MỤC LỤC
PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu 2
PHẦN 2: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 3
2.1. Thông tin 3
2.2. Kiến thức 4
2.3. Sự nghiên cứu về AKIS trên thế giới. 5
2.4. Sự nghiên cứu AKIS ở Việt Nam 7
2.5. Vai trò và sự phân tích AKIS. 9
PHẦN 3: NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 12
3.1. Nội dung nghiên cứu 12
3.1.1 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội của xã Hưng Thuỷ 12
3.1.2 Mô tả hệ thống thông tin kiến thức về nông nghiệp của người dân 12
3.1.3 Vai trò của hệ thống thông tin kiến thức nông nghiệp trong hoạt động sản xuất nông nghiệp của người dân 12
3.1.4 Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức trong việc phát triển hệ thống thông tin kiến thức về nông nghiệp cho người dân ở địa phương. 13
3.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 13
3.2.1. Đối tượng nghiên cứu 13
3.2.2. Phạm vi nghiên cứu 13
3.3. Phương pháp thu thập thông tin 13
3.4. Phương pháp xử lý số liệu 15
PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 16
4.1. Tình hình cơ bản của xã Hưng Thủy 16
4.1.1. Điều kiện tự nhiên 16
4.1.2. Đặc điểm kinh tế, xã hội 17
4.2. Mô tả AKIS của người dân 21
4.2.1. Các cơ quan, tổ chức và cá nhân hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp ở địa phương (ở hai thôn khảo sát). 21
4.2.2. Những nguồn thông tin nông nghiệp người dân có thể tiếp cận. 22
4.2.3. Các kênh thông tin 27
4.2.4. Loại thông tin mà người dân nhận được. 28
4.3. Vai trò của các nguồn thông tin. 31
4.4. Điểm mạnh, điểm yếu của các nguồn thông tin 33
4.5. Cơ hội và thách thức cho việc phát triển AKIS ở địa phương 36
4.5.1 Cơ hội 36
4.5.2 Thách thức 36
4.6. Những giải pháp mà chính quyền địa phương đưa ra cho việc phát triển AKIS tại địa phương. 37
PHẦN 5: KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 40
5.1 Kết luận 40
5.2 Kiến Nghị 41
46 trang |
Chia sẻ: banmai | Lượt xem: 2151 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tìm hiểu thực trạng và vai trò của hệ thống thông tin kiến thức về nông nghiệp trong sản xuất của người dân xã Hưng Thuỷ - Huyện Lệ Thuỷ - tỉnh Quảng Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Cùng với tiến trình hội nhập, quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá (CNH,HĐH) đất nước nói chung và CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn nói riêng đã tạo cho nền nông nghiệp và kinh tế nông thôn nước ta có bước chuyển biến sâu sắc. Cơ cấu kinh tế nông thôn có bước chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng lao động và hàng hoá trong lĩnh vực nông nghiệp, tăng tỷ trọng lao động và hàng hoá trong lĩnh vực công nghiệp xây dựng và dịch vụ thương mại. Nền sản xuất nông nghiệp truyền thống, lạc hậu đã dần chuyển sang nền nông nghiệp hàng hoá, nhiều loại nông sản đã có vị trí trên thị trường quốc tế như: gạo, tiêu, cà phê…
Những thông tin, kiến thức của nền nông nghiệp thế giới cũng như của nền nông nghiệp trong nước sẽ có tác động tích cực hoặc tiêu cực đến sự phát triển của hệ thống sản xuất nông nghiệp, tác động trực tiếp đến người mỗi nông dân. Trong khi đó, trình độ người nông dân còn hạn chế dẫn đến hạn chế trong việc tiếp cận và ứng dụng các thông tin và kiến thức về nông nghiệp. Đặc biệt là các kiến thức và thông tin về tiến bộ kỹ thuật nông nghiệp, về thị trường và về các chính sách phát triển nông nghiệp của nhà nước.
Xã Hưng Thuỷ là xã nằm phía nam của huyện Lệ Thuỷ, tỉnh Quảng Bình, là một xã nghèo bãi ngang thuộc chương trình 135 của chính phủ. Sinh kế của đại đa số người dân chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, sản xuất nông nghiệp ở đây có quy mô sản xuất còn manh mún, nhỏ lẻ, trình độ sản xuất còn lạc hậu, năng suất thấp, sản phẩm không có sức cạnh tranh trên thị trường hoặc thiếu thị trường tiêu thụ do người dân thiếu các nguồn thông tin kiến thức về nông nghiệp. Vấn đề cấp thiết hiện nay đối với địa phương là phải xây dựng được một hệ thống kiến thức thông tin về nông nghiệp sao cho người dân có thể tiếp cận, trao đổi, khai thác các thông tin kiến thức từ nhiều nguồn khác nhau.
Vì vậy cần có những nghiên cứu để đánh giá thực trạng và vai trò của hệ thống thông tin và kiến thức nông nghiệp hiện có tại địa phương, từ đó sẽ hình thành những cơ sở thực tiễn để đề ra phương hướng và giải pháp giải quyết vấn đề trên. Đó cũng chính là lý do tôi tiến hành đề tài: Tìm hiểu thực trạng và vai trò của hệ thống thông tin kiến thức về nông nghiệp trong sản xuất của người dân xã Hưng Thuỷ - huyện Lệ Thuỷ - tỉnh Quảng Bình.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Mô tả hệ thống thông tin kiến thức nông nghiệp của người dân xã Hưng Thuỷ.
Vai trò của hệ thống thông tin kiến thức nông nghiệp trong hoạt động sản xuất nông nghiệp của người dân qua sự nhìn nhận, đánh giá của người dân và chính quyền địa phương.
Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức và các giải pháp cho việc phát triển hệ thống thông tin kiến thức về nông nghiệp cho người dân.
PHẦN 2: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. Thông tin
Thông tin (Information) là những ý tưởng, những kiến thức, những sự kiện con người có thể hiểu biết về nó nhờ có sự trao đổi với nhau hoặc do con người nhận biết bằng các giác quan. Thông tin là điều kiện tất yếu tạo thành tri thức của con người [3, 14].
Thông tin là phương tiện con người dùng để giao tiếp và phát triển cộng đồng. Thông tin thúc đẩy sự phát triển xã hội, xã hội càng phát triển nhu cầu thông tin càng cao. Việc tận dụng các nguồn thông tin sẳn có để áp dụng vào sản xuất, vào đời sống giúp con người rút ngắn thời gian tìm hiểu, nghiên cứu và thúc đẩy phát triển kinh tế nhanh hơn [3, 15].
Công nghiệp hóa và hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn ở Việt Nam đòi hỏi tăng cường thông tin chuyển giao tiến bộ kỹ thuật và công nghệ mới đến nông dân để nông dân áp dụng vào sản xuất nâng cao dân trí và đời sống.
* Tầm quan trọng của thông tin
Theo truyền thống, những bức thông điệp của Khuyến nông thường dựa vào kinh nghiệm của nông dân hoặc những kết quả của công tác nghiên cứu khoa học nông nghiệp. Ở nhiều nước, chính sách của nhà nước là rất quan trọng đối với việc đưa ra các quyết định của nông dân, ví dụ những chính sách về thuế, chính sách về giá cả...
* Nguồn thông tin
Là yếu tố khởi xướng việc thực hiện quá trình truyền thông tin, yếu tố đó có thể là một cá nhân, một nhóm người hay một tổ chức. Khi sử dụng thông tin cần quan tâm đến độ tin cậy, sự tín nhiệm và tính chính xác, mới mẻ, hấp dẫn của thông tin [3, 15].
