Tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài vào một số ngành mũi nhọn ở Việt Nam

Sớm có quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu các loại tơ sợi thiên nhiên cho ngành dệt và các chính sách khuyến khích đầu tư phát triển vùng nguyên liệu, tạo nguồn nguyên liệu ổn định cho sự phát triển ngành dệt, đồng thời đặt cơ sở hình thành và sản xuất sợi hoá học. Kết hợp với ngành sản xuất hoá chất để cung cấp thuốc nhuộm và các hoá chất khác cho ngành dệt. Khuyến khích thu hút đầu tư cho sản xuất phụ liệu cũng như sản xuất vải đủ tiêu chuẩn xuất khẩu nhằm giảm bớt sự phụ thuộc của ngành may vào nguyên liệu nhập. Đồng thời xây dựng chính sách khuyến khích sử dựng nguyên phụ liệu sản xuất trong nước. - Tổ chức sắp xếp lại các doanh nghiệp dệt may trên phạm vi cả nước để tạo thuận lợi đối với việc điều chỉnh, thực hiện kế hoạch đầu tư tập trung cho mục tiêu chiến lược, đảm bảo đầu tư có phân công, tránh trùng lặp theo hướng chuyên môn hoá, xác định sản phẩm chiến lược và thị phần của từng sản phẩm, của từng doanh nghiệp nhằm tăng tính cạnh tranh cả về năng lực sản xuất, giá cả thị trường và chất lượng sản phẩm. - Ưu tiên đào tạo các chuyên gia về thiết kế mẫu thời trang và Marketing, khắc phục điểm yếu cơ bản của ngành may xuất khẩu trong khâu thiết kế mẫu mốt và xúc tiến thị trường, từng bước tạo lập cơ sở để chuyển sang xuất khẩu trực tiếp các sản phẩm mang thương hiệu Việt Nam, đông thời có chính sách đào tạo các kỹ sư, công nhân lành nghề và hỗ trợ, bảo đảm công ăn việc làm, tạo ngồn thu nhập ổn định cho người lao động, khắc phục tình trạng thiếu lao động do các kỹ sư công nghệ và công nhân có tay nghề cao bị thu hút sang các công ty liên doanh đang trở nên ngày càng trầm trọng trong ngành dệt may.

doc33 trang | Chia sẻ: haianh_nguyen | Lượt xem: 1527 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài vào một số ngành mũi nhọn ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
dép của Việt Nam vẫn con chiếm tỷ trọng thấp, mới đạt gần 10% tổng kim ngạch xuất khẩu. Xết về khả năng cạnh tranh đối với hàng ngoại, sản phẩm giày dép Việt Nam đạt vào loại trung bình, tương đương với sản phẩm cùng loại của Thái Lan, Inđônêxia, Philipin nhưng thấp hơn hàng Trung Quốc.Thông thường giá bán hàng Trung Quốc nhập khẩu thấp hơn từ 20% đến 50% hàng Việt Nam cùng loại. Về cơ bản có thể nói ngành Da Giày Việt Nam có điều kiện thuận lợi để tăng trưởng mạnh và trở thành nước xuất khẩu giày lớn ở Châu á, cũng như trên thế giới. Trong những năm tới, khả năng tiêu thụ ở các thị trường lớn như Bắc Mỹ, EU vãn ổn định ở mức cao. Sản phẩm Da Giày của Việt Nam xuất khẩu sang EU cũng như nhiều nước khác không bị hạn chế bởi hạn ngạch, vẫn được hưởng chế độ thuế quan ưu đãi, nên khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài lập cơ sở sản xuất ở Việt Nam cả về sản xuất thành phẩm cũng như nguyên liệu phụ để hưởng ưu đãi thuế quan theo giấy chứng nhận xuất xứ (C/O). Với đặc điểm chi phí thấp, tạo nhiều công ăn việc làm và có lợi thế cạnh tranh, ngành da giày sẽ vẫn là ngành được ưu tiên phát triển trong giai đoạn đầu của quá trình công nghiệp hoá hướng về xuất khẩu. II. tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành da giày việt nam 1.Tình hình thu hút vốn đầu tư vào ngành da giày trong giai đoạn 1990-6/2000 Theo số liệu của Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư, tính đến ngày 20/6/2000, cả nước có 68 dự án đầu tư trực tiếp vào ngành da giày với tổng số vốn là 602,68 triệu USD quy mô bình quân mỗi dự án là 8,86 triệu USD. Trong đó, số vốn thực hiện là471,3 triệu USD chiếm khoảng78,2% tổng số vốn đăng ký. Nhìn chung tốc độ đầu tư vào ngành da giày vừa qua có xu hướng tăng lên, tuy nhiên không đồng đều, vốn đầu tư giữa các năm có thay đổi rõ rệt về giá trị. Trong khoảng 2 năm 1997 và 1998, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính Châu á đã tác động mạnh đến nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành da giày Việt Nam, làm vốn đầu tư giảm trong 2 năm1997, 1998 xuống chỉ bằng khoảng 50% so với năm trước. Năm 1997 chỉ thu hút được 70,88 triệu USD, giảm gần một nửa so với năm 1996. Năm 1998 dòng vốn đầu tư trực tiếp giảm xuống chỉ còn 21,922 triệu USD, bằng 1/3 so với năm 1997. Tuy nhiên, sang năm 1999 vốn đầu tư vào khu vực này đã có xu hướng phục hồi trở lại. Năm 1999 đạt 44,275 triệu USD, gấp hơn 2 lần so với năm 1998. Bảng1: Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành da giày Việt Nam giai đoạn 1990- 6/2000 ( Nguồn: bộ kế hoạch đầu tư) Năm Số dự án Tổng vốn (triệu) Tỷ trọng (%) Bình quân mỗi dự án triệu USD 1990 2 4,344 0,72 2,17 1991 2 3,28 0,54 1,64 1992 6 25,235 4,17 4,19 1993 4 11,431 1,89 2,58 1994 16 245,517 40,74 15,34 1995 5 19,004 3,15 3,8 1996 4 136,259 22,61 34,06 1997 6 70,881 11,76 11,81 1998 5 21,922 3,64 4,38 1999 12 44,275 7,35 3,69 6/2000 6 20,65 3,43 3,44 Tổng số 68 602,68 100 8,86 Về đối tác đầu tư: Tính đến tháng 6/2000 có 8 nước và khu vực đã tham gia đầu tư vào ngành da giày Việt Nam. Những nước có vốn đầu tư nhiều nhất bao gồm Đài Loan, Hàn Quốc và Hồng Kông với tổng số vốn là 549,768 triệu USD chiếm 91,22% tổng số vốn đầu tư vào ngành da giày , trong đó, Đài Loan đầu tư nhiều nhất với số vốn là 215,207 triệu USD chiếm 41,68% tổng số vốn đầu tư; Hàn Quốc đạt 197,621 triệu USD chiếm 32,82% và Hồng Kông là 100,749 triệu USD chiếm 16,73%. Bảng 2: Những nước và khu vực đầu tư vào ngành da giày Việt Nam (Nguồn bộ kế hoạchvà Đầu Tư) Tên nước Số dự án Tỷ trọng (%) Tổng số vốn TriệuUSD Tỷ trọng (%) Đài Loan 31 45,59 251,207 41,68 Hàn Quốc 26 38,24 197,821 32,82 Hồng Kông 4 5,88 100,812 16,27 B.V. Islands 1 1,47 34,025 5,65 Singapore 2 2,94 11,704 1,94 Đức 2 2,94 5,883 0,98 Niu Dilân 1 1,47 0,800 0,13 Thái Lan 1 1,47 0,500 0,08 Tổng số 68 100 602,680 100 Về địa bàn đầu tư: Phần lớn các dự án đầu tư vào ngành da giày đều tập trung ở các tỉnh phía Nam chiếm tới 88% tổng số dự án và 85% tổng vốn đầu tư. Miền Trung là khu vực là khu vực nhận được ít đầu tư nhất, chỉ có 4 dự án với tổng số vốn là 21,972 triệu USD, chiếm 3,6% trong tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành da giày. Trong các địa phương có vốn đầu tư nước ngoài thì thành phố Hồ Chí Minh là nơi thu hút được nhiều nhất, 30 dự án với tổng giá trị đạt 226,716 triệu USD chiếm 37,62% trong tổng vốn đầu tư toàn ngành. Tiếp đến là Đồng Nai 209,887 triệu USD chiếm 34,83% và Bình Dương 70,737 triệu USD chiếm 11,74%. Bảng 3: Các địa phương có vốn đầu trực tiếp nước ngoài vào ngành Da Giày Việt Nam (Giai đoạn 1990 – 6/2000) STT Tên địa phương Số dự án Tỷ trọng (%) Tổng số vốn (Triệu USD) Tỷ trọng (%) 1 TP.Hồ Chí Minh 30 44,12 226,716 37,62 2 Đồng Nai 13 19,12 209,887 34,83 3 Bình Dương 15 22,06 70,737 11,74 4 Hải Phòng 4 5,88 69,368 11,51 5 Đà Nẵng 2 2,94 16,089 2,67 6 Nghệ An 2 2,94 5,882 0,98 7 Long An 2 2,94 4,000 0,66 Tổng số 68 100 602,680 100 Về hình thức đầu tư: Cho đến nay chỉ có hai hình thức đầu tư chủ yếu vào ngành da giày là loại hình xí nghiệp 100% vốn nước ngoài và các xí nghiệp liên doanh. Trong đó, xí nghiệp 100% vốn nước ngoài chiếm 73,5% số dự án và 81,3% vốn đầu tư. Xí nghiệp liên doanh chiếm 26,5% số dự án và 18,7% vốn đầu tư. Bảng 4: Các loại hình đầu tư vào ngành Da Giày Việt Nam giai đoạn 1990 –6/2000 Loại hình Số dự án Tỷ trọng (%) Tổng vốn (triệu USD) Tỷ trọng (%) 100% vốn nước ngoài 50 73,57 489,993 81,3 Xí nghiệp liên doanh 18 26,47 112,687 18,7 Tổng số 68 100 602,680 100 2. Đánh giá thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành da giày Việt Nam a) Những khó khăn và thách thức đối với ngành Da Giày Việt Nam Thứ nhất: Cơ sở vật chất còn cũ và lạc hậu về công nghệ, chưa có nhiều dây chuyền hiện đại. Phần lớn máy móc thiết bị là nhập của Đài Loan, Hàn Quốc, tuy có phù hợp với điều kiện tài chính và trình độ quản lý của Việt Nam, song đều đã được đầu tư cách đây 4 năm, thậm chí là 10 năm. Mặc dù sản xuất được một số loại giày dép đủ điều kiện xuất khẩu nhưng thiết kế theo kiểu băng tải dài, tốc độ chậm, tốn nguyên vật liệu, ít hiệu quả. Chính vì vậy, ngay cả khi khách hàng nhiệt tình đặt hàng cao cấp, lợi nhuận cao cững không đủ khả năng thực hiện. Thứ hai: Do chưa chế tạo được khuôn mẫu, phụ tùng và chưa thiết kế được kiểu dáng đáp ứng thị trường nhập khẩu trực tiếp nên hiệu quả không cao. Phần lớn sản phẩm xuất khẩu chủ yếu của ngành da giày Việt Nam là gia công với mẫu có sẵn kèm theo đơn đặt hàng nước ngoài và phụ thuộc vào nguyên vật liệu nhập khẩu. Vì vậy, có giá tri gia tăng thấp và kim ngạch thực của công nghiệp da giày trong toàn bộ kim ngạch xuất khẩu chỉ vào khoảng 30%. Bên cạnh đó, một lượng hàng hoá xuất khẩu sang Châu Âu phải qua các đối tác trung gian như Đài Loan, Hàn Quốc, làm cho lợi nhuận đã có ít lại còn bị chia sẻ. Thứ ba: Sức cạnh tranh của sản phẩm da giày Việt Nam vẫn còn thấp trong khi các nước láng giềng như Thái Lan, Inđônêxia, Trung Quốc… xuất khẩu da giày lâu năm, nhiều kinh nghiệm, có bạn hàng, thị trường ổn định trở nên có lợi thế hơn. Bên cạnh đó, cuộc khủng hoảng tài chính Châu á vừa qua không những làm giảm lượng cầu về sản phẩm da giày mà còn làm chững lại dòng đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam nói chung. Đồng thời, Việt Nam còn phải chịu sức ép giảm giá sản phẩm khoảng tư 5% đến 10% so với trước, do sự mất giá tiền tệ của các nước trong khu vực. Hơn nữa, do các nước này có dịch vụ vận tải và tài chính tốt hơn, làm khả năng cạnh tranh của ngành da giày Việt Nam cũng giảm. Thứ tư: Thị trường Mỹ, nơi tiêu thụ giày dép lớn nhất thế giới, trên thực tế vẫn nằm ngoài khả năng của các nhà xuất khẩu Việt Nam do chúng ta vẫn phải chịu mức thuế 22% so với mức 8% của những nước được hưởng quy chế tối huệ Quốc (MFN). Trong vài năm tới, khi xuất khẩu của Việt Nam sang EU tăng, EU cũng có thể áp dụng hạn ngạch đối với hàng giày dép của Việt Nam xuất khẩu vào thị trường này. Để tạo ra một sản phẩm của ngành, thì giá trị của nguyên vật liệu đã chiếm tỷ lệ khoảng 70-80% giá thành sản phẩm, nhưng nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất của ngành giày hiện nay vẫn còn phải nhập khẩu với tỷ trọng lớn, chiếm khoảng 80%, đây là một trong những nguyên nhân khiến công nghiệp da giày Việt Nam bị lệ thuộc vào thị trường, đối tác nước ngoài. Các nguyên liệu chính phục vụ cho sản xuất của ngành là: da thuộc thành phẩm, simili giả da PU, PVC, vải, đế giày. Các nguyên vật liệu phụ là: pho mũi,pho hậu, keo dán, bao bì, phụ liệu trang trí,thớt chặt, phom giày… Đối với nguyên liệu chính là da thuộc thành phẩm, thị trường trong nước chưa đáp ứng đủ nhu cầu của ngành, hàng năm sản lượng khoảng 2 triệu sqft trong đó khu vực quốc doanh chỉ chiếm sản lượng khoảng 3,5 triệu sqft mặc dầu có nhiều xí nghiệp hơn, máy móc thiết bị hiện đại hơn khu vực ngoài quốc doanh. Về giả da PU, PVC chưa có xí nghiệp nào sản xuất ra phục vụ cho thị trường trong nước, có một số xí nghiệp nằm trong khu chế xuất ra các nguyên liệu này họ đều có đơn đặt hàng xuất khẩu ra nước ngoài, nhìn chung nguyên liệu này phải nhập khẩu. Đế giày các loại, năng lực sản xuất toàn ngành là 212 triệu đôi 1 năm, đối với nguyên liệu này cung cấp cho nhu cầu sản xuất tương đối đủ, chỉ phải nhập khẩu chút ít. Vải các loại thì thị trường trong nước có thể sản xuất các loại vải bạt 100% cotton, calico làm phần trên của giày thể thao và giày vải thấp, vải thun, terri làm lót giày và dép đi trong nhà, tuy nhiên để sản xuất những đôi giày cao cấp ta vẫn phải nhập nguyên liệu của nước ngoài. Đối với nguyên vật liệu phụ: chưa hình thành được những DNNN chuyên cung cấp nguyên vật liệu phụ cho ngành, các doanh nghiệp tư nhân mới chỉ sản xuất cung ứng các phụ liệu có vốn đầu tư nhỏ như ô-dê, rivê, dây giày, bao bì… Các phụ liệu khác như keo dán, pho, dung môi, vật liệu trang trí.. đều phải nhập khẩu. b) Một số thuận lợi của ngành da giày: Tuy gặp nhiều khó khăn trong việc phát triển sản xuất, nhưng ngành da giày cũng có một số thuận lợi: -Môi trường đầu tư: Luật đầu tư nước ngoài ra đời đã tạo động lực thúc đẩy mạnh mẽ cho việc thu hút vốn đầu tư. Chính phủ Việt Nam đã quy định rõ những lĩnh vực, những địa bàn khuyến khích đầu tư với các ưu đãi cho dự án nằm trong diện khuyến khích đầu tư. Chẳng hạn mức thuế lợi tức 20% sẽ áp dụng cho các dự án có một trong những điều kiện sau: Phải xuất khẩu ít nhất 50% sản phẩm Sử dụng 500 lao động trở lên, sử dụng công nghệ tiên tiến Mức 15% áp dụng cho các dự án xuất khẩu 80% sản phẩm; mức 10% áp dụng cho các dự án đầu tư vào miền núi, vùng sâu vùng xa. ngoài ra còn có thể được miễn giảm thuế trong một số năm nhất định. Hiện nay pháp luật Việt Nam còn khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài bằng việc cho phép họ có thể tự do chuyển lợi nhuận về nước mà không bị đánh thuế. Các dự án đầu tư nước ngoài vào ngành da giày đều thuộc diện được khuyến khích vì sản chủ yếu là để xuất khẩu và sử dụng nhiều lao động. Đầu tư trực tiếp nước ngoài đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng chung của toàn ngành, đẩy nhanh tốc độ gia tăng xuất khẩu và đóng góp cho ngân sách quốc gia hàng năm. Thông qua đầu tư trực tiếp nước ngoài, đội ngũ lao đông được thu hút vào khu vực làm việc có thu nhập cao hơn so với khu vực khác trong ngành. Ngoài ra , ngành