đông Thái Bình Dương.
Hiện nay, tôm He Chân trắng được đưa sang nuôi ở Đài Loan, Trung Quốc, Việt Nam, Thái Lan và nhiều nước khác.
1.1.4. Đặc điểm về sinh thái
Môi trường sống:
Tôm He Chân trắng sống ở các vùng biển tự nhiên có các đặc điểm sau:
Nền đáy
Nhiệt độ nước(oC)
Độ mặn (‰)
Độ sâu (m)
Ph
Bùn
25 ÷ 32
28 ÷ 43
0 ÷ 72
7,7 ÷ 8,3
Bảng 1.1: Các yếu tố môi trường ở điều kiện tự nhiên của tôm
Tôm trưởng thành sống ở các vùng nước xa bờ có độ trong cao, Tôm con ưa sống ở những khu vực cửa sông giàu sinh vật.
Trong điều kiện môi trường như vậy chúng có tập tính vùi mình vào ban ngày để lẩn tránh kẻ thù.Tôm lột xác về đêm, thời gian lột xác lúc nhỏ nhanh hơn lúc lớn, thường 15 ngày tôm lột xác 1 lần.
Khả năng thích ứng môi trường
Tôm He Chân trắng được xem là loài có sức chịu đựng cao, Có sự thích nghi rất mạnh với sự thay đổi của môi trường sống.Chúng sống được ở những vùng nước mặn và nước ngọt hoàn toàn.
1.1.5. Đặc điểm sinh trưởng
Quá trình lột xác là nguyên nhân làm cho sự tăng trưởng về kích cỡ không liên tục.Kích thước cơ thể giữa hai lần lột xác hầu như không tăng hoặc tăng không đáng kể và sẽ tăng vọt sau mỗi lần lột xác.Tôm He Chân trắng có tốc độ tăng trưởng tương đối nhanh.Tốc độ tăng trưởng phụ thuộc vào từng giai đoạn phát triển, giới tính và điều kiện môi trường, dinh dưỡng.
Tôm He Chân trắng lớn nhanh trong giai đoạn đầu sau đó lớn chậm lại dần. Trong điều kiện ao nuôi thương phẩm với mật độ nuôi 100 con/m2, tôm lớn nhanh ở trong 3 tuần đầu tiên, tới cỡ 30 gam/con tôm lớn chậm dần và con cái lớn nhanh hơn tôm đực.
1.1.6. Đặc điểm dinh dưỡng
Tính ăn tôm he
Tôm He Chân trắng là loài động vật ăn tạp nhưng thiên về ăn động vật.Ngoài tự nhiên tôm tích cực bắt mồi vào ban đêm, vào kỳ nước cường lúc thủy triều lên.Tính ăn của tôm thay đổi tùy theo giai đoạn phát triển.Tôm có thể ăn thịt lẫn nhau khi lột xác hoặc khi thiếu thức ăn.
Nhu cầu dinh dưỡng
Protein là thành phần quan trọng nhất trong thức ăn của tôm. Tôm He Chân trắng không cần thức ăn có hàm lượng protein cao như tôm Sú, 35% protein được coi là thích hợp hơn cả.Tôm He Chân trắng có khả năng chuyển hóa thức ăn rất cao.
Loài
Tỷ lệ protein thích hợp (%)
Tôm He Nhật bản (Penaeus japonicus)
40
Tôm He Chân trắng (Penaeus vannamei)
35
Tôm Sú (Penaeus monodon)
46
Bảng 1.2: Tỷ lệ protein tối ưu trong thức ăn của một số loài tôm
1.1.7. Đặc điểm sinh sản và hoạt động giao vĩ
a. Đặc điểm sinh sản
Trong thiên nhiên, tôm trưởng thành, giao hợp, sinh đẻ trong những vùng biển có độ sâu 70 mét với nhiệt độ 26 - 28oC, độ mặn khá cao 35o/oo .Trứng nở ra ấu trùng và vẫn loanh quanh ở khu vực sâu này.Tới giai đoạn Postlarvae, chúng bơi vào gần bờ và sinh sống ở đáy những vùng cửa sông cạn. Nơi đây điều kiện môi trường rất khác biệt: thức ăn nhiều hơn, độ mặn thấp hơn, nhiệt độ cao hơn ... Sau một vài tháng, tôm con trưởng thành, chúng bơi ngược ra biển và tiếp diễn cuộc sống giao hợp, sinh sản làm trọn chu kỳ.
Tôm He Chân trắng có thời gian sinh sản tương đối dài.Sống ở vùng nhiệt đới, mùa vụ sinh sản của tôm He Chân trắng có thể kéo dài quanh năm.Còn ở vùng ôn đới tôm có thể mang trứng từ tháng 3 đến tháng 11.
Tôm He Chân Trắng thuộc loại sinh sản túi tinh mở(open thelycum).
Trình tự của loại hình sinh sản này là: Tôm mẹ → Lột vỏ → Thành thục Error! Not a valid link. Giao vỹ Error! Not a valid link. Đẻ trứng
Túi tinh chỉ được đính vào thelycum hở, không được bảo vệ chắc chắn dễ bị rớt và tôm có thể giao vỹ trở lại.Vì vậy, một tôm cái có thể giao vỹ nhiều lần trong một chu kỳ lột xác.
b. cơ quan sinh dục
- Cơ quan sinh dục đực: Gồm các cơ qua bên trong và bên ngoài, bên trong gồm 2 tinh hoàn, 2 ống dẫn tinh và 2 túi chứa tinh.Bên ngoài gồm petasma và một đôi bộ phụ đực.Tinh trùng có dạng hình cầu nhỏ gồm 2 phần, phần đầu rộng hình cầu, phần đuôi ngắn và dày, nhìn vào túi tinh có màu trắng đục.
- Cơ quan sinh dục cái: Cơ quan bên trong bao gồm một đôi buồng trứng, một đôi ống dẫn trứng, bên ngoài là thelycum hở nằm ở gốc chân bò 5.Ở những cá thể thành thục, buồng trứng kéo dài từ tâm dạ dày đến đốt bụng 6.Trong vùng giáp đầu ngực buồng trứng có một đôi thùy trước thon dài và 5 thùy bên, đôi thùy bụng nằm ở các đốt trên ruột.
- Sự phát triển của buồng trứng chia làm 5 giai đoạn:
+ Giai đoạn chưa phát triển: Buồng trứng mềm, nhỏ trong, không nhìn thấy qua vỏ kitin, giai đoạn này chỉ có ở tôm chưa trưởng thành.
+ Giai đoạn phát triển: Buồng trứng lớn hơn kích thước ruột, có màu trắng đục, hơi vàng, rãi rác có các sắc tố đen trên bề mặt.
