Tình hình hoạt động của Công ty thương mại dịch vụ tổng hợp - Gecosex

? Theo dõi tài khoản của công ty ở ngân hàng và trực tiếp thực hiện các giao dịch với ngân hàng. ? Khi có nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến tiền gửi ngân hàng vàkhi có chứng từ của ngân hàng thì ghi vào tài khoản tương ứng. ? Đối chiếu số dư tài khoản tiền gửi ngân hàng của công ty với số dư trên sổ kế toán của ngân hàng · Kế toán hàng hóa: ? Theo dõi các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến hàng hóa, vật tư, nguyên vật liệu trong kỳ, tình hình xuất nhập và tồn kho hàng hóa. ? Tính giá thực của hàng hóa nhập lúc xuất kho và tính giá thành của hàng hóa một cách chính xác, phù hợp với giá vốn. ? Tham gia kiểm kê hàng hóa, các loại hóa đơn có liên quan, lập báo cáo tình hình tiêu thụ hàng hóa. ? Đối chiếu hàng hóa trên sổ kế toán với thẻ kho để đảm bảo sự phù hợp.

doc57 trang | Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 1676 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tình hình hoạt động của Công ty thương mại dịch vụ tổng hợp - Gecosex, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
p khẩu, khi đó nếu công ty thấy phù hợp không cần chỉnh sửa sẽ tiến hành kí kết hợp đồng. Phương thức thanh toán chủ yếu tại công ty: TT, ngoài ra một số hợp đồng thanh toán bằng L/C. Thị trường nhập khẩu chủ yếu: TFI ( thailand), Braun Export ( Mỹ), Cargill Beef ( Uùc), Beam Computers ( Uùc), Shenzhen Longway Electron ( Trung Quốc) Nhập khẩu ủy thác: đây là loại hình hoạt động dịch vụ tại công ty, theo yêu cầu của các đối tác trong nước, các công ty chưa có khả năng nhập khẩu trực tiếp mà công ty tiến hành kí hợp đồng nhập khẩu mặt hàng mà bên ủy thác yêu cầu và hưởng phí ủy thác trên trị giá lô hàng nhập khẩu.Các phương thức thanh toán cũng như thị trường nhập khẩu giống như hình thức nhập khẩu trực tiếp. 2.3.2 Kế toán quá trình mua hàng 2.3.2.1 Kế toán mua hàng trong nước: Chứng từ kế toán: Hóa đơn của người bán: hóa đơn GTGT, hóa đơn bán hàng.. Biên bản giao nhận hàng hóa. Biên bản kiểm kê hàng tồn cuối kỳ. Phiếu chi. Giấy báo Nợ của ngân hàng. Giấy tạm ứng Tài khoản sử dụng: TK 152, 153, 1561 , 133, 111, 112, 141, 1562, 632, 642 TK 152 :Nguyên vật liệu. TK 153 :Công cụ, dụng cụ TK 156: Hàng hóa TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ TK 111: Tiền mặt TK 112: Tiền gởi ngân hàng TK 141: Tạm ứng TK 632: Giá vốn hàng bán TK 642: Chi phí quản lí DN Phương pháp hạch toán : căn cứ vào chứng từ gốc liên quan đến nghiệp vụ mua hàng phát sinh từng ngày, kế toán ghi Nợ,Có cho những tài khoản đối ứng với nghiệp vụ đó, sao cho Nợ Có bằng nhau và đảm bảo tính thường xuyên, kịp thời tạo điều kiện thuận lợi cho việc kiểm tra (nếu có sai sót) và theo đúng chế độ kế toán về trình tự ghi sổ và luân chuyển chứng từ. Theo đó, giá mua hàng thực tế được tính theo công thức : Giá thực tế = Giá mua + Chi phí mua – Các khoản giảm giá( nếu có) Trích dẫn minh họa các trường hợp mua hàng và cách hạch toán của công ty Trích dẫn 1: Ngày 11/12/2003 mua của Công ty TNHH TM-XNK Tô Hiệu 84.380kg thép ray P18,24 đã qua sử dụng, đơn giá 3809,52 đồng/kg, thuế GTGT 5 %. mã số thuế của người bán là 0101397321, kí hiệu hóa đơn GTGT là GA/2003B.Thanh toán bằng tiền mặt. Người mua hàng là anh Trần Trung Tuyến. Phiếu chi số 7112 ngày 24/12/2003, kế toán ghi sổ : Nợ 1521 : 321.447.500 Nợ 1331: 16.072.500 Có 111: 337.520.000 Minh họa phiếu chi Đơn vị:Công ty TM-DV tổng hợp Mẫu số 02-TT Địa chỉ: 173 Hai Bà Trưng- Q3 PHIẾU CHI QĐ 1141- TC/QĐ/CĐKT Số ĐKKD: Ngày 24 tháng 12 năm 2003 Ngày 1-11-1995 Bộ Tài Chính Tel: Quyển số: Số:7/12 NỢ:152,133 CÓ:111 Họ tên người nhận tiền: Trương Văn Hồng Địa chỉ : Công ty TNHH TM-XNK Tô Hiệu Lí do chi : Trả tiền hàng theo hợp đồng số 145/HĐKT ngày 2/12/2003 Số tiền : 250.000.000 đ .Viết bằng chữ : Hai trăm năm mươi triệu đồng chẵn. Kèm theo :1 chứng từ gốc. Người lập phiếu Người nhận tiền Thủ quỹ Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị Ngày 11 tháng 12 năm 2003 Trích dẫn số 2 : Ngày 26/12/2003 , tại đơn vị trực thuộc là Trạm KD_TM-DV tổng hợp thuê xe vận chuyển hàng bán, cước vận chuyển 619.048đồng, thuế GTGT 5%, công ty vận chuyển là Công ty DV VT Khoa Trí, địa chỉ 25 Điện Biên Phủ –QTB, mã số thuế 0303961200, kí hiệu hóa đơn RG/2003N.Thanh toán bằng tiền mặt, kế toán tại đơn vị ghi sổ ï Nợ 1562 619.048 Nợ 1331 30.952 Có 111 650.000 Trích dẫn số 3: Căn cứ vào hóa đơn GTGT của người bán là Công ty cao su Bình Phước, ngày 5/2/2004 mua 66 tấn cao su loại RSS, đơn giá 18.800.000 đồng /tấn, 35 tấn cao su loại SVR 3L đơn giá 20.000.000đồng /tấn, thuế GTGT 5%, chưa thanh toán cho người bán, mã số thuế 0301421386, kí hiệu hóa đơn RK/ 2003N. Kế toán công ty ghi sổ : Nợ 1561( Cao su loại RSS) 1.240.800.000 Nợ 1561 ( Cao su loại SVR 3L) 700.000.000 Nợ 1331  97.040.000 Có 331  2.037.840.000 Minh họa Hóa đơn giá trị gia tăng ( trích dẫn số 2) HÓA ĐƠN Mẫu số :01-GTKT-3LL GIÁ TRỊ GIA TĂNG RG/ 2003N Liên 2: Giao khách hàng 0 0 9 0 2 5 6 6 Ngày 26 tháng 12 năm 2003 Đơn vị bán hàng : Công ty Dịch vụ vận tải Khoa Trí Địa chỉ: 25 Điện Biên Phủ – Q Tân Bình Số tài khoản: Điện thoại : MST:0 9 0 3 9 6 1 2 0 0 Họ tên người mua hàng: Trần Trung Tuyến Tên đơn vị: Công ty thương mại dịch vụ tổng hợp TPHCM Địa chỉ: 173 Hai Bà Trưng-Q3-TPHCM Số tài khoản: Hình thức thanh toán: tiền mặt MST:0 3 0 0 5 6 3 8 0 7 - 1 Tên hàng hóa, dịch vụ Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền Cước vận chuyển 619.048 Cộng tiền hàng 619.048 Thuế suất GTGT : 5% Tiền thuế GTGT 30.952 Tổng cộng tiền thanh toán 650.000 Số tiền viết bằng chữ: Sáu trăm năm mươi ngàn đồng y. Người