Năm nay, kỷ niệm 40 năm thiét lập quan hệ ngoại giao và 25 năm hợp tác hữu nghị Lào-Việt, chúng ta lại có dịp cùng nhau ôn lại quá khứ và hứa hẹn ột tương lai ngày càng tốt đẹp hơn. Nhân dân hai nước đã vui mừng tổ chức nhiều hoạt động để kỷ niệm hai sự kiện trong đại này, Trong đó có cuộc thi “Việt-Lào trong trái tim tôi” được báo tiền phong và Hội liên hiệp hữu nghị phối hợp cùng tổ chức. Cùng chung với niềm vui lớn của mọi ngưòi, cá nhân tôi đã nhiệt tình tìm hiểu và đóng góp phần nhỏ bé của mình vào để cuộc thi được thành công tốt đẹp.
Hé mở chút ít vào đời sống của bạn Lào để chúng ta có thể cảm nhận được phần nào về chút lạc quan, dân dã, phong tục tập quan thiên nhiên và lịch sử đã gắn bó với dân tộc Việt Nam trong tình cảm và hành động huữu nghị lâu đời, hiếm có.
79 trang |
Chia sẻ: Kuang2 | Lượt xem: 975 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tìm hiểu về cuộc thi “Việt - Lào trong trái tim tôi”, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
dân. Xây dựng chế độ dân chủ nhân dân quá dộ lên chủ nghĩa xã hội, hai nhiệm vụ chiến lược của Lào là: Xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Trên con đường vẻ vang của cách mạng "Củng cố nền an ninh quốc phòng" đã trở thành nhiệm vụ trọng tâm sau giải phóng. Đất nước dần đi vào ổn định và đến ngày nay càng ổn định hơn. Đây là một trong những nhân tố quan trọng đảm bảo thắng lợi sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước Lào tươi đẹp đến bây giờ.
-Với trình độ và sự hiểu biết tìm kiếm của mình đến với cuộc thi tôi xin được trình bày những nét khái quát và những số liệu về đặc điểm địa lý, tự nhiên, sự phân bố dân cư và bộ tộc của Lào.
Về đặc điểm địa ký tự nhiên:
Lào là một nước trên bán đảo Đông Dương, nằm sâu trong lục địa, thuộc khu vực nhiệt đới gió mùa ở Đông Nam á, với diện tích là 236.800km2. Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào có đường biên giới giáp với 5 nước phía Đông giáp cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là 2060km đường biên giới, tiếp nối theo vòng cung núi phía bắc và một đoạn của dòng sông Mã, dãy núi Trường Sơn trùng điệp đã ngăn cách Lào với Việt Nam. Những dãy núi phía Nam và thác chắn ngang dòng Mê Kông ngăn cách Lào với Cămpuchia, phía Tây Bắc giáp với Mianma là 326km đường biên giới, phía Tây giáp với vương quốc Thái Lan là 1895km đường biên giới, phía Bắc giáp với nước cộng hòa nhân dân Trung Hoa là 505km đường biên giới, phía Nam giáp với Cămpuchia là 535km đường biên giới. Lào chiếm 85% diện tích lãnh thổ là rừng núi (11,2 triệu ha rừng) nằm ở độ cao trung bình từ 200m đến 2.820m. Vì thế đã tạo nên đặc điểm địa hình khá đa dạng và hiểm trở. Căn cứ vào địa hình, đất đai, khí hậu, tính chất địa lý và kinh tế, nước Lào được phân ra làm ba miền như Việt Nam đó là : Bắc, Trung, Nam. Miền Bắc gồm 9 tỉnh như : Phong Xa lỳ, Luông Nặm Thà, U Đôm Xay, Xay Nhạ Bu Ly, Bo Kẹo, Luông PhaBang, Xiêng Khoang, Hủa Phăn, và đặc khu Xay Sổm Bun, miền trung gồm 5 tỉnh: Viêng Chăn, thành phố Viêng Chăn, Bo Li Khăm Xay, Khăm muộn, Sa Văn Na Khệt, miền Nam gồm 4 tỉnh: Sa La Văn, Chăm Pa Sắk , ắt Na Pư, Xê Koong.
Vào thế kỷ XIV vua Phạ Ngừm thống nhất nước Lào từ tiểu vương quốc, đặt tên là Lạn Xạng có nghĩa là đất nước "Triệu voi lọng trắng ". Năm 1893, thực dân Pháp xâm lược Lào. Ngày 12/10/1945, nước Lào tuyên bố độc lập. Đầu năm 1946 Pháp quay lại xâm lược Lào. Từ năm 1955, Mĩ đã gây chiến tranh chống lại nhân dân Lào. Ngày 21/2/1973, hiệp định Viêng Chăn lập lại hòa bình và thực hiện hòa hợp dân tộc ở Lào được kí kết giữa mặt trận Lào yêu nước và phái hữu Viêng Chăn. Ngày 21/12/1975 đại hội đại biểu nhân dân Lào họp ở Viêng Chăn tuyên bố thành lập nước cộng hòa dân chủ nhân dân Lào.
Về chính trị, tổ chức nhà nước: Nhà nước cộng hòa Nhân dân. Hiến pháp là quốc hội hồm 99 ghế bầu theo phổ thông đầu phiếu, nhiệm kỳ 5 năm. Cơ quan hành pháp đứng đầu nhà nước là chủ tịch (do quốc hội bầu nhiệm kỳ 5 năm), đứng đầu chính phủ là thủ tướng(Do chủ tịch nước bổ nhiệm, quốc hội phê duyệt, nhiệm kỳ 5 năm), Cơ quan tư pháp là Tòa án Nhân Dân tối cao. Chính đảng là Đảng nhân dân cách mạng Lào - (LPRP).
Lào là một nước nhỏ, dân số không đông. Theo thống kê dân số tháng 7 năm 2000 thì dân số Lào là: 5.218.000 người và có 49 dân tộc anh em(công bố năm 2000). Trước đây, Lào có 68 bộ tộc, xưa kia cách phân loại thường lấy các địa vị các nhóm người trong thang bậc xã hội làm tiêu chí. Khi mà người Lào Thay đã đóng vai trò chính trong đời sống chính trị xã hội các tộc người Lào được phân thành hai khối: Thay và Khạ. Thay có nghĩa là người tự do, còn Khạ là cư dân lệ thuộc mà đã Lào lệ thuộc có nghĩa là xấu, là kém cỏi, bởi vậy từ phiếm xưng khạ ngay từ đầu có hàm ý khinh miệt. Khi nó được ghép với một đặc điểm khác để chỉ các nhóm cư dân cụ thể, ví dụ: Khạ kheo đeng (khạ răng đơ), khạ xoỏng hảng(khạ 2 đuôi)...tính miệt thị ngày càng được tăng lên. Nhiều lúc, do xuất phát từ sự khinh miệt, các tộc người "lớn"( đa số) đã sử dụng các từ nguyên trong dân gian để gọi tên các tộc người "nhỏ"(thiểu số) một cách khinh thị. Những tên gọi như vừa nói trên, một thời đã góp phần gây ra sự phân biệt giữa các tộc người.
Cách phân loại thứ hai này thường lấy đặc điểm của địa bàn cư trú để phân loại của bộ tộc người lào
Vài nét về quá trình hình thành diện mạo tộc người ở Lào từ đầu công nguyên đến nay
Như chúng ta đã biết Lào là một bộ phận của bán đảo đông dương, hơn nữa nước Lào lại nằm trên đường của các đường chuyển dịch cư dân trong lịch sử. Nhiều đợt chuyển dịch cư dân từ Bắc xuống Nam, từ Đông sang Tây, từ đất liền ra hải đảo... và ngược lại đã từng xảy ra ở địa bàn này. Sự xáo trộn cư dân, dẫn đến quá trình tiếp xúc, giao lưu, hòa hợp hoặc phân chia và tiếp thu các yếu tố văn hóa lẫn nhau giữa các tộc người. Qúa trình này đã để lại đến tận ngày nay trên đất nước Lào là một bức tranh rất phức tạp và đa dạng về lọai hình nhân chủng, về thành phần tộc người trong thế đan xen, về ngôn ngữ như các lĩnh vực của đời sống văn hóa.
Vào đầu công nguyên, giả định sự phân bố dân lúc bấy giờ, các nhà khoa học cho rằng từ phía nam sông Dương Tử cho đến Bắc Đông Dương, Mông -Dao và nhóm kadai sau này gọi là nhóm Cơ Lao.
Tại lưu vực sông hồng, sông mã và các vùng kế cận là các địa bàn sinh tụ của các cư dân nói tiếng Vệt- Mường phía Đông Nam á, nhất là các vùng hải đảo là địa bàn cư trú của các cư dân nói tiếng Malayo- Polinexia. Phần còn lại của Đông Dương cùng lưu vực sông Mênậm, sông Irrawadi là địa bàn sinh tụ của cư dân nói tiếng Môn khơ Me.
