Tình hình đo kiểm hơi khí độc trong môi trường lao động tại các cơ sở sản xuất/kinh doanh, tỉnh Bình Dương, năm 2007‐2012

Các hóa chất được các đơn vị đo kiểm từ năm 2007‐2012 là 29 loại, những ngành nghề như gỗ, giày da, in ấn, cơ khí là những đơn vị thường xuyên đo kiểm nồng độ hóa chất phát sinh tại nơi làm việc. Tỷ lệ mẫu đo kiểm vượt tiêu chuẩn vệ sinh lao động qua các năm của benzen, methanol là rất cao (trên 80%), tương tự MEK, aceton, hơi chì có tỷ lệ vượt tiêu chuẩn cũng rất cao qua các năm (trên 50% các mẫu đo kiểm). Mẫu đo kiểm vượt tiêu chuẩn của toluen, xylen, butyl acetat, ethyl acetat cũng còn khá cao trên 20%. CO2 cũng là chất có số mẫu đo kiểm vượt tiêu chuẩn rất cao trên 50% và những tỷ lệ mẫu vượt tiêu chuẩn không phụ thuộc vào vị trí sản xuất kinh doanh. Do đó, các đơn vị chức năng cần tăng cường năng lực đo kiểm các loại hơi khí độc, chú trọng đánh giá ảnh hưởng nghề nghiệp của hóa chất lên sức khỏe của các ngành như gỗ, giày da. Trong đó chú trọng khám phát hiện nhiễm độc benzen, xylen, toluen, formandehyd, chì nghề nghiệp. Đẩy mạnh nghiên cứu những tác hại nghề nghiệp của các hóa chất như MEK, aceton, butyl acetat, ethyl acetat, CO2, Cyclohexanol, methanol nhằm bổ sung những chứng cứ trong đánh giá tác hại nghề nghiệp của hóa chất. Bộ Y tế cần cập nhật các tiêu chuẩn về hơi khí độc định kỳ để các cơ quan chuyên môn có cơ sở đánh giá điều kiện làm việc.

pdf7 trang | Chia sẻ: huongthu9 | Lượt xem: 554 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tình hình đo kiểm hơi khí độc trong môi trường lao động tại các cơ sở sản xuất/kinh doanh, tỉnh Bình Dương, năm 2007‐2012, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014  Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y Tế Công Cộng  507 TÌNH HÌNH ĐO KIỂM HƠI KHÍ ĐỘC TRONG MÔI TRƯỜNG   LAO ĐỘNG TẠI CÁC CƠ SỞ SẢN XUẤT/KINH DOANH,   TỈNH BÌNH DƯƠNG, NĂM 2007‐2012  Nguyễn Văn Chinh*, Hồ Hoàng Vân*  TÓM TẮT  Đặt vấn đề: Tỷ lệ mẫu đo hơi khí độc vượt tiêu chuẩn tại các cơ sở sản xuất/kinh doanh ở Bình Dương vẫn  khá cao, đồng thời các báo cáo có được vẫn chưa phân tích được mức độ sử dụng của từng loại hóa chất ở các lĩnh  vực khác nhau.  Mục tiêu: Xác định tỷ lệ vượt tiêu chuẩn vệ sinh lao động của từng loại hóa chất theo những ngành nghề,  địa điểm của các cơ sở sản xuất/kinh doanh có đo kiểm môi trường lao động tại Bình Dương từ 2007‐2012.  Phương pháp: Hồi cứu số liệu từ các cơ sở sản xuất/kinh doanh đo kiểm môi trường lao động tại Trung tâm  Sức khỏe lao động môi trường Bình Dương từ năm 2007 đến năm 2012.  