Thực hiện điều tra bằng phương pháp khảo sát
trực tiếp trên các vườn dừa với diện tích ≥ 1.000 m2.
Trên mỗi vườn được chọn, 10 cây dừa ưu tiên theo
5 điểm chéo góc được chọn và đánh dấu. Trên mỗi
cây, tỉ lệ và triệu chứng gây hại của bọ vòi voi trên
trái dừa được ghi nhận. Điều tra 93 vườn dừa của
huyện Cầu Kè, huyện Càng Long và huyện Tiểu
Cần, mỗi huyện có 31 vườn, ít nhất 03 xã/ huyện.
8 trang |
Chia sẻ: huyhoang44 | Lượt xem: 648 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tình hình gây hại của bọ vòi voi diocalandra frumenti tại các vườn dừa của tỉnh trà vinh và kết quả bước đầu về việc sử dụng thiên địch và dịch trích từ thực vật trong phòng trừ bọ vòi voi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
106
106
Nông nghiệp – Thủy sản
Số 22, tháng 7/2016
TÌNH HÌNH GÂY HẠI CỦA BỌ VÒI VOI DIOCALANDRA FRUMENTI
TẠI CÁC VƯỜN DỪA CỦA TỈNH TRÀ VINH VÀ KẾT QUẢ BƯỚC ĐẦU
VỀ VIỆC SỬ DỤNG THIÊN ĐỊCH VÀ DỊCH TRÍCH TỪ THỰC VẬT
TRONG PHÒNG TRỪ BỌ VÒI VOI
THE NEGATIVE EFFECTS OF DIOCALANDRA FRUMENTI IN THE COCONUT GARDENS AND
THE INITIAL POSITIVE EFFECTS OF EXISTENCE NATURAL ENEMIES AND PLANT EXTRACT
AGAINST DIOCALANDRA FRUMENTI IN TRÀ VINH PROVINCE
Tóm tắt
Nghiên cứu này nhằm xây dựng dữ liệu ban đầu
về hiện trạng phân bố giống dừa, sự gây hại và
thành phần thiên địch của bọ vòi voi (Diocalandra
frumenti) trên trái dừa tại các huyện trong tỉnh Trà
Vinh. Hơn nữa, hiệu quả phòng trừ bọ vòi voi của
một số thiên địch ăn mồi và dịch trích từ thực vật
đã được khảo sát trong phòng thí nghiệm. Kết quả
khảo sát tại các huyện Cầu Kè, Càng Long và Tiểu
Cần, tỉnh Trà Vinh cho thấy dừa ta là giống được
trồng phổ biến tại tỉnh Trà Vinh. Thêm vào đó, tỉ
lệ gây hại của bọ vòi voi trên trái dừa dao động từ
44,4% - 73,1% đối với các giống dừa được trồng
tại địa phương. Trong đó, dừa sáp có tỉ lệ gây hại
cao nhất (73,1%). Triệu chứng gây hại của bọ vòi
voi trên trái có ở tất cả các vị trí của trái. Các
đối tượng thiên địch được tìm thấy trong các vườn
dừa chủ yếu là bọ cạp (Euscorpius sp.), nhện ăn
thịt (Amblyseius sp.) và nấm xanh (Metarhizium
anisopliae). Trong điều kiện phòng thí nghiệm, bọ
cạp Euscorpius sp. có khả năng ăn thành trùng
bọ vòi voi với tỉ lệ 100%, trong khi bọ đuôi kìm
có tỉ lệ ăn thành trùng bọ vòi voi 11% - 13%. Đối
với thành trùng bọ vòi voi hại dừa, dịch trích tỏi
với nước cho độ hữu hiệu cao nhất ở 15 ngày sau
khi phun với độ hữu hiệu là 69,5%. Dung dịch tỏi,
hành và ớt ngâm trong rượu không có hiệu quả cao
trong phòng trừ bọ vòi voi trong phòng thí nghiệm.
Từ khóa: bọ vòi voi, dịch trích từ thực vật,
thiên địch.
Abstract
The distribution of coconut varieties, the
damage of Diocalandra frumenti on coconut
fruits and the existence of D. frumenti’s natural
enemies were investigated in Tra Vinh province
in order to establish the initial data for coconut
production. Furthermore, the positive effects of
another biological control tool and the application
of plant extract to the threat of D. frumenti were
studied. In this study, “Dua ta” is commonly found
in coconut fields in Tra Vinh province. In addition,
the damaging scale of D. frumenti varied 44,4 –
73,1%to cononut varieties at local areas in which
“Sap” suffered the highest damage. Symptoms were
also found at the whole coconut husk surface by
D. frumenti. Moreover, Euscorpius sp., Amblyseius
sp. and Metarhizium anisopliae were found as D.
frumenti’s natural enemies in coconut fields. In
lab condition, Euscorpius sp. preyed 100% of D.
frumenti while Forficulidae sp. only preyed 11,3%.