+ Giai đoạn gần chín: Kích thước buồng trứng tăng nhanh, màu vàng đến vàng cam, có thể nhìn thấy qua vỏ kitin.
+ Giai đoạn chín: Kích thước buồng trứng đạt cực đại, căng tròn, màu xanh xám đậm nét.Ở đốt bụng thứ nhất buồng trứng phát triển lớn.
+ Giai đoạn đẻ rồi: Kích thước buồng trứng vẫn lớn, buồng trứng mềm và nhăn nheo.Các thùy không căng như giai đoạn 4.Buồng trứng có màu xám nhạt.Trong buồng trứng vẫn còn trứng không đẻ.
c. Hoạt động giao vỹ
Ban đầu một hoặc nhiều con đực cùng đuổi theo con cái ở phía sau, con đực thường dùng chủy và râu đẩy nhẹ dưới đuôi con cái.Sau đó, tôm đực lật ngữa thân và ôm tôm cái theo hướng đầu đối đầu, đuôi đối đuôi.Thời gian giao vĩ xảy ra nhanh, từ lúc rượt đuổi đến lúc kết thúc lâu nhất là 7 phút, nhanh nhất là 3 phút.
d. Sức sinh sản
Tôm He Chân trắng có tốc độ sinh trưởng nhanh, thành thục sớm, tôm cái có khối lượng 30 – 40g là có thể tham gia sinh sản.Sức sinh sản thực tế khoảng 10 – 15 vạn trứng/tôm mẹ. Sau khi đẻ buồng trứng lại phát dục tiếp, thời gian giữa 2 lần đẻ liên tiếp cách nhau 2 – 3 ngày (đầu vụ chỉ khoảng 50 giờ), con đẻ nhiều nhất có thể lên đến 10 lần/năm, thường 2 – 3 lần đẻ liên tiếp thì có 1 lần lột xác.
e. Cơ sở khoa học của kỹ thuật cắt mắt tôm mẹ
Phức hệ cơ quan X - tuyến nút (X organ - Sinus gland) nằm ở cuống mắt trực tiếp điều khiển tổng hợp hormone ức chế sự phát triển tuyến sinh dục (Gonad Inhibiting Hormone - GIH) và hormone ức chế lột xác (Moulting Inhibiting Hormone - MIH) ở cả tôm đực và cái.Cắt cuống mắt nhằm loại bỏ bớt phức hệ cơ quan X - tuyến sinus từ đó làm giảm tác nhân ức chế GIH.Kết quả quá trình cắt mắt là thúc đẩy nhanh sự chín muồi tuyến sinh dục, tăng số lượng trứng trong một chu kỳ lột xác bởi nó làm tăng tần suất đẻ trứng.Tuy nhiên việc cắt mắt có thể làm giảm MIH, đẩy nhanh tiến trình lột xác của tôm. Sau cắt mắt tôm có thể thành thục sinh dục hoặc lột xác tùy thuộc vào tôm đang ở vào thời điểm nào trong chu kỳ lột xác.
1.2. Các giai đoạn phát triển vòng đời
Tôm He Chân trắng trải qua 3 giai đoạn phát triển chính là: ở nhiệt độ 27 - 29oC Nauplius (kéo dài 1,5 ngày), Zoea (5 ngày), Mysis (3 ngày), và hậu ấu trùng Postlarvae.
Hinh 1.2: vòng đời tôm he chân trắng ngoài tự nhiên
- Giai đoạn ấu trùng không đốt (Nauplius):
Nauplius không cử động được trong khoảng 30 phút đầu, sau đó bắt đầu bơi và rất dễ lôi cuốn bởi ánh sáng.Nauplius thay vỏ 6 lần (Nauplius1 ÷ Nauplius 6), mỗi lần kéo dài khoảng 6 giờ.Trong thời kỳ này ấu trùng bơi không liên tục và dinh dưỡng bằng noãn hoàng.
- Giai đoạn ấu thể Zoea:
Giai đoạn này Zoea bơi liên tục, Zoea ăn thực vật phù du, đặc biệt là các loài tảo khuê (Cheatoceros sp và Skeletonema costatum).Zoea thay vỏ 3 lần (Zoea 1 ÷ Zoea 3) trong 5 ngày, mỗi lần kéo dài khoảng 36 giờ.Sự nhận dạng chuyển giai đoạn là cần thiết, thời gian chuyển giai đoạn nhanh hay chậm tùy thuộc vào nhiệt độ và chất lượng nước, khả năng bắt mồi của ấu trùng.
- Giai đoạn Mysis:
Thời kỳ này ấu trùng trải qua 3 giai đoạn phụ (Mysis1 ÷ Mysis3), mỗi giai đoạn kéo dài khoảng 14 ÷ 28 giờ, tất cả là 3 ngày sau đó chuyển sang Postlarvae.Ấu trùng Mysis ăn cả thực vật lẩn động vất phù du.Mysis có khuynh hướng bơi xuống sâu và đuôi đi trước, đầu đi sau, khi bơi ngược đầu Mysis dùng 5 cặp chân bò dưới bụng tạo ra những dòng nước nhỏ đẩy khuê tảo vào miệng và đẩy động vât phù du về phía cặp chân bò để tóm lấy dễ dàng hơn.
- Giai đoạn Postlarvae: Giai đoạn này ấu trùng bơi thẳng, có định hướng về phía trước.Bơi lội chủ yếu nhờ vào chân bụng, hoạt động nhanh nhẹn, bắt mồi chủ động, thức ăn chủ yếu là động vật nổi.
+ Thời kì ấu niên: Postlarvae 5 - Postlarvae 20 tôm chuyển sang sống đáy, bắt đầu bò bằng chân bò, bơi bằng chân bơi.
+ Thời kì thiếu niên: Tôm bắt đầu ổn định về tỉ lệ thân, bắt đầu có thelycum ở con cái và petasma ở con đực nhưng chưa hoàn chỉnh.
+ Thời kì tôm sắp trưởng thành: Đặc trưng bởi sự chín sinh dục, ở tôm đực bắt đầu có tinh trùng, tôm cái lên trứng.
+ Thời kì trưởng thành: Đây là giai đoạn chín sinh dục hoàn toàn, tôm bắt đầu tham gia sinh sản.
1.3 Tình hình nuôi tôm He Chân trắng trên thế giới và Việt Nam
1.3.1. Trên thế giới
Sản lượng tôm He Chân trắng ngày càng chiếm thị phần rất lớn trong tổng sản lượng nuôi tôm.Các quốc gia Châu Mỹ như Ecuado, Mehico, Panama….là những nước có nghề nuôi tôm He Chân trắng từ lâu đời, Trong đó Ecuado là nước đứng đầu về sản lượng.
