Tìm hiểu về quản trị lao động tiền lương

Kế hoạch vật tư kỹ thuật là một bộ phận của công tác kế hoạch, là một bộ phận hữu cơ trong hệ thống kế hoạch sản xuất kỹ thuật, tài chính. Kế hoạch nghiệp vụ vật tư là toàn bộ những hoạt động diễn ra hàng ngày của bộ phận quản lý vật tư nhằm đáp ứng kịp thời, đầy đủ và đồng bộ vật tư cho sản xuất và xây dựng. Công tác tổ chức quản lý vật tư kỹ thuật rất được coi trọng, đây là khâu trung gian sản xuất sản phẩm. Nó còn là đối tượng trực tiếp tạo ra sản phẩm và có vai trò quan trọng trong việc giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, tích lũy vốn lưu động trên công tác tổ chức vật tư một cách nhanh chóng, đảm bảo chất lượng sản phẩm của công ty làm cho quá trình sản xuất diễn ra một cách thường xuyên, nhịp nhàng. Chính vì thế mà nó có vai trò quan trọng trong bất cứ một doanh nghiệp sản xuất nói chung và công ty CPTMVT Thuỷ An nói riêng. Tổ chức quản lý vật tư tốt sẽ đem lại lợi ích kinh tế cho xã hội và cho cả các nhà quản lý về kinh tế. 2.2.2. Phương pháp quản lý vật tư áp dụng tại doanh nghiệp Kiểm tra đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật, đảm bảo mới được nhập kho, xác định đúng yêu cầu vật tư đề cập, để thay thế chính sách thu cũ đổi mới, phân định trách nhiệm và quyền hạn rõ ràng giữa các bộ phận, phát huy tinh thần tự giác, tự chịu trách nhiệm của người lao động trong công tác về nhu cầu vật tư. Quản lý chặt chẽ về số lượng, chất lượng, áp dụng phương pháp này giúp công ty tránh thất thoát, hư hỏng, tiết kiệm được vật tư.

doc93 trang | Chia sẻ: haianh_nguyen | Lượt xem: 1150 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tìm hiểu về quản trị lao động tiền lương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ân tích tính toán. Việc xây dựng định mức lao động đối với các công ty là việc làm hết sức quan trọng và có ý nghĩa rất to lớn về hiệu quả sản xuất kinh doanh. Sau đây chúng ta sẽ đi xem xét các phương pháp đó. Thứ nhất là phương pháp thống kê kinh nghiệm: Đây là phương pháp định mức cho một bước công việc nào đó dựa trên cơ sở số liệu thống kê năng suất lao động của người lao động làm bước công việc đó, kết hợp với kinh nghiệm bản thân của cán bộ định mức, đốc công hoặc nhân viên kỹ thuật. Phương pháp này tương đối đơn giản, tốn ít công sức, có thể xây dựng hàng loạt mức lao động trong thời gian ngắn. Bởi vậy trong các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp hiện nay hay sử dụng phương pháp này. Bên cạnh đó phương pháp này cũng bộc lộ khá nhiều nhược điểm: không phân tích được năng lực sản xuất, không nghiên cứu và sử dụng được tốt những phương pháp sản xuất tiên tiến của người lao động… kìm hãm việc nâng cao năng suất lao động. Thứ hai là: phương pháp thống kê có phân tích, tính toán là phương pháp xây dựng định mức dựa vào những số liệu về lương lao động thực tế đã hao phí để hoàn thành một đơn vị sản phẩm và các yếu tố ảnh hưởng tới định mức của thời kỳ báo cáo, rồi phân tích tính toán thành các định mức của kế hoạch.Phương pháp này cũng có rất nhiều ưu điểm: là đơn giản, tính toán nhanh, phục vụ kịp thời công tác kế hoạch hóa và quản lý kinh tế. Song mức chính xác của mức còn thấp bởi vì các định mức còn chứa đựng những tiêu cực, các lãng phí và các bất hợp lý trong kỳ báo cáo mà trong quá trình tính toán chưa loại bỏ hết được. 3.2. Các định mức lao động cho một số công việc chính trong công ty Công tác định mức lao động trong công ty cũng là một vấn đề luôn được công ty chú trọng quan tâm. Thông qua công tác này giúp cho các thành viên biết được định mức công việc của mình như thế nào, biết được năng suất lao động của mình để từ đó họ còn biết họ cần phải làm những gì. Công ty CPTMVT Thuỷ An sử dụng phương pháp thống kê kinh nghiệm là chủ yếu để xây dựng định mức lao động. VD: Ta theo dõi công việc của việc sửa chữa và lắp ráp tàu tại một tổ trong khi làm việc ta thu được số liệu như sau: 70 phút, 74 phút, 71 phút, 68 phút, 75 phút, 72 phút, 73 phút, 76 phút, 77 phút, 80 phút, 82 phút Thời gian hao phí trung bình của việc hàn các mối hàn, sửa chữa và lắp ráp trên thân tàu là TTB = = = 73,6 (phút) Vậy TTBtt = = = 71 (phút) Vậy thời gian trung bình hao phí của một người công nhân cho công việc sửa chữa và lắp ráp khi làm việc là 71 phút. 3.3. Đánh giá tình hình thực hiện định mức lao động trong doanh nghiệp Nói chung trong các doanh nghiệp và nói riêng về công ty CPTMVT Thuỷ An đều áp dụng phương pháp xây dựng định mức theo phương pháp thống kê kinh nghiệm bởi vì phương pháp này tương đối đơn giản, dễ làm và rất sát với thực tế trong công ty. Vì vậy mà công nhân đã đạt đúng tiêu chuẩn với định mức lao động. Điều này góp phần vào việc tăng năng suất lao động, đem lại doanh thu, lợi nhuận cho công ty làm cho số doanh thu và lợi nhuận mà doanh nghiệp cần đạt được ngày càng lớn mạnh hơn, tiết kiệm chi phí và thời gian lãng phí của công nhân, làm cho công ty ngày càng bắt kịp với nền kinh tế thị trường trong nước cũng như trên thị trường quốc tế. 4. Về công tác lập kế hoạch lao động-tiền lương 4.1. Vị trí của công tác lập kế hoạch lao động-tiền lương - Kế hoạch lao động tiền lương có một vị trí quan trọng trong hệ thống quản lý kinh tế giúp quản lý kinh tế, giúp quản lý doanh nghiệp, là một cơ cấu quan trọng để điều hành nền kinh tế quốc dân, điều hành và quản lý các hoạt động trong doanh nghiệp, nó ảnh hưởng tới nhiều bộ phận khác… kế hoạch giá thành, kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, kế hoạch tài chính… - Đảm bảo cân đối vốn lao động của doanh nghiệp - Là bộ phận kế hoạch quan trọng có tác động lớn đến khả năng hoàn thành nhiệm vụ của doanh nghiệp bởi vì tiền lương là thu nhập chính của người lao động đóng một vai trò quyết định trong việc ổn định, phát triển kinh tế gia đình, người lao động dùng tiền lương để trang trải các chi phí sinh hoạt trong gia đình như: ăn, ở, mặc, đi lại, học hành, vui chơi… phần còn lại để tích luỹ. - Tiền lương thể hiện thước đo giá trị: là giá cả sức lao động, biểu hiện bằng tiền của giá trị sức lao động. - Tiền lương đảm bảo cho việc tái sản xuất sức lao động và cuộc sống lâu dài cho người lao động, khuyến khích và tạo điều kiện phát triển nguồn nhân lực, thúc đẩy sự phân công lao động. Nhận xét: Chính vì vậy mà kế hoạch lao động tiền lương đảm bảo và hợp lý sẽ khuyến khích người lao động tích cực làm việc, từ đó tạo điều kiện phát triển năng suất lao động, thúc đẩy sản xuất phát triển cùng với sự phát triển đó là việc tăng doanh thu, lợi nhuận cho công ty. 4.2. Phương pháp tính toán