KẾT LUẬN
Đặc điểm chung
- Giới tính: Chấn thương gãy xương gò má
cung tiếp ở nam nhiều hơn nữ (gấp 5,4 lần).
- Tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất là 20 đến 49
(54,9%).
- Nguyên nhân chiếm tỷ lệ cao nhất là do tai
nạn giao thông (93,8%).
Lâm sàng
- Tổn thương bên trái chiếm tỷ lệ cao hơn
bên phải 2 lần.
- Tỷ lệ vỡ xương hàm gò má kín nhiều gấp
4,1 lần hơn vỡ hở
- Triệu chứng lâm sàng hay gặp là dấu hiệu
biến dạng mặt (55,1%) và chảy máu mũi (43,4%).
- Chiếm tỷ lệ cao nhất là vỡ xương hàm gò
má phức tạp loại IIIb và IV (48%)
- Cần điều trị đồng bộ sớm với các chuyên
khoa liên quan trên bệnh nhân đa thương để
tránh kết quả xấu do can xương cứng.
Điều trị
- Phương pháp phẫu thuật chính là: Cố định
bằng nẹp vít, Nắn chỉnh kín cố định bằng xông
Foley hoặc bấc, Nắn chỉnh xương gãy kín.
6 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 183 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tình hình chấn thương gãy xương gò má tại khoa tai mũi họng bệnh viện chợ Rẫy, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2013 355
TÌNH HÌNH CHẤN THƯƠNG GÃY XƯƠNG GÒ MÁ
TẠI KHOA TAI MŨI HỌNG BỆNH VIỆN CHỢ RẪY
Trần Phan Chung Thủy*
TÓM TẮT
Mục tiêu: Những năm gần đây mặc dù có nón bảo hiểm nhưng tỷ lệ chấn thương gãy xương hàm gò má
tăng cao. Chấn thương gãy xương hàm gò má thường gây ảnh hưởng lớn đến thẩm mỹ, cùng nhiều chức năng
khác như: nhai, phát âm, nhìn và các bệnh lý thứ phát. Việc điều trị có đạt kết quả tốt hay không phụ thuộc rất
nhiều vào vấn đề chẩn đoán chính xác , điều trị đúng và kịp thời. Nghiên cứu hình thái lâm sàng và một số yếu tố
liên quan đến chấn thương gãy xương hàm gò má. Phân loại các tổn thương thường gặp chấn thương gãy xương
hàm gò má.
Phương pháp: Những bệnh nhân được chẩn đoán chấn thương gãy xương hàm gò má được điều trị tại
khoa Tai mũi họng bệnh viện Chợ Rẫy từ tháng 1/2011 đến 12/2012. Mô tả cắt ngang.
Kết quả: Giới tính: nam nhiều hơn nữ (gấp 5,4 lần). Tuổi: chiếm tỷ lệ cao nhất: 20 đến 49 (54,9%). Nguyên
nhân chiếm tỷ lệ cao nhất do tai nạn giao thông (93,8%). Tổn thương bên trái chiếm tỷ lệ cao hơn bên phải 2 lần.
Tỷ lệ vỡ xương hàm gò má kín nhiều gấp 4,1 lần hơn vỡ hở. Triệu chứng lâm sàng hay gặp là dấu hiệu biến dạng
mặt (55,1%) và chảy máu mũi (43,4%). Chiếm tỷ lệ cao nhất là loại vỡ phức tạp IIIb và IV (48%). Phương pháp
phẫu thuật chính là: Cố định bằng nẹp vít, Nắn chỉnh kín cố định bằng xông Foley hoặc bấc, Nắn chỉnh xương
gãy kín.
Kết luận: Cần điều trị đồng bộ sớm với các chuyên khoa liên quan trên bệnh nhân đa thương để tránh kết
quả xấu do can xương cứng.
Từ khóa: Chấn thương đầu mặt, gãy xương hàm gò má, dịch tễ.
