Tìm hiểu về máy chủ IBM và giới thiệu về trung tâm dữ liệu (Data center)

Cùng với Polycom, Amigo Technologies đã cung cấp cho nhiều khách hàng như mạng truyền hình hội nghị của Ngân hàng quốc tế (VIB). Dịch vụ này cung cấp khả năng truyền hình ảnh, âm thanh trực tuyến giữa nhiều điểm trên mạng, giúp tăng cường khả năng tương tác, trao đổi giữa các thành viên trong hội nghị với nhau. Hội nghị truyền hình (Video Conference) có thể được áp dụng vào các lĩnh vực: • Hội nghị, giao ban, trao đổi công việc của các đơn vị có vị trí địa lý cách xa nhau • Trao đổi thông tin, tài liệu của các nhóm làm việc chung • Dạy và học trực tuyến từ xa theo mô hình học trên mạng (E-Learning) • Chăm sóc y tế từ xa: người bệnh có thể được khám bệnh, chẩn đoán hay thậm chí phẫu thuật gián tiếp từ các chuyên gia y tế tại những nơi rất xa • Các công việc và lĩnh vực yêu cầu trao đổi thông tin, hình ảnh, âm thanh thời gian thực khác.

doc82 trang | Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 904 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tìm hiểu về máy chủ IBM và giới thiệu về trung tâm dữ liệu (Data center), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Các tấm sàn nâng có khả năng chịu tải tập trung: 700- 1000kg/m2, trọng phân tán 3500-4500kg/m2. Tấm có quy cách 600mm x 600mm, với độ dày 30 - 38 mm không co rãn cong vênh, cạnh sắc nét, giúp mặt sàn lắp đặt khít nhau. Hệ thống chân sàn có khả năng nâng cao từ 10 cm đến 50 cm tuỳ theo đặc thù thiết kế của mỗi công trình, chân đế dạng ống thép lồng hoặc ren bulông căn chỉnh. Hệ thống được tiếp đất cấu trúc hỗ trợ sàn nâng kim loại (gióng ngang, đôn) tới hệ thống tiếp địa chống sét. Xử lý nền dưới sàn giả: Cấu trúc phụ dưới sàn giả sẽ được đảm bảo an toàn bởi chất keo sàn giả đặc biệt có tính co giãn nhẹ có khả năng hấp thụ những rung động nhẹ. Một lớp xốp cách ly phenolic (phenolic foam insulation) được phủ một tấm nhôm. Tấm nhôm đảm bảo sàn sạch, chắc chắn và cung cấp tiếp địa tốt cho toàn bộ sàn. Các tấm nhôm được nối với nhau bởi băng nhôm. Ngoài ra khu vực sàn bê tông trong trung tâm dữ liệu cũng được xử lý cách nhiệt để tránh ngưng tụ nước. Sàn kỹ thuật cung cấp những giải pháp tốt nhất cho hệ thống thông gió, luân chuyển luồng khí lạnh, đặc biệt rất thích hợp trong phương pháp điều hòa thổi sàn. Khí lạnh được thổi ra từ các máy cung cấp khí lạnh(PCU) luân chuyển phía dưới sàn kỹ thuật, qua các tấm sàn lỗ, đi lên trên và cung cấp làm mát cho các thiết bị đặt bên trên sàn. Ngoài ra, trong quá trình sử dụng, có thể nhấc, di chuyển các tấm sàn kỹ thuật để sửa chữa và lắp đặt hệ thống kỹ thuật bên dưới một cách dễ dàng và thuận tiện mà không ảnh hưởng đến hệ thống thiết bị đang vận hành và làm lại sàn. Dễ dàng lắp đặt, tháo dỡ thay thế bảo trì, được sản xuất theo tiêu chuẩn hệ thống chất lượng ISO 9001: 1994. 2.2.2 - Hệ thống trần giả. Sơ đồ hệ thống trần giả. Hệ thống trần giả được làm bằng sợi khoáng đá vôi, bông khoáng đá và các phụ gia liên kết. Là tấm trần không bắt lửa, chống cháy hút ẩm , cách nhiệt, chịu ẩm và có tính thẩm mỹ cao. Tạo không gian để đi máng cáp điện, cáp dữ liệu và luân chuyển luồng khí nóng. 2.2.3 - Vách ngăn và vách áp tường. Vách ngăn tường nội thất thường được làm bằng khung thép ngăn lửa trong vòng 02 giờ, đảm bảo tính toàn vẹn và khả năng cách nhiệt của hệ thống . Trong báo cáo này tôi đề xuất sử dụng tường ngăn Promatect, đây là sản phẩm đáp ứng được các tiêu chuẩn của Anh BS 476 và của Úc AS 15390 về thiết kế thi công trong xây dựng cũng như tiêu chuẩn an toàn về tấm vật liệu chống cháy. Độ dày của tường ngăn gồm có : Tấm Promatech-H, mỗi mặt dày 9ly Dải Promatech-H rộng 50mm, mỗi mặt dày 9 ly Len khoáng, tỷ trọng thô> 70Kg/m3, dày 50 ly, đặt ở giữa 2 lớp tấm, các tấm được đặt so le với nhau. Tấm chắn len khoáng Thanh đứng bằng thép cao 50mm x dày 0,6mm ở khoảng cách 610mm Thanh U thép bao quanh trần và sàn trần sâu 50mm X 610mm 7.Vít tự ren M4 ở khoảng cách tâm 200mm Buông neo thép M6 ở khoảng cách tâm 600mm 2.2.4 - Hệ thống vào ra, cửa sổ. Hệ thống cửa sổ, cửa ra vào cũng phải đáp ứng được những yêu cầu của Trung tâm dữ liệu nhằm đảm bảo an ninh, an toàn cháy nổ cũng như tính thẩm mỹ: Hệ thống cửa có khả năng chống cháy cao. Thuận tiện và có vị trí lắp đặt hệ thống an ninh, kiểm soát vào ra. Có khung thép, có khung hoa sắt bảo vệ bên ngoài . 2.3 - Hệ thống điện: UPS, ắc quy, phân phối nguồn cho TTDL. 2.3.1 - Hệ thống UPS – Uninterruptible Power Source. 2.3.1.1 - Những yêu cầu chung. Hệ thống điện là thành phần quan trọng , là nền tảng trong tất cả các hoạt động bên trong Trung tâm dữ liệu. UPS là một bộ ắcquy có thể cung cấp điện liên tục trong hệ thống máy tính ngay cả trong trường hợp mất điện lưới. Bộ ắcquy này được nạp trong suốt thời gian bật điện và sẽ chuyển sang chế độ phát điện để nuôi máy khi mất điện lưới. Sơ đồ kết nối hoạt động của hệ thống điện, hệ thống UPS Hệ thống UPS sẽ được lắp đặt trong phòng đặt hệ thống thiết bị của TTDL vị trí lắp đặt sẽ phụ thuộc vào bố trí phòng với nguồn điện lấy từ tủ cung cấp nguồn cho hệ thống UPS. Nguồn điện trong phòng máy để cung cấp cho TTDL sẽ được đưa vào hệ thống thông qua tủ cấp nguồn cho hệ thống UPS. Bình thường lưới điện sẽ cung cấp nguồn cho cả hệ thống. Khi điện từ lưới mất, nguồn dự phòng UPS sẽ hoạt động để cung cấp điện để đảm bảo nguồn cung cấp cho các thiết bị được liên tục. Việc phát hiện sự gián đoạn nguồn điện lưới và đảm bảo cung cấp nguồn điện chất lượng liên tục cho hệ thống được các UPS thực hiện một cách tự động. Từ tủ cấp nguồn UPS, nguồn sẽ được cung cấp cho UPS có công suất 30kVA(N+1). Trong điều kiện bình thường UPS này sẽ cung cấp điện cho các tủ UDB, đồng thời nạp điện cho tủ ắc quy. Khi điện cung cấp cho UPS 30kVA( N+1) bị gián đoạn, nó sẽ lấy nguồn từ ắc quy để cung cấp cho các tủ UDB. Tủ cấp nguồn UDB sẽ phân phối nguồn tới các Rack, tủ quang, giá đỡ, sau đó phân phối nguồn liên tục cho các thiết bị. Toàn bộ hệ thống UPS - PDU được kết nối theo chuẩn IP đồng bộ hóa dữ liệu với thiết bị điều khiển và cảnh báo bằng phần mềm chuyên dụng. Hệ thống được trang bị chống sét cho đường nguồn vào gồm có thiết bị cắt sét và lọc sét (như hình vẽ). Trong báo cáo này, tôi đề xuất sử dụng hệ thống UPS GALAXY 5000 của hãng APC-MGE. Đây là hệ thống được thiết kế theo khối module, có sẵn độ dự phòng N+1(chế độ hoạt động online hoàn toàn, 3 module chạy, 1 module dự