Tổ chức thu mua, chế biến trên cơ sở tận dụng công suất, thiết bị lao động, phụ liệu, phế liệu tạo ra nhiều mặt hàng có giá trị kinh tế cao, phong phú và ổn định, phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
Trực tiếp xuất khẩu và nhận ủy thác xuất khẩu các nguyên liệu, vật tư hàng hóa, trang thiết bị phục vụ cho sản xuất và nhu cầu tiêu dùng của địa phương, mở rộng liên doanh liên kết với các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế trong và ngoài nước, tạo nguồn hàng XNK và phát huy tiềm năng của tỉnh.
Trực tiếp xuất khẩu và nhận ủy thác xuất khẩu các mặt hàng sản xuất, thu mua chế biến, khai thác của địa phương.
65 trang |
Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 1357 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tình hình hoạt động của Công ty xuất nhập khẩu Bình Định, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
dụ :
Ngày 17/01/2002 Chi nhánh mua 160 tấn hạt nhựa tái sinh của Công ty XNK Bình Định với trị giá 208.305.000 đồng, thuế GTGT 5%, hàng được chuyển thẳng xuống tàu gởi đi cho Công ty SAHAKIMANKONG Co.,Ltd của Thái Lan, thanh toán bằng USD theo phương thức TTR qua ngân hàng ngoại thương Vietcombank.
Căn cứ các chứng từ có liên quan, kế toán của Chi nhánh hạch toán như sau :
Nợ TK 632 208.305.000
Nợ TK 13311 10.415.205 (208.305.000 x 5%)
Có TK 1561 218.720.250
IV. XUẤT KHẨU ỦY THÁC :
Ví dụ :
Ngày 01/03/2005 Chi nhánh ký hợp đồng nhận ủy thác cho cơ sở sản xuất nhựa Vạn Lợi để xuất khẩu lô hàng trị giá bán 7.200 USD. Cơ sở Vạn Lợi chịu trách nhiệm chuyển hàng đến cảng Khánh Hội Sài Gòn, mọi thủ tục xuất khẩu do Chi nhánh đảm nhận, hoa hồng xuất khẩu ủy thác là 0.2% trên tổng trị giá lô hàng xuất khẩu.
Ngày 04/03/2002, thủ kho tiến hành cho nhập kho số hàng xuất khẩu ủy thác.
Ngày 10/03/2002, Chi nhánh ký hợp đồng xuất khẩu số hàng của cơ sở Vạn Lợi cho Công ty SHYU CHYUAN ENTERPRISES Co., Ltd của Đài Loan, thanh toán bằng USD theo phương thức TTr qua ngân hàng Vietcombank.
Ngày 12/03/2992, hàng của cơ sở Vạn Lợi đã chuyển đến cảng làm đầy đủ thủ tục hải quan, hàng hóa rời cảng theo đường biển đã có giấy xác nhận của thuyền trưởng, Chi nhánh đã dùng tiều USD để bảo hiểm hàng xuất khẩu là 200USD.
Ngày 20/03/2002, Công ty SHYU CHYUAN ENTERPRISES Co.,Ltd của Đài Loan đã trả tiền qua ngân hàng ngoại thương Vietcombank, Chi nhánh đã nhận được giấy báo có của ngân hàng, số tiền là 7.200USD.
Ngày 28/03/2002, Chi nhánh và cơ sở Vạn Lợi thanh lý hợp đồng, tính toán và thanh lý mọi khoản tiền theo quy ước trong hợp đồng đã thỏa thuận (tỷ giá hạch toán là 15.000đ/USD, tỷ giá thực tế tháng 03 là 15.222đ/USD)
Căn cứ vào các số liệu trên, kế toán lập định khoản như sau : (ĐVT : đồng)
Ngày 04/03 : Khi lập hàng hóa, kế toán ghi.
Nợ TK 1561 (7200 x 15222) = 109.598.400
Có TK 331 109.598.400
(Chi tiết cơ sở Vạn Lợi)
Ngày 12/03
Nợ TK 131 (7200 x 15222) = 109.598.400
Có TK 5111 109.598.400
(Chi tiết Công ty SHYU CHYUAN ENTERPRISES)
Bảo hiểm hàng hóa :
Nợ TK 131 (200 x 15222) = 3.044.400
Có TK 1122 3.044.400
Ngày 20/03
Nợ TK 1122 (7200 x 15222) = 109.598.400
Có TK 131 (7200 x 15000) = 108.000.000
Có TK 413 (15222 – 15000) x 7200 = 1.598.400
(Chi tiết Công ty SHYU CHYUAN ENTERPRISES)
Số hoa hồng chi nhánh được hưởng :
Nợ TK 131 (7200 x 15222) x 0.2% = 219.196,8%
Có TK 5113 219.196,8
(Chi tiết cơ sở Vạn Lợi)
Khi nhận được tiền hoa hồng do cơ sở Vạn Lợi trả :
Nợ TK 111 219.196,8
Có TK 131 219.196,8
Phí ủy thác được hưởng :
Nợ TK 331 300.000
Có TK 5113 300.000
Ngày 28/03. Khi thanh toán hợp đồng xuất khẩu ủy thác.
Nếu trừ các khoản chi phí, thuế xuất khẩu và tiền bán hàng.
Nợ TK 331 3.309.533
Có TK 131 3.309.533
Số tiền còn lại trả cho cơ sở Vạn Lợi.
Nợ TK 331 (109.598.400 – 3.309.533) = 106.288.867
Có TK 1111 106.288.867
B. KẾ TOÁN MUA HÀNG :
* Phương thức mua hàng :
Chi phí chỉ áp dụng phương thức nhận hàng trực tiếp
Phương thức nhận hàng trực tiếp : Chi nhánh cử nhân viên thu mua hàng ở bên bán và trực tiếp nhận hàng, ký vào hóa đơn của bên bán và chuyển hàng về cho Chi nhánh.
* Mặt hàng kinh doanh tại Chi nhánh :
Nguyên liệu sản xuất :
+ Hạt nhựa, bột nhựa : cung cấp cho các cơ sở sản xuất hàng nhựa như : Tô, bàn ghế nhựa (nhập khẩu từ Thái Lan, Ấn Độ, Singapore, Hàn Quốc, Ả Rập)
+ Thép lá, kẽm thỏi : Thép lá nhập về gia công Tole, kẽm dùng để tráng bề mặt Tole (nhập khẩu từ Nga, Hàn Quốc, Đài Loan)
Vật tư và phương tiện vận tải :
+ Vỏ xe : dùng để tái chế hoặc lắp ráp xe (Nhật, Thái Lan, Hàn Quốc)
+ Xe ô tô và xe máy (Nhật, Hàn Quốc, Trung Quốc)
Ngoài các mặt hàng mua bán trên Chi nhánh còn nhận ủy thác XNK các mặt hàng : hạt nhựa, vỏ xe, hóa chất, phao nhựa, mặt hàng nông sản, thủy sản
Quá trình kinh doanh của Chi nhánh thường xuất nhập theo đơn đặt hàng nghĩa là chi nhánh tìm kiếm bạn hàng trước rồi mới nhập hoặc xuất mặt hàng nào đó.
Mặt hàng nhận ủy thác cũng tập trung ở nhu cầu mua bán nên Chi nhánh không có tình hình dự trữ hàng hóa.
I. MUA HÀNG TRONG NƯỚC :
Phương pháp tính giá hàng nhập kho :
Trị giá hàng nhập kho của hàng mua trong nước chính là giá mua thực tế ghi trên hóa đơn không kể thuế GTGT.
Chi nhánh mua hàng hóa là để bán ra và chi phí thu mua hàng hóa phát sinh ít có thể phân bổ hết trong kỳ. Do đó, kế toán ở Chi nhánh hạch toán thẳng chi phí thu mua hàng hóa vào tài khoản 641 “chi phí bán hàng”
Phương pháp hạch toán ngoại tệ :
Ngoại tệ Chi nhánh thường sử dụng để thanh toán là đồng Dollar Mỹ(USD)
Nguyên tắc điều chỉnh tỷ giá ngoại tệ vào đầu quý theo tỷ giá hạch toán.