và lập kế hoạch lao động trong doanh nghiệp Đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào thì việc lập kế hoạch lao động cũng là một vấn đề rất quan trọng, nó quyết định sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp. Chính vì thế mà vấn đề con người luôn được công ty quan tâm hàng đầu trong quá trình xây dựng và phát triển của mình. Ban lãnh đạo công ty phải luôn tìm hiểu đời sống của người lao động trong công ty, làm cách nào để nâng cao đời sống cho cán bộ công nhân viên cả về vật chất lẫn tinh thần. Có như vậy, họ mới có thể yên tâm làm việc và cống hiến hết mình cho công việc được. Còn nếu khi đời sống của họ gặp nhiều khó khăn đương nhiên là năng suất làm việc của họ sẽ giảm gây ra tình trạng chậm phát triển trong công ty. Bởi thế mà việc lập kế hoạch lao động cần phải được đề cập tới thường xuyên liên tục. Kế hoạch lao động căn cứ vào: định mức sản lượng, định mức thời gian, định mức phục vụ, định mức năng suất lao động… * Theo định mức số lượng thì LCNSPki = Trong đó: LCNSPKi: số công nhân sản xuất sản phẩm i kỳ kế hoạch . QKi : số lượng KH của sản phẩm i MSli : MSL trong 1 ca của sản phẩm i NTTK : ngày công làm việc thực tế bình quân 1 lao động kỳ KH Im : hệ số hoàn thành mức trong kỳ kế hoạch * Theo định mức thời gian: thì LCNSPK = MTgi: mức thời gian để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm i (giờ/sản phẩm) TNK: Quỹ thời gian làm việc thực tế bình quân 1 lao động kỳ KH (giờ-người) Im: hệ số hoàn thành mức * Theo định mức phục vụ: MPvụ = Trong đó: TTTK là giờ công làm việc thực tế trong ca bình quân 1 lao động TPvụ là thời gian phục vụ máy móc, thiết bị hoặc một nơi làm việc theo giờ. Theo hệ số điều chỉnh hoặc số ca làm việc trong 1 ngày đêm của 1 nơi làm việc hay thiết bị Hđc = Trong đó: NLVTT là số ngày làm việc thực tế trong năm kế hoạch của doanh nghiệp NTTK là số ngày làm việc thực tế bình quân 1 lao động Þ LCNPV = Mpv x Hđc x số ca. VD: Kế hoạch số lượng công nhân viên của công ty CPTMVT Thuỷ An như sau:( theo TL KH năm 2007) + Số CNTTSX: 450 (người) + Số CNPV: 450 x 10% = 45 (người) + NVQLPX: (450 + 45) x 10% = 50 (người) + CNVQDN: (450 + 45 + 50) x 8% = 44 (người) Tổng số cán bộ công nhân viên trong công ty cổ phần Thương Mại Vận Tải Thuỷ An năm 2007 = 450 + 45 + 50 + 44 = 589 (người) Biểu kế hoạch số lượng công nhân viên trong công ty năm 2007 STT Các chỉ tiêu Số lượng công nhân (người) Tỷ trọng (%) 1 Số CNVSXCN + CN TT sản xuất sản phẩm + Công nhân phục vụ 495 450 45 84,04% 76,4% 7,64% 2 Nhân viên quản lý phân xưởng 50 8,49% 3 Công nhân viên quản lý doanh nghiệp 44 7,47% Tổng Công nhân toàn doanh nghiệp 589 100% 4.3. Phương pháp tính toán và lập kế hoạch tổng quỹ lương trong doanh nghiệp * Khái niệm:Tổng quỹ lương là toàn bộ số tiền lương và các khoản phụ cấp trả cho số công nhân viên trong doanh nghiệp do doanh nghiệp quản lý, sử dụng và chi trả lương. 4.3.1. Phương pháp xác định tổng quỹ lương - Quỹ lương sản phẩm: là quỹ tiền lương trả cho công nhân trực tiếp chế tạo ra sản phẩm. Công thức: QLSP = Qi: số lượng sản phẩm sản xuất kỳ KH gi: đơn giá tiền lương kỳ KH - Quỹ lương thời gian: là quỹ lương trả cho người lao động hưởng lương thời gian như cán bộ quản lý… QLTG = N x H x Mmin DN x 12 N: Số lao động bình quân hưởng lương cấp bậc H: Hệ số lương bình quân MminDN: mức lương tối thiểu áp dụng trong doanh nghiệp - Các khoản phụ cấp: chế độ phụ cấp ở công ty như sau. + phụ cấp công việc: TP, GĐ: 0,4 PP, PGĐ: 0,3 + PCKV: 0,3 + Phụ cấp độc hại: 0,4 + PCTN: tổ trưởng: 0,2 Trưởng ca: 0,4 * Xác định tổng quỹ lương Tổng QLg = VKH + Vpc + BS + Vtg (làm thêm giờ) * Phương pháp xác định tổng QL chung năm KH VKH = VKHđg + VKHCĐ VKH: Tổng quỹ tiền lương năm KH VKHđg: Quỹ lương KH theo đơn giá tiền lương VKHCĐ: Quỹ lương KH theo chế độ Quỹ lương KH theo đơn giá tiền lương: VKHđg = Vđg x CsxKH Đơn giá tiền lương trên tổng doanh thu Vđg = Lđb: số lao động định biên Hcb: HSL cấp bậc công việc bình quân Hpc: HS PC bình quân tính trong đơn giá lương Vđt: thời gian của cán bộ chuyên trách đoàn thể do tổ chức đoàn thể trả lương Vttlđ: thời gian làm thêm giờ vào ban đêm TKH: tổng doanh thu năm KH 4.3.2. áp dụng phương pháp xây dựng tổng QL năm KH này vào trong công ty CPTMVT Thuỷ An Cụ thể là lập kế hoạch tổng quỹ lương năm 2007 như sau (tài liệu phòng kế hoạch) +) VKHđg = Vđg x CsxKH Tính Vđg = = 0,034876327 (đồng) VKHđg = 0,034876327 x 289.093.000.000 = 10.028.052.000 (đồng) +) VKHCĐ = Vpc + VBS Mà theo tài liệu phòng kế hoạch đã cho: Vpc = 113.240.000 (đồng) -V B.sung + Lương họp, nghỉ phép CNSX: 115.200.000 (đồng) CNPV và NVQL: 25.343.000 (đồng) + Lương ốm: CNSX: 110.311.00 (đồng) CNPV và NVQL: 26.600.000 (đồng) + Lương nghỉ lễ, tết, CN: CNSX: 108.025.000 (đồng) CNPV và NVQL: 27.100.000 (đồng) + Lượng nghỉ việc riêng, lý do khác: CNSX: 96.020.000 (đồng) CNPV và NVQL: 91.703.000 (đồng) S VBSung = 600.302.000 (đồng) Vậy VKHcđ = S Vpc + S VBS = 113.240.000 + 600.302.000 = 713.542.000 (đồng) VKH = 10.082.502.000 + 713.542.000 = 10.796.044.000 (đồng) Biểu kế hoạch tổng quỹ lương năm 2007 STT Chỉ tiêu Đơn vị tiền Số tiền 1 Quỹ lương theo đơn giá tiền lương đồng 10.082.502.000 2 Tổng quỹ lương theo chế độ Quỹ lương theo phụ cấp - Quỹ lương bổ sung đồng đồng đồng 713.542.000 113.240.000 600.302.000 3 Tổng QL chung năm KH đồng 10.796.044.000 4.4. Phương pháp tính quỹ lương thời gian lao động trong doanh nghiệp của công nhân Trong thực tế tuỳ thuộc vào quyết định hiện hành của pháp luật lao động và quy định cụ thể của doanh nghiệp mà số ngày làm việc theo chế độ của người lao động có thể khác nhau. Nó là một bộ phận cấu thành quan trọng của kế hoạch lao động. Thông qua kế hoạch sử dụng thời gian lao động có thể xác định được kế hoạch số lượng lao động, kế hoạch tăng năng suất lao động, giúp doanh nghiệp xác định chính xác số lao động cần bổ sung đảm bảo sản xuất kinh doanh có hiệu quả, giúp doanh nghiệp tìm biện pháp nhằm sử dụng có hiệu quả thời gian lao động làm giảm thời gian lãng phí. Để xác định số ngày công làm việc thực tế bình quân 1 công nhân sản xuất kỳ kế hoạch ta cần phải làm các bước sau: - Xác định số ngày dương lịch trong năm - Xác định số ngày nghỉ lễ và nghỉ hằng tuần theo quy định dựa trên cơ sở: số ngày nghỉ lễ tết theo quy định tại bộ luật lao động, và chế độ làm việc của doanh nghiệp - Xác định số ngày làm việc theo chế độ + NC ĐNKH =Số ngày dương lịch trong năm - Số ngày nghỉ lễ tết theo chế độ - Xác định số ngày vắng mặt kỳ KH: nghỉ phép, nghỉ thai sản, nghỉ hội họp, học tập, nghỉ ốm, nghỉ việc