phòng) được sử dụng trong thiết kế nhằm cung cấp độ mềm dẻo và thích nghi linh động cho hệ thống. Việc mở rộng trong tương lai hoàn toàn dễ dàng bằng cách tăng số module cho các thiết bị (N+1) và nối song song với các module hệ thống (N+1),N có thể lên tới 6. Hệ thống UPS GALAXY 5000 được mắc song song với nhau, cung cấp 02 nguồn ra cho thiết bị( Redundant), đảm bảo hệ thống hoạt động đủ tải, đủ công suất, và tránh được hiện tượng UPS làm việc quá tải, quá áp. Thời gian lưu điện của hệ thống là 30 phút, với 100% tải cho các thiết bị IT, điều này cung cấp thừa thời gian cho máy phát điện khởi động cũng như khi có yêu cầu tắt an toàn (graceful shutdown) các máy chủ. Không cần thiết phải thiết kế thời gian lưu điện lâu hơn bởi vì nếu các máy phát điện không hoạt động, các máy chủ sẽ tự động tắt do nhiệt độ cao vì không được làm mát bởi hệ thống máy điều hòa chính xác vì hệ thống điều hòa sẽ không dùng điện qua UPS mà sử dụng điện lưới trực tiếp. Hình minh họa UPS Galaxy 5000 20kVA Có thể mở rộng và nâng cấp tới 120kVA N+1, 400V dòng sản phẩm Galaxy 5000 của APC-MGE đáp ứng nhu cầu cho các ứng dụng kinh doanh quan trọng Thiết bị lưu điện UPS Galaxy 5000 là thiết bị lưu điện bảo vệ nguồn ba giai đoạn rất lý tưởng cho các trung tâm dữ liệu trung bình và lớn, các kho bán lẻ lớn, các văn phòng vùng và những nơi có các yêu cầu nặng về điện năng. Galaxy 5000 bao gồm hai đầu vào chính, tự động và duy trì cấp điện thay thế, và thời gian hoạt động mở rộng với các pin thay thế nóng để tăng cường tính sẵn sàng. Phiên bản tủ rack được tối đa hoá giá trị không gian sàn bằng việc hợp nhất UPS, phân phối điện, và pin phụ thành các module. Galaxy 5000 đạt được chi phí đầu tư thấp thông qua hiệu suất tốt nhất và giảm thiểu tỉ lệ hạ tầng điện – dây điện, máy biến thế và máy phát điện nhờ có tính năng được module hóa, cung cấp khả năng dự phòng cho các thiết bị, mở rộng công suất, bảo vệ nguồn, tăng thời gian backup.. Với loại UPS Galaxy 5000 thiết kế theo cơ chế Online Double Conversion hoạt động theo nguyên tắc chuyển đổi kép từ AC sang DC, cung cấp cho bộ nghịch lưu(inverter) và nạp điện cho ắc quy. Sau đó bộ nghịch lưu chuyển ngược lại từ DC sang AC. Do đó nguồn điện cung cấp cho tải hoàn toàn do UPS tạo ra, đảm bảo ổn định điện áp cũng như tần số. Điều này làm cho các thiết bị được cung cấp điện bởi UPS hầu như cách ly hoàn toàn với sự thay đổi của lưới điện. Vì vậy, nguồn điện do UPS Online tạo ra là nguồn điện “sạch”, chống nhiễu hoàn toàn, luôn cung cấp đầy đủ cho các thiết bị trong hệ thống. Nó đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ điện năng quan trọng, đòi hỏi độ tin cậy cao cho các hệ thống lớn. UPS GALAXY 5000 có cấu trúc module có thể mở rộng, thay đổi dễ dàng và có độ dự phòng N+1 đảm bảo cho hệ thống có khả năng chịu lỗi cao. GALAXY 5000 gồm các module nguồn có thể thay thế nóng, module điều khiển dự phòng. Các module nguồn này vận hành song song và được cấu hình vận hành theo kiểu dự phòng N+1. Mỗi module nguồn có chứa một bộ chỉnh lưu (converter) đầu vào, nghịch lưu (inverter) đầu ra và mạch nạp acquy. Hệ thống cũng có các module Bypass Static Switch. Bên cạnh những đặc tính như vậy Galaxy 5000 còn có khả năng điều khiển bằng màn hình hiển thị LCD, với giao diện thiết kế thông minh, phần mềm điều khiển dễ dàng, chúng có thể kết nối dễ dàng với phần mềm quản trị của hệ thống, giúp người dùng có thể dễ dàng vận hành và điều khiển thiết bị, và khả năng quản trị từ xa qua các giao diện SNMP/Web và Modbus. Bộ chỉnh lưu và nghịch lưu trong UPS của GALAXY 5000: Được trang bị công nghệ IGBT Sixpatch cho phép đóng, ngắt mặch bằng cách điện áp điều khiển lên hai cực G và E. Điện áp ra đo được trên van rất đồng dạng với điện áp điều khiển, bằng bảng điều khiển DSP PWM bằng xung nhịp linh hoạt và tần số. Nhằm đem lại khả năng kiểm soát hoạt động của UPS, cũng như xử lý sự cố trong trong trường hợp không tiếp cận được với UPS(Cháy, nổ..) 2.3.1.2 - Nguyên lý hoạt động. Hệ thống UPS hoạt động như một hệ thống trực tuyến (on-line), chuyển đổi kép (double-conversion), chuyển đổi ngược (reverse-transfer) trong các chế độ hoạt động sau: 2.3.1.3 - Chế độ làm việc bình thường (ăc quy). Bộ chỉnh lưu nạp điện từ lưới điện, chuyển đổi dòng điện AC thành dòng điện DC cung cấp liên tục cho bộ nghịch lưu và nạp điện cho ắc quy. Bộ nghịch lưu (inverter) sẽ biến đổi điện DC thành AC được lọc và điều chỉnh rồi cung cấp cho tải. Sơ đồ Chế độ làm việc bình thường của UPS. 2.3.1.4 - Chế độ làm việc khẩn cấp (ăc quy). Khi nguồn AC đầu vào bị mất, các tải AC được cấp nguồn lấy từ ắc quy thông qua bộ chuyển đổi (inverter) mà không cần bất cứ sự chuyển mạch nào. Trong quá trình phục hồi lại nguồn AC chính, nguồn tới bộ chỉnh lưu bị hạn chế từng bước. Sau đó, bộ chỉnh lưu lại cấp nguồn cho bộ chuyển đổi (inverter) và tiếp tục nạp cho ắc qui. Tất cả các chức năng này phải được thực hiện một cách tự động và phải không gây ra ngắt nguồn cấp cho các tải. Sơ đồ Chế độ làm việc khẩn cấp của UPS. 2.3.1.5 - Nạp điện cho ăc quy. Khi nguồn điện lưới có trở lại, bộ chỉnh lưu và nạp sẽ cung cấp nguồn DC được điều chỉnh và lọc sẽ nạp điện cho ắc quy. Đồng thời cũng cung cấp nguồn DC cho bộ nghịch lưu. Sự chuyển đổi hoàn toàn tự động, không có gián đoạn. 2.3.1.6 - Chế độ tháo ắc quy hoặc chế độ đổi tần. Nếu hệ thống ắc qui được tháo riêng ra để bảo dưỡng hoặc UPS được sử dụng như một thiết bị đổi tần, nó được ngắt khỏi bộ chuyển đổi ắc quy và inverter bằng cách ngắt một áp tô mát bên ngoài. UPS phải tiếp tục hoạt động bình thường ngoại trừ chức năng lưu điện. 2.3.1.7 - Chế độ tự động Bypass. Nếu bộ chuyển đổi (inverter) bị hỏng, hay bộ chuyển đổi bị vượt quá ngưỡng quá tải, hoặc bộ chuyển đổi (inverter) bị tắt bởi người sử dụng, và khi đó nếu bộ chuyển đổi đang đồng bộ với nguồn bypass thì bộ chuyển mạch tĩnh sẽ thực hiện việc chuyển toàn bộ tải tới nguồn bypass mà không được gây ra ngắt nguồn AC cho tải. Nếu bộ chuyển đổi không đồng bộ với nguồn bypass, bộ chuyển mạch tĩnh sẽ thực hiện chuyển đổi tải từ bộ chuyển đổi tới nguồn bypass với sự ngắt nguồn AC cho tải. Sự gián đoạn này nhỏ hơn 15ms (tại 50Hz). Sơ đồ Chế độ làm việc bypass của UPS. 2.3.1.8 - Chuyển mạch bypass ngoài khi bảo dưỡng. UPS có khả năng chấp nhận liên kết liên động khi thực hiện tác động chuyển mạch nhân công trong trường hợp cần bảo dưỡng UPS mà không gây gián đoạn cung cấp điện cho