da giày lại từng bước nâng cao tay nghề cho đội ngũ công nhân và nâng cao được kinh nghiệm cho đội ngũ quản lý. Doanh thu của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài trong ngành da giày ước tính chiếm tới 30,7% trong tổng doanh thu của toàn ngành và số tiền trích nộp ngân sách của khu vực này chiếm khoảng 13% trong tổng số nộp ngân sách của toàn ngành da giày. Kim ngạch xuất khẩu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu của toàn ngành da giày và cũng tăng lên rất nhanh. Năm 1996, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đạt kim ngạch xuất khẩu 171,56 triệu USD, chiếm 32,1% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của toàn ngành, nhưng đến năm 1999 kim ngạch xuất khẩu của khu vực này đã lên tới 547,03 triệu USD, tăng hơn 3 lần so với năm 1996 và chiếm tới 41% tổng kim ngạch xuất khẩu của toàn ngành. Đồng thời với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài đã đóng góp một phần vào tiến trình đổi mới công nghệ, trang thiết bị và đẩy nhanh tiến trình hiện đại hoá của ngành, 21 doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài và 14 doanh nghiệp liên doanh với tổng vốn khoảng 350 triệu USD đã trang bị đầy đủ các loại dây chuyền sản xuất hiện đại, sản xuất các sản phẩm có chất lượng cao và đã tạo được uy tín trên thị trường quốc tế. III.TRiển vọng và biện pháp thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào ngành da giày Việt nam 1.Triển vọng của ngành Da Giày Việt Nam. Mục tiêu của ngành da giày trong thời gian từ nay đến năm 2010 là tiếp tục vươn lên, phát triển và hội nhập với thị trường khu vực và thế giới, đồng thời tăng cường đáp ứng thị trường trong nước, đảm bảo chất lượng, đa dạng hoá sản phẩm xuất khẩu, nâng cao hiệu quả và tăng nhanh tích luỹ. Phấn đấu đến năm 2010, toàn ngành sẽ sản xuất 640 triệu đôi giày dép các loại, 86,698 triệu chiếc cặp, túi các loại, 80 triệu sqft da thuộc, kim ngạch xuất khẩu đạt 4,7 tỷ USD. Hiện nay,ngành da giày đang có một số thuận lợi là vẫn tiếp tục nằm trong xu hướng chuyển dịch sản xuất của các nước trong khu vực, có lợi thế cạnh tranh, có lực lượng lao động dồi dào và đã tích luỹ được kinh nghiệm sản xuất. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng đã có những bước tiến đáng kể trong việc cải thiện môi trường đầu tư và phát triển nền kinh tế thị trường. Đây cũng chính là ưu thế để thu hút đầu tư nước ngoài. Sự phát triển của giày dép Việt Nam phù hợp với xu hướng chuyển dịch phân công lao động mang tính toàn cầu. Các nước công nghiệp phát triển, các nước công nghiệp mới sẽ phát triển các ngành kỹ thuật cao, sử dụng ít lao động, giảm các ngành sử dụng nhiều lao động như công nghiệp giày dép, các nước bắt đầu công nghiệp hoá như Việt Nam có lợi thế về giá nhân công rẻ, lực lượng nhân công dồi dào sẽ tiếp tục có cơ hội để phát triển. 2.Những biện pháp nhằm đẩy mạnh thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành Da Giày Việt Nam Trên cơ sở phương hướng đầu tư phát triển da giày, để thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài một cách có hiệu quả, cần thực hiện một số giải pháp : Thứ nhất: Về thủ tục hành chính Cần đẩy nhanh hơn nữa tiến độ cải cách hành chính, khắc phục sự trì trệ trong các cơ quan quản lý nhà nước, đặc biệt là thủ tục cấp giấy phép đầu tư, thủ tục hải quan. Thứ hai: Về môi trường hoạt động Nhà nước thành lập các tổ chức xúc tiến thương mại nhằm nâng đỡ các doanh nghiệp có điều kiện vươn ra các thị trường nước ngoài. Tổ chức xúc tiến thương mại nhằm giúp các doanh nghiệp: +Thông tin về nghiên cứu thị trường trong nước và thế giới, số lượng, giá cả, những sản phẩm đang và sẽ có nhu cầu tiêu thụ lớn. Những thông báo về thời tiết, khí hậu và những diễn biến đột xuất về chính trị, kinh tế.. xảy ra ảnh hưởng đến tiêu thụ sản phẩm tại thị trường trọng điểm, quan trọng. + Thông tin về các quá trình hội nhập vào các tổ chức kinh tế, thương mại quốc tế khu vực như: tiến trình tham gia, quá trình đàm phán và kí kết các hiệp định thương mại, lộ trình giảm thuế. Thông tin, hội thảo về thị trường các nước và khu vực mà da giày Việt Nam cần thâm nhập bán hàng như: thị hiếu, luật pháp, thói quen kinh doanh mua bán… +Phối hợp với các cơ quan khác của chính phủ ở trung ương và địa phương để khuyến khích các nhà nhập khẩu, các nhà đầu tư, các tổ chức nước ngoài vào hợp tác đầu tư tại Việt Nam. Khuếch trương tiềm năng xuất khẩu và nhu cầu nhập khẩu của các doanh nghiệp. Xây dựng và phát triển các cơ sở vật chất kỹ thuật của hệ thống xúc tiến thương mại như các trung tâm hội chợ triển lãm quảng cáo, các trung tâm giới thiệu sản phẩm mới, chi nhánh xúc tiến thương mại ở các địa phương và ở nước ngoài. +Tổ chức và tham gia các hội chợ, triển lãm chuyên ngành giày dép trong nước và quốc tế, tổ chức các đoàn với sự tham gia của các doanh nghiệp đi khảo sát thị trường, giao lưu tiếp xúc mua bán ở nước ngoài. - Hoàn thiện cơ chế quản lý xuất nhập khẩu. Hỗ trợ bù giá cho những mặt hàng trọng điểm, sử dụng nhiều lao động, có tiềm năng để phát triển vào thị trường xuất khẩu, ổn định môi trường pháp lý cho các doanh nghiệp hướng tới xuất khẩu ngày càng lớn. Thứ ba: Về địa bàn đầu tư, tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan đến đất đai phục vụ cho các dự án có vốn đầu tư nước ngoài, xem xét các hình thức ưu tiên để có thể giảm giá thuế đất nhằm khuyến khích đầu tư. Để khác phục dần sự chênh lệch giữa các khu vực, ngành da giày cần khuyến khích các nhà đầu tư bỏ vốn vào những khu vực, địa bàn nằm trong diện quy hoạch phát triển, những nơi có tiềm năng nhưng cơ sở hạ tầng chưa phát triển. Khi cần thiết, ngành da giày cần phải huy động thêm cả vốn trong nước, chấp nhận thu hồi vốn chậm, lợi nhuận thấp để xây dựng cơ sở hạ tầng cho một số vùng sản xuất da giày tập trung gắn với sản xuất nguyên liệu, nhằm khuyến khích thu hút đầu tư nước ngoài vào khu vực đó. Thứ tư: Về chính sách thuế và ưu đãi tài chính, cần phát huy tích cực của chính sách này đối với việc thu hút đầu tư như: tăng cường các biện pháp ưu đãi cho các nhà đầu tư thông qua hệ thống giá cả, giải quyết nhanh vấn đề hoàn thuế, chuyển lợi nhuần về nước một cách thuận tiện cho các nhà đầu tư nước ngoài. Hỗ trợ cho các dự án đã được cấp phép đầu tư được hưởng ưu đãi của các quy định mới về thuế lợi tức, giá thuê đất mới, miễn giảm thuế doanh thu đối với những doanh nghiệp thực sự thua lỗ. Thứ năm: Về chính sách lao động và tiền lương, tiếp tục hoàn thiện chính sách lao động và tiền lương đối với lĩnh vực đầu tư nước ngoài, giải quyét thoả đáng những tranh chấp về lao động và tiền lương. Giáo dục cho công nhân lao động trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài để hạn chế tối đa những bất đồng giữa công nhân với chủ đầu tư do thiếu hiểu biết về pháp luật. Với những chủ trương, giải pháp đúng đắn, chắc chắn ngành da giày sẽ đẩy mạnh hơn nữa việc thu hút và sử dụng có hiệu quả đầu tư trực tiếp nước ngoài trong thời gian tới. Phần B. Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành dệt may việt nam Công nghiệp dệt may được đánh giá là một ngành kinh tế có tiềm năng của Việt Nam. Trong những năm gần đây, ngành này đã phát triển khá nhanh cả về số lượng cơ sở vật chất và giá trị sản lượng, đặc biệt là giá trị xuất khẩu. Tóc độ tăng trưởng bình quân toàn ngành luôn đạt trên 10% năm, kim ngạch xuất khẩu tăng bình quân khoảng 40% năm, đem lại cho đất nước một nguồn ngoại tệ lớn. Hiện nay ngành này đang giữ vị trí quan trọng trong nền kinh tế, hàng năm đóng góp khoảng 31% tổng sản lượng ngành công nghiệp chế tạo, đứng thứ hai sau ngành dầu khí về kim ngạch xuất khẩu, chiếm 14,8% tổng kim ngạch xuất khẩu và khoảng 41% kim ngạch xuất khẩu của ngành chế tạo. Ngành Dệt may thu hút trên 500000 lao động, chiếm khoảng 24% lực lượng lao động làm việc trong ngành chế tạo. I. Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành dệt may việt nam 1. Tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành dệt may Việt nam Theo số liệu của Bộ ké hoạch và Đầu tư, tính đến hết tháng 6 năm 2000, trong lĩnh vực dệt may có 233 dự án đầu tư nước ngoài còn hiệu lực hoạt động với tổng số vốn là 1946,653 triệu USD, vốn thực hiện là 778,661 triệu USD, bằng 39,6% tổng số vốn đăng ký. Trong đó, có 101 dự án dệt với tổng số vốn đăng ký là 1654,655 triệu USD/ 1 dự án và 132 dự án may với tổng vốn đăng ký là 291,988 triệu USD, bình quân khoảng 2,2 tiệu USD/1dự án. Trong số dự án còn hiệu lực, có 138 sự án đã đi vào sản xuất kinh doanh, tạo việc làm cho hơn 4 vạn lao động. - Về nhịp độ đầu tư Bảng 1: Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành dệt may Việt Nam giai đoạn 1998 – 6/2000 Năm Số dự án Tổng số vốn (Triệu USD) Bình quân 1 dự án (Triệu USD) 1988 2 14,94 7,47 1989 2 15,606 7,083 1990 2 10,964 5,482 1991 5 19,836 3,967 1992 13 76,377 5,875 1993 24 587,842 24,493 1994 36 183,944 5,11 1995 39 338,577 8,68 1996 38 263,154 6,925 1997 29 328,502 11,328 1998 11 53,147 4,832 1999 13 18,193 1,4 6/2000 19 35,571 1,872 Tổng số 233 1.946,653 8,355 Bảng 1 cho thấy đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành dệt may Việt Nam có xu hướng tăng nhanh từ năm 1988 đến năm 1997 cả về số dự án cũng như vốn đăng ký. Năm 1997 tổng số vốn đầu tư lên đến 328,502 triệu USD, gấp gần 22 lần so với mức 14,94 triệu USD của năm 1988. Số dự án cũng tăng gấp 15 lần so với năm 1988. Tuy nhiên, nếu xet trong cả kỳ này thì năm đỉnh cao về thu hút vốn đầu tư nước ngoài là năm 1993 với 24 dự án có tổng số vốn đăng ký lên đến 584,842 triệu USD và quy môbình quân của một dự án tăng vọt lên 24,493 triệu USD/1dự án so với mức 5,875 triệu USD/1 dự án của năm 1992. Kể từ năm 1997 trở đi, đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành dệt may bắt đàu có xu hướng giảm, nhất là vào năm 1998 và 1999 thì xu hướng này càng rõ rệt. Năm 1998, số dự án đầu tư chỉ bằng 37,9% so với năm 1997, trong khi đó tổng vốn đăng ký giảm mạnh xuống còn 53,147 triệu USD, chỉ gần bằng 1/6 tổng vốn đăng ký năm 1997. Năm 1999, tình trạng giảm sút còn tồi tệ hơn,tổng số vốn đăng ký giảm xuống dưới mức rất thấp chỉ còn 18,193 triệu USD, bằng 34,2% so với năm 1998. Đây là mức thấp nhất kể từ năm 1991. Nguyên nhân của tình trạng này là do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính Châu á nổ ra từ mùa hè năm 1997. Điều này cũng phù hợp với xu hướng suy giảm chung của đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam trong giai đoạn này. Tuy nhiên, sang năm 2000, tình hình đầu tư vào ngành dệt may đã có dấu hiệu phục hồi, chỉ tính riêng 6 tháng đầu năm 2000 đã có 19 dự án được duyệt với tổng số vốn đăng ký là 35,571 triệu USD, tăng gần gấp đôi so với cả năm 1999. Về đối tác đầu tư: Tính đén giữa năm 2000, đã có 17 nước và lãnh thổ tham gia đầu tư vào ngành dệt may Việt Nam,. Trong số này có 3 nước gồm Hàn Quốc Malaixia và Đài loan có vốn đầu tư nhiều nhất với tổng số vốn lên tới hơn 1,6 tỷ USD chiếm 84,4% tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoàivào ngành dệt may và chiếm 61,4% tổng số vốn đầu tư vào ngành dệt may. Trong đó Hàn Quốc là nước đầu tư nhiều nhất với 706,833 triệu USD chiếm 36,31% tổng vốn đầu tư, Malaixia:484,9 triệu USD chiếm 24,91% và Đài Loan:452,14 triệu USD chiếm 23,23% Bảng 2: 10 Nước và vùng lãnh thổ đầu tư nhiều nhất vào ngành dệt may Việt Nam 1988 – 6/2000 Đơn vị: triệu USD Nguồn: Bộ kế hoạch và Đầu Tư STT Nước và khu vực Số dự án Tỷ trọng (%) Tổng vốn (triệu USD) Tỷ trọng (%) 1 Hàn Quốc 53 22,75 706,833 36,31 2 Malaixia 4 1,72 484,9 24,91 3 Đài Loan 86 36,91 452,164 23,23 4 Nhật Bản 30 12,88 89,835 4,61 5 Hồng Kông 24 10,3 81,811 4,2 6 CH LB Đức 5 2,15 36,053 1,85 7 Anh 3 1,29 17,488 0,9 8 Singapore 4 1,72 11,5 0,59 9 Trung Quốc 6 2,58 11,398 0,59 10 Mỹ 3 1,29 10,75 0,55 11 Các nước khác 15 6,44 43,916 2,26 Tổng số 233 100 1.946,653 100 Về cơ cấu đối tác đầu tư, bảng 2 cho thấy các nước Đông á bao gồm Nhật Bản và các NIEs là những đối tác đầu tư chủ yếu vào ngành dệt may ở Việt Nam. Do ngành dệt may Việt Nam thuộc lĩnh vực công nghiệp chế tạo sử dụng nhiều lao động, phù hợp với xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế của các nước trên, nên họ đã tích cực đẩy mạnh đầu tư sang Việt Nam và trở thành những nhà đầu tư nhiều nhất vào Việt Nam. Điều này cũng lý giải cho sự giảm sút đầu tư cho những năm 1998 –1999 là do những nước này chịu tác động nặng nề nhất của cuộc khủng hoảng vừa qua. Về địa bàn đầu tư: Tính đến nay cả nước có tất cả 19 tỉnh, thành phố có dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành dệt may, phần lớn các dự án đều tập trung vào các tỉnh phía nam, chiếm tới 88% tổng số dự án và 93,3% tổng số vốn đầu tư vào ngành dệt may. Trong khi đó, miền Trung là khu vực nhận đầu tư ít nhất, chỉ có 3 tỉnh quảng Nam, Đà Nẵng và Hà Tĩnh là có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài với 5 dự án tổng giá trị là 5,092 triệu USD, chiếm 0,2% tổng vốn đầu tư vào ngành dệt may. Miền Bắc có tất cả 23 dự án đầu tư nước ngoài với tổng trị giá là 126,151 triệu USD chiếm 6,5 tổng vốn đầu tư, tập trung chủ yếu ở các tỉnh Phú Thọ, Hà Nội, Hải Phòng, Ninh Bình, Hải Dương, Quảng Ninh và Lạng Sơn. Trong số các địa phương có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành dệt may thì Động Nai là tỉnh thu hút được nhiều vốn