MỤC LỤC
CHƯƠNG I : TỔNG QUAN VỀ MẠNG NGN . 1
1.1 GIỚI THIỆU MẠNG NGN . 1
1.2 SỰ RA ĐỜI CỦA MẠNG NGN . 1
1.3 ĐỘNG LỰC THÚC ĐẨY SỰ PHÁT TRIỂN CỦA MẠNG NGN . 2
Động lực của công nghệ 2
Động lực của thị trường . 2
Động lực của hội tụ và kết hợp mạng 2
Động lực của dịch vụ . 2
CHƯƠNG II : MẠNG THẾ HỆ SAU - NGN . 3
2.1 KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA NGN 3
2.1.1 Khái niệm . 3
2.1.2 Đặc điểm : . 3
2.2 TÌM HIỂU CÁC CÔNG NGHỆ TRONG NGN . 4
2.2.1 Công nghệ truyền dẫn . 4
2.2.2 Công nghệ mạng truy nhập . 5
2.2.3 Công nghệ chuyển mạch . 6
2.3 KIẾN TRÚC NGN . 7
2.3.1 Lớp truyền dẫn và truy nhập 8
2.3.2 Lớp truyền thông . 9
2.3.3 Lớp điều khiển . 9
2.3.4 Lớp ứng dụng 10
2.3.5 Lớp quản lý 11
2.4 CÁC PHẦN TỬ TRONG MẠNG NGN 12
2.5 CÁC GIAO THỨC BÁO HIỆU VÀ ĐIỀU KHIỂN . 15
CHƯƠNG III: GIAO THỨC ĐỊNH TUYẾN 17
3.1 GIỚI THIỆU VỀ ĐỊNH TUYẾN . 17
3.2 CÁC LỚP THUẬT TOÁN ĐỊNH TUYẾN . 18
3.2.1 Thuật toán vector khoảng cách (Distance Vector Algorithm) 18
3.2.2 Thuật toán trạng thái kết nối (Link-state Algorithm) 19
3.2.3 So sánh các thuật toán định tuyến 19
3.3 CÁC GIAO THỨC ĐỊNH TUYẾN CƠ BẢN . 20
3.3.1 Giao thức định tuyến RIP 20
3.3.1.1 Khái niệm 20
3.3.1.2 Thuật toán và ví dụ minh họa 20
3.3.1.3 Ưu & nhược điểm . 22
3.3.2 Giao thức định tuyến OSPF 23
3.3.2.1 Khái niệm 23
3.3.2.2 Thuật toán và ví dụ minh họa 23
3.3.2.3 Ưu và nhược điểm 25
3.3.3 Giao thức định tuyến Qos 25
3.3.3.1 Khái niệm 25
3.3.3.2 Chức năng 26
3.3.3.3 Bài toán định tuyến QoS . 27
3.3.3.4 Ưu và nhược điểm 27
CHƯƠNG IV: THUẬT TOÁN VÀ MÔ PHỎNG 29
4.1 GIỚI THIỆU VỀ THUẬT TOÁN 29
4.1.1 Thuật toán Forward-search (Dijkstra) 29
4.1.2 Thuật toán Backward-search (Bellman-Ford) . 30
4.2 VÍ DỤ MINH HỌA . 30
4.2.1 Thuật toán Dijkstra 30
4.2.2 Thuật toán Bellman-Ford . 31
4.2.3 Kết luận và đánh giá 32
- THUẬT TOÁN FORD-BELLMAN TÌM ĐƯỜNG ĐI NGẮN NHẤT TỪ ĐỈNH U TỚI TẤT CẢ
CÁC ĐỈNH CÒN LẠI, CÓ THỂ SỬ DỤNG TONG TRƯỜNG HỢP TRỌNG SỐ ÂM. . 33
- THUẬT TOÁN DIJKSTRA CHỈ TÌM ĐƯỜNG ĐI NGẮN NHẤT GIỮA HAI ĐỈNH CỤ THỂ (TỪ
U ĐẾN V) . 33
KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN 1
TÀI LIỆU THAM KHẢO 2
41 trang |
Chia sẻ: banmai | Lượt xem: 2312 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tìm hiểu về mạng NGN và định tuyến, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
in. Nhưng mấy năm gần đây, cùng với sự phát
triển của công nghệ IP, người ta mới nhận thấy rõ ràng là mạng viễn thông, mạng
máy tính và mạng truyền hình cáp cuối cùng rồi cũng tích hợp trong một mạng IP
thống nhất, đó là xu thế lớn mà người ta thường gọi là “dung hợp ba mạng”. Giao
thức IP làm cho các dịch vụ lấy IP làm cơ sở đều có thể thực hiện liên kết các
mạng khác nhau; con người lần đầu tiên có được giao thức thống nhất mà ba
mạng lớn đều có thể chấp nhận được, đặt cơ sở vững chắc về mặt kỹ thuật cho hạ
tầng cơ sở thông tin quốc gia.
Giao thức IP thực tế đã trở thành giao thức ứng dụng vạn năng và bắt đầu
được sử dụng làm cơ sở cho các mạng đa dịch vụ, mặc dù hiện tại vẫn còn nhiều
khuyết điểm về khả năng hỗ trợ lưu lượng thoại và cung cấp chất lượng dịch vụ
đảm bảo cho số liệu. Tuy nhiên, chính tốc độ đổi mới nhanh chóng trong thế giới
Internet, mà nó được tạo điều kiện bởi sự phát triển của các tiêu chuẩn mở sẽ
sớm khắc phục những thiếu sót này.
2.2 TÌM HIỂU CÁC CÔNG NGHỆ TRONG NGN
2.2.1 Công nghệ truyền dẫn
Trong cấu trúc mạng thế hệ mới, truyền dẫn là một thành phần của lớp kết
nối (bao gồm chuyển tải và truy nhập). Công nghệ truyền dẫn của mạng thế hệ
mới là SDH, WDM với khả năng hoạt động mềm dẻo, linh hoạt, thuận tiện cho
khai thác và điều hành quản lý.
Các tuyến truyền dẫn SDH hiện có và đang được tiếp tục triển khai rộng
rãi trên mạng viễn thông là sự phát triển đúng hướng theo cấu trúc mạng mới.
Cần tiếp tục phát triển các hệ thống truyền dẫn công nghệ SDH và WDM, hạn
chế sử dụng công nghệ PDH.
• Cáp quang:
Khoa Điện Tử Viễn Thông GVHD: Nguyễn Thị Bích Hạnh
SVTH: Võ Thị Lan Hương Trang 5
+ Hiện nay trên 60% lưu lượng thông tin được truyền đi trên toàn thế giới được
truyền trên mạng quang.
+ Công nghệ truyền dẫn quang SDH cho phép tạo trên đường truyền dẫn tốc độc
cao (n*155 Mb/s) với khả năng bảo vệ của các mạch vòng đã được sử dụng rộng
rãi ở nhiều nước và ở Việt Nam.
+ WDM cho phép sử dụng độ rộng băng tần rất lớn của sợi quang bằng cách kết
hợp một số tín hiệu ghép kênh theo thời gian với độ dài các bước sóng khác nhau
và ta có thể sử dụng được các cửa sổ không gian, thời gian và độ dài bước sóng.
Công nghệ WDM cho phép nâng tốc độ truyền dẫn lên 5Gb/s, 10Gb/s và 20Gb/s.
• Vô tuyến:
+ Vi ba: Công nghệ truyền dẫn SDH cũng phát triển trong lĩnh vực vi ba, tuy
nhiên do những hạn chế của môi trường truyền dẫn sóng vô tuyến nên tốc độ và
chất lượng truyền dẫn không cao so với công nghệ truyền dẫn quang.
+ Vệ tinh: Vệ tinh quỹ đạo thấp (LEO – Low Earth Orbit), vệ tinh quỹ đạo trung
bình (MEO – Medium Earth Orbit). Thị trường thông tin vệ tin trong khu vực đã
có sự phát triển mạnh trong những năm gần đây và sẽ còn tiếp tục trong những
năm tới. Các loại hình dịch vụ vệ tinh đã rất phát triển như: DTH tương tác, truy
nhập Internet, các dịch vụ băng rộng, HDTV… Ngoài các ứng dụng phố biến đối
với nhu cầu thông tin quảng bá, viễn thông nông thôn, với sự kết hợp sử dụng các
ưu điểm của công nghệ CDMA, thông tin vệ tin ngày càng có xu hướng phát
triển đặc biệt trong lĩnh vực thông tin di động, thông tin cá nhân,…
2.2.2 Công nghệ mạng truy nhập
• Công nghệ truy nhập hữu tuyến
Hiện nay trên thị trường những nhà khai thác với cơ sở hạ tầng khác nhau
đưa ra những dịch vụ truy nhập dựa trên công nghệ khác nhau :
• Dial up, xDSL, ISDN dựa trên cáp đồng xoắn
• CM trên mạng cáp truyền hình CATV
• PLC trên mạng cáp điện lực
• Truy nhập quang trên CATV, PLC
• Công nghệ truy nhập vô tuyến
Khoa Điện Tử Viễn Thông GVHD: Nguyễn Thị Bích Hạnh
SVTH: Võ Thị Lan Hương Trang 6
Với sự xuất hiện của Wimax, công nghệ truy nhập vô tuyến đã cho thấy
sự hội tụ một cách rõ ràng, và mạng truy nhập vô tuyến sẽ tiến tới cung cấp dịch
vụ kết nối có tốc độ cao hơn, và sẽ có sự thỏa hiệp giữa tính di động và tốc độ
chất lượng dịch vụ.
