MỤC LỤC
I. ĐẶT VẤN ĐỀ 2
II. NỘI DUNG 3
1. Đặc điểm nhận dạng 3
2. Phân loại khoa học 3
3. Phân bố 3
4. Sinh sản 4
5. Thức ăn 4
6. Bệnh và điều trị 4
7. Quy trình ươm giống cá trắm cỏ (Ctenopharyngodon idella) 8
8. Quy trình nuôi cá trắm cỏ (Ctenopharyngodon idella) 10
III. KẾT LUẬN 12
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Nguồn lợi động vật nói chung và cá nói riêng ở nước ta rất phong phú – thành phần loài động vật cũng như thành phần loài cá khá đa dạng. Chúng có vai trò rất quan trọng trong đời sống hàng ngày. Đặc biệt là cá trắm cỏ (Ctenopharyngodon idella), nó không chỉ là món ăn quen thuộc được mọi người ưa thích, mà còn là nguồn thực phẩm toàn diện và giàu đạm cần cho sự phát triển trí tuệ và thể chất của con người. Chính vì lợi ích đó mà con người không ngừng tác động đến nguồn lợi, tạo sức ép khai thác lớn đối với cá trắm cỏ (Ctenopharyngodon idella), làm ảnh hưởng đến sự phân bố, suy giảm số lượng chủng quần. Với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật và nhu cầu cuộc sống ngày càng cao, những ngư cụ và phương pháp đánh bắt cá dần dần được cải tiến hơn đã làm tăng sản lượng khai thác. Hiện nay rất khó bắt gặp cá trắm cỏ trong điều kiện tự nhiên do đã bị khai thác quá mức.
Xuất phát từ những lý do đó chúng tôi chọn đề tài “Tìm hiểu về cá trắm cỏ (Ctenopharyngodon idella)” nhằm hiểu rõ hơn về loài cá này và đề xuất các biện pháp nuôi nhân tạo, sử dụng hợp lý nguồn lợi cá trắm cỏ.
13 trang |
Chia sẻ: banmai | Lượt xem: 2632 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tìm hiểu về cá trắm cỏ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
I. ĐẶT VẤN ĐỀ 2
II. NỘI DUNG 3
1. Đặc điểm nhận dạng 3
2. Phân loại khoa học 3
3. Phân bố 3
4. Sinh sản 4
5. Thức ăn 4
6. Bệnh và điều trị 4
7. Quy trình ươm giống cá trắm cỏ (Ctenopharyngodon idella) 8
8. Quy trình nuôi cá trắm cỏ (Ctenopharyngodon idella) 10
III. KẾT LUẬN 12
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Nguồn lợi động vật nói chung và cá nói riêng ở nước ta rất phong phú – thành phần loài động vật cũng như thành phần loài cá khá đa dạng. Chúng có vai trò rất quan trọng trong đời sống hàng ngày. Đặc biệt là cá trắm cỏ (Ctenopharyngodon idella), nó không chỉ là món ăn quen thuộc được mọi người ưa thích, mà còn là nguồn thực phẩm toàn diện và giàu đạm cần cho sự phát triển trí tuệ và thể chất của con người. Chính vì lợi ích đó mà con người không ngừng tác động đến nguồn lợi, tạo sức ép khai thác lớn đối với cá trắm cỏ (Ctenopharyngodon idella), làm ảnh hưởng đến sự phân bố, suy giảm số lượng chủng quần. Với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật và nhu cầu cuộc sống ngày càng cao, những ngư cụ và phương pháp đánh bắt cá dần dần được cải tiến hơn đã làm tăng sản lượng khai thác. Hiện nay rất khó bắt gặp cá trắm cỏ trong điều kiện tự nhiên do đã bị khai thác quá mức.
Xuất phát từ những lý do đó chúng tôi chọn đề tài “Tìm hiểu về cá trắm cỏ (Ctenopharyngodon idella)” nhằm hiểu rõ hơn về loài cá này và đề xuất các biện pháp nuôi nhân tạo, sử dụng hợp lý nguồn lợi cá trắm cỏ.
