Kết quả khảo sát cho thấy: Tỉ lệ tật khúc xạ ở HS
Trường THCS Phạm Hồng Thái, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai
là 44,9%. Trong đó, tỉ lệ mắc tật cận thị cao nhất là
91,6%, sau đó là tỉ lệ loạn thị 62,5% và thấp nhất là tỉ lệ
viễn thị chiếm 5,9%; tỉ lệ nữ mắc tật khúc xạ 50,1% cao
hơn ở nam 39,9%; tỉ lệ HS mắc tật cận thị tăng dần theo
lứa tuổi. Kết quả nghiên cứu này một lần nữa cho chúng
ta thấy tình trạng mắc tật khúc xạ của HS hiện nay rất
đáng báo động. Nguyên nhân là do HS có thời gian xem
ti vi, sử dụng máy tính, điện thoại, đọc sách truyện càng
nhiều thì có nguy cơ mắc tật cận thị càng cao; HS xem ti
vi, sử dụng máy tính, điện thoại, đọc sách truyện ở tư thế
nằm thường xuyên thì có nguy cơ mắc tật khúc xạ cao
hơn ở tư thế ngồi; cha mẹ bị tật khúc xạ thì sinh con mắc
tật khúc xạ cao hơn cha mẹ bình thường; sử dụng đèn
huỳnh quang học không tốt cho mắt và làm cho mắt dễ
mắc các tật khúc xạ
5 trang |
Chia sẻ: huongthu9 | Lượt xem: 647 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tìm hiểu thực trạng thị lực và các yếu tố ảnh hưởng đến thị lực của học sinh trường trung học cơ sở Phạm Hồng Thái, thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 435 (Kì 1 - 8/2018), tr 19-23
19
TÌM HIỂU THỰC TRẠNG THỊ LỰC VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THỊ LỰC
CỦA HỌC SINH TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ PHẠM HỒNG THÁI,
THÀNH PHỐ PLEIKU, TỈNH GIA LAI
Đỗ Thị Phượng - Trường Trung học phổ thông Lê Lợi, thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai
Võ Văn Toàn - Trường Đại học Quy Nhơn
Ngày nhận bài: 18/06/2018; ngày sửa chữa: 28/06/2018; ngày duyệt đăng: 05/07/2018.
Abstract: Research on refractive errors of students has been carried out on 1,499 students at Pham
Hong Thai Secondary School in Pleiku City, Gia Lai Province. The results show that percentage
of students with refractive errors is relatively high at 44.9 %. The highest rate of refractive error is
short-sighted error at 91.6%, followed by astigmatism 62.5% and the lowest rate of long-sighted
one at 5.9%. Also, the results show the strong correlation between duration and posture of watching
television, using computers and telephone and reading books with refractive index. In addition, if
the parents have refractive errors, their children are at risk for high refractive errors. Fluorescent
lamps are not good for student’s learning because they also cause students with refractive errors.
In addition, it is recommended that students should improve their physical training and outdoor
activities to protect their eyes and reduce the incidence of refractive errors.
Keywords: Secondary school students, eyesight, refractive errors, factors.
1. Mở đầu
Hiện nay, sự phát triển của khoa học hiện đại đã đem
lại nhiều lợi ích, tuy nhiên cũng tạo ra nhiều áp lực cho
học sinh (HS). Các em phải học nhiều hơn: ngoài học
chính trên trường, các em còn phải học thêm rồi lại về
thức khuya để học bài. Không những học từ thầy cô mà
còn học qua mạng internet. Thời gian thư giãn của các
em thường gắn liền với ti vi, máy tính và điện thoại
“thông minh” để chơi game và các hình thức giải trí đòi
hỏi mắt phải căng ra làm việc. Thời gian vui chơi hoạt
động ngoài trời bị rút ngắn lại một phần do sân chơi của
các em ngày càng bị thu hẹp. Hơn nữa, các em chưa ý
thức tự bảo vệ cho đôi mắt của mình. Tật khúc xạ ở lứa
tuổi học đường đang là vấn đề báo động vì ngày càng
tăng, nhất là ở các thành phố lớn.
