Tình hình dịch hại lúa tại Yên Châu, Sơn la năm 2006 Và 2007
Đặt Vấn Đề
Yên Châu là một huyện miền núi của tỉnh Sơn La, nằm trên quốc lộ 6 cách Hà Nội 260km về phía tây bắc, diện tích đất trồng lúa ít (2138 ha) trong đó chỉ có 50% diện tích có thể trồng được 2 vụ lúa, trong khi đó diện tích trồng ngô lớn hơn rất nhiều (8861 ha) [1]. Do thiếu đất trồng lúa nên nông dân thường có tập quán cấy dày và bón nhiều phân với mong muốn đạt được năng suất cao bù đắp lại phần thiếu hụt về diện tích. Tuy nhiên, cùng với đầu tư thâm canh cao thì dịch hại lúa cũng thường gây hại nặng.
Bài báo này trình bày kết quả nghiên cứu về tình hình dịch hại lúa tại Yên Châu, Sơn La trong vụ Xuân và vụ Mùa năm 2006-2007 trên ruộng canh tác theo tập quán của nông dân (FP) và ruộng canh tác theo quy trình ICM. Đây là một phần nội dung nghiên cứu trong khuôn khổ đề tài nghị định thư với Đức thực hiện trong thời gian 2006-2008.
Điều tra xác định thành phần và diễn biến số lượng của những loài dịch hại lúa chính được tiến hành tại xã Viêng Lán trong vụ xuân và vụ mùa năm 2006 - 2007 theo phương pháp của Cục BVTV, giám định tên sâu bệnh tại bộ môn Côn trùng và Bệnh cây, Trường Đại học nông nghiệp Hà Nội (ĐHNNHN).
Thí nghiệm so sánh ICM và sản xuất theo tập quán của Nông dân được tiến hành tại bản Nà Và & bản Nà Lêm thuộc xã Viêng Lán, Yên Châu, Sơn La trong 2 vụ năm 2007.
Sản xuất lúa theo quy trình ICM: bón 300 kg phân chuồng; 10,8 kg super lân; 9 kg urê; 5,4 kg KCl. Giống lúa trồng phổ biến của Yên Châu là Tẻ 64. Mật độ cấy 45 khóm/m2 và cấy 5 dảnh/khóm.
ĐỀ TÀI: Tình hình dịch hại lúa tại Yên Châu, Sơn la năm 2006 Và 2007
Ruộng sản xuất theo tập quán của Nông dân (FP): bón 350 kg phân chuồng; 10,8 kg super lân, 12 kg urê; 8kg KCl, 15 kg NPK. Giống lúa Tẻ 64. Mật độ cấy 86 khóm/m2 với 6 dảnh/khóm.
Xác định hiệu lực phòng trừ rầy lưng trắng: bố trí theo kiểu RCB với 5 loại thuốc thử nghiệm và đối chứng, 3 lần nhắc lại, diện tích ô thí nghiệm 15 m2, điều tra mật độ rầy trước phun thuốc 1 ngày và sau phun 3, 5, 7 ngày. Chỉ tiêu theo dõi: Mức độ phổ biến của các loài dịch hại, mật độ và tỷ lệ hại một số loài dịch hại chính và hiệu lực của thuốc trừ rầy.
6 trang |
Chia sẻ: banmai | Lượt xem: 1968 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tình hình dịch hại lúa tại Yên Châu, Sơn la năm 2006 Và 2007, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tình hình dịch hại lúa tại Yên Châu, Sơn la năm 2006 Và 2007
Studies on pests status of rice
Nguyễn Thị Kim Oanh
Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội
Abstract
The study on pest status of rice, ICM and Farmer’s rice field was conducted at Yenchau district, SonLa province.
The list of pests attacking on the rice was 27 species, in which 19 species were insect pests, 6 diseases, 1 weed species and 1 phisiological disease. The most important pests were Cnaphalocrocis medinalis Guenee, Sogatella furcifera (Horvath), Pachydiplosis oryzae Wood-Mason and Helminthosporium oryzae Br. et Haan.
