Tính bản địa-Đặc trưng quan trọng làm nên sự hấp dẫn cho sân khấu dù kê của người khmer Nam Bộ

Cộng đồng người Khmer Nam Bộ là một cộng đồng góp phần làm nên đặc trưng đa văn hóa của dân tộc Việt Nam. Trong số 53 dân tộc thiểu số, có thể nói, người Khmer Nam Bộ là một cộng đồng song ngữ hoàn chỉnh. Ở đó, việc sử dụng ngôn ngữ quốc gia cũng như tiếng mẹ đẻ về cơ bản đều quan trọng như nhau. Chính nhờ đặc điểm đó chúng ta mới thấy hết giá trị văn hóa của tiếng mẹ đẻ (tiếng Khmer) trong biểu diễn sân khấu Dù kê ở Nam Bộ. Cho nên, chúng tôi cho rằng để luôn duy trì sự hấp dẫn của sân khấu Dù kê, chúng ta phải tạo điều kiện tốt để sân khấu này “đắm mình” trong môi trường tiếng mẹ đẻ của người Khmer. Đó là cách để từ đó có thể lựa chọn được đội ngũ diễn viên đáp ứng yêu cầu ngày càng phát triển của sân khấu Dù kê; đó cũng là cách để chúng ta luôn nuôi dưỡng “tính dân gian” của sân khấu Dù kê. Bởi vì, ngôn ngữ chỉ có sức sống mãnh liệt khi nó đích thực là phương tiện trong giao tiếp cộng đồng dân cư là chủ thể của ngôn ngữ đó.

pdf6 trang | Chia sẻ: huongthu9 | Lượt xem: 552 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tính bản địa-Đặc trưng quan trọng làm nên sự hấp dẫn cho sân khấu dù kê của người khmer Nam Bộ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Khoa học Chuyên đề “Nghệ thuật sân khấu Dù kê Khmer Nam Bộ - Di sản văn hóa dân tộc” Soá 13, thaùng 3/201458 Soá 13, thaùng 3/2014 59 TÍNH BẢN ĐỊA - ĐẶC TRƯNG QUAN TRỌNG LÀM NÊN SỰ HẤP DẪN CHO SÂN KHẤU DÙ KÊ CỦA NGƯỜI KHMER NAM BỘ Trần Trí Dõi1 Tóm tắt Trong bài viết chúng tôi phân tích rằng sức lôi cuốn của nghệ thuật biểu diễn Dù kê là nhờ đặc trưng bản địa của nó. Tính bản địa thể hiện rõ nét không chỉ ở xuất xứ mà còn thể hiện ở những yếu tố khác như trang phục, âm nhạc, vũ điệu ...v.v làm nên nét đặc thù Khmer Nam Bộ của nghệ thuật Dù kê. Chính vì thế, để loại hình nghệ thuật biểu diễn sân khấu dân gian này gắn chặt với đời sống của cộng đồng người Khmer Nam Bộ, việc lưu giữ và phát huy nghệ thuật biểu diễn Dù kê cũng có nghĩa là cần duy trì và bồi đắp thêm đặc trưng bản địa của loại hình nghệ thuật biểu diễn dân gian này. Từ khóa: Dù kê, Khmer Nam Bộ, nghệ thuật biểu diễn, văn hóa dân gian, bản địa, lễ hội truyền thống. Abstract This paper is to analyze native character of Du ke Southern Khmer theatre. The indigenousness demonstrates not only the origin but also its elements such as costume, music and dance, making Du ke Khmer unique. In order for Du ke to closely attach to Southern Khmer community’s life, the preservation and promotion of Du ke is needed to enrich native character of this type of art. Keywords: Du ke, Southern Khmer, performing art, folk culture, native, traditional festival 1 Giáo sư, Tiến sĩ, Chủ nhiệm Bộ môn “Ngôn ngữ và Văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam”, khoa Ngôn ngữ học; Giám đốc Trung tâm “Nghiên cứu phát triển Dân tộc thiểu số - Miền núi và Lưu vực sông Hồng” trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội). 1. Mở đầu Hiện nay, nhiều nhà nghiên cứu về nghệ thuật và văn hóa ở Việt Nam đã xác nhận Dù kê là một nghệ thuật biểu diễn sân khấu dân gian của người Khmer Nam Bộ. Trong đời sống cộng đồng người Khmer, đây là một loại hình nghệ thuật rất được ưa thích, có sức cuốn hút rộng rãi đối với người dân bình thường. Vì thế, trong những hoạt động lễ hội truyền thống của người Khmer ở miền tây Nam Bộ Việt Nam, biểu diễn sân khấu Dù kê luôn luôn là sự lựa chọn hàng đầu. Lý do Dù kê hấp dẫn cộng đồng người Khmer Nam Bộ là nhờ đặc trưng bản địa của nghệ thuật sân khấu dân gian này. Trong số những đặc điểm làm nên tính bản địa của Dù kê, ngôn ngữ Khmer (tiếng mẹ đẻ của người Khmer) giữ một vị trí hết sức quan trọng. Ở Việt Nam hiện nay, có lẽ về nguyên tắc, chỉ có sân khấu Dù kê là sân khấu dùng tiếng mẹ đẻ của người dân tộc thiểu số như là ngôn ngữ chính thức trong biểu diễn nghệ thuật sân khấu. 2. Nội dung 2.1. Sân khấu Dù kê có sức hấp dẫn mãnh liệt trong cộng đồng Khmer Nam Bộ 2.1.1. Hấp đẫn như thế nào? Những nghiên cứu đã có về sân khấu dân gian Nam Bộ đều xác nhận rằng sân khấu Dù kê phát triển rất nhanh chóng vào đầu thế kỷ thứ XX ở cộng đồng người Khmer Nam Bộ. Từ khi ra đời, nó đã trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu được của người Khmer ở nơi đây. Vào những dịp lễ hội truyền thống như Chol Chnăm Thmây, Sen Dolta, Ooc-Om-Boc, đối với người Khmer Nam Bộ, không thể không có biểu diễn sân khấu Dù kê. Không chỉ được yêu thích ở cộng đồng người Khmer Nam Bộ Việt Nam, khi Dù kê truyền sang đất nước Campuchia láng giềng, nghệ thuật sân khấu dân gian Nam Bộ này cũng đã được người dân Khmer tại đây đón xem một cách nồng nhiệt và được người dân đất nước Chùa Tháp tiếp nhận một cách trân trọng. Cộng đồng người Khmer nước láng giềng đã đặt cho nghệ thuật sân khấu Dù kê Nam Bộ một tên mới là “Lkhôn Ba Sắc” (tiếng Khmer có nghĩa là “kịch hát ở miền sông Hậu”), xác nhận nguồn gốc của Dù kê nảy sinh từ miền đất sông Hậu. Ngày nay, hàng năm vào dịp người Khmer Nam Bộ tổ chức hội hè hay có đình đám, loại hình nghệ thuật này trở thành một món ăn tinh thần không thể thiếu của cộng đồng. Qua những điệu múa, tiết tấu âm nhạc và nhất là ngôn ngữ diễn xướng, những người Khmer ngồi quây quần bên sàn diễn chăm chú theo dõi như hòa vào nội dung của từng vở diễn. Có cùng tham gia xem diễn Dù kê với người Khmer Nam Bộ, chúng ta mới cảm nhận hết được sức thu hút hay lôi cuốn mạnh mẽ của loại hình nghệ thuật dân gian này trong đời sống văn hóa của người Khmer Nam Bộ. Có thể nói, sự hấp dẫn của sân khấu Dù kê đối với người dân là bệ đỡ cho sự tồn tại và phát triển của nó trong đời sống văn hóa cộng đồng người Khmer Nam Bộ. Người ta có thể nhận thấy sức sống mãnh liệt của loại hình sân khấu Dù kê trong đời sống văn hóa của người Khmer Nam Bộ qua một vài biểu hiện sau đây. Chẳng hạn, đoàn nghệ thuật Khmer Ánh Bình Minh với việc dàn dựng những vở ca kịch Dù kê mang tính chất xã hội đương đại như những vở “Nghĩa tình trong giống tố”, “Giữ Đền cô Hia”, “Bông Hồng Trà Vinh” hay “Mối tình Bôpha - Rạng Xây” v.v. trong hơn 50 năm thành lập không chỉ luôn được đánh giá cao ở các hội diễn nghệ thuật