Tính an toàn của phẫu thuật điều trị sỏi niệu ở bệnh nhân có tuổi
Tính an toàn của phẫu thuật lấy sỏi ở bệnh
nhân lớn tuổi
Đối với sỏi thận, 88.3% bệnh nhân được mổ
mở chủ yếu là phẫu thuật mở bể thận và chủ mô
thận lấy sỏi; chỉ 11,7% được lấy sỏi thận qua da.
Ở các bệnh nhân trên 70 tuổi, chúng tôi chủ
trương chỉ lấy sỏi thận qua da đối với các trường
hợp thận ứ nước do sỏi bể thận hoặc sỏi bể thận
kèm sỏi đài dưới. Các trường hợp sỏi thận còn
lại chúng tôi mổ mở lấy sỏi. Thời gian mổ và tỷ
lệ tai biến, biến chứng giữa hai nhóm mổ mở lấy
sỏi và lấy sỏi thận qua da tương tự nhau.
Tất cả các trường hợp sỏi niệu quản đoạn
lưng đều được nội soi lấy sỏi: 71,4% phẫu thuật
nội soi sau phúc mạc và 28,6% tán sỏi nội soi
bằng Holmium: YAG laser. Chúng tôi chỉ định
lấy sỏi qua nội soi sau phúc mạc khi sỏi kích
thước trên 10mm và tán sỏi nội soi với laser cho
những sỏi có kích thước nhỏ hơn.
79,4% các sỏi niệu quản đoạn chậu được tán
sỏi nội soi bằng năng lượng siêu âm hoặc
Holmium:YAG laser. Chúng tôi có 6 trường hợp
mổ mở lấy sỏi do sỏi lớn trên 2cm kèm theo hẹp
niệu quản dưới sỏi.
Chúng tôi không gặp tai biến nào trong phẫu
thuật lấy sỏi niệu ở bệnh nhân trên 70 tuổi. So
sánh với nhóm bệnh nhân ít tuổi hơn, tỷ lệ biến
chứng sau mổ sỏi ở những bệnh nhân trên 70
tuổi không khác biệt đáng kể. Tuy nhiên thời
gian nằm viện sau mổ ở những bệnh nhân trên
70 tuổi dài hơn có ý nghĩa thống kê so với những
bệnh nhân 60 đến 70 tuổi. Chúng tôi lý giải sự
khác biệt này là do tâm lý những bệnh nhân lớn
tuổi không muốn xuất viện sớm.
6 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 28/01/2022 | Lượt xem: 202 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tính an toàn của phẫu thuật điều trị sỏi niệu ở bệnh nhân có tuổi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản Số 1 * 2008 Nghiên cứu Y học
Niệu Khoa 1
TÍNH AN TOÀN CỦA PHẪU THUẬT ĐIỀU TRỊ SỎI NIỆU
Ở BỆNH NHÂN CÓ TUỔI
Nguyễn Hoàng Đức*, Trần Lê Linh Phương*
TÓM TẮT
Mục đích: đánh giá tính an toàn của phẫu thuật điều trị sỏi niệu ở bệnh nhân trên 70 tuổi
Đối tượng – phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu cắt ngang các bệnh nhân có tuổi trên 70 được phẫu
thuật điều trị sỏi niệu tại bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM. Các yếu tố ghi nhận trong nghiên cứu: đặc điểm
và kích thước sỏi, tỷ lệ các bệnh nội khoa có sẵn của bệnh nhân, thời gian mổ, tỷ lệ các tai biến trong mổ và biến
chứng sớm sau mổ, thời gian nằm viện sau mổ. Chúng tôi so sánh đối chiếu từng cặp các yếu tố nói trên với một
nhóm bệnh nhân có cùng đặc điểm giới tính và đặc điểm sỏi, nhưng tuổi từ 60 – 70. Thống kê y sinh học bằng
SPSS 14.0.
Kết quả: từ tháng 1/2005 đến tháng 6/2007, 84 bệnh nhân (37 nam và 47 nữ) được đưa vào nhóm nghiên
cứu. Tuổi trung bình 76 ± 4 (nhỏ nhất 71 tuổi; lớn nhất 88 tuổi). Sỏi bể thận chiếm 40.5%; sỏi niệu quản đoạn
lưng 25% và sỏi niệu quản đoạn chậu 34.5%. 92% bệnh nhân có phân loại ASA II và 8% có phân loại ASA I.
