Đặc điểm kinh tế xã hội tại khu vực thị trường Tây Bắc mà chi nhánh đảm nhận: Là thị trường tương đối rộng, nằm gần Hà Nội, dân cư đông, có một số tỉnh như Hà Tây, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Lạng Sơn được xem như những điạ phương năng động trong thu hút vốn đầu tư. Quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá diễn ra nhanh chóng, từng ngày, từng giờ. Nhà xưởng, máy móc, văn phòng liên tục được xây dựng và đưa vào sử dụng. Đời sống người dân nâng cao, nhận thức được về bảo hiểm tiến triển theo chiều hướng thuận lợi. Do vậy, việc triển khai các loại hình bảo hiểm như xây dựng lắp đặt, cháy nổ, xuất nhập khẩu,con người là rất tiềm năng.
21 trang |
Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 999 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tình hình hoạt động tại Công ty bảo hiểm dầu khí Thăng Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU
Sau 2 năm gia nhập WTO cùng với sự xuất hiện của các doanh nghiệp bảo hiểm quốc tế lớn, có tiềm lực tài chính mạnh và trình độ quản lý tốt đã góp phần làm tăng tính cạnh tranh, mang lại nhiều sự lựa chọn cho khách hàng và tạo động lực phát triển cho ngành bảo hiểm Việt Nam.Tuy nhiên đối với các doanh nghiệp bảo hiểm trong nước, kinh doanh trong một môi trường sôi động và cạnh tranh như hiện nay không hoàn toàn dễ dàng.
Do đó, mỗi doanh nghiệp phải có những đánh giá khách quan và toàn diện về những tác động nhiều mặt của hội nhập, trên cơ sở đó tìm cho mình một lối đi riêng, một chiến lược hành động riêng nhằm đứng vững, phát triển trong cạnh tranh và hội nhập.
PVI là một trong những doanh nghiệp bảo hiểm thích nghi nhanh với cuộc cạnh tranh này và đã đạt được rất nhiều thành công đáng khích lệ. Với những thành tựu đạt được trong suốt hơn 10 năm hình thành và phát triển Bảo hiểm Dầu khí trở thành một trong những công ty dẫn đầu trong thị trường Bảo hiểm Việt Nam.
Sau một thời gian thực tập tại Công ty BHDK Thăng Long một thành viên của Tổng công ty cổ phần BHDK Việt Nam,em đã hoàn thành báo cáo thực tập tổng hợp. Bản báo cáo bao gồm những nội dung sau:
- Quá trình thành lập và phát triển công ty bảo hiểm dầu khí Thăng Long
- Thực trạng hoạt động của công ty PVI Thăng Long
- Phương hướng và nhiệm vụ của PVI Thăng Long trong thời gian tới
Em xin chân thành cảm ơn Th.s Tôn Thị Thanh Huyền cùng toàn thể các anh chị cán bộ nhân viên Công ty Bảo hiểm Dầu khí Thăng Long đã nhiệt tình hướng dẫn, tạo điều kiện để em hoàn thiện báo cáo thực tập tổng hợp.
I.QUÁ TRÌNH THÀNH LẬP VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG TY BẢO HIỂM DẦU KHÍ THĂNG LONG
1.1.Vài nét về Tổng công ty Bảo Hiểm Dầu Khí Việt Nam(PVI)
Thông tin chung về Tổng công ty cổ phần bảo hiểm dầu khí Việt Nam
Tên đầy đủ
Tiếng Việt: Tổng Công ty cổ phần Bảo hiểm Dầu khí Việt Nam
Tiếng Anh: PetroVietnam Insurance Joint stock Coporation
Tên viết tắt: PVI
Logo của công ty
Trụ sở chính
Địa chỉ: 154 Nguyễn Thái Học - Quận Ba Đình- Hà Nội
Điện thoại: (84-04) 733 5588
Fax: (84-04) 733 6284
Email: pvinsurance@fpt.vn
Phương châm phục vụ khách hàng
“Trung thành, tận tụy với khách hàng”
Quá trình hình thành và phát triển
Công ty Bảo hiểm dầu khí được thành lập theo quyết định số 12/BT ngày 23/1/1996 của Bộ trưởng-Chủ nhiệm văn phòng chính phủ,giấy phép đăng ký kinh doanh số110356 ngày 26\01\1996 trên cơ sở Bảo Hiểm y tế Dầu Khí.