chuyên nghiệp mà còn được đông đảo người dân Khmer Nam Bộ ưa thích. Hay như ở vùng đất An Giang (xã Ô Lâm, huyện Tri Tôn), gia đình nghệ nhân Châu Men Sa Ray đang gìn giữ những phục trang truyền thống dùng cho các diễn viên hát Dù kê như là báu vật của gia đình. Nếu không có sức hấp dẫn hay sự yêu thích của cộng đồng, nghệ thuật sân khấu Dù kê Nam Bộ sẽ không có điều kiện để tồn tại trong cộng đồng dân cư như nó đã có. Nói rằng sân khấu Dù kê của người Khmer Nam Bộ có sức sống mãnh liệt là nhờ những hiện thực xã hội như thế. 2.1.2. Lý do của sự hấp dẫn Theo chúng tôi, hiện thực nói trên đã đặt ra một câu hỏi cho các nhà hoạt động và quản lý văn hóa vùng Khmer Nam Bộ. Đó là, vậy những yếu tố hay những nhân tố nào đã làm nên sức hấp dẫn và lôi cuốn của nghệ thuật sân khấu Dù kê trong cộng đồng người Khmer Nam Bộ? Việc trả lời một cách chính xác câu hỏi vừa đặt ra sẽ giúp chúng ta có được cách ứng xử hợp lý đối với loại hình nghệ thuật biểu diễn này trong nhiệm vụ giữ gìn và phát huy những nhân tố văn hóa truyền thống của cộng đồng người Khmer Nam Bộ. Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, việc lưu giữ và phát huy văn hóa truyền thống trong đời sống dân tộc là một nhiệm vụ vô cùng cấp thiết để chúng ta giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, làm bệ đỡ cho sự hòa nhập thế giới. Những gì hiện đang có của sân khấu Dù kê cho chúng ta thấy rằng sự hấp dẫn và lôi cuốn của nghệ thuật sân khấu này chính là đặc trưng bản địa của nó. Tính bản địa ấy thể hiện rõ nét không chỉ ở xuất xứ của loại nghệ thuật này mà còn thể hiện ở những yếu tố hợp thành nên sân khấu biểu diễn (như ngôn ngữ, trang phục, âm nhạc, vũ điệu...) mang đậm nét đặc thù Khmer Nam Bộ. Chính nhờ những đặc điểm đó, loại hình nghệ thuật biểu diễn sân khấu nói trên có được một công chúng (hay người xem) đông đảo là những người Khmer bình dân ở Nam Bộ. Nói một cách khác, nhờ gắn chặt với đời sống của những người Khmer bình dân, sức sống của sân khấu Dù kê trở nên mãnh liệt. 2.2. Những đặc điểm thể hiện tính bản địa của sân khấu Dù kê Khmer Nam Bộ Ở mục 2.1 nói trên, chúng tôi đã cho rằng tính bản địa là đặc trưng nổi bật của sân khấu Dù kê. Dưới đây, chúng tôi xin lần lượt phân tích những đặc điểm khác nhau làm nên đặc trưng mang tính bản địa ấy của nó. 2.2.1. Đặc điểm về xuất xứ của sân khấu Dù kê Trước hết, chúng ta có thể xem xét về đặc điểm xuất hiện của sân khấu Dù kê. Tuy có một vài giải thích khác nhau nhưng những tài liệu nghiên cứu đã có về văn hóa người Khmer Nam Bộ đều xác nhận rằng sân khấu Dù kê bắt nguồn từ nhu cầu sinh hoạt văn hóa của chính người Khmer Nam Bộ. Chúng ta biết rằng nhiều tài liệu khác nhau khi nói về xuất xứ của sân khấu Dù kê đều quy tụ nguồn gốc của nó vào hai câu chuyện. Thứ nhất là câu chuyện theo đó thủy tổ của nghệ thuật sân khấu Dù kê liên quan đến ông Kru Cô, một người Khmer sinh sống ở Trà Vinh. Vào năm 1920, ông Kru Cô thành lập gánh hát có tên là “Nhật Nguyệt Quan”. Gánh hát của ông vừa biểu diễn phục vụ người dân, vừa truyền bá và đào tạo diễn viên cho bộ môn nghệ thuật mới mẻ này. Từ đó, nghệ thuật sân khấu Dù kê Nam Bộ ra đời. Tạp chí Khoa học Chuyên đề “Nghệ thuật sân khấu Dù kê Khmer Nam Bộ - Di sản văn hóa dân tộc” Soá 13, thaùng 3/201458 Soá 13, thaùng 3/2014 59 TÍNH BẢN ĐỊA - ĐẶC TRƯNG QUAN TRỌNG LÀM NÊN SỰ HẤP DẪN CHO SÂN KHẤU DÙ KÊ CỦA NGƯỜI KHMER NAM BỘ Trần Trí Dõi1 Tóm tắt Trong bài viết chúng tôi phân tích rằng sức lôi cuốn của nghệ thuật biểu diễn Dù kê là nhờ đặc trưng bản địa của nó. Tính bản địa thể hiện rõ nét không chỉ ở xuất xứ mà còn thể hiện ở những yếu tố khác như trang phục, âm nhạc, vũ điệu ...v.v làm nên nét đặc thù Khmer Nam Bộ của nghệ thuật Dù kê. Chính vì thế, để loại hình nghệ thuật biểu diễn sân khấu dân gian này gắn chặt với đời sống của cộng đồng người Khmer Nam Bộ, việc lưu giữ và phát huy nghệ thuật biểu diễn Dù kê cũng có nghĩa là cần duy trì và bồi đắp thêm đặc trưng bản địa của loại hình nghệ thuật biểu diễn dân gian này. Từ khóa: Dù kê, Khmer Nam Bộ, nghệ thuật biểu diễn, văn hóa dân gian, bản địa, lễ hội truyền thống. Abstract This paper is to analyze native character of Du ke Southern Khmer theatre. The indigenousness demonstrates not only the origin but also its elements such as costume, music and dance, making Du ke Khmer unique. In order for Du ke to closely attach to Southern Khmer community’s life, the preservation and promotion of Du ke is needed to enrich native character of this type of art. Keywords: Du ke, Southern Khmer, performing art, folk culture, native, traditional festival 1 Giáo sư, Tiến sĩ, Chủ nhiệm Bộ môn “Ngôn ngữ và Văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam”, khoa Ngôn ngữ học; Giám đốc Trung tâm “Nghiên cứu phát triển Dân tộc thiểu số - Miền núi và Lưu vực sông Hồng” trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội). 1. Mở đầu Hiện nay, nhiều nhà nghiên cứu về nghệ thuật và văn hóa ở Việt Nam đã xác nhận Dù kê là một nghệ thuật biểu diễn sân khấu dân gian của người Khmer Nam Bộ. Trong đời sống cộng đồng người Khmer, đây là một loại hình nghệ thuật rất được ưa thích, có sức cuốn hút rộng rãi đối với người dân bình thường. Vì thế, trong những hoạt động lễ hội truyền thống của người Khmer ở miền tây Nam Bộ Việt Nam, biểu diễn sân khấu Dù kê luôn luôn là sự lựa chọn hàng đầu. Lý do Dù kê hấp dẫn cộng đồng người Khmer Nam Bộ là nhờ đặc trưng bản địa của nghệ thuật sân khấu dân gian này. Trong số những đặc điểm làm nên tính bản địa của Dù kê, ngôn ngữ Khmer (tiếng mẹ đẻ của người Khmer) giữ một vị trí hết sức quan trọng. Ở Việt Nam hiện nay, có lẽ về nguyên tắc, chỉ có sân khấu Dù kê là sân khấu dùng tiếng mẹ đẻ của người dân tộc thiểu số như là ngôn ngữ chính thức trong biểu diễn nghệ thuật sân khấu. 2. Nội dung 2.1. Sân khấu Dù kê có sức hấp dẫn mãnh liệt trong cộng đồng Khmer Nam Bộ 2.1.1. Hấp đẫn như thế nào? Những nghiên cứu đã có về sân khấu dân gian Nam Bộ đều xác nhận rằng sân khấu Dù kê phát triển rất nhanh chóng vào đầu thế kỷ thứ XX ở cộng đồng người Khmer Nam Bộ. Từ khi ra đời, nó đã trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu được của người Khmer ở nơi đây. Vào những dịp lễ hội