phụ tải. Mỗi UPS có một đường bypass bảo vệ bên trong (bộ bypass bảo vệ ngoài có thể lắp đặt trong Maintenance Bypass Cabinet-MBC). Nếu UPS cần bảo trì hay xửa chữa, sau khi bộ chuyển đổi được tắt đi và tải được chuyển qua khối bypass, khối bypass bảo vệ bên trong hay bypass bảo vệ bên ngoài có thể được bật lên, UPS có thể tắt đi và ắc qui có thể ngắt để sửa chữa UPS được tích hợp chuyển mạch bypass tự động nhằm duy trì cung cấp điện trong những trường hợp đặc biệt như khi các bộ phận bên trong UPS bị quá tải, lỗi hay sự cố. Chuyển mạch bypass có điều kiện được thiết kế nếu nguồn vào đảm bảo: điện áp vào trong dải +/-10%; tần số vào +/-3Hz. Khôi phục chế độ thông thường: Khi các điều kiện chuyển mạch bypass đã xử lý xong; hệ thống chuyển mạch Bypass sẽ chuyển trạng thái UPS về chế độ làm việc định mức. Thời gian thực thi chuyển mạch bypass nhỏ hơn 4 ms, không gây gián đoạn 2.3.1.9 - Các chế độ khác. Cùng với hệ thống giám sát cảnh báo sớm sự cố, hệ thống UPS luôn được kiểm tra tình trạng làm việc, cũng như hiện trạng của thiết bị đến từng PDU. Bất kỳ thay đổi về mặt vật lý và sự thay đổi công suất của từng tủ Rack đều được hệ thống cảnh báo (cảnh báo trên màn hình điều khiển, trên thiết bị và cảnh báo thông qua tin nhắn GPS SMS đến từng cá nhân quản trị phòng máy) và được tự động điều chỉnh cân bằng tải. Khả năng module hóa cho phép bảo trì, thay thế module nóng trong khi hệ thống vẫn hoạt động bình thường, phụ tải vẫn đảm bảo 100% công suất. Chế độ Module hóa N+1: Để có công suất cao hơn hay độ ổn định cao hơn, đầu ra (3 pha/4 dây) có thể nối song song trực tiếp với nhau. Bộ điều khiển đấu nối UPS qua tủ phân phối tập trung trong tất cả các module tự động chia sẻ tải độc lập. Công suất mắc module hóa N+1 lớn nhất lớn hơn 8 lần tải danh định của mỗi khối trong hệ thống. Chế độ dự phòng Master/Slave (Còn gọi là dự phòng nóng): Module UPS chính nối tới tải và Mô đun UPS phụ nối tới đường bypass của Mô đun chính. Chế độ nguồn đầu vào (source online mode): Một phần công suất tới tải được cung cấp từ nguồn AC chính qua UPS và ác quy. Đảm bảo 100% nguồn sạch cung cấp cho thiết bị không có các hiện tượng méo sóng hài và điện AC không tuyến tính. Chế độ ECO( hoặc Optimizer): Trong chế độ hoạt động tiết kiệm, nguồn bypass sẽ được ưu tiên xử dụng hơn bộ chuyển đổi, khi nguồn bypass mất, tải AC được chuyển sang bộ chuyển đổi. Trong chế độ ECO tải được nuôi qua chuyển mạch bypass tĩnh trong khi điện áp nguồn được giữ trong khoảng điện áp có tần số ra dao động ±0.5Hz, ±1Hz, ±2Hz và ±3Hz; khoảng biên độ phải được cố định tại mức dao động ±10% của điện áp danh nghĩa bypass. Lỗi trên nguồn bypass AC giữ trong mức dao động trên dẫn đến việc chuyển đổi tải đến bộ chuyển đổi UPS. Bộ chỉnh lưu và chuyển đổi ắc qui trong cả 2 trường hợp sẽ nạp cho ắc qui khi chúng có nguồn AC cung cấp 2.3.1.10 - Các đặc tính kỹ thuật của Galaxy 5000. Galaxy 5000 được thiết kế dạng môđun đáp ứng nhu cầu thẩm mỹ cho một trung tâm dữ liệu. Các môđun nguồn, môđun nguồn thông minh, môđun ắcqui và mạch bypass, tất cả được thiết trong một khối thống nhất làm tăng tính linh hoạt cho hệ thống. Tính quản trị cao, Galaxy 5000 có thể tự chuẩn đoán, và đưa ra các thông báo tình trạng nguồn điện, ắcqui để hạn chế những lỗi phát sinh. Thời gian chuyển mạch bằng 0: Để đảm bảo không làm ngắt quãng đối với các thiết bị nhạy cảm với nguồn khi chuyển sang hoạt động ở chế độ ácquy. Dải điện áp đầu vào lớn: Dải điện áp đầu vào 304 - 477V ở chế độ đầy tải (tuỳ từng dòng sản phẩm), do đó hạn chế hoạt động ở chế độ ácquy khi nguồn vào không ổn định. Điện áp đầu vào có thể rơi xuống 304V mà không cần chuyển sang hoạt động ở chế độ ác quy khi hoạt động ở chế độ nửa tải. Ổn định điện áp và tần số: Galaxy 5000 Distribution có khả năng ổn định điện áp và cung cấp điện đầu ra hình sin phù hợp với các thiết bị nhạy cảm. Ắc quy có thể tháo dỡ nóng: Cho phép thiết bị hoạt động liên tục ngay cả khi cần thay thế ắc quy. Tăng thời gian chạy bằng ắc quy ngoài: Số lượng các ắc quy ngoài không giới hạn để mở rộng thời gian chạy khi hoạt động ở chế độ ắc quy. Tích hợp chế độ chuyển mạch bypass tự động và bằng tay: Đảm bảo tải được cấp nguồn liên tục khi có sự cố về nguồn, quá tải hay bảo dưỡng theo lịch trình. Tái nạp ắc quy nhanh chóng Cold start: có khả năng bật nguồn cung cấp cho tải mà không cần điện áp đầu vào. Quản lý ắcquy thông minh: ứng dụng bộ vi xử lý để điều khiển nạp điện cho ắc quy và chuẩn đoán tuổi thọ của ác quy. a/ Khả năng quản lý. Card quản lý Web/SNMP: Cho phép thiết bị có thể quản lý, giám sát, cấu hình thông qua Internet-browser và giao thức Modbus Phần mềm điều khiển: Cung cấp khả năng điều khiển tổng thể và điều khiển môi trường nguồn xung quanh các ứng dụng: Cấu hình, cài đặt thông số UPS, hiện thị sơ đồ trạng thái các khối, gửi thông báo lỗi hoặc cảnh báo trạng thái tới người quản trị. Tích hợp Smartslot: Để cắm các card phụ kiện của APC-MGE nhằm tăng cường khả năng quản lý của thiết bị. Có thể dễ dàng cấu hình thiết bị nhờ phần mềm điều khiển và card quản lý. Cảnh báo và chỉ thị: Cung cấp thông tin về trạng thái hoạt động của UPS. b/ Khả năng tương thích. Galaxy 5000 thể hoạt động với nguồn điện đầu vào là 3 pha, 4 dây Kết nối đồng bộ với nhiều UPS làm việc song song nhằm mở rộng dung lượng hệ thống UPS, tăng độ tin cậy cung cấp điện và công suất phục vụ tải quan trọng. Nhiều mức điện áp đầu ra: Điện áp đầu ra thông thường là 200 V, tuy nhiên có thể cấu hình để thiết bị có điện áp đầu ra là 200 hoặc 400 V. Tự động cảm nhận tần số và có thể lập trình được: Thiết bị có thể tự động hiệu chỉnh để hoạt động ở tần số 47 hoặc 53 Hz. Tuy nhiên người xử dụng có thể tự lập trình để thiết bị hoạt động ở tần số và mức dung sai mong muốn. Phần mềm có thể lập trình được: điều này giúp thiết bị có thể nâng cấp được phần mềm. c/ Cấu trúc cơ khí. Galaxy 5000 có cấu trúc khối: khối chỉnh lưu, nghịch lưu, bypass, riêng ắcquy được bố trí ở ngăn cách ly với khối khác, có bánh xe di chuyển,. nhằm đảm bảo hoạt động chắc chắn, đã được kiểm định từ chính hãng APC. Kích thước của UPS và tủ ắc quy ngoài: nhỏ gọn, phù hợp với không gian sử dụng. d/ Khả năng bảo vệ. Dạng điện áp ra hình Sin: đảm bảo tương thích với tất cả các loại tải. Có khả năng chống sốc nguồn và chống sét (tiếp đất, nối đất từ đầu hoặc cuối tủ). Có khả năng lọc nhiễu trên đường truyền của mạng. Có khả năng ngắt nguồn khẩn