KẾT LUẬN
Qua khảo sát 500 mẫu thay băng bằng 2
phương pháp thay băng bằng tăm bông và thay
băng bằng kềm và bông viên tại 3 bệnh viện
chúng tôi kết luận như sau:
Về chuyên môn
Kết quả cấy vết mổ sau thay băng của
phương pháp thay băng bằng tăm bông hiệu quả
hơn với 99,2% không có sự hiện diện của vi
khuẩn trên bề mặt vết mổ so với 98% của
phương pháp thay băng bằng kềm và bông viên.
Như vậy, tăm bông vẫn đạt được hiệu quả trong
việc làm sạch vết thương một cách an toàn.
Về chi phí
Phương pháp thay băng bằng kềm và bông
viên có chi phí cao hơn phương pháp thay băng
bằng tăm bông. Như vậy, tăm bông đã tiết kiệm
được chi phí khi thay băng.
Về thời gian
Phương pháp thay băng bằng tăm bông ít
tốn thời gian hơn phương pháp thay băng
kềm và bông viên. Tiết kiệm thời gian là tiết
kiệm chi phí.
Tóm lại, tăm bông là dụng cụ hoàn toàn thay
thế được cho kềm và bông viên trong việc thay
băng vết mổ.
7 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 28/01/2022 | Lượt xem: 219 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tính hiệu quả về chuyên môn và kinh tế của phương pháp thay băng vết mổ bằng tăm bông y tế so với kềm và bông viên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 250
TÍNH HIỆU QUẢ VỀ CHUYÊN MÔN VÀ KINH TẾ CỦA PHƯƠNG PHÁP
THAY BĂNG VẾT MỔ BẰNG TĂM BÔNG Y TẾ
SO VỚI KỀM VÀ BÔNG VIÊN
Nguyễn Thị Ngọc Sương*
TÓM TẮT
Mục đích Nghiên cứu nhằm so sánh tính hiệu quả về chuyên môn và kinh tế giữa hai phương pháp thay
băng vết mổ sạch bằng kềm và bông viên và tăm bông.
Phương pháp Nghiên cứu được thiết kế thực nghiệm lâm sàng có nhóm chứng. Mẫu khảo sát là 500 trong
đó gồm 250 mẫu kềm-bông viên và 250 mẫu tăm bông.
Kết quả: Về chuyên môn, kết quả cấy vết mổ sau thay băng cho thấy phương pháp thay băng bằng tăm bông
hiệu quả hơn với 99,2% không có sự hiện diện của vi khuẩn trên bề mặt vết mổ so với 98% của phương pháp thay
băng bằng kềm và bông viên. Về chi phí, trung bình mỗi ca thay băng bằng tăm bông ít hơn thay băng bằng kềm
và bông viên là 3.575,4(±91,8) đ (p<0,001). Về thời gian, thay băng bằng tăm bông tiết kiệm cho điều dưỡng
trung bình mỗi ca là 124,1 (± 10,2) giây, tức 2,07 (± 0,2) phút so với thay băng bằng kềm và bông viên (p<0,001).
Kết luận: Nghiên cứu này là một cải tiến thay thế phương pháp thay băng bằng kềm và bông viên với
phương pháp thay băng bằng tăm bông; một cải tiến hiệu quả về chuyên môn, an toàn cho người bệnh, góp phần
giảm gánh nặng về chi phí nằm viện cho người bệnh.
Từ khóa: Tăm bông, kềm và bông viên, độ an toàn, chi phí, thời gian.
ABSTRACT
COMPARING THE TECHNICAL AND COST-EFFECTIVE ASPECTS BETWEEN USING KELLY-
COTTON BALLS AND TAMPONS IN CLEAN WOUND CARE METHOD
Nguyen Thi Ngoc Suong * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 4 - 2011: 250 - 255
Purpose: This study aims at comparing the technical and cost-effective aspects between using Kelly-Cotton
balls and Tampons in clean wound care method.
Methods: The study was designed on clinical evidences. There were totally 500 cases divided into 2 groups:
250 using Kelly-Cotton ball and 250 using tampon for clean wound care.