Tật khúc xạ là nguyên nhân gây ra suy giảm thị lực
và gây ra mù lòa đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả
năng học tập, lao động và làm việc. Ở HS, vấn đề tật khúc
xạ lại càng cần được quan tâm vì đã ảnh hưởng rất lớn
tới khả năng quan sát, ghi nhớ, tư duy và học hỏi thế giới
xung quanh của trẻ em. Tuy nhiên, tật khúc xạ có thể
chẩn đoán, đo và điều chỉnh kính một cách dễ dàng để
kịp thời can thiệp và hạn chế sự suy giảm thị lực.
Các nghiên cứu chuyên sâu trên thế giới dự báo đến
năm 2050, ước tính có 49,8 % dân số thế giới có thể mắc
tật cận thị. Tình trạng giảm thị lực do cận thị cao được
dự báo sẽ tăng gấp bốn lần vào năm 2050. Ở Việt Nam,
tính đến năm 2015, đã có hơn 14 triệu người mắc tật khúc
xạ. Trẻ em trong độ tuổi từ 6 đến 15 có tỉ lệ mắc tật khúc
xạ từ 25% đến 40% ở các khu vực thành thị, từ 10 đến
15% tại khu vực nông thôn và con số này ngày càng tăng.
Bài viết đề cập thực trạng thị lực và các yếu tố ảnh
hưởng đến thị lực của HS Trường Trung học cơ sở
(THCS) Phạm Hồng Thái, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai.
2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện trên 1499 HS (766 nam,
733 nữ) Trường THCS Phạm Hồng Thái TP. Pleiku, tỉnh
Gia Lai.
2.1.2. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp chọn mẫu và cỡ mẫu
+ Cỡ mẫu: Tiến hành nghiên cứu theo phương pháp
mô tả cắt ngang. Chọn mẫu theo phương pháp chọn mẫu
ngẫu nhiên và mẫu cỡ lớn được áp dụng trong điều tra cơ
bản các chỉ số sinh học về người.
+ Áp dụng công thức: n =
𝑍𝛼
2⁄
2 ∗𝑝(1−𝑝)
𝑑2
Trong đó:
n: số cá thể cần lấy.
d: Khoảng cách sai lệch giữa tỉ lệ thu được và tỉ lệ
trong quần thể (0,05).
α: mức ý nghĩa thống kê (0,05).
𝑍𝛼
2⁄
2 = (1,96)2 với độ tin cậy 95%.
P: khả năng có thể xảy ra của tổng mẫu nghiên cứu là 40%.
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 435 (Kì 1 - 8/2018), tr 19-23
20
Vậy ta có n = [(1,96)2 * 0,4*(1-0,4)]/(0,05)2 = 368,79.
Chúng tôi tiến hành nghiên cứu trên 1499 mẫu là đảm
bảo độ tin cậy.
- Phương pháp nghiên cứu:
Bước 1: Dùng bảng Landolt với vòng hở chữ C để
tiến hành kiểm tra thị lực cho tất cả các HS của các khối
lớp để phát hiện HS bị giảm thị lực.
Bước 2: HS bị tật khúc xạ tiếp tục được tiến hành đo
bằng máy khúc xạ kế tự động để xác định độ cận thị, viễn
thị và loạn thị.
Bước 3: Phát phiếu điều tra tất cả các HS về: Thời
gian, tư thế xem ti vi, sử dụng máy tính, điện thoại, đọc
sách, truyện; ba mẹ có bị tật khúc xạ hay không; loại đèn
học; thời gian dành cho hoạt động thể dục, thể thao ngoài
trời...; phỏng vấn trực tiếp đối với các em được đo bằng
máy khúc xạ kế tự động và đưa ra lời khuyên cho các em
phương pháp bảo vệ mắt.
2.2. Kết quả nghiên cứu
2.2.1. Thực trạng tật khúc xạ của học sinh Trường Trung
học cơ sở Phạm Hồng Thái, thành phố Pleiku
- Tỉ lệ mắc tật khúc xạ theo khối lớp (xem bảng 1)
Kết quả ở bảng 1 cho thấy, tỉ lệ mắc tật khúc xạ ở HS
của trường là rất cao 44,9%; tăng dần từ khối 6 (39,4%)
đến khối 8 (52,4%), sau đó giảm ở khối 9 (43,3%). Tuy
nhiên, sự khác biệt giữa các khối lớp không cao và sự
khác biệt này đều không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).
So sánh kết quả của chúng tôi với nghiên cứu của một
số tác giả khác về tỉ lệ mắc tật khúc xạ của học sinh độ
tuổi 11-14, kết quả ở bảng 2.