Kết quả: Các mẫu hơi khí độc đo kiểm nhiều nhất tại Thuận An. Giày da, gỗ và dệt may có số mẫu hơi khí  độc đo kiểm chiếm tỷ lệ cao nhất (trên 10%) và càng có nhiều ngành nghề đo kiểm hơi khí độc. Tuy vậy, số loại  hóa chất được đo kiểm đến năm 2012 chỉ 29 loại: MEK, aceton, các đồng đẳng của benzen, ethyl acetat, butyl  acetat là những loại hóa chất có số lượng mẫu đo chiếm đa số. Tỷ lệ mẫu đo kiểm vượt tiêu chuẩn vệ sinh lao  động qua các năm của benzen, methanol là rất cao (trên 80%). Tương tự, MEK, aceton, hơi chì có tỷ lệ vượt tiêu  chuẩn cũng rất cao qua các năm (trên 50%). Mẫu đo kiểm vượt tiêu chuẩn của toluen, xylen, butyl acetat, ethyl  acetat khá cao (trên 20%). CO2 cũng là chất có số mẫu đo kiểm vượt tiêu chuẩn cao (trên 50%). Các loại hơi hóa  chất khác có số mẫu vượt tiêu chuẩn khá thấp. Hầu hết tỷ lệ vượt tiêu chuẩn các loại hóa chất khác biệt không có ý  nghĩa thống kê (p >0,05) ở những doanh nghiệp hoạt động sản xuất trong khu công nghiệp và ngoài khu công  nghiệp.   Kết luận: Các hóa chất trong môi trường lao động được các đơn vị đo kiểm từ năm 2007‐2012 là 29 loại. Tỷ  lệ mẫu đo kiểm vượt tiêu chuẩn vệ sinh lao động qua các năm của benzen, methanol là rất cao (trên 80%). Tương  tự MEK, aceton, hơi chì có tỷ lệ vượt tiêu chuẩn cũng rất cao qua các năm (trên 50% các mẫu đo kiểm).  Từ khóa: Hóa chất, hơi khí độc, môi trường lao động.  ABSTRACT  TOXIC AIR POLLUTANTS IN WORKING AND MANUFACTURING ENVIRONMENTS   AT BINH DUONG PROVINCE FROM 2007 TO 2012  Nguyen Van Chinh, Ho Hoang Van  * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 ‐ Supplement of No 6‐ 2014: 507 – 513  Background: Although a large number of air samplesin working and manufacturing environments has been  collected  annually  to monitor  toxic  air  pollutantsin  Binh  Duong  province,  the  data  have  not  been  fully  analyzed to provide useful evedences for improving occupational hygiene.  Objectives: Determine the proportion of toxic air pollutants and its distribution across occupations and  locations at Binh Duong province from 2007 to 2012.  Methods: Review all  records of  toxic air pollutants  collected  from working and manufacturing places  in  * Trung tâm sức khỏe lao động môi trường tỉnh Bình Dương  Tác giả liên lạc: Ths. Nguyễn Văn Chinh  ĐT: 0988341427  Email: vanchinhcc@yahoo.com  Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 508 Binh Duong by the Center of Occupatinal and Environmental Health of Binh Duong province  from 2007  to  2012.   Result: Majority of the air samples was collected at Thuan An district. Industries included leather, shoes,  wood and textiles accounted for the highest proportion with over10%. The number of industries included in toxic  air pollutant mornitoring has been increased annually. In 2012, among 29 air toxics were tested, MEK, acetone,  benzene’s peers, ethyl acetate, butyl acetatewere pollutants detected in majority of air samples. Percentages of air  samples polluted with benzene, methanol accounted for over 80% of air samples taken during the period of 2007‐ 2012. A half of air samples in the same period were polluted with MEK, acetone, andlead, and 20% of air samples  poluuted  with  toluene,  xylene,  butyl  acetate,  ethyl  acetate.  