2.2.3 Công nghệ chuyển mạch
Chuyển mạch cũng là một thành phần trong lớp mạng chuyển tải của cấu
trúc NGN nhưng có những thay đổi lớn về mặt công nghệ so với các thiết bị
chuyển mạch TDM trước đây. Công nghệ chuyển mạch của mạng thế hệ mới là
IP, ATM, ATM/IP hay MPLS thì hiện nay vẫn chưa xác định rõ, tuy nhiên nói
chung là dựa trên công nghệ chuyển mạch gói, cho phép hoạt động với nhiều tốc
độ và dịch vụ khác nhau.
Công nghệ chuyển mạch quang: các kết quả nghiên cứu ở mức thử
nghiệm đang hướng tới việc chế tạo các chuyển mạch quang. Trong tương lai sẽ
có các chuyển mạch quang phân loại theo nguyên lý sau: chuyển mạch quang
phân chia theo không gian, chuyển mạch quang phân chia theo thời gian, chuyển
mạch quang phân chia theo độ dài bước sóng.
Hình 2.1 : Kết nối trong mạng NGN
Khoa Điện Tử Viễn Thông GVHD: Nguyễn Thị Bích Hạnh
SVTH: Võ Thị Lan Hương Trang 7
2.3 KIẾN TRÚC NGN
Cho đến nay, mạng thế hệ sau vẫn là xu hướng phát triển mới mẻ, chưa có
một khuyến nghị chính thức nào của Liên minh Viễn thông thế giới ITU về cấu
trúc của nó. Nhiều hãng viễn thông lớn đã đưa ra mô hình cấu trúc mạng thế hệ
mới như Alcatel, Ericssion, Nortel, Siemens, Lucent, NEC,… Bên cạnh việc đưa
ra nhiều mô hình cấu trúc mạng NGN khác nhau và kèm theo là các giải pháp
mạng cũng như những sản phẩm thiết bị mới khác nhau. Các hãng đưa ra các mô
hình cấu trúc tương đối rõ ràng và các giải pháp mạng khá cụ thể là Alcatel,
Siemens, Ericsions.
Hình 2.2 : Cấu trúc mạng NGN
Kiến trúc mạng NGN sử dụng chuyển mạch gói cho cả thoại và dữ liệu.
Nó phân chia các khối vững chắc của tổng đài hiện nay thành các lớp mạng riêng
lẽ, các lớp này liên kết với nhau qua các giao diện mở tiêu chuẩn.
Sự thông minh của xử lý cuộc gọi cơ bản trong chuyển mạch của PSTN
thực chất là đã được tách ra từ phần cứng của ma trận chuyển mạch.
Bây giờ, sự thông minh ấy nằm trong một thiết bị tách rời gọi là chuyển
mạch mềm (softswitch) cũng được gọi là một bộ điều khiển cổng truyền thông
(Media Gateway Controller) hoặc là một tác nhân cuộc gọi (Call Agent), đóng
vai trò phần tử điều khiển trong kiến trúc mạng mới. Các giao diện mở hướng tới
các ứng dụng mạng thông minh (IN- Intelligent Network) và các server ứng dụng
Khoa Điện Tử Viễn Thông GVHD: Nguyễn Thị Bích Hạnh
SVTH: Võ Thị Lan Hương Trang 8
mới tạo điều kiện dễ dàng cho việc nhanh chóng cung cấp dịch vụ và đảm bảo
đưa ra thị trường trong thời gian ngắn.
Tại lớp truyền thông, các cổng được đưa vào sử dụng để làm thích ứng
thoại và các phương tiện khác với mạng chuyển mạch gói. Các media gateway
này được sử dụng để phối ghép hoặc với thiết bị đầu cuối của khách hàng
(RGW- Residental Gateway) với các mạng truy nhập (AGW- Access Gateway)
hoặc với mạng PSTN (TGW- Trunk Access). Các server phương tiện đặc biệt rất
nhiều chức năng khác nhau, chẳng hạn như cung cấp các âm quay số hoặc thông
báo. Ngoài ra, chúng còn có các chức năng tiên tiến hơn như : trả lời bằng tiếng
nói tương tác và biến đổi văn bản sang tiếng nói hoặc tiếng nói sang văn bản.
Các giao diện mở của kiến trúc mới này cho phép các dịch vụ mới được
giới thiệu nhanh chóng. Đồng thời chúng cũng tạo thuận tiện cho việc giới thiệu
các phương thức kinh doanh mới bằng cách chia tách chuỗi giá trị truyền thống
hiện tại thành nhiều dịch vụ có thể do các hãng khác nhau cung cấp.
Từ mô hình cấu trúc NGN và giải pháp của các hãng khác nhau trên thị
trường hiện nay, có thể đưa ra mô hình cấu trúc NGN gồm 4 lớp chức năng :
Hình 2.3 : Phân lớp theo chức năng
Trong các lớp trên, lớp điều khiển hiện nay đang rất phức tạp với nhiều loại
giao thức, khả năng tương thích giữa các thiết bị của hãng là vấn đề đang được
các nhà khai thác quan tâm.
2.3.1 Lớp truyền dẫn và truy nhập
Phần truyền dẫn: Áp dụng kỹ thuật ghép kênh phân chia theo mật độ bước
sóng. DWDM ở lớp vật lý nhằm đảm bảo cung cấp chất lượng dịch vụ (QoS)
Khoa Điện Tử Viễn Thông GVHD: Nguyễn Thị Bích Hạnh
SVTH: Võ Thị Lan Hương Trang 9
theo yêu cầu của ứng dụng. Lớp truyền dẫn có khả năng hỗ trợ các mức QoS
khác nhau cho cùng một dịch vụ và cho các dịch vụ khác nhau. Nó có khả năng
lưu trữ lại các sự kiện xảy ra trên mạng (kích thước gói, tốc độ gói, độ trì hoãn, tỷ
lệ mất gói và Jitter cho phép,… đối với mạng chuyển mạch gói; băng thông, độ
trì hoãn đối với mạng chuyển mạch kênh TDM).
Phần truy nhập: Hướng tới sử dụng công nghệ quang cho thông tin hữu
tuyến và CDMA cho thông tin vô tuyến. Thống nhất sử dụng công nghệ IP. Cung
cấp các kết nối giữa thuê bao đầu cuối và mạng đường trục (thuộc lớp truyền
dẫn) qua cổng giao tiếp MGW thích hợp. Mạng NGN kết nối với hầu hết các
thiết bị đầu cuối chuẩn và không chuẩn như các thiết bị truy xuất đa dịch vụ, điện
thoại IP, máy tính PC, tổng đài nội bộ PBX, điện thoại POTS, điện thoại s ố
ISDN, di động vô tuyến, di động vệ tinh, vô tuyến cố định, VoIP, …
2.3.2 Lớp truyền thông
Lớp truyền thông có khả năng tương thích các kỹ thuật truy nhập khác với
kỹ thuật chuyển mạch gói IP hay ATM ở mạng đường trục. Hay nói cách khác,
lớp này chịu trách nhiệm chuyển đổi các loại môi trường (chẳng hạn như PSTN,
FramRelay, LAN, vô tuyến,…) sang môi trường truyền dẫn gói được áp dụng
trên mạng lõi và ngược lại.
Nhờ đó, các nút chuyển mạch (ATM + IP) và các hệ thống truyền dẫn sẽ
thực hiện chức năng chuyển mạch, định tuyến cuộc gọi giữa các thuê bao của lớp
truy nhập dưới sự điều khiển của các thiết bị thuộc lớp điều khiển.
Thiết bị chính trong lớp truyền thông là các cổng (Gateway) làm nhiệm vụ
kết nối giữa các phần của mạng và giữa các mạng khác nhau.
2.3.3 Lớp điều khiển
Lớp điều khiển có nhiệm vụ kết nối để cung cấp các dịch vụ thông suốt từ đầu
cuối đến đầu cuối với bất kỳ loại giao thức và báo hiệu nào.
• Định tuyến lưu lượng giữa các khối chuyển mạch.
• Thiết lập yêu cầu, điều chỉnh và thay đổi các kết nối hoặc các luồng, điều
khiển sắp xếp nhãn (label mapping) giữa các giao diện cổng.
• Phân bổ lưu lượng và các chỉ tiêu chất lượng đối với mỗi kết nối (hay mỗi
luồng) và thực hiện giám sát điều khiển để đảm bảo QoS.