Dựa vào các khứ liệu của các ngành khoa học, khảo cổ học, dân số học, ngôn ngữ học có thể hình dung các tộc người ở Lào vào thời cổ như sau:
Các diện mạo tộc người ở Lào là các cư dân nói ngôn ngữ Môn Khơ Me sự có mặt của một số bộ phận nhỏ của các cư dân Lào phay ở Bắc Lào thời bấy giờ chưa gây nên một sự thay đổi gì lớn về sự phát triển của xã hội. Nhưng dần dà về sau cùng với sự tiến bộ của kỹ thuật sản xuất, cả về công cụ lẫn kinh nghiệm trồng lúa nước, cũng như về mặt tổ chức xã hội đã đạt được thể nghiệm ở vùng thung lũng chân núi, từ các vùng Nậm U, Nậm La ... Người Làothay chuyển dịch dần xuống khai phá vùng đồng bằng trồng lúa nước. Trong quá trình cộng cư với các tộc người nói ngôn ngữ Môn-Khơme, nhờ những ưu thế hơn hẳn của nền nông nghiệp lúa nước vùng đồng bằng ven sông và các thung lũng với tính chất ổn định của năng suất cao, tổ chức xã hội định cư dân số phát triển nhanh ... , người Làothay đã đẩy lùi được cai trị của họ trước đó nhất là trong việc nắm hệ thống tổ chức chính trị xã hội.
Ngoài ra còn có các nhóm người như: Phuthay có hai bộ phận người Phuthay cư trú ở miền trung và miền Nam có lẽ đã có mặt ở đây rất sớm. Đến nay họ gần như đã hòa vào người Lào.
ở Lào còn có những nhóm cư dân cói tiếng Việt- Mường và tiếng Hán. Người Mường ở Sầm Nưa có nguồn gốc ở Nghệ An vào Lào chủ yếu trong thời Trịnh-Nguyễn. Từ hình hài buổi ban đầu của diện mạo tộc người ở Lào như vừa trình bày một cách khái quát. Sau này các dân tộc anh em từ phía Bắc (các cư dân nói tiếng Tạng-Miến, Mông- Dao, Hán và một số bộ phận LỗoThay khác) và từ phía Đông các cư dân nói tiếng Việt Mường đã đến cộng cư với cư dân đã cư trú lâu đời ở Lào tạo cho bức tranh tộc người ở đây vốn đã đa dạng càng đa dạng hơn. Quá trình phân loại các tộc người ở Lào không phải là đơn giản do những điều kiện địa lý, tự nhiên, chiến tranh đem lại.
Việc phân loại các tộc người ở Lào là cả một quá trình : Mỗi thời kỳ người phân loại có mục đích và phương pháp khác nhau, với những tiêu chí để phân loại cũng không giống nhau.
Bắt đầu từ năm 1945, khi cách mạng Lào bùng nổ, dưới sự lãnh đạo của những người cộng sản, nhân dân các tộc người đã tích cực tham gia vào cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc. Đoàn kết dân tộc đã trở thành vấn đề cốt tử của cách mạng Lào. Do đó những tên gọi có tính chất miệt thị, phân biệt chủng tộc đều có xu hướng bị loại trừ khỏi đời sống chính trị, xã hội. Hơn nữa, trong bối cảnh lúc bây giờ nhân dân các tộc người ở Lào đều mong muốn trở thành một thành viên của quốc gia dân tộc Lào. Đáp ứng nhu cầu vừa nói, các tên gọi Lào Lùm, Lào Thơng, Lào Xủng đã chính thứuc ra đời. Những tên gọi này trước hết phân biệt sự khác nhau về trình độ cư trú cao thấp.
Nhóm Lào Lùm có nghĩa là Lào ở vùng thấp. Nhóm Lào Thơng là người Lào ở vùng lưng chừng núi, Lào Xủng là người Lào ở vùng rẻo cao. Bên cạnh đó, các tên gọi của các nhóm tộc người còn phản ánh những đặc trưng tương đồng về kinh tế, văn hoá, nguồn gốc lịch sử Nhưng quan trọng hơn cả, nó mang ý nghĩa sâu xa về sự gắn bó giữa các tên tộc người mình và tên dân tộc Lào không tách rơì nhau trong một quá trình lịch sử để bảo tồn sự thống nhất dân tộc. Về căn bản chia thành 3 nhóm tộc người.
Lào Lùm: là nhóm tộc người thuộc ngữ hệ Lào-Thay, gồm 17 tộc người hợp thành như: Lào, Thay Nửa, Thay Tày, Thay Đăm, Thay Đeng, Thay Khảo, Phụ thay, Thay Phuôn, Thay Nhuôn, Thay Mọi, Thay mời, Thay Thách, Thay Lự Người Lào Lùm chiếm khoảng 65% dân số (3380000 người). Đây là nhóm tộc người di cư từ phía băc Đông Dương. Địa bàn cư trú của họ khá rộng lớn nhưng tập trung đông nhất ở đồng bgằng phía tây và phía nam theo lưu vự sông Mê Kông và các thung lũng rộng lớn ở phía bắc, nối liền với miền nam Trung Quốc, Việt Nam, Thái Lan, Miến Điện. Trên đất Lào họ phát triển sâu xuống phía nam. Họ là nhóm cư dân đông đúc nhất trên đất Lào, có vai trò quan trọng quyết định đối với quá trình hình thành quốc gia Lào. Đồng thời cũng là nhóm tộc người có trình độ kinh tế, văn hoá, xã hội khá phát triển, giữ vai trò bộ phân dân cư trụ cột, đa số của Lào. Các dân tộc người thuộc nhóm Lào Lùm chủ yếu sinh sống bằng nghề lúa nước và chăn nuôi, các nghề thủ công khác như dệt vải, tèn,,, khá phát triển và trở thành nghề truyền thống cho dến tân bây giờ. Giữa các tộc người khác nhau có sự hoà đồng về văn hóa, ngôn ngữ, phong tục tập quán,,, Các tộc quan trọng nhất trong nhóm này là ngưòi Lào, người Thay, người Lự.
Lào Thơng: là nhóm tộc người thuộc ngữ hệ Môn Khơ Me gồm nhiều bộ tộc thiểu số khác nhau hợp lại (34 bộ tộc) như: Lào Nghé, Lào Núi, La Mẹt, Lào Kén, Lào Đăm, Phú Thơng, Tà Ôi, La Ven, La Ve. Chiếm khoảng 22% dân số (1144000 người). Có những cơ sở đáng tin cho rằng đây là lớp cư dân bản địa tối cổ trên bán đảo đông Dương nói chung và nhiều rừng núi tiếp giáp với dãy Trường Sơn của Việt Nam, ngoài ra có một số không ít sống ở vùng đòng bằng phía tây xen kẽ với nhóm người Lào Lùm. Những tộc người ở bắc Lào chủ yếu làm rẫy, nghề thủ công không phát triển lắm, cuộc sống còn khó khăn. Những tộc người ở trung Lào làm ruộng và thủ công nên kinh tế có phát triển hơn. Các tộc người ở Nam Lào chủ yếu cũng làm rẫy.
Lào Xủng: là nhóm tộc người thuộc ngữ hệ Mèo-Dao (H’Mông-Dao) và các ngôn ngữ Tạng-Miến. Lào Xủng gồm các bộ tộc thiểu số sinh sống, cư tú ỏ vùng núi cao, chiếm khoảng 13% dân số cả nước (676000 người), Lào Xủng là cộg đồng các tộc người (17 bộ tộc) như: Mông Lai, Mông Khải, Mông Đăm, Dào, Xô Lô, Hò, Phú Nọi, Kui, Kó người Lào Xủng sống ở vùng núi cao nên họ sống dựa vào kinh tế nương rẫy, trồng trọt, chăn nuôi là chủ yếu
Mặc dù trình độ phát triển về kinh tế, văn hoá, xã hội giữa các bộ tộc khong đồng đều nhau, phong tục tập quán tín ngưỡng tôn giáo, tâm linh cũng có nhiều nét khác biệt nét khác biệt. Tuy vậy, cư dân các bộ tộc Lào lại có một điểm chung đó là: bản chất thật thà, chất phác trọng tình nghĩa, quý khách, tôn trọng, lễ phép và có ý thức cộng đồng sâu sắc, có tinh thần yêu nước nồng nàn, lao động cần cù và anh dũng chống giặc ngoại xâm để bảo vệ đất nước, giành lại độc lập tự do.
Vốn là một nước nông nghiệp lạc hậu, sản xuất chủ yếu dựa vào điều kiện tự nhiên mạng tính tự cấp, tự túc Nhìn chung các bộ tộc Lào đều là các cư dân sống bằng nông nghiệp, số dân ở nông thôn chiếm 85%, dân thành thị có khoảng 15% tập trung ở các thành phố, thị xã lớn như Viêng Chăn, Luông Pha Băng, SaVanNaKhẹt, PákXế.