Furthermore, Allium sativum extract in water
solution reached efficiency of 69,5% in controlling
D. frumenti’s adults in the lab condition. Overall,
D. frumentithreatening coconut production in Tra
Vinh is likely to be controlled by the application
of Euscorpius sp. and Allium sativum extract.
Keywords: Diocalandra frumenti, predators,
symptoms, plant extract.
1. Đặt vấn đề12
Bọ vòi voi Diocalandra frumenti (Coleoptera:
Curculionidae) đã và đang gây hại tại tất cả các
1 Thạc sĩ, Khoa Nông nghiệp Thủy sản, Trường Đại học Trà Vinh
2 Sinh viên Trường Đại học Trà Vinh
vùng trồng dừa, các giống dừa phổ biến ở Nam Bộ.
Bọ vòi voi làm cây dừa sinh trưởng kém, năng suất
giảm sút, trái non bị rụng nhiều, trên cuống trái
có những vết thương, trên trái già thì bị méo mó
và dị dạng (Vũ Bá Quan, 2013). Việc dùng thuốc
Nguyễn Hồng Ửng1
Nguyễn Thụy Ái Dân2, Nguyễn Thùy Dương2, Lê Thị Hồng Phương2, Đoàn Văn Hùng2
Lê Vĩnh Lâm2, Trương Thanh Vũ2, Thạch Thị Thúy Trang2
107
107
Nông nghiệp – Thủy sản
Số 22, tháng 7/2016
hóa học để phòng trừ bọ vòi voi như hiện nay sẽ
gây ảnh hưởng đến sức khỏe người sử dụng sản
phẩm nông nghiệp và hủy hoại môi trường. Theo
Giblin-Davis (2011), tại Queensland, để hạn chế
sự gây hại của D. frumenti, các biện pháp canh tác,
sinh học và hóa học có thể được áp dụng. Hiện
nay, việc sử dụng thiên địch và các chất ly trích
từ thực vật như hành, tỏi, ớt để phòng trị các
đối tượng côn trùng gây hại đã được người dân
ứng dụng thành công trên một số cây trồng (Bùi
Ngọc Long, 2010). Do đó, để phát triển bền vững
ngành trồng dừa tại tỉnh Trà Vinh, hiện trạng canh
tác dừa, tình hình gây hại của bọ vòi voi trên các
giống dừa được điều tra tại các huyện trong tỉnh
Trà Vinh. Ngoài ra, các biện pháp phòng trừ bọ vòi
voi trên các vườn dừa bao gồm sử dụng thiên địch
ăn mồi và các chất ly trích từ thực vật cũng được
nghiên cứu trong phòng thí nghiệm.
2. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu
2.1. Vật liệu và dụng cụ nghiên cứu
a. Vật liệu
- Nguồn bọ vòi voi và thiên địch được thu thập
từ các địa phương có trồng dừa tại các huyện trong
tỉnh Trà Vinh và được nhân nuôi, lưu trữ trong
phòng thí nghiệm của Khoa Nông nghiệp - Thủy
sản, Trường Đại học Trà Vinh.
- Nguyên liệu tươi: củ hành tím (Allium
ascalonicum L.), tỏi (Allium sativumL), ớt chỉ thiên
(Capsium frutescens L.var. fasciculatum (Sturt.)
Bailey).
- Dung môi: rượu nếp 480, nước sạch.
b. Dụng cụ
- Máy ép trái cây, bình xịt tay 2 lít, máy đo nhiệt
độ, ẩm độ, ánh sáng
- Các dụng cụ phòng thí nghiệm: hộp nhựa 10 –
20 cm, nước cất, cồn 70%...
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Địa điểm thực hiện
Khảo sát được tiến hành tại ba huyện: Cầu
Kè, Càng Long và Tiểu Cần của tỉnh Trà Vinh và
Phòng Thí nghiệm, Khoa Nông nghiệp - Thủy sản,
Trường Đại học Trà Vinh.
2.2.2. Phương pháp thực hiện
a. Khảo sát hiện trạng sản xuất, cơ cấu giống
dừa tại tỉnh Trà Vinh
Hiện trạng sản xuất và cơ cấu giống dừa được
xác định bằng cách phỏng vấn bằng phiếu và khảo
sát trực tiếp trên vườn dừa của 93 nông hộ đang
canh tác dừa với diện tích ≥ 1.000 m2, mỗi huyện
điều tra 31 hộ tại ít nhất 03 xã của huyện.
b. Khảo sát triệu chứng và tình hình gây hại của
bọ vòi voi trên các giống dừa tại tỉnh Trà Vinh
Thực hiện điều tra bằng phương pháp khảo sát
trực tiếp trên các vườn dừa với diện tích ≥ 1.000 m2.