truyền thống như Chol Chnăm Thmây, Sen Dolta, Ooc-Om-Boc, đối với người Khmer Nam Bộ, không thể không có biểu diễn sân khấu Dù kê. Không chỉ được yêu thích ở cộng đồng người Khmer Nam Bộ Việt Nam, khi Dù kê truyền sang đất nước Campuchia láng giềng, nghệ thuật sân khấu dân gian Nam Bộ này cũng đã được người dân Khmer tại đây đón xem một cách nồng nhiệt và được người dân đất nước Chùa Tháp tiếp nhận một cách trân trọng. Cộng đồng người Khmer nước láng giềng đã đặt cho nghệ thuật sân khấu Dù kê Nam Bộ một tên mới là “Lkhôn Ba Sắc” (tiếng Khmer có nghĩa là “kịch hát ở miền sông Hậu”), xác nhận nguồn gốc của Dù kê nảy sinh từ miền đất sông Hậu. Ngày nay, hàng năm vào dịp người Khmer Nam Bộ tổ chức hội hè hay có đình đám, loại hình nghệ thuật này trở thành một món ăn tinh thần không thể thiếu của cộng đồng. Qua những điệu múa, tiết tấu âm nhạc và nhất là ngôn ngữ diễn xướng, những người Khmer ngồi quây quần bên sàn diễn chăm chú theo dõi như hòa vào nội dung của từng vở diễn. Có cùng tham gia xem diễn Dù kê với người Khmer Nam Bộ, chúng ta mới cảm nhận hết được sức thu hút hay lôi cuốn mạnh mẽ của loại hình nghệ thuật dân gian này trong đời sống văn hóa của người Khmer Nam Bộ. Có thể nói, sự hấp dẫn của sân khấu Dù kê đối với người dân là bệ đỡ cho sự tồn tại và phát triển của nó trong đời sống văn hóa cộng đồng người Khmer Nam Bộ. Người ta có thể nhận thấy sức sống mãnh liệt của loại hình sân khấu Dù kê trong đời sống văn hóa của người Khmer Nam Bộ qua một vài biểu hiện sau đây. Chẳng hạn, đoàn nghệ thuật Khmer Ánh Bình Minh với việc dàn dựng những vở ca kịch Dù kê mang tính chất xã hội đương đại như những vở “Nghĩa tình trong giống tố”, “Giữ Đền cô Hia”, “Bông Hồng Trà Vinh” hay “Mối tình Bôpha - Rạng Xây” v.v. trong hơn 50 năm thành lập không chỉ luôn được đánh giá cao ở các hội diễn nghệ thuật chuyên nghiệp mà còn được đông đảo người dân Khmer Nam Bộ ưa thích. Hay như ở vùng đất An Giang (xã Ô Lâm, huyện Tri Tôn), gia đình nghệ nhân Châu Men Sa Ray đang gìn giữ những phục trang truyền thống dùng cho các diễn viên hát Dù kê như là báu vật của gia đình. Nếu không có sức hấp dẫn hay sự yêu thích của cộng đồng, nghệ thuật sân khấu Dù kê Nam Bộ sẽ không có điều kiện để tồn tại trong cộng đồng dân cư như nó đã có. Nói rằng sân khấu Dù kê của người Khmer Nam Bộ có sức sống mãnh liệt là nhờ những hiện thực xã hội như thế. 2.1.2. Lý do của sự hấp dẫn Theo chúng tôi, hiện thực nói trên đã đặt ra một câu hỏi cho các nhà hoạt động và quản lý văn hóa vùng Khmer Nam Bộ. Đó là, vậy những yếu tố hay những nhân tố nào đã làm nên sức hấp dẫn và lôi cuốn của nghệ thuật sân khấu Dù kê trong cộng đồng người Khmer Nam Bộ? Việc trả lời một cách chính xác câu hỏi vừa đặt ra sẽ giúp chúng ta có được cách ứng xử hợp lý đối với loại hình nghệ thuật biểu diễn này trong nhiệm vụ giữ gìn và phát huy những nhân tố văn hóa truyền thống của cộng đồng người Khmer Nam Bộ. Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, việc lưu giữ và phát huy văn hóa truyền thống trong đời sống dân tộc là một nhiệm vụ vô cùng cấp thiết để chúng ta giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, làm bệ đỡ cho sự hòa nhập thế giới. Những gì hiện đang có của sân khấu Dù kê cho chúng ta thấy rằng sự hấp dẫn và lôi cuốn của nghệ thuật sân khấu này chính là đặc trưng bản địa của nó. Tính bản địa ấy thể hiện rõ nét không chỉ ở xuất xứ của loại nghệ thuật này mà còn thể hiện ở những yếu tố hợp thành nên sân khấu biểu diễn (như ngôn ngữ, trang phục, âm nhạc, vũ điệu...) mang đậm nét đặc thù Khmer Nam Bộ. Chính nhờ những đặc điểm đó, loại hình nghệ thuật biểu diễn sân khấu nói trên có được một công chúng (hay người xem) đông đảo là những người Khmer bình dân ở Nam Bộ. Nói một cách khác, nhờ gắn chặt với đời sống của những người Khmer bình dân, sức sống của sân khấu Dù kê trở nên mãnh liệt. 2.2. Những đặc điểm thể hiện tính bản địa của sân khấu Dù kê Khmer Nam Bộ Ở mục 2.1 nói trên, chúng tôi đã cho rằng tính bản địa là đặc trưng nổi bật của sân khấu Dù kê. Dưới đây, chúng tôi xin lần lượt phân tích những đặc điểm khác nhau làm nên đặc trưng mang tính bản địa ấy của nó. 2.2.1. Đặc điểm về xuất xứ của sân khấu Dù kê Trước hết, chúng ta có thể xem xét về đặc điểm xuất hiện của sân khấu Dù kê. Tuy có một vài giải thích khác nhau nhưng những tài liệu nghiên cứu đã có về văn hóa người Khmer Nam Bộ đều xác nhận rằng sân khấu Dù kê bắt nguồn từ nhu cầu sinh hoạt văn hóa của chính người Khmer Nam Bộ. Chúng ta biết rằng nhiều tài liệu khác nhau khi nói về xuất xứ của sân khấu Dù kê đều quy tụ nguồn gốc của nó vào hai câu chuyện. Thứ nhất là câu chuyện theo đó thủy tổ của nghệ thuật sân khấu Dù kê liên quan đến ông Kru Cô, một người Khmer sinh sống ở Trà Vinh. Vào năm 1920, ông Kru Cô thành lập gánh hát có tên là “Nhật Nguyệt Quan”. Gánh hát của ông vừa biểu diễn phục vụ người dân, vừa truyền bá và đào tạo diễn viên cho bộ môn nghệ thuật mới mẻ này. Từ đó, nghệ thuật sân khấu Dù kê Nam Bộ ra đời. Tạp chí Khoa học Chuyên đề “Nghệ thuật sân khấu Dù kê Khmer Nam Bộ - Di sản văn hóa dân tộc” Soá 13, thaùng 3/201460 Soá 13, thaùng 3/2014 61 Còn câu chuyện thứ hai thiên về truyền thuyết dân gian. Theo truyền thuyết đó, những người Khmer cao tuổi ở Trà Vinh lại kể là, vào những năm 20 của thế kỷ XX, tại chùa Hiếu Tử thuộc huyện Tiểu Cần (tỉnh Trà Vinh) có một chú tiểu tên là Kê rất mê xem hát Quảng. Sau mỗi lần xem hát xong, chú thường rủ bạn bè cùng lứa đến sân sau của ngôi chùa rồi phân vai biểu diễn. Những cảnh biểu diễn của chú vừa mới lạ, vừa vui nhộn. Nhờ đó, biểu diễn do chú tiểu Kê tổ chức và “đạo diễn” đã thu hút đông đảo cả người dân Khmer lẫn người Kinh trong vùng đến xem. Khi đi xem trò biểu diễn do chú tiểu Kê tổ chức, người dân đều gọi là đi xem “Kê vũ”; về sau dần dần trong dân gian tên gọi “Kê vũ” biến âm trở thành tên gọi Dù kê. Như vậy, tuy hai chuyện về xuất xứ của sân khấu Dù kê có những chi tiết khác nhau nhưng cả hai đều có một điểm chung là loại sân khấu này do chính người Khmer sáng lập. Thêm vào đó, hoạt động giải trí ấy gắn với sinh hoạt giải trí do chú tiểu nhà chùa tổ chức. Có lẽ, đây là một đặc điểm rất quan trọng vì đối với người Khmer Nam