PVI là thành viên của Tổng Công Ty Dầu Khí Việt Nam,có phạm vi hoạt động trên toàn lãnh thổ Việt Nam và nước ngoài.PVI ra đời với nhiệm vụ xây dựng chương trình quản trị rủi ro,bảo đảm an toàn tài sản cũng như các hoạt động của ngành,đồng thời trực tiếp kinh doanh sinh lợi để tăng tiềm lực tài chính cho tập đoàn.
Trong 5 năm đầu thành lập,PVI đã duy trì và củng cố hoạt động của mình với tổng doanh thu đạt 514 tỷ đồng,nộp ngân sách nhà nước trên 48 tỷ đồng với 30 tỷ đồng nhuận,đây là giai đoạn công ty tập trung gây dựng cơ sở vật chất và đào tạo đội ngũ nhân viên của mình.
Năm 2001 thị trường bảo hiểm có nhiều biến động lớn,hàng loạt các biến động lớn do thiên tai,khủng bố,khủng hoảng kinh tế khu vực,Với bản lĩnh và chiến lược kinh doanh hợp lý,PVI đã khẳng định được vị thế của mình:doanh thu đạt 187 tỷ đồng tăng 167% so với năm 2000,các nhà bảo hiểm và môi giới Quốc tế nhìn nhận vai trò chủ đạo của PVI trên thị trường bảo hiểm năng lượng Việt Nam.Điển hình là việc PVI đã thu xếp bảo hiểm an toàn,cấp đơn bảo hiểm đạt tiêu chuẩn quốc tế cho tài sản,hoạt động của Xí Nghiệp liên doanh dầu khí Vietsopetro.
Từ năm 2002,PVI đã tận dụng lợi thế thương hiệu và năng lực tài chính của mình để vươn lên thống lĩnh thị trường ở lĩnh vực bảo hiểm hàng hải và xây dựng lắp đặt.Cùng với những thành tựu đạt được đã tạo tiền đề cho PVI phát triển ngày một mạnh hơn.
Năm 2005,PVI đã có những bước trưởng thành quan trọng về cung cấp dịch vụ bảo hiểm cho các dự án dầu khí lớn tại nước ngoài và tăng cường nhận tái bảo hiểm từ Triều Tiên,Trung QuốcTừ đó PVI thành lập các chi nhánh khu vực và phát triển mạng lưới đại lý chuyên nghiệp trên khắp các tỉnh thành trong cả nước.Việc xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn chất lượng ISO 9001-2000 từ năm 2002 đến đã giúp kiểm soát chặt chẽ quy trình cấp đơn bảo hiểm và kiểm soát nội bộ đảm bảo chất lượng dịch vụ cung cấp cho khách hàng.
Năm 2006 là năm quan trọng trong quá trình xây dựng và phát triển thương hiệu Bảo Hiểm Dầu Khí Việt Nam và là năm thứ 6 liên tiếp hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ kế hoạch do Tập đoàn giao với tổng doanh thu đạt 1300 tỷ đồng,nộp ngân sách nhà nước 102 tỷ đồng,lợi nhuận đạt trên 62 tỷ đồngPVI đã vươn lên vị trí thứ 2 trên thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam và tiếp tục giữ vị trí dẫn đầu trong lĩnh vực bảo hiểm công nghiệp.
(Nguồn:Tổng công ty Bảo hiểm Dầu khí Việt Nam)
T9\2006,Bộ Công Nghiệp và Tập Đoàn Dầu Khí Quốc Gia Việt Nam đã có quyết định cổ phần hóa PVI với mục tiêu tăng cường năng lực cạnh tranh và xây dựng PVI trở thành một tổng công ty cổ phần mạnh trong định chế Bảo hiểm-Tài chính của Tập đoàn.Ngày 12\4\2007 là ngày Tổng công ty cổ phần Bảo hiểm Dầu Khí Việt Nam chính thức ra mắt,đánh dấu sự chuyển mình cho những thành công rực rỡ tiếp theo.