Người nông dân sử dụng nhiều nguồn khác nhau để thu thập thông tin và kiến thức cho việc quản lý nông trại của họ. Những nguồn này bao gồm:
Ở những người nông dân khác
Những tổ chức Khuyến nông của nhà nước
Những tư nhân buôn bán vật tư, cung cấp tín dụng và thu mua nông sản
Những công ty của nhà nước, văn phòng tiếp thị và nhà làm chính sách
Những tổ chức của nông dân và các thành viên của nó
Các tạp chí nông nghiệp, đài phát thanh, vô tuyến truyền hình, và các phương tiện thông tin đại chúng khác
Chỉ một ít nông dân có thể liên hệ trực tiếp với các nhà nghiên cứu, nhất là ở các nước đang phát triển, nơi mà số nhà nghiên cứu tính trên số nông dân còn ít, giao thông khó khăn và có một khoảng cách xã hội giữa họ. Nghiên cứu chỉ thực sự có tác động đến sản xuất nông nghiệp khi có những người làm công tác thông tin giữa các nhà nghiên cứu với nông dân. Việc thông tin những vấn đề, những kinh nghiệm và tình hình thực tế của nông dân cho các nhà nghiên cứu cũng là điều quan trọng để nắm được những kết quả nghiên cứu có thực sự thích hợp và quan trọng cho sự phát triển của nông nghiệp hay không. Sự phát triển của những kỹ thuật có ích trong một hoàn cảnh nào đó sẽ yêu cầu một sự tổng hợp những kiến thức từ nhiều nguồn khác nhau. Sự tổng hợp này thường phó mặc cho nông dân, mặc dù các nhà nghiên cứu và Khuyến nông đóng một vai trò quan trọng trong quá trình đó. Việc tổng hợp là một phần quan trọng trong công việc của những người làm nghiên cứu hệ thống nông nghiệp (FSR), những người đang cố gắng kết hợp những thông tin trong nghiên cứu của các chuyên ngành khác nhau với những thông tin về tiến triẻn thị trường và các chính sách của nhà nước. Những nhà nghiên cứu chuyên ngành thường không muốn các thông tin của họ kết hợp với các thông tin từ những nguồn khác trước khi nó trở nên có giá trị đối với việc giúp đỡ nông dân đưa ra quyết định[2, 28 - 29]
2.2. Kiến thức
* Kiến thức của nông dân
Rất nhiều kiến thức nông nghiệp được phát triển từ những thí nghiệm đơn giản mà người nông dân thực hiện, ví dụ khi trồng một cây trồng mới ở địa phương họ, hoặc khi họ thay đổi lịch bón phân. Họ cũng đã cố gắng điều chỉnh những khuyến cáo của Khuyến nông phù hợp với tình hình nông hộ của họ. Các nhà nghiên cứu và Khuyến nông có thể hợp tác với nhau bằng việc giúp cho người nông dân làm tốt các thí nghiệm này và bằng việc giúp họ rút ra những kết luận chính xác từ những kết quả thu được. Sự hợp tác này sẽ làm tăng chất lượng của các thông tin và làm giảm đi xác suất nông dân từ chối làm theo một khuyến cáo nào đó. Họ cũng có thể học được ngay từ những thí nghiệm của mình rằng một quan điểm hay một kỹ thuật nào đó không có tác dụng vì họ đã mắc sai lầm trong khi thí nghiệm. Những thí nghiệm do nông dân làm thường nảy sinh các thông tin về sự cần thiết của lao động và tiền vốn của các mùa vụ khác nhau cho các kỹ thuật mới, và khả năng đáp ứng nhu cầu về nguồn lực này. Những thông tin như vậy là cực kỳ quan trọng cho việc phát triển các kỹ thuật thích hợp[2, 31].
Những kiến thức có giá trị mà nông dân có được, hay còn gọi là những kiến thức cổ truyền, thường bị các nhà nghiên cứu lãng quên, mặc dù những thông tin đó có thể khá quan trọng cho những khuyến cáo của một vùng nào đó và cũng rất quan trọng cho việc phát triển một hệ thống nông nghiệp bền vững.
2.3. Sự nghiên cứu về AKIS trên thế giới.
Hệ thống thông tin kiến thức nông nghiệp (Agricultural Knowledge and Information System - AKIS) là: Các cá nhân, các mạng lưới hoạt động, các cơ quan và những mối tương tác và liên kết giữa họ thu hút hay quản lý việc nảy sinh, chuyển đổi, chuyển giao, lưu giữ, hồi phục, tổng hợp, truyền bá và sử dụng những kiến thức và thông tin, và cùng phối hợp hành động để cải thiện đáng kể sự phù hợp giữa kiến thức và môi trường và kỹ thuật được sử dụng trong nông nghiệp.[2, 27]
AKIS đã được hình thành từ cuối những năm 1970 bởi các chuyên gia Khuyến nông hàng đầu thế giới do họ nhận thấy được sự không thích hợp, sự hạn chế của luồng thông tin/kiến thức một chiều từ trung tâm nghiên cứu đến nông dân (Nagel 1979). Giữa những năm 1980, Bunting (1986) and Röling (1987) đã có những bước tiến xa hơn, hai ông đã nhắm vào những chức năng khác nhau của những nhà nghiên cứu, những người làm công tác Khuyến nông và sự phối hợp giữa họ. Bản chất của AKIS là sự kết hợp giữa ba hệ thống kiến thức, chúng được xem như là một phần của hệ thống kiến thức nông nghiệp tổng hợp (sơ đồ 1) [12].
AKIS được mở rộng dựa trên cơ sở của các tổ chức bao gồm các tổ chức cung cấp nguồn kiến thức nông nghiệp và tất cả các bên liên quan trong việc sản sinh và phổ biến kiến thức nông nghiệp. Cơ sở của AKIS được dựa trên các khái niệm về hệ thống kiến thức nông nghiệp. AKIS được mong đợi có thể xúc tiến, đẩy mạnh mối liên kết giữa các tổ chức nông nghiệp trong một vùng và giữa các vùng với nhau, đồng thời nó thúc đẩy mối liên kết giữa các khâu, mắt xích trong hệ thống. Vào cuối những năm 1990, bản chất của AKIS được xem xét lại. Nó không gói gọn trong sự phát triển nông nghiệp mà được xét rộng ra trên cơ sở sự phát triển nông thôn (rural development (RD)), vì vậy xuất hiện cụm từ AKIS/RD. Đến năm 2000, FAO và WB đã cùng nhau công bố tài liệu: AKIS/RD: “Strategic vision and guiding principles”, và khái niệm AKIS/RD được cộng nhận một cách rộng rãi. Một AKIS có hiệu quả được thừa nhận như sự đáp lại: “công nghệ, kiến thức và thông tin cần thiết cho người dân nông thôn; giúp cho họ đạt được những am hiểu để đưa ra những quyết định giúp cho việc quản lý nông trại, gia đình, cộng đồng tốt hơn (FAO/WB, 2000)”.AKIS được xem như là diện mạo của nông thôn, nó không chỉ bao gồm nông nghiệp, sự phát triển và mở rộng hệ thống này là sự kế thừa một tầm nhìn chiến lược và nguyên lý phát triển hệ thống AKIS/RD. Sau khi xuất bản tài liệu AKIS/RD, FAO đã triệu tập nhiều cuộc hội thảo về AKIS/RD ở 10 nước khác nhau (từ năm 2000 đến năm 2003), và tiếp theo đến năm 2004, đã được sự uỷ quyền của 10 nước trong việc nghiên cứu AKIS/RD [12].
AKIS là một sự đổi mới phương pháp trong quá trình tiếp cận các tổ chức xã hội. Nó gắn kết các tổ chức, những người liên quan trong mối liên kết nông nghiệp bao gồm những mối liên kết bà con thân thuộc và sự tương tác gữa họ; những nảy sinh trong quá trình hình thành, biến đổi, lưu trữ, phục hồi, tổng hợp, phổ biến và sử dụng thông tin và kiến thức[11].
2.4. Sự nghiên cứu AKIS ở Việt Nam
Cho đến nay ở Việt Nam vẫn chưa có nhiều nghiên cứu về AKIS. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam phối hợp với đại sứ quán Canada vừa tiến hành dự án Thông tin thị trường nông nghiệp Việt Nam (VAMIP). Theo VAMIP, có trên 80% hộ sản xuất bán hàng trực tiếp cho thương lái, dưới 10% hộ tiêu thụ thông qua hợp tác xã, 8% hộ mang sản phẩm bán trực tiếp tại các chợ địa phương. Lý do là nông dân sản xuất tin tưởng vào thương lái hơn các thông tin từ ti vi, đài báo,… hầu hết hộ sản xuất các sản phẩm nông nghiệp đều ở nông thôn nên không được tiếp xúc với nhiều nguồn thông tin, nếu có nguồn thông tin nào đó thì cũng không có ích với họ.[5]
Đa phần nông dân của chúng ta hiện vẫn đang canh tác theo cách thức truyền thống, dù nhiều năm nay chúng ta đã áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật trong canh tác nông nghiệp. Tuy nhiên, hiệu quả của việc này vẫn chưa phát huy hết và đem lại lợi ích cho nông dân. Lý do lớn nhất của việc này là nông dân đang bị thiếu thông tin. Vì vậy, việc thiết lập hệ thống thông tin đến với nông thôn là yêu cầu cần thiết và cấp bách trong bối cảnh này.