Bộ sinh hoạt nhà chùa như là hơi thở của cộng đồng cư dân và việc phục vụ nhu cầu giải trí của nhà chùa cũng chính là phục vụ nhu cầu giải trí của cộng đồng người Khmer. Chúng ta đều biết rằng ở miền Tây Nam Bộ, môi trường dân cư ở đây, về cơ bản, có ba cộng đồng người cùng sinh sống là người Kinh, người Khmer và người Hoa. Đối với ba cộng đồng dân cư ấy, trong dân gian người Kinh có sân khấu Cải lương; trong cộng đồng người Hoa là kịch Hồ Quảng (kịch có nguồn gốc Quảng Đông); còn đối với người Khmer Nam Bộ, có thể nói Dù kê như là sân khấu dành riêng cho họ. 2.2.2. Những đặc điểm liên quan đến những yếu tố làm nên sân khấu Dù kê Như vậy, về nguồn gốc xuất xứ, hai câu chuyện nói trên là cơ sở để chúng ta thấy rằng nghệ thuật biểu diễn Dù kê đã mang đậm tính chất của người Khmer Nam Bộ xét từ cội nguồn của nó. Ngoài ra, những yếu tố khác làm nên kiểu loại sân khấu này từ những góc độ khác nhau cũng đã thể hiện đặc trưng nổi bật ấy. 2.2.2.1. Đặc điểm thể hiện nội dung bằng ngôn ngữ dân tộc. Trong biểu diễn sân khấu, ngôn ngữ là một trong những phương diện quan trọng truyền tải nội dung nghệ thuật. Sân khấu Dù kê cũng vậy, diễn viên lấy các điệu hát (tức là dùng ngôn ngữ) để truyền đạt nội dung của từng vở diễn; trong khi đó, người diễn viên chỉ dùng các điệu múa minh họa hay phụ họa cho cách thể hiện bằng ngôn ngữ. Nói một cách khác đi, trong biểu diễn sân khấu Dù kê phần vũ đạo giữ vai trò thứ yếu; còn lời ca (tức ngôn ngữ) đóng vai trò chủ yếu, mới chính là yếu tố quan trọng thể hiện nội dung tích diễn. Ở một mức độ nhất định nào đấy, vì thế, sân khấu Dù kê gần với nghệ thuật hát Cải lương của người Kinh hay hát Hồ Quảng của người Hoa là những cộng đồng cư dân cùng sinh sống trong vùng. Đương nhiên khi biểu diễn sân khấu Dù kê, ngôn ngữ biểu diễn chính là tiếng Khmer Nam Bộ. Ai cũng biết rằng cùng với chức năng là phương tiện giao tiếp, ngôn ngữ của bất kỳ một cộng đồng nào cũng là công cụ để cộng đồng đó tư duy. Chính vì thế, khi lấy tiếng Khmer Nam Bộ là ngôn ngữ biểu diễn chính, nội dung vở diễn Dù kê đã mang đậm sắc thái văn hóa của người Khmer Nam Bộ. Đây rõ ràng là một trong những nhân tố làm nên nét đặc thù của nghệ thuật sân khấu Dù kê. Chính ngôn ngữ ở đây như là một sợi dây gắn kết cộng đồng, làm thỏa mãn cái tâm thức sâu thẳm của từng thành viên trong mỗi cộng đồng. Có thể nói, người Khmer Nam Bộ yêu thích sân khấu Dù kê hay Dù kê lôi cuốn họ chính là nhờ người ta đã dùng tiếng mẹ đẻ trong biểu diễn loại hình sân khấu này. Ở đây, sức sống của ngôn ngữ đã góp phần lôi cuốn người dân. 2.2.2.2. Đặc điểm qua cách thức sử dụng trang phục và sân khấu Cùng với ngôn ngữ, cách thức thể hiện nội dung qua trang phục và sân khấu của Dù kê cũng đã làm nên tính đặc thù của loại sân khấu này. Khi người Khmer Nam Bộ biểu diễn nghệ thuật Dù kê, sân khấu biểu diễn thường được dựng đơn sơ trên sân chùa với những trang trí mang tính ước lệ. Sự đơn sơ nhưng gần gũi của sân khấu biểu diễn đã nối các nghệ sĩ biểu diễn nghệ thuật với công chúng khán giả. Điều đó khiến cho người hát (diễn viên) như gắn với người xem làm thành một khối thống nhất. Chúng ta có thấy vẻ chăm chú của những người Khmer ngồi quây quần bên sàn diễn, như nuốt từng lời ca của loại hình nghệ thuật này mới thấy trên vùng đất Nam Bộ sân khấu Dù kê chân thật và gần gũi với hơi thở hàng ngày của cuộc sống người Khmer như thế nào. Sân khấu biểu diễn Dù kê là như thế. Còn trang phục của loại hình sân khấu này cũng rất gần gũi với trang phục của người Khmer Nam Bộ. Nói khác đi, trang phục mà người diễn viên Dù kê biểu diễn trên sân khấu cũng chính là những trang phục trong đời sống thường ngày hay trang phục truyền thống của người dân Khmer. Nếu có dịp đến An Giang, ngắm nhìn những trang phục hát Dù kê được lưu giữ cẩn thận trong nhà đôi vợ chồng Chau Men Sa Ray, chúng ta mới thấy hết sự gắn kết của người dân với trang phục biểu diễn như thế nào. Từng chiếc áo, từng chiếc mũ lộng lẫy được đính kim sa được trang trí bằng những nét hoa văn dân tộc độc đáo xếp ngăn nắp bên trong tủ kính đã nói lên rằng trang phục biểu diễn Dù kê cũng là trang phục chuyển tải truyền thống của người Khmer Nam Bộ. 2.2.2.3. Đặc điểm qua cách thức thể hiện nội dung bằng âm nhạc Âm nhạc phục vụ cho những vở diễn Dù kê chủ yếu là các nhạc cụ dân tộc Khmer như đàn Trô-sô, đàn Trà Khê, đàn Khưm, đàn Pưn-pết, kèn Srolai Rô băm v.v. Những nhạc cụ này khi được tấu lên sẽ hòa thành một giai điệu mang tâm hồn dân tộc. Những giai điệu ấy khi thì vui tươi, rộn ràng, khi thì sâu lắng, bi ai nên có sự thu hút đặc biệt đối với người dân Khmer. Trong đêm diễn Dù kê, với những tiết tấu hay giai điệu vút lên từ các nhạc cụ dân tộc, người Khmer như được quay về với tâm thức sâu xa trong tâm hồn mình. Ngày nay, sân khấu Dù kê cũng đã có sử dụng các nhạc cụ điện tử hiện đại khác nhưng nhất thiết phải được được cải biên cho phù hợp với âm nhạc dân tộc. Điều đó cho thấy, nhạc cụ truyền thống dân tộc Khmer và âm thanh từ những nhạc cụ ấy vẫn là âm nhạc chủ đạo trong sân khấu Dù kê. Có thể nói rằng trong những nhân tố làm nên sức hấp dẫn của sân khấu Dù kê, nhạc cụ dân tộc Khmer giữ một vai trò hết sức quan trọng. 2.2.2.4. Đặc điểm dân gian của đề tài sân khấu Dù kê Cùng với ngôn ngữ dân tộc, âm nhạc, sân khấu và trang phục, đề tài của những vở diễn Dù kê cũng giữ một vai trò quan trọng làm nên đặc trưng dân tộc của nghệ thuật Dù kê. Không phải ngẫu nhiên mà các tuồng tích của sân khấu Dù kê thường được lấy từ các truyện cổ dân gian Khmer như Chuyện nàng Sêda, Thạch Sanh chém Chằn, Chuyện chàng Tum nàng Tiêu.v.v. Chúng ta biết rằng, đối với cộng đồng người Khmer những câu chuyên dân gian nói trên thực chất là sự tích tụ những triết lý đạo đức và lối sống thuần phong mỹ tục của người Khmer. Chủ đề nội dung của những câu chuyện dân gian ấy là những lời ca ngợi lòng trung thành, sự hướng thiện của những con người bình thường trong cuộc sống; đồng thời nó lên án những thói hư tật xấu, sự tham lam và tráo trở của những kẻ coi đồng tiền nặng hơn nghĩa tình. Nói một cách khác, những câu chuyện dân gian nói trên là tiếng lòng của người Khmer Nam Bộ. Chính vì thế, những vở diễn Dù kê dân gian lôi cuốn người dân