Tìm hiểu tình hình thu nhập của nông hộ tại xã hòa sơn, huyện krông bông, Tỉnh Đăk lak

1.1. Tính cấp thiết: Việt Nam là một nước đông dân với nhiều thành phần dân tộc khác nhau, dân số tăng nhanh dẫn đến tốc độ tăng nguồn lao động khoảng 3%/năm, hàng năm có hơn 1 triệu thanh niên đến tuổi gia nhập lực lượng lao động cần có việc làm. Khu vực nông thôn chiếm khoảng 70% lực lượng lao động của cả nước, trong đó thường xuyên có gần 30% lao động thiếu việc làm, phổ biến là thiếu do mang tính thời vụ hoặc thiếu đất canh tác (theo điều tra biến động dân số, lao động, nguồn lao động và kế hoạch hóa gia đình 1/4/2008). Hằng năm lượng lao động tăng thêm của nước ta rất lớn, số lượng lao động cũ chưa giải quyết hết giờ lại tăng thêm một số lượng khá lớn, tình trạng thiếu việc làm càng tăng, việc làm không ổn định gây khó khăn cho nền kinh tế nước ta, đặc biệt là ở nông thôn. Dân số nước ta có khoảng 75% sống ở nông thôn, trong đó 90% là lao động nông nghiệp, chủ yếu là trồng trọt và chăn nuôi. Trong lĩnh vực nông nghiệp, đất đai là nhuồn lực hết sức quan trọng, cần thiết để người dân có thể sản xuất, vậy mà diện tích đất nông nghiệp ngày càng bị thu nhỏ do chuyển sang phục vụ cho mục đích khác đã gây khó khăn cho sản xuất đất nông nghiệp. Diện tích đất nông nghiệp bình quân của nước ta rất thấp. Chúng ta không có lợi thế cả về đất đai lẫn về khoa học công nghệ ứng dụng trong nông nghiệp, do vậy chúng ta gặp rất nhiều kho khăn trong ngành nông nghiệp. Nhiều năm qua do việc sử dụng, khai thác các nguồn tài nguyên bị cạn kiệt, suy thoái, ô nhiễm , mất rừng, mất sự giữ nước nên nước ta thường xuyên gặp những cơn bão, lũ lụt, nắng hạn kéo dài gây mất mùa, khí hậu thay đổi nhiều nên cây trồng, vật nuôi không kịp thích hợp ngay với điều kiện sống nên sinh ra nhiều dịch bệnh như: cúm ở gia cầm, long móng lỡ mồm ở trâu bò, cây trồng bị sâu bệnh hại chỉ đạt năng suất thấp Những điều ấy không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe con người mà còn làm cho thu nhập của nông dân vốn dĩ đã thấp bây giờ lại thấp hơn. Hiện nay mức thu nhập của nước ta còn thấp so với một số nước trên thế giới. Về nông nghiệp nước ta có nhiều tiềm năng và điều kiện thuận lợi để phát triển cây lúa nước, cây cà phê Nhưng về sản lượng và chất lượng sản phẩm không bằng so với một số nước trong khu vực. Kéo theo đó mức thu nhập và chất lượng cuộc sống của người dân chưa cao. Hòa Sơn là một xã vùng II, thuộc huyện Krông Bông, tỉnh ĐakLak. Đời sống của người dân chủ yếu phụ thuộc vào sản xuất nông nghiệp. Đất đai bạc màu, giá cả không ổn định đã ảnh hưởng đến thu nhập và đời sống của người dân nơi đây. Ngoài ra người nông dân ở đây còn thu nhập từ một số vật nuôi như: trâu, bò,lợn, phải nói trên địa bàn cũng có điều kiện khá thuận lợi để phát triển các loại cây trồng và vật nuôi này. Tuy nhiên mức thu nhập hàng năm vẫn còn ở mức thấp. Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến hiện trạng trên và các nhà lãnh đạo đưa ra biện pháp và chính sách gì để khắc phục tình trang trên chưa? Xuất phát từ lý luận và thực tiễn trên, tôi quyết định chọn đề tài “ Tìm hiểu tình hình thu nhập của nông hộ tại xã Hòa Sơn, huyện Krông Bông, tỉnh ĐakLak.” làm đề tài nghiên cứu của mình. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài: - Tìm hiểu tình hình cơ bản của xã Hòa Sơn, huyện Krông Bông, tỉnh ĐakLak. Xem lại mục tiêu nay, vấn đề của em là tìm hiểu thực trạng, các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của nông hộ - Phân tích tình hình thu nhập của nông hộ. - Đề xuất một số kiến nghị góp phần nâng cao thu nhập của nông dân. 1.3. Phạm vi nghiên cứu: - Phạm vi về nội dung: Tình hình thu nhập, cơ cấu thu nhập, các nguồn thu chính của nông hộ tại xã Hòa Sơn, huyện Krông Bông, tỉnh ĐakLak. - Phạm vi về không gian: Xã Hòa Sơn, huyện Krông Bông, tỉnh ĐakLak - Phạm vi về thời gian: + Thời gian thực tập: từ 17/10/2011 đến 17/11/2011. + Số liệu thứ cấp: Được thu thập trong 3 năm từ 2008 đến 2010 + Số liệu sơ cấp: Tổng hợp qua phiếu điều tra năm 2011

doc36 trang | Chia sẻ: banmai | Lượt xem: 2078 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tìm hiểu tình hình thu nhập của nông hộ tại xã hòa sơn, huyện krông bông, Tỉnh Đăk lak, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP TÊN ĐỀ TÀI: “ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG HỘ TẠI XÃ HÒA SƠN, HUYỆN KRÔNG BÔNG, TỈNH ĐAKLAK” Người hướng dẫn : CN. Bùi Ngọc Tân Người thực hiện : Lê Thị Huệ Ngành : Kinh tế Nông lâm Khóa : 2008 – 2012 ĐakLak, Tháng 11/2011 PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1. Tính cấp thiết: Việt Nam là một nước đông dân với nhiều thành phần dân tộc khác nhau, dân số tăng nhanh dẫn đến tốc độ tăng nguồn lao động khoảng 3%/năm, hàng năm có hơn 1 triệu thanh niên đến tuổi gia nhập lực lượng lao động cần có việc làm. Khu vực nông thôn chiếm khoảng 70% lực lượng lao động của cả nước, trong đó thường xuyên có gần 30% lao động thiếu việc làm, phổ biến là thiếu do mang tính thời vụ hoặc thiếu đất canh tác (theo điều tra biến động dân số, lao động, nguồn lao động và kế hoạch hóa gia đình 1/4/2008). Hằng năm lượng lao động tăng thêm của nước ta rất lớn, số lượng lao động cũ chưa giải quyết hết giờ lại tăng thêm một số lượng khá lớn, tình trạng thiếu việc làm càng tăng, việc làm không ổn định gây khó khăn cho nền kinh tế nước ta, đặc biệt là ở nông thôn. Dân số nước ta có khoảng 75% sống ở nông thôn, trong đó 90% là lao động nông nghiệp, chủ yếu là trồng trọt và chăn nuôi. Trong lĩnh vực nông nghiệp, đất đai là nhuồn lực hết sức quan trọng, cần thiết để người dân có thể sản xuất, vậy mà diện tích đất nông nghiệp ngày càng bị thu nhỏ do chuyển sang phục vụ cho mục đích khác đã gây khó khăn cho sản xuất đất nông nghiệp. Diện tích đất nông nghiệp bình quân của nước ta rất thấp. Chúng ta không có lợi thế cả về đất đai lẫn về khoa học công nghệ ứng dụng trong nông nghiệp, do vậy chúng ta gặp rất nhiều kho khăn trong ngành nông nghiệp. Nhiều năm qua do việc sử dụng, khai thác các nguồn tài nguyên bị cạn kiệt, suy thoái, ô nhiễm…, mất rừng, mất sự giữ nước nên nước ta thường xuyên gặp những cơn bão, lũ lụt, nắng hạn kéo dài gây mất mùa, khí hậu thay đổi nhiều nên cây trồng, vật nuôi không kịp thích hợp ngay với điều kiện sống nên sinh ra nhiều dịch bệnh như: cúm ở gia cầm, long móng lỡ mồm ở trâu bò, cây trồng bị sâu bệnh hại chỉ đạt năng suất thấp… Những điều ấy không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe con người mà còn làm cho thu nhập của nông dân vốn dĩ đã thấp bây giờ lại thấp hơn. Hiện nay mức thu nhập của nước ta còn thấp so với một số nước trên thế giới. Về nông nghiệp nước ta có nhiều tiềm năng và điều kiện thuận lợi để phát triển cây lúa nước, cây cà phê… Nhưng về sản lượng và chất lượng sản phẩm không bằng so với một số nước trong khu vực. Kéo theo đó mức thu nhập và chất lượng cuộc sống của người dân chưa cao. Hòa Sơn là một xã vùng II, thuộc huyện Krông Bông, tỉnh ĐakLak. Đời sống của người dân chủ yếu phụ thuộc vào sản xuất nông nghiệp. Đất đai bạc màu, giá cả không ổn định đã ảnh hưởng đến thu nhập và đời sống của người dân nơi đây. Ngoài ra người nông dân ở đây còn thu nhập từ một số vật nuôi như: trâu, bò,lợn,…phải nói trên địa bàn cũng có điều kiện khá thuận lợi để phát triển các loại cây trồng và vật nuôi này. Tuy nhiên mức thu nhập hàng năm vẫn còn ở mức thấp. Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến hiện trạng trên và các nhà lãnh đạo đưa ra biện pháp và chính sách gì để khắc phục tình trang trên chưa? Xuất phát từ lý luận và thực tiễn trên, tôi quyết định chọn đề tài “ Tìm hiểu tình hình thu nhập của nông hộ tại xã Hòa Sơn, huyện Krông Bông, tỉnh ĐakLak.” làm đề tài nghiên cứu của mình. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài: - Tìm hiểu tình hình cơ bản của xã Hòa Sơn, huyện Krông Bông, tỉnh ĐakLak. Xem lại mục tiêu nay, vấn đề của em là tìm hiểu thực trạng, các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của nông hộ - Phân tích tình hình thu nhập của nông hộ. - Đề xuất một số kiến nghị góp phần nâng cao thu nhập của nông dân. 1.3. Phạm vi nghiên cứu: - Phạm vi về nội dung: Tình hình thu nhập, cơ cấu thu nhập, các nguồn thu chính của nông hộ tại xã Hòa Sơn, huyện Krông Bông, tỉnh ĐakLak. - Phạm vi về không gian: Xã Hòa Sơn, huyện Krông Bông, tỉnh ĐakLak - Phạm vi về thời gian: + Thời gian thực tập: từ 17/10/2011 đến 17/11/2011. + Số liệu thứ cấp: Được thu thập trong 3 năm từ 2008 đến 2010 + Số liệu sơ cấp: Tổng hợp qua phiếu điều tra năm 2011 PHẦN II: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Cơ sở lí luận: - Khái niệm về hộ Có rất nhiều khái niệm về hộ được đưa ra: Theo Martin (1988) thì hộ là đơn vị cơ bản liên quan đến sản xuất, tái sản xuất, đến tiêu dùng và các hoạt động xã hội khác. Theo Harris, ở viện nghiên cứu phát triển trường Đại học tổng hợp Susex (Lon Don- Anh) cho rằng: “ Hộ là một đơn vị tự nhiên tạo nguồn lao động” Theo Raul Iturna, giáo sư trường đại học tổng hợp Liôbon khi nghiên cứu cộng đồng nông dân trong quá trình quá độ ở một số nước châu Á đã chứng minh “Hộ là một tập hợp những người cùng chung huyết tộc có quan hệ mật thiết với nhau trong quá trình sáng tạo ra vật phẩm để bảo tồn chính bản thân họ và cộng đồng” Qua các quan điểm khác nhau về khái niệm hộ trên, có thể rút ra một số đặc trưng về hộ. - Hộ là một nhóm người cùng chung huyết tộc hay không cùng huyết tộc. - Hộ cùng sống chung hay không cùng sống chung một mái nhà. - Có chung một nguồn thu nhập và ăn chung. - Cùng tiến hành sản xuất chung. -Khái niệm về hộ nông dân: Nghị quyết X của BCT (05/04/1988) ra đời đã khẳng định hộ nông dân là một đơn vị kinh tế cơ sở. - Khái niệm nông hộ: Nông hộ được hiểu là hộ có phương tiện kiếm sống từ ruộng đất và sử dụng chủ yếu lao động gia đình và sản xuất. Luôn nằm trong hệ thống kinh tế rộng lớn nhưng về cơ bản được đặc trưng tham gia một phần vào thị trường với mức độ chưa hoàn chỉnh. - Khái niệm về kinh tế nông hộ: GS. Frank Ellis (1988) cho rằng kinh tế nông hộ khác những người làm kinh tế khác trong nền kinh tế thị trường ở 3 yếu tố: đất đai, lao động, vốn “Kinh tế nông hộ là một hình thức tổ chức kinh tế cơ sở của nền kinh tế xã hội. Các nguồn lực đất đai, tư liệu sản xuất, vốn, lao động được góp chung, chung một ngân sách, ngủ chung một mái nhà, ăn chung, mọi quyết định trong sản xuất kinh doanh và đời sống đều do chủ hộ phát ra” Từ khái niệm trên đã thống nhất những vấn đề cơ bản của kinh tế nông hộ đó là: - Kinh tế hộ nông dân là đơn vị hoạt động của xã hội, làm cơ sở cho phân tích kinh tế. - Các nguồn lực cùng được góp vào thành nguồn vốn chung của mọi thành viên trong gia đình và cùng chung một ngân sách. - Cùng sống chung dưới một mái nhà. - Khái niệm về thu nhập: Thu nhập là phần nông hộ thu được sau quá trình sản xuất, bao gồm nhiều nguồn thu khác nhau: Phân loại thu nhập??? - Từ sản xuất lâm nghiệp. - Từ các hoạt động sản xuất nông nghiệp như trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy hải sản. - Từ các hoạt động dịch vụ. - Từ các hoạt động là thuê. - Từ các hoạt động, sản xuất của các ngành nghề phi nông nghiệp. - Vai trò của thu nhập: ▪ Là nguồn lực để chi tiêu cho mọi nhu cầu cần thiết trong đời sống hàng ngày của mỗi nông hộ, mỗi người như lương thực thực phẩm, y tế, giáo duc… ▪ Đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao đời sống vật chất mỗi hộ. Các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập 2.2. Phương pháp nghiên cứu: 2.2.1 Phương pháp chọn mẫu: - Chọn điểm nghiên cứu: Người dân ở xã Hòa Sơn, huyện KrôngBông, tỉnh Đăklăk chủ yếu tham gia sản xuất nông nghiệp ( trồng lúa, cà phê và nuôi bò ) để tạo thu nhập cho họ. Tuy nhiên, nguồn thu nhập của các nông hộ ở xã này còn thấp, tỷ lệ hộ nghèo còn cao. Cụ thể tỉ lệ hộ nghèo chiếm 30.74%, hộ cận nghèo chiếm 69.26%, trong tổng số hộ của xã. Do tình hình thu nhập của nông hộ ở xã Hòa Sơn còn thấp như vậy nên tôi chọn xã Hòa Sơn để tìm hiểu thực trang này. Phương pháp chọn mẫu: Số mẫu được chọn là 135 hộ thuộc thôn 1, 8,10, buôn Ya, xã Hòa Sơn, huyện KôngBông, tỉnh Đăklăk. Trong đó gồm: 31 hộ nghèo 9 hộ cận nghèo 95 hộ khá Việc chọn số lượng mẫu này dựa vào tỉ lệ phân loại hộ của xã. Đây là số lượng mẫu được chọn có tính đại diện cho tình hình phát triển của xã Hòa Sơn. 2.2.2 Phương pháp thu thập thông tin: - Đối với tài liệu thứ cấp: Thông qua các báo cáo của ủy ban nhân dân xã Hòa Sơn để nắm được tình hình cơ bản của xã. Bên cạnh đó còn tham khảo một số thông tin, tư liệu từ sách báo, internet, … - Đối với tài liệu sơ cấp: Thông qua việc điều tra phỏng vấn 135 hộ của thôn 1, 8,10, buôn Ya của xã Hòa Sơn, huyện KrôngBông, tỉnh Đăklăk để phục vụ cho đề tài. 2.2.3 Phương pháp phân tích: - Phương pháp phân tổ thống kê: Dùng xác định tiêu thức phân tổ và phạm vi mỗi tổ trong việc sử lí số liệu. - Phương pháp so sánh: Đề tài sử dụng phương pháp này để so sánh thu nhập giữa các nhóm hộ, giữa các ngành trồng trọt,chăn nuôi… trong sản xuất nông nghiệp và các hoạt động sản xuất khác của nông hộ. - Phương pháp thống kê mô tả: Dùng mô tả một số chi tiết nhằm nhận dạng thực trạng thu nhập của nông dân. - Tiêu chí phân loại nhóm hộ: Xã Hòa Sơn sử dụng tiêu chí phân loại nhóm hộ dựa vào đặc điểm kinh tế, xã hội: + Hộ nghèo có thu nhập bình quân dưới 400.000 đồng/người/tháng. + Hộ cận nghèo có thu nhập bình quân từ 401.000 đến 520.000 đồng/người/tháng. + Hộ khá có thu nhập bình quân trên 520.000 đồng/người/tháng. 