Phần mở đầu.
1.Lí do chọn đề tài.
Toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế đang là thách thức đối với Việt Nam trên con đường đổi mới. Để đối đầu với những thách thức đó Việt Nam đang nổ lực tiếp thu và tăng cường đổi mới công nghệ nhừm nâng cao năng lực cạnh tranh, đáp ứng sự đòi hỏi của quy luật tích tụ và tập trung sản xuất Do vậy, việc tập trung nguồn lực và quản lí nguồn lực một cách có hiệu quả luôn là một nhu cầu cấp thiết đặc biệt là vốn. Một trong những giải pháp được đề cập đến là áp dụng thí điểm mô hình công ty mẹ - công ty con trước hết là giải quyết tốt mối quan hệ giữa tổng công ty với các doanh nghiệp thành viên thông qua mô hình này.
Điều đầu tiên là cho đến nay, những nghiên cứu cơ bản về tập đoàn, về mô hình công ty mẹ - công ty con ở nước ta còn rất ít. Còn nhiều vấn đề mặt lí luận chưa được trao đổi và thống nhất với tinh thần thẳng thắn, khách quan và khoa học. Chẳng hạn, thế nào là tập đoàn kinh tế, Gọi là tập đoàn kinh tế hay là tập đoàn doanh nghiệp? Tập đoàn có phải là một tổ chức có tư cách pháp nhân hay không? Khi chưa hiểu thấu đáo về tập đoàn và công ty mẹ - công ty con mà cho ra hàng loạt thì chắc chắn sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng trong điều hành. Chính vì lí do trên chúng em chon đề tài này để hiểu rõ về bản chất và hoạt động của tập đoàn kinh tế, mô hình công ty mẹ - công ty con.
2.Mục đích của đề tài
Đề tài trình bày một cách hệ thống các vấn đề của TĐKT, MHCTM-CTC ở Việt Nam. Từ đó đề tài sẽ trình bày chi tiết các nội dung cơ bản của TĐKT- MHCTM- CTC, giúp cho người đọc đề tài có thể hiểu hơn về TĐKT- MHCTM- CTC.
Trong phần nội dung của đề tài sẽ cho người đọc có cái nhìn khí quts hơn về TĐKT –MHCTM- CTC tìm hiểu các quá trình hoạt đọng của TĐKT- MHCTM- CTC ở Việt Nam.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
- Đặc trưng của TĐKT.
-Cơ chế hoạt động của TĐKT
- Vai trò của TĐKT
- Thực trạng của TĐKT
4.Cơ sở lí luận và phương pháp nghiên cứu.
Đề tài được thực hiện dựa trên các cơ sở lí thuyết về TĐKT nói chung và TĐKT Việt Nam nói riêng.
Phương pháp chủ yếu được sử dụng trong đề tài đó là : phân tích, tổng hợp, so sánh Trong đề tài của mình chúng em đáuwr dụng nhiều tài liệu liên quan tới TĐKT ở Việt Nam để nêu lên một cách xác thực về TĐKT
Phần 2: Nội dung
I.Phần lí thuyết .
1. Khái niệm.
Tập đoàn kinh tế được hiểu là một tổ hợp lớn các doanh nghiệp có tư cách pháp nhân hoạt động trong một hay nhiều nghành khác nhau, có quan hệ về vốn, tài chính, công nghệ, thông tin, đào tạo, nghiên cứu và các liên kết khác xuất phát từ lợi ích của các bên tham gia. Trong mô hình này, “công ty mẹ” nắm quyền lãnh đạo, chi phối hoạt động của “công ty con” về tài chính và chiến lược phát triển.”
Mô hình tập đoàn là một hình thái tổ chức giữa các doanh nghiệp. Còn nhiều quan niệm khác nhau về tập đoàn, song cũng có một điểm chung nhất là: “Tập đoàn doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có kết cấu tổ chức nhiều cấp,liên kết nhau bằng quan hệ tài sản và quan hệ hợp tác nhằm đáp ứng đòi hỏi của nền sản xuất hàng hóa; các doanh nghiệp trong tập đoàn đều có pháp nhân độc lập”
Vào năm 1990 và 1991 Nhà nước đã thành lập các Tổng công ty nhà nước, đến năm 2005 thì một số Tổng công ty được tổ chức thành tập đoàn kinh tế. Đến năm 2008 có 8 tập đoàn kinh tế và 96 Tổng công ty nhà nước hoạt động theo mô hình công ty mẹ - con.
Danh sách các tập đoàn kinh tế Việt Nam cho đến năm 2008 có: Bưu Chính – Viễn Thông (VTPT), Than – Khoáng Sản(Vinacomin), Dầu khí(Petro Vietnam), Điện lực(EVN), Công nghiệp Tàu Thủy (Vinashin), Dệt May(Vinatex),cao su(VRG) và tài chính – Bảo hiểm (Bảo Việt) .
Luận văn dài 75 trang, chia làm 3 chương
24 trang |
Chia sẻ: thanhnguyen | Lượt xem: 1771 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tìm hiểu về các tập đoàn kinh tế Việt Nam - Mô hình công ty mẹ công ty con đã được áp dụng tại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG BÌNH
KHOA: XÃ HỘI-DU LỊCH-KINH TẾ
--------¯&¯--------
Đề tài:Tìm hiểu về các tập đoàn kinh tế Việt Nam. Mô hình công ty mẹ công ty con đã được áp dụng tại Việt Nam
Giảng viên hướng dẫn: Hoàng Thị Dụng
Nhóm sinh viên thực hiện: Phạm Văn Thành
Hoàng Thị Thanh Thúy
Nguyễn Hoàng Quốc
Nguyễn Thị Thủy
Hoàng Thị Hoài Thương
Trần Thị Thanh Tâm
Đồng Hới, Tháng 12, Năm 2010
Phần mở đầu.
1.Lí do chọn đề tài.
Toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế đang là thách thức đối với Việt Nam trên con đường đổi mới. Để đối đầu với những thách thức đó Việt Nam đang nổ lực tiếp thu và tăng cường đổi mới công nghệ nhừm nâng cao năng lực cạnh tranh, đáp ứng sự đòi hỏi của quy luật tích tụ và tập trung sản xuất…Do vậy, việc tập trung nguồn lực và quản lí nguồn lực một cách có hiệu quả luôn là một nhu cầu cấp thiết đặc biệt là vốn. Một trong những giải pháp được đề cập đến là áp dụng thí điểm mô hình công ty mẹ - công ty con trước hết là giải quyết tốt mối quan hệ giữa tổng công ty với các doanh nghiệp thành viên thông qua mô hình này.
Điều đầu tiên là cho đến nay, những nghiên cứu cơ bản về tập đoàn, về mô hình công ty mẹ - công ty con ở nước ta còn rất ít. Còn nhiều vấn đề mặt lí luận chưa được trao đổi và thống nhất với tinh thần thẳng thắn, khách quan và khoa học. Chẳng hạn, thế nào là tập đoàn kinh tế, Gọi là tập đoàn kinh tế hay là tập đoàn doanh nghiệp? Tập đoàn có phải là một tổ chức có tư cách pháp nhân hay không? Khi chưa hiểu thấu đáo về tập đoàn và công ty mẹ - công ty con mà cho ra hàng loạt thì chắc chắn sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng trong điều hành. Chính vì lí do trên chúng em chon đề tài này để hiểu rõ về bản chất và hoạt động của tập đoàn kinh tế, mô hình công ty mẹ - công ty con.