Chi phí mà Nhà nước dành cho Khuyến nông mỗi năm lên đến hơn 100 tỉ đồng, tuy nhiên chỉ có 3% trong khoản kinh phí này dành cho việc thông tin Khuyến nông, đây là khoản kinh phí quá ít ỏi cho một cường quốc về xuất khẩu nông sản như Việt Nam.[5]
Hệ thống thông tin nông nghiệp của Việt Nam chủ yếu được chuyển tải qua các kênh truyền hình quốc gia và địa phương. Tuy nhiên, thực tế thông tin vẫn còn dàn trải và không tập trung vào lợi ích thiết thực của nông dân. Một ông chuyên gia nông nghiệp trên đài truyền hình không thể nói tất cả về mọi lĩnh vực trong nông nghiệp. Điều này vừa không chuyên nghiệp và thiếu thuyết phục. Chưa kể một phần quan trọng mà nhà đài không để ý đến là việc nông dân ba miền Bắc, Trung, Nam không thể nghe và hiểu được cùng một giọng nói mà phát thanh viên chuyên về nông nghiệp nói.(Bùi Chí Bửu, viện trưởng viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp miền Nam)[5].
Vấn đề chuyển tải thông tin cho nông dân hiệu quả, cũng được các doanh nghiệp trong ngành cà phê đem ra “mổ xẻ”. Thông tin chuyển tải cho nông dân muốn hiệu quả, phải là thông tin trực quan. Đơn giản, khi đưa ra một thông tin về Khuyến nông, 90% lượng thông tin mà nông dân nhận biết là lợi ích thiết thực đối với họ, họ mới ghi nhận và thực hành những hướng dẫn này. (Đặng Lê Nguyên Vũ, tổng giám đốc công ty cà phê Trung Nguyên)[5].
Ngoài ra thông tin phải đồng bộ, chuyên sâu và xuyên suốt, từ đài truyền hình, phát thanh cho đến tài liệu in ấn về nông nghiệp. Cụ thể, nhà đài khi phát một chương trình về Khuyến nông, phải nói rõ nơi nào bán tài liệu này để nông dân mua về. Doanh nghiệp nông sản hoạt động trong ngành nghề, hoàn toàn có thể phối hợp với đài để mua tài liệu phát miễn phí cho nông dân. Những trung tâm Khuyến nông ở các địa phương ở xã huyện cũng cần phát huy tốt vai trò của mình thông qua việc liên kết với doanh nghiệp, các cơ quan truyền thông để chuyển tải thông tin thiết thực đến người nông dân.
Nhằm cung cấp đầy đủ, chính xác, kịp thời thông tin kiến thức nông nghiệp mà đặc biệt là thông tin về thị trường và giá cả nông sản cho mọi đối tượng mà tập trung chủ yếu vào nông dân, Trung tâm Tin học Bộ NN&PTNT đã triển khai dự án xây dựng mạng lưới thông tin thị trường nông nghiệp, một trong những mục tiêu quan trọng của dự án là giúp hoạt động sản xuất gắn với thị trường, hàng hóa làm ra phải phù hợp với tín hiệu của thị trường. Điều này sẽ nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng nông sản Việt Nam trên thị trường thế giới, đồng thời mở rộng chủng loại hàng hóa xuất khẩu(TS. Đặng Kim Sơn, Giám đốc Trung tâm Tin học Bộ NN&PTNT)[].
Bước đầu tiên, dự án lựa đã chọn 3 tỉnh để thực hiện thí điểm trong năm 2004, gồm Vĩnh Long, ĐăkLăk và Lào Cai; sau đó, mở rộng phạm vi lên 10 tỉnh trong năm 2005 và 20 tỉnh năm 2006. Những tỉnh này phải đảm bảo các tiêu chí như: lãnh đạo địa phương phải hiểu được giá trị của thông tin thị trường và tích cực ủng hộ; sẵn sàng xây dựng chương trình và đóng góp một phần tài chính, nhân lực và tạo thuận lợi cho việc thu thập, xử lý cũng như cung cấp, phổ biến thông tin đến người dân.
Tuy nhiên, đã nảy sinh nhiều vướng mắc khi triển khai thực hiện thu thập thông tin. Đó là khả năng phân tích hạn chế nên dự báo thông tin về giá cả thị trường chưa tốt. Hầu hết thông tin thu thập được mới đơn thuần là tin giá cả, chưa được tổng hợp, đánh giá, xử lý để có những dự báo chính xác, tránh thiệt thòi cho nông dân. Mạng lưới cộng tác viên cung cấp thông tin còn mỏng (Trịnh Tiến Bộ, Trưởng phòng Đào tạo và Kiểm nghiệm, Sở NN&PTNT ĐăkLăk). Hệ thống đang rất thiếu những địa chỉ cung ứng về giống, đại lý thu mua, cơ sở chế biến... Hay nông dân cũng đói thông tin về thời điểm thu hoạch của các loại nông sản trong nước cũng như nước ngoài để lựa chọn thời gian trồng, thu hái thích hợp, tránh rớt giá... Việc triển khai hệ thống thông tin nông nghiệp không đơn giản chỉ là cung cấp thông tin về giá cả hàng hóa, mà còn là kênh quan trọng giúp họ nâng cao hiểu biết kỹ thuật, từ đó sản xuất sản phẩm có giá thành hạ, cạnh tranh. Không những thế, đây còn là một trong những điều kiện thuận lợi để thực hiện xúc tiến thương mại(Ngô Long Bồi, Trưởng phòng KHCN, Sở NN&PTNT Vĩnh Long)[].
2.5. Vai trò và sự phân tích AKIS.
Quan điểm của AKIS là người nông dân sử dụng rất nhiều nguồn khác nhau để thu thập kiến thức và thông tin mà họ cần cho sản xuất nông nghiệp và quản lý nông hộ của hộ. Những kiến thức mới không chỉ do cơ quan khoa học tạo ra, mà còn do nhiều tác nhân khác tạo ra và phát triển lên. Điều này rất có ích khi phân tích xem tất cả những nguồn này bổ sung và hỗ trợ lẫn nhau như thế nào, hoặc giữa chúng có mâu thuẫn gì hay không. Nông dân sử dụng những nguồn nào để thu thập kiến thức và thông tin, và làm thế nào để những nguồn đó có được thông tin và kiến thức ấy. AKIS cũng phân tích những luồng thông tin từ người dân này tới các người dân khác, tới các nhà nghiên cứu, người làm chính sách và các nhà doanh nghiệp khác.
* Sự phân tích AKIS
Phân tích AKIS cho một vùng hay một lĩnh vực nào đó của nông nghiệp là rất quan trọng để phát hiện ra những lỗ hổng đang kìm hảm sự phát triển của nông nghiệp, cũng như những sự chồng chéo đang làm lãng phí nguồn lực và có thể gây ra những mâu thuẩn không đáng có. Phân tích AKIS có thể là trách nhiệm của dịch vụ Khuyến nông. Các tổ chức của nông dân cũng đóng một vai trò có giá trị trong tiến trình này bằng việc làm rõ các thông tin cần thiết của các thành viên và khuyến khích các cơ quan nghiên cứu, các tổ chức Khuyến nông và các tác nhân khác cung cấp những thông tin đó.
Thông tin nông nghiệp có thể được kết hợp trong những sản phẩm kỹ thuật như thuốc trừ sâu, máy móc hoặc hạt giống và những bước đệm cho việc sử dụng chúng. Những cái đó được Bennett (1990) gọi là những kỹ thuật. Những thông tin và kỹ năng khác thường không được kết hợp trong một sản phẩm, như việc dự tính dự báo sâu bệnh, thời vụ làm cỏ hay thời vụ luân canh cây trồng,...Những việc này gọi là những thao tác (kỹ thuật canh tác). Các công ty thương mại có thể thu được lợi nhuận từ việc bán và cung cấp những thông tin về công nghệ, nhưng những thông tin về kỹ thuật canh tác thì chỉ được các dịch vụ Khuyến nông cung cấp với nguồn tài chính lấy từ thuế hoặc do nông dân đóng góp[2, 31 - 32].
