Tìm hiểu vê các hình thức trả lương

Hình thức trả lương thời gian được áp dụng chủ yếu đối với các bộ phận gián tiếp của Doanh nghiệp, bao gồm: - Cán bộ lãnh đạo quản lí. - Cán bộ làm công tác chuyên môn, nghiệp vụ. - Cán bộ kỹ thuật. - Cán bộ hành chính. - Cán bộ làm công tác đoàn thể. Áp dụng lương thời gian đối với những đối tượng này do công việc của họ không thể tiến hành định mức một cách chặt chẽ và chính xác bởi tính chất công việc của đối tượng này là không trực tiếp sản xuất ra sản phẩm.

doc67 trang | Chia sẻ: haianh_nguyen | Lượt xem: 1345 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tìm hiểu vê các hình thức trả lương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tại nhiều nơi, thời gian thi công thường kéo dài, tiến độ thi công khẩn trương, sản phẩm là các công trình xây dựng yêu cầu phải được sản xuất đúng nơi tiêu thụ, toàn bộ nhân lực, nguyên vật liệu, máy móc thiết bị … phục vụ thi công phải được tập kết đến chân công trình. Để tạo ra một sản phẩm yêu cầu phải trải qua nhiều khâu khác nhau như: khảo sát - thiết kế - dự toán - thi công và cuối cùng là tạo ra một sản phẩm công trình mới. Chính vì vậy đòi hỏi Xí nghiệp phải áp dụng những biện pháp quản lý hữu hiệu, tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu quả kinh tế. Tại mỗi công trường đều thiết lập hệ thống kho bãi tập kết vật liệu, tổ chức công tác thủ kho bảo vệ tránh thất thoát. Bố trí một nhân viên kế toán thống kê chịu trách nhiệm tập hợp chứng từ gốc, tính và lập bảng thanh toán tiền lương nhân công trực tiếp, đối chiếu ghi sổ sách phục vụ kịp thời cho công tác hoàn ứng, theo giõi chi phí và tính giá thành công trình. Trên công trường luôn có sự giám sát, chỉ đảo của các cán bộ kỹ thuật đảm bảo chất lượng, tiến độ thi công và tránh lãng phí vật tư, giờ công lao động. Phòng quản lý sản xuất thực hiện việc kiểm tra và xác nhận số lượng vật liệu nhập vào công trường và cùng với phòng tài chính đảm nhiệm việc thu nhận và theo giõi tình hình sử dụng vật liệu trên mặt giá trị và chủ nhiệm công trình phối hợp quản lý chặt chẽ toàn bộ nguyên vạt liệu sử dụng (chi phí vật tư thường chiếm 50% - 70% tổng chi phí) đồng thời theo giõi việc mua sắm và điều chuyển thiết bị, công cụ sản xuất giữa các công trường để tận dụng tối đa năng lực thiết bị, nâng cao hiệu quả sử dụng, tiết kiệm tối đa chi phí. Tuy nhiên, chủ nhiệm công trình vẫn được uỷ nhiệm rộng trong việc mua sắm nguyên vật liệu, thiết bị nhằm tạo thế chủ động trong quá trình thi công. Trường hợp cần mua sắm các thiết bị có giá trị lớn phải thông qua giám đốc và phải ký hợp đồng mua bán với Xí nghiệp. Về chi phí nhân công trực tiếp Xí nghiệp thông qua các chủ nhiệm công trình giao khoán theo khối lương công việc cho các tổ đội công nhân và trên căn cứ hợp đồng giao khoán, biên bản nghiệm thu thanh toán, bảng chấm công để tính và trả lương. 3. Đặc điểm về máy móc thiết bị: Biểu ( 4 ): Bảng thống kê máy móc thiết bị của Xí nghiệp TT Tên tài sản Số lượng Nguyên giá Giá trị còn lại % 1 Vận thăng nâng hàng 01 29.200.000 10.937.587 37.46 2 Máy trộn bê tông 02 7.500.000 1.871.622 24.96 3 Vận thăng 19m (300 Kg) 01 28.000.000 6.987.398 24.96 4 Máy trộn JG 150 01 20.000.000 17.382.000 86.91 5 Máy đầm cóc 01 15.500.000 4.944.628 31.9 6 Máy trắc địa NICON 01 7.766.990 4.439.618 51.16 7 Máy đầm MICASA 02 18.095.200 16.372.536 90.48 8 Máy xoa nền 01 17.747.919 9.858.211 55.55 9 Máy phát điện 01 66.000.000 47.923.150 72.61 10 Máy LURUNG- MICASA 01 81.047.620 46.145.123 56.93 11 Máy đầm cóc 2 kỳ MICASA 01 7.200.200 5.798.880 80.54 12 Máy hàn Lincoln R3R500I 04 34.076.506 28.797.492 84.51 13 Máy thuỷ chuẩn AX-1S 01 5.529.000 4.739.460 85.72 14 Máy lốc tôn ba trục Model: ZDW-11-20x2000 01 179.593.545 154.645.005 86.11 15 Máy cắt khí KAKE 01 17.740.835 13.493.043 85.72 16 Máy hàn chỉnh lưu 6 mỏ MHD-1000 01 39.900.000 37.525.950 94.05 17 ôtô tải KIA gắn cẩu UNIC 01 331.650.000 312.076.285 94.1 18 Tủ sấy que hàn 01 4.500.000 4.312.461 95.83 19 Kẹp tôn 2 tấn 02 5.722.000 5.483.536 95.83 Nguồn : giới thiệu năng lực hoạt động của xí nghiệp Qua bảng thống kê trên ta thấy Xí nghiệp Xây dựng số 2 có hệ thống máy móc thiết bị khá phong phú, đa dạng. Phần lớn thiết bị đều mới, có công suất sử dụng cao, giá trị còn lại >80%, có nhiều loại giá trị còn lại >90%. Chỉ có một số máy (14/25 = 16%) là còn 20% - 40%., không có máy nào quá cũ, <20%. Do đó tạo điều kiện tiết kiệm nguyên vật liệu, thời gian vận hành, góp phần vào việc đảm bảo tiến độ thi công cũng như chất lượng công trình. 4. Đặc điểm về lao động: Lao động là nguồn lực quan trọng nhất đối với bất cứ tổ chức nào. Đây là nguồn lực quyết định trong việc tạo ra các sản phẩm, dịch vụ. Do vậy, để đạt được hiệu quả sản xuất kinh doanh cần phải hình thành được đội ngũ lao động tối ưu và phân công bố trí một cách hợp lý. Đứng trước nhu cầu này, ngoài việc đổi mới máy móc thiết bị, hàng năm Xí nghiệp còn tuyển thêm một số lương lao động có trình độ cao vào làm việc tại các phòng ban, các đội xây lắp. đồng thời tổ chức tập huấn, đào tạo, nâng cao trình độ tay nghề cho CBCNV và tổ chức thi nâng bậc cho công nhân. Hiện nay, xí nghiệp có một đội ngũ cán bộ, kỹ sư, công nhân lành nghề có trình độ khoa học, kỹ thuật cao, tay nghề giỏi. Hàng năm Xí nghiệp còn tiếp nhận thêm lực lượng lao động đáng kể làm hợp đồng, tuy nhiên, nòng cốt vẫn là lực lượng lao động trong biên chế của Xí nghiệp. * Cơ cấu lao động của xí nghiệp năm 2002: Tổng số CBCNV: 120 người Nữ: 22 người Trong đó : + Biên chế : 66 Nữ: 16 + Hợp đồng 3 năm: 12 Nữ : 01 + Hợp đồng <1 năm: 42 Nữ :05 Phân loại nghành nghề: + Đại học 47 + Cao đẳng 03 + Trung cấp 15 + Nhân viên 02 + Dịch vụ 02 + Lái xe 08 + Bảo vệ 16 + Công nhân kỹ thuật 27 + Công nhân thời vụ 180 Nguồn : Báo cáo công tác tổ chức hành chính năm 2002 iii. phân tích tình hình công tác trả lương A. Hình thức trả lương theo thời gian: 1. Đối tượng áp dụng: Hình thức trả lương thời gian được áp dụng chủ yếu đối với các bộ phận gián tiếp của Doanh nghiệp, bao gồm: - Cán bộ lãnh đạo quản lí. - Cán bộ làm công tác chuyên môn, nghiệp vụ. - Cán bộ kỹ thuật. - Cán bộ hành chính. - Cán bộ làm công tác đoàn thể. áp dụng lương thời gian đối với những đối tượng này do công việc của họ không thể tiến hành định mức một cách chặt chẽ và chính xác bởi tính chất công việc của đối tượng này là không trực tiếp sản xuất ra sản phẩm. Tiền lương mà người lao động nhận được hàng tháng bao gồm hai phần: - Lương cơ bản ( lương cứng) – Lcb. - Lương chức danh ( lương mềm) – Lcd. + Lcb : Được trả theo hệ thống thang bảng lương trong nghị định 26 /CP đảm bảo đúng chế độ những quy định ( Hiện tại ứng với hệ số 1 là 290.000 đ ) bao gồm cả phụ cấp lãnh đao, phụ cấp nặng nhọc, độc hại, lưu động… + Lcd : Được trả theo hệ số lương chức danh công việc đảm nhận của từng cá nhân theo quy định của Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam. ( Kèm theo phụ lục 1). 