2.Mục đích của đề tài
Đề tài trình bày một cách hệ thống các vấn đề của TĐKT, MHCTM-CTC ở Việt Nam. Từ đó đề tài sẽ trình bày chi tiết các nội dung cơ bản của TĐKT- MHCTM- CTC, giúp cho người đọc đề tài có thể hiểu hơn về TĐKT- MHCTM- CTC.
Trong phần nội dung của đề tài sẽ cho người đọc có cái nhìn khí quts hơn về TĐKT –MHCTM- CTC tìm hiểu các quá trình hoạt đọng của TĐKT- MHCTM- CTC ở Việt Nam.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
- Đặc trưng của TĐKT.
-Cơ chế hoạt động của TĐKT
- Vai trò của TĐKT
- Thực trạng của TĐKT
4.Cơ sở lí luận và phương pháp nghiên cứu.
Đề tài được thực hiện dựa trên các cơ sở lí thuyết về TĐKT nói chung và TĐKT Việt Nam nói riêng.
Phương pháp chủ yếu được sử dụng trong đề tài đó là : phân tích, tổng hợp, so sánh…Trong đề tài của mình chúng em đáuwr dụng nhiều tài liệu liên quan tới TĐKT ở Việt Nam để nêu lên một cách xác thực về TĐKT
Phần 2: Nội dung
I.Phần lí thuyết .
1. Khái niệm.
Tập đoàn kinh tế được hiểu là một tổ hợp lớn các doanh nghiệp có tư cách pháp nhân hoạt động trong một hay nhiều nghành khác nhau, có quan hệ về vốn, tài chính, công nghệ, thông tin, đào tạo, nghiên cứu và các liên kết khác xuất phát từ lợi ích của các bên tham gia. Trong mô hình này, “công ty mẹ” nắm quyền lãnh đạo, chi phối hoạt động của “công ty con” về tài chính và chiến lược phát triển.”
Mô hình tập đoàn là một hình thái tổ chức giữa các doanh nghiệp. Còn nhiều quan niệm khác nhau về tập đoàn, song cũng có một điểm chung nhất là: “Tập đoàn doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có kết cấu tổ chức nhiều cấp,liên kết nhau bằng quan hệ tài sản và quan hệ hợp tác nhằm đáp ứng đòi hỏi của nền sản xuất hàng hóa; các doanh nghiệp trong tập đoàn đều có pháp nhân độc lập”
Vào năm 1990 và 1991 Nhà nước đã thành lập các Tổng công ty nhà nước, đến năm 2005 thì một số Tổng công ty được tổ chức thành tập đoàn kinh tế. Đến năm 2008 có 8 tập đoàn kinh tế và 96 Tổng công ty nhà nước hoạt động theo mô hình công ty mẹ - con.
Danh sách các tập đoàn kinh tế Việt Nam cho đến năm 2008 có: Bưu Chính – Viễn Thông (VTPT), Than – Khoáng Sản(Vinacomin), Dầu khí(Petro Vietnam), Điện lực(EVN), Công nghiệp Tàu Thủy (Vinashin), Dệt May(Vinatex),cao su(VRG) và tài chính – Bảo hiểm (Bảo Việt)
2. Sự cần thiết và nhu cầu tất yếu.
Do mở cửa hội nhập nên cần phải tổ chức sắp xếp các doanh nghiệp nhỏ, manh mún thành những doanh nghiệp lớn để đủ khả năng đối tác cũng như cạnh tranh với doanh nghiệp nước ngoài tăng cường vị trícủa doanh nghiệp nhà nước trong việc bảo đảm vai trò chủ đạo,dẫn dắt các doanh nghiệp nhà thuộc thành phần kinh tế khác hoạt động theo định hướng xã hội chủ nghĩa, và các tập đoàn hoạt động có hiệu quả sẽ làm nòng cốt trong nền kinh tế xã hội chủ nghĩa. Do nền kinh tế hội nhập sẽ phải chấp nhận cạnh tranh, cạnh tranh tất yếu dẫn đến tích tụ và tập trung vốn vì vậy tất yếu sẽ hình thành doanh nghiệp lớn, tức các tập đoàn kinh tế.
Song các tập đoàn kinh tế thế giới, hầu hết đều đi từ các công ty nhỏ, hoạt động có hiệu quả, tích tụ vốn và phát triển quy mô dần trở thành các tập đoàn khổng lồ, các tập đoàn kinh tế Việt Nam được thành lập dựa trên tổng công ty có quy mô chưa lớn.
3. Đặc trưng cơ bản của tập đoàn kinh tế.
- Các tập đoàn kinh tế thường có quy mô lớn về vốn, doanh thu và phạm vi hoạt động.
Sự liên kết giữa các doanh nghiệp với nhau trong một tập đoàn luôn luôn nhằm mục tiêu quan trọng nhất là giải quyết những khó khăn về vốn phục vụ kinh doanh. Vì vậy, khi đã hình thành tập đoàn, các doanh nghiệp thành viên phát triển nhanh hơn, tài sản có quyền sở huwxucungx tăng lên khá nhanh, từ đó, tổng tài sản trong toàn tập đoàn cũng khá lớn. Các tập đoàn kinh tế trên thế giới thường chiếm phần lớn thị phần trong trong những mặt hàng chủ đạo của tập đoàn đó và vì vậy có doanh thu rất cao.
Về lao động, các tập đoàn thường thu hút một số lượng lớn lao động ở chính quốc và ở các quốc gia khác. Ví dụ: Tập đoàn Air France(Pháp) bao gồm 16 công ty con với 45.000 lao động, tậ đoàn Danone(Pháp) chuyên sản xuất sữa tươi, bánh bích quy, thực phẩm, nước khoáng, bia, có 81.000 nhân viên và tập đoàn Fiat(Italia) có 242.300 nhân viên…
Phần lớn các tập đoàn mạnh thế giới hiện nay là tập đoàn đa quốc gia, tức là các chi nhánh, công ty con ở nhiều nước trên thế giới. Chẳng hạn, tập đoàn HENKEL(Đức) có 330 chi nhánh, công ty con ở nước ngoài. Tương tự, số chi nhánh, công ty con ở nước ngoài của tập đoàn Simens(Đức) là 300, tập đoàn Roche(Thụy Sĩ): 140, tập đoàn Tractebel(Bỉ):100, tập đoàn Unilever(Anh):90...
Các tập đoàn kinh tế đã và đang hoạt động trên thế giới hiện nay đều là những tập đoàn đa ngành, tức là hoạt động trong nhiều ngành nghề, nhiều lĩnh vực.
Hoạt động trong nhiều ngành nghề, nhiều lĩnh vực là xu hướng có tính quy luật cùng với sự phát triển của tập đoàn kinh tế. VD: Mitsubishi ban đầu chỉ hoạt động trong lĩnh vực cơ khí chế tạo nhưng đến nay đã hoạt động trong các lĩnh vực: khai khoáng, luyện kim, cơ khí chế tạo, hóa chất, ngân hàng, bảo hiểm, ngoại thương, vận tải…Tập đoàn Petronas(Malaysia) trước hoạt động chủ yếu trong ngành dầu khí nhưng hiện nay đã hoạt động trong các lĩnh vực: thăm dò, khai thác dầu khí, lọc dầu, hóa dầu, kih doanh thương mại các sản phẩm dầu khí, hàng hải, kinh doanh bất động sản, siêu thị và giải trí…
Với sự kết hợp ngày càng chặt chẽ giữa các lĩnh vực có liên quan trong hoạt động sản xuất kinh doanh và sự liên kết chặt chẽ giữa nghiên cứu khoa học và sản xuất, hiện nay, các công ty tài chính, ngân hàng, bảo hiểm và các viện nghiên cứu ứng dụng về khoa học, công nghệ tham gia vào các tập đoàn kinh tế ngày càng nhiều.
