Tình hình bạo lực
Nghiên cứu đã tìm thấy mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa nơi ở và bạo lực; tỷ lệ nhóm phụ nữ sống ở
ấp Trung bị bạo lực chiếm 54% (p=0,046) ít hơn 0,75 lần (KTC 95% là 0,57 – 0,99) so với nhóm phụ nữ sống ở
ấp Đông. Bên cạnh đó tỷ lệ phụ nữ sống ở ấp Tây bị bạo lực chiếm 84% (p=0,08) gần có ý nghĩa thống kê, nếu
lấy mẫu lớn hơn sẽ thấy được nhóm phụ nữ ở ấp Tây bị bạo lực nhiều hơn so với phụ nữ ấp Đông. Điều này cho
thấy bạo lực có phụ thuộc vào nơi ở, trong khi khảo sát nghiên cứu đã phát hiện ở những vùng khác nhau (ấp
Đông so với ấp Trung), chịu ảnh hưởng bởi nền kinh tế khác nhau một bên đa số làm nông (ấp Đông), một bên
làm công nghiệp (ấp Trung) đã có sự khác biệt về tình hình bạo lực đối với phụ nữ. Tạm gọi nhóm ấp Trung là
nhóm thị trấn (vì tiếp xúc với nền công nghiệp hiện đại), nghiên cứu bạo lực gia đình tại huyện An Dương – Hải
Phòng cho thấy phụ nữ nhóm nông thôn có xu hướng bị bạo lực nhiều hơn nhóm thị trấn(2).
Nghiên cứu đã tìm thấy mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa trình độ học vấn và phản ứng của phụ nữ khi
họ bị bạo lực, với trình độ cấp 1 có 27% phụ nữ có phản ứng ít hơn 0,49 lần (KTC 95% là 0,25 – 0,97) và trình
độ cấp 2 có 24% phụ nữ có phản ứng ít hơn 0,43 lần (KTC 95% là 0,22 – 0,86) so với phản ứng của nhóm phụ
nữ mù chữ. Khi trình độ học vấn cũng như nhận thức của phụ nữ được nâng cao thì phản ứng của họ khi bị bạo
lực cũng khác, họ sẽ ứng xử điềm đạm, suy nghĩ chín chắn hơn, không phải phản ứng tự phát như nhóm người
mù chữ, do đó mà phản ứng của họ ít hơn gần như một nửa so với nhóm mù chữ.
Nghiên cứu đã tìm thấy mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa nghề (nội trợ, kinh doanh, công nhân,
CBVCNN, nghề khác: làm mướn, may ở nhà, thêu ở nhà) và phản ứng của phụ nữ khi họ bị bạo lực, nhóm phụ
nữ làm nghề khác như làm mướn, may, thêu có phản ứng 55% (p=0,04) tăng 1,95 lần (KTC 95% là 1,02 – 3,73)
so với phản ứng của nhóm phụ nữ nội trợ. Những người phụ nữ làm các nghề tự do như làm thuê, may, thêu dù
sao cũng tự có được thu nhập, do đó họ có tiếng nói hơn, đồng thời phản ứng nhiều hơn so với nhóm phụ nữ làm
công việc nội trợ, vì là nội trợ nên họ phụ thuộc hoàn toàn vào kinh tế người chồng, ở thế thấp hơn về mọi mặt
kinh tế và tiếng nói nên họ sẽ ít phản ứng hơn thậm chí là không phản ứng.