Ngày nay với sự phát triển của đất nước, của công cuộc đổi mới, các loại hình kinh tế truyền thống đang bị thu hẹp dần, kinh tế hàng hoá đang phát triển, mọi tầng lớp dân cư, mọi thành phần kinh tế được khuyến khích phát triển sản xuất và kinh doanh, cuộc sống mới đang nảy sinh, người dân Lào đang đổi thay mọi mặt, đất nước đang từng bước đi lên phấn đấu vượt qua đói nghèo lạc hậu và từng bước đi lên chủ nghĩa xã hội. Sau ngày giải phóng 1975, nhất là từ khi Đảng và nhà nước Lào đã tiến hành công cuộc đổi mới đến nay, đời sống về mọi mặt của nhân dân các bô tộc đã có sự đổi thay và từng bước được nâng cao. Cũng như ác bộ tộc người ở các quốc gia khác trên thế giới, cư dân Lào có truyêng thông văn hóa độc đáo và lâu đời, biểu hiện trong lối sống, phong tục tập quán, tín ngưỡng tôn giáo, tâm lý, tiếng nói, chữ viết, cách ứng xử trong giao tiếp và các nét sinh hoạt văn hoá khác. Nhưng đều có một tình yêu quê hương đất nước và tinh thần đoàn kết quốc tế cao. Văn hoá của người Lào còn đặc sắc phong phú bởi nền văn học dân gian truyền miệng như (dân ca, tục ngữ, truyện cổ tích) đến văn học viết (có thơ hiện đại, văn xuôi, kịch nói), đặc biệt điệu múa Lăm Vông là một hình ảnh văn hoá sôi động và bất hủ của Lào.
Về giáo dục xuất phát từ đặc điểm của Lào là một nước nông nghiệp lạc hậu, bị kìm hãm hàng trăm năm dưới ách thống trị củ chế độ phong kiến thực dân nên nền giáo dục còn nhiều hạn chế. Nhận thức được vấn đề đóm ngay từ những năm sau chiến tranh hội nghị liên tịch của họi đồng chính phủ và hội đong nhân dân tối cao Lào tháng 2 năm 1977 đã khẳng định: “phái xoá bỏ tình trạng không biết chữ trong dân, phát triển sự nghiệp văn ghoá giáo dục cách mạng, đưa công tác giáo dục đi trước một bước, phát triển mạnh mẽ nền giáo dục về số lượng, tích cực nâng cao chất lượng coi đó là chìa khoá mở đường đưa cách mạng tiến lên nhanh chóng và vững chắc”.
Thực hiện kế hoạch phát triển hinh tế xã hội từ những năm 1986 đến 1999, Lào đã đào tạo được đội ngũ cán bộ kỹ thuật gồm 13525 cán bộ sơ cấp, 10722 cán bộ trung cấp, 6540 cán bộ cao đẳng và đại học. Hiện nay cả nước có hơn 5000 người tốt nghiệp đại học và trên đại học. So với chế độ cũ, nền giáo dục cách mạng đã đạt được những thành tựu tăng 9 lần so với trước năm giải phóng 1975. Theo số liệu của bọ giáo dục, trong năm học 1989-1990, số học sinh nữ là người Lào Thơng ở cấp I chiếm 35%, cấp II 31%, cấp III 27%. Số học sinh người Lào đứng ở cấp I có 25%, cấp II 14%, cấp III 20%. Đến nay đời sống vật chất được nâng cao, đất nước đang trên con đường phát triển. Giáo dục con người càng được quan tâm chú ý và được coi là một nhiệm vụ quan trọng hàng đầu. Chính vì thế mà tỷ lệ người mù chữ và tái mù giảm đi.
Câu 3b
Ngay sau khi ra đời (2/12/1975) nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào đã công bố và thực hiện nhất quán chính sách đối ngoại cùng tồn tại hoà bình và hữu nghị giữa các dân tộc. Chính sách đối ngoại đó hướng tới việc tạo ra một môi trường quốc tế thuận lợi để hàn gắn vết thương chiến tranh và xây dựng lại nước Lào sau hàng chục năm bị chiến tranh tàn phá, thành một nước Lào hoà bình độc lập như ngày hôm nay.
Môi trường quốc tế đó trước hết liên quan đến các nước đông nam á và khu vực Đông Dương. Trước đây giữa các nước trong tổ chức ASEAN thường có sự nghi kỵ nhau. Sau thắng lợi của cách mạng ba nước Đông Dương, trong khu vực đông nam á hình thành một cục diện mới xu thế đấu tranh để hợp tác cùng tồn tại hoà bình trong quan hệ quốc tế đang ngày càng được củng cố.
Ngày 18 tháng 7 năm 1977, tại thủ đô Viêng Chăn, Việt nam và Lào đã ký hiệp ước quan hệ quốc tế hợp tác hữu nghị đánh dấu một bước ngoặt lớn trong quan hệ đặc biệt giữa hai nước Lào-Việt.
Từ năm 1978, sự hợp tác hi bên giữa các tỉnh kết nghĩa của Lào với các tỉnh của Việt Nam đã và đang trở thành nhân tó hàng đầu có vưi trò liên kết chặt chẽ trong việc tăng cường hơn nữa sự hợp tác giữa hai nước về các lĩnh vực kinh tế thương mại và kỹ thuật. Trong quan hệ mậu dịch với Việt Nam, Lào xuất các sản phẩm nông lâm nghiệp như cà phê, sơn ta, gỗm thạch cao, nhựa thông, ván lát, gỗ dán và nhiều mặt hàng truyền thống khác. Việt Nam cung cấp cho Lào những sản phẩm chế tạo như nhiên liệu, thép cán, thiết bị, phụ tùng dự trữ, các sản phẩm cao su, hàng tiêu dùng và lương thực thực phẩm
Trong 15 năm (từ 1976 đến 1990), Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào đã nhận được khoảng 400 triệu đô la viện trợ giúp đỡ của Việt Nam trong tổng só hơn 2 tỷ đô la của nước ngoài giúp Lào xây dựng va phát triển kinh tế xã hội, Nguồn tài trợ của Việt Nam chủ yếu dưới hình thức viện trợ không hoàn lại (gần 50%) và vay dài hạn lãi suất thấp hoặc không lãi.
Hợp tác kinh tế Lào-Việt Nam tập trung vào việc lập kế hoạch khảo sát, thăm dò địa chất; xây dựng gần 100 công trình xây dựng về công nghiệpm thủ công nghiệp, thuỷ điện cỡ nhỏ, nông- lâm nghiệp, thuỷ lợiv.v.. Việt Nam đã xây dựng 78 công trình dịch vụ dân dụng như kho bãi, bệnh viện, trường học, cửa hàng; đảm bảo duy tu và làm mới một số tuyến đường giao thông chiến lược, lắp đặt 245 km đường ống nhiên liệu. Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào đã tiếp nhận và sử dụng khoảng 4000 lượt chuyên gia Việt Nam về các lĩnh vực kinh tế-xã hội. Ngoài ra, với tinh thần “nhường cơm xẻ áo”, “ hạt gạo cắn đôi, cọng rau bẻ nửa”, nhân dân các bộ tộc Lào còn nhận được sự chia sẻ giúp đỡ về lương thực, thực phẩm.
Hợp tác Thái Lan
Tháng 4 năm 1994, Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào và vương quốc Thái Lan thực hiện xong dự án bắc cầu qua sông Mê Kông với sự tài trợ của Ôxtrâylia. Quan hệ thương mại và giao lưu văn hoá, đi lại giưa hai nước đang được mở rộng. Nhiều ngân hàng, công ty liên doanh giữa hai nước được thành lập. Đặc biệt, sau khi Lào quyết định tư nhân hoá các doanh nghiệp nhà nước, quan hệ kinh tế thương mại Lào-Thái phát triển nổi bật.
Lưu chuyển hàng hoá giữa Lào với Singapo thấp hơn nhiều so với Thái Lan và ổn định hơn so với quan hệ thương mại Lào Malaixia. Lưu chuyển hàng hoá Lào-Singapo trong 5 năm sau giải phóng tăng 4 lần. Lào nhập khẩu từ Singapo tăng 6 lần và giảm xuất khẩu 20%.
Là một bạn hàng lớn ở chấu á của Lào, sau năm 1975, quan hệ mậu dịch giữa Lào với Malaixia giảm hẳn. Xuất khẩu thiếc của Lào sang nước này năm 1980 giảm 4 lần so với năm 1976. Giá trị xuất khẩu của Lào sang Malaixia năm 1981 chỉ còn 46% so với năm 1976.