-Sự đa dạng về cơ cấu tổ chức và sử hữu vốn.
Về cơ cấu tổ chức cho đến nay chưa có 1 văn bản pháp lý của một quốc gia nào quy định một cơ cấu tổ chức thống nhất cho tập đoàn kinh tế. Bởi lẽ,các tập đoàn kinh tế được hình thành dần dần trong quá trình phát triển hai hoặc một số doanh nghiệp hình thành một tập đoàn theo nguyên tắc tự nguyện, hiệp thương.
Vấn đề quan trọng nhất cần nhấn mạnh : Tạp đoàn không phải là một doanh nghiệp, không có tư cách pháp nhân độc lập. Do đó, các mệnh lệnh hành chính không được sử dụng trong điều hành của tập đoàn. Các doanh nghiệp là thành viên của tập đoàn đều có pháp nhân độc lập, có cơ quan quyền lực cao nhất như hội đồng thành viên(với công ty TNHH), đại hội cổ đông(với công ty cổ phần). Theo thỏa thuận giữa các thành viên của tập đoàn, chủ tịch hội đồng thành viên, hội đồng quản trị các công ty trong tập đoàn tập hợp lại thành hội đồng chủ tịch tập đoàn. Hội đồng chủ tịch bầu ra chủ tịch tập đoàn. Hội đồng chủ tịch không thực hiện chức năng điều hành cụ thể đối với quá trình sản xuất, kinh doanh và tổ chức của các công ty thành viên, do đó, không có chức danh tổng giám đốc tập đoàn. Sở hữu vốn trong các tập đoàn kinh tế cũng rất đa dạng. Trước hết, vốn trong tập đoàn là do các công ty thanh viên làm chủ sở hữu, bao gồm cả vốn tư nhân và vốn nhà nước. Quyền sở hữu vốn trong tập đoàn cũng tùy thuộc vào mức độ phụ thuộc của các công ty thành viên vào công ty mẹ và thường ở hai cấp độ:
+ Cấp độ thấp hay còn gọi là liên kết mềm, vốn của công ty mẹ, công ty con, công ty cháu… là của từng công ty.
+ Cấp độ cao hay còn gọi là liên kết cứng là công ty mẹ tham gia đầu tư vào các ông ty con, biến các công ty con, con ty cháu thành công ty TNHH một thành viên do công ty mẹ làm chủ sở hữu hoặc công ty mẹ chiếm trên 50% vốn điều lệ(với công ty TNHH), giũ cổ phần chi phối(với công ty con ,cháu là công ty cổ phần).Trên thực tế, không có một tập đoàn kinh tế nào chỉ có quan hệ về sở hữu vốn theo một cấp độ mà đan xen cả hai cấp độ tùy theo từng trường hợp trong quan hệ giữa công ty mẹ và công ty con.
4.Hiệu quả hoạt động.
4.1 Sử dụng vốn
Tám tập đoàn kinh tế cùng với 96 tổng công ty, công ty lớn của Nhà nước sở hữu gần 400.000 tỉ đồng, chiếm hầu hết vốn của Nhà nước có tại các doanh nghiệp nhà nước. Các tập đoàn và tổng công ty đang nắm giữ 75% tài sản cố định của quốc gia, khoảng 60% tổng tín dụng ngân hàng trong nước và tổng vốn vay nước ngoài nhưng chỉ tạo ra khoảng 40% tổng sản phẩm trong nước, tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu của các đơn vị này là 17%, 28,8% thu ngân sách. Tính đến cuối năm 2007, tổng số vốn chủ sở hữu của các tập đoàn và tổng công ty đã tăng 18%, tổng tài sản tăng 26%
`4.2. Đầu tư trái nghề chính.
Tại một hội nghị hồi tháng 4-2008 ở Hà Nội, Bộ Tài chính cho biết tính đến cuối năm 2007, tổng giá trị đầu tư ra ngoài các lĩnh vực kinh doanh chính của 70 tập đoàn, tổng công ty nhà nước là gần 117.000 tỉ đồng, trong đó đầu tư vào lĩnh vực tài chính, ngân hàng và bất động sản là hơn 23.400 tỉ đồng.
4.3.Tình hình nợ
Có nhiều số liệu khác nhau và nhiều cách nhìn nhận khác nhau về tỷ lệ nợ vay trên vốn chủ sở hữu của các doanh nghiệp nhà nước mà các tập đoàn kinh tế nhà nước và các Tổng công ty nhà nước là các chủ thể chiếm tỷ trọng tuyệt đối về vốn.
Tỷ lệ nợ phải trả 8 tập đoàn kinh tế cùng với 96 tổng công ty, công ty lớn của Nhà nước lên đến 1,36 lần, tính đến cuối năm 2007 và nợ của các tập đoàn kinh tế vẫn trong vòng kiểm soát.
Tỷ lệ nợ vay trên vốn chủ sở hữu của các doanh nghiệp nhà nước rất cao, cá biệt lên đến 42 lần trên vốn của chủ sở hữu. So với mức tỷ lệ nợ vay trên vốn chủ sở hữu của các tập đoàn kinh tế quốc tế là chỉ từ 1 đến 3 lần thì tỷ lệ nợ vay/vốn chủ sở hữu của các tập đoàn kinh tế Việt Nam nếu được công bố sẽ khiến "thế giới phải giật mình", có đại biểu quốc hội đặt nghi vấn cho rằng nguyên nhân của việc thiếu rõ ràng trong bảo lãnh tín dụng, độc quyền, khó kiểm soát nợ của doanh nghiệp nhà nước, các tập đoàn kinh tế, Tổng công ty nhà nước có gốc gác từ lợi ích cục bộ, lợi ích nhóm.
Hoạt động yếu kém, sử dụng quá nhiều nguồn lực, được quá nhiều ưu ái, ưu đãi kể cả lúc kinh tế đất nước gặp nhiều khó khăn,cạnh tranh không bình đẳng, không làm tròn vai trò nòng cốt của nền kinh tế thậm chí đã trở thành là gánh nặng của nền kinh tế, lũng đoạn thông qua quan hệ, coi trọng lợi ích nhóm, các tập đoàn kinh tế được xem là một trong những nguyên nhân gây ra lạm phát cao vào năm 2008
5.Mô hình công ty mẹ - công ty con.
Công ty mẹ và công ty con là hai thực thể pháp lí độc lập, và nếu công ty con là công ty có trách nhiệm hữu hạn thì công ty mẹ chỉ chịu trách nhiệm đối với phần vốn góp hay cổ phần của mình mà thôi, nhưng do mối quan hệ có tính chất chi phối các quyết định của công ty con,nên luật pháp nhiều nước bắt buộc công ty mẹ phải chịu trách nhiệm liên đới về những ảnh hưởng của công ty mẹ đối với công ty con. Thí dụ, luật công ty của Cộng hòa liên bang Nga quy định nếu công ty mẹ đưa ra chỉ thị buộc công ty con phải thực hiện theo một cam kết nào đó giữa công ty mẹ và công ty con thì công ty mẹ phải chịu trách nhiệm liên đới.
