Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh ở công ty cơ khí và xây lắp

Để đáp ứng được yêu cầu công tác quản lý tài chính, phù hợp với qui mô và đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh của Công ty, đặc điểm tổ chức của bộ máy kế toán và trình độ nghiệp vụ của kế toán, hiện nay Công ty đã chọn và áp dụng hình thức kế toán " Nhật ký chung". Hình thức tổ chức bộ máy kế toán xuất phát từ đặc điểm tổ chức sản xuất của công ty, để phù hợp với đặc điểm doanh nghiệp thì bộ máy kế toán của Công ty được tổ chức theo hình thức tập chung, đứng đầu là kế toán trưởng và phòng kế toán chịu sự chỉ đạo chung của Tổng giám đốc. Công ty thực hiện hình thức kế toán tập trung nên ở các xí nghiệp thành viên không tổ chức hạch toán độc lập mà hiện tại chỉ có các nhân viên kinh tế làm nhiệm vụ thống kê kinh tế, thu thập chứng từ ban đầu, tập hợp theo những mẫu biểu do phòng tài chính kế toán công ty ban hành. Các nhân viên kinh tế được phân công những nhiệm vụ cụ thể sẽ đôn đốc, hướng dẫn các đơn vị trực thuộc theo nhiệm vụ của mình. Mọi công tác kế toán như tổng hợp số liệu, tính toán, lập báo cáo, phân tích báo cáo và kiểm tra công tác và các công việc kế toán khác được tập chung ở phòng kế toán của Công ty.

doc28 trang | Chia sẻ: haianh_nguyen | Lượt xem: 1422 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh ở công ty cơ khí và xây lắp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯờNG ĐạI HọC KINH Tế QUốC DÂN KHOA Kế TOáN ======o0o======= báo cáo thực tập tổng hợp Giáo viên hướng dẫn :TS.ĐặNG THị LOAN Sinh viên thực hiện :LÊ ĐứC THANH Lớp :Kế TOáN 40B Hà nội 2 - 2002 phần i khái quát chung về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh ở công ty cơ khí và xây lắp 1. Quá trình hình thành và phát triển Công ty Cơ khí và Xây lắp là doanh nghiệp nhà nước hạch toán độc lập, trực thuộc Tổng công ty Xây dựng Hà nội. Tiền thân của Công ty là Nhà máy Cơ khí địa chất thuộc Cục địa chất Việt Nam - Bộ Công nghiệp và Xí nghiệp xây dựng & trang trí nội thất thuộc Công ty Lắp máy điện nước & xây dựng thuộc Tổng công ty Xây dựng Hà nội. Nhà máy Cơ khí địa chất được thành lập từ năm 1960, thuộc Cục địa chất và khoáng sản Việt Nam. Năm 1991, Tổng cuc địa chất sáp nhập và thuộc Bộ Công nghiệp nặng. Năm 1993, Nhà máy cơ khí địa chất được thành lập lại, là doanh nghiệp nhà nước theo Nghị định 388/CP tại quyết định số 305/QĐ/TCNSĐT ngày 25-5-1993. Năm 1994 Bộ Công nghiệp nặng và Bộ Công nghiệp nhẹ kết hợp thành Bộ công nghiệp. Xí nghiệp Xây dựng và trang trí nội thất được thành lập năm 1990, đã tham gia xây dựng nhiêu công trình và hạng mục công trình trong phạm vi cả nước với chất lượng cao được chủ đầu tư tín nhiệm. Do yêu cầu phát triển của ngành, tháng 4 - 1998, Công ty Cơ khí và Xây lắp được thành lập, trực thuộc Tổng công ty Xây dựng Hà Nội thuộc Bộ Xây dựng, theo quyết định số 58/1998/QĐ - Ttg của chính phủ vả quyết định số 292/QĐ - BXD của Bộ Xây dựng. Vốn ban đầu do Nhà nước cấp 100% với qui mô sản xuất hoạt động theo pháp luật hiện hành. Công ty thực hiện chế độ hạch toán kinh tế độc lập, có tài khoản riêng mở tại ngân hàng và có con dấu riêng để giao dịch theo chế độ Nhà nước ban hành. Khi mới thành lập lại, Công ty có 152 cán bộ công nhân viên trong đó cán bộ là 36 người, tất cả đều có bằng cấp, với một Giám đốc, một Phó giám đốc, năm phòng, năm xí nghiệp và một phân xưởng, với các dây chuyền sản xuất tạo ra các thiết bị về cơ khí như: chế tạo các loại bánh răng, trục cho các thiết bị phục vụ cho nền kinh tế quốc dân; các phễu dùng cho các nhà máy sản xuất xi măng... Toàn bộ mặt bằng công ty nằm trên khu đất gần 30.000 m2 tại km1-quốc lộ 3 - Mai Lâm - Đông Anh - Hà Nội. Và tổng số vốn đầu tư ban đầu là 965.000.000 đồng. Sau khi thành lập lại, trên cơ sở kế tục và phát huy không ngừng về mọi mặt, qui mô của Công ty Cơ khí và Xây lắp hiện nay đang lớn mạnh, đứng vững và phát triển kịp theo sự phát triển chung của nền