Cùng với sự cải thiện quạn hệ về chính trị, quan hệ kinh tế của Lào với các nước ASEAN trên nguyên tắc bình đẳng, cùng có lợi ngày càng tăng. Các nước ASEAN như Singapo đã cung ứng cho Lào máy móc thiết bị, phương tiện giao thông, thép cán, nhiêu liệu và muối khoáng. Tuy vậy, quan hệ thương mại của Lào với ASEAN tập trung chủ yếu vào Thái Lan, chiếm 2/3 lưu chuyển hàng háo giữa Lào với ASEAN. Cho đến năm 1993, không tính Thái Lan, các nước ASEAN đã có 26% trong tổng số giá trị đầu tư nước ngoài vào Lào.
Ngoài ra, quan hệ của Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào với các nước châu á khác như ấn Độ, Trung Quốc, Miến Điện, Hồng Kông, Đài Loan và Nam Triều Tiênv.v cũng đạt được kết quả tích cực, ngày càng mở rộng. Đáng kể nhất là quan hệ giữa Lào với Trung Quốc. Năm 1989, tổng bí thư Đảng nhân dân cách mạng Lào Cay xỏn Phômvihản thăm chính thức Trung Quốc. Năm 1994, Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào đã ký hiệp ước hữu nghị và hợp tác với Trung Quốc. Quan hệ ngoại giao về mặt Đảng và Nhà nước dần được cải thiện và bình thường hoá đã tạo đà cho uan hệ kinh tế thương mại phục hồi và phát triển. Trong suốt thập kỷ 80, quan hệ buôn bán giưa hai nước chỉ diễn ra ở đường biên Lào-Vân Nam Trung Quốc. Bước sang đầu thập kỷ 90, Trung Quốc đã mở cửa biên giớiư, quan hệ buôn bán giữa hai nước gia tăng. Năm 1991, trao đổi mậu dịch hai chiều giữa Lào với Trung Quốc đạt 20 triệu USD. Trong đó, mậu dịch tiểu ngạch chiếm khoảng 70%. Cho đến năm 1994, trong số 492 dự án nước ngoài đầu tư ở Lào, Trung Quốc có 46 dự án nước ngoài đầu tư vào Lào, sau Thái Lan (180 dự án).
Quá trình cải cách ở Trung Quốc, đổi mới ở Lào, ở Việt Nam ngày càng đi sâu vào chiều sâu thu nhiều thành tựu, dã góp phần thúc đẩy chính sách mở cửa, mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại của mõi nước và quan hệ đối ngoại giữa hai nước.
Trong chính sách đối ngoại, Đảng và chính phủ Lào đặc biệt quan tâm và tập trung hướng quan hệ kinh tế đối ngoại vào các nước xã hội chủ nghĩa, đứng đầu là Liên Xô.
Ngay từ năm 1975, chính phủ Liên hiệp dân tộc lâm thời Lào đã ký thoả thuận Liện Xô viện trợ không hoàn lại cho Lào trong việc xây dựng một số công trình sau chiến tranh. Trong đó, có bệnh viện, cầu, đường ô tô, cơ sở dầu khí, xưởng sửa chữa ô tô và một số công trình kinh tế, xã hội khác.
Đầu năm 1976, chính phủ hai nước đã ký hiệp định trong lĩnh vực viện trợ, thương mại, lưu chuyển hàng hoá và trả nợ. Từ năm 1977, chính phủ Lào ký với Liên Xô hiệp định hợp tác kinh tế và kỹ thuật, thăm dò địa chất, phục hồi các cơ sở khai thác thiếc, xây dựng nhà máy gạch, xưởng sửa chữa nông cụ, cầu đường, bịnh viện và đào tạo cán bộ trong kế hoạch 3 năm 1978-1980.
Trong những năm 1976-1980, trao đổi hàng hoá giữa Lào và Liên Xô tăng hơn 3 lần. Hàng hoá từ Liên Xô nhập vào Lào tăng gần 50% so với lượng hàng nhập của Thái Lan vốn là bạn hàng chính của Vương quốc Lào thời kỳ trước năm 1975. Trong đó, 60-70% hàng Liên Xô xuất sang Lào là máy móc thiết bị và phương tiện giao thông vận tải. Năm 1979, chính phủ hai nước ký hiệp định thành lập Uỷ ban liên chính phủ giám sát việc hợp tác kinh tế và khoa học kỹ thuật giữa hai nước.
Trong kế hoạch 5 năm lần thứ I (1981-1985), hợp tác giữa Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào với Liên Xô đặc biệt quan tâm dến việc phát triển củng cố sơ cở vật chất kỹ thuật của ngành giao thông vận tải. Kế hoạch dự định tăng 250% giá trị luân chuyển hàng hoá giữa Lào với Liên Xô và nang tổng giá trị buôn bán của Lào với các nước xã hội chủ nghĩa chiếm 70%. Điều đó có nghĩa là Lào định hướng gần như toàn bộ hoạt động kinh tế đối ngoại giai đoạn 1981-1985 vào ccs nước xã hội chủ nghĩa. Về phía Liên Xô, kế hoạch 5 năm lần thứ XI của Liên Xô đặt chỉ tiêu trao đổi hàng hoá với Lào sau 3 năm sẽ tăng từ 3 đến 3,5 lần; tăng viện trợ giúp đỡ cho Lào lên 7 lần so với năm 1978-1980.
Những nước và tổ chức quốc tế giúp Lào đàng kể nhất bao gồm các tổ chức trong hệ thống Liên hợp quốc, quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Nhật Bản, Thuỵ Điển, ngân hàng thế giới (WB), Liên hiệp phát triển vốn của Liên hợp quốc, quỹ nhi đồng liên hợp quốc và tổ chức sức khoẻ thế giới v.v các nước tư bản phát triển và tổ chức quốc tế đã giúp đỡ và cho Lào vay tín dụng với điều kiện ưu đãi.
Chương trình phát triển của Liên hợp quốc giúp Lào chủ yếu về kỹ thuật trong những năm 1983-1987 chiếm 36859 nghìn USD trong tổng số 69036 nghìn USD của các nước không thuộc hệ thống các nước XHCN. Các tổ chức khác của liên hợp quốc tập trung chủ yếu giúp Lào về vốn, bao gồm viện trợ hàng hoá, viện trợ các dự án công trình và văn hoá xã hội. Quỹ nhi đồng liên hợp quốc trong chương trình 5 năm 1987-1991 đã viện trợ 11,4 triệu đô la cho các dự án về sức khoẻ, nước sạch nông thôn, giáo dục, phụ nữ và phát triển.
Trong mối quan hệ song phương, Lào nhận được từ Nhật Bản về vốn tài chính. Hàng năm, Nhật giúp Lào 15-20 triệu USD, tập trung vào việc nâng cao sức khoẻ, phát triển rừng, nông nghiệp, cảng sông, giáo dục và phát triển thành thị. Ngược lại Australia chú trọng đến giúp đỡ về mặt kỹ thuật và đóng góp một phần nhỏ trợ giúp bằng vốn, tập trung vào lĩnh vực nông nghiệp, chăn nuôi, xây dựng cảng sông v.v Thụy Điển giúp Lào cả về vốn và kỹ thuật, đứng thứ ba sau UNDP và Nhật Bản viện trợ cho Lào trong giai đoạn 1983-1987.
Sự giúp đỡ Lào nhận được từ các nước tư bản phát triển và các tổ chức quốc tế trong những năm 1983-1987 được phản ánh qua biểu thống kê dưới đây.
Sự giúp đỡ của các tổ chức quốc tế và các nước tư bản (1983-1987)
(Đơn vị: nghìn USD)
Kỹ thuật
Vốn
Tổng số
+ Hệ thống Liên hiệp quốc
Chương trình phát triển của LHQ
Tổ chức Nông nghiệp và lương thực
Quỹ hoạt động dân số của LHQ
Tổ chức sức khoẻ thế giới
Hội phát triển quốc tế
Chương trình lương thực thế giới
Quỹ phát triển tư bản Liên hợp quốc
Quỹ nhi đồng Liên hợp quốc
Cao uỷ Liên hợp quốc về người tị nạn
Các tổ chức khác
+ Song phương
Ôxtrâylia
Thụy Điển
Nhật
Hà Lan
Thụy Sĩ
Các nước khác
+ Các chương trình và hoạt động của các tổ chức đa phương ngoài hệ thống Liên hợp quốc , các tổ chức phi chính phủ
36.589
1.505
621
2.275
-
-
1.179
-
838
10.949
14.136
-
1.452
42
61
1.159
139
-
-
22.893
1.131
5.040
3.267
3.225
1.904
2.497
14.683
31.456
3.601
91
4.528
14.306
36.859
1.644
621
2.275
22.893
1.131
5.040
4.446
3.225
2.742
13.446
28.819
31.456
5.053
133
4.643
15.456
+ Tổng cộng
69.036
110.853
179.889
Do khủng hoảng ở Đông Âu và Liên Xô cũ, trong những năm 186-1990, Lào thiếu hụt 165 triệu USD trong tổng số 465 triệu USD kinh phí bên ngoài để thực hiện kế hoạch. Vì vậy, nhiều công trình không thực thi được. Trong đó có công trình thuỷ nông ở đồng bằng Viêng Chăn. Năm 1988, viện trợ song phương đạt 25 triệu USD. Từ năm 1990, viện trợ của nước ngoài tăng 53,4%. Giữa những năm 1991-1992, tài trợ quốc tế tăng khoảng 20%. Năm 1993, ước tính tài chính quốc tế giành cho Lào qua nhiều kênh tiếp tục tăng khoảng 5,6%, đạt 65 triệu USD. Trong những năm 1990-1993, trung bình mỗi năm, Lào nhận được 144,5 triệu USD. Viện trợ kỹ thuật chiếm 12-17%. Những khoản vay bằng 34% đến 44% tổng số tài trợ của nước ngoài. Thiếu hụt ngân sách tiếp tục được bên ngoài tài trợ và cho vay. Dự tính của các chuyên viên tài chính quốc tế, trung bình mỗi năm, viện trợ nước ngoài tính theo dân số vào khoảng 40 USD một người dân.