In 2 rice crops, the whiteback planthopper S. furcifera was key pest and in spring season its density and damage was higher than in summer. The phisiological disease was higher in the spring.
The density of key pests in ICM field was always lower than in control (FP). For instance, density of Cnaphalocrocis medinalis Guenee at pick of FP was 6.8 larva/m2 and in ICM (4.4 con/m2). Number of hill infested by Pachydiplosis oryzae Wood-Mason in FP was 25.2 hills/m2 but in ICM, the infested hills is 16.4/m2.
Among 5 insecticides tested, the highest efficacy was Actara 25WG (89.6%), then Superista 25EC, Conphai 10WP, Bassa 50EC and Regent 800WG (68.7%).
I. Đặt Vấn Đề
Yên Châu là một huyện miền núi của tỉnh Sơn La, nằm trên quốc lộ 6 cách Hà Nội 260km về phía tây bắc, diện tích đất trồng lúa ít (2138 ha) trong đó chỉ có 50% diện tích có thể trồng được 2 vụ lúa, trong khi đó diện tích trồng ngô lớn hơn rất nhiều (8861 ha) [1]. Do thiếu đất trồng lúa nên nông dân thường có tập quán cấy dày và bón nhiều phân với mong muốn đạt được năng suất cao bù đắp lại phần thiếu hụt về diện tích. Tuy nhiên, cùng với đầu tư thâm canh cao thì dịch hại lúa cũng thường gây hại nặng. Bài báo này trình bày kết quả nghiên cứu về tình hình dịch hại lúa tại Yên Châu, Sơn La trong vụ Xuân và vụ Mùa năm 2006-2007 trên ruộng canh tác theo tập quán của nông dân (FP) và ruộng canh tác theo quy trình ICM. Đây là một phần nội dung nghiên cứu trong khuôn khổ đề tài nghị định thư với Đức thực hiện trong thời gian 2006-2008.
II. Phương pháp nghiên cứu
Điều tra xác định thành phần và diễn biến số lượng của những loài dịch hại lúa chính được tiến hành tại xã Viêng Lán trong vụ xuân và vụ mùa năm 2006 - 2007 theo phương pháp của Cục BVTV, giám định tên sâu bệnh tại bộ môn Côn trùng và Bệnh cây, Trường Đại học nông nghiệp Hà Nội (ĐHNNHN).
Thí nghiệm so sánh ICM và sản xuất theo tập quán của Nông dân được tiến hành tại bản Nà Và & bản Nà Lêm thuộc xã Viêng Lán, Yên Châu, Sơn La trong 2 vụ năm 2007.
Sản xuất lúa theo quy trình ICM: bón 300 kg phân chuồng; 10,8 kg super lân; 9 kg urê; 5,4 kg KCl. Giống lúa trồng phổ biến của Yên Châu là Tẻ 64. Mật độ cấy 45 khóm/m2 và cấy 5 dảnh/khóm.
Ruộng sản xuất theo tập quán của Nông dân (FP): bón 350 kg phân chuồng; 10,8 kg super lân, 12 kg urê; 8kg KCl, 15 kg NPK. Giống lúa Tẻ 64. Mật độ cấy 86 khóm/m2 với 6 dảnh/khóm.
Xác định hiệu lực phòng trừ rầy lưng trắng: bố trí theo kiểu RCB với 5 loại thuốc thử nghiệm và đối chứng, 3 lần nhắc lại, diện tích ô thí nghiệm 15 m2, điều tra mật độ rầy trước phun thuốc 1 ngày và sau phun 3, 5, 7 ngày.
Chỉ tiêu theo dõi: Mức độ phổ biến của các loài dịch hại, mật độ và tỷ lệ hại một số loài dịch hại chính và hiệu lực của thuốc trừ rầy.
III. Kết quả nghiên cứu
và thảo Luận
3.1. Thành phần dịch hại lúa
Cây lúa ở Yên Châu chủ yếu được cấy trên ruộng bậc thang, phụ thuộc vào nước trời. Mùa mưa bắt đầu từ cuối tháng 3 cho tới cuối tháng 9, vì vậy sâu bệnh hại cũng tăng mạnh và gây hại nặng vào thời gian này.