6 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 08/02/2022 | Lượt xem: 91 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tình hình bạo lực đối với phụ nữ 15-49 tuổi có gia đình tại xã Vĩnh Phú tỉnh Bình Dương năm 2009, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 2 * 2010 Nghiên cứu Y học
Hội nghị Khoa học Kỹ thuật Viện Y Tế Công Cộng năm 2009 - 2010 61
TÌNH HÌNH BẠO LỰC ĐỐI VỚI PHỤ NỮ 15-49 TUỔI CÓ GIA ĐÌNH
TẠI XÃ VĨNH PHÚ TỈNH BÌNH DƯƠNG NĂM 2009
Nguyễn Nhất Chi Mai1, Nguyễn Đỗ Nguyên**, Nguyễn Hồng Hoa**
TÓM TẮT
Đặt vấn ñề: Đây là một nghiên cứu ñịnh lượng về tình hình bạo lực ñối với 243 phụ nữ 15-49 tuổi nói riêng
ở xã Vĩnh Phú, tỉnh Bình Dương nhằm xác ñịnh tỷ lệ phụ nữ bị bạo lực và các mối liên quan giữa bạo lực với
các ñặc tính của phụ nữ. Qua ñó nghiên cứu ñã chỉ ra việc phản ứng của phụ nữ khi họ bị bạo lực có liên quan
ñến nghề nghiệp và trình ñộ học vấn của họ. Kết quả này gợi ý cho phụ nữ rằng nếu muốn có phản ứng ñúng khi
bị người chồng bạo lực thì trước tiên nên nâng cao nhận thức về vấn ñề bạo lực gia ñình, và tiếp theo là phải
ñộc lập về kinh tế bản thân.
Mục tiêu: Xác ñịnh tỷ lệ bạo lực ñối với phụ nữ từ 15-49 tuổi có gia ñình tại xã Vĩnh Phú-Bình Dương năm
2009 và mối liên quan giữa bạo lực với các ñặc tính của phụ nữ.
Phương pháp: dùng phương pháp nghiên cứu cắt ngang mô tả.
Kết quả: tình trạng bạo lực xảy ra nhiều ở phụ nữ lứa tuổi 22-44, ña số họ ở nhà và thiếu kinh nghiệm
trong cuộc sống hôn nhân gia ñình. Xô ñẩy và chửi mắng, nạt nộ là những hình thức bạo lực thường xảy
ra. Hầu hết các tình huống dẫn ñến bạo lực là do người chồng uống rượu gây nên nhưng bản thân người
vợ lại không biết phản ứng lại với các tình huống ñó. Tuy nhiên, họ vẫn nghĩ rằng hội liên hiệp phụ nữ là
nơi hỗ trợ cho họ khi vấn ñề bạo lực xảy ñến với họ, mặt khác họ tin rằng cách giải quyết tốt nhất là hòa
giải cho các cặp vợ chồng.
Kết luận: nhìn chung hầu hết các phụ nữ trong cuộc nghiên cứu này ñều chịu ñựng tình trạng bạo lực, ñiều
này có ý nghĩa thống kê liên quan ñến nơi ở và trình ñộ học vấn của phụ nữ. Thêm vào ñó nghề nghiệp và cách
phản ứng của phụ nữ khi họ bị bạo lực cũng có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê.
Từ khóa: Bạo lực gia ñình, bạo lực, bạo lực ñối với phụ nữ.
ABSTRACT
VIOLENCE STATUS OF MARRIED WOMEN WHO ARE FROM 15 TO 49 YEARS OLD IN
VINH PHU COMMUNITY IN BINH DUONG PROVINCE, 2009
Nguyen Nhat Chi Mai, Nguyen Do Nguyen, Nguyen Hong Hoa
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 14 - Supplement of No 2 – 2010: 61 - 66
Background: This is the quantitative research about the status of violence of 243 married women who are
living in Vinh Phu Community, Binh Duong Province in order to identify the rate of violent women and the
relationship between this aggression and the characteristics of them. The survey shows that the respond of
women who are victims of violence involves their occupation as well as education. This result suggest that
women should against their husbands when they have violent behaviours by improving their knowledge about
the issue of aggressive family first and then they must have independence of finance themselves.
Objectives: Identify the percentage of violence of married women who are from 15 to 49 years old in
Vinh Phu Community, Binh Duong Province and the relationship between this aggression and the
characteristics of them.
Method: This was a cross-sectional study.