ABSTRACT
ZYGOMATICOMAXILLARY COMPLEX FRACTURE REPORT AT CHORAY HOSPITAL
Tran Phan Chung Thuy * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 - Supplement of No 2 - 2014: 355-360
Objective: Although helmets are more popular nowadays, zygomaticomaxillary complex (ZMC) fracture
rate still increases. ZMC fracture often causes bad influences on aesthetic and functionality: chewing, phonation,
vision and other diseases. Treatment results depend greatly on accurate diagnosis, proper and immediate
management. Research clinical aspects and other related factors involving ZMC fracture. Classify common lesions
in ZMC fracture. Treatment methods of ZMC fracture.
Methods: Patients diagnosed with ZMC fracture at ENT department of Choray hospital from 01/2011 to
12/2012. Study design: cross-sectional, descriptive study.
Result: Sex: Male/Female=5.4. Age: from 20 to 49 (54.9%). Cause: Most common: traffic accidents (93.8%).
Left side ZMC / Right side ZMC fracture=2. Close ZMC fracture/ Open ZMC facture= 4.1 Clinical findings:
Facial malformation (55.1%), Epistaxis (43.4%). Most common: IIIb and IV comminuted fracture(48%). Main
surgery methods: Fixation by miniplates and screws, fixation by foley cather, close reduction.
Conclusion: Early co-treatment with other specialties is necessary on patients with multiple trauma in order
to prevent bad Callus formation.
Keywords: Head and face trauma, zygomaticomaxillary complex fracture, epidemiology.
* Khoa Tai Mũi Họng, Bệnh viện Chợ Rẫy
Tác giả liên lạc: TS. BS Trần Phan Chung Thuỷ, ĐT: 0979917777, Email: drthuytranent@gmail.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2013 356
ĐẶT VẤN ĐỀ
Sự bùng nổ các loại phương tiện giao thông
đặc biệt là mô tô xe máy là nguyên nhân gây nên
nhiều tai nạn. Hơn nữa với ý thức người dân khi
tham gia giao thông và sự chấp hành luật giao
thông còn kém, mặc dù có nón bảo hiểm nhưng
tỷ lệ chấn thương gãy xương hàm gò má tăng
cao. Hiện nay, sự gia tăng của chấn thương nói
chung và chấn thương gãy xương hàm gò má
nói riêng do tai nạn giao thông là vấn đề được
quan tâm của xã hội.
Bệnh viện Chợ Rẫy là tuyến cuối của miền
Nam và thành phố Hồ Chí Minh, nên khoa Tai
mũi họng nhận được nhiều chấn thương gãy
xương hàm gò má.
Chấn thương gãy xương hàm gò má thường
gây ảnh hưởng lớn đến thẩm mỹ, cùng nhiều
chức năng khác như: nhai, phát âm, nhìn và các
bệnh lý thứ phát. Việc điều trị có đạt kết quả tốt
hay không phụ thuộc rất nhiều vào vấn đề chẩn
đoán chính xác , điều trị đúng và kịp thời.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Những bệnh nhân được chẩn đoán chấn
thương gãy xương hàm gò má được điều trị tại
khoa Tai mũi họng bệnh viện Chợ Rẫy từ tháng
1/2011 đến 12/2012.
Phương pháp nghiên cứu
Mô tả cắt ngang
- Nghiên cứu các đặc điểm chung theo lứa
tuổi, giới tính, nguyên nhân.
- Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và hình ảnh
học.
- Phương pháp điều trị.
Mục tiêu nghiên cứu
- Nghiên cứu hình thái lâm sàng và một số
yếu tố liên quan đến chấn thương gãy xương
hàm gò má.
- Phân loại các tổn thương thường gặp chấn
thương gãy xương hàm gò má.
- Phương pháp điều trị gãy xương hàm gò
má.