kinh tế đất nước theo qui luật của nền kinh tế thị trường, vừa tổ chức hoạt động kinh doanh phát triển và mở rộng sản xuất nhằm đảm bảo sao cho kết quả kinh doanh trang trải được chi phí và có lãi, vừa đảm đời sống công nhân viên. Tuy với một thời gian phát triển không dài ( từ năm 1998 đến nay) nhưng Công ty đã và đang tham gia nhiều công trình trong các lĩnh vực xây dựng, lắp máy điện nước, chế tạo cơ khí và gia công lắp dựng kết cấu thép, đóng góp đáng kể cho ngành xây dựng Thành phố Hà Nội, cho nền kinh tế của đất nước như: Công trình Nhà hát lớn Thành phố Hà Nội, Công trình khách sạn Thelien - Hồ Tây, Công trình nhà biên tập kỹ thuật phát thanh Đài tiếng nói Viẹt Nam, Công trình nhà máy đường Nông Cống - Thanh Hoá, Công ty xi măng Nghi Sơn, Nhà ga T1 sân bay quốc tế Nội Bài, Dự án Làng quốc tế Thăng long Hà Nội, Làng trẻ em SOS tỉnh Yên Bái ... Khi mới thành lập lại, ngành nghề kinh doanh của công ty chỉ có một số lĩnh vực sản xuất kinh doanh chủ yếu là: thiết bị, phụ tùng cơ khí, thiết bị chuyên ngành địa chất và khai thác mỏ chế tác đá; cùng với dây chuyền sản xuất cũ và lạc hậu. Trong khi đó, nền kinh tế hiện nay đang có nhu cầu rât lớn, thị trường cạnh tranh diễn ra quyết liệt, đòi hỏi sự cố gắng cao độ của mỗi doanh nghiệp để tồn tại, đứng vững và phát triển. Đứng trước tình hình đó, ban lãnh đạo công ty đã tìm hiểu thị trường, mạnh dạn quyết định mở rộng lĩnh vực sản xuất, đầu tư lắp đặt thêm dây chuyền sản xuất với tổng đầu tư gần 5 tỷ đồng, tuyển dụng thêm lao động, đời sống cán bộ công nhân viên được nâng cao. Hiện nay, công ty tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh trong các lĩnh vực chủ yếu sau: - Xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp và các công trình khác theo qui định của Bộ xây dựng đến nhóm B. - T hi công hoàn thiện các công trình và trang trí nội ngoại thất. - Thi công xây lắp các công trình công nghiệp, giao thông, bưu điện và kỹ thuật hạ tầng trong các khu công nghiệp đến nhóm B. - Nhận thi công các công trình thuỷ lợi bao gồm xây dựng, lắp các thiết bị trạm bơm, kênh, mương, hồ chứa, đe, đập và các dạng thuỷ nông khác. - Xây lắp các công trình khai thác, xử lý nước và hệ thống đường cấp thoát nước. - Khoan thăm dò khảo sát nguôn nước và địa chất công trình, xử lý nền móng công trình theo qui định của Bộ xây dựng. - Thi công nền móng công trình bằng máy khoan. - Lắp dựng kết cấu kim loại trong xây dựng. - Lắp dựng hệ thống điện <= 35 KV bao gồm : trạm phát điện, trạm biến áp và đường dây tải điện. - Lắp đặt các thiêt bị xe máy và các dây chuyền công nghệ. - Lắp các thiết bị cơ điện lạnh. - Kinh doanh thiết bị, phụ tùng cơ khí, thiết bị chuyên ngành địa chất và khai thác mỏ, chế tác đá. - Sản xuất kinh doanh các sản phẩm cơ khí phục vụ xây dựng và xe, máy, thiết bị xây dựng ( dàn giáo, cốp pha, kết cấu kim loại, dụng cụ cầm tay, phụ tùng xe máy thiết bị). - Bảo dưỡng, sửa chữa các loại xe, máy, thiết bị dân dụng. - Kinh doanh, đại lý vật tư xây dựng, phụ tùng xe, máy và thiết bị dùng trong xây dựng. Mặc dù mới thành lập, nhưng đến nay Công ty Cơ khí và Xây lắp đã đứng vững trong cơ chế thị trường, tự trang trải mọi chi phí và kinh doanh có lãi. Công nghệ sản xuất cũ đã được cải tiến và thay thế nhiều phụ tùng mới cho phù hợp với yêu cầu sản xuất sản lượng ngày càng tăng, thu nhập của cán bộ công nhân viên ngày càng được nâng cao: Năm Số lượng cán bộ Thu nhập bình công nhân viên quân(1000 đ) 1998 152 715 1999 229 750 2000 356 815 2001 456 864 2002(dự kiến) 600 900 Hiện nay, Công ty đã có một số xí nghiệp lớn mạnh như: Xí nghiệp cơ khí chế tạo, Xí nghiệp gia công lắp dựng và phân xưởng sản xuất cơ khí đã và đang sản xuất, chế tạo các chi tiết máy phục vụ cho tại một số nhà máy lớn như: Nhà máy xi măng X77, nhà máy xi măng Nam Hà, nhà máy xi măng Nội thương, Công ty xi măng Nghi Sơn ... Và công ty đang có xu hướng trẻ hoá đội ngũ công nhân viên. Dựa vào khả năng sẵn có của mình, hướng