Results: Concerning technical aspects, the tampon-wound-care method had proven to have better result in
sterilizing: up to 99,2% had bacteria-free on the wound surface, comparing with the 98% of the Kelly-Cotton balls
method. Concerning the cost-effectiveness, the mean difference between the cost for tampon and Kelly-Cotton balls
wound-care was 3,575.4(±91.8) VND, p<0.001. Concerning the time of procedure, the mean different time
between the two methods was 124.1 (± 10.2) seconds = 2.07 (± 0.2) minutes, p<0.001 with 95% confidence
interval.
Conclusions: In conclusion, this study proved that using tampon instead of Kelly-Cotton ball for wound
care is a great improvement that helps increasing the patients’ safety and also reducing the hospital cost. In
nurses’ opinion, switching from the usage of Kelly-Cotton balls to tampon marked a significant improvement and
* Bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM
Tác giả liên lạc: CN. Nguyễn Thị Ngọc Sương ĐT: 0936037093 Email: ngocsuongumc@yahoo.com.vn
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 251
was a great contribution to the nursing career, bringing quality, efficiency, time saving and also satisfaction for
the patients and medical staffs.
Key words: tampon, Kelly-Cotton ball, safety, cost, time.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Vết thương là một vấn đề lâm sàng phổ biến
và là gánh nặng cho nhiều người bệnh do đau
đớn, khó chịu, tăng thời gian nằm viện và tăng
viện phí18. Vết thương do phẫu thuật hay vết mổ
được mô tả như là khâu cuối cùng của quá trình
phẫu thuật với sự khép lại của hai mép vết
thương bằng chỉ khâu, keo dán hoặc kẹp22.
Bộ Y tế nước ta đã ban hành Thông tư
07/2011/TT-BYT hướng dẫn công tác điều dưỡng
về chăm sóc người bệnh trong bệnh viện. Với
thực trạng người bệnh đông, việc thay băng
chiếm nhiều thời gian tạo nên sự quá tải cho
người điều dưỡng. Sự cải thiện phương pháp
thay băng vừa đem lại kết quả an toàn vừa tiết
kiệm thời gian, giảm chi phí nằm viện là vấn đề
đang được quan tâm.
Để cải cách việc thay băng thì hiện nay một
số nước trên thế giới đã tiến hành sử dụng tăm
bông làm phương tiện thay băng vết mổ cho
người bệnh. Tại nước ta chưa có nhiều nghiên
cứu về các phương pháp thay băng vì thế chúng
tôi tiến hành nghiên cứu so sánh tính hiệu quả
của thay băng bằng kềm và bông viên và thay
băng bằng tăm bông với mục đích tìm ra
phương pháp đem lại hiệu quả kinh tế như giảm
chi phí, tiết kiệm công sức cho điều dưỡng và an
toàn cho người bệnh.
Mục tiêu nghiên cứu
Đánh giá tính hiệu quả về chuyên môn và
kinh tế của phương pháp thay băng vết mổ sạch
giữa tăm bông y tế và kềm và bông viên.
Mục tiêu chuyên biệt
So sánh chi phí vật tư tiêu hao của hai
phương pháp
So sánh thời gian thực hiện hai quy trình
thay băng
So sánh kết quả cấy vi khuẩn hiện diện tại
vết mổ của hai quy trình thay băng
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu thực nghiệm lâm sàng có nhóm
chứng.
Đối tượng nghiên cứu
Dân số đích
Tất cả người bệnh được phẫu thuật sạch
vùng bụng tại bệnh viện Đại học Y Dược
TP.HCM, bệnh viện Chợ Rẫy và bệnh viện Bình
Dân.
Dân số nghiên cứu
Tất cả người bệnh phẫu thuật sạch vùng
bụng được theo dõi và thay băng vết mổ tại 3
bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, Chợ Rẫy và
Bình Dân thỏa tiêu chuẩn.
Tiêu chuẩn chọn bệnh
Người bệnh hậu phẫu ngày thứ 2 sau các
phẫu thuật sạch vùng bụng.