Khoa Điện Tử Viễn Thông GVHD: Nguyễn Thị Bích Hạnh
SVTH: Võ Thị Lan Hương Trang 10
• Báo hiệu đầu cuối từ các trung kế, các cổng trong kết nối với lớp media.
Thống kê và ghi lại các thông số về chi tiết cuộc gọi, đồng thời thực hiện các
cảnh báo.
• Thu nhận thông tin báo hiệu từ các cổng và chuyển thông tin này đến các
thành phần thích hợp trong lớp điều khiển.
• Quản lý và bảo dưỡng hoạt động của các tuyến kết nối thuộc phạm vi điều
khiển. Thiết lập và quản lý hoạt động của các luồng yêu cầu đối với chức năng
dịch vụ trong mạng. Báo hiệu với các thành phần ngang cấp.
• Các chức năng quản lý, chăm sóc khách hàng cũng được tích hợp trong lớp
điều khiển. Nhờ các giao diện mở nên có sự tách biệt giữa dịch vụ và truyền
dẫn, điều này cho phép các dịch vụ mới được đưa vào nhanh chóng và dễ
dàng.
2.3.4 Lớp ứng dụng
Lớp ứng dụng cung cấp các dịch vụ có băng thông khác nhau và ở nhiều
mức độ. Một số loại dịch vụ sẽ thực hiện làm chủ việc thực hiện điều khiển logic
của chúng và truy nhập trực tiếp tới lớp ứng dụng, còn một số dịch vụ khác sẽ
được điều khiển từ lớp điều khiển như dịch vụ thoại truyền thống. Lớp ứng dụng
liên kết với lớp điều khiển thông qua các giao diện mở API. Nhờ đó mà các nhà
cung cấp dịch vụ có thể phát triển các ứng dụng và triển khai nhanh chóng trên
các dịch vụ mạng.
Một số ví dụ về các loại ứng dụng dịch vụ được đưa ra sau đây:
9 Các dịch vụ thoại
9 Các dịch vụ thông tin và nội dung
9 VPN cho thoại và số liệu
9 Video theo yêu cầu
9 Nhóm các dịch vụ đa phương tiện
9 Thương mại điện tử
9 Các trò chơi trên mạng thời gian thực. ………….
Khoa Điện Tử Viễn Thông GVHD: Nguyễn Thị Bích Hạnh
SVTH: Võ Thị Lan Hương Trang 11
Hình 2.4 : Sơ đồ ứng dụng dịch vụ
2.3.5 Lớp quản lý
Lớp quản lý là một lớp tác động trực tiếp lên tất cả các lớp còn lại, làm
nhiệm vụ giám sát các hoạt động của mạng. Lớp quản lý là một lớp đặc biệt
xuyên suốt các lớp từ lớp kết nối cho đến lớp ứng dụng. Tuy nhiên cần phân biệt
các chức năng quản lý với các chức năng điều khiển. Vì căn bản NGN sẽ dựa
trên các giao diện mở và cung cấp rất nhiều loại hình dịch vụ trong một mạng
đơn, cho nên mạng quản lý phải làm việc trong một môi trường đa nhà đầu tư,
đa nhà khai thác, đa dịch vụ.
Lớp quản lý là một lớp tác động trực tiếp lên tất cả các lớp còn lại, làm
nhiệm vụ giám sát các hoạt động của mạng. Lớp quản lý phải đảm bảo hoạt động
được trong môi trường mở, với nhiều giao thức, dịch vụ và các nhà khai thác
khác nhau.
Khoa Điện Tử Viễn Thông GVHD: Nguyễn Thị Bích Hạnh
SVTH: Võ Thị Lan Hương Trang 12
2.4 CÁC PHẦN TỬ TRONG MẠNG NGN
Hình 2.5 : Các thành phần chính của mạng NGN
2.4.1 Cổng phương tiện (MG – Media Gateway)
Media Gateway cung cấp phương tiện để truyền tải thông tin thoại, dữ
liệu, fax và video giữa mạng gói IP và mạng PSTN. Trong mạng PSTN, dữ liệu
thoại được mang trên kênh DS0. Để truyền dữ liệu này vào mạng gói, mẫu thoại
cần được nén lại và đóng gói. Đặc biệt ở đây người ta sử dụng một bộ xử lý tín
hiệu số DSP (Digital Signal Processors) thực hiện các chức năng : chuyển đổi
AD (analog to digital), nén mã thoại/ audio, triệt tiếng dội, bỏ khoảng lặng, mã
hóa, tái tạo tính hiệu thoại,…
Các chức năng của một Media Gateway :
- Truyền dữ liệu thoại sử dụng giao thức RTP (Real Time Protocol).
- Cung cấp khe thời gian T1 hay tài nguyên xử lý tín hiệu số (DSP - Digital
Signal Processing) dưới sự điều khiển của Media Gateway Controller (MGC).
Đồng thời quản lý tài nguyên DSP cho dịch vụ này.
- Hỗ trợ các giao thức đã có như loop-start, ground-start, E&M, CAS, QSIG và
ISDN qua T1.
- Quản lý tài nguyên và kết nối T1.
- Cung cấp khả năng thay nóng các card T1 hay DSP.
- Có phần mềm Media Gateway dự phòng.
Khoa Điện Tử Viễn Thông GVHD: Nguyễn Thị Bích Hạnh
SVTH: Võ Thị Lan Hương Trang 13
- Cho phép khả năng mở rộng Media Gateway về: cổng(ports), cards, các nút mà
không làm thay đổi các thành phần khác.
2.4.2 Bộ điều khiển cổng phương tiện (Media Gateway Controller)
MGC là đơn vị chức năng chính của Softswitch. Nó đưa ra các quy luật xử
lý cuộc gọi, còn MG và SG sẽ thực hiện các quy luật đó. Nó điều khiển SG thiết
lập và kết thúc cuộc gọi. Ngoài ra nó còn giao tiếp với hệ thống OSS và BSS.
MGC chính là chiếc cầu nối giữa các mạng có đặc tính khác nhau, như
PSTN, SS7, mạng IP. Nó chịu trách nhiệm quản lý lưu lượng thoại và dữ liệu qua
các mạng khác nhau. Nó còn được gọi là Call Agent do chức năng điều khiển các
bản tin. Một MGC kết hợp với MG, SG tạo thành cấu hình tối thiểu cho
Softswitch.
Các chức năng của Media Gateway Controller :
- Quản lý cuộc gọi
- Các giao thức thiết lập cuộc gọi thoại : H.323, SIP
- Giao thức điều khiển truyền thông : MGCP, Megaco, H.248
- Quản lý lớp dịch vụ và chất lượng dịch vụ
- Giao thức quản lý SS7 : SIGTRAN (SS7 over IP)
- Xử lý báo hiệu SS7
- Quản lý các bản tin liên quan QoS như RTCP
- Thực hiện định tuyến cuộc gọi
- Ghi lại các thông tin chi tiết của cuộc gọi để tính cước (CDR-Call Detail
Record)
- Điều khiển quản lý băng thông
- Đối với Media Gateway :
+ Xác định và cấu hình thời gian thực cho các DSP
+ Phân bổ kênh DS0
+ Truyền dẫn thoại ( mã hóa, nén, đóng gói)
- Đối với Signaling Gateway, MGC cung cấp :
+ Các loại SS7
+ Các bộ xử lý thời gian
+ Cấu hình kết nối
Khoa Điện Tử Viễn Thông GVHD: Nguyễn Thị Bích Hạnh
SVTH: Võ Thị Lan Hương Trang 14
+ Mã của nút mạng hay thông tin cấu hình
- Đăng ký Gatekeeper
2.4.3 Cổng báo hiệu (SG – Signaling Gateway)
Signaling Gateway tạo ra một chiếc cầu giữa mạng báo hiệu SS7 với mạng
IP dưới sự điều khiển của MGC(Media Gateway Controller). SG làm cho
Softswitch giống như một nút SS7 trong mạng báo hiệu SS7. Nhiệm vụ của SG
là xử lý thông tin báo hiệu.
Các chức năng của Signaling Gateway:
- Cung cấp một kết nối vật lý đến mạng báo hiệu.
- Truyền thông tin báo hiệu giữa Media Gateway Controller và Signaling
Gateway thông qua mạng IP.
- Cung cấp đường dẫn truyền dẫn cho thoại, dữ liệu và các dạng dữ liệu khác.
(Thực hiện truyền dữ liệu là nhiệm vụ của Media Gateway).
- Cung cấp các hoạt động SS7 có sự sẵn sàng cao cho các dịch vụ viễn thông.
2.4.4 Server phương tiện (MS – Media Server)
Media Server là thành phần lựa chọn của Softswitch, được sử dụng để xử lý
các thông tin đặc biệt. Một Media Server phải hỗ trợ phần cứng DSP với hiệu
suất cao nhất.
Các chức năng của một Media Server:
- Chức năng voicemail cơ bản.
- Hộp thư fax tích hợp hay các thông báo có thể sử dụng e-mail hay các bản tin
ghi âm trước (pre-recorded message).
