Cục Thú y đã tổ chức và phối hợp tổ chức
được 17 lớp tập huấn cho trên 828 cán bộ thú y
thuộc các tỉnh. Nội dung: (1) Quy định phòng,
chống dịch bệnh thủy sản; (2) Ghi chép thông
tin và kỹ năng quản lý, xử lý số liệu và viết báo
cáo; (3) Các bệnh trên tôm và cá tra; (4) Giám
sát dịch bệnh thủy sản; (5) Bồi dưỡng kiến thức,
kỹ năng về đặc điểm dịch tễ, bệnh lý và phương
pháp chẩn đoán một số bệnh trên tôm, cá tra,
ngao và nhuyễn thể 2 mảnh vỏ
10 trang |
Chia sẻ: huongthu9 | Lượt xem: 432 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tình hình dịch bệnh động vật, thủy sản và công tác phòng chống dịch bệnh trong năm 2015, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
91
KHOA HỌC KỸ THUẬT THÚ Y TẬP XXIII SỐ 2 - 2016
TÌNH HÌNH DÒCH BEÄNH ÑOÄNG VAÄT, THUÛY SAÛN VAØ COÂNG TAÙC PHOØNG
CHOÁNG DÒCH BEÄNH TRONG NAÊM 2015
(Trích thông tin báo cáo tổng kết năm từ Cục Thú y)
I. CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG
DỊCH BỆNH ĐỘNG VẬT TRÊN
CẠN
1.1. Tình hình dịch bệnh gia súc, gia cầm
a) Bệnh cúm gia cầm (CGC)
* Tình hình dịch CGC trên thế giới
Năm 2015, dịch cúm gia cầm H5N1 đã xảy
ra tại 23 quốc gia và vùng lãnh thổ gồm: Bhutan,
Bungaria, Burkina Faso, Campuchia, Canada,
Trung Quốc, Bờ Biển Ngà, Pháp, Ghana, Ấn
Độ, Iran, Israel, Kazakhstan, Libya, Miến Điện,
Niger, Nigeria, Palestine, Romania, Nga, Thổ
Nhĩ Kỳ, Mỹ và Việt Nam; dịch cúm H5N6
đã xảy ra tại Trung Quốc, Hồng Công (Trung
Quốc), Lào và Việt Nam.
Các chủng virus cúm gia cầm độc lực cao
gồm H5N2 gây ra các ổ dịch tại Canada, Trung
Quốc, Đài Loan (Trung Quốc), Pháp, Mỹ;
chủng H5N3 có tại Đài Loan (Trung Quốc);
chủng H5N8 có tại Canada, Đài Loan (Trung
Quốc), Đức, Hungary, Ý, Nhật Bản, Hàn Quốc,
Hà Lan, Nga, Thụy Điển, Anh và Mỹ; chủng
H5N9 có tại Pháp; chủng H7N3 có tại Mexico;
chủng H7N7 có tại Đức và Anh.
* Dịch cúm trên gia cầm tại Việt Nam
Cúm A/H5N1: Trong năm 2015, các ổ
dịch cúm gia cầm H5N1 đã xuất hiện tại 18
xã, phường của 17 huyện, thị xã thuộc 11 tỉnh,
thành phố (Cà Mau, Trà Vinh, Vĩnh Long, Sóc
Trăng, thành phố Cần Thơ, Đắk Lắk, Hà Tĩnh,
Kon Tum, Nghệ An, Ninh Thuận, Thanh Hóa).
Số gia cầm mắc bệnh là 14.138 con (gà 9.166
con, chiếm 64,83% tổng số mắc bệnh, vịt 4.922
con, chiếm 34,81% và ngan 50 con, chiếm
<1%); trong đó số tiêu hủy là hơn 16.128 con
(gà chiếm 66,34% trong tổng số tiêu hủy, vịt
chiếm 33,35% và ngan chiếm <1%).
So với năm 2014, diện dịch và mức độ dịch
gây ra do cúm A/H5N1 giảm nhiều (số xã có
dịch giảm gần 9 lần, số huyện có dịch giảm 5,5
lần, số tỉnh giảm 3 lần và số gia cầm chết và
buộc phải tiêu hủy giảm gần 13 lần).
Cúm A/H5N6: Trong năm 2015, các ổ
dịch cúm gia cầm H5N6 đã xuất hiện tại 201
xã, phường của 17 huyện, thị xã thuộc 11 tỉnh,
thành phố (Đắk Nông, Hà Nam, Lai Châu, Lào
Cai, Nam Định, Nghệ An, Quảng Ngãi, Quảng
Ninh, Sơn La, Thái Bình và Tuyên Quang). Số
gia cầm mắc bệnh là 28.753 con (gà 10.204 con,
chiếm 35,49% tổng số mắc bệnh, vịt 7.481 con,
chiếm 26,02%, ngan 1.005 con, chiếm 3,50%
và chim cút 10.063 con chiếm 35,00%); trong
đó số tiêu hủy là 28.924 con (gà chiếm 40,83%
trong tổng số chết, vịt chiếm 21,08%. ngan
chiếm 3,30% và chim cút chiếm 34,79%).
So với năm 2014, diện dịch và mức độ dịch
gây ra do cúm A/H5N6 tăng nhiều (số xã có
dịch tăng 3,5 lần, số huyện có dịch tăng gần 3
lần, số tỉnh tăng gần 2 lần và số gia cầm chết và
buộc phải tiêu hủy tăng 1,68 lần).
So với năm 2014, diện dịch và mức độ dịch
cúm gia cầm nói chung giảm nhiều (số ổ dịch
giảm hơn 4 lần, số tỉnh giảm 1,6 lần và số gia
cầm chết và buộc phải tiêu hủy giảm hơn 5 lần).
Hiện nay (theo số liệu cập nhật đến ngày
92
KHOA HỌC KỸ THUẬT THÚ Y TẬP XXIII SỐ 2 - 2016
15/12/2015), cả nước còn 4 ổ dịch cúm gia cầm
A/H5N6 xảy ra ở 4 tỉnh chưa qua 21 ngày, gồm:
(1) Nghệ An có 1 ổ dịch; (2) Lai Châu có 1 ổ
dịch; (3) Quảng Ninh có 1 ổ dịch; (4) Quảng
Nam có 1 ổ dịch.