2.2.4 Phương pháp xử lí số liệu: Số liệu được xử lý bằng phần mềm Microsoft Excel và các công cụ khác có liên quan. 2.2.5 Hệ thống chỉ tiêu: - Thu nhập bình quân/hộ = Tổng thu nhập của các hộ/số hộ điều tra. - Thu nhập bình quân/khẩu = Thu nhập của các hộ/số nhân khẩu của hộ. - Thu nhập bình quân/lao động = Thu nhập bình quân hộ/tổng lao động. Thu nhập chính là dựa vào sản xuất nông – lâm – nghiệp. Các chỉ tiêu tổng thu nhập, thu nhập ròng PHẦN III: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu. 3.1.1 Điều kiện tự nhiên: 3.1.1.1 Vị trí địa lý: Xã Hoà Sơn là xã nằm dọc theo tỉnh lộ 12 ở phía Đông Nam của Huyện Krông Bông cách trung tâm Huyện 5Km về phía Đông Nam, vị trí thuận lợi cho việc giao thông hàng hóa và phát triển kinh tế. Với diện tích tự nhiên là 5.396,00 ha, dân số toàn xã là 2.033 hộ với 9.364 khẩu. Ranh giới hành chính của xã được xác định như sau: Phía Đông giáp với thị trấn Krông Kmar. Phía Tây giáp với xã Ea Trul. Phía Nam giáp Huyện Lăk. Phía Bắc giáp với xã Hoà Tân và xã Khuê Ngọc Điền. *Địa hình: Địa hình của Xã Hoà Sơn bị chia cắt mạnh, thấp dần theo hướng Đông – Nam xuống Tây – Bắc, tạo ra sự phân hoá rõ rệt với các dạng địa hình khác nhau mang lại ưu thế đa dạng trong khả năng khai thác sử dụng và phát triển nông, lâm nghiệp. Tuy nhiên, trong sử dụng đất cần đặc biệt chú trọng năng cao hiệu quả khai thác, đặc biệt đối với vùng địa hình bằng là nơi tập trung đông dân cư và phát triển cơ sở hạ tầng. Các vùng địa hình đồi núi khai thác và sử dụng việc bảo vệ đất, chống rửa trôi, xói mòn, nhầm đảm bảo tính bền vững trong quá trình sử dụng. Có thể chia địa hình xã Hoà Sơn thành 03 dạng chính ( núi cao, núi thấp,và đất bằng). Dạng địa hình núi cao: Chiếm trên 40% diện tích tự nhiên toàn xã, phân bố tập trung tại phái Nam của xã, mức độ chia cắt mạnh, độ cao trung bình từ 1.500 – 2.500 m, độ cao phổ biến trên 25, có dãy núi cao Cư Yang Sin( độ cao 2.442m). Nhìn chung địa hình này khong thích hợp cho việc phát triển nông nghiệp, hiện trạng chủ yếu là rừng tự nhiên. Dạng địa hình núi thấp: Có diện tích không đáng kể, chiếm dưới 1% diện tích tự nhiên, phân bố rải rác ở một số khu vực thuụoc phía Bắc, Đông bắc của xã, độ cao trung bình từ trên 500m, độ cao phổ biến từ 15 – 25 , nhìn chung dạng địa hình này cũng không thích hợp cho việc phát triển nông nghiệp, hiện trạng chủ yếu là rừng tự nhiên đồi núi chưa sử dụng. -Dạng địa hình đất bằng: Chiếm gần 60% diện tích tự nhiên của xã, phân bố tập trung phần nửa xã phía Bắc, địa hình tương đối bằng, độ cao trung bình dưới 500m, độ dốc phổ biến dưới 8 . Do hạ lưu sông hẹp nên nhiều khu vực bị ngập nước sau do các trận mưa lớn, nhưng sau đó nước rút nhanh, thổ nhưỡng chủ yếu là phù sa và đất xám, khá thích hợp với canh tác hoá và các cây nông nghiệp ngắn ngày. 3.1.1.2 Khí hậu: Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhưng do vừa ảnh hưởng bởi đọ cao, do bị ảnh hưởng bởi các dãy lớn Cư Yang Sin nên khí hậu xã Hoà Sơn có hai mùa nắng ưa rõ rệt với những đặc trưng chính sau: -Chế độ nhiệt: Liên quan đến vĩ độ thấp của vùng nhiệt độ cao đều và hầu như không chịu ảnh hưởng của mùa đông lạnh. Nhiệt độ cao và ôn hoà. Nhiệt độ trung bình từ 23,7 – 27,30C, tháng có nhiệt độ trung bình thấp nhất là tháng 12 và tháng 1 nhiệt độ có thể xuống đến khoảng 17,3 – 20,10C, tháng có nhiệt độ cao nhất là tháng 4 và tháng 5 nhiệt độ trung bình có thể lên đến 28 – 300C. Bên cạnh đó chênh lệch nhiệt độ ngày đêm khá lớn (mùa khô biên độ nhiệt độ trên 100C). Số giờ nắng trung bình là 180 giờ/ ngày. Năng lượng bức xạ tổng cộng lớn, trung bình từ 155 – 165kcal/cm2. Tổng tích ôn trên 9.0000C. Nắng nhiều, bức xạ dồi dào, nhiệt độ cao và hầu như không có bão là những thuận lợi rất lớn cơ bản cho xã Hoà Sơn trong phát triển nông nghiệp, đặc biệt là đối với các cây công nghiệp như cà phê, thuốc là…. -Lượng mưa: Lượng mưa lớn, trung bình năm biến động từ 1.800 – 2.200mm/năm và chia làm 2 mùa: mùa mưa và mùa khô, mùa mưa dài 7 – 8 tháng (từ cuối tháng 4 đến đầu tháng 12) chiếm 90-95%. Lượng mưa cả năm do mưa rất lớn vào giai động từ tháng 6 đến tháng 10 (từ 250-390mm/tháng) trong khi hạ lưu sông nhỏ hẹp, thoát nước chậm nên lượng nước đổ về một mặt gây xói mòn và rửa trôi đất ở vùng đồi núi thượng nguồn, mặt khác làm mực nước sông dâng nhanh và vào đồng ruộng gây tình trạng ngập lũ cục bộ ở khu vực trũng và ven sông. Mùa khô ngắn, khoảng 4-5 tháng, bắt đầu từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau với lượng mưa chỉ chiếm khoảng 5-10% tổng lượng mưa năm, tuy chỉ kéo dài khoảng 4 tháng nhưng xũng đủ gây tình trạng mất cân đối nghiêm trọng về độ ẩm, ảnh hưởng lớn đến quá trình sinh trưởng phát triển của cây trồng vật nuôi. Việc xây dựng các công trình thuỷ lợi để cung cấp nước trong phát triển kinh tế xã hội của xã. 3.1.1.3 Thủy văn: Khả năng tập trung nước tương đối nhanh do đặc trưng dòng chảy của hệ thống ở đây cao nhất thường gấp 50 lần, lúc nhỏ nhất lưu lượng dòng chảy trung bình của lưu vực lớn hơn 251/s/km2. Mùa khô xuất hiện từ tháng 11năm này đến tháng 4 năm sau, các tháng xuất hiện lũ là tháng 9, 10. Mùa cạn từ tháng 12 đến hết tháng 5 năm sau. 3.1.1.4 Các nguồn tài nguyên: a.Tài nguyên đất: Theo kết quả điều tra thổ nhưỡng và tổng hợp từ các nguồn tài liệu cho thấy toàn xã có nhóm đất chính với loại đất sau: *Nhóm đất phù sa: Diện tích 1465 ha, chiếm tỷ lệ 27,29% diện tích tự nhiên toàn xã, phân bố tập trung ở khu vực thung lũng ven sông thuộc phía bắc của xã. Đất được bổi đắp hàng năm do ngập lụt nên khá phì nhiêu. Thành phần cơ giới đất từ trung bình đến nặng, tương đối giàu mùn và đạm, hàm lượng lân tổng số từ trung bình đến nghèo, theo nguồn gốc phát sinh được chia thành 3 loại: Đất phù sa được bồi hàng năm, đất phù sa loảng lổ đỏ vàng, đát phu sa ngoải suối. hiện đất phù sa đang được sử dụng vào trồng lúa, hoa màu và cây công nghiệp ngắn ngày. - Đất phù sa được bồi (Pb): diện tích khoảng 97 ha, chiếm 1,87% diện tích tự nhiên,phân bố tập trung ven sông Krông Ana. Đất có tầng