cấp. e/ Tính kinh tế. Có khả năng hiệu chỉnh hệ số công suất đầu vào: giúp tăng tính an toàn và phù hợp với các tiêu chuẩn về điện ở từng vùng. 2.3.2 - Hệ thống ắcquy. Tủ acquy được thiết kế dành riêng cho hệ thống. Giải pháp dùng ácquy GALAXY 5000 này có rất nhiều ưu điểm dựa trên công nghệ ắcquy VRLA (Valve Regulated Lead Acid)- Ácquy chì kín, điều chỉnh van không bảo dưỡng. So với các công nghệ acquy khác, VRLA acquy có công suất cao hơn với chi phí thấp hơn. Tủ acquy có kích thước và hình dạng theo chuẩn thiết kế dạng tủ rack. Ắcquy được sản xuất và thiết kế đồng bộ( đồng bộ theo module và đồng bộ theo hệ thống) với hệ thống UPS GALAXY, theo tiêu chuẩn của hãng APC-MGE. 2.3.2.1 - Ưu điểm của dòng Ắcquy Galaxy 5000 của APC- MGE. Đồng bộ, theo tiêu chuẩn của hãng MGE(Đức). Các module acquy được kết nối song song. Ắcquy là ắcquy chì kín, công nghệ acquy VRLA cho phép dùng acquy an toàn, không cần bảo dưỡng, có tuổi thọ cao - giúp tiết kiệm được chi phí. Thay thế nóng cho phép thay thế acquy trong khi hệ thống vẫn đang chạy, không cần shutdown. Ắcquy được quản trị thông minh, nạp có bù nhiệt độ, giúp kéo dài tuổi thọ ắcquy, cũng kiểm tra được dung lượng ắc quy thông qua phóng điện giả định của bộ điều khiển tích hợp sẵn. Thời gian nuôi nguồn dự phòng của Ắcquy được đảm bảo bởi hệ thống thống quản lý DIGIBAT. Tích hợp Aptomat cho phép cô lập tủ Ắcquy để tiến hành bảo trì. Tuổi thọ ít nhất là 10 năm với nhiệt độ môi trường 250 C . Ghép nối song song các tủ acquy hết sức linh hoạt khi có nhu cầu mở rộng trong tương lai, chỉ đơn giản là ghép thêm tủ. 2.3.2.2 - Các tính năng kỹ thuật chính khác. Bảo vệ ngắn mạch: UPS có mạch bảo vệ quá dòng điện khi có xảy ra ngắn mạch ắc quy. Bảo vệ quá tải ắc quy: sử dụng cầu chảy. Bảo vệ điện áp thấp. Bảo vệ quá áp: Tác động tức thời Giám sát thời gian phóng điện ắc quy: để nhằm duy trì tuổi thọ ắc quy. 2.4 - Hệ thống điều hòa chính xác làm lạnh cho Trung tâm dữ liệu. Sơ đồ giải pháp làm lạnh dùng giải pháp điều hòa chính xác trong TTDL Đường màu xanh:khí lạnh,đường màu đỏ: khí nóng. 2.4.1 - Yêu cầu chung về tiêu chuẩn và thiết kế. Hệ thống làm lạnh cũng có những tiêu chuẩn cũng như yêu cầu riêng trong thiết kế nhằm đáp ứng được điều kiện về môi trường bên trong phòng Trung tam dữ liệu. 2.4.1.1 - Yêu cầu chung. Hệ thống điều hòa làm mát là một phần quan trọng không thể tách rời đối với một TTDL nơi tập trung nhiều máy móc thiết bị gắn liền đến hoạt động của doanh nghiệp. Với tầm quan trọng như vậy chỉ cần một sự cố nhỏ của môi trường như nhiệt độ ,độ ẩm ... cũng ảnh hưởng đến hoạt động quản lý thông tin, vật tư ... gây nên hậu quả ,thiệt hại to lớn. Mà hệ thống điều hòa không thích hợp cũng gây ảnh hưởng, làm giảm tuổi thọ của các thiết bị IT. Bên cạnh yêu cầu duy trì về nhiệt độ , hệ thống điều hòa cũng phải đảm bảo yêu cầu về độ ẩm. Nếu độ ẩm của phòng máy quá cao sẽ dẫn đến hiện tượng ngưng tụ nước, làm gỉ sét ăn mòn thiết bị, phá hủy bề mặt, dễ gây chạm chập các board mạch. Ngược lại, nếu độ ẩm quá thấp sẽ dễ dẫn đến hiện tượng phóng tĩnh điện giữa các thiết bị điện tử làm hư hỏng các linh kiện nhạy cảm điện trong thiết bị IT. Do vậy,hệ thống điều hoà không khí phải được thiết kế chuyên dụng làm mát chính xác cho Trung tâm dữ liệu. Hệ thống làm mát có chức năng: giữ độ ẩm, giữ và duy trì đều đặn nhiệt độ đảm bảo cho hoạt động các máy chủ/thiết bị mạng, giải phóng các điểm phát nhiệt cục bộ (hot spots) và hoạt động liên tục 24h. Hệ thống điều hòa phải đảm bảo duy trì nhiệt độ trong khoảng 20°C – 24°C ± 1.5°C, độ ẩm 50% ± 5%. 2.4.1.2 - Tiêu chuẩn thiết kế. Việc thiết kế hệ thống làm lạnh trong phòng máy chủ cũng phải tuân theo tiêu chuẩn TIA-942, cũng như tham chiếu đáp ứng được những tiêu chuẩn sau: Các thông số tính toán cho điều kiện khí hậu ngoài trời của khí hậu Việt Nam theo TCVN. Kỹ thuật nhiệt xây dựng – Kết cấu ngăn che: Tiêu chuẩn thiết kế TCVN 4065-88. Các quy phạm về môi trường Việt Nam. Tiêu chuẩn thiết kế hệ thống lạnh điều hòa không khí. Tiêu chuẩn 232/BXD về thiết kế, thi công và nghiệm thu hệ thống lạnh điều hòa không khí. HVAC Systems Duct Design SMACNA. 1981 Edition. (Sheet Metal and Air Conditioning Contactors National Association Inc.). ASHRAE Handbook Fundamental 1989 (The American Society of Heating Refrigerating and Air Conditioning Engineers Standard) ASHRAE Handbook HVAC Systems and application 1987. 2.5 - Hệ thống phòng cháy chữa cháy. 2.5.1 - Yêu cầu chung. Phòng cháy, chữa cháy là một phần không thể thiếu trong TTDL, một số yêu cầu cần đáp ứng đối với hệ thống chữa cháy trong TTDL: Việc trang bị hệ thống phòng cháy, chữa cháy tự động bằng khí phải tuân thủ mọi tiêu chuẩn về phòng cháy chữa cháy, hoạt động hiệu quả, đảm bảo được tài sản, thiết bị và tính mạng con người khi có sự cố xảy ra. Phải áp dụng các giải pháp báo cháy đảm bảo hạn chế tối đa khả năng xảy ra hoả hoạn. Trong trường hợp xảy ra hoả hoạn thì phải phát hiện đám cháy một cách nhanh nhất để cứu chữa kịp thời không để đám cháy lan ra các khu vực khác sinh ra cháy lớn khó cứu chữa gây ra hậu quả nghiêm trọng. Phải kiểm soát toàn bộ hoạt động của hệ thống các đầu báo, lượng khí trong các bình. Tự động kích hoạt xả khí khi có cháy xảy ra. Việc triển khai thi công phải đồng bộ, không làm ảnh hưởng tới hoạt động của hệ thống khác, được triển khai song song cùng với việc xây dựng TTDL. 2.5.2 - Các tiêu chuẩn tham chiếu, đáp ứng. Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2622-1995: Phòng cháy chống cháy cho nhà và công trình. Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5738-2001: Hệ thống báo cháy tự động. Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5760-1996: Hệ thống chữa cháy tự động. Các tiêu chuẩn sau đây sẽ được áp dụng để thiết kế hệ thống chữa cháy sử dụng khí N2 cho công trình này : Tiêu chuẩn Việt nam TCVN 7161-1:2002 "Hệ thống chữa cháy bằng khí - Tính chất vật lý và thiết kế hệ thống." (tương đương với tiêu chuẩn ISO14520-1:2000 "Gaseous fire extinguishing system - physical properties and system design). Tiêu chuẩn Việt nam TCVN 7161-13: 2002 "Hệ thống chữa cháy bằng khí - Tính chất vật lý và thiết kế hệ thống(tương đương với tiêu chuẩn ISO14520-13:2000 "Gaseous fire extinguishing system - physical properties and system design) 2.5.3 - Hệ thống đáp ứng được các tính năng kỹ thuật sau. Hệ thống sử dụng các thiết bị sản xuất trên công nghệ cao hiện đại. Hệ thống mang tính đồng bộ cao. Hệ thống phải tuân thủ các tiêu chuẩn kỹ thuật đảm bảo vận hành an toàn cũng như tuân thủ các tiêu chuẩn về phòng cháy chữa cháy. Hệ thống phù hợp với môi trường khí hậu Việt Nam. Hệ thống báo cháy phải phát hiện và thông báo một cách nhanh chóng, chính xác và kịp thời vị trí xảy ra cháy, hệ thống báo cháy phải làm việc trong mọi điều kiện về nguồn do vậy phải có hai nguồn riêng biệt là nguồn điện xoay chiều 220VAC và nguồn điện một chiều DC để cung cấp điện cho hệ thống. Hệ thống có khả năng chống nhiễu tốt, không bị ảnh hưởng bởi các hệ thống khác khi lắp đặt chung hoặc riêng rẽ, không bị tê liệt một phần hay toàn bộ do cháy gây ra trước khi phát hiện cháy, những tác động bên ngoài gây sự cố cho một bộ phận của hệ thống không gây ra các sự cố tiếp theo trong hệ thống. Hệ thống chữa cháy phải kích hoạt nhanh chóng chính xác, đảm bảo áp lực cũng như chữa cháy an toàn không gây tổn hại đến người và tài sản trong khu vực bảo vệ của hệ thống. 2.5.4 - Hệ thống chữa cháy bằng khí Nitơ. Do đặc thù thiết bị và yêu cầu nên thiết bị chữa cháy dùng trong phòng Data Center cũng có những yêu cầu đặc biệt. Trong báo cáo này tôi đề xuất sử dụng khí Nitơ để chữa cháy. Hệ thống chữa cháy bằng khí Nitơ. Bình chứa khí Nitơ : Có kết cấu hợp kim thích hợp với D.O.T Là loại bình thẳng có thể gắn vào tường. Có dụng cụ đo áp suất, công tắc chuyển mạch để kiếm soát áp lực trong bình. Bình khí Nitơ 2.5.4.1 - Ưu điểm chính. Đây là loại khí đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu cao nhất trong việc chữa cháy trong hệ thống hạ tầng Trung tâm dữ liệu. Những ưu điểm chính của khí Nitơ: Khí Nitơ được chứng nhận là “sạch” tức là không gây hại đối với con người cũng như thiết bị điện tử , đồng thời không gây ảnh hưởng đến môi trường bên ngoài. Khí Nitơ có mật độ khí dập tắt tốt nhất trong các loại khí trơ, thời gian dập lửa ngắn nhất. Nhiệt độ suy giảm xuống trong vùng xả khí Nitơ là thấp nhất, do vậy không có khả năng bốc hơi. Khí Nitơ không gây hại đối với máy móc sau quá trình chữa cháy. Không bị đông đặc hay ngưng tụ hơi nước và chữa cháy gây ảnh hưởng đến tầm nhìn của con người. 2.5.4.2 - Nguyên lý làm việc. Hệ thống được thiết kế xả khí theo từng khu vực (Vùng thiết bị - vùng nguồn – vùng dưới sàn nâng). Trong đó cụ thể như sau: Vùng Trung tâm dữ liệu – Phòng đặt các thiết bị (Server, Network,...) được đặt các đầu báo khói và nhiệt, sử dụng hệ thống báo khói có độ nhạy cao (gồm các đầu báo khói quang học và báo khói ion). Vùng nguồn và vùng dưới sàn nâng được đặt và bảo vệ bởi các đầu báo khói, báo nhiệt và chữa cháy bằng khí. Việc thiết kế các mức báo động cháy, được chia làm 3 mức: Báo động bằng chuông. Báo động trước khi dập cháy bằng chuông. Báo đèn khi đang dập cháy. 2.5.4.3 - Trung tâm điều khiển chữa cháy khí Nitơ. 2.5.4.3.1 - Chức năng cảnh báo lỗi. Trên cơ sở hoạt động và lỗi của các thiết bị trong hệ thống tủ phải có các chức năng tự động sau: Cảnh báo chữa cháy khí dạng địa chỉ Cảnh báo bằng âm thanh tại tủ Thể hiện lỗi trên màn hình LCD bao gồm: vùng, tên thiết bị, vị trí lắp đặt 2.5.4.3.2 - Giám sát trạng thái kích hoạt. Trên cơ sở hoạt động của các thiết bị trong hệ thống kích hoạt tủ phải có các chức năng tự động sau khi: Cảnh báo bằng âm thanh tại tủ trung tâm và các thiết bị chuông còi đèn theo khu vực hoặc chuông đèn chung Thể hiện trên LCD các thông tin: vùng, tên thiết bị vị trí lắp đặt , vị trí lắp đặt 2.5.4.3.3 - Điều khiển chữa cháy. Tủ phải cho phép lựa chọn cài đặt chức năng khóa chéo (Cross-Zone alternate to above paragraph) giữa các đầu báo cháy khói trong vùng bảo vệ độc lập cho các phòng Server, Network, UPS, Sàn giả Kiểm soát cháy theo vùng(Zone) hoặc liên kết các zone(Cross zone). Kiểm soát quá trình phun dập cháy. Các đầu dò bảo vệ (khói/ nhiệt) được kết nối độc lập với bộ điều khiển so với các đầu dò khác, kết hợp cùng các bảng mô tả vị trí các khu vực bảo vệ nhằm tăng hiệu quả vận hành. 2.5.4.3.4 - Module giám sát và điều khiển yêu cầu chung. Chức năng hoạt động của các module được lập trình và downloaded từ tủ trung tâm, các đầu vào ra của Module cũng phải được giám sát trạng thái lỗi. Giám sát thông tin đầu vào như áp suất khí trong bình, khí trong mạng đường ống cho phép lựa chọn thường đóng hoặc thường mở. Được thiết kế và sản xuất theo tiêu chuẩn UL, FM. 2.5.4.3.5 - Hệ thống liên kết. Hệ thống bao gồm: Các linh kiện, dây tín hiệu, cáp tín hiệu, hộp nối dây cùng các bộ phận khác tạo thành tuyến liên kết thống nhất các thiết bị của hệ thống báo cháy. Dây tín hiệu 2x1mm và dây cấp nguồn 2x1,5mm2 luồn trong ống thép treo tường hoặc đi trong sàn, trần nhà. 2.5.4.3.6 - Nguồn điện dự phòng. Nguồn cấp chính cho trung tâm được lấy từ lưới điện 220VAC của trung tâm dữ liệu, các thiết bị khác của hệ thống làm việc với điện áp 24VDC được cấp bởi tủ trung tâm. Để đảm bảo hệ thống chữa cháy làm việc liên tục khi mất điện hoặc có cháy, chúng tôi dùng nguồn Ắcquy dự phòng có dung lượng đảm bảo cho hệ thống làm việc thường trực 24/24h ngay cả khi bị mất điện lưới. 2.6 - Hệ thống chống sét. Mô hình tổng thể của hệ thống chống sét. Dựa vào sơ đồ tổng thể trên, hệ thống chống sét được chia làm 3 mảng chính: Chống sét cho hệ thống nguồn điện. Chống sét lan truyền qua hệ thống cáp mạng. Chống sét lan truyền qua hệ thống đường ADSL,thoại,... Trong hệ thống chống sét bao gồm 2 thành phần chính. 2.6.1 - Hệ thống chống sét lan truyền. Hệ thống cắt sét thứ cấp cho nguồn điện đầu vào sử dụng thiết bị cắt sét 3 pha, đặt ở vị trí Aptômat tổng của tủ phân phối điện chính(tổng), cho phép giải phóng sét thông qua hệ thống tiếp đất, bảo vệ toàn bộ trang thiết bị trong TTDL. Thiết bị cắt sét được lắp song song trên nguồn điện, không phụ thuộc vào dòng tải , không bị ảnh hưởng của việc tăng đột biến các xung điện do sét gây ra. 2.6.2 - Hệ thống tiếp địa. Điện trở tiếp đất nhỏ để làm phân tán và triệt tiêu năng lượng sét, cũng như tạo thuận tiện để xung sét truyền qua các cọc tiếp đất. Tiếp đất làm từ vật liệu tốt làm tăng khả năng dẫn điện và giảm sự ăn mòn. Tất cả các phụ kiện đều làm bằng đồng để đáp ứng tốt mọi yêu cầu khi sử dụng. Điện trở tiếp đất nhỏ để phân tán và triệt tiêu năng lượng sét cũng tạo thuận tiện để xung sét truyền qua các cọc tiếp đất. Hệ thống tiếp đất thoát sét đạt giá trị điện trở < 1Ω, có các hình dạng như đóng cọc, khoan giếng, dạng đan kiểu lưới,.. tùy thuộc vào