Tiến hành phân tích AKIS như vậy trước khi bắt đầu một dự án mới là rất cần thiết và cực kỳ quan trọng. Tuy nhiên những nhà đầu tư cho các dự án thường không tăng cường hệ thống đang có sẳn mà tìm cách phát triển một hệ thống, một tổ chức mới, trùng lặp với các yếu tố của hệ thống này và có xu hướng thất bại hoàn toàn ngay sau khi hết nguồn đầu tư.
* Vai trò của AKIS
Sự phân tích AKIS thường chỉ ra rằng vai trò truyền thống của các tổ chức Khuyến nông là chuyển giao kỹ thuật được tạo ra ở các cơ quan nghiên cứu đến với nông dân. Tuy nhiên ở hầu khắp các nước phát triển vai trò chính của họ là học hỏi kinh nghiệm của các nông dân tiên tiến nhất để dạy lại cho những nông dân khác cách cải thiện việc quản lý nông trại của họ. Ngoài ra sự phân tích AKIS còn chỉ ra rằng vai trò của các tổ chức Khuyến nông còn có thể là để:
- Giúp nông dân thí nghiệm các kỹ thuật mới hay hệ thống canh tác mới.
- Thu được những thông tin thích hợp từ các nguồn thông tin khác nhau.
- Đánh giá và giải thích những thông tin này trong các tình huống của họ.
- Học hỏi những kinh ngiệm của họ.
McDermott đã chỉ ra rằng sử dụng AKIS một cách khoa học và hiệu quả giúp việc sử dụng thông tin một cách hiệu quả, tạo ra những kỹ thuật tốt nhất cho một tình hình cụ thể nào đó thông qua việc tổng hợp thông tin từ các nhà nghiên cứu, Khuyến nông và nông dân khác. Tuy nhiên quá trình tổng hợp này thường không được chú ý đúng mức. AKIS giúp xóa mờ sự phân định giữa các nhà nghiên cứu, Khuyến nông và nông dân vì họ đã tham gia vào một quá trình học hỏi để phát hiện ra những cách để cải tiến những hoạt động nông nghiệp. Trong tiến trình đó, mỗi nhóm đều có thể học hỏi được từ những người tham dự kia[2,33].
AKIS tạo ra một mạnh lưới thông tin gồm nhiều tác nhân khác nhau và cần thiết, trong đó thông tin của mỗi nhóm đều có thể được tổng hợp lại. Vai trò của mạng lưới hoạt động này có thể được thực hiện với những thông tin về kỹ thuật sản xuất, cũng như đối với việc phát triển các mối quan hệ hiệu quả hơn với thế giới bên ngoài, đặc biệt là thị trường.
PHẦN 3: NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Nội dung nghiên cứu
3.1.1 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội của xã Hưng Thuỷ
Đặc điểm tự nhiên:
Vị trí địa lý
Địa hình, đất đai
Đặc điểm kinh tế, xã hội
Tình hình sản xuất ngành chăn nuôi
Tình hình sản xuất ngành trồng trọt
Tình hình nuôi trồng thuỷ sản
Các ngành nghề dịch vụ khác
Cơ sở hạ tầng
3.1.2 Mô tả hệ thống thông tin kiến thức về nông nghiệp của người dân
Các cơ quan, tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp ở địa phương.
Các nguồn thông tin kiến thức.
Thông qua các kênh thông tin/phương tiện truyền thông.
Loại thông tin người dân được tiếp cận.
3.1.3 Vai trò của hệ thống thông tin kiến thức nông nghiệp trong hoạt động sản xuất nông nghiệp của người dân
Phạm vi thông tin
Sự sẳn có phương tiện tiếp nhận thông tin của người dân (đài, ti vi, báo…)
Sự phù hợp của thông tin với nhu cầu, nguyện vọng, trình độ người dân
Đánh giá vai trò của các kênh thông qua sự bình chọn (xếp thứ tự ưu tiên) của của người dân, của cán bộ địa phương.
Tần suất, số lần gặp gỡ, tiếp cận
Hiệu quả của thông tin
Sự phản hồi thông tin của người dân
3.1.4 Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức trong việc phát triển hệ thống thông tin kiến thức về nông nghiệp cho người dân ở địa phương.
3.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.2.1. Đối tượng nghiên cứu
Người dân tham gia sản xuất nông nghiệp tại xã Hưng Thuỷ.
Các thương lái thu mua hàng nông sản.
Các hộ kinh doanh vật tư nông nghiệp, cung cấp dịch vụ đầu vào cho nông nghiệp.
Nhóm trưởng, hội trưởng của các tổ chức dựa và cộng đồng (nhóm sở thích, nhóm dùng chung nước sạch…)
Cán bộ Khuyến nông xã, huyện.
Cán bộ địa phương ( cán bộ xã, thôn, xóm, cụm,…).
3.2.2. Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung: Sản xuất nông nghiệp là hoạt động sinh kế chủ yếu của người dân xã Hưng Thuỷ nhưng trồng trọt vẫn giữ vai trò chủ đạo. Vì vậy trong phạm vi đề tài này tôi chỉ tiến hành nghiên cứu hệ thống thông tin kiến thức nông nghiệp của những người dân có hoạt động sản xuất trồng trọt.
Về không gian: Đề tài tiến hành nghiên cứu ở hai thôn Đấu Tranh và Thắng Lợi là hai thôn có cơ cấu cây trồng mang tính đại diện cho xã.
Về thời gian: Đề tài được tiến hành trong thời gian 18 tuần, từ ngày 05/01/2009 đến ngày 09/05/2009.
3.3. Phương pháp thu thập thông tin
Để thực hiện các mục tiêu cụ thể đã đặt ra của nghiên cứu, một số phương pháp đã được sử dụng như sau:
Thu thập và phân tích số liệu thứ cấp ở cấp chính là xã Hưng Thủy , thông qua các báo cáo thực hiện nhiệm vụ KT - XH, QPAN các năm 2005 đến 2008 và các tài liệu liên quan khác.
Phỏng vấn sâu cán bộ địa phương và một số người am hiểu cộng đồng như: Cán bộ Khuyến nông xã, trưởng thôn, hội trưởng hội nông dân, hội trưởng chi hội phụ nữ...
Điều tra nông hộ theo phương pháp phỏng vấn bán cấu trúc. Mẫu được chọn ngẩu nhiên gồm 15 hộ sản xuất nông nghiệp.
Phỏng vấn bán cấu trúc các đối tượng khác gồm: các thương lái, hộ thu gom nông sản; các hộ kinh doanh vật tư nông nghiệp.
Thảo luận nhóm
Mục đích:
Xác định các nguồn thông tin kiến thức về nông nghiệp mà người dân địa phương có thể tiếp cận.
Đánh giá vai trò, hiệu quả của các nguồn thông tin, kênh thông tin qua sự bình chọn của người dân.
Xác định điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức cho việc phát triển hệ thống thông tin kiến thức về nông nghiệp ở địa phương.
Các bước tiến hành:
+ Chọn người tham gia: 15 người đã được lựa chọn tham gia vào buổi thảo luận nhóm (tối 02/04/2009). Với 6 đại diện của thôn Đấu Tranh, 6 đại diện của thôn Thắng Lợi (trưởng thôn, chi hội trưởng chi hội nông dân thôn, chi hội trưởng chi hội phụ nữ thôn, 3 người dân tham gia sản xuất nông nghiệp), 1 người thu gom nông sản, 1 người kinh doanh vật tư nông nghiệp ở địa phương và cán bộ Khuyến nông xã.
+ Tiến hành thảo luận:
Xác định các nguồn thông tin kiến thức về nông nghiệp mà người dân địa phương có thể tiếp cận, nội dung (loại) thông tin nhận được trong mỗi nguồn.
Thảo luận vai trò, hiệu quả của các nguồn thông tin. Xếp thứ tự ưu tiên các nguồn/kênh thông tin với các tiêu chí:
Sự phù hợp của thông tin với nhu cầu người dân.
Sự sẳn có phương tiện tiếp nhận thông tin của người dân.
Phạm vi thông tin.
Tần suất truyền tin.