II. NỘI DUNG
1. Đặc điểm nhận dạng
Cá trắm cỏ (Ctenopharyngodon idella)
Thân cá trắm cỏ (Ctenopharyngodon idella) thon dài và có dạng hình trụ, bụng tròn, thót lại ở gần đuôi. Chiều dài lớn gấp 3,6 - 4,3 lần chiều cao của thân và gấp 3,8 - 4,4 lần chiều dài của đầu. Chiều dài của đuôi lớn hơn chiều rộng của đuôi. Đầu có kích thước trung bình, miệng rộng và có dạng hình cung, hàm trên dài và rộng hơn hàm dưới, phần cuối của hàm có thể sát xuống phía dưới mắt. Cá trắm cỏ (Ctenopharyngodon idella) không có xúc tu. Các nếp mang ngắn và thưa thớt (15-19), vảy lớn và có dạng hình tròn. Hậu môn gần với vây hậu môn. Cơ thể có màu như sau: phần hông màu vàng lục nhạt, phần lưng màu nâu sẫm; bụng màu trắng xám nhạt.
2. Phân loại khoa học
Giới (regnum):
Animalia
Ngành (phylum):
Chordata
Lớp (class):
Actinopterygii
Bộ (ordo):
Cypriniformes
Họ (familia):
Cyprinidae
Phân họ (subfamilia):
Cyprininae
Chi (genus):
Ctenopharyngodon
Loài (species):
Ctenopharyngodon idella
3. Phân bố
Ở Việt Nam, cá trắm cỏ (Ctenopharyngodon idella) được tìm thấy từ 650 vĩ Bắc đến 250 vĩ Nam.
Cá trắm cỏ (Ctenopharyngodon idella) sống ở môi trường nước ngọt. Độ sâu sinh sống từ 0m đến 30 m trong các sông, ao hồ và trong các ao nuôi nhân tạo. Chúng sinh sống ở tầng nước giữa, ưa nước sạch.
Nhiệt độ thích hợp cho sự phát triển thuận lợi của cá trắm cỏ (Ctenopharyngodon idella) là 17 – 250C. Giới hạn dưới là 00C và giới hạn trên là 35°C, nghĩa là với nhiệt độ môi trường nước thấp hơn 00C hoặc cao hơn 350C cá trắm cỏ (Ctenopharyngodon idella) không thể sống được.
Với điều kiện sinh trưởng của cá trắm cỏ (Ctenopharyngodon idella) như vậy có thể nuôi cá trắm cỏ (Ctenopharyngodon idella) trong các ao thâm canh và bán thâm canh, cũng như trong các lồng hay bè nuôi nhân tạo.
4. Sinh sản
Trong điều kiện tự nhiên, cá trắm cỏ là loại cá bán di cư. Đến mùa sinh sản chúng di cư lên đầu nguồn các con sông để đẻ. Nước chảy và sự thay đổi mực nước là các điều kiện môi trường thiết yếu để kích thích cá đẻ tự nhiên.
Trong điều kiện nhân tạo, việc đẻ trứng phải nhờ tới sự tiêm hoóc môn sinh dục (chẳng hạn như LRH-A chiết từ não thùy cá mè) cũng như tạo ra sự chuyển động của nước trong các khu vực nuôi cá sinh sản là các bể đẻ bằng xi măng đường kính 6-10 mét, mực nước sâu 2 mét. Cá đạt đến độ tuổi trưởng thành có khả năng sinh đẻ sau 4-5 năm. Trứng cá tự nhiên cũng là một nguồn để sản xuất cá giống hoặc để duy trì và cải tạo gen.
5. Thức ăn
Thức ăn chủ yếu của cá trắm cỏ (Ctenopharyngodon idella) là các loại cỏ, rong và động vật phù du như tôm, tép, ấu trùng cá v.v. Trong điều kiện chăn nuôi nhân tạo, cá trắm cỏ có thể ăn các loại thức ăn nhân tạo (sản phẩm phụ của việc chế biến ngũ cốc như cám hay thức ăn viên chẳng hạn).
6. Bệnh và điều trị
Cá trắm cỏ (Ctenopharyngodon idella) thường mắc các bệnh như: Xuất huyết, nhiễm độc máu do vi khuẩn, nhiễm khuẩn đường ruột, thối mang do vi khuẩn, bệnh da đỏ, nhiễm sán dây ký sinh, Dactylogyriasis, lở loét do I. multifiliis, nhiễm ký sinh bởi nhóm động vật chân kiếm.