Vết mổ mở có kích thước không quá 14cm.
Vết mổ nội soi số lượng không quá 3 vết mổ.
Người bệnh đồng ý tham gia nghiên cứu.
Tiêu chuẩn loại trừ
Trên 2 vết mổ mở, có vết mổ nội soi kèm
theo vết mổ mở, phẫu thuật sạch nhiễm, vết mổ
bị nhiễm trùng, vết mổ có ống dẫn lưu, bệnh
mãn tính, nhiễm kèm theo.
Không đồng ý tham gia nghiên cứu.
Cỡ mẫu
Công thức cỡ mẫu để so sánh 2 tỉ lệ
21
2
21
2
2/122111 2
)(
})1(2)1()1({
pipipipi
pipipipipipi αβ
−
+
−
−+−+−
=
−−
zz
n
n = 242
Phương pháp tiến hành thu thập số liệu.
Số liệu được thu thập qua mẫu bảng câu hỏi
và đảm bảo tiêu chuẩn chọn bệnh.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 252
Xử lý và phân tích số liệu
Sử dụng phần mềm SPSS 17.0
Thống kê phân tích
Sử dụng T–test để so sánh hai giá trị trung
bình giữa phương pháp thay băng vết mổ bằng
kềm và bông viên và thay băng bằng tăm bông
về: chi phí, thời gian thay băng, kết quả cấy vết
mổ trước và sau thay băng.
Sử dụng phép kiểm Chi-Square để khảo sát ý
kiến: điều dưỡng, người bệnh.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Kết quả cấy vết mổ
Bảng 1: Số lượng vi khuẩn trên bề mặt vết mổ trước
và sau khi thay băng
n = 250
Kềm-bông viên Tăm bông
SL vi
khuẩn
(CFU)
Cấy trước
thay băng
Cấy sau
thay
băng
p
Cấy trước
thay băng
Cấy sau
thay
băng
p
n (%) n (%) n (%) n (%)
Không
có VK 232 (92,8)
245
(98,0) 0,025 225 (90,0)
248
(99,2) 0,022
Có VK 18 (7,2) 5 (2,0) 25 (10,0) 2 (0,8)
Bảng 2: Phân bố số khúm vi khuẩn trên các vết mổ có
sự hiện diện của vi khuẩn
SL vi khuẩn
(CFU)
Kềm-bông viên Tăm bông
KQ cấy
trước TB
KQ cấy sau
TB
KQ cấy
trước TB
KQ cấy
sau TB
n (%) n (%) n (%) n (%)
1-100 12 (4,8) 3 (1,2) 18 (7,2) 1 (0,4)
101-200 0 (0) 0 (0) 1 (0,4) 1 (0,4)
> 1.000 6 (2,4) 2 (0,8) 6 (2,4) 0 (0)
Bảng 3: So sánh số khúm vi khuẩn trung bình trước
và sau thay băng theo 2 phương pháp kềm và bông
viên và tăm bông
Trước
thay băng
Sau thay
băng
Trước-Sau
thay băng t df p
TB(±độ
lệch)
TB(±độ
lệch)
TB(±độ lệch)
Kềm-
bông
viên
24,7
(±153,3)
8,5
(±89,4)
16,2
(±177,9)
1,443 249 0,15
Tăm
bông
27,3
(±153,8)
0,85
(±10,3)
26,4
(±153,52)
2,720 249 0,01
Kết quả cấy chén chung
Bảng 4: Kết quả cấy chén chung có nắp đậy trước và
sau khi thay băng của phương pháp tăm bông
n = 53
Cấy trước thay
băng Cấy sau thay băng
Nhiễm
n (%)
Không
nhiễm
n (%)
Nhiễm
n (%)
Không
nhiễm
n (%)
ĐHYD 0 (0) 14 (26,4) 1 (1,9) 13 (24,5)
NaCl
0,9%
Chợ
Rẫy 0 (0) 21 (39,6) 0 (0) 21 (39,6)
Bình
Dân 0 (0) 18 (34,0) 0 (0) 18 (34,0)
0 (0%) 53 (100%) 1 (1,9%) 52 (98,1%)
ĐHYD 0 (0) 14 (26,4) 0 (0) 14 (26,4)
Povidine
Chợ
Rẫy 0 (0) 21 (39,6) 0 (0) 21 (39,6)
Bình
Dân 0 (0) 18 (34,0) 0 (0) 18 (34,0)
0 (0%) 53 (100%) 0 (0%) 53 (100%)