Bảng 2 cho thấy, so sánh với kết quả nghiên cứu của
một số tác giả ở các địa phương khác thì kết quả nghiên
cứu của chúng tôi cao hơn rất nhiều. Điều này có thể là
do nghiên cứu của chúng tôi thực hiện trên đối tượng HS
ở thành phố nên tỉ lệ tật khúc xạ cao hơn kết quả các tác
giả thực hiện trên đối tượng HS ở khu vực nông thôn và
nghiên cứu năm sau thường tỉ lệ mắc tật khúc xạ của HS
cao hơn nghiên cứu của năm trước.
Sau khi kiểm tra thị lực cho HS bằng bảng Landolt để
phát hiện HS bị giảm thị lực, chúng tôi tiến hành đo bằng
máy khúc xạ kế tự động để xác định tật cận thị, loạn thị và
viễn thị. Kết quả được trình bày ở bảng 3 (trang bên).
Bảng 3 cho thấy, trong các loại tật khúc xạ thì tật cận
thị chiếm tỉ lệ cao nhất 91,6%, loạn thị chiếm 62,5%, thấp
nhất là tỉ lệ viễn thị 5,9 %. Sự khác biệt có ý nghĩa thống
kê (p <0,05). Tỉ lệ cận thị tăng dần theo lứa tuổi từ lớp 6
đến lớp 9: lớp 6 là 89,0 %, lớp 7 là 89,69%, lớp 8 là 92,4
%, lớp 9 là 97,1 %. Chứng tỏ, ở lứa tuổi học sinh THCS
càng lớn tuổi thì tật cận thị càng tăng. Tiếp đến là tỉ lệ
học sinh mắc tật loạn thị cũng rất cao: cao nhất ở lớp 6:
70,88%, tiếp đến là lớp 8: 61,39%, lớp 7: 59,27% và thấp
nhất lớp 9: 57,55%. Ở tất cả các lứa tuổi nghiên cứu thì
tật viễn thị đều rất thấp: cao nhất ở lớp 7: 7,73%; đến lớp
8: 5,70%, lớp 6: 5,49%, thấp nhất lớp 9: 4,32%. Như vậy
ở tuổi HS THCS tỉ lệ tật viễn thị và loạn không tăng theo
lứa tuổi. Tổng tỉ lệ cận thị, viễn thị và loạn thị là 160,1%,
chứng tỏ phần lớn các em cùng lúc vừa mắc tật cận thị
vừa mắc tật loạn thị hoặc vừa mắc tật viễn thị và mắc
loạn thị, thậm chí có HS mắc cả 3 tật ở hai mắt.
- Tỉ lệ mắc tật khúc xạ theo giới tính (xem bảng 4
trang bên).
Bảng 4 cho thấy, tỉ lệ mắc các tật khúc xạ ở giới nữ
cao hơn ở giới nam. Cụ thể: Ở nữ mắc tật khúc xạ 50,0
% thì ở nam chỉ có 39,9%, cao hơn 10,1%; cận thị: ở nữ
Bảng 1. Tỉ lệ mắc tật khúc xạ theo khối lớp của HS Trường THCS Phạm Hồng Thái, TP. Pleiku
Khối lớp Số lượng (SL)
Bình thường Tật khúc xạ
SL Tỉ lệ (%) SL %
6 461 279 60,5 182 39,4
7 416 222 53,3 194 46,6
8 301 143 47,5 158 52,4
9 321 182 56,7 139 43,3
Chung 1499 826 55,1 673 44,9
Bảng 2 . So sánh tỉ lệ tật khúc xạ ở HS theo nghiên cứu của các tác giả khác nhau
Tác giả Năm nghiên cứu Địa bàn nghiên cứu Số lượng khách thể Tỉ lệ tật khúc xạ
Vũ Quang Dũng [1] 2008 Thái Nguyên 1873 16,8
Nguyễn Thanh Triết [2] 2012 Bình Định 2086 29,5
Nguyễn Viết Giáp [3] 2013 Vũng Tàu 2238 25,2
Hoàng Hữu Khôi [4] 2013 Đà Nẵng 1539 39,8
Đỗ Thị Phượng 2018 Gia Lai 1499 44,9
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 435 (Kì 1 - 8/2018), tr 19-23
21
46,2%, ở nam 36,4%, cao hơn 9,8%; viễn thị: ở nữ 3%,
ở nam 2,3%, cao hơn 0,6%; loạn thị: ở nữ 32,8%, ở nam
23,3%, cao hơn 9,5%; sự sai khác về tỉ lệ mắc tật khúc
xạ ở nam và nữ đều có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Như
vậy, HS nữ bị mắc các tật khúc xạ cao hơn HS nam.
2.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến tật khúc xạ ở học sinh
trung học cơ sở
Có một số yếu tố có nguy cơ ảnh hưởng đến khả năng
mắc các tật khúc xạ của HS như thời gian, tư thế HS xem
ti vi, sử dụng máy tính, điện thoại, đọc sách, truyện, yếu
tố di truyền, loại đèn học, thời gian hoạt động ngoài trời.
Cụ thể:
- Thời gian xem ti vi, sử dụng máy tính, điện thoại,
đọc sách, truyện của HS THCS (xem bảng 5).
Bảng 5 cho thấy, tỉ lệ HS bị tật khúc xạ có thời gian
xem ti vi, sử dụng máy tính, điện thoại, đọc sách truyện
cao hơn so với HS không bị tật khúc xạ, trong đó thời
gian cho việc sử dụng máy tính và điện thoại cao nhất.
Cụ thể:
Thời gian xem ti vi của HS bị tật khúc xạ (2,12
giờ/ngày), cao hơn HS không bị tật khúc xạ (1,79 giờ/ngày)
là 0,33 giờ/ngày. Thời gian sử dụng máy tính, điện thoại của
HS bị tật khúc xạ (2,87 giờ/ngày), cao hơn HS không bị tật
khúc xạ (2,09 giờ/ngày) là 0,78 giờ/ngày. Thời gian đọc
Bảng 5. Thời gian xem ti vi, sử dụng máy tính, điện thoại ở HS trường THCS
Khối lớp Tình trạng thị lực SL
Thời giam xem ti vi
(giờ/ngày)
Thời gian sử dụng
máy tính, điện thoại
(giờ/ngày)
Thời gian đọc sách,
truyện (giờ/ngày)
Điểm trung
bình (ĐTB)
Độ lệch
chuẩn
(SD)
ĐTB SD ĐTB SD
6
Tật khúc xạ 182 2,12 1,28 2,53 1,67 2,02 1,36
Bình thường 279 1,76 1,29 1,66 1,41 1,67 1,32
7
Tật khúc xạ 194 2,23 1,23 2,59 1,65 1,94 1,29
Bình thường 222 1,87 1,28 2,24 1,75 1,6 1,22
8
Tật khúc xạ 158 1,88 1,5 3,31 2,24 1,92 1,47
Bình thường 143 1,96 1,28 2,77 1,91 1,56 1,34
9
Tật khúc xạ 139 2,22 1,34 3,16 1,87 1,71 1,12
Bình thường 182 1,6 0,98 2,04 1,48 1,16 1,06
CHUNG
Tật khúc xạ 673 2,12 1,34 2,87 1,88 1,91 1,32
Bình thường 826 1,79 1,23 2,09 1,66 1,52 1,25
Bảng 3. Phân bố tỉ lệ mắc các tật khúc xạ của HS trường THCS Phạm Hồng Thái, TP. Pleiku
Khối lớp SL
Cận Viễn Loạn
SL % SL % SL %
6 182 162 89,0 10 5,4 129 70,8
7 194 174 89,6 15 7,7 115 59,2
8 158 146 92,4 9 5,7 97 61,3
9 139 135 97,1 6 4,3 80 57,5
Chung 673 617 91,6 40 5,9 421 62,5
Bảng 4. Tình trạng thị lực của HS theo giới tính
Tổng
Giới tính SL
Tình trạng thị lực của HS
Bình thường Tật khúc xạ Cận Viễn Loạn
n % n % n % n % n %
Nam (1) 766 460 60,0 306 39,9 279 36,4 18 2,3 179 23,3
Nữ (2) 733 366 49,9 367 50,0 339 46,2 22 3,0 241 32,8
Chung 1499 826 55,1 673 44,9 618 41,2 40 2,6 420 28,0
P(1-2) p = 2,05014E-73 P= 4,03744E-78 P=0 P = 2,870E-130
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 435 (Kì 1 - 8/2018), tr 19-23
22
sách, truyện của HS bị tật khúc xạ (1,91 giờ/ngày), cao hơn
HS không bị tật khúc xạ (1,52 giờ/ngày) là 0,39 giờ/ngày.