riêng. Số ngày nghỉ bình quân của công nhân = Trong đó: X là số ngày nghỉ Y là số người nghỉ N là tổng số công nhân viên trong doanh nghiệp - Xác định số ngày làm việc thực tế bình quân 1 công nhân theo chế độ +Số ngày LVTT b/q =Số ngày là việc theo CĐ - Số ngày vắng mặt b/q kỳ KH - Xác định số giờ làm việc thực tế bình quân(b/q) theo chế độ: 8 giờ/ca - Xác định số giờ làm việc thực tế : + Số giờ LVTT =Số giờ làm việc theo chế độ - Số giờ nghỉ giữa ca(nếu có) - Xác định tổng số giờ làm việc theo chế độ + Tổng số giờ chế độ = Số ngày làm việc theo chế độ x Số giờ chế độ - Xác định tổng số giờ làm việc thực tế bình quân 1 công nhân + Tổng số giờ LVTT b/q =Số ngày LVTT b/q1CN x Số giờ LVTT b/q 1CN Nhận xét * Công ty CPTMVT Thuỷ An đã vận dụng một cách có hiệu quả phương pháp lập kế hoạch quỹ thời gian lao động của CNSX vào trong công ty của mình trong năm 2007. Dựa vào tài liệu của phòng kế hoạch trong công ty ta có bảng biểu kế hoạch sử dụng thời gian lao động như sau: Vì năm 2007 tháng 2 có 28 ngày nên số ngày dương lịch là 365 (ngày) Biểu kế hoạch sử dụng thời gian lao động của công nhân viên trong công ty năm 2007 STT Nội dung chỉ tiêu Đơn vị tính Số liệu 1 Số ngày dương lịch trong năm Ngày 365 2 Số ngày nghỉ lễ, tết CN theo chế độ Nghỉ chủ nhật Nghỉ lễ, tết Ngày Ngày Ngày 61 52 9 3 Số ngày làm việc theo chế độ ((1)-(2)) Ngày 304 4 Số ngày vắng mặt bình quân theo quy định Nghỉ phép Nghỉ họp Nghỉ học tập Nghỉ thai sản Nghỉ ốm Nghỉ việc riêng Ngày Ngày Ngày Ngày Ngày Ngày Ngày 15 3 2 2,5 2,5 2,5 2,5 5 Số ngày làm việc TT bình quân 1CN ((3)-(4)) Ngày 289 6 Số giờ làm việc theo chế độ Giờ 8 7 Số giờ làm việc TT bình quân 1 CN Giờ 7,2 8 Tổng số giờ làm việc theo chế độ Giờ/năm 2432 9 Tổng số giờ làm việc TT bình quân1CN Giờ/năm 2080,8 4.5. Các chỉ tiêu về năng suất lao động của công nhân và tốc độ tăng năng xuất * Đối với các doanh nghiệp nói chung và công ty CPTMVT Thuỷ An nói riêng thì chỉ tiêu về năng suất lao động là một chỉ tiêu khá cần quan tâm tới vì nó phản ánh kết quả tài chính của công tác tổ chức lao động, nó gắn liền với hiệu quả kinh tế. Nó có mối quan hệ chặt chẽ với khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Năng suất lao động tạo cơ sở cho doanh nghiệp cạnh tranh được trên thị trường. Công ty CPTMVT Thuỷ An đã và đang từng bước tìm đủ mọi cách, tạo điều kiện để năng suất lao động trong công ty ngày càng được nâng cao hơn. * Các chỉ tiêu tính toán - Chỉ tiêu năng suất lao động tính bằng hiện vật: số lượng sản phẩm tạo ra do một công nhân (hay một công nhân viên) trong 1 thời gian nhất định. Căn cứ vào lượng sản phẩm hoàn thành và số công nhân (hay công nhân viên). Công thức: Whv = Q: Số lượng sản phẩm sản xuất kỳ kế hoạch N: Số công nhân (hoặc số công nhân viên) Ưu điểm: tính toán đơn giản… Nhược điểm: không thể phản ảnh tổng hợp tất cả các loại sản phẩm - Chỉ tiêu năng suất lao động tính bằng giá trị: là lượng giá trị sản xuất của một người công nhân (hay 1 công nhân viên) làm ra sản phẩm trong một thời gian nhất định. Căn cứ vào sản phẩm hoàn thành, dở dang, đơn giá cố định từng loại sản phẩm và số công nhân (hay 1 công nhân viên). Wgtr = (giá trị/CN/thời gian) G: giá trị sản xuất kỳ KH Ưu điểm: có thể tính cho các loại sản phẩm khác nhau Nhược điểm: không khuyến khích tiết kiệm vật tư và dùng vật tư rẻ… - Chỉ tiêu năng suất lao động tính bằng thời gian: là mức hao phí thời gian lao động cần thiết để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm hoặc hoàn thành một công việc nào đó. Căn cứ vào thời gian hao phí và số lượng sản phẩm hoàn thành. Wtg = (thời gian/sp) T: Tổng thời gian hao phí Ưu điểm: phản ánh cụ thể về thời gian hao phí cho một loại sản phẩm nào đó Nhược điểm: phải tính riêng cho từng sản phẩm, khối lượng tính toán lớn nếu doanh nghiệp sản xuất nhiều loại sản phẩm, độ chính xác không cao. * Tốc độ tăng năng suất lao động là chỉ tiêu dùng để so sánh năng suất lao động kỳ kế hoạch so với kỳ báo cáo. Iw = x 100 - 100% Trong đó W1: năng suất lao động kỳ kế hoạch W0: năng suất lao động kỳ báo cáo VD: Cụ thể ta tính năng suất lao động và tốc độ tăng năng suất lao động trong năm 2006 và năm 2007 của công ty CPTMVT Thuỷ An(Tài liệu phòng kế hoạch) + Năng suất lao động kỳ kế hoạch năm 2007: 1.265.404.000 (đồng) + Năng suất lao động kỳ báo cáo năm 2006: 1.150.493.000 (đồng) Vậy tốc độ tăng năng suất lao động là: IW = = 9,99% Nhận xét: năng suất năm kế hoạch tăng so với năm báo cáo với mức tăng tuyệt đối là: 1.265.404.000 - 1.150.493.000 = 114.911.000 (đồng) Tốc độ tăng năng suất năm kế hoạch tăng so với năm báo cáo là 9,99(%) chứng tỏ doanh nghiệp đã chú trọng quan tâm nâng cao năng suất của máy móc thiết bị, nâng cao trình độ tay nghề cho người lao động, những người quản lý có trình độ cao. 5. Về công tác chế độ đối với người lao động 5.1. Tìm hiểu các phương pháp giải quyết chế độ đối với người thuộc diện dôi ra trong quá trình tổ chức, sắp xếp lại lao động trong doanh nghiệp Đối với người laop động dôi dư do sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước thực hiện theo nghị định số 41/2002 ND-CP ngày 11/4/2002 của chính phủ nếu không đủ điều kiện hưởng hưu trí hàng tháng hoặc không thuộc diện được tự đóng tiếp 15% tiền bảo hiểm xã hội ở nơi cư trứ và không bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm trên sổ bảo hiểm xã hội mà tự nguyện hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội 1 lần. 5.2. Giải quyết chế độ hưu trí, mất sức cho thôi việc trong thời gian vừa qua tại doanh nghiệp - Người lao động được hưởng chế độ hưu trí hằng tháng khi nghỉ việc phải đủ các điều kiện sau: + Năm đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi và có thời gian đóng bảo hiểm xã hội đủ 20 năm trở lên. + Nam đủ 55 tuổi, nữ đủ 50 tuổi và có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên mà trong 20 năm đó có thời gian làm việc thuộc các trường hợp: + Đủ 15 năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại. + Đủ 15 năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực có hệ số từ 0,7 trở lên + Đủ 10 năm công tác ở miền Nam, ở Lào trước ngày 30/4/1975 - Người lao động có đủ thời gian đóng bảo hiểm xã hội 15 năm tính bằng 45% mức lương bình quân của tiền lương tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội tính thêm 3% đối với lao động nữ, 2% đối với lao động nam. Mức lương hưu hằng tháng tối đa bằng 75% mức lương bình quân của tiền lương tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội. Nam tròn 50 tuổi, nữ tròn 45 tuổi và sức khoẻ giảm 61% thiếu 1 