Khmer vì nội dung của nó thỏa mong ước hướng thiện của họ. Trong những năm gần đây, những đoàn nghệ thuật Khmer biểu diễn Dù kê cũng đã dàn dựng những vở kịch mang tính chất xã hội đương đại để thích ứng với sự thay đổi của xã hội. Tuy nhiên, nội dung của những vở diễn hiện đại ấy vẫn mang đậm những triết lý đạo đức và lối sống thuần phong mỹ tục của người Khmer như là vở “Nghĩa tình trong giông tố”, “Mối tình Bôpha - RạngXây” v.v. Cho nên, cũng có thể nói rằng tính chất nội dung của đề tài sân khấu Dù kê cũng là một nhân tố làm nên đặc trưng của loại hình nghệ thuật biểu diễn này. 2.2.2.5. Công chúng và diễn viên của sân khấu Dù kê Điều cuối cùng chúng tôi muốn phân tích lý do về sức cuốn hút của sân khấu Dù kê là mối liên hệ giữa công chúng khán giả và người diễn viên thực hiện việc biểu diễn. Khi xem biểu diễn Dù kê, chúng ta nhận thấy sự gần gũi giữa những “diễn viên” sân khấu với những người dân lao động bình thường. Có lẽ, không kể những “diễn viên chuyên nghiệp” biểu diễn sân khấu Dù kê mới có gần đây, theo truyền thống thì những người diễn sân khấu Dù kê dân gian đồng thời cũng là những người dân hàng ngày gắn bó với cộng đồng. Vì thế, lời hát hay vũ điệu của họ rất gần gũi với công chúng thưởng thức nghệ thuật này. Đây có lẽ là một nhân tố làm nên sự gần gũi giữa công chúng và diễn viên biểu diễn sân khấu Dù kê. Để thấy rõ mối quan hệ hữu cơ giữa công chúng và diễn viên biểu diễn sân khấu Dù kê, chúng ta Tạp chí Khoa học Chuyên đề “Nghệ thuật sân khấu Dù kê Khmer Nam Bộ - Di sản văn hóa dân tộc” Soá 13, thaùng 3/201460 Soá 13, thaùng 3/2014 61 Còn câu chuyện thứ hai thiên về truyền thuyết dân gian. Theo truyền thuyết đó, những người Khmer cao tuổi ở Trà Vinh lại kể là, vào những năm 20 của thế kỷ XX, tại chùa Hiếu Tử thuộc huyện Tiểu Cần (tỉnh Trà Vinh) có một chú tiểu tên là Kê rất mê xem hát Quảng. Sau mỗi lần xem hát xong, chú thường rủ bạn bè cùng lứa đến sân sau của ngôi chùa rồi phân vai biểu diễn. Những cảnh biểu diễn của chú vừa mới lạ, vừa vui nhộn. Nhờ đó, biểu diễn do chú tiểu Kê tổ chức và “đạo diễn” đã thu hút đông đảo cả người dân Khmer lẫn người Kinh trong vùng đến xem. Khi đi xem trò biểu diễn do chú tiểu Kê tổ chức, người dân đều gọi là đi xem “Kê vũ”; về sau dần dần trong dân gian tên gọi “Kê vũ” biến âm trở thành tên gọi Dù kê. Như vậy, tuy hai chuyện về xuất xứ của sân khấu Dù kê có những chi tiết khác nhau nhưng cả hai đều có một điểm chung là loại sân khấu này do chính người Khmer sáng lập. Thêm vào đó, hoạt động giải trí ấy gắn với sinh hoạt giải trí do chú tiểu nhà chùa tổ chức. Có lẽ, đây là một đặc điểm rất quan trọng vì đối với người Khmer Nam Bộ sinh hoạt nhà chùa như là hơi thở của cộng đồng cư dân và việc phục vụ nhu cầu giải trí của nhà chùa cũng chính là phục vụ nhu cầu giải trí của cộng đồng người Khmer. Chúng ta đều biết rằng ở miền Tây Nam Bộ, môi trường dân cư ở đây, về cơ bản, có ba cộng đồng người cùng sinh sống là người Kinh, người Khmer và người Hoa. Đối với ba cộng đồng dân cư ấy, trong dân gian người Kinh có sân khấu Cải lương; trong cộng đồng người Hoa là kịch Hồ Quảng (kịch có nguồn gốc Quảng Đông); còn đối với người Khmer Nam Bộ, có thể nói Dù kê như là sân khấu dành riêng cho họ. 2.2.2. Những đặc điểm liên quan đến những yếu tố làm nên sân khấu Dù kê Như vậy, về nguồn gốc xuất xứ, hai câu chuyện nói trên là cơ sở để chúng ta thấy rằng nghệ thuật biểu diễn Dù kê đã mang đậm tính chất của người Khmer Nam Bộ xét từ cội nguồn của nó. Ngoài ra, những yếu tố khác làm nên kiểu loại sân khấu này từ những góc độ khác nhau cũng đã thể hiện đặc trưng nổi bật ấy. 2.2.2.1. Đặc điểm thể hiện nội dung bằng ngôn ngữ dân tộc. Trong biểu diễn sân khấu, ngôn ngữ là một trong những phương diện quan trọng truyền tải nội dung nghệ thuật. Sân khấu Dù kê cũng vậy, diễn viên lấy các điệu hát (tức là dùng ngôn ngữ) để truyền đạt nội dung của từng vở diễn; trong khi đó, người diễn viên chỉ dùng các điệu múa minh họa hay phụ họa cho cách thể hiện bằng ngôn ngữ. Nói một cách khác đi, trong biểu diễn sân khấu Dù kê phần vũ đạo giữ vai trò thứ yếu; còn lời ca (tức ngôn ngữ) đóng vai trò chủ yếu, mới chính là yếu tố quan trọng thể hiện nội dung tích diễn. Ở một mức độ nhất định nào đấy, vì thế, sân khấu Dù kê gần với nghệ thuật hát Cải lương của người Kinh hay hát Hồ Quảng của người Hoa là những cộng đồng cư dân cùng sinh sống trong vùng. Đương nhiên khi biểu diễn sân khấu Dù kê, ngôn ngữ biểu diễn chính là tiếng Khmer Nam Bộ. Ai cũng biết rằng cùng với chức năng là phương tiện giao tiếp, ngôn ngữ của bất kỳ một cộng đồng nào cũng là công cụ để cộng đồng đó tư duy. Chính vì thế, khi lấy tiếng Khmer Nam Bộ là ngôn ngữ biểu diễn chính, nội dung vở diễn Dù kê đã mang đậm sắc thái văn hóa của người Khmer Nam Bộ. Đây rõ ràng là một trong những nhân tố làm nên nét đặc thù của nghệ thuật sân khấu Dù kê. Chính ngôn ngữ ở đây như là một sợi dây gắn kết cộng đồng, làm thỏa mãn cái tâm thức sâu thẳm của từng thành viên trong mỗi cộng đồng. Có thể nói, người Khmer Nam Bộ yêu thích sân khấu Dù kê hay Dù kê lôi cuốn họ chính là nhờ người ta đã dùng tiếng mẹ đẻ trong biểu diễn loại hình sân khấu này. Ở đây, sức sống của ngôn ngữ đã góp phần lôi cuốn người dân. 2.2.2.2. Đặc điểm qua cách thức sử dụng trang phục và sân khấu Cùng với ngôn ngữ, cách thức thể hiện nội dung qua trang phục và sân khấu của Dù kê cũng đã làm nên tính đặc thù của loại sân khấu này. Khi người Khmer Nam Bộ biểu diễn nghệ thuật Dù kê, sân khấu biểu diễn thường được dựng đơn sơ trên sân chùa với những trang trí mang tính ước lệ. Sự đơn sơ nhưng gần gũi của sân khấu biểu diễn đã nối các nghệ sĩ biểu diễn nghệ thuật với công chúng khán giả. Điều đó khiến cho người hát (diễn viên) như gắn với người xem làm thành một khối thống nhất. Chúng ta có thấy vẻ chăm chú của những người Khmer ngồi quây quần bên sàn diễn, như nuốt từng lời ca của loại hình nghệ thuật này mới thấy trên vùng đất Nam Bộ sân khấu Dù kê chân thật và gần gũi với hơi thở hàng ngày của cuộc sống người Khmer như thế nào. Sân khấu biểu diễn Dù kê là như thế. Còn trang phục của loại hình sân khấu này cũng rất gần gũi với trang phục của người Khmer Nam Bộ. Nói khác đi, trang