Công ty phải xây dựng được cơ cấu lao động tối ưu, đảm bảo đầy đủ việc làm trên cơ sở phân công và bố trí lao động hợp lý, phù hợp với năng lực, sở trường và nguyện vọng của mỗi người.
- Khi giao việc phải xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm gắn liền với công việc.
- Phải đảm bảo cung cấp đầy đủ và kịp thời các điều kiện cần thiết để người lao động có thể thực hiện và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; đồng thời cần lưu ý đảm bảo sự cấn đối thường xuyên trong sự biến động của môi trường kinh doanh.
- Phải chú trọng công tác an toàn vệ sinh công nghiệp và các điều kiện về an toàn, bảo hộ lao động.
- Thực hiện và duy trì khuyến khích lợi ích vật chất và chịu trách nhiệm vật chất đối với người lao động. Thực hiện công tác trả lương, thưởng công bằng, công khai, dân chủ.
- Thường xuyên đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho người lao động để đáp ứng được yêu cầu của hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Tổ chức thường xuyên công tác tuyên truyền, giáo dục, các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao phục vụ nhu cầu tinh thần cho người lao động
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tình hình hoạt động của Công ty TNHH một thành viên than Mạo Khê, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
2. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của Công ty
2.1. Lực lượng lao động
Ngày nay khoa học kỹ thuật công nghệ đã trở thành lực lượng lao động trực tiếp. áp dụng kỹ thuật tiên tiến là điều kiện tiên quyết để tăng hiệu quả sản xuất của các doanh nghiệp nói chung và Công ty than Mạo Khê nói riêng. Máy móc dù tối tân đến đâu cũng do con người chế tạo ra, nếu không có lao động sáng tạo của con người sẽ không thể có các máy móc thiết bị đó. Mặt khác máy móc thiết bị dù có hiện đại đến đâu cũng phải phù hợp với trình độ tổ chức, trình độ kỹ thuật, trình độ sử dụng máy móc thiết bị của người lao động. Thực tế cho thấy nhiều doanh nghiệp nói chung nhập tràn lan máy móc thiết bị hiện đại của nước ngoài nhưng do trình độ sử dụng yếu kém nên vừa không đem lại năng suất cao lại vừa tốn kém tiền của cho hoạt động sửa chữa, dẫn đến hiệu quả kinh doanh thấp. Lực lượng lao động tác động trực tiếp tới năng suất lao động, đến trình độ sử dụng các nguồn lực khác như máy móc thiết bị, nguyên vật liệu.... nên có tác động trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh. Ngày nay, với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật đã thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế tri thức. Do đó đòi hỏi lực lượng lao động phải là lực lượng rất tinh nhuệ, có trình độ khoa học kỹ thuật cao. Điều này càng khẳng định vai trò ngày càng quan trọng của lực lượng lao động đối với việc nâng cao hiệu quả kinh doanh.
2.2. Cơ sở vật chất kỹ thuật và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật
Công cụ lao động là phương tiện mà con người sử dụng để tác động vào đối tượng lao động. Quá trình phát triển sản xuất luôn gắn liền với quá trình phát triển của công cụ lao động. Sự phát triển của công cụ lao động gắn bó chặt chẽ với quá trình tăng năng suất lao động, tăng sản lượng, chất lượng sản phẩm và hạ giá thành. Do đó cơ sở vật chất kỹ thuật là nhân tố hết sức quan trọng tạo ra tiềm năng tăng năng suất, chất lượng, lợi thế cạnh tranh và tăng hiệu quả kinh doanh. Chất lượng hoạt động của các doanh nghiệp nói chung chịu tác động mạnh mẽ của trình độ kỹ thuật, cơ cấu, tính đồng bộ của máy móc thiết bị, chất lượng công tác bảo dưỡng, sửa chữa máy móc thiết bị...
Ngày nay công nghệ kỹ thuật phát triển nhanh chóng, chu kỳ công nghệ ngày càng ngắn hơn và ngày càng hiện đại hơn, đóng vai trò ngày càng to lớn, mang tính chất quyết định đối với việc nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả. Điều này đòi hỏi doanh nghiệp phải tìm ra giải pháp đầu tư đúng đắn, chuyển giao công nghệ phù hợp với trình độ công nghệ tiên tiến của thế giới, bồi dưỡng và đào tạo lực lượng lao động làm chủ được công nghệ kỹ thuật hiện đại để tiến tới ứng dụng công nghệ kỹ thuật hiện đại, sáng tạo công nghệ mới... làm cơ sở cho việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp mình.
2.3. Công tác quản trị doanh nghiệp
Nhân tố quản trị ngày càng đóng vai trò quan trọng đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nói chung. Công tác quản trị doanh nghiệp chú trọng đến việc xác định cho doanh nghiệp một hướng đi đúng đắn trong môi trường kinh doanh ngày càng biến động. Chất lượng của chiến lược kinh doanh là nhân tố đầu tiên và quan trọng nhất quyết định đến sự thành công, hiệu quả kinh doanh cao hay thấp, kinh doanh phi hiệu quả của một doanh nghiệp. Định hướng đúng là cơ sở để đảm bảo hiệu quả lâu dài của doanh nghiệp.
Trong quá trình kinh doanh, quản trị doanh nghiệp khai thác và thực hiện phân bổ các nguồn lực sản xuất. Chất lượng của hoạt động này cũng là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của mỗi thời kỳ của như về lâu dài của doanh nghiệp.
2.4. Hệ thống trao đổi và xử lý thông tin
Trong môi trường kinh doanh thường xuyên biến động, sự cạnh tranh ngày càng mạnh mẽ hiện nay, các doanh nghiệp rất cần nhiều thông tin chính xác về cung cầu thị trường hàng hoá, về công nghệ kỹ thuật, về người mua, về các đối thủ cạnh tranh… Ngoài ra doanh nghiệp cũng cần đến các thông tin về kinh nghiệm thành công hay thất bại của các doanh nghiệp khác, cần các thông tin về các chính sách kinh tế của các cơ quan quản lý vĩ mô… Những thông tin chính xác được cung cấp kịp thời sẽ là cơ sở vững chắc để doanh nghiệp xác định được phương hướng kinh doanh, xây dựng chiến lược kinh doanh dài hạn cũng như hoạch định các chương trình ngắn hạn. Tổ chức khoa học hệ thống thông tin nội bộ vừa đáp ứng được nhu cầu thông tin kinh doanh lại vừa đảm bảo giảm thiểu chi phí kinh doanh cho quá trình thu thập, xử lý, lưu trữ và sử dụng thông tin, dẫn đến hiệu quả sản xuất kinh doanh được nâng cao.
2.5. Nhân tố tính toán kinh tế (chi phí kinh doanh)
Hiệu quả kinh doanh được xác định bởi tỉ số giữa kết quả đạt được và hao phí các nguồn lực để đạt được kết quả đó. Hiện nay người ta hay sử dụng chi phí tinh toán, bao gồm chi phí tài chính và chi phí kinh doanh. Tính chi phí tài chính phục vụ cho các đối tượng bên ngoài quá trình kinh doanh nên phải dựa trên các nguyên tắc thống nhất. Còn chi phí kinh doanh phục vụ cho bộ máy quản trị ra quyết định kinh doanh, tiếp cận dần đến chi phí thực phải bỏ ra phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh, do đó nó xác định được lợi nhuận thực tế mà doanh nghiệp đạt được. Do đó chi phí kinh doanh là một trong những nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của mọi doanh nghiệp.
2.6. Môi trường pháp lý và môi trường kinh tế
Mọi quy định của pháp luật đều tác động trực tiếp đến kết quả và hiệu quả kinh doanh của mọi doanh nghiệp. Môi trường pháp lý lành mạnh tạo ra “sân chơi” cho các doanh nghiệp cùng tiến hành thuận lợi các hoạt động kinh doanh, vừa cạnh tranh lại vừa hợp tác với nhau; cùng làm tăng lợi ích của các thành viên khác trong xã hội.
