Lời mở đầu
Nền kinh tế Việt Nam hiện nay đang từng bước hội nhập mạnh mẽ với nền kinh tế thế giới. Ngày 07/11/2006 chúng ta đã chính thức trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại thế giới WTO. Tham gia vào sân chơi chung này cơ hội mang đến cho nền kinh tế Việt Nam là rất lớn, nhưng bên cạnh đó WTO cũng đặt ra không nhỏ cho nền kinh tế nhỏ bé của chúng ta. Thách thức ấy càng thể hiện sâu sắc với những ngành nghề nhạy cảm và khó điều chỉnh. Có thể nói rằng: Nông nghiệp nói chung và chăn nuôi lợn thịt nói riêng sẽ là ngành phải chịu áp lực nhất khi chúng ta gia nhập WTO.
Chăn nuôi lợn ở nước ta hiện nay đang được chú trọng và phát triển. Bởi nhu cầu về thịt ngày càng tăng, truyền thống chăn nuôi lợn ở các hộ gia đình đã có từ lâu. Sự phát triển của nền kinh tế sản xuất hàng hóa càng tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy chăn nuôi lợn thịt ở hộ gia đình phát triển. Do vậy, chăn nuôi lợn có vai trò rất quan trọng trong phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn cũng như đối với nền kinh tế nói chung.
Mặt khác, với lợi thế so sánh về điều kiện tự nhiên, xã hội chăn nuôi lợn thịt đang khẳng định cơ cấu chăn nuôi, góp phần nâng cao thu nhập của người sản xuất. Xu hướng phát triển chăn nuôi lợn thịt là một tất yếu khách quan, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của toàn xã hội.
Phát triển chăn nuôi lợn thịt ở các hộ gia đình góp phần đẩy mạnh quá trình thực hiện công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.
Hiện nay, chăn nuôi lợn thịt ở các hộ gia đình phát triển thoe hướng tiến bộ cả về mặt số lượng và chất lượng. Hầu hết các hộ gia đình đều tận dụng được các phế phụ phẩm trong sinh hoạt hằng ngày, kết hợp với các loại thức ăn công nghiệp trên thị trường, bắt đầu đi vào chiều sâu trong chăn nuôi lợn thịt.
Tuy nhiên chăn nuôi lợn thịt ở Thụy Sơn cũng như các địa phương khác đang gặp phải khó khăn lớn về vốn, kĩ thuật Câu hỏi đặt ra hiện nay là:
- Hiệu quả kinh tế của các hộ chăn nuôi như thế nào?
- Những yếu tố nào ảnh hưởng tới hiệu quả kinh tế của các hộ chăn nuôi lợn thịt và mức ảnh hưởng của chúng?
- Những khó khăn cơ bản của các hộ chăn nuôi lợn thịt ở xã Thụy Sơn huyện Thái Thụy tỉnh Thái Bình?
- Làm thế nào để nâng cao hiệu quả kinh tế chăn nuôi lợn thịt và nâng cao thu nhập cho các hộ nông dân chăn nuôi lợn thịt?
Việc nghiên cứu, phân tích thực trạng, có căn cứ khoa học để định hương và đưa ra giải pháp cho hộ chăn nuôi lợn để định hướng và đưa ra giải pháp cho hộ chăn nuôi lợn thịt giải quyết những vấn đề mà họ đang gặp khó khăn có ý nghĩa thiết thực. Đây là vấn đề thời sự đang được xã hội quan tâm.
Xuất phát từ những lí do trên tôi tiến hành tìm hiểu đề tài: “Tìm hiểu tình hình chăn nuôi lợn thịt ở xã Thụy Sơn huyện Thái Thụy tỉnh Thái bình”.
Luận văn chia làm 3 chương và 40 trang.
29 trang |
Chia sẻ: banmai | Lượt xem: 3250 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tìm hiểu tình hình chăn nuôi lơn thiṭ ở xã Thụy Sơn huyện Thái Thụy tỉnh Thái Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần I Đặt vấn đề
1.1. Tính cấp thiết của vấn đề
Nền kinh tế Việt Nam hiện nay đang từng bước hội nhập mạnh mẽ với nền kinh tế thế giới. Ngày 07/11/2006 chúng ta đã chính thức trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại thế giới WTO. Tham gia vào sân chơi chung này cơ hội mang đến cho nền kinh tế Việt Nam là rất lớn, nhưng bên cạnh đó WTO cũng đặt ra không nhỏ cho nền kinh tế nhỏ bé của chúng ta. Thách thức ấy càng thể hiện sâu sắc với những ngành nghề nhạy cảm và khó điều chỉnh. Có thể nói rằng: Nông nghiệp nói chung và chăn nuôi lợn thịt nói riêng sẽ là ngành phải chịu áp lực nhất khi chúng ta gia nhập WTO.
Chăn nuôi lợn ở nước ta hiện nay đang được chú trọng và phát triển. Bởi nhu cầu về thịt ngày càng tăng, truyền thống chăn nuôi lợn ở các hộ gia đình đã có từ lâu. Sự phát triển của nền kinh tế sản xuất hàng hóa càng tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy chăn nuôi lợn thịt ở hộ gia đình phát triển. Do vậy, chăn nuôi lợn có vai trò rất quan trọng trong phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn cũng như đối với nền kinh tế nói chung.
Mặt khác, với lợi thế so sánh về điều kiện tự nhiên, xã hội chăn nuôi lợn thịt đang khẳng định cơ cấu chăn nuôi, góp phần nâng cao thu nhập của người sản xuất. Xu hướng phát triển chăn nuôi lợn thịt là một tất yếu khách quan, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của toàn xã hội. Phát triển chăn nuôi lợn thịt ở các hộ gia đình góp phần đẩy mạnh quá trình thực hiện công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.
Hiện nay, chăn nuôi lợn thịt ở các hộ gia đình phát triển thoe hướng tiến bộ cả về mặt số lượng và chất lượng. Hầu hết các hộ gia đình đều tận dụng được các phế phụ phẩm trong sinh hoạt hằng ngày, kết hợp với các loại thức ăn công nghiệp trên thị trường, bắt đầu đi vào chiều sâu trong chăn nuôi lợn thịt. Tuy nhiên chăn nuôi lợn thịt ở Thụy Sơn cũng như các địa phương khác đang gặp phải khó khăn lớn về vốn, kĩ thuật … Câu hỏi đặt ra hiện nay là:
- Hiệu quả kinh tế của các hộ chăn nuôi như thế nào?
- Những yếu tố nào ảnh hưởng tới hiệu quả kinh tế của các hộ chăn nuôi lợn thịt và mức ảnh hưởng của chúng?
- Những khó khăn cơ bản của các hộ chăn nuôi lợn thịt ở xã Thụy Sơn huyện Thái Thụy tỉnh Thái Bình?
- Làm thế nào để nâng cao hiệu quả kinh tế chăn nuôi lợn thịt và nâng cao thu nhập cho các hộ nông dân chăn nuôi lợn thịt?
Việc nghiên cứu, phân tích thực trạng, có căn cứ khoa học để định hương và đưa ra giải pháp cho hộ chăn nuôi lợn để định hướng và đưa ra giải pháp cho hộ chăn nuôi lợn thịt giải quyết những vấn đề mà họ đang gặp khó khăn có ý nghĩa thiết thực. Đây là vấn đề thời sự đang được xã hội quan tâm.