Trước đây thông tin về các đợt dịch bệnh, đặc biệt là hội chứng virut Taura gây giảm sút sản lượng nghiêm trọng ở các quốc gia Châu Mỹ, đã gây tâm lo ngại cho các nhà quản lý ở các quốc gia có ý định nhập nội thử nghiệm và phát triển nghề nuôi tôm He Chân trắng. Tuy nhiên những thành công của các công trình nghiên cứu, tạo đàn tôm sạch bệnh và cải thiện chất lượng di truyền ở các quốc gia Châu Mỹ đã mở ra hy vọng cho việc duy trì và phát triển nghề nuôi tôm Chân Trắng nói riêng và nghề nuôi tôm biển nói chung ở các vùng sinh thái trên thế giới.
Trung Quốc, Đài Loan, Indonexia, Philippin, Malaixia đã tiến hành nhập và thuần hóa loài tôm He Chân trắng.Đi đầu là Trung Quốc, họ đã nhập về nuôi ở tỉnh Sơn Đông.Năm 1998 sản xuất được 150 triệu giống thuần chủng, sạch bệnh.Năng suất nuôi bình quân 2 tấn/ha/vụ và sẵn sàng chuyển giao công nghệ cho bất cứ quốc gia nào muốn nhập nuôi đối tượng này.
Theo số liệu của FAO (2002), năm 2003 sản lượng nuôi tôm của Châu Á ước đạt 1,35 triệu tấn, tăng 11% so với sản lượng ước tính năm 2002 và 15% sản lượng ước tính năm 2001.Riêng Trung Quốc ước đạt 390.000 tấn, tăng 15% sản lượng ước đạt năm 2002.Tiếp đến là Thái Lan 280.000 tấn, giảm 9% sản lượng năm 2000.Sản lượng của Indonexia tăng ước đạt 160.000 tấn.Sản lượng Ấn Độ năm 2003 có thể đạt 150.000 tấn.Thực tế trong năm 2003 các nước Châu Á dẫn đầu về sản lượng nuôi tôm thế giới, chiếm khoảng 86% sản lượng toàn cầu.Riêng tôm He Chân trắng chiếm 42% sản lượng, tương đương với tôm Sú.Trong đó Trung Quốc là nước dẫn đầu về sản lượng, tiếp đến là Thái Lan, Indonexia, Ấn Độ,….
Vậy nhìn chung sản lượng nuôi tôm He Chân trắng đã không ngừng tăng kể từ năm 2000.Theo thống kê của tổ chức Nông Lương Liên Hợp Quốc (FAO), tổng sản lượng tôm He Chân trắng năm 2006 ước đạt 2,13 triệu tấn, tăng 15 lần so với năm 2000.Tôm He Chân trắng chiếm 31% tổng sản lượng khai thác và nuôi trồng trên thế giới, theo dự báo sản lượng sẽ tiếp tục tăng trong những năm tới do hiện nay có nhiều nước đang đẩy mạnh phát triển đối tượng nuôi mới này.
1.3.2. Tại Việt Nam
Tôm chân trắng được di nhập vào việt nam từ năm 2001 từ nhiều quốc gia, vùng lảnh thổ khác nhau như mỹ, đài loan, trung quốc thái lan… từ đó đến nay nghề nuôi tôm chân trắng tại việt nam đã phát triển mạnh mẽ và chiếm lĩnh thị trường xuất khẩu. theo vụ nuôi trồng thủy sản trước năm 2005, diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng của việt nam không đáng kể đến năm 2009, chỉ trong 8 tháng đầu năm, diện tích nuôi tôm chân trắng cả nước đạt 15.300ha, sản lượng đạt 33.500 tấn chiếm gần 20% tổng sản lượng tôm cả nước.
Ông lê trí viễn vụ phó vụ nuôi troogf thủy sản cho biết: trong 8 tháng đầu năm 2010, diện tích nuôi tôm chân trắng đã tăng lên 21.000ha, tăng 30% so với năm trước và nó trở thành đối tượng nuôi pổ biến tại các tỉnh miền trung.
Theo thống kê của viên nghiên cưu nuôi trồng thủy sản III, năm 2009 cả nước có 490 trại sản xuất giống tôm chân trắng, mỗi năm sản xuất được khoảng 10 tỷ con giống. tuy nhiên với diện tích thả nuôi như hiên nay thì mỗi năm nước ta cần khoảng 20-25 tỷ con giống, đến năm 2012, dự báo nhu cầu con giống lên tới khoảng 50 tỷ con, như vậy nguồn con giống chân trắng sản xuất tại việt nam mới chỉ đáp ứng được rất ít so với nhu cầu thực tế.Trong khi đó, BỘ NN-PTNT đã có quy định với con tôm chân trắng là chỉ cho nhập khẩu và xuất bán tôm chân trắng bố mẹ, tôm giống sạch từ cá cơ sở sản xuất được bộ công nhận. Để đảm bảo an ninh sinh học, các trại sản xuất tôm giống không được sản xuất giống tôm chân trắng tại các trại sản xuất giống tôm sú và các loại khác.Tôm bố mẹ nhập khẩu phải được kiểm dịch, cách ly kiểm dịch theo đúng quy định.
Quy định của bộ là vậy, nhưng trên thực tế, tôm giống chất lượng cao, sạch bệnh được sản xuất theo đúng quy định và quy trình hiện nay còn quá ít chỉ chiếm khoảng 10-15% s với lượng giống sản xuất trên thị trường.Tôm giống trung quốc có nguôn gốc không rỏ ràng, không qua kiểm dịch theo đường tiểu ngạch tràn vào việt nam với giá rất rẻ, chỉ bằng 60-70% so với giá tôm giống từ Hawaii.Thực tế các trại sản xuất tôm sú giống tại các tỉnh miền trung do không còn hiệu quả vì dịch bệnh đả chuyển sang sản xuất giống tôm chân trắng, tôm bố mẹ chủ yếu được tuyển lựa từ nuôi thương phẩm.Chất lượng tôm trôi nổi trên thị trường khó kiểm soát, tôm giống không rỏ nguồn gốc đang chiếm thị phần lớn gây rất nhiều khó khăn cho các cơ sở sản xuất giống tôm sạch bệnh.