Sau đây là biện pháp chữa các bệnh thường gặp của cá trắm cỏ (Ctenopharyngodon idella):
Bệnh
Tác nhân
Loại
Triệu chứng
Biện pháp
Xuất huyết
Reovirus (GCRV)
Virus
Cơ đỏ do xuất huyết; vây đỏ; nắp mang đỏ và viêm ruột; tỷ lệ chết cao (30-50% cá nhiễm trùng)
Tiêm vắcxin; khử trùng cá giống và môi trường nuôi bằng các hợp chất chứa clo, vôi và thuốc tím; đại hoàng (Rheum officinale); lá sau sau Đài Loan (Liquidambar taiwaniana); hoàng bá (Phellodendron spp.) và hoàng cầm (Scutellaria baicalensis).
Nhiễm độc máu do vi khuẩn
Aeromonas sobria; Aeromonas hydrophila; Yersinia ruckerri; Vibrio sp.
Vi khuẩn
Sung huyết tại các vị trí khác nhau của thân, chẳng hạn như hàm, khoang miệng, nắp mang, gốc vây và toàn thân khi nghiêm trọng; lồi nhãn cầu; hậu môn sưng; trương bụng; vảy cương cứng; mang cá thối rữa và giảm ăn v.v; tỷ lệ chết cao
Khử trùng cá và môi trường nuôi bằng vôi và thuốc tím (KMnO4).
Nhiễm khuẩn đường ruột
Aeromonas punctata f. intestinalis
Vi khuẩn
Đốm đỏ trên bụng; viêm ruột; hậu môn đỏ và sưng; bụng trướng và bỏ ăn
Khử trùng môi trường nuôi bằng bột tẩy (clorua vôi) và vôi; sulfaguanidin và furazolidon; các loại thảo dược (tỏi (Allium sativum), cỏ sữa lá nhỏ (Euphorbia humifusa), tai tượng Úc (Acalypha australis), răm nước (Polygonum hydropiper) và xuyên tâm liên (Andrographis paniculata).).
Thối mang do vi khuẩn
Myxococcus piscicola
Vi khuẩn
Thối các sợi mang; sung huyết màng trong của nắp mang; các phần nhỏ tròn trong suốt trên nắp mang và sợi mang gắn với bùn
Tắm rửa cá trong nước có nồng độ muối 2-2,5%; khử trùng ao bằng vôi và các hợp chất chứa clo; các loại thảo dược như ngũ bội tử[1], sòi (Sapium sebiferum) và đại hoàng; furazolidon.
Bệnh da đỏ
Pseudomonas fluorescens
Vi khuẩn
Xuất huyết ngoài và viêm sưng; mất vảy; sung huyết vây và thối các tia vây
Tiếp xúc cẩn thận khi vận chuyển và cung cấp; khử trùng ao nuôi bằng bột tẩy; sulfathiazol; ngũ bội tử.
Nhiễm sán dây ký sinh
Bothriocephalus sp.
Sán dây
Sức khỏe suy sụp; giảm ăn; há miệng; tỷ lệ chết rất cao
Khử trùng ao nuôi bằng vôi và Dipterex; hạt bí ngô (Cucurbita spp.) thông qua cho ăn có tẩm thuốc.
Dactylogyriasis
Dactylogyrus sp.
Giun sán
Suy sụp sức khỏe; màu thân sẫm; bơi chậm; giảm ăn và khó thở
Rắc vôi và Dipterex vào ao; ngâm cá vào dung dịch chứa Dipterex hay thuốc tím.
Lở loét do I. multifiliis
Ichthyophthirius multifiliis
Động vật nguyên sinh (Protozoa) ký sinh
Gắn liền với da và sợi mang; tạo thành túi màu trắng trên bề mặt cơ thể; tỷ lệ chết cao
Khử trùng ao nuôi kỹ bằng vôi; nitrat thủy ngân (hiện nay bị cấm); lam Malachit Cu3[OH|CO3]2 (ít hiệu quả).
Nhiễm ký sinh bởi nhóm động vật chân kiếm
Sinergasilus (cái)
Động vật chân kiếm
Khó thở; tổn thương mang; viêm sưng và thối sợi mang; xoay tròn điên dại trên mặt nước và chết do kiệt sức
Khử trùng ao bằng vôi; rắc Dipterex hay sulfat sắt (II) hoặc sulfat đồng.