Xuất phát từ những lí do trên tôi tiến hành tìm hiểu đề tài: “Tìm hiểu tình hình chăn nuôi lợn thịt ở xã Thụy Sơn huyện Thái Thụy tỉnh Thái bình”.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu đề tài
1.2.1 Mục tiêu chung
Khảo sát thực trạng, đánh giá hiệu quả kinh tế loại hình chăn nuôi lợn ở các hộ gia đình ở xã Thụy Sơn. Phân tích những thuận lợi và khó khăn, những vấn đề đặt ra với loại hình chăn nuôi lợn thịt và tìm ra cách tính ưu việt của từng loại lợn thịt. Trên cơ sở đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả chăn nuôi lợn thịt cho hộ gia đình ở địa phương, phù hợp với điều kiện thực tế và lợi thế so sánh của xã
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hóa lý luận và thực tiễn về hiệu quả chăn nuôi lợn thịt ở hộ gia đình.
- Khảo sát thực trạng chăn nuôi lợn thịt ở địa phương. Phân tích hiệu quả chăn nuôi lợn thịt ở hộ gia đình xã Thụy Sơn. Trên cơ sở đó tìm ra nguyên nhân những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả chăn nuôi lợn thịt.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả chăn nuôi lợn thịt ở hộ gia đình theo hướng sản xuất hàng hóa.
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Đề tài xác định hộ gia đình chăn nuôi lợn thịt là đối tượng nghiên cứu, các vấn đề liên quan đến hiệu quả chăn nuôi lợn thịt ở các hộ gia đình cũng được đề cập trong đề tài.
- Đề tài tập trung phân tích, đánh giá kết quả và hiệu quả của loại hình chăn nuôi lợn thịt ở các hộ gai đình trên địa bàn xã Thụy Sơn.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu.
- Phạm vi về nội dung:
+ Đề tài tiến hành nghiên cứu các hình thức chăn nuôi lợn thịt của các hộ gia đình, sự hợp tác trong chăn nuôi lợn thịt của các hộ so với nhau, của hộ chăn nuôi với các nhà dịch vụ cung cấp đầu vào, của hộ chăn nuôi với những người thu gom, chế biến và tiêu thụ.
+ Phân tích điều kiên của các hộ trong việc phát triển chăn nuôi lợn thịt.
+ Đánh giá hiệu quả sản xuất của loại hình chăn nuôi theo quy mô, theo các hình thức chăn nuôi.
+ Đề xuất các phương hướng và giải pháp để nâng cao hiệu quả sản xuất cho các hộ gia đình chăn nuôi lợn thịt.
- Phạm vi về không gian:
Điều tra thu thập số liệu về loại hình chăn nuôi lợn thịt ở các hộ gia đình xã Thụy Sơn huyện Thái Thụy tỉnh Thái Bình.
- Thời gian thực hiện đề tài:
+ Thông tin thứ cấp: Tìm hiểu tình hình chăn nuôi lợn thịt ở các hộ gia đình trong 3 năm 2006 - 2008.
+ Thông tin sơ cấp: Thu thập thông tin và số liệu năm 2007.
Phần II Phương pháp nghiên cứu
2.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
2.1.1. Thuận lợi
- Xã Thụy Sơn có một vị trí khá thuận lợi , là xã trung tâm của khu phía Tây huyện , có trục đường Trục 1 dài gần 2 km chạy qua nối liền với các xã khu Nam , khu Bắc và khu trung tâm huyện , tạo điều kiện cho việc giao lưu hàng hóa và hội nhập nền kinh tế thị trường với các huyện và các tỉnh lân cận.
- Nhân dân trong xã có tinh thần đoàn kết, ham học hỏi. Đội ngũ cán bộ nhiệt tình, năng động, có trách nhiệm, vận dụng sáng tạo đường lỗi chính sách của Đảng, Nhà nước trong sự nghiệp phát triển chăn nuôi ở xã.
- Có nguồn lao động và thức ăn dồi dào, cần cù, chịu khó, giàu kinh nghiệm. Đây là những yếu tố rất quan trọng để tăng nhanh năng suất chăn nuôi lợn.
- Trong những năm qua, chăn nuôi gia súc, gia cầm ở xã Thụy Sơn được đầu từ và phát triển tương đối ổn định cả về số lượng và chất lượng
- Công tác tiêm phòng dịch bệnh cho đàn gia súc luôn được quan tâm, thực hiện đúng kế hoạch góp phần hạn chế dịch bệnh xảy ra.
2.1.2. Khó khăn:
- Là một xã thuần nông, ngoài thu nhập về nông nghiệp và bộ phận nhỏ thu nhập từ dịch vụ thương mại và thu nhập từ nghành nghề phụ thì người dân Thụy Sơn hầu như không có nguồn thu nhập nào khác. Đây là vấn đề rất trăn trở của Đảng bộ và chính quyền xã từ nhiều năm nay.
- Mặt khác chế độ khí hậu theo mùa đã ảnh hưởng không nhỏ đối với đời sống sản xuất của nhân dân trong xã. Mùa mưa lượng mưa lớn, mực nước dâng cao gây úng lụt một phần không nhỏ diện tích đất nông nghiệp, ngoài ra vào mùa này còn bị ảnh hưởng cho đời sống và sản xuất của nhân dân trong xã. Mùa khô lượng mưa ít, mực nước sông xuống thấp gây ra tình trạng hạn hán. Đất đai đôi khi bị bốc mặn từ dưới đất lên bề mặt gây không ít khó khăn cho sản xuất nông nghiệp.
- Các nguồn tài nguyên khoáng sản, nguyên liệu hầu như không có hạn chế đến khả năng phát triển phần nào trong nền kinh tế của xã.
- Tỷ lệ gia tăng tự nhiên vẫn còn cao
- Nguồn lực của xã khá dồi dào song chất lượng nguồn nhân lực chưa thật cao, lao động phổ thông có tay nghề chiếm tỷ trọng khá lớn còn lao động qua đào tạo chiếm tỷ trọng nhỏ.
2.2. Phương pháp thu thập thông tin
2.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu
Điểm nghiên cứu là các hộ gia đình chăn nuôi lợn thịt ở xã Thụy Sơn. Tôi chọn ngẫu nhiên các hộ gia đình chăn nuôi lợn thịt ở 3 thôn của xã
2.2.2. Thông tin thứ cấp
Dùng phương pháp thu thập các thông tin, các số liệu có liên quan đến nội dung của đề tài đã được công bố chính thức và từ các báo cáo tổng kết của ủy ban xã Thụy Sơn.
Bảng 1: Bảng thu thập số liệu
Thông tin cần thu thập
Nguồn
Phương pháp thu thập
Tình hình chung về chăn nuôi lợn ở xã
Ban chăn nuôi thú ý
Ghi chép
Báo cáo các năm về chăn nuôi lợn ở xã
Phòng lưu trữ thông tin của xã
Văn bản
Các nguồn thông tin khác
Người dân trong xã
Ghi chép
2.2.3. Thông tin sơ cấp
Thu thập số liệu và thông tin từ việc điều tra các hộ thông qua việc phỏng vấn linh hoạt, thảo luận, trao đổi trực tiếp với chủ hộ và các thành viên trong gia đình.
Do thời gian thực tập có hạn nên tôi chỉ chọn 12 hộ chăn nuôi lợn thịt phân theo điều kiện kinh tế chia làm 3 nhóm hộ: lớn, vừa, nhỏ.
Nội dung phiếu điều tra:
+ Tên chủ hộ…………………………….
+ Độ tuổi…………………………………
+ Trình độ……………………………….
+ Tổng số lao động cua hộ………………
+ Hiệu quả sản xuất……………………..
…………………………………………..
2.3. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu
Phân tích định tính số liệu về tình hình chăn nuôi xem hộ đó lỗ hay lãi, năng suất lao động cao hay thấp, có hiệu quả hay không có hiệu quả… Kết hợp với kết quả điều tra và những nhận định của bản thân để tìm ra câu trả lời phục vụ cho chuyên đề.
Phương pháp đánh giá nhanh nông thôn: chuyên đề sử dụng phương pháp đánh giá nhanh về chăn nuôi lợn thịt có sự tham gia của người dân để trả lời 1 số câu hỏi có tính đặc trưng.