dày lớn, hơi chua, thành phần cơ giới từ trung bình đến nhẹ, một phần bị ngập vào mùa mưa, thích hợp cho tròng lúa nước, các cây hàng năm như: Bắp, Đậu đỗ và các cây công nghiệp ngắn ngày như: sắn, Thuốc lá,… Đất phù sa có tầng loang lổ đỏ vàng (Pf), Đất phù sa ngòi suối (Py), *Nhóm đất xám: Phân bố ờ khu vực Đông bắc xã, thành phần cơ giới nh; hàm lượng đạm, lân, kali ở mức từ nghèo đến trung bình, hiện đang được khai thác trồng Mỳ, Điều, Tiêu, Cà phê,… *Nhóm đất đỏ vàng: Bao gồm ba loại đất: Đất đỏ vàng trên đá phiến sét, đất đỏ vàng trên đá Granit và đất mùn vàng trên đá granit. Đất đỏ vàng trên đá phiến (Fs): Phân bố nhiều ở khu vực phía Tây của xã, đất có thành phần cơ giới thịt trung bình, tầng dày < 30cm. -Đất vàng trên đá granit (Fa, Ha): Phân bố tập trung ở khu vực nữa xã, phía đông. Đất có tầng dày <30vm, thành phần cơ giới từ thịt nặng đến sét, khả năng giữ ẩm kém, có đá lẫn. *Nhóm đất khác: Bao gồm các loại đất lầy thụt và đất dốc tụ, phân bố dưới các khe suối hợp thủy. Loại đất này có độ phì khá cao, giùa mùn, khả năng giữ ẩm rất tốt, tuy nhiên chỉ chiếm tỷ lệ rất nhỏ. b.Tài nguyên nước: *Nước mặt: Hòa Sơn là một trong những xã có (mật độ 0,35 -055km/m2). Có sông chính (sông Krông Ana) là ranh giới tự nhiên phía Bắc giữa Hòa Sơn và xã Hòa Tân, chảy theo hướng Đông Nam – Tây Bắc. Ngoài ra còn có mạng lướng suối nhỏ phân bố khá đều khắp trên địa bàn xã. Cùng với lượng mưa khá lớn từ 1.800-2.200mm/năm nên sông suối trên địa bàn xã có tổng lưu lượng dòng chảy năm tương đối lơn, do đó nguồn nước mặt của xã Hòa Sơn khá dồi dào. Tuy nhiên, nguồn nước mặt phân bố không đều trong năm. Mùa mưa chiếm tới 90 -95% tổng lượng mưa năm, dòng chảy lớn, nhất là thời kỳ mưa lũ gây ra tình trạng ngập nước ở khu vực đất thấp. Mùa khô dòng chảy nhỏ, mực nước và cao trình đồng ruộng chênh lệch lớn, nên khả năng khai thác kém nếu không có các công trình thủy lợi. Chất lượng nước mặt khá tốt, nước sối thường có độ khóa hóa nhỏ, pH trung tính, sử dụng tốt cho nông nghiệp. Cùng với đặc điểm địa hình, mạng lưới sông suối của xã thuận lợi cho việc xây dụng một công trình thủy lợi nhỏ. *Nước ngầm: Trên địa bàn xã hiện chưa có tài liệu nghiên cứu, đánh giá chi tiết về nước ngầm, song dựa vào kết quả điều tra của sở công nghiệp ĐăkLăk và kết quả lập bản đồ địa chất thủy văn của Liên đoàn Địa chất Thủy văn – Địa chất Công trình miền Trung cho thấy: Nước ngầm trên địa bàn xã thuộc phía hệ thống chứa nước lỗ hổng các thành tạo bờ rồi đệ tứ (albq): diện phân bố của phức hệ chứa nước không lớn và chủ yếu dọc theo các thung lũng sông suối, như sông Krông Ana. Phức hệ này có khả năng cung cấp nước khá phong phú, độ sâu phân bố 15 đến 20m. c.Tài nguyên rừng: Qua kết quả điều tra từng theo chỉ thị 286/TTg và kết quả tổng kiểm kê đất đai theo chỉ thị 24/TTg thì xã Hòa Sơn có diện tích rừng là 2.328,00 ha, chiếm 43,36% diện tích tự nhiên. Trong đó: -Đất rùng trồng chỉ có 11,00 ha, chiếm 0,47% diện tích rừng, trong đó chỉ có rừng sản xuất với cây trồng chính là bạch đàn trắng. Năm trong vùng có điều kiện khí hậu, đất đai nhiều thuận lợi nên thảm động thực vật ở đây phát triển đa dạng và phong phú với nhiều chủng loại khác nhau: -Thảm thực vật rừng: Thảm thực vật rừng tác động là kho tàng thiên nhiên quý giá và đa dạng với nhiều chủng loại cây rừng có giá trị như thông 2 lá dẹt, hoàng đàn giả, thông nàng, pơmu , cẩm lai, gõ, trắc, kiền kiền,…. Trong đó có những loài cây đặc hữu và quý hiếm ghi trong sách đỏ của Việt nam cần được bảo vệ nghiêm ngặt. Rừng ở Hòa Sơn chẳng những có nhiều về chủng loại mà còn giàu về sản lượng, trung bình là 14.150m3 gỗ tròn trên 1ha như rừng Cư Yang Sin. Hiện rừng Cư Yang Sin đã được nâng cấp thành vườn Quốc gia để bảo vệ môi trường sinh thái và các loại động thực vật quý hiếm nhằm phục vụ cho nghiên cứu khoa học, du lịch và bảo tồn. -Động vật rừng: Đi đôi với nguồn tài nguyên về thực vật, hệ động vật của rừng ở Hòa Sơn cũng khá phong phú về số lượng và chủng loại, có giá trị kinh tế cũng như nghiên cứu khoa học, nhóm động vật quý hiếm (bò, rừng, hổ, báo, cầy, mực, vượn đen…) nhòm động vật kinh tế (nai, hoãng, lợn rừng, khỉ, vượn…), nhóm động vật cung cấp dược liệu, da lông, làm cảnh (tê tê, rắn, bò sát…)cùng các loại chin, bò sát, ếch nhái… trong đó có rất nhiều loại được nêu trong sách đỏ Việt Nam cần được bảo vệ, phục hồi và phát triển. d.Tài nguyên khoáng sản: Qua tham dò và đánh giá ở mức sơ bộ cho thấy xã Hòa Sơn không có nguồn tài nguyên khoáng sản nào đáng kể, chỉ có đá, cát xây dựng, nhưng chất lượng không cao, không đồng bộ và trữ lượng cũng không lớn. đ. Thủy văn, nguồn nước Khả năng tập trung nước tương đối nhanh do đặc trưng dòng chảy của hệ thống ở đây cao nhất thường gấp 50 lần, lúc nhỏ nhất lưu lượng dòng chảy trung bình của lưu vực lớn hơn 251/s/km2. Do vậy tình trạng ngập úng cục bộ vẫn thường xuyên diễn ra, gây khó khăn 5 năm sau. 3.1.2 Điều kiện kinh tế xã hội 3.1.2.1 Dân số và lao động Theo báo cáo UBND xã Hòa Sơn toàn xã có 15 thôn, buôn với 2.044 hộ với 9.867 khẩu. Trong đó đồng bào dân tộc tại chỗ có 243 hộ với 1.255 khẩu chiếm 12,7% dân số toàn xã. Bảng1. Tình hình dân số trên địa bàn xã Stt  Thôn, buôn  Năm 2008  Năm 2009  Năm 2010     Số hộ  Số khẩu  Số hộ  Số khẩu  Số hộ  Số khẩu   1  Thôn 1  164  794  168  782  178  816   2  Thôn 2  271  1436  121  630  121  622   3  Thôn 3  215  1102  138  711  140  703   4  Thôn 4  133  701  135  709  141  720   5  Thôn 5  75  411  75  386  76  407   6  Thôn 6  146  737  158  711  168  791   7  Thôn 7  169  844  163  821  174  824   8  Thôn 8  185  996  192  857  205  894   9  Thôn 9  121  592  121  613  134  613   10  Thôn 10  260  1235  149  674  161  721   11  Buôn Ja  117  661  124  687  131  725   12  Thôn Thanh Phú  Chưa thành lập  134  681  142  732   13  Thôn Tân Sơn  Chưa thành lập  40  166  43  181   14  Thôn Quảng Đông  Chưa thành lập  109  573  115  550   15  Thôn Hòa Xuân  Chưa thành lập  113  565  115  568    Tổng cộng  1856  9.509  1.940  9.566  2044  9867   (Nguồn: Báo cáoUBND xã) Khi đó, tổng số hộ nghèo tại xã Hòa Sơn: 344 hộ - 1.499 khẩu, chiếm 17.28 %, trong năm đã có 160 hộ nghèo và cận nghèo với sự tín chấp của các đoàn thể, được ngân hàng chính sách cho vay tổng số tiền là 750 triệu đồng, góp phần cải thiện vốn đầu tư sản xuất cho nhân dân. Công tác phúc tra hộ nghèo năm 2010, kết quả tại xã: 625 hộ, 2828 khẩu chiếm tỷ lệ 30.74%, hộ cận nghèo 271 hộ, 1393 khẩu. Với 11 dân tộc anh em sinh sống trên địa bàn và có 4 tôn giáo