Tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng ngoại thương

Tổng vốn và các quỹ : là một ngân hàng thương mại quốc doanh, vốn của VCB được hình thành từ vốn nhà nước giao. Năm 2002, Ngân hàng Ngoại thương được Ngân hàng Nhà nước cấp bổ xung 1000 tỷ đồng vốn đIều lệ dưới dạng trái phiếu chính phủ có thời hạn 20 năm để tăng tỷ lệ đảm bảo an toàn vốn, đưa tỷ lệ an toàn vốn lên tới 3.4 %. Bên cạnh việc bổ sung vốn Điều lệ, vốn Chủ sở hữu của VCB trong thời gian qua cũng được bổ sung thêm từ nguồn lợi nhuận. Tính tại thời điểm 31/12/2002, hệ số an toàn vốn của VCB đã đạt trên 5%. Tại VCB, Vốn và quỹ chiếm khoảng từ 3% 5% trong tổng nguồn vốn. Năm 2001 Vốn và quỹ chỉ là 2.359.167 triệu VND đã tăng lên đến 4.397.848 triệu VND. - Nguồn tiền gửi: Số lượng tiền gửi giảm từ 64.801.450 triệu VND (năm 2001) xuống 64.687.379 triệu VND (năm 2002) lý do không phảI lượng tiền gửi của các tổ chức tín dụng và tiền gửi của khách hàng giảm xuống mà do lượng tiền gửi của Ngân hàng Nhà nước và Kho bạc Nhà nước giảm từ 3.611.573 triệu VND (năm 2001) xuống 2.460.115 triệu VND (năm 2002). Trong cơ cấu nguồn tiền gửi của khách hàng ta thấy có sự tăng trưởng mạnh của Nguồn tiền gửi của khách hàng nước ngoài bằng VND (tăng 98.35%) và Nguồn tiền gửi tiết kiệm bằng VND (tăng 62,9%).

doc39 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1341 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng ngoại thương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
từng chuyên đề cho toàn thể cán bộ trong hệ thống Ngân hàng Ngoại thương từ cán bộ lãnh đạo đến nhân viên. Làm thủ tục về nhân sự cho cán bộ trong toàn hệ thống đi công tác, học tập, khảo sát... ở nước ngoài. Quản lý và bảo mật hồ sơ của cán bộ công nhân viên chức theo đối tượng quy định. Lập báo cáo thống kê Lao động- Tiền lương và công tác tổ chức cán bộ theo quy định. Thực hiện những nhiệm vụ khác do Tổng Giám đốc giao. * Phòng Kế toán-Tài chính Hướng dẫn, thực hiện chế độ hạch toán kế toán, chế độ thu chi tài chính, cơ chế tài chính trong toàn hệ thống Ngân hàng Ngoại thương phù hợp với luật pháp của Nhà nước và thông tư hướng dẫn của các ngành có liên quan cũng như các nghiệp vụ kinh tế mới phát sinh trong hệ thống Ngân hàng Ngoại thương. Có trách nhiệm về tổ chức theo dõi và quản lý về vốn và tài sản của toàn hệ thống Ngân hàng Ngoại thương. Tổ chức theo dõi thực hiện thanh toán trong hệ thống Ngân hàng Ngoại thương phù hợp với quy định chung của Ngân hàng Nhà nước và Ngân hàng Ngoại thương về thanh toán không dùng tiền mặt trong nước. Tổ chức thực hiện hạch toán, thống kê phân tích tài chính của các Chi nhánh và các công ty trực thuộc cũng như của toàn hệ thống để tham mưu cho Tổng Giám đốc kế hoạch kinh doanh. Tổ chức việc thực hiện hạch toán kế toán các hoạt động nghiệp vụ và tổng hợp cân đối, báo cáo kế toán của các Chi nhánh và các công ty trực thuộc theo định kỳ. Làm quyết toán hàng năm của toàn hệ thống, tính toán thuế phải nộp cho Ngân sách Nhà nước và thực hiện việc nộp. Tham mưu cho Tổng Giám đốc trong việc phê duyệt dự toán, quyết toán công trình xây dựng cơ bản và mua sắm tài sản cố định, công cụ lao động. Phân tích tình hình tài vụ hàng năm của toàn hệ thống, xây dựng kế hoạch tài chính hàng năm của toàn hệ thống Ngân hàng Ngoại thương. Tổ chức tập huấn, đề xuất mở các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác kế toán, tài chính trong toàn hệ thống. Hàng năm phối hợp với phòng Tổ chức Cán bộ và Đào tạo trong xây dựng và bảo vệ đơn giá tiền lương trong toàn hệ thống với Liên Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước và Bộ Lao động (phần kế hoạch tài chính), giao phân phối đơn giá tiền lương cho từng đơn vị thành viên trong toàn hệ thống Ngân hàng Ngoại thương trên cơ sở sau khi đã được Liên Bộ duyệt. Hàng năm tổ chức thực hiện việc kiểm tra, kiểm soát việc chấp hành thực hiện các quy chế có liên quan đến tài chính, kế toán, thanh toán trong toàn hệ thống. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Tổng Giám đốc giao * Phòng Kiểm tra nội bộ Lập kế hoạch thanh toán và kiểm tra hàng năm, đồng thời tổ chức việc kiểm tra theo định kỳ và đột xuất việc chấp hành chính sách, chế độ, nghiệp vụ kinh doanh, nhằm bảo đảm an toàn vốn và tài sản... của hệ thống Ngân hàng Ngoại thương. Kiểm tra, kiểm soát và kiểm toán tính chính xác, đầy đủ của các bảng cân đối quyết toán năm, bảng cân đối kế toán định kỳ, báo cáo lỗ lãi, phân phối lợi nhuận, trích lập và sử dụng các quỹ của Ngân hàng Ngoại thương, có kết luận bằng văn bản về kết quả kiểm tra. Thực hiện kiểm toán nội bộ theo quy định của Nhà nước, xây dựng quy trình kiểm tra nội bộ của Ngân hàng Ngoại thương. Phối hợp theo chương trình của Ban kiểm soát Hội đòng quản trị để tiến hành kiểm tra, kiểm soát nội bộ, đồng thời làm đầu mối với các đoàn kiểm tra, thanh tra của NHNN và thanh tra Nhà nước, tổ chức theo dõi việc thực hiện kết luận của các đoàn thanh tra đó. Báo cáo kết quả công tác thanh tra, kiểm toán trước Hội đông Quản trị và Tổng Giám đốc, đề xuất những biện pháp bổ cứu, sửa đổi chế độ, thể lệ và công tác chỉ đạo điều hành của các cấp Ngân hàng. Giám sát, kiểm tra việc sửa chữa của các cơ sở sau khi được kiểm tra. Xem xét và tham mưu cho Tổng Giám đốc giải quyết các khiếu nại, tố cáo có liên quan đến hoạt động kinh doanh và cán bộ Ngân hàng Ngoại thương. Tham gia ý kiến vào các dự thảo quy chế, quy định về nghiệp vụ của Ngân hàng Ngoại thương. Phối hợp với phòng Tổ chức cán bộ và Đào tạo để giải quyết các vấn đề liên quan đến chính sách cán bộ và nhân sự. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Tổng Giám đốc giao. * Phòng Kế toán quốc tế: Đối chiếu, xác nhận số dư các tài khoản tiền gửi không kỳ hạn, có kỳ hạn. Đối chiếu số liệu được phản ảnh trên sao kê của nước ngoài với sổ phụ trong nước. Phát hiện sớm những khoản còn treo để kịp thời thu hồi vốn hoặc chỉnh sửa các thiếu sót về phía mình nếu có. Phân tích những khoản còn tồn đọng sau khi đối chiếu để tra soát và giải quyết treo trễ với nước ngoài, các phòng liên quan tại Trung ương và các Chi nhánh. Quản lý toàn bộ sổ phụ, chứng từ có liên quan đến các tài khoản nói trên. Kiểm tra, theo dõi và hạch toán thu lãi kịp thời tài khoản Nostro. Giải quyết các tồn đọng cũ trước đây thuộc các tài khoản song biên với các ngân hàng nước ngoài. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Tổng Giám đốc giao. * Phòng Tổng hợp và Phân tích kinh tế Xây dựng các báo cáo tổng hợp về hoạt động kinh doanh cũng như định hướng phát triển của hệ thống Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam theo định kỳ 6 tháng, 1 năm, 5 năm... Thực hiện phân tích kinh tế đối với hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, nhằm đưa ra những kết luận để tham mưu cho Tổng Giám đốc về phương hướng kinh doanh của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam. Tham gia với Ngân hàng Nhà nước và các ngành hữu quan trong việc xây dựng các văn bản pháp quy liên quan đến hoạt động của Ngân hàng Ngoại thương. Xây dựng chế độ và biểu mẫu báo cáo thống kê hống nhất trong toàn hệ thống nhằm đáp ứng yêu cầu chỉ đạo hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam. Thực hiện chế độ báo cáo thống kê, có phân tích theo quy định hiện hành. Căn cứ vào báo cáo của Chi nhánh và tham khảo ý kiến của các phòng có liên quan để xếp loại thi đua trình Hội đồng Thi đua quyết định. Tổ chức theo dõi nắm tình hình công tác Kho quỹ toàn hệ thống Ngân hàng Ngoại thương, tổ chức hướng dẫn chỉ đạo thực hiện nghiêm chỉnh các chế độ quản lý kho quỹ của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Tổng Giám đốc Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam đảm bảo kho quỹ an toàn và phục vụ công tác kinh doanh có hiệu quả. Lập báo cáo tổng kết hàng tháng, quý, 6 tháng, 9 tháng, năm và theo dõi chấm điểm thi đua về công tác kho quỹ của toàn hệ thống Ngân hàng Ngoại thương. Tiếp nhận, dịch các tài liệu của các Tổ chức Quốc tế về tình hình tiền tệ, séc, các giấy tờ có giá; thông báo hướng dẫn toàn bộ hệ thống về đặc điểm tình hình tiền giả, tiền thật của tiền mặt đồng Việt Nam, Ngân phiếu thanh toán, các loại tiền mặt, séc, ngoại tệ bị mất cắp... Tổ chức các lớp tập huấn, hướng dẫn đào tạo nghiệp vụ ngân quỹ cho toàn hệ thống. Thực hiện các nghiệp vụ khác khi Tổng Giám đốc giao * Phòng vốn Tham mưu cho Tổng Giám đốc về các giải pháp huy động nguồn vốn và sử dụng vốn. Trực tiếp triển khai các phương thức huy dộng vốn, khai thác nguồn vốn, quản lý và điều hành nguồn vốn của Ngân hàng Ngoại thương. Chủ động phối hợp với Phòng Quản lý tín dụng và các phòng liên quan trong việc xây dựng kế hoạch cân đối nguồn vốn và sử dụng vón toàn hệ thống hàng quý, năm để trình Tổng Giám đốc. Theo dõi và thực hiện kế hoạch cân đối vốn nhằm đảm bảo an toàn trong thanh toán, nâng cao hệ số sử dụng vốn và hiệu quả kinh doanh trong toàn hệ thống. Hàng tháng, quý, năm lập cân đối nguồn vốn và sử dụng vốn, lưu giữ tổng hợp số liệu tích luỹ và gửi Phòng Tổng hợp và Phân tích kinh tế. Trên cơ sở số liệu cân đối vốn và sử dụng vốn cùng Phòng Tổng hợp và Phân tích kinh tế tham mưu cho Tổng Giám đốc chỉ đạo hoạt động kinh doanh trong toàn hệ thống. Hàng quý căn cứ vào chính sách tiền tệ tín dụng của Ngân hàng Nhà nước, tình hình nguồn vốn, trình Ban lãnh đạo giao hạn mức vốn, hạn mức tín dụng, bảo lãnh cho các Chi nhánh và điều chuyển vốn cho các Chi nhánh. Đồng thời căn cứ khả năng nguồn vốn, sử dụng vốn để đưa ra những kiến nghị tham mưu cho lãnh đạo điều chỉnh kế hoạch cho phù hợp với tình hình biến động của kinh tế xã hội và hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng Ngoại thương. Lập và phân tích trạng thái ngoại hối, nghiên cứu tình hình thị trường tiền tệ trong và ngoài nước, đề xuất biện pháp bảo toàn nguồn vốn ngoại tệ của toàn hệ thống Ngân hàng Ngoại thương. Thực hiện trình dự trữ bắt buộc của Ngân hàng Ngoại thương theo quy định của Ngân hàng Nhà nước. Phối hợp với các phòng liên quan để giải quyết những tồn tại về công nợ đối với các Chi nhánh và các vấn đề có liên quan đến nguồn vốn và sử dụng vốn. Căn cứ vào chính sách tỷ giá và lãi suất của Ngân hàng Nhà nước, Căn cứ định hướng, kế hoạch kinh doanh của Ngân hàng Ngoại thương và sự biến động tỷ giá, lãi suất của thị trường trong và ngoài nước để xây dựng biểu lãi suất huy động, cho vay đối với khách hàng, lãi suất điều chuyển vốn nội bộ và tỷ giá. Xây dựng các văn bản chế độ liên quan đến tỷ giá, lãi suất tiết kiệm và tham gia nghiên cứu các đề tài khoa học. Trực tiếp theo dõi và quản lý các công ty trực thuộc, các công ty liên doanh trong nước và các công ty mà Vietcombank có cổ phần. Theo dõi, lập báo cáo về mọi mặt hoạt động của các Chi nhánh và công ty về các mặt nghiệp vụ. Tư vấn cho Tổng Giám đốc trong định hướng chiến lược hoạt động kinh doanh của hệ thống Ngân hàng Ngoại thương theo định kỳ tháng, quý, năm. Lập báo cáo thống kê phát sinh từ nghiệp vụ của phòng gửi Ngân hàng Nhà nước: Mua ngoại tệ, bán ngoại tệ cho các công ty liên doanh, điện báo tín dụng... Nắm vững thường xuyên về kết quả hoạt động kinh doanh, lỗ lãi của các Chi nhánh và Công ty, diễn biến tình hình các chỉ tiêu tài chính, phản ánh kịp thời tình hình cho Ban lãnh đại để có những biện pháp khắc phục. Kết hợp với các phòng chức năng kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất về tình hình hoạt động kinh doanh, về sử dụng vốn vay Trung ương của các Chi nhánh và các Công ty theo nhiệm vụ quản lý của phòng. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Tổng Giám đốc giao. * Phòng Khách hàng Thu thập các thông tin liên quan đến hoạt động kinh tế đặc biệt trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, nhất là hoạt động của các ngân hàng thương mại nhằm xác định chính xác vị thế và thị phần của Ngân hàng Ngoại thương trên thương trường. Nắm bắt tìm khách hàng, trên cơ sở đó tham gia tư vấn cho Ban lãnh đạo về chủ trương mở rộng quan hệ với hệ thống khách hàng trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Ngoại thương theo đúng luật pháp và điều lệ Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam trong từng giai đoạn. Nghiên cứu cụ thể các hoạt động của các ngân hàng khác (nhóm đối thủ cạnh tranh), tìm hiểu tâm lý và thị hiếu khách hàng, khảo sát thực tế tại các địa bàn khác nhau...xây dựng cơ chế chính sách khách hàng phù hợp với định hướng phát triển của Ngân hàng Ngoại thương theo từng giai đoạn phát triển kinh tế và chính sách tiền tệ. Đôn đốc, tổng hợp tình hình thực hiện công tác khách hàng trong toàn hệ thống. Tham gia xây dựng các văn bản liên quan đến chính sách kinh doanh của Ngân hàng Ngoại thương như chính sách kinh doanh tiền tệ, tín dụng, lãi suất... Phối hợp cùng các phòng, ban chức năng trình Ban lãnh đạo xử lý các nghiệp vụ mới phát sinh chưa có quy định về chính sách khách hàng hoặc để sửa đổi các quy định đã có cho phù hợp hơn. Tham mưu cho Ban lãnh đạo trong công tác tuyên truyền, quảng cáo của Ngân hàng Ngoại thương. Thực hiện các công tác khác do Tổng Giám đốc giao. * Phòng Pháp chế Tham gia soạn thảo, xây dựng các văn bản, quy chế liên quan đến hoạt động tín dụng, bảo lãnh... của Ngân hàng Ngoại thương, của các Bộ, ngành và của Nhà nước khi