địa hình. Dây dẫn sét đúng kích thước có thể chịu được dòng cao. Dây dẫn sẽ được làm bằng đồng để đáp ứng yêu cầu này. Cọc thép bọc đồng, tiếp địa phi 16, dài 5m Băng đồng tiếp địa: 25x3mm Bản đồng tiếp địa: 100x300x100mm Hệ thống tiếp đất đảm bảo sự độc lập của tiếp địa chống sét và tiếp địa vỏ thiết bị . Tiếp đất làm tử vật liệu tốt làm tăng khả năng dẫn điện và giảm sự ăn mòn. Tất cả các phụ kiện đều làm bằng đồng để đáp ứng tốt mọi yêu cầu khi sử dụng. 2.7 - Hê thống Camera giám sát. Sơ đồ nguyên lý hệ thống Camera giám sát. Hệ thống được thiết kế đặc biệt để phục vụ môi trường an ninh cao cấp, có thể giám sát ghi hình các vị trí và khu vực quan trọng trong và ngoài Trung tâm dữ liệu. Hệ thống có thể hoạt động một cách linh hoạt theo nhiều chế độ ghi hình khác nhau: định sẵn, ghi hình liên tục hoặc chỉ ghi khi có sự kiện nào đó xảy ra. Tính năng của hệ thống phải đáp ứng được nhiều tiêu chuẩn như : Hỗ trợ đầy đủ các chuẩn Video tiên tiến như MPEG4 và JPEG... Dung lượng lưu trữ phải lớn(cỡ 400G) và an toàn, sử dụng các công nghệ tối tân như Disk on Module(DOM) và Redundant Array Independent Disk (RAID). Khả năng phát hiện chuyển động thông minh Giao diện thân thiện với người dùng. Khả năng ghi hình và xem lại linh hoạt. Ghi hình tự động khi có sự kiện. Hỗ trợ việc điều khiển các thiết bị camera đầu cuối. 2.7.1 - Thiết bị IP Camera đầu cuối. Là loại camera quan sát chuyên dụng, có khả năng quan sát được trong bóng tối cũng như tự điều chỉnh theo nhiều cường độ, điều kiện ánh sáng khác nhau. Được kết nối với máy chủ ghi hình qua giao diện Ethernet, thiết bị này đồng thời có thể nhận tín hiệu điều khiển cũng như gửi các tín hiệu cảnh báo đến máy chủ hoặc các hệ thống báo động khác. Ngoài việc gửi các cảnh báo về sự kiện thu nhập được về máy chủ điều khiển, khi sử dụng trong chế độ hoạt động độc lập, thiết bị này có thể được kết nối thêm với ba đầu cảm ứng bên ngoài và có thể gửi tín hiệu đến các thiết bị khác để thực hiện các thao tác như đóng cửa, khóa cửa, tùy theo cấu hình yêu cầu. Khả năng xoay chiều và chuyển, mở góc quay linh hoạt, giúp cho thiết bị có thể được điều khiển để theo dõi một khoảng không gian lớn. 2.7.2 - Đầu ghi kỹ thuật số. Đưa hình ảnh lên màn hình hiển thị theo nhiều chế độ hiển thị trên màn hình như; 1,4,9,16 hình ảnh. Lưu trữ hình ảnh dễ dàng qua ổ cứng, đĩa CD, ổ backup qua cổng USB. Cho phép vừa xem hình ảnh vừa lưu trữ hình ảnh. Xem lại hình ảnh và có thể tìm kiếm hình ảnh theo thời gian thực. Truyền hình ảnh và cảnh báo thông qua mạng LAN, Internet để người quản lý có thể giám sát từ xa. Camera lắp đặt trong trung tâm hoạt động theo chế độ theo dõi (surveilance) hoặc phát hiện truy nhập (motion detection). Các đoạn video theo dõi được lưu trữ trực tiếp trên thiết bị (24 giờ) hoặc kết nối với hệ thống lưu trữ chung của trung tâm. Hệ thống camera được quản trị thông qua TCP/IP cho phép quản trị tập trung qua mạng, WEB, SNMP. Phần mềm quản lý giám sát cho phép tìm kiếm và truy cập nhanh chóng đoạn phim (video) đồng thời đánh số những đoạn phim quan trọng. Các cảnh báo người dùng có thể được gửi đi dưới nhiều dạng khác nhau và tích hợp vào quy trình xử lý sự kiện phân cấp (event escalation policies). Bộ ghi kỹ thuật số cho phép lưu trữ và kiểm tra hình ảnh trung tâm dữ liệu trong vòng 15 ngày (có ổ sao lưu dữ liệu ra đĩa quang, đảm bảo kiểm soát hệ thống theo mức độ yêu cầu bảo mật). 2.8 - Hệ thống kiểm soát rò rỉ cho Trung tâm dữ liệu. Hệ thống kiểm soát rò rỉ của hãng APC. Sự xuất hiện của nước trong trung tâm dữ liệu là vấn đề cần đặc biệt quan tâm vì nó có thể làm ngừng sự hoạt động của một số hệ thống, gây gián đoạn hoặc hư hỏng hệ thống. Hậu quả của sự cố này làm mất nhiều thời gian để sửa chữa. Do vậy, hệ thống phát hiện nước rò rỉ được đề xuất triển khai trong toàn bộ trung tâm dữ liệu. Hệ thống này gồm m hệ thống dây cáp cảm biến và một màn hình LCD giám sát. Hệ thống dây cảm biến được theo dõi giám sát từ xa sẽ xác định và cảnh báo sớm nước bị rò rỉ trong trung tâm dữ liệu, ví dụ nước rò rỉ từ máy điều hòa, ẩm thẩm thấu... Hệ thống các dây cảm biến này được đặt tại một số vị trí nhạy cảm hoặc khó kiểm soát trong DC như: chân các vị trí tủ rack, điều hòa, dưới sàn giả, trần giả, trong khu vực kỹ thuật, các góc khuấtkhi phát hiện có sự có rò rì, thông qua một màn hình điều khiển trung tâm, hệ thống điều khiển sẽ phát hiện và báo động đến khu vực đó thông qua việc kết nối và giám sát bằng địa chỉ IP chính xác. 2.9 - Hệ thống quản lý, giám sát cho Trung tâm dữ liệu. Sơ đồ mô hình hệ thống quản lý,giám sát TTDL. Để đáp ứng tính sẵn sàng hoạt động cao cho hệ thống, bên cạnh các yêu cầu về thiết bị phần cứng, môi trường, yêu cầu về cảnh bảo và quản trị tập trung của toàn hệ thống là rất lớn và đóng góp một phần quan trọng vào việc đảm bảo tính sẵn sàng hoạt động chung của toàn hệ thống. Khả năng cảnh báo và quản trị của hệ thống giúp cho người quản trị dễ dàng kiểm tra hoạt động của toàn hệ thống, phát hiện sớm các sự cố có thể từ trước khi sự cố có thể thực sự xảy ra để có biên pháp xử lý kịp thời. Để làm được điều này, hệ thống quản trị TTDL cần phải có các tính năng thiết yếu sau: Khả năng quản trị, xử lý tập trung. Khả năng tự kiểm tra định kỳ (self -test). Khả năng phát hiện lỗi sớm . Khả năng phân tích sự cố. Khả năng cảnh báo và quản trị cảnh báo. Khả năng hỗ trợ giám sát, quản trị từ xa. Các mức về khả năng quản trị của hệ thống bao gồm: Khả năng quản trị đến từng tủ Rack thiết bị, đến từng ổ cắm là rất quan trọng, đặc biệt trong các trung tâm dữ liệu lớn với một số lượng lớn các ổ cắm, mạch nhánh và tủ rack. Khả năng theo dõi thuộc tính nguồn điện như dòng, áp cùng với khả năng theo dõi đặc tính môi trường như nhiệt độ, độ ẩm đến từng tủ Rack thiết bị sẽ tạo điều kiện rất tốt cho người quản trị trong viẹc phân tích sự cố, ngăn chặn sự cố. Phần mềm chuyên về quản trị trung tâm dữ liệu thông qua mạng, SNMP, điện thoại tạo khả năng cảnh báo thông qua âm thanh, đèn, nhắn tin, mạng máy tính.... Quản trị từng thiết bị (Device Manager), cho phép điều khiển, theo dõi hoạt động một cách thông minh chi tiết đến từng thiết bị. Quản trị nhóm thiết bị (Group Manager) để có bức tranh tổng thể về các thiết bị thay cho việc phải chạy từng phần mềm quản trị cho từng thiết bị. Quản trị toàn bộ hệ thống (Enterprise Manager) giúp quản trị các nhóm thiết bị của các hãng khác nhau, cung cấp bức tranh tổng thể của toàn bộ hệ thống. 