The  air  samples  contaminated  CO2  exceeded  occupational hygiene standard accounted for over 50% of total air samples. Other pollutants were found only in a  small proportion. Proportion of toxic air samples was not significanly different across industries and locations.  Conclusion: Among 29 pollutants considered since 2012, benzene and methanol were  the most common  pollutants, following by MEK, acetone and lead gas over the period from 2007 to 2012.  Keywords: Chemical, toxic gas, working environment.  ĐẶT VẤN ĐỀ  Hóa chất  là một  trong những nguyên nhân  quan  trọng ảnh hưởng  trực  tiếp và  lâu dài đến  sức khỏe người  lao  động. Trong  29 bệnh nghề  nghiệp được bảo hiểm thì tỷ lệ các bệnh có liên  quan đến hóa chất chiếm hơn 30%(2). Hiện tại, tỷ  lệ các mẫu hóa chất đo kiểm tại Trung tâm Sức  khỏe lao động môi trường Bình Dương vượt tiêu  chuẩn vẫn khá cao (năm 2012 khoảng 35%). Các  báo cáo có được vẫn chưa phân  tích được mức  độ sử dụng của từng loại hóa chất ở các lĩnh vực  khác nhau(5). Do đó, việc mô tả những danh mục  hóa chất thường sử dụng tại các đơn vị sử dụng  lao động là cần thiết trong đánh giá nguy cơ và  là  căn  cứ  để  xây  dựng  kế  hoạch  phòng  tránh  bệnh tật phát sinh do quá trình tiếp xúc hóa chất.  Do vậy nghiên cứu được tiến hành trên cơ sở kết  quả đo kiểm môi trường lao động được lưu trữ  tại  Trung  tâm  Sức  khỏe  lao  động môi  trường  Bình Dương từ năm 2007‐2012.   Mục tiêu nghiên cứu  Xác  định  tỷ  lệ  vượt  tiêu  chuẩn  vệ  sinh  lao  động của từng  loại hóa chất  theo những ngành  nghề,  địa  điểm  kinh  doanh  của  các  đơn  vị  sử  dụng lao động đo kiểm môi trường lao động từ  2007‐2012.  ĐỐI TƯỢNG ‐ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU  Hồi  cứu  số  liệu  từ  các  đơn vị  sử dụng  lao  động  đo  kiểm môi  trường  lao  động  tại  Trung  tâm Sức khỏe lao động môi trường Bình Dương  từ năm 2007 đến năm 2012. Tất cả những đơn vị  sử dụng lao động có đo kiểm bất kỳ một loại hóa  chất nào được chọn vào nghiên cứu. Trường hợp  mất hồ sơ lưu trữ không thể hiện giá trị hóa chất  bị  loại khỏi nghiên cứu. Đánh giá mẫu đo vượt  tiêu chuẩn dựa trên QĐ 3733/BYT năm 2002 của  Bộ Y tế.   Dữ liệu được nhập liệu trên Excell, phân tích  bằng Stata 10.0. Các biến số được mô tả theo tần  số và tỷ lệ.  KẾT QUẢ   Số mẫu  hơi  khí  độc  được  đo  kiểm  ở  các  huyện thị qua các năm  Bảng 1: Số lượng mẫu hơi khí độc được đo kiểm ở các  huyện thị từ năm 2007‐2012  Huyện thị Năm 2007 2008 2009 2010 2011 2012 Tần số (tỷ lệ %) Thủ Dầu Một 3 (1,3) 5 (1,8) 10 (3,3) 25 (7,2) 22 (5,3) 58 (11,7) Thuận An 102 (45,3) 133 (46,5) 139 (46,3) 156 (44,7) 169 (40,8) 102 (38,4) Dĩ An 48 (21,3) 68 (23,8) 56 (18,7) 60 (17,2) 73 (17,6) 53 (10,1) Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014  Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y Tế Công Cộng  509 Huyện thị Năm 2007 2008 2009 2010 2011 2012 Tần số (tỷ lệ %) Tân Uyên 32 (14,2) 50 (17,4) 64 (21,3) 61 (17,5) 73 (17,6) 72 (13,7) Bến Cát 40 (17,8) 30 (10,5) 31 (10,3) 47 (13,5) 77 (18,6) 108 (20,6) Dầu Tiếng 0 (0) 0 (0) 0 (0) 0 (0) 0 (0) 16 (3,1) Phú Giáo 0 (0) 0 (0) 0 (0) 0 (0) 0 (0) 16 (3,1) Trong  khoảng  thời  gian  từ  2007‐2012,  tỷ  lệ  mẫu hơi khí độc được đo kiểm nhiều nhất tại thị  xã  Thuận An  (chiếm  khoảng  45%  ở  các  năm),  trong  khi  đó  tại  thị  xã Dĩ An,  huyện Bến Cát,  huyện Tân Uyên  có  tỷ  lệ mẫu  hơi  khí  độc  đo  kiểm  là  tương đương nhau khoảng 17%. Trong  khoảng thời gian từ 2007‐2011, huyện Dầu Tiếng  và Phú Giáo  là hai khu vực có số mẫu hơi khí  độc  hầu  như  không  được  đo  kiểm,  đến  năm  2012 đã có một  tỷ  lệ mẫu hơi khí độc được đo  kiểm nhưng với tỷ lệ rất thấp (3%).  Ngành nghề đo kiểm hơi khí độc theo từng  năm  Biểu đồ 1: Tỷ lệ ngành nghề đo kiểm hơi khí độc từ  năm 2007‐2012  Ngành giày da, gỗ và dệt may là ba ngành có  số mẫu hơi khí độc đo kiểm chiếm tỷ lệ cao nhất  (trên 10% qua các năm) và tỷ lệ này có xu hướng  giảm  dần  qua  các  năm.  Trong  khi  đó,  ngành  gốm  sứ,  cơ khí,  thực phẩm, hóa  chất,  in  ấn,  ắc  quy, cao su, điện tử là những ngành có mẫu hơi  khí độc được đo kiểm  thấp qua các năm  (dưới  10%). Những ngành khác có số mẫu hơi khí độc  được đo kiểm có xu hướng tăng lên qua các năm  từ 2007‐2012.   Phân bố các chỉ tiêu trong mẫu đo hơi khí  độc theo từng năm  Bảng 2:Phân bố các chỉ tiêu trong mẫu đo hơi khí độc  Loại hóa chất Năm [Tần số (tỷ lệ %)] Tổng 2007 2008 2009 2010 2011 2012 Aceton 113 (31,0) 152 (20,9) 146 (25,8) 93 (14,4) 102 (13,8) 152 (17,0) 758 MEK 101 (27,7) 152 (20,9) 190 (33,6) 139 (21,5) 166 (22,4) 281 (31,4) 1029 Toluen 93 (25,5) 60 (8,3) 76 (13,4) 87 (13,4) 72 (9,7) 67 (7,5) 455 Xylen 31 (8,5) 30 (4,1) 40 (7,1) 83 (12,8) 87 (11,8) 100 (11,2) 371 Benzen 4 (1,1) 13 (1,8) 16 (2,8) 10 (1,5) 6 (0,8) 6 (0,7) 55 Butyl Acetat 9 (2,5) 19 (2,6) 11 (1,9) 87 (13,4) 76 (10,3) 63 (7,0) 265 Ethyl Acetat 12 (3,3) 29 (4,0) 46 (8,1) 60 (9,3) 106 (14,3) 67 (7,5) 320 Cyclohexa nol 2 (0,5) 20 (2,8) 9 (1,6) 33 (5,1) 26 (3,5) 20 (2,2) 110 Cyclohexa ne 2 (0,2) 2 CH3Cl 1 (0,1) 1 (0,1) 2 Hơi dầu 8 (1,1) 8 Methanol 2 (0,3) 7(0,9) 9 Formande hit 5(0,7) 6(1,1) 9 (1,4) 5(0,7) 25 CO2 9 (1,2) 14 (2,5) 33 (5,1) 42 (5,7) 74 (8,3) 172 CO 81 (11,2) 81 SO2 67 (8,8) 190,1) 68 NO2 64 (9,2) 2 (0,2) 66 H2SO4 7 (1,0) 2 (0,3) 7 (1,1) 14 (1,9) 15 (1,7) 45 Hcl 4 (0,6) 3 (0,5) 5 (0,7) 2 (0,2) 14 CH3COO H 2 (0,3) 6 (0,7) 8 CHOOH 1 (0,1) 1 (0,1) 19 2007 2008 2009 2010 2011 2012 Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 510 Loại hóa chất Năm [Tần số (tỷ lệ %)] Tổng 2007 2008 2009 2010 2011 2012 H2S 1 (0,1) 18 (2,0) 2 HCN 1 (0,1) 1 (0,1) 2 NaOH 1(0,1) 1 HF 1(0,1) 1 IPA 7(0,8) 7 Hơi Chì 6 6 (1,1) 2 (0,3) 20 (2,7) 