Trên mỗi vườn được chọn, 10 cây dừa ưu tiên theo
5 điểm chéo góc được chọn và đánh dấu. Trên mỗi
cây, tỉ lệ và triệu chứng gây hại của bọ vòi voi trên
trái dừa được ghi nhận. Điều tra 93 vườn dừa của
huyện Cầu Kè, huyện Càng Long và huyện Tiểu
Cần, mỗi huyện có 31 vườn, ít nhất 03 xã/ huyện.
c. Khảo sát thiên địch của bọ vòi voi trên các
vườn dừa tại tỉnh Trà Vinh
Trong quá trình điều tra trên vườn dừa, các đối
tượng thiên địch của bọ vòi voi được thu thập đem
về phòng thí nghiệm, được giữ ẩm để bào tử phát
triển (đối với nấm) hoặc nuôi đến trưởng thành
(đối với thiên địch ăn mồi) trước khi chuyển đến
Trường Đại học Cần Thơ để định danh (Hình 2.1).
Hình 2.1. Nấm kí sinh trên thành trùng và ấu trùng
bọ vòi voi với tơ nấm màu trắng (A) và (B) và bào tử
nấm màu xanh lục (C) và (D) chụp qua kính hiển vi
soi nổi (độ phóng đại 4,5x)
d. Khảo sát khả năng ăn mồi của bọ cạp, bọ
đuôi kìm và kiến vàng trong điều kiện phòng
thí nghiệm
Khả năng ăn mồi của thiên địch bọ vòi voi như
bọ cạp (Euscorpius sp.), kiến vàng (Oecophylla
smaragdina) và bọ đuôi kìm (Forficulidae sp.)
được khảo sát trong Phòng Thí nghiệm của Khoa
Nông nghiệp -Thủy sản, Trường Đại học Trà Vinh.
Bọ cạp, bọ đuôi kìm và kiến vàng được thu từ
vườn nông dân, được tách riêng lẻ từng cá thể, sau
đó được cho vào các hộp nhựa có lá dừa và giữ ẩm.
108
108
Nông nghiệp – Thủy sản
Số 22, tháng 7/2016
Ấu trùng bọ vòi voi được thả trong một đoạn bẹ
dừa có chiều dài 4cm và có đục 5 lỗ nhỏ làm nơi
trú ẩn của ấu trùng hoặc trên bề mặt một mảnh bẹ
lá dừa (dài 4cm). Thành trùng thả trên bề mặt và
giữ yên 24 giờ để thành trùng bọ vòi voi ổn định.
Thí nghiệm được bố trí theo thể thức hoàn toàn
ngẫu nhiên, gồm 4 nghiệm thức vớinăm lần lặp lại
như sau:
- Nghiệm thức 1: 05 thiên địch + 05 thành trùng
bọ vòi voi + lá dừa
- Nghiệm thức 2: 05 thiên địch + 05 ấu trùng bọ
vòi voi + lá dừa
- Nghiệm thức 3: 05 thiên địch + 05 ấu trùng bọ
vòi voi + bẹ dừa
- Nghiệm thức 4: 05 thiên địch+ 05 thành trùng
bọ vòi voi+ 05 ấu trùng bọ vòi voi + bẹ dừa
Chỉ tiêu theo dõi:
- Nhiệt độ, ẩm độ, ánh sáng trong phòng thí
nghiệm ở các buổi sáng, trưa và chiều.
- Khả năng ăn thành trùng và ấu trùng bọ vòi voi
của bọ đuôi kìm, bọ cạp và kiến vàng trong 4 tuần.
e. Khảo sát hiệu quả phòng trị bọ vòi voi của
các dịch trích từ tỏi, hành và ớt trong phòng
thí nghiệm
Thí nghiệm 1: Khảo sát hiệu quả phòng trị bọ
vòi voi của dịch trích từ tỏi, hành và ớt bằng dung
môi nước.
Củ tỏi, ớt chỉ thiên chín và củ hành tím được
làm sạch rồi cho vào máy ép lấy nguyên chất của
tỏi, ớt và củ hành tím (Hình 2.2.A). Pha dung dịch
tỏi, ớt và hành tím với nồng độ được khuyến cáo
sử dụng trên cây rau: 20ml dịch trích/2 lít nước.