Phần III Kết quả nghiên cứu và thảo luận
3.1. Thực trạng chăn nuôi lợn thịt ở xã
3.1.1. Tình hình chung về chăn nuôi của xã
Những năm gần đây bên cạnh chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước trong việc phát triển chăn nuôi còn có một số nhà máy thức ăn thành lập trên địa bàn tạo điều kiện thúc đẩy chăn nuôi phát triển.
Với các nông hộ thì con lợn là vật nuôi chủ yếu, hàng năm cung cấp hàng loạt tấn thịt. Tính từ năm 2006 đến năm 2008 trong toàn xã lượng lợn thịt bình quân xuất chuồng mỗi năm gần 144,67 tấn. Đàn lợn thịt của xã ngày càng tăng cả về số lượng và chất lượng. Trong năm 2006 số lợn toàn xã chỉ là 1500 con thì đến năm năm 2008 con số này đã là 2555 con (chưa tính lợn sữa, lợn gột và lợn nái), tốc độ phát triển bình quân là 30 %.
Chăn nuôi lợn có vai trò quan trọng trong chuyển dịch cơ cấu nông thôn, đặc biệt là lợn thịt. Sản lượng thịt lợn luôn chiếm trên 80% sản lượng gia súc và gia cầm trong toàn xã. Đồng thời nạc hóa đàn lợn được xác định là mục tiêu quan trọng trong ngành chăn nuôi nhằm góp phần nâng cao tỷ trọng và đưa chăn nuôi trở thành ngành sản xuất chính.
Bảng 2: Tình hình phát triển đàn lợn của xã được thể hiện qua bảng số liệu sau
Chỉ tiêu
Đơn vị tính
2006
2007
2008
Tổng
Tổng đàn lợn thịt
Con
1500
1733
2555
5788
Tổng sản lượng xuất chuồng
Tấn
125
207
102
434
Giá trị sản lượng
Tr.đ
3600
4100
6132
13832
Nguồn: Theo số liệu của xã cung cấp
Số đầu lợn qua 3 năm ở xã không ngừng tăng lên. Không chỉ về số lượng mà cả về chất lượng. Nguyên nhân số hộ nuôi lợn tăng là do nuôi lợn có hiệu quả hơn so với làm ruộng và chăn nuôi khác … Thuỵ Sơn có điều kiện phát triển đàn lợn về thức ăn rất đa dạng và phong phú. Đa số các hộ chăn nuôi lợn thịt, mặc dù theo ý kiến của các hộ thì chăn nuôi lợn nái có hiệu quả cao hơn nhưng do nuôi lợn nái khó hơn nuôi lợn thịt, bị rủi ro nhiều hơn, khó gây được giống tốt.
3.1.2. Tình hình chăn nuôi lợn thịt của xã Thụy Sơn
Là một xã chủ yếu phát triển kinh tế nông nghiệp, bên cạnh đó chăn nuôi cũng được xã chú trọng. Đây là 1 trong những hướng đi đúng đắn để phát triển kinh tế. Mặt khác xã có hệ thống giao thông thông suốt nên xã có thể giao lưu buôn bán với các xã khác, tạo điều kiện cho sự phát triển của kinh tế nói chung và chăn nuôi lợn thịt nói riêng.
Năm 2006, tổng đàn lợn thịt của xã là 1500 con, đến năm 2008 thì con số này lên đến 2555 con, tăng bình quân 31,9 %. Tổng trong lượng lợn thịt xuất chuồng là 434 tấn.
Hơn thế nữa, trong nhưng năm gần đây các nhà máy gia súc tăng nhanh cả về chất lượng và số lượng, khuyến khích các hộ nuôi theo hướng công nghiệp và bán công nghiệp với quy mô lớn bằng cách cung cấp giống và thức ăn chăn nuôi tới tận tay họ. Bên cạnh còn có nguồn thức ăn như bèo và các loại rau. Tất cả các yếu tố này đã tạo điều kiện cho chăn nuôi lợn phát triển.
3.1.3. Tình hình chăn nuôi lợn thịt ở các hộ điều tra
3.1.3.1 Tình hình cơ bản của các hộ điều tra
Để biết được chính xác thực trạng chăn nuôi lợn trên địa bàn xã Thụy Sơn thời gian qua, ngoài việc khảo sát tình hình chăn nuôi chung của xã Thụy Sơn thời gian qua, ngoài việc khảo sát tình hình chung chăn nuôi chung của xã tôi còn tiến hành điều tra 12 hộ chăn nuôi trong xã.
Để phân chia quy mô chăn nuôi trong các hộ gia đình, tôi quan tâm đến chỉ tiêu là số lợn thịt xuất chuồng bình quân một năm. Qua sự phân chia này tôi có thể dễ dàng so sánh tình hình chăn nuôi và kết đạt được, từ đó đề xuất phương hướng để giải quyết các khó khăn của từng nhóm hộ, đồng thời đề ra giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế chăn nuôi lợn thịt của các hộ gia đình.
Qua điều tra tôi thấy: tuổi của chủ hộ có tác động rất lớn tới hoạt động sản xuất kinh doanh của hộ. Những chủ hộ trẻ tuổi dễ tiếp thu những kiến thức khoa học kĩ thuật mới, họ không sợ rủi ro và sẵn sàng áp dụng những tiến bộ kĩ thuật mới vào sản xuất. Ngược lại, những chủ hộ là người trung tuổi nhìn chung thường thờ ơ với việc áp dụng kĩ thuật mới, họ chỉ dựa vào kinh nghiệp sản xuất và những kiến thức chủ quan của mình là chính.
Các chủ hộ chăn nuôi quy mô lớn có tuổi trung bình thấp hơn các chủ hộ chăn nuôi với quy mô nhỏ và vừa. Trình độ văn hóa của các chủ hộ chăn nuôi quy mô lớn cũng cao hơn ở hai nhóm quy mô vừa và nhỏ. Cụ thể, ở nhóm chăn nuôi quy mô lớn các chủ hộ đều là người học vấn cao, số người có trình độ cấp 3 chiếm 68,5 %, cấp 2 chiếm 31,5 % và không có người trình độ cấp 1 trong tổng số hộ điều tra. Tỷ lệ này ở hai nhóm hộ kia thấp hơn nhiều, chẳng hạn số người học cấp 2 chiếm 42,23 % ở quy mô vừa và 55.23 % ở quy mô nhỏ. Tỉ lệ người có trình độ văn hóa cấp 3 ở nhóm hộ quy mô nhỏ rất thấp chỉ chiếm 10,89 % tổng số hộ điều tra. Đây là hai yếu tố quyết định sự khác nhau về mức độ đầu tư cũng như quy mô chăn nuôi của các hộ.
Các hộ chăn nuôi có quy mô lớn có số lợn nuôi nhiều hơn rất nhiều so với các hộ chăn nuôi quy mô vừa và quy mô nhỏ. Chẳng hạn số lợn thịt bình quân/lứa của hộ quy mô lớn là từ 100 con. Trong khi đó ở các nhóm hộ có quy mô vừa và nhỏ thấp hơn nhiều chỉ ở mức 20 và 40 con.