được yêu cầu. Xem xét, kiểm tra có ý kiến và chịu trách nhiệm về mặt pháp lý đối với dự thảo cuối cùng của các văn bản trước khi trình Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc ký ban hành. Tư vấn về mặt pháp lý cho Tổng Giám đốc trong việc soạn thảo, ký kết các văn bản và giải quyết các vụ việc có liên quan đến Ngân hàng Ngoại thương. Được ủy quyền tiếp xúc và ký các văn bản ghi nhớ với các cá nhân và tổ chức kinh tế, các công ty luật trong và ngoài nước về những vấn đề liên quan đến khía cạnh pháp lý trong hoạt động của Ngân hàng Ngoại thương: phối hợp với các phòng, ban chức năng thực hiện những vấn đề đó. Tham gia bảo vệ quyền lợi của Ngân hàng Ngoại thương trong việc tố tụng, giải quyết tranh chấp tại toà án, trọng tài kinh tế hoặc các cơ quan khác ở trong và ngoài nước trên cơ sở pháp luật. Tổ chức và phối hợp với các phòng, ban liên quan của Ngân hàng Ngoại thương trong việc tổ chức, bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho viên chức Ngân hàng Ngoại thương và đào tạo nghiệp vụ cho nhân viên phòng. Kiến nghị với Tổng Giám đốc về mặt pháp luật những vấn đề cần được huỷ bỏ, sửa đổi, bổ sung, xây dựng và hoàn thiện trong tổ chức và hoạt động của toàn hệ thống Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam. Hệ thống hoá các văn bản pháp luật của Nhà nước, các Bộ, ngành có liên quan, các văn bản chế độ, thể lệ nghiệp vụ của Ngân hàng Ngoại thương. Tuỳ từng vấn đề và thừa lệnh Tổng Giám đốc, trong khi thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của mình, phong Pháp chế được quyền yêu cầu các cá nhân, tổ chức có liên quan cung cấp thông tin, tài liệu, hồ sơ cần thiết. Thực hiện các nhiện vụ khác do Tổng Giám đốc giao. * Phòng Công nợ Trên cơ sở chủ trương của Nhà nước về xử lý nợ (xoá nợ, giảm nợ, giãn nợ...) để tổ chức thực hiện trong toàn hệ thống. Phối hợp với các ngành chủ quản, các cơ quan pháp luật để tiến hành xử lý nợ quá hạn có vấn đề (các khoản nợ của các đơn vị giải thể và khó đòi), nợ khoanh, giãn nợ. Kết hợp với các phòng ở Hội sở Trung ương và các Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương để theo dõi các khoản nợ có vấn đề do Tổng Giám đốc giao. Thống kê, báo cáo định kỳ số liệu theo chủ trương xử lý nợ của Nhà nước và của ngành. Nghiên cứu các mẫu biểu thống kê, báo cáo số liệu công nợ áp dụng trong toàn hệ thống nhằm phục vụ công tác thống kê, tổng hợp, phân tích kinh tế để tìm các giải pháp xử lý thích hợp. Tập hợp thống kê và kết hợp với một số Chi nhánh để xử lý các khoản nợ bảo lãnh nước ngoài kê khai trong thanh toán công nợ. Tổng hợp theo dõi các loại tài sản do các Phòng hoặc các Chi nhánh thu nợ, xiết nợ thuộc hệ thống Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam. Kết hợp với các phòng Trung ương, các Chi nhánh Nghiên cứu trình Ban lãnh đạo các phương án, hướng xử lý đối với các tài sản trên. Tập hợp, thống kê, báo cáo tình hình tài sản đã thu, giảm thu nợ theo quý. Kiến nghị các biện pháp tiếp theo nhằm thu nợ đạt hiệu quả cao hơn. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Tổng Giám đốc giao. * Phòng Quản lý Tín dụng Tổ chức thực hiện việc thu nhận, tổng hợp và phân tích, xử lý các nguồn thông tin liên quan đến các lĩnh vực tín dụng, đầu tư, chứng khoán, thương mại; cây dựng các biểu mẫu báo cáo phục vụ công tác quản lý tín dụng; định kỳ phân tích đánh giá chất lượng hoạt động tín dụng của các Chi nhánh trong hệ thống Ngân hàng Ngoại thương...nhằm tham mưu cho Tổng Giám đốc về định hướng đầu tư hoạch định chính sách tín dụng, quản lý và điều hành hoạt động đầu tư tín dụng trong toàn hệ thống Ngân hàng Ngoại thương. Cung cấp thông tin theo định kỳ và đột xuất theo yêu cầu của Ban lãnh đạo và Giám đốc các Chi nhánh về tình hình đầu tư tín dụng của Ngân hàng Ngoại thương và các thông tin kinh tế cần thiết khác (như tình hình cung cầu trong và ngoài nước, năng lực sản xuất trong nước, giá cả nhập khẩu và nội địa, dự đoán xu hướng biến động của thị trường trong và ngoài nước...) đối với một số mặt hàng có kim ngạch lớn, các mặt hàng quan trọng đối với nền kinh tế (xăng dầu, xi măng, sắt thép, phân bón, hàng tiêu dùng cao cấp, gạo, cà phê, hải sản...) và các dự án đầu tư xây dựng các công trình lớn có vốn đầu tư của hệ thống Ngân hàng Ngoại thương... Kết hợp chặt chẽ với CIC Ngân hàng Nhà nước theo dõi tình hình dư nợ của các doanh nghiệp tại hệ thống Ngân hàng Ngoại thương cũng như tại các tổ chức tín dụng khác. Tham gia ý kiến trên giác độ cấp quản lý của Trung ương đối với các dự án tín dụng, đầu tư, bảo lãnh, kinh doanh chứng khoán, thuê mua... và các dự án trên mức phán quyết của Giám đốc các Chi nhánh để trình Tổng Giám đốc hoặc Hội đồng Tín dụng xem xét và quyết định. Nghiên cứu và đề xuất với tổng Giám đốc xây dựng các chính sách mới về tín dụng, đầu tư, bảo lãnh, kinh doanh chứng khoán hoặc sửa đổi, bể sung các chính sách hiện hành để phù hợp với thông lệ quốc tế và hoàn cảnh thực tế Việt Nam nhằm hạn chế rủi ro, tăng hiệu quả đầu tư. Tiến hành tổ chức hội thảo, hướng dẫn về nghiệp vụ đầu tư, tín dụng, bảo lãnh, kinh doanh chứng khoán cũng như các thông tin nghiệp vụ khác cho các Chi nhánh trong hệ thống. Căn cứ vào Luật pháp về Ngân hàng, Điều lệ hoạt động của Ngân hàng Ngoại thương và các chế độ quản lý hiện hành của chính phủ, Ngân hàng Nhà nước và theo yêu cầu chỉ đạo kinh doanh của ban lãnh đạo xây dựng các chế độ quản lý hoạt động kinh doanh, các thể lệ về tín dựng, bảo lãnh thuộc hệ thống Ngân hàng Ngoại thương. Góp ý kiến xây dựng các văn bản chế độ theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước, các Bộ, Ngành hoặc của Nhà nước về các vấn đề liên quan đến tín dụng, đầu tư. v.v. Tuỳ theo tình tình và tính chất vụ việc phối hợp với các Phòng, Ban liên quan tiến hành tổ chức kiểm tra độc lập theo quyết định của Tổng Giám đốc để giám sát việc chấp hành chế độ thể lệ và các quy định hiện hành về tín dụng, bảo lãnh, phân tích tình hình dư nợ, hiệu quả đầu tư... của các Chi nhánh trong hệ thống. Hàng quý, năm làm báo cáo công tác tín dụng trong toàn hệ thống Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam. Hàng năm tổ chức tập huấn, đúc rút kinh nghiệm, hướng dẫn nghiệp vụ, chính sách, văn bản mới về công tác tín dụng cho cán bộ tín dụng toàn hệ thống Ngân hàng Ngoại thương nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tín dụng của Ngân hàng Ngoại thương. -Thực hiện các nhiệm vụ khác do Tổng Giám đốc giao. * Trung tâm thanh toán: Làm đầu mối giao dịch điện thanh toán và các điện giao dịch khác của toàn hệ thống trong quan hệ với nước ngoài, cụ thể: Chuyển giao (truyền thông) tất cả các điện đi và đến kể cả điện thanh toán và không thanh toán của Sở giao dịch và các Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương. Xử lý hạch toán các lệnh chi trả ra nước ngoài của các Chi nhánh liên quan đến tài khoản Nostro của trung ương. Xử lý hạch toán các lệnh chuyển tiền đến của nước ngoài liên quan đến tài khoản Nostro của Trung ương và có người hưởng là Chi nhánh. Tổ chức hướng dẫn các Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương thực hiện qui chế về thanh toán giữa Vietcombank với nước ngoài theo quy định về quản lý vốn ngoại tệ tập trung của Tổng Giám đốc. Tổ chức hướng dẫn công tác chuyển giao điện (từng bước tự động hoá) qua Trung tâm Thanh toán. Thực hiện toàn bộ công tác mật mã, telex, fax của Vietcombank Trung ương và xử lý quy trình thanh toán qua hệ thống SWIFT. Tổng hợp, phân tích tình hình và kiến nghị về việc thực hiện thanh toán qua trung tâm thanh toán. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Tổng Giám đốc giao. * Trung tâm tin học Chịu trách nhiệm quản lý và bảo mật các dữ liệu, thông tin trên máy tính của Hội sở Trung ương và các thông tin khác của toàn hệ thống được lưu giữ tại Trung tâm. Chỉ đạo và xử lý kịp thời các thông tin nghiệp vụ phát sinh tại Hội sở Trung ương và những giao dịch của Chi nhánh thực hiện qua Trung ương nhằm đáp ứng yêu cầu nghiệp vụ và các công tác thống kê, báo cáo, phân tích. Nghiên cứu và nắm bắt kịp thời công nghệ mới của thế giới trong lĩnh vực quản lý ngân hàng để tham mưu cho Ban lãnh đạo trong việc ứng dụng công nghệ và công tác tự động hoá ngân hàng. Trực tiếp thực hiện các dự án, chương trình có liên quan đến tự động hoá ngân hàng. Nghiên cứu và đề xuất xây dựng mạng lưới vi tính toàn hệ thống để tổng hợp và cung cấp số liệu thong tin chính xác, kịp thời phục vụ công tác chỉ đạo của Lãnh đạo. Giúp các Chi nhánh nâng cao nghiệp vụ vi tính đáp ứng hoạt động kinh doanh đạt hiệu quả cao, đảm bảo công tác thanh toán trong hệ thống nhanh, an toàn, chính xác. Nghiên cứu xây dựng quy chế, trực tiếp thực hiện và giám sát công tác quản lý bảo mật thông tin trong toàn hệ thống. Xây dựng quy chế sử dụng, bảo quản và thường xuyên bảo dưỡng máy của hệ thống mạng vi tính. Trực tiếp quản lý mạng nội bộ tại Hội sở Trung ương và mạng hệ thống của Ngân hàng Ngoại thương. Tham gia cùng với các phòng liên quan trong vấn đề chỉ đạo và thực hiện đấu thầu mua sắm thiết bị, máy vi tính cho Hội sở Trung ương và toàn hệ thống. Tổ chức huấn luyện, bồi dưỡng nâng cao tay nghề sử dụng máy vi tính phổ cập cho cán bộ, nhân viên thừa hành nghiệp vụ trong cơ quan. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Tổng Giám đốc giao. * Phòng Quản lý thẻ: Nghiên cứu, hướng dẫn thực hiện các chính sách, chế độ liên quan đến phát hành và thanh toán Thẻ. Là đầu mối quan hệ đối ngoại với các Tổ chức Thẻ quốc tế và các ngân hàng thành viên. Là trung tâm xử lý dữ liệu về phát hành, thanh toán, cấp phép và tra soát Thẻ giữa các Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương, giữa Ngân hàng Ngoại thương với các thành viên khác và các Tổ chức Thẻ quốc tế. Tham gia mạng thanh toán và trao đổi toàn cầu của các Tổ chức Thẻ quốc tế. Là trung tâm xử lý, phát hành, in ấn và quản lý thẻ trắng. Nghiên cứu và tổ chức chương trình mạng lưới cơ sở chấp nhận thẻ và chủ thẻ trên toàn hệ thống. Tổ chức và phối hợp với các tổ chức Thẻ quốc tế thực hiện các chương trình quản lý rủi ro. Tổ chức tập huấn và đào tạo bổ sung nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác Thẻ trong toàn hệ thống. Quản lý, theo dõi và báo cáo hoạt động phát hành, thnh toán thẻ của toàn hệ thông Ngân hàng Ngoại thương, các Chi nhánh, các Ngân hàng đại lý, các cơ sở chấp nhận thẻ và chủ thẻ. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Tổng Giám đốc giao. * Phòng Quan hệ quốc tế: Tham mưu cho tổng Giám đốc trong quan hệ đối ngoại của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam phù hợp với đường lối, chính sách, luật pháp của Nhà nước và tình hình thế giới. Nghiên cứu, đễ xuất và thực hiện việc thiết lập mở rộng, huỷ bỏ quan hệ đại lý, quan hệ hợp tác với các ngân hàng nước ngoài. Theo dõi và thường xuyên cập nhật thông tin về thị trường tiền tệ và tài chính thế giới, tổng hợp, nghiên cứu, phân tích thông tin và đưa ra những nhận xét cũng như các đánh giá về các xu hướng thị trường ngoài nước hiện tại và trong tương lai. Tổng hợp, phân tích thông tin, và đánh giá, xếp loại các ngân hàng, bạn hàng nước ngoài có quan hệ cũng như các quan hệ giao dịch giữa Ngân hàng Ngoại thương và bạn. Tham mưu cho Tổng Giám đốc trong việc ký kết các văn bản giữa Ngân hàng Ngoại thương với nước ngoài. Trong phạm vi được uỷ nhiệm tham gia đàm phán, ký kết các văn bản hợp đồng về tiền tệ, thanh toán đối ngoại, các thoả ước ký giữa Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam với ngân hàng nước ngoài. Thông báo, hướng dẫn các Chi nhánh trong nước và các phòng chức năng về thực hiện các Hiệp định Nhà nước liên quan đến tiền tệ, thanh toán đối ngoại, các thoả ước ký giữa Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam với ngân hàng nước ngoài. Xây dựng kế hoạch đoàn ra, đoàn vào của toàn hệ thống. Là đầu mối bố trí chương trình, nội dung làm việc với khách quốc tế. Làm thủ tục mở hoặc đóng tài khoản tiền gửi của toàn hệ thống Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam tại các ngân hàng và tổ chức tín dụng nước ngoài. Phụ trách công tác mẫu chữ ký và thiết lập khóa điện, khoá SWIFT đối với các ngân hàng đại lý. Chịu trách nhiệm biên tập, xuất bản báo cáo năm của Ngân hàng Ngoại thương. Trên cơ sở kế hoạch đào tạo của Ban lãnh đạo, phối hợp cùng phòng TCCB- ĐT có kế hoạch cụ thể đặt mối quan hệ với các tổ chức hoặc ngân hàng nước ngoài cử cán bộ đi đào tạo. Thực hiện những nhiệm vụ khác do Tổng Giám đốc giao. * Phòng Quản lý vốn và Liên doanh cổ phần: Quản lý liên doanh với nước ngoài: Theo dõi, phân tích hoạt động của các liên doanh, có báo cáo nhận xét đánh gía thường kỳ trên cơ sở các báo cáo hoạt động của các liên doanh gửi về để tham mưu cho Ban lãnh đạo nhận định đưa ra chiến lược hoạt động của Liên doanh có hiệu quả hay không hiệu quả để có biện pháp khắc phục. Làm tham mưu cho các Chủ tịch HĐQT liên doanh mà Vietcombank kiêm nhiệm để xử lý các vụ việc phát sinh thuộc thmmr quyền của HĐQT. Giải quyết các vấn đề phát sinh liên quan đến liên doanh mà liên doanh cần Vietcombank hỗ trợ. Cùng phối hợp với các liên doanh tổ chức các phiên họp HĐQT thường kỳ theo quy định của Hợp đồng và Điều lệ liên doanh. Chịu trách nhiệm nghiên cứu đề xuất trong việc