năm tuổi trừ 1%, thiếu 1 năm nghề trừ 2%. Thôi việc tự nguyện phải có đơn xin nghỉ. - Việc áp dụng các công tác về chế độ đối với người lao động ở công ty CPTMVT Thuỷ An là do công ty mới thành lập đến nay hầu hết các cán bộ công nhân viên đều còn trẻ chưa đến tuổi nghỉ hưu nên việc giải quyết chế độ hưu trí chưa có. III. TÌM HIỂU VỀ QUẢN TRỊ TIÊU THỤ VÀ BÁN HÀNG 1. Tìm hiểu nội dung vai trò của quản trị tiêu thụ và bán hàng Trong điều kiện mở cửa và xu thế khu vự hóa và quốc tế hóa, đời sống kinh tế ngày càng trở thành xu thế tất yếu, mỗi doanh nghiệp còn được xác đinh là 1 phân hệ kinh tế mở trong nền kinh tế quốc dân mở cửa và ngày càng hội nhập vào nền kinh tế trong khu vực và quốc tế. Điều này, đòi hỏi trong khi quyết định và thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp không những phải chú trọng đến thực trạng và xu thế biến động của môi trường kinh doanh trong nước mà buộc phải tính đến cả tác động của nền kinh tế thế giới. Trong hoàn cảnh đó buộc các doanh nghiệp phải xây dựng cho mình các định hướng phát triển, bảo đảm cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Một trong những vấn đề quan trọng giúp doanh nghiệp tồn tại và phát triển lâu dài đó là công tác tiêu thụ và bán hàng. Vì sản phẩm có tiêu thụ được thì mới đem lai doanh thu, lợi nhuân cho doanh nghiệp được và để từ đó đầu tư tiêu thụ vào các sản phẩm khác nữa đưa doanh nghiệp ngày càng phát triển hơn. Công tác này nghiên cứu các hình thức tổ chức các luồng hàng hóa, giá cả, dịch vụ khách hàng và quản lý dự trữ trong khâu tiêu thụ sản phẩm ở doanh nghiệp. Nó chiếm một vị trí quan trọng trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Trong nền kinh tế thị trường như hiện nay cũng có rất nhiếu đối thủ canh tranh, người tiêu dùng thì vẫn thế nhưng lại có rất nhiều doanh nghiệp mọc lên. Vì vậy khi làm một việc gì đó doanh nghiệp phải tự mình quyết định ba vấn đề cơ bản sau: sản xuất cho ai?, sản xuất cái gì?, sản xuất bằng cách nào? đó là ba vấn đề cơ bản cần đề cập tới khi lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm. Tiêu thụ sản phẩm cần hiểu theo hai nghĩa: nghĩa hẹp và nghĩa rộng. + Theo nghĩa rộng tiêu thụ sản phẩm là 1 quá trình kinh tế bao gồm nhiêu khâu tiêu thụ từ việc nghiên cứu thị trường, xác định nhu cầu khách hàng, đặt hàng và tổ chức sản xuất đến thực hiện các nhiệm vụ, xúc tiến bán hàng nhằm mục đich đạt hiệu quả nhất. + Theo nghĩa hẹp tiêu thụ (bán hàng) hàng hóa, lao vụ, dịch vụ là chuyển dịch quyền sở hữu sản phẩm hàng hóa, lao vụ, dịch vụ. Nhận xét: Tại các doanh nghiệp, tiêu thụ sản phẩm (bán hàng) đóng vai trò quan trọng, quyết định sự tồn tại của doanh nghiệp đó. Khi sản phẩm của doanh nghiệp được tiêu thụ tức là nó được người tiêu dùng chấp nhận (thị trường chấp nhận). Sức tiêu sản phẩm của doanh nghiệp thể hiện ở mức bán ra, uy tín của doanh nghiệp, chất lượng sản phẩm, sự thích ứng với nhu cầu người tiêu dùng và sự hoàn thiện của các dịch vụ. Nói cách khác tiêu thụ (bán hàng) phản ánh đầy đủ các điểm mạnh và điểm yếu trong doanh nghiệp. 2. Tìm hiểu về chiến lược tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp Trong thời điểm hiện nay mỗi doanh nghiệp là một chủ thể kinh tế độc lập và tự mình giải quyết cả ba vấn đề cơ bản của tổ chức kinh tế. Lợi nhuận là mục tiêu sống còn của doanh nghiệp. Muốn có lợi nhuận, doanh nghiệp phải tiêu thụ được sản phẩm thì sản phẩm đó phải phù hợp với nhu cấu của thị trường. Để tồn tại và phát triển lâu dài thì mỗi doanh nghiệp cần xác định cho mình một chiến lược tiêu thụ sản phẩm phù hợp. Chiến lược tiêu thụ sản phẩm giúp doanh nghiệp nắm bắt được nhu cầu khách hàng, từ đó chủ động đối phó với mọi diễn biến của thị trường, giúp doanh nghiệp mở rộng thị trường mới, kế hoạch hóa vế khối lượng, tiêu thụ, doanh thu, lợi nhuận, chọn kênh tiêu thụ và các đối tượng khách hàng. Chiến lược tiêu thụ giữ vai trò quan trọng quyết định sự thành công hay thất bại trong chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. Công ty CPTMVT Thủy An là một công ty chuyên sửa chữa, đóng mới các loại tàu ngoài ra còn vận chuyển hàng hóa bằng đường sông cho các nước khác.Vì vậy mà công ty cũng đã có những chiến lược tiêu thụ sản phẩm rất hợp lý. - Đối với thị trường xuất khẩu: công ty đã đặt mình vào mối quan hệ cạnh tranh thị trường nhằm phát triển các lợi thế sẵn có trong tự nhiên, kinh tế, xã hội...Công ty có một vị thế do tự nhiên ban tặng là nằm bên bờ sông Ninh Cơ rất phù hợp với việc sửa chữa và đóng mới các loại tàu, vận chuyển hàng hóa bằng đường biển. Công ty chủ trương bên cạnh việc duy trì củng cố và phát triển thi trường quen thuộc như Trung Quốc...đồng thời công ty cũng có chiến lược phát triển mặt hàng của công ty ra các thị trường mới như Nhật Bản, Hàn Quốc và các nước trong khu vực Đông Nam á - Đối với thị trường nội địa: công ty xác định đây là một thị trường tiềm năng vừa tiêu thụ được số lượng sản phẩm lớn, vừa tạo được việc làm cho người lao động ở trong nước. Nhận thức được tầm quan trọng của thị trường này công ty đã có chủ trương là mở rộng và phát triển thêm việc sửa chữa, đóng mới tàu trên khắp các địa phương trong nước có đủ điều kiện để phát triển nghành nghề kinh doanh này như thị trường quen thuộc là Quảng Ninh và Hải Phòng. Ngoài ra trong những năm tới đây công ty sẽ nghiên cứu và thâm nhập vào những thị trường mới như Huế ,Đà Nẵng để công ty mở rộng được quy mô sản xuất. 3. Tìm hiểu về nội dung kết cấu vốn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp * Khái niệm về vốn sản xuất kinh doanh: là toàn bộ giá trị ứng ra nhằm để mua sắm các yếu tố sản xuất đầu vào để thực hiện một quá trình kinh doanh nào đó. 3.1. Vốn cố định(VCĐ) * Khái niệm VCĐ: là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ TSCĐ có trong doanh nghiệp. TSCĐ là những tư liêu lao động có giá trị lớn và thời gian sử dụng lâu dài tham gia trực tiếp hay gián tiếp vào quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. * Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng VCĐ + Hiệu suất sử dụng VCĐ (H) H = = = 49,5 Trong đó: VCĐb/q là số dư bình quân vốn cố định trong kỳ chỉ tiêu này phản ánh cứ 1 đồng VCĐ mà doanh nghiệp bỏ ra sẽ tạo ra được 49,5 đồng doanh thu. Chỉ tiêu này đối với doanh nghiệp càng lớn càng tốt. + Hàm lượng vốn cố định HLV = = = 0,02 Chỉ tiêu này phản ánh để có 1 đồng doanh thu thì doanh nghiệp sẽ bỏ ra 0,02 đồng VCĐ. Chỉ tiêu này càng nhỏ càng tốt - Tỷ suất LN/VCĐ TV = x 100% = = 1,51 Trong đó: VCĐb/q là số dư bình quân vốn cố định trong kỳ Þ Chỉ tiêu này rất