chính gồm có: Phật giáo, Thiên chúa giáo, Tin lành và Cao Đài. Theo thống kê mới nhất: tổng số hộ có theo tôn giáo trên địa bàn là 119 hộ chiếm tỷ lệ 5,8% tổng số hộ, và số khẩu tương ứng là 494 khẩu chiếm tỷ lệ 5,0% tổng số khẩu. Bảng 2: Cơ cấu dân cư theo thành phần dân tộc Hòa Sơn Chỉ tiêu  Số hộ  Nhân khẩu  Số khẩu BQ/hộ    Tổng  Tỷ lệ (%)  Tổng  Tỷ lệ (%)    Tổng  2033  100  9364  100  4,6   Dân tộc kinh  1799  88,4  8223  88  4,5   Dân tộc tại chỗ  123  6,0  695  6,7  5,5   Dân tộc thiểu số khác  111  5,4  516  5,5  4,6   Nguồn: Uỷ ban nhân dân xã Hòa Sơn Bảng 3: Tình hình sử dụng lao động của xã Hoà Sơn Chỉ tiêu  Hiện trạng lao động    Số lượng  Tỷ lệ (%)   Tổng lao động  3626  38,7   Số lao động thất nghiệp  422  11,6   Số lao động xuất khẩu  4  0,11   Số lao động đang làm việc tại xã Bông Krang  3200  88,25   Phân phối nguồn lao động theo ngành     Lao động nông nghiệp  3112  85,8   Lao động công nghiệp xây dựng  277  7,63   Lao động dịch vụ  237  6,53   Nguồn: Uỷ ban nhân dân xã Hòa Sơn Tình hình sử dụng đất Bảng 4: Kết quả sản xuất nông nghiệp của xã năm 2010 Chỉ tiêu cây trồng  Tổng diện tích (ha)  N.S (tạ/ha)  Sản lượng (tấn)        1  2  3  4   A.Tổng Dt cây trồng  2137         B.Tổng SL lương thực        7393   I.VỤ ĐÔNG XUÂN            Tổng DT gieo trồng  315     1908   1.Lúa nước  228  70  1596   2.Cây Ngô  52  60  312   3.Rau xanh  14  14  1.96   4.Lang  14  25  3.5   5.Thuốc lá  7  18  1.26   II.VỤ HÈ THU            Tổng DT gieo trồng  1662     5295   1.Lúa nước  342  65  2223   2.Lúa cạn  68  40  272   3.Cây ngô  400  70  2800   4.Cây Mỳ  402  40  1608   5.Cây Lang  62  25  155   6.Đậu xanh  29  7  2.03   7.Đậu các loại  57  7  3.99   8.Đậu phộng  27  30  8.1   9.Rau xanh  21  14  2.94   10.Cây mía  60  70  420   11.Cà phê  57  14  7.98   12.Cây Điều  59  1  5.9   13.Cây tiêu  4  0.9  0.36   14.DT trồng cỏ  56         III.VỤ THU ĐÔNG            Tổng DT gieo trồng  160     190   1.Cây Ngô  38  50  190   2.Đậu các loại  54  5  2.7   3.Rau xanh  14  15  2.1   4.Cay lang  54  20  180   IV.VỀ CHĂN NUÔI  ĐVT         1.Trâu  Con     450   2.Bò  Con     4150   3.Lợn  Con     8000   4.Dê  Con     390   5.Gia cầm  Con     48500   Nguồn: Uỷ ban nhân dân xã Hòa Sơn Cần có nhận xét sau mỗi bảng biểu 3.1.2.3 Y tế, giáo dục: - Về y tế: Xã có 01 trạm y tế đạt chuẩn quốc gia tại khu vực trung tâm xã với 01 Bác sỹ, 5 cán bộ y sỹ, hộ lý, điều dưỡng. 15/15 thôn, buôn có cộng tác viên y tế, mạng lưới y tế từ xã xuống thôn buôn được củng cố. Các chương trình y tế quốc gia về phòng chống dịch bệnh được triển khai thực hiện tốt. Ban dân số KHHGĐ xã có 16 người trong đó có 15 cộng tác viên trên 15 thôn, buôn hoạt động bằng nhiều hình thức tuyên truyền như loa phát thanh, băng rôn khẩu hiệu, tư vấn tại nhà, tư vấn theo nhóm, giới… Thực hiện tốt công tác khám, điều trị, chăm sóc cho nhân dân, đặc biệt công tác khám chữa bệnh miễn phí cho người nghèo, trẻ em dưới 6 tuổi. kết quả khám chữa bệnh trong năm, tổng số lần khám tại trạm là 9133 ca, trong đó: +BHYT có 6017 ca. tổng số tiền 209.521.726 đ. +Trẻ em dưới 6 tuổi: có 2243 ca tổng số tiền 62.337.026 đ. +Khám chữa bệnh có thu viện phí: 179 ca, số tiền 7.305.000 đ. Tổ chức khám chữa bệnh miễn phí khác 694 ca. về khám bằng phương pháp cổ truyền có 540 ca trong đó BHYT 505 ca, viện phí 35 ca. Ngoài ra trạm còn thực hiện tốt công tác phòng bệnh và các chương trình y tế quốc gia như phòng chống lao, phong, bướu cổ, tiêm chủng mở rộng..v.v. - Về giáo dục: Năm qua sự nghiệp giáo dục đào tạo của xã được quan tâm về mọi mặt, cơ sở vật chất được đầu tư cơ bản, trường lớp sạch đẹp khang trang đã phần nào đáp ứng nhu cầu dạy và học của giáo viên và học sinh. Ðiều này, chứng tỏ xã rất quan tâm đến vấn đề giáo dục, toàn xã cơ bản đã phổ cập được tiểu học và gần 100% trẻ em đến tuổi đến trường. Toàn xã có 5 trường học với 73 phòng học, trong đó có 02 trường mầm non là trường mầm non Phong Lan và Sơn Ca, 02 trường tiểu học là Sơn Tây và Sơn Đông và 01 trường trung học cơ sở Hòa Sơn. Với tổng số 2375 học sinh, trong đó 341 học sinh mẫu giáo, 1241 học sinh tiểu học và 1153 học sinh cấp II. 3.1.2.4 Cơ sở hạ tầng * Hệ thống giao thông: Đường tỉnh lộ 12 đi qua địa bàn xã dài 9 km, được rải nhựa và thuận tiện cho việc đi lại giao thương đi lại với các xã, thuận tiện cho việc đi lại và vận chuyển hàng hóa. Tuy nhiên, phần lớn các tuyến giao thông trong khu dân cư, giao thông nội đồng là đường đất hẹp, gặp khó khăn cho việc đi lại vận chuyển nông sản, hàng hóa nhất là vào mùa mưa. * Hệ thống thủy lợi: Năm 2009 Xã Hòa Sơn đã được nhà nước đầu tư đang thi công bê tông hóa tuyến kênh N1, đã góp phần rất lớn giúp người dân trên địa bàn Xã Hòa Sơn nói riêng và cả Huyện Krông Bông nói chung cung cấp được lượng nước cho đồng ruộng vào mùa khô và thoát nước nhanh chóng khi mùa lũ tràn về. Theo Báo cáo tổng kết UBND Xã Hòa Sơn năm 2008, diện tích được tưới theo kế hoạch năm 2008 là 2.166 ha, đến năm 2009 diện tích được tưới 2.170ha. 3.1.2.5 Tình hình phát triển kinh tế: đưa bảng biểu thể hiện chỉ tiêu giá trị qua các năm của các ngành qua đó đánh giá được tốc độ tăng trương kinh tế như thế nào rong đó từng kĩnh vực là bao nhiêu Trong những năm qua mặc dù gặp nhiều khó khăn nhưng xã Hòa Sơn biết vận dụng những lợi thế sẵn có của xã đã đưa tốc độ phát triển kinh tế liên tục được gia tăng, đời sống của nhân dân ngày càng được cải thiện, an ninh chính trị được giữ vững. Bên cạnh đó được sự chỉ đạo của các cấp và sự nỗ lực của nhân dân địa phương, cán bộ và nhân dân trong xã đã thu được một số kết quả trên các lĩnh vực kinh tế, xã hội như sau: Ngành nông nghiệp: Với diện tích đất canh tác là 2.179,02 ha, ngành nghề chủ yếu của bà con trong xã là sản xuất nông nghiệp trồng cây nông sản như, lúa nước, ngô, cà phê, tiêu, điều…Trồng trọt vẫn là ngành chiếm tỷ trọng cao trong tổng giá trị sản xuất nông nghiệp của xã. Đặc biệt là trong mấy năm nay do dịch bệnh và kèm theo đó là giá thịt hơi của gia súc gia cầm giảm (cho đến cuối năm 2006 giá thịt lợn hơi và thịt gà mới tăng trở lại) nên giá trị sản xuất ngành chăn nuôi đã giảm một cách đáng kể. Trồng trọt cho đến nay vẫn là ngành sản xuất chính trong nền kinh tế của xã, trong ba năm diện tích gieo trồng có tăng 134ha với tốc độ tăng không đáng kể. Cây hàng năm: Có thể nói nhóm cây này là thế mạnh của địa phương, luôn chiếm tỷ lệ cao trong tổng diện tích gieo trồng (>60%). Cây lúa: Trên địa bàn xã phần diện tích gieo trồng lúa chủ yếu là cây lúa nước, chủ yếu là lúa vụ Mùa còn vụ Đông Xuân là không đáng kể (cả về mặt diện tích và sản lượng) Cây ngô: Là yếu tố cơ bản trong việc tăng sản lượng lương thực hàng năm của xã. Hầu hết diện tích là ngô lai được đầu tư phát triển cả hai vụ hoặc một vụ trồng ngô, một vụ trồng đậu. Nhóm cây có củ (khoai, đậu xanh và rau xanh) trong cơ cấu cây trồng của nhóm cây hàng năm thì tăng lên (2009) tăng 25% đối với khoai, đậu xanh tăng 7,14% và rau xanh là 12,94% còn giảm xuống 20% (2008) với khoai, đậu xanh là giảm xuống 12,5% và rau xanh giảm 10,53%. Còn cây lúa, sắn thì diện tích không thay đổi qua 3 năm. Cây công nghiệp ngắn ngày (lạc, mía, DT Trồng cỏ): Có tăng lên năm 2008 nhưng đều giảm xuống vào năm 2009. Do đất trồng màu đã bị thu hẹp dần do chuyển mục đích sử dụng đất, và một điều quan trọng nữa là các loại cây trồng này không mang lại hiệu quả kinh tế cao bằng các nhóm cây khác do đất đai ít phù hợp cho việc trồng màu. Cây lâu năm: Nhìn chung cây cà phê có tăng lên trong năm 2008, 2009 khoảng 54%, cây điều giảm diện tích xuống để chuyển đổi mục đích sử dụng năm 2009 giảm 55,59%. Bảng 5: Cơ cấu cây trồng trên địa bàn xã ĐVT: ha Chỉ tiêu  Năm 2007  Năm 2008  Năm 2009  2008/2007  2009/2008       SL  %  SL  %   1. Cây lương thực  1620  1651  1652  31  1.19  1  0.06   Lúa nước đông xuân  228  228  229  0  0.00  1  0.44   Lúa nước vụ mùa  410  419  419  9  2.20  0  0.00   Ngô  490  515  502  25  5.10  -13  -2.52   Khoai lang  90  81  66  -9  -10.0  -15  -18.52   Sắn  402  408  436  6  1.49  28  6.86   2. Cây thực phẩm  184  184  223  0  0.00  39  21.20   Đậu xanh  29  29  29  0  0.00  0  0.00   Đậu các loại  111  111  151  0  0.00  40  36.04   Rau xanh  44  44  43  0  0.00  -1  -2.27   3. Cây CN ngắn ngày  143  150  85  7  4.90  -65  -43.33   Lạc  27  27  27  0  0.00  0  0.00   Mía  60  60  12  0  0.00  -48  -80.00   Cỏ chăn nuôi gia súc  56  63  46  7  12.50  -17  -26.98   4. Cây CN lâu năm  86  141  134  55  63.95  -7  -4.96   Cà phê  23  78  104  55  239.13  26  33.33   Điều  59  59  26  0  0.00  -33  -55.59   Tiêu  4  4  4  0  0.00  0  0.00   (Nguồn: Báo cáo UBND xã) Nhận xét chung: Nhìn chung điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội của xã tương đối thuận lợi để phát triển nhiều loại cây trồng vật nuôi khác, xã nằm trên tỉnh lộ 09 là nơi chuyển tiếp giữa các xã, phường, thị trấn, lân cận rất thuận lợi cho phát triển kinh tế, xã hội, tạo công ăn việc làm cho dân tộc tại chỗ,luôn giữ gìn bản sắc dân tộc, tuyên truyền vận động giáo dục nhân dân cùng tham gia xây dựng nếp sống văn hóa gia đình văn hóa, bảo vệ bản sắc văn hóa truyền thống của địa phương. 3.2 Kết quả nghiên cứu: 3.2.1 Tình hình chung của xã Hòa Sơn: đã nói ở đặc điểm địa abnf rồi không nên nhắc lại, có chăng nói vấn đề thu nhập trên địa bàn xã thôi Xã Hoà Sơn là xã nằm dọc theo tỉnh lộ 12 ở phía Đông Nam của Huyện Krông Bông cách trung tâm Huyện 5Km về phía Đông Nam, vị trí thuận lợi cho việc giao thông hàng hóa và phát triển kinh tế. Với diện tích tự nhiên là 5.396,00 ha, dân số toàn xã là 2.033 hộ với 9.364 khẩu. Lượng lao động tuy lớn nhưng chủ yếu là tham gia sản xuất nông nghiệp. Ngoài sản xuất nông nghiệp, một số lao động hoạt động trong lĩnh vực phi nông nghiệp như may mặc, giáo viên, cán bộ khuyến nông… Tại địa bàn xã, các công trình thủy lợi đã được nhà nước đầu đang thi công bê tông hóa tuyến kênh N1, đã góp phần rất lớn giúp người dân trên địa bàn Xã Hòa Sơn. Bảng 6: Tình hình chung của các nhóm nông hộ điều tra Nhóm hộ  Số hộ  Tỉ lệ (%)  Số khẩu (người)  Tỉ lệ (%)  BQ/Hộ  Lao động chính (LĐ)  BQ lao động chính/Hộ  Tỷ lệ phụ thuộc   Khá  95  70.37  427  68.21  4.49  289  3.04  31.83   Cận Nghèo  8  6.67  43  6.87  5.38  26  3.25  80.95   Nghèo  32  22.96  156  24.92  4.88  98  3.06  32.09   (Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra) Từ bảng trên ta thấy: trong tổng số 135 hộ được điều tra, có 95 hộ khá chiếm 70,37% với 427 khẩu, 8 hộ cận nghèo chiếm 6,67% với 43 khẩu và 32 hộ nghèo chiếm 22,96% với 156 khẩu. Số hộ khá chiếm tỷ lệ cao cho thấy hoạt động sản xuất kinh doanh của họ có hiệu quả, đảm bảo cuộc sống cho gia đình tốt hơn. Tuy nhiên số hộ nghèo vẫn còn chiếm tỷ lệ cao. Cơ sở hạ tầng phục vụ cho giáo dục đã được thuận tiện. Hiện nay, toàn xã có 5 trường học với 73 phòng học, trong đó có 02 trường mầm non là trường mầm non Phong Lan và Sơn Ca, 02 trường tiểu học là Sơn Tây và Sơn Đông và 01 trường trung học cơ sở Hòa Sơn. Với tổng số 2375 học sinh, trong đó 341 học sinh mẫu giáo, 1241 học sinh tiểu học và 1153 học sinh cấp II. Về y tế: Xã có 01 trạm y tế đạt chuẩn quốc gia tại khu vực trung tâm xã với 01 Bác sỹ, 5 cán bộ y sỹ, hộ lý, điều dưỡng. 15/15 thôn, buôn có cộng tác viên y tế, mạng lưới y tế từ xã xuống thôn buôn được củng cố. Các chương trình y tế quốc gia về phòng chống dịch bệnh được triển khai thực hiện tốt. Về kinh tế: Điều kiện của xã phù hợp với việc phát triển sản xuất nông nghiệp đa dạng với nhiều loại cây trồng như: lúa, ngô, cà phê, thuốc lá, đậu... mà đặc biệt là trồng lúa nước. 3.2.2 Tình hình chung của nông hộ: a. Trình độ học vấn của nông hộ: Ngoài những nguồn lực sẵn có như: đất đai, cơ sở vật chất trang bị cho sản xuất... thì trình độ học vấn của lao động là một yếu tố ảnh hưởng nhiều đến thu nhập của nông hộ. Bảng 7: Trình độ lao động của các nông hộ được điều tra Trình độ lao động  Số Lượng (người)  Tỷ lệ %   1. không biết chữ  49  7.81   2.Chưa đi học  33  5.26   3. biết chữ   - cấp 1  163  26.00   - cấp 2  209  33.33   - cấp 3  112  17.86   - trung cấp,CĐ-ĐH  61  9.73   Tổng  627  100   (Nguồn: số liệu điều tra) Từ bảng trên ta thấy, trình độ lao động ở cấp 2 là nhiều nhất trong các nông hộ được điều tra trên. Cụ thể trình độ lao động của số người không biết chữ chiếm 7.81%, số người chưa đi học chiếm 5.26%, số người học cấp 1 chiếm 26%, số người học cấp 2 chiếm 33.33%, số người học cấp 3 chiếm 17.86%, số người học trung cấp, cao đẳng, đại học chiếm 9.73% trong tổng lao động của các nông hộ được điều tra trên. Tại địa bàn điều tra không có hộ nào kinh doanh thương mại hay mở trang trại, nguồn thu nhập của họ chủ yếu là từ các hoạt động phi nông nghiệp như giáo viên, cán bộ khuyến nông, nhân viên văn phòng của các cơ quan Nhà nước... Do vậy các lao động ở nhóm hộ khá thường là những người có trình độ cao hơn ở các nhóm hộ khác. Như vậy có thể nói trình độ lao động có ảnh hưởng rất lớn đến thu nhập của hộ nông dân. Hộ hoạt động phi nông nghiệp thường là những hộ khá do có nguồng thu