phấn đấu của công ty trong những năm tới sẽ là thúc đẩy sản xuát kinh doanh, nhanh chóng mở rộng địa bàn hoạt động sản xuất kinh doanh phục vụ ngày càng tốt hơn nhu cầu của thị trường và hoàn thành nghĩa vụ với Nhà nước . Với đội ngũ cán bộ công nhân viên dày dạn kinh nghiệm, giỏi chuyên môn, nhiệt tình trong công tác, hăng hái nhiệt tình trong sản xuất, và áp dung chế độ hạch toán kinh tế độc lập, công ty Cơ khí và Xây lắp đã không những đứng vững trong cơ chế thị trường mà hoạt động sản xuất kinh doanh ngày càng tăng trưởng. Điều đó được thể hiện qua một số chỉ tiêu tài chính một số năm sau: Đơn vị tính : 1000 đồng Chỉ tiêu 1998 1999 2000 2001 1. Tổng doanh thu(tr. đ) 2. Giá trị sản lượng hàng hoá tiêu thụ(tr. đ) 3. Lợi nhuận thuần(1000 đ) 4. Thuế (đã nộp cho Nhà nước)(1000 đ) 5. Giá trị tài sản lưu động(tr.đ) 6. Giá trị tài sản cố định(tr. đ) 3.961 3.325 3.507 - 3.263 333 10.292 8.750 3.700 49.143 10.223 2.600 20.099 18.126 14.600 1.761.616 18.200 2.600 29.500 26.136 337.452 1.653.000 15.900 8.897 Hiện nay, công ty Cơ khí và Xây lắp là một trong những doanh nghiệp được thị trường biết đến. Tập thể cán bộ công nhân viên của công ty không ngừng hoàn thiện và phát triển tạo lòng tin trong khách hàng. Công ty đang từng bước phát triển trong nền kinh tế thị trường. 2. Đặc điểm tổ chức sản xuất và cơ cấu bộ máy sản xuất của công ty. Hiện nay, công ty Cơ khí và Xây lắp tổ chức bộ máy quản lý the chế độ một thủ trưởng. Đứng đầu là giám đốc, dưới có một phó giámđốc, một kế toán trưởng, các phòng ban, các xi nghiệp và phân xưởng chịu sự lãnh đạo trực tiếp của giám đốc. Để phù hợp với cơ chế thị trường, công ty đã khong ngừng hoàn thiện bộ máy quản lý tinh giản gọn nhẹ mà vẫn đảm bảo được công việc. Hiện nay, việc tổ chức thành các xí nghiệp và các đội lao động hợp lý giúp công ty trong việc quan lý lao động và phân công lao động ở các vị trí sản xuất khác nhau một cách có hiệu quả. Sơ đồ bộ máy quản lý của công ty Giám đốc phó Giám đốc Văn phòng giao dịch Phòng kế hoạch Phòng tiếp thị đầu tư Phòng kỹ thuật thi công Phòng tổ chức lao động Phòng hành chính Phòng tài chính kế toán Phòng y tế Xí nghiệp cơ khí và chế tạo Xí nghiệp gia công và lắp dựng Xí nghiệp xây dựng và cơ điện Xí nghiệp xây lắp máy điện nước Xí nghiệp xây dựng và điện lạnh Đội đường ống cấp thoát nước Đội thi công cơ giới Đội xây lắp điện Phân xưởng sản xuất cơ khí Quan hệ chỉ huy Quan hệ giúp đỡ hỗ trợ - Giám đốc : Là người quyết định và điều hành tất cả mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty theo đúng chế độ pháp luật nhà nước và nghị quyết của đại hội công nhân viên chức, là người chịu trách nhiệm trước Nhà nước và tập thể lao động về kết quả kinh doanh. - Phó giám đốc : là người chịu trách nhiệm trước nhà nước, giám đôc và toàn thể cán bộ công nhân viên trong công ty về các chế độ chính sách. Các phòng ban chuyên môn nghiệp vụ, văn phòng giao dịch có chức năng tham mưu cho giám đốc công ty và thực hiện các nhiêm vụ theo chuyên môn được phân công, giúp cho giám đốc công ty điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả, đúng pháp luật và qui định của Nhà nước, Bộ xây dựng và Tổng công ty Xây dựng Hà Nội. - Phòng kỹ thuật : Là phòng chuyên môn có chức năng tham mưu cho giám đốc công ty tổ chức và triển khai chỉ đạo về công tác kỹ thuật, thi công, an toàn lao động, phòng cháy chữa cháy, chống bão lụt, vệ sinh môi trường. Đôn đốc kiểm tra các đơn vị thành viên thi công xây dựng các công trình đảm bảo chất lượng và an toàn lao động theo đúng qui trình qui phạm kỹ thuật của Nhà nước, ngành xây dựng và Tổng công ty. - Phòng kế hoạch : Là phòng chuyên môn có nhiệm vụ tham mưu, giúp việc cho giám đốc công ty xây dựng ( cả điều chỉnh ) kế hoạch tháng, quí, năm, xây dựng kế hoạch phát triển ngắn hạn, dài hạn của công ty; tham mưu chỉ đạo triển khai công tác thực hiện hợp đồng kinh tế. - Phòng tài chính kế toán thống kê : Là phòng chuyên môn tham mưu cho giám