mua hàng Người bán hàng Thủ trưởng đơn vị Trích dẫn số 4 : Ngày 07/01/2004, nhân viên phòng XNK là anh Lê Nguyễn Đình Bắc trả tiền chứng nhận C/O liên quan đến hợp đồng xuất khẩu tại phòng CN-TM Việt Nam, địa chỉ 245 Nguyễn Thị Minh khai-Q3_TPHCM,mã số thuế 01-00148391, kí hiệu hóa đơn AM/03-T, thanh toán bằng tiền trước đây đã tạm ứng, số tiền 50.000, thuế GTGT 10%.Kế toán ghi sổ: Nợ 632 50.000 Nợ 1331 5.000 Có 141 55.000 Trích dẫn số 5: Ngày 02/01/2004, mua công ty kim khí TPHCM thép xây dựng, trị giá 17.711.551đồng, thuế GTGT 5%, thanh toán bằng tiền gửi ngân hàng, địa chỉ người bán số 8 Lê Duẩn-Q1-TPHCM, mã số thuế 0300399360-1, tài khoản tại ngânhàng số 049120250101001, kí hiệu hóa đơn MA/03N,giấy báo Nợ ngân hàng số 62.Kế toán ghi sổ: Nợ 1521 17.711.551 Nợ 1331 885.578 Có 1121 18.597.129 Minh họa phiếu hạch toán VIETCOMBANK Chi nhánh 18 PHIẾU HẠCH TOÁN Mã VAT: 01001124370161 TÀI KHOẢN( ACCOUNT) SỐ TIỀN ( AMOUNT) NỢ ( DEBIT) : 04311 0-018-1-00-0012945 CT TM DV TH 18.597.129 CÓ 1 ( CREDIT 1) 04912 250101001 Thanh toán tiền hàng CÓ 2 ( CREDIT 2) 18.597.129 Số tiền bằng chữ: mười tám triệu năm trăm chín mươi bảy ngàn một trăm hai mươi chín đồng Nội dung: thanh toán tiền hàng Thanh toán viên Kiểm soát Giám đốc Trích dẫn số 6 : Ngày 1/1/2004, XN kinh doanh Vật tư xây dựng mua nhiên liệu của Cửa hàng xăng dầu số 46 có địa chỉ tại 102 Trần Phú-Q5 , trị giá 9.272.720đồng, thuế GTGT 10%, mã số thuế của bên bán 0300555450-001-1,kí hiệu hóa đơn AA/03T,thanh toán bằng tiền mặt, kế toán đơn vị ghi sổ : Nợ 15 2 3 9.272.720 Nợ 1331 927.280 Có111 10.200.000 Trích dẫn số 7: Ngày 10/01/2004, mua vé máy bay cho nhân viên công tác, trị giá 2.907.143, thuế GTGT 5%, thanh toán bằng tiền mặt, hóa đơn AA/ 2003T, nhân viên đi mua là anh Trần Trung Tuyến. Kế toán ghi sổ: Nợ 642 2.907.143 Nợ 1331 145.357 Có 1111 3.052.500 Trích dẫn số 8: Ngày 02/01/2004 mua của DN TN TM-DV Tài Hưng, thiết bị vệ sinh giá 15.545.439, màng nhựa trị gía17.422.390, thuế GTGT 10%, thanh toán bằng tiền mặt, địa chỉ người bán P13 Nguyễn Hồng Đào-QTP, mã số thuế 0301804942, kí hiệu hóa đơn SB/ 03N.Kế toán ghi sổ: Nợ 1561 32.967.829 Nợ 1331 3.296.800 Có 1111 36.264.629 Trích dẫn số 9: Ngày 31/01/2004, tại đơn vị trực thuộc là Trạm kinh doanh TMDV trả tiền thuê kho cho công ty TM Thái Thành, địa chỉ 114-Hậu Giang-Q6, số tiền là 1.000.000, thuế GTGT 10%, mã số thuế 0301379511-1, kí hiệu AA/2003-T.Kế toán đơn vị ghi sổ: Nợ 642 1.000.000 Nợ 1331 100.000 Có 1111 1.100.000 Trích dẫn số 10: Ngày 02/01/2004, mua của công ty bao bì Sài Gòn, địa chỉ 27-29-31 An Điềm-Q5 bao bì vận chuyển cho các đơn vị, trị giá 695.000, thuế GTGT 5%, mã số thuế 0301714946, kí hiệu hóa đơn DR/03N, thanh toán bằng tiền mặt.Kế toán ghi sổ: Nợ 153  695.000 Nợ 1331 34.750 Có 1111 729.750 7 2.3.2.2 Kế toán nhập khẩu trực tiếp : Thủ tục và chứng từ giao nhận  Trong toàn bộ quá trình nhập khẩu thì công việc chủ yếu thuộc về bộ phận kinh doanh xuất nhập khẩu, đối với bộ phận kế toán thì có nghĩa vụ thanh toán tiền theo hợp đồng tại ngân hàng giao dịch nếu bộ chứng từ phù hợp.Phương thức thanh toán chủ yếu công ty là T/T, L/C qua VCB chi nhánh KCX Tân Thuận, Eximbank, do đó nếu thanh toán bằng: T/T: sau khi nhận được bộ chứng từ phù hợp thì kế toán công ty đến ngân hàng viết lệnh chuyển tiền thanh toán cho nhà xuất khẩu thông qua dịch vụ điện tín, fax của ngân hàng giao dịch và chịu chi phí cho việc trả tiền. L/C: sau khi tiến hành kí kết xong hợp động nhập khẩu với đối tác, công ty tiến hành mở L/C và thực hiện kí quỹ theo yêu cầu ngân hàng( mức kí quỹ hiện nay của công ty tại các ngân hàng trên là 20%, 30%), sau khi nhận bợ chứng từ thì ngân hàng tự động trích tài khoản của công ty để thanh toán tiền cho nhà xuất khẩu và hưởng phí như : kí quỹ, tu chỉnh, điện SWIFT Bộ chứng từ thanh toán theo L/C bao gồm: Hóa đơn thương mại ( Invoice) Phiếu đóng gói( Packing list) Giấy chứng nhận xuất xứ ( Certificate of origin) Chứng nhận chất lượng, số lượng của người bán ( Certificate of quantity / quality) Hóa đơn bảo hiểm ( Certificate of insurance) Vận đơn đường biển ( Bill of lading) Tờ khai hải quan hàng nhập khẩu Thông báo nộp thuế hải quan. Tài khoản sử dụng: TK 156, 152, 153, 133, 3333, 3332, 33312, 331, 1122, 144, 311 TK 1122 :Tiền gửi ngân hàng ( ngoại tệ) TK 144 : Kí cược, kí quỹ ngắn hạn TK 311 : Vay ngắn hạn TK 331 : Phải trả người bán TK 33312 : Thuế GTGT hàng nhập khẩu TK 3333 : Thuế nhập khẩu Phương pháp hạch toán: như trường hợp mua hàng trong nước, tuy nhiên giá mua hàng nhập khẩu được tính theo công thức: Giá thực tế = Giá mua + Các khoản thuế không được khấu trừ + Chi phí thu mua ( thuế NK, thuế TTĐB..) Trích dẫn minh họa các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến nhập khẩu trực tiếp Trích dẫn số 1: Ngày 03/01/2003 theo hợp đồng ngoại thương số 196/2002, nhập khẩu của Beam Computers.Ltd ( Australia) 1 lô hàng linh kiện máy vi tính ( bao gồm nhiều loại như màn hình vi tính, máy in, ổ đĩa..) , tổng trị giá lô hàng 20.052USD, thuế nhập khẩu 5% trị giá lô hàng, thuế GTGT hàng nhập khẩu 10%.Thanh toán bằng T/T qua VCB chi nhánh TPHCM.Tỷ giá tại thời điểm nhận hàng 15370/USD, kế toán ghi sổ: Trị giá hàng nhập Nợ 156 323.609.202 Có 1122 307.998.720 Có 3333 15.409.962 Thuế GTGT hàng nhập khẩu Nợ 1331 32.360.902,2 Có 33312 32.360.902,2 Ngân hàng thu phí điện tín 15 USD, thuế GTGT 10% Nợ 1562 230.550 Nợ 1331 23.055 Có 1122 253.605 Trích dẫn số 2: Ngày 10/02/2004 nhập khẩu lò đốt rác ( dùng trong y tế) trị giá hóa đơn 88.160USD, trị giá L/C đã mở là 95.700USD, thuế GTGT 5%, thanh toán bằng L/C qua VCB chi nhánh Tân Thuận, người bán là Dain Trading