đầu tư nhất với 33 dự án, tổng giá trị lên tới 1154,954 triệu USD chiếm 59,33% tổng vốn đầu tư trực tiép nước ngoài vào ngành dệt may. Tiếp đến là thành phố Hồ Chí Minh và Bình Dương, với tổng vốn đầu tư lần lượt nhận được là 355,685 triệu USD chiếm 18,72% và 138,401 triệu USD chiếm 7,11% tổng vón đầu tư. Bảng 3: 10 Địa phương có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài nhiều nhất vào ngành dệt may (1988 – 6/2000) Nguồn: Bộ Kế Hoạch Đầu Tư STT Tên địa phương Só dự án Tỷ trọng (%) Tổng vốn (triệu USD) Tỷ trọng (%) 1 Đồng Nai 33 14,16 1154,954 59,33 2 Thành Phố HCM 122 52,36 355,685 18,27 3 Bình Dương 30 12,88 138,401 7,11 4 Long An 7 3,00 113,696 5,84 5 Phú Thọ 2 0,86 76,645 3,94 6 Bà Rịa-Vũng Tàu 3 1,29 36,454 1,87 7 Hà Nội 10 4,29 25,688 1,32 8 Lâm Đồng 5 2,15 9,111 0,47 9 Hải Phòng 3 1,29 8,416 0,43 10 Ninh Bình 1 0,43 5,000 0,26 11 Các tỉnh khác 17 7,3 22,603 1,16 Tổng số 233 100 1.946,653 100 Nhìn chung, về cơ cấu lãnh thổ, các số liệu trên cho thấy rõ tình trạng mất cân đối trong đầu tư nước ngoài vào ngành dệt may giưã ba miền Bắc, Trung, Nam, điều này cho thấy việc kết hợp hoạt động thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài với việc khai thác trong nước (nhất là về lao động) đạt kết quả chưa cao. Vì vậy, đây cũng là một vấn đề cần được quan tâm điều chỉnh của ngành dệt may trong thời gian tới. Về loại hình đầu tư: Cho đến nay, trong số các hình thcs đầu tư trực tiếp nước ngoài theo luật định thì loại hình xí nghiệp 100% vốn nước ngoài là hình thức phổ biến nhất của đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành dệt may Việt Nam. Tính đến hết tháng 6/2000, xí nghiệp có 100% vốn đầu tư nước ngoài chiếm 77,42% số dự án và 91,47% số dự án và 8,36% tổng vốn đầu tư. Hợp đồng hợp tác kinh doanh chiếm 1,84% số dự án và 0,17% vốn đầu tư. Bảng 4: Các loại hình đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành dệt may (1988- 6/2000) Nguồn : Bộ kế hoạch và đầu tư STT loại hình Số dự án Tỷ trọng (%) Tổng số vốn (Triệu USD) Tỷ trọng (%) 1 Xí nghiệp 100% vốn nước ngoài 183 77,42 1780,557 91,47 2 Xí nghiệp liên doanh 47 20,74 162,768 8,36 3 Hợp đồng hợp tác kinh doanh 3 1,81 3,328 0,17 Tổng số 233 100 1946,653 100 Luật đầu tư nước ngoài từ khi ban hành đến nay, đã được chính phủ Việt Nam nhiều lần điều chỉnh và sửa đổi nhằm khuyến khích nhiều hơn nữa đầu tư nước ngoài. Việc sửa đổi này đã tác động rõ rệt không chỉ đến tốc độ tăng đầu tư mà cả đến các hình thức đầu tư vào ngành dệt may. Cụ thể là, ở giai đoạn đầu, hình thức đầu tư theo kiểu xí nghiệp liên doanh chiếm đa số. Nhưng kể từ năm 1996 trở lại đây số dự án 100% vốn nước ngoài có xu hướng tăng lên rõ rệt. Sở dĩ có tình trạng này là do thời kỳ đầu các thủ tục để triển khai dự án đầu tư rất phức tạp, trong khi đó các đối tác đầu tư ít hiểu biết về các điều kiện kinh tế xã hội, pháp luật Việt Nam nên họ gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình giao dịch, cũng như tổ chức thực hiện các dự án đầu tư. Trong tình hình như vậy, đa số các nhà đầu tư thích lựa chọn hình thức liên doanh để phía ta đứng ra lo các thủ tục pháp lý, tạo điều kiện cho các hoạt động liên doanh có hiệu quả hơn. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, loại hình này không còn được ưa chuộng nữa, một phần là do luật sửa đổi quy định dự án 100% vốn nước ngoài nếu đủ điều kiện cũng được ưu tiên như dự án liên doanh. Ngoài ra còn có một số nguyên nhân nữa là sau một thời gian tiếp cận thị trường Việt Nam, các nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt là các nhà đầu tư châu á đã hiểu rõ hơn về luật pháp, chính sách, thủ tục đầu tư tại Việt Nam và như vậy trong nhiều trường hợp họ thấy không cần thiết phải có sự hợp tác với đối tác Việt Nam để được toàn quyền quyết dịnh những vấn đề chủ chốt của xí nghiệp, tránh những tranh chấp phát sinh trong quản lý điều hành xí nghiệp. do đó, loại hình đầu tư 100% vốn nước ngoài trong ngành dệt may có xu hướng tăng lên rõ rệt trong những năm gần đây. Năm 1995, có 60 dự án đầu tư 100% vốn nước ngoài chiếm 48,8% số dự án, đến nay đã tăng lên 183 dự án chiếm 77,4% số dự án. 2. Hiệu quả của việc thu hút đầu tư nước ngoài vào ngành Dệt May Dòng vốn nước ngoài đầu tư vào ngành dệt may trong thời gian qua đã thực sự có tác động tích cực và có vai trò quan trọng chiến lược đầu tư phát triển ngành dệt may Việt Nam. Những ảnh hưởng tích cực của loại hình hoạt động kinh tế này đang ngày càng rõ nét, thể hiện trên nhiều mặt trong thành quả của ngành dệt may và đưa ngành dệt may trở thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của công nghiệp chế tạo Việt Nam. Góp phần thúc đẩy chiến lược công nghiệp hoá hướng về xuất khẩu của Việt Nam. Đầu tư nước ngoài đã mang lại cho ngành dệt may Việt Nam một lượng vốn đầu tư rất lớn, khoảng 42% trong tổng vốn đầu tư của toàn ngành dệt may trong thời gian qua. Cùng với đó, một lượng lớn tài sản, thiết bị kỹ thuật và nguồn lực đáng kể được đưa vào hoạt động cho mục tiêu phát triển ngành dệt may một cách hiệu quả. Tạo việc làm cho nhiều lao động: Đến nay, các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã tạo ra hơn 4 vạn việc làm trực tiếp trong các xí nghiệp và thu hút hàng nghìn lao động vào các công trình về xây dựng cơ bản, dịch vụ, sản xuất nguyên vật liệu, phục vụ cho giai đoạn đầu của các dự án liên doanh hợp tác đầu tư. Hiện tại, các khu chế xuất có hơn 20.000 lao động làm việc tại 38 công ty may hàng xuất khẩu có vốn đầu tư nước ngoài. Trong thời gian tới, nhu cầu lao động của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sẽ vẫn còn tiếp tục tăng mạnh cùng với vốn đầu tư vào lĩnh vực này. Cùng với xu hướng này, thu nhập bình quân của người lao động trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cũng được nâng cao. Năm 1993, lương bình quân của mỗi công nhân là 363.000 đồng/1tháng thì đến nay đã tăng lên gấp đôi khoảng 800.000 đồng/1tháng, thậm chí có nơi mức lương trung bình đạt từ 1 triệu đến 1,5 triệu/1tháng, gấp từ 1,5 đến 2 lần thu nhập của những người làm việc ở khu vực quốc doanh và tư nhân. Tạo khối lượng sản phẩm lớn phục vụ cho nhu cầu trong nước và phục vụ xuất khẩu: Hàng năm, những doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã tạo ra một khối lượng sản phẩm hàng hoá giá trị hàng nghìn tỷ đồng, đóng góp một phần quan trọng trong việc tạo ra tốc độ tăng trưởng cao của cả ngành dệt may. Theo số liệu của tổng cục thống kê, năm 1999 giá trị sản xuất công nghiệp của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài trong ngành dệt may là 4113,3 tỷ đồng, tăng hơn 2,5 lần so với năm 1995 và chiếm 