đốc công ty tổ chức , triển khai thực hiện toàn bộ công tác tài chính kế toán thống kê, thông tin kinh tế và hạch toán kinh tế đối với các đơn vị cơ sở và toàn công ty; thực hiện công tác tài chính kế toán theo qui định của Nhà nước, điều lệ và qui chế tài chính của Tổng công ty. Đảm nhận việc tổ chức và chỉ đạo công tác tài chính phục vụ sản xuất kinh doanh mang lại hiệu quả cao. - Phòng tiếp thị và đầu tư : là phòng chuyên môn có nhiệm vụ tham mưu giúp việc cho giám đốc công ty xây dựng kế hoạch liên doanh, liên kết, xây dựng kế hoạch đầu tư ngắn hạn, dài hạn của công ty; tham mưu chỉ đạo triển khai công tác tiếp thị, công tác đấu thầu, công tác hợp đồng kinh tế. - Phòng tổ chức - lao động : là phòng chuyên môn tham mưu cho giám đốc công ty tổ chức, triển khai, chỉ đạo về các mặt công tác : tổ chức cán bộ; lao động tiền lương; công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo; thi đua, khen thưởng và công tác lãnh đạo. - Phòng hành chính : Là phòng chuyên môn tham mưu cho giám đốc công ty tổ chức triển khai , chỉ đạo về các mặt công tác hành chính, quản trị, bảo vệ quân sự. - Phòng y tế : Là phòng chuyên môn tham mưu và giúp đỡ cho giám đốc về việc đảm bảo chăm lo đời sống và sức khoẻ cho cán bộ công nhân viên toàn công ty. - Văn phòng giao dịch : Là bộ phận chuyên môn có nhiêm vụ tham mưu giúp việc cho giám đốc công ty trong công tác giao dịch với khách hàng và công tác tiếp thị, công tác đấu thầu và hợp đồng kinh tế. - Ban kiểm tra chất lượng sản phẩm : Có chức năng tham mưu cho giám đốc công ty tổ chức, triển khai và chỉ đạo về công tác chất lượng sản phẩm, chất lượng công trình; đôn đốc kiểm tra các đơn vị thành viên thi công xây dựng các công trình và sản phẩm đảm bảo chất lượng, mỹ thuật theo đúng qui trình qui phạm kỹ thuật của Nhà nước, ngành xây dựng, Tổng công ty và công ty. PHầN II. đặc điểm tổ chức CÔNG TáC Kế TOáN Và bộ máy kế toán ở công ty 1. Tổ chức bộ máy kế toán và các phần hành kế toán của Công ty Hạch toán kế toán là một công tác rất quan trọng của việc quản lý tài chính. Với việc ghi chép các số liệu về hiện vật và giá trị, phản ánh quá trình hình thành và sử dụng vật tư, tiền vốn, sự vận động của tài sản. Kiểm tra kế hoạch sản xuất kinh doanh, thực hiện tốt công tác thu nộp ngân sách và thanh toán công nợ, giữ gìn và bảo vệ các tài sản, vật tư, tiền vốn. Đối với Công ty Cơ khí và Xây lắp, Công ty tổ chức bộ máy kế toán theo hình thức tập chung , và có cơ cấu như sau: Sơ đồ bộ máy kế toán công ty Kế toán trưởng Kế toán tổng hợp Kế toán ngân hàng và TSCĐ Kế toán thuế, doanh thu, chi phí, công nợ Thủ quỹ Kế toán các xí nghiệp thành viên - Kế toán trưởng : Là người tổ chức điều hành chung mọi công tác của phòng, kiểm tra, hướng dẫn, đôn đốc toàn bộ công tác kế toán trong công ty. Kế toán trưởng có quyền được dự vào các cuộc họp bàn và quyết định các vấn đề thu, chi, kế hoạch kinh doanh, cải tiến tổ chức sản xuất kinh doanh, quản lý tài chính, đầu tư xây dựng cơ bản, mở rộng sản xuất, nâng cao đời sống vật chất cho cán bộ công nhân viên của công ty. Là người chấp hành các chế độ tài chính, tín dụng, thanh toán theo chế độ Nhà nước ban hành. - Kế toán tổng hợp : Có nhiệm vụ lập các báo cáo tài chính theo qui định của nhà nước như : bảng cân đối tài sản, báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo nghĩa vụ ngân sách Nhà nước ... Lập các báo cáo mang tính quản trị doanh nghiệp như : báo cáo nhanh hàng tháng ( nộp Tổng công ty ) , đối chiếu công nợ . Kế toán tổng hợp còn kiêm kế toán thanh toán, thực hiện việc chi tiêu hàng ngày bằng tiền mặt, theo dõi hàng tồn kho công ty, lập các báo cáo khác. Kế toán tổng hợp chịu trách nhiệm các tài khoản : 111, 152 - công ty, 154, 155 - công ty, 138, 3388, 142, và nhóm tài khoản loại 4,5,6,7,8,9. - Kế toán ngân hàng - tài sản cố định : Có nhiệm vụ theo dõi tình hình huy động vốn, sử dụng vốn ; theo dõi nợ phải thu bên xây lắp, kiểm soát doanh thu xây lắp ( nội