KẾT QUẢ
Nghiên cứu 290 trường hợp gãy xương hàm
gò má chúng tôi đạt được kết quả sau
Bảng 1: Phân bố bệnh nhân theo giới tính:
Giới Số bệnh nhân Tỷ lệ (%)
Nam 45 15,5
Nữ 245 84,5
Tổng cộng 290 100
Bảng 2: Phân bố bệnh nhân theo tuổi:
Nhóm tuổi Số lượng Tỷ lệ (%)
< 20 65 22,4
20-30 110 38,0
31– 40 49 16,9
41 – 50 44 15,1
50- 60 18 6,2
>60 4 1,4
Tổng cộng 290 100
Bảng 3: Phân loại nguyên nhân gãy:
Nguyên nhân Số trường hợp Tỷ lệ (%)
Tai nạn giao thông 272 93,8
Tai nạn sinh hoạt 12 4,1
Tai nạn lao động 6 2,1
Tổng số 290 100
Bảng 4 Phân bố theo địa dư:
Địa dư Số trường hợp Tỷ lệ (%)
Thành phố Hồ Chí Minh 118 40,7
Các tỉnh địa phương 172 59,3
Tổng số 290 100
Bảng 5: Vị trí tổn thương gãy xương hàm gò má :
Vị trí tổn thương Phải Trái Hai bên Tổng cộng
Số bệnh nhân 91 188 11 290
Tỷ lệ (%) 31,4 64,8 3,8 100
Bảng 6: Phân loại gãy kín, gãy hở.
Loại gãy Kín Hở Tổng
Bệnh nhân 234 56 290
Tỷ lệ 80,6 19,3 100%
Bảng 7: Phân loại triệu chứng thường gặp:
Triệu chứng thường gặp Số bệnh nhân Tỷ lệ (%)
Chảy máu mũi 126 43,4
Sưng bầm mặt 106 36,5
Vết thương mặt 52 17,9
Tràn khí dưới da 45 15,5
Biến dạng xương mặt 160 55,1
Lệch khớp cắn 78 26,9
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2013 357
Triệu chứng thường gặp Số bệnh nhân Tỷ lệ (%)
Ảnh hưởng thị lực 16 5,5
Tổng 100
Bảng 8: Phân loại của Larson O.D. và Thomson M.
Phân loại tổn thương Số bệnh nhân Tỷ lệ (%)
Độ I 95 32,7
Độ II 56 19,3
Độ IIIa 85 29,3
Độ IIIb 45 15,6
Độ IV 9 3,1
Tổng số 290 100
Bảng 9: Phân loại tổn thương phối hợp
Tổn thương phối hợp Số bệnh nhân Tỷ lệ (%)
Nhãn khoa 16 5,5
Ngoại chỉnh hình 54 18,6
Ngoại thần kinh 32 11,3
Ngoại lồng ngực 4 1,4
Ngoại tổng quát 2 0,6
Chảy máu mũi cần can thiệp 56 19,3
Chấn thương thanh khí quản 6 2,1
Bảng 10: Các phương pháp điều trị gãy xương gò má
cung tiếp (n = 290)
Phương pháp điều trị Số bệnh nhân Tỷ lệ (%)
Không phẫu thuật 162 55,8
Nắn chỉnh xương gãy kín 31 10,7
Nắn chỉnh kín cố định bằng xông
Foley hoặc bấc
35 12,1
Cố định bằng nẹp vít 62 21,4
Tổng 290 100
Bảng 11: Thời gian can thiệp phẫu thuật sau chấn
thương gãy xương hàm gò má:
Phẫu thuật 14 ngày Tổng số
Số ca 227 63 290
Tỷ lệ 78,3 21,7 100
Bảng 12: Phẫu thuật chỉnh hình xương hàm gò má
phối hợp với các chuyên khoa khác
Tổn thương phối
hợp
Số bệnh
nhân
Số bệnh nhân được
mổ phối hợp
Tỷ lệ
(%)
Nhãn khoa 16 8 50
Ngoại chỉnh hình 54 11 20,3
Ngoại thần kinh 32 4 12,5
Ngoại lồng ngực 4 0 0
Ngoại tổng quát 2 0 0
Chảy máu mũi cần
can thiệp
56
0
0
Chấn thương thanh
khí quản
6
0
0
Hình 1: CTscan tái tạo 3D vỡ xương hàm gò má
Hình 2: CTscan (Axial) vỡ xương hàm gò má
BÀN LUẬN
Qua nghiên cứu 290 bệnh nhân bị chấn
thương gãy xương hàm gò má được điều trị
tại khoa tai mũi họng bệnh viện Chợ Rẫy
Chúng tôi thấy có một số vấn đề cần được bàn
luận như sau:
Đặc điểm chung.