Năm 2007 có thể nói là năm PVI gặt hái được nhiều thành công nhất.Cụ thể PVI đã nhận được Cúp vàng thương hiệu mạnh,là một trong 100 đơn vị xuất sắc được tặng giải thưởng Sao Vàng Đất Việt.Đến cuối năm 2007 PVI tăng vốn lên 1000 tỷ đồng và lên 2000 tỷ đồng vào năm 2010.Thông qua việc tăng vốn,phương án kinh doanh năm 2007-2009 cũng có sự điều chỉnh phù hợp với mức lợi nhuận tăng từ 177 tỷ đồng năm 2007 lên 271 tỷ đồng năm 2009,tăng cường sức mạnh tài chính,chủ động đầu tư vào các dự án của Ngành Dầu khí cũng như các dự án lớn có khả năng sinh lợi cao và xây dựng Tổng công ty cổ phần Bảo hiểm Dầu khí Việt Nam theo mô hình công ty mẹ công ty con.
Theo báo cáo tổng kết, năm 2008 PVI đã đạt doanh thu 2.668 tỷ VND, tăng trưởng 133% so với năm 2007 (trong đó Bảo hiểm gốc đạt 1986 tỷ VND – tăng 124% so với năm 2007, mảng bán lẻ doanh thu 986 tỷ VND – tăng 172 % so với năm 2007). Mặc dù năm 2008 thị trường bảo hiểm trong nước gặp nhiều ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế nhưng PVI vẫn trở thành Doanh nghiệp bảo hiểm có tốc độ tăng trưởng lớn nhất tại Việt Nam và trở thành ngọn cờ vững chắc của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam .
Chiến lược phát triển PVI đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2025 trở thành Tổng công ty Bảo hiểm - Tài chính hàng đầu thông qua việc chiếm lĩnh thị trường trong nước, phát triển ra thị trường quốc tế đối với mảng kinh doanh bảo hiểm và triển khai mạnh các hoạt động đầu tư Tài chính.
1.2.Giới thiệu về Công ty Bảo hiểm Dầu khí Thăng Long
1.2.1.Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Bảo hiểm dầu khí Thăng Long
Tên giao dịch:Công ty Bảo hiểm Dầu khí Thăng Long(PVI Thăng Long)
Tên giao dịch tiếng anh:Petro Viet Nam Insurance Thăng Long
Địa chỉ:10 Trần Phú,Hà Đông,Hà Nội
Tel:84 4 2850286
Fax:84 4 2850269
Công ty Bảo hiểm Dầu khí Thăng Long(PVI Thăng Long),tiền thân là công ty Bảo hiểm Dầu khí Phía Bắc,là một thành viên của Tổng Công ty Bảo hiểm Dầu khí Việt Nam(PVI),được thành lập từ năm 2002,với nhiệm vụ kinh doanh được Tổng công ty giao phó.Tiền thân của PVI Thăng Long là Phòng bảo hiểm I được thành lập vào tháng 01\2001.
Đến đầu năm 2002 từ Phòng Bảo hiểm I chuyển thành chi nhánh phía Bắc trên cơ sở cán bộ khung của phòng Bảo hiểm I tại 589 Kim Mã,Hà Nội.
Sau một thời gian hoạt động đến năm 2004 chuyển chi nhánh phía Bắc vào 78 Trần Phú,Hà Đông.
Cuối năm 2005,chuyển chi nhánh phía Bắc tới số 10,Trần Phú,Hà Đông và đổi tên thành chi nhánh Công ty Bảo hiểm Dầu khí khu vực Tây Bắc.
Tháng 4\2007 đổi tên chi nhánh BHDK khu vực Tây Bắc thành công ty BHDK khu vực Tây Bắc.
Ngày 24\08\2007,đổi tên thành Công ty BHDK Thăng Long.Trải qua hơn 6 năm hoạt động,được sự hậu thuẫn rất lớn từ tổng công ty,PVI Thăng Long đã khẳng định được vị thế và uy tín của mình trên thị trường Bảo hiểm phía Bắc.
1.2.2.Cơ cấu tổ chức của Công ty Bảo hiểm Dầu khí Thăng Long
PVI Thăng Long gồm có một ban giám đốc và 7 phòng ban.Các phòng ban đều có chức năng nhiêm vụ tương đương với các phòng tương ứng tại Tổng công ty.