Để phục vụ sản xuất giống và phát triển nuôi tôm chân trắng, trong những năm qua các đơn vị khoa học của bộ NN-PTNT đã triển khai nghiên cứu một số công trình khoa học như: quy trình nuôi vỗ tôm bố mẹ và cho sinh sản nhân tạo; nghiên cứu sản xuất tôm chân trắng bố mẹ chất lượng và sạch bệnh có nguồn gốc nhập từ Hawaii phục vụ sản xuất giống nhân tạo.Ứng dụng công nghệ sinh học sản xuất giống tôm sạch bệnh.Tuy nhiên trong lĩnh vực di truyền và chọn tạo đàn tôm chân trắng bố mẹ có chất lượng cao và khả năng kháng bệnh trong điều kiện nuôi ở việt nam đến nay chưa có một công trình nghiên cứu nào được thực hiện.Tôm bố mẹ không được chủ động, khó kiểm soát do nhập từ nhiều nguồn khác nhau trở thành thách thức chính cho công nghẹ nuôi tôm chân trắng ở việt nam.
Hiện tại tôm He Chân trắng đã được đưa vào nuôi rộng khắp ở các vùng nuôi tôm trên cả nước và hiệu quả đã được khẳng định rõ.Tuy nhiên với việc nuôi tràn lan như hiện nay thì nguy cơ ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh gây thiệt hại cho người nuôi là điều khó tránh khỏi.Do đó cần phải tổ chức quy hoạch lại các vùng nuôi và đầu tư nghiên cứu sản xuất giống tôm sạch bệnh là yêu cầu cấp thiết.
CHƯƠNG II: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng, thời gian và địa điểm nghiên cứu
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu
Penaeus vannamei (Boone,1931)
Tên Việt Nam: Tôm He Chân trắng
2.1.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
Thời gian nghiên cứu: từ ngày 04/04/2011 - 10/06/2011
Địa điểm nghiên cứu: Trại giống số 35 bực lỡ - vĩnh tân – tuy phong – bình thuận
2.2. Nội dung nghiên cứu
Hình 2.1: Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu
2.3. Phương pháp nghiên cứu, thu thập và xử lý số liệu
2.3.1. Phương pháp gián tiếp
Tìm hiểu về điều kiện tự nhiên, vị trí xây dựng trại, đánh giá những mặt thuận lợi và khó khăn.
Tìm hiểu hoạt động của trại sản xuất giống.
Quy mô, cấu trúc và vận hành hệ thống bể chứa, lắng lọc, hệ thống cung cấp nước, xử lý nước.
2.3.2. Phương pháp trực tiếp
Vệ sinh trại và làm hệ thống bể lọc.
Kỹ thuật cho đẻ tôm bố mẹ.
Kỹ thuật tuyển chọn tôm bố mẹ, phương pháp cắt mắt tôm cái.
Kỹ thuật nuôi dưỡng thành thục tôm tôm bố mẹ và giao vỹ tôm.
Thời điểm tôm mẹ đẻ.
Thời điểm và cách thu Nauplius.
Kỹ thuật ương nuôi ấu trùng.
Xử lý nước khi ương nuôi ấu trùng.
Xác định các yếu tố môi trường trong bể ương.
Yếu tố môi trường
Dụng cụ sử dụng
Thời gian đo
Nhiệt độ
Máy đo nhiệt độ
2 lần/ngày (7h – 14h)
Ph
Test do màu
2 lần/ ngày (7h – 14h)
Độ mặn
Máy
1 lần/ngày 7h
Bảng 2.1: yếu tố môi trường
Chế độ chăm sóc và quản lý sức khỏe ấu trùng.
Theo dõi tình trạng sức khỏe ấu trùng:
Dùng ly thủy tinh hoặc ca nhựa múc nước chứa ấu trùng soi dưới ánh đèn hoặc ánh sáng mặt trời để quan sát hoạt động bơi lội, tính ăn và thời gian chuyển giai đoạn của ấu trùng.Khi quan sát lưu ý một số đặc điểm như sau :
- Nếu ấu trùng đang ở giai đoạn Zoea mà thấy có xuất hiện những dải phân dài kéo theo sau ấu trùng là ấu trùng có tình trạng sức khỏe tốt.
- Dùng kính hiển vi để xác định nếu có triệu chứng bệnh của ấu trùng như bệnh nấm và triệu chứng của vi khuẩn.
- Theo dõi lượng thức ăn dư thừa để biết ấu trùng khỏe hay yếu.
Chế độ siphon và thay nước: Theo dõi chế độ thay nước, cấp nước và các công việc liên quan đến cấp và thay nước.
Phòng và trị một số bệnh thường gặp trong quá trình ương nuôi:
- Theo dõi giai đoạn phát triển ấu trùng, tình trạng sức khỏe, hoạt động bơi lội, tính ăn, chất lượng nước để phòng và trị bệnh cho ấu trùng.
- Các phương pháp xử lý môi trường bể nuôi.
- Các loại thuốc dùng để phòng và trị bệnh.
Thức ăn trong ương nuôi ấu trùng
Có hai loại thức ăn cho ấu trùng là thức ăn tổng hợp và thức ăn tươi sống.
- Tên, xuất xứ và hàm lượng dinh dưỡng của các loại thức ăn tổng hợp.
- Cách ấp nở Artemia.
- Cách pha môi trường nuôi cấy tảo và cách nuôi sinh khối tảo.
2.3.3. Phương pháp xử lý số liệu
Tính tổng ấu trùng có trong bể (A)
(2.1)
Trong đó: - A: Tổng số ấu trùng
- : Số lượng ấu trùng trong 100 (ml) nước
- V: Thể tích bể ương
Tính tỷ lệ nở (TLN)
% (2.2)
Trong đó: TLN: Tỷ lệ nở
V: Tổng số ấu trùng có trong bể ương
E: Tổng số trứng
Thời gian biến thái của ấu trùng (T)
(2.3)
Trong đó: T: Thời gian biến thái của ấu trùng
T2: Thời điểm xuất hiện đặc điểm ấu trùng giai đoạn trước
T1: Thời điểm xuất hiện đặc điểm ấu trùng giai đoạn sau
Tỷ lệ sống của ấu trùng (TLS)
TLS (%) = * 100% (2.4)
Trong đó: A1: Tổng số ấu trùng ban đầu
A2: Tổng số ấu trùng qua từng giai đoạn
Công thức tính giá trị trung bình
(2.5)
Trong đó: : Giá trị trung bình mẫu
n: Số lần kiểm tra mẫu
Xi: Giá trị kiểm tra lần thứ i
CHƯƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Điều kiện tự nhiên và hệ thống công trình trại sản xuất
3.1.1. Vị trí địa lý
Bình Thuận là tỉnh duyên hải cực Nam Trung Bộ, với bờ biển dài 192km từ mũi Đá Chẹt giáp Cà Ná, Ninh Thuận đến bãi bồi Bình Châu, Bà Rịa - Vũng Tàu. Phía bắc giáp tỉnh Ninh Thuận, phía tây bắc giáp tỉnh Lâm Đồng, phía tây giáp tỉnh Đồng Nai, phía tây nam giáp tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, phía đông giáp với Biển Đông.