phục mà người diễn viên Dù kê biểu diễn trên sân khấu cũng chính là những trang phục trong đời sống thường ngày hay trang phục truyền thống của người dân Khmer. Nếu có dịp đến An Giang, ngắm nhìn những trang phục hát Dù kê được lưu giữ cẩn thận trong nhà đôi vợ chồng Chau Men Sa Ray, chúng ta mới thấy hết sự gắn kết của người dân với trang phục biểu diễn như thế nào. Từng chiếc áo, từng chiếc mũ lộng lẫy được đính kim sa được trang trí bằng những nét hoa văn dân tộc độc đáo xếp ngăn nắp bên trong tủ kính đã nói lên rằng trang phục biểu diễn Dù kê cũng là trang phục chuyển tải truyền thống của người Khmer Nam Bộ. 2.2.2.3. Đặc điểm qua cách thức thể hiện nội dung bằng âm nhạc Âm nhạc phục vụ cho những vở diễn Dù kê chủ yếu là các nhạc cụ dân tộc Khmer như đàn Trô-sô, đàn Trà Khê, đàn Khưm, đàn Pưn-pết, kèn Srolai Rô băm v.v. Những nhạc cụ này khi được tấu lên sẽ hòa thành một giai điệu mang tâm hồn dân tộc. Những giai điệu ấy khi thì vui tươi, rộn ràng, khi thì sâu lắng, bi ai nên có sự thu hút đặc biệt đối với người dân Khmer. Trong đêm diễn Dù kê, với những tiết tấu hay giai điệu vút lên từ các nhạc cụ dân tộc, người Khmer như được quay về với tâm thức sâu xa trong tâm hồn mình. Ngày nay, sân khấu Dù kê cũng đã có sử dụng các nhạc cụ điện tử hiện đại khác nhưng nhất thiết phải được được cải biên cho phù hợp với âm nhạc dân tộc. Điều đó cho thấy, nhạc cụ truyền thống dân tộc Khmer và âm thanh từ những nhạc cụ ấy vẫn là âm nhạc chủ đạo trong sân khấu Dù kê. Có thể nói rằng trong những nhân tố làm nên sức hấp dẫn của sân khấu Dù kê, nhạc cụ dân tộc Khmer giữ một vai trò hết sức quan trọng. 2.2.2.4. Đặc điểm dân gian của đề tài sân khấu Dù kê Cùng với ngôn ngữ dân tộc, âm nhạc, sân khấu và trang phục, đề tài của những vở diễn Dù kê cũng giữ một vai trò quan trọng làm nên đặc trưng dân tộc của nghệ thuật Dù kê. Không phải ngẫu nhiên mà các tuồng tích của sân khấu Dù kê thường được lấy từ các truyện cổ dân gian Khmer như Chuyện nàng Sêda, Thạch Sanh chém Chằn, Chuyện chàng Tum nàng Tiêu.v.v. Chúng ta biết rằng, đối với cộng đồng người Khmer những câu chuyên dân gian nói trên thực chất là sự tích tụ những triết lý đạo đức và lối sống thuần phong mỹ tục của người Khmer. Chủ đề nội dung của những câu chuyện dân gian ấy là những lời ca ngợi lòng trung thành, sự hướng thiện của những con người bình thường trong cuộc sống; đồng thời nó lên án những thói hư tật xấu, sự tham lam và tráo trở của những kẻ coi đồng tiền nặng hơn nghĩa tình. Nói một cách khác, những câu chuyện dân gian nói trên là tiếng lòng của người Khmer Nam Bộ. Chính vì thế, những vở diễn Dù kê dân gian lôi cuốn người dân Khmer vì nội dung của nó thỏa mong ước hướng thiện của họ. Trong những năm gần đây, những đoàn nghệ thuật Khmer biểu diễn Dù kê cũng đã dàn dựng những vở kịch mang tính chất xã hội đương đại để thích ứng với sự thay đổi của xã hội. Tuy nhiên, nội dung của những vở diễn hiện đại ấy vẫn mang đậm những triết lý đạo đức và lối sống thuần phong mỹ tục của người Khmer như là vở “Nghĩa tình trong giông tố”, “Mối tình Bôpha - RạngXây” v.v. Cho nên, cũng có thể nói rằng tính chất nội dung của đề tài sân khấu Dù kê cũng là một nhân tố làm nên đặc trưng của loại hình nghệ thuật biểu diễn này. 2.2.2.5. Công chúng và diễn viên của sân khấu Dù kê Điều cuối cùng chúng tôi muốn phân tích lý do về sức cuốn hút của sân khấu Dù kê là mối liên hệ giữa công chúng khán giả và người diễn viên thực hiện việc biểu diễn. Khi xem biểu diễn Dù kê, chúng ta nhận thấy sự gần gũi giữa những “diễn viên” sân khấu với những người dân lao động bình thường. Có lẽ, không kể những “diễn viên chuyên nghiệp” biểu diễn sân khấu Dù kê mới có gần đây, theo truyền thống thì những người diễn sân khấu Dù kê dân gian đồng thời cũng là những người dân hàng ngày gắn bó với cộng đồng. Vì thế, lời hát hay vũ điệu của họ rất gần gũi với công chúng thưởng thức nghệ thuật này. Đây có lẽ là một nhân tố làm nên sự gần gũi giữa công chúng và diễn viên biểu diễn sân khấu Dù kê. Để thấy rõ mối quan hệ hữu cơ giữa công chúng và diễn viên biểu diễn sân khấu Dù kê, chúng ta Tạp chí Khoa học Chuyên đề “Nghệ thuật sân khấu Dù kê Khmer Nam Bộ - Di sản văn hóa dân tộc” Soá 13, thaùng 3/201462 Soá 13, thaùng 3/2014 63 có thể lấy trường hợp gia đình nghệ nhân Chau Men Sa Ray ở xã Ô Lâm (Tri Tôn, An Giang) làm ví dụ. Hàng ngày cùng sinh sống với cộng đồng thôn ấp, nhưng khi hóa thân thành diễn viên cả ba người trong gia đình (gồm hai vợ chồng Chau Men Sa Ray và Néang Ok với cô con gái Néang Kunh Thia) đã trở thành những diễn viên “chuyên nghiệp” thực thụ. Họ có thể làm như thế được chỉ khi họ có tình yêu và mong muốn gìn giữ loại hình nghệ thuật này như một thứ “bảo vật” thiêng liêng của cộng đồng. Tính chất gần gũi giữa công chúng và diễn viên rõ ràng là nguồn động viên tinh thần rất lớn đối với diễn viên sân khấu Dù kê. Nhờ đó, ngọn lửa nhiệt tình vẫn sáng mãi trong tim, giúp họ nỗ lực để giữ gìn giá trị văn hóa thiêng liêng của cộng đồng dân tộc. 2.3. Duy trì, bảo tồn và phát triển sân khấu Dù kê Khmer Nam Bộ như thế nào? Có thể nói, đối với người Khmer Nam Bộ, sân khấu Dù kê đã trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu trong đời sống thường nhật của mình. Do đó, nhiệm vụ của chúng ta là phải duy trì, bảo tồn và phát triển sân khấu Dù kê trong cộng đồng người Khmer Nam Bộ. Thực hiện được nhiệm vụ này, cũng có nghĩa là chúng ta góp phần bảo tồn và phát triển không chỉ là văn hóa của cộng đồng người Khmer nói riêng mà là góp phần bảo tồn và phát triển văn hóa của cả dân tộc Việt Nam nói chung. Theo suy nghĩ của chúng tôi, để thực hiện được nhiệm vụ đó, chúng ta phải làm sao duy trì được “tính chất bản địa” của đội ngũ “diễn viên”, đồng thời phải duy trì được môi trường phát triển mà ở đó Dù kê được gắn chặt với công chúng người Khmer. Muốn vậy, có lẽ trong nhiều vấn đề khác nhau, có hai vấn đề thực sự quan trọng cần được chúng ta cân nhắc và xem xét một cách nghiêm túc. 2.3.1. Xây dựng đội ngũ diễn viên thông thạo về tiếng và chữ Khmer Theo suy nghĩ của chúng tôi, để duy trì, bảo tồn và phát triển sân khấu Dù kê trong cộng đồng người Khmer Nam Bộ, trước hết là làm sao chúng ta phải có