BÀN LUẬN
Nguyên nhân gây bệnh thận mạn
Tăng huyết áp và đái tháo đường trong
nghiên cứu của chúng tôi chiếm tỷ lệ cao hơn
so với báo cáo của Đỗ Gia Tuyền(6] năm 2011
tại bệnh viện Bạch Mai. Sự khác biệt này có
thể do lối sống của người dân ngàng càng
giống phương Tây nên nguyên nhân gây bệnh
cũng do đó mà thay đổi theo. Hơn 60% trường
hợp không xác định được nguyên nhân gây
bệnh là do những bệnh nhân này không có
yếu tố gợi ý nguyên nhân gây bệnh trong tiền
sử và không được làm sinh thiết thận để xác
định nguyên nhân.
Các đặc điểm lâm sàng
Tỷ lệ hiện mắc của các triệu chứng lâm ail
trong nghiên cứu của chúng tôi không có sự
khác biệt so với các nghiên cứu trước đây của
Nguyễn Thị Ngọc Mỹ(2), Kolla(5), Bossola(4) và
Al-Jahdali(3).
Các đặc điểm cận lâm sàng và kết quả
điều trị
Gần 1/3 bệnh nhân chạy thận chưa đủ liều.
Các yếu tố ảnh hưởng có thể kể đến là thời gian
mỗi ca lọc ngắn do bệnh nhân đến trễ nhưng lại
ra sớm bởi các biến chứng lọc máu hay xảy ra
vào cuối mỗi buổi lọc, chẳng hạn như tụt huyết
áp và chuột rút. Ngoài ra Kt/V thấp còn có thể do
phương pháp lấy mẫu xét nghiệm sau lọc chưa
đúng kỹ thuật, hay do màng lọc được tái sử
dụng nhiều lần.
Gần một nửa số bệnh nhân có nồng độ Hb
dưới mức khuyến cáo. Những bệnh nhân này có
thể xảy ra các khả năng sau: (1) có nguyên nhân
gây thiếu máu khác chưa được giải quyết, (2)
EPO sử dụng chưa đủ liều, hoặc (3) bệnh nhân
đề kháng với EPO.
Về việc kiểm soát nồng độ calci-phospho
máu, nghiên cứu của chúng tôi cho thấy việc giữ
calci và ail ýr trong giá trị khuyến cáo là không
hề dễ. Cụ thể chỉ có 16,3% bệnh nhân đạt được
cả 3 mục tiêu khuyến cáo. Kết quả này của
chúng tôi tốt hơn so với kết quả của Phạm Văn
Bùi(1), nhưng kém hơn so với Maduell(8). Sự khác
biệt này có thể là do nghiên cứu của Phạm Văn
Bùi đã được thực hiện cách đây 5 năm nên cho
kết quả kém hơn cũng dễ chấp nhận. Còn việc
kém hơn so với kết quả của Maduell, chúng tôi
cho rằng có ail ý do sau đây: (1) về phía bác sĩ,
số lượng bác sĩ nội thận chưa nhiều, các bác sĩ
còn trẻ, trình độ chuyên môn không đồng đều;
(2) về phía bệnh nhân, học vấn không cao, ý thức
về bệnh chưa tốt, khả năng tuân thủ điều trị do
đó cũng nghi ngờ.
5 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 09/02/2022 | Lượt xem: 50 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tình hình chạy thận nhân tạo ở bệnh viện đa khoa thành phố Cần Thơ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Số 4 * 2015
394
TÌNH HÌNH CHẠY THẬN NHÂN TẠO Ở BỆNH VIỆN ĐA KHOA
THÀNH PHỐ CẦN THƠ
Trần Văn Nguyên*, Ngô Đức Lộc**
TÓM TẮT
Mở đầu: Hiện có khoảng 200 bệnh nhân bệnh thận mạn giai đoạn cuối đang chạy thận định kỳ tài bệnh viện
Đa Khoa Thành phố Cần Thơ. Số lượng bệnh nhân đông, nhưng chưa có nghiên cứu nào trong lĩnh vực này được
thực hiện.
Mục tiêu: xác định một số đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng ở bệnh nhân chạy thận định kỳ tại bệnh viện
từ tháng 09-2014 đến tháng 04-2015.
Phương pháp: thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang.