Có sự sai khác giữa thời gian của hai nhóm HS bị tật
khúc xạ và HS bình thường (p<0,05). Như vậy, HS xem
ti vi, sử dụng điện thoại, máy tính, đọc sách nhiều sẽ có
nguy cơ mắc tật khúc xạ cao vì máy tính, điện thoại, ti vi
thường phát ra một loại ánh sáng màu xanh. Khi tiếp xúc
với một cường độ lớn ánh sáng màu xanh và trong thời
gian dài, chúng có thể gây thoái hóa điểm vàng của mắt
theo độ tuổi. Đây là tình trạng bị “lão hóa” mắt trước tuổi,
sẽ bị suy giảm thị lực nhanh so với người cùng tuổi vì họ
ít dùng máy vi tính và điện thoại di động, ít xem tivi...
- Ảnh hưởng của tư thế ngồi hoặc nằm khi xem ti vi, sử
dụng máy tính, điện thoại, đọc sách, truyện (xem bảng 6)
Bảng 6 cho thấy, khi xem ti vi, sử dụng điện thoại,
máy tính, đọc sách, truyện ở tư thế nằm có tỉ lệ bị mắc tật
khúc xạ 53,6 % cao hơn ở tư thế ngồi 39,8% và cao hơn
13,7% và sự sai khác này có ý nghĩa thống kê (p< 0,05).
Điều này chứng tỏ HS THCS khi xem ti vi, sử dụng máy
tính, đọc sách, truyện không đúng tư thế thì có nguy cơ
bị mắc các tật khúc xạ là rất lớn (OR = 1,746).
- Yếu tố di truyền ảnh hưởng đến tình trạng thị lực
(xem bảng 7)
Bảng 7 cho thấy, tình trạng mắc các tật khúc xạ ở HS
có ba mẹ bị tật khúc xạ cao hơn rất nhiều so với HS có
cha, mẹ không bị tật khúc xạ, cao hơn 27,6%. Cụ thể: HS
mắc tật khúc xạ ở trường hợp có cha, mẹ bị tật khúc xạ
là 65,5%; HS mắc tật khúc xạ ở trường hợp có cha, mẹ
không bị tật khúc xạ là 37,8% sự khác nhau này có ý
nghĩa thống kê (p < 0,05). Cha, mẹ bị tật khúc xạ thì con
của họ có nguy cơ bị tật khúc xạ rất lớn (OR = 3,116).
- Loại đèn học ảnh hưởng đến tình trạng thị lực ở HS
(xem bảng 8 trang bên).
Bảng 8 cho thấy, HS sử dụng loại đèn học là bóng
đèn huỳnh quang thì có tỉ lệ mắc tật khúc xạ 46,7% cao
hơn sử dụng đèn sợi đốt và bóng đèn led 42,3%. Tỉ lệ học
sinh mắc tật khúc xạ do sử dụng loại đèn học huỳnh
quang cao (OR = 1,197). Đèn huỳnh quang hoạt động
theo nguyên tắc phóng điện từ hai cực với tần số nhất
định nên có độ “rung” và nhấp nháy mà mắt thường khó
nhận biết, điều này gây tác hại cho thị lực của trẻ nhỏ,
người làm việc liên tục, thường xuyên dưới ánh đèn. Loại
đèn này cũng là tác nhân giảm thiểu thị lực và gây cận thị
bởi độ sáng và màu giảm theo thời gian. Như vậy, đèn
huỳnh quang (đèn tuyp, neon) không nên sử dụng cho
đèn bàn học hay làm việc.
- Ảnh hưởng của thời gian hoạt động ngoài trời với
tật khúc xạ học đường
Hoạt động ngoài trời với những môn thể dục thể thao
hoặc các hoạt động tập thể đều rất tốt cho sức khỏe, cần
cho sự phát triển thể chất cũng như tâm hồn của trẻ. Tuy
nhiên hiện nay, hầu như trẻ rất ít tham gia hoạt động ngoài
trời nên đã ảnh hưởng đến tình trạng thị lực của bản thân.
Kết quả nghiên cứu được trình bày ở bảng 9 (trang bên).