Co- Korea.Tờ khai hải quan số 485.Tỉ giá nhận hàng 15758VND/USD. Kí quỹ mở L/C: 20% / trị giá L/C Nợ 144 301.608.120 ( 95.700 x 20% x 15758) Có 1122 301.608.120 Phí kí quỹ 0,22% trị giá hóa đơn( bao gồm VAT 10%) Nợ 1562 2.778.422 Nợ 1331 277.842 Có 1122 3.056.264( 0,22 % x 88.160 x 15758) Trị giá hàng nhập Nợ 1561 1.389.225.280 Có 331 1.389.225.280 Thuế GTGT hàng nhập khẩu Nợ 1331 69.461.264 Có 33312 69.461.264 Thanh toán tiền cho người bán Nợ 331 1.389.225.280 Có 144 301.608.120 Có 1122 1.087.617.160 Trích dẫn số 3: Ngày 05/12/2004,nhập khẩu của công ty Dicken ( Hồng Kông) băng Maxell UR-90, trị giá 42.000USD, thuế nhập khẩu 30%, thuế GTGT 5%, thanh toán bằng T/T qua ngân hàng ACB, tờ khai hải quan số 160/NK 2004, tỉ giá nhận hàng 15750.Kế toán ghi sổ: Trị giá hàng nhập Nợ 1561 859.950.000 Có 3333 198.450.000 Có 331 661.500.000 Thuế GTGT hàng nhập Nợ 1331 42.997.500 Có 33312 42.997.500 Chuyển tiền thanh toán Nợ 331 661.500.000 Có 1122 661.500.000 Phí chuyển tiền bằng điện ngân hàng thu 10 USD, thuế GTGT 10% Nợ 1562 157.500 Nợ 1331 15.750 Có 1122 173.250 Trích dẫn số 4: Ngày 10/02/2005, nhập khẩu công ty Malayans Traden Syndicate ( Singapore) da thuộc, trị giá 1350 USD, thuế GTGT hàng nhập khẩu 5% ,tỉ giá 15765.Thanh toán bằng T/T qua VCB chi nhánh 18. Tờ khai hải quan số 46/2005. Trị giá hàng nhập Nợ 1561 21.282.750 Có 331 21.282.750 Thuế GTGT hàng nhập khẩu Nợ 1331 1.064.138 Có 33312 1.064.138 Phí bưu điện ngân hàng thu 5 USD, thuế GTGT 10% Nợ 1562 78.825 Nợ 1331 7.883 Có 1122 86.708 Trích dẫn số 5: Ngày 06/04/2005, nhập khẩu của P.H.K. $ SONS CORPORATION LIMITED ( THAILAND) 1 máy ép tạo vân trên da thuộc hoạt động bằng thủy lực, đơn giá 31.000 USD/CIF HCMC, thuế GTGT 5%, thanh toán bằng L/C trả ngay qua VCB, tỉ giá lúc thanh toán 15792 VND/USD, tờ khai hải quan số 1183 / NK /NKD / KV3. Kế toán ghi sổ: Kí quỹ mở L/C, trị giá 30% L/C Nợ 144  146.865.600 Có 1122 146.865.600 Phí kí quỹ 0,22%/ trị giá L/C Nợ 1562 1.077.015 Có 1121 1.077.015 Trị giá hàng nhập khẩu: Nợ 156 489.552.000 Có 331  489.552.000 Thuế GTGT hàng nhập khẩu: Nợ 1331 24.477.600 Có 33312 24.477.600 Thanh toán tiền hàng Nợ 331 489.552.000 Có 144  146.865.600 Có 1122 342.686.400 Ngân hàng thu phí điện SWIFT 10USD, thuế GTGT 10% Nợ 1562 157.920 Nợ 1331 15.792 Có 1122 173.712 Minh họa hóa đơn thương mại( Comercial Invoice) P.H.K. $ SONS CORPORATION LIMITED 10/17 MOO 8 PUTARAKSA ROAD TOMBON TAIBAN SAMUTPRAKARN 10280 THAILAND Tel: ( 02) 7013748 – 50, 3880598 Fax: 662 3871970 Email: phksons@ksc.th.com Date: February 25,2005 InvoiceNo.376/Hp/05 Messrs. General Commercial Service Company.( Gecosex.Co). 173 Hai Ba Trung St, Dist 3 Hochiminh City, Viet Nam Description QT Unit Price CIF-HCMC-USD Amount Máy ép tạo vân trên da thuộc ( hiệu P.H.K brand) 1 31.000 31.000 Trong tất cả các nghiệp phát sinh trên, chênh lệch tỷ giá do thanh toán với tỷ giá khi xuất ngoại tệ theo phương pháp Nhập trước- Xuất trước, đến cuối tháng ngân hàng sẽ thông báo cho bộ phận kế toán tại công ty,lúc đó kế toán công ty sẽ hạch toán: Nợ 1121 Có 515 hoặc Nợ 635 Có 1121 2.3.2.3 Kế toán nghiệp vụ nhân ủy thác nhập khẩu Thủ tục và chứng từ giao nhận: Kí hợp đồng với bên nước ngoài. Lập bộ chứng từ hàng nhập khẩu. Thông báo cho bên ủy thác biết thời gian nhận hàng, phối hợp với bên ủy thác để nhận hàng tại cảng quy định khi hàng về. Hưởng phí ủy thác bằng tiền đồng Việt Nam theo tỷ giá của ngân hàng vào ngày thanh toán ngay khi hoàn thành bộ chứng từ khai báo hải quan.bên ủy thác thanh toán trực tiếp nhà xuất khẩu hoặc thông qua tài khoản của công ty. Chứng từ giao nhận: Hợp đồng ngoại thương ( Purchase Contract) Hợp đồng ủy thác nhập khẩu. Hóa đơn thương mại Phiếu đóng gói. Giấy chứng nhận xuất xứ. Giấy chứng nhận số lượng, chất lượng. Giấy chứng nhận bảo hiểm. Tài khoản sử dụng: TK 156, 1388, 144, 1111,1122, 1121, 331, 3388, 5113 TK 1111 : Tiền mặt VNĐ TK 1121 : Tiền gửi ngân hàng( VNĐ) TK 1388 : Phải thu khác TK 3388 : Phải trả, phải nộp khác TK 5113 : Doanh thu cung cấp dịch vụ Phương pháp hạch toán: trích dẫn minh họa các nghiệp vụ kế toán nhận nhập khẩu ủy thác. Trích dẫn số 1 Ngày 27/11/03, nhận ủy thác nhập khẩu cho Cơ sở thuộc da Đặng Tư Ký( địa chỉ: 41/11 Aâu Cơ, Phường 9, Quận Tân Bình, TPHCM) mặt hàng da bò muối, số lượng 1540 tấm, đơn giá 64 USD/ tấm/ CIF HCMC, thuế GTGT hàng nhập khẩu 5%, Thanh toán bằng T/T qua VCB, tỉ giá nhận hàng là 15661VND/USD, người xuất khẩu là Braun Export ( USD).Phí ủy thác là 0,3% trên trị giá hàng nhập khẩu, .Kế toán ghi sổ: Nhận tiền của cơ sở thuộc da Đặng Tư Ký Nợ 1121 186.615.264 Có 3388 186.615.264 Trị giá hàng nhập Nợ 1561 186.615.264 Có 331 186.615.264 Thanh toán tiền cho người bán đồng thời giao hàng cho đơn vị ủy thác Nợ 331 186.615.264 Có 1122 186.615.264 Nợ 3388 186.615.264 Có 156 186.615.264 Phí ngân hàng nộp hộ Nợ 1388 257.730 Có 1122 257.730 Nhận phí ủy thác và khoản nộp hộ Nợ 1111 817.476 Có 5113 559.846 Có 1388 257.730 Trích dẫn số 2: Ngày 01/12/2003, nhập khẩu của Công ty Falloppi SRL ( Italia) phụ tùng máy thuộc da, số lượng 5 cái, trị giá 1300EUR/ cái, thuế GTGT hàng nhập khẩu 5%, thanh toán bằng T/T qua VCB, tỉ giá lúc nhận hàng là 19943 VND/ EUR.Người ủy thác là công ty thuộc sơn da Hưng Thái.Tờ khai hải quan số 1794.Kế toán ghi sổ: Trị giá hàng nhập Nợ 1561 129.629.500 Có 331 129.629.500 Nhận tiền của đơn vị ủy thác và thanh toán cho người bán Nợ 1121 129.629.500 Có 3388 129.629.500 Nợ 331 129.629.500 Có 1122 129.629.500 Nộp hộ thuế nhập khẩu Nợ 1388 6.481.475 Có 1111 6.481.475 Giao hàng cho đơn vị ủy thác Nợ 3388 129.629.500 Có 156 129.629.500 Nhận phí ủy thác 0,3% và khoản nộp