Tìm hiểu về công tác hạch toán kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương ở Công ty chế biến nông sản thực phẩm xuất nhập khẩu - Nghệ An

* Lao động gián tiếp: đây là bộ phận lao động tham gia một cách gián tiếp, tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Thuộc bộ phận này bao gồm nhân viên kỹ thuật (trực tiếp làm công tác kỹ thuật hoặc tổ chức chỉ đạo, hướng dẫn kỹ thuật) nhân viên quản lý kinh tế (trực tiếp lãnh đạo, tổ chức, quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh như phó giám đốc, giám đốc, các cán bộ phòng ban kế toán, thống kê cung tiêu .). Nhân viên quản lý hành chính, (những người làm công tác tổ chức, nhân sự, văn thư, đánh máy, quản trị ).

doc52 trang | Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 1190 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tìm hiểu về công tác hạch toán kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương ở Công ty chế biến nông sản thực phẩm xuất nhập khẩu - Nghệ An, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
xếp vào thang bậc lương. Người lao động làm việc ngày nào, hưởng lương ngày đó theo mức lương công nhật và số ngày làm việc thực tế. * Trả lương theo thời gian có thưởng: Trả lương theo thời gian có thưởng là hình thức trả lương theo thời gian kết hợp với việc trả tiền thưởng được quy định bằng tỉ lệ phần trăm theo tiền lương thực tế và mức độ hoàn thành chất lượng công việc và chất lượng công tác. Trả lương theo phương pháp này sẽ kích thích kinh tế với người lao động quan tâm tới việc thực hiện nhiệm vụ được giao và chất lượng công tác của nó. 3.b. Hình thức trả lương theo sản phẩm Theo hình thức này tiền lương phải trả cho người lao động được tính theo số lượng chất lượng công việc đã hoàn thành. Đây là hình thức trả lương tiên tiến nhất, vì tiền lương gắn với số lượng và chất lượng lao động, nó có tác dụng thúc đẩy việc tăng năng suất lao động, khuyến khích cải tiến kỹ thuật, tăng nhanh hiệu quả công tác, tăng thu nhập cho người lao động. Tiền lương phải trả theo sản phẩm = khối lượng sản phẩm hoặc công việc hoàn thành x đơn giá tiền lương. Trong kinh doanh mua bán hàng hóa, dịch vụ thì lương đối với sản phẩm thường được tính theo doanh số bán hàng, trong trường hợp này được tính bằng cách tính đơn giá tiền lương trên 1000đ doanh số bán hàng của từng mặt hàng, từng hoạt động. Để áp dụng phương pháp trả lương theo sản phẩm, đòi hỏi hàng hóa cung cấp phải đầy đủ và ổn định. Việc xác định đơn giá tiền lương cho từng mặt hàng từng hoạt động, dịch vụ phải chính xác. Tiền lương trả theo đơn vị sản phẩm có thể tính riêng cho từng cá nhân hoặc tính chung cho cả tổ, đội tập thể người lao động. Công thức tính tiền lương trong kỳ mà một công nhân hưởng theo chế độ trả lương sản phẩm được tính như sau: L = Đg x Q Trong đó: L: tiền lương thực tế mà công nhân được nhận Q: số lượng sản phẩm thực tế mà công nhân hoàn thành Đg: đơn giá tiền lương trả cho 1 sản phẩm Với: Đg = hoặc Đg = Lcb x T Trong đó: T là thời gian hoàn thành một đơn vị sản phẩm áp dụng hình thức tiền lương theo sản phẩm đảm bảo thực hiện đầy đủ nguyên tắc phân phối theo lao động . Gắn chặt số lượng lao động động viên người lao động sáng tạo và tích cực hăng say lao động. 3.c. Hình thức tiền lương khoán Tiền lương khoán là hình thức trả lương cho người lao động theo khối lương và chất lượng công việc của mình hoàn thành. Ngoài chế độ tiền lương, các doanh nghiệp còn tiến hành xây dựng chế độ tiền thưởng cho cá nhân, tập thể cá nhân có thành tích trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Tiền thưởng bao gồm thưởng thi đua (lấy từ quỹ khen thưởng) và thưởng trong sản xuất kinh doanh (thưởng nâng cao chất lượng sản phẩm thương tiết kiệm vật tư, thưởng phát minh sáng kiến). Bên cạnh chế độ tiền lương, tiền thưởng trong quá trình sản xuất kinh doanh. Người lao động còn được hưởng các khoản trợ cấp thuộc quỹ BHXH, BHYT, trong các trường hợp ốm đau, thai sản các quỹ này được hưởng một phần do người lao động đóng góp, phần còn lại được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh. II.4. Quỹ tiền lương Quỹ tiền lương của doanh nghiệp là toàn bộ số tiền lương tính theo số công nhân viên của doanh nghiệp trực tiếp quản lý và chi trả lương, bao gồm cả tiền lương cấp bậc, các khoản phụ cấp lương Thành phần quỹ tiền lương bao gồm nhiều khoản như lương thời gian (tháng, ngày, giờ) lương sản phẩm phụ cấp (cấp bậc, khu vực, chức vụ) tiền thưởng trong sản xuất. Quỹ tiền lương (tiền công) bao gồm nhiều loại tuy nhiên về mặt hạch toán có thể chia thành tiền lương lao động trực tiếp và tiền lương lao động gián tiếp, trong đó chi tiếp thành lương chính và lương phụ. II.5. Quỷ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn + Quỹ bảo hiểm xã hội Là tổng số tiền trả cho người lao động trong thời gian ốm đau, thai sản tai nạn lao động - Trợ cấp cho cán bộ công nhân viên khi ốm đau - Trợ cấp cho công nhân viên nữ khi thai sản. - Trợ cấp cho công nhân viên bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp. - Trợ cấp cho công nhân viên mất sức lao động. - Chi về công tác quản lý quỹ bảo hiểm xã hội và các sự nghiệp BHXH khác. Quỹ BHXH được hình thành bằng cách trích theo tỷ lệ quy định trên tổng số quỹ tiền lương bậc và các khoản phụ cấp (chức vụ, khu vực, thâm niên) của công nhân viên chức thực tế phát sinh trong tháng. Theo chế độ hiện hành tỷ lệ trích BHXH là 20%, trong đó 15% do đơn vị hoặc chủ sử dụng lao động nộp, được tính vào chi phí kinh doanh, 5% còn lại do người lao động đóng góp và được trừ vào lương hàng tháng của người lao động. + Quỹ bảo hiểm y tế Quỹ này được dùng để thanh toán các khoản tiền khám chữa bệnh viện phí, thuốc thang cho người lao động. + Kinh phí công đoàn Hàng tháng doanh nghiệp còn phải trích theo một tỉ lệ quy định trên tổng số quỹ tiền lương, tiền công và phụ cấp. III. Hạch toán lao động tiền lương và các khoản trích theo lương III.1. Thủ tục chứng từ thanh toán lương Cơ sở chứng từ để tính trả lương theo thời gian là: "Bảng chấm công", mẫu số 01 - tiền lương; cơ sở chứng từ để tính lương cho sản phẩm là: "Phiếu xác nhận sản phẩm hoặc công việc hoàn thành", mẫu số 06 - 1 tiền lương. Ngoài hai mẫu trên còn một số chứng từ sau: - Phiếu báo là thêm giờ - mẫu số 07 - LĐ tiền lương - Hợp đồng giao