28,7% trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp của toàn ngành dệt may. Doanh thu của khu vực này ước tính chiếm khoảng 13,7% tổng doanh thu và đóng góp 8,6% tổng số tiền nộp ngân sách của cả ngành dệt may. Đổi mới công nghệ: Cùng với vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, ngành dệt may Việt Nam còn tiếp nhận được một số kỹ thuật và công nghệ hiện đại. Với mục tiêu đổi mới thiết bị, công nghệ, phương thức quản lý để rút ngắn khoảng cách với các nước trong khu vực, ngành dệt may đã ưu tiên cho những dự án đầu tư máy móc, dây chuyền thiết bị hiện đại. Gần đây, là dự án của tập đoàn Esquel, một trong những tập đoàn hàng đầu trong lĩnh vực may mặc của Hồng Kông, đã được phép đầu tư vào khu công nghiệp Việt Nam – Xingapore để sản xuất sản phẩm may mặc gia trị lượng cao, xuất khẩu sang Châu Âu và Châu Mỹ. Đây là một dự án đầu tư với công nghệ mới, tạo được môi trường làm việc tốt, ổn định lâu dài cho công nhân và bảo đảm không gây ảnh hưởng xấu đến môi trường. Trong quá trình hợp tác liên doanh sản xuất, các bên Việt Nam cũng đã tiếp nhận được một số phương pháp quản lý tiến bộ, kinh nghiệm về tổ chức sản xuất kinh doanh. Qua đó tiếp cận được với cung cách làm ăn của nhiều loại khách hàng, đồng thời cũng thông qua đó từng bước đưa ngành dệt may Việt Nam hội nhập thế giới, góp phần tạo nên hình ảnh mới và vị trí mới của ngành dệt may Việt Nam trên trường quốc tế. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực của đầu tư trực tiếp nước ngoài, cũng đã xuất hiện những mặt hạn chế cần phải được xử lý và khắc phục. Đó là Thứ nhất: cơ cấu đầu tư theo khu vực chưa hợp lý, hầu hết các dự án đều tập trung vào các tỉnh phía Nam và những nơi có cơ sở hạ tầng tốt. Điều này đã tạo ra sự chênh lệch thu nhập của công nhân dệt may giữa các khu vực và chưa khai thác một cách hiệu quả về tiềm năng lao động, được xem như là lợi thế của ngành dệt may. Thứ hai: hiệu quả đầu tư chưa cao và không đồng đều, một số dự án đã đi vào hoạt động nhưng vẫn bị thua lỗ. Nguyên nhân có nhiều song yếu tố đáng cảnh báo là chi phí vật chất và khấu hao tài sản cố định qúa lớn do máy móc, thiết bị nước ngoài đưa vào liên doanh định giá quá cao so với thực tế. nhiều máy móc, thiết bị cũ đã trở thành vốn góp của các đối tác nước ngoài. Thứ ba: đầu tư nước ngoài với nhiều lợi thế đã và đang tạo ra sự cạnh tranh gay gắt với các doanh nghiệp nội địa về lao động kỹ thuật, về thị trường trong nước và xuất khẩu, buộc các doanh nghiệp trong nước phải thu hẹp quy mô sản xuất. Thứ tư: một vấn đề nổi cộm hiện nay trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là việc sử dụng và quản lý lao động. Do hiểu sai những quy định của nhà nước ta về mức tiền lương tối thiểu của người lao động nên nhiều cơ sở có vốn đầu tư nước ngoài đã lợi dụng điều này để giảm tiền lương của công nhân. Ngoài ra, các chế độ khác như thời gian lao động, bảo hộ lao động, bảo vệ môi trường hoặc chưa được quy định đầy đủ hoặc không được chấp hành nghiêm túc cũng là nguyên nhân gây ra tranh chấp giữa chủ đầu tư và người lao động, không những thế họ còn có biểu hiện đối xử không tốt với người lao động Việt Nam. Qua việc phân tích tác động của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với ngành dệt may Việt Nam trong thời gian vừa qua, chúng ta có thể nhận thấy, mặc dù đầu tư nước ngoài có những đóng góp tích cực cho ngành dệt may nhưng vẫn còn nhiều mặt hạn chế. Vì vậy, ngành dệt may Việt Nam cần phải tập trung hơn nữa để khắc phục và giải quyết những khó khăn này, đồng thời phải tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi để có thể thu hút được nhiều vốn đầu tư hơn nữa nhằm phục vụ cho công cuộc công nghiệp hoá hướng về xuất khẩu của Việt Nam. II.Triển vọng đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành dệt may Việt Nam 1. Dự báo nhu cầu vốn cho ngành dệt may giai đoạn 2001- 2010 Mục tiêu chiến lược của ngành dệt may trong giai đoạn 2001 – 2010 là hướng vào xuất khẩu nhằm tăng thu ngoại tệ, đảm bảo cân đối trả nợ và tái sản mở rộng các cơ sở sản xuất của ngành, thoả mãn nhu cầu trong nước về số lượng, chất lượng, chủng loại và giá cả, đảm bảo đến năm 2010 công nghệ tương đương với các NIEs châu á như Hồng Kông, Thái Lan, tạo việc làm cho khoảng 2,76 triệu người (bao gồm lao động dệt may, sản xuất bông vải và dâu tơ tằm), với mức thu nhập bình quân trên 100 USD/ người/tháng. Từng bước đưa ngành dệt may trở thành ngành sản xuất mũi nhọn góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế chung của cả nước. Để đạt được mục tiêu này, từ nay đến năm 2005, ngành dệt may phải đạt mức tăng trưởng bình quân 13%/năm và trong giai đoạn 2005 – 2010, tốc độ tăng trưởng sẽ phải là 14%/năm. Bảng 5: Nhu cầu vốn cho ngành dệt may giai đoạn 2001 - 2010 Loại hình đầu tư Tổng vốn (Triệu USD) Tỷ trọng(%) -Đầu tư chiều sâu 473,3 11,9 -Đầu tư mở rộng 283,6 7,1 -Đầu tư mới 3.216,4 81 Tổng số 3.973,3 100 +Vốn huy động trong nước 1.629,1 41 +Vốn nước ngoài 2.344,2 59 Theo định hướng trên, dự kiến tổng nhu cầu vốn cho các loại hình đầu tư là 3973,3 triệu USD. Trong đó, phải thu hút được khoảng 2344,2 triệu USD vốn đầu tư nước ngoài, chiếm 96%. Với nhu cầu vốn lớn như vậy, vấn đề đặt ra là phải làm như thế nào để có thể thu hút được vốn đầu tư nước ngoài với số lượng và chất lượng cao hơn, góp phần thực hiện mục tiêu của toàn ngành. Để thực hiện được điều này, một phần là phụ thuộc vào môi trường đầu tư chung như đã được đề ra trong Luật đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam. Tuy nhiên, việc quản lý công tác đầu tư (lập dự án, thẩm định, phê duyệt dự án, tổ chức triển khai) trong những năm tới phải tuân theo những quan điểm lớn trong quyết định phê duyệt số 161 QĐ ngày 4/9/1998 của Chính phủ về quy hoạch tổng thể phát tiển ngành dệt may Việt Nam đến năm 2010. Đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài chỉ nên khuyến khích đầu tư vào những dự án cần vốn lớn, công nghệ phức tạp mà doanh nghiệp trong nước không đủ khả năng. Bên cạnh đó, ngành dệt may cũng cần xây dựng cho mình một chiến lược đầu tư phát triển để đáp ứng đủ nhu cầu vốn cho giai đoạn 2001 – 2010. Đây là một khối lượng vốn đầu tư không nhỏ, do đó càng khẳng định việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của ngành dệt may là hết sức quan trọng và cần thiết. Bên cạnh nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, ngành dệt may cũng cần phối hợp với các cơ quan chức năng, tổ chức tìm kiếm các nguồn vay nước ngoài với lãi suất thấp, thời hạn dài để tạo điều kiện thuận lợi cho công ty tài chính hoạt động có hiệu quả, làm tốt nhiệm vụ huy động và cho vay đối với dự án đầu tư của các