nhập từ các nguồn khác, lao động của nhóm hộ này thường có trình độ cao. Còn hộ nghèo thường là những hộ sản xuất thuần nông, trình độ lao động thấp nên không thể tham gia vào các hoạt động phi nông nghiệp, thu nhập chỉ đơn thuần trông chờ vào cây trồng, vật nuôi... b. Cơ cấu diện tích đất trồng của các nông hộ được điều tra: Bảng 8: Cơ cấu sử dụng đất của xã Hòa Sơn, huyện KrongBong, tỉnh ĐăkLăk: Chỉ tiêu Loại đất  Khá  Cận nghèo  Nghèo  BQC    Diện tích (ha)  Tỷ lệ (%)  Diện tích (ha)  Tỷ lệ (%)  Diện tích (ha)  Tỷ lệ (%)  Diện tích (ha)  Tỷ lệ (%)   Đất trồng cây hàng năm  47.2  100  4.6  100  9.01  100  20.27  100   - Lúa  28.2  59.75  2.15  46.74  4.91  54.50  11.75  53.65   - Ngô  7.2  15.25  0.9  19.57  1.8  19.98  3.30  18.27   - Sắn  11.05  23.41  1.4  30.43  2.1  23.31  4.85  25.72   - Đậu  0.75  1.59  0.15  3.26  0.2  2.22  0.37  2.36   Đất trồng cây lâu năm  122.94  100  21.2  100  74.9  100  73.01  100   - Cà phê  33.04  26.87  0.2  0.94  2.5  3.34  11.91  10.38   - Điều  1.7  1.38  0  0.00  0  0.00  0.57  0.46   - Rừng  88.2  71.74  21  99.06  72.3  96.53  60.50  89.11   - Khác  0  0.00  0  0.00  0.1  0.13  0.03  0.04   Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra - Đất đai phần lớn là đất phù sa được bồi đắp hàng năm do những đợt ngập lụt nên khá phì nhiêu, phù hợp cho việc trồng các loại cây hàng năm, đặc biệt là lúa. Từ số liệu điều tra, ta thấy diện tích đất trồng cây hàng năm của tất cả các hộ khá là 47,2 ha, cao hơn rất nhiều so với những hộ cận nghèo (4,6 ha) và hộ nghèo (9,01 ha). Trong đó diện tích đất trồng lúa chiếm tỷ lệ cao, hộ khá chiếm 59,75%, hộ cận nghèo chiếm 46,74%, hộ nghèo chiếm 54,5%, sau lúa là sắn và ngô. Đây là những loại cây trồng mang lại thu nhập chính cho các nông hộ. Bình quân diện tích đất trồng cây hàng năm là 20,27 ha, trong đó diện tích đất trồng lúa là 11,75 ha chiếm 53,65%, diện tích đất trồng ngô là 3,3 ha chiếm 18,27%, trồng sắn là 4,85 ha chiếm 25,72%, trồng đậu các loại là 0,37 ha chiếm 2,36%. - Những năm vừa qua, các nông hộ có xu hướng chuyển dịch từ cây hàng năm sang cây lâu năm, đặc biệt là cà phê, mang lại hiệu quả kinh tế. Diện tích đất trồng cây lâu năm của nhóm hộ khá là 122,94 ha, của nhóm hộ cận nghèo là 21,2 ha, của nhóm hộ nghèo là 74,9 ha. Ngoài việc trồng cà phê để cải thiện cuộc sống, các nhóm hộ còn trồng rừng, nhận rừng để quản lý và bảo vệ, góp phần bảo vệ tài nguyên, phủ xanh đồi trọc. c. Tình hình năng suất sản lượng: Bảng 9: Tình hình năng suất, sản lượng của các loại cây trồng Loại Cây  Diện tích (ha)  Sản lượng (tấn)  Năng suất (tấn/ha)   Cây lúa  33.41  241.475  7.23   Cà phê  35.74  52.16  1.46   Ngô  9.9  40.45  4.09   Mì  14.6  149.08  10.21   Đậu  1.1  1.3  1.18   Khác  1.8  2.6  1.44   ( Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra) Nhìn chung năng suất các loại cây trồng ở xã không cao vì đất đai ở đây khồn màu mỡ, chủ yếu là đất cát pha thịt, một phần nhỏ là đất đỏ bazan và đất thịt. Với điều kiện như ở đây có thể trồng nhiều loại cây trồng nhưng không cho năng suất cao. Như đã nói ở trên, ngành nghề chủ yếu ở xã Hòa Sơn là nông nghiệp. Do vậy, năng suất các loại cây trồng không cao sẽ ảnh hưởng đến thu nhập của người dân. Để nâng cao được năng suất từng loại cây trồng cần phải đầu tư cơ sở vật chất, chăm sóc đúng kỷ thuật quy định, ứng dụng các loại giống mới phù hợp với điều kiện khí hậu của vùng... Làm được điều này rất khó vì đa số vốn dĩ người dân chủ yếu trồng trọt theo phương thức cũ, hơn nữa nông dân là tầng lớp mang nặng tính bảo thủ, khó làm họ thay đổi suy nghĩ cũng như các quyết định trong cuộc sống. Do vậy, để đạt được điều này công tác khuyến nông lâm của địa phương cần phát triển mạnh mẽ hơn nhằm khuyến khích người nông dân mạnh dạn đổi mới trong phương thức sản xuất để đạt được hiệu quả kinh tế cao hơn. 3.2.3 Cơ cấu thu nhập: Bảng 10: Thu nhập bình quân/hộ/năm của các nhóm hộ Chỉ tiêu  Khá  Nghèo  Cận nghèo  BQC    Số tiền  Tỷ lệ (%)  Số tiền  Tỷ lệ (%)  Số tiền  Tỷ lệ (%)  Số tiền  Tỷ lệ (%)   Tổng thu từ trồng trọt  12136061  73.41  139345  43.39  284221  62.57  4186542  72.57   Tổng thu từ chăn nuôi  2330900  14.10  156400  48.7  33200  7.31  796500  13.81   Tổng thu từ nguồn khác  2063980  12.49  25400  7.91  136800  30.12  785726.7  13.62   Tổng các khoản thu  16530941  100  321145  100  454221  100  5768769  100   Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra Qua bảng trên ta thấy thu nhập giữa các nhóm hộ có sự chênh lệch rất lớn . Thu nhập của các hộ nghèo là 321145 ngàn đồng, của hộ cận nghèo là 454221 ngàn đồng, hộ khá là 16530941 ngàn đồng gấp 51.47 lần so với hộ nghèo. Chính vì thu nhập của các nhóm hộ chênh lệch lớn như vậy nên thu nhập bình quân/ lao động và thu nhập bình quân/ nhân khẩu của các nhóm hộ cũng rất khác nhau. Thu nhập bình quân/ lao động của nhóm hộ khá là 16530941 ngàn đồng gấp 36.39 lần so với hộ cận nghèo. Do sự chênh lệch lớn nên sự phân hóa giàu nghèo ở đây ngày càng tăng. Cơ cấu thu nhập của các nhóm hộ cũng có sự khác biệt rõ ràng. Hộ nghèo thường là những hộ thuần nông, thu nhập từ trồng trọt chiếm 43.39%, thu nhập từ chăn nuôi chiếm 48.7% trong tổng thu nhập của họ. Còn các nhóm khác, nguồn thu từ trồng trọt, chăn nuôi cũng là nguồn thu chủ yếu, mang lại thu nhập cao, chiếm gần 70% trong tổng thu nhập của họ. Nhưng ngoài nông nghiệp, thu nhập từ các hoạt động phi nông nghiệp cũng góp một phần lớn vào thu nhập. Cụ thể, hộ cận nghèo có thu nhập ngoài nông nghiệp chiếm 30.12% , hộ khá chiếm 12.49% trong tổng thu nhập của họ. Do đó, thu nhập của hộ nghèo phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên, phụ thuộc hoàn toàn vào nông nghiệp. Còn các nhóm hộ khác là những hộ có hoạt động sản xuất phi nông nghiệp như may mặc, làm thuê, cán bộ, công nhân viên… Ngoài nguồn thu từ nông nghiệp, hộ còn có nguồn thu từ các hoạt động đó, các nguồn thu này thường cao và ổn định. Đa phần các hộ có thu nhập phi nông nghiệp chủ yếu là người có trình độ. Những người có trình độ thường là cán bộ công nhân viên chức, hưởng lương của nhà nước nên thu nhập của họ rất ổn định. Một số khác là những người có sức lao động làm thuê ở nơi khác, hoặc làm dịch vụ tại nhà như cày thuê, may mặc… Tại địa bàn xã gần như không có hộ nào hoạt động thương mại, do các hộ có vốn là những hộ khá mà những hộ này thường là những hộ có công việc ổn định, họ không có thời gian để buôn bán, còn những hộ nghèo sống phụ thuộc vào nông nghiệp, tuy họ có thời gian nhưng họ lạ không