2. Cách trả lương: Căn cứ tính trả lương hàng tháng là bảng chấm công làm việc thực tế của CNVC, HSL 26/CP và các phụ cấp ( nếu có) và hệ số lương theo chức danh công việc. Riêng phụ cấp lãnh đạo chỉ tính cho phần lương cơ bản ; phần lương chức danh đã được tính trong hệ số cd đảm nhiệm. Các khoản phụ cấp được tính dựa vào các hệ số quy định như sau : - Giám đốc : 0,4. - Phó Giám đốc và chức vụ tương đương : 0,3. - Trưởng phòng, phó phòng và các chức vụ tuỳ theo tính chất phức tạp của công việc chịu trách nhiệm mà áp dụng hệ số 0,1 – 0,2. - CNCT : 0,35. Đối với phụ cấp lưu động : Tuỳ theo nhiệm vụ công việc của mỗi người đảm nhẩnp di chuyển nhiều hay ít mà Xí nghiệp trả phụ cấp lao động trong tháng với hệ số 0,1 ; 0,so với mức lương tối thiểu Nhà nước quy định. * Cách tính lương như sau : 2.1 Đối với tiền lương cứng Lmin x Hi LC = ắắắắ x Ni 22 Trong đó: Hi : hệ số lương theo cấp bậc. Lmin : tiền lương tối thiểu do nhà nước quy định. ( Từ 01/01/2003 là 290.000 ) Ni : ngày công làm việc thực tế trong tháng của người thứ i. 2.2 Tiền lương mềm: Công thức tính: LM = HSối x Lmin Trong đó : HSối : theo chức danh đảm nhận. Phần hệ số bao gồm cả phần phụ cấp. Tiền lương tháng mà mỗi người nhận được còn phụ thuộc vào hệ số bình bầu theo bảng xếp loại A,B,C.( phụ lục 2). Biểu ( 5 ): Bảng chấm công tháng 11/2002 P.TCHC Tt Họ và tên Ngày trong tháng Số công hưởng lương thời gian 1 2 … 30 31 1 Lê Minh Sơn x x … x x 21 2 Tống Đức Khải x x … x x 21 3 Lê Văn Bé x x … x x 21 4 Nguyễn Thị Đoàn x x … x x 21 5 Trần Thiên Hương x x … x x 21 6 Nguyễn thị Thuý x x … x x 21 7 Nghiêm ngọc Lan x x … x x 21 8 Nguyễn văn Sơn x x … x x 21 9 Đào văn Xuyên x x … x x 21 10 Dương mạnh Cường x x … x x 21 11 Trần ngọc Chiểu x x … x x 21 Nguồn : sổ lương tháng 11/2002 của doanh nghiệp. Biểu ( 6 ): Bảng tính lương tháng 11/2002- P. TCHC Nguồn : sổ lương tháng 11/2002 của doanh nghiệp Ví dụ: Chị Trần Thiên Hương : + Hệ số lương theo cấp bậc : 2.68 + Hệ số lương theo chức danh: 2.81 + Số ngày công trong tháng: 21 Như vậy tiền lương cứng nhận được là: Lc = [(2.68 x 210 )/22] x 21 = 537.218 (đồng) Phần lương mềm: Lm = 2.81 x 210 = 590.100 (đồng ) Tổng tiền lương nhận được là: TL = Lc +Lm = 537.218 + 590.100 = 1.127.318 (đồng) Phụ cấp lưu động: không tính cố định vào tiền lương hàng tháng, chỉ khi nào có công việc phát sinh mới tính vào. Tính bằng 10% tiền lương tối thiểu do nhà nước quy định. 3. Nhận xét: Trong những năm gần đây, Xí nghiệp xây dựng số 2 luôn làm ăn có lãi, thu nhập bình quân một người >1 trđ/tháng. Xí nghiệp ngày càng có chỗ đứng trên thị trường, quy mô hoạt động ngày càng dc mở rộng. Có được kết quả đó là nhờ vào sự nỗ lực, cố gắng của toàn thể CBCNV trong Xí nghiệp. Trong đó một phần quan trọng là nhờ vào việc áp dụng đúng đắn các hình thức trả lương phù hợp với từng đối tượng và phù hợp với đặc điểm SXKD của Xí nghiệp. * Ưu điểm : - Khuyến khích người lao động đi làm việc đầy đủ trong tháng để có được mức tiền lương cao. - Không những phản ánh trình độ của người công nhân (qua lương cơ bản) mà còn phản ánh được tính chất công việc mà người đó đảm nhận ( qua lương chức danh) và hiệu quả làm việc của từng người ( thông qua xếp loại hiệu quả công việc ). Bởi vậy, người lao động có ý thức hơn trong quá trình làm việc, gắn bó với công việc hơn, có tâm huyết với nghề nghiệp và với Xí nghiệp hơn. * Nhược điểm : a. Tiền lương cứng: - Cách trả lương căn cứ vào cấp bậc ; ngày công thực tế nên mang tính chất bình quân ; chưa gắn với kết quả sản xuất của Xí nghiệp và hiệu quả làm việc của từng người. - Hệ số lương của người lao động hưởng lương thời gian có sự khác nhau giữa những người lao động khác nhau dựa vào tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật và chuyên môn nghiệp vụ. Việc áp dụng hệ số đó ở Xí nghiệp đôi khi chưa tính đến thực tế việc thực hiện công việc của người lao động, bố trí cán bộ còn sai lệch chưa đúng với chuyên môn nghiệp vụ và trình độ của cán bộ quản lí, chưa phù hợp với thực tế tổ chức lao động, tổ chức sản xuất, công nghệ. So sánh hệ số tiền lương cứng với hệ số tiền lương mềm ta sẽ thấy điều này: Ví dụ : Họ và tên Hệ số tiền lương cứng ( Hệ số theo 26/ CP ) Hệ số tiền lương mềm ( Hệ số theo chức danh) Ngiêm thị Ngọc Lan 2.21 1.72 Đào văn Xuyên 1.79 2.16 - Cách trả lương phụ thuộc vào ngày công thực tế không phản ánh đúng chính xác hiệu quả công việc, tạo cho nhiều lao động chỉ chú ý đến việc đi làm đầy đủ hơn là sử dụng hợp lý thời gian làm việc. Kết quả công việc phụ thuộc nhiều vào tinh thần tự giác, tâm huyết với công việc của người lao động. Thực tế, ở Xí nghiệp còn nhiều cán bộ sử dụng thời gian làm việc rất lãng phí, hiệu quả không cao, ảnh hưởng đến hiệu quả làm việc chung của toàn Xí nghiệp. Thời gian tính lương hiện nay là số ngày công thực tế trong tháng. Đó là số ngày có thể coi là thời gian người lao động có mặt ở Xí nghiệp. Thời gian tính lương phải là số giờ thực tế sử dụng cho công việc trong ngày. việc quản lí thời gian hiện nay chưa sát thực . Theo dõi ngày công; đồng thời phải theo dõi giờ công; thái độ sử dụng ngày công, giờ công đúng với yêu cầu của công việc. Đây là điều quan trọng để việc áp dụng hình thức trả lương thời gian được chính xác, phát huy tính hiệu quả. Hình thức trả lương phụ thuộc nhiều vào đặc điểm sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp. b. Tiền lương mềm : Tiền lương mềm ở Xí nghiệp phụ thuộc vào hệ số chức danh đảm nhiệm công việc của mỗi người; không phụ thuộc vào ngày công thực tế. Đây là một hạn chế. Do phần tiền lương mềm người lao động nhận được thường cao hơn nhiều so với tiền lương cấp bậc, ảnh hưởng nhiều tới hiệu quả công việc. Tiền lương người lao