Kết quả: tổng số 142 bệnh nhân được chọn vào nghiên cứu. Nguyên nhân gây bệnh thận mạn: đái tháo
đường 14,8%; tăng huyết áp 13,4%; cầu thận 8,5%; khác 2,1% và không rõ 61,3%. Tỷ lệ hiện mắc của một số
triệu chứng lâm sàng: xơ da 57,7%; ngứa da 46,5%; tăng sắc tố da lan tỏa 24,6%; chán ăn 36,6%; mất ngủ
58,5% và hội chứng chân không yên 17,6%. 31,7% số bệnh nhân có Kt/V <1,2. Tỷ lệ bệnh nhân đạt nồng độ Hb
từ 10-11.5g/dl là 33,1%. Tỷ lệ bệnh nhân đạt nồng độ calci, phospho và Ca × P theo khuyến cáo của K/DOQI
2003 lần lượt là 58,5%, 28,2% và 49,3%. Tỷ lệ bệnh nhân đạt được cả ba mục tiêu kiểm soát calci-phospho là
16.2%.
Kết luận: Bệnh thận mạn tiến triển âm thầm và khó đoán, đa số bệnh nhân phát hiện bệnh trễ khi đã gần giai
đoạn cuối. Khoảng 1/3 số bệnh nhân lọc máu chưa đủ. Rối loạn calci-phospho chưa được kiểm soát tốt.
Từ khóa: bệnh thận mạn giai đoạn cuối, chạy thận nhân tạo, rối loạn calci-phospho.
ABSTRACT
SOME FIGURES OF HEMODIALYSIS IN CANTHO GENERAL HOSPITAL
Tran Van Nguyen, Ngo Duc Loc * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 19 – No 4 – 2015: 394 - 398
Background: In Cantho general hospital, there have been 200 end-stage renal disease (ESRD) outpatients
who managed by maintenance hemodialysis.
Objectives: recognize some clinical features and laboratory findings of hemodialysis patients at the hospital
from September 2014 to April 2015.
Methods: cross-sectional study
Results: there were totally 142 patients satisfied our inclusion criteria’s. Chronic kidney disease causes:
diabetes 14.8%; hypertension 13.4%; glomerulonephritis 8.5%; others 2.1% and unknown origin 61.3%. The
prevalence of some clinical features: xerosis 57.7%; pruritus 46.5%; diffuse hyperpigmentation 24.6%; anorexia
36.6%; ail ý r 58.5%; restless legs syndrome (RLS) 17.6%. Kt/V was lower than 1.2 in 31.7% of patients.
58.5%, 28.2% and 49.3% of patients met K/DOQI target value for calcium, phosphorous and calcium-
phosphorous product, respectively. 16.3% of patients meet the three recommended targets by K/DOQI 2003
guidelines.
Conclusion: The progression of chronic kidney disease was latent and unpredictable. Most of the patients did
* Khoa Ngoại Niệu, bvĐk Thành phố Cần Thơ ** Trường Đại Học Y Dược Cần Thơ
Tác giả liên lạc: BS. Trần Văn Nguyên ĐT: 0913816650 Email: tvnguyen@ctump.edu.vn
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Số 4 * 2015 Nghiên cứu Y học
395
not recognized until the disease was in nearly end stage. About 1/3 of patients were inadequacy of dialysis.
Calcium and phosphorus disorders were not well controlled.
Keyword: CKD, ESRD, hemodialysis, calcium-phosphorus disorders.
MỞ ĐẦU
Bệnh thận mạn (BTM) là một vấn đề sức
khỏe toàn cầu. Tính đến cuối năm 2014, 10% dân
số thế giới bệnh thận mạn ở các giai đoạn khác
nhau và hơn 2 triệu bệnh nhân đang điều trị
thay thế thận(11). Tại Cần Thơ hiện có hơn 400
bệnh nhân đang chạy thận định kỳ tại hai bệnh
viện đa khoa trung ương và đa khoa thành phố,
song chưa có bất kỳ nghiên cứu nào về thận
nhân tạo được thực hiện. Đó là lý do chúng tôi
thực hiện đề tài này với mục tiêu xác định đặc
điểm lâm ail, cận lâm ail của bệnh nhân chạy
thận định kỳ.
ĐỐI TƯỢNG – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thiết kế nghiên cứu
Mô tả cắt ngang.
Đối tượng nghiên cứu
Các bệnh nhân bệnh thận mạn giai đoạn cuối
đang chạy thận định kỳ tại khoa thận nhân tạo,
bệnh viện Đa Khoa Thành phố Cần Thơ từ
09/2014 đến 04/2015. Các bệnh nhân được loại
khỏi nghiên cứu nếu có một trong các vấn đề
sau: (1) gặp khó ail trong giao tiếp, (2) đang mắc
bệnh cấp tính, (3) đã hoặc đang mắc bệnh lý ác
tính, hoặc (4) không đồng ý tham gia nghiên
cứu.