- Khả năng nhận tiếng nói (nếu có).
- Khả năng hội nghị truyền hình (video conference).
- Khả năng chuyển thoại sang văn bản (speech-to-text)
2.4.5 Server ứng dụng/server đặc tính (AS/FS)
Server đặc tính là một server ở mức ứng dụng chứa một loạt các dịch vụ
của doanh nghiệp. Chính vì vậy nó còn được gọi là Server ứng dụng thương mại.
Vì hầu hết các Server này tự quản lý các dịch vụ và truyền thông qua mạng IP
nên chúng không ràng buộc nhiều với Softswith về việc phân chia hay nhóm các
thành phần ứng dụng.
Khoa Điện Tử Viễn Thông GVHD: Nguyễn Thị Bích Hạnh
SVTH: Võ Thị Lan Hương Trang 15
Các dịch vụ cộng thêm có thể trực thuộc Call Agent, hoặc cũng có thể thực
hiện một cách độc lập. Những ứng dụng này giao tiếp với Call Agent thông qua
các giao thức như SIP, H.323,… Chúng thường độc lập với phần cứng nhưng lại
yêu cầu truy nhập cơ sở dữ liệu đặc trưng.
Chức năng của Feature Server :
- Xác định tính hợp lệ và hỗ trợ các thông số dịch vụ thông thường cho hệ thống
đa chuyển mạch.
Một vài ví dụ về các dịch vụ đặc tính :
- Hệ thống tính cước – Call Agents sử dụng các bộ CDR (Call Detail Record).
Chương trình CDR có rất nhiều đặc tính, chẳng hạn khả năng ứng dụng tốc độ
dựa trên loại đường truyền, thời điểm trong ngày….Dịch vụ này cho phép khách
hàng truy nhập vào bản tin tính cước của họ thông qua cuộc gọi thoại hay yêu
cầu trang Web.
- H.323 Gatekeeper- dịch vụ này hỗ trợ định tuyến thông qua các miền khác
nhau ( các mạng khác nhau). Mỗi miền có thể đang ký số điện thoại và số truy
nhập trung kế với Gatekeeper thông qua giao thức H.323. Gatekeeper sẽ cung
cấp dịvh vụ định tuyến cuộc gọi (và chuyển dịch sang dạng số) cho mỗi đầu cuối
H.323. Gatekeeper còn có thể cung cấp điều khiển tính cước và quản lý băng
thông cho Softswitch.
- VPN -Dịch vụ này sẽ thiết lập mạng riêng ảo cho khách hàng với các đặc tính
sau:
+ Băng thông xác định ( thông qua mạng thuê riêng tốc độ cao)
+ Đảm bảo QoS
+ Nhiều tính năng riêng theo chuẩn
+ Kế hoạch quay số riêng
+ Bảo mật các mã thoại được truyền dẫn.
2.5 CÁC GIAO THỨC BÁO HIỆU VÀ ĐIỀU KHIỂN
Kiến trúc của NGN là kiến trúc phân tán vì thế mà các chức năng báo hiệu
và xử lý báo hiệu, chuyển mạch, điều khiển cuộc gọi,…được thực hiện bởi các
thiết bị nằm phân tán trong cấu hình mạng. Để có thể tạo ra các kết nối giữa các
đầu cuối nhằm cung cấp dịch vụ, các thiết bị này phải trao đổi các thông tin báo
Khoa Điện Tử Viễn Thông GVHD: Nguyễn Thị Bích Hạnh
SVTH: Võ Thị Lan Hương Trang 16
hiệu và diều khiển với nhau. Cách thức trao đổi các thông tin báo hiệu và điều
khiển đó được quy định trong các giao thức báo hiệu và điều khiển được sử
dụng trong mạng. Trong mạng NGN có các giao thức báo hiệu và điều khiển cơ
bản sau:
Các giao thức này có thể phân thành 2 loại: các giao thức ngang hàng
(H.323, SIP, BICC) và các giao thức chủ tớ (MGCP, MEGACO/H.248). Sự khác
nhau cơ bản giữa hai cách tiếp cận này là ở chỗ “khả năng thông minh” được
phân bổ như thế nào giữa các thiết bị biên của mạng và các server. Sự lựa chọn
cách nào là phụ thuộc vào chi phí hệ thống, triển khai dịch vụ, độ khả thi. Một
giải pháp tổng thể sử dụng ưu điểm của cả hai cách tiếp cận nên được xem xét.
H323 SIP BICC SIGTRAN MGCP, MEGACO/H.248
Khoa Điện Tử Viễn Thông GVHD: Nguyễn Thị Bích Hạnh
SVTH: Võ Thị Lan Hương Trang 17
CHƯƠNG III: GIAO THỨC ĐỊNH TUYẾN
3.1 GIỚI THIỆU VỀ ĐỊNH TUYẾN
Định tuyến (routing hay routeing) là quá trình chọn lựa các đường đi trên
một mạng để gửi dữ liệu qua đó, từ nguồn đến đích.Việc định tuyến được thực
hiện cho nhiều loại mạng, trong đó có mạng điện thoại, liên mạng, Internet, mạng
giao thông. Nó là một chức năng được thực hiện ở tầng mạng (Network Layer).
Chức năng này cho phép router đánh giá các đường đi sẵn có tới đích. Định
tuyến liên quan đến tính toán các đường dẫn phù hợp cho từng nhu cầu. Để đánh
giá đường đi, định tuyến sử dụng các thông tin tôpô mạng. Các thông tin này có
thể do người quản trị thiết lập hoặc được thu lượm thông qua các giao thức định
tuyến.
Routing chỉ ra hướng, sự di chuyển của các gói (dữ liệu) được đánh địa
chỉ từ mạng nguồn của chúng, hướng đến đích cuối thông qua các node trung
gian; thiết bị phần cứng chuyên dùng được gọi là router (bộ định tuyến). Tiến
trình định tuyến thường chỉ hướng đi dựa vào bảng định tuyến, đó là bảng chứa
những lộ trình tốt nhất đến các đích khác nhau trên mạng.
=> Vì vậy việc xây dựng bảng định tuyến, được tổ chức trong bộ nhớ của
router, trở nên vô cùng quan trọng cho việc định tuyến hiệu quả.
Một số lựa chọn định tuyến có thể là:
9 Tiêu chí tối ưu khác nhau.
• Minium hop.
• Khoảng cách địa lý ngắn nhất.
• Khả năng sử dụng lớn nhất.
9 Giới hạn dung lượng và các hạn chế dung lượng hiện tại.
9 Các yêu cầu lưu lượng
9 Yêu cầu phân tập.
9 Các yêu cầu bằng tải
Quá trình định tuyến
Khi định tuyến dữ liệu từ nguồn đến đích, router thường chuyển tiếp gói
từ một liên kết dữ liệu (mạng) này đến một liên kết dữ liệu khác, sử dụng hai
chức năng cơ bản:
Khoa Điện Tử Viễn Thông GVHD: Nguyễn Thị Bích Hạnh
SVTH: Võ Thị Lan Hương Trang 18
- Xác định đường đi (path determination)
- Chuyển mạch (switching)
Chức năng xác định đường đi chọn ra một đường đi tối ưu đến đích theo
một tiêu chí nào đó (chẳng hạn chiều dài đường đi). Để trợ giúp cho quá trình
xác định đường đi, các giải thuật định tuyến khởi tạo và duy trì bảng định tuyến,
bảng này chứa thông tin về các tuyến tới đích.
Khi đường đi tối ưu được xác định, bước nhảy tiếp theo gắn với đường đi
này cho router biết phải gửi gói đi đâu để nó có thể đến đích theo đường đi tối ưu
đó. Chức năng chuyển mạch cho phép router chuyển gói từ cổng vào tới cổng ra
tương ứng với đường đi tối ưu đã chọn. Trong quá trình định tuyến, phần địa chỉ
mạng được sử dụng để xác định đường đi, còn phần địa chỉ trạm được router cuối
cùng trên đường đi (router nối trực tiếp tới mạng đích) sử dụng để chuyển gói tới
đúng trạm đích.
3.2 CÁC LỚP THUẬT TOÁN ĐỊNH TUYẾN
3.2.1 Thuật toán vector khoảng cách (Distance Vector Algorithm)
Thuật toán này dùng thuật toán Bellman-Ford. Phương pháp này chỉ định
một con số, gọi là chi phí (hay trọng số), cho mỗi một liên kết giữa các node
trong mạng. Các node sẽ gửi thông tin từ điểm A đến điểm B qua đường đi mang
lại tổng chi phí thấp nhất (là tổng các chi phí của các kết nối giữa các node được
dùng).