Sau khi thả bọ vòi voi vào hộp nhựa đã để sẵn
thức ăn là bẹ lá dừa, để yên trong khoảng 1 – 2 giờ
để bọ vòi voi ổn định rồi tiến hành phun các dịch
trích trên bằng bình xịt tay ướt đều và đậy nắp hộp
nhựa lại.
Thí nghiệm được bố trí theo thể thức hoàn toàn
ngẫu nhiên, với 4 nghiệm thức, 4 lần lặp lại, mỗi
lần lặp lại là một hộp nhựa chứa 50 thành trùng bọ
vòi voi.
- Nghiệm thức 1: dung dịch từ củ tỏi
- Nghiệm thức 2: dung dịch từ trái ớt chỉ thiên
- Nghiệm thức 3: dung dịch từ củ hành tím
- Nghiệm thức 4: phun nước (đối chứng)
Các chỉ tiêu theo dõi:
- Tiến hành quan sát số bọ vòi voi còn sống sau
1, 3, 5, 7, 9, 11, 13 và 15 ngày sau khi phun (NSKP)
- Điều kiện nhiệt độ, ẩm độ và ánh sáng trong
phòng thí nghiệm.
Thí nghiệm 2: Khảo sát hiệu quả phòng trị bọ
vòi voi của dịch trích tỏi, hành và ớt trong dung
môi rượu.
Tiến hành ngâm rượu các nguyên liệu tươi:
200g tỏi, 200g ớt chỉ thiên chín và 200g củ hành
tím được bóc sạch vỏ, giã nhuyễn rồi cho vào
200ml rượu nếp 480 trong từng chai rồi đậy kín
nắp, để trong 15 ngày (Hình 2.2.B). Pha chất ly
trích vừa ngâm theo nồng độ 60ml tỏi/2 lít nước,
60ml ớt/2 lít nước, 60ml củ hành tím/2 lít nước.
Hình 2.2. Dịch trích tỏi, ớt chỉ thiên, hành tím dùng
bố trí thí nghiệm với dung môi nước (A) và dung môi
rượu (B)
Thí nghiệm được bố trí theo thể thức hoàn toàn
ngẫu nhiên, với 4 nghiệm thức, 4 lần lặp lại, mỗi
lần lặp lại là một hộp nhựa chứa 50 thành trùng bọ
vòi voi.
- Nghiệm thức 1: tỏi ngâm trong rượu
- Nghiệm thức 2: ớt chỉ thiên ngâm trong rượu
- Nghiệm thức 3: hành tím ngâm trong rượu
- Nghiệm thức 4: phun nước (đối chứng)
Các chỉ tiêu theo dõi
- Theo dõi số bọ vòi voi còn sống sau 1, 3, 5, 7,
9, 11, 13 và 15 ngày sau khi phun.
- Điều kiện nhiệt độ, ẩm độ và ánh sáng trong
phòng thí nghiệm.
f. Xử lý số liệu
Tính độ hữu hiệu bằng công thức Abbott:
Độ hữu hiệu (%) = (C - T)/C x 100
Trong đó:
C: Số cá thể sống ở nghiệm thức đối chứng sau
109
109
Nông nghiệp – Thủy sản
Số 22, tháng 7/2016
khi phun thuốc.
T: Số cá thể sống ở nghiệm thức phun thuốc sau
khi thí nghiệm.
Số liệu thu thập được trong quá trình điều tra
và khảo sát sẽ được xử lý và phân tích bằng các
chương trình MS Excel và SPSS.
3. Kết quả và thảo luận
3.1. Thành phần giống dừa khảo sát tại huyện
Càng Long, Tiểu Cần và Cầu Kè của tỉnh
Trà Vinh
Kết quả khảo sát được mô tả trong Hình 3.1 cho
thấy giống dừa được người nông dân chọn trồng
nhiều nhất ở cả ba huyện Cầu Kè, Càng Long và
Tiểu Cần là dừa ta với 66/93 hộ trồng (chiếm 71%
tổng số hộ) chiếm diện tích khoảng 279.100 m2,
tập trung nhiều ở huyện Càng Long. Đây là giống
dừa được trồng lâu năm tại Trà Vinh nói chung và
các huyện khảo sát nói riêng do đặc điểm trái to,
sai và dễ bán.
Tại huyện Cầu Kè, khảo sát 31 hộ thì có 24 hộ
trồng dừa sáp với tổng diện tích là 101.200m2. Cầu
Kè là địa phương có truyền thống trồng dừa sáp
lâu năm cùng với xu hướng phát triển sản phẩm
đặc sản của tỉnh Trà Vinh nên diện tích dừa sáp
ngày càng được nhân rộng. Bên cạnh những hộ
trồng chuyên dừa sáp, một số hộ trồng xen những
giống dừa khác như dừa ta, dừa xiêm và dừa dâu
để ổn định thu nhập.