* Bệnh cúm gia cầm trên người
Cúm A/H5N1:
- Trên thế giới: Theo thông báo của Tổ
chức Y tế thế giới (số liệu cập nhật đến ngày
14/12/2015) năm 2015, có 143 ca mắc cúm
H5N1 trên người, trong đó có 42 ca tử vong xảy
ra tại 3 nước: Trung Quốc (5 ca bệnh/1 ca tử
vong), Ai Cập (136 ca bệnh /39 ca tử vong) và
In-đô-nê-xia (2 ca bệnh /2 ca tử vong).
- Tại Việt Nam: Theo thông báo của Tổ
chức Thú y thế giới (số liệu cập nhật đến ngày
14/12/2015), năm 2015 không có ca người mắc
và tử vong do cúm gia cầm.
Cúm A/H7N9 tại Trung Quốc: Trong năm
2015, Trung Quốc đã có thêm 225 ca mắc cúm
A/H7N9 trên người, trong đó có 94 ca tử vong.
Như vậy từ tháng 3/2013 đến nay, bệnh cúm A/
H7N9 trên người đã liên tục xảy ra tại Trung
Quốc. Đến nay đã ghi nhận 683 ca bệnh (271 ca
tử vong) tại 17 tỉnh, thành phố, Đặc khu hành
chính Hồng Kông, Macao, Khu tự trị Ninh Hạ
và Tân Cương, vùng lãnh thổ Đài Loan và một
trường hợp khách du lịch Trung Quốc đến Ma-
lai-xi-a. Cho đến nay, virus cúm H7N9 mới chỉ
được phát hiện trên người và gia cầm ở Trung
Quốc.
* Một số đặc điểm dịch tễ của các ổ dịch
- Địa bàn: Các ổ dịch cúm gia cầm xuất hiện
rải rác, mỗi tỉnh chỉ xuất hiện 1-2 hộ có dịch,
dịch cúm gia cầm chỉ xảy ra ở những hộ nuôi gia
cầm nhỏ lẻ có quy mô từ vài trăm đến khoảng
hơn 1 nghìn con gia cầm. Các ổ dịch H5N6 chủ
yếu xảy ra ở khu vực phía Bắc và Bắc Trung bộ,
trong khi các ổ dịch H5N1 xảy ra chủ yếu ở khu
vực phía Nam. Như vậy, trong năm 2015, xuất
hiện xu hướng các ổ dịch cúm H5N1 tại khu vực
phía Bắc và miền Trung bị thay thế bởi các ổ
dịch cúm H5N6; do vậy, đây là một trong những
nguyên nhân làm cho số ổ dịch cúm H5N1 giảm
mạnh và H5N6 tăng hơn so với năm 2014.
- Thời gian: Các ổ dịch xuất hiện rải rác qua
các tháng, trung bình xuất hiện từ 1-3 ổ dịch/
tháng.
- Loài vật: Các ổ dịch xuất hiện chủ yếu trên
vịt (chiếm 49,96%), tiếp đến là gà (25,47%) và
chim cút (22,34%).
- Về virus: Từ đầu năm 2015 đến nay, có 2
chủng virus cúm gia cầm H5N1 và H5N6 lưu
hành tại Việt Nam, theo đó virus subtype H5N1
Bảng 1. So sánh tình hình dịch cúm H5N1 và H5N6 với cùng kỳ năm 2014
Nội dung so sánh Năm 2014 Năm 2015
H5N1
Số xã có dịch 158 18
Số huyện có dịch 93 17
Số tỉnh có dịch 33 11
Số gia cầm phải tiêu hủy (con) 212.600 16.128
H5N6
Số xã có dịch 6 201
Số huyện có dịch 6 17
Số tỉnh có dịch 6 11
Số gia cầm phải tiêu hủy (con) 17.188 28.924
93
KHOA HỌC KỸ THUẬT THÚ Y TẬP XXIII SỐ 2 - 2016
thuộc clade 2.3.2.1c và virus subtype H5N6
thuộc clade 2.3.4.4. Virus cúm H5N1 clade
2.3.2.1c không có sự tiến hóa nhiều, ngược lại
virus H5N6 clade 2.3.4.4 có sự đa dạng hóa về
di truyền, trong đó chủng virus H5N6 có quan
hệ gần gũi với chủng virus H5N6 của tỉnh Tứ
Xuyên, Trung Quốc (A/Sichuan/262201/2014/
H5N6) và chủng virus có quan hệ gần gũi với
chủng virus gây bệnh trên gia cầm ở Lào phát
hiện vào tháng 3/2014.
- Về vacxin: vacxin H5N1 Re-6 sử dụng để
phòng bệnh do virus cúm H5N1 nhánh 2.3.2.1
gây ra. Vacxin H5N1 Re-5 (Trung Quốc) và
Navet-Vifluvac (Công ty Navetco) có thể phòng
bệnh cúm gia cầm do virus H5N1 nhánh 1 và
virus H5N6 gây ra.
b) Bệnh lở mồm long móng gia súc (LMLM)
Từ đầu năm 2015 đến nay, cả nước đã xuất
hiện dịch LMLM tại 62 xã thuộc 36 huyện của
18 tỉnh/thành phố gồm Bắc Kạn, Bến Tre, Cao
Bằng, Bình Dương, Đắk Lắk, Đắk Nông, Hà
Tĩnh, Lào Cai, Nghệ An, Ninh Thuận, Phú Yên,
Quảng Nam, Quảng Trị, Sóc Trăng, Sơn La,
Tiền Giang, Yên Bái và thành phố Cần Thơ làm
3.632 con gia súc mắc bệnh, trong đó có: 2.273
con bò (chiếm 62,58%), 611 con trâu (chiếm
16,82%), 716 con lợn (chiếm 19,71%) và 32
con dê (chiếm <1%); Tổng số gia súc tiêu hủy
là 333 con (bao gồm 14 con bò, 8 con trâu, 310
con lợn và 1 con dê).