quan trọng đánh giá chất lượng hiệu quả đầu tư thông qua việc sử dụng VCĐ. * Các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng VCĐ trong công ty. Để việc sử dụng VCĐ có hiệu quả, công ty phải thực hiện đầy đủ và nghiêm túc các quy chế quản lý tài chính, tránh mọi biểu hiện tiêu cực, bố trí hợp lý TSCĐ, sử dụng tối đa công suất của máy móc thiết bị trong quá trình sản xuất (trong điều kiện cho phép), thực hiện chế độ khuyến khích và nâng cao trách nhiệm của công nhân viên trong công tác quản lý và sử dụng TSCĐ, xây dựng đội ngũ công nhân có tay nghề làm chủ của máy móc thiết bị. 3.2. Kế hoạch khấu hao tài sản cố định(TSCĐ ) * Khái niệm: Khấu hao TSCĐ là việc tính toán và phân bổ một cách có hệ thống nguyên giá của TSCĐ vào chi phi kinh doanh qua thời gian sử dụng TSCĐ đó. * Các phương pháp tính khấu hao TSCĐ như theo 2 phương pháp sau: - phương pháp khấu hao đường thẳng, khấu hao bình quân. MKH = MKH: mứckhấu hao hằng năm NG: Nguyên giá TSCĐ NSd: thời gian sử dụng TSCĐ - Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần MKHi = TKHi x giá trị TSCĐ đầu năm MKHi: Mức khấu hao năm i TKHi: Tỷ lệ khấu hao năm i Gci: giá trị còn lại của TSCĐ đầu năm i Tính TKHi = x Hs x 100 Các nhà kinh tế thường áp dụng Nếu 1 £ Nsd £ 2 thì Hs = 1 Nếu 5 £ Nsd £ 6 thì Hs = 2 Nếu Nsd > 6 thì Hs = 2,5 Hoặc TKHi = Gci: giá trị còn lại của TSCĐ cuối năm i i: thứ tự năm tính khấu hao - Phương pháp tính khấu hao tổng số MKH = TKH x NG(nguyên giá) Trong đó: MKH: mức khấu hao năm kế hoạch TKH: Tỷ lệ khấu hao C1: TKH = Trong đó M là số năm sử dụng còn lại của tài sản cố định. N là tổng số năm sử dụng tài sản cố định C2: TKH = * Cách tính nguyên giá TSCĐ trong công ty - TSCĐ thuộc loại mua sắm NG = Giá mua + CPhí,v/c,bốc dỡ, lắp đặt, chạy thử + lãi vay đầu tư TSCĐ + Lệ phí trước bạ(nếu có) + Các chi phí khác - TSCĐ thuộc loại đầu tư xây dựng NG = Giá quyết toán công trình + Lệ phí trước bạ (nếu có) + Các chi phí khác trước khi đưa TSCĐ vào sử dụng - TSCĐ được cấp, biếu, tặng, điều chuyển nhận góp vốn liên doanh. Nguyên giá TSCĐ theo kiểu này sẽ được tính bằng giá trị còn lại trên sổ sách hoặc giá trị theo giá thực tế của hợp đồng giao nhận và cộng với các chi phí khác như chi phí tân trang, sửa chữa, v/c mà bên nhận phải chi ra trước khi đưa TSCĐ vào hoạt động * Phương pháp tính toán các chỉ tiêu và cách lập biểu Khấu hao TSCĐ + Tổng NG TSCĐ đầu năm åNG TSCĐ đầu năm = åNG TSCĐ cuối quý3 năm b/cáo + åNG.TSCĐ tăng trong quý 4 năm b/cáo _ åNG.TSCĐ giảm,trong quý 4năm b/cáo + Tổng nguyên giá TSCĐ tăng trong năm: bao gồm toàn bộ nguyên giá tăng trong kỳ S NG TSCĐ tăng b/q cần tính khấu hao Nt = +Tổng nguyên giá TSCĐ giảm trong năm: bao gồm toàn bộ nguyên giá giảm trong kỳ như thanh lý, nhượng bán, điều chuyển trong năm åNG TSCĐ giảm b/q cần tính khấu hao Ng = åNG TSCĐ cuối năm = åNG TSCĐ đầu năm + åNG tăng trong năm _ åNG giảm trong năm åNG TSCĐ b/q cần tính khấu hao = åNG TSCĐ đầu năm(lấy cái cần tính KH) + åNG TSCĐ tăng b/q trong năm _ åNG TSCĐgiảm b/q trong năm + Số KH phải tính trong năm = S NG TSCĐ cần tính KH x Tỷ lệ KH b/q Ta có: Tỷ lệ KH b/q = Biểu KH KH TSCĐ năm 2007 Đơn vị tính: (1000 NĐ) TT Chỉ tiêu Nhà cửa, vật kiến trúc Thiết bị vận tải Thiết bị văn phòng TSCĐ khác 1 NG TSCĐ đầu năm 5.315.600 4.436.100 3.119.800 2.000.000 Trong đó cần tính KH 5.315.000 4.436.100 3.119.800 2.000.000 2 NGTSCĐ tăng trong năm 420.000 17.000 3 NGTSCĐ giảm trong năm 285.000 4 NGTSCĐ cuối năm 5.450.600 4.436.100 3.136.800 2.000.000 5 Tỷ lệ KH bình quân (%) 6% 10% 13% 10% 6 Mức KH phải trích 327.000 443.610 407.784 200.000 7 Giá trị tính KH năm trước 971.364 1.830.000 598.130 250.000 8 Hao mòn lũy kế (6+7) 1.298.634 2.273.610 1.005.914 450.000 9 GTCL chưa tính KH (4-8) 4.151.966 2.162.490 2.130.886 1.550.000 Nguồn: Tài liệu lấy từ phòng kế hoạch của công ty 3.3. Vốn lưu động * Khái niệm: Là sự biểu hiện bằng tiền của tài sản lưu động và tài sản lưu thông + Tài sản lưu động: nguyên vật liệu chính, phụ, nhiên liệu, công cụ dụng cụ, đầu tư chứng khoán ngắn hạn. + Tài sản lưu thông gồm hàng gửi bán, hàng đang đi đường và các sản phẩm đang chờ tiêu thụ. * Phương pháp bảo toàn và nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ Cùng với VCĐ thì việc bảo toàn và nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ cũng được công ty chú trọng và định kì tiến hành điều tra, kiểm kê, kiểm soát đánh giá lại toàn bộ hàng hóa vật tư, vốn bằng tiền, vốn trong thanh toán để xác định chính xác giá trị hiện có của VLĐ theo giá hiện tại, thay đổi cải tiến công nghệ, trong trường hợp có lạm phát thì ta cần dành cho mình một phần vốn để bù đắp sự mất mát do trượt giá từ lợi nhuận có được trong việc làm ăn có hiệu quả. Để VLĐ được bảo toàn, trong khi xác định được VLĐ cần dùng trong kì, công ty sẽ tiến hành so sánh với VLĐ thực tế có ở đầu kì để từ đó có những biện pháp sử dụng hợp lý và hiệu quả. * Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng VLĐ - Số vòng quay của VLĐ ( L) L = = = 20,5 Trong đó Dtt là doanh thu thuần Þ Chỉ tiêu này phản ánh trong kì cứ một đồng VLĐ mà công ty bỏ ra sẽ thực hiện được 20,5 vòng quay vốn. Chỉ tiêu này càng lớn càng tốt - Kì luân chuyển của VLĐ ( K) K = = = 17,56 (ngày) Þ Chỉ tiêu này phản ánh để thực hiện được một vòng quay VLĐ thì công ty sẽ phải mất 17,56 ngày. - Mức đảm nhiệm VLĐ ( M) M = = = 0,05 Þ Chỉ tiêu này phản ánh để đạt được một đồng doanh thu công ty cần phải bỏ ra 0,05 đồng VLĐ. Chỉ tiêu này càng nhỏ càng tốt. - Tỷ suất LN/VLĐ (T) T = = = 0,45 LN: lợi nhuận sau thuế Þ Chỉ tiêu này cho biết bình quân bỏ ra một đồng VLĐ vào sản xuất kinh doanh sẽ thu được 0,45 đồng lợi nhuận sau thuế * Công ty CPTMVT Thủy An là công ty có hạch toán độc lập, chịu trách nhiệm về toàn bộ kết quả kinh doanh của mình. Tổng số vốn trong năm 2004 của công ty là: 19.942.360.000(đồng) Trong đó Vốn cố định: 5.840.262.000(đồng) Vốn lưu động: 14.102.098.000(đồng) Trong những năm đầu mới đi vào kinh doanh công ty chỉ có một số vốn ít ỏi như vậy mà cho đến nay công ty đã trở thành một đơn vị vững mạnh trong nền kinh tế của cả nước và điều đó thể hiện như sau: - Tổng ngân sách nhà nước năm 2003: 24.062.200.000(đồng) đến năm 2004 là 39.042.200.000(đồng) thực tế đã tăng 1,62% - Tổng doanh thu năm 2003: 123.470.000.000(đồng) đến năm 2004 lợi nhuận của công ty đạt 244.102.000.000(đồng) đã tăng 1.97% - Lợi nhuận trước thuế năm 2003: 22.064.000.000(đồng) đến năm 2004 là 33.230.000.000(đồng) - Tuy nhiên số vốn hiện có trong công ty vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu kinh doanh của công ty. Trong vài năm gần đây công ty đã tổ chức lại bộ phận nguồn tương đối hợp lý, công ty đã mạnh dạn đầu tư vào cơ sở vật chất, máy móc thiết bị phục vụ cho công tác sửa chữa và đóng mới các loại tàu. - Trong một công ty tỷ trọng VLĐ và VCĐ chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng số vốn kinh doanh là phù hợp đảm bảo cho quá trình vận động của vốn diễn ra thường xuyên, liên tục tạo ra lợi nhuận, tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh cho công ty * Để làm rõ thêm cho phần lý luân ở trên ta có bảng phân tích tình hình nguồn vốn ở công ty CPTMVT Thủy An như sau: Bảng Phân Tích Tình Hình Nguồn Vốn Của Công Ty CPTMThủy An. Năm 2006 So Với Năm 2005 Đơn vị tính: 1000 đ Các chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2006 so với 2005 Số tiền TT (%) Số tiền TT(%) Số tiền Tỷtrọng TSLĐ+ĐTNH 68.467.743 73.82% 70.845.691 73.32% 2.377.948 3.47% TSCĐ+ĐTDH 24.275.731 26.18% 25.785.429 26.68% 1.509.698 6.22% Tổng 92.743.474 100% 96.631.120 100% 3.877.646 4.19% Nguồn: Tài liệu lấy từ các báo cáo hang năm của công ty Nhận xét: Từ bảng số liệu trên cho ta thấy việc quản lý và sử dụng vốn của công ty là khá tốt. Tổng số vốn năm 2005 so với năm 2006 tăng 4,19% với mức tăng tuyệt đối là 3.877.746(NĐ) điều này chứng tỏ quy mô sản xuất được mở rộng, tìm được thêm nhiều bạn hàng mới trên thị trường. Có thể thấy việc phân bổ vốn kinh doanh là phù hợp. TSLĐ và ĐTNH chiếm tỷ trọng cao hơn năm 2005 là 6,22% năm 2006 là 26,68%. Bên cạnh đó chúng ta cần đi xem xét tình hình huy động vốn các nguồn vốn vay để xem công ty sử dụng có tốt hay không tốt. Bảng cơ cấu nguồn vốn năm 2005 so với năm 2006 Đơn vị tính: 1000 (đ) Các chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2006 so với năm 2005 Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Vốn vay 34.747.258 37,47% 37.126.663 38,42% 2.379.405 6,85% VCSH 57.966.216 62,53% 59.504.457 61.58% 1.508.241 2,6% Tổng 92.473.474 100% 96.631.120 100% 3.887.646 4,19% Nhận xét: Ta thấy cơ cấu nguồn vốn của công ty như sau vốn chủ sở hữu(VCSH) chiếm tỷ trọng lớn hơn vốn vay. Tuy nhiên VCSH lai có xu hướng giảm nhưng giảm không đáng kể. Từ đó có thể thấy khả năng tự chủ tổ chức nội bộ trong công ty là tương đối tốt. 4. Kế hoạch lợi nhuận, phương pháp tính lơi nhuận, phân phối lợi nhuận và biện pháp nâng cao lợi nhuận trong các doanh nghiệp * Khái niệm: Lợi nhuận là kết quả cuối cùng của hoạt động sản xuất kinh doanh, là khoản chênh lệch giữa doanh thu và chi phí. Lợi nhuận là một chỉ tiêu hết sức quan trọng, vì nó là mục tiêu cần và phải đạt được đối với bất kỳ doanh nghiệp nào khi diễn ra quá trình sản xuất kinh doanh. Lợi nhuận phản ánh sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, nó là động lực cho các nhà sản xuất không ngừng phấn đấu vươn lên. 4.1. Căn cứ để lập kế hoạch lợi nhuận - Việc lập kế hoạch lợi nhuận trong năm kế hoạch phải căn cứ vào kế hoạch sản xuất sản phẩm, kế hoạch giá thành,kế hoạch tiêu thụ và phải có sổ dự toán, dự báo về giá cả sản phẩm hoặc dựa vào phương trình của điểm hòa vốn - Căn cứ vào tình hình sản xuất của các năm trước - Căn cứ vào giá bán dự kiến và cơ cấu chi phí sản xuất kinh doanh kỳ kế hoạch 4.2. Nội dung của kế hoạch lợi nhuận bao gồm - Lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh - Lợi nhuận từ hoạt động khác: + Lợi nhuận từ hoạt động tài chính + Lợi nhuận từ hoạt động bất thường + Lợi nhuận khác 4.3. Phương pháp xác định các chỉ tiêu lợi nhuận 4.3.1. Xác định lợi nhuận - Lợi nhuận từ hoạt động sản xuât kinh doanh(LNHĐSXKD) + Nếu doanh nghiệp tính VAT theo phương pháp khấu trừ thuế LN HĐSXKD = åDTT(DT không thuế GTGT) - å Ztb DTT(doanh thu không thuế) = giá bán không thuế x Qtt P(không thuế) = Pct là giá có thuế Ts là thuế suất Trong đó: Qtt là số lượng sản phẩm tiêu thụ trong kỳ KH Ztb là giá thành toàn bộ của sản phẩm tiêu thụ + Nếu tính VAT theo phương pháp trực tiếp LN HĐSXKD = åDT(có thuế GTGT) - å Ztb - VAT LN HĐ khác = TN từ hoạt động khác - CP từ hoạt động khác Þå LN trong kỳ = LN HĐSXKD +LN HĐ khác Biểu kế hoạch lợi nhuận năm 2007 Đơn vị tính: 1000 (đ) STT Các Chỉ tiêu Năm KH 1 Doanh Thu Thuần 289.093.000 2 Chi Phí Trong Doanh Nghiệp 280.263.000 3 LN trước thuế ( (1) -(2) ) 8.830.000 4 Thuế TNDN ( 3 x 28%) 2.472.400 5 LN Sau Thuế ( (3) -(4) ) 6.357.600 4.3.2. Phân Phối Lợi nhuân * Nộp thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) + Thuế TNDN phải nộp = Thu nhập chịu thuế x Thuế suất * Bù các khoản lỗ năm trước chưa được bù vào lợi nhuận trước thuế (nếu có) * Nộp thuế vốn (nếu có) * Trả các khoản tiền phạt * Trừ các khoản chi phí không hợp lý * Chia lãi liên doanh, liên kết ( nếu có) Þ Lợi nhuận còn lại (LNCL) = LNsau thuế - Các khoản đã nêu trên(nếu có) * Lợi nhuận còn lại ta đem phân phối vào các quỹ như sau: + Quỹ đầu tư phát triển trích 50% không hạn chế mức tối đa + Quỹ dự phòng tài chính trích 10% số dư của quỹ này tối đa là 25% vốn điều lệ + Quỹ thưởng ban quản lý điều hành trong công ty là 5% số dư của quỹ này không quá 6 tháng lương thực hiện + Chia lãi cổ phần ( đối với công ty cổ phần) + Số còn lại trích vào quỹ khen thưởng, phúc lợi theo quy định . Tỷ lệ trích vào 2 quỹ này do giám đốc hoặc hội đồng quản trị quyết định bằng 3 tháng lương thực hiện nếu tỷ xuất lợi nhuận trên vốn Nhà nước năm nay lớn hơn hoặc bằng năm trước . Ngược lại được trích 2 tháng lương thực hiện. * Chú ý: Sau khi trích đủ các quỹ theo quy định mà vẫn chưa hết lợi nhuận thì chuyển nốt chỗ còn lại vào quỹ đầu tư phát triển Kế hoạch phân phối lợi nhuân cho công ty CPTMVT Thủy An năm 2007 * Phòng kế hoạch dự tính lợi nhuận sau thuế: 6.357.600.000(đ) Bù các khoản nợ năm trước : 568.750.000(đ) ÞLNCL của công ty = 6.357.600.000 - 568.750.000 = 5.788.850.000(đ) LNCL này ta sẽ đem phân bổ vào các quỹ như sau + Quỹ đầu tư phát triển(50%) = 5.788.850.000 x 50% = 289.442.500(đ) +Quỹ dự phòng tài chính(10%) = 5.788.850.000 x 10% = 578.885.000(đ) + Quỹ khen thưởng ban quản lý điều hành trong công ty (5%) = 5.788.850.000 x 5% = 289.442.500(đ) +Còn 35% còn lại cho vào quỹ đầu tư phát triển = 5.788.850.000 x 35% = 2.026.097.500(đ) Bảng phân phối lợi nhuận của công ty năm 2007 Đơn vị tính: 1000(đ) STT Các Chỉ Tiêu Kế hoạch I Lợi nhuận trước thuế 8.830.000 II Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp 2.472.400 III Lợi nhuận còn lại 5.788.850 1 Bù lỗ cho năm trước 568.750 2 Lợi nhuận sau thuế 6.357.600 IV Phân phối lợi nhuân 1 Quỹ đầu tư phát triển 289.442,5 2 Quỹ dự phòng tài chính 578.885 3 Quỹ thưởng ban quản