Chi phí vật tư tiêu hao
Bảng 5: So sánh chi phí thay băng giữa hai phương
pháp
Kềm-bông
viên
Tăm bông
TB sự khác
biệt
t p
TB(±độ lệch
chuẩn)
TB(±độ lệch
chuẩn)
(±độ lệch
chuẩn)
Chi
phí
(đ)
10.055,2(±25
8,3)
6.479,8(±1.4
27,7)
3.575,4(±91,
8)
38,9 0,00
Bảng 6: Chi phí sử dụng và thực tế của phương pháp
kềm và bông viên
Tổng chi phí của thay băng
bằng kềm-bông viên (đ) Trung bình(±độ lệch)
Thực tế 10.055,2(±258,3)
Sử dụng 9.070,7(±483,6)
Chênh lệch 984,5 (±483,6)
Chi phí (đ) Trung bình(±độ lệch)
NaCl 0,9% dư sau thay băng 61,2 (±52,7)
ovidine dư sau thay băng 252,9 (±188,1)
Thời gian thực hiện thay băng
Bảng 7: So sánh tổng thời gian trung bình của hai
phương pháp thay băng
Kềm-bông
viên
Tăm
bông
TB sự khác
biệt t p
TB(±độ lệch)
TB(±độ
lệch) (±độ lệch)
Thời gian
(giây)
449,4(±127,4) 325,3(±9
8,4)
124,1(±10,2) 12,2 0,000
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 253
Bảng 8: Thời gian trung bình từng giai đoạn theo
quy trình thay băng của hai phương pháp
Biến số độc lập
Kềm-bông
viên Tăm bông
TB (±độ lệch
chuẩn)
TB (±độ
lệch chuẩn)
Thời gian soạn xe thay băng
(giây) 51,9 (±32,1)
31,4
(±19,1)
Thời gian thực hiện thay băng
(giây) 320,5 (±108,6)
293,9
(±98,5)
Thời gian rửa dụng cụ (giây) 167,5 (±81,6) 0
Thời gian soạn mâm thay băng
(giây) 97,4 (±35,3) 0
BÀN LUẬN
Tính an toàn khi thay băng bằng tăm bông
Cấy vết mổ
Bảng kết quả cấy vết mổ (bảng 1, bảng 2,
bảng 3)
Chúng tôi tiến hành cấy vết mổ 1.000
mẫu/500 người bệnh tại 3 khoa thuộc 3 bệnh
viện với phương pháp tiến hành như sau: sau
khi tháo băng cũ chúng tôi cấy vết mổ để làm
nhóm chứng và sau khi đã rửa sạch vết mổ
chúng tôi tiến hành cấy vết mổ lần nữa trước khi
đắp băng. Kết quả cho thấy với phương pháp
tăm bông đạt 99,2% không có vi khuẩn hiện diện
trên vết mổ sau khi thay băng so với kềm và
bông viên là 98,0%. Trong nghiên cứu này có 6
mẫu cấy nhiễm > 1.000 khúm vi khuẩn trước khi
thay băng và sau khi thay băng bằng tăm bông
thì kết quả cấy không có sự hiện diện của vi
khuẩn trên bề mặt vết mổ; trong khi đó cũng với
6 mẫu cấy nhiễm > 1.000 khúm vi khuẩn trước
khi thay băng, sau khi thay băng bằng kềm và
bông viên thì vẫn còn 2 mẫu có vi khuẩn. Kết
quả đạt 99,2% của phương pháp tăm bông chỉ
cao hơn kết quả kềm và bông viên (98,0%) không
nhiều nhưng cũng chứng minh tăm bông làm
sạch được vi khuẩn khi thay băng vết mổ. Khi so
sánh số vi khuẩn trung bình có trong 250 mẫu
thay băng bằng kềm và bông viên thì lượng vi
khuẩn còn tồn tại sau khi thay băng giảm không
rõ rệt (p=0,15), trong khi số khúm vi khuẩn sau
khi thay băng bằng tăm bông giảm có ý nghĩa
(p=0,01), cho thấy thay băng bằng tăm bông đạt
chuẩn vô khuẩn tốt hơn (bảng 3).