Các bệnh nội khoa có sẵn gồm: cao huyết áp (40%), đái tháo đường (40%), bệnh tim thiếu máu (12%) và di
chứng tai biến mạch não (8%). Các loại phẫu thuật đã thực hiện với sỏi thận: 88.3% mổ mở, 77.7% lấy sỏi qua
da; với sỏi niệu quản đoạn lưng: phẫu thuật nội soi 100%; với sỏi niệu quản đoạn chậu: mổ mở 20.6%, tán sỏi nội
soi 79.4%. So với nhóm bệnh nhân trẻ tuổi hơn, bệnh nhân tuổi trên 70 có thời gian nằm viện sau mổ dài hơn
nhưng tỷ lệ tai biến – biến chứng của phẫu thuật là như nhau
Kết luận: phẫu thuật điều trị sỏi niệu ở bệnh nhân trên 70 tuổi với ASA từ một đến hai là phẫu thuật
an toàn.
ABSTRACT
IS SURGERY SAFE FOR AGING PATIENTS WITH URINARY TRACT CALCULI?
Nguyen Hoang Duc,Tran Le Linh Phuong
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 12 – Supplement of No 1 - 2008: 262 - 265
Objectives: To assess the safety and efficacy of urinary calculi surgery in patients more than 70 years old
Patients and methods: we retrospectively evaluated the data of surgery in 84 patients with renal and
ureteral calculi performed in our hospital between January 2005 and June 2007 with end-points on rate of
complications of surgery. We compared these data with the data of another 84 patients with the same characters of
stones but aged from 60 to 70 years old.
Results: mean age of patient was 76 ± 4 (range from 71 to 88 years old). Stones were in renal pelvis in
40.5% of cases; in upper ureter in 25% and lower ureter in 34.5% of cases. 92% of patients had ASA II and 8%
had ASA I. Significant medical history of patients included hypertension (40%), diabetes mellitus (40%),
ischemic heart disease (12%) and cerebrovascular disease (8%). In patients with renal calculi, 88.3% had open
surgery whereas 100% of patient with upper ureteral calculi and 79.4% of patients with lower ureteral calculi
had minimally invasive surgery. Patients over 70 years old had longer post-op stay but the same rate of
complications compared to younger ones.
Conclusion: urinary calculi surgery in patient above 70 years old with ASA from 1 to 2 is safe.
* Khoa Tiết Niệu, Bệnh viện ĐHYD TPHCM
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản Số 1 * 2008 Nghiên cứu Y học
Niệu Khoa 2
ĐẶT VẤN ĐỀ
Theo Asper(1) tần suất sỏi niệu ở người trên
65 tuổi là 2% và nguy cơ sỏi niệu có khuynh
hướng tăng theo tuổi(2). Khi sỏi ảnh hưởng đến
chức năng của đường tiết niệu, có chỉ định can
thiệp ngoại khoa lấy sỏi. Ở người có tuổi, tỷ lệ tử
vong trong thời gian phẫu thuật cao gấp ba lần
so với người ít tuổi hơn(3).
Hiện nay, y vănViệt Nam có rất ít tài liệu liên
quan đến tính an toàn của phẫu thuật sỏi niệu ở
bệnh nhân có tuổi. Để trả lời được câu hỏi “phẫu
thuật điều trị sỏi niệu có an toàn cho bệnh nhân
lớn tuổi hay không?” chúng tôi tiến hành nghiên
cứu nhằm mục đích đánh giá tỷ lệ biến chứng
trong và sau mổ, thời gian nằm viện sau mổ của
những bệnh nhân trên 70 tuổi được phẫu thuật
sỏi niệu tại bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM.
ĐỐI TƯỢNG – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu cắt ngang (cross sectional study)
tại khoa Ngoại Tổng hợp Bệnh viện Đại học Y
Dược từ tháng 1/2005 đến tháng 6/2007.
Đối tượng nghiên cứu gồm những bệnh
nhân được phẫu thuật điều trị sỏi thận hoặc sỏi
niệu quản với những đặc điểm sau:
- Tuổi trên 70 (tính ở thời điểm phẫu thuật).