4 (0,4) 38 Hơi Sn 1 (0,2) 19 (0,1) 2 Hơi Cr 3 (0,5) 1 (0,1) 4 Tổng 365 726 566 648 740 894 3939 MEK,  acetone,  các  đồng  đẳng  của  benzen,  ethyl acetat, butyl acetat  là những  loại hóa chất  có số lượng mẫu đo chiếm đa số trong các năm  từ 2007‐2012. Trong khi đó các mẫu hơi kim loại  nặng gây bệnh nghề nghiệp như Cr, Pb được đo  kiểm chiếm tỷ lệ rất thấp. Số chỉ tiêu hơi khí độc  được đo kiểm tăng lên theo từng năm, tuy nhiên  số lượng mẫu ở những chỉ tiêu này không đáng  kể. Cụ thể năm 2007 chỉ có 8 loại hóa chất được  đo kiểm, sau 6 năm số lượng này cũng chỉ tăng  lên 29 loại hóa chất được đo kiểm.  Tỷ lệ các loại hóa chất sử dụng theo những ngành nghề khác nhau  Bảng 3: Phân bố các chỉ tiêu được đo kiểm theo ngành nghề  Loại hóa chất Ngành nghề Ắc quy Cao su Cơ khí Dệt may Điện tử Giấy Đồ gỗ Thực phẩm Gốm sứ Hóa chất In ấn Khác Tần số (tỷ lệ%) Acetone 12(1,6) 28(3,6) 46(6,1) 2(0,3) 342 (45,1) 224 (29,6) 7(0.9) 8(1,1) 28(3,7) 28(3,7) 21(2,8) 40(5,3) MEK 6(0,6) 18(1,8) 27(2,6) 8(0,8) 7(0,7) 534 (51,9) 319 (3) 10(0,9) 26(2,5) 43(4,2) 31(3,0) 31(3,0) Toluen 16(3,5) 31(6,8) 2(0,4) 1(0,2) 31 (6,8) 253 (55,6) 7(1,5) 11(2,4) 40(8,8) 35(7,7) 28(6,2) Xylen 4(1,1) 1(0,3) 21(5,7) 5(1,4) 1(0,3) 10 (2,7) 199 (53,6) 10(2,7) 47(12,7) 48 (12,9) 25(6,7) Benzen 36 (65,5) 6(10,9) 10(18,2) 3(5,4) Butyl Acetate 1(0,4) 1(0,4) 10(3,8) 2(0,8) 21 (7,9) 177 (66,8) 5(1,9) 30(11,3) 7(2,6) 11(4,2) Ethyl Acetate 3(0,9) 3(0,9) 3(0,9) 162 (50,6) 100 (31,3) 3(0,9) 18(5,6) 23(7,2) 5(1,6) Cyclohexanol 5(4,5) 1(0,9) 1(0,9) 73(66,4) 5(4,5) 2(1,8) 20(18,2) 3(2,7) Cyclohexane 1(50) 1(5) CH3Cl 2(100) Hơi dầu 8(100) Methanol 9(100) Formandehit 23(92,0) 2(8,0) CO2 35(15,2) 45(19,6) 31(13,5) 47(20,4) 6(2,6) 22(9,7) 22(9,7) 22(9,7) CO 5(6,2) 13(16,1) 4(4,9) 56(69,1) 3(3,7) SO2 5(7,4) 12(17,6) 3(4,4) 45(66,2) 1(1,5) 2(2,9) NO2 4(6,1) 12(18,2) 3(4,5) 2(3,0) 43(65,2) 2(3,0) H2SO4 9(20) 2(4,4) 9(20,0) 1(2,2) 6(1,3) 3(6,7) 4(8,8) 1(2,2) 2(4,4) 8(17,8) Hcl 3(21,4) 3(21,4) 1(7,1) 2(14,2) 1(7,1) 4(28,6) CH3COOH 4(50) 2(25) 2(25) CHOOH 2(100) H2S 17(89,5) 1(5,3) 1(5,3) HCN 2(100) Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014  Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y Tế Công Cộng  511 Loại hóa chất Ngành nghề Ắc quy Cao su Cơ khí Dệt may Điện tử Giấy Đồ gỗ Thực phẩm Gốm sứ Hóa chất In ấn Khác Tần số (tỷ lệ%) NaOH 1(100) HF 1(100) IPA 3(42,9) 3(42,9) 1(14,3) Hơi Chì 32(84,2) 6(17,8) Hơi Sn 2(100) Hơi Cr 4(100) Các chỉ tiêu về hơi khí độc được đo kiểm ở  nhiều  ngành  nghề  khác nhau. Trong  đó MEK,  aceton, các đồng đẳng của benzen, ethyl acetat,  butyl acetat là những chỉ tiêu phổ biến được đo  kiểm ở ngành da giày, sản xuất đồ gỗ, sản xuất  hóa chất,  in ấn. Hơi chì được đo kiểm chủ yếu  trong  ngành  sản  xuất  ắc  quy  và  điện  tử,  CO2  cũng được đo kiểm phổ biến ở các ngành điện  tử, cao su và may mặc. Đặc biệt, benzen vẫn còn  sử dụng khá nhiều trong ngành thực phẩm, sản  xuất đồ gỗ, sản xuất hóa chất.   