động nhận được phụ thuộc vào hiệu quả làm việc của họ thông qua đánh giá xếp loại A, B, C, D vào cuối tháng. Công tác đánh giá còn mang nhiều tính bình quân, chủ quan; đôi khi phụ thuộc vào quan hệ ngoài công việc. Nhìn chung, việc áp dụng hình thức trả lương này còn mang tính bình quân, chưa phản ánh hết hiệu quả làm việc của từng người, kết quả công việc phụ thuộc nhiều vào tính chủ quan của người lao động. Xí nghiệp cần xem xét lại để áp dụng hình thức trả lương cho phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của mình và thể hiện được số lượng, chất lượng, hiệu quả làm việc của từng người. B. Hình thức trả lương theo sản phẩm: 1. Đối tượng áp dụng: Lương sản phẩm áp dụng cho đội ngũ công nhân trực tiếp sản xuất và công nhân phụ; đội trưởng đội sản xuất; nhân viên kỹ thuật; kế toán đội; …Quỹ lương của công nhân trực tiếp sản xuất được hình thành từ đơn giá nhân công; cấu thành trong khối lượng công trình. Tiền lương của đối tượng này phụ thuộc vào: - Số công thực tế trong tháng được thể hiện trên bảng chấm công. - Mức lương mỗi người được hưởng, tính theo mức độ phức tạp và trách nhiệm của công việc đảm nhiệm. Mức lương này có sự thoả thuận giữa công nhân trực tiếp sản xuất với chủ nhiệm công trình thông qua xét duyệt của Xí nghiệp. Hiện nay Xí nghiệp thực hiện hai chế độ trả lương theo sản phẩm, đó là: - Trả lương khoán theo khối lượng công việc, áp dụng với công nhân trực tiếp sản xuất. - Trả lương gián tiếp, áp dụng với công nhân phục vụ. 2. Điều kiện áp dụng: a. Công tác định mức lao động và xây dựng đơn giá tiền lương khoán: Đối với mỗi công trình, các công việc trước khi giao khoán cho các đội, các tổ đều phải tiến hành tính toán chi tiết tại Công ty về các yếu tố như: tiến độ thi công ; máy móc thiết bị ; khối lượng nguyên vật liệu ; chi phí nhân công theo định mức. Đây là điều kiện quan trọng để tính đơn giá một cách chính xác phản ánh hao phí lao động thực tế của công nhân. hiện nay Xí nghiệp định mức công việc cơ bản dựa trên định mức 56 BXD/ VKT ngày 30/04/1994 của Bộ Xây dựng và định mức lao động do Xí nghiệp xây dựng. Do hoạt động sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp nên các định mức được xây dựng không phải cố định chung cho các công trình. Tuỳ theo giá trị của mỗi công trình, mức độ thắng thầu và tuỳ thuộc vào vị trí địa lý của các công trình mà Xí nghiệp có các định mức khác nhau đối với cùng một công việc. Từ đó đơn giá khoán cũng sẽ khác nhau. Phương pháp tiến hành định mức theo các bước sau: - Phân tích công việc: Thu thập các thông tin có liên quan đến công việc cần định mức. - Viết bản mô tả công việc một cách có hệ thống, thứ tự để thực hiện công việc. - Tiến hành tính toán khối lượng nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị, chi phí nhân công để thực hiện công việc. - Lập bảng yêu cầu về trình độ chuyên môn, kinh nghiệm thực hiện công việc. Từ cơ sở này, Xí nghiệp điều chỉnh định mức áp dụng của Xí nghiệp phù hợp với mỗi công trình và mặt bằng chung trên thị trường. Từ định mức công việc, phòng TCHC tiến hành phân tích và tính đơn giá tiền lương khoán cho các công việc như sau: Đg Ki = Ti x Đg n c Trong đó: + Đg Ki : Đơn giá tiền lương khoán của công việc i. + Ti : Mức thời gian của công việc i. Đg N C : ngày công được áp dụng chung cho công nhân làm công việc khác nhau. Tuỳ vào mỗi công trình, Đg NC khác nhau. Biểu ( 7 ): Bảng giao đơn giá tiền lương khoán công trình NAn - DMC. Nội dung công việc Đơn vị TI (Công ) Đg n c ( đồng ) Đgk i (đồng) Xây tường dầy 22 m M3 2.03 30.000 61.000 Trát lót M2 0.2 30.000 6000 Trát tường M2 0.23 30.000 7000 Quét vôi, ve màu cao > 4 m M2 0.067 30.000 2000 Lắp dựng khuôn cửa md 0.1 30.000 3000 Nguồn: Hợp đồng giao việc số 01/HĐNC (10/01/02). Công trình NAn - DMC. Việc quy định đánh giá ngày công như nhau cho các công việc khác nhau dẫn đến tình trạng nếu hai công việc có yêu cầu khả năng khác nhau nhưng cùng thời gian thực hiện như nhau sẽ có cùng đơn giá tiền lương khoán. Do vậy, không phản ánh được chính xác hao phí sức lao động của từng người. Vì vậy cần có những biện pháp thực hiện việc xây dựng đơn giá tiền lương khoán tạo ra sự công bằng trong trả lương đối với người lao động. b. Bố trí lao động: Việc bố trí lao động được tiến hành dựa trên định mức về công việc và tiến độ thi công. Đối với Xí nghiệp, bố trí lao động mang tính linh hoạt, có sự phân công công việc khác nhau, phù hợp với khả năng, trình độ của họ và có sự thoả thuận với người lao động. Đông thời có sự phối hợp nhịp nhàng giữa những người lao động thực hiện các công việc khác nhau nhưng đều nhằm hoàn thành một công việc thống nhất. Trước khi thi công các công trình, Xí nghiệp lập ra một ban quản lí thông thường gồm có : 1 chủ nhiệm công trình, 1 kỹ sư, 1 kế toán đội, 1 người chạy vật tư, 1 bảo vệ, 1 điện máy. sau đó tiến hành phân công, bố trí công việc cho các tổ nhóm chuyên môn thực hiện công việc theo trình tự thi công. Công nhân trực tiếp sản xuất được chia làm hai loại : công nhân chính và công nhân phụ. Công nhân chính là công nhân kỹ thuật, công nhân phụ chủ yếu là lao động phổ thông thường là lao động địa phương. Việc bố trí cấp bậc của công nhân phù hợp với cấp bậc công việc. Việc bố trí lao động chủ yếu dựa vào tay nghề có thể dẫn đến tình trạng lãng phí lao động, không sử dụng hết kỹ năng của công nhân giỏi ; gây nên tình trạng chán nản, làm việc không nhiệt tình trong tập thể lao động, ảnh hưởng đến chất lượng công trình. c. Tổ chức phục vụ nơi làm việc: Tổ chức phục vụ nơi làm việc là cung cấp cho nơi làm việc các loại vật chất; phương tiện và tạo mọi điều kiện thuận lợi để tiến hành quá trình lao động. Đây là khâu đầu tiên, quan trọng và diễn ra trong suốt quá trình làm việc. Với mỗi một công trình có nơi làm việc khác nhau và yêu cầu phải được tổ chức phục vụ sao cho phù hợp với đặc điểm của từng nơi, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện công việc; giảm thời gian hao phí lao động, nâng cao năng suất lao động . Việc tổ chức phục vụ gắn liền với việc thi công các công trình. Trước khi tiến hành thi công, Xí nghiệp lập kế hoạch bố trí mặt bằng phù hợp tạo nơi làm việc cũng như sinh hoạt tốt nhất cho công nhân. Tiếp đến, Xí nghiệp tiến hành trang bị các máy móc, bố trí vào vị trí thích hợp để phục vụ thi công. Trước