Cấy chén chung có nắp đậy
Trong quy trình thay băng vết mổ bằng tăm
bông, nhóm nghiên cứu sử dụng hai chén chung
vô khuẩn có nắp đậy để chứa dung dịch thay
băng gồm một chén chung nước muối và một
chén chung dung dịch sát trùng. Hai chén chung
này được sử dụng nhiều lần thay băng cho nhiều
người bệnh, sau mỗi đợt thay băng chúng tôi
tiến hành cấy để khảo sát tính an toàn về độ vô
khuẩn của dung dịch trong mỗi chén chung. Kết
quả 100% chén chung đựng Povidine và 98,1%
chén chung đựng NaCl 0,9% sau thay băng
không có sự hiện diện của vi khuẩn ở chén
chung, chứng tỏ dung dịch sát khuẩn an toàn và
chúng ta có thể sử dụng để thay băng cho người
bệnh. Có 1 mẫu nước muối bị nhiễm với sự hiện
diện của 30 con vi khuẩn; 1/53 mẫu chén chung
nước muối bị nhiễm chiếm 1,9% không thể
khẳng định rằng phương pháp sử dụng chén
chung cho nhiều lần thay băng là không đạt an
toàn về độ vô khuẩn vì có thể do một số nguyên
nhân như thao tác khi thực hiện cấy, quá trình
vận chuyển mẫu cấy, do que cấy, v.v.. Chúng tôi
sử dụng chén chung có nắp đậy vì
Thứ 1: tiết kiệm dung dịch rửa vết thương do
chén chung sử dụng cho nhiều người bệnh.
Thứ 2: tiết kiệm chai dung dịch. Với
phương pháp tăm bông thì 1 chai dung dịch
sử dụng cho nhiều xe do chỉ rót dung dịch 1
lần khi chuẩn bị xe thay băng. Nhưng với
phương pháp kềm và bông viên do điều
dưỡng phải rót dung dịch cho mỗi lần thay
băng nên mỗi xe cần có 1 chai dung dịch.
Thứ 3: tiết kiệm chi phí tiệt khuẩn dụng cụ
do chỉ dùng 2 chén chung để sử dụng thay băng
cho nhiều người.
Thứ 4: tiết kiệm công sức cho điều dưỡng.
Điều dưỡng sẽ chỉ rửa và tiệt khuẩn dụng cụ
duy nhất 1 lần/đợt thay băng.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 254
Tăm bông tiết kiệm chi phí so với kềm và
bông viên
So sánh chi phí của 2 phương pháp thay băng
Dụng cụ đắp vết mổ sau thay băng
Chi phí thay băng gồm dung dịch rửa, dung
dịch sát khuẩn, gòn, tăm bông,
Chi phí trung bình cho 1 ca thay băng bằng
kềm và bông viên: 10.055,2 (± 258,3) đ
Chi phí trung bình cho 1 ca thay băng bằng
tăm bông: 6.479,8 (± 1.427,7) đ
Chi phí chênh lệch giữa 2 phương pháp:
3.575,4 (± 91,8) đ
Như vậy 1 lần thay băng bằng tăm bông
người bệnh tiết kiệm được 3.575,4 (± 91,8) đ so
với thay băng bằng kềm và bông viên.