Sơ đồ: Cơ cấu tổ chức của PVI Thăng Long
PVI
Thăng Long
Khối phòng Quản lý
Khối phòng Kinh Doanh
Khối các phòng
Khu
Vực
CTY BHDK
Hùng
Vương
Phòng Hành Chính
Kế Toán
Phòng
Giám Định Bồi Thường
Phòng BH Hàng
Hải
Tài Sản
Phòng Xe Cơ Giới - Con Người&
QLĐL
Phòng BH
Kỹ Thuật
Phòng KD
Khu
Vực
Đống
Đa
Phòng
KD
Khu
Vực
Hà
Đông
Phòng
KD
Khu
Vực
Việt
Trì
Phòng
KD
Khu
Vực
Lào
Cai
(Nguồn:Công ty Bảo hiểm Dầu khí Thăng Long)
Chức năng,nhiệm vụ của các phòng ban:
Ban giám đốc:Gồm 1 giám đốc và 2 phó giám đốc
Giám đốc điều hành toàn bộ hoạt động của Công ty
Phó giám đốc thứ nhất:Được ủy quyền ký duyệt khai thác cấp
đơn,hợp đồng,giấy chứng nhận cho các phòng kinh doanh khu vực tại Hà Nội đối với tất cả các nghiệp vụ Bảo hiểm với mức trách nhiệm theo phân cấp của Công ty giao cho chi nhánh.
Phó giám đốc thứ hai:Thực hiện công việc theo ủy quyền của
Giám đốc,được ký duyệt khai thác cấp đơn đối với các nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới và bảo hiểm con người.Được ký các đơn,hợp đồng,giấy chứng nhận bảo hiểm mức tối đa là 50% theo mức trách nhiệm phân cấp của công ty đối với chi nhánh.
PVI Hùng Vương được thành lập theo quyết định số 1121\QĐ-PVI
của Hội đồng quản trị Tổng Công ty cổ phần Bảo hiểm Dầu khí Việt Nam ngay 04\12\2007.PVI Hùng Vương là đơn vị trực thuộc Tổng công ty cổ phần BHDK Việt Nam,hạch toán phụ thuộc và được Tổng công ty giao cho Công ty BHDK Thăng Long quản lý và điều hành toàn bộ hoạt động kinh doanh.
Các phòng ban được chia làm 3 khối:
Khối quản lý bao gồm 2 phòng:
Phòng hành chính kế toán:
Xây dựng các chỉ tiêu về chi phí và lợi nhuận hàng năm và phân tích hiệu quả kinh doanh của Công ty đồng thời thực hiện luôn công tác nhân sự cho Công ty.
Kết hợp với các phòng ban và chi nhánh trong xây dựng các dự án đầu tư trong công ty.
Phòng giám định bồi thường:
Thực hiện công việc tiếp nhận,xem xét tính hợp lệ của hồ sơ khiếu nại và xét giải quyết bồi thường.
Khối kinh doanh gồm 3 phòng:
Phòng Bảo hiểm hàng hải tài sản:
Là một phòng kinh doanh mũi nhọn của công ty với ba loại hình dịch vụ chính: Bảo hiểm thân tàu, Bảo hiểm hàng hoá, Bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ tàu...
Phòng Bảo hiểm kỹ thuật:
Phòng Bảo hiểm kỹ thuật có chức năng kinh doanh, tham mưu và giúp Giám đốc Công ty chỉ đạo kinh doanh theo đúng pháp luật trong lĩnh vực Bảo hiểm kỹ thuật, công trình, xây dựng lắp đặt, tài sản, trách nhiệm, bảo hiểm trọn gói cho các dự án hạ nguông của ngành dầu khí.
Thực hiện các công việc kinh doanh do Giám đốc phân công.
Thực hiện công việc kinh doanh theo các quy định, quy trình gồm: Tiếp thị, đánh giá rủi ro trước khi cấp đơn, cấp đơn bảo hiểm, phân tán rủi ro.
Thực hiện hợp tác với các Công ty bảo hiểm, các môi giới bảo hiểm có quan hệ kinh doanh.
Trực tiếp giao dịch với khách hàng, đàm phán với khách hàng, và các đối tác theo quy định của công ty...