Khuynh hướng giúp đỡ của nước ngoài
(đơn vị triệu USD)
1990
1991
1992
1993
Viện trợ song phương
56,7
66,8
72,5
65,2
Trong đó có giúp đỡ kỹ thuật
7,6
12,8
10,2
Viện trợ đa phương
-
18,4
18,7
38,1
Vay đa phương
52,4
47,1
71,1
57,8
Vaysong phương
2,6
0
0
10,3
Tổng số
111,7
132,3
162,3
171,4
Mậu dịch ngoại thương giữa Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào với các nước tư bản chủ nghĩa phát triển nhỏ hơn nhiều so với mậu dịch ngoại thương của Lào với các nước châu á khác. Mặc dù không ổn định và sau Thái Lan, Nhật Bản giữ vị trí chủ đạo trong ngoại thương của Lào đối với các nước không thuộc cộng đồng xã hội chủ nghĩa cũ. Nhật Bản chiếm gần 70% tổng giá trị xuất khẩu và 40-60% tổng giá trị nhập khẩu của Lào với các nước tư bản phát triển. Sau Nhật, các nước khác như Italia, Pháp, Tây Đức, Mỹ chiếm 20-25% toàn bộ khối lượng nhập khẩu và 30% giá trị xuất khẩu của Lào trong những năm 1976-1981.
Quan hệ thương mại giữa Lào với Thuỵ Điển, Mỹ v.v tiếp tục được duy trì và củng cố. Thuỵ Điển có vai trò quan trọng trong quan hệ kinh tế đối ngoại của Lào, nhất là trong lĩnh vực bảo tồn và khai thác tài nguyên rừng. Năm 1983, hai bên đã ký hiệp định hợp tác. Thuỵ Điển giúp Lào phát triển công nghiệp, thông tin giao thông vận tải và bảo vệ rừng. Mỗi năm Thuỵ Điển viện trợ giúp Lào khoảng 12 triệu đô la, tập trung cho các lĩnh vực trên.
Mỹ là nước viện trợ chủ yếu cho Vương quốc Lào thời kỳ trước năm 1975. Từ năm 1971 đến năm 1973, phần tài trợ của Mỹ cho chính quyền vương quốc luôn trên 70% trong tổng số viện trợ của các nước tư bản cho vương quốc Lào. Sau thắng lợi của cách mạng Lào năm 1975, Mỹ đình chỉ quan hệ với Lào và thông qua các biện pháp nhằm hạn chế cho Lào vay. Do ảnh hưởng của Mỹ, một số nước tư bản phương tây cũng ngừng quan hệ với Lào, làm cho nguồn vốn tái thiết sau chiến tranh có phần giảm sút trong những năm 1976-1977.
Chính sách đối ngoại vì mục tiêu hoà bình, độc lập và phát triển của Lào đã tranh thủ được sự đồng tình ủng hộ giúp đỡ của quốc tế, sớm làm thay đổi chính sách thù địch của Mỹ. Năm 1978, chính quyền Oashingtơn buộc phải viện trợ 5 triệu USD lương thực để Lào khắc phục hậu quả thên tai. Năm 1982, Mỹ trang bị thiết bị y tế cho bệnh viện Mahảxôt ở Viêng Chăn. Năm 1984, chính phủ Mỹ huỷ bỏ việc ngăn cản Lào vay vốn dài hạn để phát triển.
Nhìn chung nước cộng hoà dân chủ nhân dân Lào đã chủ trương phát triển hợp tác toàn diện với Trung Quốc và các nước bạn chiến lược xã hội chủ nghĩa- chính phủ Lào rất coi trọng thiết lập và phát triển hợp tác tốt đẹp và hiệu quả với các nước láng giềng. Tích cực vào các hoạt động của hiệp hội các nước Đông nam á (ASEAN). Chính sách đối ngoại của Lào chú ý vào việc mở rộng và phát triển quan hệ hợp tác với Liên Bang Nga và các nước độc lập trong khối cộng đồng (SNG), với các nước không liên kết và đang phát triển quan tâm tăng cường hợp tác với các nước công nghiệp phát triển. Lào là thành viên chính thức của Liên hợp quốc tham gia các tổ chức quốc tế: ASEAN, ASDP, FAO, G-77, ICAO, IFAD, ILO, IMF, UNESCO, ƯHO, INTERPOL, IOC, ITU, và là thành viên chính thức của ASEAN vào 23/7/1997. Đến nay, cộng hoà dân chủ nhân dân Lào đã có quan hệ ngoại giao với 111 nước trên thế giới.
Với đường lối ngoại giao đúng đắn và việc thể hiện tích cực chủ động hội nhập, cộng hoà dân chủ nhân dân Lào có vị trí ngày càng cao trên trường quốc tế, tranh thủ sự giúp đỡ ngày càng nhiều của các nước, góp phần quan trọng vào sự nghiệp phát triển đất nước, đồng thời góp phần vào hoà bình, an ninh, hợp tác phát triển và tiến bộ xã hội ở khu vực và trên thế giới.
Như chúng ta đã biết Lào là một đất nước nhỏ, diện tích là 236.800km2 nằm trên bán đảo Đông Dương ở giữa 5 nước có chung đường biên giới đó là : Việt Nam, Trung Quốc, Cămpuchia, Thái Lan, Mianma .Do vậy để tạo được môi trường quốc tế thuận lợi cho sự phát triển đất nước, chính phủ Lào đã kiên định chính sách đối ngoại trước sau như một là : Hòa bình, độc lập, hữu nghị và hợp tác với các nước. Trước hết là thắt chặt và tăng cường truyền thống đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện với cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Để bảo vệ nền độc lập chủ quyền, và toàn vẹn lãnh thổ của mình và thực hiện thắng lợi sự nghiệp xây dựng bảo vệ tổ quốc, tiến lên chủ nghĩa xã hội, vấn đề chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ là một trong những vấn đề cực kỳ quan trọng, bảo đảm sự ổn định và phát triển vững chắc của một đất nước. Chính vì vậy, vấn đề biên giới lãnh thổ đã được lãnh đạo cấp cao hai nước quan tâm đặc biệt. Thực tế sau khi hoàn thành cách mạng giải phóng dân tộc, về mặt biên giới lãnh thổ giữa hai nước Việt-Lào vẫn chưa có đường biên giới được hoạch định bằng những hiệp ước giữa hai nước có độc lập, chủ quyền mà mới chỉ có ranh giới nội bộ của 5 xứ Đông Dương thuộc Pháp.
Tình hình trên gây không ít khó khăn cho việc quản lý và giải quyết các sự kiện liên quan đến biên giới lãnh thổ hai nước. Trên cơ sở của thỏa thuận cấp cao, hai nước đã đàm phán và đi đến ký hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia giữa cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, vào cùng ngày ký hiệp wowsc hữu nghị và hợp tác giữa hai nước ngày 18 tháng 7 năm 1977, căn cứ vào hiệp ước này, hai nước đã hoàn thành phân giới cắm mốc quốc giới hơn 2.067km đường biên giới từ ngày 25/7/1978 đến ngày 24/8/1984.
Toàn tuyến đường biên giới hai nước đã được hoạch định và cắm mốc nối liền 10 tỉnh của Lào là Phongxalỳ, Hủa Phăn(Sầm Nưa), LuôngPhaBang, Xiêng Khoảng, Bolikhămxay, Khăm Muộn, Sa va na khet, Sa ra văn, Attơ Pơ, với mười tỉnh của Việt Nam đó là: Lai châu, Sơn Lào, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Đà Nẵng, Kom Tum.
