Thứ nhất, sửa đổi điểm a, khoản 2 Điều
36 Bộ luật TTHS năm 201512 như sau:
“2. Khi tiến hành tố tụng hình sự, Thủ
trưởng Cơ quan điều tra có những nhiệm vụ,
quyền hạn:
a) Quyết định tạm đình chỉ việc giải
quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị
khởi tố; quyết định phục hồi giải quyết tố
giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố;
quyết định khởi tố, không khởi tố, bổ sung
hoặc thay đổi quyết định khởi tố vụ án; quyết
định khởi tố, bổ sung hoặc thay đổi quyết
định khởi tố bị can; quyết định nhập hoặc
tách vụ án; quyết định ủy thác điều tra;.”.
Thứ hai, sửa đổi điểm b, khoản 2 Điều
39 Bộ luật TTHS năm 201513 như sau:
“2. Khi tiến hành tố tụng hình sự đối với
tội phạm ít nghiêm trọng trong trường hợp
phạm tội quả tang, chứng cứ và lý lịch người
phạm tội rõ ràng, những người quy định tại
các điểm a, b, c, d và đ khoản 2 Điều 35 của
Bộ luật này có những nhiệm vụ, quyền hạn:
.
b) Quyết định tạm đình chỉ việc giải
quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị
khởi tố; quyết định phục hồi giải quyết tố
giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố;
quyết định khởi tố, không khởi tố, thay đổi
hoặc bổ sung quyết định khởi tố vụ án; quyết
định khởi tố, thay đổi hoặc bổ sung quyết
định khởi tố bị can”.
5 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 20/01/2022 | Lượt xem: 244 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tin báo, tố giác về tội phạm, kiến nghị khởi tố theo quy định của bộ luật tố tụng hình sự năm 2015, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Số 5(405) - T3/202050 NGHIÊN CỨULẬP PHÁP
THỰC TIỄN PHÁP LUẬT
1. Một số quy định chung về tố giác, tin
báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố
Bộ luật Tố tụng Hình sự (TTHS) năm
2003 không đưa ra khái niệm về tin báo, tố
giác về tội phạm và kiến nghị khởi tố. Do đó,
đã dẫn đến những cách hiểu khác nhau về
các khái niệm này. Theo quy định tại Điều
100 và Điều 101 Bộ luật TTHS năm 2003,
chủ thể của tố giác về tội phạm phải là công
dân, nhưng trên thực tế, tố giác về tội phạm
không chỉ do công dân Việt Nam, mà còn do
người nước ngoài cung cấp. Do đó, nếu chỉ
quy định công dân Việt Nam mới có quyền
tố giác tội phạm là chưa đầy đủ. Khắc phục
được thiếu sót này, Bộ luật TTHS năm 2015
đã thay thế “tố giác của công dân” thành “tố
giác của cá nhân” để mở rộng diện người tố
giác về tội phạm. Và cá nhân ở đây bao gồm
cả công dân Việt Nam và người nước ngoài.
Đối với tin báo về tội phạm, Bộ luật
TTHS năm 2003 quy định gồm có tin báo
của cơ quan, tổ chức và tin báo trên các
phương tiện thông tin đại chúng1. Tuy nhiên,
thực tiễn áp dụng cho thấy, tin báo là thông
Tin BáO, Tố giác vỀ Tội phạm, KiẾn nghỊ KhỞi Tố
ThEO Quy đỊnh của Bộ luậT Tố TỤng hÌnh SỰ nĂm 2015
Ngô Văn Vịnh*
* TS. Bộ môn Pháp luật và NVCA, Học viện Chính trị CAND.
Thông tin bài viết:
Từ khóa: Tin báo về tội phạm; tố giác về tội
phạm; kiến nghị khởi tố; Bộ luật Tố tụng
hình sự.
Lịch sử bài viết:
Nhận bài : 21/02/2020
Biên tập : 27/02/2020
Duyệt bài : 02/03/2020
Article Infomation:
Key words: Criminal Information; crime
accusations; prosecution petitions; the
Criminal Procedure Code.
Article History:
Received : 21 Feb. 2020
Edited : 27 Feb. 2020
Approved : 02 Mar. 2020
Tóm tắt:
Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 đã khắc phục được cơ bản
những bất cập quy định về tin báo, tố giác về tội phạm và kiến
nghị khởi tố trong Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003. Tuy
nhiên, vẫn còn những vấn đề liên quan đến việc giải quyết tin
báo, tố giác về tội phạm và kiến nghị khởi tố cần được sửa đổi,
bổ sung cho phù hợp với tình hình mới.