Phòng BHXCG-CN&QLĐL:
Ngoài vai trò nhận các hợp đồng như 2 phòng kinh doanh trên còn có nhiệm vụ quản lý đại lý, thực hiện kinh doanh theo phân cấp và phân vùng được Công ty giao.
Khối các văn phòng khu vực gồm 4 phòng đóng tại 4 tỉnh,hoạt
động kinh doanh bảo hiểm tại địa bàn hoạt động.
1.2.3.Các loại hình Bảo hiểm công ty cung cấp
Bảo hiểm con người.
Bảo hiểm tai nạn cá nhân.
Bảo hiểm sinh mạng.
Bảo hiểm trợ cấp nằm viện và phẫu thuật.
Bảo hiểm du lịch trong nước.
Bảo hiểm người Việt Nam đi du lịch nước ngoài.
Bảo hiểm tai nạn cá nhân đối với người nước ngoài,mức trách nhiệm trên 10.000 USD.
Bảo hiểm kỹ thuật
Bảo hiểm mọi rủi ro xây dựng.
Bảo hiểm mọi rủi ro lắp đặt.
Bảo hiểm đổ vỡ máy móc.
Bảo hiểm xe cơ giới
Bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba và đối với hành khách trên xe.
Bảo hiểm TNDS của xe đối với hàng hóa trên xe.
Bảo hiểm tai nạn lái phụ xe và người ngồi trên xe máy và người ngồi trên ô tô.
Bảo hiểm vật chất xe.
Bảo hiểm Tài sản
Bảo hiểm mọi rủi ro tài sản.
Bảo hểm hỏa hoạn và rủi ro đặc biệt.
Bảo hiểm tiền gửi.
Bảo hiểm hàng hải
Bảo hiểm thân tàu.
Bảo hiểm trách nhiệm dân sự.
Bảo hiểm tai nạn thuyền viên.
Bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường không,đường sắt,đường thủy,đường bộ.
Bảo hiểm khác.
PVI Thăng Long phát triển toàn diện,đồng đều các nghiệp vụ bảo hiểm,chú trọng bảo hiểm kỹ thuật,bảo hiểm hàng hải đồng thời tập trung vào mục tiêu phát triển bảo hiểm xe cơ giới,con người và cháy nổ,tài sản theo định hướng của Tổng công ty.
1.3. Đặc điểm hoạt động của PVI Thăng Long
PVI Thăng Long có nhiệm vụ chính là khai thác cung cấp các dịch vụ bảo hiểm trong và ngoài ngành dầu khí trong đó có các đơn vị thành viên của tập đoàn dầu khí tại thủ đô Hà Nội và các tỉnh phía Bắc.
PVI Thăng Long thực hiện khai thác bảo hiểm ngoài ngành tại 12 tỉnh thành Tây Bắc Việt Nam bao gồm: Hà Nội, Hà Giang, Tuyên Quang, Lai Châu, Sơn La, Lào Cai, Yên Bái, Hòa Bình, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Bắc Ninh, Bắc Giang. Trong đó thị trường Hà Nội là thị trường quan trọng chiến lược, hầu hết các đơn bảo hiểm về vật chất xe cơ giới và các đơn liên quan đến dự án được khai thác tại đây. Các tỉnh khác như Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Bắc Ninh được xem là các thị trường tiềm năng trong tương lai có thể mang lại lợi nhuận cao cho công ty. Hiện nay BHDK Thăng Long đã xây dựng được mạng lưới pháp nhân với 32 đại lý và các văn phòng khu vực.
PVI Thăng Long là một đơn vị thành viên nên không tiến hành hoạt động tái bảo hiểm và đầu tư. Nhưng PVI Thăng Long có quyền giới thiệu các nhà nhận tái bảo hiểm để tổng công ty xem xét.
Trong hoạt động khai thác bảo hiểm, Tổng công ty có phân mức trách nhiệm mà PVI Thăng Long được cấp đơn. Theo đó hạn mức trách nhiệm được phân chia cụ thể theo từng nghiệp vụ và những trường hợp đặc trưng của các nghiệp vụ đó. Khi gặp những trường hợp vượt mức trách nhiệm, PVI phải có những văn bản gửi về Tổng công ty để xin ý kiến và nhận sự chỉ đạo của Tổng công ty. Khi tiến hành khai thác ngoài khu vực hoạt động theo quyết định PVI Thăng Long phải thực hiện báo cho đơn vị được Tổng công ty phân công hoạt động ở khu vực đó và phòng có chức năng quản lý biết để tránh cạnh tranh nội bộ không lành mạnh.