thành viên. 2. Phương hướng đầu tư phát triển trong giai đoạn 2001 – 2010 Ngành dệt may Việt Nam hiện nay, năg lực còn nhỏ bé, thiết bị công nghệ lạc hậu, tuổi thiết bị đa phần trên 20 năm, không đủ điều kiện sản xuất sản phẩm phù hợp với yêu cầu mới của thị trường. Tiêu thụ nội địa đang gặp khó khăn do sức mua giảm. ở thị trường nước ngoài, lại phải cạnh tranh với các đối thủ có mức độ phát triển sản xuất cũng như kinh nghiệm tiếp cận thị trường cao hơn. Đây là những thách thức lớn trong quá trình phát triển và hội nhập quốc tế, nhất là trong bối cảnh Việt Nam tham gia khối mậu dịch tự do ASEAN (AFTA), tham gia diễn đàn kinh tế Châu á Thái Bình Dương (APEC) và đang có những bước chuyển dịch tích cực để chuẩn bị gia nhập WTO. Để có thể phát triển và hội nhập vào thị trường thế giới trong xu thế tự do hoá toàn cầu, từ nay đến năm 2010, đầu tư cho ngành dệt may sẽ nhằm vào những hướng chính sau: - Xây dựng chương trình đầu tư cho phát triển cho toàn ngành từ nay đến năm 2005, có tính đến thời điểm 2010. Trong đó, tập trung cho ngành dệt dưới dạng các cụm công nghiệp, nhằm tạo ra nguồn nguyên liệu phụ chất lượng cao cho ngành may xuất khẩu, tổng công ty Vinatex (Tổng công ty Dệt May Việt Nam) sẽ là nòng cốt xây dựng các cụm công nghiệp dệt này. Chương trình đầu tư sẽ tập trung vào các vấn đề chính như phát triển cây bông vải, xây dựng 2 nhà máy sản xuất tơ sợi tổng hợp với công suất 30.000 tấn/ năm, đầu tư xây dựng 10 cụm công nghiệp dệt tập trung trên cơ sở quy hoạch các nhà máy hiện có, trong đó phía bắc và phía Nam mỗi nơi 4 cụm, miền Trung 2 cụm với tổng số vốn 35000tỷ đồng cho giai đoạn 2001 –2005 và 30000tỷ đồng cho giai đoạn 2006-2010. Theo hướng này, mỗi cụm sẽ gồm các nhà máy kéo sợi với công suất từ 2 đến 3 vạn cọc sợi/ năm, nhà máy dệt vải mộc cho áo sơ mi khổ rộng 1,6m với công suất 10triệu mét/năm; cho quần âu khổ rộng 1,6m với công suất 10triệu mét/năm, nhà máy nhuộm hoàn tất vải bông,khổ rộng1,5m có công suất 25triệu mét/năm; nhà máy dệt,hoàn tất vải tổng hợp khổ rộng1,5m với công suất 20 triệu mét/năm; nhà máy dệt kim, nhuộm,hoàn tất, may có công suất 6 triệu sản phẩm/năm và nhà máy xử lý nước thải nhằm đảm bảo vệ sinh môi trường, công suất 8000m3 ngày đêm để sản xuất ổn định lâu dài. Đầu tư xây dựng cụm công nghiệp sản xuất phụ liệu may và đầu tư phát triển cơ khí dệt may. - Sớm có quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu các loại tơ sợi thiên nhiên cho ngành dệt và các chính sách khuyến khích đầu tư phát triển vùng nguyên liệu, tạo nguồn nguyên liệu ổn định cho sự phát triển ngành dệt, đồng thời đặt cơ sở hình thành và sản xuất sợi hoá học. Kết hợp với ngành sản xuất hoá chất để cung cấp thuốc nhuộm và các hoá chất khác cho ngành dệt. Khuyến khích thu hút đầu tư cho sản xuất phụ liệu cũng như sản xuất vải đủ tiêu chuẩn xuất khẩu nhằm giảm bớt sự phụ thuộc của ngành may vào nguyên liệu nhập. Đồng thời xây dựng chính sách khuyến khích sử dựng nguyên phụ liệu sản xuất trong nước. - Tổ chức sắp xếp lại các doanh nghiệp dệt may trên phạm vi cả nước để tạo thuận lợi đối với việc điều chỉnh, thực hiện kế hoạch đầu tư tập trung cho mục tiêu chiến lược, đảm bảo đầu tư có phân công, tránh trùng lặp theo hướng chuyên môn hoá, xác định sản phẩm chiến lược và thị phần của từng sản phẩm, của từng doanh nghiệp nhằm tăng tính cạnh tranh cả về năng lực sản xuất, giá cả thị trường và chất lượng sản phẩm. - Ưu tiên đào tạo các chuyên gia về thiết kế mẫu thời trang và Marketing, khắc phục điểm yếu cơ bản của ngành may xuất khẩu trong khâu thiết kế mẫu mốt và xúc tiến thị trường, từng bước tạo lập cơ sở để chuyển sang xuất khẩu trực tiếp các sản phẩm mang thương hiệu Việt Nam, đông thời có chính sách đào tạo các kỹ sư, công nhân lành nghề và hỗ trợ, bảo đảm công ăn việc làm, tạo ngồn thu nhập ổn định cho người lao động, khắc phục tình trạng thiếu lao động do các kỹ sư công nghệ và công nhân có tay nghề cao bị thu hút sang các công ty liên doanh đang trở nên ngày càng trầm trọng trong ngành dệt may. 3.Những vấn đề cần thực hiện để thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành dệt may có hiệu quả Xuất phát từ nhu cầu vốn và phương hướng đàu tư cho phát triển ngành dệt may trong giai đoạn 2001 –2010, để thu hút vốn đầu tư nước ngoài có hiệu quả, Nhà nước và ngành dệt may cần phải tiếp tục khuyến khích đầu tư trực itếp nước ngoài hơn nữa bằng cách đa dạng hoá các loại hình đầu tư, đổi mới và xúc tiến đầu tư, tiếp tục cải thiện môi trường pháp lý về đầu tư nước ngoài, đơn giản hoá thủ tục hành chính. Nếu không có được môi trường đầu tư thông thoáng thì sẽ khó có thể cạnh tranh trong việc thu hút đầu tư với các nước xung quanh. Tuy nhiên, trong quá trình khuyến khích đầu tư cũng cần phải tập trung vào một số vấn đề sau: Thứ nhất, ngành dệt may phải xây dựng được một danh mục những lĩnh vực, sản phẩm cần thu hút đầu tư đó là những lĩnh vực mà doanh nghiệp trong nước không thể tham gia đầu tư được, những sản phẩm được xác định là mặt hàng mũi nhọn có thế mạnh để thu hút đầu tư công nghệ mới, tạo mối gắn kết với thị trường nhằm sản xuất ra được những sản phẩm có tính cạnh tranh về giá cả, chất lượng cũng như đáp ứng được thị hiếu của người tiêu dùng. Đồng thời còn phải tạo khả năng liên kết, hợp tác, khai thác tốt hơn năng lực thiết bị và lao động, từ đó sẽ đưa ra biện pháp hữu hiệu để thu hút vốn. Thứ hai, nguyên liệu phụ và dệt là khâu yếu nhất trong ngành dệt may. So với may, ngành dệt đòi hỏi vốn đầu tư lớn, rủi ro nhiều hơn mà hiệu quả trực tiếp không cao. Vì vậy, cần có chính sách khuyến khích đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực này nhằm chủ động nguồn nguyên liệu thay thế nhập khẩu và hoàn tất dây chuyền sản xuất sợi - dệt – nhuộm – may để tạo giá trị tăng cao. Thứ ba, đối với ngành may, do đặc thù vốn đâu tư thấp, công nghệ và lao động không quá phức tạp, trên thực tế để có một chỗ lao động chỉ cần đầu tư 600 USD cho thiết bị và 300USD cho nhà xưởng, điện, nước, mà thời gian thu hồi vốn lại nhanh, lợi nhuận cao, đó là tính hơn hẳn so với ngành dệt. Do đó không nhất thiết phải khuyến khích đầut tư nước ngoài vào ngành này mà nên khuyến khích các doanh nghiệp trong nước tham gia đầu tư đổi mới công nghệ kỹ thuật để có thể vươn lên cạnh tranh với các doanh nghiệp có 100% vốn nước ngoài, nếu không chính các nhà đầu tư nước ngoài sẽ là người được hưởng lợi nhiều nhất chứ không phải các doanh nghiệp trong nước. Vì vậy riêng đầu tư mới vào các dự án may mặc chi cấp phép với điều kiện công nghệ hiện đại, đầu tư theo hình thức liên doanh, có xu hướng chuyển giao công nghệ hoàn toàn sau một thời gian nhất