khi tiến hành thi công, các đơn vị với nội dung, yêu cầu cụ thể đến từng tổ nhóm công nhân về công việc phải làm; khối lượng công việc; yêu cầu kỹ thuật, mỹ thuật của công việc; tiến độ thi công, các loại trang thiết bị máy móc được phép thi sử dụng. Trong quá trình thi công, Xí nghiệp bố trí một bộ phận vận chuyển nguyên vật liệu phục vụ cho việc thi công, vận chuyển đến tận chân công trình, đúng ngày nhu cầu, không để người lao động phải chờ đợi, đảm bảo tiến độ sản xuất, tinh thần hăng say lao động, các loại máy móc thiết bị cũng được đảm bảo sẵn sàng hoạt động. số lượng và chủng loại các phương tiện đều được bàn giao rõ ràng, cụ thể đến từng nơi làm việc, tổ chức sản xuất, sử dụng trang thiết bị có trình tự nguyên tắc. Các điều kiện khác về lao động như ánh sáng, tiếng ồn do đặc thù của ngành xây dựng nên cũng được chú ý để tạo điều kiện tốt cho người lao động. ở Xí nghiệp, vấn đề bảo vệ công trường thi công được chú ý sát sao, thực hiện tốt, tránh được thất thoát nguyên vật liệu; chống được các tác động xấu từ bên ngoài gây tổn hại đến công trình. Tuy nhiên, việc tổ chức phục vụ nơi làm việc ở Xí nghiệp hiện nay vẫn còn một số thiếu sót chưa thực sự khoa học. d. Công tác kiểm tra nghiệm thu sản phẩm: Kiểm tra, nghiệm thu sản phẩm là cơ sở để tiến hành trả lương một cách chính xác và đảm bảo an toàn, bền vững kỹ thuật, mỹ thuật, chất lượng công trình; ngăn chặn việc sử dụng lãng phí vật tư, sử dụng máy móc, thiết bị không hiệu quả. Việc kiểm tra, nghiệm thu sản phẩm được diễn ra thường xuyên liên tục bởi đội ngũ giám sát thi công của Xí nghiệp cùng đại diện bên A ( theo định kỳ). Công việc này đòi hỏi cán bộ chuyên môn phải có trình độ cao, có các phương tiện máy móc tiên tiến, hiện đại để đảm bảo độ chính xác khi nghiệm thu. Hàng tháng, quý, năm dựa vào kết quả này để bình xét trả lương, thưởng. Hiện nay, đội ngũ làm công tác kiểm tra, nghiệm thu sản phẩm ở Xí nghiệp chưa được chú ý đúng mức, các cán bộ đánh giá chất lượng công trình, khối lượng, chất lượng nguyên vật liệu sử dụng chủ yếu dựa vào trực quan. Do đó tiền lương của công nhân chưa thực sự phản ánh đúng hiệu quả làm việc của họ, nhất là đối với công nhân có sản phẩm không đạt yêu cầu. 3. Cách trả lương: 3.1 Trả lương theo sản phẩm gián tiếp: Hình thức này áp dụng cho bộ phận quản lí của công trường gồm: Chủ nhiệm công trình, kế toán đội, bảo vệ… Sản phẩm của Xí nghiệp là các công trình xây dựng, do đó thời gian tạo ra sản phẩm kéo dài, tiền lương trả cho người lao động phụ thuộc vào giá trị của công trình. Hàng tháng căn cứ vào mức độ hoàn thành, giá trị sản lượng và nhiệm vụ được giao của mỗi người, hệ số lương, ngày công, Chủ nhiệm công trình lập tờ trình đề nghị trả lương cho bộ phận gián tiếp tại công trường để Xí nghiệp duyệt làm căn cứ trả lương cho mỗi người. * Công thức tính: a. Xác định quỹ lương thực tế của cán bộ quản lý công trường: Vlđql = Vcn x k Vcn : Quỹ lương trả cho công nhân. k : hệ số quy đổi, được tính như sau: QLlđql k = —————— QLcn Trong đó : + QLlđql = Lmin x hi + QLcn = Lmin x hj QLlđql : quỹ lương cấp bậc của lao động quản lý trực tiếp. QLcn: quỹ lương cấp bậc của công nhân công trình. n: số lao động quản lý đội. Lmin : tiền lương tối thiểu do nhà nước quy định. hi : hệ số lương cấp bậc của người thứ i. m: số công nhân trong đội. b. Xác định đơn giá ngày công: Vlđql Đgi = —————— x ( hi + pi ) 22 x ( hi + pi ) Trong đó: pi: hệ số phụ cấp trách nhiệm của lao động quản lý thứ i. c. Tiền lương sản phẩm hàng tháng của lao động quản lý là: Lcbql i = Đgi x Ni Ni : số ngày công thực tế trong tháng của người thứ i. d. Tiền lương chức danh của bộ phận gián tiếp : L cdi = Lmin x Hcdi e. Tổng tiền lương của bộ phận gián tiếp: L GT = Lcbql i + L cdi Biểu ( 8) : Bảng chấm công cán bộ công trình ( ĐN- QN ) tháng 11/02. Tt Họ và tên Ngày trong tháng Số công hưởng lương sản phẩm 1 2 … 30 31 1 Nguyễn Quốc Hùng x x … x x 26 2 Bùi Đức Quỳnh x x … x x 26 3 Phạm Ngọc Hảo x x … x x 26 4 Huỳnh Kim Trầm x x … x x 26 5 Nguyễn Thị Thanh Huyền x x … x x 26 6 Trương Thị ánh Quyên x x … x x 26 7 Nguyễn Hữu Vinh x x … x x 26 8 Vi Hồng Vinh x x … x x 30 9 Bùi Thiện Sơn x x … x x 30 10 Nguyễn Văn Hải x x … x x 30 Nguồn : sổ lương tháng 11/2002 của doanh nghiệp Biểu (9): Bảng tính lương sản phẩm tháng 07/ 2002 CT: ĐN-QN Họ và tên Hệ số Phụ cấp Đơn giá ( đồng) Ngày công Tiền lương ( đồng) Nguyễn quốc Hùng 1.82 0.35 32.514 26 845.375 Huỳnh kim Trầm 2.26 0.2 36.860 26 958.376 Bùi đức Quỳnh 2.55 0.2 41.206 26 1.071.356 Phạm ngọc Hảo 2.74 0.2 44.053 26 1.145.377 Nguyễn thị Thanh Huyền 1.78 0.2 29.668 26 771.376 Bùi thiện Sơn 1.67 0.2 25.023 30 750.698 Vi hồng Vinh 2.33 0.2 37.909 30 1.137.286 Nguyễn hữu Vinh 1.67 0.2 25.023 30 750.698 Nguyễn văn Hải 1.67 0.2 25.023 30 750.698 Tổng 15.15 1.95 5.636.833 Nguồn : sổ lương cán bộ quản lý công trình ĐN-QN Biểu (10): Bảng thanh toán lương chức danh cán bộ quản lý CT: ĐN -QN tháng 11/02. đơn vị: đồng Họ và tên Hệ số chức danh Phụ cấp chức danh Tiền lương chức danh Nguyễn quốc Hùng 5.91 0.35 1.314.600 Huỳnh kim Trầm 3.16 0.2 705.600 Bùi đức Quỳnh 3.22 0.2 718.200 Phạm ngọc Hảo 4.24 0.2 942.400 Nguyễn Thị Thanh Huyền 3.16 0.2 705.600 Bùi thiện Sơn 2.16 0.2 495.600 Vi hồng Vinh 2.16 0.2 495.600 Nguyễn Hữu Vinh 2.16 0.2 495.600 Nguyễn Văn Hải 2.16 0.2 495.600 Tổng 31.47 1.95 7.018.200 Nguồn : sổ lương cán bộ quản lý công trình ĐN-QN Biểu (11): Bảng thanh toán lương tháng 11/02 CT: ĐN- QN Họ và tên Ngày công Tiền lương sản phẩm Tiền lương chức danh Tổng lương Nguyễn quốc Hùng 26 845.375 1.314.600 2.159.975 Huỳnh kim Trầm 26 958.376 705.600 959.082 Bùi đức Quỳnh 26 1.071.356 718.200 1.789.556 Phạm ngọc Hảo 26 1.145.377 942.400 2.087.777 Nguyễn Thị Thanh Huyền 26 771.376 705.600 1.476.976 Bùi thiện Sơn 30 750.698 495.600 1.246.298 Vi hồng Vinh 30 1.137.286 495.600 1.632.888 Nguyễn Hữu Vinh 30 750.698 495.600 1.246.298 Nguyễn Văn Hải 30 750.698 495.600 1.246.298 Tổng 5.636.833 7.018.200 12.655.033 Nguồn : sổ lương cán bộ quản lý công trình ĐN-QN Ví dụ: Trong tháng 07/2002 - đội xây dựng công trường ĐN-QN tiến hành nghiệm thu công trình. Căn cứ vào đơn giá giao khoán và khối lượng công việc hoàn thành, kế toán đội tính ra số tiền lương phải trả cho công nhân sản xuất là:22.038.750 đồng. Tổng quỹ lương cấp bậc của công nhân là: 