Môi trường kinh tế là nhân tố bên ngoài tác động rất lớn đến hiệu quả kinh doanh của từng doanh nghiệp, trong đó có Công ty than Mạo Khê. Đó là các chính sách đầu tư; chính sách phát triển kinh tế; chính sách cơ cấu… của các cơ quan quản lý vĩ mô. Các chính sách này tạo ra sự ưu tiên hay kìm hãm sự phát triển của từng ngành, từng lĩnh vực, từng vùng kinh tế cụ thể do đó tác động trực tiếp đến kết quả và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp thuộc các ngành, vùng kinh tế nhất định.
2.7. Các yếu tố thuộc cơ sở hạ tầng
Các yếu tố thuộc cơ sở hạ tầng như hệ thống đường giao thông, hệ thống thông tin liên lạc, điện, nước… cũng như sự phát triển của giáo dục đào tạo… đều là những nhân tố tác động mạnh mẽ đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trong khu vực có hệ thống đường giao thông thuận lợi, có điều kiện về điện nước, dân cư đông đúc và có trình độ dân trí cao sẽ có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển sản xuất, tăng tốc độ tiêu thụ sản phẩm, tăng doanh thu, giảm chi phí kinh doanh… và do đó tăng hiệu quả kinh doanh. Mặt khác trình độ dân trí tác động rất lớn đến chất lượng của lực lượng lao động xã hội nên tác động trực tiếp đến nguồn nhân lực cho doanh nghiệp. Chất lượng đội ngũ lao động lại là nhân tố bên trong có ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
3. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty
3.1. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh tổng hợp
3.1.1. Chỉ tiêu doanh lợi
a, Doanh lợi toàn bộ vốn kinh doanh
Trong đó: PR: Lãi ròng thời kỳ tính toán, đồng
TLVV: Lãi trả vốn vay thời kỳ tính toán, đồng
VVKD: Tổng vốn kinh doanh thời kỳ tính toán, đồng
b, Doanh lợi doanh thu tiêu thụ sản phẩm
Chỉ tiêu này phản ánh 1 đồng doanh thu tiêu thụ sản phẩm thì sẽ có bao nhiêu đồng lợi nhuận.
Trong đó: TR: Doanh thu bán hàng thời kỳ tính toán, đồng
PR: Lãi ròng thời kỳ tính toán, đồng
3.1.2. Chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh theo chi phí
Chỉ tiêu này phản ánh 1 đồng chi phí bỏ ra kinh doanh thì sẽ có được bao nhiêu đồng doanh thu.
Trong đó: TR: Doanh thu bán hàng thời kỳ tính toán, đồng
TC: Chi phí kinh doanh thời kỳ tính toán, đồng
3.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh bộ phận
3.2.1. Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh
a, Vòng quay toàn bộ vốn kinh doanh
Trong đó: TR: Doanh thu bán hàng thời kỳ tính toán, đồng
VVKD: Tổng vốn kinh doanh thời kỳ tính toán, đồng
b, Hiệu suất sử dụng TSCĐ
Chỉ tiêu này cho biết 1 đồng giá trị TSCĐ sẽ tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận hay khả năng sinh lời của TSCĐ trong sản xuất kinh doanh.
Trong đó: PR: Lãi ròng thời kỳ tính toán, đồng
TSCĐG: Tổng giá trị TSCĐ trong kỳ tính toán, đồng
c, Hiệu quả sử dụng vốn lưu động
Chỉ tiêu này cho biết 1 đồng vốn lưu động sẽ tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận hay khả năng sinh lời của vốn lưu động trong sản xuất kinh doanh.
Trong đó: PR: Lãi ròng thời kỳ tính toán, đồng
VLĐ: Tổng vốn lưu động trong kỳ tính toán, đồng
3.2.2. Hiệu quả sử dụng lao động
Lao động là nhân tố sáng tạo trong sản xuất kinh doanh, số lượng và chất lượng lao động là nhân tố quan trọng nhất tác động đến hiệu quả kinh doanh của Công ty. Hiệu quả sử dụng lao động được biểu hiện qua các nhân tố sau:
a, Năng suất lao động bình quân
Chỉ tiêu này phản ánh một lao động bình quân sẽ làm ra bao nhiêu sản phẩm.
Trong đó: APN: Năng suất lao động bình quân, tấn/người
K: sản lượng sản phẩm sản xuất, tấn
LBQ: Lao động bình quân, người
b, Mức sinh lời bình quân của lao động
Chỉ tiêu này phản ảnh 1 lao động bình quân sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận.
Trong đó: PBQ: Lợi nhuận bình quân do 1 lao động tạo ra, đồng/người
c, Hiệu suất tiền lương
Chỉ tiêu này phản ánh 1 đồng chi phí tiền lương cho lao động trong đó có bao nhiêu đồng lợi nhuận.
Trong đó: STL: Tổng quỹ tiền lương và tiền thưởng có tính chất lương, đồng
3.2.3. Hệ số tận dụng công suất máy móc thiết bị
Trong đó: QTt: Sản lượng thực tế, tấn
QTK: Sản lượng thiết kế, tấn
4. Thực trạng về hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty than Mạo Khê
4.1. Tình hình kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty
Bảng 5. Bảng tổng hợp kết quả hoạt động SXKD (2001-2005)
TT
Chỉ tiêu
2001
2002
2003
2004
2005
1
Sản lượng (tấn)
695.581
987.323
1.252.945
1.447.716
1.722.102
2
Doanh thu (tr.đ)
260.302
273.512
330.136
430.121
601.631
3
Chi phí kinh doanh (tr.đ)
258.752
264.309
328.881
422.129
593.968
4
Lợi nhuận sau thuế (tr.đ)
1.550
9.203
1.255
7.992
7.663
5
Nộp ngân sách Nhà nước (tr.đ)
9.041
10.079
10.284
13.786
18.522
6
Số lao động bình quân (người)
4.565
5.127
5.450
5.795
5.826
7
Thu nhập bình quân (1000 đ)
1.235
1.401
1.879
2.405
4.097
(Nguồn: Phòng Tài chính- Kế toán)
4.1.1. Về doanh thu và chi phí
Biểu 1. Biểu đồ về doanh thu
Giá trị (tr.đ)
năm
Về doanh thu, năm 2001 tổng doanh thu của Công ty là 260.302 triệu đồng, năm 2002 tăng lên 273.512 triệu đồng; năm 2003 tiếp tục tăng lên, đạt 330.136 triệu đồng; năm 2004 đạt 430.121 triệu đồng; đến năm 2005, tổng doanh thu tăng lên 601.631 triệu đồng. Như vậy, trong 5 năm qua, tổng doanh thu của Công ty đã liên tục tăng, năm sau cao hơn năm trước. Nguyên nhân chủ yếu tăng là do Công ty đã từng bước mở rộng quy mô, tăng khối lượng sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, chủ động sáng tạo, linh hoạt trong công tác tiêu thụ sản phẩm; công tác điều hành sản xuất đạt hiệu quả, hợp lý, nhất là công tác cân đối giữa sản xuất mới và sản phẩm tồn kho. Dẫn đến công tác sản xuất - tiêu thụ sản phẩm được liên tục và đạt hiệu quả.
Biểu 2. Biểu đồ về chi phí sản xuất kinh doanh
Về chi phí sản xuất kinh doanh, năm 2001 là 258.752 triệu đồng; năm 2002 là 264.309 triệu đồng; đến năm 2003 tăng lên 328.881 triệu đồng; năm 2004 tăng lên 422.129 triệu đồng và đến năm 2005, chi phí sản xuất kinh doanh là 593.968 triệu đồng. Mặc dù chi phí kinh doanh qua các năm tăng, năm sau cao hơn năm trước. Song khi so sánh với sản lượng than sản xuất và doanh thu tiêu thụ sản phẩm thì việc chi phí sản xuất kinh doanh tăng là hợp lý.