- Phân loại ASA của hội gây mê Hoa Kỳ
(American Society of Anesthesiology) ở thời
điểm phẫu thuật dưới 2.
- Chỉ bị sỏi tiết niệu một bên, creatinine
huyết thanh < 2mg/dl.
- Không có tình trạng nhiễm trùng niệu đang
tiến triển chưa kiểm soát được.
- Không có tình trạng rối loạn đông cầm máu
chưa điều chỉnh được.
Lựa chọn phương pháp điều trị sỏi
Hoàn toàn tùy thuộc thói quen của phẫu
thuật viên.
Đối với sỏi thận
Mở bể thận lấy sỏi, mở bể thận – chủ mô lấy
sỏi hoặc lấy sỏi thận qua da (PCNL).
Đối với sỏi niệu quản đoạn lưng
Nội soi sau phúc mạc lấy sỏi, tán sỏi nội soi
Đối với sỏi niệu quản đoạn chậu
Mở niệu quản lấy sỏi, tán sỏi nội soi
Các yếu tố được ghi nhận trong nghiên cứu
Đặc điểm và kích thước sỏi, tỷ lệ các bệnh
nội khoa có sẵn của bệnh nhân, thời gian mổ, tỷ
lệ các tai biến trong mổ và biến chứng sớm sau
mổ, thời gian nằm viện sau mổ. Chúng tôi so
sánh đối chiếu từng cặp các yếu tố nói trên với
một nhóm bệnh nhân có cùng đặc điểm giới tính
và đặc điểm sỏi, nhưng tuổi từ 60 – 70.
Quản lý số liệu và xử lý thống kê bằng phần
mềm SPSS 14.0. Chúng tôi sử dụng thống kê mô
tả, phép kiểm t (student test) và chi bình thương
để so sánh các biến số định lượng và định tính.
Sự khác biệt được kết luận có ý nghĩa thống kê
khi p<0.05 với độ tin cậy 95%
KẾT QUẢ
Từ tháng 1/2005 đến tháng 6/2007, 1903 bệnh
nhân được mổ lấy sỏi đường tiết niệu trên tại
bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM; trong đó 84
bệnh nhân (37 nam và 47 nữ) được đưa vào
nhóm nghiên cứu (tỷ lệ 4,4%). Tuổi trung bình
76 ± 4 (nhỏ nhất 71 tuổi; lớn nhất 88 tuổi).
Đặc điểm của sỏi và tỷ lệ các bệnh nội khoa
có sẵn của bệnh nhân được trình bày ở bảng 1 và
2. Đối với các bệnh nội khoa có sẵn của bệnh
nhân, chúng tôi chỉ thống kê loại bệnh có ảnh
hưởng nhiều nhất đến sức khỏe của bệnh nhân.
Bảng 1 – Đặc điểm của bệnh nhân và đặc điểm sỏi
Số lượng (n) Tỷ lệ
%
Sỏi bên phải 43 51,2
Sỏi bên trái 41 48,8
Sỏi thận (san hô hoặc bán san hô) 34 40,5
Sỏi niệu quản đoạn lưng 21 25
Sỏi niệu quản đoạn chậu 29 34,5
Bảng 2 – Các bệnh nội khoa có sẵn của bệnh nhân và
phân loại ASA trước mổ
Số lượng (n) Tỷ lệ %
Cao huyết áp 34 40%
Đái tháo đường 34 40%
Bệnh tim thiếu máu 10 12%
Di chứng tai biến mạch não 6 8%
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản Số 1 * 2008 Nghiên cứu Y học
Niệu Khoa 3
Số lượng (n) Tỷ lệ %
Phân loại ASA I 6 8%
Phân loại ASA II 78 92%
Các loại phẫu thuật lấy sỏi đã thực hiện trên
bệnh nhân được trình bày ở bảng 3.
Tỷ lệ các tai biến phẫu thuật và các biến
chứng sau mổ, thời gian hậu phẫu của bệnh
nhân được trình bày ở bảng 4. Chúng tôi cũng
so sánh các tỷ lệ này với 84 bệnh nhân khác có
cùng các đặc điểm sỏi nhưng tuổi trẻ hơn, từ
60 đến 70.