Định nghĩa sử dụng
- Nguyên nhân gây bệnh chia làm 5 nhóm:
đái tháo đường, ail huyết áp, bệnh cầu thận,
nguyên nhân khác, và không rõ nguyên nhân.
Dựa vào tiền sử để phân nhóm nguyên nhân gây
bệnh.
- Các đặc điểm lâm ail gồm có xơ da, ngứa
da, ail sắc tố da lan tỏa, chán ăn, hội chứng chân
không yên (theo IRLSSG(7)) và mất ngủ (theo
Ohayal(13)).
- Trị số Kt/V được tính theo công thức:
UF là thể tích dịch siêu lọc (lít)
W là cân nặng sau lọc của bệnh nhân (kg)
R là tỉ số giữa urê sau lọc với urê trước lọc
- Các giá trị khuyến cáo được sử dụng trong
nghiên cứu:
+ Kt/V tối thiểu: 1,2(10)
+ Nồng độ Hb: 10-11,5g/dl(11)
+ Calci máu: 8,4-9,5mg/dl(9)
+ Phospho máu: 3,5-5,5mg/dl(9)
+ Ca P: <55mg2/dl2(9)
- Trường hợp albumin máu <40g/l thì nồng
độ calci máu được hiệu chỉnh như sau:
[Ca]hc = [Ca]tp + 0,8 (40 – albuminbn).
[Ca]hc là nồng độ calci máu hiệu chỉnh
(mg/dl).
[Ca]tp là nồng độ calci toàn phần ghi nhận từ
kết quả xét nghiệm (mg/dl).
Albuminbn là nồng độ albumin trong máu
bệnh nhân (g/l).
Phân tích thống kê
Số liệu được phân tích bằng phần mềm
SPSS 20, Các biến định lượng được trình bày
dưới dạng trung bình độ lệch chuẩn nếu có
phân phối chuẩn, hoặc dưới dạng trung vị nếu
không có phân phối chuẩn. Các biến định tính
được trình bày dưới dạng tần số và tỷ lệ.
Chúng tôi sử dụng phép kiểm chi bình
phương và Fisher để so sánh hai tỷ lệ, phép
kiểm Student và ANOVA một yếu tố để so
sánh trị số trung bình, phép kiểm Mann-
Whitney và Kruskal-Wallis để so sánh trị số
trung vị. Các phép kiểm được qui định là có ý
nghĩa thống kê khi giá trị p <0,05.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Số 4 * 2015
396
KẾT QUẢ
Đặc điểm chung
Có tất cả 142 bệnh nhân thỏa tiêu chí chọn
mẫu của chúng tôi, với tỷ lệ giới tính là 1:1. Độ
tuổi trung bình của dân số nghiên cứu là 49,46
14,23 tuổi, bệnh nhân nhỏ tuổi nhất là 18 tuổi
và lớn tuổi nhất là 83 tuổi. Thời gian chạy thận
định kỳ dao động từ 4 tháng đến 13 năm, tỷ lệ
bệnh nhân chạy thận dưới 3 năm chiếm 52,1%.
Đái tháo đường và ail huyết áp chiếm lần lượt
14,8% và 13,4%; kế đến là bệnh cầu thận (8,5%)
và nguyên nhân khác (2,1%). Hơn 60% không rõ
nguyên nhân. (biểu đồ 1)
Biểu đồ 1 Nguyên nhân gây bệnh thận mạn
Một số đặc điểm lâm sàng
Bảng 1 Tỷ lệ hiện mắc của một số đặc điểm lâm ail
Triệu chứng Tần số Tỷ lệ (%)
Xơ da 82 57,7
Ngứa da 66 46,5
Tăng sắc tố da lan tỏa 35 24,6
Chán ăn 52 36,6
Chân không yên 25 17,6
Mất ngủ 83 58,5
Một số đặc điểm cận lâm sàng
Bảng 2 Đặc điểm Kt/V
Kt/V Tần số Tỷ lệ (%)
<1,2 45 31,7
1,2-1,39 41 28,9
1,4 56 39,4
Tổng 142 100
Gần 1/3 số bệnh nhân chạy thận chưa đủ
liều.
Bảng 3 Đặc điểm Hb máu
Hb (g/dl) Tần số Tỷ lệ (%)
>13 11 7,7
11,6-13 18 12,7
10-11,5 47 33,1
9-9,9 33 23,2
<9 33 23,2
Tổng 125 100
88% bệnh nhân bị thiếu máu, trong đó thiếu
máu đẳng sắc đẳng bào chiếm đa số (76%). Nồng
độ Hb trung bình là 10,21 1,86g/dl. 1/3 số
bệnh nhân đạt Hb khuyến cáo; 46,4% bệnh nhân
có Hb dưới mức này.