khoán - mẫu số 08 LĐ - tiền lương - Biên bản điều tra tai nạn lao động mẫu sổ 09 - LĐ - tiền lương * Mục đích phương pháp và trách nhiệm ghi bảng chấm công - Mục đích: Theo dõi ngày công thực tế làm việc, ngừng việc, nghỉ BHXH để có căn cứ tính trả lương, BHXH trả thay cho từng người và quản lý lao động trong đơn vị. - Phương pháp trách nhiệm ghi: Mỗi bộ phận (phòng ban, tổ nhóm) phải nộp bảng chấm công hàng ngày, hàng tháng Cuối tháng người chấm công hoặc người phụ trách bộ phận ký vào bảng chấm công và chuyển bảng chấm công cùng các chứng từ liên quan như phiếu ghi hưởng BHXH về bộ phận kế toán đối chiếu quy ra công để tính lương và BHXH, kế toán tiền lương căn cứ vào các ký hiệu chấm công của từng người tính ra số ngày công theo từng loại tương ứng. Ngày công được quy định 8 giờ, khi tổng hợp quy thành ngày công nếu còn giờ lẻ thì ghi bên cạnh số công và đánh dấu phảy ở giữa ví dụ như 21 công 5 giờ ghi 21,5. Bảng chấm công được lưu lại tại phòng ban kế toán cùng với các chứng từ có liên quan. III.2. Trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân viên trực tiếp sản xuất Đối với doanh nghiệp sản xuất mang tính thời vụ để tránh sự biến động của giá thành sản phẩm, kế toán thường áp dụng phương pháp trích trước chi phí nhân công trực tiếp sản xuất, đều đặn đưa vào giá thành sản phẩm, coi như một khoản chi phí phải trả cách tính như sau: = x Trong đó: Tỷ lệ trích trước = IV. Kế toán tổng hợp tiền lương và các khoản trích theo lương IV. 1. Tài khoản sử dụng 1.a. TK 334: "phải trả công nhân viên" Tài khoản này được dùng để thanh toán và phản ánh các khoản phải trả cho công nhân viên trong doanh nghiệp về tiền lương, tiền công, phụ cấp, BHXH, tiền thưởng và các khoản khác thuộc về thu nhập của người lao động. Bên Nợ: - Các khoản khấu trừ vào tiền công, tiền lương của công nhân - Tiền lương, tiền cộng và các khoản khác đã trả cho công nhân viên - Kết chuyển tiền lương công nhân viên chức chưa lĩnh Bên Có: Tiền lương, tiền công và các khoản khác phải trả cho công nhân viên. + Dư nợ (nếu có) số trả thừa cho công nhân viên + Dư có: tiền công tiền lương, và các khoản khác còn phải trả cho công nhân viên chức. 1.b. Tài khoản 338 "phải trả phải nộp khác". Tài khoản này được dùng để phản ánh các khoản phải trả và phải nộp cho cơ quan pháp luật, cho tổ chức, đoàn thể xã hội, cho cấp trên về KPCĐ, BHXH, BHYT, giá trị tài sản thừa chờ xử lý các khoản vay mượn tạm thời, nhật ký quỹ, các khoản thu nợ giữ hộ, doanh thu nhận trước. Bên Nợ: - Các khoản đã nộp cho cơ quan quản lý các quỹ - Các khoản đã chi về KPCĐ - Xử lý giá trị tài sản thừa - Kết chuyển doanh thu nhận trước vào doanh thu bán hàng tương ứng từng ngày. - Các khoản đã trả đã nộp khác. Bên có: - Trích KPCĐ, BHXH, BHYT theo tỷ lệ quy định - Tổng số doanh thu nhận trước phát sinh trong kỳ - Các khoản phải nộp, phải trả hay thu hộ - Giá trị tài sản thừa chờ xử lý Dư nợ (nếu có) số trả thừa, nộp thừa, vượt chi chưa được thanh toán. Dư có: số tiền còn phải trả phải nộp và giá trị tài sản thừa chờ xử lý. IV.2. Phương pháp hạch toán tiền lương và trích BHXH, BHYT, KPCĐ Hàng tháng, tính tổng số tiền lương và các khoản phụ cấp mang tính chất tiền lương, phải trả cho công nhân viên và số tiền này được phân bổ cho các đối tượng sử dụng như sau: - Phải trả cho công nhân viên trực tiếp sản xuất, chế tạo sản phẩm hay thực hiện các lao vụ, dịch vụ Nợ TK: 622 (chi tiết đối tượng) Có TK: 334 (phải trả cho CNV) - Phải trả cho công nhân viên phân xưởng Nợ TK: 627 (6271) Có TK: 334 - Phải trả cho công nhân viên bán hàng, tiêu thụ sản phẩm lao vụ, dịch vụ Nợ Tk 641 (6411) Có TK: 334 - Phải trả cho bộ phận quản lý doanh nghiệp Nợ TK: 642 (6421) Có TK: 334 - Số tiền thưởng phải cho cong nhân viên từ quỹ khen thưởng (thưởng thi đua, thưởng cuối quý, cuối năm) Nợ TK: 431 (4311) Có TK: 334 - Trích BHXH, BHYT, KPCĐ theo tỷ lệ quy định tính vào chi phí sản xuất kinh doanh theo tỷ lệ với tiền lương và các khoản phụ cấp mang tính chất lương là (19%). Nợ TK: 622 Nợ TK 627 Nợ TK 642 Nợ TK 641 Có TK 338 - Tríhc BHXH, BHYT, theo tỷ lệ quy định trừ vào thu nhập của công nhân viên chức là (6%) trong đó (5%) tính cho BHXH và (1%) tính cho BHYT. Nợ TK 334 Có TK 3383 Có TK 3384 Sơ đồ 1: Sơ đồ hạch toán với công nhân viên chức TK 338 TK 334 TK 622,627,641,642 Khấu trừ 6% TK 141 Tiền tạm ứng chưa chi hết TK 138 Khấu trừ thu về TSCĐ thiếu TK 333 Thuế thu nhập cá nhân TK 111 Thanh toán lương TK 512 DT bán hàng nội bộ TK 33311 Thuế VAT Tiền lương, công, phụ cấp ăn ca, thưởng phải trả CNV TK 431 Tiền thưởng phải trả TK 338 BHXH phải trả - Nộp BHXH, BHYT, KPCĐ Nợ TK 338 (3382, 3383, 3384) Có TK: 111, 112 - Chỉ tiêu KPCĐ để lại doanh nghiệp Nợ TK 338 (3382) Có TK 111, 112 Sơ đồ 2: Sơ đồ hạch toán BHXH, BHYT, KPCĐ TK 334 TK 338 TK 622,627,641 Số BHXH phải trả trực tiếp cho CNV TK 111,112 Nộp KPCĐ, BHXH, BHYT cho cơ quan QL Trích BHXH, BHYT, KPCĐ tính vào chi phí KD TK 334 Trích BHXH, BHYT, trừ vào thu nhập của CNV TK 111, 112 Số BHXH, KPCĐ chi vượt được cấp Phần II Thực trạng hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương ở Công ty chế biến nông sản thực phẩm XNK - Nghệ An 1. Chức năng và nhiệm vụ của công ty Bước sang nền kinh tế thị trường đòi hỏi công ty phải vươn mình theo cơ chế mới, công ty đã và đang chuyển hưởng sản xuất kinh doanh nhằm tập chung chủ yếu và phát triển về ngành chế biến nông sản ở các tỉnh miền Nam và miền Trung. Ngành nghề sản xuất kinh doanh hiện nay của công ty là: chế biến các loại ngũ cốc như: lạc, ngô, khoai, sắn hay các loại hải sản khô như: tôm, cá xuất nhập khẩu các mặt hàng này sang các nước Đông Nam á. Thời gian này công ty đã thường xuyên XNK nhiều mặt hàng ở cả trong nước và nước ngoài. Cũng được sự quan tâm giúp đỡ của cấp trên cùng với sự giúp đỡ của bạn hàng kết hợp với sự năng động và sáng tạo của đội ngũ cán bộ công nhân viên, công ty đã và đang không ngừng phát triển, luôn luôn ổn định công ăn việc làm và đời sống cán bộ trong công ty. 2. Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty chế biến nông sản thực phẩm XNK - Nghệ An Do đặc điểm ngành nghề sản xuất kinh doanh, sản phẩm mang tính chất đặc thù thời gian thi công dày, phụ thuộc nhiều vào điều kiện của tự nhiên cũng như về địa lý, sản phẩm mang tính quy mô lớn, phức tạp đòi hỏi phải có phương tiện cũng như kỹ thuật và tay nghề của cán bộ công nhân viên phải cao. Sơ đồ 3: Mô hình tổ chức bộ máy ở Công ty chế biến nông sản thực phẩm XNK - Nghệ An Giám đốc Phó GĐ nội chính Phó GĐ kinh doanh Phó GĐ sản xuất Phòng HC công ty Phòng tổ chức CBLĐ-YT Phòng KT-Tổ chức Phòng NVL Xưởng 1 Xưởng 1 Xưởng 1 Xưởng 1 Xưởng 1 Xưởng 1 Xưởng 1 3. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban a. Ban giám đốc Gồm các giám đốc 3 phó giám đốc: giám đốc công ty là người có quyền hạn và nghĩa vụ cao nhất trong công ty, do cấp trên bổ nhiệm, chịu trách nhiệm điều hành công việc chung và chịu trách nhiệm trước Nhà nước và cơ quan cấp trên về kết quả hoạt động kinh doanh. Phụ trách trực tiếp về quản lý tài chính của công ty. Ba phó giám đốc bao gồm: - Phó giám đốc nội chính chịu trách nhiệm về các công việc nội bộ trong công ty - Phó giám đốc kinh doanh chịu trách nhiệm về kinh doanh - Phó giám đốc sản xuất chịu trách nhiệm về sản xuất - Phó giám đốc làm nhiệm vụ giúp việc và thi hành nhiệm vụ mà giám đốc giao cho, các phó giám đốc có thể ra chiến lược phát triển kinh doanh khi được giám đốc thống nhất và ủy quyền. Các phó giám đốc làm nhiệm vụ tham mưu cho giám đốc trong các công việc nhằm phát triển cho công ty. b. Các phòng ban nghiệp vụ ã Phòng kế hoạch kinh doanh: xây dựng kế hoạch về kinh doanh, tiếp thu cũng như soạn thảo các hợp đồng kinh tế - xã hội các biện pháp khoán trong công ty đối với xưởng sản xuất. ã Phòng tổ chức lao động cán bộ y tế - Lập kế hoạch quỹ lương, theo dõi quỹ lương, kiểm tra việc thanh toán lương BHXH, BHYT, hàng tháng với công nhân viên. - Xây dựng kế hoạch và theo dõi công tác bảo hộ lao động, an toàn lao động và công tác đào tạo cán bộ công nhân viên. - Xây dựng cơ cấu và tổ chức nhân sự trong công ty phù hợp với yêu cầu sản xuất kinh doanh trong toàn công ty trước mắt và lâu dài. - Thống kê báo cáo tình hình thực hiện quỹ lương, BHXH, BHYT, lao động và thu nhập của người lao động. ã Phòng kế toán tài chính: - Tổ chức quản lý công tác hoạt động tài chính trong quá trình sản xuất kinh doanh theo các quy định của chế độ chính sách về kế toán hiện hành trên cơ sở của kế hoạch được giao. - Thanh toán công nợ với cấp trên và các đơn vị cá nhân có liên quan. - Quan hệ với ngân hàng, đảm bảo cung cấp được vốn hợp lý cho sản xuất kinh doanh. Có kế hoạch lập báo cáo tài chính năm của công ty. - Tập hợp kiểm tra, hạch toán lưu trữ chứng từ, sổ sách, lập báo cáo tài chính định kỳ và đột xuất. ã Phòng Nguyên vật liệu - Cung cấp đầy đủ các nguyên vật liệu cho từng xưởng, từng mặt hàng của công ty. - Lập chứng từ hóa đơn liên quan, thường xuyên kiểm tra tình hình về số lượng và chất lượng của nguyên vật liệu - Làm tham mưu giúp việc cho giám đốc trong công tác hành chính quản trị tổ chức hệ thống bảo vệ về các khu vực thuộc công ty, văn thư lưu trữ ghi nhận những thông tin chính xác kịp thời, quản lý về tài sản cố định. ã Phòng XNK Có nhiệm vụ là các hợp đồng về XNK và vận chuyển hàng hóa . Trong mỗi xưởng gồm có đội trưởng, đội phó cùng với các công nhân kỹ thuật để có thể đáp ứng được kịp thời các công việc mà công ty giao cho. II. Tổ chức công tác kế toán ở Công ty chế biến nông sản thực phẩm XNK - Nghệ An II.1. Tổ chức công tác kế toán Công ty chế biến nông sản thực phẩm XNK - Nghệ An, công tác kế toán được hạch toán trên phòng kế toán. Kế toán công ty hạch toán độc lập có niên độ từ ngày 1/1 đến ngày 31/12 hàng năm. Về hình thức ghi chép kế toán, công ty sử dụng hình thức nhật ký chứng từ, với tổ chức kế toán bao gồm: - Kế toán trưởng (theo dõi về bán sản phẩm) phụ trách chung có nhiệm vụ ghi chép, kiểm tra và phân tích kết quả kinh doanh. Chịu trách nhiệm báo cáo thông tin kịp thời về tình hình kế toán cho giám đốc và chịu trách nhiệm trước pháp luật về báo cáo. - Phó phòng kế toán (kiêm kế toán tổng hợp và ngân hàng) có nhiệm vụ trợ lý giúp việc cho kế toán trưởng, tập hợp phản ánh đầy đủ mọi chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh của công ty. - Kế toán tài sản cố định theo dõi tình hình tăng giảm tài sản cố định và lập kế hoạch khấu hao, tính toán và phân bổ khấu hao cho từng xưởng sản xuất. - Kế toán về thuế và công nợ có trách nhiệm đối với Nhà nước về các khoản thuế mà công ty phải nộp cũng như chịu trách nhiệm trước công ty và tổng công ty về các khoản nợ. Kế toán công tác nợ, tiền lương và BHXH, có trách nhiệm theo dõi các khoản nợ mà công ty bị nợ và công ty nợ, tính ra tiền lương và trích các khoản theo lương cho từng cán bộ công nhân viên trong công ty. - Kế toán tiền mặt và giá thành: tính toán chính xác về giá thành của hạng mục công trình, tính toán và làm tốt công tác kế toán về tiền mặt tại quỹ của công ty. - Kế toán nguyên vật liệu cung cấp đầy đủ về số liệu cũng như chứng từ về nguyên vật liệu và tình hình nhập xuất tồn nguyên vật liệu ở công ty Sơ đồ 4: Sơ đồ bộ máy kế toán tại công ty Kế toán trưởng Kế toán TSCĐ, CPSC, chi phí chung Kế toán tổng hợp NH, TV Kế toán thuế và công nợ Kế toán tiền lương BHXH Kế toán TM, giá thành Kế tán thủ quỹ II.2. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán Công ty chế biến nông sản thực phẩm XNK - Nghệ An áp dụng hình thức nhật ký chứng từ để phản ánh ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh với sự lựa chọn này công ty vừa tuân thủ tài chính kế toán hiện hành, vừa linh hoạt trong công tác kế toán của công ty, giúp cho công ty cập nhật các nghiệp vụ kinh tế phát sinh một cách nhanh và đầy đủ. Sơ đồ 5: Sơ đồ trình tự hạch toán theo hình thức nhật ký chứng từ của Công ty chế biến nông sản thực phẩm XNK - Nghệ An Chứng từ gốc Sổ (thẻ) hạch toán chi tiết Sổ cái Nhật ký - chứng từ Báo cáo kế toán Bảng kê Bảng tổng hợp chi tiết Bảng phân bổ Sổ quỹ Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Quan hệ đối chiếu III. Đánh giá một số chỉ tiêu kinh tế của Công ty chế biến nông sản thực phẩm XNK - Nghệ An trong các năm 2004, 2005, 2006 III.1. Tỷ lệ về khả năng thanh toán 1.a. Tỷ lệ khả năng thanh toán hiện tại (Rc) Bảng 1: Bảng tỷ lệ khả năng thanh toán hiện tại Năm Nợ ngắn hạn Tài sản lưu động Rc = TSLĐ/NNH 2004 52.542.732.151 50.695.488.792 0.965 2005 67.785.112.614 67.387.182.389 0.994 2006 72.686.418.783 70.346.401.646 0,967 (Nguồn: lấy trên bảng cân đối kế toán trong các