Ví dụ :
Tỷ giá hạch toán của quý I là 15.000đ/USD
Ngày 31/03/2002 : Số dư USD TK 1122 là 1000USD (tương đương 15.000.000đ)
Tỷ giá hạch toán của quý II là 15.222đ/USD
Điều chỉnh :
Nợ TK 1122 222.000
Có TK 413 222.000
Số dư TK 1122 ngày 01/04/2002 là 1.000USD (tương đương 15.222.000đ)
Phương pháp kế toán :
Chứng từ sử dụng và sổ sách kế toán :
Chứng từ :
Hóa đơn
Biên bản nhập kho
Phiếu nhập kho
Biên bản xác nhận hao hụt
Sổ sách kế toán :
Nhật ký mua hàng
Thẻ kho (số lượng)
Sổ chi tiết các tài khoản.
Bảng cân đối X – N – T (số lượng, trị giá)
Tài khoản sử dụng :
Tài khoản 1561 “Giá mua hàng hóa” : Dùng để phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến động của các loại hàng hóa của Chi nhánh.
Kết cấu :
Bên nợ :
+ Trị giá thực tế hàng hóa tồn kho ở đầu kỳ.
+ Trị giá thực tế hàng hóa tăng lên trong kỳ.
Bên có :
+ Trị giá thực tế hàng hóa giảm trong kỳ.
Số dư :
+ Trị giá thực tế hàng hóa tồn kho cuối kỳ.
TK 111, 112, 131
TK 1561
TK 336
Mua hàng hóa trả tiền hoặc chưa trả tiền
Nhập nội bộ
TK 141
Mua hàng bằng tạm ứng
Kế toán nghiệp vụ :
Sổ chi tiết : Theo dõi các nghiệp vụ phát sinh, các chứng từ mua hàng, các khoản phải trả.
Kế toán tổng hợp : Căn cứ vào bộ chứng từ bộ phận kinh doanh đưa qua, kế toán lập phiếu tính giá trị mua hàng.
Ví dụ :
Căn cứ vào hóa đơn số 060326 ngày 18/6/2002 Chi nhánh lập một lô gỗ dầu xẻ trị giá 1.019.976.200 đồng của Công ty TNHH Thương mại Lâm Hoàng, thuế VAT 10%, hàng về nhập kho đủ, tiền hàng chưa thanh toán. Kế toán ghi :
Nợ TK 1561 1.019.976.200
Nợ TK 1331 101.997.620
Có TK 1331(LH) 1.121.973.820
Ngày 22/6 Chi nhánh nhập nội bộ từ Công ty XNK Bình Định mặt hàng màng POPP trị giá 635.917.380 đồng, thuế VAT 10%. Kế toán ghi :
Nợ TK 1561 635.917.380
Nợ TK 1331 63.591.738
Có TK 336 699.509.118
II. MUA HÀNG NHẬP KHẨU :
Phương thức thanh toán và chứng từ sử dụng :
Phương thức thanh toán :
Chuyển thẳng : Nhập khẩu hàng chuyển thẳng tại cảng không cần qua kho.
Phương thức vận chuyển : Chi nhánh vận chuyển số hàng nhập tại cảng về kho.
Chứng từ sử dụng :
Lệnh nhập vật tư.
Tờ khai hàng hóa XNK
Hóa đơn vận chuyển
Hóa đơn mua hàng
Biên bản kiểm nghiệm vật tư
Kế toán nghiệp vụ :
Kế toán chi tiết : Kế toán theo dõi hàng hóa, chứng từ kế toán hàng tồn và sổ chi tiết thanh toán.
Kế toán tổng hợp : Căn cứ vào bộ chứng từ do bộ phận kinh doanh đưa qua mà lập phiếu tính giá hàng mua. Đồng thời thuế suất thuế GTGT căn cứ theo giấy thông báo thuế, phụ thu của cơ quan hải quan.
Cách hạch toán :
Hàng nhập khẩu đã thanh toán
Nợ TK 1561
Có TK 111, 112
Hàng nhập khẩu chưa trả tiền và nộp thuế (nếu có thuế nhập khẩu)
Nợ TK 1561
Có TK 331
Có TK 333
Nhận xét :
Khi nhập kho hàng hóa Chi nhánh nhập theo trị giá hàng hóa.
Kế toán mua hàng sử dụng tài khoản 156 cho hàng hóa.
Chi phí mua hàng không hạch toán riêng mà hạch toán chung vào TK 641 Cách hạch toán này không phản ánh đúng trị giá hàng tồn, làm trị giá hàng tồn kho thấp hơn so với thực tế.
Chi nhánh mua hàng chủ yếu là nhập khẩu sau đó bán lại trong nước nên các khoản chiết khấu hàng bị trả lại, hàng hóa giảm giá ít phát sinh.
CHƯƠNG III :
KẾ TOÁN CÁC KHOẢN PHẢI THU, PHẢI TRẢ
A. PHẢI THU KHÁCH HÀNG :
Nguyên tắc :
Trong quá trình hạch toán khoản phải thu khách hàng, kế toán cần tồn trong các nguyên tắc sau :
Phải theo dõi chi tiết các khoản nợ phải thu cho từng khách hàng, từng lần thanh toán.
Trường hợp bán hàng thu tiền ngay thì không phản ánh phải thu khách hàng.
Phải tiến hành phân loại các khoản nợ phải thu thành các loại : có thể trả đúng hạn, khó đòi hoặc không có khả năng thu hồi để có căn cứ xác định số dự phòng phải thu khó đòi hoặc có biện pháp xử lý.
Mọi khoản thanh toán với khách hàng đều phải ghi chép vào sổ sách kế toán trên cơ sở các chứng từ có liên quan (hóa đơn, biên bản giao nhận hàng)
Đối với khoản phải thu khách hàng bằng ngoại tệ thì ngoài việc qui đổi ra tiền Việt Nam theo phương pháp hạch toán thu chi ngoại tệ đang áp dụng tại Chi nhánh có phải kết hợp theo dõi các loại ngoại tệ trên sổ kế toán chi tiết theo từng đối tượng khách hàng có quan hệ thanh toán thường xuyên với Chi nhánh.
Phương pháp kế toán :
Chứng từ liên quan :
Hóa đơn kiêm phiếu xuất kho
Giấy nộp tiền vào tài khoản
Tài khoản sử dụng :
Tài khoản 131 “Phải thu khách hàng” : Dùng để phản ánh các khoản phải thu của khách hàng về giá trị vật tư, hàng hóa đã giao, giá trị dịch vụ đã cung cấp nhưng chưa thu tiền. Đồng thời tài khoản này còn phản ánh số tiền khách hàng ứng trước tiền cho Chi nhánh.
Kết cấu :
Bên nợ :
+ Số tiền phải thu khách hàng về sản phẩm, hàng hóa
Bên có :
+ Các khoản đã thu khách hàng.
Số dư nợ :
+ Phản ảnh số phải thu của khách hàng còn đến cuối kỳ
Tài khoản này có thể có số dư bên có, số dư có là số phải trả cho khách hàng đến cuối kỳ.
Sổ sách kế toán :
Sổ chi tiết khách hàng.
Sổ cái tổng hợp 131
Trình tự ghi sổ :
Chứng từ gốc
Nhật ký thu
Sổ cái
Ghi hằng ngày :
Ghi cuối quý :
Sổ chi tiết cho từng khách hàng
SƠ ĐỒ HẠCH TOÁN
TK 511
TK 33311
TK 711
Doanh thu bán hàng
TK 131
Thu tiền bán hàng bằng TM, TGNH
TK 111, 112
(VAT)
Lãi trả góp
Kế toán nghiệp vụ :
Kế toán chi tiết : Hằng ngày, kế toán bán hàng sẽ theo dõi các nghiệp vụ phát sinh và các khoản thanh toán khác của Chi nhánh, kế toán mở tài khoản chi tiết tài khoản 131 “Phải thu khách hàng” để theo dõi.
Để theo dõi chi tiết về doanh thu, kế toán phải mở chi tiết tài khoản 511 “Doanh thu bán hàng” trị giá xuất của hàng tiêu thụ sẽ được phần mềm ứng dụng kế toán hàng tồn kho cung cấp một cách chi tiết.