Điều tra trên lúa vụ xuân và vụ mùa năm 2006-2007 tại bản Nà Và & bản Nà Nờm (xó Viờng Lỏn) đã ghi nhận được 27 loài dịch hại, trong đó có 19 loài sâu hại (thuộc 6 bộ, 12 họ), 7 loại bệnh (6 bệnh truyền nhiễm, 1 bệnh sinh lý) và cỏ lồng vực. Sự gây hại của chúng có sự khác nhau giữa 2 vụ lúa Xuân và Mùa (bảng 1).
Theo dõi trong 2 năm cho thấy vụ Xuân thường hạn (tổng lượng mưa trong các tháng 3, 4, 5 tương ứng là 29,6; 108,9; 155,3 mm). Bệnh nghẹt rễ nặng ở thời kỳ lúa bén rễ hồi xanh, bệnh tiêm lửa nặng ở thời kỳ lúa đẻ nhánh làm đòng trỗ bông. Vào tháng 4 nắng nóng xen kẽ mưa cây lúa ôm đòng trỗ bông, rầy lưng trắng và cuốn lá nhỏ xuất hiện và gây hại nặng, cỏ lồng vực cũng phát triển mạnh trên các ruộng thiếu nước.
Trong vụ mùa có tổng lượng mưa cao hơn vụ xuân (lượng mưa trong các tháng 8, 9, 10 tương ứng là 1670, 1594, 1720 mm). Ruộng bậc thang thoát nước rất nhanh nên vào vụ mùa cây lúa ở giai đoạn trỗ, ngậm sữa thường bị hạn. Dịch hại chính trong vụ này là rầy lưng trắng (RLT), cuốn lá nhỏ (CLN), cuối vụ bệnh tiêm lửa xuất hiện nhưng gây hại nhẹ hơn vụ xuân, cỏ lồng vực phát triển tương đối mạnh.
Bảng 1. Thành phần dịch hại lúa tại xã Viêng Lán, Yên Châu, Sơn La năm 2006-2007
TT
Tên Việt Nam
Tên La Tinh
Mức độ phổ biến
Vụ Xuân
Vụ mùa
1
Sâu cuốn lá nhỏ
Cnaphalocrocis medinalis Guenee
++
+++
2
Đục thân 2 chấm
Tryporyza incertulas (Walk.)
+
++
3
Sâu cuốn lá lớn
Parnara guttata Bremer et Grey
+
+
4
Sâu cuốn lá lớn
Parnara mathias Fabricius
+
+
5
Sâu cắn gié
Mythimna separata Walk.
-
++
6
Sâu đo xanh
Naranga aenescens Moore
-
+
7
Sâu sừng sừng
Melanitis leda Linnaeus
++
+
8
Sâu róm lúa
Psalis securis Hubner
-
+
9
Sâu năn
Orseolia oryzae (Wood-Mason)
+
++
10
Ruồi đục nõn
Hydrellia philippina Ferino
++
+
11
Bọ xít xanh vai nhọn
Rhynchocoris humeralis Thunberg
+
++
12
Bọ xít xanh
Nezara viridula (L.)
+
++
13
Bọ xít đen
Scotinophora lurida Burm.
+
+
14
Bọ xít dài
Leptocorisa varicornis Fabr.
++
++
15
Rầy lưng trắng
Sogatella furcifera (Horvath)
+++
+++
16
Rầy nâu
Nilaparvata lugens Stal.
+
+
17
Rầy xanh đuôi đen
Nephotettix virescens Distant
+
+
18
Châu chấu
Oxya chinensis Thunberg
+++
+++
19
Bọ trĩ
Phloeothrips oryzae Matsunura
+
+
20
Bệnh tiêm lửa
Helminthosporium oryzae Br. et Haan
+++
++
21
Đốm sọc vi khuẩn
Xanthomonas oryzicola Fang.
-
+
22
Bệnh đạo ôn
Pyricularia oryzae
+
-
23
Bệnh đốm nâu
Curvularia sp.
+
+
24
Bệnh hoa cúc
Ustilaginoidea virens Taka
+
+
25
Bệnh lem lép hạt
Pseudomonas glumae Kurita.