năm) Nhận xét: Nhìn vào bảng trên trong 3 năm vừa qua với tỷ lệ về khả năng thanh toán chỉ có năm 2005 là tốt hơn cả với tỷ lệ là 0.994% 1.b. Tỷ lệ thanh toán nhanh (Rq) Năm Nợ ngắn hạn Tài sản lưu động Hàng tồn kho Rq = (TSLĐ-HTK)/NNH 2004 52.542.732.151 50.695.488.792 17.313.188.692 0,635 2005 67.785.112.614 67.387.182.389 20.891.289.605 0.686 2006 72.686.418.783 70.346.401.646 16.647.323.755 0.738 (Nguồn: lấy trên bảng cân đối kế toán trong các năm) Nhận xét: Nhìn vào bảng trên theo số liệu trong 3 năm tính ra tỷ lệ thanh toán trong các năm thì năm 2006 tỷ lệ về khả năng thanh toán nhanh là cao nhất với tỷ lệ 0738%. Với tỷ lệ này chứng tỏ công ty đã có nhiều cố gắng trong việc thanh toán nợ. III.2. Hệ số khoản nợ 2.a. Vòng quay hàng tồn kho (Ri) Bảng 3: Tỷ lệ vòng quay hàng tồn kho Năm Doanh thu thuần Hàng tồn kho Ri = DTT/HTK bq Đầu kỳ Cuối kỳ 2004 41.799.730.969 9.438.840.460 17.313.188.692 3.125 2005 64.330.243.281 17.313.188.692 20.891.289.605 3.367 2006 76.552.989.431 20.891.289.605 16.647.323.755 4.078 (Nguồn: lấy trên bảng CĐKT và báo cáo KQKD trong các năm) Nhận xét: Theo số liệu thống kê trong 3 năm kế toán tính ra tỷ lệ vòng quay hàng tồn kho theo tỷ lệ trên bảng nhận thấy tỷ lệ này có chiều hướng gia tăng năm sau cao hơn năm trước. Đây là một điều tốt đối với công ty. 2.b. Kỳ thu tiền bình quân (acp) Bảng 4: Bảng tỷ lệ kỳ thu tiền bình quân Năm Các khoản phải thu DT bình quân 1 ngày Acp 1 2 3 4 2004 18.741.839.264 116.695 161.4 2005 32.634.623.582 178.695 182.6 2006 36.893.222.561 212.647 173.5 (Nguồn: lấy trên bảng cân đối kế toán và báo cáo tài chính). Nhận xét: dựa vào bảng trên, nhận thấy trong 3 năm 2004, 2005, 2006 thì chỉ có năm 2005 là cao hơn, với tỷ lệ 182,6%. Trong đó: DT bình quân 1 ngày = DT thuần/360 2.c. Hiệu quả sử dụng TSCĐ (FAU) Bảng 5: Đánh giá về hiệu quả sử dụng TSCĐ Năm DT thuần Tổng TSCĐ FAU 1 2 3 4 2004 41.799.730.969 14.486.527.031 2.885 2005 64.330.243.281 22.495.600.056 2.859 2006 76.552.989.431 21.226.596.999 3.606 (Nguồn: lấy trên bảng CĐKT và báo cáo KQKD) Nhận xét: theo số liệu thống kê trong 3 năm, tính giá được các chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng tài sản cố định, theo tỷ lệ trong bảng trên thì chỉ có năm 2006 đạt hiệu quả sử dụng cao nhất với tỷ lệ đạt 3,606. 2.d. Hiệu quả sử dụng tổng tài sản (TAU) Bảng 6: Đánh giá hiệu quả sử dụng tổng tài sản Năm DT thuần Tổng tài sản TAU 1 2 3 4 2004 41.799.730.969 65.236.985.823 0,640 2005 64.330.243.281 89.892.782.445 0,715 2006 76.552.989.431 91.582.998.645 0,835 (Nguồn: lấy trên bảng CĐKT và báo cáo KQKD) Nhận xét: theo số liệu thống kê trong 3 năm, tính gia được các chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng tài sản cố định, theo tỷ lệ trong bảng trên thì chỉ có năm 2006 đạt hiệu quả sử dụng cao nhất với tỷ lệ đặt 0,835. III.3. Tỷ số về đòn cân nợ: 3.1. tỷ số nợ (RĐ): Bảng 7: Bảng phân tích tỷ số nợ Năm Tổng số nợ Tổng tài sản RĐ 1 2 3 4 2004 57.331.120.303 65.236.985.823 0,878 2005 82.550.954.098 89.892.782.445 0,918 2006 83.476.047.580 91.582.998.645 0,911 (Nguồn: lấy trên bảng CĐKT ở các năm) Nhận xét: qua phân tích ở bảng trên nhận thấy tỷ số nợ trong các năm 2004, 2005, 2006 thì chỉ có năm 2004 với tỷ số nợ là 0,878 thấp nhất, các năm còn lại tương đối cao đây là một dấu hiệu không tốt đối với doanh nghiệp. III.4. Tỷ suất về lợi nhuận 4.a. Tỷ suất giữa lợi nhuận so với doanh thu (RP): Bảng 8: Bảng tỷ suất lợi nhuận so với doanh thu Năm Lợi nhuận thuần DT thuần RP 1 2 3 4 2004 493.921.604 41.799.730.969 0,118 2005 737.466.898 64.330.243.281 11,46 2006 458.750.047 76.552.989.431 5,992 (Nguồn: lấy trên báo cáo KQKD) Nhận xét: Với số liệu phân tích ở bảng trên về tỷ suất lợi nhuận thì chỉ có năm 2005 với tỷ lệ là 11,46% tỷ lệ này cao nhất trong các năm. 4.b. Tỷ số lợi nhuận trên tổng tài sản (Rr) Bảng 9: Bảng tỷ số lợi nhuận so với tài sản: Năm Lợi nhuận thaùan Tổng tài sản Rr 1 2 3 4 = 2/3 2004 493.921.604 65.236.985.823 2005 737.466.898 89.892.782.445 2006 458.750.047 91.582.998.645 (Nguồn: lấy trên bảng CĐKT và BCT) Nhận xét: theo sốliệu ở bảng trên cùng với việc phân tích tỷ số về lợi nhuận thì chỉ có năm là đạt được hiệu quả cao nhất III.5. Đánh vía mức thu nhập của công nhân viên trong 3 năm Bảng 10: Mức thu nhập của công nhân viên Chỉ tiêu Thực hiện Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 1. Tổng quỹ lương 5.081.957.211 7.084.932.819 1.801.134.343 2. Tiền thưởng 213.625.913 184.707.922 91.616.100 3. Tổng thu nhập 5.295.583.2124 7.269.640.741 1.892.750.443 4. Tiền lương BQ 564.662 908.324 744.886 5. Thu nhập BQ 588.398 932.005 782.775 6. Số công nhân 750 650 403 (Nguồn: lấy trên tuyết minh báo cáo tài cính) Nhận xét: Tiền lương bình quân trên đầu người năm 2006 là 908.324đ tăng so với năm 2004 là 60,8% nhưng sang năm 2005 chỉ đạt 744.886đ giảm so với năm 2005 là 18% nguyên nhân do tổng quỹ lương năm 2006 thấp kéo theo thu nhập bình quân của người lao động năm 2006 cũng thấp hơn so với năm 2005 là 16%. Số lượng công nhân viên có chiều ưhớng giảm dần, nguyên nhân do công ty tiến hành phương thức khoán theo sản phẩm. Số lượng công nhân viên thoụoc biên chế được cắt giảm dần về lao động gián tiếp, còn công nhân lao động phổ thông công ty chủ yếu đi thuê ngoài để giảm bớt chi phí về giá thành. Số lượng công nhân viên trong 3 năm được thể hiện qua sơ đồ sau 2006 2005 2004 Qua sơ đồ ta thấy: năm 2005 giảm so với năm 2004 là 100 người giảm 13,3% năm 2005 giảm so với năm 2004 là 247 người giảm 38%. IV. Một số chỉ tiêu về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong các năm Bảng 1: Bảng về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh Chỉ tiêu Thực hiện Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Giá trị SL thực hiện 75.3000.000.000 983.500.000 % so năm trước (tăng) 30,6% Doanh thu thuần 38.435.327.525 64.330.243.281 76.552.989.431 % so năm trước 67,37% 19% Tổng LN trước thuế 658.562.138 983.289.197 1.081.618.217 % so năm trước 49,3% 10% LN sau thuế 493.921.604 737.466.898 8.112.136.662 % so năm trước 49,3% 10% (Nguồn: lấy trên báo cáo sản xuất kinh doanh) Nhận xét: nhìn vào bảng trên nhận thấy trong quá trình sản xuất kinh doanh công ty luôn đặt được giá trị về các chỉ tiêu kinh tế năm sau cao hơn năm trước. V. Trình tự hạch toán tiền