Độ chính xác của thông tin
Sử dụng công cụ phân tích SWOT để xác định điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của người dân địa phương trong việc phát triển hệ thống thông tin kiến thức về nông nghiệp.
3.4. Phương pháp xử lý số liệu
- Dùng phương pháp định tính và định lượng để tổng hợp thông tin.
- Xử lý thông tin trên phần mềm Excel.
PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1. Tình hình cơ bản của xã Hưng Thủy
4.1.1. Điều kiện tự nhiên
4.1.1.1. Vị trí địa lý
Xã Hưng Thủy là một xã bãi ngang nằm phía Nam huyện Lệ Thủy tỉnh Quảng Bình, cách thị trấn Kiến Giang (Lệ Thủy) 12 Km về phía Đông Nam, với hình tam giác thế chân kiềng.
- Phía Bắc giáp xã Cam Thủy
- Phía Đông giáp xã Hải Thủy (Ngư Thủy Trung)
- Phía Tây giáp xã Tân Thủy
- Phía Nam giáp xã Sen Thủy
Xã nằm vị trí tương đối thuận lợi, có đường quốc lộ 1A đi ngang qua và trên địa bàn xã có một chợ đầu mối nên việc giao lưu, buôn bán và thông tin liên lạc với bên ngoài tương đối thuận lợi.
4.1.1.2. Địa hình và đất đai.
Xã Hưng Thủy có địa hình tương đối đơn giản. Toàn xã có địa hình bằng phẳng, không có đồi núi rất thuận lợi cho việc phát triển sản xuất nông nghiệp. Hiện trạng sử dụng đất đai của xã thể hiện:
Bảng 1: Hiện trạng sử dụng đất xã Hưng Thuỷ (Đơn vị tính: ha)
STT
Loại đất
Diện tích
%
Tổng diện tích đất tự nhiên
1184,79
100
1
Đất nông nghiệp
504,06
42,54
2
Đất lâm nghiệp
131,07
11,06
3
Diện tích mặt nước
73,23
6,18
4
Đất thổ cư
47,23
3,99
5
Đất chuyên dụng
93,50
7,89
6
Đất chưa sử dụng
335,7
28,34
Nguồn: Kế hoạch phát triển Hưng Thuỷ giai đoạn 2005 - 2010
Tổng diện tích đất tự nhiên của toàn xã là 1184,79 ha trong đó đất dùng cho nông nghiệp là 504,06 ha chiếm 42,54%. Theo xu hướng chung ở xã Hưng Thuỷ diện tích đất nông nghiệp ngày càng được mở rộng tuy nhiên bình quân đất nông nghiệp/đầu người không tăng mà còn có xu hướng giảm do sự gia tăng dân số và do các nguyên nhân khác. Xã hội ngày càng phát triển, dân số ngày càng gia tăng, nhu cầu sử dụng đất đai của con người để làm nhà, đất cho các công trình, đất sản xuất kinh doanh, phi nông nghiệp ngày càng gia tăng. Do đó diện tích đất nông nghiệp một phần cũng bị thu hẹp, một phần lấy từ quỹ đất chưa sử dụng của địa phượng.
4.1.2. Đặc điểm kinh tế, xã hội
4.1.2.1. Tình hình sản xuất ngành chăn nuôi
Chăn nuôi là một hoạt động sản xuất phụ nhưng nguồn thu nhập đem lại cho các hộ nông dân tương đối lớn chủ yếu trang trải các chi phí sinh hoạt hàng ngày. Lợn và trâu, bò là gia súc chủ yếu trong xã. Tổng đàn lợn nuôi là 4.590 con, bình quân: 3 con/hộ và có khoảng 85% hộ nuôi lợn. Đàn Trâu có 267 con, đàn bò có 855 con trong đó 10% là sử dụng cho cày kéo, 90% nuôi kinh doanh để tăng thêm thu nhập cho các hộ gia đình. Đàn gà có 19.500 con, đàn vịt có 7.150 con. (Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ KT - XH, QPAN năm 2008)
Lao động tham gia vào chăn nuôi lợn chủ yếu là nữ, còn nuôi trâu và bò là nam giới. Trong đó khoảng 80 % là nam trong độ tuổi lao động còn 20% người chưa đến tuổi lao động hoặc hết tuổi lao động tham gia hoạt động này.
Công tác phòng trừ dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm luôn được chú trọng. Ý thức của người dân ngày càng dược nâng cao trong công tác phòng trừ dịch bệnh, đồng thời kết hợp với công tác kiểm tra nên trong năm 2008 trên địa bàn xã đã không có dịch bệnh xảy ra.
4.1.2.2. Tình hình sản xuất ngành trồng trọt
Trồng trọt là ngành sản xuất quan trọng và cũng là hoạt động chính mang lại thu nhập và ổn định cho cuộc sống của người dân xã Hưng Thuỷ.
Bảng 2: Cơ cấu cây trồng của xã Hưng Thuỷ
STT
Loại cây trồng
Diện tích (ha)
Năng suất (tạ/ha)
Sản lượng
(tấn)
1
Lúa
303,33
41,33
1.253,7
1.1
Vụ đông xuân
214,53
43
922,5
1.2
Vụ hè thu
88,8
37,3
331,2
2
Khoai lang
59,50
60
357
3
Sắn
42
80
336
4
Lạc
23
14
32.2
5
Vừng
11,5
7
8,1
6
Rau màu và các cây trồng khác
64,73
-
-
Nguồn: Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ KT - XH, QPAN năm 2008
Hoạt động sản xuất lúa ở xã Hưng Thủy được chia làm 2 vụ đó là vụ đông xuân và vụ hè thu. Lao động chủ yếu trong hoạt động trồng lúa là nam giới chiến 50% lực lượng lao động trong độ tuổi lao động. Nam giới chủ yếu đảm nhận khâu làm đất, sạ và chăm sóc như phun thuốc sâu, bón phân, thu hoạch vận chuyển sản phẩm về. Phụ nữ chủ yếu là làm cỏ, tỉa dặm và tham gia gặt lúa.
Người dân địa phương chủ yếu sử dụng các giống lúa như: Giống lúa Khang Dân, giống lúa Lai Trung Quốc, giống lúa X21, giống lúa Xuân Mai (vụ hè thu) nên năng suất đạt tương đối cao. Nguồn giống chủ yếu mua từ các công ty giống cây trồng (Được thực hiện dưới hình thức người dân đăng ký giống tại trưởng thôn, sau đó trưởng thôn làm việc trực tiếp với công ty giống).
4.1.2.3. Tình hình nuôi trồng thuỷ sản.
Tổng diện tích ao hồ đạt 22 ha và trên 30 ha cá lúa. Hàng năm nuôi thả trên 80 vạn cá giống, thu trên 85 tấn cá thịt. Các giống cá chủ yếu là trắm cỏ, rô phi, trê lai, chép, mè. Nuôi trồng thuỷ sản là một trong những nguồn thu nhập chính của người dân và đã tạo được nhiều công ăn việc làm. Ước tính thu nhập về nuôi trồng thuỷ sản trên 2,5 tỷ đồng/năm.
4.1.2.4. Ngành nghề dịch vụ và các nghề phụ khác
Trên địa bàn xã hiện có trên 353 hộ làm tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ thương mại. Lực lượng này đóng góp gần 30% tổng thu nhập của xã. Các hoạt động buôn bán và dịch vụ quy mô tương đối lớn, không chỉ phục vụ nhu cầu địa phương mà còn đáp ứng nhu cầu của người dân các địa phương, xã lân cận. Các cửa hàng dịch vụ chủ yếu là: cửa hàng tạp hoá; cửa hàng buôn bán sắt thép, xi măng; cửa hàng kinh doanh vật tư nông nghiệp; các cửa hàng ăn uống... Các ngành nghề phụ khác có thợ nề, thợ kép, thợ mộc, thợ may, thợ sữa chửa ô tô, xe máy, cơ khí tổng hợp...ngoài ra còn có các hộ làm nghề buôn bán thu mua nông sản chuyển đi nơi khác bán.
Dịch vụ và các nghề phụ khác thu hút được một số lượng lao động đáng kể và tạo công ăn việc làm cho nhiều người dân địa phương trong suốt thời gian rảnh rỗi sau thu hoạch. Các hoạt động tạo sinh kế này đóng góp nguồn thu nhập đáng kể cho gia đình.