Results: This study illustrates that most violent cases are married women from 22 to 44 years old, lack
of education as well as stay at home. Physical violence is possible push, while the major mental violence is
swear. Most aggression comes from their husbands who are the alcoholic addicts and women did not
respond these actions. However, women think that the association of women is the support place for them
when they have the violent issue and most of them believe that the best solution to tackle this problem is
conciliation between wife and husband.
Conclusion: In general, most married women in this survey are bore with the status of violence and this
1
Viện Vệ sinh-Y tế công cộng Tp.HCM ** Đại học Y Dược Tp. HCM
Địa chỉ liên lạc: CN.Nguyễn Nhất Chi Mai, ĐT: 0906 573 589, Email: nguyennhatchimai@ihph.org.vn
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 2 * 2010 Nghiên cứu Y học
Hội nghị Khoa học Kỹ thuật Viện Y Tế Công Cộng năm 2009 - 2010 62
problem has the relationship which has a statistic meaning in regards to the place of living and education.
Additionally, there are a meaningful statistic between occupation and the respond of women.
Key word: Violence status of married women, violence.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Theo Tổ Chức Y Tế Thế Giới bạo lực gia ñình ñối với phụ nữ ñã có từ rất lâu ở những nước có phong tục
tập quán khác nhau. Chính vì vậy “Hội thảo toàn Thế Giới về nhân quyền ñược tổ chức ở Vienne năm 1993” ñã
ra ñời các luật và chính sách Phòng chống bạo lực gia ñình. Do ñó bạo lực gia ñình, ñặc biệt là bạo hành ở phụ
nữ là trái với quyền bình ñẳng ở nam và nữ theo công ước quốc tế.
Việt Nam là một trong những nước ñầu tiên phê chuẩn công ước về xóa bỏ tất cả các hình thức phân
biệt ñối xử với phụ nữ vào ngày 17 tháng 2 năm 1982(3). Nhưng mặt khác, Việt Nam là một nước Á Đông
chịu ảnh hưởng lâu ñời bởi Nho giáo lễ nghi. Một nghiên cứu gần ñây cho thấy, các yếu tố gây ra bạo lực
gia ñình rất phức tạp, có thể từ rượu và mượn rượu (60%), kinh tế (60%), cờ bạc (20%), ngoại tình-ghen
tuông (16%), học vấn thấp (13%), ma tuý (10%), thiếu hiểu biết pháp luật (5%), nguyên nhân khác
(17%)(1).
Trước ñây chúng ta chỉ mới ñiều chỉnh hành vi bạo lực bằng ñạo ñức, dư luận xã hội. Song có những ñiều
ñạo ñức và dư luận không thể ñiều chỉnh ñược mà cần phải có sự can thiệp của luật pháp. Chính vì vậy một Luật
mới ñã ra ñời ñó là Luật Phòng, chống bạo lực gia ñình, ñược Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam khóa XII, kỳ
họp thứ 2 thông qua ngày 21-11-2007, có hiệu lực từ ngày 1/7/2008(4); Luật Phòng, chống bạo lực gia ñình sẽ
góp phần vào việc xử lý nghiêm khắc các ñối tượng bạo lực.
Vừa qua, tại huyện Thuận An ñã tổ chức triển khai phổ biến Luật Phòng, chống bạo lực gia ñình cho các cấp
hội, câu lạc bộ (CLB) phụ nữ nhà trọ, do ñó tình trạng bạo lực ñã giảm ñi ñáng kể, ñặc biệt ở xã Thuận Giao.
Tiếp nối với Thuận Giao, mặc dù Vĩnh Phú ñã triển khai công tác tuyên truyền, hòa giải nhưng hàng năm vẫn có
khoảng 3 cặp vợ chồng ly hôn vì bạo lực gia ñình. Đây chỉ là bề nổi của tảng băng, thường họ phải chịu ñựng
bạo lực trong nhiều năm mới dẫn tới ly hôn, và mới ñây chỉ trong vòng hai tháng ñầu năm 2009 ñã có 2 cặp vợ
chồng ở ấp Hòa Long cũng xin ly hôn do bạo lực gia ñình.