được đội ngũ diễn viên biểu diễn có chất lượng tốt cho loại hình nghệ thuật này. Theo đó, đội ngũ diễn viên biểu diễn có chất lượng phải sẽ là những người đáp ứng những đặc điểm mà chúng tôi đã phân tích ở mục 2 làm nên đặc trưng bản địa của loại hình sân khấu Dù kê Khmer Nam Bộ. Trong những yêu cầu đó, trước hết phải là yêu cầu hoàn thiện về ngôn ngữ mẹ đẻ của người Khmer. Muốn làm được điều đó, việc phổ cập tiếng Khmer cho người cộng đồng người Khmer phải được đặc biệt chú ý. Chúng ta biết rằng trong chính sách bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc, vai trò của tiếng mẹ đẻ người dân tộc giữ một vị trí đặc biệt. Trong những năm qua, hệ thống nhà chùa của người Khmer Nam Bộ nói chung và, chẳng hạn, ở Trà Vinh nói riêng đã có những đóng góp không nhỏ vào việc duy trì tiếng Khmer, chữ Khmer ở đồng bằng Nam Bộ. Nhưng như vậy là chưa đủ. Ngày nay, tiếng Khmer và chữ Khmer đã được giảng dạy trong trường phổ thông, ở ngành học chuyên nghiệp (như ở Trường Đại học Trà Vinh). Đó là một hướng đi đúng với thực tế xã hội và chính sách của Nhà nước Việt Nam. Như vậy, khi nào mà trong cộng đồng người dân Khmer Nam Bộ là một cộng đồng song ngữ (tiếng quốc gia - tiếng mẹ đẻ) hoàn chỉnh, thì khi đó chúng ta mới có điều kiện tốt để tuyển chọn được đội ngũ diễn viên đáp ứng yêu cầu ngày càng phát triển của sân khấu Dù kê. Bản chất chức năng của ngôn ngữ là phương tiện trong giao tiếp cộng đồng. Cho nên, muốn có đội ngũ diễn viên đáp ứng tốt yêu cầu ngôn ngữ mẹ đẻ cho sân khấu Dù kê, không cách nào tốt hơn cách tôi luyện đội ngũ ấy trong môi trường ngôn ngữ của toàn xã hội. Vì thế, xây dựng cộng đồng người dân Khmer Nam Bộ trở thành một cộng đồng song ngữ hoàn chỉnh là một trong những cách thức tốt nhất để duy trì, bảo tồn và phát triển sân khấu Dù kê. Chúng tôi nghĩ rằng cách làm như thế mới thực sự là cách làm bền vững cho sự phát triển văn hóa dân tộc Khmer nói chung và sân khấu Dù kê nói riêng. 2.3.2. Môi trường phát triển phải được gắn chặt với công chúng Vấn đề thứ hai trong nhiệm vụ duy trì, bảo tồn và phát triển sân khấu Dù kê ở cộng đồng người Khmer Nam Bộ là vấn đề đảm bảo môi trường biểu diễn của loại hình sân khấu này phải được gắn chặt với công chúng người Khmer. Muốn vậy, việc xây dựng và phát triển loại sân khấu Dù kê phải luôn luôn tôn trọng đặc trưng bản địa của nó. Nói một cách khác, những đặc điểm làm nên đặc trưng của sân khấu Dù kê như trang phục, âm nhạc, sân khấu nơi biểu diễn phải luôn được chú ý lưu giữ. Có như vậy, người Khmer Nam Bộ mới cảm nhận sân khấu Dù kê là bản sắc của mình. Đó là cách thức để đảm bảo môi trường biểu diễn của loại hình sân khấu này gắn chặt với công chúng. Với cách nhìn như vậy, chúng tôi thấy rằng cách làm ở tỉnh Trà Vinh hiện nay là một ví dụ tốt trong việc duy trì, bảo tồn và phát triển sân khấu Dù kê. Theo đó, các chùa Khmer trong tỉnh đều thành lập đội văn nghệ, lấy loại hình nghệ thuật sân khấu ca kịch Dù kê làm nền tảng trong hoạt động. Cách làm đó, về bản chất đang là cách làm khoa học để đảm bảo môi trường biểu diễn của loại hình sân khấu này đúng như nó vốn có. Từ môi trường dân gian đó, những đoàn nghệ thuật sân khấu lấy ca kịch Dù kê làm nền tảng sẽ có điều kiện tuyển chọn được một đội ngũ diễn viên có giọng hát và khả năng diễn xuất rất tốt. Đó là một cách làm đúng hướng để cho sân khấu Dù kê được duy trì, bảo tồn và phát triển. 3. Kết luận Cộng đồng người Khmer Nam Bộ là một cộng đồng góp phần làm nên đặc trưng đa văn hóa của dân tộc Việt Nam. Trong số 53 dân tộc thiểu số, có thể nói, người Khmer Nam Bộ là một cộng đồng song ngữ hoàn chỉnh. Ở đó, việc sử dụng ngôn ngữ quốc gia cũng như tiếng mẹ đẻ về cơ bản đều quan trọng như nhau. Chính nhờ đặc điểm đó chúng ta mới thấy hết giá trị văn hóa của tiếng mẹ đẻ (tiếng Khmer) trong biểu diễn sân khấu Dù kê ở Nam Bộ. Cho nên, chúng tôi cho rằng để luôn duy trì sự hấp dẫn của sân khấu Dù kê, chúng ta phải tạo điều kiện tốt để sân khấu này “đắm mình” trong môi trường tiếng mẹ đẻ của người Khmer. Đó là cách để từ đó có thể lựa chọn được đội ngũ diễn viên đáp ứng yêu cầu ngày càng phát triển của sân khấu Dù kê; đó cũng là cách để chúng ta luôn nuôi dưỡng “tính dân gian” của sân khấu Dù kê. Bởi vì, ngôn ngữ chỉ có sức sống mãnh liệt khi nó đích thực là phương tiện trong giao tiếp cộng đồng dân cư là chủ thể của ngôn ngữ đó. Tài liệu tham khảo Nguyễn Mạnh Cường. 2002. Vài nét về người Khmer Nam Bộ. NXB Khoa học xã hội. Tr.451. Nhiều tác giả. Về sân kháu truyền thống Khmer Nam Bộ. Sở Văn hóa Thông tin tỉnh Sóc Trăng. Tr.174. Nhiều tác giả. 1988. Tìm hiểu vốn văn hóa dân tộc Khmer Nam Bộ. NXB Tổng hợp Hậu Giang. Tr.371. Sơn Phước Hoan (chủ biên). 2002. Các lễ hội truyền thống của đồng bào Khmer Nam Bộ. NXB Giáo dục. Tr.143. Trần Minh Thương. Tiếng Việt gốc Khmer trong ngôn ngữ bình dân ở miền tây Nam Bộ - nhìn từ góc độ ca dao. Nguồn sáng (Tạp chí của Hội Văn nghệ Dân gian Việt Nam). số 3-2011. Trần Trí Dõi. 1999 (Tái bản năm 2000). Nghiên cứu ngôn ngữ các dân tộc thiểu số Việt Nam. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. Tr.301. Tạp chí Khoa học Chuyên đề “Nghệ thuật sân khấu Dù kê Khmer Nam Bộ - Di sản văn hóa dân tộc” Soá 13, thaùng 3/201462 Soá 13, thaùng 3/2014 63 có thể lấy trường hợp gia đình nghệ nhân Chau Men Sa Ray ở xã Ô Lâm (Tri Tôn, An Giang) làm ví dụ. Hàng ngày cùng sinh sống với cộng đồng thôn ấp, nhưng khi hóa thân thành diễn viên cả ba người trong gia đình (gồm hai vợ chồng Chau Men Sa Ray và Néang Ok với cô con gái Néang Kunh Thia) đã trở thành những diễn viên “chuyên nghiệp” thực thụ. Họ có thể làm như thế được chỉ khi họ có tình yêu và mong muốn gìn giữ loại hình nghệ thuật này như một thứ “bảo vật” thiêng liêng của cộng đồng. Tính chất gần gũi giữa công chúng và diễn viên rõ ràng là nguồn động viên tinh thần rất lớn đối với diễn viên sân khấu Dù kê. Nhờ đó, ngọn lửa nhiệt tình vẫn sáng mãi trong tim, giúp họ nỗ lực để giữ gìn giá trị văn hóa thiêng liêng của cộng đồng dân tộc. 2.3. Duy trì, bảo tồn và phát triển sân khấu Dù kê Khmer Nam Bộ như thế nào? Có thể nói, đối với người Khmer Nam Bộ, sân khấu Dù kê đã trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu trong đời