+
++
26
Bệnh nghẹt rễ
Bệnh sinh lý
+++
++
27
Cỏ lồng vực
Echinochloa sp.
+++
+++
Ghi chú: - : Không xuất hiện; +: ít phổ biến (tần suất xuất hiện<20%)
++: Phổ biến (tần suất xuất hiện 20-50%);
+++: Rất phổ biến (tần suất xuất hiện>50%)
3.2. Tình hình phát sinh của dịch hại chính trên lúa tại Yên Châu, Sơn La năm 2006-2007
Theo dõi trong 2 năm cho thấy, mật độ rầy lưng trắng ở vụ xuân cao hơn vụ mùa. Mật độ đỉnh cao vào ngày 27/4/2006 là 2175 con/m2 và ngày 30/3/2007 là 2175 con/m2. Chỉ tiêu này trong vụ mùa vào ngày 7/8/2006 là 471 con/m2 và ngày 7/8/2007 là 1197con/m2. Năm 2007 thời tiết ấm sớm hơn, nên cao điểm mật độ RLT xuất hiện sớm hơn vào đầu tháng 4; năm 2006 cao điểm mật độ lại xảy ra vào đầu tháng 5 (hình 1).
Hình1. Diễn biến mật độ của rầy lưng trắng hại lúa tại Viêng Lán, Yên Châu
Ngược lại, mật độ sâu cuốn lá nhỏ trong vụ mùa (đỉnh cao ngày 4/9/2006 là 4,8 c/m2 và ngày 9/10/2007 là 6,8c/m2) cao hơn vụ xuân (đỉnh cao ngày 27/4/06 là 4,7 c/m2 và ngày 27/4/07 là 4,2c/m2) (hình 2). Theo quy định của Cục BVTV thì mật độ này chỉ thuộc diện nhiễm nhẹ, trong khi đó cả nước có 207.777 ha lúa bị nhiễm SCLN nặng.
Hỡnh 2. Diễn biến mật độ của sõu cuốn lỏ nhỏ
hại lúa tại Viêng Lán, Yờn Chõu
3.3. Tình hình phát sinh của dịch hại chính trên ruộng lúa sản xuất theo quy trình ICM và theo tập quán của nông dân (FP)
Ruộng lúa ICM và ruộng lúa FP khác nhau về lượng đạm bón và mật độ cấy. Cây lúa trong ruộng ICM cứng cáp hơn, độ thông thoáng trong tán lúa hợp lý hơn ruộng sản xuất theo tập quán của nông dân (FP). Đây là điều kiện thuận lợi cho rầy lưng trắng ở cả hai vụ lúa trên ruộng FP đều có mật độ cao hơn ruộng ICM. Trong vụ Xuân, mật độ rầy lưng trắng ở ruộng ICM và ruộng FP tương ứng là 1527 và 2175,4 con/m2 (ngày 30/3). Trong vụ mùa, ngày 7/8 trên ruộng ICM có mật độ rầy lưng trắng là 512 con/m2 và ruộng FP là 1197con/m2 (hình 3).
Hình 3. Diễn biến mật độ rầy lưng trắng trên ruộng ICM và FP tại Viêng Lán năm 2007
Sâu năn được xác định là dịch hại chủ yếu trong vụ mùa 2007 tại Yên châu. Ruộng ICM đã dùng biện pháp túm ngọn mạ và rũ bỏ những dảnh bị năn hại trước khi cấy nên số dảnh bị hại thấp hơn so với ruộng FP. Ngày 14/8/2007 có số dảnh bị hại cao nhất, trên ruộng ICM đạt là 16,4 trong khi đó ở ruộng FP là 25,2 (hình 4).
Hình 4. Diễn biến số dảnh bị sâu năn hại trên ruộng FP và ICM vụ mùa 2007
3.4. Hiệu quả của một số loại thuốc trừ rầy lưng trắng
Đánh giá hiệu lực trừ rầy lưng trắng của 5 loại thuốc tại bản Nà Và (Yên Châu) thực hiện vào ngày 30/3/2007 khi lúa ở giai đoạn đẻ nhánh rộ và rầy non chủ yếu đang ở tuổi 2. Kết quả được trình bày tại bảng 2.