Abstract:
The Criminal Procedure Code of 2015 has substantially
overcome the inadequacies of criminal information,
denunciations, and petitions, which were considered as
shortcomings in the Criminal Procedure Code of 2003.
However, there are still issues in the applicable Code related
to criminal information, criminal accusations and prosecution
petitions that need to be reviewed and amended for further
improvements so that it would be appropriate with the new
situation.
1 Khoản 2 và khoản 3 Điều 100 Bộ luật TTHS năm 2003.
51Số 5(405) - T3/2020
NGHIÊN CỨU
LẬP PHÁP
THỰC TIỄN PHÁP LUẬT
tin về vụ việc phạm tội, ngoài cơ quan, tổ
chức báo tin, thì cá nhân cũng báo rất nhiều
tin về vụ việc mà mình biết cho cơ quan có
thẩm quyền giải quyết2. Do đó, Bộ luật
TTHS năm 2015 đã bổ sung cả tin báo về tội
phạm của cá nhân.
Từ thực tiễn tiếp nhận, giải quyết tố
giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi
tố, khoản 1, 2, 3 Điều 144 Bộ luật TTHS
năm 2015 đưa ra khái niệm tố giác, tin báo
về tội phạm và kiến nghị khởi tố, cụ thể như
sau:
“Tố giác về tội phạm là việc cá nhân
phát hiện và tố cáo hành vi có dấu hiệu tội
phạm với cơ quan có thẩm quyền.
Tin báo về tội phạm là thông tin về vụ
việc có dấu hiệu tội phạm do cơ quan, tổ
chức, cá nhân thông báo với cơ quan có
thẩm quyền hoặc thông tin về tội phạm trên
phương tiện thông tin đại chúng.
Kiến nghị khởi tố là việc cơ quan nhà
nước có thẩm quyền kiến nghị bằng văn bản
và gửi kèm theo chứng cứ, tài liệu liên quan
cho Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát có thẩm
quyền xem xét, xử lý vụ việc có dấu hiệu tội
phạm”.
Về hình thức của tố giác và tin báo về
tội phạm, theo Điều 101 Bộ luật TTHS năm
20033, tố giác về tội phạm của công dân có
thể bằng miệng hoặc bằng văn bản, còn tin
báo về tội phạm của cơ quan, tổ chức phải
được thể hiện bằng văn bản. Tuy nhiên, xét
về mặt học thuật, việc sử dụng thuật ngữ
“bằng miệng” chỉ phù hợp với văn nói và
chưa bao quát hết được các trường hợp xảy
ra4. Vì vậy, khoản 4 Điều 144 Bộ luật TTHS
năm 2015 đã sửa đổi quy định này thành:
“Tố giác, tin báo về tội phạm có thể bằng lời
hoặc bằng văn bản”, tức là đã thay “bằng
miệng” thành “bằng lời”. Theo đó, tin báo
về tội phạm cũng có thể bằng lời hoặc bằng
văn bản.
Ngoài ra, khoản 5 Điều 144 Bộ luật
TTHS năm 2015 cũng đã bổ sung trách
nhiệm của việc cố ý tố giác, báo tin về tội
phạm sai sự thật. Tuy nhiên, như đã nêu ở
trên, tố giác, tin báo về tội phạm có thể của
cá nhân hoặc cơ quan, tổ chức, do đó nếu chỉ
quy định trách nhiệm của “người nào”, tức
là của cá nhân như trên là chưa đầy đủ. Để
chặt chẽ hơn, cần bổ sung cả trách nhiệm của
cơ quan, tổ chức, do đó chúng tôi kiến nghị
sửa đổi khoản 5 Điều 144 Bộ luật TTHS
năm 2015 như sau:
“Cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân nào cố
ý tố giác, báo tin về tội phạm sai sự thật thì
tuỳ tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý
kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị
truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định
của luật”.
2. Trách nhiệm tiếp nhận và thẩm quyền
giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm,
kiến nghị khởi tố
Khoản 2 Điều 145 Bộ luật TTHS năm
2015 quy định, cơ quan, tổ chức có trách
nhiệm tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm
và kiến nghị khởi tố, gồm: a) Cơ quan điều
tra, Viện kiểm sát tiếp nhận tố giác, tin báo
về tội phạm, kiến nghị khởi tố; b) Cơ quan,
tổ chức khác tiếp nhận tố giác, tin báo về tội
2 Nguyễn Ngọc Anh (chủ biên), Ngô Đức Thắng, Đào Anh Tới, Lê Hà Thắng, Phan Dương Điệp, Tài liệu tập
huấn chuyên sâu Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015, Nxb. Thanh niên, Hà Nội, 2016, tr.134.
3 Công dân có thể tố giác tội phạm với Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án hoặc với các cơ quan khác, tổ
chức. Nếu tố giác bằng miệng thì cơ quan, tổ chức tiếp nhận phải lập biên bản và có chữ ký của người tố
giác.
Cơ quan, tổ chức khi phát hiện hoặc nhận được tố giác của công dân phải báo tin ngay về tội phạm cho Cơ
quan điều tra bằng văn bản.
4 Chẳng hạn như công dân gọi điện thoại đến cơ quan Công an để tố giác tội phạm thì đây là tố giác bằng
miệng hay bằng điện thoại?.
Số 5(405) - T3/202052 NGHIÊN CỨULẬP PHÁP
THỰC TIỄN PHÁP LUẬT
phạm. Tuy nhiên, cùng với Cơ quan điều tra
và Viện kiểm sát thì cơ quan được giao
nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều
tra cũng là đầu mối tiếp nhận chủ yếu đối với
nguồn tin về tội phạm (trừ kiến nghị khởi
tố). Vì vậy, chúng tôi cho rằng, cần quy định
riêng về trách nhiệm tiếp nhận đối với các
cơ quan này trong Bộ luật để thể hiện được
rõ vai trò của các cơ quan này, đồng thời là
cơ sở pháp lý để văn bản dưới luật hướng
dẫn cụ thể5.
Trên cơ sở quy định trên của Bộ luật
TTHS năm 2015, khoản 1 Điều 5 Thông tư
liên tịch số 01/2017/TTLT-BCA-BQP-BTC-
BNN&PTNT-VKSNDTC ngày 29/12/2017
quy định sự phối hợp giữa các cơ quan có
thẩm quyền trong việc thực hiện một số quy
định của Bộ luật TTHS năm 2015 về tiếp
nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm,
kiến nghị khởi tố đã quy định cụ thể các cơ
quan, tổ chức có trách nhiệm tiếp nhận tố
giác, tin báo về tội phạm6. Với quy định này,
cơ quan, tổ chức khác có trách nhiệm tiếp
nhận tố giác, tin báo về tội phạm có phạm
vi rất rộng, bao gồm: Công an xã, phường,
thị trấn; Đồn Công an, Trạm Công an; Tòa
án các cấp; cơ quan báo chí và các cơ quan,
tổ chức khác. Như vậy, cơ quan, tổ chức
khác có trách nhiệm tiếp nhận không chỉ tố
giác về tội phạm của cá nhân mà còn cả tin
báo về tội phạm của cơ quan, tổ chức khác.
Chúng tôi cho rằng, quy định này chưa hợp
lý, bởi lẽ các cơ quan, tổ chức đều có quyền
và nghĩa vụ báo tin về tội phạm như nhau;
hơn nữa, nếu theo quy định này sẽ dẫn đến
tình trạng đùn đẩy việc báo tin giữa các cơ
quan, tổ chức này cho cơ quan có thẩm
quyền giải quyết tố giác, tin báo về tội
phạm. Do đó, cần quy định rõ theo hướng:
Công an xã, phường, thị trấn; Đồn công an,
Trạm công an; Tòa án các cấp; cơ quan báo
chí có trách nhiệm tố giác, tin báo về tội
phạm; các cơ quan, tổ chức khác chỉ có
trách nhiệm tiếp nhận tố giác, tin báo về tội
phạm của cá nhân.
Ngoài ra, cùng với việc giải quyết tố
giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi
tố, khoản 4 Điều 145 Bộ luật TTHS năm
2015 đã quy định trách nhiệm của việc thông
báo kết quả giải quyết này7. Quy định việc
thông báo này cũng là một hình thức để cá
nhân, cơ quan, tổ chức đã tố giác, báo tin và
cơ quan nhà nước kiến nghị khởi tố giám sát
việc giải quyết của cơ quan có thẩm quyền.
Theo chúng tôi, cần bổ sung việc gửi kết quả
giải quyết cho Viện kiểm sát cùng cấp hoặc
Viện kiểm sát có thẩm quyền. Bởi vì, Viện
kiểm sát có nhiệm vụ, quyền hạn kiểm sát
việc tiếp nhận và giải quyết tố giác, tin báo
về tội phạm, kiến nghị khởi tố, và khoản 5
5 Điểm b, khoản 1 Điều 5 Thông tư liên tịch số 01/2017/TTLT-BCA-BQP-BTC-BNN&PTNT-VKSNDTC,
ngày 29/12/2017 quy định việc phối hợp giữa các cơ quan có thẩm quyền trong việc thực hiện một số quy
định của Bộ luật TTHS năm 2015 về tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố,
cũng đã quy định về trách nhiệm tiếp nhân tố giác, tin báo về tội phạm của cơ quan được giao nhiệm vụ tiến
hành một số hoạt động điều tra.