II.THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY BẢO HIỂM DẦU KHÍ THĂNG LONG
2.1. Đánh giá những thuận lợi và khó khăn
Đặc điểm kinh tế xã hội tại khu vực thị trường Tây Bắc mà chi nhánh đảm nhận: Là thị trường tương đối rộng, nằm gần Hà Nội, dân cư đông, có một số tỉnh như Hà Tây, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Lạng Sơn được xem như những điạ phương năng động trong thu hút vốn đầu tư. Quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá diễn ra nhanh chóng, từng ngày, từng giờ. Nhà xưởng, máy móc, văn phòngliên tục được xây dựng và đưa vào sử dụng. Đời sống người dân nâng cao, nhận thức được về bảo hiểm tiến triển theo chiều hướng thuận lợi. Do vậy, việc triển khai các loại hình bảo hiểm như xây dựng lắp đặt, cháy nổ, xuất nhập khẩu,con ngườilà rất tiềm năng.
Tuy nhiên, với phần còn lại của phân vùng thị trường, đây là những tỉnh nghèo, chậm phát triển. Cuộc sống còn nhiều khó khăn, sản xuất còn manh múnnên nhận thức về bảo hiểm còn nhiều hạn chế.
2.1.1.Thuận lợi:
Do hoạt động trong thời gian khá lâu nên PVI Thăng Long có được một hệ thống cơ sở vật chất tương đối đầy đủ, tuyển dụng và đào tạo được đội ngũ cán bộ có nghiệp vụ và nhiệt tình công tác.
PVI Thăng Long đã tuyển dụng và đào tạo được đội ngũ cán bộ có nghiệp vụ và nhiệt tình công tác.
Cơ cấu tổ chức có đầy đủ các phòng tác nghiệp chuyên môn.
Nằm trên địa bàn Hà Nội đây là thị trường tiềm năng lớn về bảo hiểm.
PVI Thăng Long có thị trường trải rộng trong nhiều tỉnh thành vì vậy có nhiều cơ hội để triển khai mở rộng mạng lưới kinh doanh.
Được tổng công ty ủng hộ và giúp đỡ liên tục cả về công tác quản lý và kinh doanh.
Có nhiều cơ hội tiếp cận với nhiều dự án lớn thuộc nhiều loại hình bảo hiểm.
2.1.2.Khó khăn:
Bên cạnh những thuận lợi trên thì PVI Thăng Long đang phải đối mặt với với những khó khăn như:
Thị trường bảo hiểm cạnh tranh quyết liệt, nhất là nghiệp vụ bảo hiểm kỹ thuật hàng hải và xe cơ giới.
Bảo hiểm dầu khí mới bắt đầu chú trọng triển khai và phát triển bảo hiểm xe cơ giới do đó PVI Thăng Long còn thiếu kinh nghiệm về tổ chức mạng lưới khai thác.
Năng lực khai thác nghiệp vụ và kỹ năng thương trường của nhiều chuyên viên còn thiếu tính chuyên nghiệp.