Bảng 3: Tình hình cơ bản của các hộ điều tra
Chỉ tiêu
Đơn vị tính
Quy mô nhỏ
Quy mô vừa
Quy mô lớn
Bình quân chung
1. Tổng số hộ điều tra
Hộ
4
4
4
12
2. Chủ hộ
- Tuổi bình quân của chủ hộ
Tuổi/Người
45,20
42,20
37,50
41,63
- Trình độ văn hóa
Tổng
%
100,00
100,00
100,00
100,00
+ Câp I
%
11,35
19,65
0,00
10,50
+ Cấp II
%
77,76
42,23
31,50
50,50
+ Cấp III
%
10,89
38,12
68,50
39,00
Số hộ qua lớp tập huấn
%
100
100
100
100
3. Tổng số lợn
12
32
45
29,67
- Lợn thịt
Con
8
20
30
19,33
- Lợn nái
Con
4
12
15
10,33
4. Một số chỉ tiêu bình quân
- Bình quân nhân khẩu/ hộ
Khẩu
3
4,1
3,1
3,4
- Số đầu lợn thịt/hộ
Con
2
6
12
6,67
- Số lượng nuôi/lứa
Con
2
6
12
6,67
Nguồn: Số liệu điều tra hộ nông dân
Diện tích đất nông nghiệp trên một hộ giữa các nhóm hộ chăn nuôi với quy mô khác nhau không chênh lệch nhiều. Số lao động thực tế ở các hộ có quy mô lớn là nhỏ nhất, tiếp đến là quy mô vừa, cuối cùng là hộ chăn nuôi với quy mô nhỏ có số lượng lao động thấp nhất. Đối với chăn nuôi lợn thịt việc sử dụng lao động không đòi hỏi trình độ kĩ thuật cao, có thể tận dụng lao động ngoài giờ, lao động ngoài độ tuổi của gia đình tham gia chăn nuôi.
3.1.3.2 Đánh giá kết quả chăn nuôi lợn thịt của các hộ điều tra
* Tình hình chăn nuôi lợn thịt ở các hộ điều tra
a, Xét theo quy mô chăn nuôi
Những hộ chăn nuôi theo quy mô lớn có sự đầu tư về vốn cao và có yêu cầu nghiêm ngặt về chất lượng con giống cũng như kĩ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng điều kiện vệ sinh chuồng trại, phòng dịch bệnh nên khả năng tăng trọng của lợn đạt 23.5kg/tháng, trong khi đó chăn nuôi quy mô vừa là 21,40 kg/tháng và chăn nuôi quy mô nhỏ là 16,75 kg/tháng, giảm thời gian nuôi/lứa (giảm bình quân 8 ngày/lứa so với quy mô vừa và đặc biệt giảm 25ngày/lứa so với quy mô nhỏ).
Chăn nuôi quy mô nhỏ đồng nghĩa với ít vốn nên trọng lượng giống nhập thấp, thời gian nuôi/lứa kéo dài hơn 4 tháng, có nhiều hộ chỉ nuôi 1 - 2 con/lứa và thời gian nuôi kéo dài trên 5 tháng, và chỉ xuất chuồng 2 lứa/năm.
Đối với những hộ chăn nuôi quy mô vừa thường có sự đầu tư nhất định, tuy không có hệ thống chuồng trại với trang thiết bị hiện đại, chế độ chăm sóc đảm bảo quy trình như chăn nuôi quy mô lớn, nhưng họ đã có sự kết hợp giữa việc tận dụng sản phẩm phụ của trồng trọt trong gia đình với nguồn thức ăn đậm đặc bổ sung thích hợp nhằm đảm bảo chế độ dinh dưỡng cho lợn. Vì vậy, các chỉ tiêu về mức tăng trọng/tháng, trọng lượng xuất chuồng bình quân/con khá cao
Bảng4 : Một số chỉ tiêu chung về chăn nuôi lợn thịt của các hộ điều tra theo quy mô chăn nuôi (tính bình quân 1 hộ)
Chỉ tiêu
Đơn vị tính
Quy mô chăn nuôi
Bình quân
Quy mô nhỏ
Quy mô vừa
Quy mô lớn
Số đầu lợn xuất chuồng bình quân/năm
Con
2
12
23
12,33
Trọng lượng xuất chuồng bình quân/con
Kg
60,12
70,25
82,32
70,896
Trọng lượng giống bình quân/con
Kg
13,00
15,2
17,1
15,1
Thời gian nuôi/lứa
Ngày
124
98,2
80,00
100,73
Số lứa nuôi/năm
Lứa
2
2,8
3,1
2,63
Mức tăng trọng bình quân/tháng
Kg/con
16,74
20,50
24,59
20,61
Nguốn: Số liệu điều tra hộ nông dân
Như vậy, các chỉ tiêu chung về chăn nuôi lợn thịt xét theo quy mô khác nhau thì quy mô lớn là vượt trội hơn chăn nuôi quy mô vừa và nhỏ cả về trọng lượng xuất chuồng bình quân/con, số lứa nuôi trong năm nhưng thời gian nuôi/lứa ở quy mô lớn là ít nhất. Đây chính là điều kiện quan trọng có ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả chăn nuôi lợn thịt.
b, Xét theo phương thức chăn nuôi
Với những phương thức nuôi khác nhau thì mức đầu tư vốn khác nhau, các chỉ tiêu kinh tế kĩ thuật khác nhau. Do áp dụng kĩ thuật hiện đại, chế độ chăm sóc tốt nên chăn nuôi theo phương thức công nghiệp có mức tăng trọng cao. Phương thức nuôi truyền thống chủ yếu được nuôi ở các hộ nghèo, chế độ chăm sóc kém nên mức tăng trọng thấp, thời gian nuôi kéo dài, trọng lượng xuất chuồng thấp.
Bảng 5: Một số chỉ tiêu chung chăn nuôi lợn thịt
Chỉ tiêu
Đơn vị tính
Phương thức chăn nuôi
Bình quân
Truyền thống
Bán công nghiệp
Công nghiệp
Số đầu lợn xuất chuông bình quân/năm
Con
2,5
13,3
35,2
17
Trọng lượng xuất chuồng bình quân/con
Kg
60,12
75,21
85,08
73,47
Trọng lượng giống bình quân/con
Kg
15,4
15,9
16,70
16
Thời gian nuôi/lứa
Ngày
102,12
98,1
80,67
93,63
Số lứa/năm
Lứa
2,5
3
3,6
3,03
Mức tăng trong bình quân/tháng
Kg/con
15,62
20,12
20,25
18,66
Nguồn: Số liệu từ trạm chăn nuôi thú y
* Hiệu quả kinh tế chăn nuôi lợn thịt
Qua quá trình điều tra khảo sát trên địa bàn xã, tôi có một số kết quả về tình hình chăn nuôi lợn thịt của các hộ gia đình xã Thụy Sơn. Trung bình chung giá trị sản xuất của hộ chăn nuôi lợn thịt là 2340,67 nghìn đồng, trong đó hộ chăn nuôi với quy mô lớn thu được giá trị sản xuất cao nhất với 2452,70 nghìn đồng, sau đó đến hộ chăn nuôi vừa, cuối cùng là hộ chăn nuôi với quy mô nhỏ. Bên cạnh đó, thu nhập hỗn hợp của hộ quy mô lớn cũng cao nhất với 870,07 nghìn đồng, sau đó đến hộ chăn nuôi với quy mô vừa và thấp nhất là hộ quy mô nhỏ. Với thời gian nuôi/lứa ngắn hơn nên hộ chăn nuôi quy mô lớn có giá trị công lao động thấp nhất 229,65 nghìn đồng, sau đó là quy mô vừa và cao nhất là hộ chăn nuôi quy mô nhỏ.
Hộ chăn nuôi quy mô lớn có kết quả cao hơn so với hai quy mô còn lại là do hộ đã chủ động đầu tư trang thiết bị cũng như vệ sinh chuồng trại nghiêm ngặt theo tiêu chuẩn kĩ thuật, đồng thời đầu tư mua con giống tốt, có trọng lượng cao nên khả năng thích nghi cao, phòng chống dịch bệnh tốt, vì vậy lợn mau lớn, có mức tăng trọng cao, rút ngắn thời gian nuôi, từ đó giảm chi phí trong sản xuất và đem lại lợi nhuận cao hơn so với 2 quy mô còn lại.