Lực lượng lao động đi làm xa chủ yếu là lao động trẻ độ tuổi từ 18 đến 35 lực lượng này cũng mang lại nguồn thu nhập cho các hộ gia đình, tỷ lệ tham gia khoảng 50% nam và 50% nữ.
4.1.2.4. Cơ sở hạ tầng
Xã Hưng Thủy cơ sở hạ tầng rất tốt để phát triển kinh tế xã hội. Theo số liệu thống kê, khoảng 99,5% các hộ gia đình sử dụng điện và nước sạch, trên 90 % số hộ có ti vi, gần 80 % hộ có điện thoại. Trên địa bàn xã có đường quốc lộ 1A đi ngang qua nên việc đi lại của người dân khá dễ dàng. Các cơ sở hạ tầng khác đang trong điều kiện tốt.
Bảng 3 : Cơ sở hạ tầng xã Hưng Thủy
Cơ sở hạ tầng và trang thiết bị
Đơn vị tính
Số lượng
Trường học
Trường
5
- Trường Tiểu học
Trường
3
- Trường Trung học cơ sở
Trường
1
- Trường Trung học phổ thông
Trường
1
Trường mẫu giáo
Cơ sở
7
Chợ
Cái
1
Trạm y tế
Trạm
1
Bưu điện văn hoá xã
1
Điểm truy cập Internet
Điểm
5
Điện:
- Số trạm biến áp
- Đường dây cao thế
- Đường dây hạ thế
Trạm
Km
Km
7
4,42
8,89
Các máy móc thiết bị phục vụ sản xuất:
- Máy cày
Chiếc
12
- Trạm bơm nước
Trạm
2
- Máy tuốt lúa
Máy
15
- Xe công nông
Máy
20
Nguồn: Thống kê của UBND xã Hưng Thuỷ năm 2008 và kế hoạch phát triển xã Hưng Thuỷ năm 2009
4.2. Mô tả AKIS của người dân
4.2.1. Các cơ quan, tổ chức và cá nhân hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp ở địa phương (ở hai thôn khảo sát).
Quá trình nghiên cứu cho thấy rằng, có rất nhiều tổ chức, cơ quan và cá nhân hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp có mặt thường xuyên ở địa phương. Chi tiết thể hiện ở bảng 4. Tìm hiểu về các cơ quan, tổ chức này là cơ sở cho việc nghiên cứu AKIS tại địa phương.
Bảng 4: Các cơ quan, tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp có mặt thường xuyên ở hai thôn khảo sát.
Đơn vị
Thôn Đấu Tranh
Thôn Thắng Lợi
Khu vực công
Cán bộ xã1
Người
4*
Cán bộ thôn2
Người
1
1
Các tổ chức quần chúng3
Tổ chức
5
5
Khu vự tư nhân
Nông dân4
Người
++**
Thương lái, người thu gom nông sản
Người
+**
Người kinh doanh vật tư nông nghiệp
Người
5*
Thú y tư nhân
Người
0
2
Các điểm kinh doanh Internet
Điểm
2
1
CBOs
Nhóm dùng chung nguồn nước
Nhóm
9
5
Nhóm tiết kiệm tín dụng
Nhóm
1
1
Nhóm sở thích chăn nuôi bò
Nhóm
4
0
Nguồn: Khảo sát xã Hưng Thuỷ năm 2009
Ghi chú: * Số lượng chung cho cả xã.
** Số lượng chung cho hai thôn.
+ Số lượng ít nhưng không thống kê được.
++ Số lượng nhiều nhưng không thống kê được.
1 Cán bộ xã bao gồm: Cán bộ KHUYếN NÔNG (2 người), cán bộ BVTV, cán bộ thú y.
2 Cán bộ thôn chủ yếu là trưởng thôn.
3 Các tổ chức quần chúng bao gồm: Hội phụ nữ, đoàn thanh niên, hội nông dân, hội cựu chiến binh, hội người cao tuổi ở thôn.
4 Nông dân bao gồm những người bà con thân thuộc, những người hàng xóm, bạn bè...
Ngoài ra, còn có rất nhiều cơ quan, tổ chức khác mặc dù không có mặt thường xuyên ở địa phương nhưng có vai trò rất quan trọng trong việc chuyển tải thông tin/kiến thức nông nghiệp cho người dân địa phương. Bao gồm: Các cán bộ Khuyến nông huyện, tỉnh; cán bộ, người đại diện của các công ty thuốc BVTV, công ty phân bón, công ty (trại) giống...; cán bộ của các trường, viện nghiên cứu...
4.2.2. Những nguồn thông tin nông nghiệp người dân có thể tiếp cận.
Quá trình nghiên cứu đã phát hiện nhiều mối liên kết tồn tại trong sản xuất nông nghiệp của người dân. Người nông dân ở đây có thể nhận thông tin/kiến thức nông nghiệp từ nhiều nguồn khác nhau (Sơ đồ 2 và bảng 5).Nó có thể bao gồm các nguồn sau:
Thứ nhất: Từ nông dân khác bao gồm có thể là từ bạn bè, người bà con, người thân, những người hàng xóm...). Quá trình chuyển tải thông tin/kiến thức được thực hiện dưới hình thức nông dân truyền đạt cho nông dân.
Thứ hai: Từ những người thương lái, những người thu gom hàng hoá mà chủ yếu là những người thu mua hàng nông sản ở địa phương (thu mua đầu ra cho sản xuất nông ngiệp). Khi những người nông dân bán sản phẩm cho những thương lái, những người thu gom thì đồng thời họ cũng có quá trình trao đổi thông tin/kiến thức mọi mặt của cuộc sống nói chung và thông tin/kiến thức về nông nghiệp nói riêng.
Thứ ba: Từ những người kinh doanh vật tư nông nghiệp (Những người cung cấp dịch vụ đầu vào cho sản xuất nông nghiệp như: cung cấp giống, cung cấp phân bón, cung cấp hoá chất BVTV...). Những người này đóng một vai trò khá quan trọng trong việc cung cấp thông tin/kiến thức nông nghiệp cho người dân. Người dân khi đến các điểm kinh doanh vật tư nông nghiệp để mua các sản phẩm cần thiết như: thuốc trừ sâu, thuốc trừ cỏ, phân bón, thức ăn chăn nuôi, các laọi thuốc kích thích sinh trưởng... thì họ cũng mong nhận được sự hướng dẫn, giới thiệu kỹ càng các thông tin về sản phẩm họ cần mua như: Thông tin về xuất xứ (thông tin về nhà sản xuất), hạn sử dụng, các hướng dẫn về cách sử dụng sản phẩm... Những thông tin mà người dân nhận được từ những người cung cấp dịch vụ đầu vào cho sản xuất nông nghiệp thường là những thông tin rất thiết thực và bổ ích, phù hợp với nhu cầu và nguyện vọng của người dân.
Thứ tư: Từ chính quyền địa phương bao gồm chính quyền xã (Cán bộ khuyến nông xã, cán bộ BVTV xã, cán bộ thú y xã) và thôn (chủ yếu là trưởng thôn). Trong đó thông tin từ chính quyền xã chủ yếu chuyển xuống các trưởng thôn, sau đó trưởng thôn thông báo, phổ biến lại cho bà con nông dân.
Thứ năm: Từ các phương tiện thông tin đại chúng bao gồm các loại bản tin nông nghiệp trên ti vi, đài, các thông tin trên internet và các loại báo chí, tạp chí nông nghiệp...Những kênh thông tin này người dân có điều kiện tiếp xúc thường ngày vì gia đình có sẳn các phương tiện tiếp nhận thông tin (tivi, đài). Các thông tin trên Internet, báo và các loại tạp chí nông nghiệp người dân ít có điều kiện tiếp cận vì nhiều lý do khác nhau trong đó có lý do là người dân không biết cách tiếp cận và không có kinh phí.
Thứ sáu: Từ các tổ chức đoàn thể (tổ chức quần chúng) trong thôn, xã như: Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên, hội nông dân, hội cựu chiến binh, hội người cao tuổi... Mặc dù các tổ chức này rất đa dạng về quy mô và loại hình hoạt động nhưng sự tham gia của các tổ chức này vào phát triển nông nghiệp còn hạn chế nên nguồn thông tin mà các tổ chức này cung cấp cho người dân còn ít.