bộ và các bên A) ; theo dõi tình hình tăng, giảm, trích khấu hao TSCĐ, Là người chịu trách nhiệm các tài khoản : 112, 131 - các đối tượng xây lắp,141, 211, 241, 311, 331, 341. - Kế toán thuế, doanh thu, chi phí, công nợ : Có nhiệm vụ theo dõi doanh thu, phải thu, phải trả lĩnh vực cơ khí, hàng tồn kho cơ khí ; theo dõi thuế GTGT toàn công ty, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế sử dụng vốn, và các khoản phải nộp khác. Là người chịu trách nhiệm các tài khoản : 133, 333, 152 -cơ khí, 141- cơ khí, 131- các đối tượng cơ khí, 511 - cơ khí. - Kế toán các xí nghiệp thành viên: có trách nhiệm thu nhập chứng từ, lập sổ sách kế toán và trình lên phòng kế toán công ty. Các kế toán giữa các xí nghiệp có trách nhiệm hỗ trợ lẫn nhau trong việc thực thi các nghiệp vụ kinh tế. - Thủ quĩ : Thực hiện thu, chi quĩ hàng ngày, báo cáo quĩ theo ngày; quyết toán bảo hiểm xã hội; và thực hiện một số công việc khác theo phân công cụ thể. 2. Tổ chức hệ thống chứng từ và luân chuyển chứng từ Gồm có các chứng từ sau: 2.1- Về lao động - tiền lương có : Bảng chấm công, bảng thanh toán tiền lương. 2.2- Về TSCĐ có sổ theo dõi TSCĐ. 2.3- Về công nợ có : Giấy báo nợ nội bộ, giấy xác nhận công nợ, phiếu tạm ứng ( thường đi đôi với phiếu chi) và phiếu thu khi thanh toán hoàn ứng. 2.4- Về vật tư, hàng hoá có phiếu nhập kho, phiếu xuất kho nhưng không có thẻ kho vì trên thực tế vật tư, hàng hoá không có lượng tồn kho, vật tư mua về xuất dùng ngay. 2.5- Ngoài ra còn có giấy uỷ nhiệm chi hay chuyển séc - dùng trong việc vay ngân hàng. 2.6- Khi hoàn thành một công trình, các chứng từ của phần này có: Bản vẽ hoàn công, tổng quyết toán giữa hai bên A - B ký. 2.7- Hóa đơn VAT dùng để theo dõi lượng vật tư mua vào sử dụng, theo dõi tổng quyết toán công trình, theo dõi công nợ phải thu, phải trả. 2.8- Séc : dùng theo dõi tiền gửi ngân hàng. 2.9- Giấy nộp tiền chuyển khoản vào ngân sách nhà nước: theo dõi viêc thực hiện nghĩa vụ đối với ngân sách. - Các chứng từ được phát hành và ghi sổ, tính toán trên máy tính, sau đó các bộ phận liên quan lưu trữ. - Thực hiện chứng từ theo chu trình: Viết chứng từ - kiểm soát chứng từ - thực hiện nội dung - ghi sổ - lưu trữ. - Với toàn bộ các chứng từ, từng bộ phận liên quan phát hành, kiểm soát và lưu trữ. 3. Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán tại công ty Với việc hạch toán theo phương pháp kiểm kê định kỳ công ty áp dụng hệ thống tài khoản như sau: Mã tài khoản Tên tài khoản TK TK TK TK 111 Tiền 1111 Tiền Việt Nam 1112 Tiền ngoại tệ 1113 Vàng bạc, đá quý 1114 Tiền 1114 112 Tiền gửi ngân hàng 1121 Tiền gửi ngân hàng (tiền Việt Nam) 11211 VNĐ Ngân hàng Đầu tư 11212 VNĐ Ngân hàng Công thương 11213 VNĐ Ngân hàng FIRSTVINA 11214 VNĐ Ngân hàng Ngoại thương 11215 VNĐ Ngân hàng nông nghiệp Lao Cai 11216 Kho Bạc Nhà nước trung ương 11217 VNĐ Ngân hàng đầu tư Lao Cai 11218 Sở giao dịch NHĐT và Phát triển Việt Nam 1122 Tiền ngoại tệ gửi ngân hàng 11221 Ngoại tệ ngân hàng Đầu tư 11222 Ngoại tệ ngân hàng Công thương 11223 Ngoại tệ ngân hàng FIRSTVINA 11224 Ngoại tệ ngân hàng Ngoại thương 1123 Vàng bạc, kim khí, đá quý 113 Tiền đang chuyển 1131 Tiền đang chuyển - tiền Việt Nam 1132 Tiền đang chuyển - ngoại tệ 121 Đầu tư chứng khoán ngắn hạn 1211 Đầu tư CKNH (cổ phiếu) 1212 Đầu tư CKNH (trái phiếu) 128 Đầu tư ngắn hạn khác 129 Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn 131 Phải thu của khách hàng 133 Thuế VAT được khấu trừ 1331 Thuế GTGT được khấu trừ của hàng hóa, DV 13311 Thuế GTGT của hàng hóa, DV theo đối tượng 13312 Thuế GTGT của hàng hóa, DV chung 1332 Thuế GTGT được khấu trừ của TSCĐ 136 Phải thu nội bộ 1361 Vốn kinh doanh ở đơn vị trực thuộc 1362 Tạm ứng giá trị khối lượng xây lắp 1368 Phải thu nội bộ khác 138 Phải thu khác 1381 Tài sản thiếu chờ xử lý 1388 Phải thu khác 139 Dự phòng phải thu khó đòi 141 Tạm ứng 1411 Tạm ứng lương và các khoản phụ cấp 1412 Tạm ứng mua vật tư hàng hóa 1413 Tạm ứng chi phí