Bảng 6: Kết quả và hiệu quả chăn nuôi lợn ở các hộ chăn nuôi
Chỉ tiêu
Đơn vị tính
Quy mô chăn nuôi
Bình quân chung
Lớn
Vừa
Nhỏ
1. Tổng giá trị sản xuất
1000 đ
2425,70
2300,68
2270,84
2340,67
Giá trị sản phẩm chính
1000 đ
2158,00
2054,00
1985,00
2065,67
Giá trị sản phẩm phụ
1000 đ
294,70
246,68
285,84
275,74
2. Tổng chi phí
1000 đ
1328,20
1413,75
1609,92
1450,29
3. Chi phí trung gian
1000 đ
1287,93
1403,41
1601,03
1430,79
4. Giá trị gia tăng
1000 đ
1164,77
897,27
669,81
910,62
5. Thu nhập hỗn hợp
1000 đ
870,07
650,59
383,97
634,88
6. Giá trị công lao động
1000 đ
229,65
285,02
307,45
274,04
Ngày công
1000 đ
7,65
9,50
10,25
9,13
7. Lợi nhuận
1000 đ
640,42
365,57
76,52
360,84
Nguồn: Từ hộ điều tra và xã
- Hiệu quả chăn nuôi lợn thịt theo các giống lợn khác nhau
Năm 2007, các hộ chăn nuôi lợn toàn xã chủ yếu là chăn nuôi 3 loại lợn đó là lợn thịt, lợn gột, lợn sữa và lợn nái và đã thu được một số kết quả như sau:
Lợn thịt có mặt 1733 con trọng lượng xuất chuồng đạt 207 tấn, và đạt giá trị 4100 triệu đồng. bình quân 19,81 triệu/tấn. Lợn nái có 859 con, giảm 761 con giảm 53 % so với năm trước. lợn sữa ước đạt: 14744 con giá trị ước đạt 3686 triệu đồng. đàn lợn gột: trọng lượng xuất chuồng là 291 tấn đạt giá trị 275 triệu đồng.
Qua một số thông tin trên thì lợn thịt mang lại hiệu quả thứ 2, lợn gột mang lại hiệu quả cao nhất. Số lượng đàn lợn nái giảm đi đáng kể, nguyên nhân là do chăn nuôi lợn nái khó hơn, dễ gặp rủi ro, thức ăn và kĩ thuật nuôi khó hơn, rất nhiều cồng đoạn và mất nhiều công chăm sóc.
Hiệu quả chăn nuôi lợn thịt theo hướng sử dụng thức ăn và tiêu thụ
Trong chăn nuôi đối với chăn nuôi theo quy mô lớn thì thường sử dụng thức ăn công nghiệp mua trên thị trường, còn đối với quy mô nhỏ thường sử dụng thức ăn tận dụng. Khi nuôi theo kiểu thức ăn công nghiệp thì lợn theo hướng xuất khẩu sẽ cho hiệu quả kinh tế rất cao. Khi nuôi bằng loại này thì trọng lượng giống nhập từ 14 - 15 kg, trọng lường xuât chuồng theo đúng yêu cầu từ 42 - 45 kg, thời gian nuôi ngắn hơn. Bình quân tăng trọng/ tháng là 19,21kg.
Chăn nuôi lợn theo hướng sử dụng thức ăn tận dụng chỉ chăn nuôi loại lợn theo hướng tiêu thụ nội địa và nuôi lợn thịt hướng nạc xuất khẩu đòi hỏi phải sự dụng thức ăn công nghiệp.
Tóm lại chăn nuôi theo hướng sử dụng thức ăn công nghiệp vẫn cho kết quả và hiệu quả cao hơn. Nhưng đối với các hộ chăn nuôi theo quy mô nhỏ thì hình thức nuôi theo hướng thức ăn tận dụng vẫn còn phổ biến. Theo thống kê của ban quản lý chợ Thụy sơn, giá bán lẻ tại các chợ trong địa bàn xã hiện nay tăng từ 10000 - 12000 đồng/kg, thực tế đã làm ảnh hưởng trực tiếp đến việc mua bán trên thị trường. Người chăn nuôi luôn lo lắng không dám mạnh dạn tái đàn. Bởi theo họ, giá bán ra không theo kịp với giá đầu vào.
Bà Phạm thị Lá, chủ trại có hơn 20 năm chăn nuôi ở xóm 13 thôn Thượng Phúc Đông so sánh: năm 2000 giá tấm chỉ có 600đ/kg thì giờ đã lên 5600 đồng/kg, lợn con từ 12000 đồng/kg lên gần 60000 đồng/kg, trong khi giá lợn tạ thì chỉ tăng từ 1 triệu đồng lên 3,8 - 4 triệu đồng/tạ. Lợi nhuận theo đó mà giảm xuống đáng kể, người nuôi vẫn không có lãi.
Hiện nay xã Thụy Sơn vẫn còn nhiều khó khăn trong việc chăn nuôi lợn theo hướng xuất khẩu từ khâu giống đến khâu tiêu thụ chủ yếu các hộ chăn nuôi theo hướng tiêu thụ nội địa.
3.3.3 Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế chăn nuôi lợn thịt
Tập hợp tất cả các ý kiến của hộ điều tra về những khó khăn trong chăn nuôi lợn thịt tôi tiến hành sắp xếp các khó khăn lần lượt theo thứ tự từ 1,2,3 … Việc đánh giá khó khăn trong chăn nuôi lợn thịt được hộ phản ánh qua bảng sau:
Bảng 7: Những khó khăn trong chăn nuôi lợn ở các hộ điều tra
Số thứ tự
Các vấn đề
Tỷ lệ (%)
1
Thị trường( đầu vào, đầu ra)
100
2
Vốn
100
3
Giống
4
Thức ăn
5
Kỹ thuật chăn nuôi
6
Cồng tác thú y và phòng dịch bệnh
7
Nguốn thông tin
40
8
Môi trường nơi chăn nuôi
9
Chính sách hỗ trợ sản xuất
10
Chuồng trại
11
Hợp tác
( Nguồn: Tổng hợp từ điều tra)
Xuất phát từ những vấn đề khó khăn trong chăn nuôi lợn thịt ở hộ gia đình, tôi xin đề xuất một số giải pháp như sau:
3.3.3.1. Giải pháp về thị trường
Để có thể phát triển đàn lợn cho hiệu quả kinh tế cao, mang lại thu nhập cao, cần sự hợp tác giữa Chính phủ, các nhà máy chế biến, thị trường tiêu thụ và các hộ chăn nuôi lợn. Chính phủ có vai trò khai thông thị trường thông qua các hiệp định thương ,mại song phương cũng như đã phương để lợn thịt của chúng ta có thể cạnh tranh được trên thế giới. Cung cấp nguồn vốn vay cho các hộ chăn nuôi. Các xí nghiệp chế biến thịt phải đảm bảo tiêu chuẩn an toàn thực phẩm trong khâu giết mổ, phổ biến. Còn đối với các hộ chăn nuôi lợn trực tiếp cần phải đảm bảo việc chăn nuôi lợn thịt đúng yêu cầu kĩ thuật, đảm bảo vệ sinh phòng tránh bệnh.
Trong một vài năm gần đây, các hộ chăn nuôi lợn thịt ở xã, sản phẩm đa số được các hộ bán ra thị trường cho những cá nhân giết mổ để bán trực tiếp, một số hộ chawnn uôi có quy mô lớn thì kí hợp đồng với các chủ mua và kinh doanh lớn. Đối với các hộ chăn nuôi lợn thịt xuất khẩu thì sản phẩm được bán do kí hợp đồng với các đơn vị do xã tổ chức. Hầu hết trong chăn nuôi lợn, các hộ chưa kí kết hợp đồng bao tiêu sản phẩm, vì vậy ảnh hưởng rất lớn đến quá trình sản xuất của hộ chăn nuôi. Do vậy trong những năm tới, xã cần tiến hành sớm kí kết hợp đồng với các trung tâm tiêu thụ có khoảng cách địa lý gần nhất so với xã. Có được thị trường ổn định như vậy thì các hộ mới có thể mạnh dạn áp dụng công nghệ vào sản xuất, mở rộng quy mô chăn nuôi lợn.