Tỷ lệ vượt tiêu chuẩn của từng loại hóa chất theo từng năm  Biểu đồ 2:Tỷ lệ mẫu vượt tiêu chuẩn của các loại hóa chất sử dụng từ 2007‐2012  Tỷ  lệ mẫu đo kiểm vượt  tiêu chuẩn vệ sinh  lao động qua các năm của benzen, methanol  là  rất cao  (trên 80%). Tương  tự, MEK, aceton, hơi  chì có tỷ lệ vượt tiêu chuẩn cũng rất cao qua các  năm (trên 50% các mẫu đo kiểm). Mẫu đo kiểm  vượt  tiêu chuẩn của  toluen, xylen, butyl acetat,  ethyl  acetat  cũng  còn  khá  cao  trên  20%.  CO2  cũng là chất có số mẫu đo kiểm vượt tiêu chuẩn  rất cao trên 50%. Các loại hơi hóa chất khác có số  mẫu vượt  tiêu chuẩn khá  thấp, một số hơi hóa  chất trong môi trường lao động như Cr, Sn, IPA,  NaOH, H2S, HCN, CHOOH, CH3COOH, HCl,  NO2,  SO2,  CH3Cl,  Cyclohexan  có  các  mẫu  đo  kiểm đều đạt tiêu chuẩn trong khoảng thời gian  từ 2007‐2012.  Tỷ lệ mẫu vượt tiêu chuẩn của từng chỉ tiêu  theo địa điểm đặt cơ sở   Bảng 4: Tỷ lệ mẫu vượt tiêu chuẩn của từng chỉ tiêu  theo địa điểm đặt cơ sở  Loại hóa chất Tỷ lệ mẫu vượt tiêu chuẩn [tần số (tỷ lệ %)] Giá trị p Ngoài khu côngnghiệp Trong khu công nghiệp Acetone 240 (61) 201 (55) 0,11 MEK 342 (71) 365 (67) 0,24 Toluen 52 (18) 43 (25) 0,10 Xylen 51 (24) 36 (22) 0,62 Benzen 27 (93) 24 (92) 0,91 Butyl Acetat 29 (19) 34 (29) 0,06 Ethyl Acetat 23 (15) 24 (15) 0,95 Cyclohexanol 22 (33) 4 (9) 0,003 Cyclohexan 0 (0) (0) 1 Methanol 2 (100) 7 (100) 1 Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 512 Loại hóa chất Tỷ lệ mẫu vượt tiêu chuẩn [tần số (tỷ lệ %)] Giá trị p Ngoài khu côngnghiệp Trong khu công nghiệp Formandehit 4 (22) 4 (57) 0,09 CO2 39 (38) 56 (44) 0,34 CO 2 (8) 0 (0) 0,09* SO2 0 (0) (0) 1 NO2 0 (0) (0) 1 H2SO4 2 (14) 1 (3) 0,17 HCl 0 (0) (0) 1 CH3COOH 0 (0) (0) 1 H2S 0 (0) (0) 1 Hơi chì 1 (17) 20 (63) 0,07* * Kiểm định chính xác Fisher  Hầu hết các loại hóa chất được đo kiểm có số  mẫu vượt tiêu chuẩn vệ sinh lao động cho phép  ở những doanh nghiệp hoạt động sản xuất trong  khu công nghiệp và ngoài khu công nghiệp khác  biệt không có ý nghĩa  thống kê  (p >0,05),  riêng  Cyclohexanol có tỷ lệ số mẫu vượt tiêu chuẩn ở  những doanh nghiệp hoạt động ngoài khu công  nghiệp  (33%)  cao  hơn  ở  những  doanh  nghiệp  hoạt  động  trong  khu  công  nghiệp  (9%)  và  sự  khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p <0,01).  BÀN LUẬN  Các khu công nghiệp  tập  trung chủ yếu  tại  Thuận An, Dĩ An, Bến Cát và Thủ Dầu Một. Do  đó, số mẫu hơi khí độc được đo kiểm cũng tập  trung chủ yếu trong khu vực này và số lượng đo  kiểm nhiều nhất  tại khu vực  thị xã Thuận An.  Huyện Phú Giáo, Dầu Tiếng là những nơi công  nghiệp chưa phát  triển,  theo đó không có mẫu  hơi khí  độc  được  đo kiểm  tại khu vực này  (từ  2007‐2011) (bảng 1) mặc dù vẫn có nhiều doanh  nghiệp có sử dụng hóa chất trong sản xuất đang  hoạt  động  trên  địa  bàn. Hai  doanh  nghiệp  đo  kiểm môi  trường  lao  động năm  2012  là doanh  nghiệp  sản  xuất  mủ  cao  su.  