Phương pháp thay băng bằng tăm bông tiết
kiệm chi phí hơn do số lượng dung dịch thay
băng của phương pháp kềm và bông viên còn lại
sẽ bỏ đi sau khi điều dưỡng hoàn tất việc thay
băng cho người bệnh, chi phí dư trung bình của
NaCl 0,9% là 61,2 đ và của Povidine là 253,0 đ
cho một người bệnh. Trong phương pháp thay
băng bằng kềm và bông viên thì số liệu nghiên
cứu cho thấy chi phí thực tế trung bình là
10.055,2 (±258,3) đ trong khi thực ra người điều
dưỡng chỉ sử dụng cho người bệnh là 9.070,7
(±483,6) đ; như vậy với phương pháp này mỗi
người bệnh hao tốn thêm cho mỗi lần thay băng
là 984,5 đ.
Tăm bông tiết kiệm thời gian so với kềm và
bông viên
So sánh thời gian của 2 phương pháp thay
băng
Khảo sát tổng thời gian cho 2 phương pháp
(bảng 7), nhóm nghiên cứu nhận thấy với
phương pháp kềm và bông viên người điều
dưỡng cần thời gian thay băng trung bình là
449,4 giây trong khi với phương pháp tăm bông
là 325,3 giây. Trung bình phương pháp tăm bông
tiết kiệm được là 124,1 giây cho một lần thay
băng.
Phương pháp tăm bông tiết kiệm 2 thao tác
cho điều dưỡng là không thực hiện soạn mâm
thay băng và rửa dụng cụ (bảng 8). Trong khi đó
với phương pháp kềm và bông viên thì thao tác
soạn mâm thay băng chiếm 97,4 (±35,3) giây và
rửa dụng cụ chiếm 167,5 (±81,6) giây. Chỉ tiết
kiệm hai động tác này thì người điều dưỡng sẽ
tiết kiệm được thời gian:
97,4 giây +167,5 giây = 264,9 giây tương
đương 4,4 phút cho một lần thay băng.
Khi khảo sát thời gian chuẩn bị xe thay băng
của phương pháp thay băng bằng tăm bông là
31,4 giây còn phương pháp kềm và bông viên là
51,9 giây (bảng 8). Như vậy phương pháp thay
băng bằng tăm bông sẽ tiết kiệm 20,5 giây cho
điều dưỡng trong một lần chuẩn bị xe thay băng.
Trong thao tác thực hiện thay băng cho
người bệnh thì thời gian của kềm và bông viên là
320,5 (±108,6) giây trong khi với tăm bông là
293,9 (±98,5) giây. Vậy tăm bông tiết kiệm thời
gian cho điều dưỡng là 26,6 giây cho một lần
thay băng.
KẾT LUẬN
Qua khảo sát 500 mẫu thay băng bằng 2
phương pháp thay băng bằng tăm bông và thay
băng bằng kềm và bông viên tại 3 bệnh viện
chúng tôi kết luận như sau:
Về chuyên môn
Kết quả cấy vết mổ sau thay băng của
phương pháp thay băng bằng tăm bông hiệu quả
hơn với 99,2% không có sự hiện diện của vi
khuẩn trên bề mặt vết mổ so với 98% của
phương pháp thay băng bằng kềm và bông viên.
Như vậy, tăm bông vẫn đạt được hiệu quả trong
việc làm sạch vết thương một cách an toàn.
Về chi phí
Phương pháp thay băng bằng kềm và bông
viên có chi phí cao hơn phương pháp thay băng
bằng tăm bông. Như vậy, tăm bông đã tiết kiệm
được chi phí khi thay băng.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 255
Về thời gian
Phương pháp thay băng bằng tăm bông ít
tốn thời gian hơn phương pháp thay băng
kềm và bông viên. Tiết kiệm thời gian là tiết
kiệm chi phí.