lương ở Công ty chế biến nông sản thực phẩm XNK - Nghệ An Chứng từ gốc: - Bảng thanh toán tiền lương - Bảng thanh toán tiền BHXH - Bảng thanh toán tiền thưởng Chứng từ thanh toán - Giấy thanh toán tiền tạm ứng - Phiếu chi tiền mặt Tờ kê chi tiết Bảng phân bổ tiền lương và BHXH Nhật ký chứng từ số 07 Nhật ký chứng từ số 01,02,10 Sổ cái TK 334, 338 Chế độ trả lương gián tiếp cho cán bộ công nhân viên thuộc các phòng chức năng nghiệp vụ, văn phòng được công ty hạch toán như sau: a. Lương thời gian: Lương thời gian (Ltg) của CBCNV trong tháng được tính theo công thức: Ltg = x C Trong đó: + 210.000đ = mức lương tối thiểu do xí nghiệp quy định + K1 = hệ số lương cơ bản + phụ cấp (nếu có) + C = số công đi làm (C1) + số công nghỉ phép (tết, lễ, nghỉ mát) trong tháng. b. Lương năng suất Lương năng suất (Lns) là lương trả theo kết quả năng suất lao động (phụ thuộc vào số công trình thi công trong từng tháng). Lns = Trong đó: + K1 = hệ số lương cơ bản + phụ cấp (nếu có) + 50.000 - 150.000 = mức lương năng suất của từng tháng + C1 = số công đi làm trong tháng. c. Làm thêm giờ, thêm ngày nghỉ: - Làm thêm giờ = (hệ số lương cơ bản + phụ cấp) x 210.000/22/8 x 1,5 x số giờ làm thêm. - Làm thêm ngày = (hệ số cơ bản + phụ cấp) x 210.000/22 x 2 x số ngày làm thêm. d. Tổng thu nhập Tổng thu nhập của 1 CBCNV/tháng = Ltg + Lns + ăn ca (5.000đ x ngày công đi làm). 1. Thực tế phát sinh tiền lương của công ty quý 2 năm 2006 Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung và hạch toán tiền lương nói riêng ở công ty thì niên độ kết quả bắt đầu từ ngày 1/1 đến ngày 31/12 hàng năm. Trong năm công ty chia ra làm hai quý, mỗi quý bao gồm 6 tháng, đây là một hình thức tiết kiệm được thời gian, cũng như về mặt hạch toán kế toán giá trị sản phẩm dở dang. Nhưng nhược điểm của phương pháp này số lượng công việc dồn vào cuối quý là nhiều, làm ảnh hưởng đến việc lập quyết toán quý và quyết toán năm. ã Hình thức trả lương theo thời gian: - Hình thức tiền lương theo thời gian là hình thức tiền lương tính theo thời gian làm việc trình độ cấp bậc kỹ thuật và theo thang lương của người lao động - Trong mỗi tháng lương lại tuỳ theo trình độ thành thạo nghiệp vụ, kỹ thuật chuyên môn mà chia ra làm nheieù bậc lương, mỗi bậc lương có một mức lương nhất định. Đơn vị tính tiền lương thời gian là tiền lương tháng, lương ngày, lương giờ. Công thức để xác định lương thời gian là: Ltg = x C Trong đó: - 210.000: Mức lương tối thiểu - C: Số công nhân đi làm Mức lương một ngày = ã Hình thức lương theo thời gian Theo hình thức này căn cứ vào thời gian làm việc thực tế của người lao động để tính ra tiền lương phải trả cho từng người theo đúng thang bậc lương của họ. Hình thức này có thể áp dụng theo thời gian giản đơn hay theo thời gian có thưởng. Đối với Công ty chế biến nông sản thực phẩm XNK - Nghệ an điều kiện để áp dụng việc trả lương theo hình thức này là: * Bảng chấm công: bảng này được dùng để theo dõi công thực tế, làm việc, ngừng việc, nghỉ hưởng BHXH để có căn cứ để tính ra tiền lương, BHXH trả cho từng người. Đây cũng là bảng dùng để theo dõi quản lý người lao động trong công ty. Trách nhiệm ghi bảng chấm công là các bộ phận, phòng ban, tổ nhóm phải có một người chuyên trách theo dõi và ghi (đánh dấu) vào bảng chấm công những người trong đội, số ngày đi làm hay vắng mặt, từng ngày trong tháng, ở Công ty chế biến nông sản thực phẩm XNK - Nghệ an thường chấm công là đội trưởng hoặc kế toán đơn vị chấm công hàng ngày, hàng tháng. Cuối tháng người chấm công và người phụ trách bộ phận ký vào bảng chấm công cùng các chứng từ liên quan như phiếu nghỉ hưởng BHXH về phòng kế toán đối chiếu và quy ra công để tính lương và BHXH cho từng người. Trích bảng chấm công khối cơ quan của công ty tháng 12 năm 2006 (Bảng số 13). Công ty chế biến nông sản thực phẩm XNK - Nghệ an Mẫu số 01 - LDTL Ban hành theo QĐ số 1141 - TC/QĐ/CĐKT Ngày 1/11/1995 của Bộ Tài chính Bảng chấm công tháng 12/2006 Stt Họ và tên Chức vụ Cấp bậc lương Ngày trong tháng Số công hưởng lương theo thời gian Số 1 2 3 4 5 6 7 .. .. 31 Phạm Tiến Lực GĐ 6,03 + + + + + + + 26 Lưu Đình Tuyến KTT 5,26 + + + + + + + 26 Nguyễn Thị Vạn KT 2,81 + + + + + + + 26 Hoàng Giang San PGĐ 5,26 + + + + + + + 26 Nguyễn Thị Ngọc BS 3,12 + + + + + + + 26 Cộng + + + + + + + 112 Người duyệt (Ký, họ tên) Người chấm công (Ký, họ tên) Phụ trách bộ phận (Ký, họ tên) - Căn cứ vào bảng chấm công kế toán tiền lương dựa vào những ký hiệu chấm công trong bảng của từng người để tính ra số ngày công của từng loại tương ứng để ghi vào các cột 32, 33, 34, 35, 36 kế toán tiền lương dựa vào sóo ngày công đã quy đổi của từng người để ghi vào bảng thanh toán lương. Bảng thanh toán lương được ghi theo thứ tự tương ứng, trong bảng thanh toán lương kế toán lương dựa vào hệ số lương (hệ số cấp bậc) và hệ số lương thời gian hệ số này do công ty quy định là 1,5 nhân với mức lương tối thiểu để tính ra số tiền lương của từng người. Từ bảng thanh toán lương (bảng 14) thì tiền lương của từng người được xác định như sau: = x số công đi làm Theo bảng thanh toán lương có tiền lương của ông Phạm Tiến Lực được xác định như sau: = x 26 = 1.899.450 = x 26 = 1.656.900 Công ty còn tính 6% khấu trừ vào lương của công nhân viên bao gồm 6% BHXH và 1% BHYT, cách xác định số BHXH và BHYT mà người lao động phải nộp. = Lương cơ bản + phụ cấp nếu có x % tỷ lệ trích Với cách tính trên thì số BHXH, BHYT mà ông Phạm Tiến Lực phải nộp = 210.000 x 6,03 + 94.000 x 6% = 81.618 đồng Từ đó xác định được số tiền lương mà từng người nhận được = tổng số tiền lương của từng người - số nộp BHXH. Vậy tiền lương thực hiện mà ông Phạm Tiến Lực nhận được = 1.993.450 - 81.618 = 1.911.832 đồng. Trong đó tiền lương chính là 1.899.450, tiền lương phụ là 94.000 đồng Trích bảng thanh toán lương của công ty tháng 12 năm 2006 bảng 14 Bảng thanh toán lương Tháng 1, 2, 3 năm 2006 Stt Họ và tên Bậc lương Hệ số lương Lương thời gian Phụ cấp Tổng số Số công Số tiền 1 Phạm Tiến Lực 7 6,03 26 1.899.450 94.000 1.993.450 2 Lưu Đình Tuyến 6 5,26 26 1.656.900 84.000 1.740.900 3 Nguyễn Thị Vạn 2 2,81 26 585.150 855.150 4 Hoàng Giang San 6 5,26 26 1656.900 84.000 1.740.900 5 Nguyễn Thị Ngọc 4 3,12 26 982.800 982.800 Cộng 7.000.156 262.000 7.346.200 Kế toán thanh toán Thủ trưởng đơn vị Kế toán