2.10 - Hệ thống mạng, thoại trong Trung tâm dữ liệu. 2.10.1 - Nguyên tắc chung. Hệ thống mạng, thoại là một phần không thể tách rời với hệ thống của Trung tâm dữ liệu. Hệ thống mạng được trang bị đầy đủ thiết bị, đường truyền, băng thông... là cơ sở cho một hệ thống TTDL, đáp ứng được nhu cầu trao đổi thông tin trong và ngoài TTDL. Việc thiết kế, thi công hệ thống mạng, thoại trong phòng Data Center phải đạt được những yêu cầu sau: Đảm bảo đủ yêu cầu kết nối máy chủ và máy trạm đặt trong TTDL với hệ thống của doanh nghiệp,ngoài ra còn đáp ứng được nhu cầu dự phòng trong tương lai của doanh nghiệp. Có thể triển khai kết nối vào mạng WAN nếu doanh nghiệp có nhiều chi nhánh. Có khả năng mở rộng thêm các tủ Rack và giá thiết bị khi hệ thống phát triển về sau. 2.10.2 - Sơ đồ nguyên lý xây dựng mạng cáp. Sơ đồ kết nối của Trung tâm dữ liệu. TTDL sẽ bố trí hệ thống mạng cáp phục vụ cho việc kết nối các máy chủ đặt trên tủ Rack, một số nốt mạng và thoại đặt trên tường nhà phục vụ cho việc kết nối máy tính cá nhân và thông tin liên lạc giữa các bộ phận trong phòng với bên ngoài. Hệ thống cáp mạng và thoại này được kéo theo hệ thống máng cáp và tập trung về các phiến đấu dây mạng và phiến đấu dây thoại gắn trên các tủ thiết bị. 2.10.3 - Giải pháp kết nối mạng và thoại trong phòng thiết bị. 2.10.3.1 - Sơ đồ nguyên lý cáp mạng. Sơ đồ nguyên lý cáp mạng Hệ thống cáp mạng dùng STP CAT6 4 đôi để kết nối các thiết bị. Một đầu cáp được bắn vào PatchPanel, đầu còn lại được bắn vào Outlet hoặc cắm thẳng vào thiết bị thông qua RJ45 Connector. Các PatchPanel được gắn trên giá thiết bị 1. PatchPanel kết nối lên Switch thông qua dây nhảy (Patchcord). Hệ thống cáp mạng phải kéo đến từng tủ Rack, sơ đồ dưới thể hiện vị trí đặt tủ Rack, dự kiến có 12 tủ Rack, mỗi tủ cần có 24 dây mạng để kết nối các thiết bị đặt trong tủ Rack. Trong phòng thiết bị bố trí 4 nốt mạng ngầm ở trên tường cách sàn giả 30cm để phục vụ kết nối các máy tính cá nhân vào mạng khi đang thao tác trong phòng thiết bị. Phòng điều hành bố trí 4 nốt mạng kép cung cấp 8 nốt mạng cho các máy tính cá nhân và các máy tính monitor hệ thống. 2.10.3.2 - Mô hình thiết kế hệ thống mạng. Sơ đồ mô hình thiết kế hệ thống mạng. Sử dụng hai core switch hoạt động chế độ active/stanby, sử dụng các giao thức VRRP tạo ra các IP ảo (Virtual IP-VIP) tương ứng là các địa chỉ gateway của hệ thống. Hai core switch này sẽ kết nối đến miền EVNIT, hoặc các miền khác khi đưa thêm vào trong hệ thống. hai switch chạy song song sẽ đảm bảo độ sẵn sàng, an toàn và hiệu năng cao. Từ đây các kết nối đến các server farm khác nhau hoặc khu vực dành cho bộ phận quản lý và vận hành sẽ thông qua các access switch; các switch này sẽ được trang bị khi có nhu cầu. Trong dự án lần này chúng tôi đề nghị trang bị 02 core switch và 01 switch để kết nối NOC và các node mạng phục vụ cho việc thao tác trong phòng thiết bị. 2.10.3.3 - Hệ thống máy chủ,hệ thống sao lưu dữ liệu. 1. Máy chủ Mail server. Để phục vụ cho nhu cầu sử dụng e-mail nội bộ, cũng như nhu cầu phân phối e-mail giao dịch bên ngoài cho toàn bộ các phòng ban trong doanh nghiệp, một hệ thống email cần được thiết lập, với thiết bị và các phần mềm mạnh mẽ, có độ tin cậy và tính sẵn sàng cao. Hệ thống được thiết kế với khả năng thích ứng tốt với các máy trạm, phần mềm và tài nguyên mạng hiện tại, có đầy đủ các chức năng hỗ trợ người dùng tiên tiến cũng như khả năng mở rộng và nâng cấp để đáp ứng nhu cầu phát triển của doanh nghiệp trong tương lai. Hệ thống máy chủ Mailserver IBM System x3650 thuộc dòng máy chủ IBM System x của hãng IBM là hệ thống máy chủ thích hợp cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Máy chủ này sẽ được cài đặt phần mềm Exchange Svr Ent 2007 English OLP NL của hãng Microsoft. Máy chủ IBM System x3650. 2. Máy chủ File server. Nhằm thiết lập một hệ thống lưu trữ và chia sẻ thông tin ưu việt, mang tính tập trung cao, một máy chủ chuyên dụng phải được cài đặt để phục vụ việc quản lý dữ liệu, quản lý quyền truy cập dữ liệu của từng phòng ban, từng người sử dụng. Thiết bị này cần có hiệu năng xử lý cao, tốc độ đáp ứng dịch vụ tốt và dung lượng lưu trữ lớn, đủ để phục vụ cho nhu cầu hiện nay và có khả năng nâng cấp, mở rộng tốt để dự phòng cho các phát triển trong tương lai. Máy chủ IBM System x x3650. 3 Đặc trưng của dòng máy chủ IBM System x3650. Đây là dòng máy chủ thích hợp cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ nhưng vẫn đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu về kĩ thuật cũng như tính linh hoạt trong hệ thống. Với hệ thống cung cấp nguồn có khả năng thay đổi nóng (hot-swap), các quạt làm mát có khả năng dự phòng, khả năng quản trị hệ thống cao hơn, máy chủ x3650 có các tính năng nổi bật sau: Hỗ trợ bus 667Mhz FSB. Đã có sẵn 3 quạt có khả năng trao đổi nóng và có them 3 quạt dự phòng. 4 khe cắm PCI Express Card hoặc 2 khe cắm PCI-X và 2 khe cắm PCI Express. Tích hợp 2 card Ethernet tốc độ Gigabit. FBD DDR2 ECC DIMMs kết hợp với bộ điều khiển bộ nhớ tích hợp ECC trên khối xử lý trung tâm. Tích hợp hệ thống quản lý với khả năng nâng cấp lên Remote Supervisor Adapter II SlimLine. Hệ thống đèn tín hiệu chuẩn đoán (Light Path Diagnostics) bên trong máy chủ. a/ Mạnh mẽ và linh hoạt đáp ứng mức độ tăng trưởng của doanh nghiệp. Bộ vi xử lý mạnh mẽ Dual Core 3.0 GHz/667 MHz . 667 MHz FSB, 6GB RAM PC5300 ECC với tốc độ cao, 2 chiều xen kẽ. Khe cắm tốc độ cao, băng thông rộng với hai khe cắm PCI-X, hai khe cắm PCI-Express. 