Kết quả của việc phân giới trên thực địa và cắm mốc quốc giới giữa hai nước đã được ghi nhận bằng nghị định thư về phận giới cắm mốc giữa hai nước; nghị định thư này đã là phụ lục đính kèm của hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia giữa hai nước ký ngày 18/7/1977. Với lòng mong muốn không ngừng củng cố và phát triển mối quan hệ hữu nghị, đoàn kết đặc biệt và hợp tác giữa cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, trên cơ sở tôn trọng độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, tôn trọng lợi ích chính đáng của nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, hai bên hợp tác về mọi mặt và hết lòng giúp đỡ nhau để cùng xây dựng đường biên giới thành đường biên giới hữu nghị góp phần bảo vệ an ninh biên giới, tăng cường tình đoàn kết gắn bó.
Với tinh thần hạt gạo cắn đôi, cọng rau sẻ nửa giữa nhân dân hai nước và tạo điều kiện thuận lợi cho việc sinh sống, quan hệ qua lại của nhân dân hai bên biên giới, sau nhiều năm chuẩn bị đến tháng 12 năm 1989 hai nước đã phối hợp xây dựng và hòa chỉnh hiệp định về quy chế biên giới quốc gia giữa cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và cộng hòa dân chủ nhân dân Lào để thay thế 14 điều quy định đầu tiên về quy chế biên giới ngày 3/7/1978.
Ngày 1/3/1990 hiệp định nói trên đã được đại diện hai chính phủ ký kết tại thành phố Hồ Chí Minh. Ngày 5/5/1990 hiệp định đã được hội đồng nhà nước phê chuẩn và đến ngày 6/11/1990 hai bên đã trao đổi thư phê chuẩn và hiệp định có hiệu lực kể từ tháng 6/1991. Cùng chung đường biên giới "Tắt lửa tối đèn có nhau" nhân dân hai bên biên giới đang ra sức phát triển hợp tác giúp đỡ nhau mọi mặt nhằm mục tiêu xây dựng biên giới hòa bình hữu nghị và hợp tác, một mẫu mực trong quan hệ láng giềng.
Từ đó đến nay, hai nước đã giao ban biên giới của chính phủ( nay là Ban biên giới của Bộ ngoại giao) phối hợp các bộ, ngành và các tỉnh có chung đường biên giới triển khai thực hiện hiệp định một cách thường xuyên và nghiêm chỉnh trên toàn tuyến biên giới giữa Việt Nam- Lào, đưa công tác quản lý và bảo vệ đường biên giới và hệ thống mốc quốc giới hai nước vào nền nếp; việc qua lại và hợp tác của nhân dân hai bên biên giới ngày càng thuận lợi và dễ dàng hơn, góp phần giữ vững an ninh trật tự, làm cho kinh tế, văn hóa, xã hội trong khu vực biên giới hai nước không ngừng được củng cố và phát triển. Nhân dân giữa hai nước không ngừng được kề vai sát cánh giúp đỡ lẫn nhau, về mọi mặt giao lưu kinh tế, văn hóa, bên cạnh đó giữa nhân dân các tỉnh bên giới hai nước còn kết nghĩa anh em như Thanh Hóa với Hủa Phăn ...
Để kỷ niệm 25 năm hiệp định hợp tác hữu nghị và hiệp định hoạch định biên giới Việt- Lào. Từ ngày 15 đến 19 tháng 7 năm 2002 đã diễn ra tuần liên hoan hữu nghị nhân dân biên giới Việt-Lào, tại thủ đô Hà Nội, Nghệ An, Quảng Ninh.
Phong sa lỳ :
Tỉnh nay bao gồm 6 huyện đó là : Phongsaly, Muangmai, Muang Khua, Sambouxay và Youou. Với dân số là 153.000 người và có hơn hai mươi nhóm dân tộc sinh sống. Một trong số các dân tộc đó là : Loma, Ikoakha, Pusang, Thai dam, Thai deng, Yeo, Phai, Solo... sự phong phú về cộng đồng dân tộc là điểm hấp dẫn lý tưởng thu hút khách du lịch. Đặc biệt là với các phong tục tập quán, ngôn ngữ, trang phục, tín ngưỡng, tôn giáo. Các đồ thủ công dệt bằng tay và các đồ làm từ bạc là những món quà quý giá mà các du khách đều rất khâm phục tài năng của những người thợ thủ công của địa phương.
Savanakhet :
Trung tâm của tỉnh này là Khanthabouly một thị trấn quan trọng trong suốt thời kỳ thuộc địa, ở đây có hàng loạt các tòa nhà cổ theo lối kiến trúc của Pháp. Ngoài ra còn các điểm hấp dẫn khác đó là đền : VatsayaPhoum và đền Thatinghang nơi thờ nhiều tượng phật. Trên tuyến đường sang Việt Nam các du khách có thể thấy được các vết tích còn lại của loài khủng long được các nhà khoa học Pháp phát hiện vào những năm 1930. Nếu như chúng ta quan tâm tới lịch sử thì đường mòn Hồ Chí Minh cũng ở gần đây nơi đã diễn ra biết bao nhiêu bom đạn của kẻ thù.
Khămmuôn :
Là một tỉnh nằm giáp với biên giới Việt Nam và Thái Lan, nơi diễn ra các hoạt động giao lưu văn hóa, kinh tế giữa ba nước. Thủ phủ của tỉnh này là ThaKhek. Khăm Muôn có dân số là 260.000 người với 7 nhóm dân tộc đó là : Phuan, Tahoy, Kri, Ka tang ... ở Thakhek, một số công trình kiến trúc Pháp vẫn được bảo quản. Các điểm du lịch khác như That Sikhotabong, một thánh đường được xây dựng vào khoảng thế kỷ 9-10. Tỉnh có một tiềm năng đó là phát triển du lịch.
Bolykhămsay :
Paksan là trung tâm của tỉnh Bolykhămsay nằm ở miền trung nước Lào, điểm nổi tiếng hấp dẫn khách du lịch là Vatphrabat nơi có thánh đường in dấu chân của đức phật, một đặc điểm quan trọng cho một cuộc hành hương, ngoài ra còn có các đặc điểm hấp dẫn khác : BanNahin, Poupha Mane, nơi có thể nhìn thấy khu rừng đặc trưng với hàng ngàn ngọn núi đá. Khu rừng Nam Thuen rất lý tưởng cho các tua du lịch sinh thái học vì địa điểm được bảo vệ, nơi tìm thấy rất nhiều loài vật hoang dã.
Xiêng khouang :
Tỉnh Xiêng Khouang nằm trên một cao nguyên với nhiều dãy núi cao. Nơi đây nổi tiếng với những địa danh "đồng bằng của những chiếc bình" đá được khắc trên các khối đá to và nằm rải rác trên khắp cao nguyên. Các nhà nghiên cứu đã đưa ra một số tính năng của các chiếc bình có chiều cao nhất là 3.25m , một giả thiết cho rằng những chiếc bình này được làm từ bàn tay con người cũng giống như chiếc quan tài dùng để bảo vệ các bộ xương người đã được phát hiện ra gần đây. Những chiếc bình này đã được xây khoảng 2500-3000 năm. Bên cạnh đó tỉnh Xiêng Khouang cũng có những điểm du lịch thăm quan khác đó là : Vatpiavat một ngôi mộ được xây dựng vào khoảng thế kỷ 16. Ngoài ra Xiêng Khouang có phong cảnh thiên nhiên đẹp, có các dòng suối nước nóng ở phía Bắc có tên gọi là BanNoi và Ban Yai.
Câu 3c:
Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào; Đất nước của nhiều tên gọi gắn với lịch sử, đặng trưng của văn hoá dân tộc: Nói tới đất nước Lào người ta nhớ đến đó là đất nước của hoa Chăm Pa, của các lễ hội chùa chiền, của Lăm Khắp, tơi, , của xú pha xít và lời nói giao duyên.
Năm 1349-1357 ( thế kỷ 14) vua Phạm Ngừm đã thống nhất đất nước Lào và đặt tên là Lạn Xang ( nghĩa là đất nước triệu voi) có thủ đô Xiêng Xong Viêng Thong (ngày nay là Luông Pra Băng). Luông Pra Băng đã trở thành kinh đô đầu tiên, thành phố cổ của Lào được thành lập vào năm 1953 (phật lệnh).