hộ Nợ 1111 6.870.363 Có 5113 6.870.363 Trích dẫn số 3: Ngày 23/12/2003, nhập khẩu của TFI Co.LTD( Thailand) 10080kg hóa chất, trị giá 11947,2 USD, thanh toán bằng T/T qua Ngân hàng ACB chi nhánh TPHCM,thuế nhập khẩu 10%, thuế GTGT hàng nhập khẩu 5%,người ủy thác là Cơ sở thuộc da Ba Hùng , tỉ giá lúc nhận hàng 15620VND/ USD, tờ khai hải quan số 571.Kế toán ghi sổ: Trị giá hàng nhập Nợ 156  186.615.264 Có 331 186.615.264 Thuế nhập khẩu, GTGT nộp hộ Nợ 1388 28.925.366 Có 1121 28.925.366 Nhân tiền hàng của đơn vị ủy thác Nợ 1121 186.615.264 Có 3388 186.615.264 Thanh toán tiền cho người bán, giao hàng cho đơn vị Nợ 331  186.615.264 Có 1122 186.615.264 Nợ 3388 186.615.264 Có 156  186.615.264 Nhận phí ủy thác bằng tiền mặt và khoản nộp hộ Nợ 1111 29.485.216 Có 5113 29.485.216 Trích dẫn số 4: Ngày 05/01/2004, nhập khẩu ủy thác cho Cơ sở thuộc da Đặng Tư Ký mặt hàng da bò muối, số lượng 1506 tấm, đơn giá 64 USD/ tấm/ CIF HCMC, thuế GTGT hàng nhập khẩu 5%, người xuất khẩu là Cargill Beef ( Australia ) , thanh toán bằng L/C trả ngay qua VCB, tỉ giá nhận hàng 15696VND/USD, tờ khai hải quan số 10880. Trị giá hàng nhập 1460 tấm, tương ứng 93.440 USD ( dung sai cộng trừ 5 %) nên kí quỹ mở L/C 20 % trị giá 93.440USD là 18.688 USD Nợ 144 293.326.848 Có 1122 293.326.848 Nhận hàng nhập khẩu ủy thác Nợ 156 1.466.634.240 Có 331 1.466.634.240 Nhận tiền đơn vị ủy thác Nợ 112 1.466.634.240 Có 3388 1.466.634.240 Thanh toán tiền cho bên bán Nợ 331 1.466.634.240 Có 144 293.326.848 Có 1122 1.173.307.392 Giao hàng cho đơn vị ủy thác Nợ 3388 1.466.634.240 Có 156 1.466.634.240 Thuế GTGT nộp hộ Nợ 1388 75.642.163 Có 1111 75.642.163 Phí kí quỹ 0,2 %, VAT 10% - Điện phí 20 USD, VAT 10%, nộp hộ Nợ 1388 3.571.907 Có 1122 3.571.907 Thu phí ủy thác và khoản nộp hộ bằng tiền mặt Nợ 1111 79.214.070 Có 1388 79.214.070 Trích dẫn số 5: Ngày 21/ 11/ 2004, nhận nhập khẩu ủy thác cho Cơ sở An Duy linh kiện máy vi tính, số lượng 1303 Pcs, trị giá 7.290 USD, thanh toán bằng T/T qua VCB chi nhánh Tân Thuận, thuế nhập khẩu 5%, thuế GTGT hàng nhập khẩu 10%, người xuất khẩu là Guan Yiac Enginerring PTE. LTD, tỉ giá nhận hàng là 15 675VND /USD Trị giá hàng nhập ủy thác Nợ 156  114.270.750 Có 331 114.270.750 Nộp hộ thuế nhập khẩu và thuế GTGT Nợ 1388 17.711.967 Có 1111 17.711.967 Nhận tiền của đơn vị ủy thác và thanh toán cho ngưới bán Nợ 331 114.270.750 Có 3388 114.270.750 Giao hàng cho đơn Nợ 3388 114.270.750 Có 156 114.270.750 Nộp hộ các khoản sau: thủ tục phí thanh toán nước ngoài 0,1% trị giá hàng,bưu điện phí 5USD, VAT 10 % , nộp bằng ngoại tệ.Thủ tục phí thanh toán trong nước 0,05%, VAT 10 %, nộp hộ bằng tiền gửi ngân hàng. Nợ 1388 389.681 Có 1122 328.528 Có 1121 55.594 Thu phí ủy thác và khoản nộp hộ Nợ 1121 18.444.460 Có 1388 18.101.648 Có 5113 342.812 Minh họa giấy báo Nợ ngân hàng cho trường hợp trên: NGÂN HÀNG NT TÂN THUẬN Phòng thanh toán quốc tế GIẤY BÁO NỢ TÀI KHOẢN SỐ TIỀN NO: 4311.018.1.00.001294.5 CTY TM DV TH VND 328.528 CO: 7121.VND.018.430101002 Thu ttp t/ toán n/ ng có thuế GTGT CO : 7299.VND.018.439801001 Thu bưu điện phí có thuế GTGT VND 244.642 VND 83.886 Ngày lập phiếu 25/12/2004 Ngày G/Trị 25/12/2004 Số tiền bằng chữ: Ba trăm hai mươi tám ngàn năm trăm hai mươi tám đồng chẵn Nội dung: Ref: 7290 USD TTP :0,11% Điện phí USD 5.5 TG 15675 F/o: Guan Yiac Engineering PTE. LTD: Gecosex Co. LTD. CHƯƠNG III NHẬN XÉT – KIẾN NGHỊ – KẾT LUẬN 3.1 Nhận xét- Kiến nghị 3.1.1 Về tình hình tổ chức bộ máy kế toán và công tác kế toán tại công ty 3.1.1.1 Mô hình tổ chức bộ máy kế toán: Việc áp dụng mô hình kế toán vừa tập trung vừa phân tán hiện nay tại doanh nghiệp có ưu điểm là vừa đảm bảo sự tập trung thống nhất, chặt chẽ trong việc chỉ đạo công tác kế toán giúp công ty kiểm tra, chỉ đạo kinh doanh kịp thời, bên cạnh đó còn tạo điều kiện cho các đơn vị trực thuộc nắm được tình hình sản xuất kinh doanh một cách nhanh chóng, chính xác cũng như cung cấp số liệu đầy đủ cho các đơn vị trong nội bộ doanh nghiệp. Tuy nhiên việc áp dụng mô hình này thì bên cạnh những ưu điểm vẫn còn tồn tại một số nhược điểm, trong đó phải kể đến là đội ngũ nhân viên kế toán theo mô hình này ngày càng đông, nâng cao chi phí trong hoạt động kinh doanh. Hơn nữa, mặc dù các đơn vị trực thuộc công ty được phân bố rộng khắp trên địa bàn thành phố nhưng xét về mặt địa lí lại không xa trụ sở chính của công ty. Do đó, nếu có thể công ty nên áp dụng mô hình kế toán tập trung nhằm đảm bảo cho hoạt động kinh doanh mang lai hiệu quả cao từ việc cắt giảm chi phí, đồng thời tạo thuận lợi cho việc luân chuyển chứng từ ở các trạm về công ty được kịp thời, tránh tình trạng trễ nãi dẫn đến có thể phát sinh những chi phí rủi ro trong kinh doanh như: nộp thuế trễ so với thời hạn , ảnh hưởng đến việc phân tích tài chính doanh nghiệp. 3.1.1.2 Hệ thống tài khoản áp dụng: Nhìn chung, hệ thống tài khoản mà doanh nghiệp đang áp dụng đảm bảo theo quy định của chế độ kế toán ban hành, phù hợp với yêu cầu quản lí kinh doanh của doanh nghiệp, phản ánh đầy đủ các hoạt động kinh tế tài chính phát sinh, đáp ứng yêu cầu thông tin và kiểm tra quá trình hoạt động kinh doanh. Với việc áp dụng các tài khoản cấp II, cấp III một cách chi tiết đem lại thuận lợi cho việc hạch toán vào các đối tượng liên quan .Nhưng bên cạnh đó, những tài khoản nếu chi tiết thành taì khoản cấp II, III thì cần thiết thì công ty chỉ dùng chung vào tài khoản cấp I, như vậy không thể xác định nguyênnhân tăng ( giảm ) của tài khoản đó ( nhất là những tài khoản liên quan đến chiphí), để từ đó có biện pháp thích hợp cũng như có sự phân bố hợp lí nhằm giảm bớt chi phí, đáp ứng yêu cầu kinh doanh của công ty. Ví dụ: tài khoản 642 có thể có những tài khoản cấp II như: Chi phí lương nhân viên Chi phí khấu hao Chi phí bằng tiền Chi phí khác Do đó nếu chỉ phân thành cấp II cho khoản mục lương nhân viên và chi phí bằng tiền thì trong quá trình phân tích kết quả hoạt động kinh doanh khó xác định được phát sinh tăng ( giảm) ở khâu nào ( ngoài 2 mục trên) , đặc biệt là với công ty mà hoạt động của các đơn vị trực thuộc phát sinh thường xuyên cả về nghiệp vụ lẫn nhân sự thì việc sử dụng tài khoản cấp II, III là hợp lí nhằm có sự điều chỉnh kịp thời, tránh tình trạng “ bên nặng, bên nhẹ”. 