Diện tích tư nhiên là 783.000 ha
Tỉnh Bình Thuận có 01 thành phố, 01 thị xã và 08 huyện bao gồm Thành phố Phan Thiết, thị xã La Gi và các huyện: Tuy Phong, Bắc Bình, Hàm Thuận Bắc, Hàm Thuận Nam, Hàm Tân, Tánh Linh, Đức Linh và huyện đảo Phú Quý.Bình Thuận có nhiều dân tộc sinh sống: Kinh, Chăm, Hoa, K'Ho, Chơ Ro...
Địa hình chia làm 3 vùng: rừng núi, đồng bằng, ven biển.Có nhiều nhánh núi đâm ra biển, tạo nên các mũi La Gàn, Mũi Nhỏ, Mũi Rơm, Kê Gà... Các con sông chảy qua Bình Thuận: La Ngà, sông Quao, sông Công, sông Dinh.Tỉnh có quốc lộ 1A, đường sắt Bắc Nam đi qua, cách thành phố Hồ Chí Minh - một trung tâm văn hóa kinh tế lớn của đất nước, khoảng 200 km.
Phần đất liền của tỉnh Bình Thuận nằm trong giới hạn 10035'-11038' Bắc và 107024'-108053’ Đông.
Hình 3.1: Bản đồ tự nhiên tỉnh Bình Thuận
Trại sản xuất tôm giống thuộc địa bàn huyện Tuy Phong.Biển là tài nguyên vô tận của Tuy Phong, với 50 km bờ biển, nguồn tài nguyên phong phú đa dạng và có trữ lượng lớn.Ngoài ra, biển Tuy Phong có mặt nước rộng nguồn nước trong sạch với nhiều eo vịnh và đặc biệt ít cửa sông nên môi trường rất thuận lợi cho nghề nuôi trồng thuỷ sản, đặc biệt là sản xuất giống tôm he.
3.1.2. Điều kiện khí hậu
Khí hậu
Nhiệt độ không khí: Tương đối cao và ít dao động giữa các mùa, những tháng có nhiệt độ thấp nhất từ 17oC - 24oC và tháng cao nhất là 34oC.
Độ ẩm: Độ ẩm trung bình hàng năm 85,5 %.
Thời tiết: Mùa mưa ngắn kéo dài từ tháng 9 ÷ 12, lượng mưa chiếm 50% tổng lượng mưa cả năm. Mùa khô từ tháng 1 ÷ 8, những tháng còn lại mùa nắng, trung bình mỗi năm có 2.600 giờ nắng.
3.1.3. Thuận lợi và khó khăn
Thuận lợi:
- Được thiên nhiên ưu đãi cho thời tiết nắng ấm, nguồn nước trong sạch, độ mặn cao và ổn định quanh năm là điều kiện thuận lợi cho sản xuất.
- Đội ngũ công nhân lành nghề, có trình độ kỹ thuật, giàu kinh nghiệm và nhiệt tình, có trách nhiệm trong công việc.
- Nằm cạnh trục đường giao thông, thuận lợi cho việc giao dịch buôn bán.
- Tôm giống của Công ty được nhiều khách hàng tín nhiệm nên thương hiệu đã ổn định và nổi tiếng.
- Nằm trong vùng quy hoạch sản xuất tôm giống nên các điều kiện cơ sở vật chất, hạ tầng đều đầy đủ.
- Được sự quan tâm của chính quyền địa phương.
Khó khăn:
Mặc dù Công ty đã đi vào sản xuất ổn định, nhưng bên cạnh những thuận lợi đó thì cũng có không ít khó khăn thách thức trong sản xuất kinh doanh.
- Có nhiều Công ty, trại sản xuất giống mới thành lập nên sự cạnh tranh khách hàng ngày càng lớn.
- Chất lượng môi trường biển ngày càng có dấu hiệu suy giảm nên việc sản xuất có nhiều khó khăn, dịch bệnh đe dọa thường xuyên.
- Nguồn tôm bố mẹ từ nước ngoài chi phí cao.
- Chi phí cho vật tư sản xuất ngày càng cao, có sự cạnh tranh giữa nhiều công ty nên giá thành ngày càng hạ.
3.1.4. tình hình kinh tế xã hội
Tổ chức bộ máy hành chính:
Công ty bao gồm: 1 giám đốc, 1 phó giám đốc.
Với 4 quản lý bộ phận, 4 quản lý kỹ thuật, 7 kỹ thuật viên điều hành bộ phận và 39 công nhân viên phục vụ sản xuất giống tôm, tảo và ấp Artemia, cùng với các bộ phận hành chính.
Văn phòng: 2 người, kế toán và kinh doanh: 3 người, phòng điện và cơ khì: 3 người, phòng tổng hợp vật tư: 3 người, điều hành nhân sự: 1 người
3.1.5. tình hình kinh doanh
Công ty có 4 trại sản xuất giống chủ yếu tôm He chân trắng một trại nuôi tôm mẹ và một trại sản xuất giống tảo cung cấp cho các công ty khác. Số công nhân lên tới 70 ngời. Sắp tới công ty còn liên kết với các cơ sở sản xuất tôm giống trong địa bàn tỉnh nhằm thuê lại cơ sở sản xuất để sản xuất giống cho công ty cung cấp giống cho các tỉnh Nam Trung Bộ, các tỉnh phía Nam.
Hiện tại công ty sản xuất giông tôm thẻ Chân Trắng không đủ cung cấp cho thị trường nên công ty đang mở rộng địa bàn ra các tỉnh lân cận nhằm phát triển, chiếm lĩnh thị trường.
3.2. Nguồn nước và xử lý nước phục vụ sản xuất
Nước mặn
Được bơm trực tiếp từ biển bằng 2 máy bơm vào hệ thống bể lắng lọc xử lý nước.
Nước ngọt
Trại giống không có hệ thống cung cấp nước ngọt tại chỗ nên nước ngọt được mua ở công ty nước khoáng vĩnh hảo và vận chuyển bằng xe bồn chở nước để cung cấp cho sản xuất và sinh hoạt.
- Nước và xử lý nước trong nuôi ấu trùng
Nước ngọt: Là nước được lấy từ công ty nước khoáng vĩnh hỏa được xử lí rồi nên chất lượng nước sạch nên không cần qua xử lý.