Thuật toán hoạt động với những hành động rất đơn giản. Khi một node khởi
động lần đầu, nó chỉ biết các node kề trực tiếp với nó, và chi phí trực tiếp để đi
đến đó (thông tin này, danh sách của các đích, tổng chi phí của từng node, và
bước kế tiếp để gửi dữ liệu đến đó tạo nên bảng định tuyến, hay bảng khoảng
cách). Mỗi node, trong một tiến trình, gửi đến từng “hàng xóm” tổng chi phí của
nó để đi đến các đích mà nó biết. Các node “hàng xóm” phân tích thông tin này,
và so sánh với những thông tin mà chúng đang “biết”; bất kỳ điều gì cải thiện
được những thông tin chúng đang có sẽ được đưa vào các bảng định tuyến của
những “hàng xóm” này. Đến khi kết thúc, tất cả node trên mạng sẽ tìm ra bước
truyền kế tiếp tối ưu đến tất cả mọi đích, và tổng chi phí tốt nhất.
Khoa Điện Tử Viễn Thông GVHD: Nguyễn Thị Bích Hạnh
SVTH: Võ Thị Lan Hương Trang 19
Khi một trong các node gặp vấn đề, những node khác có sử dụng node hỏng
này trong lộ trình của mình sẽ loại bỏ những lộ trình đó, và tạo nên thông tin mới
của bảng định tuyến. Sau đó chúng chuyển thông tin này đến tất cả node gần kề
và lặp lại quá trình trên. Cuối cùng, tất cả node trên mạng nhận được thông tin
cập nhật, và sau đó sẽ tìm đường đi mới đến tất cả các đích mà chúng còn tới
được.
3.2.2 Thuật toán trạng thái kết nối (Link-state Algorithm)
Khi áp dụng các thuật toán trạng thái kết nối, mỗi node sử dụng dữ liệu cơ
sở của nó như là một bản đồ của mạng với dạng một đồ thị. Để làm điều này, mỗi
node phát đi tới tổng thể mạng những thông tin về các node khác mà nó có thể
kết nối được, và từng node góp thông tin một cách độc lập vào bản đồ. Sử dụng
bản đồ này, mỗi router sau đó sẽ quyết định về tuyến đường tốt nhất từ nó đến
mọi node khác. Thuật toán đã làm theo cách này là Dijkstra, bằng cách xây dựng
cấu trúc dữ liệu khác, dạng cây, trong đó node hiện tại là gốc, và chứa mọi noded
khác trong mạng. Bắt đầu với một cây ban đầu chỉ chứa chính nó. Sau đó lần lượt
từ tập các node chưa được thêm vào cây, nó sẽ thêm node có chi phí thấp nhất để
đến một node đã có trên cây. Tiếp tục quá trình đến khi mọi node đều được thêm.
Cây này sau đó phục vụ để xây dựng bảng định tuyến, đưa ra bước truyền kế tiếp
tốt ưu, … để từ một node đến bất kỳ node khác trên mạng.
3.2.3 So sánh các thuật toán định tuyến
Các giao thức định tuyến với thuật toán vector tỏ ra đơn giản và hiệu quả
trong các mạng nhỏ, và đòi hỏi ít (nếu có) sự giám sát. Tuy nhiên, chúng không
làm việc tốt, và có tài nguyên tập hợp ít ỏi, dẫn đến sự phát triển của các thuật
toán trạng thái kết nối tuy phức tạp hơn nhưng tốt hơn để dùng trong các mạng
lớn. Giao thức vector kém hơn với rắc rối về đếm đến vô tận.
Ưu điểm chính của định tuyến bằng trạng thái kết nối là phản ứng nhanh
nhạy hơn, và trong một khoảng thời gian có hạn, đối với sự thay đổi kết nối.
Ngoài ra, những gói được gửi qua mạng trong định tuyến bằng trạng thái kết nối
thì nhỏ hơn những gói dùng trong định tuyến bằng vector. Định tuyến bằng
vector đòi hỏi bảng định tuyến đầy đủ phải được truyền đi, trong khi định tuyến
bằng trạng thái kết nối thì chỉ có thông tin về “hàng xóm” của node được truyền
Khoa Điện Tử Viễn Thông GVHD: Nguyễn Thị Bích Hạnh
SVTH: Võ Thị Lan Hương Trang 20
đi. Vì vậy, các gói này dùng tài nguyên mạng ở mức không đáng kể. Khuyết
điểm chính của định tuyến bằng trạng thái kết nối là nó đòi hỏi nhiều sự lưu trữ
và tính toán để chạy hơn định tuyến bằng vector.
3.3 CÁC GIAO THỨC ĐỊNH TUYẾN CƠ BẢN
• Giao thức định tuyến trong
o Router Information Protocol (RIP)
o Open Shortest Path First (OSPF)
o Intermediate System to Intermediate System (IS-IS)
o Hai giao thức sau đây thuộc sở hữa của Cisco, và được hỗ trợ bởi các
router Cisco hay những router của những nhà cung cấp mà Cisco đã
đăng ký công nghệ:
Interior Gateway Routing Protocol (IGRP)
Enhanced IGRP (EIGRP)
• Giao thức định tuyến ngoài
o Exterior Gateway Protocol (EGP)
o Border Gateway Protocol (BGP)
o Constrained Shortest Path First (CSPF)
3.3.1 Giao thức định tuyến RIP
3.3.1.1 Khái niệm
RIP (Router Information Protocol – Giao thức thông tin định tuyến) là một
giao thức định tuyến miền trong được sử dụng bên trong hệ thống tự trị. Đây là
một giao thức rất đơn giản dựa trên định tuyến vectơ khoảng cách, sử dụng giải
thuật Bellman-Ford để tính toán bảng định tuyến. Khi được sử dụng trong những
mạng cùng loại nhỏ, RIP là một giao thức hiệu quả và sự vận hành của nó là khá
đơn giản. RIP duy trì tất cả bảng định tuyến trong một mạng được cập nhật bởi
truyền những bản tin cập nhật bảng định tuyến sau mỗi 30s. Sau một thiết bị RIP
nhận một cập nhật, nó so sánh thông tin hiện tại của nó với những thông tin được
chứa trong thông tin cập nhật.
3.3.1.2 Thuật toán và ví dụ minh họa
Mỗi router có một bảng định tuyến trong đó chứa các mục tương ứng cho
mỗi mạng đích mà router biết. Mục này gồm địa chỉ IP của mạng đích, khoảng
Khoa Điện Tử Viễn Thông GVHD: Nguyễn Thị Bích Hạnh
SVTH: Võ Thị Lan Hương Trang 21
cách ngắn nhất để tới đích (tính theo số bước nhảy) và bước nhảy tiếp theo
(router tiếp theo). Bước nhảy tiếp theo là nơi cần giửi gói dữ liệu đến để có thể
tới được đích cuối cùng. Số bước nhảy là số mạng mà một gói dữ liệu phải đi qua
để tới được mạng đích.
Hình 3.1 : Định tuyến trong mạng sử dụng RIP
Bảng của R2 Bảng của R3 Bảng của R4
Đích Node sau Hop Đích Node sau Hop Đích Node sau Hop
N1 R1 2 N1 R2 3 N1 R3 4
N2 Trực tiếp 1 N2 R2 2 N2 R3 3
N3 Trực tiếp 1 N3 Trực tiếp 1 N3 R3 2
N4 R3 2 N4 Trực tiếp 1 N4 Trực tiếp 1
N5 R3 3 N5 R4 2 N5 Trực tiếp 1
N6 R3 4 N6 R4 3 N6 R5 2
Bảng định tuyến RIP được cập nhật khi router nhận được các thông báo RIP.
Dưới đây chỉ ra giải thuật cập nhật định tuyến được RIP sử dụng.
Nhận một thông báo RIP trả lời
1. Cộng 1 vào số bước nhảy tiếp theo cho mỗi đích được quảng cáo
2. Lặp lại các bước tiếp theo cho mỗi đích được quảng cáo:
2.1 Nếu đích không có trong bảng định tuyến
Thêm thông tin được quảng cáo vào bảng định tuyến
2.2 Trái lại
2.2.1 -Nếu bước nhảy tiếp theo giống nhau
-Thay thế mục trong bảng bằng mục được quảng cáo
2.2.2 Trái lại
2.2.2.1 Nếu số bước nhảy được quảng cáo<số bước nhảy trong bảng
Thay thế mục trong bảng bằng mục được quảng cáo
2.2.2.2 Trái lại không làm gì cả
3. Kết thúc
Khoa Điện Tử Viễn Thông GVHD: Nguyễn Thị Bích Hạnh
SVTH: Võ Thị Lan Hương Trang 22
3.3.1.3 Ưu & nhược điểm
RIP được thiết kế như là một giao thức IGP (Interior Gateway Protocol là
giao thức định tuyến nội miền) dùng cho các hệ thống tự trị AS (AS–
Autonomouns system) có kích thước nhỏ, RIP chỉ áp dụng cho những mạng nhỏ,
không sử dụng cho hệ thống mạng lớn và phức tạp. Bởi vì :
• RIP sử dụng giao thức định tuyến theo véctơ khoảng cách thường tốn ít tài
nguyên hệ thống nhưng tốc độ đồng bộ giữa các bộ định tuyến lại chậm mà đối
với 1 mạng lớn hay phức tạp thì lại gồm nhiều bộ định tuyến nên RIP không phù
hợp với những hệ thống mạng lớp và phức tạp.