6 Các cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm:
a) Cơ quan điều tra;
b) Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra;
c) Viện kiểm sát các cấp;
d) Các cơ quan, tổ chức quy định tại điểm b khoản 2 Điều 145 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 gồm: Công
an xã, phường, thị trấn, Đồn công an, Trạm công an; Tòa án các cấp; cơ quan báo chí và các cơ quan, tổ
chức khác.
7 “Cơ quan có thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố có trách nhiệm thông báo
kết quả giải quyết cho cá nhân, cơ quan, tổ chức đã tố giác, báo tin về tội phạm, kiến nghị khởi tố”.
53Số 5(405) - T3/2020
NGHIÊN CỨU
LẬP PHÁP
THỰC TIỄN PHÁP LUẬT
Điều 146 Bộ luật TTHS năm 2015 đã quy
định về trách nhiệm thông báo việc tiếp nhận
tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi
tố cho Viện kiểm sát8. Do đó, khoản 4 Điều
145 Bộ luật TTHS năm 2015 cần được sửa
đổi như sau:
“Cơ quan có thẩm quyền giải quyết tố
giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố
có trách nhiệm gửi kết quả giải quyết cho
Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện kiểm sát
có thẩm quyền và thông báo kết quả giải
quyết cho cá nhân, cơ quan, tổ chức đã tố
giác, báo tin về tội phạm, kiến nghị khởi tố”.
3. Phục hồi giải quyết tố giác, tin báo về
tội phạm, kiến nghị khởi tố
Cùng với quy định mới về tạm đình chỉ
việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm,
kiến nghị khởi tố, Điều 149 Bộ luật TTHS
năm 2015 đã quy định về phục hồi giải quyết
tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi
tố9. Với quy định này, thẩm quyền ra quyết
định phục hồi giải quyết tố giác, tin báo về
tội phạm, kiến nghị khởi tố chỉ thuộc về cơ
quan điều tra và cơ quan được giao nhiệm
vụ tiến hành một số hoạt động điều tra. Tuy
nhiên, theo khoản 4 Điều 147 Bộ luật TTHS
năm 201510, Viện kiểm sát cũng có quyền ra
quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết tố
giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố11.
Do đó, khi lý do tạm đình chỉ việc giải quyết
tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi
tố không còn, Viện kiểm sát cũng có quyền
ra quyết định phục hồi giải quyết tố giác, tin
báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố. Nói cách
khác, Viện kiểm sát, Cơ quan điều tra và cơ
quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số
hoạt động điều tra đều có quyền ra quyết
định phục hồi giải quyết tố giác, tin báo về
tội phạm, kiến nghị khởi tố. Theo đó, chúng
tôi kiến nghị sửa đổi khoản 1 Điều 149 Bộ
luật TTHS năm 2015 như sau:
“1. Khi lý do tạm đình chỉ việc giải quyết
tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi
tố không còn, cơ quan điều tra, Viện kiểm
sát, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành
một số hoạt động điều tra ra quyết định phục
hồi giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm,
kiến nghị khởi tố. Thời hạn giải quyết tố
giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố
tiếp không quá 01 tháng kể từ ngày ra quyết
định phục hồi”.
Đồng thời, chúng tôi cho rằng, cần sửa
đổi một số điều luật có liên quan theo hướng
bổ sung quyền ra quyết định phục hồi giải
8 Trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố, cơ quan điều
tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra có trách nhiệm thông báo bằng văn bản
về việc tiếp nhận đó cho Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện kiểm sát có thẩm quyền.
9 Khi lý do tạm đình chỉ việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố không còn, cơ quan
điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra ra quyết định phục hồi giải quyết
tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố. Thời hạn giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị
khởi tố tiếp không quá 01 tháng kể từ ngày ra quyết định phục hồi.
Trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày ra quyết định phục hồi giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị
khởi tố, cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải gửi quyết
định phục hồi cho Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện kiểm sát có thẩm quyền, cơ quan, tổ chức, cá nhân đã
tố giác, báo tin về tội phạm, kiến nghị khởi tố.
10 Trình tự, thủ tục, thời hạn Viện kiểm sát giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố được thực
hiện theo quy định tại Điều này
11 1. Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố, Cơ quan
điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải kiểm tra, xác minh và ra một
trong các quyết định:
a) Quyết định khởi tố vụ án hình sự;
b) Quyết định không khởi tố vụ án hình sự;
c) Quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố.