Ngoài ra, theo luật pháp của nhiều nước và theo chuẩn mực kế toán quốc tế thì công ty mẹ phải có trách nhiệm trình báo cáo tài chính tập trung hay hợp nhất tại đại hội cổ đông của công ty mẹ,trừ trường hợp công ty mẹ là công ty con của công ty khác hoặc hoạt động của công ty con quá khác biệt với công ty mẹ; bởi lẽ,dù là hai thực thể pháp lí độc lập nhưng trên thực tế chúng là những công ty liên kết, một thực thể kinh tế hợp nhất.
Nguồn tiền mặt công ty con
Công ty mẹ
Vốn vay
Khoản phải thu
Tồn Kho
Bán trả chậm
Các dự án
Số dư khoản phải trả
Tiền chi mua hàng
Vật tư và nguyên
Vật liệu
5.1.Sự giống và khác nhau giữa mô hình tổng công ty và đơn vị thành viên và mô hình công ty mẹ công ty con:
Sự giống nhau:
-Tổng công ty là cổ đông
-Có quyền quyết định đến hoạt động của công ty thành viên bằng nhiều cơ chế khác nhau.
b.Sự khác nhau:
- Với mô hình tổng công ty thì cơ cấu tổ chức của công ty (một nhóm các công ty ) bị giới hạn có 3 cấp – Tổng công ty, công ty và xí nghiệp hạch toán phụ thuộc(hoặc tương đương). Trong khi đó, theo mô hình công ty mẹ công ty con thì tầng nấc trong cơ cấu tổ chức, về mặt lí thuyết, là không giới hạn- công ty me công ty con,công ty cháu...
-Về nguyên tắc, quan hệ công ty mẹ đối với công ty con là trách nhiệm hữu hạn, còn quan hệ giữa tổng công ty và đơn vị thành viên là trách nhiệm vô hạn.
- Về mặt pháp lí, các đơn vị thành viên của tổng công ty và công ty là những pháp nhân độc lập chưa đầy đủ ,vì đối với một số hoạt động của đơn vị thành viên, luật pháp yêu cầu phải có ủy quyền chính thức của doanh nghiệp chủ quản như lĩnh vực đầu tư,tài chính, tổ chức cán bộ...Trong khi đó, theo mô hình công ty mẹ-công ty con, các doanh nghiệp là những pháp nhân đầy đủ.
-Các đơn vị thành viên hạch toán độc lập trong mô hình tổng công ty không phải do tổng công ty quyết định thành lập, mặc dù về mặt pháp lí tổng công ty là chủ sở hữu.Trong khi đó, theo mô hình công ty mẹ công ty con thì công ty mẹ là một doanh nghiệp có sản phẩm, có khách hàng, có thị trường.
- Những quy chế, quy định đối với một số lĩnh vực hoạt động của các thành viên trong tổng công ty thường có tính pháp quy; trong khi đó, những quy chế, quy định của các thành viên trong công ty mẹ- công ty con hoàn toàn mang tính chất quản lí.
- Quá trình hình thành tổng công ty cho thấy, theo mô hình tổng công ty thì ít nhất phải có hai công ty thành viên tồn tại trước khi có tổng công ty, trong khi đó theo mô hình công mẹ- công ty con thì công ty mẹ thường phải tồn tại trước, sáng lập hoặc tham gia sáng lập ra công ty con(trừ trường hợp mua lại)
- Trong mô hình hiện hữu, tổng công ty(công ty) là chủ sở hữu của cả sản nghiệp(cả tài sản có và tài sản nợ) của công ty thành viên,tức vừa sở hữu vốn vừa sở hữu tài sản (về thực chất) và tài sản (vốn) công ty con là tài sản (vốn) của công ty mẹ; tron khi đó, theo mô hình công ty mẹ - công ty con ,công ty mẹ chỉ sở hữu phần vốn đầu tư trong công ty con mà thôi và vốn của công ty con là tài sản của công ty mẹ(trong đầu tư dài hạn)
- Mô hình tổng công ty- công ty thành viên không cho phép huy động vốn một cách có hiệu quả, không cho phép tổng công ty(công ty ) thay đổi cơ cấu vốn đầu tư trong các doanh nghiệp thành viên một cách linh hoạt.
5.2.Đặc điểm chung của công ty mẹ công ty con:
Là một tổ hợp sản xuất kinh doanh đa dang, đa sở hữu.
Là một tổ hợp lấy liên doanh góp vốn, hoặc sở hữu chung vốn làm nhân tố quyết định sự liên kết dưới hình thức công ty cổ phần.
Là một tổ chức kinh doanh bao gồm nhiều doanh nghiệp nhưng có một doanh nghiệp giữ vai trò chi phối, chỉ huy thống nhất đó là công ty mẹ.
Công ty mẹ đều là doanh nghiệp 100% vốn nhà nước hoặc có tỷ lệ vốn góp chi phối, các công ty con có thể là doanh nghiệp nhà nước, công ty cổ phần có chi phối của nhà nước, công ty TNHH một thành viên, công ty TNHH hai thành viên trở lên có hơn 50% vốn nhà nước.Sự liên kết kinh tế, tài chính, công nghệ của các nhóm các công ty mẹ con này với nhau tạo thành một tập đoàn kinh tế.
5.3.Ưu điểm của mô hình
Mô hình công ty mẹ - công ty con có nhiều ưu điểm cả về cơ cấu tổ chức và cơ chế quản lí, đặc biệt là đối với những nhóm doanh nghiệp có quy mô lớn như các tập đoàn kinh tế xuyên quốc gia và đa quốc gia.
Theo mô hình này, khi một đơn vị kinh doanh chiến lược của một doanh nghiệp phát triển đến mức yêu cầu phải có sự tự chủ trong hoạt động, thì các doanh nghiệp có xu hướng tách đơn vị kinh doanh chiến lược này thành một thực thể pháp lí độc lập, về mặt pháp lí không chịu trách nhiệm liên quan đến hoạt động của nó. Chính với trách nhiệm hữu hạn này của chủ sở hữu là điều kiện cần để chủ sở hữu có thể xác lập một cơ chế quản lí phân cấp triệt để hơn khi nó còn là một ộ phận trực thuộc của công ty mẹ.
Với mối quan hệ theo mô hình công ty mẹ - công ty con, công ty mẹ còn có thể thực hiện được chiến lược chuyển giá, nhất là trong những trường hợp các doanh nghiệp lập cơ sở kinh doanh ở nước ngoài.
Với mô hình này các doanh nghiệp có thể thực hiện được sự liên kết với các doanh nghiệp khác nhằm giảm cạnh tranh, tăng độc quyền của thiểu số cùng phối hợp hay chia sẻ các nguồn lực, tận dụng các thế mạnh của các cổ đông...bằng cách cùng nhau lập các công ty con.
Mô hình công ty mẹ - công ty con cho phép các doanh nghiệp chủ động hơn trong việc bố trí và tái bố trí lại cơ cấu đầu tư vào các lĩnh vực khác nhau theo chiến lược phát triển của doanh nghiệp bằng việc mua hoặc bán cổ phần của mình trong các công ty con .
Công ty mẹ - công ty con cho phép một doanh nghiệp huy động vốn để mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh bằng cách thành lập công ty con mới trong điều kiện vừa có thể kiểm soát doanh nghiệp mới thành lập một cách hữu hiệu thông qua cổ phần khống chế, vừa không bị các nhà đầu tư chi phối đối với doanh nghiệp cũ.