đàm phán, sửa đổi hợp đồng, điều lệ liên doanh khi cần thiết với các đối tác nước ngoài trên cơ sở Luật đầu tư và các Quy chế có liên quan do Nhà nước ban hành trong từng thời điểm và trình các Bộ, ngành có liên quan xin chấp thuận sửa đổi. Quản lý Chi nhánh và Văn phòng đại diện của Vietcombank ở nước ngoài. Phối hợp với Đại diện đề xuất xử lý những vấn đề phát sinh trong hoạt động của Văn phòng. Cung cấp các thông tin, quy chế, chính sách, chiến lược liên quan đến hoạt động của Chi nhánh, Văn phòng đại diện để Chi nhánh, Văn phòng đại diện thường xuyên nắm được chủ trương, chính sách của Nhà nước Việt Nam nói chung và Ngân hàng Ngoại thương nói riêng. Làm báo cáo tổng hợp trình Ban lãnh đạo hàng quý hoặc 6 tháng/1 lần về kết quả hoạt động của các Văn phòng đại diện và có kiến nghị đề xuất. Thực hiện những nhiệm vụ khác do Tổng Giám đốc giao. * Văn phòng Giúp Tổng Giám đốc xây dựng chương trình công tác của toàn hệ thống theo định kỳ năm, 6 tháng, hàng tháng và theo dõi, đôn đốc việc thực hiện chương trình công tác. Bố trí, sắp xếp chương trình làm việc hàng tuần, hàng tháng của HĐQT, Ban Tổng Giám đốc. Truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Ban lãnh đạo tới các Chi nhánh, Công ty, Phòng, Ban tại Hội sở Trung ương...(gọi chung là các đơn vị). Tổ chức thực hiện công tác thư ký cho Ban lãnh đạo trong buổi họp giao ban, họp, làm việc... Chuẩn bị các điều kiện cần thiết cho Ban lãnh đạo làm việc, tiếp khách làm việc theo lịch đã định. Đón tiếp khách theo uỷ quyền của Tổng Giám đốc, liên hệ và báo cho phòng Quản trị bố trí phương tiện đưa đón khách đến làm việc, hội nghị hoặc tham quan (đã được Ban lãnh đạo phê duyệt). Tổ chức việc mua vé máy bay hoặc các phương tiện giao thông khác cũng như làm các thủ tục cần thiết (kể cả hộ chiếu và Visa) cho cán bộ đi công tác trong và ngoài nước. Tổ chức công tác văn thư- lưu trữ theo đúng các văn bản quy định của Nhà nước và của ngành Ngân hàng quy định. Cung cấp các tài liệu (kể cả sao chụp) lưu trữ theo yêu cầu của các phòng nghiệp vụ hoặc các đơn vị khác theo đúng quy định về bảo mật hồ sơ lưu trữ. Làm đầu mối để phối hợp với các phòng ban theo phê duyệt của Ban lãnh đạo trong việc tổ chức hội nghị, hội thảo, các buổi họp mặt do Ngân hàng Ngoại thương Trung ương tổ chức. Cấp giấy giới thiệu, xác nhận ngày đi đường cho cán bộ nhân viên đi công tác, đi phép. Đặt và phân phối báo cho các phòng theo phê duyệt của Ban lãnh đạo. Ký thừa lệnh Tổng Giám đốc trên những công văn liên quan đến công tác văn phòng khi được uỷ quyền. Tham gia với tư cách là thành viên xét duyệt thi đua khen thưởng của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam. Tham mưu cho Ban lãnh đạo và theo dõi việc thực hiện quy định về trang phục, thực hiện nếp sống văn minh tại Hội sở Trung ương. Thực hiện những nhiệm vụ khác do Tổng Giám đốc giao. * Phòng Quản trị Trên cơ sở mô hình tổ chức của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam và nhu cầu phát triển của bộ máy Ngân hàng Ngoại thương Trung ương, tham mưu cho Ban lãnh đạo về hệ thống trụ sở phù hợp với quy mô, trình độ phát triển, yêu cầu quản lý ở từng địa bàn theo xu hướng hiện đại và dân tộc. Thực hiện việc dự trù, mua sắm, quản lý và bảo dưỡng các loại trang thiết bị, phương tiện làm việc, văn phòng phẩm... theo sự phê duyệt của Ban lãnh đạo. Luôn luôn bảo đảm xe tốt để phục vụ kịp thời cho yêu cầu công tác của Ban lãnh đạo và các phòng Ban tại Trung ương và Sở Giao dịch. Phối hợp với Văn phòng tiếp, đưa đón khách theo kế hoạch. Bố trí nơi ăn ở nếu khách có nhu cầu nghỉ lại qua ngày (kể cả Hội nghị, Hội thảo, Họp mặt làm việc...) Tổ chức thực hiện việc in ấn các loại ấn chỉ, ấn phẩm để phân phối cho toàn ngành, tài liệu cho Hội nghị, Hội thảo và cho các phòng ban khi có yêu cầu. Thực hiện công tác lao vụ, đảm bảo trật tự vệ sinh và bảo vệ an toàn trong cơ quan, xây dựng nếp sống văn minh sạch đẹp, đảm bảo điều kiện làm việc, sinh hoạt tại Trung ương và Sở Giao dịch. Theo dõi, đôn đốc việc thực hiện nội quy lao động của cán bộ nhân viên Ngân hàng Ngoại thương. Làm bảo hiểm y tế cho cán bộ công nhân viên tại Trung ương và sở Giao dịch. Tổ chức tốt công tác bảo vệ an toàn cơ quan, trông giữ xe của cơ quan cũng như xe của cán bộ công nhân viên, Theo dõi, quản lý toàn bộ các tài sản, hệ thống nước, điện, điện lạnh tại trụ sở Trung ương và Sở Giao dịch. Thực hiện việc kiểm soát và tổ chức việc thanh toán các chi phí về điện, nước, điện thoại, bưu phí... liên quan đến cơ quan. Thực hiện việc lập kế hoạch xây dựng cơ bản chung toàn ngành, phối hợp với phòng Kế toán-Tài chính trong việc làm các thủ tục cần thiết để trình Ban lãnh đạo trong việc phê duyệt dự toán, quyết toán các công trình xây dựng cơ bản của toàn ngành cũng như tiến hành các công việc xây dựng, sửa chữa công trình liên quan đến trụ sở làm việc và khu tập thể thuộc sở hữu của Ngân hàng Ngoại thương Trung ương. Tổ chức thực hiện và triển khai hướng dẫn các đơn vị thành viên trong toàn hệ thống Ngân hàng Ngoại thương làm tốt công tác bảo vệ, phòng chống cháy nổ, phòng chống bão lụt để đảm bảo an toàn tài sản cơ quan và các cơ sở khác do Ngân hàng Ngoại thương quản lý. Phối hợp với công đoàn chăm lo sức khoẻ, đời sống cho cán bộ công nhân viên như tổ chức khám sức khoẻ định kỳ hoặc đột xuất cho cán bộ nhân viên tại TW, tổ chức đưa đón cán bộ đi tham quan, nghỉ mát (nếu cơ quan tổ chức), kết hợp với Văn phòng, phòng TCCB- ĐT tổ chức thăm hỏi gia đình cán bộ hưu trí khi ốm đau, họp mặt nhân dịp lễ tết. Tham gia quản lý các khu tập thể hiện có. Ký thừa lệnh Tổng Giám đốc trên những văn bản liên quan tới công tác quản trị khi được uỷ quyền. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Tổng Giám đốc giao Chương 2: Tình hoạt động kinh doANH của NGÂN hàng Hoạt động cơ bản của bất kỳ ngân hàng nào cũng gồm hai phần cơ bản là hoạt động huy động vốn và cho vay, ngoài ra còn có các hoạt động trung gian. 2.1. Hoạt động huy động vốn * Diễn biến tổng nguồn trong những năm qua: (Nguồn từ báo cáo thường niên của VCB) Ngân hàng Ngoại thương có tổng nguồn vốn tăng trưởng mạnh và liên tục trong nhiều năm. Năm 1999 có tốc độ tăng trưởng là 34,17%, năm 2000 là 44.98%, năm 2001 là 16,83%, năm 2002 là 6,3%. Trong năm 2003, công tác quản trị vốn đã không ngừng được tăng cường cả về chất và lượng; việc điều hành quản trị lãi suất được thực hiện một cách năng động theo tín hiệu thị trường; cơ chế quản lý vốn tập trung toàn hệ thống tiếp tục được củng cố và phát huy hiệu quả; các hình thức huy động vốn được đa dạng hoá mang tính đặc trưng của Ngân hàng Ngoại thương (chứng chỉ tiền gửi, lãi suất bậc thang, tiết kiệm dự thưởng Seagame...); công tác quản lý thanh khoản đã được nâng cao và được quán triệt trong toàn hệ thống. Nhờ đó công tác huy động vốn đã đạt được những kết quả khả quan. Tổng nguồn vốn đến cuối tháng 12/2003 đạt 97.521 tỷ VND, tăng 19.0% so với đầu năm (kế hoạch năm 11%). Trong năm hầu hết các chi nhánh trong hệ thống đã có nhiều nỗ lực để huy động vốn tại địa bàn. Bốn đơn vị là Hội Sở Chính, HCM, Vũng Tầu, Hà Nội chiếm tới 83.8% vốn huy động toàn hệ thống. Một số chi nhánh khác có số dư huy động vượt ngưỡng 1.000 tỷ đồng là Vinh, Đồng Nai, Tân Thuận. Ngoài ra, một số chi nhánh có tốc độ tăng trưởng vốn cao đáng khích lệ, đó là: Gia Lai (86.2%), Nha Trang (64.6%), Đắc Lắc (63.3%), Cần Thơ (52.3%). * Cơ cấu nguồn huy động: (Nguồn từ báo cáo thường niên của VCB) - Tổng vốn và các quỹ : là một ngân hàng thương mại quốc doanh, vốn của VCB được hình thành từ vốn nhà nước giao. Năm 2002, Ngân hàng Ngoại thương được Ngân hàng Nhà nước cấp bổ xung 1000 tỷ đồng vốn đIều lệ dưới dạng trái phiếu chính phủ có thời hạn 20 năm để tăng tỷ lệ đảm bảo an toàn vốn, đưa tỷ lệ an toàn vốn lên tới 3.4 %. Bên cạnh việc bổ sung vốn Điều lệ, vốn Chủ sở hữu của VCB trong thời gian qua cũng được bổ sung thêm từ nguồn lợi nhuận. Tính tại thời điểm 31/12/2002, hệ số an toàn vốn của VCB đã đạt trên 5%. Tại VCB, Vốn và quỹ chiếm khoảng từ 3% á 5% trong tổng nguồn vốn. Năm 2001 Vốn và quỹ chỉ là 2.359.167 triệu VND đã tăng lên đến 4.397.848 triệu VND. - Nguồn tiền gửi: Số lượng tiền gửi giảm từ 64.801.450 triệu VND (năm 2001) xuống 64.687.379 triệu VND (năm 2002) lý do không phảI lượng tiền gửi của các tổ chức tín dụng và tiền gửi của khách hàng giảm xuống mà do lượng tiền gửi của Ngân hàng Nhà nước và Kho bạc Nhà nước giảm từ 3.611.573 triệu VND (năm 2001) xuống 2.460.115 triệu VND (năm 2002). Trong cơ cấu nguồn tiền gửi của khách hàng ta thấy có sự tăng trưởng mạnh của Nguồn tiền gửi của khách hàng nước ngoài bằng VND (tăng 98.35%) và Nguồn tiền gửi tiết kiệm bằng VND (tăng 62,9%). Đơn vị :Trđ Tiền gửi của khách hàng 2002 2001 +;-(%) TG của khách hàng trong nước bằng VND 13779360 11872834 16.05 TG của khách hàng trong nước bằng ngoại tệ 15085942 19192664 -21.39 TG của khách hàng nước ngoài bằng VND 165255 83314 98.35 TG của khách hàng nước ngoài bằng ngoại tệ 1019704 986956 3.31 TG tiết kiệm bằng VND 4502106 2763560 62.90 TG tiết kiệm bằng ngoại tệ 21869683 20997261 4.15 - Nguồn vay: Năm 2002 nguồn vay là 5.291.734 triệu VND tăng so với thời điểm năm 2001 là 4.312.724 triệu VND. Trong cơ cấu vốn nguồn vay chiếm 5.6% (năm 2001) và 6,5% (năm 2002). - Nguồn khác: nguồn này cũng tăng trưởng từ 5.331.935 triệu VND (năm 2001) lên 7.118.708 triệu VND (năm 2002). 2.2. Hoạt động cho vay Thực hiện chủ trương chuyển dịch cơ cấu đầu tư theo đối tượng khách hàng nhằm tạo thế ổn định lâu dài, chương trình cho vay các dự án trọng điểm, cho vay các doanh nghiệp vừa và nhỏ, cho vay các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, và chương trình mở rộng cho vay cá thể được khởi động từ cuối năm 2001 và triển khai mạnh mẽ trong năm 2002. Với những chương trình này, Ngân hàng Ngoại thương đã đạt được mức tăng trưởng tín dụng rất đáng kể, vượt xa tốc độ tăng trưởng trung bình trong toàn ngành ngân hàng (30,52%). Dư nợ tín dụng đối với khách hàng năm 2002 tăng 78% so với năm 2001 và đạt 29.295 tỷ VND. Trong các khoản tín dụng đối với khách hàng của Ngân hàng ta thấy cho vay dài hạn bằng ngoại tệ có tốc độ tăng trưởng mạnh 301,69% đạt 6.220.544 triệu VND; sau đó đến cho vay ngắn hạn bằng ngoại tệ tăng 207,71% đạt 5.141.799 triệu VND. * Phân theo thời gian cho vay : Đơn vị:Trđ Tín dụng đối với khách hàng 2002 2001 Tăng trưởng (%) Cho vay ngắn hạn bằng VND 10237344 7824975 30.82 Cho vay trung hạn bằng VND 3111288 1329014 134.10 Cho vay dài hạn bằng VND 1647668 833369 97.71 Cho vay ngắn hạn bằng ngoại tệ 5141799 1670960 207.71 Cho vay trung hạn bằng ngoại tệ 905347 405258 123.40 Cho vay dài hạn bằng ngoại tệ 6220544 1548586 301.69 Đi đôi với việc tăng trưởng mạnh về dư nợ, chất lượng tín dụng cũng được chú ý và bảo đảm. Tỷ lệ nợ quá hạn phát sinh ở mức thấp, chỉ chiếm 2.8%. Tỷ trọng cho vay trung và dài hạn chiếm 35% Tiếp tục giữ vững vai trò của một ngân hàng có thế mạnh về vốn và khả năng làm đầu mối thu xếp vốn, Ngân hàng Ngoại thương đã rất tích cực tham gia cam kết cho vay các dự án trọng điểm của nhà nước với tổng trị giá gần 600 triệu USD. Năm 2002 đồng thời cũng là năm Ngân hàng Ngoại thương thực hiện giải ngân lớn nhất đối với các dự án trọng điểm của nhà nước với giá trị hơn 2.200 tỷ đồng, đóng góp quan trọng đến tốc độ tăng trưởng tín dụng của toàn hệ thống. Được Chính phủ khuyến khích nhóm các doanh nghiệp nhỏ và vừa có tốc độ tăng trưởng khá cao trong hai năm gần đây. Để đáp ứng nhu cầu vốn của nhóm doanh nghiệp này, chương trình tín dụng thêm 500 tỷ VND trong hai năm 2002 và 2003 đã được đề ra từ đầu năm. Với hoạt động hướng tới khách hàng được tăng cường đặc biệt là nhóm khách hàng này, chương trình tín dụng thêm 500 tỷ VND đã hoàn thành chỉ trong 1 năm. Tính đến ngày 31/12/2002 dư nợ tín dụng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ mang lại một ý nghĩa rất lớn góp phần đa dạng hoá thành phần khách hàng, phân tán rủi ro đồng thời mở ra hướng kinh doanh ổn định lâu dài. Tuy nhiên, so sánh với tiềm năng của thị trường thì mức dư nợ tín dụng này còn khiêm tốn. Từ những năm 1998-1999, VCB khai thác được nhiều dự án khả thi trong đó phải kể đến việc VCB đã đứng ra làm đầu mối cho nhiều dự án cho vay đồng tài trợ lớn cùng với các ngân hàng quốc doanh và liên doanh khác như dự án Nhiệt điện Phú Mỹ, Dự án đường ống dẫn khí Nam Côn Sơn, trị giá mỗi dự án trên 100 triệu USD. Năm 2000, Hợp đồng tài trợ thứ hai cho dự án đường ống dẫn khí Nam Côn Sơn được ký kết, ngoài ra ngân hàng còn tham gia các công trình phát triển và khôi phục kinh tế lớn của Chính phủ như cho vay khắc phục hậu quả của cơn bão số 5, cho vay thu mua lương thực và lúa gạo, cho vay phục vụ phát triển nông nghiệp và nông thôn theo chính sách của Nhà nước. Số tiền mua tín phiếu, trái phiếu, công trái của kho bạc nhà nước là 1336 tỷ đồng. Đến cuối năm 2001, VCB đã cung ứng 41.400 tỷ đồng vốn tín dụng cho nền kinh tế trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, công nghệ và công nghiệp chế biến, nông lâm nghiệp và thuỷ sản. Không chỉ tài trợ cho các dự án lớn của Tổng công ty nhà nước bằng nội tệ, VCB đã tài trợ dự án bằng ngoại tệ cho dự án Đạm Phú Mỹ trị giá 230 triệu USD và nhiều dự án khác. Năm 2002, sau một thời gian