Kế toán tổng hợp : Tiến hành bán qua kho và giao hàng tại kho bên bán,
Phản ánh bút toán kết chuyển doanh thu bán hàng.
Ví dụ :
Ngày 16/6/2002 Chi nhánh xuất 2 tấn gỗ bán cho ông Thanh Bình chưa thu tiền, giá xuất kho 3.400.000 đồng/tấn, giá bán 3.450.000 đồng/tấn. Thuế VAT 10%, kế toán ghi :
Nợ TK 131TB 7.590.000
Có TK 511 6.900.000(3.450.000 x 2)
Có TK 33311 690.000
Đồng thời ghi :
Nợ TK 632 6.800.000 (3.400.000 x 2)
Có TK 1561CN 6.800.000
Ngày 20/06 ông Thanh Bình đã thanh toán tiền hàng cho Chi nhánh bằng tiền mặt, kế toán ghi :
Nợ TK 111 7.590.000
Có TK 131TB 7.590.000
B. PHẢI TRẢ NGƯỜI BÁN :
Nguyên tắc :
Phải theo dõi chi tiết cho từng người cung cvấp, từng khoản phải trả về số vật tư, hàng hóa, dịch vụ đã nhận thuộc quyền sở hữu của Chi nhánh nhưng chưa thanh toán.
Trường hợp mua hàng trả tiền ngay thì không theo dõi ở nội dung này.
Mọi khoản thanh toán với người bán đều phải được phản ánh vào sổ kế toán trên cơ sở các chứng từ có liên quan lập theo đúng qui định như hợp đồng kinh tế, hóa đơn,
Nợ phải trả cho người bán bằng ngoại tệ được theo dõi ở sổ chi tiết và phản ánh trong tài khoản 331 “Phải trả người bán” bằng đồng Việt Nam quy đổi theo tỷ giá quy định :
Qui định hạch toán :
Nợ phải trả cho người bán và cung cấp dịch vụ cần được hạch toán cho từng đối tượng phải trả.
Những vật tư, hàng hóa đã nhập kho nhưng đến cuối tháng vẫn chưa có hóa đơn sử dụng giá tạm tính để ghi sổ và phải điều chỉnh về giá thực tế khi nhận được hóa đơn hay thông báo giá chính thức của người bán.
Khi hạch toán chi tiết tài khoản này, kế toán phải tiến hành phân loại để xác định những người bán, người cung cấp chấp nhận giảm giá ngoài hóa đơn.
Phương pháp kế toán :
Chứng từ liên quan :
Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ.
Phiếu nhập kho.
Tài khoản sử dụng :
Tài khoản 331 “Phải trả người bán”.
Kết cấu :
Bên nợ :
+ Các khoản phải trả người bán
Bên có :
+ Các khoản phải trả người bán
Số dư có :
+ Số tiền còn phải trả người bán
Sổ sách kế toán :
Sổ chi tiết thanh toán với người bán.
Nhật ký chi tiền.
Sổ cái
Trình tự ghi sổ :
Hóa đơn bán hàng của người bán
Chứng từ thanh toán.
Nhật ký chi
Sổ cái TK 331
BCTC
Sổ chi tiết thanh toán với người
Ghi hàng ngày :
Ghi cuối quý :
SƠ ĐỒ HẠCH TOÁN
TK 111, 112
TK 1331
Trả tiền cho người bán bẳng TM, TGNH
TK 331
Mua hàng hóa, dịch vụ chưa trả tiền
TK 1561
(VAT)
Ví dụ :
Ngày 20/6/2002 Chi nhánh thanh toán tiền cho cơ sở Vạn Lợi bằng TGNH trị giá 102.200.000 đồng, kế toán ghi :
Nợ TK 331VL 101.200.000
Có TK 112 101.200.000
Ngày 22/6 Chi nhánh mua một số hàng nhập kho giá mua 80.000.000 đồng. VAT 10% hàng nhập kho đủ, tiền hàng chưa thanh toán. Kế toán ghi :
Nợ TK 1561CN 80.000.000
Nợ TK 1331 8.000.000
Có TK 331 88.000.000
Nhận xét :
Nhìn chung, Chi nhánh Công ty XNK Bình Định áp dụng phương pháp ghi sổ đúng với chế độ qui định của bộ tài chính, đã bảo việc ghi sổ vừa chính xác vừa dễ dàng cho việc hạch toán của nhân viên kế toán trên máy vi tính thực hiện. Phương pháp chi tiết này vưa chi tiết cho từng đơn vị, vừa theo dõi số dư của từng tài khoản của đơn vị đó. Như vậy, ta có thể áp dụng phương pháp ghi sổ này vừa nhanh gọn, dễ hiểu và tiết kiệm được thời gian.
CHƯƠNG IV :
KẾ TOÁN THANH TOÁN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
Thuế là khoản đóng góp mang tính chất bắt buộc được Nhà nước qui định thành luật để cho người dân và tất cả những người kinh doanh đều phải có trách nhiệm nộp thuế cho Nhà nước hoặc cơ quan cấp trên.
Để Nhà nước có nguồn tài chính tập trung phục vụ cho công cộng xã hội cũng nhằm phát triển xã hội, xây dựng đất nước giàu đẹp hơn. Vì thế mà bất kỳ một nhà kinh doanh nào, Công ty nào cũng phải đóng thuế đúng, đầy đủ, trung thực và phải thực hiện đúng nghĩa vụ của mình.
Tại Chi nhánh IMEX BINH DINH tính thuế theo phương pháp khấu trừ.
VAT phải nộp = VAT đầu ra – VAT đầu vào
VAT đầu ra = giá bán chưa thuế x thuế suất thuế GTGT
VAT đầu vào = trị giá mua của hàng hóa * thuế suất thuế GTGT
Các mặt hàng Chi nhánh mua thường có thuế suất thuế GTGT là 10%
Cơ sở để được khấu trừ VAT đầu vào :
Khi mua hàng phải có hóa đơn GTGT của người bán trong đó ghi rõ VAT phải nộp. Trường hợp có hóa đơn nhưng không rõ số thuế phải nộp hoặc chỉ có hóa đơn kiêm phiếu xuất kho thì sẽ không được khấu trừ thuế đầu vào. Khi mua các sản phẩm, dịch vụ của các doanh nghiệp sử dụng hóa đơn đặc thù (tiền nước, tiền điện, ) trong giá thanh toán đã có thuế suất của các loại dịch vụ đó để tính ra phần VAT được khấu trừ.
Giá mua chưa có thuế =
VAT = Giá thanh toán – Giá mua chưa có thuế
VAT được khấu trừ = Giá mua x thuế suất
Trường hợp trên hóa đơn có ghi hàng chịu thuế và không chịu thuế ta phải tách ra, nếu chịu thuế sẽ được khấu trừ còn hàng không chịu thuế thì không được khấu trừ mà sẽ được hạch toán vào giá vốn hàng bán.
Phương pháp kế toán :
Chứng từ liên quan :
Tờ khai thuế GTGT
Tờ khai tính thuế doanh thu
Thông báo nộp thuế của hải quan
Chứng từ nộp thuế : biên lai thu thuế, phiếu chi, giấy nộp tiền.
Các bảng tính thuế.
Tài khoản sử dụng :
Việc hạch toán các khoản thuế tại Chi nhánh TMEX BINH DINH tương đối đơn giản. Các khoản thuế phải nộp là : Thuế GTGT đầu ra, thuế môn bài và các khoản phí, lệ phí.
Tài khoản sử dụng :
TK 333 “Thuế và các khoản phải nộp cho nhà nước”
TK 33311 “Thuế GTGT đầu ra”
TK 3338 “Thuế môn bài”
TK 3339 “Phí, lệ phí và các khoản phải nộp”
Kết cấu TK 333 :
Bên nợ :
+ Số thuế, phí, lệ phí và các khoản đã nộp.
Bên có :
+ Số thuế, phí, lệ phí và các khoản phải nộp.
Số dư có :
+ Số thuế, phí, lệ phí và các khoản phải nộp nhà nước.