Với bối cảnh nền kinh tế nước ta hiện nay đang vận hành theo cơ chế thị trường và trong xu thế hội nhập, cạnh tranh diễn ra ngày càng quyết liệt hơn.Do hạn chế về khả năng và nguồn lực, các doanh nghiệp các tổ chức kinh tế buộc phải hợp tác với nhau trong quá trình điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như nghiên cứu phát triển mở rộng về chiều trộng và chiều sâu. Trong đó, một hình thức hợp tác được các đơn vị doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế ưu thích hiện nay là hợp nhất kinh doanh, nó giúp các đơn vị mở rộng được quy mô, giảm đối thủ cạnh tranh, đa dạng hóa nghành nghề, mở rộng thị trường...
Sử dụng mô hình công ty mẹ - công ty con là phương thức tốt nhất đảm bảo tính định hướng XHCN của nền kinh tế trong thời kì quá độ đi lên CNXH.
Mô hình công ty mẹ công ty con sẽ phát huy được tính tự chủ sáng tạo của từng thành viên từ công ty mẹ đến công ty con, hạn chế được sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các công ty trong tập đoàn, do đó tạo nên sức mạnh tập đoàn. Công ty mẹ một mặt tự chủ xây dựng chiến lược phát triển của mình và của taonf bộ hệ thống, lựa chọn các hình thức đầu tư, trực tiếp tác nghiệp kinh doanh, mặt khác đầu tư vốn vào các công ty con và thông qua đó chỉ đạo hoạt động của các công ty con qua HDQT theo định hướng phát triển của công ty mẹ. Các công ty con đều có tư cách pháp nhân, tự chủ hoạt động kinh doanh theo định hướng chiến lược của công ty mẹ, thu hút vốn đầu tư bên ngoài, tự chịu trách nhiệm về các hoạt động kinh tế của mình.
Chính những điều đó làm cho các doanh nghiệp thu lợi nhuận ngày càng nhiều, một tổ chức kinh doanh đạt hiệu qua và tiết kiệm kinh tế cao, một tổ chức phát triển bền vững.
VD:- Chỉ sau 1 năm hoạt động, những kết quả bước đầu về sản xuất kinh doanh của các công ty mẹ khá tốt: doanh thu sau khi chuyển đổi tăng cao, bình quân 48%, nộp ngân sách tăng 9%, lợi nhuận tăng 24%;tỷ suất lợi nhuận bình quân trên vốn của các công ty mẹ đạt 10,83%; số lao động của các công ty con sau khi sắp xếp, tuyển dụng tăng thêm 11%. Các đơn vị này cũng thừa nhận, việc chuyển sang hoạt động theo công ty mẹ - công ty con đã làm thay đổi bản chất, phương thức tổ chức và phương thức quản lí điều hành từ kiểu hành chính(cấp trên – cấp dưới) sang phương thức đầu tư chi phối về vốn, công nghệ, thương hiệu đối với các công ty con.
Tám tập đoàn kinh tế cùng với 96 tổng công ty, công ty lớn của nhà nước sở hữu gần 400.000 tỷ đồng, chiếm hầu hết vốn nhà nước có tại các doanh nghiệp nhà nước.
Các tập đoàn và tổng công ty đang nắm giữ 75% tài sản cố định của quốc gia, khoảng 69% tín dụng của ngân hàng trong nước và tổng vốn vay nước ngoài nhưng chỉ tạo ra khoảng 40% tổng sản phẩm trong nước, tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu của các đơn vị này là 17%, 28,8% thu ngân sách. Tính đến cuối năm 2007, tổng số vốn chủ sở hữu của các tập đoàn và tổng công ty đã tăng 18%, tổng tài sản tăng 26%.
Những tổng công ty mới thành lập nhưng đã ổn định được tổ chức và tích cực chuyển đổi đạt kết quả tốt như:
TCT Thương mại Sài Gòn, TCT Bến Thành, TCT địa ốc Sài Gòn....
5.4.Nhược điểm của mô hình:
Một số chính sách như chính sách đất đai, chính sách tài chính ... chưa phù hợp.
Các tố chức chính trị như tổ chức Đảng, công đoàn ... chưa kịp đổi mới cho phù hợp.
Công ty mẹ hầu hết vẫn là công ty 100 % vốn nhà nước, chưa dám cổ phần hóa nên nguồn lực tài chính của công ty mẹ còn yếu nên chưa thực sự làm được vai trò của công ty mẹ
Một số công ty mẹ - công ty con vẫn chưa thông thạo cách điều hành theo cơ chế mới, có khi vẫn lặp lại cách chỉ huy hành chính mệnh lệnh
Chưa tạo được cơ chế thay đổi đội ngũ cán bộ điều hành, nhất là cán bộ chủ chốt, khi chuyển sang hoạt động yếu kém, sử dụng quá nhiều nguồn lực, được quá nhiều ưu ái, ưu đãi kể cả lúc kinh tế đất nước gặp nhiều khó khăn, cạnh tranh không bình đẳng, không làm tròn vai trò nòng cốt của nền kinh tế thậm chí đã trở thành gánh nặng cho nền kinh tế, lũng đoạn thông qua quan hệ, coi trọng lợi ích nhóm, các tập đoàn kinh tế được xem là một trong những nguyên nhân gây ra lạm phát vào năm 2008.
VD: - Tỷ lệ nợ phải trả 8 tập đoàn kinh tế cùng với 96 tổng công ty, công ty lớn của nhà nước lên đến 1,36 lần, tính đến cuối năm 2007 và nợ của các tập đoàn kinh tế vẫn trong vòng kiểm soát.
Tỷ lệ nợ vay trên vốn chủ sở hữu của các doanh nghiệp nhà nước rất cao, cá biệt lên đến 42 lần trên vốn của chủ sở hữu. So với mức tỷ lệ nợ vay trên vốn chủ sở hữu của các tập đoàn kinh tế quốc tế là chỉ 1 đến 3 lần thì tỷ lệ nợ vay trên vốn chủ sở hữu của các tập đoàn kinh tế Việt Nam nếu được công bố sẽ khiến “thế giới phải giật mình”, có đại biểu quốc hhooij đặt nghi vấn cho rằng nguyên nhân của việc thiếu rõ ràng trong bảo hành tín dụng, độc quyền, khó kiểm soát nợ của doanh nghiệp nhà nước, các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước có gốc gác từ lợi ích cục bộ, lợi ích nhóm.
Ngoài ra, hiện nay đa số các tập đoàn kinh tế, các tổng công ty ở VN vẫn chưa triển khai thực hiện hoặc áp dụng chưa triệt để việc lập báo cáo tài chính hợp nhất theo đúng chuẩn mực kế toán số 25.
5.5.Khả năng vận dụng mô hình công ty mẹ công ty con trong nền kinh tế Viêt Nam.
5.5.1. Sự cần thiết chuyển các tổng công ty, doanh nghiệp nhà nước sang mô hình công ty mẹ - công ty con.
Do mở cửa hội nhập nên cần phải tổ chức sáp xếp các doanh nghiệp nhỏ, manh mún thành những doanh nghiệp lớn để đủ khả năng đối tác cũng như cạnh tranh với doanh nghiệp nhà nước trong việc bảo đảm vai trò chủ đạo, dẫn dắt các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác hoạt động theo định hướng xã hội chủ nghĩa.Do nền kinh tế hội nhập sẽ phải chấp nhận cạnh tranh, cạnh tranh tất yếu dẫn đến tích tụ và tập trung vốn vì vậy tất yếu sẽ hình thành doanh nghiệp lớn, tức các tập đoàn kinh tế.