4.1.2. Về lợi nhuận
Biểu 3. Biểu đồ về lợi nhuận
2001 2002 2003 2004 2005
Năm 2001 lợi nhuận sau thuế hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty là 1.550 triệu đồng; sang năm 2002, lợi nhuận sau thuế tăng kỷ lục, gấp gần 9 lần, đạt 9.203 triệu đồng. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến lợi nhuận tăng là do Công ty đã thực hiện triệt để tiết kiệm toàn diện, cả trong chi phí sản xuất và hạn chế thực hiện đầu tư mua sắm máy móc thiết bị, đầu tư xây dựng cơ bản, và đầu tư áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật. Với những đòi hỏi của quá trình sản xuất kinh doanh cũng như từng bước mở rộng sản xuất, nâng cao đời sống vật chất, tình thần của cán bộ công nhân viên toàn Công ty, đồng thời cũng để tạo tiền đề cho quá trình phát triển lâu dài cả về chiều rộng lẫn chiều sâu, Công ty than Mạo Khê đã mạnh dạn đầu tư mua sắm máy móc thiết bị mới, ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật và đầu tư xây dựng cơ sở vật chất hạ tầng… dẫn đến doanh lợi năm 2003 giảm xuống chỉ còn 1.255 triệu đồng. Việc doanh lợi là do hoạt động tái đầu tư cao, đây cũng là điều tất yếu của quá trình sản xuất kinh doanh. Năm 2004 doanh lợi tăng lên 7.992 triệu động và năm 2005 doanh lợi đạt 7.663 triệu đồng, chứng tỏ rằng trên cở sở đầu tư mạnh vào nhiều lĩnh vực trong năm 2003 đã đem lại kết quả thuận lợi, kết hợp với công tác điều hành chỉ đạo sản xuất và mở rộng kinh doanh, đồng thời tiếp tục thực hiện tiết kiệm toàn diện, nhất là tiết kiệm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, chủ động, sáng tạo trong hoạt động tiêu thụ sản phẩm… dẫn đến lợi nhuận tăng.
4.1.3. Về nghĩa vụ nộp ngân sách Nhà nước
Biểu 4. Biểu đồ về giá trị nộp ngân sách Nhà nước
2001 2002 2003 2004 2005
Trong 5 năm qua, Công ty đã thực hiện nộp ngân sách Nhà nước năm sau cao hơn năm trước, năm 2001 đạt 9.041 triệu đồng; năm 2002 tăng lên 10.079 triệu đồng; đến năm 2003 là 10.284 triệu đồng; năm 2004 tăng lên 13.786 triệu đồng và đến năm 2005, đạt 18.522 triệu đồng.
4.1.4. Về thu nhập bình quân của người lao động
Biểu 5. Biểu đồ về thu nhập bình quân của người lao động
2001 2002 2003 2004 2005
Ngoài ra số lượng cán bộ công nhân viên toàn Công ty trong 5 năm không ngừng tăng, các chi phí về tiền lương, bảo hiểm, các chế độ khác cũng tăng theo, song thu nhập bình quân của người lao động vẫn được bảo đảm, ổn định và không ngừng tăng, năm 2001 đạt 1.235.000 đồng/người/tháng; năm 2002 đạt 1.401.000 đồng/người/tháng; năm 2003 đạt 1.879.000 đồng/người/tháng; năm 2004 tăng lên 2.405.000 đồng/người/tháng và năm 2005 tăng lên 4.097.000 đ/người/tháng.
Nhìn chung, qua bảng tổng hợp kết quả hoạt động của Công ty trong 5 năm qua, ta thấy rằng kết quả này là phù hợp với quy mô sản xuất và năng lực của Công ty, phù hợp với tình hình thị trường đầy biến động trong thời gian này.
4.2. Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty
4.2.1. Hiệu quả kinh doanh tổng hợp
4.2.1.1. Chỉ tiêu doanh lợi
a, Doanh lợi toàn bộ vốn kinh doanh
Bảng 6. Doanh lợi toàn bộ vốn kinh doanh trong giai đoạn 2001-2005
TT
Chỉ tiêu
2001
2002
2003
2004
2005
1
Lợi nhuận sau thuế (tr.đ)
1.550
9.203
1.255
7.992
7.663
2
Lãi trả vốn vay (tr.đ)
4.384
4.097
10.766
16.698
20.121
3
Tổng vốn kinh doanh(tr.đ)
63.531
64.541
66.513
72.360
72.291
2
Tổng vốn cố đinh (tr.đ)
53.893
54.903
56.875
62.041
60.533
3
Tổng vốn lưu động (tr.đ)
9.638
9.638
9.638
10.319
11.758
4
Doanh lợi vốn kinh doanh (%)
9
21
18
34
38
(Nguồn: Phòng Kế toán-Tài chính)
Tính toán chỉ tiêu doanh lợi toàn bộ vốn kinh doanh:
- Năm 2001:
- Năm 2002:
- Năm 2003:
- Năm 2004:
- Năm 2005:
Qua tính toán ở trên ta thấy, doanh lợi vốn kinh doanh trong 5 năm nhìn chung là tăng hợp lý. Cụ thể 1 đồng vốn kinh doanh bỏ ra năm 2001 thì sẽ thu được 0,09 đồng lợi nhuận, năm 2002 thu được 0,21 đồng; năm 2003 giảm xuống 0,18 đồng. Sang năm 2004 đã tăng lên 0,34 đồng và đến năm 2005, 1 đồng vốn kinh doanh bỏ ra thì đã thu được 0,38 đồng lợi nhuận, tăng hơn 4 lần so với năm 2001. Với mức sinh lời từ vốn kinh doanh có xu hướng tăng trong các năm qua cho thấy, nhìn chung Công ty đã sử dụng tương đối hiệu quả nguồn vốn phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh.
b, Doanh lợi doanh thu
Bảng 7. Doanh lợi doanh thu trong giai đoạn 2001-2005
TT
Chỉ tiêu
2001
2002
2003
2004
2005
1
Doanh thu (tr.đ)
260.302
273.512
330.136
430.121
601.631
2
Lợi nhuận sau thuế (tr.đ)
1.550
9.203
1.255
7.992
7.663
3
Doanh lợi doanh thu (%)
0,60
3,36
0,38
1,86
1,27
(Nguồn: Phòng Kế toán-Tài chính)
Tính toán chỉ tiêu doanh lợi doanh thu qua các năm:
- Năm 2001:
- Năm 2002:
- Năm 2003:
- Năm 2004:
- Năm 2005:
Qua kết quả tính toán trên ta thấy, doanh lợi doanh thu trong các năm là không đều. Điều này là tất yếu bởi điều kiện sản xuất kinh doanh, môi trường kinh doanh không ngứng thay đổi. Việc giảm này phản ánh tỷ lệ lợi nhuận trong tổng doanh thu ngày càng giảm hay chi phí sản xuất kinh doanh ngày càng tăng. Cụ thể 1 đồng doanh thu năm 2001 thì sẽ có 0,006 đồng lợi nhuận; sang năm 2002 tăng lên 0,0336 đồng; năm 2003 thì giảm xuống còn 0,0038 đồng lợi nhuận; đến năm 2004 lại tăng lên 0,0186 đồng và đến năm 2005 thì 1 đồng doanh thu trong đó có 0,127 đồng lợi nhuận, tăng hơn 21 lần so với năm 2001. Do đó việc doanh lợi doanh thu có xu hướng giảm qua các năm nhìn chung là phù hợp với quá trình sản xuất kinh doanh của Công ty.