Luông Pra Băng ngày nay đã trở thành khu du lịch cổ kính đẹp nhất của Lao nằm ở vùng thượng lưu sông Mê Công và là tỉnh lỵ ở trung Lào. Dân số thành phố có khoảng 68.000 người và đồng thời là trung tâm phật giáo của đất nước Lào tiêu biểu là đạo Phật. Nói đến Luông là nói đến nơi có nhiều chùa phật và các danh lam thắng cảnh như: Tháp Thạt Phu Sỉ, chùa Xiêng Thoong, chùa Pha Bat Tai, cung Vua, Thác Kuang Xi và hơn 300 ngôi chùa khác. Ngoài những nghệ thuật về kiến trúc, du khách còn được ngắm nhìn phong cảnh của thiên nhiên và sự u tịnh của ngôi chùa cổ, bảo tàng cung điện Hoàng Gia của quốc vương Si Sa Vang Vong là nơi trưng bày rất nhiều đồ cổ vật của Hoàng Gia. Chợ Luông Pra Băng cũng là một điểm du lịch khá thú vị nằm ở trung tâm của thành phố. Bên cạnh đó ở Luông Pra Băng có những làng nghề thủ công truyền thống như: Gốm, Sứ, chạm Bạc, dệt sa rông. Luông Pra Băng có 32 di tích cổ, một trong số đó có độ tuổi ít nhất là 200 năm. Về kiến trúc của thành phố rất đa dạng, phản ánh một sự kết hợp tài tình của nền kiến trúc đô thị được người châu Âu thiết kế xây dựng vào cuối thế kỷ XIX. Cảnh quan thành phố cho đến ngày nay vẫn được bảo tồn và giữ gìn nguyên vẹn. Luông Pha Bang đã thể hiện sự hội nhập một cách sáng tạo của hai nền văn hoá truyền thống nổi tiếng phương Đông và phương tây.
Năm 1995 Luông Pha Bang đã được UNESCO công nhận là di sản văn hoá của thế giới. Vi vạy vai trò và tầm quan trọng của Luông Pha Bang càng được đề cao. Đây không chỉ là một thành phố có thu nhập cao đứng thứ 3 của Lào sau Viêng Chăn và XaVaNaKhẹt. Cụ thể là trung tâm kinh tế văn hoá xã hội của các tỉnh phía bắc Lào.
Ngày nay thủ đô của Lào là Viêng Chăn được xây dựng năm 1560 dưới triều vua XệtThảThiLạt. Viêng Chăn nằm ngay trên tả ngạn một khúc cong của dòng sông Mê Kông, giữa vùng đồng bằng phù sa màu mỡ. Viêng Chăn nguyên là kinh đô của vương quốc Lạn Xạng được thành lập từ năm 1353. Đến năm 1707, Vương quốc Lạn Xạng bị chia cắt, một vương quốc thứ hai được dựng lên ở Luông Pra Băng. Đất nước bị xuy yếu đi nên đến năm 1778, Viêng Chăn bị quân Xiêm đánh chiếm và cướp đi mât Pracu (Ngọc Phật). Năm 1828 Viêng Chăn lại một lần nữa bị cướp bóc và phá hoại, khi nhà vua bị nô lệ nổi dậy chống lại bá quyền của Xiêm.
Từ 1899 đến 1953 (trừ thời kỳ chiếm đóng của Nhật năm 1945 Viêng Chăn liên tục là nơi trị vì của Toàn quyền Pháp và là thủ đô hành chính của chính quyền thực dân Pháp. Từ 1975 đến nay Viêng Chăn là thủ đô của nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào.
Thủ đô Viêng Chăn rộng khoảng 15000 km2 với dân số khoăng 528140 người được thành lập từ đầu thế kỷ 17, bị người Xiêm phá hỏng vào năm 1827. Thành phố được thựuc dân Pháp xây dựng lại theo quy cách của một thành phố thuộc địa. Cũng như nước Lào, thủ đô Viêng Chăn đã trải qua những năm tháng dưới ách đô hộ chiếm đóng của nước ngoài, lại phải chịu một cuộc chiến tranh tàn khốc gần nửa thế kỷ, vì vậy Viêng Chăn không được xây dựng và phát triển hiều. Viêng Chăn theo tiếng địa phương phát âm là: Wiêng Chan, ngày nay là một thành phố thanh bình với nhiều đền đài miếu mạo và những khu chợ sống động. Tại đây, có đài tưởng niệm quốc gia quan trọng nhất của đất nước Triệu Voi, đó là Thát Luang. Thát Loang vốn là biểu tượng thiêng liêng của phật giáo cũng là biểu tượng chủ quyền của Quốc gia Lào.
Những điểm văn hoá du lịch quan trong của Viêng Chăn trước hết phải kể đến ngôi đền Wat Pha Kaew, một ngôi đền do gia đình hoàng tộc trước đây xây dựng, dưới chính quyền nhân dan, ngôi đền lộng lẫy này đã trở thành viện bảo tàng nổi tiếng của nhân dân các bộ tộc Lào. Ngôi chùa Wat Si Sa Ket là một ngôi chùa cổ của Viêng Chăn, mang phong cách kiến trúc phật giáo Lào rất rõ nét. Đặc biệt chùa Wat Xiêng Khuan, nơi tập hợp một bộ sưu tập hấp dẫn các tác phẩm nghệ thuậ điêu khắc Phật giáo và đạo Hindu rất quý hiếm. Chùa được xây dựng trên khoảng đất rộng, cách trung tâm Viêng Chăn 24 km về phía nam. Tại trung tâm thành phố có ngôi chợ “buổi sáng” khá bề thế với nhiều gian hàng đầy ắp hàng hóa, hoạt động đông vui náo nhiệt từ sáu giờ sáng tới sáu giờ chiều.
Công nghiệp của Viêng Chăn bao gồm các nhà máy bia, cưa xẻ gỗ, sản xuất gạch ngói, vải, thuốc lá, diêm,sắt thép. Viêng Chăn nóng ẩm hơn Luông Pra Băng. Nông dân ở ngoại ô trồng lúa và ngô, chăn nuôi ở một số vùng đất thấp do phù sa bồi đắp. Trước 1975, Viêng Chăn là trung tâm xuất cảng chính, song từ khi việc nhập hàng hoá từ Thái Lan tới thì Viêng Chăn lại trở thành cảng sông chính nhập khẩu của Lào, thay cho Pắc Xế ở Nam Lào trước kia.
Trường Đại học Viêng Chăn có các khoa nông nghiệp, môi trường, giáo dục, lâm nghiệp, thuỷ lợi, y học. Các chi nhánh của trường bao gồm trường cao đẳng Phạ Ngừm, trường trung học Viêng Chăn, trường Bách khoa và các học viện tiếng Paly và tiếng Phạn.
ở Viêng Chăn ngưòi ta đi lại trên sông bằng thuyền nhỏ, còn đi qua hữu ngạn và Ga đầu Noọng Khai của Thái Lan trước đây phải đi bằng phà, nay đã có cầu. Viêng Chăn có một sân bay quốc tế và các quốc lộ nối liền với Luông Pra Băng, Xavannakhẹt và thành phố Hồ Chí Minh của Việt Nam.
Nhà máy thuỷ điện Nạm Ngừm ở phía bắc Viêng Chăn cung cấp đủ điện cho thành phố và các vùng xung quanh, xuất cả sang Thái Lan. Viêng Chăn ngày nay đã trở thành trung tâm kinh tế văn hoá xã hội chính trị của đất nước Lào.
Một số nét khái quát về văn hoá-phong tục tập quán của Lào
Mỗi một đất nước, một dân tộc đều có những truyền thống và phong tục tập quán khác nhau thể hiện đặc trưng của dân tộc, biểu trưng của đất nước mình. Tuy nhiên Việt Nam và Lào đều có chung một cái gì đó rất tương đồng trong mỗi con người. Thật thàm chịu khó và thân thiên, giản dị và gần gũi.
Các dân tộc trên thế giới đều có lễ hội tiễn năm cũ đón mừng năm mới. Người Lào có lễ hội “PunPiMay” có nghĩa là mừng năm mới. Tết của người Lào diễn ra từ ngày 13 đến ngày 15 tháng 4 hàng năm. Tính theo Phật lịch vì ở Lào đạo phật trở thành quốc đạo đã có từ lâu đời.
Người Lào gọi là vui Tết chứ không gọi là ăn tết. Trong thời gian này diễn ra nhiều hoạt động khác nhau được tổ chức như: rửa các tượng phật bằng nước thơm, chúc mừng nhau bằng cách té nước, lễ tưởng niệm Baci, những cuộc tụ tập của nhân dân địa phương với trang phục và nhạc cụ truyền thống. Và có các chương trình đặc biệt được tổ chức ở thành phố cổ Luông Pra Băng như: buổi diễn cô gái sang khan lộng lẫy, cuộc diếu hành hàng năm
Tất cả những cuộc vui chơi đều được chuẩn bị theo truyền thống tôn giáo phù hợp với phong tục tập quán của người Lào. Trong những ngày lễ hội họ vui chơi là chủ yếu. Tuy nhiên họ cũng chuẩn bị những đồ ăn thức uống hơn ngày thường. Cơm nếp Padeck được dùng trong bữa ăn truyền thống của người Lào, đặc biệt không thể thiếu rượu, không có rượu coi như không có tết.