7. Quy trình ươm giống cá trắm cỏ (Ctenopharyngodon idella)
Bước 1: Chuẩn bị:
- Chọn ao có diện tích từ 1000m2, độ sâu từ 50 - 70 cm
- Vôi bột: 100 kg
- Phân chuồng: 500kg-700 kg
- Đạm: 10 kg
- Lân: 50 kg
- Cá giống: 10 chén
- Đỗ tương 100kg
- Cám ngô+ sắn + gạo: 60 kg
Bước 2: Thực hiện
- Tháo cạn, phát quang, phơi ao từ 10-15 ngày ( tùy theo điều kiện thời gian).
- Sau khi phơi ải xong thì cho nước vào ao để cày bừa lần 1
- Bón lót phân chuồng từ 500-700kg.
- Bón lót phân đạm 5-10kg, lân 40-50kg
- Bón lót vôi từ 50-70kg ( chú ý: nếu nền ao có độ chua cao thì cần tăng thêm vôi bột)
- Bừa lần 2 làm phẳng mặt đáy ao, phơi ải từ 4-15 ngày thì cho nước vào ao, đủ nước rồi cắt nguồn nước vào.
- Lấy cá giống thả vào ao ( chú ý: thả buổi sáng sớm hoặc buổi chiều tối). Số lượng cá thả từ 8-10 chén.
Bước 3:
- Sau khi thả cá vào trong ao được từ 4-5 giờ thì thả thức ăn cho cá ( thức ăn thời kỳ này chủ yếu là đỗ tương say hoặc nghiền mịn)
- Một ngày cho cá ăn 2 bữa: sáng cho ăn 1.5 kg đỗ tương, chiều 1.5 kg đỗ tương..
- Cách thức cho ăn: đỗ tương hòa với nước để đủ lượng té khắp mặt ao, ban đêm phải thường xuyên kiểm tra soi éch nhái, rắn....
- Cho ăn đỗ tương từ 15-20 ngày( thành cá chân hương ở giai đoạn này, chúng ta giảm 1/2 lượng đỗ tương chỉ cho ăn đỗ tương một bữa và 1 bữa thì cho ăn phụ thêm cám ngô, sắn, cám gạo nghiền mịn chộn lẫn nhau 3 kg cả 3 loại cho 1 ngày.
- Thời gian này có thể phụ thêm phân chuồng ủ hoại mục từ 30-50kg, mỗi tuần 1 lần.
- Bón vôi bột định kỳ cách 15 ngày bón 1 lần từ 10-15 kg hòa với nước té khắp mặt ao.
- Sau khi thả cá và thực hiện các khâu trên được 40 ngày thì ta thu hoạch được cá giống.
- Kích cỡ cá giống: to bằng điếu thuốc lá thì bán được cá giống.
Bước 4: Thu hoạch sản phẩm.
- Tổng sản phẩm thu được sau 40 ngày là: 80.000 con cá giống bằng điếu thuốc lá.
80.000 con x 50đ/ con = 4.000 000đ
- Chi phí đàu tư:
+ Cá giống: 10 chén x 100.000đ/chén = 1.000.000 đ
+ Vôi bột: 100kg x 500đ/kg = 50.000 đ
+ Đỗ tương: 100kg x 5.000đ = 500.000 đ
+ Đạm: 10 kg x 3.000 = 30.000 đ
+ Lân: 50 kg x 1.000 = 50.000 đ
+ Cám gaọ:̣ 20 kg x 2.000đ/kg = 40.000 đ
+ Cám ngô: 20 kg x 2.000đ/kg = 40.000 đ
+ Sắn: 20 kg x 1.200đ/kg = 24.000 đ
Tổng chi phí tất cả các khoản: 1.734. 000đ
Bước 5: Hoạch toán lỗ lãi
- Tổng thu: 4.000. 000đ
- Tổng chi: 1.734. 000đ
Lãi: 4.000 000đ - 1.734. 000đ = 2.266. 000đ.
8. Quy trình nuôi cá trắm cỏ (Ctenopharyngodon idella)
Bước 1: Chuẩn bị ao: Đắp bờ, cày bừa và phơi đáy ao 5 - 7 ngày để cho mặt ao thật khô, sau đó tẩy rửa ao bằng vôi bột, bón phân chuồng và cho nước vào .