Sổ sách kế toán :
Sổ cái
Cách hạch toán chung :
Các khoản phải nộp khi sử dụng đất nông nghiệp.
Nợ TK 627
Có TK 333
Bán hàng chịu thuế
Nợ TK 131
Có TK 511
Có TK 333
Khi xác định số thuế phải nộp
Nợ TK 333
Có TK 111, 112
SƠ ĐỒ HẠCH TOÁN
TK 111, 112
TK 6418
Xuất hoặc trích TM, TGNH nộp thuế
TK 333
Thuế sử dụng đất nông nghiệp phải nộp
TK 627
Thuế môn bài phải nộp
Thu nợ của khách hàng để nộp thuế
TK 131, 311
Ví dụ :
Ngày 22/06/2002 chi nhánh nộp thuế tháng 05/2002 với số tiền là 1.850.000 đồng, nộp bằng tiền mặt, kế toán ghi :
Nợ TK 33311 1.850.000
Có TK 111 1.850.000
Tháng 06/2002 thu thuế thu nhập CB – CNV tháng 05/2002 là 199.759 đồng, kế toán ghi :
Nợ TK 1111 199.759
Có TK 3338 199.759
Theo số CT 29/KCBT ngày 21/07/2002 trích thuế môn bài là : 4.150.000 đồng, kế toán ghi :
Nợ TK 6418 4.150.000
Có TK 3338 4.150.000
CHƯƠNG V :
KẾ TOÁN THANH TOÁN TIỀN LƯƠNG
CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG
A. KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG :
Tiền lương :
Là một khoảng thu nhập của công nhân viên khi họ bỏ sức lao động của mình để phục vụ sản xuất, hoạt động kinh doanh.
Lương và cách chi trả lương tại Chi nhánh :
Lương :
Trong Chi nhánh IMEX BINH DINH bao gồm lương chính và lương phụ.
Lương chính là khoản tiền trả cho công nhân viên trong thời gian có mặt tại Chi nhánh (gồm lương chính và lương phụ)
Lương phụ và khoản tiền trả cho công nhân viên trong thời gian làm việc tại Chi nhánh nhưng vẫn hưởng lương, lương phụ chia làm nhiều loại : trách nhiệm, chức vụ, làm ngoài giờ
Cách chi trả lương ở Chi nhánh : Trả 2 lần
Lần 1 : Ngày 29 trả lương theo cơ bản (Nhà nước qui định)
LầN 2: Ngày 15 trả lương kinh doanh.
Các hình thức trả lương ở Chi nhánh :
Có nhiều hình thức trả lương nhưng ở Chi nhánh áp dụng hình thức trả lương theo thời gian và năng suất.
Lương thời gian bao gồm :
+ Lương tháng : Là lương được qui định sẵn đối với từng bậc lương trong các thang lương. Thường dùng để trả CNV làm công tác quản lý hành chánh, quản lý kinh tế.
+ Lương ngày : Là lương trả cho người lao động theo mức lương ngày và số ngày làm việc thực tế trong tháng.
+ Lương giờ : Lương trả cho người lao động theo mức lương giờ và số giờ làm việc thực tế.
LCB của từng người = Hệ số cấp bậc từng người * 290.000
Ví dụ : Chị Nguyễn Thị Ngọc Thanh có hệ số cấp bậc là : 1,94
Vậy lương cơ bản của chị Thanh là :
LCB = 1,94 * 290.000 = 562.600 (đồng)
Lương thời gian được tính như sau :
Ltg =
N : Số ngày công thực tế làm việc.
Ví dụ : Chị Thanh với mức lương cơ bản là 562.600(đồng) với số ngày làm là 21 ngày.
Ltg = = 537.027
Lương thưởng = Ltg * các khoản thưởng
Ngoài ra, ở Chi nhánh còn có khoản phụ cấp trách nhiệm được tính theo các hệ số sau :
+ Giám đốc : 0.3 * MLTT
+ Phó giám đốc : 0.2 * MLTT
+ Kế toán trưởng : 0.3 * MLTT
Vì chi nhánh phụ thuộc vào Công ty nên mức lương chỉ là tạm ước để chi trả cho công nhân viên.
Để phục vụ tốt công tác và để công nhân viên có thời gian nghỉ ngơi tại chỗ Chi nhánh có thể chức ăn trưa tại đơn vị. Do đó Chi nhánh phải trích ra số tiền cho CNV ăn trưa. Khoản trích này đưa vào chi phí bằng tiền khác (TK 6418)
Công thức tích quỹ lương :
Quỹ lương = LN * Đơn giá
Trong đó : Đơn giá tiền lương =
Ví dụ :
Ở Chi nhánh có lợi nhuận trước thuế là 1.500.000.000 đồng, tiền lương là 400.000.000 đồng.
Ta có : Đơn giá tiền lương = = 0.21
Quỹ lương = 1.500.000.000 * 0.21 = 315.000.000 (đồng)
Phương pháp kế toán :
Chứng từ liên quan :
Bảng chấm công
Bảng thanh toán tiền lương
Phiếu chi
Trình tự luân chuyển :
Bảng chấm công
Bảng thanh toán tiền lương
Phiếu chi lương
Tài khoản sử dụng :
Tài khoản 334 “Phải trả công nhân viên”
Kết cấu :
Bên nợ :
+ Các khoản đã trả công nhân viên.
Bên có :
+ Các khoản phải trả công nhân viên.
Dư có :
+ Các khoản cần phải trả công nhân viên.
Tài khoản này khi trả cần phải chi tiết.
+ Phải trả CNV về tiền lương.
+ Các khoản phải trả khác cho CNV.
Sổ sách kế toán :
Sổ chi tiết
Sổ cái
SƠ ĐỒ HẠCH TOÁN
TK 338
TK 3383
Khấu trừ tiền lương của người LĐ để nộp BHXH, BHYT, KPCĐ
TK 334
Hàng tháng tính lương phải trả cho người lao động
TK 662,627,641
Lương của người lao động do quỹ BHXH đài thọ
Chi trả lương cho người lao động
TK 111,112
Ví dụ :
Ví dụ 1 :
Trong tháng 8/2002 lương phải trả cho các bộ phận sau :
Lương nhân viên bán hàng : 10.378.000 đồng
Lương bộ phận sản xuất : 6.850.000 đồng
Kế toán ghi :
Nợ TK 641 10.378.000
Nợ TK 627 6.850.000
Có TK 334 17.228.000
Ngày 30/8 Chi nhánh dùng tiền mặt chi trả lương cho CNV là 16.600.000 đồng, kế toán ghi :
Nợ TK 334 16.600.000
Có TK 111 16.600.000
Ví dụ 2 :
Trong Chi nhánh có anh Đoàn phụ trách bên giao nhận làm việc trong tháng là :
21 ngày, hệ số lương 1,78
Lương kỳ I : 1,78 x 290.000 = 516.200 (đồng)
Lương kỳ II : 1,71 x 290.000 = 495.900 (đồng)
Tổng cộng : 1.012.100 (đồng)
B. KẾ TOÁN CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG :
Bảo hiểm xã hội :
Là khoản tiền người lao động được hưởng trong trường hợp nghỉ việc do đau ốm, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, khó khăn.
Để hưởng được trợ cấp này người lao động trong quá trình tham gia sản xuất kinh doanh tại đơn vị phải đóng vào quỹ BHXH theo qui định.
Được tính theo tỷ lệ 20% trên tổng quỹ lương thực tế. Trong đó Chi nhánh chịu 15% còn CNV chịu 5%.
Thu 5% vào lương CNV :
Nợ TK 334
Có TK 3383
Trích 15% trên tổng quỹ lương thực trả Chi nhánh chịu :
Nợ TK 622,627,641
Có TK 3383
Cuối tháng kế toán đóng BHXH bằng TGNH :
Nợ TK 3383
Có TK 1121
Bảo hiểm y tế :
Là khoản tiền hàng tháng của người lao động đóng cho cơ quan bảo hiểm y tế để đài thọ khi có phát sinh nhu cầu khám bệnh.