Bảng 2. So sánh tình hình dịch LMLM với cùng kỳ năm 2014
Nội dung so sánh Năm 2014 Năm 2015
Số xã có dịch 59 62
Số huyện có dịch 26 36
Số tỉnh có dịch 10 18
Số gia súc mắc bệnh 2.704 3.632
Số gia súc mắc bệnh chết,
tiêu hủy 135 333
Năm 2014, cả nước đã xuất hiện 59 ổ dịch
tại 59 xã thuộc 26 huyện, thị xã của 10 tỉnh gồm
Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Kạn, Sơn La, Nghệ
An, Hà Tĩnh, Quảng Trị, Phú Yên, Kon Tum và
Yên Bái làm 2.704 con gia súc mắc bệnh (gồm
1.397 con trâu, 1.152 con bò, 134 con lợn và 24
con dê); số gia súc chết và tiêu hủy là 135 con
(gồm 14 con trâu, 18 con bò, 79 con lợn và 24
con dê).
* Một số đặc điểm dịch tễ
- Địa bàn: trong năm 2015, dịch chủ yếu
xuất hiện tại các tỉnh miền núi phía Bắc gồm
Lai Châu, Lào Cai, Bắc Kạn, Cao Bằng và một
số tỉnh ở khu vực miền Trung và miền Nam.
- Thời gian: Dịch bắt đầu xuất hiện rải rác
qua các tháng.
- Loài vật: Dịch xuất hiện chủ yếu trên bò
(chiếm 62,58%), trên lợn (19,71%), trên trâu
(gần 16,82%) và một số ít ở dê (<1%).
- Virus: Trong tổng số 62 ổ dịch, có 21 ổ dịch
typ O (chiếm 33,87%) được báo cáo ở 11 tỉnh
gồm Cao Bằng, Bến Tre, Bình Dương, Đắk Lắk,
Lào Cai, Nghệ An, Ninh Thuận, Quảng Trị, Sóc
Trăng, Tiền Giang và Yên Bái ; có 12 ổ dịch typ
A (chiếm 19,35%) được báo cáo ở 4 tỉnh gồm
Bắc Kạn, Ninh Thuận, Phú Yên và Sơn La và 29
ổ dịch không xác định được typ virus gây bệnh
do địa phương không lấy được mẫu xét nghiệm
(chiếm 46,78%) (Bảng 6).
- Vacxin: Vacxin có chứa chủng virus LMLM
typ O339 (vacxin của hãng Merial) hoặc OTaw98
hoặc O
4625
có hiệu lực cao với chủng virus typ
O và vacxin chứa chủng virus LMLM typ A
94
KHOA HỌC KỸ THUẬT THÚ Y TẬP XXIII SỐ 2 - 2016
May97 có hiệu lực cao với chủng virus typ A
đang lưu hành thực địa hiện nay.
c) Bệnh lợn tai xanh
Từ tháng 7/2013 đến tháng 9/2015, cả nước
đã kiểm soát thành công dịch tai xanh. Tuy
nhiên, từ đầu tháng 10/2015 đến nay cả nước đã
xuất hiện 19 ổ dịch tai xanh tại 11 huyện của 6
tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Long An, Tiền Giang,
Sóc Trăng và Cần Thơ. Tổng số lợn mắc bệnh,
chết và tiêu hủy là 1.228 con.
Hiện nay, cả nước còn 1 ổ dịch tai xanh xảy
ra tại thành phố Cần Thơ chưa qua 21 ngày (tại
Cần Thơ chỉ có 26 lợn mắc bệnh và đã tiêu hủy
ngày 30/11/2015).
* Nguyên nhân
- Sau hơn 2 năm khống chế, từ tháng
10/2015, dịch tai xanh bắt đầu tái phát tại Việt
Nam tại các tỉnh Long An (chung biên giới với
Căm-pu-chia), Nghệ An, Hà Tĩnh (chung biên
giới với Lào), Tiền Giang và Sóc Trăng.
- Theo báo cáo của cơ quan thú y Căm-pu-
chia cho Tổ chức OIE thì dịch tai xanh phát sinh
từ giữa tháng 8/2015 tại 3 tỉnh của nước này,
trong đó có 2 tỉnh biên giới giáp với Việt Nam.
Như vậy, nhiều khả năng ổ dịch tai xanh tại Việt
Nam là do virus xâm nhập và gây bệnh thông
qua các hoạt động vận chuyển lợn, sản phẩm
của lợn qua khu vực biên giới Tây Nam.
- Tại một số nơi, công tác tiêm phòng vacxin
tai xanh cho đàn lợn không bảo đảm; công tác
tiêu độc, khử trùng để tiêu diệt virus trong môi
trường chăn nuôi, nơi giết mổ lợn không triệt
để; việc vận chuyển, giết mổ lợn theo hình thức
nhỏ lẻ vẫn phổ biến và không có sự kiểm soát
của thú y địa phương,... đã làm cho bệnh tai
xanh phát sinh và lây lan.
d) Bệnh dại
- Từ đầu năm 2015 đến nay đã có 28 tỉnh,
thành phố báo cáo có 135 trường hợp chó nghi
mắc bệnh dại (đã tiêu hủy), bao gồm: các tỉnh
Đồng bằng sông Hồng là Hà Nội, Vĩnh Phúc,
Quảng Ninh, Hà Nam, Ninh Bình; các tỉnh miền
núi và trung du: Hà Giang, Cao Bằng, Tuyên
Quang, Lào Cai, Yên Bái, Thái Nguyên, Lạng
Sơn, Bắc Giang, Phú Thọ, Lai Châu, Sơn La,
Hòa Bình; các tỉnh miền Trung và miền Nam
gồm: Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Nam, Quảng
Ngãi, Gia Lai, Lâm Đồng, Bình Phước, Long
An, Trà Vinh, Đồng Tháp, Kiên Giang. Trên
người, đã có 293.642 người bị chó cắn phải đi
điều trị dự phòng và đã có 69 người tử vong
tại 26 tỉnh, thành phố.
Hiện nay, theo số liệu báo cáo của các Chi
cục Thú y, cả nước hiện có khoảng 8,5 triệu
con chó, phân bố chủ yếu ở các tỉnh khu vực
miền Bắc (chiếm 47,58%), miền Nam (chiếm
25,19%), miền Trung (chiếm 20,45%), Tây
Nguyên (chiếm 6,78%).