Từ những ñiều trên thì việc khảo sát tình hình bạo lực ñối với phụ nữ từ 15 ñến 49 tuổi ñã có gia ñình ở xã
Vĩnh Phú, tỉnh Bình Dương năm 2009 là cần thiết nhằm giúp tìm hiểu sâu hơn về tỷ lệ bạo lực ñối với phụ nữ và
ñề ra các biện pháp can thiệp hiệu quả hơn.
Mục tiêu nghiên cứu
Xác ñịnh tỷ lệ bạo lực ñối với phụ nữ từ 15-49 tuổi có gia ñình tại xã Vĩnh Phú-Bình Dương năm 2009 và
mối liên quan giữa bạo lực với các ñặc tính của phụ nữ.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu cắt ngang mô tả.
Thời gian nghiên cứu
Tháng 3-4 năm 2009.
Địa ñiểm nghiên cứu
Xã Vĩnh Phú, tỉnh Bình Dương.
Đối tượng nghiên cứu
Phụ nữ từ 15-49 tuổi ñã có gia ñình hiện ñang cư trú tại xã Vĩnh Phú, tỉnh Bình Dương.
Cỡ mẫu
Theo công thức ước lượng một tỷ lệ. N=243 (phụ nữ) với p là tỷ lệ bạo lực tinh thần theo nghiên cứu của
huyện An Dương - Hải Phòng từ tháng 10/2005 ñến tháng 5/2006(2).
Xử lý và phân tích số liệu
Mã hóa cho mỗi bộ câu hỏi và nhập liệu bằng phần mềm EpiData 3.02. Phân tích số liệu bằng phần mềm
Stata 10.0, dùng kiểm ñịnh chi bình phương, trong thống kê phân tích sử dụng PR ñể tìm mối liên quan giữa tỷ lệ
bạo lực gia ñình với ñặc tính của phụ nữ, PR có ý nghĩa khi p<0,05 với khoảng tin cậy (KTC) 95%.
KẾT QUẢ
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 2 * 2010 Nghiên cứu Y học
Hội nghị Khoa học Kỹ thuật Viện Y Tế Công Cộng năm 2009 - 2010 63
Đặc tính mẫu nghiên cứu (N=243)
Nhóm tuổi chiếm tỷ lệ nhiều nhất là nhóm 22 – 44 tuổi (84%). Đa số các phụ nữ có trình ñộ học vấn thấp,
trong ñó mù chữ (5%) và cấp 1 (37%). Có 44% phụ nữ làm công việc nội trợ ở nhà phụ thuộc hoàn toàn vào
kinh tế người chồng, trong khi ñó nhóm phụ nữ làm các nghề khác như làm mướn, may ở nhà và thêu ở nhà chỉ
chiếm 6%. Ấp Đông (33%), ấp Trung (22%), ấp Tây (21%) là 3 ấp ñược lấy mẫu nhiều hơn so với 2 ấp còn lại.
Đa số ñối tượng trong mẫu nghiên cứu ñều có thu nhập bằng hoặc trên 600 ngàn/tháng (83%).
Tình hình bạo lực
Phụ nữ bị bạo lực chiếm ña số (70%)
Số lần bị bạo lực trong một năm (N=171)
Số lần bị bạo lực tinh thần trung bình 6 lần/ năm, số lần bị bạo lực thể xác trung bình 4 lần/ năm.
Các hình thức bạo lực thể xác (N=53)
Trong số 53 người bị bạo lực về thể xác thì xô ñẩy chiếm tỷ lệ nhiều nhất (74%), ít nhất là bóp cổ (8%).
Các hình thức bạo lực tinh thần (N=171)
Trong số 171 người trả lời có bị bạo lực về tinh thần thì chửi mắng, nạt nộ chiếm tỷ lệ cao nhất (96%), ít
nhất là hành ñộng cấm dùng ñiện thoại ñể liên lạc với bạn bè, người thân (4%).