Tóm lại, tăm bông là dụng cụ hoàn toàn thay
thế được cho kềm và bông viên trong việc thay
băng vết mổ.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Adeyemo WL, Ogunlewe MO, Ladeinde AL, Bamgbose BO
(2005). Are sterile gloves necessary in nonsurgical dental
extractions?. Journal of Oral Maxillofacial Surgery, 63(7): 936–
40
2. Auerbach AD (2001). Prevention of Surgical Site Infections.
Making Health Care Safer: A Critical Analysis of Patient
Safety Practices, 221–230
3. Balthazar ER, Colt JD, Nichols RL (1982). Preoperative hair
removal: a random prospective study of shaving versus
clipping. Southern Medical Journal, 75(7): 799–801
4. Cruse PJE, Foord R (1980). The epidemiology of wound
infection. Surgical Clinics of North America, 60(1): 27–40
5. DeLaune SC, Ladner PK (2002). Skin integrity and wound
healing. Fundamentals of Nursing, 1011–1048
6. Desai H (1997). Ageing and wounds Part 2: healing in old age.
Journal of Wound Care, 6(5): 237–9
7. Ellis JR, Nowlis EA, Bentz PM (1988). Wound care. Basic
nursing Skills. Volume 2, 55–76
8. Hess CT (1997). Wound care. Nurse’s clinical guide. Second
edition, Springhouse, 1–74
9. Keithley JK (1985). Nutritional assessment of the patient
undergoing surgery. Heart and Lung, 14(5): 449–56
10. Kockrow EO (2006). Surgical wound care. Basic nursing skills,
1–33
11. Lawrence WT (1992). Clincal Management of non-healing
wounds. In: Cohen IK, Diegelman RF, Lindblad WJ editor(s).
Wound Healing. Sydney: WB Saunders, 581–600
12. Lim SH (2006). Dressing for Pleural & Abdominal Drainage.
SingHealth pocket guide for Nurses, 2006, 70–71
13. Lim SH (2006). Dressing for PICC. SingHealth pocket guide
for Nurses, 90–91
14. Nguyễn Thị Tuyết Trinh, Nguyễn Thị Kim Loan và cs. (2005).
So sánh phương pháp thay băng vết mổ sạch bằng que gòn và
thay băng bằng kềm tại Bệnh viện Nhân Dân 115. Tài liệu Hội
nghị khoa học Điều dưỡng – Kỹ thuật Y học Bệnh viện năm
2005, 54–73
15. Nguyễn Thị Ngọc Sương (2005). Chăm sóc vết thương. Tài
liệu Bài giảng chăm sóc Ngoại khoa, Bộ môn Điều dưỡng –
khoa Điều dưỡng KTYH, 26–32
16. Nguyễn Thị Ngọc Sương (2007). So sánh hiệu quả của thay
băng vết mổ bằng tăm bông y tế với thay băng bằng kềm-
bông viên. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở, Đại học Y
Dược TP. HCM, 1–60
17. Nguyễn Tiến Thịnh, Nguyễn Ngọc Kiện (1996). Điều dưỡng
Nội Ngoại Khoa (tài liệu dịch). Xuất bản lần thứ 6 tập 2. Nhà
xuất bản Y học, Hà Nội, Brunner/Suddarth, 105–119
18. O’Meara S, Ovington L (2008). Antibiotics and antiseptics for
venous leg ulcers. Cochrane Database of Systematic Reviews,
Issue 1. [DOI: 10.1002/14651858.CD003557.pub2]
19. Ovington LG (2003). Bacterial toxins and wound healing.
Ostomy/Wound Management, 49(Suppl 7A): 8–12
20. Perelman VS, Francis GJ, Rutledge T, Foote J, Martino F,
Dranitsaris G (2004). Sterile versus nonsterile gloves for repair
of uncomplicated lacerations in the emergency department: a
randomized controlled trial. Annals of Emergency Medicine,
43(3): 362–70
21. Rosdahl CB (1999). Wound care. Textbook of basic Nursing.
Seventh Edition, Lippincott, 677–685
22. Sharp KA, McLaws ML (2008). Wound dressings for surgical
sites, The Cochrane Library, Issue 4
23. Smeltzer SC, Bare BG (1992). Post-operative Nursing
Management, Brunner and Suddarth’s textbook of Medical-
Surgical Nursing. Seventh edition, Lippincott, 450–457
24. Tang K, Yeh JS, Sgouros S (2001). The Influence of hair shave
on the infection rate in neurosurgery, A prospective study.