Đây  là  những  chuyển  biến  tích  cực  trong  việc  thực  hiện  các  quy định của pháp  luật trong việc phát hiện và  kiểm soát mối nguy từ nơi làm việc của các đơn  vị  sử  dụng  lao  động.  Tuy  vậy,  những  chuyển  biến này khá chậm mặc dù đề án phòng chống  bệnh nghề nghiệp cho công nhân ngành cao su  đã được trung tâm y tế ngành cao su triển khai  thực  hiện  từ  năm  2011(4).  Các  ngành  nghề  sử  dụng  nhiều  hóa  chất  trong  quá  trình  sản  xuất  như gỗ, giày da, hóa chất, in ấn, sản xuất ắc quy  là những ngành thường xuyên đo kiểm nồng độ  hóa  chất phát  sinh  trong môi  trường  lao  động.  Hiện tại, chỉ đo kiểm được 29 loại hóa chất trong  tổng số hàng ngàn hóa chất được sử dụng (bảng  3).  Điều  này  có  thể  bắt  nguồn  từ  năng  lực  đo  kiểm môi trường lao động của các cơ quan chức  năng,  cũng như những bất  cập  trong hệ  thống  quản  lý (công tác quản  lý  lỏng  lẻo, chồng chéo,  trình độ chuyên môn còn hạn chế, một số doanh  nghiệp,  cơ  sở  sản xuất, kinh doanh  chưa quan  tâm đầu tư, chưa tuân thủ nghiêm ngặt các quy  định Nhà nước). Hiện  tại,  tiêu chuẩn 3733/QĐ‐ BYT cũng chỉ đưa ra 356 tiêu chuẩn các loại hóa  chất(1) nhưng mức độ và chủng loại sử dụng hóa  chất luôn thay đổi. Do đó, việc cập nhật đầy đủ,  định  kỳ hằng năm  các  tiêu  chuẩn  của  các  loại  hóa chất hiện đang sử dụng tại Việt Nam là việc  làm nên được ưu tiên thực hiện.   Các loại hóa chất gây bệnh nghề nghiệp như  formandehyd, chì, Crôm, benzen và đồng đẳng  vẫn  còn  sử  dụng  khá  phổ  biến  với  tỷ  lệ mẫu  vượt tiêu chuẩn rất cao (biểu đồ 2, bảng 4). Tuy  nhiên,  những  mẫu  đo  vượt  tiêu  chuẩn  này  không phụ thuộc vào vị trí sản xuất kinh doanh  (trong  hay  ngoài  khu  công  nghiệp).  Điều  này  cho thấy công tác quản lý chưa tác động thật sự  tới  sự  cải  thiện  điều kiện  làm việc mà nó phụ  thuộc  rất  lớn  vào  ngành  nghề  và mức  độ  sử  dụng, những yêu cầu nghiêm ngặt của đối tác(3).  Hiện tại, chưa có một bệnh nhiễm độc benzen và  đồng đẳng được phát hiện tại Bình Dương (chưa  có một  đơn vị  sử dụng  lao  động nào  sử dụng  những  hóa  chất  trên  đăng  ký  khám  tầm  soát  phát hiện bệnh nghề nghiệp) mặc dù tỷ  lệ mẫu  đo  vượt  tiêu  chuẩn  qua  các năm  vẫn khá  cao.  Hơn  nữa,  dù  có  sản  xuất  kinh  doanh  trong  những khu vực được cho là tốt (trong khu công  nghiệp) thì số mẫu vượt tiêu chuẩn của các loại  hóa  chất  được  đo  kiểm  cũng  không  thấp  hơn  những đơn vị hoạt động  sản xuất  ở ngoài khu  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014  Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y Tế Công Cộng  513 công nghiệp. Các đơn vị sử dụng lao động chưa  quan tâm đến cải thiện điều kiện làm việc, họ chỉ  thực hiện theo quy định để đối phó về mặt thủ  tục với  cơ quan  chức năng, khách hàng(3). Mặt  khác, việc không chú ý, quan tâm đến việc trang  bị bảo hộ lao động cho công nhân hoặc có trang  bị nhưng do công nhân không ý thức được tầm  quan trọng của bảo hộ lao động khi làm việc với  hoá chất làm tăng nguy cơ nhiễm độc hóa chất.   KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ  Các  hóa  chất  được  các  đơn  vị  đo  kiểm  từ  năm  2007‐2012  là  29  loại,  những  ngành  nghề  như gỗ, giày da,  in  ấn, cơ khí  là những đơn vị  thường xuyên  đo kiểm nồng  độ hóa  chất phát  sinh  tại nơi  làm việc. Tỷ  lệ mẫu  đo kiểm vượt  tiêu  chuẩn  vệ  sinh  lao  động  qua  các  năm  của  benzen, methanol là rất cao (trên 80%), tương tự  MEK,  aceton,  hơi  chì  có  tỷ  lệ  vượt  tiêu  chuẩn  cũng rất cao qua các năm (trên 50% các mẫu đo  kiểm). Mẫu đo kiểm vượt tiêu chuẩn của toluen,  xylen, butyl acetat, ethyl acetat cũng còn khá cao  trên 20%. CO2 cũng  là chất có số mẫu đo kiểm  vượt tiêu chuẩn rất cao trên 50% và những tỷ lệ  mẫu vượt tiêu chuẩn không phụ thuộc vào vị trí  sản  xuất  kinh  doanh. Do  đó,  các  đơn  vị  chức  năng cần tăng cường năng  lực đo kiểm các  loại  hơi khí độc, chú trọng đánh giá ảnh hưởng nghề  nghiệp của hóa chất lên sức khỏe của các ngành  như gỗ, giày da. Trong đó chú trọng khám phát  hiện  nhiễm  độc  benzen,  xylen,  toluen,  formandehyd,  chì  nghề  nghiệp.  Đẩy  mạnh  nghiên cứu những  tác hại nghề nghiệp của các  hóa  chất  như MEK,  aceton,  butyl  acetat,  ethyl  acetat,  CO2,  Cyclohexanol,  methanol  nhằm  bổ  sung  những  chứng  cứ  trong  đánh  giá  tác  hại  nghề nghiệp của hóa chất. Bộ Y tế cần cập nhật  các tiêu chuẩn về hơi khí độc định kỳ để các cơ  quan  chuyên môn  có  cơ  sở đánh giá  điều kiện  làm việc.  TÀI LIỆU THAM KHẢO  1. Bộ Y Tế (2002). Tiêu chuẩn 3733/QĐ‐BYT. Hà Nội. Tr. 2‐5.  2. Bộ Y tế (2013). Danh mục 28 bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm.  NXB Y học. Hà Nội. Tr. 4‐8.  3. Nguyễn Văn Chinh, Huỳnh Thanh Hà, Nguyễn  Đỗ Nguyên  (2009), Các yếu tố liên quan đến tuân thủ đo kiểm môi trường  lao động và khám sức khỏe định kỳ của các đơn vị sử dụng lao  động tại Bình Dương. Y học thành phố Hồ Chí Minh.10(4).34‐45.  4. Tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam (2011), Xây dựng đề án  bệnh  nghề  nghiệp  cho  công  nhân  cao  su  là  rất  cần  thiết,  ‐ li%E1%BB%87u/xay‐dng‐an‐bnh‐ngh‐nghip‐cho‐cong‐nhan‐ cao‐su‐la‐rt‐cn‐thit.html. Truy cập ngày 28/03/2013.  5. Trung  tâm  sức  khỏe  lao  động môi  trường  tỉnh  Bình Dương  (2012). Báo cáo tổng kết 2005‐2012.23‐45. Bình Dương. Tr. 12‐14.  Ngày nhận bài báo:       16/5/2014  Ngày phản biện nhận xét bài báo:   22/6/2014  Ngày bài báo được đăng:     14/11/2014 

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftinh_hinh_do_kiem_hoi_khi_doc_trong_moi_truong_lao_dong_tai.pdf
Tài liệu liên quan