Hình 3.1. Kết quả thành phần giống dừa trồng tại các hộ khảo sát
Các giống dừa khác như dừa ẻo, dừa dâu, dừa
mã lai, dừa xiêm ít được người dân trồng hơn
với tổng diện tích lần lượt là 16.500 m2, 57.000
m2,1.000 m2 và 22.200 m2 (Bảng 3.1).
Bảng 3.1. Diện tích các giống dừa khảo sát tại các huyện Cầu Kè, Tiểu Cần và Càng Long
Huyện
Diện tích (m2)/giống dừa
Ta Xiêm Dâu Sáp Ẻo Mã Lai
Cầu Kè 47.100 700 4.000 93.200 0 0
Tiểu Cần 85.000 11.000 22.000 8.000 16.500 1.000
Càng Long 16.5000 10.500 31.000 0 0 0
Tổng 297.100 22.200 57.000 101.200 16.500 1.000
Ghi chú: Diện tích giống dừa được quy đổi theo mật độ và số lượng cây dừa trong vườn khảo sát
3.2. Tình hình gây hại của bọ vòi voi D. frumenti trên các giống dừa tại các huyện Càng Long, Tiểu
Cần và Cầu Kè
Kết quả khảo sát cho thấy tất cả các giống dừa đều bị bọ vòi voi gây hại trên trái (Bảng 3.2).
110
110
Nông nghiệp – Thủy sản
Số 22, tháng 7/2016
Bảng 3.2. Tình hình gây hại trái dừa của bọ vòi voi D. frumenti trên các giống dừa tại tỉnh Trà Vinh
Giống dừa
Huyện Càng Long Huyện Tiểu Cần Huyện Cầu Kè Trung bình
tỉ lệ (%) gây
hại
Mẫu quan
sát
Tỉ lệ (%)
gây hại
Mẫu quan
sát
Tỉ lệ (%)
gây hại
Mẫu quan
sát
Tỉ lệ (%)
gây hại
Ta 272 52,90 174 52.90 161 44,10 50,00
Dâu 26 84,60 6 50,00 7 42,90 59,20
Lửa 17 47,10 6 83,30 - 65,20
Xiêm 27 40,71 51 62,70 2 50,00 51,10
Ẻo - - 63 44,40 - 44,40
Sáp - - - - 130 73,10 73,10
Tổng cộng 342 - 300 - 300 - -
Trung bình - 56,30 - 58,70 - 52,50 57,20
Tỉ lệ gây hại dao động từ 40,71% đến 84,6%
trên các giống dừa được trồng tại các địa phương
như dừa ta, dừa dâu, dừa lửa, dừa xiêm, dừa ẻo và
dừa sáp. Trong đó, dừa dâu được trồng tại huyện
Càng Long có tỉ lệ gây hại cao nhất là 84,6%
(Bảng 3.2).
3.3. Vị trí gây hại của bọ vòi voi D. frumenti trên
trái dừa tại các huyện Càng Long, Tiểu Cần và
Cầu Kè
Theo Nguyễn Thị Thu Cúc (2015), bọ vòi voi
đẻ trứng trên vỏ trái gần cuống trái hoặc bên trong
vỏ trái. Vị trí đục thường tập trung quanh cuống
trái tạo ra đặc điểm là có nhiều vết nhựa chảy ra.
Khảo sát tại tỉnh Trà Vinh cũng cho thấy triệu
chứng gây hại của bọ vòi voi trên trái có ở tất cả các
vị trí cuống trái, giữa trái và chóp trái (Hình 3.2).
Hình 3.2. Vị trí gây hại của bọ vòi voi trên trái dừa: cuống trái (A), giữa trái (B) và chóp trái (C)
Tại huyện Càng Long, tỉ lệ trái bị gây hại giữa
trái chiếm nhiều nhất (84,6%), huyện Tiểu Cần
và huyện Cầu Kè chủ yếu triệu chứng thể hiện ở
cuống trái với tỉ lệ tương ứng là 79,0% và 74,3%
(Bảng 3.3). Tuy nhiên, kết quả tổng hợp của cả
ba huyện cho thấytỉ lệ gây hại của bọ vòi voi tại
cuống trái, giữa trái và chóp trái không chênh lệch
nhiều, với tỉ lệ lần lượt là 68,7%, 43,2% và 65,2%.