Số 5(405) - T3/202054 NGHIÊN CỨULẬP PHÁP
THỰC TIỄN PHÁP LUẬT
quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị
khởi tố cho các chủ thể tương ứng để đảm
bảo tính thống nhất, chặt chẽ, cụ thể:
Thứ nhất, sửa đổi điểm a, khoản 2 Điều
36 Bộ luật TTHS năm 201512 như sau:
“2. Khi tiến hành tố tụng hình sự, Thủ
trưởng Cơ quan điều tra có những nhiệm vụ,
quyền hạn:
a) Quyết định tạm đình chỉ việc giải
quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị
khởi tố; quyết định phục hồi giải quyết tố
giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố;
quyết định khởi tố, không khởi tố, bổ sung
hoặc thay đổi quyết định khởi tố vụ án; quyết
định khởi tố, bổ sung hoặc thay đổi quyết
định khởi tố bị can; quyết định nhập hoặc
tách vụ án; quyết định ủy thác điều tra;...”.
Thứ hai, sửa đổi điểm b, khoản 2 Điều
39 Bộ luật TTHS năm 201513 như sau:
“2. Khi tiến hành tố tụng hình sự đối với
tội phạm ít nghiêm trọng trong trường hợp
phạm tội quả tang, chứng cứ và lý lịch người
phạm tội rõ ràng, những người quy định tại
các điểm a, b, c, d và đ khoản 2 Điều 35 của
Bộ luật này có những nhiệm vụ, quyền hạn:
...
b) Quyết định tạm đình chỉ việc giải
quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị
khởi tố; quyết định phục hồi giải quyết tố
giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố;
quyết định khởi tố, không khởi tố, thay đổi
hoặc bổ sung quyết định khởi tố vụ án; quyết
định khởi tố, thay đổi hoặc bổ sung quyết
định khởi tố bị can”.
Thứ ba, sửa đổi điểm b, khoản 3 Điều
39 như sau:
“3. Khi tiến hành tố tụng hình sự đối với
tội phạm nghiêm trọng, rất nghiêm trọng,
đặc biệt nghiêm trọng hoặc tội phạm ít
nghiêm trọng nhưng phức tạp, những người
được quy định tại các điểm a, b, c, d và đ
khoản 2 Điều 35 của Bộ luật này có những
nhiệm vụ, quyền hạn: ...
b) Quyết định tạm đình chỉ việc giải
quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị
khởi tố; quyết định phục hồi giải quyết tố
giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố;
quyết định khởi tố, không khởi tố, thay đổi
hoặc bổ sung quyết định khởi tố vụ án”.
Thứ tư, sửa đổi điểm b, khoản 2 Điều 40
Bộ luật TTHS năm 201514 như sau:
“2. Khi tiến hành tố tụng hình sự, những
người được quy định tại điểm e và điểm g
khoản 2 Điều 35 của Bộ luật này có những
nhiệm vụ, quyền hạn: ...
b) Quyết định tạm đình chỉ việc giải
quyết nguồn tin về tội phạm; quyết định phục
hồi giải quyết nguồn tin về tội phạm; quyết
định khởi tố, không khởi tố, thay đổi hoặc bổ
sung quyết định khởi tố vụ án”.
Thứ năm, sửa đổi điểm b, khoản 2 Điều
41 Bộ luật TTHS năm 201515 như sau:
“2. Khi thực hành quyền công tố và kiểm
sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động
tố tụng hình sự, Viện trưởng Viện kiểm sát
có những nhiệm vụ, quyền hạn:
b) Quyết định tạm đình chỉ việc giải
quyết nguồn tin về tội phạm; quyết định phục
hồi giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm,
kiến nghị khởi tố; quyết định khởi tố, không
khởi tố, bổ sung hoặc thay đổi quyết định
khởi tố vụ án; quyết định khởi tố, bổ sung
hoặc thay đổi quyết định khởi tố bị can;
quyết định nhập, tách vụ án” n
12 Quy định về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra.
13 Quy định nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của cấp trưởng, cấp phó, cán bộ điều tra của các cơ quan của
Bộ đội biên phòng, Hải quan, Kiểm lâm, lực lượng Cảnh sát biển, Kiểm ngư được giao nhiệm vụ tiến hành
một số hoạt động điều tra.
14 Quy định nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của cấp trưởng, cấp phó, cán bộ điều tra của các cơ quan
khác của Công an nhân dân, Quân đội nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra.
15 Quy định nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tin_bao_to_giac_ve_toi_pham_kien_nghi_khoi_to_theo_quy_dinh.pdf