Trong nghiên cứu của chúng tôi, phần lớn
bệnh nhân chấn thương hàm mặt là Nam giới
(84,5%) trong khi Nữ giới chỉ có (15,5%) gấp 5,4
lần. Tỷ lệ này phù hợp với các tác giả trong nước.
Theo Lâm Hoài Phương là 4,3%(2).
Nhóm tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất là 20-40 tuổi
(54,9%). Theo nghiên cứu của một số tác giả:
Trương Mạnh Dũng tỷ lệ này là 76,4%, Lâm
Hoài Phương, tỷ lệ này là 78,9%.
Các tỷ lệ này cũng phù hợp với kết quả của
chúng tôi. Đây là lứa tuổi tham gia nhiều vào các
hoạt động giao thông, hoạt động xã hội, lao động
sản xuất và thích mạo hiểm.
Nguyên nhân: Trong các nguyên nhân gây
chấn thương hàm mặt thì tai nạn giao thông là
nguyên nhân thường gặp nhất chiếm 93,8%.
Nguyên nhân do tai nạn sinh hoạt và lao động
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2013 358
6,2%. So sánh với một số kết quả nghiên cứu của
các tác giả khác như:
Bảng trên cho thấy tỉ lệ nguyên nhân do tai
nạn giao thông không có sự khác biệt giữa các
tác giả trong nước (P > 0,05), cho thấy tình trạng
tai nạn giao thông trong cả nước gần như nhau.
Bệnh viện Chợ Rẫy nhận nhiều bệnh nhân
chuyển từ tuyến tỉnh nên tỷ lệ bệnh nhân ở
các tỉnh có phần cao hơn ở thành phố Hồ Chí
Minh. (Bảng 4).
Bảng 13 So sánh nguyên nhân do tai nạn giao thông
Bệnh viện Trung ương
Huế (n =127)
Trương Mạnh Dũng
Hà nội (n= 157)
Lâm Hoài Phương Tp.
Hồ Chí Minh (n = 843)
Nguyễn Thế Dũng
Khánh Hoà (n= 316)
Khoa tai mũi họng bệnh
viện Chợ Rẫy (n = 290)
89% 87,9% 92,72% 86,7% 93,8%
Đặc điểm lâm sàng của chấn thương gãy
xương hàm gò má tại khoa Tai mũi họng
bệnh viện Chợ Rẫy
Do đặc điểm cấu tạo giải phẫu của xương
mặt, khi bị chấn thương ngã đập mặt thì vị trí
bên bị đụng dập đầu tiên là xương gò má. Gãy
xương gò má cung tiếp chiếm tỷ lệ cao nhất
trong chấn thương hàm mặt tại khoa Tai mũi
họng.
Vị trí tổn thương: bên trái nhiều hơn bên
phải: Trái là 64,8%, Phải là 31,4% (tỷ lệ tương
đương 2/1). So với Nguyễn Quốc Trung (7) tỉ lệ
tổn thương bên trái là 57,32%, Trần Văn Việt là
48%, như vậy kết quả không có sự khác biệt
(P>0,05). Đây cũng giải thích cơ chế chấn thương
khi tham gia giao thông, mặc dù có đội mũ bảo
hiểm nhưng do té va đập một bên mặt khi do tai
nạn và tỷ lệ trung bình người thuận tay phải cao
hơn nên người bệnh nhân bị tổn thương bên trái
nhiều hơn.