Quỹ BHYT được trích theo tỷ lệ 3%
Trong đó Chi nhánh chịu 2%, còn CNV chịu 1%
Thu 1% vào lương CNV :
Nợ TK 334
Có TK 3384
Trích 2% trên tổng quỹ lương thực trả Chi nhánh chịu :
Nợ TK 622,627,641
Có TK 3384
Cuối tháng nộp BHYT cho cơ quan chức năng bằng TM, TGNH.
Nợ TK 3384
Có TK 1121
Bảo hiểm y tế :
Là khoản tiền dùng để hoạt động các tổ chức công đoàn đơn vị và công đoàn cấp trên, các tổ chức này nhằm bảo vệ và nâng cao quyền lợi đời sống cho người lao động. Mức trích 2% trên lương và được hạch toán vào các khoản chi phí có liên quan.
Nợ TK 622,627,641
Có TK 3382
Dùng KPCĐ trợ cấp cho người lao động :
Nợ TK 3382
Có TK 111,112
Ví dụ :
Ví dụ 1 :
Căn cứ vào phiếu chi lương quý I/2003, số BHXH phải thu của CNV trong chi nhánh là : 4.374.000 đồng, kế toán ghi :
Nợ TK 111 4.374.000
Có TK 3383 4.374.000
Cuối quý I đem nộp tiền BHXH cho cấp trên 14.360.000 đồng bằng tiền mặt, kế toán ghi :
Nợ TK 3383 14.360.000
Có TK 111 14.360.000
Ví dụ 2 :
Cuối tháng 3/2003 có nghiệp vụ phát sinh vào ngày 30/3 được khấu trừ vào tiền lương của chị Phan Thị Ngọc Thu số tiền BHXH 22.910 đồng, kế toán ghi :
Nợ TK 334 22.910
Có TK 3383 22.910
Ví dụ 3 :
Chi trả BHXH cho anh Đoàn :
Anh Đoàn làm việc theo chế độ chẳng may bị bệnh nghỉ 20 ngày từ 01/03/2003 đến 21/3/2003 lương căn bản của anh Đoàn là 516.200 đồng, tỷ lệ hưởng lươNG BHXH 75%.
= 351.955
Kế toán ghi :
Nợ TK 3383 351.955
Có TK 111 351.955
Ví dụ 4 :
Cuối quý I/2003, Chi nhánh Công ty XNK Bình Định tại TP. HCM trích BHXH, BHYT, KPCĐ vào quỹ lương của nhân viên trong Chi nhánh số tiền 36.450.000 đồng, kế toán ghi :
Nợ TK 641 6.925.500 (19% * 36.450.000)
Nợ TK 334 2.187.000 (6% * 36.450.000)
Có TK 338 9.112.500
TK 3382 729.000 (2% * 36.450.000)
TK 3383 729.000 (20% * 36.450.000)
TK 3384 1.093.500 (3% * 36.450.000)
Sau đó Chi nhánh nộp BHXH, BHYT, KPCĐ cho cơ quan cấp trên số tiền 9.112.500 đồng bằng tiền mặt, kế toán ghi :
Nợ TK 338 (2,3,4) 9.112.500
Có TK 111 9.112.500
Nhận xét :
Kế toán thanh toán tiền lương cho cán bộ công nhân viên và trích BHXH, BHYT, KPCĐ như Nhà nước đã qui định.
Kế toán tiền mặt căn cứ vào chứng từ chi tiền phát lương cho cán bộ công nhân viên trong Chi nhánh.
Bộ phận tính lương dựa vào tổng số tiền lương thực tế phải trả cho từng bộ phận để trích BHXH, BHYT, KPCĐ.
Sau khi căn cứ chứng từ để chi tiền cho các khoản trên kế toán lưu lại các bộ phận chứng từ để đối chiếu khi cần thiết.
CHƯƠNG VI:
KẾ TOÁN CHI PHÍ KINH DOANH THƯƠNG MẠI
Tại Chi nhánh Công ty XNK Bình Định chỉ sử dụng khâu chi phí bán hàng trong quá trình kinh doanh. Vì Chi nhánh có nhiều cửa hàng nên chi phí bán hàng phát sinh rất nhiều.
Chi phí bán hàng ở Chi nhánh gồm : Chi phí nhân viên, chi phí dụng cụ đồ dùng, chi phí dịch vụ ngoài và chi phí bằng tiền khác.
Phương pháp kế toán :
Chứng từ liên quan :
Hóa đơn bán hàng.
Phiếu chi
Phiếu xuất kho
tài khoản sử dụng :
Tài khoản 641 “Chi phí bán hàng” : Dùng để phản ánh các chi phí thực tế phát sinh trong quá trình bán hàng, dịch vụ.
Tại Chi nhánh có sử dụng tài khoản cấp II :
TK 6411 “Chi phí nhân viên”
BHXH Bảo hiểm xã hội
BHYT Bảo hiểm y tế
KPCĐ Kinh phí công đoàn
KHAC Chi phí bằng tiền khác
LCNV Lương công nhân viên
TK 6413 “Chi phí dụng cụ đồ dùng”
CCDC Chi phí công cụ dụng cụ
TK 6417 “Chi phí dịch vụ ngoài”
DIEN Điện sử dụng
DTH1 Điện thoại bàn
DTH2 Điện thoại cầm tay
TK 6418 “Chi phí bằng tiền khác”
ANCA Tiền ăn ca
BAO Đặt báo
CDUO Phí cầu đường xe ôtô
CTAC Chi phí công tác
DVKH Dịch vụ ngoài khác
DVNH Chi phí dịch vụ ngân hàng
GHS1 Gởi hồ sơ bằng xe ôtô
GHS2 Gởi hồ sơ bằng dịch vụ
GO Chi phí giao nhận gỗ
GOXK Chi phí xuất hàng
KHAC Chi phí bằng tiền khác
LDTV Lao động tạp vụ
NHA Tiền thuê nhà
NHXK Chi phí ngân hàng hàng xuất hẩu
OTOK Chi phí khác cho xe otô
PTTT Chi phí phụ tùng thay thế
SCHU Sửa chữa
TAIL Tài liệu
TAXI Cước taxi đi nộp tiền
THKH Thuê kho
THMB Thuế môn bài
TKH Chi phí tiếp khách
VPP Văn phòng phẩm
Ngoài chi phí bán hàng Chi nhánh Công ty XNK Bình Định còn có các khoản chi phí khác nhằm hạch toán rõ ràng các khoản chi phí đảm bảo việc kinh doanh.
TK 621 “Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp”
TK 622 “Chi phí nhân công trực tiếp”
TK 6271 “Chi phí nhân viên phân xưởng”
TK 6272 “Chi phí vật liệu phụ”
TK 6273 “Chi phí dụng cụ sản xuất”
TK 6277 “Chi phí dịch vụ mua ngoài”
TK 6278 “Chi phí bằng tiền khác”
Kết cấu tài khoản 641 :
Bên nợ :
+ Chi phí bán hàng thực tế phát sinh trong kỳ.
Bên có :
+ Các khoản ghi giảm chi phí bán hàng.
Tài khoản 641 không có số dư có.
Sổ chi tiết :
Theo hình thức kế toán chứng từ ghi sổ, kế toán chi phí bán hàng sử dụng các loại sổ kế toán sau :
Sổ chi tiết TK 641
Sổ cái.
Trình tự ghi sổ :
Chứng từ gốc
Sổ chi tiết tài khoản
Sổ cái
Ghi hàng ngày :
Ghi cuối quý :
TK 111,112
Các khoản chi phí bán hàng phát sinh trong kỳ
TK 641
Kết chuyển chi phí bán hàng
TK 911
Chi phí lương và các khoản trích theo lương của NVBH
TK 333,338
SƠ ĐỒ HẠCH TOÁN
Ví dụ :
Ngày 31/12/2002 Chi nhánh thanh toán tiền phí vận chuyển hàng hóa bằng tiền mặt là : 3.752.800 đồng, kế toán ghi :
Nợ TK 6418 3.752.800
Có TK 111 3.752.800
Trong ngày Chi nhánh thanh toán tiền công tác phí bằng TGNH là : 22.1473.347 đồng, kế toán ghi :
Nợ TK 6418 22.173.347
Có TK 112 22.173.347
Ngày 29/01/2003 lương phải trả CNV bán hàng là : 58.833.100 đồng, kế toán ghi :
Nợ TK 6411 58.833.100
Có TK 334 58.833.100
Nhận xét :
Ở chi nhánh Công ty XNK Bình Định không hạch toán chi phí quản lý doanh nghiệp vì Chi nhánh hoạt động phụ thuộc vào Công ty chính. Do vậy, việc hạch toán khoản chi phí ít hơn và dễ dàng hơn.