3.1.1.3 Tổ chức chứng từ và lưu chuyển chứng từ: Chứng từ kế toán là căn cứ dùng để kiểm tra, đối chiếu các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.Hiện nay tại công ty, công tác tổ chức chứng từ và lưu chuyển chứng từ nhìn chung khá đơn giản nhưng hợp lý, đảm bảo đúng quy định chế độ kế toán như:các chứng từ bắt buộc tuân thủ mẫu biểu, nội dung, phương pháp lập, bên cạnh đó các chứng từ hướng dẫn cũng được áp dụng phù hợp theo yêu cầu kinh doanh của doanh nghiệp. Ngoài ra, việc ghi chép chứng từ khi có nghiệp vụ phát sinh tại công ty cũng như trình tự luân chuyển chứng từ đảm bảo tính kịp thời, nhanh, gọn, tránh tình trạng mất mát, thất lạc, phục vụ một cách nhanh chóng cho bộ phận kế toán tại công ty. Tuy nhiên, có một số chứng từ mà hiện nay công ty không sử dụng như: phiếu xuất kho, phiếu nhập kho điều này ảnh hưởng một phần nào đó đến việc quản lí số lượng, giá trị hàng nhập, xuất trong kỳ từ đó dẫn đến việc khó xác định chính xác lượng hàng tồn cuối kì, bởi đây là 2 loại chứng từ làm cơ sở, căn cứ cho việc hạch toán nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến hàng hóa mua vào, bán ra.Ví thế, công ty nên quan tâm đến mặt này đảm bảo cho kế toán hàng hóa và thủ kho có được sự thống nhất trong việc kiểm tra số liệu sao cho chính xác, ăn khớp với nhau, tránh mất mát hàng hóa, nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ mà không xác định được nguyên nhân. 3.1.1.4 Hệ thống sổ sách: Hiện nay, việc áp dụng hình thức Nhật kí- Sổ cái đối với các doanh nghiệp, công ty hoạt động với quy mô lớn là không phù hợp nhất là các công ty có nghiệp vụ kinh tế phát sinh nhiều, liên quan đến nhiều tài khoản, vì thế việc ghi Nợ, Có cho nhiều tài khoản là rất phức tạp, rườm rà nhưng xét ở góc độ nào đó thì việc áp dụng hình thức này với DN là khá phù hợp nếu như nhìn vào hệ thống tài khoản đang sử dụng tại DN hiện nay, dễ dàng nhận thấy nghiệp vụ phát sinh tại công ty tương đối nhiều nhưng tài khoản liên quan lại ít, hơn nữa việc hạch toán được kế toán công ty ghi Nợ, Có cho các tài khoản một lần vào cuối tháng nên ưu điểm là hạn chế sai sót, tránh việc tẩy xóa, giá trị không chính xác Tuy nhiên, như đã trình bày trong phần II, hiện nay ngoài việc xử lí số liệu bằng thủ công thì công ty cũng đang áp dụng một số phần mềm kế toán như Excel, KTV 1994, ứng dụng chúng vào hình thức ghi sổ này có rất nhiều nhược điểm nên ít được sử dụng.Nếu có thể, doanh nghiệp nên lựa chọn hình thức nào phù hợp với công ty hiện nay, đồng thời thích nghi với tiến bộ khoa học kỹ thuật. Ngoài ra, bên cạnh hình thức ghi sổ có những nhược điểm thì hệ thống sổ sách tại công ty cũng chưa đảm bảo tính hoàn thiện, đáp ứng yêu cầu quản lí như việc không sử dụng một số sổ sách như : sổ chi tiết TSCĐ, sổ chi tiết tiền vay 3.1.1.5 Các phương pháp hạch toán và tính giá Trong 4 phương pháp hạch toán thì hiện nay các doanh nghiệp đều áp dụng khá giống nhau ở 2 phương pháp là: Phương pháp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ Phương pháp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên Phương pháp khấu hao TSCĐ tùy thuộc vào quy mô hoạt động, lợi nhuận cuối kỳ cũng như tình hình tài chính mà lựa chọn phương pháp thích hợp. Với công ty thì như đã trình bày ở trên, phương pháp đang áp dụng là khấu hao theo đường thẳng. Nó có ưu điểm là dễ tính, chi phí khấu hao qua các thời kì không thay đổi về cách tính chỉ phụ thuộc vào TSCĐ trích khấu hao( tăng hay giảm) về nguyên giá, thời gian sử dụng.Vì thế mà hiện nay hầu hết các DN đều áp dụng phương pháp này. Phương pháp tính giá hàng tồn kho: việc tính giá hàng tồn kho ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả lãi, lỗ trong năm.Vì thế mà việc lựa chon phương pháp tính giá sao cho phù hợp, đảm bảo hiệu quả kinh doanh là cần thiết đối với công ty. Hiện nay, với phương pháp Nhập trước – Xuất trước mà công ty đang áp dụng thì giá trị hàng tồn kho trên bảng cân đối kế toán được tính theo giá phí phù hợp với giá thực tế- là giá mà tại ngày lập bảng cân đối kế toán.Có thể nhận thấy ưu điểm của phương pháp này là: khi giá cả đang gia tăng ( lạm phát xảy ra) thì giá trị hàng tồn kho cuối kỳ sẽ cao hơn so với phương pháp bình quân gia quyền . Khi giá trị hàng tồn kho cao hơn thì giá trị hàng đã xuất dùng hay xuất bán sẽ giảm đi, dẫn đến lợi nhuận giảm và thuế phải nộp ít hơn. Tuy nhiên, với việc mở rộng vàkinh doanh nhiều mặt hàng như hiện nay thì công tác mua hàng ngày càng được nâng cao cả về số lượng lẫn chất lượng, điều này đồng nghĩa với việc khối lượng hàng d ự trữ để bán ra nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường ngày càng nhiều.Do đó doanh nghiệp có thể lựa chọn phương pháp bình quân gia quyền nhằm giảm bớt công việc tính toán, tiết kiện thời gian bởi theo phương pháp này thì giá trị hàng tồn kho được tính một lần vào cuối kì và được xác định bởi giá trị hàng tồn đầu kỳ và hàng mua trong kì. 3.1.1.6 Tình hình trang bị công nghệ xử lý thông tin hỗ trợ cho công tác kế toán: Hiện nay, kế toán tin học ngày càng phát triển rộng rãi và