Song khác với các tập đoàn kinh tế thế giới, hầu hết đều đi từ các công ty nhỏ, hoạt động rất hiệu quả, tích tụ vốn và phát triển quy mô dần trở thành tập đoàn khổng lồ, các tập đoàn kinh tế Việt Nam được thành lập dựa trên các tổng công ty có quy mô chưa lớn, yếu kém trong quản lí, quen dựa vào bao cấp đã vừa độc lại thích có thêm quyền, phần lớn vị trí chủ chốt được bổ nhiệm vì lí do chính trị chứ không dựa trên năng lực quản trị kinh doanh nên sự tác hại của các tập đoàn kinh tế khi làm ăn thiếu hiệu quả có thể gây tác hại lớn cho nền kinh tế, cẩn thận trong việc thành lập.
* Để chuyển từ mô hình hiện tại sang mô hình mới cần giải quyết một số vấn đề như:
Nhà nước cần có những bước đánh giá, phân tích một cách khoa học chuỗi giá trị của nhóm để xác định những công ty nòng cốt, nắm giữ khâu then chốt trong chuỗi giá trị tổng công ty để chuyển đơn vị thành viên này trở thành công ty mẹ, nắm giữ vốn cổ phần trong các công ty con. Công ty mẹ có thể là công ty sản xuất, thương mại – dịch vụ, nghiên cứu và phát triển hoặc là các công ty tài chính – ngân hàng. Việc chọn công ty mẹ này đồng nghĩa với việc giải thể bộ máy quản lí hành chính của các công ty hiện nay.
Tiến hành cổ phần hóa các doanh nghiệp thành viên không thuộc diện Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ sang hoạt động theo mô hình công ty TNHH một thành viên theo luật doanh nghiệp. Thực hiện bước này đồng nghĩa với việc xóa bỏ cơ chế chủ quan đối vơí các doanh nghiệp thành viên (các công ty con); công ty mẹ chỉ còn là sở hữu phần vốn cổ phần tại các công ty con, thay vì là chủ của toàn bộ sản nghiệp.
Xác lập một cơ chế quản lí mới , chỉ giao trách nhiệm quản lí và sử dụng vốn nhà nước ở các công ty mẹ cho HDQT hoặc chủ tịch công ty nếu DN không có HDQT,và dưới hình thức hợp đồng quản lí. Điều này có nghĩa là sẽ không còn những quy định về quản lí mang tính pháp quy cho riêng đối với việc quản lí doanh nghiệp nhà nước như hiện nay, mà nó được xác lập theo hợp đồng quản lí – quan hệ dân sự, lao động.
Cho quyền HDQT, chủ tịch công ty được chủ động quyết định việc thuê giám đốc nếu xét cân thiết, và theo cơ chế thị trường lao động.
Phải tăng cường công tác tuyên truyền về mô hình công ty mẹ - công ty con và sự cần thiết phải chuyển đổi mô hình tổng công ty nhà nước sang mô hình công mẹ - công ty con cho các các cấp, các nghành và nhất là cho cán bộ, công nhân các doanh nghiệp nhà nước-nơi sẽ chuyển đổi.
Tiếp tục hoàn thiện cơ sở pháp lí cho việc hình thành và phát triển mô hình công ty mẹ - công ty con từ công ty nhà nước(các vấn đề như: những nội dung chỉ đạo chuyển đổi mô hình, quy chế tài chính cho các doanh nghiệp sau khi chuyển đổi, các chính sách khác...).
Gắn việc chuyển đổi mô hình với việc thay đổi tổ chức, nhân sự để tạo nên xung lực mới cho doanh nghiệp( thí dụ cho phép hội đồng quản trị thuê giám đốc điều hành giỏi, đại hội cổ đông sẽ đề nghị phía chủ sở hữu nhà nước đề cử những cán bộ quản lí mới cho đại hội lưa chọn...)
Nghiên cứu xây dựng tổ chức đảng và các tổ chức quần chúng khác trong doanh nghiệp theo mô hình công ty mẹ - công ty con cho phù hợp với cơ chế mới.
5.5.2. Bước đầu của quá trình áp dụng CTM-CTC ở VN:
Định chế công ty tư nhân của ta mới tồn tại 20 năm. Thoạt đầu , các công ty do các chủ gia đình nắm giữ trong bối cảnh cầu cao hơn cung của nền kinh tế. Các ông chủ mở công ty theo kiểu cần đến đâu mở đến đó. Cũng có thể khi công ty ăn nên làm ra thì cũng chỉ mở những ngành nghề khác nhau trong nội bộ với cơ chế hạch toán báo sổ. Chẳng cần mẹ con. Các công ty phát triển theo hai cách này đều gặp hai trở ngại chung và lớn là quản trị và nhan sự.
DNNN đã tồn tại trên 50 năm. Vốn của chúng do một ông chủ duy nhất nắm. Nhà nước nắm vốn thì mở công ty tùy ý. Khác vối tư nhân, DNNN phải đối phó với vấn đề hiệu quả kinh doanh. Để giải quyết với quyền lực của mình đã thiết lập các tổng công ty 90 và 91. Bất kể đến lai lịch hình thành của minh và của thế giới ra sao,nhà nước nói là “ xây dựng các tập đoàn” để có “quả đấm mạnh”. Vì các căn bệnh bẩm sinh của nó là quản trị và nhân sự không hề được chữa nên các tổng công ty không thành công về mặt kinh doanh. Để vượt qua thất bại đó và trước áp lực hội nhập, Nhà nước bèn chuyển các công ty thành accs công ty mẹ con.
Trước biến chuyển của DNNN, các công ty tư nhân cũng làm theo. Công ty nào có mặt nhiều địa phương thì sắp xếp lại thành mẹ với con ,ai có nhiều ngành trong nội bộ sẽ tách ra thành con với mẹ. Ở đây có sự chuyển vốn để có thể đang kí.
Trong quá trình chuyển đổi ấy, ta thấy các công ty tư nhân thực hiện chuyển đối mô hình là để giải quyết vấn đề quản trị, thông qua đó giải quyết vấn đề nhân sự; còn ở DNNN là để nhà nước rút bớt vốn về và tăng hiệu quả kinh doanh.
Như vậy, công ty mẹ con của VN không xuất phát trên một nền tảng kinh tế giống như ở các nước khác.
Cho đến nay, chính phủ đã cho thí điểm thực hiện mô hình công ty mẹ - công ty con ở 52 DNNN, trong đó có 31 công ty xuất phát từ tổng công ty nhà nước,16 công ty nhà nước độc lập và các DNNN khác. Theo như sơ kết của ban chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp thì việc thực hiện thí điểm đã có một số kết quả bước đầu , thể hiện ở:
Đã xây dựng được cơ sở pháp lí cho mô hình công ty mẹ - công ty con: xây dựng nội dung cơ bản của công ty mẹ - công ty con và đã đưa nội dung đó vào luật DNNN 2003;ban hành nghị định 153/2004/ND-CP hướng dẫn chuyển đổi tổng công ty nhà nước và các loại DNNN khác sang mô hình công ty mẹ - công ty con, làm rõ tính pháp lí, chức năng, trách nhiệm, quyền hạn và mô hình của các tổ hợp công ty mẹ - công ty con;ban hành quy định quản lí tài chính trong loại hình tổ hợp này...