trưởng Ký, họ tên Ký, họ tên Ký, họ tên Cùng với bảng thanh toán tiền lương kế toán còn phải lên bảng kê chi tiết cho từng tổ, đội, bảng kê chi tiết gồm có 2 bảng, một bảng dùng để tập hợp phân loại từng loại chi phí, một bảng dùng để tập hợp số BHXH, BHYT, KPCĐ. Trích tờ kê chi tiết tập hợp TK 627 và TK 642 của công ty tháng 12 năm 2006. Bảng kê chi tiết tập hợp chi phí Tờ kê chi tiết Tháng 12 năm 2006 Stt Diễn giải Ghi có TK 334 ghi nợ các TK khác TK 627 TK 642 1 Khối cơ quan 21.176.863 2 Các đội 12.532.128 Cộng 12.532.128 21.176.863 Lúc này kế toán ghi Nợ TK 627 10.5631.200 Nợ TK 642 70.122.756 Có TK 334 80.653.956 Kế toán còn phải tính ra các khoản trích nộp BHXH, BHYT, KPCĐ tập hợp lên tờ kê chi tiết. Trích tờ kê chi tiết (bảng số 16). Công ty chế biến nông sản thực phẩm Tờ kê chi tiết Tháng 12 năm 2006 Stt Diễn giải TK đối ứng BHXH (20%) BHYT (2%) KPCĐ (2%) Cộng 1 Khối cơ quan 642 10.518.413 1.402.455 1.402.455 13.323.323 2 Các đội 627 1.579.68 210.624.210 210.624 2.000.928 Cộng 10.676.381 1.613.079 1.613.079 15.324.251 Lúc này kế toán ghi Nợ TK 627 2.000.928 Nợ TK 642 13.323.323 Có TK 338 15.324.251 Bảng kê chi tiết khấu trừ vào bảng lương của công nhân viên Stt Diễn giải Tổng số tiền BHXH (5%) BHYT (1%) Cộng 1 TK 627 10.531.200 526.560 105.312 631.872 2 TK 642 70.122.756 3.506.138 701.227 4.207.365 Cộng 80.653.956 4.032.698 806.539 4.839.237 Lúc này kế toán ghi định khoản: Nợ TK 334 4.839.237 Có TK 338 4.839.237 - TK 3383 4.032.698 - TK 3384 806.539 Dựa vào các tờ kê chi tiết kế toán tiền lương tiến hành nên bảng phân bổ tiền lương cho toàn công ty (bảng số 27). Sau đó từ các tờ kê chi tiết kế toán tiến hành phân bổ chi phí nhân công quản lý vào các công trình theo tiêu thức phân bổ như sau: = x = x 563.930.000 = 65.923.675 ã Hình thức thanh toán Khi thanh toán lương cho công nhân viên chủ yếu là thanh toán giảm nợ tiền tạm ứng nợ tiền tạm ứng và tiền mặt, nếu thanh toán bằng tiền tạm ứng đòi hỏi phải có giấy thanh toán tiền tạm ứng, giấy này phải được ghi chi tiết từng phần. Trường hợp thanh toán tiền mặt kế toán dựa vào thanh toán tiền lương tiến hành viết phiếu chi. Trích phiếu chi tiền mặt tháng 12 năm 2006 của công ty. Đơn vị: xưởng sản xuất số 4 quyển số Số 121 Nợ TK 334 Có TK 111 Phiếu chi Họ và tên người nhận tiền: Nguyễn Văn Nghĩa Đơn vị: khối cơ quan Lý do chi: Trả lương cho công nhân viên Số tiề: 7.047.232 (viết bằng chữ): bảy triệu không trăm bốn mươi bảy nghìn hai trăm ba mươi hai đồng. Kèm theo 1 chứng từ gốc: Đã nhận đủ số tiền (viết bằng chữ): bảy triệu không trăm bốn mươi bảy nghìn hai trăm ba mươi hai đồng. Thủ quỹ Người nhận tiền Thủ trưởng đơn vị Ký, họ tên Ký, họ tên Ký, họ tên Sau đó kế toán tiền mặt sẽ tiến hành phản ánh lên nhật ký chứng từ số 1 (xem bảng 31). Sơ đồ minh hoạ TK 111 TK 334 TK 627,642 75.814.719 TK 338 4.839.237 80.653.956 15.324.251 2. Hình thức trả lương theo sản phẩm Theo hình thức này tiền lương phải trả cho người lao động được tính theo số lượng và chất lượng sản phẩm công việc hoàn thành, để trả lương được theo hình thức này công ty tính đơn giá tiền lương sản phẩm bằng cách dựa vào bảng nghiệm thu khối lượng công việc hoàn thành. Trích biên bản nghiệm thu khối lượng công việc hoàn thành bảng số 18. Cùng với bảng chấm công kế toán tiền lương tiến hành tính lương cho từng cá nhân theo thang bậc lwong và năng suất của từng người trong xưởng xem bảng số 20. Trích bảng chấm công: Công ty chế biến Nông sản thực phẩm XNK Nghệ An Xưởng SX số 4 Bảng chấm công Tháng 7 năm 2006 TT Họ và tên Cấp bậc lương hoặc cấp bậc chức vụ Ngày trong tháng Quy ra công Số công hưởng lương sản phẩm Số công hưởng thời gian 1 2 3 4 31 A B C 1 2 3 4 31 32 1 Kiều Văn Chính x x x x 30 2 Kiều Văn Mạnh x x x x 30,5 3 Nguyễn Văn Hùng x x x x 30 Cộng 455 Bảng thanh toán tiền lương Tháng 12 năm 2006 Stt Họ và tên Lương giá trị 1 sản phẩm Lương sản phẩm Phụ cấp Tổng số Số SP Số tiền 1 Kiểu Văn Chính 46.000 30 1.380.000 50.000 1.430.000 2 Kiều Văn Mạnh 43.000 30 1.311.500 1.311.500 3 Nguyễn Văn Hùng 43.000 30 1.311.500 1.311.500 4 Đoàn Văn Huy 43.000 30 1.311.500 1.311.500 5 Nguyễn Quang Thắng 43.000 30 1.311.500 1.311.500 6 Nguyễn Văn Chiến 43.000 30 1.311.500 1.311.500 . Cộng 10.836.000 50.000 10.886.000 Công ty áp dụng phương pháp tính lương theo sản phẩm như sau: L = Đg x Q Trong đó: L: Tiền lương thực tế mà CNV nhận được Đg: Đơn giá tiền lương cho một sản phẩm Q: Số sản phẩm thực tế mà công nhân hoàn thành Còn đơn ía tiền lương được áp dụng Đg = Theo cách tính này thì đơn giá tiền lương cho một sản phẩm xưởng sản xuất số 4 tổ 1 gồm có 8 người trong tháng hoàn thành một công việc là 20.000 sản phẩm tiền lương được lĩnh cho công việc này là: 10.886.000 đồng Để tính được đơn giá bình quân kế toán lấy hệ số lương nhân với số ngày làm việc, sau đó lấy tổng tiền lương chia cho tổng số ngày làm việc. Trích bảng danh sách công nhân viên trong tổ và số gnày làm việc thực tế của từng người. Họ và tên Chức danh Số ngày làm việc thực tế Hệ số lương 1. Kiều Văn Chính Đội trưởng 30 2,74 2. Kiều Văn Mạnh Công nhân 30 2,04 3. Nguyễn Văn Hùng Công nhân 30 2,04 4. Đoàn Văn Huy Công nhân 30 2,04 5. Nguyễn Quang Thắng Công nhân 30 2,04 Cộng 250 Số ngày quy đổi của từng người = số ngày LVTT x hệ số lương Ông Chính = 30 x 2,74 = 82,2 ngày Ông Mạnh = 30 x 2,04 = 61,2 ngày .. Cuối cùng tính ra được số ngày quy đổi cho cả tổ là 511 ngày = = 21.286 Số tiền một công nhân được lĩnh = Đơn giá x số công SP x Hệ số công trường Lương ông Mạnh = 21.286 x 2,02 = 1.311.500 Hay mức lương cho 1 SP = Đơn giá x Hệ số SP Mức lương cho một SP = 21.286 x 2,02 = 43.000 đồng Ngoài ra đội trưởng hàng tháng còn được hưởng lương theo sản phẩm với hệ số là 1,07 tiền trách nhiệm. Ngoài ra đối với đội trưởng hàng tháng được công ty phụ cấp cho 50.000 đồng. Từ bảng thanh toán tiền lương kế toán tiến hành lên các tờ kê chi tiết, tờ kê chi tiết này được lập riêng cho từng tổ từng đội sau đó kế toán lương tổng hợp các đội lại và phản ánh tiền công của toàn công ty lên trên tờ kê chung. Trích tờ kê chi tiết toàn công ty Bảng 21: Bảng kê chi tiết toàn công ty Stt Diễn giải Ghi có TK 334, ghi nợ các TK TK 622 TK 627 TK 623 TK 642 1 Xưởng sản xuất 1 22.485.200 1.250.800 1.200.000 2 Xưởng sản xuất 2 18.860.000 1.450.000 1.450.000 3 Xưởng sản