Pediatric Neurosurgery, 35(1): 13–7
25. Tanner J, Woodings D, Moncaster K (2006). Preoperative hair
removal to reduce surgical site infection. Cochrane Database
of Systematic Reviews, Issue 3. [DOI:
10.1002/14651858.CD004122.pub3]
26. Trần Thị Thuận (2009). Chăm sóc vết thương. Điều dưỡng cơ
bản II. Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, 141–172
27. Watts JM, McDonald PJ, O’Brien PE (1988). Surgical
Infections. In: Marshall V, Ludbrook J editor(s). Clinical
Science for Surgeons. Basic Surgical Practice. 2nd Edition.
Sydney: Butterworths, 147–67
28. Wilson AP, Gibbons C, Reeves BC, Hodgson B, Liu M,
Plummer D, Krukowski ZH, Bruce J, Wilson J, Pearson A
(2004). Surgical wound infection as a performance indicator:
agreement of common definitions of wound infection in 4773
patients, BMJ 2004, 329 (7468): 720.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 256
SITUATION OF AIDS PATIENTS DEATHS AT NHAN AI HOSPITAL IN HO CHI MINH CITY IN 2009 ............... 209
Nguyen Thanh Long, Le Van Hoc, Nguyen Duy Hung, Nguyen Thi Duc Giang * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 -
Supplement of No 4 - 2011: 209 - 213 ........................................................................................................................ 209
KNOWLEDGE ON STANDARD PRECAUTIONS OF NURSES AND ENVIRONMENTAL FACTORS RELATED TO
HOSPITAL INFECTION CONTROL ....................................................................................................................... 214
Vo Van Tan * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 4 - 2011: 214 - 220 ............................................. 214
CHANGES IN THE QUALITY OF NURSES’ ACTIVITIES AT THE OUTPATIENT DEPARTMENT OF CHILDREN’S
HOSPITAL 1 ........................................................................................................................................................... 221
Tran Thi Van Hoa * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 4 - 2011: 221 - 226 .................................... 221
EVALUATION OF PERIPHERALLY INSERTED CENTRAL CATHETER BASED ON DIFFERENT POSITIONS . 227
Đang Le Anh Chau, Tran Ngoc Bich Tuyen, Nguyen Thi Ngoc Linh, Cam Ngoc Phuong, Ho Tan Thanh Binh * Y Hoc TP.
Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 4 - 2011: 227 - 232.................................................................................... 227
SURVEY KNOWLEDGE OF CHRONIC KIDNEY DISEASE PATIENT AND RELATIVES ON DIET AT THE
PEOPLE’S HOSPITAL 115 ...................................................................................................................................... 233
Ly Hoang Phuong, Nguyen Ba Hai, Nguyen Pham Hong Tam, Ta Phuong Dung * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 -
Supplement of No 4 - 2011: 233- 239 ......................................................................................................................... 233
SECTIONAL PATIENTS’S NUTRITIONAL STATUS WERE FED THROUGH STOMACH SONDE AT NGUYEN
DINH CHIEU HOSPITAL IN BEN TRE ................................................................................................................... 240
Vo Thi Trang Đai, Vo Thi Mong Thuy, Vo Thi Vo * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 4 - 2011: 240 -
244 .......................................................................................................................................................................... 240
COMPARISON BETWEEN THE EFFECTIVENESS OF SHAVING AND USING ANTISEPTIC SOLUTION IN
CLEANING PATIENTS’ SKIN FOR PRE-OPERATION .......................................................................................... 245
Nguyen Thi Ngoc Suong * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 4 - 2011: 245 - 249 ........................... 245
COMPARING THE TECHNICAL AND COST-EFFECTIVE ASPECTS BETWEEN USING KELLY-COTTON BALLS
AND TAMPONS IN CLEAN WOUND CARE METHOD ......................................................................................... 250
Nguyen Thi Ngoc Suong * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 4 - 2011: 250 - 255 ........................... 250
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tinh_hieu_qua_ve_chuyen_mon_va_kinh_te_cua_phuong_phap_thay.pdf