Thứ bảy: Từ CBOs (CBOs) bao gồm: Các nhóm sở thích chăn nuôi bò, nhóm tiết kiệm tín dụng, nhóm dùng chung nguồn nước.
Thứ tám: Trực tiếp từ khuyến nông huyện. Người dân rất ít khi được tiếp xúc trực tiếp với khuyến nông huyện. Khuyến nông huyện chỉ về làm việc với cán bộ địa phương sau đó cán bộ địa phương thông báo lại với người dân. Chỉ khi có các chương trình, hoặc các dự án có tổ chức các lớp tập huấn cần cán bộ khuyến nông giảng dạy, làm việc thì khi đó người dân mới được tiếp xúc với cán bộ khuyến nông huyện.
Thứ chín: Từ các công ty phân bón, công ty thuốc BVTV, công ty thức ăn chăn nuôi... Đây cũng là một nguồn thông tin rất quan trọng nhưng người dân ít có điều kiện tiếp cận.
Thứ mười: Từ những người làm dịch vụ thú y tư nhân. Vì những hạn chế của dịch vụ thú y xã như: cán bộ phục vụ không nhiệt tình, thường chậm trễ và ít được đào tạo nên người dân tìm đến với dịch vụ thú y tư nhân để được phục vụ tốt hơn, hiệu quả và nhanh chóng hơn.
Sơ đồ 2: Hệ thống AKIS của người dân xã Hưng Thuỷ:
Nguồn: Phỏng vấn hộ và cán bộ địa phương năm 2009
Bảng 5: Các nguồn thông tin/kiến thức nông nghiệp người dân được tiếp cận (% số người trả lời phỏng vấn bán cấu trúc)
Nguồn thông tin
Số người được tiếp cận (Tổng số người trả lời phỏng vấn: 16) (người)
%
Từ trưởng thôn
16
100
Từ các phương tiện thông tin đại chúng
16
100
Cán bộ xã
11
68.75
Nông dân khác
16
100
Từ các thương lái, người thu gom nông sản
16
100
Từ những người cung cấp đầu vào
16
100
Từ các tổ chức đoàn thể trong thôn
8
50
CBOs
2
12.5
Từ các công ty
6
37.5
Khuyến nông huyện
3
18.75
Thú y tư nhân
3
18.75
Nguồn: Phỏng vấn bán cấu trúc hộ nông dân năm 2009
Từ bảng 5 ta nhận thấy, các nguồn thông tin từ trưởng thôn; từ các phương tiện thông tin đại chúng; từ những người thân, bạn bè, hàng xóm láng giềng; từ các thương lái, người thu gom và từ những người cung cấp đầu vào cho sản xuất nông nghiệp thì người dân tiếp cận được dễ dàng, hầu hết mọi người dân đều có thể tiếp cận với những nguồn thông tin này. Do đây là những nguồn thông tin rất gần gủi với người dân và người dân có sẳn các phương tiện để tiếp nhận thông tin từ những nguồn này. Đối với những nguồn thông tin từ Khuyến nông huyện; từ các công ty giống, công ty phân bón...; từ những người làm dịch vụ thú y tư nhân chỉ số ít người dân được tiếp cận vì những nguồn thông tin này không phổ biến ở địa phương, khi người dân muốn tiếp cận các nguồn thông tin này thì phải trả phí cao (đối với thông tin/kiến thức từ thú y tư nhân) hoặc phải đủ các tiêu chuẩn do các công ty, tổ chức này đặt ra.
4.2.3. Các kênh thông tin
Như trên ta đã thấy, người dân có thể nhận thông tin/kiến thức nông nghiệp từ rất nhiều nguồn khác nhau. Thích ứng với mỗi nguồn thông tin thì có các kênh và phương tiện truyền tải khác nhau. Qua quá trình nghiên cứu thực tế tại địa phương và tham khảo các tài liệu liên quan, tôi chia ra ba nhóm kênh thông tin mà người dân có thể tiếp nhận, cụ thể như sau:
Kênh thông tin đại chúng: Đó là việc người dân tiếp nhận các nguồn thông tin thông qua các hình thức như nghe đài, xem ti vi, đọc báo - tạp chí nông nghiệp; việc người dân tự tìm tòi thông tin trên internet; hoặc người dân nhận được các thông tin thông qua hệ thống phát thanh của xã, thôn.
Kênh thông tin nhóm: Đó là các hình thức trao đổi giữa những nhóm nông dân với nhau; giữa nhóm nông dân với cán bộ Khuyến nông thông qua các lớp tập huấn kỹ thuật, giữa nhóm nông dân với cán bộ xã thông qua các buổi nói chuyện về vấn đề môi trường nông nghiệp, an toàn thực phẩm nông nghiệp, bảo hộ lao động trong nông nghiệp...; hoặc giữa nhóm nông dân với đại diện các công ty phân bón, công ty thuốc bvtv... dưới các hình thức người của công ty đi khuyến cáo người dân sử dụng sản phẩm của công ty.
Kênh thông tin cá nhân: Đó là việc trao đổi thông tin giữa người dân với các thương lái, các nhà cung cấp dịch vụ đầu vào trong nông nghiệp thông qua các cuộc trao đổi mua bán; trao đổi giữa những người nông dân với nhau; cá nhân nông dân trao đổi với cán bộ xã để được tư vấn giải quyết những khó khăn trong sản xuất... dưới các hình thức nói chuyện trực tiếp hoặc trao đổi qua điện thoại hoặc các hình thức trao đổi thư từ, điện thoại với các trại giống, các cán bộ khuyến nông huyện, tỉnh, các cơ sở thu mua chế biến, các nhà doanh nghiệp, nhà khoa học....
4.2.4. Loại thông tin mà người dân nhận được.
Với những nguồn, kênh thông tin khác nhau thì loại thông tin mà người dân nhận được cũng khác nhau. Các loại thông tin mà người dân nhận được có thể được tóm tắt ở bảng 6.
Bảng 6: Loại thông tin mà người dân nhận được thông qua các kênh/phương tiện chuyển tải khác nhau.
Nguồn thông tin
Tần suất truyền tin (lần/tháng)
Loại thông tin
Kênh/phương tiên truyền tin
Từ nông dân khác: (bạn bè, người thân, hàng xóm...)
- Thường xuyên
- Kinh nghiệm sản xuất và phòng trừ sâu bệnh.
- Biến động giá cả đầu vào, đầu ra.
- Thông tin về sâu bệnh, giống, giống mới.
- Trao đổi về phương pháp bón phân.
- Kênh thông tin nhóm: Những người bà con, bạn bè nói chuyện, trao đổi với nhau.
- Kênh thông tin cá nhân: Trao đổi trực tiếp giữa hai người nông dân, trao đổi qua điện thoại.
Từ các phương tiện thông tin đại chúng
- Thường xuyên
- Thời tiết nông vụ.
- Nhà nông làm giàu (gương nông dân làm ăn giỏi).
- Các chuyên mục về nông nghiệp, nông thôn.
- Các bản tin thị trường: Giá cả nông sản, giá cả đầu vào...
- Các kỹ thuật mới, quy trình công nghệ mới, giống mới ...
- Các loại sâu hại, bệnh hại, dịch hại và biện pháp phòng trừ.
- Ti vi
- Đài
- Internet (ít)
- Các loại báo, tạp chí nông nghiệp (ít)
Từ trưởng thôn
3- 4 lần.
Cao điểm 7 lần
- Thông tin về thời vụ, công tác thuỷ lợi, tình hình sâu bệnh hại, thời điểm bón phân...
- Thông tin về các chính sách, kế hoạch phát triển nông nghiệp của địa phương
- Tổ chức công tác phòng trừ sâu bệnh, diệt chuột, thu hoạch mùa màng.
- Các thông tin về giống mới,
- Kênh thông tin đại chúng: Hệ thống phát thanh của thôn.
- Kênh thông tin nhóm: Họp thôn, trưởng thôn trao đổi với nhóm nông dân.
- Kênh thông tin cá nhân: Trưởng thôn trao đổi trực tiếp với nông dân hoặc trao đổi qua điện thoại.
Từ cán bộ nông nghiệp xã (cán bộ Khuyến nông, thú y, BVTV)
- 1 lần
- ATTP
- Tiêm phòng gia súc, gia cầm
- Công tác thuỷ lợi, phòng bệnh
- Kênh thông tin đại chúng: Thông qua hệ thống phát thanh của xã.