Bảng 4 Đặc điểm nồng độ calci máu
Calci hiệu chỉnh (mg/dl) Tần số Tỷ lệ (%)
<8,4 31 21,8
8,4 – 9,5 83 58,5
9,6 – 10,2 25 17,6
>10,2 3 2,1
Tổng 142 100
Calci máu trung bình là 8,81 0,75mg/dl.
58.5% bệnh nhân có nồng độ calci máu trong giới
hạn khuyến cáo; tỷ lệ bệnh nhân có nồng độ calci
máu giảm là 21,8%.
Bảng 5 Đặc điểm nồng độ ail ý r máu
Phospho (mg/dl) Tần số Tỷ lệ (%)
<3,5 13 9,2
3,5 – 5,5 40 28,2
5,5 – 7,0 43 30,3
>7,0 46 32,4
Tổng 142 100
Phospho máu trung bình là 6,43
2,11mg/dl. 28,2% bệnh nhân có nồng độ ail ý r
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Số 4 * 2015 Nghiên cứu Y học
397
máu trong giới hạn khuyến cáo; tỷ lệ bệnh nhân
có ail ý r máu ail là 62,7%.
Bảng 6 Đặc điểm Ca P máu
Ca x P (mg
2
/dl
2
) Tần số Tỷ lệ (%)
<55 70 49,3
55 – 72 44 31,0
>72 28 19,7
Tổng 142 100
Ca P máu trung bình là 56,52
19,01mg2/dl2. ½ số bệnh nhân đạt giá trị Ca P
khuyến cáo.
Bảng 7 Mức độ đạt mục tiêu theo khuyến cáo của
K/DOQI
Số mục tiêu Tần số Tỷ lệ (%)
Không mục tiêu 32 22,5
Đúng 1 mục tiêu 52 36,6
Đúng 2 mục tiêu 35 24,6
Đúng 3 mục tiêu 23 16,2
Tổng 142 100
BÀN LUẬN
Nguyên nhân gây bệnh thận mạn
Tăng huyết áp và đái tháo đường trong
nghiên cứu của chúng tôi chiếm tỷ lệ cao hơn
so với báo cáo của Đỗ Gia Tuyền(6] năm 2011
tại bệnh viện Bạch Mai. Sự khác biệt này có
thể do lối sống của người dân ngàng càng
giống phương Tây nên nguyên nhân gây bệnh
cũng do đó mà thay đổi theo. Hơn 60% trường
hợp không xác định được nguyên nhân gây
bệnh là do những bệnh nhân này không có
yếu tố gợi ý nguyên nhân gây bệnh trong tiền
sử và không được làm sinh thiết thận để xác
định nguyên nhân.
Các đặc điểm lâm sàng
Tỷ lệ hiện mắc của các triệu chứng lâm ail
trong nghiên cứu của chúng tôi không có sự
khác biệt so với các nghiên cứu trước đây của
Nguyễn Thị Ngọc Mỹ(2), Kolla(5), Bossola(4) và
Al-Jahdali(3).
Các đặc điểm cận lâm sàng và kết quả
điều trị
Gần 1/3 bệnh nhân chạy thận chưa đủ liều.
Các yếu tố ảnh hưởng có thể kể đến là thời gian
mỗi ca lọc ngắn do bệnh nhân đến trễ nhưng lại
ra sớm bởi các biến chứng lọc máu hay xảy ra
vào cuối mỗi buổi lọc, chẳng hạn như tụt huyết
áp và chuột rút. Ngoài ra Kt/V thấp còn có thể do
phương pháp lấy mẫu xét nghiệm sau lọc chưa
đúng kỹ thuật, hay do màng lọc được tái sử
dụng nhiều lần.
Gần một nửa số bệnh nhân có nồng độ Hb
dưới mức khuyến cáo. Những bệnh nhân này có
thể xảy ra các khả năng sau: (1) có nguyên nhân
gây thiếu máu khác chưa được giải quyết, (2)
EPO sử dụng chưa đủ liều, hoặc (3) bệnh nhân
đề kháng với EPO.