4.2.1.2. Chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh theo chi phí
Bảng 8 . Tổng hợp chỉ tiêu hiệu quả theo chi phí 2001-2005
TT
Chỉ tiêu
2001
2002
2003
2004
2005
1
Doanh thu (tr.đ)
260.302
273.512
330.136
430.121
601.631
2
Lợi nhuận sau thuế (tr.đ)
1.550
9.203
1.255
7.992
7.663
2
Chi phí kinh doanh (tr.đ)
258.752
264.309
328.881
422.129
593.968
3
Hiệu quả tính theo chi phí (%)
100,60
103,48
100,38
101,89
101,29
(Nguồn: Phòng Kế toán-Tài chính)
Tính toán chỉ tiêu hiệu quả theo chi phí qua các năm:
- Năm 2001:
- Năm 2002:
- Năm 2003:
- Năm 2004:
- Năm 2005:
Qua kết quả tính toán trên ta thấy, hiệu quả kinh doanh theo chi phí qua các năm thay đổi, không đều nhưng nhìn chung là có hiệu quả. Cụ thể, cứ 1 đồng chi phí bỏ ra để sản xuất kinh doanh thì năm 2001 sẽ thu được 1,006 đồng doanh thu; năm 2002 là 1,0348 đồng; năm 2003 là 1,0038 đồng và đến năm 2005 thu được 1,0129 đồng doanh thu, tăng hơn 2 lần so với năm 2001. Vậy có thể nói hiệu quả kinh doanh theo chi phí kinh doanh tăng là phù hợp quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
4.2.2. Hiệu quả kinh doanh bộ phận
4.2.2.1. Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh
Bảng 9. Tổng hợp các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh 2001-2005
TT
Chỉ tiêu
2001
2002
2003
2004
2005
1
Doanh thu(tr.đ)
260.302
273.512
330.136
430.121
601.631
2
Lợi nhuận sau thuế (tr.đ)
1.550
9.203
1.255
7.992
7.663
3
Tổng vốn kinh doanh(tr.đ)
63.531
64.541
66.513
72.360
72.291
4
Vốn cố định (tr.đ)
53.893
54.903
56.875
62.041
60.533
5
Vốn lưu động (tr.đ)
9.638
9.638
9.638
10.319
11.758
6
Vòng quay vốn KD (vòng/năm)
4,10
4,24
4,96
5,94
8,32
7
Hiệu quả sử dụng VCĐ
0,03
0,17
0,02
0,13
0,13
8
Hiệu quả sử dụng VLĐ
0,16
0,95
0,13
0,77
0,65
(Nguồn: Phòng Kế toán-Tài chính)
* Vòng quay tổng vốn kinh doanh
- Năm 2001: vòng/năm
- Năm 2002: vòng/năm
- Năm 2003: vòng/năm
- Năm 2004: vòng/năm
- Năm 2005: vòng/năm
Qua tính toán ta thấy, vòng quay tổng vốn qua các năm đều tăng, năm sau cao hơn năm trước. Cụ thể, năm 2001 là 4,1 vòng/năm; năm 2002 là 4,24 vòng/năm; đến năm 2003 tăng lên 4,96 vòng/năm; sang năm 2004 là 5,94 vòng/năm và đến năm 2005, số vòng quay đã tăng lên 8,32 vòng/năm, tăng hơn 2 lần so với năm 2001. Điều này chứng tỏ Công ty đã sử dụng có hiệu quả nguồn vốn phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
* Hiệu suất sử dụng TSCĐ
- Năm 2001:
- Năm 2002:
- Năm 2003:
- Năm 2004:
- Năm 2005:
Qua tính toán ta thấy, cứ 1 đồng giá trị TSCĐ năm 2001 sẽ tạo ra 0,03 đồng lợi nhuận; năm 2002 là 0,17 đồng lợi nhuận; năm 2003 giảm xuống còn 0,02 đồng; đến năm 2004 tăng lên 0,13 đồng và năm 2005 thì 1 đồng giá trị TSCĐ sẽ tạo ra 0,13 đồng lợi nhuận, tăng hơn 4 lần so với năm 2001. Như vậy việc sử dụng TSCĐ vào hoạt động sản xuất kinh doanh trong 5 năm qua của Công ty là tương đối có hiệu quả, phù hợp với sự phát triển của Công ty trong thời gian qua.
* Hiệu quả sử dụng vốn lưu động
- Năm 2001:
- Năm 2002:
- Năm 2003:
- Năm 2004:
- Năm 2005:
Qua tính toán ta thấy, tuy hiệu quả sử dụng vốn lưu động qua các năm thay đổi, có thể nói là không ổn định. Cụ thể, cứ 1 đồng vốn lưu động năm 2001 sẽ tạo ra 0,16 đồng lợi nhuận; năm 2002 là 0,95 đồng lợi nhuận; năm 2003 giảm xuống còn 0,13 đồng; đến năm 2004 tăng lên 0,77 đồng và năm 2005 thì 1 đồng vốn lưu động sẽ tạo ra 0,65 đồng lợi nhuận, tăng hơn 4 lần so với năm 2001. Do đó xét tổn thể các yếu tố trong cả 5 năm qua thì việc sử dụng vốn lưu động của Công ty vẫn được đánh giá là tương đối có hiệu quả., phù hợp với đặc điểm thị trường đầy biến động và quy mô sản xuất kinh doanh của Công ty.
4.2.2.2. Hiệu quả sử dụng lao động
Bảng 10. Tổng hợp các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng lao động 2001-2005
TT
Chỉ tiêu
2001
2002
2003
2004
2005
1
Sản lượng than (tấn)
695.581
987.323
1.252.945
1.447.716
1.722.102
2
Doanh thu (tr.đ)
260.302
273.512
330.136
430.121
601.631
3
Lợi nhuận sau thuế (tr.đ)
1.550
9.203
1.255
7.992
7.663
4
Tổng quỹ lương và thưởng (tr.đ)
84.177
98.810
122.897
167.201
240.484
5
Lao động bình quân (người)
4.565
5.127
5.450
5.795
5.826
6
Năng suất lao động bq (tấn/người)
152
193
230
250
296
7
Mức sinh lời lđ bq (tr đ/người)
0,34
1,80
0,23
1,38
1,32
8
Hiệu suất tiền lương
0,02
0,09
0,01
0,05
0,03
(Nguồn: Phòng Kế toán-Tài chính)
* Chỉ tiêu năng suất lao động bình quân
- Năm 2001: tấn/người
- Năm 2002: tấn/người
- Năm 2003: tấn/người
- Năm 2004: tấn/người
- Năm 2005: tấn/người
Qua tính toán ta thấy, năng suất lao động bình quân qua các năm đều tăng. Cụ thể, năng suất lao động bình quân của 1 lao động năm 2001 đạt 152 tấn/người; năm 2002 tăng lên 193 tấn/người; đến năm 2003 tăng lên 230 tấn/người; sang năm 2004 đạt 250 tấn/người và đến năm 2005 tăng lên 296 tấn/người, tăng gần 2 lần so với năm 2001. Nguyên nhân tăng chủ yếu là do Công ty đã chủ động và sáng tạo ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, đưa máy móc thiết bị mới vào sản xuất. Kết quả này đã đánh giá hiệu quả sử dụng lao động của Công ty ngày càng tăng, phù hợp quy mô sản xuất kinh doanh và với sự phát triển của Công ty trong 5 năm qua.
* Chỉ tiêu mức sinh lời lao động bình quân
- Năm 2001: tr. đồng/người
- Năm 2002: tr. đồng/người
- Năm 2003: tr. đồng/người
- Năm 2004: tr. đồng/người
- Năm 2005: tr. đồng/người
Qua tính toán ta thấy, do lợi nhuận sau thuế qua các năm không đều dẫn đến mức sinh lời lao động bình quân cũng thay đổi theo. Cụ thể, cứ 1 lao động bình quân năm 2001 sẽ tạo ra được 0,34 triệu đồng lợi nhuận; năm 2002 tăng lên 1,8 triệu đồng; đến năm 2003 giảm xuống 0,23 triệu đồng; năm 2004 tăng lên 1,38 triệu đồng và sang năm 2005, 1 lao động bình quân đã tạo ra 1,32 triệu đồng lợi nhuận, tăng gần 4 lần so với năm 2001. Như vậy, với quy mô và sự phát triển của hoạt động sản xuất kinh doanh, mức sinh lời lao động bình quân tăng là tất yếu.
4.2.2.3. Hiệu suất sử dụng tài sản cố định
Bảng 11. Tổng hợp hệ số tận dụng máy móc thiết bị 2001-2005
TT
Chỉ tiêu
2001
2002
2003
2004
2005
1
Sản lượng than kế hoạch (tấn)
630.000
930.000
1.200.000
1.400.000
1.550.000
2
Sản lượng than thực tế (tấn)
695.581
987.323
1.252.945
1.447.716
1.722.102
2
Hệ số tận dụng công suất
1,10
1,06
1,04
1,03
1,11
(Nguồn: Phòng Kế hoạch)
Hiệu quả sử dụng TSCĐ được đánh giá thông qua chỉ tiêu hệ số tận dụng công suất máy móc thiết bị. Cụ thể qua các năm:
- Năm 2001:
- Năm 2002:
- Năm 2003:
- Năm 2004:
- Năm 2005:
Qua tính toán ta thấy: việc sử dụng máy móc thiết bị vào hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty nhìn chung là đáp ứng tương đối đầy đủ và kịp thời nhu cầu của hoạt động sản xuất kinh doanh.
5. Đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty
5.1. Ưu điểm
- Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh nhìn chung đã được Công ty thực hiện với kết quả tương đối cao, năm sau cao hơn năm trước. Mặt khác, các kết quả này đã được đánh giá là phù hợp với quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh và sự phát triển của Công ty trong những năm qua.
- Mạo Khê là vùng đất có truyền thống cách mạng lâu đời, cán bộ công nhân viên Công ty đã được trải qua thực tế sản xuất, có kinh nghiệm và trình độ chuyên môn, có tâm huyết và nhiệt tình với nhiệm vụ. Đồng thời Công ty cũng không ngừng nâng cao, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho người lao động. Sắp xếp cán bộ phù hợp với năng lực và trình độ chuyên môn nhằm hoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụ được phân giao.
- Có vị trí thuận lợi, toàn công ty là một dây chuyền sản xuất hoàn chỉnh từ khâu vận tải, sàng tuyển và tiêu thụ, do vậy có nhiều thuận lợi trong hoạt động sản xuất kinh doanh, cũng như khả năng cạnh tranh đối với các doanh nghiệp cùng ngành.
- Máy móc thiết bị đã đáp ứng được tương đối đầy đủ và kịp thời nhu cầu hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như mở rộng quy mô sản xuất. Đồng thời từng bước áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất, kết hợp đổi mới phương pháp khai thác than… góp phần tăng sản lượng sản xuất, tăng suất lao động, mang lại hiệu quả kinh tế cao.
- Nhìn chung công tác quản trị quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm có hiệu quả tương đối cao. Thực hiện tập trung bố trí con người và thiết bị, máy móc hợp lý, đi sâu vào nề nếp. Bộ máy quản trị tương đối gọn gàng, đáp ứng kịp thời yêu cầu của hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như các hoạt động khác liên quan.
- Công tác an toàn; bảo hộ lao động; giữ gìn ANTT; vệ sinh môi trường luôn được Công ty chú trọng và thực hiện một cách nghiêm túc, đạt chất lượng cao, hạn chế tối đa việc xảy ra sự cố cho người và thiết bị do nguyên nhân khách quan hay chủ quan gây ra.
5.2. Nhược điểm và nguyên nhân
Mặc dù đã có nhiều cố gắng và đã đạt được nhiều thành tích nhất định song Công ty cũng nhận ra rằng hoạt động sản xuất kinh doanh vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn và còn nhiều hạn chế, thiếu sót cần phải khắc phục. Đó là:
- Máy móc thiết bị phục vụ sản xuất tuy vẫn sử dụng được song luôn phải ngừng hoạt động để bảo dưỡng, sửa chữa, dẫn đến chi phí sản xuất còn cao. Do đó đã làm tăng giá thành sản phẩm, dẫn đến hiệu quả kinh tế còn thấp.
- Việc đưa máy móc thiết bị chuyên dùng, việc áp dụng các tiến bộ khoa học công nghệ mới vào hoạt động sản xuất vẫn còn hạn chế, chưa đồng đều tại các phân xưởng sản xuất, do đó đã có ảnh hưởng ít nhiều đến sản lượng và chất lượng sản phẩm.
- Chưa chú trọng nhiều đến công tác đào tạo nâng cao cho các cán bộ quản lý, chuyên môn nghiệp vụ đi học lên Đại học và hàm thụ sau Đại học, bằng 2 để có thể sử dụng, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới.
- Vấn đề cân đối năng lực sản xuất giữa các khâu, công tác chỉ đạo điều hành, bố trí sản xuất đôi lúc chưa thật sự chủ động, sáng tạo dẫn đến năng suất lao động chưa thật sự hiệu quả.
- Chưa tận dụng và phát huy tối đa các điều kiện thuận lợi về giao thông vận tải, dẫn đến hiệu quả sử dụng các nguồn lực chưa cao.
- Công tác thu hồi vốn (nợ) vẫn chưa quyết liệt, công tác đầu tư xây dựng còn chưa hiệu quả, giàn trải, chưa tập trung sâu vào hoạt động kinh doanh có thể đem lại lợi nhuận cao. Do đó việc sử dụng vốn, nhất là vốn lưu động chưa thật sự đem lại hiệu quả cao.
- Mặc dù đã có nhiều giải pháp cho công tác mở rộng thị trường, bổ sung mạng lưới tiêu thụ. Tuy nhiên, có thể nói Công ty vẫn còn khá bị động trong việc tự tìm kiếm bạn hàng mới; chưa thật sự linh hoạt trong hoạt động cung ứng sản phẩm dẫn đến công tác tiêu thụ sản phẩm chưa thật sự đem lại hiệu quả.
Có thể khái quát nguyên nhân chủ yếu của những tồn tại này như sau:
Một là, vẫn còn nhiều bất cập trong công tác lập kế hoạch và điều hành sản xuất đôi khi còn cứng nhắc, nhất là trong việc chỉ đạo kết hợp năng lực sản xuất giữa các khâu chưa được cân đối; chưa sử dụng được hết công suất của máy móc thiết bị và năng lực, trình độ của người lao động; thích ứng chậm với sự biến đổi liên tục của thị trường.
Hai là, việc sử dụng lao động vào hoạt động sản xuất kinh doanh chưa hợp lý, lao động dôi dư, chờ sắp xếp việc làm vẫn còn cao trong khi nhu cầu mở rộng sản xuất lại đang cần những lao động có tay nghề, có trình độ cao. Mặt khác, Công ty cũng chưa khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi tối đa để người lao động được chủ động hơn trong vấn đề đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ (như đi học Cao học, hoàn thiện Đại học…).
Ba là, công tác quy hoạch khai trường sản xuất còn nhiều bất cập dẫn đến lãng phí tài nguyên thiên nhiên, đồng thời lại gây ô nhiễm môi trường; do đó vẫn tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn lao động và an ninh trật tự trong khu vực sản xuất.
Để khắc phục được những tồn tại, Công ty than Mạo Khê cần chủ động, sáng tạo hơn nữa trong việc đề ra các giải pháp phù hợp với điều kiện hiện tại cũng như từng bước mở rộng sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành, đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm, không ngừng củng cố và mở rộng thị trường tiêu thụ, tìm kiếm bạn hàng mới kết hợp với sự đoàn kết, chung sức chung lòng xây dựng Công ty phát triển của toàn thể cán bộ công nhân toàn Công ty thì tin chắc rằng, Công ty than Mạo Khê sẽ ổn định và phát triển, từng bước cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động, góp phần đưa khu vực Mạo Khê phát triển sầm uất hơn.
Phần III
Giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh
của Công ty than Mạo Khê
1. Phương hướng phát triển của Công ty trong thời gian tới
Trong những năm qua, ngành Than Việt Nam đã có những đóng góp to lớn vào công cuộc “Công nghiệp hoá- Hiện đại hoá” đất nước. Căn cứ vào tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất năm 2005 và xu hướng phát triển của Công ty trong thời gian tới (đến năm 2010). Sau khi cân đối các nguồn lực về lao động, tài nguyên, vốn và trang thiết bị kỹ thuật hiện có. Kế hoạch sản xuất kinh doanh của Công ty trong thời gian tới với những chỉ tiêu chủ yếu sau đây:
Bảng 12. Bảng tổng hợp kế hoạch sản xuất kinh doanh (2006-2010)
TT
Chỉ tiêu
2006
2007
2008
2009
2010
1
Sản lượng (tấn)
1.750.000
1.860.000
2.000.000
2.100.000
2.200.000
2
Doanh thu (tr.đ)
642.894
683.304
734.736
771.473
808.210
3
Chi phí kinh doanh (tr.đ)
633.251
669.638
720.041
756.043
792.045
4
Lợi nhuận sau thuế (tr.đ)
9.643
13.666
14.695
15.429
16.164
5
Nộp ngân sách Nhà nước (tr.đ)
12.858
17.083
18.368
19.287
20.205
6
Số lao động bình quân (người)
5.800
5.858
5.917
5.976
6.573
7
Thu nhập bình quân (đồng)
4.100.000
4.305.000
4.520.250
4.746.263
4.983.576
(Nguồn: Phòng Kế hoạch)
Qua bảng tổng hợp các chỉ tiêu kế hoạch chủ yếu trong 5 năm tới (2006-2010) của Công ty than Mạo Khê, ta thấy:
- Về sản lượng sản xuất: phấn đấu đạt sản lượng sản xuất năm 2006 là 1.750.000 tấn than; năm 2007 đạt 1.860.000 tấn than; năm 2008 tăng lên 2.000.000 tấn; sang năm 2009 tăng lên 2.100.000 tấn than và đến năm 2010 đạt 2.200.000 tấn than, tăng 27% so với năm 2005.