được ứng dụng trong các ngành nghề khác nhau. Việc sử dụng phương tiện tính toán hiện đại trong công tác kế toán là yêu cầu cấp thiết nhằm đáp ứng kịp thời về thông tin cho lãnh đạo trong quá trình quản lí. Vì thế mà hiện nay, kế toán trưởng công ty có kế hoạch trang bị thêm phương tiện kỹ thuật tính toán, bồi dưỡng cán bộ có trình độ chuyên môn về kế toán chứng tỏ mong muốn được tiếp cận, hội nhập với sự tiến bộ khoa học kỹ thuật bằng các ứng dụng như phần mềm, máy tính Nhưng chỉ với những trang thiết bị như hiện nay như máy fax, máy in là còn lạchậu, vì thế công ty nên tăng cường thêm những thiết bị hỗ trợ như Internet, Web, Email tạo thuận lợi cho công tác tìm kiếm thông tin được nhanh chóng liên quan đến những thay đổi trong lĩnh vực kế toán bên cạnh đó nhờ vào những địa chỉ email, trang web riêng mà công ty có thể thường xuyên trao đổi, hợp tác với các doanh nghiệp trong và ngoài nước cũng như tạo được uy tín kinh doanh của mình qua việc quảng cáo, giới thiệu hình ảnh công ty lên mạng, bởi một trong những xu thế hiện nay đang diễn ra có phần mạnh mẽ, sôi nổi là đại bộ phận doanh nghiệp cũng như khách hàng quan tâm đến việc mua bán, hợp tác làm ăm qua mạng, hơn thế nữa công ty nên tận dụng triệt để việc giao dịch, chào hàng, giới thiệu sản phẩm thông qua trang Web và email của mình để có thể tiết kiệm được chi phí.Việc gửi thư chào hàng nên kèm theo các hình ảnh minh họa đến những khách hàng đã lựa chọn ở vài thị trường nhất định sau khi nghiên cứu thông tin về họ. 3.1.2 Về công tác kế toán nghiệp vụ mua hàng tại công ty Phương thức mua, thủ tục, chứng từ sử dụng Kế toán mua hàng trong nước: trong các phương thức mua hàng trong nước đã trình bày ở trên thì nghiệp vụ mua hàng của công ty chủ yếu được tiến hành trên cơ sở các hợp đồng đã kí kết với bên bán và thường thực hiện theo 2 phương thức: chuyển hàng hoặc nhận hàng Chuyển hàng: bên bán căn cứ vào hợp đồng đã kí kết chuyển hàng cho công ty theo kế hoạch và giao hàng tại địa điểm đã thỏa thuận bởi 2 bên ( thường là tại kho công ty) .Sau khi giao hàng bên bán sẽ lập và gửi cho công ty Hóa đơn GTGT. Với phương thức này dễ dàng nhận thấy công ty sẽ tiết kiệm được khỏa chi phí trong quá trình vận chuyển, bốc xếp.. và kèm thao đó giá hàng hóa sẽ cao hơn. Tuy nhiên khi mua hàng theo hình thức này, cán bộ công ty khó mà kiểm tra được hàng hóa mua vào ở các mặt như quy cách, phẩm chất, số lượng..ngay tại kho người bán. Nếu vận chuyển về kho mà xảy ra trường hợp mất mát, hư hỏng, hàng kém chất lượng ngoài định mức cho phép thì dễ ảnh hưởng đến công tác tiêu thụ của công ty, không đáp ứng yêu cầu bán ra của khách hàng, thị trường, mặt khác đối với những mặt hàng khó bảo quản, công ty còn phải chịu thêm những khoản chi phí như nhân công, thuê kho, bao bì Vì vậy để có thể giảm bớt một phần nào đó rủi ro trong hình thức này công ty nên có sự lựa chọn với bên bán trước khi nhận hàng. Nếu bên bán là đơn vị có uy tín, quan hệ làm ăn lâu dài với công ty thì công ty có thể áp dụng phương thức này hoặc có thể xét đến yếu tố về địa lí như nếu khoảng cách giữa kho người bán với kho công ty không xa thì công ty nên tận dụng đội ngũ công nhân viên vận chuyển trong công ty tiến hành vận chuyển, một mặt có thể tiết kiệm được chi phí, mặt khác tạo công ăn việc làm cho người lao động tránh tình trang thừa nhân viên, phải đi đến tinh giảm bộ máy nhân viên. Nhận hàng: theo phương thức này, công ty sẽ ủy nhiệm cho cán bộ có chuyên môn ( thường là anh Trần Trung Tuyến) đến nhận hàng tại kho bên bán theo quy định trong hợp đồng. Người nhận hàng của công ty sau khi mang giấy ủy nhiệm đến nhận hàng tại kho người bán sẽ kí xác nhận vào biên bản kiểm nghiệm và giữ 1 bản nộp cho phòng kế toán. Nhìn chung, so với phương thức chuyển hàng thì trong phương thức này công ty có sự chủ động hơn trong quá trình mua và nhận hàng, cán bộ CNV có điều kiện kiểm tra, giám sát, kiểm nghiệm chất lượng hàng cả về số lượng lẫn chất lượng, tránh tình trạng về đến kho công ty mới phát hiện những hư hỏng ngoài ý muốn. Nhưng với phương thức này đòi hỏi cán bộ đi nhận hàng phải có nghiệp vụ vững vàng, đáng tin cậy và 2 bên mua và bán mới quan hệ buôn bán với nhau. Để phương thức này có thể tiến hành thường xuyên thì cán bôï công nhân viên đi nhận hàng phải được đào tạo hơn nữa về chuyên môn , có khả năng nắm bắt nhu cầu thị trường, am hiểu về tính chất lí, hóa của hàng hóa cần kiểm tra. Ngoài ra, công ty nên chủ động hơn trong việc tìm kiếm nguồn hàng đáp ứng yêu cầu bán ra bằng cách thay vì chủ yếu lựa chọn nguồn hàng theo những phương thức trên công ty nên kí hợp đồng trực tiếp với nông ngư dân, đảm bảo hàng bán ra cho các trạm kinh doanh hàng thủy sản, nông sản làm như vậy tạo lợi thế về mặt giá cả, có khả năng cạnh tranh với doanh nghiệp trong cùng lĩnh vực. Chứng từ sử dụng: đối với các nghiệp vụ mua hàng trong nước phát sinh tại công ty, chứng từ sử dụng là khá hợp lí, đơn giản nhưng vẫn đảm bảo tính chặt chẽ, dễ quản lí, vì thế việc hạch toán của công ty được rõ ràng, đúng với chế độ kế toán hiện hành, có thể liệt kê một số chứng từ sử dụng tại công ty như: phiếu thu, phiếu chi, giấy đề nghị tạm ứng Tuy nhiên, việc sử dụng biên bản giao nhận hàng tại công ty hiện nay thay thế cho phiếu nhập kho chỉ có tính chất tạm thời, nếu có thể công ty nên quan tâm đến việc này để có thể dần đưa vào sử dụng phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, thẻ kho làm căn cứ cho việc hạch toán mua hàng đảm bảo hơn nữa chế độ kế toán hiện nay. Kế toán nhập khẩu trực tiếp và nhận ủy thác nhập khẩu: Nhập khẩu hàng hóa là công việc khá phức tạp ví nó chính là quá trình giao