Nước mặn: Nước mặn có 2 hình thức sử dụng là:
Nước mặn dùng cho nuôi vỗ thành thục và cho đẻ tôm bố mẹ:
Hình 3.2: Quy trình xử lý nước cho nuôi tôm bố mẹ
Chú thích: Nước được bơm lên bể lắng để cho lắng cặn bẩn (tất cả các vật thải, tôm, cá, dộng vật phù du.v.v.) ,xử lí chlorine70%(5-10ppm) trời nắng khoảng một ngày thì hết chlorine,bơm qua lọc cát lọc và ntiếp tục bơm vào bể chứa để đánh sodium để tăng độ kiềm lên đến 160ppm, thường độ kiềm nước biển là 120ppm.sau đó đánh ETA(10-15ppm)để lắng các kim loại nặng, nước chảy vào lọc ozon diệt các vi khuẩn, vi rút có trong nước và hệ thống lọc tinh sau đó nước được cung cấp cho bể nuôi vỗ thành thục và cho đẻ.
Môi trường
Nước nuôi tôm bố mẹ
Nước nauplius
Nhiệt độ
28 – 29
30 – 31
Ph
7.5 – 8.5
7.5 – 8.5
NO2
0(max <0.01)
0ppm
NH3
0(max <0.01ppm)
0ppm
SAL
28 – 34
29 – 30
ALK
140 - 170
140 – 170
Bảng 3.1: Môi trường nước tôm bố mẹ
Nước mặn dùng cho ương nuôi ấu trùng, quy trình xử lý như sau:
Hình 3.3.: Quy trình xử lý nước cho ương nuôi ấu trùng
Chú thích: Nước biển được bơm lên bể chứa để lắng kết các chất lơ lững, sau đó được xử lý bằng hóa chất để diệt tạp, vi khuẩn.
Xử lý nước bằng Chlorine với nồng độ 30ppm, Phơi nắng kết hợp với sục khí liên tục trong 48h.Sau thời gian đó dùng test Chlorine để kiểm tra lượng Chlorine dư trong nước, nếu còn dư lượng Chlorine (nước có màu vàng) ta tiến hành dùng thiosunfat (Na2S2O2.5H2O) để trung hòa, thiosunfat dưới ánh nắng mặt trời và sục khí liên tục sẽ nhanh chóng tan trong nước.
Khi nước đã hết Chlorine thì bơm nước lên thùng lọc cát
Hình 3.4: Thùng lọc cát
Qua thùng lọc cát rồi cho vào bể xử lí nước 45m3 để xử lí chlorine 3ppm tiếp cho sục khí 24/24 cho chạy tuần hoàn (chạy tuần hoàn ở đây là: cho nước luân chuyển trong hệ thống bể xử lý, lọc cát và túi lọc, với mục đích là nhanh hết lượng chlorine và nước được đồng đều) ,và hạ độ mặn để phù hợp với nước ương ấu trùng (nước 30, 25, 22 phần ngàn), rồi nâng độ kiềm vì trong nước biển độ kiềm thấp nên phải tăng độ kiềm (160-180) dánh sodium 25phang ngàn.Để lắng các chất lơ lửng trong nước trai xử lí bằng eta.Đối với 45m3 nước thì chỉ đánh 1kg eta.Xử lí trong 3 ngày lấy mẩu nước lên phòng thí nghiệm kiểm tra các yếu tố môi trường đạt chỉ tiêu chưa để đưa vào sản xuất.
Đối với trại khi nước được xử lí xong thì qua loc tinh rồi cho vào bể stok(dự trử).
Nước từ bể dự trử đưa vào sử dụng nếu mà sử dụng cho nauplius thì phải qua thêm một lần lọc tinh nữa, còn các giai đoạn khác thì không cần.
Hinh 3.5: Lọc tinh
Chất lượng nước mặn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng ấu trùng và hiệu quả sản xuất cho đợt nuôi.Tuy nhiên, chất lượng nước còn phụ thuộc vào từng đợt thủy triều vì vậy khi bơm nước sản xuất cần chú ý theo dõi lịch thủy triều để có nguồn nước tốt nhất.
Nhận xét: Hệ thống bể lọc và xử lý nước của trại sản xuất đáp ứng được tiêu chuẩn về chất lượng nước nuôi và cung cấp đầy đủ phục vụ cho công tác sản xuất giống.Trong quá trình sản xuất nên định kì làm vệ sinh hệ thống bể lắng, bể xử lí, lọc cát và thay lọc tinh để nước có chất lượng ổn định.
3.3. Hệ thống bể nuôi
Hệ thống bể nuôi được đặt trong nhà bao gồm:
Hệ thống bể nuôi vỗ, thành thục
Gồm 10 bể hình chữ nhật, V = 24 m3.Bể được bố trí 10 rợi sục khí bên canh thành bể và 1 đường ống sục khí ở giữa bể.
Hệ thống bể đẻ
Gồm 10 bể hình chữ tròn có lưới che, V = 1000ml. Bể được bố trí 5 sợi sục khí.
Hệ thống bể ương ấu trùng
Gồm 64 bể hình vuông, V = 5m3 .Bể được bố trí 4 sục khí trong bể và một que nâng nhiệt.
Nhận xét:
- Hệ thống bể có hình dạng và kích thước phù hợp với sự thành thục, giao vỹ, cho đẻ và ương nuôi ấu trùng.
- Bể được xây dựng có rảnh thóat nước ngầm để xả nước khi cần thiết.Có hệ thống ống khí chạy xung quanh để cung cấp khí và căng dây cước ở trên để che bạt.
Có hệ thống điện chiếu sáng, đèn laze để diệt vi khuẩn trong không khí.
Có lắp hệ thống nhiệt độ phòng nên nhiệt độ tương đối ổn định và thao tác sản xuất dễ dàng.
3.4. Kỹ thuật cho đẻ tôm He Chân trắng
3.4.1. Nguồn gốc tôm bố mẹ
Tôm bố mẹ được di nhập giống từ nguồn tôm thái lan.
Cp.white shipm.2(SPR)
Số lượng tôm đực: 800 con
Số lượng tôm cái: 800 con
3.4.2. Kỹ thuật nuôi thành thục tôm bố mẹ
Tôm bố và tôm mẹ được nuôi chung với nhau theo tỉ lệ 1:1 trong 10 bể có V = 24m3.
Tiêu chí
Chiều dài (cm)
Khối lượng (g)
Tôm đực
16 – 18
50 – 60
Tôm cái
18 – 22
60 – 70
Bảng 3.2: Khối lượng và kích thước tôm bố mẹ
Kỹ thuật cắt mắt tôm cái:
- Tôm bố mẹ sau khi nuôi thuần hóa được 10 ngày là có thể cắt mắt cho tôm cái.
- Dùng vợt để vớt tôm và đi găng tay vào để bắt tôm.
Hình 3.6: Cắt mắt
- Dùng panh y tế hơ trên ngọn lửa đèn cồn hoặc bếp ga để khử trùng dụng cụ trước khi cắt. Dùng tay khóa tôm theo chiều cong của tôm sau đó dùng panh cắt mắt tôm.Thao tác thật nhanh, Chính xác, sau khi cắt thả lại tôm vào bể nuôi thành thục.