Bảng 3.3. Kết quả khảo sát vị trí gây hại của bọ vòi voi trên trái dừa tại tỉnh Trà Vinh
Vị trí bị hại
Huyện Càng Long Huyện Tiểu Cần Huyện Cầu kè
Trung bình tỉ
lệ (%) gây hại
Mẫu quan
sát
Tỉ lệ (%)
gây hại
Mẫu quan
sát
Tỉ lệ (%)
gây hại
Mẫu quan
sát
Tỉ lệ (%)
gây hại
Cuống trái 720 52,90 318 79,00 730 74,30 68,70
Giữa trái 720 84,60 318 20,60 730 24,40 43,20
Chóp trái 720 47,10 318 1,27 730 1,37 65,20
111
111
Nông nghiệp – Thủy sản
Số 22, tháng 7/2016
3.4. Khảo sát thiên địch của bọ vòi voi tại các
vườn dừa của tỉnh Trà Vinh
Kết quả định danh thiên địch (các mẫu nấm
và động vật ăn mồi) thu được từ các vườn dừa
điều tra được trình bày trong Bảng 3.4 và Hình
3.3. Trong đó, các đối tượng thiên địch được tìm
thấy chủ yếu là bọ cạp (Euscorpius sp.), nhện ăn
thịt (Amblyseius sp.) và nấm xanh (Metarhizium
anisopliae).
Bảng 3.4. Các đối tượng thiên địch của bọ vòi voi thu
được trên vườn dừa tại Trà Vinh
STT Đối tượng Kết quả định danh
1 Bọ cạp
Euscorpius sp.
(Scorpiones: Euscorpiidae)
2 Nhện
Amblyseius sp.
(Mesostigmata: Phytoseiidae)
3 Nấm xanh Metarhizium anisopliae
Hình 3.3. Bào tử nấm xanh (A) chụp dưới kính hiển vi (vật kính 40x), nhện (B) và bọ cạp (C) (độ phóng đại
4,5) thu tại vườn dừa nông dân
3.5. Khảo sát khả năng ăn mồi của các đối tượng
thiên địch tại phòng thí nghiệm
3.5.1. Điều kiện nhiệt độ, độ ẩm và ánh sáng trong
phòng thí nghiệm
Nhiệt độ, độ ẩm và ánh sáng để nuôi thiên địch
tại Phòng Thí nghiệm Bộ môn Trồng trọt và Phát
triển Nông thôn trong thời gian 45 ngày dao động
như sau: nhiệt độ từ 30oC – 34oC, độ ẩm từ 68,9%
– 85,8%, ánh sáng từ 103,7 lux – 214,2 lux.
3.5.2. Khả năng ăn mồi của bọ đuôi kìm, bọ cạp
và kiến vàng đối với thành trùng và ấu trùng bọ
vòi voi
Kết quả khảo sát trong phòng thí nghiệm về khả
năng ăn mồi của bọ đuôi kìm, bọ cạp và kiến vàng
đối với thành trùng và ấu trùng bọ vòi voi được
trình bày trong Bảng 3.5 như sau:
Bảng 3.5. Khả năng ăn mồi của bọ đuôi kìm, bọ cạp và kiến vàng đối với thành trùng và ấu trùng bọ vòi voi.
Đối tượng
Khả năng ăn mồi (%)
NT 1 NT 2 NT 3 NT 4
Thành trùng Ấu trùng
Bọ đuôi kìm 11 100 0 13 0
Bọ cạp 100 100 0 100 0
Kiến vàng 0 100 0 0 0
Ghi chú: NT1: thành trùng + lá dừa, NT2: ấu trùng + lá dừa, NT3: ấu trùng + bẹ dừa, NT4: thành trùng +
ấu trùng + bẹ dừa.
Kết quả cho thấy cả ba đối tượng đều có khả
năng ăn ấu trùng khi nuôi với lá dừa nhưng không
ăn ấu trùng được nuôi trong bẹ lá. Điều này cho
thấy, khả năng sử dụng các đối tượng này để giảm
sự gây hại của ấu trùng bọ vòi voi là chưa có hiệu
quả. Tuy nhiên, trong điều kiện phòng thí nghiệm,
bọ cạp có khả năng ăn thành trùng bọ vòi voi với tỉ
lệ 100% trong tất cả các nghiệm thức, bọ đuôi kìm
có tỉ lệ ăn thành trùng bọ vòi voi lần lượt là 11% và
13% khi nuôi với lá và bẹ lá dừa. Do thành trùng
bọ vòi voi có tập tính sống trên bề mặt vật chủ nên
thiên địch có khả năng tiếp xúc và ăn mồi dễ dàng
hơn so với ấu trùng (Bảng 3.5 và Hình 3.4). Qua
đó cho thấy, bọ cạp và bọ đuôi kìm có tiềm năng
trong việc giảm mật số thành trùng bọ vòi voi trên
vườn dừa.