Ngày mùng một tết, từ sáng sớm dân làng diện những bộ quần áo đẹp nhất, với nhiều màu sắc sặc sỡ tập trung tại sân chùa để dự lễ tắm Phật. Xong lễ tắm phật mọi người nhà làm lễ buộc chỉ cổ tay cho những người thân trong gia đình. Tục lệ này gọi là lễ “Fuộc Khẻng” (buộc chỉ cổ tay) hay còn gọi là lễ “Xù Khoảnh” (lễ gọi hồn vía).
Nhân dịp đầu năm con cháu đến chúc mừng ông bà cha mẹ, bạn bè, người thân. Gặp may mắn và hạnh phúc. Cũng vì lẽ đó lễ mừng năm mới còn có tên “Bun Hốt Nặm” (lễ tưới nước) đặc trưng của tết Lào. Thanh niên nam nữ tưới nước cho nhau, vừa để chúc mừng nhau vừa là dịp để tỏ tình. Người Lào vốn rất hiền hoà, ít nói trầm lặng không thích ồn ào. Song trong những ngày lễ truyền thống của dân tộc mình họ sống rất sôi nổi, hết mình không phân biệt giàu nghèo, già trẻ sau đó mới bước vào một năm lao động mới.
Điệu múa “Lăm Vông” (vúa vòng tròn) là điệu múa phổ thông của nguời Lào trong các dịp hội hè, lễ tết và đặc biệt trong dịp tết mừng năm mới. Bước đi nhịp nhàng, theo tiếng trống bập bùng va làn điệu dân ca đằm thắm, múa Lăm Vông thật sự ngấm vào tâm hồn người Lào từ thủa ấu thơ. Bao giờ tiếng khèn cũng là khúc nhạc dạo đầu, kèm theo đó là tiếng trống theo nhịp 2/4 hoặc 4/4. Một vài chàng trai ra giữa vòng tròn múa dạo đầu rồi đến mời các cô gái đang đưng đợi quanh vòng, một đôi nữa dần dần rồi đến các đôi khác nôi đuoi nhau. ở các đô thị cùng múa Lămvông nhưng trang trọng hơn vì có các quan khách, có nghi thức mời mọc phải thông qua vòng hoa danh dự (Phum ma lay). Phum ma lay được quan khách hoặc người chủ cuộc vui trả tiền. Phum ma lay được quàng vào cổ người được mời múa kèm theo đó là cử chỉ cung kính chắp tay vái mở đầu cho cuộc vui.
Múa lăm vong trở thành một nét văn hoá truyền thống đặc sắc của người Lào. Múa say mà người vẫn tỉnh; giữ được nhịp bước, thể hiện được tình cảm, đượm một chất lạc quan, trữ tình đơn giản rất chất Lào. Đồng thời vòng Lămvông còn thể hiện sự đoàn kết gắn bó thân thương của đan tộc Lào. Chính vì thế điệu múa này không bao giờ có thể văng mặt trong nhưung ngày bun dân rã và lạc quan trong cuộc sống của người Lào.
Bên cạnh đó trong dịp tết người Lào còn só phong tục buộc chỉ cổ tay. Mọi người đến dự đều ngồi bao qunh một cái mâm làm bằng mây dùng để ăn cơm hàng ngày trên mâm là một nắm chỉ cùng với nến thắp sáng và cắm hoa ở giữa. Sợi chỉ buộc đầu tiên bao giờ cũng thuộc về người đứng ra tổ chức rồi mới lần lượt đến người khác theo thứ tự tuổi tác và từ trong ra ngoài. Động tác buộc chỉ dùng bàn tay xoa nhẹ lên chỗ vòng chỉ hoặc nắm chặt bàn tay người được buộc mà lắc lắc mấy cái biểu lộ tình cảm tin tưởng, yêu quý lẫn nhau. Trong khi người buộc tiến hành các động tác như thế thì người được buộc vẫn ngồi nghiêm trang, tay còn laịi chắp lên ngực một cách cung kính, miệng luôn vâng dạ để biểu lộ sự tiếp nhận va biết ơn tấm lòng của nguời đã buộc chỉ cho mình.
Chăm pa (hoa đại) là một loài hào biểu tượng của dân tộc Lào: hương sắc ngào ngạt của hoa phản ảnh rõ tính cách, tâm hồn của dân tộc Lào. ấy là những con người có một vẻ đẹp giản dị, chan hoà, gìn giữ và thật thà, hương thơm ấy còn được hiểu là cái hồn của đất nước anh dũng vẻ vang.
Hoa Chăm pa đã từ lâu đi vào thơ ca của cuộc sống dân tộc Lào. Bài thơ Chăm pa Mương Lao của Uttama và MahaPhu mi đã trở thành một bài thơ yêu nước đầu tiên được công khai hoá. Trong bài thơ ấy tác giả đã mô tả về hoa chăm pa, mượn hình ảnh của hoa để bày tỏ tình yêu quê hương đất nước của mình.
“Ôi hoa chăm pa khi mới nhìn hoa
Tôi đã thấy hiện ra bao cảnh sắc”
Loài hoa ấy chính là biểu tượng của cảnh đẹp, đất nước và con người Lào với nước non trùng điệp, với dòng sông Mê Kông chảy dài theo đất nước, với những khu rừng bạt ngàn cây xanh và hương hoa phong lan ngào ngạt. Hoa chăm pa là sự tổng hợp các vẻ đẹp của thiên nhiên đất nước và con người Lào mang đậm một bản sắc riêng biệt của tâm hồn Lào thông qua hương hoa chăm pa mà không thể lẫn với bất kỳ một loài hoa nào khác. Cái đẹp ấy cao qúy và thanh khiết, cuối cùng là cái thiêng liêng của người Lào. Ngoài cái đẹp bản sắc riêng của dân tộc Lào ra nó còn bao hàm thêm một ý khác nữa. Năm cánh hoa xoè ra thể hiện sự đoàn kết muốn hợp tác vươn tới 5 nước láng giềng với thể ứng xử cởi mở, cân bằng, mềm mại, hoà đồng bên ngoài, thống nhất ở bên trong. ở Lào hoa chăm pa có nhiều loại và mọc khắp nơi. Người dân Lào thường trồng hoa chăm pa đã tô điểm cho vẻ đệ thanh bình êm ả của đất nước và sống động hơn trong không khí hội hè.
Du khách đến thăm đất nước Lào (Triệu Voi) là đến thăm đất nước hoa chăm pa xinh đẹp. Hạnh phúc biết bao khi được các cô gái choàng lên cổ vìng hoa chăm pa, buộc vào cổ tay vòng chỉ cầu mong phúc lành, đam mê không muốn dứt trong những điệu múa Lăm vông dưới bóng cây chăm pa.
Những hình ảnh sôi động mang đậm phong tục tập
quán của người Lào trong dịp năm mới
Lễ hội rước voi mừng năm mới của Lào
Bức tranh về 3 nhóm tộc người Lào (Lào Lùm, Lào Thơng, Lào Sủng)
Lời kết
Hơn 70 năm qua mối quan hệ không ngừng được vun đắp. Ngày nay trước những thách thức và vận hội mới, mối quan hệ đực biệt thuỷ chung hiếm có ấy đã trở thành đặc sản quý báu của hai dân tộc.
Năm nay, kỷ niệm 40 năm thiét lập quan hệ ngoại giao và 25 năm hợp tác hữu nghị Lào-Việt, chúng ta lại có dịp cùng nhau ôn lại quá khứ và hứa hẹn ột tương lai ngày càng tốt đẹp hơn. Nhân dân hai nước đã vui mừng tổ chức nhiều hoạt động để kỷ niệm hai sự kiện trong đại này, Trong đó có cuộc thi “Việt-Lào trong trái tim tôi” được báo tiền phong và Hội liên hiệp hữu nghị phối hợp cùng tổ chức. Cùng chung với niềm vui lớn của mọi ngưòi, cá nhân tôi đã nhiệt tình tìm hiểu và đóng góp phần nhỏ bé của mình vào để cuộc thi được thành công tốt đẹp.
Hé mở chút ít vào đời sống của bạn Lào để chúng ta có thể cảm nhận được phần nào về chút lạc quan, dân dã, phong tục tập quan thiên nhiên và lịch sử đã gắn bó với dân tộc Việt Nam trong tình cảm và hành động huữu nghị lâu đời, hiếm có.
Tôi xin được kết thúc bài viết của mình. Một lần nữa xin chân thành cảm ơn ban tổ chức cuộc thi và báo tiên phong đã ra nhưũng số báo tạo điều kiện cho tôi được hoàn thành bài dự thi của mình trong điều kiện tài liệu rất khó tìm và hiếm hoi.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- V0055.doc