khảo sát, Bộ Nông Nghiệp Mỹ đã chỉ định 4 ngân hàng Việt Nam tham gia chương trình bảo lãnh nhập khẩu nông sản từ Mỹ, trong đó có sự góp mặt của VCB. Bộ Nông nghiệp Mỹ thông qua tổ chức tín dụng bảo lãnh xuất khẩu đã dành 25 triệu USD hỗ trợ cho chương trình này trong năm 2003. Danh mục nông sản nhập khẩu từ Mỹ bao gồm từ bò sữa, trái cây, lúa mạch đến tôm giống, con giống. Vì vậy, VCB cùng ba ngân hàng quốc doanh còn lại bảo lãnh mở L/C sẽ được thanh toán trả chậm cũng như thương thảo về lãi suất trả chậm đối với từng mặt hàng. Hiện nay, khách hàng của VCB chủ yếu là các Tổng công ty Nhà nước, tỷ trọng dư nợ của các doanh nghiệp hiện này chiếm khá lớn trong tổng dư nợ phân chia theo ngành và thành phần kinh tế. Đây có thể coi là sự mất cân đối trong cho vay của VCB, khối khách hàng là các doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chưa được chú trọng. Để hoàn thiện mình, trong thời gian tới nhất thiết phải cần điều chỉnh tỷ lệ này cho hợp lý. 2.3. Hoạt động thanh toán quốc tế Tiếp tục phát huy thế mạnh của một Ngân hàng có truyền thống trong công tác thanh toán quốc tế đặc biệt là thanh toán xuất nhập khẩu. Năm 2000, VCB đã phấn đấu vượt mức kế hoạch 30% trong công tác thanh toán xuất nhập khẩu. Thị phần thanh toán xuất nhập khẩu của cả nước (năm 1999: 28%). Doanh số thanh toán xuất khẩu tăng 26.7% và nhập khẩu tăng 51.1% so với năm 1999. Năm 2001, VCB tiếp tục giữ vững vị trí là Ngân hàng chủ lực và dẫn đầu trong thanh toán quốc tế. Ngân hàng chiếm 30.2% thị phần thanh toán xuất nhập khẩu của cả nước vượt chỉ tiêu đề ra (29%). Doanh số xuất nhập khẩu tăng 1.7% so với năm 2000. Ngân hàng VCB tiếp tục giữ vai trò chủ đạo trong lĩnh vực thanh toán sử dụng mạng SWIFT với khả năng sử lý tự động, độ an toàn và mức phí hấp dẫn. Năm 2002, VCB vẫn chiếm thị phần lớn nhất trong hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu với doanh số xuất khẩu 4.7 tỷ USD (28% thị phần), nhập khẩu 5.6 tỷ USD (29% thị phần). Doanh số thu từ hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu tăng 10200 triệu USD tức là tăng 10% so với năm 2001 trong đó xuất khẩu tăng 7.5% và nhập khẩu tăng 12.6%. Năm 2003, Doanh số thanh toán xuất nhập khẩu đạt gần 12.5 tỷ USD, tăng 21.9% so với năm 2002, chiếm 28.0% thị phần thanh toán xuất nhập khẩu của cả nước. Khi mới thành lập, VCB là ngân hàng duy nhất được phép kinh doanh ngoại tệ và hiện nay vẫn luôn giữ vị trí dẫn đầu trong lĩnh vực này. Trong năm 2003, doanh số mua bán ngoại tệ đạt 10.052 triệu USD, tăng 1.258 triệu USD hay 14.3 % so với năm ngoái. Lượng ngoại tệ VCB mua được là 5.027 triệu USD, tăng 13.2% so với năm 2002, Ngân hàng Ngoại thương đã bán 5.025 triệu USD cho khách hàng, tăng 15.4% so với năm trước. Doanh số ngoại tệ VCB bán cho các doanh nghiệp nhập khẩu xăng dầu đạt 1.307 triệu USD, tăng 22.3%; lượng ngoại tệ được cân đối từ Ngân hàng Nhà nước để đáp ứng nhu cầu nhập khẩu xăng dầu trong năm qua là 622 triệu USD. Chênh lệch giữa số ngoại tệ bán cho mục đích xăng dầu và số lượng được cân đối là 685 triệu USD. Doanh số mua bán ngoại tệ nước ngoài của Ngân hàng Ngoại thương đạt 3.025 triệu USD, giảm 29.4% so với năm 2002. Do tình hình thị trường quốc tế có nhiều biến động bất thường như sự mất giá của USD đối với EUR và JPY, cho nên Ngân hàng Ngoại thương đã tăng cường quản lý nhằm hạn chế rủi ro đối với hoạt động này. 2.4. Các sản phẩm dịch vụ mới cung cấp Dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại Ngân hàng Ngoại thương đã không ngừng phát triển các sản phẩm dịch vụ mới nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của khách hàng và nâng cao tính cạnh tranh của Ngân hàng Ngoại thương trên thị trường, giúp Ngân hàng có bước đi vững chắc trong tiến trình hội nhập. Sản phẩm dịch vụ thẻ: VCB hiện chiếm 50% thị phần thanh toán thẻ và 40% thị phần phát hành thẻ quốc tế. Vừa qua, VCB được tổ chức thẻ quốc tế VISA trao giải Ngân hàng đứng đầu thị trường năm 2003. Trong năm 2003 Ngân hàng Ngoại thương phát hành được 123.964 thẻ VCB Connect 24, tăng hơn 4 lần so với năm 2002, nâng tổng số thẻ lên 153.313 thẻ, đồng thời phát hành được 9.832 thẻ VCB Visa và VCB Master, tăng 28% so với năm 2002. Riêng với thẻ VCB amex, Ngân hàng Ngoại thương mới bắt đầu phát hành trong năm song đã đạt 1.044 thẻ. Ngân hàng Ngoại thương cũng đã kết nối thành công với 11 ngân hàng bạn trong việc sử dụng hệ thống máy ATM. Tổ0ng doanh số thanh toán các loại thẻ quốc tế của Ngân hàng Ngoại thương đạt 150 triệu USD, tăng 38% so với năm 2002. Tổng giá trị giao dịch của thẻ Connect 24 đạt 2.681 tỷ đồng Sản phẩm ngân hàng tại nhà - dịch vụ VCB Money: Dịch vụ hiện đang được cung cấp cho hầu hết các tổ chức tín dụng và một số khách hàng lớn như tổng công ty dầu khí Việt Nam, tổng công ty bảo hiểm Việt Nam , viet nam Airline... Kể từ tháng 10/2003, dịch vụ VCB Money đã được mở rộng cung cấp cho các đối tượng là tổ chức kinh tế. Ngân hàng Ngoại thương có kế hoạch gia tăng các tiện ích khác cho khách hàng như kinh doanh vốn, mở L/C thanh toán, tiếp nhận dịch vụ tư vấn từ Ngân hàng. Các sản phẩm khác: Trong năm 2003, Ngân hàng Ngoại thương đã liên tục đưa ra các dịch vụ như: Phối hợp với bưu điện triển khai thành công dịch vụ VCBP-sản phẩm thương mại điện tử đầu tiên trong lĩnh vực ngân hàng ở Việt Nam, chính thức đưa vào sử dụng từ tháng 8/2003 cho Bưu điện TP.HCM; Triển khai tăng cường các tiện ích trên mạng, điển hình là cho phép khách hàng truy cập các thông tin về thẻ tín dụng; Triển khai chương trình hợp tác về dịch vụ giữa Ngân hàng Ngoại thương với các công ty bảo hiểm như Prudential và AIA. Chương 3: phương hướng hoạt động kinh doanh trong thời gian tới 3.1. Tình hình kinh tế- xã hội địa phương năm 2003 ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của Ngân Hàng Năm 2003 cùng với xu hướng mở cửa, hội nhập, toàn cầu hoá kinh tế thế giới, nền kinh tế Đất nước đang trong giai đoạn ổn định và tăng trưởng khá đều, VCB Việt Nam đã thực hiện hoàn thành nhiệm vụ năm 2003 trên đà thắng lợi của hoạt động kinh doanh năm 2002 cùng với khí thế thi đua sôi nổi hoà nhập với ngày hội thể thao Đông Nam á là Seagames 22 tổ chức tại Việt Nam. Hoạt động kinh doanh năm 2003 của VCB Việt Nam có những thuận lợi và khó khăn sau: * Thuận lợi: - Có sự quan tâm, ủng hộ mạnh mẽ từ các cấp, ngành, các doanh nghiệp từ Trung ương đến địa phương. - Có vị trí trụ sở khang trang, bề thế có địa bàn hoạt động và cơ sở vật chất tương đối thuận lợi đối với hoạt động kinh doanh của một ngân hàng thương mại. - Có đội ngũ cán bộ nhiệt tình, giàu năng lực, đoàn kết, hăng hái quyết tâm thực hiện nhiệm