- Với phương pháp này tôm cái hồi phục rất nhanh, không gây nhiễm trùng, ít ảnh hưởng đến sức khỏe vì sau khi cắt mắt tôm mẹ vẫn bắt mồi bình thường, tỷ lệ sống cao.
- Cắt hết tất cả các con cái, với mục đích kích thích tôm lên trứng và đẻ đồng loạt.
- Nuôi vỗ tiếp tục trong 10 ngày là tôm bắt đầu lên trứng.
Hoạt động giao vỹ của tôm: vì ở trại khác với những trại nuôi khác là chuyển chế độ sinh học ngày đêm của tôm và cho tôm bố mẹ chung từ khi nuôi vỗ nên hoạt đông giao vỹ của tôm là ngẩu nhiên và tự nhiên.
Hoạt động giao vĩ bắt đầu từ 11 đến 12h và xảy ra trong thời gian rất ngắn từ 3 ÷ 5 giây.theo quan sát cho thấy quá trình diễn ra theo các giai đoạn như sau:
Giai đoạn bắt cặp: Tôm đực bơi gần và đuổi theo tôm cái từ phía sau bằng cách bò sát bể, dưới đuôi tôm cái.Khi tôm đực bò dưới đuôi tôm cái, tôm cái bắt đầu bơi nhanh lên mặt nước rồi tiếp tục bơi vòng tròn theo thành bể, tôm đực luôn bơi theo sau.
Hình 3.7: Tôm giao vĩ và tôm bố mẹ
Giai đoạn giao vĩ: Khi bơi tôm cái tiết ra một chất dẩn dụ hoặc kích thích làm cho con đực thành thục và bơi theo.Sau giai đoạn rượt đuổi, tôm đực tôm đực bơi ngữa lên trên và ôm tôm cái bằng những cặp chân bò theo hướng đầu nối đầu, đuôi nối đuôi. Trong khoảng 1 ÷ 5 giây tôm đực búng mạnh đưa túi tinh sang cơ quan sinh dục con cái ở chân bò thứ 4 và 5.
3.4.3. Thức ăn và khẩu phần cho ăn
Thức ăn là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến tỉ lệ thành thục, chất lượng buồng trứng cũng như chất lượng ấu trùng.Vì vậy phải lựa chọn thức ăn có thành phần dinh dưỡng phù hợp để đảm bảo cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho tôm bố mẹ.
Tại cơ sở thực tập, tôm bố mẹ đã được cho ăn các loại thức ăn sau:
Thời gian
07h
11h
16h
21h
24h
03h
Dời
4kg
4kg
4kg
Mực
2-3kg
4kg
Thức ăn khô
7g
Bảng 3.3: Các loại thức ăn và tỷ lệ cho ăn
Làm thức ăn:
Mực: làm sạch bỏ tất cả các phụ bộ chỉ lấy mình, cắt khoanh nhỏ, ngâm qua sodoline diệt khuẩn sau đó trộn với C-MIX 10g và rồi cho ăn.
Dời: là từ địa phương nó giống như con trùng chỉ, cắt nhỏ cở 3-4 cm rồi đem cho ăn
Thức ăn khô: có sẳn trong bao chỉ việc cho ăn.
Cách cho ăn: Cho ăn vào nhiều vị trí trong bể và phân tán đều để tôm bố mẹ có thể bắt mồi dễ dàng.
Quản lý thức ăn:Các loại thức ăn tươi được bảo quản trong tủ cấp đông, riêng dời là cho ăn lúc còn sống, lượng thức ăn còn phụ thuộc vào từng giai đoạn từng thời điểm.
Chế độ si phông và thay nước: Siphon 1 lần/ngày vào lúc 7 giờ sáng, trước lúc cho tôm ăn. Kết hợp siphon với thay nước, thay 60 ÷ 80 % lượng nước trong bể và làm vệ sinh.
Các yếu tố môi trường trong bể
Nhiệt độ nước(oC)
Mực nước (m)
Độ mặn (‰)
Ph
28 ÷ 29
0,8 ÷ 1
28 ÷ 32
7,5 ÷ 8,5
Bảng 3.4: môi trường nuôi
Nhận xét: Qua bảng cho thấy các yếu tố môi trường trong bể nuôi ít có biến động mạnh do thời điểm thực tập và sản xuất giống đang mùa hè.Các yếu tố môi trường thích hợp cho quá trình nuôi thành thục.
3.4.4. Bắt tôm cho đẻ
Chuẩn bị thùng nước đẻ:
Thùng vệ sinh sạch sẻ.
Nước đạt tiêu chuẩn.
Có nắp ngăn tôm nhảy ra ngoài.
Chọn tôm bố mẹ:
Trứng đến giai đoạn chin muồi.
Có sự giao vỹ và túi tinh năm ở trí chính xác
Bắt tôm cho đẻ:
Dùng vợt bắt những con cái đã được giao vĩ có dính túi tinh ở đốt chân bò thứ 4 và 5 đưa vào bể đẻ.
Tôm được tắm qua nước ngọt trước khi vào thùng đẻ.
Tôm thường đẻ: sáng từ (4h-7h), chiều từ (13h-14h) và (15h-16h).
Thông thường lượng trứng từ 100.000 ÷ 300.000 (trứng/con/lần đẻ). Khi tôm đẻ không mở sục khí, sau khi tôm đẻ khoảng 1 giờ tiến hành bắt tôm mẹ thả lại bể nuôi.
ấp trứng
khi tôm đẻ xong ta tến hành ấp trứng Sau đó cứ 30 phút đảo trứng 1 lần, dùng gậy đảo trứng có cán dài và có phần gạt nước phía trước để đảo trứng. Sau 7 ÷ 8 giờ mở sục khí nhẹ. Sau đó định lượng trứng
* Phương pháp thu Nauplius
Áp dụng tính hướng quang của nauplius ta chong đèn bên cạnh tắt sục khí.sau đó naplius sẻ tụ lại một chổ rồi dùng vợt T120 vớt Nauplius qua bể chứa có thể tích 500ml.Với phương pháp này Nauplius được thu một cách nhanh chóng và triệt để.Sau khi thu Nauplius tiến hành vệ sinh bể đẻ cho lần đẻ kế tiếp.
Hình3.8: Thu nauplius
Cách định lượng Nauplius: Mở sục khí mạnh cho Nauplius phân tán đều trong bể.Dùng cốc định lượng 100 ml múc nước trong bể và tiến hành đếm dưới đèn pin.Tiến hành đếm 3 lần sau đó lấy giá trị trung bình.