Bảng 2. Hiệu lực trừ rầy lưng trắng của thuốc hóa học tại Viêng Lán (vụ Xuân, 2007)
TT
Tên thuốc
Liều lượng
(lít, kg/ha)
Hiệu lực của thuốc sau xử lý (%)
3 ngày
5 ngày
7 ngày
1
Actara 25WG
50g
89,1a
90,4a
89,6a
2
Superista 25EC
1,5 lít
81,6b
83,7b
80,9b
3
Conphai 10WP
0,6kg
80,5b
82,1b
81,5b
4
Bassa 50EC
2,0 lít
79,8b
82,2b
81,8b
5
Regent 800WG
0,5 kg
68,3c
69,6c
68,7c
Sau phun thuốc 3 ngày mật độ rầy ở các công thức thí nghiệm đều giảm đáng kể và sau 7 ngày mật độ rầy giảm rõ rệt. Trong 5 loại thuốc thí nghiệm, hiệu lực trừ rầy cao nhất là Actara 25WG (89,6%), kế đến là thuốc Superista 25EC, Conphai 10WP, Bassa 50EC hiệu lực trừ rầy đều đạt ở mức khá cao (80,9- 81,8%). Hiệu lực trừ rầy kém nhất là Regent 800WG chỉ đạt 68,7%.
IV. Kết luận
Qua 2 năm theo dõi trên cánh đồng lúa tại Viêng Lán Yên Châu, Sơn La, đã ghi nhận được 27 loài dịch hại, gồm 19 loài sâu hại và 7 loại bệnh hại.
Vụ Xuân bệnh nghẹt rễ nặng ở thời kỳ lúa bén rễ hồi xanh, bệnh tiêm lửa nặng ở thời kỳ lúa đẻ nhánh làm đòng trỗ bông. Đến tháng 4 khi cây lúa làm đòng trỗ bông, rầy lưng trắng và sâu cuốn lá nhỏ xuất hiện và gây hại nặng, cỏ lồng vực phát triển mạnh trên các ruộng thiếu nước. Vụ mùa ở giai đoạn lúa trỗ, ngậm sữa rầy lưng trắng, cuốn lá nhỏ là những dịch hại chính, cuối vụ, bệnh tiêm lửa xuất hiện nhưng gây hại nhẹ hơn vụ xuân, cỏ lồng vực phát triển tương đối mạnh.
Cây lúa trong ruộng ICM cứng cáp hơn, độ thông thoáng trong tán lúa hợp lý hơn ruộng sản xuất theo tập quán của nông dân (FP). Mật độ rầy lưng trắng ở cả hai vụ lúa trên ruộng FP đều cao hơn ruộng ICM. Ruộng ICM do đã dùng biện pháp túm ngọn mạ, rũ bỏ những dảnh bị sâu năn hại trước khi cấy nên số dảnh bị hại (16,4 dảnh/m2) thấp hơn ở ruộng FP (25,2 dảnh/m2).
Sau 7 ngày phun, hiệu lực trừ rầy lưng trắng cao nhất là Actara 25WG (86,9%); thuốc Superista 25EC, Conphai 10WP, Bassa 50EC có hiệu lực ở mức khá cao (80,9-81,8%). Regent 800WG có hiệu lực thấp nhất (68,7%).
Tài liệu tham khảo
1. Cục BVTV. 1991. Hướng dẫn phòng trừ tổng hợp sâu bệnh hại lúa. Tài liệu kỹ thuật chuyên ngành.
2. Cục Bảo vệ thực vật. 2003. Quyết định số 82/QĐ BNN ngày 4/9/2003. Phương pháp điều tra phát hiện sâu bệnh hại cây trồng.
3. Cục BVTV. 2005. Báo cáo kết quả thực hiện chương trình 3 giảm, 3 tăng tại các tỉnh phía Bắc.
4. Phòng thống kê huyện Yên Châu. 2005. Thống kê diện tích đất nông nghiệp 2005.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Tình hình dịch hại lúa tại Yên Châu.doc