112
112
Nông nghiệp – Thủy sản
Số 22, tháng 7/2016
Hình 3.4. Bọ cạp ăn ấu trùng (A) và thành trùng bọ vòi voi D. frumenti(B)
3.6. Hiệu quả phòng trừ của dịch trích tỏi, hành,
ớt đối với bọ vòi voi
3.6.1. Hiệu quả phòng trừ của dịch trích tỏi, hành
và ớt pha với nước đối với bọ vòi voi D. frumenti
Kết quả khảo sát hiệu quả phòng trừ bọ vòi voi
của các dịch trích hành, tỏi và ớt được trình bày tại
Bảng 3.6. Giai đoạn từ 1 NSKP đến 7 NSKP đều
có độ hữu hiệu tương đối thấp trong phòng trừ bọ
vòi voi. Dung dịch củ hành tím có tác dụng cao
hơn so với các nghiệm thức còn lại với độ hữu hiệu
từ 14,6% – 28,1% trong khi các nghiệm thức còn
lại cho độ hữu hiệu dưới 10%.
Đến thời điểm 9 NSKP, các nghiệm thức không
khác biệt về mặt thống kê. Tuy nhiên, từ 11 NSKP
đến 15 NSKP thì nghiệm thức dung dịch tỏi có độ
hữu hiệu cao hơn và khác biệt về mặt thống kê so
với các nghiệm thức còn lại với độ hữu hiệu lần
lượt là 46,2%, 61,8% và 69,5%. Thời điểm này,
dung dịch củ hành tím đã giảm tác dụng do độ cay
nồng của dung dịch đã giảm dần, trong khi mùi
tỏi vẫn còn phát huy tác dụng (Bảng 3.6). Theo
Văn Đức (2014), tỏi có tính kháng khuẩn, xua đuổi
và diệt côn trùng, giết ấu trùng của muỗi với liều
lượng rất thấp.
Bảng 3.6. Độ hữu hiệu của các nghiệm thức dịch trích tỏi, ớt và hành với dung môi là nước trên bọ vòi voi
Nghiệm
thức
Độ hữu hiệu (%) giữa các thời điểm (NSKP)
1NSKP 3NSKP 5NSKP 7NSKP 9NSKP 11NSKP 13NSKP 15NSKP
Tỏi 1,01b 2,00b 3,53b 10,60ab 25,20 46,20a 61,80a 69,50a
Ớt 0,00b 1,00b 3,00b 3,50b 8,02 11,60b 12,70b 30,40b
Hành tím 14,60a 26,60a 26,60a 28,10 a 28,70 30,30a 30,40b 14,70b
Đối chứng 0,00b 0,00b 0,00b 0,00b 0,00 0,00b 0,00b 0,00b
* * * * ns * * *
CV(%) 8,50 9,87 10,95 11,07 10,28 8,25 7,80 7,95
Trong cùng một cột các số có cùng ký tự theo sau giống nhau thì không có sự khác biệt ý nghĩa thống kê qua
phép thử Duncan. Số liệu được quy đổi theo công thức log(x +10).
*: khác biệt có ý nghĩa ở 5%; ns: khác biệt không ý nghĩa, NSKP: ngày sau khi phun.
3.6.2. Hiệu quả phòng trừ của dịch trích tỏi, hành,
ớt ngâm trong rượu đối với bọ vòi voi D. frumenti
Khảo sát hiệu quả của dung dịch tỏi, hành và ớt
ngâm trong rượu cho độ hữu hiệu tương đối thấp
và không khác biệt về mặt thống kê cho tất cả các
nghiệm thức từ 1 NSKP đến 13 NSKP. Độ hữu hiệu
cao nhất trong giai đoạn này là 28,4%, 11,8% và
27,4% ở các nghiệm thức tỏi, hành, ớt tương ứng.
Đến 15 NSKP thì nghiệm thức 1 (tỏi ngâm rượu)
cho hiệu quả cao nhất với độ hữu hiệu 36,0%,
khác với nghiệm thức 2 (ớt ngâm rượu, 12,9%).
Nghiệm thức 3 (hành tím ngâm rượu) có độ hữu
hiệu 27,4%, không khác biệt với hai nghiệm thức
còn lại. Khi sử dụng trên rau màu, tỏi, ớt, gừng
và giềng được nghiền nát trước khi đem ngâm với
rượu hoặc cồn trong khoảng 15 ngày, sau đó pha
loãng với nước rồi phun có thể tiêu diệt được 85 -
90% sâu hại (Hương Giang 2013). Tuy dịch trích
tỏi trong rượu không cho hiệu quả cao nhưng hiệu
quả phòng trừ của dịch trích tỏi trong nước trên bọ
vòi voi hại dừa trong phòng thí nghiệm cho kết quả
cao nhất ở 15 NSKP là 69,5%.