Tiêu thụ sản phẩm thịt lợn của các hộ chăn nuôi có thể phân phối qua các kênh sau:
- Kênh thứ nhất là từ hộ gia đình→ Thu gom lợn→ Giết mổ bán buôn bán lẻ ngoài địa phương→Bán lẻ ngoài địa phương→Tiêu dùng ngoài địa phương. Đây là khâu tiêu thụ bao gồm nhiều khâu trung gian, sản phẩm đến tận tay người tiêu dùng chắc chắn giá sẽ rất cao. Bao quanh Thụy Sơn là thị trường tiêu thụ lớn, việc cung cấp sản phẩm đến tận tay người tiêu dùng phải qua các khâu trung gian. Vì vậy sự phân phối này có sự hợp lí đối với sản phẩm.
- Kênh tiêu thụ thứ 2 là hộ gia đình chăn nuôi lợn → Giết mổ địa phương→ Tiêu dùng địa phương. Lượng tiêu thụ của kênh này lớn, tuy nhiên lượng tiêu thụ không lớn bằng kênh tiêu thụ thứ 1
- Kênh tiêu thụ thứ 3 là Hộ gia đình chăn nuôi lợn→giết mổ địa phương→bán lẻ ở trung tâm Diêm Điền→Tiêu dùng ở trung tâm Diêm Điền. Là kênh tiêu thụ phổ biến trên thị trường theo đó các nhà trung gian thu được lợi nhuận rất cao.
3.3.3.2 Giải pháp Vốn
Tất cả các hộ chăn nuôi lợn dù theo quy mô lớn hay nhỏ đều thiếu vốn và có nhu cầu vay vốn để phát triển sản xuất. Hiện nay theo đánh giá của các hộ vay ngân hàng không khó nữa, thủ tục đơn giản nhưng số lượng tiền vay rất ít và thời gian vay lại ngắn. Hầu hết các hộ gia đình chăn nuôi lợn thịt ở xã Thụy Sơn đều thiếu vốn để mở rộng quy mô phát triển đàn lợn nên khi mua giống, thức ăn họ đều phải mua chịu với giá cao. Vì vậy tạo điều kiện cho các hộ mở rộng quy mô đàn lợn, tôi xin đề xuất một vài giải pháp sau:
- Thực hiện tốt chính sách cho vay vốn, cho nông dân vay với số lượn tương đối và thời hạn cho vay vốn dài.
- Thành lập các quỹ tiết kiệm, quỹ đoàn hội, quỹ phụ nữ, hội nông dân…. để
tạo vốn, quỹ tín dụng để góp vốn sản xuất.
- Đối với các hộ, ngoài nguồn vốn tự có của hộ gia đình cần phải biết phát huy các nguồn vốn khác như anh em, bà con, bạn bè và điều quan trọng nhất là phải sử dụng đồng vốn như thế nào cho hợp lí và đạt hiệu quả cao nhất nguồn vốn đó.
- Tổ chức thành lập liên hiệp hỏi chăn nuôi nhằm hợp tác, hỗ trợ vốn cho nhau để phát triển sản xuất.
- Tăng cường mối liên kết giữa người chăn nuôi với các thành phần có liên quan đến sản phẩm của ngành hàng (nhu cầu giết mổ, chế biến, cung ứng đầu vào cho chăn nuôi…. ) nhằm huy động vốn vào sản xuất đạt hiệu quả cao.
3.3.3.3 Giải pháp giống
Giống là một khâu rất quan trọng trong quá trình chăn nuôi. Nếu lựa chọn được giống tốt: Mình dài, tai to, mau ăn… thì quá trình chăn nuôi sẽ thuận lợi hơn và ngược lại. Hiện này có rất nhiều loại giống trên thị trường: Giống ngoại, giống lợn lái, giống nội…, việc lựa chọn giống lợn phẩm chất tốt, phù hợp với điều kiện khí hậu, môi trường của địa phương là một công việc rất khó.
Hiện nay, ở xã Thụy Sơn có các giống lợn: lợn ngoại, lợn lai kinh tế, lợn nội, trong đó lợn ngoại và lợn lai kinh tế các hộ vẫn không biết xuất xứ từ đâu, nên rất khó trong việc chăn nuôi. Để giải quyết vấn đề này cần phải có sự tham gia của các cơ quan quản lí Nhà nước và khuyến nông cơ sở để cung cấp giống đảm bảo chất lượng, mở các lớp tập huấn kĩ thuật chọn giống lợn cho các hộ gia đình, hoặc khuyến khích các hộ tự gây giống để chăn nuôi.
Ở các hộ gia đình chăn nuôi lợn thịt hướng nạc và lợn thịt xuất khẩu thì công tác giống lợn cần phải quan tâm hơn phải có sự tham gia của các trung tâm giống lợn, công ty giống tránh hiện tượng các hộ nông dân tự để giống lợn từ các hộ gia đình không đạt tiêu chuẩn.
Công ty giống, trung tâm giống Trung ương→Trung tâm giống cơ sở→Trung tâm giống địa phương→Hộ nuôi lợn.
- Đối với các trung tâm giống, viện nghiên cứu cần đưa ra các giống có chất lượng, có cơ sở khoa học, tạo điều kiện tốt cho việc hỗ trợ, mua bán của các tổ chức tổ chức.
- Đối với cấp xã, là khâu trung gian tiếp cận cho các hộ tạo điều kiện tốt cho các hộ lựa chọn được giống vật nuôi tốt cho hiệu quả kinh tế cao.
- Đối với bà con nông dân, phải nhạy bén, năng động, học hỏi, sáng tạo, hợp tác với nhau, thông tin nhanh để lựa chọn các giống tốt, kích thích chăn nuôi phát triển.
3.3.3.4 Giải pháp về thức ăn
Hiện nay thức ăn cho lợn trên thị trường rất đa dạng và phong phú, có rất nhiều công ty, hãng kinh doanh, tư nhân cung ứng các loại thức ăn cho từng loại lợn, có cả khẩu phần với từng lứa tuổi lợn: công ty cám Con cò, Lái thiêu, Việt Pháp, Con heo vàng…
Vấn đề đặt ra là giá thức ăn chăn nuôi quá cao. Hiện nay giá thức ăn cho chăn nuôi lợn ở Việt Nam cao hơn giá cả của các nước khác trong khu vực khoảng 20%, trong khi đó thức ăn chiếm khoảng 70 - 77% chi phí chăn nuôi lợn, còn lại chi phí cho giống chỉ chiếm khoảng 18 - 20 %, chi phí lao động chiếm khoảng 2 - 5 %. Giá thức ăn cao là do thuế nhập khẩu áp dụng đối với các loại nguyên liệu thô đang quá cao. Ví dụ như thuế nhập khẩu ngô từ 5 - 7 %, đậu tương 15 %, bột cá khoảng 10 %, trong khi đó thuế nhập khẩu các nguyên liệu tương ứng ở một số nước như Nhật, Malaysia.. chỉ dao động khoảng 0 - 7,5 %, sản lượng của một số loại nguyên liệu trên phục vụ cho công nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi lại ko đáp ứng đủ nhu cầu của ngành sản xuất này. Vì vậy, phải tạo ra vùng chuyên canh sản xuất các cây nguyên liệu(ngô, đậu tương, sắn, lúa ….) với năng suất cây trồng cao, chuyển đổi cơ cấu cây trồng trong quy hoạch phát triển dài hạn.