• RIP giới hạn số hop tối đa là 15 (bất kỳ mạng đích nào mà có số hop lớn hơn
15 thì xem như mạng đó không đến được). Số lượng 15 hop sẽ không đủ khi
muốn xây dựng một mạng lớn.
• Bảng định tuyến được trao đổi với các bộ định tuyến khác khoảng 30giây/lần.
Nếu một bộ định tuyến không thông báo trong vòng 180 giây, đường đi qua bộ
định tuyến này được xem như không dùng được. Các vấn đề có thể xảy ra trong
lúc tạo lại bảng định tuyến nếu bộ định tuyến này được kết nối với một mạng
diện rộng chạy chậm. Hơn nữa, trao đổi các bảng làm mạng thường xuyên quá
tải, gây tắc nghẽn và các trì hoãn khác.
• Khi cấu trúc mạng thay đổi thì thông tin cập nhật phải được xử lý trong toàn bộ
hệ thống, nên điều này sẽ thực hiện rất khó đối với mạng lớn vì sẽ rất rễ gây ra
hiện tượng tắc nghẽn trong mạng. Các bộ định tuyến khi dùng RIP là chúng kết
nối liên tục với các bộ định tuyến lân cận để cập nhật các bảng định tuyến của
chúng, do đó tạo ra một lượng tải lớn trên mạng.
• Do sử dụng thuật toán định tuyến theo véctơ khoảng cách nên có tốc độ hội tụ
chậm (Trạng thái hội tụ là tất cả các bộ định tuyến trong hệ thống mạng đều có
thông tin định tuyến về hệ thống mạng và chính xác) do vậy đối với mạng lớn
hay phức tạp thì sẽ mất rất lâu mới hội tụ được.
• Do RIP là giao thức định tuyến theo véctơ khoảng cách nên mỗi bộ định tuyến
nhận được bảng định tuyến của những bộ định tuyến lân cận kết nối trực tiếp với
nó do vậy bộ định tuyến sẽ không biết được chính xác cấu trúc của toàn bộ hệ
thống mạng.
Khoa Điện Tử Viễn Thông GVHD: Nguyễn Thị Bích Hạnh
SVTH: Võ Thị Lan Hương Trang 23
• RIP sử dụng thuật toán định tuyến theo véctơ khoảng cách. Nếu có nhiều đường
đến cùng một lúc tới đích thì RIP sẽ chọn đường có số hop ít nhất. Chính vì vậy
dựa vào số lượng hop để chọn đường nên đôi khi còn đường mà RIP chọn không
phải là đường ngắn nhất và nhanh nhất tới đích.
3.3.2 Giao thức định tuyến OSPF
3.3.2.1 Khái niệm
Giao thức ưu tiên đường đi ngắn nhất (OSPF – Open Shortest Path First)
là một giao thức định tuyến cổng trong khác đang được sử dụng rất rộng rãi.
Phạm vi hoạt động của nó cũng là một hệ thống tự trị (AS). Các router đặc biệt
được gọi là router biên AS có trách nhiệm ngăn thông tin về các hệ thống tự trị-
AS khác vào trong hệ thống hiện tại. Để định tuyến hiệu quả, OSPF chia hệ
thống tự trị thành nhiều vùng nhỏ.
OSPF là giao thức định tuyến trạng thái liên kết, được thiết kế cho các
mạng lớn hoặc các mạng liên hợp và phức tạp. Các giải thuật định tuyến trạng
thái sử dụng các giải thuật Shortest Path First (SPF) cùng với một cơ sở dữ liệu
phức tạp về cấu hình của mạng. Cơ sở dữ liệu về cấu hình mạng về cơ bản bao
gồm tất cả dữ liệu về mạng có liên kết đến bộ định tuyến chứa cơ sở dữ liệu.
3.3.2.2 Thuật toán và ví dụ minh họa
OSPF là một giao thức dựa theo trạng thái liên kết. Giống như các giao
thức trạng thái liên kết khác, mỗi bộ định tuyến OSPF đều thực hiện thuật toán
SPF- Shortest Path First để xử lý các thông tin chứa trong cơ sở dữ liệu trạng thái
liên kết. Thuật toán tạo ra một cây đường đi ngắn nhất mô tả cụ thể các tuyến
đường nên chọn dẫn tới mạng đích. Cơ sở dữ liệu về cấu hình mạng về cơ bản
bao gồm tất cả dữ liệu về mạng có liên kết đến bộ định tuyến chứa cơ sở dữ liệu.
Mỗi router sử dụng cây đường đi ngắn nhất để xây dựng bảng định tuyến
của mình. Bảng định tuyến chỉ ra giá để tới mỗi mạng trong khu vực. Để tìm giá
tới mạng bên ngoài khu vực, các router sử dụng các quảng cáo liên kết tóm tắt tới
mạng, liên kết tóm tắt tới router biên AS và liên kết ngoài. Để thực hiện định
tuyến hiệu quả, OSPF chia hệ thống tự trị ra thành nhiều khu vực nhỏ. Mỗi AS
có thể được chia ra thành nhiều khu vực khác nhau. Khu vực là tập hợp các
mạng, trạm và router nằm trong cùng một hệ thống tự trị. Tất cả các mạng trong
Khoa Điện Tử Viễn Thông GVHD: Nguyễn Thị Bích Hạnh
SVTH: Võ Thị Lan Hương Trang 24
một khu vực phải được kết nối với nhau. Tại biên của khu vực, các router biên
khu vực tóm tắt thông tin về khu vực của mình và gửi các thông tin này tới các
khu vực khác. Trong số các khu vực bên trong AS, có một khu vực đặc biệt được
gọi là đường trục; tất cả các khu vực trong một AS phải được nối tới đường trục.
Hay nói cách khác là đường trục được coi như là khu vực sơ cấp còn các khu vực
còn lại đều được coi như là các khu vực thứ cấp.
Các router bên trong khu vực đường trục được gọi là các router đường
trục, các router đường trục cũng có thể là một router biên khu vực. Nếu vì một lý
do nào đó mà kết nối giữa một khu vực và đường trục bị hỏng thì người quản trị
mạng phải tạo một liên kết ảo (virtual link) giữa các router để cho phép đường
trục tiếp tục hoạt động như một khu vực sơ cấp
Hình 3.2 : Định tuyến sử dụng cây đường đi ngắn nhất
Mạng Giá Router tiếp theo Thông tin khác
N1 5
N2 7 C
N3 10 D
N4 11 B
N5 15 D
Giải thuật chọn đường dẫn ngắn nhất SPF là cơ sở cho hệ thống OSPF. Khi
1 bộ định tuyến sử dụng SPF được khởi động, bộ định tuyến sẽ khởi tạo cấu trúc
cơ sở dữ liệu của giao thức định tuyến và sau đó đợi chỉ báo từ các giao thức tầng
thấp hơn dưới dạng các hàm. Bộ định tuyến sẽ sử dụng các gói tin OSPF Hello
để thu nhận các bộ định tuyến lân cận của mình. Bộ định tuyến gửi gói tin Hello
Khoa Điện Tử Viễn Thông GVHD: Nguyễn Thị Bích Hạnh
SVTH: Võ Thị Lan Hương Trang 25
đến các lân cận và nhận các bản tin Hello từ các bộ định tuyến lân cận. Ngoài
việc sử dụng gói tin Hello để thu nhận các lân cận, bản tin Hello còn được sử
dụng để xác nhận việc mình vẫn đang hoạt động đến các bộ định tuyến khác.
Mỗi bộ định tuyến định kỳ gửi các gói thông báo về trạng thái liên kết
(LSA) để cung cấp thông tin cho các bộ định tuyến lân cận hoặc cho các bộ định
tuyến khác khi một bộ định tuyến thay đổi trạng thái. Bằng việc so sánh trạng
thái liên kết của các bộ định tuyến liền kề để tồn tại trong cơ sở dữ liệu, các bộ
định tuyến bị lỗi sẽ bị phát hiện ra nhanh chóng và cấu hình mạng sẽ được biến
đổi thích hợp. Từ cấu trúc dữ liệu được sinh ra do việc cập nhật liên tục các gói
LSA, mỗi bộ định tuyến sẽ tính toán cây đường đi ngắn nhất của mình và tự
mình sẽ làm gốc của cây. Sau đó từ cây đường đi ngắn nhất sẽ sinh ra bảng định
tuyến.
Một khi có sự thay đổi topo mạng hoặc lưu lượng các node mạng phải khởi
tạo và tính toán lại tuyến đường đi ngắn nhất, tuỳ theo giao thức được sử dụng
trong mạng.
3.3.2.3 Ưu và nhược điểm
- Cân bằng tải giữa các tuyến cùng giá: Việc sử dụng cùng lúc nhiều tuyến cho
phép tận dụng có hiệu quả tài nguyên mạng.