Cách hạch toán các khoản chi phí rõ ràng, dễ hiểu.
Tuy nhiên, chi phí mua hàng Chi nhánh không hạch toán riêng vào tài khoản 1562 “Chi phí mua hàng” mà đưa thẳng vào TK 641. Cách hạch toán này hạn chế vì không phản ánh được trị giá thực tế hàng tồn kho.
CHƯƠNG VII:
KẾ TOÁN XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH
VÀ PHÂN PHỐI LỢI NHUẬN
A. KẾ TOÁN XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH
Quy định :
Đối với tài khoản này phải được phản ánh đầy đủ, chính xác kết quả hoạt động kinh doanh của kỳ hạch toán theo đúng quy định của cơ quan quản lý tài chính.
Các khoản doanh thu và thu nhập được kết chuyển vào tài khoản này là số doanh thu thuần và thu nhập tài chính, thu nhập bất thường.
Kết quả hoạt động kinh doanh phải được hạch định chi tiết theo từng loại hoạt động (thương mại, dịch vụ, hoạt động tài chính, ....).
Tại Chi nhánh Công ty XNK Bình Định việc hạch toán kết quả sản xuất kinh doanh tiến hành vào cuối kỳ kế toán.
Phương pháp kế toán :
a. Chứng từ ban đầu :
Các chứng từ kế toán tự lập về kết chuyển doanh thu, chi phí và kết quả lãi lỗ trong kỳ kinh doanh.
b. Tài khoản sử dụng:
Tài khoản 911 “xác định kết quả kinh doanh” : dùng để phản ánh kết quả của hoạt động kinh doanh và các hoạt động khác của chi nhánh trong một kỳ hạch toán. Đây chính là khoản chênh lệch giữa doanh thu và chi phí kinh doanh của chi nhánh.
Kết cấu:
Bên nợ :
Giá vốn hàng bán trong kỳ
Chi phí bán hàng
Chi phí hoạt động khác
Kết chuyển lợi nhuận đạt được trong kỳ
Bên có :
Doanh thu thuần của hoạt động kinh doanh
Thu nhập hoạt động khác
Kết chuyển số bị lỗ trong kỳ
Các tài khoản liên quan:
Hoạt động tài chính: là khoản chênh lệch giữa thu nhập và chi phí của hoạt động tài chính đem lại.
Tài khoản sử dụng : tài khoản 711 “Thu nhập hoạt động tài chính:
Kết cấu:
Bên nợ:
Kết cấu chuyển về TK 911 để xác định kết quả kinh doanh.
Bên có :
Các khoản thu nhập thuộc thu nhập tài chính.
Trình tự hạch toán : lợi nhuận từ hoạt động tài chính.
Nợ TK 111, 112, 131
Có TK 711
Ví dụ : Trong tháng 12/2002, có nghiệp vụ kinh tế phát sinh
Ngày 18/12/2002, Chi nhánh thu tiền lãy do chậm tiền hàng từ Công ty TNHH Dệt TMDV Minh Thắng là 12.000.000 đồng, thu bằng tiền Việt Nam, kế toán ghi:
Nợ TK 1111 12.000.000
Có TK 711 12.000.000
Ngày 31/12/2002, Chi nhánh thu từ lãi TGNH Vietcombank. HCM với số tiền là 472.524 đồng, thu bằng tiền Việt nam.
Nợ TK 11211 472.524
Có TK 711 472.524
Hoạt động bình thường : là khoản chênh lệch giữa thu nhập và chi phí do hoạt động bất thường đem lại (là những hoạt động không dự kiến trước mang tính chất đột xuất, bất thường như tài sản thừa thiếu được hưởng do bồi thường vi phạm hợp đồng).
Ở tại Chi nhánh Công ty XNK Bình Định rất ít xảy ra hoạt động bất thường.
Tài khoản sử dụng :
TK 721 “Thu nhập bất thường”
TK 821 “Chi phí bất thường”
Trình tự hạch toán:
Lợi nhuận bất thường
Nợ TK 821
Có TK 111
Chi phí bất thường
Nợ TK 821
Có TK 111
Ví dụ :
Trong quý IV/2002 có nghiệp vụ kinh tế phát sinh sau:
Vào ngày 25/12 chi nhánh cho thuê mặt bằng để gởi xe, lợi nhuận là : 1.500.000 đồng, kế toán ghi
Nợ TK 111 1.500.000
Có TK 721 1.50
SƠ ĐỒ KẾ TOÁN XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH
TK 641
TK 821
TK 421
TK 5112
TK 711
TK 421
Kết chuyển trị giá vốn hàng bán
Kết chuyển chi phí bán hàng
Kết chuyển chi phí bất thường
Kết chuyển lãi kinh doanh
Kết chuyển doanh thu thuần
Kết chuyển doanh thu thuần
Kết chuyển thu nhập tài chính.
Kết chuyển thu nhập bất thường
TK 421
Kết chuyển lỗ kinh doanh
TK 632
TK 911
TK 51111
Ví dụ :
Kế toán xác định kết quả kinh doanh tại Chi nhánh Công ty XNK Bình Định vào tháng 12 năm 2005. Căn cứ trên tài khoản 5111, 5112, 632, 641, 711 vào tháng 12/2002 tại Chi nhánh, số liệu được chuyển vào tài khoản 911 xác định kết quả kinh doanh như sau:
BÚT TOÁN TỔNG HỢP
Từ ngày 01/10/2002 đến ngày 31/12/2002
Tên tài khoản : xác định kết quả kinh doanh
Số hiệu : 911
Số dư đầu kỳ :
Nợ
Có các TK khác
Số tiền
Nợ các TK khác
Có
Số tiền
911
4212
623
6411
6413
6417
6418
1.308.977.195
36.494.151.582
73.487.960
3.752.800
68.801.122
147.521.432
5111
5112
711
911
63.493.870.374
1.106.363.129
496.458.488
Cộng số PS Nợ trong kỳ: 65.096.691 – Cộng số PS có trong kỳ : 65.096.691.991
Cộng PS Luỹ kế nợ:208.488.004.523 – Cộng số PS lũy kế có: 208.488.004.523
Số dư cuối kỳ
Người lập biểu Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
Kết quả kinh doanh của quý VI năm 2002
Doanh thu thuần = tổng doanh thu -
Các khoản phí trừ
doanh thu bán hàng
Chiết khấu hàng bị trả lại giảm giá hàng bán thuế xuất khẩu thuế TTĐB
Doanh thu thuần :
Ta có : tổng doanh thu là 64.600.233.503 (trong đó doanh thu XK : 1.106.363.129).
Giảm giá = 0
Doanh thu thuần = 64.600.233.503 – 0 = 64.600.233.503
Lợi nhuận gộp :
Lợi nhuận gộp = Doanh thu thuần – Giá vốn hàng bán
Ta có giá vốn : 63.494.151.582
Lợi nhuận gộp = 64.600.233.503 – 63.494.151.582 = 1.106.081.921
Lợi nhuận thuần (lỗ thuần):
Lợi nhuận thuần = Lợi nhuận gộp (CP bán hàng + CP quản lý)
Ta có : Chi phí bán hàng = 293.563.214
CPQLDN = 0
Vậy : Lợi nhuận thuần = 1.106.081.921 – 293.563.241 = 812.518.707
Lợi tức hoạt động tài chính :
Lợi tức hoạt động tài chính = Thu nhập HĐTC – Chi phí HĐTC
Ta có : Thu nhập tài chính = 496.458.488
Chi phí HĐTC = 0
Lợi tức hoạt động tài chính = 496.458.488 – 0 = 496.458.488
Ta thấy thu nhập hoạt động tài chính rất cao nhưng không có chi. Điều này cho thấy Chi nhánh có một khoản thu rất lớn.