14.040.000 đồng. Tổng quỹ lương cấp bậc của lao động quản lý là: 3.591.000 đồng Khi đó hệ số quy đổi được tính như sau: 3.591.000 k = —————— = 0.26 14040.000 Quỹ lương sản phẩm thực tế trong tháng của cán bộ quản lý đội là: Vlđql = 22.038.750 x 0.26 = 5.636.833 ( đồng) Chị Nguyễn Thị Thanh Huyền có : + hệ số lương cấp bậc: 1.78 + phụ cấp : 0.2 + ngày công : 26 ngày 5.636.833 Lcbql = —————— x (1.98 + 0.2 ) x 26 26 x 17.1 = 771.376 (đồng ) * Tiền lương chức danh: L cd = 210 x ( 3.16 + 0.2 ) = 705.600 ( đồng ) * Tổng lương thực lĩnh của chị Huyền trong tháng là: = 771.376 + 705.600 = 1.476.976 ( đồng) 3.2 Trả lương sản phẩm khoán: Hình thức này áp dụng cho công nhân trực tiếp sản xuất của Xí nghiệp bao gồm công nhân kỹ thuật và lao động phổ thông. Khi tiến hành thi công các công trình, căn cứ vào nhu cầu công nhân của công trình và khả năng đáp ứng của tổ, đại diện của Xí nghiệp tại công trường là Chủ nhiệm công trình thực hiện ký hợp đồng giao việc với bên tổ thợ về khối lượng công việc, giá trị hợp đồng, đơn giá nhân công và tiền lương thực hiện. Tiền lương hàng tháng trả cho công nhân dựa vào mức độ phức tạp của công việc đảm nhận, đơn giá ngày công khoán, ngày công thực hiện của mỗi người: * Công thức: Lk i = ĐGn c x Ni x Hi Trong đó: + Lk i : lương tháng của công nhân i. + ĐGn c : đơn giá ngày công áp dụng chung cho cả công trình, khác nhau với mỗi công trình khác nhau; xác định trong công tác định mức lao động. + Ni : số ngày công thực tế của người laon động, căn cứ vào bảng chấm công hàng tháng. Hi : mức lương; phụ thuộc vào mức độ phức tạp của công việc đảm nhận và được sự thoả thuận của người lao động. Biểu (12) : Bảng khối lượng công việc giao khoán. CT: NAn- DMC Tổ nề - Tổ trưởng : Bùi Việt Cường Đơn vị : đồng TT NDCV Đơn vị Khối lượng Đơn giá Thành tiền 1 Tháo dỡ mái ngói cao M2 307.000 4000 1.228.000 2 Tháo giỡ kết cấu xà gồ M3 19.000 35.000 665.000 ... .... ... ... ... ... 51 Lắp và chèn tấm đăn Cái 221.000 3.500 773.500 Tổng 110.527.262 Nguồn: Hợp đồng giao việc số 01/01/2002 Biểu(13): Bảng chấm công - tổ nề - CT NAn - DMC TT Họ và Tên Chức danh Ngày trong tháng Số công 1 2 .... 29 30 1 Bùi Việt Cường TT x x ... x x 30 2 Lê Hải Trọng TP x x ... x X 30 3 Lê Văn Hiền CN x x ... x x 30 .... ... ... ... ... ... ... ... ... 17 Tạ Minh Hoàng CN x x ... x x 28 Nguồn : sổ lương CT : NAn - DMC Biểu (14): bảng thanh toán tiền lương tháng 07/02 CT: NAn- DMC Tổ nề- tổ trưởng Bùi Việt Cường TT Họ Và Tên Mức lương Lương sản phẩm Tiền lương Ngày công Đơn giá 1 Bùi Việt Cường 1.3 30 30.000 1.170.000 2 Lê Hải Trọng 1.2 30 30.000 1.080.000 3 Lê Văn Hiền 1.1 30 30.000 990.000 .... ... ... ... ... ... 17 Tạ Minh Hoàng 0.9 28 30.000 756.000 Tổng cộng 16.116.000 Nguồn : sổ lương CT : NAn - DMC Ví dụ: Anh Bùi Việt Cường: (Tổ trưởng). + Mức lương : 1.3 + Ngày công thực hiện trong tháng: 30 công. + Đơn giá ngày công áp dụng chung cho cả tổ: 30.000 đồng. Tiền lương khoán sản phẩm trong tháng của anh Cường là: Lk = 30.000 x 30 x 1.3 = 1.170.000 ( đồng ) Toàn bộ phần việc, theo hợp đồng giao khoán, được thực hiện trong 7 tháng. Ta có bảng tổng hợp tiền lương của tổ như sau: Biểu (15) : bảng tổng hợp tiền lương. Tổ nề - CT: NAn -DMc ( Từ 10/01/02 đến 30/07/02 ) Đơn vị: đồng Thời gian Số công quy đổi Chi phí nhân công 10/01- 31/01 396 11.880.000 01/02 - 28/02 504 15.120.000 01/03 - 31/03 558 16.740.000 01/04 - 30/04 540 16.200.000 01/05 - 31/05 558 16.740.000 01/06 - 30/06 540 16.200.000 01/07 - 30/07 537.2 16.116.000 Tổng 3633.2 108.996.000 Qua bảng trên ta thấy: cố sự chênh lệch giữa giá trị giao khoán với thực tế chi phí thi công. Số chênh lệch là: 110.527.262 - 108.996.000 = 1.531.262 (đồng) Số tiền chênh lệch này tính vào quỹ tiền thưởng cuối năm. 3.3 Nhận xét: * Ưu điểm: Hình thức trả lương này gắn kết quả lao động của người lao động với tiền lương mà họ nhận được thông qua mức độ phức tạp của công việc đảm nhận, và số ngày công thực tế của mỗi người. Thúc đẩy người công nhân lao động đầy đủ để có mức lương cao. Mức lương của người lao động nhận được có sự thoả thuân của người lao động nên tạo tinh thần làm việc thoải mái, tích cực, năng suất lao động được nâng cao. * Nhược điểm: Lương của người lao động vẫn mang tính chất bình quân. dù có sự khác biệt giữa mức lương của mỗi người và có sự thoả thuận của người lao động nhưng việc điều chỉnh mức lương còn mang tính chủ quan, trình độ tay nghề của người lao động thể hiện hạn chế trong cách trả lương. Cách trả lương vẫn xết nhiều tới yếu tố hao phí thời gian. Hiệu quả công việc của người lao động chưa gắn chặt với tiền lương mà họ nhận được nên dễ xảy ra tình trạng làm việc dựa dẫm, thiếu nhiệt tình trong tập thể lao động. Vì vậy, công tác kiểm tra, giám sát thi công cầng phải được đề cao. Việc theo dõi ngày công làm việc chưa sát thực. Khi không có người quản lí quan sát có công nhân làm việc còn lơi là, chưa đúng với trách nhiệm, gây lãng phí nhân lực ảnh hưởng đến chi phí tiền lương và chất lượng công trình. C. Hiệu quả và những tồn tại của việc áp dụng các hình thức trả lương ở Xí nghiệp xây dựng số 2: Trong những năm gần đây, Xí nghiệp xây dựng số 2 luôn làm ăn có lãi, lợi nhuận năm sau cao hơn năm trước, Xí nghiệp ngày càng có chỗ đứng trên thị trường cạnh tranh, quy mô hoạt động ngày càng mở rộng, thu nhập bình quân 1.200.000/ người/ tháng ( năm 2002), đời sống cán bộ công nhân viên được cải thiện, tạo cho người lao động sự yên tâm công tác và cống hiến cho Xí nghiệp. Có được kết quả đó là nhờ vào sự cố gắng nỗ lực của toàn bộ cán bộ công nhân viên của Xí nghiệp. Trong đó một phần quan trọng là nhờ vào việc áp dụng đúng đắn các hình thức tiền lương, phù hợp với từng đối tượng và đặc điểm ngành nghề sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp. Tạo cho tiền lương phát huy được vai trò của mình. Việc trả lương theo thời gian đối với cán bộ quản lí các phòng ban gắn với chức danh công việc, trình độ chuyên môn và thời gian làm việc của cán bộ công nhân viên với tiền lương mà họ nhận được, tạo động lực để người lao động làm việc tích cực, hoàn thành tốt công việc. Trả lương theo sản phẩm khuyến khích người công nhân tích cực làm việc, đảm bảo chất lượng và tiến độ thi công. Tuy nhiên, bên cạnh những thành quả đạt được, công tác trả lương của Xí nghiệp vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề cần giải quyết, đó là: 1. Trả lương theo thời gian: Chú trọng nhiều đến thời gian làm việc (ngày công), không xét đến yếu tố giờ công, gây nên sự lãng phí. - Tiền lương mang tính bình quân. - Tiền lương chưa gắn với kết quả sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp. - Hiệu quả làm việc của người lao động chưagắn với tiền lương mà họ nhận được. - Công tác bình bầu, xếp loại mang tính chung chung. 