Các tình huống dẫn ñến chồng bạo lực với vợ (N=171)
Trong các tình huống dẫn ñến bạo lực thì uống rượu chiếm tỷ lệ cao nhất (62%), thất nghiệp chiếm tỷ lệ
thấp nhất (5%).
Phản ứng của phụ nữ khi bị bạo lực (N=171)
Phản ứng của phụ nữ khi họ bị chồng bạo lực hầu như là không làm gì chiếm 71%, 1% có phản ứng khác là
ñập ñồ và không có phụ nữ nào dùng rượu sau khi ñã bị bạo lực.
Các nguồn trợ giúp cho phụ nữ bị bạo lực ñược phụ nữ biết ñến (N=243)
Nguồn trợ giúp mà phụ nữ biết ñến nhiều nhất là Hội liên hiệp phụ nữ (40%), trong khi ñó có 27% phụ nữ
hoàn toàn không biết nguồn trợ giúp nào giúp cho phụ nữ bị bạo lực.
Các nguồn cung cấp thông tin về Luật phòng chống bạo lực gia ñình mà phụ nữ tiếp cận ñược (N =243)
Có 42% phụ nữ trả lời Hội liên hiệp phụ nữ là nguồn cung cấp thông tin về Luật phòng chống bạo lực gia
ñình, trong khi ñó có 35% phụ nữ hoàn toàn không biết gì về Luật này.
Các ñề xuất giải quyết tình trạng bạo lực tạm thời của phụ nữ (N=243)
Có 53% người cho rằng chỉ nên khuyên can hai vợ chồng khi xảy ra bạo lực, các ý kiến khác như: báo cho
HLHPN xã; dạy cho phụ nữ biết về Luật phòng chống bạo lực gia ñình; giáo dục vợ chồng; ly dị; nhờ cộng tác
viên hòa giải; phụ nữ ra ở riêng chiếm tỷ lệ rất thấp 4%.
Bảng 1: Bạo lực phân bố theo ñặc tính mẫu (N=243)
Bạo lực
Đặc ñiểm Có
Tần
số (%)
Không
Tần số
(%)
p PR KTC 95%
15 – 21 4 (80) 1 (20) 1
22 – 44 144 (71) 59 (29) 0,89
0,57 –
1,39 Tuổi
45 – 49 23 (66) 12 (34)
0,44
(*)
0,82 0,50 – 1,35
Học
vấn
Mù chữ 11 (85) 2 (15)
0,09
(*) 1
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 2 * 2010 Nghiên cứu Y học
Hội nghị Khoa học Kỹ thuật Viện Y Tế Công Cộng năm 2009 - 2010 64
Cấp 1 63 (71) 26 (29) 0,84
0,64 –
1,09
Cấp 2 72 (73) 26 (27) 0,87
0,67 –
1,13
Cấp 3 20 (59) 14 (41) 0,70
0,48 –
1,00
Trên cấp 3 5 (56) 4 (44) 0,66 0,35 – 1,23
Nội trợ 75 (69) 33 (31) 0,94 1
Kinh doanh 42 (70) 18 (30) 0,50 1
0,82 –
1,24
Công nhân 38 (75) 13 (25) 0,31 1,07
0,88 –
1,32
CBVCNN 5 (50) 5 (50) 0,42 0,72 0,38 – 1,35
Nghề
Nghề khác 11 (79) 3 (21) 1,13
0,84 –
1,53
Ấp Đông 58 (72) 23 (28) 0,046 1
0,57 –
0,99
Ấp Trung 29 (54) 25 (46) 0,08 0,75
0,98 –
1,41
Ấp Tây 43 (84) 8 (16) 0,93 1,18
0,70 –
1,38
Ấp Phú Hội 12 (71) 5 (29) 0,92 0,99
0,80 –
1,28
Nơi ở
Ấp Hòa
Long
29
(73) 11 (27) 1,01
<600 ngàn 15 (65) 8 (35) 0,62 0,93
0,67 –
1,28
Thu
nhập
cá
nhân ≥600 ngàn
81
(70) 34 (30)
(*): phép kiểm chi bình phương khuynh hướng