Tỷ lệ tiêm phòng bệnh dại cho chó thấp
(thường chỉ đạt khoảng 40% mỗi năm). Theo
dõi tình hình cho thấy bệnh dại vẫn có xu hướng
xảy ra nhiều hơn ở các tỉnh miển núi và trung du
phía Bắc. Các ca tử vong ở các tỉnh Đồng bằng
sông Hồng chiếm 16,41% (11 ca), các tỉnh miền
núi phía Bắc và Trung du chiếm 38,81% (26 ca),
miền Trung và Tây Nguyên chiếm 38,81% (26
ca), miền Nam chiếm 5,97% (4 ca).
đ) Các loại dịch bệnh khác trên gia súc, gia
cầm
- Trâu bò: Phổ biến vẫn là bệnh tụ huyết
trùng trâu bò với 26 tỉnh, thành phố có báo cáo
ca bệnh, số trâu bò mắc bệnh là 7.278 con, số
chết và tiêu hủy là 307 con. Một vài tỉnh có các
ca bệnh tiên mao trùng và ung khí thán. Bệnh
nhiệt thán xảy ra tại Hà Giang vào tháng 8/2015
làm 2 gia súc mắc bệnh.
- Lợn: Trong năm 2015, bệnh dịch tả lợn
xảy ra tại 15 tỉnh làm 1.798 con lợn mắc bệnh,
số lợn chết tiêu hủy là 659 con. Bệnh tụ huyết
trùng xuất hiện ở 25 tỉnh, thành làm 47.585 con
mắc bệnh, số chết xử lý là 4.383 con. Bệnh phó
thương hàn lợn xảy ra tại 24 tỉnh, thành phố làm
55.802 con mắc bệnh, số chết xử lý là 5.687
con. Ngoài ra một số bệnh thông thường khác
như: đóng dấu lợn, xoắn khuẩn, suyễn, E. coli
cũng vẫn rải rác xảy ra làm chết, tiêu hủy gần
95
KHOA HỌC KỸ THUẬT THÚ Y TẬP XXIII SỐ 2 - 2016
9.000 con. So với cùng kỳ năm 2014, số ổ dịch
và số lợn mắc bệnh đã giảm.
- Gia cầm: Phổ biến vẫn là bệnh tụ huyết
trùng xảy ra tại 17 tỉnh làm 166.310 con gia cầm
mắc bệnh, chết và tiêu hủy 40.795 con. Bệnh
Niu-cát-xơn xảy ra tại 15 tỉnh làm 170.279 con
gia cầm mắc bệnh, chết và tiêu hủy trên 79.335
con. Bệnh Gumboro xảy ra tại 9 tỉnh làm gần
247.286 con gà mắc bệnh, tiêu hủy hơn 86.0201
con. Bệnh dịch tả vịt xảy ra tại 6 tỉnh làm 48.107
con vịt mắc bệnh, số vịt chết tiêu hủy là hơn
14.187 con. Một số bệnh khác như CRD, viêm
gan vịt cũng lác đác xảy ra làm trên 60 ngàn con
gia cầm mắc bệnh, số chết và xử lý là khoảng 5
ngàn con. So với cùng kỳ năm 2014, diện dịch
giảm hơn tuy nhiên số gia cầm mắc bệnh, chết
và tiêu hủy cao hơn.
- Chó: Trong năm 2015, bệnh Ca-rê xảy ra
ở 10 tỉnh làm 7.626 con chó mắc bệnh, số chết
là 2.706 con chó. So với cùng kỳ năm 2014 có
giảm nhẹ về số chó mắc bệnh, chết.
1.2. Công tác chỉ đạo phòng chống dịch
- Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch
cúm gia cầm duy trì họp giao ban định kỳ.
- Tổ chức Hội nghị tham vấn xây dựng
chương trình quốc gia phòng, chống bệnh
LMLM giai đoạn 2016-2020.
- Tổ chức Hội nghị lấy ý kiến xây dựng
khung chương trình phòng chống bệnh dại giai
đoạn 2016-2020.
- Tổ chức Hội nghị triển khai Đề án thí điểm
xây dựng vùng, cơ sở ATDB đối với lợn tại Nam
Định, Thái Bình; đối với gà tại các tỉnh Đông
Nam bộ (Đồng Nai, Bình Dương, Tây Ninh, Bà
Rịa-Vũng Tàu và Bình Phước).
- Phát động và tổ chức triển khai 2 đợt
“Tháng vệ sinh, tiêu độc, khử trùng khẩn cấp
để phòng, chống dịch cúm gia cầm” trong năm
2015.
- Tiếp tục triển khai Chương trình giám sát
cúm gia cầm H5N1, H5N6 trên các chợ buôn
bán gia cầm sống, giám sát cúm H7N9, thực
hiện truyền thông cúm H7N9 tại các chợ, giám
sát H7N9, đánh giá hiệu lực các loại vacxin cúm
gia cầm với các chủng virus cúm đang lưu hành
ở trong nước, giải trình tự virus cúm gia cầm,
kinh phí do FAO tài trợ.
- Tổ chức diễn tập điều phối công tác ứng
phó dịch cúm A/H7N9 tại Hà Nội và Lạng Sơn.
- Tổ chức hội nghị mạng lưới Phòng dịch tễ -
Phòng thí nghiệm để rà soát các hoạt động giám
sát dịch bệnh, và chuẩn bị cho kế hoạch giám sát
chương trình EPT2 trong năm 2016.
- Thực hiện nội dung Chương trình quốc
gia khống chế bệnh dại năm 2015 và tổng kết
Chương trình trong 5 năm từ 2011 đến 2015.
Phối hợp với Cục Y tế dự phòng thuộc Bộ Y tế
tham mưu lãnh đạo 2 Bộ Nông nghiệp và PTNT
và Bộ Y tế trình Thủ tướng chính phủ cho phép
xây dựng Chương trình quốc gia khống chế
bệnh dại chung của 2 ngành Y tế - Nông nghiệp
giai đoạn 2016-2020.
- Phối hợp với ngành Y tế tổ chức điều tra
dịch tễ các ổ dịch bệnh dại, cúm gia cầm; tổ
chức các lớp tập huấn liên ngành tại Cao Bằng,
Hà Giang, Lai Châu, Lào Cai, Nam Định, Thanh
Hóa, Nghệ An, Bình Định.
- Kiểm soát buôn bán, vận chuyển, kinh
doanh gia cầm, sản phẩm gia cầm trái phép qua
biên giới.
- Thường xuyên thành lập các đoàn công tác
đi kiểm tra trực tiếp công tác phòng chống dịch
tại tuyến cơ sở, chủ động phát hiện những tồn
tại, bất cập để chấn chỉnh, khắc phục kịp thời.
- Thường xuyên đánh giá hiệu lực vacxin
và xây dựng bản đồ dịch tễ, công khai khu vực
lưu hành các chủng virus cúm, hiệu lực các
loại vacxin sử dụng để tiêm phòng, để các địa
phương tổ chức phòng chống dịch có hiệu quả.
- Phối hợp với các địa phương triển khai
Đề án thí điểm xây dựng vùng, cơ sở ATDB
hướng tới xuất khẩu đối với lợn tại Nam Định,
Thái Bình và đối với gà tại 5 tỉnh Đông Nam
bộ (Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai, Tây
96
KHOA HỌC KỸ THUẬT THÚ Y TẬP XXIII SỐ 2 - 2016
Ninh, Bà Rịa-Vũng Tàu).
- Hợp tác với các tổ chức quốc tế (FAO,
OIE, WHO, USAID, USCDC,...) triển khai các
chương trình giám sát chủ động sự lưu hành
và biến đổi của virus cúm gia cầm (A/H5N1,
H7N9) tại chợ buôn bán gia cầm sống, gia cầm
nhập lậu, virus cúm lợn trên lợn,
II. CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG
DỊCH BỆNH THỦY SẢN
2.1. Tình hình dịch bệnh trên tôm năm 2015
Trong năm 2015 (tính từ ngày 1/1 –
12/12/2015), tổng diện tích nuôi trồng thủy sản
của các tỉnh bị thiệt hại là 56.253 ha, tăng 4,87%
so với cùng kỳ năm 2014 (có tổng diện tích
bị thiệt hại là 53.640 ha); ngoài ra có khoảng
31.500 lồng, bè, vèo nuôi các loại thủy sản bị
thiệt hại:
- Tổng diện tích nuôi tôm nước lợ bị thiệt
hại là 52.020 ha (tăng 2,26% so với cùng kỳ
năm 2014 có tổng diện tích bị thiệt hại là 50.870
ha); chiếm 7,68% tổng diện tích nuôi tôm của
cả nước (số liệu diện tích thả nuôi do Tổng
cục Thủy sản cập nhật và cung cấp đến ngày
201/8/2015 là 677.459 ha). Trong đó:
+ Diện tích nuôi thâm canh, bán thâm canh
bị thiệt hại là 27.361 ha, còn lại 24.660 ha là
diện tích nuôi quảng canh, quảng canh cải tiến
và tôm lúa.
+ Tổng diện tích nuôi tôm bị bệnh là 15.800
ha (giảm 49,17% so với cùng kỳ năm 2014 có
tổng diện tích bị bệnh là 30.114 ha); không xác
định nguyên nhân 4.963 ha và do biến đổi môi
trường, thời tiết là 31.258 ha, cụ thể như sau:
a) Bệnh đốm trắng
Bảng 3. Dịch bệnh đốm trắng trên tôm nuôi qua các năm
Các thông số so sánh
Thời gian so sánh
Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015
Số tỉnh có dịch 28 23 23
Số huyện có dịch 94 73 78
Số xã có dịch 281 259 254
Tổng diện tích bị bệnh (ha) 12.265 23.850 5.237
Tổng diện tích thả nuôi (ha)* 664.783 680.870 677.459
Tỷ lệ (%) diện tích nuôi bị bệnh 1,84 3,50 0,77
Ghi chú: (*) Số liệu do Tổng cục Thủy sản tổng hợp và cung cấp.
- Trong năm 2015, dịch bệnh đốm trắng xảy
ra tại 254 xã, 78 huyện, thị xã thuộc 23 tỉnh,
thành phố, gồm: Hải Phòng, Thái Bình, Nghệ
An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa
Thiên - Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình
Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, TP.
Hồ Chí Minh, Bà Rịa – Vũng Tàu, Long An,
Tiền Giang, Bến Tre, Kiên Giang, Trà Vinh, Sóc
Trăng, Bạc Liêu và Cà Mau.
b) Bệnh hoại tử gan tụy cấp
Trong năm 2015, dịch bệnh hoại tử gan tụy
cấp xảy ra tại 290 xã, 76 huyện, thị xã thuộc 22
tỉnh, thành phố, gồm: Hải Phòng, Nam Định,
Quảng Ninh, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình,
Quảng Trị, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Phú Yên,
Khánh Hòa, Ninh Thuận, TP. Hồ Chí Minh, Bà
Rịa – Vũng Tàu, Long An, Tiền Giang, Bến Tre,
Kiên Giang, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu và
Cà Mau.
Tổng diện tích bị bệnh hoại tử gan tụy cấp là
9.284 ha, chiếm 1,37% tổng diện tích thả nuôi
của các tỉnh có báo cáo số liệu cho Tổng cục
Thủy sản. Trong đó:
97
KHOA HỌC KỸ THUẬT THÚ Y TẬP XXIII SỐ 2 - 2016
+ Diện tích nuôi tôm sú bị bệnh là 5.077 ha;
tôm thẻ bị bệnh là 4.207 ha. Tôm bệnh có độ
tuổi từ 5-150 ngày sau thả.
+ Diện tích nuôi thâm canh và bán thâm canh
(8.987 ha), còn lại 297 ha quảng canh, quảng
canh cải tiến.
+ Tỉnh Sóc Trăng có diện tích bị bệnh lớn
nhất (chiếm 35,35% tổng diện tích bị bệnh của
cả nước), sau đó đến Trà Vinh và các địa phương
khác. Quảng Ninh là địa phương đã công bố
dịch trên địa bàn thành phố Móng Cái theo
Quyết định số 1505/QĐ-UBND ngày 1/6/2015
của UBND tỉnh Quảng Ninh.
- So với năm 2014, phạm vi có dịch bệnh
(số xã) tăng 23% và diện tích có dịch bệnh tăng
68,5%.