Về việc kiểm soát nồng độ calci-phospho
máu, nghiên cứu của chúng tôi cho thấy việc giữ
calci và ail ý r trong giá trị khuyến cáo là không
hề dễ. Cụ thể chỉ có 16,3% bệnh nhân đạt được
cả 3 mục tiêu khuyến cáo. Kết quả này của
chúng tôi tốt hơn so với kết quả của Phạm Văn
Bùi(1), nhưng kém hơn so với Maduell(8). Sự khác
biệt này có thể là do nghiên cứu của Phạm Văn
Bùi đã được thực hiện cách đây 5 năm nên cho
kết quả kém hơn cũng dễ chấp nhận. Còn việc
kém hơn so với kết quả của Maduell, chúng tôi
cho rằng có ail ý do sau đây: (1) về phía bác sĩ,
số lượng bác sĩ nội thận chưa nhiều, các bác sĩ
còn trẻ, trình độ chuyên môn không đồng đều;
(2) về phía bệnh nhân, học vấn không cao, ý thức
về bệnh chưa tốt, khả năng tuân thủ điều trị do
đó cũng nghi ngờ.
KẾT LUẬN
Bệnh thận mạn tiến triển âm thầm và khó
đoán, đa số bệnh nhân phát hiện bệnh trễ khi đã
gần giai đoạn cuối. Khoảng 1/3 số bệnh nhân lọc
máu chưa đủ và rối loạn calci-phospho máu
chưa được kiểm soát tốt.
KIẾN NGHỊ
Cần có các nghiên cứu với quy mô lớn hơn,
được sự hỗ trợ tốt hơn đến từ phía bệnh viện để
có được đầy đủ các kết quả xét nghiệm hàng
tháng, cũng như sự thống nhất trong phương
thức lấy mẫu máu xét nghiệm sau lọc. Cần có các
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Số 4 * 2015
398
nghiên cứu chuyên sâu hơn về từng mảng riêng
biệt để có thể đánh giá cụ thể và chi tiết hơn từng
vấn đề một.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Al-Jahdali H., et al. (2010). Insomnia in chronic renal patients
on dialysis in Saudi Arabia. J Circadian Rhythms, vol 8: 7.
2. Bossola M., et al. (2006). Anorexia in hemodialysis patients: an
update. Kidney Int, vol 70 (3): 417-422.
3. Do G. T. (2011). End-stage renal disease and kidney
replacement therapy in Bach Mai hospital. Hanoi Medical
University, Hanoi, Vietnam.
4. https://www.kidney.org/kidneydisease/global-facts-about-
kidney-disease
5. International restless legs syndrome study group (2012). 2012
revised IRLSSG diagnostic criteria for RLS:
6. Kolla P. K., et al. (2012). Cutaneous manifestations in patients
with chronic kidney disease on maintenance hemodialysis.
ISRN Dermatol.
7. Maduell F., et al. (2005). Assessment of phosphorus and
calcium metabolism and its clinical management in
hemodialysis patients in the community of Valencia.
Journal ofNephrology, vol 18: 739-748.
8. National Kidney Foundation (2003). K/DOQI Clinical Practice
Guidelines for Bone Metabolism and Disease in Chronic Kidney
Disease. American Journal of Kidney Diseases, vol 42.
9. National Kidney Foundation (2006). KDOQI Clinical Practice
Guidelines and Clinical Practice Recommendations for 2006
Updates: Hemodialysis Adequacy, Peritoneal Dialysis
Adequacy and Vascular Access. American Journal of Kidney
Diseases, vol 48 (1).
10. National Kidney Foundation (2013). KDIGO 2012 Clinical
Practice Guideline for the Evaluation and Management of
Chronic Kidney Disease. Kidney International Supplements, vol
3.
11. National Kidney Foundation (2015). Global Facts: About
Kidney Disease.
12. Nguyễn Thị Ngọc Mỹ, Phạm Văn Bùi và Nguyễn Thị Phan
Thúy (2007). Tỉ lệ biểu hiện lâm sàng bệnh da trên bệnh nhân
suy thận mạn chạy thận nhân tạo định kỳ. Tạp chí Y Học TP.
Hồ Chí Minh, tập 11 (1): 296-300.
13. Ohayon M. (2002). Epidemiology of insomnia: what we know
and what we still need to learn. Sleep Medicine Reviews, vol 6
(2): 97-111.
14. Phạm Văn Bùi và Nguyễn Thanh Hiệp (2010). Rối loạn calci-
phospho ở bệnh nhân chạy thận nhân tạo định kỳ. Y Học TP.
Hồ Chí Minh, tập 14 (2): 183-187.
Ngày nhận bài báo: 29/05/2015
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 15/06/2015
Ngày bài báo được đăng: 05/08/2015
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tinh_hinh_chay_than_nhan_tao_o_benh_vien_da_khoa_thanh_pho_c.pdf