Bảng 2: Phản ứng phân bố theo ñặc tính mẫu (N=171)
Phản ứng
Đặc ñiểm
Có
Tần
số
(%)
Không
Tần số
(%)
p PR KTC 95%
15 – 21 2 (50) 2 (50) 0,84* 1
22 – 44 40 (28)
104
(72) 0,56
0,20 –
1,53 Tuổi
45 – 49 7 (30) 16 (70) 0,61 0,19 – 1,94
Mù chữ 6 (55) 5 (45) 1
Cấp 1 17 (27) 46 (73) 0,49
0,25 –
0,97
Cấp 2 17 (24) 5 (76) 0,53* 0,43
0,22 –
0,86
Học
vấn
Cấp 3 8 (40) 12 (60) 0,73 0,34 – 1,57
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 2 * 2010 Nghiên cứu Y học
Hội nghị Khoa học Kỹ thuật Viện Y Tế Công Cộng năm 2009 - 2010 65
Phản ứng
Đặc ñiểm
Có
Tần
số
(%)
Không
Tần số
(%)
p PR KTC 95%
Trên cấp 3 1 (20) 4 (80) 0,37 0,06 – 2,30
Nội trợ 21 (28) 54 (72) 0,95 11,02
0,56 –
1,86
Kinh doanh 12 (29) 30 (71) 0,63 0,85
0,43 –
1,66
Công nhân 9 (24) 29 (76) 0,71 0,71 0,12 – 4,28
CBVCNN 1 (20) 4 (80) 0,04 1,95 1,02 – 3,73
Nghề
Nghề khác 6 (55) 5 (45)
Ấp Đông 18 (31) 40 (69) 0,11 10,44
0,17 –
1,19
Ấp Trung 4 (14) 25 (86) 0,87 1,05 0,59 – 1,87
Ấp Tây 14 (33) 29 (67) 0,69 0,81
0,28 –
2,31
Ấp Phú Hội 3 (25) 9 (75) 0,74 1,11 0,59 – 2,09
Nơi ở
Ấp Hòa Long 10 (34) 19 (66)
600 ngàn 6 (40) 9 (60) 0,36 Thu
nhập cá
nhân <600 ngàn 22 (27) 59 (73) 1,47
0,72 –
3,01
(*): phép kiểm chi bình phương khuynh hướng
BÀN LUẬN
Đặc tính mẫu
Nghiên cứu cho thấy ñộ tuổi của phụ nữ trong nhóm 22- 44 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất (84%), trong khi ñó
ñộ tuổi từ 15 – 21 chỉ chiếm 2%. Kết quả này phù hợp với ñộ tuổi lập gia ñình theo Luật hôn nhân và gia
ñình của Việt Nam.
Trình ñộ học vấn của phụ nữ trong mẫu nghiên cứu rất thấp, trong ñó mù chữ (5%) và học ñến cấp 1 (37%).
Điều này là hợp lý vì ña số những phụ nữ này ñều xuất thân từ gia ñình làm nông lại ñông con và nghèo, không
có ñủ ñiều kiện ñể học ñến nơi ñến chốn.
Nghiên cứu cũng cho thấy phụ nữ làm công việc nội trợ chiếm ña số (44%), tiếp ñến là kinh doanh
(25%), kế ñến là công nhân (21%). Xã Vĩnh Phú là một phần của huyện Thuận An, tỉnh Bình Dương, là nơi
có nền công nghiệp mới nổi, ñó cũng là lý do vì sao tỷ lệ công nhân nhiều, bên cạnh ñó xã Vĩnh Phú nằm
trên trục lộ chính là Quốc lộ 13 nên việc buôn bán hàng quán cũng phát triển theo ñể phục vụ khách vãng
lai và công nhân. Mặt khác vẫn còn nhiều phụ nữ làm công việc nội trợ bởi vì họ ñã quen sống trong gia
ñình có truyền thống lệ thuộc kinh tế vào người chồng, ít tiếp xúc giao tiếp với xã hội bên ngoài. Khi tiến
hành nghiên cứu thì những người này hay dè dặt, ít dám ñưa ra ý kiến.