Số lần
Số tôm đẻ
Số lượng trứng
Số lượng naup
Tỉ lệ nở
1
15
4.500.000
4.050.000
90%
2
13
3.510.000
3.053.700
87%
3
19
4.750.000
4.227.500
89%
4
35
8.575.000
7.288.750
85%
5
37
9.250.000
8.325.000
90%
Bảng 3.5: kết quả 5 lần đẻ
Qua bảng kết quả ta nhận thấy một điều rằng: số lần bắt đẻ không đồng đều.nhưng chất lượng tôm mẹ rất tốt bình quân một con đẻ khoảng 250.000 trứng và tỉ lệ nở tương đương 90%.
3.5. Kỹ thuật ương nuôi ấu trùng
3.5.1. Chuẩn bị bể ương ấu trùng
Vệ sinh bể
- Bể Ximăng hình vuông có V = 5m3 khi nước đạt tối đa là 14m3.
- B1: làm vệ sinh bể ương với nước rửa chén mỹ hảo, soduline và nước ngọt với tỉ lệ pha lần lượt là:(1:1:20).Dùng xốp mềm nhúng nước pha và chà lên mặt bể, xong rồi xịt qua nước ngọt.
- B2: xịt phun bể bằng “acidified chlorine” nồng độ 1000ppm.Phơi bể trong 2 đến 3 ngày.
- B3: làm vệ sinh với nước rửa chén mỹ hảo, soduline và nước ngọt cũng với tỉ lệ (1:1:20) và lắp hệ thống sục khí.
- B4: kiêm tra vê sinh trại (swad test) và nhận kết quả.
- B5 đưa vào sử dụng.
Đối với B2 ta làm như sau: chuẩn bị thùng nước ngọt 500L tiếp theo cân 1250g chlorine và cho qua lọc T54 vào thùng nước ngọt sẳn.Tiếp tục thêm acid HCL 1L.Quấy đều và điều chĩnh sao cho PH =4,2 và tiến hành phun xịt bể.
Cấp và xử lý nước
- Cấp nước mặn từ bể dự trử vào bể, nước mặn cấp vào bể thong motoj lọc tinh và qua túi siêu lọc.Cấp mức nước khoảng 5m3 và mở sục khí.
- Nước ở bể dự trử các tiêu chuẩn để ương nuôi ấu trùng tốt nhất.
Hình 3.9: Bể đã vệ sinh và cấp nước
3.5.2. Kỹ thuật thả Nauplius
- Nauplius từ các trại đẻ được chuyển đến trại ương và các bịch đựng tôm đều nhúng qua soduline 20ppm.
Hình 3.10: Hình đóng thùng và thả nauplius
- Để nauplius khỏi bị sốc ta chuẩn bị một thùng 50L sau đó cho khoảng 2 triệu nauplius có sục khí nhẹ và cho thêm ít nước trong bể ương để cho nauplius quen với môi trường.
- Khoảng 30p thì có thể thả nauplius vào bể ương, Dùng ca nhựa mức từ từ.
- Mật độ thả: 400 (Nauplius/Lít).
Mật độ ương nuôi ấu trùng có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của ấu trùng.Khi ương với mật độ dày ấu trùng cạnh tranh nhau về thức ăn, không gian hoạt động, đồng thời đáy bể dễ bị ô nhiễm.Nhưng nếu thả Nauplius quá thưa ấu trùng sẽ khó bắt được thức ăn.Vì thế mật độ ương nuôi phù hợp là hết sức quan trọng.
3.5.3. Chế độ chăm sóc và quản lý
Thức ăn
Gồm thức ăn:
- Tươi sống (Tảo Cheatoceros và Artemia)
+ Artemia: Được sử dụng như một loại thức ăn không thể thiếu vì chúng có hàm lượng dinh dưỡng cao và rất ưa thích của ấu trùng tôm.
+ Tảo Cheatoceros và thalass: Được nuôi sinh khối để cung cấp cho ấu trùng giai đoạn Zoea 1,2,3 và Mysis 1.
- Thức ăn tổng hợp: Gồm các loại như là TNT200, TNT300 và hipo- 00.
- tảo khô :spisulina
Hình 3.11: các loại thức ăn
Chế độ cho ăn
Chế độ dinh dưỡng thích hợp giúp cho ấu trùng tăng trưởng tốt, sức khỏe ổn định, trong đó thành phần tảo và định mức ấu trùng Artemia là bắt buộc phải có không nên thay bằng các loại thức ăn khác. Ngoài ra chỉ việc bổ sung C-MIX.
Giai đoạn Nauplius: Giai đoạn này ấu trùng dinh dưỡng bằng noãn hoàng vì vậy chưa cần cho bằng thức ăn ngoài.
- Giai đoạn Zoea: Việc đón đầu để cung cấp thức ăn cho giai đoạn Zoea 1 rất quan trọng và yêu cầu mức độ chính xác cao, tránh trường hợp tôm đã chuyển giai đoạn nhưng trong bể chưa có thức ăn làm cho ấu trùng đói và lắng đáy. Đồng thời cũng phải tránh việc đưa thức ăn vào quá sớm làm ấu trùng bị dính chân. Khi Nauplius chuyển được 70 – 80% sang Zoea 1 là có thể cung cấp thức ăn cho ấu trùng.Lần cho ăn đầu tiên sử dụng tảo tươi Cheatocer và thalass.
Giai đoạn Mysis: Khi ấu trùng chuyển sang giai đoạn Mysis thì bắt đầu cho ăn Artemia, cho ăn xen kẽ với thức ăn tổng hợp.
Giai đoạn Postlarvae: Khi ấu trùng chuyển sang giai đoạn Postlarvae thì bắt đầu cho ăn Nauplius của Artemia, cho ăn xen kẽ với thức ăn tổng hợp. Ở giai đoạn này ấu trùng có khả năng bơi lội chủ động ngược dòng để bắt mồi.
Chế độ cho ăn chia làm 3 tiếng cho ăn một lần.
Giải pháp điều chỉnh lượng thức ăn của ấu trùng: Dựa theo màu nước trong bể, khả năng ăn và vận động của ấu trùng, mật độ ấu trùng trong bể và thời điểm chuyển giai đoạn của ấu trùng.Trước mỗi lần cho ăn kiểm tra bể ương nuôi, nếu trong bể còn dư lượng thức ăn thì giảm lượng thức ăn tổng hợp hoặc giảm lượng Artemia cần ấp cho lần tiếp theo.Nếu trong bể đã hết thức ăn tức là ấu trùng ăn đủ hoặc thiếu, nên kết hợp với quan sát đường phân của ấu trùng để tăng hay giảm lượng thức ăn.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_quy_trinh_san_xuat_giong_tom_the_chan_trang_7846.doc