thương buôn bán giữa các quốc gia với nhau và tại mỗi biện giới nó lại liên quan đến nhiều ngành, nhiều đối tượng như : hải quan, bộ công nghiệp, bộ tài chính Tuy nhiên, trong quá trình thực tập tại công ty, em nhận thấy cách thức tiến hành hợp đồng giữa hai bộ phận là Phòng Xuất nhập khẩu và Phòng kế toán tại công ty rất hợp lí từ khâu tổ chức thực hiện ( phòng xuất nhập khẩu) đến quy trình thanh toán cho hợp đồng nhập khẩu( phòng kế toán) được tiến hành một cách thống nhất, ăn khớp, tránh tình trạng không nhận được hàng hay nhận trễ do chậm trong khâu liên quan đến việc nhận bộ chứng từ hay thủ tục hải quan, cụ thể là nhân viên kế toán ssau khi đến ngân hàng giao dịch thanh toán tiền cho hợp đồng sẽ nhận bộ chứng từ hàng hóa do người bán lập chuyển cho nhân viên phòng xuất nhập khẩu tiến hành nhận hàng tại cảng đến quy định ( thường là cảng ICD Phước Long, cảng Bến Nghé, sân bay Tân Sơn Nhất). Sau khi nhận hàng xong tiến hành nhập kho( nếu nhập khẩu trực tiếp), hoặc giao cho đơn vị ủy thác( nhập khẩu ủy thác), kế toán căn cứ vào chứng từ phản ánh vào các tài khoản liên quan theo đúng tính chất nghiệp vụ phát sinh. Ở công tác nhập khẩu này, em nhận thấy công ty cần hoàn thiện hơn nữa ở khâu tiếp cận thị trường, tìm kiếm đối tác ( nhất là đơn vị nhờ ủy thác nhập, xuất khẩu) để nâng cao hiệu quả kinh doanh từ phí dịch vụ được hưởng bên cạnh các khách hàng quen thuộc. Do đó, công ty cần mạnh dạn thành lập thêm phòng Marketing hoạt động độc lập không gộp chung với phòng XNK như hiện nay nhằm tăng khả năng nắm bắt thông tin về thị trường trong và ngoài nước, tăng cường công tác bồi dưỡng nghiệp vụ ngoại thương cho cán bộï công nhân viên liên quan tạo điều kiện nghiên cứu, tìm hiểu phong tục tập quán của những thị trường và khách hàng cần mở rộng. Tài khoản sử dụng: hiện nay khi có phát sinh nghiệp vụ liên quan đến mua hàng thì việc sử dụng tài khoản tại công ty so với lý thuyết học ở trường là giống nhau, thể hiện được nội dung của nghiệp vụ phát sinh,các hạch toán dễ hiểu, chi tiết nhưng không quá rườm rà, theo đúng trình tự phát sinh.Mặt khác, tài khoản công ty hiện đang sử dụng có ưu điểm là đơn giản, dễ dàng cho việc hạch toán và tài khoản được chi tiết nhìn chung hợp lí, mặc dù có những tài khoản cần chi tiết cụ thể thì hiện nay bộ phận kế toán công ty chưa áp dụng nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn trong quá trính hạch toán vào các tài khoản này, nhất là khoản mục liên quan đến chi phí trong quá trình kinh doanh Phương pháp hạch toán kế toán quá trình mua hàng hóa: Đối với kế toán mua hàng trong nước, nhìn chung là khá giống nhau so với lý thuyết, đối với những tài khoản cấp II được kế toán hạch toán một cách chi tiết, cụ thể tạo điều kiện dễ quản lí, kiểm tra, đối chiếu khi có nhầm lẫn. Tuy nhiên có một vài chi tiết mà nếu có thể kế toán công ty nên thay đổi cách hạch toán như: Lấy lại trích dẫn số 4 ngày 7/1/2004 về dịch vụ mua vào là giấy chứng nhận C/O cho hàng xuất khẩu , thiết nghĩ đây là dịch vụ liên quan đến công tác bán hàng, nên thay vì ghi Nợ 632, kế toán nên thay bằng Nợ 641, mặc dù cuối cùng vẫn kết chuyển về Nợ 911, chi phí vẫn tăng , thuế phải nộp giảm nhưng hạch toán như vậy không có cơ sở để điều chỉnh, biện pháp để cắt giảm chi phí bán hàng khi chi phí này tăng quá mức, mức tăng cao hơn so với lợi nhuận từ đó có sự phân bổ hợp lí, bởi khi hạch toán như vậy, một khi phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh nhiều khi lại chú trọng vào công tác mua hàng, tìm nguyên nhân dẫn đến việc giá mua hàng tăng trong khi nguyên nhân thuộc về bộ phận bán hàng, làm như vậy lợi nhuận mang lại từ hoạt động kinh doanh không tăng mà còn lãng phí thời gian, nhân sự, chi phí khác.. Đối với kế toán nhập khẩu : Trong trường hợp nhập khẩu ủy thác có sự khác biệt là nếu so với lí thuyết đã học là khi nhận được tiền do bên nhờ ủy thác chuyển đến thì kế toán định khoản Về mặt lý thuyết: Nợ 1121, 1111, 1122, 1112 Có 131 ( chi tiết đơn vị nhờ ủy thác) Kế toán công ty: Nợ 1121,1111, 1122, 1112 Có 3388 ( đơn vị nhờ ủy thác) So sánh giữa hai cách hạch toán trên ta thấy: cách hạch toán của công ty có phần dễ hiểu, tránh nhầm lẫn, đồng thời qua việc sử dụng tài khoản 3388, nó phản ánh được một cách rõ ràng đối tượng liên quan trực tiếp đến nghiệp vụ ( ở đây phải là đơn vị nhờ ủy thác) kinh tế phát sinh, hơn nữa trong quá trình hạch toán kế toán lại dùng tài khoản 1388 ( thu khoản chi hộ, thu phí ủy thác..) và giữa 2 tài khoản này chúng ta có thể nhận thấy quan hệ thu – chi là khá rõ ràng , vì thế mà đây là tài khoản được sử dụng một cách thống nhất tại bộ phận kế toán công ty. Trong tất cả các trích dẫn minh họa cho cả 2 trường hợp là Nhập khẩu trực tiếp và ủy thác , dễ dàng nhận thấy tài khoản 515( chênh lệch lãi tỷ giá) hoặc 635( chênh lệch lỗ tỷ giá) đều không được hạch toán cho từng nghiệp vụ kinh tế phát sinh mặc dù tỷ giá khi thanh toán và tỷ giákhi nhận nợ là có sự chênh lệch, mà định khoản Nợ 635( Có 515) _ Có 1121( Nợ 1121) chỉ được kế toán hạch toán một lần vào cuối kì khi có giấy báo Nợ ( Có ) của ngân hàng. Điều này mặc dù không ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh, nhưng trong quá trình phát sinh nghiệp vụ, kế toán hay công ty không thấy được sự biến động tỷ giá lúc thanh toán cũng như cách tính tỷ giá ngoại tệ theo phương pháp Nhập trước-Xuất trước là phù hợp hay chưa nhằm có sự điều chỉnh phương pháp tính kịp thời để không ảnh hưởng đến lợi nhuận hoạt động tài chính trong kỳ nhất là trường hợp nhập khẩu ủy thác. Các phương thức thanh toán và ảnh hưởng của chúng đến nghiệp vụ mua hàng : như đã trình bày ở trên Đối với