Việc lấy mẫu khác nhau ở các ấp là do tuân thủ theo nguyên tắc ngẫu nhiên hệ thống, kết quả lấy mẫu nhiều
nhất ở ấp Đông (33%), ít nhất là ấp Phú Hội (7%). Ấp Đông là ấp có dân cư tập trung ñông ñúc nhất vì vậy lấy
mẫu nhiều ở ấp Đông là hợp lý. Mặt khác, ấp Phú Hội là ấp ñang nằm trong diện giải tỏa, phần lớn dân cư ñã di
dân sang những vùng khác cho nên tiến hành lấy mẫu ở ấp này ít nhất.
Về thu nhập cá nhân nhận thấy 83% có thu nhập bằng hoặc trên 600 ngàn từ nghề nghiệp kinh doanh, công
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 2 * 2010 Nghiên cứu Y học
Hội nghị Khoa học Kỹ thuật Viện Y Tế Công Cộng năm 2009 - 2010 66
nhân, CBVCNN. Ngoại trừ nội trợ không thu nhập thì các ngành nghề còn lại như làm mướn, may, thêu ở nhà
ñều là những công việc không ổn ñịnh nên thu nhập thấp dưới 600 ngàn (17%) là hiển nhiên.
Tình hình bạo lực
Nghiên cứu ñã tìm thấy mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa nơi ở và bạo lực; tỷ lệ nhóm phụ nữ sống ở
ấp Trung bị bạo lực chiếm 54% (p=0,046) ít hơn 0,75 lần (KTC 95% là 0,57 – 0,99) so với nhóm phụ nữ sống ở
ấp Đông. Bên cạnh ñó tỷ lệ phụ nữ sống ở ấp Tây bị bạo lực chiếm 84% (p=0,08) gần có ý nghĩa thống kê, nếu
lấy mẫu lớn hơn sẽ thấy ñược nhóm phụ nữ ở ấp Tây bị bạo lực nhiều hơn so với phụ nữ ấp Đông. Điều này cho
thấy bạo lực có phụ thuộc vào nơi ở, trong khi khảo sát nghiên cứu ñã phát hiện ở những vùng khác nhau (ấp
Đông so với ấp Trung), chịu ảnh hưởng bởi nền kinh tế khác nhau một bên ña số làm nông (ấp Đông), một bên
làm công nghiệp (ấp Trung) ñã có sự khác biệt về tình hình bạo lực ñối với phụ nữ. Tạm gọi nhóm ấp Trung là
nhóm thị trấn (vì tiếp xúc với nền công nghiệp hiện ñại), nghiên cứu bạo lực gia ñình tại huyện An Dương – Hải
Phòng cho thấy phụ nữ nhóm nông thôn có xu hướng bị bạo lực nhiều hơn nhóm thị trấn(2).
Nghiên cứu ñã tìm thấy mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa trình ñộ học vấn và phản ứng của phụ nữ khi
họ bị bạo lực, với trình ñộ cấp 1 có 27% phụ nữ có phản ứng ít hơn 0,49 lần (KTC 95% là 0,25 – 0,97) và trình
ñộ cấp 2 có 24% phụ nữ có phản ứng ít hơn 0,43 lần (KTC 95% là 0,22 – 0,86) so với phản ứng của nhóm phụ
nữ mù chữ. Khi trình ñộ học vấn cũng như nhận thức của phụ nữ ñược nâng cao thì phản ứng của họ khi bị bạo
lực cũng khác, họ sẽ ứng xử ñiềm ñạm, suy nghĩ chín chắn hơn, không phải phản ứng tự phát như nhóm người
mù chữ, do ñó mà phản ứng của họ ít hơn gần như một nửa so với nhóm mù chữ.