Bảng 3 – Các loại phẫu thuật lấy sỏi
Phương pháp phẫu thuật Số lượng Tỷ lệ
%
Mổ mở bể thận 6 Mổ mở
Mổ mở bể thận –
chủ mô thận
24
88.3
Sỏi thận
Lấy sỏi qua
da
4 11.7
Tán sỏi
nội soi
6
28.6
Sỏi niệu
quản
đoạn
lưng
Nội soi sau
phúc mạc
15 71.4
Mổ mở lấy
sỏi
6 20.6 Sỏi niệu
quản
đoạn
chậu
Tán sỏi nội
soi
23 79.4
Bảng 4: Các tai biến – biến chứng và hiệu quả của
phẫu thuật lấy sỏi
Nhóm bệnh
nhân trên
70 tuổi
Nhóm bệnh
nhân
60 – 70 tuổi
Truyền máu trong mổ 5 (5.9%) 4 (4.7%)
Rò nước tiểu kéo dài 2 (2.3%) 3 (3.5%)
Nhiễm khuẩn vết mổ 6 (7.1%) 5 (5.9%)
Tỷ lệ % sót sỏi sau mổ 5 5
Trung bình số ngày nằm
viện sau mổ
5.9 ± 1.1 * 3.9 ± 0.7
(*) p=0.032
BÀN LUẬN
Các đặc điểm trước mổ của bệnh nhân
Tỷ lệ sỏi niệu ở bệnh nhân trên 70 tuổi của
chúng tôi là 4,4%. Tỷ lệ bệnh nhân nam của
chúng tôi (44%) thấp hơn hẳn so với tỷ lệ 71%
của Gentle(4) và 57,5% của Stoller(5) nhưng lại
tương đương với tỷ lệ 39% của Sahin(6). Chúng
tôi chưa lý giải được điều này vì nhóm nghiên
cứu của chúng tôi chưa thể đại diện được hết
cho toàn bộ dân số sỏi niệu ở người có tuổi.
Ở bệnh nhân trên 70 tuổi của chúng tôi, sỏi
thận ít gặp hơn sỏi niệu quản (40,5% sỏi thận so
với 59,5% sỏi niệu quản). Trái lại, Neuzillet(7) qua
khảo sát 110 trường hợp sỏi tiết niệu ở bệnh
nhân trên 70 tuổi đã ghi nhận: sỏi thận chiếm
53% và sỏi niệu quản 47%. Cũng trong nghiên
cứu này, ở những bệnh nhân tuổi từ 60 đến 70,
sỏi thận chiếm 55% và sỏi niệu quản 45%.
Chúng tôi nhận thấy các bệnh nội khoa có
sẵn thường gặp nhất ở bệnh nhân sỏi niệu trên
70 tuổi gồm cao huyết áp và tiểu đường, kế đến
là bệnh tim thiếu máu và ít gặp nhất là các di
chứng của tai biến mạch não. Kết quả này tương
tự với nghiên cứu của Sahin(6). Tuy nhiên ở 203
bệnh nhân trên 70 tuổi được phẫu thuật lấy sỏi
thận qua da của Dore(8), tỷ lệ bệnh cao huyết áp
nhiều gấp đôi bệnh tiểu đường và gấp năm lần
nhồi máu cơ tim.
92% bệnh nhân của chúng tôi có điểm ASA
trước mổ là 2; 8% có ASA trước mổ là 1. Chúng
tôi không chủ trương can thiệp ngoại khoa cho
các bệnh nhân có ASA ở mức 3 và 4. Trong
những trường hợp này chúng tôi điều trị các
bệnh nội khoa thật ổn định rồi mới tiến hành
phẫu thuật lấy sỏi. Nếu sỏi tắc nghẽn ảnh hưởng
nặng đến chức năng thận, chúng tôi tiến hành
chuyển lưu nước tiểu tạm thời bằng đặt thông
DJ niệu quản hoặc mở thông thận bằng chọc qua
da dưới hướng dẫn siêu âm. Đây là những thủ
thuật có thể thực hiện với vô cảm tại chỗ.
Tính an toàn của phẫu thuật lấy sỏi ở bệnh
nhân lớn tuổi
Đối với sỏi thận, 88.3% bệnh nhân được mổ
mở chủ yếu là phẫu thuật mở bể thận và chủ mô
thận lấy sỏi; chỉ 11,7% được lấy sỏi thận qua da.