- Về doanh thu: chỉ tiêu năm 2006 đề ra là 642.894 triệu đồng, tăng 6% so với thực hiện năm 2005; năm 2007 đạt 683.304 triệu đồng; sang năm 2008 kế hoạch đề ra tăng lên 734.736 triệu đồng; năm 2009 tiếp tục tăng lên 771.473 triệu đồng và phấn đấu đến năm 2010 đạt 808.210 triệu đồng, tăng 34% so với thực hiện năm 2005 và tăng 26% so với năm 2006.
- Về chi phí sản xuất kinh doanh, năm 2006 thực hiện khoán chi phí là 633.251 triệu đồng; năm 2007 là 669.638 triệu đồng; năm 2008 là 720.041 triệu đồng; sang năm 2009 là 756.043 triệu đồng và đến năm 2010 chi phí sản xuất kinh doanh dự kiến sẽ là 792.045 triệu đồng.
- Về lợi nhuận: năm 2006 phấn đấu đạt 9.643 triệu đồng, so với thực hiện năm 2005 tăng 26%; năm 2007 đạt 13.666 triệu đồng; sang năm 2008 phấn đấu đạt 14.695 triệu đồng; năm 2009 kế hoạch đề ra 15.429 triệu đồng và phấn đấu đến năm 2010, lợi nhuận đạt 16.164 triệu đồng, tăng gần gấp 2 lần thực hiện năm 2005.
- Về nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước: dự kiến năm 2006 là 12.858 triệu đồng; năm 2007 là 17.083 triệu đồng; năm 2008 tăng lên 18.368 triệu đồng; sang năm 2009 tăng lên 19.287 và đến năm 2010 phấn đấu nộp ngân sách Nhà nước 20.205 triệu đồng.
- Về lao động bình quân, dự kiến tổng số cán bộ công nhân viên toàn Công ty năm 2006 là 5.800 người; năm 2007 là 5.858 người; sang năm 2008 tăng lên 5.917 người; năm 2009 kế hoạch là 5.976 người và đến năm 2010 tổng số lao động bình quân toàn Công ty là 6.573 người.
- Về thu nhập bình quân của người lao động: phấn đấu năm 2006 đạt 4.100.000 đồng/người/tháng; năm 2007 tăng lên 4.305.000 đồng/người/tháng; năm 2008 tiếp tục tăng lên 4.520.250 đồng/người/tháng; sang năm 2009 tăng lên 4.746.263 đồng/người/tháng và đến năm 2010, phấn đấu thu nhập bình quân của người lao động tăng lên 4.983.576 đồng/người/tháng.
- Tích cực và triệt để hơn nữa trong công tác thu hồi vốn để tái đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh, đồng thời sử dụng vốn (nhất là vốn lưu động) hợp lý, đảm bảo có lợi nhuận và hiệu quả sử dụng vốn cao nhất.
- Công ty từng bước đổi mới hệ thống tổ chức quản lý, điều hành sản xuất cho phù hợp với nhu cầu hoạt động kinh doanh. Đồng thời mở rộng quy mô kinh doanh với các bạn hàng cũ cũng như tìm kiếm thêm bạn hàng mới. Mặt khác, chủ động sáng tạo trong việc tìm đối tác kinh doanh, thu hút vốn phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh. Tiếp tục đầu tư máy móc kỹ thuật mới, nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, giảm chi phí sản xuất, chi phí đầu vào (giá thành), đồng thời không ngừng quan triệt tiết kiệm toàn diện để hoạt động sản xuất kinh doanh đạt được hiệu quả hơn.
- Ngoài ra, công ty tiếp tục phấn đấu thực hiện tốt những quy định của Nhà nước cũng như nội quy, quy chế của Công ty đề ra về an toàn lao động trong hoạt động sản xuất, tiếp tục tạo ổn định việc làm cho người lao động, đóng góp các quỹ phúc lợi, cải thiện đời sống văn hoá tình thần cho cán bộ công nhân viên, nhằm động viên khích lệ ngưòi lao động yên tâm công tác, nhiệt tình tâm huyết có trách nhiệm, góp phần đưa Công ty phát triển lên tầm cao mới, ổn định và bền vững hơn.
2. Các giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh
2.1. Tăng cường công tác quản trị chiến lược kinh doanh
2.1.1. Vai trò
Nền kinh tế thị trường mở cửa và ngày càng hội nhập với khu vực và quốc tế vừa tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, vừa làm cho tính biến động của môi trường kinh doanh ngày càng lớn hơn. Đặc biệt khi mà các hiệp định thương mại được ký kết giữa nước ta với các nước trong khu vực và trên thế giới đang ngày càng xoá đi rào cản thuế quan đối với các hoạt động xuất nhập khẩu. Điều này dẫn đến sự thâm nhập trực tiếp của các doanh nghiệp ở các nước vào thị trường của nhau. Trong môi trường kinh doanh này để chống đỡ với sự thay đổi không lường trước của môi trường đòi hỏi doanh nghiệp phải có một chiến lược (hay kế hoạch) sản xuất kinh doanh mang tính chất động và tấn công. Chất lượng của công tác hoạch định và quản trị chiến lược tác động trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, vị thế cạnh tranh cũng như hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
2.1.2. Nội dung
- Xây dựng chiến lược (kế hoạch) kinh doanh theo quy trình khoa học, có tính linh hoạt cao, thể hiện được các mục tiên cụ thể trên cơ sở chủ động tận dụng các cơ hội, các nguồn lực và tấn công làm hạn chế các đe doạ của thị trường.
- Xây dựng chiến lược (kế hoạch) dựa trên cơ sở các điều kiện sản xuất kinh doanh hiện có của Công ty cũng như các kết quả đã đạt được trong nhiều năm qua. Từ đó chiến lược (kế hoạch) mới được lập với điều kiện sát với thực tế, khả năng thực hiện thành công với tỷ lệ cao, phù hợp với quy mô và sự phát triển của Công ty trong tương lai.
- Trong quá trình xây dựng và hoạch định chiến lược (kế hoạch) phải thể hiện sự kết hợp hài hoà chiến lược (kế hoạch) tổng quát (của công ty) và các chiến lược (kế hoạch) bộ phận (của các phân xưởng sản xuất)
- Công tác triển khai thực hiện chiến lược (kế hoạch) phải chú ý đến chất lượng thực hiện chiến lược, biến chiến lược (kế hoạch) kinh doanh thành các chương trình, các kế hoạch và chính sách kinh doanh phù hợp và chủ động sáng tạo điều chỉnh chiến lược, kế hoạch kịp thời nếu chiến lược, kế hoạch không còn phù hợp với điều kiện sản xuất và tình hình thị trường tại thời điểm nhất định.
2.1.3. Điều kiện thực hiện
- Đội ngũ cán bộ phải có trình độ chuyên môn nhất định, có sự chủ động, linh hoạt sáng tạo trước những thay đổi của quá trình sản xuất kinh doanh và của thị trường; thường xuyên được đàotạo bồi dưỡng nâng cao cả chuyên môn lẫn kinh nghiệm lập và triển khai thực hiện chiến lược, kế hoạch sản xuất kinh doanh.
- Có mạng lưới thông tin đầy đủ và kịp thời cho công tác nghiên cứu, lập và thực hiện chiến lược.
2.1.4. Lợi ích
- Có được mục tiêu, định hướng nhất định dẫn đến công tác điều hành và chỉ đạo sản xuất kinh doanh của Công ty có nhiều thuận lợi và thống nhất.
- Thực hiện tốt chiến lược, kế hoạch kinh doanh sẽ giảm được chi phí sản xuất kinh doanh dẫn đến nâng cao hiệu quả kinh doanh.