Tạo ta được mô hình tổ chức quản lí doanh nghiệp mới phù hợp với cơ chế thị trường và xu hướng phát triển của DNVN. Đó là công ty mẹ DNNN, còn công ty con thì rất đa dạng. Cũng là mô hình công ty mẹ - công ty con nhưng đa dạng trong loại hình tổ chức.Nhờ vậy, chúng ta đã tạo ra được mô hình tổ chức quản lí doanh nghiệp hiện đại, phù hợp với cơ chế thị trường.
Các công ty mẹ - công ty con tuy mới ra đời trong giai đoạn thí điểm nhưng đã hoạt động tốt. Các chỉ tiêu kinh tế đều tăng như: công ty xây lắp điện 3, năm 2004 so với năm 2003 vốn điều lệ tăng 125%, doanh thu tăng 120%, lợi nhuận tăng 83%, nộp ngân sách tăng 112%, thu nhập của người lao động tăng 108%; Công ty constrexin, năm 2004 so với năm 2003 doanh thu tăng 113%,lợi nhuận tăng 143%, nộp ngân sách tăng 135%; tổng công ty Đường sông miền nam mới sau một năm chuyển doanh thu đã tăng 65,5%, lợi nhuận tăng 65%, thu nhập bình quân đầu người lao động tăng 53%...
II. Thực trạng và xu hướng phát triển của tập đoàn kinh tế.
1. Thực trạng của các tập đoàn kinh tế ở Việt Nam.
Việc xây dựng tập đoàn kinh tế là chủ trương của Đảng và nhà nước nhằm đua nền kinh tế phát triển cùng hội nhập với nền kinh tế thế giới. Đảng và Nhà Nước cũng đã xác định rõ một số lĩnh vực trọng điểm cần phải hình thành tập đoàn kinh tế. Trong hầu hết các chính sách phát triển kinh tế của mình, Nhà Nước đều thể hiện quan điểm hình thành các tập đoàn kinh tế mũi nhọn đủ sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Theo đó một số tổng công ty nhà nước trong một số lĩnh vực mũi nhọn sẽ được chuyển đổi thành các tập đoàn kinh tế. Trên thực tế trong năm 2006 đến đầu năm 2007 tám tập đoàn kinh tế quốc gia trong các lĩnh vực mũi nhọn như bưu chính viễn thông , than khoáng sản, dầu khí , điện lực ,công trình tàu thủy, dệt may , cao su ,tài chính bảo hiểm đã được thành lập. Đây là những tổng công ty có quy mô lớn mạng lưới thành viên có quan hệ mật thiết liên doanh hợp tác với nhiều đối tác. Tuy nhiên trong quá trình thành lập các tập đoàn kinh tế nhà nước đã xuất hiện sự lúng túng trong giải quyết các vấn đề cụ thể khi xây dựng đề án. Các vấn đề nảy sinh đó là mối quan hệ liên kết giữa các đơn vị trong tập đoàn, cơ chế thực hiện liên kết , cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý (thành phần , quyền , trách nhiệm mối quan hệ giữa các bộ phận quản lý trong bộ máy tập đoàn), thương hiệu của tập đoàn , quy mô vốn điều lệ các vấn đề khác để xác lập tập đoàn. Ngay như đơn vị pháp lý của tập đoàn vẫn còn những ý kiến khác nhau như tập đoàn có hay không có tư cách pháp nhân, đăng ký hay không đăng ký, có hay không có bộ máy quản lý riêng. Như vậy, trong những năm qua vẫn còn rất nhiều những quan điểm khác nhau về nguyên tắc hình thành tập đoàn kinh tế trên cơ sở tổng công ty nhà nước. Việc hình thành các tập đoàn chỉ mang tính thuần túy thị trường hay chỉ quyết định hành chính hay kết hợp cả hai nguyên tắc trên.
Bên cạnh việc thí điểm hình thành các tập đoàn mũi nhọn theo định hướng của nhà nước dưới hình thức chuyển đổi các tổng công ty nhà nước thành tập đoàn kinh tế, Nhà Nước cũng khuyến khích sự hình thành phát triển của khu vực tư nhân. Khu vực kinh tế tư nhân thời gian qua cũng có những bước phát triển rất đáng chú ý. Nhiều tập đoàn kinh tế tư nhân đã được hình thành phát triển trở thành đầu tàu kinh tế trong một số lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế . Khu vực kinh tế tư nhân đã có những bước phát triển rất năng động nơi đóng góp khoảng 40% GDP , 1 phần 3 tổng đầu tư toàn xã hội cũng cho thấy một sức sống mạnh mẽ để phát triển đất nước. Các doanh nghiệp tư nhân ở nước ta ngày nay có những thế mạnh riêng có thể là vốn, công nghệ, mạng lưới phân phối, thương hiệu…vv . Nếu như các doanh nghiệp có thể liên kết với nhau tận dụng được các lợi thế của nhau sẻ tạo điều kiện cho sự phát triển không chỉ của công ty đó mà còn góp phần thúc đẩy sự phát triển chung của nền kinh tế.
Có được điều này là do Nhà Nước đã có những chính sách ngày càng cởi mở, đúng đắn hơn với khu vực kinh tế tư nhân. Các chính sách tự do hóa đã khuyến khích sự phát triển đa dạng của các loại hình doanh nghiệp mới, tích cực thu hút vốn đầu tư nước ngoài ( FDI), chú trọng cải cách thị trường vốn … Tất cả các chính sách đó cùng với sự kiện Việt Nam gia nhập WTO đã tạo ra những động lực mới cho khu vực kinh tế tư nhân phát triển. Trên thực tế trong khoảng 5 năm gần đây khu vực kinh tế tư nhân Việt Nam có tốc độ tăng trưởng đạt trên 10 % ( cao hơn so với mức 8 % của cả nền kinh tế), trong đó có những công ty có mức tăng trưởng về doanh thu lên đến hơn 50%. Hiện tại Việt Nam ngày nay cũng đã có những tập đoàn kinh tế tư nhân lớn mạnh, có tầm ảnh hưởng không nhỏ tới nền kinh tế như tập đoàn FPT, Đồng Tâm, Kinh Đô, Hòa Phát, Hoàng Anh, Trung Nguyên , Vincon…. Các tập đoàn này đều có vốn góp cổ phần chi phối lẫn nhau ở các công ty con, các công ty liên kết, ngân hàng, đối tác chiến lược với hàng ngàn cổ đông. Các tập đoàn tư nhân đang có những đóng góp to lớn sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam, trở thành những đầu tàu về kinh tế trong các doanh nghiệp tư nhân. Mặc dù nhà nước có chủ trương xây dựng các tập đoàn kinh tế tư nhân, tạo điều kiện thuận lợi cho mô hình tập đoàn phát triển .Trong thời gian qua các mô hình tập đoàn phát triển trong thời gian qua các tập đoàn kinh tế tư nhân cũng đã gặp rất nhiều khó khăn, lúng túng , trở ngại trong quá trình hình thành, phát triển. Khó khăn đầu tiên mà các tập đoàn gặp phải trong thời gian qua là vấn đề về pháp lý, mô hình tập đoàn kinh tế tư nhân ở nước ta thời gian qua chưa được thừa nhận. Các tập đoàn phải mang tên không chính danh như “công ty cổ phần tập đoàn ”hoặc “công ty trách nhiệm hữu hạn tập đoàn” . Trong các văn bản pháp lý đã ban hành đều chưa tạo được hành lang pháp lý cho việc hình thành các tập đoàn kinh tế tư nhân. Tuy nhiên, trong thời gian tới các khó khăn này sẽ không còn tồn tại bởi nghị định 139/2007/ND-CP của chính phủ ngày 5 tháng 9 năm 2007 hướng dẫn thi hành một số điều của luật doanh nghiệp. Theo đó, các nhà đầu tư hoàn toàn có quyền lực lựa chọn cụm từ “tập đoàn” trong tên riêng khi đăng ký kinh doanh của công ty mẹ, dù công ty được tổ chức dưới dạng công ty cổ phần hay công ty trách nhiệm hữu hạn .Nghị định 139 cũng đã nên rõ tập đoàn kinh tế không có tư cách pháp nhân, không phải đăng ký kinh doanh theo quy định của luật doanh nghiệp. Việc tổ chức hoạt động của tập đoàn hoàn toàn do các công ty thành lập tập đoàn tự thỏa thuận, quyết định . Quyết định này cũng chấm dứt tình trạng nhiều cơ quan nhà nước luôn phân vân khi đăng ký đầu tư cho doanh nghiệp có cụm từ tập đoàn trong tên vì không biết doanh nghiệp có đủ tiêu chí đủ năng lực làm tập đoàn hay không?