xuất 3 28.956.700 1.170.130 4 Xưởng sản xuất 4 25.850.406 1.250.000 5 Xưởng sản xuất 5 7.270.400 1.170.133 650.000 6 Xưởng sản xuất 6 29.587.000 1.970.000 7 Xưởng sản xuất 7 32.181.030 1.050.000 8 Xưởng sản xuất 8 463.937.000 1.120.000 950.050 9 Xưởng sản xuất 0 45.956.781 1.170.000 1702800 10 Văn phòng Cty 70.122.756 Tổng 683.611.036 10.531.200 6.326.000 70.122.756 Từ bảng trên kế toán tiền lương tiến hành tính ra các khoản trích nộp theo lương để tính vào giá thành của công ty tỷ lệ trích nộp công ty trích tính vào chi phí công trường 19% trong đó có 15% là BHXH, 2% BHYT, và 2% KPCĐ tỷ lệ này được phân bổ cho từng công trình hạng mục công trình. Trích bảng kê BHXH, BHYT, KPCĐ, bảng số 22 Sau khi tập hợp đầy đủ và phân loại từng loại công nhân trên các bảng kê chi tiết, lúc này kế toán tiến hành ghi chép và phản ánh lên bảng phân bổ tiền lương cho toàn công ty. Bảng phân bổ lương được lập cho từng tháng và được chi tiết cho từng loại từng xưởng. Số liệu phản ánh trên bảng phân bổ tiền lương là cơ sở để ghi lên nhật ký chứng từ số 7, tập hợp chi phí toàn công ty. Trên nhật ký số 7 và bảng phân bổ lương kế toán ghi: Nợ TK 622 683.611.036 Nợ TK 627 10.531.200 Nợ TK 623 6.326.000 Nợ TK 642 7.122.756 Có TK 334 770.590.992 Các khoản trích theo lương 19% Nợ TK 622 129.886.096 Nợ TK 627 2.000.928 Nợ TK 623 1.201.940 Nợ TK 642 1.353.323 Có TK 338 146.122.288 Các khoản khấu trừ vào lương của công nhân viên 6% Nợ TK 334 46.235.460 Có TK 338 46.235.460 - TK 3383 38.529.550 - TK 3384 7.705.910 Xem bảng số 27 và 28 Nhật ký chứng từ số 7 Phần I: Tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh toàn doanh nghiệp 142, 152, 154, 214, 241, 334, 335, 338, 621, 622, 627, 623, 631 Stt TK ghi Có TK ghi Nợ 334 338 622 623 627 642 1 TK 154 813.497.131 7.527.940 12.532.128 8.330.185 2 TK 622 683.611.036 129.886.095 3 TK 623 6.326.000 1.201.940 4 TK 627 10.531.200 2.000.928 5 TK 642 7.122.756 1.330.029 6 TK 334 46.235.460 .. .. .. .. .. .. .. Cộng 813.497.131 7.527.940 12.532.128 8.330.185 Bảng phân bổ tiền lương Tháng 12 năm 2006 Stt TK đối ứng TK 334 "phải trả công nhân viên" TK 338 "Phải trả, phải nộp khác Lương Phụ cấp Cộng TK 334 TK 3382 KPCĐ TK 3383 BHXH 1 TK 622 - TTHMT - QL 34 CB - QL 21 HT 683.611.036 92.986.500 563.930.000 1.197.100 683.611.036 92.986.500 563.930.000 1.197.100 13.672.220 1.859.730 11.278.600 23.942 102.541.655 13.947.975 84.589.500 179.565 2 TK 627 - QL N3 - ĐHCM 10.531.200 440.000 10.091.200 10.531.200 440.000 10.091.200 210.624 8.800 201.824 1.579.680 66.000 1.513.680 3 TK 623 16.326.000 16.326.000 126.520 948.900 4 TK 642 70.122.756 70.122.756 140.003 1.050.023 5 TK 334 38.529.550 TK 111 394.034 Cộng 770.590.992 770.590.992 14.149.367 145.043.839 Khi thanh toán tiền lương với công nhân viên kế toán căn cứ vào các chứng từ thanh toán như giấy thanh toán tiền tạm ứng, phiếu chi để phản ánh chi tiết trên nhật ký chứng từ số 1 và nhật ký chứng từ số 10 (xem bảng số 29, 30, 31 và 32) khi thanh toán bằng tiền tạm ứng kế toán ghi: Nợ TK 334 563.930.000 Có TK 141 563.930.000 Khi thanh toán bằng tiền mặt kế toán ghi: Nợ TK 334 113.551.892 Có TK 111 113.551.892 Sơ đồ minh hoạ TK 111 TK 334 113.551.892 TK 141 563.930.000 Việc thanh toán và trả lương cho công nhân viên ở công ty và ở phòng kế toán tiến hành ghi giảm tiền tạm ứng TK 141. Vì các tổ thường tạm ứng tiền về để trang trải các thứ phát sinh trong thang trong đó có cả tiền tạm ứng giấy thanh toán tiền tạm ứng về văn phòng kế toán, lúc này ở phòng kế toán sẽ tiến hành phân loại và ghi giảm nợ TK 141 theo từng hạng mục, từng tài khoản có liên quan. Mẫu số 04 - TT Ban hành theo QĐ số 1141/QĐ/CĐKT Ngày 1/11/1995 của Bộ Tài chính Giấy thanh toán tạm ứng Ngày.tháng.năm 2006 Họ tên người thanh toán: Lê Văn Thân Địa chỉ: Xưởng sản xuất số 3 tổ 2 Số tiền tạm ứng được thanh toán theo bảng dưới đây: Có TK 141: 563.930.000 Diễn giải Số tiền A 1 I. Số tiền tạm ứng 1. Số tạm ứng các đợt chưa chi hết 2. Số tạm ứng kỳ này II. Số tiền đã chi 1. CPSX tháng tổ 2 2. CPSX tháng 10 3. CPSX tháng 1 4. CPSX tháng 12 5. CPSX tổ 5 6. CPSX tổ 6 III. Chênh lệch 1. Số tạm ứng chi không hết (I - II2) 2. Chi quá số tạm ứng (II-I) 563.930.000 78.076.000 116.785.000 121.557.000 12.366.000 124.246.000 110.900.000 Thủ trưởng đơn vị Kế toán trưởng Kế toán thanh toán Người thanh toán (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Nhật ký chứng từ số 1 Ghi có TK 111 tiền mặt Tháng 12 năm 2006 Stt Ngày Ghi có TK 111 ghi nợ các TK 112 153 141 334 1 2/12/2006 12.066.700 2 8/2/2006 240.000.000 153.480.000 3 25/12/2006 7.047.000 4 31/12/2006 105.551.892 Cộng 240.000.000 1.308.771.687 113.551.892 Công ty chế biến nông sản thực phẩm XNK - Nghệ An Tờ kê chi tiết (Tổng hợp chứng từ ghi có TK 141 tháng 12 năm 2006 toàn công ty) Diễn giải Ghi có TK 141 ghi nợ các TK 133 111 153 152 627 642 621 Văn phòng công ty 8938.628 56.991.189 12.944.000 21.176.863 Tờ kê chi tiết số 2 95.724 155.03056 3.212.000 Tờ kê chi tiết số 3 29.941.503 639.853.24 207.623.318 Tờ kê số 4 26.983.937 49.768.562 32.417.190 Hoàn nhập quỹ 70.291.000 Nhật ký chứng từ số 1 Ghi có TK 111 tiền mặt Tháng 12 năm 2006 Stt Ngày Ghi có TK 111 ghi nợ các TK 112 152 141 334 1 1/12/2006 650.000.000 2 2/12/2006 45.000.000 43.000.000 3 8/2/2006 60.000.000 4 25/12/2006 7.047.000 5 31/12/2006 106.504.892 Cộng 650.000.000 45.000.000 1.308.771.687 113.551.892 Nhật ký chứng từ số 10 Ghi có TK 141 Stt Chứng từ Diễn giải Dư đầu kỳ Ghi nợ TK 141 ghi có các TK Số Ngày Nợ Có 111 Cộng nợ Dư đầu 751.190.339 1 157 15/12 Ông Lê Văn Thân 43.000.000 43.000.000 2 193 18/12 Ông Nguyễn Văn Chính 88.635.000 88.635.000 3 197 23/12 Ông Nghĩa 166.696.000 166.696.000 4 198 24/12 Ông Lực 350.000.000 Cộng 7.511.901.339 1.308.771.687 Sau khi các khoản phải trả cho công nhân viên đã được hạch toán đầy đủ trên các nhật ký chứng từ số 1, số 7 và số 10 trên mỗi sổ cái được ghi theo thứ tự của từng tháng đối ứng với từng khoản mục trong tháng kế toán tiến hành lên sổ cái TK 334 và TK 338 xem bảng số 33,34, ba trường hợp nghỉ tự túc hưởng 100% lương công ty chế biển nông sản XNK Nghệ An có tất cả 59 người nghỉ tự túc hưởng lương của công ty. Đây là số lao động do sức khoẻ yếu, do đến tuổi nghỉ hưu nhưng năm công tác còn thiếu nhưng còn chờ sét duyệt chế độ. Những