mua hàng trong nước: tùy vào nhiều yếu tố mà công ty lựa chọn phương thức thanh toán nào cho phù hợp, có thể là trả ngay, trả sau, trả hỗn hợp. Tuy nhiên mỗi cách thanh toán có những ưu điểm bên cạnh nhược điểm vốn có, ví dụ khi mua hàng theo hình thức trả sau, công ty có thuận lợi là số vốn có thể quay vòng nhiều lần do đây là hình thức người bán cấp vốn cho người mua, vì thế với khoản tiền này công ty có thể tạo điều kiện cho nó sinh lời bằng cách đơn giản nhất là gởi ngân hàng hay cho vay, đầu tư trước khi thanh toán cho người bán. Tuy nhiên, công ty cũng nên xem xét đến sự chênh lệch giữa lãi suất có được từ đầu tư với lãi suất trả cho người bán, bởi mua hàng trong trường hợp này giá hàng hóa cao hơn so với hình thức khacù. Khi đó, việc hạch toán cho trường hợp này cũng phức tạp, việc định khoản phải được phản ánh thường xuyên cho đến khi thanh toán, đòi hỏi phải theo dõi chi tiết . Ngoài ra, khi mua hàng thanh toán bằng hình thức trả ngay bên cạnh ưu điểm là giá hàng mua thấp, ổn định được nguồn hàn bán ra phục vụ cho nhu cầu tiêu thụ hàng hóa thì công ty cũng cần lưu ý đến tình hình biến động trên thị trường về giá cả, nhu cầu của mặt hàng cần mua nhằm tránh trường hợp khi kí hợp đồng mua hàng với giá cao nhưng khi thanh toán cho người bán thì trên thị trường giá cả mặt hàng đó có xu hướng giảm gây khó khăn cũng như làm giảm đi hiệu quả kinh doanh của công ty, lợi nhuận giảm.Vì thế, khi mua hàng trong nước, các bộ công ty nên thường xuyên theo dõi, cập nhật thông tin liên quan nhằm giúp công ty có thể hạn chế rủi ro trong kinh doanh. Đối với nhập khẩu: chủ yếu thanh toán bằng T/T hoặc L/C, giữa 2 phương thức này có thể nhận thấy: T/T : đây là phương thức dễ dàng thực hiện nhất, thủ tục đơn giản, nhanh,chi phí không cao,áp dụng cho đối tác quan hệ làm ăn lâu dài, khoảng cách không xa và với phương thức này có ưu điểm nhất là thuận lợi cho việc hạch toán được rõ ràng, ngắn gọn nhưng đảm bảo tính chất nghiệp vụ phát sinh cho cả 2 trường hợp nhập khẩu TT và ủy thác.Tuy nhiên bên cạnh đó cũng có tồn tại là rủi ro cao, không an toàn, nếu nhà xuất khẩu không đáng tin cậy. L/C : so với phương thức trên thì thanh toán bằng tín dụng chứng từ mức độ an toàn cao, tuy nhiên thủ tục có thể nói là phức tạp với quá nhiều khâu như:kí quỹ, tu chỉnh, phí giải tỏa L/C ảnh hưởng đến việc hạch toán của kế toán khi mà Nợ Có cho một quy trình nhập khẩu một lô hàng là rất nhiều, tạo khó khăn khi kiểm tra đối chiếu và chứng từ trong phương thức này cũng lớn. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện xuất nhập khẩu tại công ty, em nhận thấy các khâu tổ chức, tiến hành, thanh toán trong phương thức này của nhân viên kế toán và xuất nhập khẩu được các anh chị thực hiện khá nhuần nhuyễn, ít sai sót, vì thế tiết kiệm được một khoản chi phí liên quan đến việc tu chỉnh L/C, đồng thời tạo an tâm cũng như uy tín cho khách hàng trong quá trình giao dịch. Ngoài ra, trong hợp đồng nhận ủy thác nhập khẩu, ở điều khoản Thanh toán, các bộ phận có liên quan công ty nên xem xét lại và có sự điều chỉnh khi quy định : “đơn vị nhờ ủy thác nhập khẩu có thể thanh toán trực tiếp với nước ngoài”, thiết nghĩ những đơn vị này không có khả năng nhập hoặc xuất trực tiếp hàng hóa nên mới tiến hành ủy thác , ví thế mà công việc thanh toán với nước ngoài cũng là nhiệm vụ của bên nhận ủy thác, nếu không đây là trường hợp nhập khẩu trực tiếp của bên ủy thác. 3.2 Kết luận Nền kinh tế Việt Nam đang trong giai đoạn phát triển , chạy đua với các nước trong khu vực Châu Á, trước hết là các nước khu vực Đông Nam Á mà thử thách đầu tiên chính là tiến trình hội nhập, gia nhập vào WTO nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho nước ta trong việc đa phương hóa các mối quan hệ đối ngoại nhằm nâng cao kim ngạch xuất nhập khẩu bên cạnh hiệu quả của các doanh nghiệp, công ty trong quan hệ mua bán nội thương ngày càng sôi nổi , phát triển. Vì thế, trong giai đoạn hiện nay, hoạt động xuất nhập khẩu trong giao dịch ngoại thương đã trở thành ngành kinh tế mũi nhọn quan trọng mang lại ngoại tệ cho đất nước, góp phần nâng cao vị thế Việt Nam trên thương trường quốc tế. Để có những thành quả như thế không thể phủ nhận vai trò của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu thông qua quá trình giao dịch, đàm phán, kí kết thực hiện hợp đồng và cuối cùng là qui trình hạch toán, thanh toán, lưu giữ chúng từđây là công việc gần như thường xuyên của bộ phận kế toán trong mỗi công ty có hoạt động xuất nhập khẩu bên cạnh mua bán trong nước mà cụ thể là các kế toán viên trong doanh nghiệp. B áo cáo thực tập đã phản ánh sơ bộ về công ty Gecosex, cề tình hình kinh doanh, những khó khăn cần giải quyết, những thuận lợi cần phát huy nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh. Quá trình mua hàng, thanh toán, hạch toán cho đến việc áp dụng theo chế độ kế toán quy định của công ty so với lý thuyết có những điểm khác biệt song vẫn có những mặt tích cực, ưu điểm và vẫn đảm bảo công tác kế toán của các hoạt động kinh tế phát sinh liên quan đến kế toán. Báo cáo thực tập chỉ khái quát được phần nào quy trình nghiệp vụ từ quan sát thực tế của bản thân nên không tránh khỏi những thiếu sót.Kính mong nhận được sự thông cảm và chỉ dẫn tận tình của thầy cô và các anh chị trong công ty. Lời cuối cùng em xin kính chúc công ty ngày một phát triển hơn nữa trên tất cả các mặt của quá trình kinh doanh, đặc biệt là công tác kế toán tại công ty ngày một hoàn thiện tạo điều kiện thích ứng với sự thay đổi của chế độ kế toán. Xin chân thành cảm ơn công ty.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc4263.doc
Tài liệu liên quan