định và phải xuất khẩu trên 80% sản phẩm. Thứ tư, cần phải có những quy định cụ thể rõ ràng về việc sử dụng và quản lý lao động đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài để có thể đảm bảo điều kiện sống cho người lao động trong các doanh nghiệp này. Thứ năm, thực hiện cổ phần hoá, sắp xếp lại các doanh nghiệp dệt may và chuyển đổi hình thức đầu tư đối với các doanh nghiệp dệt may liên doanh, nhằm tạo điều kiện cho việc thu hút thêm vốn đầu tư nước ngoài. Hiện nay, nhiều doanh nghiệp dệt may đang gặp khó khăn, năng lực tài chính của bên Việt Nam trong liên doanh rất hạn chế, nhiều dự án sản xuất vải, sợi tạm thời phải ngừng triển khai, nhất là các dự án mà chủ đầu tư thuộc các nước bị khủng hoảng kinh tế… Vì vậy, Chính phủ và Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư cần cho phép những doanh nghiệp lỗ vốn nhiều, mâu thuẫn khó giải quyết được chuyển đổi sang hình thức 100% vốn đầu tư nước ngoài với điều kiện bảo đảm việc làm cho người lao động và bảo toàn vốn cho phía Việt Nam. Bên cạnh đó, việc đẩy nhanh tiến trình cổ phần hoá sẽ giúp cho các doanh nghiệp tự túc được nguồn vốn kinh doanh và có thể sẽ tạo điều kiện thu hút được vốn đầu tư nước ngoài một cách gián tiếp thông qua hình thức bán cổ phiếu. Thứ sáu, trước đây lợi thế so sánh của chúng ta là nguồn lao động đồi dào, giá nhân công rẻ, nhưng lợi thế này đang bị mất dần đi. Đầu những năm 90 mức lương trong ngành dệt may Việt Nam là một trong những mức lương thấp nhất ở châu á, nhưng cuộc khủng hoảng tài chính vừa qua đã làm cho giá đồng tiền một số nước Đông nam á giảm xuống, do đó mức lương ở một số nước trở nên thấp hơn ở Việt Nam, vì vậy mục tiêu thu hút đầu tư của chúng ta không phải là những lợi thế so sánh như trước đây nưã mà cần phải đưa ra các biện pháp mới để có thể thu hút được vốn nước ngoài, chẳng hạn như ban hành chính sách ưu đãi hơn nữa về thuế, giảm giá thuê đất… Từ nay đến năm 2010 là giai đoạn chuyển tiếp có ý nghĩa quyết định đưa ngành công nghiệp dệt may Việt Nam thực sự hội nhập vào thị trường thế giới, tuy nhiên để điều này trở thành hiện thực, một mặt cần phải có chính sách phù hợp từ phía chính phủ và sự đóng góp tích cực của nhà đầu tư trong và ngoài nước. Mặt khác, ngành dệt may cũng cần phải thực hiện các biện pháp đầu tư phát triển nhằm tạo những lợi thế cạnh tranh mới trong ngành dệt may Việt Nam trong tiến trình hội nhập với thế giới. Kết luận Đầu tư trực tiếp nước ngoài có vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của nước ta. Đây là nguồn vốn chủ yếu cho qúa trình phát triển trong giai đoạn hiện nay. Đầu tư trực tiếp nước ngoài trở thành một tất yếu khách quan trong điều kiện quốc tế hoá nền sản xuất, lưu thông và được tăng cường mạnh mẽ . có thể nói hiện nay không một quốc gia nào dù phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa hay định hướng xã hội chủ nghĩa lại không cần đến nguồn vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài và coi là một nguồn lực cần phải khai thác. Dưới sự tác động của khoa học công nghệ như hiện nay, ngay cả những nước có tiềm lực kinh tế, khoa học như Mỹ, Nhật và các nước EU cũng không thể tự mình giải quyết có hiệu quả nhiều vấn đề đã và đang tiếp tục nảy sinh trong lĩnh vực khoa học – công nghệ và vốn mà phải hợp tác với nhau, trong đó có hợp tác đầu tư trực tiếp nước ngoài là một loài hình hợp tác có hiệu quả để giải quyết các vấn đề trên. Dệt may và Da giày là hai ngành công nghiệp nhẹ đóng vai trò chủ đạo trong toàn ngành công nghiệp nhẹ của Việt Nam hiện nay, nó tạo ra được khối lượng công việc lớn cho công nhân, hàng năm tạo ra lượng thu nhập khá lớn thông qua việc xuất khẩu. Nhưng công nghệ hoạt động trong hai ngành này hiện nay là lạc hậu so với các đối thủ cạnh tranh, vì vậy sẽ gặp khó khăn trong việc sản xuất những sản phẩm chất lượng cao, có giá trị xuất khẩu, do đó, cần có sự đổi mới công nghệ,nhưng với nội lực của toàn ngành thì việc này là hết sức khó khăn. Việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào hai ngành này sẽ giúp cho ngành có khả năng thay đổi công nghệ và đủ khả năng cạnh tranh với các đối thủ quốc tế. Việc tạo môi trường tốt nhằm thu hút đầu tư nước ngoài là một việc hết sức cấp thiết như: Những biện pháp bảo đảm cho nhà đầu tư nước ngoài an tâm, bao gồm quyền sở hữu đối với vốn đầu tư và các quyền lợi khác của nhà đầu tư, tạo những điều kiẹn thuận lợi và định những thủ tục pháp lý dễ dàng cho các tổ chức cá nhân đầu tư vào Việt Nam, bảo đảm vốn và tài sản của họ không bị trưng dụng, trưng thu bằng biện pháp hàn chính, xí nghiệp không bị quốc hữu hoá. Những biện pháp khuyến khích như: định các loại thuế hợp lý, sao cho tổng khoản thuế mà họ phải trả ở Việt Nam thấp hoặc không cao hơn so với đầu tư vào nước láng giềng, đó là các mức thuế lợi tức, thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài, thuế xuất khẩu, thuế tài nguyên thuế, doanh nghiệp… Tuy nhiên trong quá trình tiếp nhận vốn đầu tư nước ngoài chúng ta cũng cần lưu ý một số điều: Việc lợi dụng những yếu kém trong việc quản lý của các nhà đầu tư đối với các nước nhận đầu tư. Lợi dụng sự yếu kém, thiếu kinh nghiệm trong việc quản lý và trong pháp luật của nước chủ nhà, tình trạng chốn thuế, gian lận, vi phạm những quy định về bảo vệ môi trường sinh thái và những lợi ích khác của nước chủ nhà thường xảy ra. Chuyển giao công nghệ còn nhiều hạn chế và tiêu cực không thực hiện đúng quy định như :chuyển giao nhỏ giọt, từng phần, công nghệ lạc hậu.. giá cả cao hơn so với mặt bằng quốc tế. Trong số các nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng có trường hợp vào để hoạt động tình báo gây rối trật tự , an ninh, chính trị. Tài liệu tham khảo Các chính sách và giải pháp để thúc đẩy xuất khẩu ngành giày dép Việt Nam Phan Kỳ Vũ Tình hình ngành công nghiệp da giày và vấn đề nguyên phụ liệu cho ngành Thạc sĩ Phùng Ngọc Bảo Ngành dệt may Việt Nam trên trường hội nhập quốc tế Hồng Phối Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành dệt may Việt Nam TS Lưu Ngọc Trinh, Nguyễn Ngọc Mạnh (Những vấn đề Kinh Tế Thế Giới Số 6(68) 2000) Tổng quan tình hình FDI trên thế giới gần đây theo UNCTAD –Võ Hải Minh (Những vấn đề Kinh Tế Thế Giới Số 6(68) 2000) Đầu tư trực tiếp nước ngoài Da Giày Việt Nam TS Lưu Ngọc Trinh, Nguyễn Ngọc Mạnh (Những vấn đề Kinh Tế Thế Giới Số 6(68) 2000) Tạp chí ngoại thương các số năm 1999 và 2000 Tạp chí Thương Mại các số năm 1999 và 2000 Tạp chí Kinh Tế và Phát Triển các số năm 1999 và 2000 Các số liệu của bộ Kế Hoạch và đầu Tư Báo Đầu Tư năm 1999 và 2000

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docC0225.doc
Tài liệu liên quan