Bảng 9 cho thấy, HS mắc tật khúc xạ có thời gian
hoạt động thể dục thể thao ngoài trời (4,99 ± 0,97
giờ/ngày) ít hơn so với các HS không bị tật khúc xạ (5,76
± 0,55 giờ/ngày) là 0,77 giờ/ngày. Hoạt động ngoài trời
chính là cách tăng cường nhìn xa, giúp mắt được thư giãn
và hạn chế nhìn gần, khi hoạt động ngoài trời trẻ có thể
cảm nhận được ánh sáng mặt trời sẽ rất tốt cho mắt và
giảm thiểu tình trạng mắc tật khúc xạ.
2.2.3. Một số đề xuất nhằm giảm nguy cơ mắc tật khúc
xạ cho học sinh
- Về phía gia đình: + Hạn chế cho HS chơi những trò
chơi điện tử trên máy tính và điện thoại có tính kích thích
nhìn lâu. Mỗi khi sử dụng máy tính khoảng 40 phút hãy
nghỉ ngơi khoảng 5 phút, sau đó nhìn ra xa khoảng 2 phút,
nghỉ tiếp 5 phút rồi lại nhìn xa 2 phút. Không nên quá
chăm chú nhìn vào màn hình sẽ làm cho mắt mỏi và khô
mắt, cần phải chớp mắt nhiều lần để giảm tình trạng khô
mắt [3]; + Không nên nằm xem ti vi, sử dụng máy tính,
Bảng 6. Tỉ lệ mắc tật khúc xạ của, tư thế ngồi và nằm khi HS khi xem ti vi,
sử dụng máy tính, điện thoại, đọc sách, truyện
Tư thế SL
Bình thường Tật khúc xạ
SL % SL %
P = 2,40347E-07 < 0,05
OR = 1,746
Ngồi 953 573 60,1 380 39,8
Nằm 546 253 46,3 293 53,6
Bảng 7. Tỉ lệ mắc tật khúc xạ của HS có cha mẹ bị tật khúc xạ
Con
Ba, mẹ
SL
Bình Thường Tật Khúc xạ
p = 8,13946E-21 < 0,05
OR = 3,116
SL % SL %
Bị tật khúc xạ (1) 380 131 34,4 249 65,5
Bình thường (2) 1119 695 62,1 424 37,8
(1) - (2) - 27,6 + 27,6
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 435 (Kì 1 - 8/2018), tr 19-23
23
điện thoại, đọc sách; + Cần giữ khoảng cách phù hợp giữa
mắt với màn hình máy tính là 50-70 cm, khoảng cách với
ti vi gấp 4-5 lần độ dài đường chéo của ti vi. Cần đúng tư
thế: tư thế ngồi đúng là hai chân đặt trên đất, lưng dựa vào
ghế, hai bàn tay và cánh tay đặt trên bàn phím tạo thành
góc 90o với bả vai; + Cần sử dụng đèn sợi đốt hoặc đèn
led có công suất 40W cho HS học bài và không nên sử
dụng đèn huỳnh quang; + Nếu hai người đều mắc tật khúc
xạ thì không nên kết hôn với nhau vì nguy cơ các con của
họ bị mắc tật khúc xạ là rất lớn.
- Về phía nhà trường: + Giờ ra chơi khuyến khích HS
ra ngoài sân trường chơi các trò chơi vận động, nhìn ngắm
các cảnh vật ở xa, mở rộng tầm nhìn và thả lỏng cơ mắt;
+ Giảm bớt thời gian học trên lớp, tăng cường tổ chức cho
HS tham gia các hoạt động ngoài trời như chơi các môn thể
thao, lao động dọn vệ sinh, cắm trại, các hoạt động ngoại
khóa... để giảm thời gian các em tiếp xúc với các thiết bị
điện tử đồng thời rèn luyện thể chất, tâm hồn cho các em
và giảm thiểu tình trạng mắc các tật khúc xạ học đường.