Gãy kín chiếm 80,6%; gãy hở chiếm 19,3%.
So với tác giả Trần Văn Việt, tỷ lệ gãy xương kín
là 90% và gãy xương hở là 10% thì không có sự
khác biệt (P > 0,05).
Sự gia tăng các loại xe mô tô và hệ thống giao
thông chưa phát triển đồng bộ đã làm cho người
sử dụng dễ gây tai nạn. Khi bị tai nạn do chạy
tốc độ cao, lực va đập rất mạnh, nếu đập vào
xương gò má sẽ làm tách rời các đường nối khớp
(gò má trán, bờ dưới ổ mắt, gò má hàm) hoặc
làm xoay thân xương gò má.
Xương gò má cung tiếp không những bị gãy
ở 4 vị trí chính (là 4 đường khớp: trán-gò má,
hàm-gò má, thái dương - gò má và ổ mắt-gò má)
mà còn xuất hiện thêm những đường gãy khác
(gãy vụn xương gò má-cung tiếp). Trong đa số
các trường hợp chúng tôi sử dụng CT scan và X
quang Blondeau, Hirtz để đánh giá tổn thương
vỡ xương hàm gò má và chúng tôi sử dụng Phân
loại của Larson O.D. và Thomson M. (3,8) để phân
loại cho bệnh nhân vỡ xương hàm gò má: là cách
phân loại giúp ích nhiều trong việc định hướng
điều trị, 4 loại gãy xương gò má:
- Độ I: gãy không di lệch.
- Độ II: khớp trán gò má không bị tách rời,
xương gò má bị tụt xuống, phần ngoài của sàn ổ
mắt bị giãn ra, có thể chỉ cần điều trị bằng nắn
chỉnh mà không cần kết hợp xương.
- Độ IIIa: xương gò má vẫn còn dính với
xương hàm trên ở khớp gò má hàm trên, nhưng
bị tách rời hoàn toàn khỏi xương trán ở khớp
trán-gò má, bờ ngoài ổ mắt bị lún vào trong,
thường do lực tác động từ trên xuống dưới, góc
mắt ngoài bị xệ xuống dưới do mấu ổ mắt ngoài
di lệch xuống dưới, sờ dọc theo bờ ngoài ổ mắt
thấy gián đoạn. Hướng điều trị là nắn chỉnh và
kết hợp xương.
- Độ IIIb: xương gò má vẫn còn dính với
xương hàm trên ở khớp gò má hàm trên, nhưng
bị tách rời khỏi xương trán ở khớp trán-gò má,
nhưng khác với loại IIIa là bờ ngoài ổ mắt bị đẩy
lên trên và ra sau, làm mất độ vồng của gò má,
xuất hiện một điểm gồ lên ở bờ ngoài ổ mắt do
hai đầu gãy lồng vào nhau. Do xương gò má bị
đẩy lên cao nên nó sẽ không chèn vào mỏm vẹt
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2013 359
và không gây đau khi há ngậm miệng. Loại gãy
này cần được nắn chỉnh kết hợp xương
- Độ IV: Xương gò má bị tách rời hoàn toàn,
bờ dưới và bờ ngoài ổ mắt bị xoay xuống dưới,
sàn ổ mắt mất liên tục, góc mắt ngoài có thể bị sa
xuống, bệnh nhân thường bị song thị và lõm
mắt. Loại di lệch này thường cần phẫu thuật kết
hợp xương và tái tạo lại sàn ổ mắt.
Theo phân loại của chúng tôi thì độ IIIb và VI
chiếm tỷ lệ cao nhất, cho thấy tính chất phức tạp
và chấn thương ngày càng nặng nề.
Các chuyên khoa có tổn thương phối hợp
hay gặp nhất gồm nhãn khoa, ngoại chỉnh hình,
ngoại thần kinh.