sống thường nhật của mình. Do đó, nhiệm vụ của chúng ta là phải duy trì, bảo tồn và phát triển sân khấu Dù kê trong cộng đồng người Khmer Nam Bộ. Thực hiện được nhiệm vụ này, cũng có nghĩa là chúng ta góp phần bảo tồn và phát triển không chỉ là văn hóa của cộng đồng người Khmer nói riêng mà là góp phần bảo tồn và phát triển văn hóa của cả dân tộc Việt Nam nói chung. Theo suy nghĩ của chúng tôi, để thực hiện được nhiệm vụ đó, chúng ta phải làm sao duy trì được “tính chất bản địa” của đội ngũ “diễn viên”, đồng thời phải duy trì được môi trường phát triển mà ở đó Dù kê được gắn chặt với công chúng người Khmer. Muốn vậy, có lẽ trong nhiều vấn đề khác nhau, có hai vấn đề thực sự quan trọng cần được chúng ta cân nhắc và xem xét một cách nghiêm túc. 2.3.1. Xây dựng đội ngũ diễn viên thông thạo về tiếng và chữ Khmer Theo suy nghĩ của chúng tôi, để duy trì, bảo tồn và phát triển sân khấu Dù kê trong cộng đồng người Khmer Nam Bộ, trước hết là làm sao chúng ta phải có được đội ngũ diễn viên biểu diễn có chất lượng tốt cho loại hình nghệ thuật này. Theo đó, đội ngũ diễn viên biểu diễn có chất lượng phải sẽ là những người đáp ứng những đặc điểm mà chúng tôi đã phân tích ở mục 2 làm nên đặc trưng bản địa của loại hình sân khấu Dù kê Khmer Nam Bộ. Trong những yêu cầu đó, trước hết phải là yêu cầu hoàn thiện về ngôn ngữ mẹ đẻ của người Khmer. Muốn làm được điều đó, việc phổ cập tiếng Khmer cho người cộng đồng người Khmer phải được đặc biệt chú ý. Chúng ta biết rằng trong chính sách bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc, vai trò của tiếng mẹ đẻ người dân tộc giữ một vị trí đặc biệt. Trong những năm qua, hệ thống nhà chùa của người Khmer Nam Bộ nói chung và, chẳng hạn, ở Trà Vinh nói riêng đã có những đóng góp không nhỏ vào việc duy trì tiếng Khmer, chữ Khmer ở đồng bằng Nam Bộ. Nhưng như vậy là chưa đủ. Ngày nay, tiếng Khmer và chữ Khmer đã được giảng dạy trong trường phổ thông, ở ngành học chuyên nghiệp (như ở Trường Đại học Trà Vinh). Đó là một hướng đi đúng với thực tế xã hội và chính sách của Nhà nước Việt Nam. Như vậy, khi nào mà trong cộng đồng người dân Khmer Nam Bộ là một cộng đồng song ngữ (tiếng quốc gia - tiếng mẹ đẻ) hoàn chỉnh, thì khi đó chúng ta mới có điều kiện tốt để tuyển chọn được đội ngũ diễn viên đáp ứng yêu cầu ngày càng phát triển của sân khấu Dù kê. Bản chất chức năng của ngôn ngữ là phương tiện trong giao tiếp cộng đồng. Cho nên, muốn có đội ngũ diễn viên đáp ứng tốt yêu cầu ngôn ngữ mẹ đẻ cho sân khấu Dù kê, không cách nào tốt hơn cách tôi luyện đội ngũ ấy trong môi trường ngôn ngữ của toàn xã hội. Vì thế, xây dựng cộng đồng người dân Khmer Nam Bộ trở thành một cộng đồng song ngữ hoàn chỉnh là một trong những cách thức tốt nhất để duy trì, bảo tồn và phát triển sân khấu Dù kê. Chúng tôi nghĩ rằng cách làm như thế mới thực sự là cách làm bền vững cho sự phát triển văn hóa dân tộc Khmer nói chung và sân khấu Dù kê nói riêng. 2.3.2. Môi trường phát triển phải được gắn chặt với công chúng Vấn đề thứ hai trong nhiệm vụ duy trì, bảo tồn và phát triển sân khấu Dù kê ở cộng đồng người Khmer Nam Bộ là vấn đề đảm bảo môi trường biểu diễn của loại hình sân khấu này phải được gắn chặt với công chúng người Khmer. Muốn vậy, việc xây dựng và phát triển loại sân khấu Dù kê phải luôn luôn tôn trọng đặc trưng bản địa của nó. Nói một cách khác, những đặc điểm làm nên đặc trưng của sân khấu Dù kê như trang phục, âm nhạc, sân khấu nơi biểu diễn phải luôn được chú ý lưu giữ. Có như vậy, người Khmer Nam Bộ mới cảm nhận sân khấu Dù kê là bản sắc của mình. Đó là cách thức để đảm bảo môi trường biểu diễn của loại hình sân khấu này gắn chặt với công chúng. Với cách nhìn như vậy, chúng tôi thấy rằng cách làm ở tỉnh Trà Vinh hiện nay là một ví dụ tốt trong việc duy trì, bảo tồn và phát triển sân khấu Dù kê. Theo đó, các chùa Khmer trong tỉnh đều thành lập đội văn nghệ, lấy loại hình nghệ thuật sân khấu ca kịch Dù kê làm nền tảng trong hoạt động. Cách làm đó, về bản chất đang là cách làm khoa học để đảm bảo môi trường biểu diễn của loại hình sân khấu này đúng như nó vốn có. Từ môi trường dân gian đó, những đoàn nghệ thuật sân khấu lấy ca kịch Dù kê làm nền tảng sẽ có điều kiện tuyển chọn được một đội ngũ diễn viên có giọng hát và khả năng diễn xuất rất tốt. Đó là một cách làm đúng hướng để cho sân khấu Dù kê được duy trì, bảo tồn và phát triển. 3. Kết luận Cộng đồng người Khmer Nam Bộ là một cộng đồng góp phần làm nên đặc trưng đa văn hóa của dân tộc Việt Nam. Trong số 53 dân tộc thiểu số, có thể nói, người Khmer Nam Bộ là một cộng đồng song ngữ hoàn chỉnh. Ở đó, việc sử dụng ngôn ngữ quốc gia cũng như tiếng mẹ đẻ về cơ bản đều quan trọng như nhau. Chính nhờ đặc điểm đó chúng ta mới thấy hết giá trị văn hóa của tiếng mẹ đẻ (tiếng Khmer) trong biểu diễn sân khấu Dù kê ở Nam Bộ. Cho nên, chúng tôi cho rằng để luôn duy trì sự hấp dẫn của sân khấu Dù kê, chúng ta phải tạo điều kiện tốt để sân khấu này “đắm mình” trong môi trường tiếng mẹ đẻ của người Khmer. Đó là cách để từ đó có thể lựa chọn được đội ngũ diễn viên đáp ứng yêu cầu ngày càng phát triển của sân khấu Dù kê; đó cũng là cách để chúng ta luôn nuôi dưỡng “tính dân gian” của sân khấu Dù kê. Bởi vì, ngôn ngữ chỉ có sức sống mãnh liệt khi nó đích thực là phương tiện trong giao tiếp cộng đồng dân cư là chủ thể của ngôn ngữ đó. Tài liệu tham khảo Nguyễn Mạnh Cường. 2002. Vài nét về người Khmer Nam Bộ. NXB Khoa học xã hội. Tr.451. Nhiều tác giả. Về sân kháu truyền thống Khmer Nam Bộ. Sở Văn hóa Thông tin tỉnh Sóc Trăng. Tr.174. Nhiều tác giả. 1988. Tìm hiểu vốn văn hóa dân tộc Khmer Nam Bộ. NXB Tổng hợp Hậu Giang. Tr.371. Sơn Phước Hoan (chủ biên). 2002. Các lễ hội truyền thống của đồng bào Khmer Nam Bộ. NXB Giáo dục. Tr.143. Trần Minh Thương. Tiếng Việt gốc Khmer trong ngôn ngữ bình dân ở miền tây Nam Bộ - nhìn từ góc độ ca dao. Nguồn sáng (Tạp chí của Hội Văn nghệ Dân gian Việt Nam). số 3-2011. Trần Trí Dõi. 1999 (Tái bản năm 2000). Nghiên cứu ngôn ngữ các dân tộc thiểu số Việt Nam. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. Tr.301.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftinh_ban_dia_dac_trung_quan_trong_lam_nen_su_hap_dan_cho_san.pdf