Nghiên cứu ñã tìm thấy mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa nghề (nội trợ, kinh doanh, công nhân,
CBVCNN, nghề khác: làm mướn, may ở nhà, thêu ở nhà) và phản ứng của phụ nữ khi họ bị bạo lực, nhóm phụ
nữ làm nghề khác như làm mướn, may, thêu có phản ứng 55% (p=0,04) tăng 1,95 lần (KTC 95% là 1,02 – 3,73)
so với phản ứng của nhóm phụ nữ nội trợ. Những người phụ nữ làm các nghề tự do như làm thuê, may, thêu dù
sao cũng tự có ñược thu nhập, do ñó họ có tiếng nói hơn, ñồng thời phản ứng nhiều hơn so với nhóm phụ nữ làm
công việc nội trợ, vì là nội trợ nên họ phụ thuộc hoàn toàn vào kinh tế người chồng, ở thế thấp hơn về mọi mặt
kinh tế và tiếng nói nên họ sẽ ít phản ứng hơn thậm chí là không phản ứng.
KẾT LUẬN
Nhìn chung số người bị bạo lực chiếm ña số 70%; có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa nơi ở và bạo
lực; tỷ lệ nhóm phụ nữ sống ở ấp Trung bị bạo lực ít hơn so với nhóm phụ nữ sống ở ấp Đông; có mối liên quan
có ý nghĩa thống kê giữa trình ñộ học vấn và phản ứng của phụ nữ khi họ bị bạo lực, phụ nữ có trình ñộ cao hơn
sẽ phản ứng ít hơn so với phản ứng của nhóm phụ nữ có trình ñộ thấp; có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa
nghề nghiệp và phản ứng của phụ nữ khi họ bị bạo lực, nhóm phụ nữ làm nghề khác như làm mướn, may ở nhà,
thêu ở nhà có phản ứng nhiều hơn so với phản ứng của nhóm phụ nữ nội trợ.
KIẾN NGHỊ
Truyền thông giáo dục cho những cặp dự ñịnh hoặc sắp kết hôn hoặc ñã là vợ chồng những thông tin về bạo
lực gia ñình với những hình thức ña dạng khác nhau, ñặc biệt nhấn mạnh về khái niệm bạo lực tinh thần.
Hỗ trợ, hướng dẫn việc làm cho phụ nữ giúp họ có tiếng nói hơn về mặt kinh tế và xã hội.
Xóa nạn mù chữ cho cả nam giới và nữ giới tại ñịa phương ñể nâng cao tầm hiểu biết về bạo lực gia ñình
cho họ.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bạo lực gia ñình ñối với phụ nữ: vòng xoáy âm thầm ở cộng ñồng dân cư Việt Nam-Nghiên cứu trường hợp tại huyện An Dương-Hải
Phòng, (ngày 25 tháng 3 năm 2009).
2. Công ước của liên hợp quốc về quyền trẻ em; Công ước về xóa bỏ tất cả các hình thức phân biệt ñối xử với phụ nữ. Hà Nội: Nhà xuất
bản chính trị quốc gia, 2002: 62-63.
3. Luật Phòng, chống bạo lực gia ñình số 02/2007/QH12, ngày 21 tháng 11 năm 2007.
4. Lê Ba. Sức khỏe. Bạo lực gia ñình và giải pháp (2009), (ngày 20
tháng 2 năm 2009).
5. Nguyễn Thị Hoàng Mai (2008). “Thực trạng và giải pháp giảm bạo lực gia ñình ñối với phụ nữ tại thành phố Đà Nẵng”. Báo cáo Hội
nghị sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 6 Đại học Đà Nẵng: 59-64.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tinh_hinh_bao_luc_doi_voi_phu_nu_15_49_tuoi_co_gia_dinh_tai.pdf