3. Kết luận
Kết quả khảo sát cho thấy: Tỉ lệ tật khúc xạ ở HS
Trường THCS Phạm Hồng Thái, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai
là 44,9%. Trong đó, tỉ lệ mắc tật cận thị cao nhất là
91,6%, sau đó là tỉ lệ loạn thị 62,5% và thấp nhất là tỉ lệ
viễn thị chiếm 5,9%; tỉ lệ nữ mắc tật khúc xạ 50,1% cao
hơn ở nam 39,9%; tỉ lệ HS mắc tật cận thị tăng dần theo
lứa tuổi. Kết quả nghiên cứu này một lần nữa cho chúng
ta thấy tình trạng mắc tật khúc xạ của HS hiện nay rất
đáng báo động. Nguyên nhân là do HS có thời gian xem
ti vi, sử dụng máy tính, điện thoại, đọc sách truyện càng
nhiều thì có nguy cơ mắc tật cận thị càng cao; HS xem ti
vi, sử dụng máy tính, điện thoại, đọc sách truyện ở tư thế
nằm thường xuyên thì có nguy cơ mắc tật khúc xạ cao
hơn ở tư thế ngồi; cha mẹ bị tật khúc xạ thì sinh con mắc
tật khúc xạ cao hơn cha mẹ bình thường; sử dụng đèn
huỳnh quang học không tốt cho mắt và làm cho mắt dễ
mắc các tật khúc xạ.
Tài liệu tham khảo
[1] Vũ Quang Dũng (2008). Nghiên cứu thực trạng và một
số giải pháp phòng ngừa cận thị ở học sinh khu vực
trung du tỉnh Thái Nguyên. Luận án tiến sĩ Y học,
Trường Đại học Y - Dược - Đại học Thái Nguyên.
[2] Nguyễn Thanh Triết - Nguyễn Văn Thành (2012).
Đánh giá tỉ lệ tật khúc xạ và các nguyên nhân giảm
thị lực ở học sinh tại thành phố Quy Nhơn, Bình
Định. Tạp chí Nhãn khoa Việt Nam, số 23, tr 10-17.
[3] Nguyễn Viết Giáp (2013). Kinh nghiệm xây dựng và
phát triển các dịch vụ chăm sóc tật khúc xạ tại Bà
Rịa - Vũng Tàu. Kỉ yếu Hội nghị Nhãn khoa toàn
quốc năm 2013, TP. Hồ Chí Minh, tr 21-24.
[4] Hoàng Hữu Khôi - Võ Văn Thắng - Hoàng Ngọc
Chương (2013). Nghiên cứu tình hình tật khúc xạ và
các yếu tố liên quan ở học sinh trung học cơ sở trên
địa bàn thành phố Đà Nẵng. Thông tin y khoa Trung
tâm mắt kính, Đà Nẵng.
[5] Hoàng Hữu Khôi (2017). Nghiên cứu tật khúc xạ và
mô hình can thiệp ở học sinh trung học cơ sở TP. Đà
Nẵng. Luận án tiến sĩ Y học, Trường Đại học Y Dược
- Đại học Huế.
[6] Trúc Quân (2014). Chăm sóc thị lực cho trẻ. NXB Phụ nữ.
[7] Lê Anh Triết (1997). Quang học lâm sàng và khúc
xạ mắt. NXB Y học, TP. Hồ Chí Minh.
[8] Hoàng Ngọc Chương - Hoàng Hữu Khôi - Nguyễn
Tịnh Anh (2010). Đánh giá tình hình thị lực và tật
khúc xạ của học sinh, sinh viên năm thứ nhất Trường
Cao đẳng Kĩ thuật y tế II. Tạp chí Khoa học và Công
nghệ, Đại học Đà Nẵng, số 2 (37), tr 198-203.
[9] Đỗ Như Hơn (2012). Nhãn khoa tập 1. NXB Y học.
Bảng 8. Tỉ lệ mắc tật khúc xạ của HS do sử dụng các loại đèn học
Loại đèn SL
Bình thường Tật khúc xạ
p = 0,089
OR = 1,197
Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ %
Huỳnh quang 875 466 53,2 409 46,7
Sợi đốt + Led 624 360 57,6 264 42,3
Bảng 9. Thời gian hoạt động ngoài trời của HS
Khối n Bình thường (giờ/ngày) Tật khúc xạ (giờ/ngày)
6 461 5,62 ± 1,84 5,98 ± 2,05
7 416 6,51 ± 2,07 4,79 ± 1,0
8 301 5,73 ± 0,96 5,46 ± 1,55
9 321 5,19 ± 1,24 3,74 ± 1,14
Chung 1499 5,76 ± 0,55 4,99 ± 0,97
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tim_hieu_thuc_trang_thi_luc_va_cac_yeu_to_anh_huong_den_thi.pdf