Lợi tức bất thường:
Lợi tức bất thường = Thu bất thường – chi bất thường
Trong quý IV/2002 Chi nhánh không có khoản thu chi bất thường nên không có lợi tức bất thường.
CÔNG TY XNK BÌNH ĐỊNH
CHI NHÁNH TP. HCM
KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
Quý IV – Năm 2002
PHẦN I – LÃI, LỖ
Chỉ tiêu
Mã số
Quý trước
Quý này
LK từ đầu năm
1
2
3
4
5
- Tổng doanh thu
Trong đó: Doanh thu xuất khẩu
- Các khoản giảm trừ (04+05+06+07)
Chiết khấu
Giảm giá
Giá trị hàng bán bị trả lại
Thuế DT, thuế XK phải nộp
Doanh thu thuần
Giá vốn bán hàng
Lợi tức gộp (10 – 11)
Chi phí bán hàng
Chi phí quản lý doanh nghiệp
Lợi tức thuần từ hoạt động kinh doanh (20 – 21 – 22)
Thu nhập hoạt động tài chính
Chi phí hoạt động tài chính
Lợi tức hoạt động tài chính(31-32)
Các khoản thu nhập bất thường
Chi phí bất thường
Lợi tức bất thường (41 – 42)
Tổng lợi tức trước thuế (30+40+50)
Thuế lợi tức phải nộp
Lợi tức sau thuế (60 – 70)
01
02
03
04
05
06
07
10
11
20
21
22
30
31
32
40
41
42
50
60
70
80
64.600.233.503
1.106.363.129
0
0
0
64.600.233.503
63.494.151.582
1.106.081.921
293.563.241
0
821.518.707
496.458.488
0
496.458.488
0
0
0
1.308.977.195
64.600.233.503
1.106.363.129
0
0
0
64.600.233.503
63.494.151.582
1.106.081.921
293.563.241
0
821.518.707
496.458.488
0
496.458.488
0
0
0
1.308.977.195
B. KẾ TOÁN PHÂN PHỐI LỢI NHUẬN
Nguyên tắc :
Chi nhánh phải tuân theo những quy định của cơ chế quản lý tài chính về phân phối lợi nhuận. Thu nhập của Chi nhánh được tính toán vào cuối kỳ hạch toán nhưng chỉ xác định và xét duyệt chính thức khi kết thúc niên độ kế toán.
Lợi nhuận phải được dùng để nộp thuế theo luật thuế thu nhập doanh nghiệp (32% tổng lợi nhuận trước thuế).
Lợi nhuận sau thuế : chia lãi cho các cổ đông, các bên góp vốn liên doanh.
Qui định hạch toán :
Kết quả hoạt động kinh doanh phải được phản ánh vào bên có của tài khoản 421 lợi nhuận trước thuế khi nộp thuế thu nhập doanh nghiệp.
Việc phân phối kết quả kinh doanh của Chi nhánh phải đảm bảo rõ ràng, rành mạch và phải tuân theo đúng qui định, chế độ của tài khoản hiện hành.
Trong năm chi nhánh vẫn tiến hành phân phối trên cơ sở tạm thời (tạm nộp thuế, tạm chia liên doanh liên kết). Như vậy khi quyết toán hoạt động sản xuất kinh doanh Chi nhánh sẽ tiến hành điều chỉnh theo số chính thức.
Cần phải hạch toán chi tiết kết quả kinh doanh của từng niên độ kế toán đồng thời theo dõi nội dung phân phối (nộp thuế TNDN).
Phương pháp kế toán :
Chứng từ liên doanh :
Bảng kê nộp thuế
Chứng từ tự lập về tạm trích lũy doanh nghiệp, tạm nộp thuế TNDN.
Tài khoản sử dụng :
Tài khoản 421 “Lợi nhuận chưa phân phối” : dùng để phản ánh lợi nhuận của doanh nghiệp đạt được trong kỳ và tình hình phân phối lợi nhuận.
Kết cấu:
Bên nợ:
Số bị lỗ về hoạt động kinh doanh được kết chuyển.
Số dư nợ : số lỗ chưa được xử lý.
Bên có :
Số lãi về hoạt động kinh doanh được kết chuyển.
Số dư có : Các khoản lãi còn đến cuối kỳ.
SƠ ĐỒ KẾ TOÁN PHÂN PHỐI LỢI NHUẬN
TK 333(4)
Kết chuyển số lỗ trong kỳ
Kết chuyển lợi nhuận đạt được
TK 911
TK 4212
TK 911
Thuế TNDN phải nộp
Ví dụ :
Trong quý IV năm 2002 Chi nhánh xác định các khoản nộp phạt, truy thu, thuế GTGT đầu ra, phải trả nộp bộ như sau:
Nợ TK 4212 4.748.204.200
Có TK 1111 3.830.356
Có TK 11211 1.000.000
Có TK 33311 1.400.241
Có TK 336 4.741.973.603
Cuối quý IV năm 2002 ngày 31/12/2002, Chi nhánh kết chuyển lợi nhuận đạt được là : 1.308.977.195 đồng, kế toán ghi :
Nợ TK 911 1.308.977.195
Có TK 4212 1.308.977.195
Nhận xét :
Dựa vào bảng kinh doanh ta thấy lợi nhuận của quý IV năm 2002 là 1.308.977.195 đồng trong đó quý II năm 2002 lợi nhuận đạt được : 3.446.528.357 đồng. Cho thấy chi nhánh làm ăn ngày càng kém phát triển. Vì vậy, chi nhánh cần tích cực đẩy mạnh doanh thu và tăng lợi nhuận để đảm bảo việc kinh doanh có hiệu quả.
PHẦN III:
MỘT SỐ Ý KIẾN
I. PHƯƠNG HƯỚNG:
Sở Thương mại đã giao một số chỉ tiêu kế hoạch chủ yếu năm 2003 cho Chi nhánh như sau:
Tình hình huy động nguồn vốn của Chi nhánh :
Là nguồn tài trợ từ Công ty chính, vì vậy trong quá trình kinh doanh Chi nhánh không những thực hiện tốt nhiệm vụ do sở Thương mại giao cho mà còn hoàn thành tốt kế hoạch của Công ty đưa ra.
Trong nền kinh tế hiện nay, hiếm có doanh nghiệp Nhà nước nào chỉ hoạt động dựa vào ngân sách và vốn tự bổ sung. Trong hoạt động sản xuất kinh doanh để đáp ứng nhu cầu cần thiết đó là tăng nguồn vốn trong kinh doanh. Với nguồn vốn do Nhà nước cấp, vốn tự doanh nghiệp bổ sung không thì chưa đủ để doanh nghiệp đảm bảo kinh doanh trong một nền kinh tế thị trường như hiện nay. Vì vậy, doanh nghiệp cần xoay sở đồng vốn thêm để nâng cao khả năng lãnh đạo của mình trên thương trường bằng cách đi vay, ngoài việc vay ngân hàng, vay các doanh nghiệp khác thì việc vay CB – CNV cũng là một giải pháp hữu hiệu nhất.
Đối với nguồn bổ sung, nguồn vốn ngân sách cấp khả năng hưởng thêm rất thấp.
Phân tích báo cáo lợi nhuận :
Bảng phân tích báo cáo lợi nhuận:
CHỈ TIÊU
Năm 2002
Năm 2001
So sánh
2002/2001
Doanh thu bán hàng
Trong đó XK
Giá vốn hàng bán
Lợi nhuận gộp
Lợi nhuận/giá vốn
Chi phí bán hàng
Trong đó tiền lương
Lãi vay ngân hàng
Chi phí ngân hàng
Khấu hao TSCĐ
Tổng CPQL
CPQL/ tổng CPQL
Lãi thực hiện
Lãi TH/CPKD
Hoàn thành KH
222.793.663.675
2.826.081.847
218.623.753.286
4.353.081.555
1,99%
1.298.213.289
234.945.100
555.597.449
638.425.821
77.960.661
2.570.197.220
1,16%
1.782.884.335
0,81%
127,35%
185.656.926.900
326.186.272
181.763.062.905
3.893.863.995
2,14%
905.206.925
193.254.910
443.654.639
402.027.087
57.471.325
1.808.404.976
0,99%
2.085.459.019
1,14%
148,96%
20,00%
680,28%
20,28%
11,79%
-7,06%
43,42%
21,75%
25,23%
58,78%
35,65%
42,13%
17,95%
-14,51%
-29,05%
-14,51%
Vậy Chi nhánh cần tích cực tăng doanh thu hơn nữa đồng thời giảm các khoản chi phí không cần thiết để đảm bảo lợi nhuận trong kinh doanh.
II. NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ:
Nhận xét :
Tình hình tài chính :
Trong các năm qua, doanh thu của Chi nhánh ngày càng tăng, chi nhánh luôn luôn hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế theo quy định của Nhà nước.
Đồng vốn được Chi nhánh sử dụng ngày càng có hiệu quả. Lãnh đạo Chi nhánh luôn tính toán kỹ lưỡng trước khi đầu tư vào việc gì, cũng như tính toán lãi lỗ trước khi ký hợp đồng.
Chi nhánh không nợ khách hàng trong nước và ngoài nước và cũng không bị khách hàng chiếm dụng vốn nhiều.
Tình hình XNK tại Chi nhánh :
Từ khi Chi nhánh trực tiếp xuất khẩu hàng hoá thì tên hiệu và uy tín đã từng bước được nâng lên, tạo thêm nhiều bạn hàng, khách hàng trong và ngoài nước và nhờ vậy Chi nhánh hiểu rõ thị trường hơn. Cho thấy Chi nhánh đã xác định đúng hướng đi phù hợp với khả năng của mình.
XNK trong những năm qua tại Chi nhánh có nhiều tiến bộ vượt bậc, đóng góp một phần không nhỏ vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Tuy vậy việc đánh giá đúng những hạn chế và khó khăn trong công tác XNK là điều cần thiết và có ý nghĩa cấp bách đối với sự tồn tại và phát triển của Chi nhánh.
Vấn đề tổ chức xâm nhập và phát triển thị trường trong XNK hàng hoá còn hạn chế và mất cân đối, thị trường xuất khẩu của đơn vị chủ yếu diễn ra ở khu vực Châu Á, còn các châu khác thì rất ít.
Cách hạch toán nghiệp vụ trong chi nhánh :
Nhìn chung, việc tổ chức kế toán tại Chi nhánh đã góp phần tích cực trong việc quản lý cũng như hoạch định những chính sách phát triển của đơn vị cụ thể là :
Việc phân công cụ thể và quy định rõ trách nhiệm của từng cá nhân trong việc ghi nhận thông tin về các nhiệm vụ kinh tế phát sinh.
aựp dụng công tác kế toán bằng máy tính đã giảm bớt khối lượng ghi chép tính toán của nhân viên. Hình thức này làm tăng hiệu quả công việc thể hiện ở việc lập các báo cáo vào cuối mỗi tháng được nhanh chóng, và chính xác hơn nhờ vào thông tin đã được cập nhật mỗi khi có nghiệp vụ phát sinh.
Thực hiện tốt công tác luân chuyển và luân chuyển chứng từ, sổ sách theo đúng chế độ do Bộ tài chính quy định.
Với đội ngũ nhân viên có trình độ. Hầu hết đều tốt nghiệp Đại học và có ý thức công việc cao, đã góp phần làm cho hoạt động phòng kế toán được thuận lợi. Ngoài công việc của mình, các kế toán viên còn có thể đảm đương được phần việc lẫn nhau giúp cho hoạt động của bộ máy luôn hoạt động đều đặn và liên tục nếu một bộ phận nào đó của bộ máy bị hư hỏng.
Tuy nhiên, do là đơn vị thương mại, hoạt động chủ yếu của Chi nhánh là mua bán, nhập xuất hàng, khối lượng công việc quá nhiều khiến cho kế toán viên ngoài việc chính là ghi chép, tính toán và phản ánh số lượng nghiệp vụ kế toán phát sinh, phải kiêm thêm việc xuất hoá đơn bán hàng. Điều này đã gây ảnh hưởng không ít tới công việc chính và kết quả là khối lượng công việc dồn lên rất nhiều vào thời điểm nộp báo cáo.
Dựa vào đặc điểm kinh doanh của mình, Chi nhánh đã linh hoạt xây dựng hệ thống tài khoản phù hợp với yêu cầu quản lý và hoạt động của mình.
Để đơn giản hoá trong việc ghi chép cũng như theo dõi sổ sách và mua bán hàng, Chi nhánh chỉ sử dụng TK 156 “Hàng hoá” mà không sử dụng TK “Hàng mua đang đi trên đường” và TK 157 “Hàng gởi bán đi”.
Các chi phí phát sinh về thu mua hàng hoá, bán hàng, chi phí quản lý DOANH NGHIỆP, chi phí lương đều được đưa vào TK 641” Chi phí bán hàng”.
Không sử dụng TK 138 “Phải thu khác” và TK 338 “Phải trả, phải nộp khác” đối với hàng mua phát sinh thiếu hoặc thừa. Chỉ hạch toán vào trong sổ và thanh toán theo đúng số lượng hải quan kiểm nhận đối với hàng phát sinh thiếu và theo dõi riêng đối với hàng thừa. Nghiệp vụ này thực tế ít xảy ra ở Chi nhánh.
Chi nhánh sử dụng TK 511 để xác định kết quả kinh doanh vào cuối kỳ.
Chi nhánh áp dụng hình thức kế toán chứng từ ghi sổ. Ưu điểm của hình thức này là tách rời việc ghi sổ theo thứ tự thời gian, tập trung vào việc ghi sổ theo thứ tự hệ thống.
Kiến nghị :
Để tạo điều kiện cho Chi nhánh trong việc kinh doanh XNK, chi nhánh đề nghị Công ty XNK Bình định, UBND Tỉnh, Sở Thương Mại và Du lịch cần tăng cường hơn nữa về vốn tự có hay vốn lưu động. Nhằm đẩy mạnh và mở rộng quy mô kinh doanh chiếm lấy thị trường hơn nữa ở Tp. Hồ Chí Minh.
Cần đẩy mạnh quay vòng vốn bằng cách đẩy mạnh tiêu thụ sản xuất hàng hoá, cần chú ý để cơ cấu vốn kinh doanh, đẩy mạnh vốn tự có của Công ty, trong đó vốn cố định và vốn lưu động.
Cần có kế hoạch sử dụng vốn một cách hợp lý có hiệu quả.
Tính toán kỹ lưỡng mục đích, thời gian nhận, sử dụng và hoàn trả vốn để giảm tối đa rủi ro trong thanh toán.
Hoàn thiện các biện pháp tăng lợi nhuận bằng cách giảm chi phí trong kinh doanh.
Mở rộng cửa hàng trưng bày và giới thiệu sản phẩm vì các sản phẩm hàng hoá XNK của một số đơn vị sản xuất ở Tp. Hồ Chí Minh mà họ chưa biết đến ở Chi nhánh có những mặt hàng mà họ cần và Chi nhánh nên tham gia các hội nghị để giới thiệu cho các doanh nghiệp khác biết.
Thành lập phòng Marketing:
Trong nền kinh tế thị trường ngày càng mở rộng, với sự xuất hiện của nhiều đơn vị, doanh nghiệp kinh doanh, sản xuất nhiều mặt hàng, sản phẩm đa dạng phong phú hơn để nhằm đáp ứng nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng. Thị trường là yếu tố quyết định sự thành bại của Chi nhánh.
Muốn thành công trên thương trường bất cứ một Công ty hay doanh nghiệp nào cũng cần có thông tin chính xác về nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng và nâng cao lợi nhuận của công ty.
Do đó nhu cầu tổ chức Phòng Marketing chuyên trách là một vấn đề không thể thiếu đối với Chi nhánh chuyên kinh doanh trên nhiều lĩnh vực. Phòng kinh doanh này phải có hoạt động cụ thể mang tính khoa học, thể hiện đầy đủ nội dung Marketing để thúc đẩy chi nhánh kinh doanh có hiệu quả.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 4282.doc