Khó khăn thứ hai mà các tập đoàn gặp phải là hiện tại vẫn chưa có một hoạch định, định hướng cụ thể nào nhằm khuyến khích việc hình thành, hoạt động của mô hình tập đoàn tư nhân. Các chủ trương hình thành tập đoàn kinh tế tư nhân vẫn mang tính chung chung. Hệ thống tiêu chí để xác định về tập đoàn đến nay vẫn chưa có, các nghiên cứu cụ thể để hình thành một chiến lược tổng thể để thúc đẩy sự phát triển của mô hình mới. Có thể nói rằng những nhân tố mới về tập đoàn kinh tế tư nhân Việt Nam thời gian vẫn đang hoạt động dò dẫm, chưa có được những định hướng mang tầm vĩ mô về hoạt động của các tập đoàn. Hệ thống quy định chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển của các tập đoàn .
Khó khăn thứ ba mà các tập đoàn gặp phải chính là những khó khăn tự thân của các tập đoàn trong quá trình hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh. Hầu hết các tập đoàn được thành lập trong vòng mười năm trở lại đây, vận hành bằng phương thức gia đình chứ chưa thực sự chuyên nghiệp. Bên cạnh đó là các xu thế phát triển của các doanh nghiệp cần liên doanh, liên kết, cổ phần hóa…nên đòi hỏi có cách quản lý công khai, minh bạch , hiệu quả… Do đó, khi quy mô phát triển lớn hơn thì việc quản lý theo cách cũ không còn phù hợp trong khi đó thời gian phát triển lại ngắn nên kinh nghiệm quản lý thiếu dẫn đến hầu hết các doanh nghiệp đều rơi vào tình trạng khủng hoảng về nhân lực đặc biệt là nhân sự cao cấp.
2 . Xu hướng phát triển của các tập đoàn kinh tế Việt Nam hiện nay
Chúng ta đang bước vào giai đoạn phát triển theo chiều sâu, thúc đẩy nền kinh tế đất nước phát triển, chuyển đổi sang mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Sự phát triển mạnh của lực lượng sản xuất đòi hỏi phải tìm một mô hình kinh tế thích ứng với sự biến đổi nói trên .Bên cạnh sự ra đời phát triển của hàng loạt các doanh nghiệp có quy mô lớn nhằm thực hiện hàng loạt mục tiêu nâng cao hiệu quả, sức cạnh tranh, khả năng hội nhập , định hướng, điều tiết thị trường. Sự hình thành tập đoàn kinh tế của nước ta hiện nay là rất cần thiết để đáp ứng nhu cầu hội nhập kinh tế quốc tế. Có thể nói việc liên kết, hình thành tập đoàn kinh tế về thực chất là để tăng cường sức mạnh cạnh tranh tăng hội nhập, kể cả khu vực kinh tế tư nhân cùng với sự phát triển kinh tế của đất nước xu thế hội nhập quốc tế, các doanh nghiệp tư nhân cũng ngày càng phát triển và có những đóng góp đáng kể vào sự tăng trưởng chung của đất nước. Xu thế đa dạng hóa ngành nghề và sản phẩm là điều mà các công ty cổ phần đang vươn tơi, một mặt để tận dụng các lợi thế sẵn có, đón bắt những cơ hội lam ăn. Mặt khác tạo ra thế cạnh tranh, hãng vốn và làm gọn nhẹ bộ máy quản lý, các công ty sẽ liên kết, hợp nhất nên trong thời gian tới tập đoàn kinh tế tư nhân ngày một nhiều hơn. Việc hình thành tập đoàn kinh tế là một xu thế tất yếu, khu vực tư nhân gần đây đã có bước phát triển mạnh mẽ về quy mô và số lượng bằng cách tách thành các doanh nghiệp con, đầu tư thêm vào các lĩnh vực mới . Hình thành các công ty mẹ ,công ty con mang dáng dấp của tập đoàn kinh tế. Trên thực tế, các doanh nghiệp nhỏ và vừa có xu hướng xích lại gần nhau nhằm nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của mình trên thị trường. Ví dụ như trong lĩnh vực phân phối, thời gian qua đã xuất hiện rất nhiều những tập đoàn như Vincom, Big C… và sắp tới có thể xuất hiện thêm lotte shopping, carefour, tessco và đặc biệt là Wal-Mark .Mới đây, bốn doanh nghiệp trong lĩnh vực phân phối Việt Nam là Satro Hapro Mart, Saigon Coop và Phú Thái đã liên kết với nhau để tiến hành hoạt động kinh doanh… vv
PHẦN 3: KẾT LUẬN
Cùng với sự phát triển kinh tế, các tập đoàn kinh tế VN đã được hình thành với những đặc trưng cơ bản. Các tập đoàn kinh tế này đã góp phần không nhỏ vào sự tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế, đẩy nhanh tốc độ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đây có thể coi là “tay chèo” chủ lực của con tàu kinh tế VN. Tuy nhiên, với lịch sử phát triển hàng trăm năm trên thế giới nhưng đối với VN, tập đoàn kinh tế vẫn còn là mô hình kinh tế khá mới mẻ. Vì vậy, để các tập đoàn kinh tế này có thể ổn định và phát triển, đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay, khi tình hình kinh tế thế giới, khu vực và trong nước có nhiều diễn biến phức tạp thì cần phải quan tâm đến rất nhiều vấn đề đã nêu ở trên. Hi vọng rằng các tập đoàn kinh tế VN với những đặc trưng và sự thay đổi về quản lí, hoạt động và điều hành thông qua thực hiện việc kiểm soát tài chính, kiểm soát các hoạt động kinh doanh sẽ sớm hoàn thiện nhanh chóng ổn định và vận hành theo mô hình mới, tạo nên những “quả đấm thép”đối với sự tăng trưởng của nền kinh tế VN trong thời kỳ hội nhập.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- lop_cd_qtkd_k50_1471.doc