Bước 2: Chọn cá:
- Chọn những con khỏe, đẹp, to đều nhau và không mắc bệnh gì.
- Mật độ thả: 2.000 con/15m2
Bước 3: Chăm sóc:
Trung bình một ngày cắt 50 kg cỏ cho ăn ( không được thiếu ngày nào), ngoài ra mỗi ngày cho thêm một gánh phân trâu vào trong ao nhằm kích thích rong rêu phát triển. Trung bình 1 tháng cắt 1 - 2 gánh phân xanh bó thành bó đóng cọc ngâm trong ao nhằm tạo điều kiện cho động vật phù du phát triển, bổ sung nguồn thức ăn cho cá. Đến khi lá phân xanh rụng hết thì vớt thân phân xanh ra khỏi ao. Chú ý cho nước ra vào đều đặn.
Hàng tháng bón thêm phân đạm, lân đồng thời bón vôi cho ao để diệt vi khuẩn gây bệnh.
Bước 4: Thu hoạch:
Cá trắm cỏ (Ctenopharyngodon idella) sau khi đã nuôi được 1 năm thì có thể tiến hành thu hoạch.
Tính trung bình Cá trắm sẽ còn lại khoảng 70% nên số cá còn lại là:
2000 x 70% = 1.400 con
Tổng trọng lượng: 1.400 con x 0.4 kg/con = 560 kg
Tổng thu: 560 kg x 12.000 đ/kg = 6.720.000 đồng
Tổng chi phí:
Stt
Chi phí
ĐVT
Số lượng
Đơn giá (đồng )
Thành tiền
1
Cá Trắm
Con
2.000
500
1.000.000
2
Phân đạm
Kg
120
2.500
300.000
3
Phân lân
Kg
180
1.000
180.000
4
Vôi
Kg
500
500
250.000
Tổng chi
1.630.000
Chưa kể công chăm sóc vì tận dụng lao động nhàn rỗi trong gia đình.
Lợi nhuận: 6.720.000 - 1.630.000 = 5.090.000 đồng III. KẾT LUẬN
Cá trắm cỏ (Ctenopharyngodon idella) là loài có giá trị kinh tế và giá trị dinh dưỡng cao. Ngoài ra thịt cá trắm cỏ (Ctenopharyngodon idella) còn có tác dụng phòng và chữa một số bệnh.
Thức ăn chủ yếu của cá trắm cỏ (Ctenopharyngodon idella) là cỏ, có thể thay thế bằng lá chuối, lá khoai lang, lá sắn v.v... ngoài ra cá trắm cỏ (Ctenopharyngodon idella) còn ăn các động vật phù du. Đó là những nguồn thức ăn sẵn có và dễ tìm kiếm. Hơn nữa điều kiện về nhiệt độ môi trường nước thích hợp với nền nhiệt độ của miền trung. Quy trình ươm giống và nuôi cá trắm cỏ (Ctenopharyngodon idella) không quá phức tạp. Do đó có thể nuôi cá trắm cỏ (Ctenopharyngodon idella) để làm kinh tế.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trần Văn Hoà, Hứa Văn Chung, Trần Văn Hai. 2002. 101 câu hỏi thường gặp trong sản xuất nông nghiệp. NXB Trẻ, Tp. Hồ Chí Minh.
Nguyễn Duy Khoát. 2002. Sổ tay hướng dẫn nuôi cá nước ngọt. NXB Nông Nghiệp, Hà Nội.
Phan Nguyễn Diệp Lan (biên dịch). 2002. Sổ tay nuôi cá nước ngọt qui mô nhỏ. NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.
Nguyễn Văn Lạc. 2005. Nâng cao hiệu quả kinh tế nuôi cá nước ngọt trên địa bàn huyện Phú Vang tỉnh Thừa Thiên Huế. Luận văn thạc sĩ khoa học Sinh học.
Bùi Quang Tề. 2002. Bệnh thường gặp ở cá trắm cỏ và biện pháp phòng trị. NXB Nông Nghiệp, Hà Nội..
Phạm văn Trang, Trần văn Vỹ. 2002. 30 câu hỏi đáp về nuôi cá ao nước ngọt. NXB Nông Nghiệp, Hà Nội
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tieu_luan_tram_co_8702.doc