- Kênh thông tin nhóm: Cán bộ xã trao đổi với nhóm nông dân.
- Kênh thông tin cá nhân: (ít)
Từ những người cung cấp đầu vào cho sản xuất nông nghiệp
Thường xuyên (5 - 7 lần tuỳ thời điểm)
- Các hướng dẫn kỹ thuật:
Kỹ thuật bón phân, sử dụng thuốc, bảo hộ lao động ...
- Phổ biến về an toàn thực phẩm
- Biến động giá cả đầu vào
-Thông tin về thuốc mới, phân bón mới, giống mới
- Chủ yếu thông qua kênh thông tin cá nhân: Nông dân trao đổi trực tiếp với những người làm dịch vụ đầu vào khi mua hàng hoá của họ hoặc trao đổi qua điện thoại.
Từ những người thu mua đầu ra
- Thường xuyên
- Biến động giá cả đầu ra
- Kinh nghiệm sản xuất, mua bán.
- Nhu cầu thị trường.
- Thực hiện dưới hình thức: Nông dân trao đổi trực tiếp với những người thương lái khi họ mua hàng hoá nông sản của nông dân hoặc trao đổi qua điện thoại.
Từ Khuyến nông huyện
0 - 1 lần
- Tập huấn bón phân lúa (3 giảm, 3 tăng)
- Các chính sách nông nghiệp
- Các quy trình kỹ thuật và công nghệ mới.
- Biện pháp phòng trừ các loại sâu, dịch bệnh hại.
- Kênh thông tin đại chúng: Thông qua các đài truyền hình, đài phát thanh địa phương.
- Kênh Thông tin nhóm: Thông qua các buổi tập huấn
Từ CBOs
0 - 1 lần
- Kinh nghiệm sản xuất
- Biến động giá cả.
- Kênh thông tin nhóm: Thông qua các buổi sinh hoạt của các tổ chức.
Từ các tổ chức đoàn thể trong thôn
0 - 2 lần
- Kinh nghiệm sản xuất.
- Biến động giá cả.
- Trao đổi về các chính sách phát triển nông nghiệp của địa phương.
- Tuyên truyền về an toàn thực phẩm
- Kênh thông tin nhóm: Thông qua các buổi sinh hoạt đoàn thể.
Từ các công ty phân bón, công ty thuốc BVTV, công ty thức ăn chăn nuôi...
0 - 1 lần
- Các quảng cáo về phân mới, giống mới, thuốc BVTV mới.
- Những tập huấn về pha chế thức ăn cho heo, gà, vịt ...
- Tập huần về cách sử dụng sản phẩm của công ty.
- Kênh thông tin nhóm: Cán bộ của công ty về phổ biến, tập huấn cho người dân.
- Kênh thông tin đại chúng: Người dân nhận được thông tin từ các loại tờ rơi, áp phích quảng cáo của các công ty.
Từ những người làm dịch vụ thú y tư nhân
1 - 2lần
- Phòng trừ bệnh gia súc, gia cầm.
- Công tác tiêm văcxin phòng bệnh gia súc, gia cầm.
- Phổ biến về các bệnh ở lợn, gà, vịt và cách phòng trừ.
- Kênh thông tin cá nhân: Người dân nhận được thông tin/kiến thức khi mời những người làm dịch vụ thú y tư nhân về chữa trị bệnh cho gia súc, gia cầm.
Nguồn: Phỏng vấn hộ nông dân năm 2009
4.3. Vai trò của các nguồn thông tin.
Qua sự nhìn nhận của người dân và chính quyền địa phương mỗi nguồn thông tin có đóng góp những vai trò khác nhau đối với sản xuất nông nghiệp của người dân (Thang biểu 1). Có những nguồn thông tin người dân thường xuyên được tiếp cận, đó là những thông tin thường ngày từ những người bà con anh em, hàng xóm láng giềng. Người dân được tiếp nhận thông tin thường xuyên từ những nguồn thông tin này nhưng việc áp dụng những thông tin đó vào sản xuất của họ là rất ít vì họ cho rằng đây là những nguồn thông tin không đáng tin cậy, tính xác thực của các thông tin không cao. Đối với những thông tin từ các phương tiện thông tin đại chúng như tivi, đài người dân có sẳn các phương tiện để tiếp nhận thông tin nên việc tiếp nhận thông tin từ nguồn này cũng thường xuyên. Mặc dù có nguồn gốc rõ ràng nhưng các thông tin từ nguồn này thường mang tính bao quát, đại trà nên ít phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương và gia đình người dân vì vậy, việc áp dụng chúng vào sản xuất của họ cũng còn hạn chế. Các thông tin từ trưởng thôn, cán bộ xã mặc dù không được tiếp cận thường xuyên nhưng nó lại mang lại hiệu quả cao cho sản xuất của người dân.
Thang biểu 1: Thứ tự ưu tiên vai trò của các nguồn thông tin theo các tiêu chí khác nhau (mức độ ưu tiên giảm dần từ trên xuống).
Từ thang biểu trên ta nhận thấy những nguồn thông tin mà người dân dễ tiếp cận nhất là những nguồn thông tin có mặt thường xuyên tại địa phương, những nguồn thông tin gần gủi với người dân (Nguồn thông tin từ người thân, bạn bè hàng xóm; từ những người thu gom; từ trưởng thôn) hoặc là những nguồn thông tin mà người dân cá sẳn các phương tiện để tiếp nhận (tivi, đài). Đối với các nguồn thông tin không có sẳn ở địa phương, hoặc những thông tin có sẳn ở địa phương nhưng khi tiếp cận phải trả tiền thì người dân khó có khả năng tiếp cận. Những nguồn thông tin mang lại hiệu quả cho sản xuất của người dân thường là những thông tin có nguồn gốc rõ ràng, có độ chính xác cao và là những thông tin phù hợp với điều kiện thực tiễn của địa phương.
Đồng thời qua thang biểu ta cũng nhận thấy đối với các tiêu chí khác nhau thì vị trí ưu tiên của các nguồn thông tin có sự thay đổi. Có những thông tin là dễ dàng tiếp cận nhưng đó là những thông tin không hiệu quả do nó không mang lại thay đổi gì cho người dân. Đó thường là những nguồn thông tin chung chung đại trà, không phù hợp với nhu cầu, điều kiện của địa phương và gia đình người dân (Thường là các thông tin từ các phương tiện thông tin đại chúng như tivi, đài) hoặc là những thông tin có nguồn gốc không rõ ràng nên không đáng tin cậy như các thông tin từ hàng xóm bạn bè, thông tin từ các thương lái .... Đối với những nguồn thông tin này mặc dù được tiếp cận thường xuyên nhưng người dân phải có sự sàng lọc, xem xét kỹ càng trước khi đưa ra quyết định áp dụng hay không áp dụng thông tin nhận được vào sản xuất. Ngược lại, có những nguồn thông tin mặc dù không được tiếp cận thường xuyên, việc tiếp cận không hề dễ dàng nhưng lại là những nguồn thông tin mang lại hiệu quả cao cho sản xuất của người dân. Do đây là những nguồn thông tin có độ chính xác cao, là những thông tin thiết thực cần thiết và phù hợp với nhu cầu, nguyện vọng của người dân, là những nguồn thông tin đáp ứng được sự mong đợi của đại đa số người dân. Khi được tiếp cận với những nguồn thông tin này thì người dân có cảm giác yên tâm và có được sự tin cậy cần thiết.
4.4. Điểm mạnh, điểm yếu của các nguồn thông tin
Bảng 7: Điểm mạnh, điểm yếu của các nguồn thông tin qua sự nhìn nhận của người dân và chính quyền địa phương.
Nguồn thông tin
Điểm mạnh
Điểm yếu
Từ nông dân khác: (bạn bè, người thân, hàng xóm...)
- Có thể trao đổi mọi lúc, mọi nơi mà không cần nhiều phương tiện miễn là người truyền và nhận thông tin hiểu nhau.
- Phong phú về chủng loại và phương tiện chuyển tải.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 001.tim_hieu_thuc_trang_va_vai_tro_cua_he_thong_thong_tin_kien_thuc_ve_nong_nghiep.doc