Xã Thụy Sơn cũng đã có vùng trồng cây hoa màu nhưng năng suất chưa cao. Xã nên khuyến khích các hộ trồng thêm các loại cây màu: Khoai, Ngô, … để lấy thức ăn cho chăn nuôi. Tuy vậy chỉ có những hộ vừa và nhỏ sử dụng thức ăn từ trồng trọt còn các hộ có quy mô lớn thì vẫn dùng thức ăn mua trên thị trường. Vì vậy xã cần có những biện pháp giải quyết vấn đề trên.
3.3.3.5 Giải pháp kĩ thuật chăn nuôi
Trên thực tế cho thấy các hộ chăn nuôi lợn thịt dù với quy mô nào đi nữa thì đều đòi hỏi về mặt kĩ thuật. Từ khâu chọn giống, chuồng trại, thức ăn… đều phải quan tâm. Giải quyết vấn đề này cần có sự tham gia của các tổ chức Chính phủ và phi Chính phủ, từ cấp Tỉnh tới cấp địa phương. Xã cần mở lớp tập huấn cho các hộ gia đình, cần phải hợp tác với các công ty giống, công ty thức ăn, viện nghiên cứu, các trường kĩ thuật nông nghiệp… tổ chức các lớp tập huấn để học hỏi. Cho đi thăm quan một số hộ chăn nuôi điển hình trong xã để học hỏi. Vì vậy phải tổ chức các lớp này một cách thường xuyên và liên tục để giúp các hộ giải quyết ngay các vấn đề nảy sinh.
3.3.3.6 Giải pháp thú y và phòng dịch bệnh
Toàn xã Thụy Sơn chỉ có các cán bộ thú y qua các lớp đào tạo chính quy và không chính quy (chiếm số lượng nhiều hơn), chỉ qua các lớp tập huấn, học thêm, đào tạo chưa sâu. Vì vậy các hộ gia đình chăn nuôi vẫn còn gặp phải nhiều khó khăn trong công tác phòng dịch bệnh. Lợn thường mắc bệnh khi thời tiết thay đổi đột ngột. Hiện nay dịch cúm và tiêu chảy đang diễn biến hết sức phức tạp. Khi mắc các bệnh này, các hộ gia đình không có cách chữa và kết quả là tử vong hoặc phải bán chạy. Xã cũng có đợt kiểm tra, tiêm phòng dịch bệnh định kì cho các hộ chăn nuôi lợn nhưng do kinh phí ít nên hiệu quả không được cao.
Để đàn lợn phát triển mạnh khỏe, tăng trưởng tốt và hạn chế tối đa khả năng mắc bệnh thì hộ cần phải làm là:
+ Tiêm phòng các loại bệnh lợn thường gặp theo độ tuổi.
+ Tăng cường công tác bồi dưỡng, nâng cao hiểu biết cho bà con để họ có thể tự chữa trị các bệnh thông thường cho lợn.
+ Tổ chức phổ biến kiến thức phòng trị bệnh ở các hộ chăn nuôi một cách thường xuyên kịp thời để hộ sơ cứu trước khi cán bộ khuyến nông đến.
+ Khi mắc các dịch bệnh lớn thì các cán bộ đến tận nơi xem xét và đánh giá tình hình rồi đưa ra những biện pháp để ngăn chặn dịch bệnh lây lan.
Ngoài ra cũng nên có chính sách tăng cường, khuyến khích cán bộ thú y, bác sĩ thú y về để phục vụ cho bà con, xây dựng và mở cửa hàng bán thuốc thú y nhằm đảm bảo nhu cầu và lợi ích của các hộ chăn nuôi lợn thịt.
3.3.3.7 Giải pháp về thông tin
Việc tìm hiểu về giá cả đầu vào và đầu ra trên thị trường là rất quan trọng để hộ gia đình có thể chủ động trong việc mở rộng hay thu hẹp quy mô đàn lợn, mua và bán vào thời kì nào là thuận lợi. Vì thế thông tin là rất quan trọng.
Bộ phận truyền thanh của xã, hệ thống loa truyền thanh phải được giải đều ở xã, cụ thể là ở các thôn để cho người dân cập nhật tin tức một cách nhanh nhất để chủ động trong sản xuất nói chung và cũng như trong chăn nuôi nói riêng.
Xã cần có một thư viện sách báo, tài liệu riêng phục vụ cho công tác khoa học kĩ thuật, tuyên truyền những kiến thức tiến bộ khoa học kĩ thuật cho bà con phục vụ cho sản xuất.
Nêu cao vai trò của bộ phận truyền thông khuyến nông, tạo điều kiện tốt nhất để các hộ nắm được tình hình thực tế, tránh gặp rủi ro trong sản xuất.
Xã nên bỏ ra một lượng kinh phí để mời các chuyên gia về tập huấn, thảo luận, hội nghị để các hộ tự nêu ra những khó khăn, vướng mắc của mình, chủ động đặt ra câu hỏi, các tình huống để tiếp thu trực tiếp.
3.3.3.8 Giải pháp về môi trường
Bên cạnh lợi ích về kinh tế thì chăn nuôi với quy mô lớn còn tạo ra một lượng chất thải lớn nếu không xử lý tốt sẽ gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe cộng đồng.
Thụy sơn có khu chăn nuôi là khu vực trong đồng và ngoài đồng. Ở khu vực ngoài đồng một số hộ dùng phân để bón cây trồng. Còn khu vực trong đồng, đa số hộ chăn nuôi lợn kết hợp với nuôi thả cá với quy mô vừa và nhỏ, nên đa số phân thải ra từ lợn đều dùng làm thức ăn cho cá, tiêu thụ hiệu quả từ chăn nuôi lợn cá cũng khá cao, vừa giải quyết được ô nhiêm môi trường. Vì vậy xã nên khuyến khích các hộ chăn nuôi theo kiểu kết hợp lợn cá, dùng hố phân bioga để đảm bảo tốt môi trường, xây chuồng trại theo hướng cách xa nguồn nước cũng như nhà ở.
Đối với môi trường chăn nuôi lợn, nên tạo cho lợn một môi trường sống thích hợp, vệ sinh chuồng trại sạch sẽ làm tăng hiệu quả kinh tế, tránh các bệnh lây lan, truyền nhiễm do khâu vệ sinh chăm sóc, hạn chế thấp nhất các rủi ro về bệnh tật có thể xảy ra.
Đối với những hộ chăn nuôi theo kiểu tận dụng, không có điều kiện chuồng trại, nhóm hộ này cần phải xây dựng chuồng trại riêng biệt và độc lập. Số lượng phân thải ra phải được chuyên chở ngay vào những thời vụ gieo cấy, tránh ảnh hưởng tới môi trường xung quanh.
Tóm lại môi trường có tầm quan trọng trong sản xuất, ảnh hưởng tới khối lượn sản phẩm, tâm lí người tiêu dùng, đặc biệt là tác động trực tiếp lên cuộc sống sinh hoạt hằng ngày của người dân. Chính vì vậy phát triển nông nghiệp phải gắn bó với phát triển nông nghiệp bền vững theo hướng bảo vệ môi trường sinh thái.
Phần IV Kết luận và kiến nghị
4.1 Kết luận
Qua khảo sát thực trạng chăn nuôi lợn thịt ở các hộ gia đình xã Thụy Sơn, tôi có một số ý kiến nhận xét như sau:
Đầu tiên về tiềm năng phát triển chăn nuôi lợn thịt ở Thụy Sơn dồi dào, các điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội đều rất thuận lợi. Việc phát triển chăn nuôi lợn ở Thụy Sơn - Thái Thụy là một việc làm hợp ý Đảng lòng dân, một việc làm cấp thiết và quan trọng nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường, phù hợp với lợi ích của người sản xuất và người tiêu dùng góp phần thực hiện Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn.