- Phân chia mạng một cách logic: điều này làm giảm bớt các thông tin phát ra
trong những điều kiện bất lợi. Nó cũng giúp kết hợp các thông báo về định tuyến,
hạn chế việc phát đi những thông tin không cần thiết về mạng.
- Hỗ trợ nhận thực: OSPF hỗ trợ nhận thực cho tất cả các node phát thông tin
quảng cáo định tuyến. Điều này hạn chế được nguy cơ thay đổi bảng định tuyến
với mục đích xấu.
- Thời gian hội tụ nhanh hơn: OSPF cho phép truyền các thông tin về thay đổi
tuyến một cách tức thì. Điều đó giúp rút ngắn thời gian hội tụ cần thiết để cập
nhật thông tin cấu hình mạng.
- Hỗ trợ CIDR và VLSM: Điều này cho phép nhà quản trị mạng có thể phân phối
nguồn địa chỉ IP một cách có hiệu quả hơn.
3.3.3 Giao thức định tuyến Qos
3.3.3.1 Khái niệm
Chất lượng dịch vụ (QoS) trong phạm vi định tuyến là khái niệm thể hiện
mức độ đáp ứng những thoả thuận giữa nhà cung cấp dịch vụ và người sử dụng
Khoa Điện Tử Viễn Thông GVHD: Nguyễn Thị Bích Hạnh
SVTH: Võ Thị Lan Hương Trang 26
về số lượng lẫn chất lượng kết nối. Yêu cầu chất lượng của một kết nối là một tập
các ràng buộc về liên kết, tuyến, và cây.
Trong đó, Liên kết (link) là một kết nối giữa hai nút bất kì, tuyến (path) là
tập hợp một vài kênh liên kết giữa một nút nguồn và một nút đích. Cây (tree) bao
gồm một vài tuyến liên kết giữa một nút nguồn và một số nút đích. Kết nối
(connection) là đường truyền dẫn được thiết lập giữa một nút nguồn và một nút
đích.
Ràng buộc kênh qui định các giới hạn sử dụng kênh. Ràng buộc về băng
thông của kết nối đơn hướng yêu cầu các kênh của tuyến phải dự trữ một lượng
băng thông rỗi nhất định. Ràng buộc tuyến chỉ ra yêu cầu về chất lượng của một
tuyến đơn, còn ràng buộc cây quy định yêu cầu về chất lượng cho toàn bộ các
tuyến trong định tuyến đa hướng. Ràng buộc trễ của một kết nối đa hướng yêu
cầu trễ lớn nhất từ nút nguồn đến bất kì nút đích nào trong cây đều phải nhỏ hơn
một giới hạn nhất định. Tuyến khả dụng là tuyến có đủ các tài nguyên rỗi để thoả
mãn các ràng buộc QoS của một kết nối.
=> Định tuyến QoS là quá trình định tuyến nhằm chọn ra các tuyến có đủ
tài nguyên để đáp ứng các yêu cầu về chất lượng dịch vụ và tối ưu hóa việc sử
dụng tài nguyên mạng.
3.3.3.2 Chức năng
Chức năng cơ bản của định tuyến QoS là tìm một tuyến khả dụng để thiết
lập một kết nối giữa nút nguồn và nút đích đáp ứng được các yêu cầu về QoS.
Ngoài ra, hầu hết các thuật toán định tuyến QoS đều xem xét đến hiệu quả sử
dụng tài nguyên được đo bằng chi phí. Chi phí cho một tuyến/ cây là tổng chi phí
của tất cả các kênh trên tuyến đó. Tối ưu hoá là tìm một tuyến có chi phí thấp
nhất trong số các tuyến khả dụng. Bài toán định tuyến có hai chức năng chính:
- Thu thập thông tin trạng thái và đảm bảo thông tin đó luôn cập nhật
- Tìm kiếm một tuyến khả dụng cho kết nối mới dựa trên thông tin thu thập được.
Kết quả của thu thập thông tin trạng thái có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả của
bất kỳ thuật toán định tuyến nào.
.
Khoa Điện Tử Viễn Thông GVHD: Nguyễn Thị Bích Hạnh
SVTH: Võ Thị Lan Hương Trang 27
3.3.3.3 Bài toán định tuyến QoS
Có thể chia bài toán định tuyến thành 2 lớp lớn: Định tuyến đơn hướng và
định tuyến đa hướng. Mỗi lớp định tuyến lại bao gồm 3 kiểu định tuyến : Định
tuyến nguồn, định tuyến phân tán và định tuyến phân cấp.
- Định tuyến đơn hướng giải bài toán sau: Cho trước một nút nguồn s, một nút
đích t và tập các ràng buộc C, tìm một tuyến khả dụng tốt nhất từ s tới t thoả mãn
C. Với các tiêu chí QoS là: băng thông rỗi, bộ đệm rỗi; trạng thái của tuyến được
xác định bởi trạng thái của đoạn nút cổ chai trên tuyến đó; có hai bài toán định
tuyến cơ bản là: định tuyến tối ưu hóa kênh và định tuyến ràng buộc kênh. Với
các tiêu chí QoS khác như trễ, rung pha và chi phí thì trạng thái tuyến được xác
định bằng tổng trạng thái của tất cả các kênh trên tuyến đó. Có hai bài toán định
tuyến dựa trên các tiêu chí chất lượng dịch vụ này là định tuyến tối ưu tuyến và
định tuyến ràng buộc tuyến.
- Định tuyến đa hướng giải bài toán sau: Cho trước một nút nguồn s, một tập các
nút đích, các ràng buộc C và một tiêu chí tối ưu, tìm một cây đường dẫn khả
dụng phủ hết từ nút nguồn s đến các nút đích thuộc tập R và thoả mãn điều kiện
C. Các bài toán định tuyến của hai lớp định tuyến trên có liên quan mật thiết với
nhau. Định tuyến đa hướng trong nhiều trường hợp là sự tổng quát hoá của định
tuyến đơn hướng. Sự khác biệt với định tuyến đơn hướng là phải có một tiêu chí
tối ưu hoá hay một ràng buộc áp dụng cho toàn bộ cây thay vì cho một tuyến đơn
lẻ. Có một số bài toán định tuyến đa hướng như: Bài toán định tuyến tối ưu hoá
cây, bài toán định tuyến ràng buộc cây.
3.3.3.4 Ưu và nhược điểm
QoSR xác định tuyến dựa trên tài nguyên mạng hiện có và yêu cầu của
luồng lưu lượng. Kết quả là chất lượng của ứng dụng được đảm bảo và cải tiến so
với định tuyến BE truyền thống. Nó có các ưu điểm sau:
- QoSR lựa chọn tuyến đường đi khả thi bằng cách tránh các Nút và kết nối bị
nghẽn.
- Nếu tải lưu lượng vượt quá giới hạn của tuyến đường đang có thì QoSR đưa ra
nhiều tuyến khác để truyền lưu lượng dư đó.
Khoa Điện Tử Viễn Thông GVHD: Nguyễn Thị Bích Hạnh
SVTH: Võ Thị Lan Hương Trang 28
- Nếu xảy ra lỗi mạng hoặc lỗi nút thì QoSR sẽ lựa chọn một tuyến đường đi thay
thế để nhanh chóng khôi phục lại việc truyền dữ liệu mà không làm giảm nhiều
QoS.
- Các loại lưu lượng khác nhau có yêu cầu QoS khác nhau, các tổ hợp lưu lượng
có nguồn và đích giống nhau có thể đi các tuyến đường khác nhau.
Tuy nhiên, các ưu điểm này của định tuyến QoS cũng phải chịu chi phí để
phát triển các giao thức định tuyến mới hay mở rộng các giao thức hiện tại. Một
số khó khăn chủ yếu là:
+ Thứ nhất, do các ràng buộc về chất lượng (trễ, rung pha, tỉ lệ mất gói, băng
thông..) của các ứng dụng phân tán thường thay đổi. Nhiều ràng buộc đồng thời
thường làm cho việc định tuyến trở nên phức tạp vì rất khó cùng một lúc thoả
mãn được tất cả các ràng buộc. Hơn nữa, độ phức tạp của giao thức định tuyến
QoS cũng phụ thuộc vào sự phân nhỏ của nó sử dụng trong các quyết định định
tuyến
+ Thứ hai, bất kì một mạng tích hợp dịch vụ nào trong tương lai cũng sẽ truyền
tải cả lưu lượng QoS và lưu lượng BE, điều đó làm cho vấn đề tối ưu hoá trở nên
phức tạp hơn và rất khó có thể xác định được điều kiện để thoả mãn tốt nhất cả
hai loại lưu lượng trên nếu chúng phân bố độc lập.
+ Thứ ba, trạng thái mạng thay đổi thường xuyên do tải không ổn định, các kết
nối được tạo ra và giải phóng liên tục; kích thước mạng ngày càng lớn làm cho
việc thu thập thông tin về trạng thái mạng trở nên khó khăn hơn, đặc biệt khi bao
gồm cả mạng vô tuyến. Hoạt động của các thuật toán định tuyến QoS có thể bị
ảnh hưởng nghiêm trọng nếu không cập nhật thông tin trạng thái mạng kịp thời.