Phương pháp điều trị
Đối với gãy xương hàm gò má, phương pháp
chỉnh hình xương hàm gò má được sử dụng là
nắn chỉnh xương gãy đơn thuần, nắn chỉnh
xương gãy cố định bằng xông Foley, chỉnh hình
xương hàm gò má có sử dụng nẹp vít nhỏ.
Phương pháp cố định bằng chỉ thép không được
sử dụng trong những năm gần đây do kết quả cố
định xương không vững chắc và khó thực hiện.
Sử dụng nẹp vít nhỏ có ưu điểm nếu thực hiện
được thì kết quả chắc chắn, dễ làm cho kết quả
khả quan đặc biệt hiệu quả trong các trường hợp
gãy phức tạp. Chúng tôi đã thực hiện được 54 ca
chỉnh hình xương hàm gò má có sử dụng nẹp vít
nhỏ. Và có kết quả tốt. Những trường hợp vỡ
xương hàm gò má ít di lệch thì phương pháp
nắn chỉnh kín có hay không cố định bằng xông
Foley tỏ ra có hiệu quả.
Trên thế giới, phần lớn các nghiên cứu cho
thấy chấn thương vùng hàm mặt chiếm tỷ lệ khá
cao (5 - 10%) và thường liên quan đến chấn
thương sọ não gây tử vong cao(4); phần lớn chấn
thương hàm mặt là do va đập (4 - 6 %), trong đó
vỡ xương hàm gò má chiếm 3 - 4 % (1,4)
Đối với các trường hợp đa chấn thương:
Chấn thương sọ não, chấn thương ngực, chấn
thương bụng, chấn thương thanh khí quản, chấn
thương hệ cơ xương, tổn thương mạch máu
cần can thiệp thì thời gian có thể chỉnh hình hàm
mặt thường chậm trễ có thể qua thời kỳ can
xương, gây khó khăn nhiều cho phẫu thuật viên.
Tỷ lệ chấn thương có phối hợp các chuyên khoa
phối hợp cao (Bảng 9). Các trường hợp này đòi
hỏi giải quyết đồng bộ các chấn thương để bệnh
nhân có thể thở về với cuộc sống sớm nhất.(5) Tỷ
lệ mổ phối hợp giữa các chuyên khoa đồng thời
một lần còn chưa cao mặc dù bệnh viện Chợ Rẫy
là bệnh viện đa khoa, hiện tượng này cũng do
nhiều nguyên nhân khách quan như tình trạng
tri giác hay tổng trạng chung của bệnh nhân
chưa cho phép phẫu thuật phối hợp.
Trong lô nghiên cứu của chúng tôi đã có khá
nhiều trường hợp chỉnh hình xương hàm gò má
được xử trí muộn sau 14 ngày sau chấn thương,
đã gây nhiều khó khăn cho phẫu thuật viên
trong phẫu thuật. Trong các trường hợp được
điều trị phẫu thuật tỷ lệ bệnh nhân được phẫu
thuật trong thời gian 14 ngày sau chấn thương là
(78,3). Tỷ lệ bệnh nhân được phẫu thuật sau 14
ngày (21,7), các trường hợp này gặp nhiều khó
khăn khi phẫu thuật chỉnh hình vì can xương đã
hình thành, cần phá can xương mới chỉnh hình
kết hợp xương được và vì đa số trường hợp này
can xương không phá được hoàn toàn và kết quả
của các trường hợp này không được tốt. Ngoài
ra do bệnh nhân nằm điều trị lâu ngày, tình
trạng sức khỏe kém, nên trong phẫu thuật không
thể nắn chỉnh và kết hợp xương hoàn chỉnh
được(6). Những bệnh nhân này sau điều trị mặt
còn biến dạng, há miệng hạn chế. Vì vậy sử trí
nhanh chóng và đồng bộ các tổn thương là cần
thiết. Bệnh viện Chợ Rẫy là bệnh viên đa khoa
nên có điều kiện thuận lợi trong việc phối hợp
giữa các chuyên khoa sâu.