Trong những năm gần đây, UBND xã Thụy Sơn đã có những hướng đi tích cực nhằm phát triển tốt ngành chăn nuôi và đặc biệt là ngành chăn nuôi lợn thịt. Quy mô đàn lợn thịt không ngừng được tăng lên. Hình thức nuôi theo quy mô nhỏ vẫn còn tồn tại ở xã, các hộ này nuôi để tận dụng sản phẩm thu được từ trồng trọt, đây cũng là loại hình nuôi tốt để giải quyết lao động nhàn rỗi ở các hộ thuần nông, tăng thu nhập cho hộ. Còn đối với các hộ nuôi với quy mô lớn và vừa thì đại đa số kết hợp với nuôi thả cá, nên kết quả thu nhập cũng đạt hiệu quả tương đối cao. Hầu hết các hộ điều tra đều được tập huấn kĩ thuật chăn nuôi lợn thịt.
4.2 Kiến nghị
4.2.1 Đối với nhà nước
- Nhà nước cần phải quan tâm hơn nữa đến các chính sách hỗ trợ nguồn vốn cho các hộ khi họ áp dụng công nghệ mới vào sản xuất, cho vay với số lượng nhiều, thời gian dài với lãi suất ưu đãi, đồng thời hỗ trợ thêm về kĩ thuật và thúc đẩy thị trường tiêu thụ.
- Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ giá đầu vào để hộ nông dân có thể đưa vào áp dụng các giống lợn ngoại có chất lượng dinh dưỡng cao hơn nữa đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về thu nhập tiêu dùng của nhân dân.
- Để chăn nuôi có hiệu quả kinh tế cao, thu nhập hỗn hợp trên một tổng chi phí cao thì đòi hỏi chi phí đầu vào thấp hơn. Đòi hỏi nhà nước cần đầu tư phát triển các ngành sản xuất thức ăn hỗn hợp, thức ăn đậm đặc đủ sức cạnh tranh về mặt chất lượn đối với các công ty liên doanh, quy hoạch vùng nguyên liệu, chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp để cung cấp sản phẩm cho sản xuất thức ăn gia súc, có như vậy giá thức ăn sẽ giảm làm chi phí thức ăn không quá cao như hiện nay.
- Nhà nước cần có chính sách bình ổn giá đầu ra để nông dân yên tâm sản xuất chăn nuôi.
4.2.2 Đối với chính quyền và các cấp tỉnh, huyện, xã.
- Cần thực hiện tốt các quy trình kĩ thuật mới được chuyển giao, quan tâm và tổ chức tốt hơn nữa mạng lưới khuyến nông để sản xuất chăn nuôi lợn thịt dễ dàng cho hiệu quả cao, hạn chế rủi ro trong chăn nuôi.
- Tổ chức cán bộ chỉ đạo có trình độ chuyên môn chăn nuôi lợn thường xuyên kiểm tra và đôn đốc việc thực hiện các khâu từ giống, thức ăn, kĩ thuật chăm sóc đến khâu tiêu thụ.
- Cấp tỉnh, huyện, xã cần quan tâm đến công tác phòng các bệnh truyền nhiễm, kiểm tra sản phẩm thịt trước khi đem ra thị trường để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Khuyến khích hộ chăn nuôi lợn kết hợp với nuôi thả cá để tận dụng sản phẩm lẫn nhau.
- Tổ chức các lớp tập huấn kĩ thuật thường xuyên cho các hộ gia đình, khuyến khích lực lượn bác sỹ thú ý về tuyến xã. Có chính sách ưu tiên khuyến khích phát triển các đại lý thuốc thú y để tránh thực trạng độc quyền.
4.2.3. Đối với các hộ gia đình
- Không ngừng học hỏi trau dồi kiến thức kĩ thuật trong quá trình chăn nuôi lợn thịt, mạnh dạn đưa các công nghệ mới vào các quy trình chăn nuôi để cho hiệu quả cao nhất với mức chi phi đầu vào là thấp nhất.
- Thực hiện tốt công việc ghi chép thu chi thường xuyên, rõ ràng trong khâu hạch toán để từ đó có thể đưa ra quyết định đầu tư có hiệu quả nhất.
- Các hộ chăn nuôi lợn cần phải đảm bảo vệ sinh môi trường, tránh ô nhiễm môi trường gây ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng. Ưu tiên xử lý chất thải bằng hố Bioga, kết hợp nuôi lợn và cá đồng thời để chúng hỗ trợ nhau, tận dụng sản phẩm phụ của nhau để cho kết quả cao nhất.
PHIẾU ĐIỀU TRA HỘ
Ngày … tháng … năm …
Hộ số …
1. Thông tin về hộ
Họ tên người điều tra:
Tên xã:
Tên thôn:
Họ tên chủ hộ:
Tuổi:
Nam/nữ:
Trình độ học vấn:
+ Tiểu học
+ Trung học
+ Phổ thông trung học
+ Khác
Tổng số lao động:…………………………………………………………….............................
Số nhân khẩu:
Số năm chăn nuôi
Số năm nuôi lợn:
Phân theo thu nhập
+ Giàu + Trung bình
+ Khá + Nghèo
Nguồn thu nhập chính:
2. Tình hình chăn nuôi lợn thịt
a, Theo quy mô chăn nuôi:
- Số lợn nuôi/lứa của hộ:
+ Lợn thịt: Thời gian nuôi/lứa
Bình quân lứa/năm của hộ
+ Lợn nái: Thời gian nuôi/lứa
Bình quân lứa/năm
Nguồn thông tin hộ thu nhận được
- Từ khuyến nông
- Sách báo
- TiVi
- Các thông tin đại chúng khác
- Họ hàng, người quen
- Nguồn khác
Tại sao chọn đối tượng nuôi là lợn thịt?
- Dễ nuôi
- Năng suất cao
- Làm theo người quen
- Lý do khác
Tham gia lớp phổ biến về chăn nuôi không?
- Đầy đủ
- Không bao giờ
- Đôi khi
Kiến thức chăn nuôi nhận được từ những buổi tập huấn đó
- Nhiều
- Ít
- Không thay đổi gì
Nguồn thức ăn chăn nuôi phổ biến là thức ăn gì?
- Tự nhiên
- Nhân tạo
Giống được lấy từ đâu?
- Tư thương
- Trại giống địa phương
- Của nhà
Mô hình chăn nuôi nào?
Tập trung
Cá thể
Chuồng trại
- Kiên cố
- Không kiên cố
Nơi tiêu thụ
- Tư thương
- Tập trung
Ý kiến của các hộ về phát triển chăn nuôi lợn thịt
Chỉ tiêu
Số lượng
1. Mục địch của chăn nuôi lợn của hộ
- Tăng thu nhập
- Là một cách kiếm tiền
- Tận dụng sản phẩm phụ
- Tận dụng sản phẩm dư thừa
- Giải quyết việc làm
- Tận dụng lao động nhàn rỗi
- Lấy phân bón ruộng và thả cá
- Phát huy hết khả năng sử dụng đất
2. những thuận lợi trong chăn nuôi lợn thịt
- Thu hồi vốn nhanh
- Được tập huấn về kĩ thuật
- Tiết kiệm được thời gian
- Nguồn cung cấp thức ăn có sẵn
- Dễ tiêu thụ
3. Những khó khăn trong chăn nuôi lợn thịt
- Nguồn giống
- Đầu tư vốn lớn
- Giá thức ăn công nghiệp cao
- Thiếu kĩ thuật
- Lý do khác
4. Có mở rộng quy mô không
- Tăng quy mô
- Giảm quy mô
-Giữ nguyên quy mô
Kiến nghị của chủ hộ:
………………………………………...............................................................
………………………………………................................................................
………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………….
………………………………………................................................................
Tài liệu tham khảo
- Nguồn thông tin trên mạng
- Tài liệu liên quan đến chăn nuôi lợn thịt
- Từ thư viện ….
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- chuyen_de_chan_nuoi_lon_thi_t_3314.doc