2. Tiền lương theo sản phẩm: - Các mức được xây dựng chủ yếu bằng phương pháp thống kê kinh nghiệm và so sánh điển hình. Do vậy độ chính xác phụ thuộc vào kinh nghiệm ước lượng của cán bộ định mức. - Việc áp dụng đánh giá ngày công như nhau cho các công việc khác nhau chưa phản ánh đúng hao phí sức lao động của từng người. - Với hình thức trả lương sản phẩm cho đội ngũ gián tiếp : hệ số lương và ngày công không thể hiện chính xác trong mức lương người lao động nhận được. - Với hình thức trả lương sản phẩm khoán: cách trả vẫn phụ thuộc nhiều vào yếu tố hao phí thời gian, trình độ tay nghề và hiệu quả làm việc chưa được thể hiện có hiệu quả. Phần III: Một ý kiến nhằm hoàn thiện các hình thức trả lương tại XNXD Số 2 Xí Nghiệp Xây Dựng số 2 đây là một đơn vị hoạt động kinh tế có hiệu quả, lợi nhuận của Xí Nghiệp ngày một tăng. Trong những năm qua công tác trả lương tại Xí Nghiệp đã đạt được một số kết quả nhất định trong việc kích thích người lao động và đẩy mạnh sản xuất kinh doanh. Xí Nghiệp đã áp dụng các hình thức trả lương một cách hợp lý, linh hoạt gắn với từng loại hình công việc, phát huy việc phân phối và sử dụng tiền lương thành đòn bảy kinh tế, kích thích sản xuất phát triển. Bên cạnh đó vẫn tồn tại một số vấn đề như đã phân tích trong phần trước. Với mục đích là làm thế nào để hoàn thiện các hình thức trả lương ở Xí Nghiệp, để tiền lương thực sự là đòn bảy kinh tế mạnh mẽ, em xin mạnh dạn đóng góp một số biện pháp. Trước hết, vấn đề xây dựng và phân phối quỹ tiền lương ở xí nghiệp phải quán triệt một só nguyên tắc sau: - Quy chế phân phối quỹ tiền lương của Xí Nghiệp thực hiện trên cơ sở quy định trong Nghị định 26/CP ngày 23/5/1993 của Chính Phủ quy định tạm thời chế độ tiền lương mới; Nghị định 28/CP ngày 28/3/1997 của Chính Phủ về đổi mới quản lý tiền lương và thu nhập trong các doanh nghiệp nhà nước; Công văn số 4320/LĐTBXH-TL ngày 29/12/1998 của BLĐTBXH hướng dẫn xây dựng quy chế trả lương trong các DNNN; Quy chế trả lương của Công ty chủ quản và của Tổng Công ty Dầu Khí Việt Nam. Việc thực hiện các nguyên tắc trên chính là tạo một cơ sở pháp lý cho nhà nước quản lý được tiền lương và thu nhập ở mỗi doanh nghiệp. Tuy nhiên để quản lý và điều chỉnh tiền lương cho phù hợp giữa các doanh nghiệp là vấn đề rất khó khăn, bởi mỗi doanh nghiệp lựa chọn cho mình một hình thức trả lương khác nhau, nên không thể tránh khỏi tình trạng : Nếu 2 doanh nghiệp có tính chất hoạt động kinh doanh và hiệu quả kinh doanh tương tự nhau nhưng nếu chọn 2 hình thức trả lương khác nhau thì thu nhập của người lao động khác nhau. - Việc trả lương cho CBCNV của Xí Nghiệp thực hiện theo nguyên tắc phân phối theo lao động. Tiền lương của người lao động phụ thuộc vào quỹ tiền lương theo mức độ thực hiện kế hoạch, hiệu quả sản xuất kinh doanh của xí nghiệp và kết quả lao động cuối cùng của từng người. - Toàn bộ quỹ lương được phân phối trực tiếp cho CNVC không được sử dụng vào mục đích khác, không phân phối bình quân. - Tiền lương hàng tháng của CBCNVC được ghi vào sổ lương của cơ quan theo quy định tại thông tư số 15/LĐTBXH-TT ngày 10/04/1997 của BLĐTBXH. - Hệ số lương cấp bậc và phụ cấp chức vụ được tính theo Nghị định 26/CP, hệ số chức danh và phụ cấp chức danh tính theo quy định của Công Ty Thiết kế và Xây lắp Dầu Khí. - Đóng BHXH và BHYT theo mức lương tối thiểu của nhà nước. - Trả lương cho CNVC theo quy định của XN và của Công ty chủ quản. I. hoàn thiện công tác trả lương theo thời gian 1. Tổ chức sắp xếp lại bộ máy quản lý Tiền lương trả theo thời gian chỉ thực hiện đúng chức năng và quán triệt nguyên tắc phân phối theo lao động khi việc phân công lao động và đánh giá công việc mà người lao động hoàn thành được thực hiện tốt. Việc trả lương cho cán bộ quản lý dựa vào lương cấp bậc của từng người và ngày công thực tế trong tháng của người đó, phần tiền lương mềm lại không căn cứ vào thời gian làm việc của từng người , thực tế này đã gây nên nhiều bất hợp lý, dễ dẫn đến tình trạng người lao động không sử dụng hết thời gian làm việc trong ca, gây lãng phí thời gian, lãng phí nhân lực, dẫn đến tăng chí phí tiền lương, tăng giá thành sản phẩm. Trong khi đó việc trả lương lại chưa gắn liền với kết quả sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp và chất lượng công việc của từng người. Trong tổ chức, có phòng ban việc phân công công việc cho từng người chưa hợp lý và không rõ ràng. Có người phải đảm nhiệm quá nhiều công việc trong khi đó có những người lại đảm nhiệm ít công việc thậm chí có nhiều việc mang tính chung chung, không có ai chịu trách nhiệm chính. đây là nguyên nhân chính dẫn đến việc người lao động làm việc với hiệu suất không cao, lãng phí thời gian làm việc. Do vậy, để phân công bố trí hợp lý công việc cho từng người và sử dụng tối đa khả năng làm việc, Xí nghiệp cần bố trí sắp xếp lại bộ máy quản lý của mình sao cho gọn nhẹ, đúng người, đúng việc, phù hợp với khả năng làm việc và cấp bậc của từng người. Tiến hành phân tích công việc và giao việc cụ thể dựa trên bản phân tích công việc. Hàng tháng có kiểm tra đánh gia mức độ hoàn thành công việc cũng như sự cố gắng vươn lên trong công việc để làm cơ sở tính trả lương cho người lao động. Trong quá trình công tác người lao động cần phải được nâng cao trình độ chuyên môn, do đó Xí nghiệp nên có chính sánh đưa người lao động đi đào tạo các lớp ngắn hạn và dài hạn để nâng cao trình độ, đáp ứng yêu cầu thay đổi của công việc. 2. Hoàn thiện hình thức trả lương theo thời gian 2.1 Tiền lương cứng: Trả lương theo công việc được giao gắn với mức độ phức tạp, tính trách nhiệm của công việc đòi hỏi, mức độ hoàn thành công việc và số ngày công thực tế. Công thức tính như sau: Vt Ti = ———— x ni hj (1) nj hj Trong đó: - i thuộc j . - Ti: Tiền lương người thứ i nhận được. - ni: Ngày công thực tế trong kỳ của người thứ i. - M: số người