Bảng 4. Dịch bệnh hoại tử gan tụy cấp trên tôm nuôi qua các năm
Các thông số so sánh
Thời gian so sánh
Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015
Số tỉnh có dịch 18 22 22
Số huyện có dịch 58 63 76
Số xã có dịch 194 237 292
Tổng diện tích bị bệnh (ha) 5.804 5.509 9.284
Tổng diện tích thả nuôi (ha)* 664.783 680.870 677.459
Tỷ lệ (%) diện tích nuôi bị bệnh 0,87 0,81 1,37
Ghi chú: (*) Số liệu do Tổng cục Thủy sản tổng hợp và cung cấp.
c) Bệnh vi bào tử trùng
- Cả năm 2015 chỉ có tỉnh Bình Thuận báo
cáo 3,15 ha tôm nuôi bị bệnh vi bào tử trùng
(gây chậm lớn ở tôm). Lý do số liệu báo cáo
ít vì đây là bệnh mới, chưa có trong danh mục
phải báo cáo dịch bệnh, nhiều địa phương chưa
lấy mẫu xét nghiệm bệnh này, một số phòng thí
nghiệm chưa có quy trình cơ sở xét nghiệm phát
hiện mầm bệnh vi bào tử trùng (EHP).
d) Các bệnh khác
- Đỏ thân: 2.243 ha tôm nuôi bị bệnh tại
các tỉnh Nghệ An (1,2 ha), Khánh Hòa (2,4 ha),
Bình Thuận (5,6 ha), Trà Vinh (40,4 ha), Sóc
Trăng (622,3 ha), Bạc Liêu (262,5 ha) và Cà
Mau (1.308,8 ha quảng canh, quảng canh cải
tiến).
- Đục thân: 3,6 ha tôm nuôi quảng canh tại
Khánh Hòa bị đục thân.
- Bệnh phân trắng: 428 ha tôm thẻ và tôm
sú nuôi bị bệnh tại: Nghệ An (11,63 ha), Khánh
Hòa (31 ha), Bình Thuận (10 ha), Bến Tre (4,26
ha), Trà Vinh (63,95 ha), Sóc Trăng (1,9 ha),
Bạc Liêu (285,7 ha) và Kiên Giang (20 ha).
- Đường ruột: 142 ha tôm nuôi bị đường
ruột tại: Khánh Hòa (4 ha) và Trà Vinh (138 ha).
- Hoại tử dưới vỏ và cơ quan tạo máu
(IHHN): 42 ha tôm nuôi bị bệnh tại: Hải Phòng
(0,8 ha), Thừa Thiên - Huế (1 ha), TP. Hồ Chí
Minh (0,7 ha), Bến Tre (37,82 ha) và Sóc Trăng
(1,35 ha) .
- Đầu vàng: 16 ha tôm nuôi bị bệnh vàng
tại: Quảng Trị (1,42 ha), Thừa Thiên - Huế (0,87
ha), Sóc Trăng (3 ha) và Bạc Liêu (11 ha).
- Bệnh còi do MBV: Kiên Giang có 52,64 ha
tôm nuôi quảng canh bị bệnh.
- Vi bào tử trùng: 3,15 ha tôm nuôi tại Bình
Thuận bị bệnh.
- Do môi trường, thời tiết: 31.258 ha bị
thiệt hại do biến đổi môi trường và thời tiết.
98
KHOA HỌC KỸ THUẬT THÚ Y TẬP XXIII SỐ 2 - 2016
Cụ thể: Nam Định (19,26 ha), Hà Tĩnh (7,85
ha), Quảng Ngãi (5,57 ha), Bình Định (37,53
ha), Phú Yên (11 ha), Khánh Hòa (50,7 ha),
Bình Thuận (7 ha), Long An (87,24 ha), Tiền
Giang (1,15 ha), Trà Vinh (171,9 ha), Sóc Trăng
(8.055,63 ha), Bạc Liêu (2.622,8 ha), Kiên Gi-
ang (10.953,56 ha – quảng canh và tôm lúa) và
Cà Mau (9.226,44 ha, gồm 9.2018,19 ha quảng
canh, quảng canh cải tiến).
- Chưa xác định nguyên nhân: 4.963 ha
nuôi tôm bị thiệt hại nhưng địa phương không
lấy mẫu để xác định nguyên nhân, cụ thể: Thái
Bình (0,45 ha), Nghệ An (260,39 ha), Hà Tĩnh
(2,2 ha), Quảng Trị (5 ha), Thừa Thiên - Huế
(19,87 ha), Long An ( 644,69 ha), Sóc Trăng
(904,95 ha) và Cà Mau (3.125,5 ha trong đó
2.867,35 ha quảng canh, quảng canh cải tiến).
2.2. Bệnh trên cá tra
Trong năm 2015 bệnh trên cá tra xảy ra tại
89 xã của 24 huyện tại 4 tỉnh: Đồng Tháp, An
Giang, Vĩnh Long và Hậu Giang với tổng diện
tích bị thiệt hại là 542 ha, cụ thể:
- Gan thận mủ: 77,18 ha bị bệnh tại An
Giang (69,5 ha); Đồng Tháp (4,48 ha), Hậu Gi-
ang (0,1 ha) và Vĩnh Long (3,1 ha).
- Ký sinh trùng: 130,35 ha bị bệnh tại Đồng
Tháp (129,41 ha) và Hậu Giang (0,94 ha).
- Đỏ mang: 0,1 ha tại Đồng Tháp.
- Lở loét: 0,02 ha tại Đồng Tháp.
- Lồi mắt: 0,2 ha tại Hậu Giang.
- Trắng gan, trắng mang: 3,73 ha tại An
Giang (3,7 ha) và Hậu Giang (0,3 ha).
- Xuất huyết: 337,69 ha, trong đó An Giang
23,42 ha, Đồng Tháp 127,56 ha; Hậu Giang
1,38 ha và Vĩnh Long 5,33 ha.