giao khoán XL nội bộ 1414 Tạm ứng trước 142 Chi phí trả trước 1421 Chi phí trả trước 1422 Chi phí chờ kết chuyển 144 Thế chấp, ký cược, ký quỹ ngắn hạn 1441 Thế chấp, ký cược, ký quỹ ngắn hạn - Dự thầu 1442 Thế chấp, ký cược, ký quỹ ngắn hạn - Thi công 151 Hàng mua đi đường 152 Nguyên liệu, vật liệu 1521 Nguyên, vật liệu chính 1522 Vật liệu phụ 1523 Nhiên liệu 1524 Phụ tùng thay thế 1526 Thiết bị XDCB 1528 Vật liệu khác 153 Công cụ, dụng cụ 1531 Công cụ, dụng cụ 1532 Bao bì luân chuyển 1533 Đồ dùng cho thuê 154 Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang 1541 Xây lắp 1542 Sản phẩm khác 1543 Dịch vụ, chi phí bảo hành 155 Thành phần 156 Hàng hóa 1561 Giá mua hàng hóa 1562 Chi phí thu mua hàng hóa 157 Hàng gửi đi bán 159 Dự phòng giảm giá thành tồn kho 161 Chi sự nghiệp 1611 Chi sự nghiệp năm trước 1612 Chi sự nghiệp năm nay 211 Tài sản cố định hữu hình 2112 Nhà cửa, vật kiến trúc 2113 Máy móc, thiết bị 2114 Phương tiện vận tải, chuyền dẫn 2115 Thiết bị, dụng cụ quản lý 2117 Dàn giáo, cốp pha 2118 Tài sản cố định khác 212 Tài sản cố định đi thuê tài chính 213 Tài sản cố định vô hình 2131 Quyền sử dụng đất 2132 Chi phí thành lập, chuẩn bị SX 2133 Bằng phát minh sáng chế 2134 Chi phí nghiên cứu, phát triển 2135 Chi phí về lợi thế thương mại 2138 Tài sản cố định vô hình khác 214 Hao mòn tài sản cố định 2141 Hao mòn TSCĐ hữu hình 21412 Hao mòn nhà cửa 21413 Hao mòn máy móc thiết bị 21414 Hao mòn phương tiện VT truyền dẫn 21415 Hao mòn TB, dụng cụ quản lý 21417 Hao mòn dàn giáo cốp pha 21418 Hao mòn TSCĐ khác 2142 Hao mòn TSCĐ đi thuê 2143 Hao mòn TSCĐVH quyền sử dụng đất 221 Đầu tư chứng khoán 2211 Đầu tư CK dài hạn - cổ phiếu 2212 Đầu tư CK dài hạn - trái phiếu 222 Góp vốn liên doanh 2221 Góp vốn liên doanh CT.cổ phần XD và máy công nghiệp 2222 Góp vốn liên doanh nhà ở Chương Dương 2223 Góp vốn liên doanh Econ 228 Đầu tư dài hạn khác 2288 Đầu tư dài hạn khác 229 Dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn 241 Xây dựng cơ bản dở dang 2411 XDCB dở dang - mua sắm TSCĐ 2412 XDCB dở dang 2413 Sửa chữa lớn TSCĐ 244 Ký quỹ, ký cước dài hạn 311 Vay ngắn hạn 3111 Vay ngắn hạn ngân hàng 3115 Vay ngắn hạn Ngân hàng Công thương Ba Đình 3118 Vay các đối tượng khác 315 Nợ dài hạn đến hạn trả 3238 Các khoản thuế khác 3239 Phí, lệ phí và các khoản phải nộp khác 331 Phải trả cho người bán 3311 Phải trả cho đối tượng khác 3312 Phải trả cho bên nhận thầu, nhận thầu phụ 333 Thuế và các khoản phải nộp nhà nước 3331 Thuế GTGT phải nộp 33311 Thuế GTGT đầu ra 333111 Thuế GTGT đầu ra theo các đối tượng 333112 Thuế GTGT đầu ra chung 33312 Thuế GTGT hàng nhập khẩu 3332 Thuế tiêu thụ đặc biệt 3333 Thuế xuất, nhập khẩu 3334 Thuế thu nhập DN 3335 Thu trên vốn 3336 Thuế tài nguyên 33371 Thuế nhà đất 33372 Tiền thuê đất 3338 Các loại thuế khác 3339 Phí, lệ phí và các khoản phải nộp khác 33391 Phí phải nộp 33392 Lệ phí phải nộp 33393 Phải nộp khác 334 Phải trả cho công nhân viên 335 Chi phí phải trả 336 Phải trả nội bộ 3362 Phải trả giá trị KLXL nhận khoán nội bộ 3368 Phải trả nội bộ khác 338 Phải trả, phải nộp khác 3381 Tài sản thừa chờ giải quyết 3382 Kinh phí công đoàn 3383 Bảo hiểm xã hội 3384 Bảo hiểm y tế 3387 Doanh thu nhận trước 3388 Phải trả khác 341 Vay dài hạn 342 Nợ dài hạn 344 Nhận ký quỹ, ký cước dài hạn 411 Nguồn vốn kinh doanh 4111 Nguồn vốn cố định 41111 Nguồn vốn CĐ - Ngân sách 41112 Nguồn vốn CĐ - Tự bổ xung 41113 Nguồn vốn CĐ - khác 4112 Nguồn vốn lưu động 41121 Nguồn vốn LĐ - Ngân sách 41122 Nguồn vốn LĐ - Tự bổ xung 41123 Nguồn vốn LĐ - khác 412 Chênh lệch, đánh giá lại tài sản 413 Chênh lệch tỷ giá 414 Quỹ phát triển kinh doanh 4141 Quỹ đầu tư phát triển 4142 Quỹ nghiên cứu khoa học đào tạo 415 Quỹ dự trữ 416 Quỹ dự phòng mất việc làm 421 Lãi chưa phân phối 4211 Lãi chưa phân phối năm trước 4212 Lãi chưa phân phối năm nay 431 Quỹ khen thưởng phúc lợi 4311 Quỹ khen thưởng 4312 Quỹ phúc lợi 441 Nguồn vốn ĐT xây dựng cơ bản 451 Quỹ quản lý của cấp trên 4511 Quỹ quản lý - chung Tổng công ty 4512 Quỹ quản lý - Công trình T1 4513 Quỹ quản lý - Công trình Nghi sơn 4514 Quỹ quản lý - Công trình Nhà hát lớn 461 Nguồn kinh phí sự nghiệp 4611 Kinh phí sự nghiệp năm trước 4612 Kinh phí sự nghiệp năm nay 466 Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ 511 Doanh thu bán hàng 5111 Doanh thu bán hàng hóa 5112 Doanh thu bán thành phẩm, SPXL hoàn thành 51121 Doanh thu bán sản phẩm xây lắp 51122 Doanh thu bán các sản phẩm khác 5113 Doanh thu cung cấp dịch vụ 5114 Doanh thu trợ cấp, trợ giá 512 Doanh thu bán hàng nội bộ 5121 Doanh thu nội bộ - Hàng hóa 5122 Doanh thu nội bộ - Sản phẩm 5123 Doanh thu nội bộ - Cung cấp dịch vụ 5131 Doanh thu hàng hóa xuất khẩu 5132 Doanh thu bán thành phẩm xuất khẩu 5133 Doanh thu cung cấp dịch vụ xuất khẩu 521 Chiết khấu bán hàng 5211 Chiết khấu hàng hóa 5212 Chiết khẩu thành phẩm 5213 Chiết khấu dịch vụ 531 Hàng bán bị trả lại 532 Giảm giá hàng bán 611 Mua hàng 6111 Mua nguyên vật liệu 6112 Mua hàng hóa 621 Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 622 Chi phí nhân công trực tiếp 623 Chi phí sử dụng máy thi công 6231 Chi phí nhân công 6232 Chi phí vật liệu 6233 Chi phí dụng cụ sản xuất 6234 Chi phí khấu hao Máy thi công 6237 Chi phí dịch vụ mua ngoài 6238 Chi phí bằng tiền khác 627 Chi phí sản xuất chung 6271 Chi phí nhân viên phân xưởng 6272 Chi phí vật liệu 6273 Chi phí dụng cụ sản xuất 6274 Chi phí khấu hao TSCĐ 6277 Chi phí dịch vụ mua ngoài 631 Gía thành sản xuất 632 Gía vốn hàng bán 6321 Gía vốn hàng hóa 6322 Giá vốn thành, SP xây lắp 63221 Gía vốn sản phẩm xây lắp 63222 Giá vốn sản phẩm khác 6323 Giá vốn dịch vụ cung cấp 641 Chi phí bán hàng 6411 Chi phí nhân viên 6412 Chi phí vật liệu, bao bì 6413 Chi phí dụng cụ, đồ dùng 6412 Chi phí khấu hao TSCĐ 6417 Chi phí dịch vụ mua ngoài 6418 Chi phí bằng tiền khác 642 Chi phí quản lý doanh nghiệp 6421 Chi phí nhân viên quản lý 6422 Chi phí vật liệu quản lý 6423 Chi phí đồ dùng văn phòng 6424 Chi phí khấu hao TSCĐ 6425 Chi phí và lệ phí 6426 Chi phí dự phòng 6427 Chi phí dịch vụ mua ngoài 6428 Chi phí bằng tiền khác 711 Thu nhập hoạt động tài chính 721 Thu nhập bất thường 811 Chi phí hoạt động tài chính 821 Chi phí bất thường 911 Kết quả sản xuất kinh doanh 921 Lũy kế DT thuần 922 Lũy kế giá vốn 923 Dự toán chi phí 4. Tổ chức hệ thống sổ kế toán. Để đáp ứng được yêu cầu công tác quản lý tài chính, phù hợp với qui mô và đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh của Công ty, đặc điểm tổ chức của bộ máy kế toán và trình độ nghiệp vụ của kế toán, hiện nay Công ty đã chọn và áp dụng hình thức kế toán " Nhật ký chung". Hình thức tổ chức bộ máy kế toán xuất phát từ đặc điểm tổ chức sản xuất của công ty, để phù hợp với đặc điểm doanh nghiệp thì bộ máy kế toán của Công ty được tổ chức theo hình thức tập chung, đứng đầu là kế toán trưởng và phòng kế toán chịu sự chỉ đạo chung của Tổng giám đốc. Công ty thực hiện hình thức kế toán tập trung nên ở các xí nghiệp thành viên không tổ chức hạch toán độc lập mà hiện tại chỉ có các nhân viên kinh tế làm nhiệm vụ thống kê kinh tế, thu thập chứng từ ban đầu, tập hợp theo những mẫu biểu do phòng tài chính kế toán công ty ban hành. Các nhân viên kinh tế được phân công những nhiệm vụ cụ thể sẽ đôn đốc, hướng dẫn các đơn vị trực thuộc theo nhiệm vụ của mình. Mọi công tác kế toán như tổng hợp số liệu, tính toán, lập báo cáo, phân tích báo cáo và kiểm tra công tác và các công việc kế toán khác được tập chung ở phòng kế toán của Công ty. Hình thức tổ chức này hợp lý, bảo đảm tính thống nhất trong toàn công ty về mặt số liệu, gắn quyền lợi và trách nhiệm của các nhân viên kinh tế xí nghiệp thành viên. Phòng tài chính kế toán vừa có thể thực hiện chức năng theo dõi, ghi chép sự vận động của tài sản, vừa có thể kiểm tra giám sát mọi tình hình hoạt động của Công ty. Với hình thức ghi sổ " Nhật ký chung", hệ thống sổ sách kế toán của Công ty gồm có những sổ sau : 4.1. Sổ tổng hợp. - Sổ nhật ký chung. - Sổ cái các tài khoản. 