2.2. Phát triển trình độ và tạo động lực cho đội ngũ lao động
2.2.1. Vai trò
Lao động sáng tạo của con người là nhân tố quyết định đến hiệu quả kinh doanh. Xu thế xây dựng nền kinh tế tri thức đòi hỏi đội ngũ lao động phải có trình độ chuyên môn cao, có năng lực sáng tạo. Vấn đề tuyển dụng, đào tạo bồi dưỡng và đào tạo lại nhằm thường xuyên nâng cao chất lượng cho đội ngũ lao động là nhiệm vụ mà Công ty phải hết sức quan tâm. Đặc biệt đội ngũ lao động quản trị phải có khả năng hoạch định chiến lược, phân bổ có hiệu quả các nguồn lực, chủ động đối phó với những thay đổi bất thường và liên tục của môi trường kinh doanh.
2.2.2. Nội dung
- Công ty phải xây dựng được cơ cấu lao động tối ưu, đảm bảo đầy đủ việc làm trên cơ sở phân công và bố trí lao động hợp lý, phù hợp với năng lực, sở trường và nguyện vọng của mỗi người.
- Khi giao việc phải xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm gắn liền với công việc.
- Phải đảm bảo cung cấp đầy đủ và kịp thời các điều kiện cần thiết để người lao động có thể thực hiện và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; đồng thời cần lưu ý đảm bảo sự cấn đối thường xuyên trong sự biến động của môi trường kinh doanh.
- Phải chú trọng công tác an toàn vệ sinh công nghiệp và các điều kiện về an toàn, bảo hộ lao động.
- Thực hiện và duy trì khuyến khích lợi ích vật chất và chịu trách nhiệm vật chất đối với người lao động. Thực hiện công tác trả lương, thưởng công bằng, công khai, dân chủ.
- Thường xuyên đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho người lao động để đáp ứng được yêu cầu của hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Tổ chức thường xuyên công tác tuyên truyền, giáo dục, các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao phục vụ nhu cầu tinh thần cho người lao động
2.2.3. Điều kiện thực hiện
- Các cấp lãnh đạo, bộ máy quản trị cần phải quan tâm đến công tác này.
- Có điều kiện nhất định về vốn để đầu tư cho hoạt động này.
2.2.4. Lợi ích
Làm cho người lao động có thể yên tâm công tác, phát huy tối đa năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ và sự tâm huyết vào nhiệm vụ được giao, dẫn đến năng suất lao động tăng, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
2.3. Cân đối năng lực sản xuất, bố trí hợp lý để nâng cao năng suất lao động
2.3.1. Vai trò
Năng suất lao động là một trong những chỉ tiêu quan trọng có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả sản xuất kinh doanh. Nó phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như tổ chức sản xuất, máy móc thiết bị, trình độ tay nghề của người lao động… Do đó mọi doanh nghiệp đều phải không ngừng phấn đấu nâng cao năng suất lao động. Mặt khác năng suất lao động là kết quả của quá trình sử dụng có hiệu quả các nguồn lực sản xuất kết hợp với chất lượng đầu tư về máy móc thiết bị, về lao động cũng như các điều kiện khác vào quá trình sản xuất kinh doanh.
2.3.2. Nội dung
- Sử dụng và kết hợp linh hoạt, sáng tạo các nguồn lực hiện có cùng với công tác đầu tư về máy móc thiết bị, về lao động…
- Bố trí sản xuất hợp lý, cân đối năng lực sản xuất giữa các khâu, các bộ phận cấu thành dây chuyền sản xuất.
- Không ngừng thực hiện tiết kiệm toàn diện các nguồn lực sản xuất như tài nguyên, lao động, máy móc thiết bị…để giảm tốt thiểu chi phí sản xuất.
- Sử dụng phù hợp và linh hoạt công tác vận hành máy móc thiết bị của người lao động. Bố trí sắp xếp lao động và máy móc thiết bị phù hợp với trình độ chuyên môn nghiệp vụ, đồng thời không ngừng bồi dưỡng và nâng cao khả năng chuyên môn hoá của người lao động.
2.3.3. Điều kiện thực hiện
- Có sự đánh giá đầy đủ về chất lượng năng suất lao động.
- Cần thực hiện một cách nghiêm túc, có sự tính toán chi tiết và chính xác.
2.3.4. Lợi ích
Năng suất lao động không ngừng được nâng cao; tiết kiệm được chi phí sản xuất; sử dụng hết các nguồn lực dẫn đến đạt hiệu quả sản xuất kinh doanh.
2.4. Hoàn thiện bộ máy quản lý và công tác quản trị
2.4.1. Vai trò
Bộ máy quản trị là nơi điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của mọi doanh nghiệp; là nơi ra các quyết định quản trị có ảnh hưởng quan trọng tới phương hướng phát triển của doanh nghiệp trong hiện tại và tương lai. Vai trò này ngày càng trở lên quan trọng khi doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trong môi trường đầy biến động của nền kinh tế thị trường. Do vậy, bộ máy quản trị gọn, nhẹ, năng động, linh hoạt trước biến đổi thị trường luôn là đòi hỏi bức thiết và có ảnh hưởng quan trọng tới hiệu quả sản xuất kinh doanh.
2.4.2. Nội dung
- Cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị Công ty phải thích ứng với sự biến động của môi trường kinh doanh. Phải xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, chế độ trách nhiệm, mối quan hệ giữa các bộ phận, cá nhân trong bộ máy quản trị và phải được quy định rõ ràng trong điều lệ cũng như hệ thống nội quy của Công ty.
- Phải quán triệt nguyên tắc phát huy tính chủ động, sáng tạo trong hoạt động quản trị.
- Thiết lập hệ thống thông tin và phải đảm bảo thông tin luôn đáp ứng đầy đủ, kịp thời của hoạt động quản trị nói riêng và hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung. Việc thiết lập hệ thống thông tin cho công tác điều hành sản xuất và các hoạt động khác phải đáp ứng các yêu cầu sau:
+ Đáp ứng nhu cầu sử dụng thông tin, đảm bảo thường xuyên cung cấp thông tin cần thiết đến đúng các địa chỉ nhận tin.
+Tăng cường chất lượng công tác thu nhận, xử lý thông tin, đảm bảo thường xuyên cập nhật, bổ sung thông tin.
+ Phù hợp với khả năng sử dụng, khai thác thông tin của Công ty.
+ Đảm bảo chi phí kinh doanh cho công tác thu thập, xử lý, khai thác và sử dụng thông tin là thấp nhất.
+ Phù hợp với trình độ phát triển công nghệ tin học, từng bước hội nhập với hệ thống thông tin trong nước và quốc tế.
2.4.3. Điều kiện thực hiện
- Công ty phải có đội ngũ cán bộ, nhất là cán bộ quản trị có năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ nhất định.
- Có một kế hoạch, chiến lược kinh doanh linh hoạt thích ứng với môi trường kinh doanh và mọi sự biến đổi của bộ máy quản trị đều xuất phát từ đòi hỏi mang tính tất yếu của hoạt động sản xuất kinh doanh và của kinh tế thị trường.
2.4.4. Lợi ích
- Công tác chỉ đạo điều hành toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh được diễn ra liên tục với chất lượng quyết định quản trị tương đối cao, đáp ứng đầy đủ và kịp thời sự thay đổi trong hoạt động sản xuất.
- Hạn chế tối đa vấn đề chồng chéo trách nhiệm giữa các phòng ban.
- Tiết kiệm được chi phí quản lý của Công ty.
2.5. Đầu tư theo chiều sâu và áp dụng công nghệ kỹ thuật mới vào hoạt động sản xuất kinh doanh
2.5.1. Vai trò
Nhiều doanh nghiệp nước ta hiện nay có trình độ công nghệ kỹ thuật rất lạc hậu, máy móc thiết bị quá cũ kỹ làm cho năng suất lao động thấp, chất lượng sản phẩm không bảo đảm dẫn đến hiệu quả kinh tế thấp hoặc kinh doanh không có hiệu quả. Mặt khác, nhu cầu đổi mới kỹ thuật công nghệ là rất chính đáng song phát triển kỹ thuật công nghệ luôn đòi hỏi phải đầu tư lớn; đầu tư đúng hay sai sẽ tác động tới hiệu quả lâu dài trong tương lai.