Theo bảng 12 tỷ lệ mổ phối hợp giữa chuyên
khoa tai mũi họng và các chuyên khoa khác chưa
cao. Mặc dù bệnh viện Chợ Rẫy có nhiều thuận
lợi là đa chuyên khoa. Vấn đề này do nhiều
nguyên nhân khách quan, phần lớn do các tổn
thương khác trầm trọng hơn nên chưa thực hiện
đồng bộ được, phải chờ đến khi ổn định về sọ
não, hô hấp, cơ xương khớp, bụng thì mới can
thiệp được vỡ xương hàm gò má.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2013 360
KẾT LUẬN
Đặc điểm chung
- Giới tính: Chấn thương gãy xương gò má
cung tiếp ở nam nhiều hơn nữ (gấp 5,4 lần).
- Tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất là 20 đến 49
(54,9%).
- Nguyên nhân chiếm tỷ lệ cao nhất là do tai
nạn giao thông (93,8%).
Lâm sàng
- Tổn thương bên trái chiếm tỷ lệ cao hơn
bên phải 2 lần.
- Tỷ lệ vỡ xương hàm gò má kín nhiều gấp
4,1 lần hơn vỡ hở
- Triệu chứng lâm sàng hay gặp là dấu hiệu
biến dạng mặt (55,1%) và chảy máu mũi (43,4%).
- Chiếm tỷ lệ cao nhất là vỡ xương hàm gò
má phức tạp loại IIIb và IV (48%)
- Cần điều trị đồng bộ sớm với các chuyên
khoa liên quan trên bệnh nhân đa thương để
tránh kết quả xấu do can xương cứng.
Điều trị
- Phương pháp phẫu thuật chính là: Cố định
bằng nẹp vít, Nắn chỉnh kín cố định bằng xông
Foley hoặc bấc, Nắn chỉnh xương gãy kín.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Kruger E, Schilli W, (1986) Oral and Maxillofacial
Traumatology, Chicago, Quintessence, pp. 19-43.
2. Lâm Hoài Phương. (1997) Kỹ thuật điều trị tạo hình trong chấn
thương và di chứng gãy cung tiếp gò má, Kỷ yếu công trình
nghiên cứu khoa học Răng hàm mặt, 73 - 80.
3. Lâm Ngọc Ấn. (2001). Một số ý kiến bổ sung trong cách phân
loại gãy xương khối mặt, Tạp chí Y học Việt Nam, 264 (10), 132 -
136.
4. Markowitz B, Manson P (1989): Panfacial fractures:
Organization of treatment . Clin Plast Surg.;16 :105 -114
5. Nguyễn Bắc Hùng (2004), “Tình hình chấn thương hàm mặt do
tai nạn giao thông được điều trị tại khoa Răng Hàm Mặt Bệnh
viện Bạch Mai trong hai năm 2002-2003”, Hội nghị Khoa học
chuyên ngành Răng Hàm Mặt và Tạo hình toàn quân, Y học
Việt Nam số Đặc biệt, tháng 10/2004, trang 47-55.
6. Nguyễn Thế Dũng. Gãy xương gò má: Nghiên cứu lâm sàng và
phương pháp điều trị, Tuyển tập công trình nghiên cứu khoa
học Răng hàm mặt, (2000) 26 - 38.
7. Nguyễn Quốc Trung (1997) Nghiên cứu hình thái lâm sàng,
phương pháp điều trị gãy xương gò má, cung tiếp tại viện Răng
Hàm Mặt Hà nội.
8. Trương Mạnh Dũng, Trần Văn Trường. Nhận xét cách phân loại
trong điều trị gãy xương gò má, Tạp chí Y học Việt nam, 240 -
241 (10 - 11), (1999) 113 - 117.
Ngày nhận bài: 16/03/2013
Ngày phản biện đánh giá bài báo: 27/08/2013
Ngày bài báo được đăng: 30/05/2014
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tinh_hinh_chan_thuong_gay_xuong_go_ma_tai_khoa_tai_mui_hong.pdf