Ở các bệnh nhân trên 70 tuổi, chúng tôi chủ
trương chỉ lấy sỏi thận qua da đối với các trường
hợp thận ứ nước do sỏi bể thận hoặc sỏi bể thận
kèm sỏi đài dưới. Các trường hợp sỏi thận còn
lại chúng tôi mổ mở lấy sỏi. Thời gian mổ và tỷ
lệ tai biến, biến chứng giữa hai nhóm mổ mở lấy
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản Số 1 * 2008 Nghiên cứu Y học
Niệu Khoa 4
sỏi và lấy sỏi thận qua da tương tự nhau.
Tất cả các trường hợp sỏi niệu quản đoạn
lưng đều được nội soi lấy sỏi: 71,4% phẫu thuật
nội soi sau phúc mạc và 28,6% tán sỏi nội soi
bằng Holmium: YAG laser. Chúng tôi chỉ định
lấy sỏi qua nội soi sau phúc mạc khi sỏi kích
thước trên 10mm và tán sỏi nội soi với laser cho
những sỏi có kích thước nhỏ hơn.
79,4% các sỏi niệu quản đoạn chậu được tán
sỏi nội soi bằng năng lượng siêu âm hoặc
Holmium:YAG laser. Chúng tôi có 6 trường hợp
mổ mở lấy sỏi do sỏi lớn trên 2cm kèm theo hẹp
niệu quản dưới sỏi.
Chúng tôi không gặp tai biến nào trong phẫu
thuật lấy sỏi niệu ở bệnh nhân trên 70 tuổi. So
sánh với nhóm bệnh nhân ít tuổi hơn, tỷ lệ biến
chứng sau mổ sỏi ở những bệnh nhân trên 70
tuổi không khác biệt đáng kể. Tuy nhiên thời
gian nằm viện sau mổ ở những bệnh nhân trên
70 tuổi dài hơn có ý nghĩa thống kê so với những
bệnh nhân 60 đến 70 tuổi. Chúng tôi lý giải sự
khác biệt này là do tâm lý những bệnh nhân lớn
tuổi không muốn xuất viện sớm.
KẾT LUẬN
Phẫu thuật lấy sỏi niệu ở bệnh nhân trên 70
tuổi với ASA trước mổ từ 1 đến 2 là phẫu thuật
an toàn. So với những bệnh nhân trẻ tuổi hơn,
phẫu thuật sỏi niệu ở bệnh nhân trên 70 tuổi có
tỷ lệ tai biến, biến chứng như nhau nhưng thời
gian nằm viện sau mổ kéo dài hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Asper, R., Epidemiology and socioeconomic aspects of
urolithiasis. Urol Res, 1984. 12(1): p. 1-5.
2 Daudon, M., et al., Sex- and age-related composition of 10 617
calculi analyzed by infrared spectroscopy. Urol Res, 1995.
23(5): p. 319-26.
3 Geriatric anesthesia, in Clinical Anesthesiology, G.E. Morgan,
M.S. Mikhail, and M.J. Murray, Editors. 2006, McGraw-Hill.
4 Gentle, D.L., et al., Geriatric urolithiasis. J Urol, 1997. 158(6):
p. 2221-4.
5 Stoller, M.L., et al., Percutaneous nephrolithotomy in the
elderly. Urology, 1994. 44(5): p. 651-4.
6 Sahin, A., et al., Percutaneous nephrolithotomy in patients
aged 60 years or older. J Endourol, 2001. 15(5): p. 489-91.
7 Neuzillet, Y., et al., (Urinary stones in subjects over the age of
sixty). Prog Urol, 2004. 14(4): p. 479-84.
8 Dore, B., et al., (Percutaneous nephrolithotomy (PCNL) in
subjects over the age of 70: a multicentre retrospective study of
210 cases). Prog Urol, 2004. 14(6): p. 1140-5.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản Số 1 * 2008 Nghiên cứu Y học
Niệu Khoa 5
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản Số 1 * 2008 Nghiên cứu Y học
Niệu Khoa 6
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tinh_an_toan_cua_phau_thuat_dieu_tri_soi_nieu_o_benh_nhan_co.pdf