6 khe cắm ổ đĩa, tổng dung lượng đĩa có thể lên đến 1.8 TB khi sử dụng ổ đĩa 300 GB SAS hoặc lên đến 3.0 TB khi sử dụng ổ đĩa 500 GB SATA. b/ Tính sẵn sàng cao. Hệ thống tích hợp, quản lý bộ nhớ và hỗ trợ RSA II SlimLine. Tính năng Wake on LAN. ECC RAM tự động kiểm tra lỗi và sửa lỗi. c/ Dịch vụ hỗ trợ kỹ thuật hoàn hảo. ServerGuide™ và IBM Director . IBM Server support và Web support . Bảo hành tại chỗ trong vòng 3 năm . d/ Các đặc tính tiêu chuẩn của máy chủ IBM x3650. Form factor Rack mount Processor (max) Dual-Core Intel® Xeon® Processor 5160 lên đến 3.0 GHz và lên đến 1066 MHz front-side bus Số processors (std/max) ½ L2 cache 2x2MB Memory (std/max) 1GB/48GB Fully Buffered DIMM 667 MHz với 12 khe cắm DIMM RAM Khe cắm 4 PCI-Express hoặc 2 PCI-X và 2 PCI-Express Disk bays (total/hot-swap) 6 ổ 3.5” hoặc 8 ổ 2.5” Maximum internal storage 1.8TB hot-swap SAS, 3TB hot-swap SATA Network interface Integrated dual Gigabit Ethernet Power supply (std/max) 835W ½ Các thành phần có thể trao đổi nóng Power supply, fans và hard disk drives RAID support Integrated RAID-0, -1, -10, (tùy chọn: RAID 5,6) Quản trị hệ thống IBM PowerExecutive 2.0 (included with IBM Director), Integrated Service Processor, Diagnostic LEDs, drop-down light path diagnostics panel, Automatic Server Restart, optional Remote Supervisor Adapter II SlimLine, IBM Director, ServerGuide™ and optional Remote Deployment Manager Hỗ trợ hệ điều hành Microsoft® Windows® Server™ 2003, Windows 2000/Advanced Server, Red Hat Linux®, SUSE Linux, Novell NetWare, VMware ESX Server 2.5 4 - Hệ thống sao lưu dữ liệu. a/ Sự cần thiết cho một hệ thống sao lưu dự phòng. Trong môi trường hoạt động hiện nay của các hệ thống thông tin, có rất nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng mạnh tới khả năng vận hành của hệ thống, từ các sự cố của nguồn điện cung cấp đến các khả năng cháy nổ hoặc hỏng hóc của các thiết bị. Ngoài ra, các yếu tố an ninh về mặt logic hoặc vật lý, cũng như những hiểm họa thiên tai, hỏa hoạn, tuy có xác xuất nhỏ nhưng không thể loại trừ được. Khi có một hoặc nhiều sự cố trên đây xảy ra, các dữ liệu và thông tin của cả hệ thống đang lưu trữ trên các máy chủ có thể bị mất hoặc hỏng nặng, dẫn đến gián đoạn hoạt động nghiệp vụ. Để đảm bảo an toàn cho các dữ liệu và thông tin nghiệp vụ của tất cả người dùng của hệ thống thông tin, một giải pháp sao lưu dự phòng cần được triển khai. Ngoài việc cung cấp một lớp bảo vệ cho dữ liệu của tổng công ty, hệ thống này đảm bảo khả năng phục hồi dữ liệu nhanh chóng và đầy đủ khi có sự cố, tối thiểu hóa thời gian gián đoạn dịch vụ và các chi phí liên quan. b/ Thiết bị sao lưu dữ liệu. Thiết bị sao lưu cho hệ thống cần có dung lượng đủ lớn để lưu trữ đầy đủ các dữ liệu, thông tin nghiệp vụ, nên có khả năng nén dữ liệu để tăng dung lượng sử dụng và đạt các yêu cầu về tốc độ sao lưu, tốc độ phục hồi dữ liệu. Ngoài ra, các dữ liệu cần được mã hóa để tránh thất thoát thông tin nhạy cảm. Thiết bị sao lưu dữ liệu. 2.10.4 - Sơ đồ kết nối thoại. Sơ đồ kết nối thoại trong TTDL. Các nốt mạng đơn và kép đặt ở trên tường trong phòng thiết bị và phòng điều hành được thực hiện bằng việc kéo cáp STP Cat6 từ tủ switch đến vị trí các nốt mạng thông qua hệ thống máng cáp, phía đầu chờ ở tủ thiết bị nó được đấu nối vào PatchPanel, phía đầu nốt mạng, nó được đi ngầm dưới sàn kỹ thuật và được đấu nối vào các outlet. Các nốt thoại trong phòng điều hành được thực hiện bằng cách kéo cáp thoại 2x2 từ tủ thiết bị đến vị trí nốt thoại thông qua máng cáp, phía đầu chờ ở tủ thiết bị, cáp thoại được đầu nối vào CrossConnect, đầu kia đi ngầm vào tường và được đấu nối vào outlet thoại. Sơ đồ chi tiết nối cáp mạng vào Outlet Patchpanel. 2.10.5 - Đấu nối trên tủ thiết bị. Toàn bộ hệ thống cáp mạng 4 đôi CAT 6 nối từ Patchpanel tại tủ Rack và các nốt mạng trên tường về Patchpanel tại tủ switch mạng tập trung, để đủ nốt mạng và dự phòng yêu cầu cần có 14x2=28 Patchpanel loại 24 port CAT 6 19” (14 patchpanel tại tủ switch tập trung) và 14 Switch loại 24 Port 100/1000. Sơ đồ bố trí các Patchpanel và Switch lên tủ thiết bị. Các nốt trên Patchpanel được nối lần lượt lên các Switch bằng dây cáp nhảy Cat6. Switch được nối với nhau lần lượt bằng cáp nhảy lần lượt từ dưới lên trên. Switch trên cùng là Switch có 24 port Ethernet 100/1000 đồng thời có 2 cổng kết nối cổng quang . Chương IV : Giới thiệu về phần mềm quản lý bảo hành Trong chương này tôi xin giới thiệu về phần mềm quản lý và bảo hành máy chủ. Phần mềm này được viết trên môi trường C#, đây là phần mềm tương đối đơn giản được viết trên môi trường Dot Net về sau có thể phát triển lên thành hệ thống SAP trên cơ sở dữ liệu SQL Server hoặc ORANCLE. Giám đốc có thể kiểm soát được toàn bộ quá trình hoạt động của toàn thể công ty từ phòng kinh doanh, phòng suất nhập khẩu, phòng triển khai dự án cho đến cuối cùng là phòng bảo hành. Phần mềm quản lý bảo hành gồm 3 phần Phần 1: Thông tin về khách hang Phần 2: Thông tin về dự án Phần 3: Thông tin về máy chủ Giao diện chính của chương trình Phần 1 là những thông tin về khách hàng mua máy chủ gồm những thông tin về tên công ty, địa chỉ, số điện thoại, mã số thuế.. Phần 2 là những thông tin về dự án và các hạng mục dự án đối với các thông tin về: Tên dự án, gói thầu, hạng mục, tên thiết bị, ngày triển khai Phần 3 là những thông tin về máy chủ của dự án đó, bao gồm các thông tin: Tên máy chủ, tên dự án, loại máy chủ, số lượng HDD, số lượng RAM Chương trình trên chưa hoàn thiện và em đang xây dựng thêm một chức năng bảo hành. Đó là chức năng khi khách hàng mang thiết bị hoặc máy chủ bị lỗi đến bảo hành. Thông qua số S/N, Số FRU ta có thể biết được máy chủ đó còn được bảo hành hay không bảo hành, máy chủ đó thuộc dự án, thuộc công ty nào.. từ đó có thể in ra được biên bản nhận máy bảo hành. Nhưng vì thời gian và điều kiện đề tài có hạn em chưa xây dựng được hoàn thiện chương trình trên. Điểm hạn chế của chường trình trên là chư có quy mô của toàn công ty và chưa phân được các hạng mục của các phòng ban. Ví dụ: thông tin về máy chủ thì phòng kinh doanh sau khi bán hàng song thì nhiệm vụ của phòng kinh doanh là nhập thông tin của máy chủ. Mỗi nhận viên của phòng kinh doanh là một acc riêng và nhân viên các phòng khác không thể truy cập vào được. Từ đó giám đốc có thể kiểm tra được quá trình hoạt động của công ty. Nhưng đó là tổng thể toàn bộ dự án S.A.P mà công ty Amigo-tech đang thực hiện với cơ sở dữ liệu và quy mô tương đối lớn. Kết luận. Báo cáo trên là kết quả em thu được trong quá trình thực tập tại công ty Amigo-Tech. Trong quá trình thực tập mặc dù rất cố gắng hoàn thành báo cáo nhưng cũng không tránh khỏi sai sót, em rất mong nhận được sự phê bình, hướng dẫn, nhận xét của thầy cô cũng như các bạn . Em xin chân thành cảm ơn các anh chị trong công ty Amigo-Tech đặc biệt là các anh chị trong phòng SI đã tận tình giúp đỡ em trong quá trình thực tập và hoàn thành báo cáo này. Tài liệu tham khảo. Giải pháp kỹ thuật cho Trung tâm dữ liệu EVN. SONA Data Center Proposal. www.cisco.com www.en.wikipedia.org www.ibm.com Cisco Data Center Network Architecture and Solutions Overview. Build the Best Data Center Facility for Your Business.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc7967.doc
Tài liệu liên quan