người này trong quá trình nghỉ được công ty trả lương theo đúng mức lương cơ bản của từng người, hàng tháng công ty trích 20% BHXH trên tổng số tiền lương của từng người. Việc tính lương của những người này công ty tiến hành tính theo tháng và theo thang bậc lương của từng người, không có bảng chấm công. Các khoản khấu trừ và tiền còn lại được tính ngay trên bảng thanh toán lương. Trích bảng thanh toán lương nghỉ tự túc tháng 12 năm 2006 ở bảng bên với lương cơ bảng = 210.000 x hệ số lương Số BHXH = (lương cơ bản + phụ cấp nếu có) x 20% Bảng thanh toán lương nghỉ tự túc Tháng 12 năm 2006 Stt Họ tên Hệ số lương Phụ cấp Tổng lương Nộp BHXH (20%) Số còn lại 1 Võ Huy Chương 2,92 613.200 122.640 490.560 2 Phạm Văn Tuấn 2,02 424.200 84.840 339.360 3 Bùi Quý Quang 2,44 512.400 102.480 409.920 4 Võ Đăng Soi 1,58 311.800 66.360 265.400 5 Nguyễn Xuân Sang 2,33 489.300 97.860 391.440 6 Lê Văn Sách 2,18 457.800 91.560 366.240 7 Nguyễn Thị L iên 1,92 403.200 80.640 322.560 . Cộng 4.920.300 984.060 3.936.240 Số đầu năm Nợ Có 175.765.398 Sổ cái TK 334 Ghi có TK đối ứng Tháng 7 Tháng 8 Tháng 9 Tháng 10 Tháng 11 Tháng 12 TK 111 362.316.263 129945260 117150348 151384573 118888404 113557892 TK 141 41747.000 10500000 32828.300 50609276 5554125 563930000 TK 338 2.555.812 5693594 666678 113218 2555812 . Công nợ 404063263 143.000 1072 155672242 202660527 124555747 Tổng phát sinh có 404063263 143001072 156062742 202660527 124555747 770590992 Số dư nợ cuối tháng có 175965398 175965 398 176355898 176355898 176355898 Số đầu năm Nợ Có 1.110.822.473 Sổ cái TK 334 Ghi có TK đối ứng Tháng 7 Tháng 8 Tháng 9 Tháng 10 Tháng 11 Tháng 12 TK 112 82922868 85557348 33490000 TK 111 5008900 1500000 30112800 425800 394031 Công nợ 82922868 38723914 1500000 7098250 967978 394031 Tổng phát sinh 18981895 3259412 130226542 4974618 810538 21989500 SDCT Nợ Có 1046881500 662716998 783943540 717932908 717932908 73937093 Phần III Một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện tổ chức quản lý hạch toán kế toán tiền lương nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng lao động ở Công ty chế biến nông sản thực phẩm XNK - Nghệ an I. Về quan hệ Nhà nước 1. Nhìn chung - Công ty có mối quan hệ với cơ quan Nhà nước thông qua trách nhiệm và nghĩa vụ quyền lợi của công ty như: + Tiến hành sản xuất kinh doanh theo đúng quy định của pháp luật + Chấp hành pháp luật thực hiện đầy đủ nghiêm túc các quy định của pháp luật các quy định của chính phủ (về thuế, lao động, môi trường.). 2. Đối với công ty - Đào tạo và nâng cao trình độ cho người lao động trong phương pháp giáo dục đào tạo. Nói đến các hoạt động nhằm mục đích nâng cao tay nghề, kỹ năng, tri thức của từng cá nhân đối với công việc hoàn thành. - Trong điều kiện sản xuất kinh doanh hiện nay được cơ giới hóa và tự động hóa, do đó người lao động cần được đào tạo để nâng cao trình độ chuyên môn và kiến thức. Như đã biết mỗi khi người lao động được trang bị đầy đủ kiến thức cơ bản, thì việc tiếp thu kỹ thuật sẽ nhanh hơn, xử lý quá trình tồn tại trong sản xuất sẽ tốt hơn. Do vậy, biện pháp đào tạo và nâng cao tay nghề cho người lao động là rất cần thiết. - Tăng cường khâu quản lý tiền lương ở cấp công ty, hướng dẫn công tác thống kê kế toán ở cấp độ hiểu rõ những quy định của Nhà nước, cũng như quy định quản lý nội bộ công ty. Nhằm thúc đẩy công tác sản xuất ở đội được phát triển có nề nếp và có quy củ tránh thất thoát, lãng phí trong khâu tổ chức. - Theo số liệu trong bảng 11 thì mức thu nhập bình quân trên đầu người của công ty là thấp, do đó công ty cần có những biện pháp hữu hiệu nhất để đẩy cao quá trình sản xuất. Tăng thu nhập cho người lao động, tăng các khoản phụ cấp khác như tiền thưởng, tiền bảo hộ lao động Để khuyến khích người lao động có tinh thần sáng tạo và cần cù trong lao động. II. Một số đánh giá về công tác kế toán ở công ty chế biến nông sản thực phẩm XNK - Nghệ An 1. Những nhận xét cụ thể về kế toán tiền lương ở Công ty chế biến nông sản thực phẩm XNK - Nghệ An Việc trả lương ở Công ty chế biến nông sản thực phẩm XNK - Nghệ An thường mang tính phân tán không tập trung, do công việc của công ty không đòi hỏi số lượng lao động là cố định. Nên số lượng lao động của công ty chủ yếu sử dụng ngay địa phương, nên việc trả lương hoàn toàn do đội trưởng và người đảm nhiệm xưởng tính và trả lương cho người lao động. Việc quản lý về tiền lương cho từng người là rất khó, làm cho việc trích nộp các quỹ BHXH, BHYT, KPCĐ không được thường xuyên. Công ty nên xây dựng thang bậc lương cho từng người trong công ty: + Tiền lương của cả tổ chức theo công thức: T1 = Đg x Q1 Trong đó: L1: Tiền lương thực tế tổ nhận được Q1: Sản lượng thực tế tổ hoàn thành Đg: Đơn giá tiền lương trả cho tổ Việc chia lương cho từng cá nhân trong tổ rất quan trọng trong chế độ trả lương sản phẩm. Công ty nên áp dụng hình thức trả lương cho từng công nhân thông qua công thức: Li = Lcn1 x Hđc Trong đó: Li: Lương thực tế công nhân i nhận được Lcni: Tiền lương cấp bậc của công nhân i Hđc: Hệ số điều chỉnh Kết luận Trong thời gian tìm hiểu và thực tập ở Công ty chế biến nông sản thực phẩm XNK - Nghệ An em đã được mọi người trong công ty nhiệt tình giúp đỡ về mọi mặt, tuy thời gian thực tập chỉ có hơn 1 tháng nhưng những gì em tìm hiểu và phân tích sẽ là tiền đề cho mình có thêm sự hiểu biết và nâng cao tay nghề cho bản thân sau này. Trong quá trình phân tích qua lý luận và thực tiễn áp dụng các phương pháp kế toán ở công ty em nhận thấy công ty đã đạt được những thành tích trong sản xuất cũng như trong quản lý người lao động. Qua quá trình thực tập ở công ty em cũng đưa ra một số ý kiến nhận xét cũng như sự phân tích một số chỉ tiêu về kinh tế của công ty trong 3 năm gần đây, bổ sung và góp ý thêm nhằm góp phần thúc đẩy sản xuất để đưa công ty ngày càng phát triển và tiến bộ xứng đáng là đơn vị anh hùng trong lao động. Thời gian thực tập có hạn do vậy việc tìm hiểu thêm và chi tiết là không thể cùng với giới hạn để tài không cho phép. Em xin chân thành cảm ơn giám đốc, các phòng ban cùng toàn thể cán bộ công nhân viên trong công ty đã giúp em hoàn thành được giai đoạn thực tập của mình một cách đúng thời hạn. Em xin chân thành cảm ơn!

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc3314.doc
Tài liệu liên quan