4.2. Sổ chi tiết. - Sổ chi tiết công nợ: + Ghi đối tượng công nợ. + Ghi nội dung công nợ. Sổ này gồm các phần phải thu, phải trả, tạm ứng... - Sổ chi tiết chi phí: dùng theo dõi lượng nguyên vật liệu xuất dùng, tiền lương công nhân, các chi phí sử dụng máy thi công,... + Theo dõi đối tượng tập hợp chi phí. + Theo dõi yếu tố chi phí. - Sổ chi tiết tài sản cố định: Theo dõi về nguyên giá, khấu hao TSCĐ. - Sổ chi tiết vật tư, hàng hóa, thành phẩm: Theo dõi sự thay đổi về số lượng, tồn kho... - Sổ chi tiết ngoại tệ: Theo dõi về nguyên tệ, tỷ giá hối đoái... 4.3. Trình tự ghi sổ. Chứng từ gốc Sổ cái Nhật ký chung Bảng cân đối tài khoản Báo cáo kế toán Sổ, thẻ hạch toán chi tiết Nhật ký chuyên dùng Bảng tổng hợp chi tiết Ghi hàng ngày Ghi định kỳ Ghi cuối tháng Quan hệ đối chiếu Trình tự ghi sổ tại Công ty Cơ khí và Xây lắp 5. Tổ chức hệ thống báo cáo kế toán. Công ty sử dụng hai loại báo cáo sau: 5.1. Báo cáo tài chính: - Báo cáo kết quả kinh doanh: Theo dõi lãi, lỗ, tình hình thực hiện nghĩa vụ ngân sách. - Báo cáo lưu chuyển tiền tệ. - Thuyết minh báo cáo tài chính. Đây là các báo cáo được lập theo qui định của Nhà nước, và Bộ Xây dựng,được lập cuối quí (một kỳ kinh doanh) , trình lên Tổng công ty, Ban quản trị Công ty. 5.2. Báo cáo quản trị (nội bộ). - Các báo cáo về công nợ, chi phí, TSCĐ, ngoại tệ, vật tư hàng hóa... - Báo cáo nhanh: chủ yếu là các báo cáo giao ban. Đây là các báo cáo sử dụng trong nội bộ đơn vị, như các báo cáo về công nợ , chi phí, TSCĐ, vật tư hàng hoá ... do các xí nghiệp lập và trình lên Công ty. Bên cạnh hình thức kế toán " Nhật ký chung " , Công ty cũng đã áp dụng chương trình kế toán máy Contruction accounting program 3.0 do Tổng công ty tự lập để bảo đảm việc kiểm tra đối chiếu cũng như in ấn các báo cáo một cách phù hợp, nhanh chóng và hiệu quả. Chương trình kế toán máy này được lập phù hợp với hình thức kế toán " Nhật ký chung ". Việc áp dụng máy vi tính trong công tác kế toán ở Công ty đã góp phần nâng cao hiệu quả lao động của cán bộ kế toán, tiết kiệm được chi phí thời gian, tạo điều kiện chuyên môn hoá và khả năng làm việc độc lập cao hơn. 6. Nhận xét chung. Tổ chức toàn công ty gồm bộ máy đầu não là công ty, và phân chia bộ phận sản xuất thành các xí nghiệp, phân xưởng. Do đó, bộ máy kế toán cũng được tổ chức theo hình thức tổ chức bộ máy quản lý toàn công ty, tức là có phòng kế toán toàn công ty và cũng tổ chức phòng kế toán tại các xí nghiệp. Các kế toán xí nghiệp chịu sự chỉ đạo trực tiếp từ phòng kế toán công ty và giữa các xí nghiệp còn có mối quan hệ hỗ trợ lẫn nhau. Cách phân cấp này khiến cho bộ máy kế toán công ty thực hiện một cách nhịp nhàng và tập hợp nghiệp vụ kinh tế phát sinh được đầy đủ. Hơn nữa, với sự hỗ trợ của chương trình kế toán máy C.A.P.3.0 trong việc kiểm tra đối chiếu, in ấn các sổ sách, báo cáo, hiệu quả làm việc của bộ máy kế toán càng được nâng cao và bảo đảm chính xác nhanh chóng. Tuy nhiên, bộ phận kế toán của công ty còn có một số tồn tại và hạn chế là việc kiêm nhiệm của các kế toán viên tại phòng kế toán công ty. Như kế toán ngân hàng theo dõi thêm phần TSCĐ; Kế toán thuế, doanh thu kiêm luôn kế toán về chi phí công nợ... như vậy sẽ rất phức tạp trong việc thu thập, kiểm soát và thực hiện chứng từ, sổ sách. Và mặc dù Công ty đã có chương trình Kế toán máy nhưng chưa được áp dụng trong toàn Công ty, mà mới chỉ sử dụng trên phòng kế toán Công ty, do đó việc thực hiện công tác kế toán tại các xí nghiệp còn rất thủ công. Nhưng nhìn chung lại, hệ thống kế toán của công ty vẫn thực hiện công tác quản lý tài chính một cách có hiệu quả, phối hợp một cách đồng bộ với bộ phận khác trong toàn Tổng công ty, và đã có những đóng góp lớn trong việc hoạch định chiến lược kinh doanh cho Công ty, giúp Công ty ngày càng phát triển.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBC456.doc
Tài liệu liên quan