lý điều hành trong công ty 289.442,5 4 Còn lại cho vào quỹ đầu tư phát triển 2.026.097,5 Nguồn: Tài liệu phòng kế hoạch năm 2007 4.3.3. Tỷ suất lợi nhuận - Tỷ suất lợi nhuận trên vốn kinh doanh(Tsv) Tsv = = x 100% = 44,28% Trong đó: LN là lợi nhuân trước thuế Vbq là vốn sản xuất kinh doanh bình quân trong kỳ Þ Chỉ tiêu này cho ta biết LN/ vốn của công ty tương đối cao so với thực hiện. Việc sử dụng vốn kinh doanh chưa có hiệu quả. - Tỷ suất LN/ Ztb ( Tsz) Tsz = = x 100% = 3,15% Þ Chỉ tiêu này cho ta biết được hiệu quả về sử dụng chi phí sản xuất kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm tốt hơn so với Ztb - Tỷ suất LN / DT Tsd = x 100% = x 100% = 3,05% Þ Chỉ tiêu này cho biết LN đạt được còn ít so với doanh thu. Nó phản ánh trong năm công ty đã biết tiết kiệm chi phí. 4.3.4. Các biện pháp để nâng cao lợi nhuận - Giảm chi phí sản xuất kinh doanh - Tiết kiệm nguyên vật liệu, sử dụng nhân công hợp lý… - Tăng khối lượng sản phẩm sản xuất, tiêu thụ,tăng cường chất lượng sản phẩm, sử dụng tối đa công suất của MMTB, thường xuyên thay đổi mẫu mã, kiểu cách các mặt hàng để phù hợp với nhu cầu thị trường - Thực hiện tốt công tác xúc tiến bán hàng, các yếu tố đầu vào phải đảm bảo - Lựa chọn kênh phân phối hợp lý, biết áp dụng những tiến bộ KH-KT 5. Tìm hiểu về công tác tính thuế giá trị gia tăng Có hai phương pháp tính thuế GTGT: - Phương pháp tính thuế VAT theo phương pháp trực tiếp - Phương pháp tính thuế VAT theo phương pháp khấu trừ thuế 5.1. Tính thuế VAT theo phương pháp trực tiếp - Thuế VAT phải nộp = Thuế VAT đầu ra - Thuế VAT đầu vào + ThuếVAT đầu ra = Giá tính thuế hàng hóa X Thuế suất bán ra (Giá không thuế) thuế GTGT + Thuế VAT đầu vào = Số thuế GTGT ghi trên hợp đồng 5.2. Tính thuế VAT theo phương pháp khấu trừ - Thuế VAT phải nộp= (åDTCT - Giá thanh toán các yếu tố đầu vào)x TS Trong đó: DTCT là doanh thu không thuế TS là thuế suất * Công ty CPTMVT Thủy An đã áp dụng phương pháp tính thuế VAT theo phương pháp khấu trừ và đã có được những kết quả tốt VD: Năm 2006 số thuế VAT của công ty phải nộp vào ngân sách Nhà nước 11.325.652.000 - 8.962.667.520 = 2.362.984.480(đ) 6. Tìm hiểu về nội dung công tác tính thuế TNDN 6.1. Khái niệm Thuế TNDN là loại thuế đánh vào thu nhập của các tổ chức cá nhân sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ. Thuế suất thuế TNDN tùy thuộc vào các loại hình kinh doanh, mặt hàng kinh doanh mà có thuế suất khác nhau. Nhìn chung đối với cac doanh nghiệp hiện nay thì thuế TNDN thường áp dụng là 28% 6.2. Căn cứ tính thuế TNDN phải nộp + Thu nhập chịu thuế (thu nhập toàn bộ ) + Thuế suất, thuế TNDN 6.3. Phương pháp tính thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp * Thuế TNDN phải nộp = LN trước thuế x Thuế suất, thuế TNDN (28%) - LN trước thuế = DTT - Chi phí hợp lý +DTT = số lượng hàng hóa,d/vụ tiêu thụ x Giá bán đơn vị sp (chưa có VAT) +Chi phí hợp lý = Ztb của hàng hóa,d/vụ tiêu thụ + Thuế các loại * VD: Ta áp dụng cách tinh thuế đó vào trong công ty CPTMVT Thủy An Theo tài liệu năm 2007 của công ty ta tính được thuế TNDN phải nộp là: + DTT = 289.093.000.000( đồng) + Chi phí hợp lý = 280.263.000.000(đồng) Þ LN trước thuế = 289.093.000.000 - 280.263.000.000 = 8.830.000.000(đ) Vậy thuế TNDN phải nộp = 8.830.000.000 x28% = 2.472.400.000(đồng) 7. Tìm hiểu về phương pháp lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm, các biện pháp làm giảm chi phí lưu thông 7.1. Kế hoạch tiêu thụ sản phẩm * Khái niệm: là quá trình xuất bán sản phẩm cho đơn vị bạn, mua trên cơ sở giá cả sản phẩm đã thỏa thuận giữa hai bên và cả hai bên đều đã đồng ý với mức giá đó. Công tác tiên thụ sản phẩm có tốt thì mới góp phần vào sự tăng trưởng của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp mở rông thị trường và cũng tạo được uy tín trong lòng người tiêu dùng * Căn cứ để lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm - Kết quả tiêu thụ năm báo cáo, nhiệm vụ mục tiêu năm kế hoạch - Kết quả dự đoán dự báo nhu cầu của thị trường - Căn cứ vào các hợp đồng đã ký kết,căn cứ vào khả năng của doanh nghiệp về việc tổ chức, năng lực của MMTB và năng lực của công nhân viên. * Phương pháp tính và lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm cho công ty Do đặc thù kinh doanh của công ty chuyên sửa chữa và đóng mới các loại tàu có trọng tải lớn từ 3000DWT;2000DWT;1000DWT;500DWT giá dự toán của các loại tàu là rất lớn nên số lượng sản phẩm sản xuất ra bao nhiêu tiêu thụ băng đó (QSX =Qtt). Có nghĩa là trong năm công ty nhận đơn đặt hàng hay kí kêt hợp đồng sửa chữa và đóng mới các loại tàu phục vụ cho nhu câu trong và ngoài đơn vị mình.Công ty nhận và giao khi đã hoàn thành theo đơn đặt hàng và hợp đồng đã ký kết Biểu tiêu thụ năm 2007 = biểu sản xuất kinh doanh năm 2007 7.2. Nghiên cứu thị trường tiêu thụ sản phẩm * Trong chiến lược tiêu thụ sản phẩm, căn cứ này đã được xác định trên bình diên chung nhất vì nội dung chiến lược tieu thụ đã trả lời câu hỏi sản xuất cho ai?. Tuy nhiên việc xác định số lương và chất lượng lại phụ thuộc vào phương án sản phẩm nó luôn thay đổi theo thời gian, không gian. Nhu cầu thị trường cần có sự co giãn. Như vậy việc nghiên cứu thị trường là hết sức cần thiết, đầu tiên đối với bất kỳ một donh nghiệp nào khi tham gia vào một thị trường mới * Công ty CPTMVT Thủy An đã nghiên cứu thị trường bằng cách nghiên cứu về nhu cầu phương tiện vận cụ thể như sau Nhu Cầu Về Phương Tiện Vận tai phía bắc STT Loại phương tiện ĐVT Dến ngày 1/11/2001 Dự báo 2010 2020 1 Tàu kéo đẩy CV 90.500 181.520 363.045 2 Sà lan Tấn 454.500 726.087 1.152.045 3 Tàu tự hành Tấn 349.300 4 Chở container Tấn 30.000 50.000 5 Tàu ven biển Tấn 120.000 240.000 6 Tàu chạy trong sông Tấn 500.000 957.826 7 Tàu thuyền nhỏ Tấn 396.200 538.000 600.000 8 Tàu chở dầu Tấn 15.000 20.000 9 Tàu khách Tấn 210.000 320.000 480.000 10 Tổng số Tấn Tấn Tấn 1.200.000 1.929.087 3.000.000 Mã lực Tấn 1.275.300 2.313.520 3.650.000 Ghế khách Tấn 210.000 320.000 480.000 Nguồn: Trích ra từ báo cáo tóm tắt quy hoạch phát triển GTVT đường sông cho đến năm 2020 của bộ GTVT Nhận xét: Dựa vào bảng số liệu trên mà công ty đã tìm được nguồn đầu tư và ký kết hợp đồng cho việc sửa chữa đóng mới thuyền được diễn ra liên tục. 7.3 Biện pháp làm giảm chi phí lưu thông - Công ty giao kế hoạch sản xuất sản phẩm xuống các phòng ban theo đơn đặt hàng , giao đúng thời hạn - Kết hợp tốt giữa các phòng chức năng, các bạn hàng, khách hàng để: + Giảm được khâu xuất hàng rời + Giảm chi phí gửi và nhận nguyên vật liệu, + Giảm bớt khâu kiểm kê hàng hóa