của bộ phận làm lương thời gian. - Vt: Quỹ tiền lương tương ứng với mức độ hoàn thành công việc của bộ phận làm lương thời gian, được tính theo công thức: Vt = Vc - ( Vsp + Vk ) (2) Vc : Quỹ tiền lương trả trực tiếp cho người lao động. Vsp : Quỹ tiền lương của bộ phận làm lương sản phẩm. Vk : Quỹ tiền lương của bộ phận làm lương khoán. - hi : hệ số tiền lương của người thứ i ứng với công việc được giao, mức độ phức tạp, tính trách nhiệm công việc đòi hỏi và mức độ hoàn thành công việc. d1i + d2i hi = ———— x k (3) d1 + d2 Trong đó: k : Hệ số mức độ hoàn thành, được chia làm 3 mức: - Mức hoàng thành tốt: 1.2 - Mức hoàn thành:1.0 - Mức chưa hoàn thành: 0.7 d1i : Số điểm mức độ phức tạp của công việc người thứ i đảm nhận. d2i : Số điểm tính trách nhiệm của công việc người thứ i đảm nhận. Tổng số điểm cao nhất của hai nhóm yếu tố mức độ phức tạp và trách nhiệm của công việc(d1i , d2i) là 100%, thì số điểm của d1i cao nhất là 70 điểm (chiếm tỷ trọng 70%) và d2i cao nhất là 30 điểm (chiếm tỷ trọng 30%). Công việc đòi hỏi cấp trình độ d1i d2i Từ đại học trở lên 45 -70 1 - 30 Cao đẳng và trung cấp 20 - 40 1 - 18 Sơ cấp 7 - 19 1 - 7 Không cần đào tạo 1 - 6 1 - 2 - Đối với d1i: căn cứ vào tính tư duy, chủ động, sáng tạo, mức độ hợp tác và thâm niên công tác đòi hỏi, doanh nghiệp phân chia tỷ trọng điểm trong khung theo cấp độ, lập bảng điểm và đánh giá cho điểm cụ thể. - Đối với d2i : cắn cứ vào tính quan trọng của công việc, trách nhiệm của quá trình thực hiện, trách nhiệm đối với kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, với tài sản và tính mạng con người… doanh nghiệp phân chia tỷ trọng điểm trong khung theo cấp trình độ, lập bảng điểm và đánh giá cho điểm cụ thể. ( d1 + d2 ) : Tổng số điểm mức độ phức tạp và tính trách nhiệm của công việc giản đơn nhất trong Xí nghiệp. Các bước tiến hành xác định hệ số tiền lương làm cơ sở để trả lương theo công thức này là: (1). Thống kê chức danh công việc của tất cả các cán bộ làm lương thời gian. (2). Phân nhóm các chức danh công việc theo 4 cấp trình độ: từ đại học trở lên; cao đẳng và trung cấp; sơ cấp ; không cần đào tạo. (3). Xác định khung giãn cách dùng để trả lương giữa công việc phức tạp nhất và đơn giản nhất (gọi tắt là bội số tiền lương) Bội số tiền lương cao nhất bằng 2 lần hệ số tiền lương của chức danh công việc phức tạp nhất được xếp theo NĐ 26/CP của Xí nghiệp và số thấp nhất bằng hệ số mức lương được xếp theo NĐ 26/CP. Trong khung bội số tiền lương Xí nghiệp lựa chọn bội số tiền lương cho phù hợp. (4). Theo bảng tỷ trọng điểm, xây dựng bảng điểm cụ thể để chấm điểm cho các chức danh công việc cụ thể theo các cấp trình độ. (5). Chấm điểm và xác định hệ số lương cho từng chức danh công việc theo các cấp trình độ. (6). áp dụng công thức (1), (2) ,(3) để tính lương cho từng người. Để xác định mức độ hoàn thành công việc: dùng phương pháp chấm điểm để xác định lao động giỏi. Xí nghiệp nên sử dụng một bảng tính điểm cụ thể. Bảng này được xây dựng trên cơ sở bảng phân tích công việc. Trong đó các công việc mà mỗi người lao động phải hoàn thành được liệt kê một cách cụ thể, chi tiết kể cả những công việc mới phát sinh trong tháng. Bảng tính điểm do phòng tổ chức hành chính kết hợp với các phòng ban khác tiến hành xây dựng. Hàng tháng trưởng phòng lên kế hoạch xem xét các công việc trong tháng của nhân viên từ đó tiến hành hiệu chỉnh bổ sung bảng điểm cho phù hợp với tình hình thực tế. * Ưu điểm: Với hình thức trả lương này thu nhập mà người lao động nhận được không những gắn với kết quả sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp mà còn gắn với kết quả lao động của từng người. Theo cách này, tiền lương mà người lao động nhận được phản ánh đúng hao phí sức lao động mà họ bỏ ra, đặc biệt nó phản ánh sự nỗ lực vươn lên trong công việc của người lao động. Do đó, khuyến khích người lao động tích cực làm việc để hoàn thành suất sắc phần việc của mình, nâng cao trách nhiệm, gắn bó với Xí nghiệp. * Nhược điểm: Việc xây dựng các bảng điểm để tính điểm cho từng người đòi hỏi tốn kém nhiều thời gian, tiền bạc. Việc đánh giá và cho điểm người lao động đòi hỏi kinh nghiệm cũng như trình độ của người đánh giá. Phụ thuộc rất nhiều vào quan điểm, nhận thức vai trò của người lao động và vai trò của tiền lương trong Xí nghiệp. 2.2 Lương chức danh: Phần lương chức danh của Xí nghiệp cao hơn rất nhiều so với tiền lương theo cấp bậc của người lao động, chính phần tiền lương này là động lực thúc đẩy người lao động làm việc. Tuy nhiên, cách tính lương này lại không phụ thuộc vào ngày công lao động thực tế, không thể hiện hiệu quả lao động của người lao động. Có thể tính phần lương này như sau: Hsối x Lmin Lcd = ———— x Ni hi Trong đó : Lcd : tiền lương chức danh của người lao động hưởng lương chức danh trong Xí nghiệp. Hsối : hệ số lương chức danh Lmin :tiền lương tối thiểu do nhà nước quy định. (Từ 01/01/03 là 290.000 đồng) Ni : số ngày công thực tế của người lao động thứ i trong tháng Hi : số ngày làm việc áp dụng trong tháng ở Xí nghiệp ( hiện tại là 22 ngày) Cách tính Ni : tính theo số giờ công thực tế làm việc trong ngày - dựa vào bảng phân tích công việc. * Tổng tiền lương người lao động làm lương thời gian được hưởng trong tháng là: TL = Lcứng + Lcd Các chế độ khác áp dụng như hiện nay. II. hoàn thiện hình thức trả lương theo sản phẩm . 1. Hoàn thiện hình thức trả lương sản phẩm gián tiếp: Hình thức trả lương sản phẩm gián tiếp hiện nay ở Xí Nghiệp tương đối hoàn chỉnh chỉ có phần xác định hệ số cấp bậc và chức danh công việc đảm nhận là chưa phù hợp. Xí nghiệp cần sắp xếp lại hoặc cử đi học ở các lớp bời dưỡng ngắn hạn để nâng cao trình độ cho bộ phận này. Ví dụ: Hệ số cấp bậc của CNCT nên cao hơn kế toán đội và bảo vệ 2. Hoàn thiện hình thức trả lương sản phẩm khoán: 2.1. Hoàn thiện các điều kiện trả lương sản phẩm khoán a. Hoàn thiện hệ thống định mức: Định mức lao động tiên tiến - áp dụng trong sản xuất kinh doanh là một trong những biện pháp quản lý kinh tế khoa học, đảm bảo hiệu quả cho quá trình sản xuất, đồng thời cũng là biện pháp quản lý lao động khoa học, đảm bảo tính chặt chẽ. Định mức lao động là cơ sở quan trọng để tính đơn giá tiền lương. Trả lương có gắn được với kết quả lao động của từng người hay không phụ thuộc rất nhiều vào khâu định mức cho từng công