Bảng 5. Tổng hợp tình hình thiệt hại trên cá tra trong năm 2015
Các thông số so sánh
Thời gian so sánh
Năm 2014 Năm 2015
Số tỉnh có dịch 5 4
Số huyện có dịch 25 24
Số xã có dịch* 95 89
Tổng diện tích thiệt hại (ha)** 1.513 542
Ghi chú:
* Năm 2014, ở An Giang công tác báo cáo không đến cấp xã, do vậy số lượng xã bị dịch bệnh
2014 thấp, không thể so sánh được với 2015 một cách chính xác;
** Có một số diện tích nuôi bị từ 2 bệnh/nguyên nhân trở lên, do vậy có sự sai khác giữa tổng
diện tích bị bệnh theo từng nguyên nhân với tổng diện tích thiệt hại thực tế.
Nhận định: So với cùng kỳ năm 2014, bệnh
xảy ra ở phạm vi hẹp hơn và diện tích bị bệnh
chỉ bằng 35,82%.
2.3. Tình hình dịch bệnh trên nghêu
Trong năm 2015, tổng số có 3.409 ha diện
tích nuôi nghêu/ngao bị thiệt hại tại 22 xã thuộc
10 huyện của 6 tỉnh: Thái Bình (168,9 ha),
Nghệ An (320,47 ha), Hà Tĩnh (67,6 ha), Bà Rịa
- Vũng Tàu (38 ha), Tiền Giang (1.609,42 ha)
và Bến Tre (1.205 ha). Nguyên nhân chủ yếu là
do môi trường bị ô nhiễm, cùng với những biến
động bất lợi của môi trường làm nghêu, ngao
yếu và chết, tạo điều kiện thuận lợi cho ký sinh
trùng Perkinsus sp. và các vi khuẩn gây bệnh
kế phát.
99
KHOA HỌC KỸ THUẬT THÚ Y TẬP XXIII SỐ 2 - 2016
2.4. Bệnh trên một số loài thủy sản khác
- Tôm hùm: Tính từ đầu năm đến nay, có
khoảng hơn 6.759 con tôm hùm bị bệnh, các
bệnh chủ yếu là đen mang, sữa và đỏ thân.
- Hàu: Theo báo cáo của Cơ quan Thú y
vùng VI, cuối tháng 5, tại Bà Rịa - Vũng Tàu
xuất hiện hàu chết (14 lồng nuôi). Cơ quan Thú
y vùng VI đã phối hợp cùng Chi cục Thú y và
Chi cục Thủy sản Bà Rịa - Vũng Tàu tổ chức
điều tra ổ dịch. Kết quả xét nghiệm mẫu cho
thấy: (1) Có 4/5 mẫu xét nghiệm cho kết quả
dương tính với các loại vi khuẩn khác nhau
và nhận định đây không phải là nguyên nhân
chính gây ra hiện tượng hàu chết; (2) Lượng
phốt pho và clorua vượt ngưỡng thông thường,
môi trường không thuận lợi (nắng nóng kéo dài,
dòng chảy không đều,....) có thể là nguyên nhân
gây chết hàu.
- Cua: 44,6 ha nuôi cua tại Khánh Hòa bị
thiệt hại do biến đổi môi trường và thời tiết và
không rõ nguyên nhân.
- Ốc hương: tại Khánh Hòa, 75,42 ha nuôi
ốc hương bị thiệt hại do hiện tượng sưng vòi, đơ
mày, bệnh đường ruột và do môi trường.
- Cá điêu hồng: 5,46 ha và 538 bè, vèo cá
nuôi tại tỉnh Đồng Tháp có biểu hiện lồi mắt,
thối mang, xuất huyết và nhiễm bệnh ký sinh
trùng.
- Cá lóc: tại An Giang (23,47 ha và 3 bè),
Đồng Tháp (79,63 ha) và 2400 con tại Hậu
Giang bị bệnh xuất huyết, ký sinh trùng.
- Cá rô phi: 302 vèo nuôi bị bệnh xuất huyết
tại An Giang và 9,42 ha nuôi tại Hải Phòng,
Hưng Yên và Hậu Giang bị đốm đỏ, vi khuẩn
Streptococcus và môi trường.
Ngoài ra, một số đối tượng nuôi khác như:
ếch, tôm càng xanh, cá bớp, cá dìa, cá sặc rằn,
cá trê, cá thát lát,... bị bệnh nhưng diện tích
không đáng kể.
2.5. Tổ chức thực hiện công tác phòng, chống
dịch bệnh thủy sản
a) Công tác xây dựng văn bản quy phạm
pháp luật và văn bản chỉ đạo
Cục Thú y đã chủ động tổ chức hướng dẫn,
kiểm tra, đôn đốc các địa phương trong công tác
phòng, chống dịch bệnh; trên cơ sở đó đã báo
cáo và trình Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn ban hành hoặc trực tiếp ban hành nhiều văn
bản chỉ đạo về phòng, chống dịch bệnh; đồng
thời đề xuất các nội dung cơ bản để đưa vào
Luật thú y năm 2015.
b) Thống nhất hệ thống tổ chức: Tính đến
ngày 10/12/2015, cả nước chỉ còn 5 địa phương
(Hà Nội, Hải Dương, Khánh Hòa, Bình Thuận
và Trà Vinh) chưa hoàn toàn chuyển giao nhiệm
vụ thú y thủy sản sang Chi cục Thú y theo
tinh thần Chỉ thị số 9270/CT-BNN-TY ngày
17/11/2014 và Chỉ thị số 66201/CT-BNN-TY
ngày 14/8/2015 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn.
c) Kế hoạch phòng chống dịch bệnh: Năm
2015, cả nước có 48 tỉnh, thành phố xây dựng
và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt kế hoạch
phòng, chống dịch bệnh năm 2015. Trong đó,
34/48 tỉnh, thành được bố trí tổng kinh phí trên
54 tỷ đồng; 14 tỉnh, thành có kế hoạch nhưng
không bố trí kinh phí thực hiện. So với năm
2014 (chỉ có 35 tỉnh, thành phố có kế hoạch với
tổng kinh phí trên 25,2 tỷ đồng), số địa phương
có kế hoạch tăng 13 tỉnh và lượng kinh phí dành
cho phòng, chống dịch bệnh thủy sản cũng tăng
hơn 2 lần.
d) Tổ chức kiểm tra, hỗ trợ triển khai
phòng chống dịch bệnh thủy sản tại các địa
phương trọng điểm về nuôi trồng thủy sản:
Bến Tre, Tiền Giang, Đồng Tháp, An Giang,
Vĩnh Long, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu,
Kiên Giang và Cà Mau. Trong quá trình kiểm
tra, Cục Thú y đã phát hiện nhiều tồn tại, bất cập
trong công tác phòng chống dịch bệnh thủy sản
(như thống kê diện tích nuôi, diện tích bệnh, báo
cáo, khai báo, lấy mẫu, xét nghiệm, chẩn đoán
bệnh, quản lý kiểm dịch thủy sản giống, thuốc
thú y,); các Đoàn công tác đã góp ý, hướng
dẫn các địa phương để có giải pháp khắc phục
những tồn tại, bất cập.