PHẦN III: TỰ NHÂN XÉT VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Nhận xét chung - Công ty CPTMVT Thủy An là một công ty mới được thành lập chuyên sửa chữa, đóng mới các loại tàu lớn, nhỏ và vận tải hàng hóa trong và ngoài đơn vị. Ngoài ra công ty còn chuyên về dịch vụ vận tải chuyển hàng hóa từ đơn vị này đến đơn vị khác nhằm phục vụ cho nhu cầu của con người. - Từ khi thành lập và đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh đến nay công ty đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể. Hàng năm công ty lên kế hoạch sửa chữa, đóng mới các loại tàu thuyền với trọng tải 3000DWT, 2000DWT, 1000DWT, 500DWT… để đáp ứng nhu cầu nhày càng phát triển của phương tiện vận tải đường biển. Hiện nay công ty cũng đã tao dựng được uy tín của mình trên thị trường trong và ngoài tỉnh.Có được những thành công đó là cả một quá trình phấn đấu không ngừng, sự lãnh đạo nhạy bén trong công tác quản lý kinh tế của ban lãnh đạo trong công ty và sự cố gắng hết mình của toàn bộ công nhân viên - Công ty đã xây dựng được mô hình quản lý và hạch toán phù hợp với yêu cầu của nền kinh tế thị trường, chủ động trong sản xuất kinh doanh…với bộ máy quản lý gọn nhẹ cùng các phòng ban chức năng phục vụ có hiệu quả cho lãnh đạo trong việc lập kế hoạch, kiểm tra hạch toán tài sản. Trong công ty đã có sự phân công lao động một cách hợp lý điều này góp phần không nhỏ trong sự thành công của công ty.Đội ngũ công nhân có trinh độ chuyên môn,nhiệt tình trong công việc, giải quyết tốt các công việc có liên quan làm đúng chức năng nhiệm vụ của từng người - Công ty CPTMVT Thủy An đã có một đội ngũ lao động nắm bắt được KH-KT, đã có nhiều năm kinh nghiệm có thể đáp ứng nhu cầu thị trường trong công ty. Nhờ sự đầu tư về chất xán cùng với tinh thần đoàn kết đã tạo sức mạnh giúp công ty ngày cang phát triển và vươn xa hơn trước những sự cạnh tranh gay gắt của thị trường.Công ty cũng thường xuyên tổ chức các cuộc thi tay nghề cho toàn bộ công nhân viên trong công ty giúp họ nhận ra những mặt mạnh, yếu của minh để còn kịp thời sửa chữa. Cử công nhân đi đào tạo ở các nơi - Công ty dã áp dụng phương pháp tra lương theo sản phẩm dưới hình thức khoán, và lương theo sản phẩm vượt cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm với hình thức trả lương hợp lý như vậy đã góp phần động viên tinh thần cho người lao động hăng say làm việc, từ đó họ sẽ cố gắng hơn và đạt thành tích cao cả về năng suất và chất lượng lao động. 2. Một số khuyến nghị tại công ty Công ty CPTMVT Thủy An đã có những thành tích đáng khâm phục nhờ vào chính khả năng của toàn bộ công nhân viên trong công ty. Mặc dù vậy công ty vẫn không tránh khỏi những khó khăn về một số vấn đề, để hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty đạt được hiệu quả cao hơn trong thời gian tới, em có môt số kiến nghị như sau: - Kiến nghị với Nhà nước đầu tư thêm nguồn vốn. Bản thân công ty phải thực hiện tốt công tác thu hồi công nợ, rút ngẵn thời gian thực hiện các hợp dồng nhưng vẫn phải đảm bảo chất lượng để từ đó thu hồi vốn nhanh hơn. - Do giá thành dự toán của mỗi sản phẩm là khá cao nên: + Đối với nguyên vật liệu trực tiếp sản xuất ra sản phẩm phải có chất lượng tốt nhưng với NVL có thể thay thế được công ty nên tìm mua ở nững nơi có giá thấp hơn đêt giảm chi phí NVL. + Đối với các phân xưởng phải sử dụng tích kiệm NVL tránh lãng phí. + Các cán bộ làm công tác kĩ thuật vật tư phải xác định chính xác định mức vật tư cần dùng cho mỗi sản phẩm. + Cần phải chú ý tới MMTB và thường xuyên kiểm tra bảo dưỡng trang thiết bị đó. + Công ty cần phải chú ý tới công việc nghiên cứu thị trường, tìm hiểu sâu hơn về thị trường để có những hiểu biết nhằm đáp ứng nhu cầu cần thiết của khách hàng về các loại phuơng tiện để từ đó có kế hoạch sản xuất kinh doanh kịp thời và hợp lý. PHẦN V. NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ CỦA GIÁO VIÊN KẾT LUẬN Trong nền kinh tế thị trường như hiện nay, bất kỳ một doanh nghệp nào khi tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh đều mong muốn rằng đã kinh doanh thì phải có doanh thu và lợi nhuận. Chính vì quan niệm này mà các doanh nghiệp cần phải nắm bắt được các thông tin về thị trường, về nhu cầu của người tiêu dùng, để từ đó có thể tự điều chỉnh hình thức kinh doanh của doanh nghiệp mình làm sao phải phù hợp vời tình hình kinh tế để sử dụng và khai thác những cơ hôi đến với mình. Có như vậy thì mới có cơ hội phát triển, tạo uy tín và tự khẳng định mình trong một nền kinh tế đầy sự cạnh tranh khốc liệt như mọi người vẫn thường nói "thương trường là chiến trường"chỉ khác chiến trường ngày xưa là bây giờ chiến đấu không dùng nhiều sức lực như ngày xưa nhưng lai sử dụng nhiều đến chất xám. Chính vì vậy mà Công ty CPTMVT Thủy An ngoài việc sửa chữa và đóng mới tàu còn kinh doanh vận chuyển hàng hóa thương mại và công ty đã dần khẳng định mình trên thị trường và đóng góp một phần nhỏ vào sự phát triển nền kinh tế của đât nước mình. Sau thời gian 2 năm em được học tập ở trường và thời gian em đi thực tế tại công ty, đây là điều kiện thuận lợi, rất bổ ích đối với bản thân em nói riêng và các bạn khác đang theo học ở trường mình nói chung. Qua thời gian này chúng em đã vận dụng được những kiến thức mà chúng em được các thầy cô truyền đạt cho vào trong những hoạt động sản xuất kinh doanh thực tế đang diễn ra hàng ngày. Giúp chúng em phần nào đó hiểu được công việc thực tế sau nay của bản thân và lấy đó làm những kinh nghiệm đâu tiên để phục vụ cho công việc sau này. Ngoài chuyên môn nghiệp vụ chúng em còn được học cả các phong cách làm việc nhanh nhẹn của những con người trong nền kinh tế công nghiệp hiện đại đặc biệt là thái độ tôn trọng trong công việc của cán bộ công nhân viên trong công ty. Sau thời gian 2 tháng thực tập tại công ty dưới sự hướng dẫn trực tiếp của cô giáo Phạm Thị Thu Hằng và sự hướng dẫn tận tình của các cô chú, các anh chị trong công ty và với sự cố gắng của chính bản thân em đã hoàn thành bản báo cáo của mình. Do thời gian và trình độ của em còn hạn chế, nên bản báo cáo của em còn nhiều thiếu sót và chưa được phù hợp lắm, nhiều chỗ không được trôi chảy. Chính vì vậy em rất mong nhận được sự góp ý và những lời chỉ bảo của các thầy cô giáo, các cô chúm, anh chị trong công ty để bài báo cáo thực tập cuối khóa này của em được tốt và hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo!. Hà Nội, ngày 20 tháng 8 năm 2007 Học sinh thực hiện Phạm Thị Oanh MỤC LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docM0354.doc
Tài liệu liên quan