việc. Đặc biệt đối với ngành xây dựng, công tác định mức được thực hiện tốt sẽ góp phần xây dựng đơn giá khoán được chính xác, làm cơ sở để giao đơn giá khoán các công trình với mức tiền công hợp lý. Đối với Xí nghiệp Xây dựng số 2, công tác định mức được chú ý thực hiện và biến đổi phù hợp với từng công trình. Tuy nhiên, định mức ở Xí nghiệp được xây dựng chủ yếu dựa vào kinh nghiệm. Do vậy, để có được hệ thống định mức tiên tiến Xí nghiệp có thể thực hiện một số biện pháp sau: - Tổ chức hợp lý hội đồng định mức, kết hợp với các cán bộ thuộc các phòng ban khác để làm việc bảo đảm tính chính xác, kết hợp với các điều kiện thực tế để xây dựng mức, thể hiện tính tiên tiến và hiện thực. - Nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ định mức bằng cách: + Mở các lớp ngắn hạn để bồi dưỡng về nghiệp vụ chuyên môn. + Cử đi học ở các lớp thuộc các trường chính quy. + Tạo điều kiện cho họ xuống các cơ sở để nắm bắt tình hìnhthực tế và bổ sung thêm kiến thức chuyên môn. + Thường xuyên theo giõi cập nhật chính sách, chế độ có liên quan đến công tác định mức. Do các mức được xây dựng có tính không gian và thời gian, chỉ đúng trong những điều kiện nhất định cho nên cần phải tăng cường công tác điều tra, điều chỉnh việc thực hiện mức cho phù hợp với tình hình thực tế. Bởi vì không như những ngành sản xuất khác, đặc điểm của ngành xây dựng là làm việc ngoài trời, thường xuyên chịu ảnh hưởng của các yếu tố thời tiết, vị trí địa lý… Việc kiểm tra rà soát lại mức có ý nghĩa rất quan trọng vì chỉ qua khảo sát thực tế mới có thể chỉ ra một cách rõ ràng, đầy đủ các nguyên nhân làm cho mức không còn phù hợp với thực tế sản xuất, làm cơ sở đề ra các biện pháp cho việc xây dựng mức có căn cứ khoa học. Tuy nhiên, phương pháp này đòi hỏi tốn kém nhiều thời gian, chi phí việc chuẩn bị công phu, tốn kém - Trên cơ sở các tài liệu đã có, kết hợp với các phương pháp phân tích bằng các hình thức bấm giờ, chụp ảnh… căn cứ vào điều kiện thực tế để hàng năm Xí nghiệp tổ chức thi tay nghề, kiểm tra bậc thợ công nhân. Đây là những căn cứ khá chính xác, đầy đủ cho việc xem xét lại những định mức trước đó. Tuy nhiên, phương pháp này đòi hỏi tốn kém nhiều thời gian, chi phí, việc chuẩn bị công phu. b. Hoàn thiện công tác tổ chức, phục vụ và bố trí lao động. * Tổ chức phục vụ nơi làm việc được thực hiện tốt sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện công việc của công nhân, giảm được thời gian hao phí góp phần tăng năng suất lao động và do đó tiền lương mà người lao động nhận được cũng tăng lên. Nhận thức được điều đó nên công tác tổ chức và phục vụ nơi làm việc của Xí nghiệp được thực hiện khá tốt. Tuy nhiên vẫn còn một số điểm được thực hiện chưa tốt như việc cung cấp nguyên vật liệu còn chậm trễ, không đồng bộ làm cho qúa trình sản xuất bị gián đoạn. Mặc dù máy móc thiết bị được lên kế hoạch từ trước cả về số lượng và chủng loại nhưng việc điều động chúng đến nơi làm việc lại thực hiện không tốt. Từ đó làm cho quá trình sản xuất không được liên tục, việc thi công không thuận lợi… Để khắc phục tình trạng trên Xí nghiệp cần thực hiện tốt những điểm sau: - Xem xét, nghiên cứu kỹ lưỡngtính chất, mức độ và sự đòi hỏi của từng công đoạn, từ đó bố trí và phục vụ cho hợp lý. - Đối với nguyên vật liệu: Căn cứ vào các mức đã được xây dựng để tính toán số lượng và chủng loại cần thiết cho thi công công trình, cung cấp nguyên vật liệu phải căn cứ vào tiến độ thi công cũng như trình độ thi công, tránh được tình trạng ứ đọng, bảo đảm chất lượng nguyên vật liệu, tránh thất thoát và những lãng phí không cần thiết. * Về công tác bố trí lao động: do các tổ tự xắp xếp, thường được tiến hành theo kinh nghiệm nên sảy ra tình trạng mất cân dối về tỷ lệ giữa công nhân chính và công nhân phụ, bố trí không hợp lý giữa cấp bậc công nhân với cấp bậc công việc. Do vậy, cần căn cứ vào khối lượng công việc cần thực hiện, mức thực hiện của công nhân chính và mức thực hiện của công nhân phụ để xác định tỷ lệ cho hợp lý. c. Hoàn thiện công tác kiểm tra và nghiệm thu sản phẩm: Để khuyến khích công nhân nâng cao năng suất lao động, bảo đảm chất lượng công việc thì công tác kiểm tra và nghiệm thu sản phẩm phải được thực hiện một cách thường xuyên và chặt chẽ. Đối với Xí nghiệp, công tác kiểm tra và nghiệm thu sản phẩm được thực hiện khá tốt, tuy nhiên để hoàn thiện hơn nữa công tác này, cần thực hiện thường xuyên hơn và chặt chẽ hơn, nâng cao trình độ chuyên môn và kinh nghiệm của cán bộ làm công tác này. Trong quá trình kiểm tra và nghiệm thu sản phẩm cần có các hình thức thưởng đối với các cá nhân, tổ đội hoàn thành suất sắc công việc với chất lượng cao. 2.2. Hoàn thiện hình thức trả lương khoán: Thực hiện trả lương theo ngày công thực tế, hệ số tiền lương chế độ và hệ số mức độ đóng góp lao động. Công thức tính như sau: Vsp Ti = ———— x ni ti hi ồnj tj hj Trong đó: Ti : Tiền lương của người thư i nhận được. i : thuộc j . m : Số lượng lao đông của Xí nghiệp áp dụng hình thác trả lương này. ti : mức lương ngày của người thứ i hi : Hệ số trả lương theo mức độ đóng góp để hoàn thành công việc của người thứ i. Hệ số hi được tính như sau: ồ Đ1i Hi = ———— ồ Đ2i Trong đó: J = 1,n (i thuộc J) ồĐ1i : Tổng số điểm đánh giá mức độ đóng góp để hoàn thành công việc của người thứ i theo chỉ tiêu j . ồĐ2i : Tổng số điểm đánh giá mức độ đóng góp để hoàn thành công việc của người thấp nhất trong tập thể theo chỉ tiêu j . J : chỉ tiêu đánh giá cho điểm mức độ đóng góp để hoàn thành công việc ( có thể từ 1, 2, 3….n chỉ tiêu). Việc đánh giá mức độ đóng góp để hoàn thành công việc của người lao động (hi) phải phản ánh được chất lượng, số lượng lao động thực tế của từng người do tập thể bàn bạc quyết định. Việc đưa ra các chỉ tiêu đánh giá bằng phương pháp cho điểm tuỳ theo điều kiện cụ thể của Xí nghiệp nhưng phải đảm bảo thể hiển đúng, chính xác kết quả lao động của người lao động. Xác định ngày công thực tế của người lao động dựa vào bảng phân tích công việc trong quá trình định mức. Được tính theo số giờ thực tế sử dụng để hoàn thành công việc của người lao động. 3. Các điều kiện khác: - Tổ chức chỉ dạo sản xuất. - Kỷ luật lao động. - Tăng cương giáo dục tư tưởng, ý thức cho người lao động Mục lục

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docQ0040.doc
Tài liệu liên quan