Khoa Điện Tử Viễn Thông GVHD: Nguyễn Thị Bích Hạnh
SVTH: Võ Thị Lan Hương Trang 29
CHƯƠNG IV: THUẬT TOÁN VÀ MÔ PHỎNG
4.1 GIỚI THIỆU VỀ THUẬT TOÁN
Bài toán
– Cho mạng các node được nối bởi các liên kết 2 chiều, mỗi chiều có giá trị chi
phí riêng
– Chi phí của đường đi giữa 2 node trong mạng là tổng các giá trị chi phí của các
liên kết đi qua
– Xác định đường đi ngắn nhất (chi phí thấp nhất) giữa 2 node
• Tiêu chuẩn đường ngắn nhất
– Số chặng đường đi
• Giá trị mỗi liên kết là 1
– Giá trị liên kết
• Tỉ lệ nghịch tốc độ liên kết
• Tỉ lệ thuận tải trên liên kết
• Tổ hợp các đại lượng trên
• Giải thuật
– Forward-search (Dijkstra)
– Backward-search (Bellman-Ford)
4.1.1 Thuật toán Forward-search (Dijkstra)
Input
Đồ thị G(V, E) trong đó V là tập đỉnh, E là tập cạnh có trọng số không âm
Đỉnh nguồn S: S V
Output
Đường đi ngắn nhất từ đỉnh nguồn S đến tất cả các đỉnh còn lại
Di : đường đi ngắn nhất từ node nguồn S đến node i tại bước chạy hiện hành của
giải thuật
M: tập các đỉnh đã xét tại bước chạy hiện hành của giải thuật
dij: trọng số trên cạnh nối từ node i đến node j
o dij= 0 nếu i trùng j
o dij= Eij nếu i khác j
Khoa Điện Tử Viễn Thông GVHD: Nguyễn Thị Bích Hạnh
SVTH: Võ Thị Lan Hương Trang 30
4.1.2 Thuật toán Backward-search (Bellman-Ford)
Input
– Đồ thị G(V, E) trong đó V là tập đỉnh, E là tập cạnh có trọng số
– Đỉnh nguồn S: S V
Output
– Đồ thị có chu trình âm không tồn tại đường đi ngắn nhất
– Đường đi ngắn nhất từ đỉnh nguồn S đến tất cả các đỉnh còn lại
Ký hiệu
– D(h)i: đường đi ngắn nhất từ node nguồn S đến node i có tối đa h đoạn (link).
– dij: trọng số trên cạnh nối từ node i đến node j
o dij= 0 nếu i trùng j
o dij= Eij nếu i khác j
4.2 VÍ DỤ MINH HỌA
4.2.1 Thuật toán Dijkstra
Bước 1: khởi động
• M = {S}
• Di= dsi (các cạnh nối trực tiếp với S)
Bước 2: cập nhật đường đi
ngắn nhất
• Chọn đỉnh N V\M sao
cho: DN = min {Di} i
V\M
• M = M U {N}
• Dj= min {Dj, DN + dNj} j
V\M
– Bước 3: lặp lại bước 2 cho đến khi M=V
– Kết quả Di sẽ là đường đi ngắn nhất từ node nguồn S đến node i
Khoa Điện Tử Viễn Thông GVHD: Nguyễn Thị Bích Hạnh
SVTH: Võ Thị Lan Hương Trang 31
4.2.2 Thuật toán Bellman-Ford
– Bước 1: khởi động
• D(1)N = dSN, N V\{S} (đường đi ngắn nhất từ S đến N có tối đa 1 đoạn)
– Bước 2: cập nhật đường đi ngắn nhất
• D(h+1)N = min {D(h)j + djN}
j V\{S}
– Bước 3: lặp lại bước 2 cho đến
khi không có đường đi mới nào
ngắn hơn được tìm thấy thì dừng
– Kết quả D(h)N sẽ là đường đi
ngắn nhất từ node nguồn S đến
node N.
Khoa Điện Tử Viễn Thông GVHD: Nguyễn Thị Bích Hạnh
SVTH: Võ Thị Lan Hương Trang 32
4.2.3 Kết luận và đánh giá
Bellman-Ford
– Việc tính toán cho node n phải biết các thông tin về chi phí liên kết của các
node kề của n và chi phí tổng cộng từ node s đến các node kề của node n
– Mỗi node cần lưu trữ các chi phí và các đường đi tương ứng đến các node khác
– Có thể trao đổi thông tin với các node kề trực tiếp
– Có thể cập nhật thông tin về chi phí và đường đi dựa trên các thông tin trao đổi
với các node kề và các thông tin về chi phí liên kết
Dijkstra
– Mỗi node cần biết topology toàn bộ mạng
– Phải biết chi phí liên kết của tất cả các liên kết trong mạng
– Phải trao đổi thông tin với tất cả các node khác trong mạng
NHẬN XÉT :
Phụ thuộc vào thời gian xử lý của các giải thuật
Khoa Điện Tử Viễn Thông GVHD: Nguyễn Thị Bích Hạnh
SVTH: Võ Thị Lan Hương Trang 33
Phụ thuộc vào lượng thông tin yêu cầu từ các node khác
Phụ thuộc vào việc hiện thực
Cùng hội tụ về một lời giải dưới điều kiện topology tĩnh và chi phí không thay
đổi
Nếu chi phí liên kết thay đổi, các giải thuật sẽ tính lại để theo kịp sự thay đổi
Nếu chi phí liên kết thay đổi theo lưu thông, lưu thông lại thay đổi theo đường đi
được chọn
Phản hồi
Có thể rơi vào trạng thái không ổn định
Kết luận:
- Thuật toán Ford-Bellman tìm đường đi ngắn nhất từ đỉnh u tới tất cả các đỉnh
còn lại, có thể sử dụng tong trường hợp trọng số âm.
- Thuật toán Dijkstra chỉ tìm đường đi ngắn nhất giữa hai đỉnh cụ thể (từ U đến
V)
KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN
Đề tài đã trình bày được những khái niệm cơ sở về mạng NGN, các đặc
trưng cũng như cấu trúc mạng. Mạng thế hệ sau NGN đang được nghiên cứu,
chuẩn hoá bởi các tổ chức viễn thông lớn trên thế giới nhằm đáp ứng nhu cầu
càng tăng về tính mở, sự tương thích và linh hoạt để cung cấp đa dịch vụ, đa
phương tiện với các tính năng ngày càng mở rộng.
Tại Việt Nam, mạng viễn thông đang ngày càng phát triển để đáp ứng các
nhu cầu mới trong nền kinh tế hội nhập thế giới và việc chuyển hoàn toàn sang
công nghệ mạng NGN là việc làm bức thiết nhằm đáp ứng các nhu cầu này. Quá
trình xây dựng và phát triển mạng NGN phải được tiến hành từng bước, có tính
đến sự tương thích và phối hợp với nền tảng mạng hiện tại. Bên cạnh đó việc làm
sao để mạng có thể hoạt động tốt và ổn định cũng là một vấn đề cần lưu tâm.
Trên cơ sở phân tích đó đồ án đã tiến hành được các nội dung sau.
- Tổng quan về mạng ngn
- Mạng thế hệ sau - ngn
- Giao thức định tuyến
- Thuật toán tìm đường & mô phỏng
Giải quyết được các vấn đề này sẽ có rất ý nghĩa trong việc thực hiện
những bước tiếp theo của quá trình đi lên xây dựng mạng NGN từ mạng PSTN
hiện tại, đồng thời cung cấp được nhiều dịch vụ mới với chất lượng và độ tin cậy
lớn hơn. Tuy nhiên, vấn đề định tuyến trong mạng vô cùng rộng lớn và phức tạp
trong nhữnng hệ thống lớn. Vì vậy đề tài khó tránh khỏi những thiếu sót, cụ thể
là:
- Chưa thể đưa ra mô hình mạng hoàn chỉnh có thể áp dụng vào thực tế của nước
ta.
- Ngiên cứu sâu hơn nữa các giải pháp của các hãng và ứng dụng vào thực tế
- Chưa nghiên cứu hết các phương pháp định tuyến được sử dụng hiện nay.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] HV CNBC VT. Mạng Viễn Thông. Chương 2. Học viện Công nghệ Bưu
Chính Viễn Thông, 2007
[2] Hoàng Trọng Minh. Chuyên đề định tuyến. Chương 1 và 2.
[3] ThS. Nguyễn Mạnh Cường. Giải pháp định tuyến QoS. Tạp chí Công nghệ
thông tin & Truyền thông, 2006
[4] Nguyễn Quý Hiền. Mạng viễn thông thế hệ sau. NXB Bưu Điện.
[5] Đinh Đức Anh Vũ. Data Communication and Computer Networks. Chương
8, 2008
[6] http:\\www.vnpt.com.vn.
[7]
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Cac_thuat_toan_dinh_tuyenNGN.pdf