113
113
Nông nghiệp – Thủy sản
Số 22, tháng 7/2016
Bảng 3.7. Độ hữu hiệu của các nghiệm thức dung dịch tỏi, ớt và hành ngâm trong rượu đối với bọ vòi voi
Nghiệm thức
Độ hữu hiệu (%) giữa các thời điểm (NSKP)
1NSKP 3NSKP 5NSKP 7NSKP 9NSKP 11NSKP 13NSKP 15NSKP
Tỏi 1,00 5,00 9,50 10,50 15,10 21,80 28,40 36,00a
Ớt 0,50 2,02 4,53 5,06 5,60 7,73 11,80 12,90b
Hành tím 2,00 5,01 10,60 18,20 28,70 23,40 27,40 27,40ab
Đối chứng 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00b
ns ns ns ns ns ns ns *
CV 4,46 7,73 8,61 9,50 7,91 8,67 6,75 7,14
Trong cùng một cột, các số có cùng ký tự theo sau giống nhau thì không có sự khác biệt ý nghĩa thống kê qua
phép thử Duncan. Số liệu được quy đổi theo công thức log(x +10).
*: khác biệt ý nghĩa ở 5%; ns: khác biệt không ý nghĩa, NSKP: ngày sau khi phun.
4. Kết luận
Khảo sát tại các huyện Cầu Kè, Càng Long và
Tiểu Cần của tỉnh Trà Vinh cho thấy tỉ lệ gây hại
của bọ vòi voi trên trái dừa dao động từ 44,4% đến
73,1% đối với các giống dừa được trồng tại địa
phương. Trong đó, dừa sáp được trồng tại huyện
Cầu Kè có tỉ lệ gây hại cao nhất (73,1%). Triệu
chứng gây hại của bọ vòi voi có ở tất cả các vị trí
của trái.
Các đối tượng thiên địch được tìm thấy chủ
yếu là bọ cạp (Euscorpius sp.), nhện ăn thịt
(Amblyseius sp.) và nấm xanh (Metarhizium
anisopliae). Trong đó, bọ cạp Euscorpius sp. có
khả năng ăn thành trùng bọ vòi voi với tỉ lệ 100%
trong tất cả các nghiệm thức, bọ đuôi kìm có tỉ lệ
ăn thành trùng bọ vòi voi 11% - 13%, kiến vàng
không có khả năng ăn thành trùng bọ vòi voi.
Kết quả nghiên cứu về hiệu quả phòng trị của
dịch trích tỏi trong nước trên bọ vòi voi hại dừa
trong phòng thí nghiệm cho kết quả cao nhất so với
dịch trích từ hành tím, ớt ở 15 NSKP với độ hữu
hiệu là 69,5%. Dịch trích tỏi, hành, ớt ngâm rượu
không có hiệu quả cao trong phòng trừ bọ vòi voi
trong phòng thí nghiệm.
Đề nghị tiếp tục khảo sát hiệu quả phòng trị bọ
vòi voi của các đối tượng thiên địch khác như nấm
ký sinh, ong ký sinh để phục vụ phòng trừ sinh
học trên vườn dừa.
Tài liệu tham khảo
Bùi, Ngọc Long. 2010. Thuốc trừ sâu làm từ tỏi, ớt, xem ngày 13.5.2016. <
com.vn/chinh-tri-xa-hoi/thuoc-tru-sau-lam-tu-toi-ot-413350.html>.
Giblin-Davis R.M. 2011. Borers of palms. In. Insects on palms. CABI Publishing, Trang: 267 - 304.
Hương Giang. 2013. Người tự chế thuốc trừ sâu từ tỏi, ớt cho cây trồng, xem ngày 01/5/2016,
<
trong-307787/>.
Nguyễn, Thị Thu Cúc. 2015. Côn trùng, nhện gây hại cây ăn trái tại Việt Nam và thiên địch. Nhà
Xuất bản Đại học Cần Thơ. Trang 461-465.
Văn Đức. 2014. Tỏi trị bách bệnh. Nhà Xuất bản Văn hóa – Thông tin. Trang 16.
Vũ, Bá Quan. 2013. Phòng trừ bọ vòi voi hại dừa. Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh
Sóc Trăng.
<
z9CP0os3gLR1dvZ09LYwMDN0MDA08zS1NXDy8XP-cgE_2CbEdFAOHSzwk!/?WCM_
GLOBAL_CONTEXT=/wps/wcm/connect/sonongnghiep/siteofsonongnghiep/khoahoccongnghe/
tai+lieu+ky+thuat/bovoivoihaidua (đọc ngày 01/5/2016)>
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 22_pdf_13_4189_113822 (1).pdf