có vốn để tham gia hoạt động thương mại. Do thu nhập giữa các hộ có sự khác biệt như vậy nên mức sống, mức đầu tư cho cây trồng, vật nuôi của mỗi nhóm hộ cũng sẽ rất khác nhau. Thực tế cho thấy nhóm hộ nghèo chỉ sản xuất thuần nông, nguồn thu nhập chủ yếu là từ trồng trọt và chăn nuôi. Thu nhập từ trồng trọt giữa các nhóm hộ có sự chênh lệch như vậy là do nhiều nguyên nhân. Nguyên nhân chủ yếu là do mức đầu tư của nhóm hộ nghèo thấp hơn so với các nhóm hộ khác, tuy nhiên đầu tư đến một mức độ nào đó năng suất cây trồng sẽ không thể tăng cao hơn nữa thậm chí có xu hướng ngược lại. Do vậy, ngoài mức độ đầu tư thích hợp, còn có một nguyên nhân khác cũng quan trọng khiến thu nhập của hộ nghèo thấp hơn các nhóm hộ khác là diện tích đất đai của mỗi nhóm hộ có sự khác biệt nhau. Diện tích của nhóm hộ khá thường cao hơn so với các nhóm hộ khác, hơn nữa nhóm hộ khá có nhiều vốn để trồng nhiều vụ trong năm, tránh để đất trống ở những vùng đất chỉ có thể trồng lúa một vụ như trồng thêm thuốc lá, đậu các loại... Đây cũng là một nguồn thu nhập cao cho các hộ. Như vậy, thu nhập của các nhóm hộ có sự chênh lệch nhiều như vậy là do rất nhiều nguyên nhân. Mức độ đầu tư không thích hợp ta có thể thay đổi để phù hợp hơn để cây trồng, vật nuôi cho năng suất cao, còn đất đâi bình quân/ hộ thấp thì không thể thay đổi được, do vậy với cùng một diện tích như cũ chỉ có thể thay đổi cách đầu tư để năng suất cao hơn. Ngoài ra có thể đa dạng hóa các loại hình sản xuất, giảm bớt sự phụ thuộc vào nông nghiệp, mà vẫn có thể tăng thu nhập. 3.2.4 Tình hình thu nhập: 3.2.4.1 Thu nhập từ trồng trọt: Bảng 11: Cơ cấu thu nhập bình quân/ hộ/ năm từ trồng trọt của các nhóm hộ ĐVT: 1000đ/năm Chỉ tiêu Các nguồn thu  Khá  Nghèo  Cận nghèo  BQC    Số tiền  Tỷ lệ (%)  Số tiền  Tỷ lệ (%)  Số tiền  Tỷ lệ (%)  Số tiền  Tỷ lệ (%)   Thu từ cây hàng năm  9981041  82.24  137245  98.49  177720  62.53  3432002  81.98   Thu từ cây lâu năm  2155020  17.76  2100  1.51  106501  37.47  754540.3  18.02   Tổng thu từ TT  12136061  100  139345  100  284221  100  4186542  100   Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra Qua bảng trên ta thấy thu nhập từ trồng trọt của các nhóm hộ cũng khá chênh lệch. Thu nhập của nhóm hộ nghèo là 139345 ngàn đồng, của hộ cận nghèo là 248221 ngàn đồng, của nhóm hộ khá là 12136061 ngàn đồng gấp 87.094% so với hộ nghèo, gấp 42.69% so với hộ cận nghèo. Sở dĩ thu nhập từ trồng trọt của nhóm hộ khá lớn hơn các nhóm hộ khác là do nhiều nguyên nhân, một phần do họ có vốn để đầu tư, chăm sóc đúng kỹ thuật, một phần khác do họ có diện tích đất gieo trồng của họ lớn hơn các nhóm hộ khác. Tuy năng suất của các nhóm hộ không chênh lệch nhiều lắm nhưng do diện tích gieo trồng của nhóm hộ giàu nhiều hơn nên thu nhập của họ cũng cao hơn các nhóm hộ khác. Đó là nguyên nhân quan trọng nhất dẫn tới thu nhập từ cây lúa của nhóm hộ giàu cao. 3.2.4.2 Thu nhập từ chăn nuôi: Ngoài nguồn thu từ trồng trọt, nguồn thu nhập từ chăn nuôi cũng là một nguồn thu chính cho các hộ nông dân. Tuy nhiên ở mỗi nhóm hộ, nguồn thu nhập có sự khác nhau. Sau đây là bảng thể hiện cơ cấu thu nhập từ chăn nuôi của các nhóm hộ. Bảng 12: Cơ cấu thu nhập bình quân/ hộ/ năm từ chăn nuôi của các nhóm hộ ĐVT: 1000đ/năm Chỉ tiêu Các NT  Khá  Nghèo  Cận nghèo  BQC    Số tiền  Tỷ lệ (%)  Số tiền  Tỷ lệ (%)  Số tiền  Tỷ lệ (%)  Số tiền  Tỷ lệ (%)   Thu từ nuôi trâu  30000  1.29  43104  27.56  0  0  12333.33  1.55   Thu từ nuôi bò  628300  26.96  80045  51.18  30000  90.36  224600  28.20   Thu từ nuôi lợn  1612200  69.17  24633  15.75  2500  7.53  538733.3  67.64   Thu từ nuôi cá  41500  1.78  0  0.00  0  0.00  13833.33  1.74   Thu từ nuôi vịt  18900  0.81  8618  5.51  700  2.11  7000  0.88   Tổng thu từ chăn nuôi  2330900  100  156400  100  33200  100  796500  100   Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra Qua bảng trên ta thấy đa số thu nhập của các nhóm hộ chủ yếu là từ việc nuôi bò, riêng nhóm hộ khá có tỷ lệ thu nhập từ việc nuôi lợn là nhiều nhất. Cụ thể thu nhập từ nuôi lợn của nhóm hộ khá chiếm 69.17% trong tổng thu nhập của họ, còn các nhóm hộ khác thu nhập từ nuôi lợn chiếm từ 7.53% đến 15.75%. Còn thu nhập từ bò của các nhóm hộ nghèo, cận nghèo chiếm tỷ lệ cao hơn nhóm hộ khá, thu nhập từ nuôi bò của nhóm hộ nghèo chiếm 51.18%, của hộ cận nghèo chiếm 90.36% và nhóm hộ khá chiếm 26.96% trong tổng thu nhập từ chăn nuôi của họ. Tuy tỷ trọng thu nhập từ nuôi bò của hộ khá không cao bằng các nhóm hộ khác nhưng lượng tiền họ thu được vẫn lớn hơn các nhóm hộ khác. Các hộ khá thường đầu tư vào việc nuôi lợn nhiều hơn các nhóm hộ khác là do việc nuôi lợn cần phải chăm sóc nhiều, thức ăn cho lợn một phần là từ các nguồn lương thực có sẵn từ việc trồng trọt của họ, ngoài ra để nuôi lợn đạt năng suất cao họ phải cho lợn ăn các loại thức ăn tổng hợp mua từ thị trường, mà giá của các loại thức ăn này thường rất đắt. Ngược lại việc chăn nuôi bò không tốn nhiều chi phí. Hằng năm chỉ tốn một ít chi phí để tiêm phòng cho chúng, còn lại chủ yếu là công chăn dắt chúng ngoài đồng cỏ. Hơn nữa, xã Hòa Sơn có nhiều đồng cỏ rộng lớn phù hợp với việc chăn thả bò, gia súc… Đó là một điều kiện thuận lợi cho việc nuôi bò. Ngoài bò và lợn, một số hộ còn nuôi gia cầm, dê nhưng vớ tỷ lệ thấp. Họ nuôi gia cầm chủ yếu là để đáp ứng nhu cầu của chính họ chứ không để bán. Hơn nũa trong những năm qua đại dịch cúm gia cầm xảy ra nên số lượng gia cầm trong xã giảm nhiều so với khi chưa xảy ra dịch cúm. Điều này có thể giải thích tại sao số lượng gia cầm người dân nuôi không nhiều, có hộ không nuôi con nào. Chính vì những lý do trên mà thu nhập từ chăn nuôi bò và lợn cao hơn gia cầm. Các hộ khá thường có thu nhập từ chăn nuôi bò, lợn cao hơn các nhóm hộ khác. Do vậy để nâng cao thu nhập của mình, chăn nuôi là một biện pháp hữu hiệu để đạt mục đích đó. Phát triển đàn bò, đàn lợn… sẽ tạo nguồn thu nhập lớn và tương đối ổn định cho hộ nông dân trong điều kiện nền kinh tế có nhiều biến động như hiện nay. Cơ cấu thu nhập từ các hoạt động phi nông nghiệp: Ngoài trồng trọt và chăn nuôi là hai nguồn thu chính từ nông nghiệp, thu nhập từ các hoạt động phi nông nghiệp là một nguồn thu lớn cho các hộ nông dân. Qua tìm hiểu tình hình thu nhập của các nông hộ ở xã Hòa Sơn, ta có bảng thể hiện tình hình thu nhập ngoài nông nghiệp của các nông hộ như sau: Bảng 13: Cơ cấu thu nhập bình quân/ hộ/ năm từ các ngành phi nông nghiệp của các nhóm hộ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc1 14.doc