100
KHOA HỌC KỸ THUẬT THÚ Y TẬP XXIII SỐ 2 - 2016
2.6. Triển khai các chương trình giám sát chủ
động
a) Giám sát dịch bệnh trên tôm nuôi nước
lợ
Được sự đồng ý của Bộ NN&PTNT, Cục
Thú y đã sử dụng gần 10 tỷ đồng để phối hợp
với các địa phương tổ chức triển khai giám sát
chủ động đối với bệnh đốm trắng, hoại tử gan
tụy trên tôm nuôi nước lợ tại các tỉnh: Quảng
Ninh, Nam Định, Hà Tĩnh, Ninh Thuận, Bình
Thuận, Bến Tre, Sóc Trăng (Công văn số 1846/
TY-TS của Cục Thú y ngày 17/10/2014 và Công
văn số 381/TY-TS ngày 6/3/2015).
Tổng số đã lấy 8.907 mẫu tôm, mẫu nước,
mẫu bùn, mẫu giáp xác, mẫu thức ăn tại 169
cơ sở nuôi tôm thương phẩm (5.764 mẫu) tại 5
tỉnh (gồm có: Quảng Ninh, Nam Định, Hà Tĩnh,
Bến Tre và Sóc Trăng) và 60 cơ sở sản xuất tôm
giống (3.143 mẫu) tại 2 tỉnh (Ninh Thuận và
Bình Thuận). Kết quả xét nghiệm phát hiện:
* Tại các cơ sở sản xuất tôm giống:
- Tổng số có 41/60 (68%) cơ sở dương tính
với bệnh hoại tử gan tụy; trong đó 27/30 (90%)
số cơ sở tại Ninh Thuận dương tính và 14/30
(47%) số cơ sở tại Bình Thuận dương tính.
- 141/3.143 (4,9%) mẫu nhiễm mầm bệnh
Vibrio parahaemolyticus; đây là nguồn làm
phát tán, lây lan mầm bệnh đi nhiều địa phương,
nhưng trước đây chưa được khẳng định bằng số
liệu giám sát; không có mẫu nào dương tính với
mầm bệnh đốm trắng.
* Tại các cơ sở nuôi tôm thương phẩm:
309/4.456 (6,93%) mẫu của 91/169 (53,84%) cơ
sở dương tính với hoại tử gan tụy cấp; 12/1166
(1,3%) mẫu của 11/137 (8,3%) cơ sở dương tính
với bệnh đốm trắng.
* Giám sát lưu hành bệnh vi bào tử trùng:
Cục Thú y đã chỉ đạo Cơ quan Thú y vùng VI tổ
chức lấy mẫu và xét nghiệm xác định tác nhân
gây bệnh vi bào tử (bệnh làm tôm chậm lớn) tại
Ninh Thuận, Bình Thuận và Bến Tre. Kết quả
cụ thể:
- Tại Ninh Thuận: Khảo sát 12 cơ sở giống
(đợt 19) và 12 mẫu tôm post, phát hiện 3 cơ sở
với 3 mẫu dương tính với EHP, chiếm tỷ lệ 25%.
- Tại Bình Thuận: Khảo sát 18 cơ sở giống
(đợt 19 và 20) và xét nghiệm 31 mẫu tôm giống,
phát hiện 3 mẫu của 3 cơ sở dương tính với
EHP, chiếm tỷ lệ 16,7%.
- Bến Tre: Đã phát hiện vi bào tử trùng trong
11/30 hộ nuôi tôm thương phẩm, chiếm tỷ lệ
36,7%. Trong đó, xã An Đức phát hiện 4/10 hộ,
chiếm tỷ lệ 40%, thị trấn Bình Đại phát hiện
5/10 hộ chiếm tỷ lệ 50% và xã Mỹ An phát hiện
2/10 hộ, chiếm tỷ lệ 20%.
b) Giám sát dịch bệnh trên cá tra phục vụ
xuất khẩu
- Tổng số 120 cơ sở (bao gồm 30 cơ sở sản
xuất cá tra giống và 90 cơ sở nuôi cá tra thương
phẩm) tại 3 tỉnh sẽ được lấy mẫu giám sát liên
tục trong vòng 5 tháng với tần suất 2 tuần/lần.
- Mẫu cá, mẫu nước và mẫu bùn sẽ được
xét nghiệm phát hiện bệnh gan thận mủ, bệnh
xuất huyết; đồng thời phân lập vi khuẩn và làm
kháng sinh đồ để đánh giá và hướng dẫn sử
dụng kháng sinh.
- Thời gian thực hiện từ tháng 11/2015 –
5/2016. Dự kiến trong tháng 6-7/2016 sẽ họp
tổng kết báo cáo kết quả giám sát. Tổng kinh phí
giám sát khoảng 5 tỷ đồng.
2.7. Về công tác đào tạo, tập huấn nâng cao
năng lực chuyên môn thú y thủy sản
Cục Thú y đã tổ chức và phối hợp tổ chức
được 17 lớp tập huấn cho trên 828 cán bộ thú y
thuộc các tỉnh. Nội dung: (1) Quy định phòng,
chống dịch bệnh thủy sản; (2) Ghi chép thông
tin và kỹ năng quản lý, xử lý số liệu và viết báo
cáo; (3) Các bệnh trên tôm và cá tra; (4) Giám
sát dịch bệnh thủy sản; (5) Bồi dưỡng kiến thức,
kỹ năng về đặc điểm dịch tễ, bệnh lý và phương
pháp chẩn đoán một số bệnh trên tôm, cá tra,
ngao và nhuyễn thể 2 mảnh vỏ./.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tinh_hinh_dich_benh_dong_vat_thuy_san_va_cong_tac_phong_chon.pdf