vụ mới. - Tình hình kinh tế- chính trị- xã hội trên địa bàn trong năm 2003 về cơ bản là ổn định và có chiều hướng thuận lợi đối với các hoạt động của ngân hàng (Sản xuất, xuất khẩu trên địa bàn đều tăng; môi trường đầu tư vào các doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp vừa và nhỏ đã được cải thiện với các chính sách và biện pháp của Nhà nước được cởi mở, thông thoáng hơn). * Khó khăn: Mặc dù nguồn vốn tăng trưởng cao song mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kỳ hạn của nguồn vốn chưa đạt được. Trong năm 2003 nguồn vốn có kỳ hạn trên 12 tháng giảm cả về tỷ trọng lẫn số tuyệt đối. Vốn huy động ngoại tệ tăng trưởng thấp hơn nhiều so với chỉ tiêu kế hoạch.Chất lượng tín dụng trong hệ thống không đồng đều dẫn đến nợ quá hạn phát sinh cao ở một số chi nhánh. Mô hình tổ chức hiện tai đang là một vấn đề bất cập, cần phải sớm thay đổi để phù hợp với quy mô hoạt động, trình độ công nghệ hiện nay cũng như trong tương lai của Ngân hàng Ngoại thương. Công tác kiểm tra nội bộ cũng chưa hiệu quả, chưa đáp ứng yêu cầu quản lý do thiếu qui trình hoạt động thống nhất, mô hình tổ chức chưa phù hợp, lực lượng còn mỏng và chất lượng còn bất cập. 3.2. Một số mục tiêu hoạt động và giải pháp trong thời gian tới 3.2.1. Công tác huy động vốn * Mục tiêu: - Duy trì tốc độ tăng trưởng vốn, đáp ứng các nhu cầu đầu tư mở rộng sản xuất, kinh doanh để phát triển - Thay đổi cơ cấu huy động vốn theo hướng tăng tỷ trọng huy động vốn trung dài hạn và vốn ngoại tệ, tạo một cơ cấu huy động phù hợp với cơ cấu đầu tư. * Giải pháp: - Đa dạng hoá các hình thức huy động vốn. Bên cạnh các hình thức huy động vốn truyền thống như tiết kiệm, tiền gửi, kỳ phiếu, trái phiếu, Ngân hàng cần phát triển thêm các hình thức huy động vốn mới như: Kỳ phiếu có thể chuyển nhượng, trái phiếu Ngân hàng phát hành cả trong nước và ngoài nước - Mở rộng mạng lưới các chi nhánh đến các vùng địa lý mới để khai thác các nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư. - Thực hiện chính sách lãi suất hấp dẫn, cơ cấu lãi suất hợp lý, phát triển hệ thống thanh toán - Tham gia vào thị trường chứng khoán cũng sẽ tạo ra một kệnh huy động vốn mới cho Ngân hàng 3.1.2. Công tác đầu tư * Mục tiêu: - Tăng cường mở rộng tín dụng một cách thận trọng, đạt hiệu quả kinh tế xã hội cao, bảo đảm an toàn vốn cho Ngân hàng. - Đa dạng hoá các hình thức đầu tư, tăng hệ số sử dụng vốn * Giải pháp: - Duy trì quan hệ tín dụng với các khách hàng truyền thống mà chủ yếu là các doanh nghiệp Nhà nước, các doanh nghiệp lớn, phát triển các mối quan hệ tín dụng với các khách hàng tiềm năng như các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, các doanh nghiệp vừa và nhỏ hoạt động có hiệu quả. - Đa dạng hoá các hình thức đầu tư: hùn vốn, góp vốn liên doanh, đồng tài trợ, tham gia trên thị trường chứng khoán, thuê mua tài chính, cho vay trung dài hạn, bảo lãnh, kinh doanh ngoại tệ. - Có các biện pháp khuyến khích hợp lý như lãi suất hấp dẫn, phí dịch vụ có tính cạnh tranh, cơ chế thanh toán nhanh gọn. - Chú trọng công tác thu thập và phân tích các thông tin về khách hàng, thẩm định dự án đầu tư, nghiên cứu những biến động môi trường kinh tế vĩ mô, tạo cơ sở cho các quyết định đầu tư dựa trên các tiêu chuẩn thương mại. - Tiến hành phân loại các khoản vay dựa trên các thông tin về khách hàng, tạo điều kiện quản lý có hiệu quả hơn đối với danh mục cho vay của Ngân hàng 3.1.3. Mở rộng hoạt động kinh doanh trên thị trường tài chính quốc tế * Mục tiêu: - Tăng cường huy động vốn về tìm kiếm các cơ hội đầu tư trên thị trường tài chính quốc tế - Tiếp cận tới các kĩ thuật, kinh nghiệm quản lí nghiên cứu trên thị trường tài chính quốc tế. * Giải pháp: - Tiếp tục củng cố các mối quan hệ truyền thống và phát triển các mối quan hệ mới với các Ngân hàng thương mại nước ngoài. - Phát triển và nâng cấp cơ sở hạ tầng như mạng thanh toán quốc tế, mạng lưới các văn phòng đại diện hay chi nhánh tại nước ngoài. - Tăng cường công tác thu thập, phân tích thông tin về tình hình tài chính tiền tệ quốc tế để có các quyết định đúng đắn. 3.1.4.. Giải quyết các khoản nợ tồn đọng, khai thác tài sản, xiết nợ, trích lập dự phòng rủi ro * Mục tiêu: - Làm lành mạnh bảng tổng kết tài sản của Ngân hàng - Thu hồi vốn cho Ngân hàng, đảm bảo cho Ngân hàng tiếp tục mở rộng vốn đầu tư. * Giải pháp: - Phân loại các khoản nợ tồn động để có cơ sở xử lý từng khoản mục - Phối hợp với các cơ quan Chính phủ, đặc biệt là Ngân hàng Nhà nước tiến hành xử lý các khoản nợ tồn đọng thông qua các biện pháp như trích lập và sử dụng quỹ dự phòng rủi ro, cung cấp vốn, xoá nợ, bán nợ… - Đối với các tài sản nhận nợ, cần có cơ chế định giá đúng đắn và dễ dàng phát mại thông qua công ty quản lý tài sản 3.1.5. Công tác công nghệ và kế toán * Mục tiêu: - Tạo ra những sản phẩm dịch vụ mới, chất lượng cao, đáp ứng ngày càng tốt hơn các nhu cầu của khách hàng và hoà nhập với thị trường quốc tế. - Nâng cấp các tiêu chuẩn và các hệ thống kế toán thành tiêu chuẩn quốc tế. * Giải pháp: - Nghiên cứu tính hợp lý của các công nghệ sẵn có trên cơ sở phân tích các yếu tố như nguồn lực tài chính, cơ sở hạ tầng và nguồn lực con người và hiệu quả của công nghệ, sau đó chọn lựa các sản phẩm công nghệ thích hợp nhất. - Tăng cường ngân sách cho hoạt động nghiên cứu phát triển công nghệ mới, đào tạo cán bộ thích ứng với công nghệ mới. - Tiến hành áp dụng các tiêu chuẩn và hệ thống kế toán quốc tế. Lời kết Ngân hàng Ngoại thương với nhiều trụ sở khang trang đặt ở trung tâm, vốn tự có lớn, thu nhận được nhiều cán bộ giỏi là một lợi thế rất mạnh trong môi trường kinh doanh hiện nay. Tuy nhiên với sự xuất hiện ngày càng nhiều của các ngân hàng thương mại cổ phần, ngân hàng liên doanh nước ngoài, các chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam có thể tạo ra những khó khăn trong công cuộc chinh phục thị trường của Ngân hàng Ngoại thương. Con đường tập trung phát triển sản phẩm mới trên nền tảng công nghệ hiện đại mà Ngân hàng đang thực hiện là con đường đúng đắn trong xu thế phát triển hiện nay. Nhưng làm sao để Ngân hàng Ngoại thương luôn là chỗ dựa tin cậy của khách hàng, các sản phẩm của Ngân hàng luôn là sự lựa chọn hàng đầu của khách hàng thì vẫn là điều trăn trở của các cán bộ Ngân hàng. Và đó cũng là một hướng nghiên cứu mà tôi đang quan tâm . Cuối cùng, tôi xin được cảm ơn ban lãnh đạo của Ngân hàng Ngoại thương, các anh chị cán bộ đã cung cấp tài liệu giúp tôi hoàn thành báo cáo này. Hà nội, ngày 15 tháng 3 năm 2004 Sinh viên Cao Hồng Nhung Mục Lục

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBC660.doc
Tài liệu liên quan