2.5.2. Nội dung
- Phải phân tích, đánh giá và lựa chọn công nghệ kỹ thuật phù hợp điều kiện sản xuất kinh doanh và có hiệu quả về kinh tế, môi trường.
- Nâng cao chất lượng quản trị công nghệ kỹ thuật, từng bước hoàn thiện quản trị định hướng chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9000.
- Nghiên cứu, đánh giá để có thể chuyển giao công nghệ một cách có hiệu quả, tiến tới làm chủ công nghệ và có khả năng sáng tạo công nghệ mới.
- Nghiên cứu, đánh giá và nhập các loại thiết bị máy móc phù hợp với trình độ kỹ thuật, các điều kiện tài chính; từng bước quản trị và sử dụng có hiệu quả máy móc thiết bị hiện có.
- Có giải pháp huy động vốn và sử dụng vốn đúng đắn. Nếu dự án đổi mới máy móc thiết bị, công nghệ kỹ thuật không được đảm bảo bởi các điều kiện huy động và sử dụng vốn đúng đắn cũng đều tiềm ẩn nguy cơ thất bại, không đem lại hiệu quả.
2.5.3. Điều kiện thực hiện
- Đội ngũ công nhân viên phải có một trình độ chuyên môn nhất định và không ngừng được bồi dưỡng, đào tạo thêm để có thể sử dụng tốt, có hiệu quả trang thiết bị hiện có và các công nghệ mới đưa vào hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Có điều kiện về vốn để có thể đầu tư vào công nghệ mới nhưng vẫn không ảnh hưởng nhiều đến các lĩnh vực khác.
- Có điều kiện cơ bản về cơ sở vật chất để có thể sử dụng công nghệ mới vào sản xuất kinh doanh.
2.5.4. Lợi ích
- Nâng cao được năng suất lao động, từ đó nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
- Tiết kiệm được chi phí sản xuất kinh doanh.
- Tạo được lợi thế cạnh tranh nhất định qua việc sử dụng công nghệ mới vào sản xuất kinh doanh.
2.6. Tăng cường công tác Marketing; củng cố, tìm kiếm và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm
2.6.1. Vai trò
Với khoảng thời gian trung và ngắn hạn một kế hoạch tiêu thụ sản phẩm đúng đắn luôn là cơ sở để xây dựng một kế hoạch sản xuất thích hợp và ngược lại, nếu kế hoạch tiêu thụ sản phẩm không phù hợp với tiến trình phát triển của thị trường sẽ tác động trực tiếp đến tính khả thi của kế hoạch sản xuất. Trong thực tế, nhịp độ cũng như các diễn biến của hoạt động sản xuất phụ thuộc vào nhịp độ và các diễn biến của hoạt động tiêu thụ trên thị trường. Vậy trong nền kinh tế thị trường tiêu thụ sản phẩm là hoạt động rất quan trọng quyết định đến hoạt động sản xuất kinh doanh.
2.6.2. Nội dung
- Chủ động nghiên cứu, xác định nhu cầu thị trường để có các hoạt động đầu tư, các chính sách tiêu thụ sản phẩm thích hợp.
- Tăng cường sự hợp tác ổn định và lâu dài với các bạn hàng cũ; tích cực tìm kiếm bạn hàng, đối tác, thị trường tiêu thụ sản phẩm mới.
- Kế hoạch hoá chi phí kinh doanh tiêu thụ.
- Sử dụng triệt để lợi thế về hoạt động cung ứng sản phẩm đến khách hàng.
- Giải quyết tốt mối quan hệ với khách hàng. Khách hàng là đối tượng duy nhất mà Công ty phải tận tuỵ phục vụ và thông qua đó, Công ty mới có cơ hội thu được lợi nhuận.
- Tạo sự tín nhiệm, uy tín và danh tiếng của Công ty trên thị trường, trong nhiều lĩnh vực. Chính uy tín và danh tiếng là điều kiện đảm bảo hiệu quả lâu dài cho Công ty.
- Giải quyết tốt các mối quan hệ với các Công ty trong ngành, các đơn vị đối tác; các cơ quan quản lý nhà nước… làm cho hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra thuận lợi, hiệu quả kinh doanh mới gắn liền với hiệu quả xã hội.
2.6.3. Điều kiện thực hiện
- Có một đội ngũ cán bộ có năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ nhất định, nhất là về lĩnh vực quản trị kinh doanh.
- Có nguồn kinh phí nhất định phục vụ cho hoạt động tiêu thụ sản phẩm.
2.6.4. Lợi ích
- Giảm chi phí tiêu thụ sản phẩm, dẫn đến chi phí kinh doanh giảm, do đó hiệu quả kinh doanh được nâng cao.
- Từng bước chuyên môn hoá công tác Marketing, lập kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch tiêu thụ.
Kết luận
Nằm lọt giữa vùng nông thôn và miền núi, trở thành trung tâm công nghiệp và là nơi có truyền thống cách mạng, Công ty than Mạo Khê đã trở thành mảnh đất tốt, tạo điều kiện cho mọi người hoạt động, công tác và lao động sản xuất.
Hơn 50 năm kể từ khi khôi phục và phát triển (từ 1954 đến nay) là chặng đường đầy gian lao và thử thách. Từ hoang tàn đổ nát, sản xuất hoàn toàn thủ công, đến nay đã cơ bản cơ giới hoá nhiều khâu, trở thành dây chuyền sản xuất hoàn chỉnh. Nhà ở, nhà làm việc, nhà mẫu giáo, nhà trẻ, khu vui chơi giải trí khang trang sạch đẹp. Quá trình xây dựng và phát triển của Công ty là cơ sở tạo nên thị trấn Mạo Khê sầm uất ngày nay.
Để đạt được những kết quả trên, Công ty than Mạo Khê đã không ngừng phấn đấu, giải quyết hiệu quả các vấn đề như cải thiện năng lực sản xuất, tổ chức sản xuất hợp lý, giảm tối đa chi phí sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, năng suất lao động, chú trọng công tác an toàn lao động, ứng dụng tiến bộ khoa học mới vào sản xuất kinh doanh. Không ngừng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý, chuyên môn nghiệp vụ, tăng cường số lượng và chất lượng đội ngũ công nhân có tay nghề cao….
Là sinh viên trường Đại học Kinh tế quốc dân, lại được thực tập tại Công ty than Mạo Khê, một trong những Công ty có lịch sử phát triển hào hùng và là nơi có truyền thống cách mạng của tỉnh Quảng Ninh nói chung và trong ngành than nói riêng đã giúp tôi thêm kiến thức thực tế rất nhiều. Từ đó vận dụng tổng hợp kiến thức đã được học vào việc giải quyết các vấn đề quản trị thực tiễn tại Công ty nhằm củng cố kiến thức lý luận và nâng cao năng lực thực hiện các công việc, nhiệm vụ được giao tại đơn vị mình đang công tác.
Nhân dịp này, tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy, cô trong Bộ môn Quản trị kinh doanh tổng hợp, Khoa Quản trị kinh doanh- Trường Đại học Kinh tế quốc dân, đặc biệt Giáo viên hướng dẫn: Thạc sỹ Ngô Thị Việt Nga, cùng các cán bộ của Công ty than Mạo Khê đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Mặc dù đã có rất nhiều cố gắng, song với thời gian và kiến thức có hạn, bản báo cáo này còn có nhiều khiếm khuyết, rất mong sự động viên và đóng góp ý kiến của các thầy cô, các cán bộ công nhân viên Công ty than Mạo Khê cùng anh chị em trong lớp QTKD tổng hợp – K6 để bản báo cáo này được hoàn chỉnh và có chất lượng hơn.
Xin trân trọng cảm ơn !
Tài liệu tham khảo
1. Giáo trình Quản trị kinh doanh tổng hợp của Trường Đại học KTQD.
2. Tài liệu về truyền thống công nhân Công ty than Mạo Khê.
3. Báo cáo tài chính của doanh nghiệp (2001-2005).
4. Báo cáo tổng hợp lao động và trình độ lao động (2005).
5. Kế hoạch kinh tế – xã hội của doanh nghiệp (2006-2010)
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- M0355.doc