2.2.Kết quả kinh doanh của Công ty
2.2.1.Giai đoạn 2003-2007:
Kết quả hoạt động kinh doanh của PVI Thăng Long trong những năm vừa qua được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 1.1: Doanh thu các nghiệp vụ bảo hiểm từ năm 2003-2007
( ĐV: Triệu đồng)
STT
Nghiệp vụ BH
2003
2004
2005
2006
2007
1
BH hàng hải
3.275,49
4.913,24
3.498,06
5.247,09
3.030,26
2
BH con người
962,85
1.059,13
1.270,96
1.906,44
2.526,85
3
BH xe cơ giới
2.351,02
3.021,32
5.227,60
10.032,05
14.896,61
4
BH kỹ thuật
3.433,81
4.650,72
5.023,62
6035,43
11.265,50
5
BH tài sản
2.514,43
3.017,32
3922,51
5.879,22
1.165,90
6
BH khác
479,86
567,49
244,62
724,32
4.007,51
7
Tổng
13.017,46
17.229,13
18942,75
29.824,55
36892,63
(Nguồn: PVI Thăng Long)
Qua bảng số liệu trên ta thấy tổng doanh thu phí của tất cả các nghiệp vụ bảo hiểm đều tăng lên qua các năm.Năm 2002 là năm mà từ văn phòng Bảo hiểm I chuyển thành chi nhánh phía Bắc nên doanh thu phí bảo hiểm mấy năm đầu không cao.Năm 2003 doanh thu phí bảo hiểm mới chỉ là 13.017,46 triệu đồng,năm 2004 là 17.229,3 triệu đồng tăng 13%,năm 2005 tăng 11%.Đây là những con số còn khá khiêm tốn bởi vì trong những năm đầu mới thành lập quy mô còn nhỏ,đội ngũ nhân viên còn non yếu và còn gặp nhiều khó khăn trong việc triển khai bảo hiểm.
Vào cuối năm 2005,chi nhánh phía Bắc trở thành công ty thành viên trực thuộc Tổng công ty Bảo hiểm Dầu khí Việt Nam,được sự hậu thuẫn của Tổng công ty quy mô của PVI Thăng Long được mở rộng,đội ngũ nhân viên có kinh nghiệm dày dạn hơn và đông đảo hơn.
Sang năm 2006 doanh thu phí bảo hiểm của công ty là 29.824,55 triệu đồng tăng 160% so với năm 2005, chiếm cao nhất là nghiệp vụ xe cơ giới với hơn 10 tỷ đồng chiếm 33% tổng doanh thu phí, tăng trưởng gần 200% so với năm 2005. Có được sự tăng trưởng mạnh mẽ như vậy của công ty là do năm 2006 công ty đã thực hiện được các dự án bảo hiểm lớn cho các khách hàng như: Bảo hiểm công trình cho PMU Thăng Long, PMU 2, Bảo hiểm tàu cho Tổng công ty Hàng hải Việt Nam, Nhà máy xi măng Bỉm Sơn,Thủy điên Đồng Nai 3,Dự án Trung tâm Thương mại Dầu khí
Năm 2007 doanh thu của công ty là 36.892,63 triệu đồng,so với cùng kỳ năm 2006 doanh thu của năm 2007 tăng.Việc tăng trưởng doanh thu qua các năm có bước tiến đáng kể tuy nhiên tính chất tăng trưởng không ổn dịnh,trong cơ cấu tổng doanh thu,doanh thu của nghiệp vụ bảo hiểm kỹ thuật chiếm tỷ trọng cao,còn nghiệp vụ tài sản ,hàng hải lại chiếm tỷ trọng thấp ,có xu hướng giảm so với năm trước. , nguyên nhân một phần là do có sự thay đổi nhiều về nhân sự cũng như thay đổi về cơ cấu phòng kinh doanh, nguyên nhân quan trọng hơn đó là vấn đề khách hàng tái tục cho nghiệp vụ này ở mức thấp, điều này đánh giá khả năng phục vụ khách hàng ở khâu sau bán hàng của PVI Thăng Long là chưa tốt.
2.2.2.Tình hình kinh doanh năm 2008
Nếu như năm 2007,thị trường bảo hiểm Việt Nam trải qua năm đầu tiên kể từ khi Việt Nam chính thức gia nhập WTO với những thành tựu đáng khích lệ:Doanh thu bảo hiểm phi nhân thọ đạt 8.500 tỉ đồng,tăng trưởng 30%;doanh thu bảo hiểm nhân thọ đạt 9.500 tỉ đồng tăng trưởng 12%.
Thì bước sang năm 2008,thị trường bảo hiểm Việt Nam đứng trước các thách thức lớn hơn:từ tháng 01\2008 không còn rào cản phân biệt giữa DNBH trong nước với DNBH có vốn đầu tư nước ngoài. Cuộc cạnh tranh giữa các DNBH nội địa và các công ty BH nước ngoài dưới nhiều hình thức đã bắt đầu.
Bên cạnh đó năm 2008 còn là một năm có nhiều biến động với thị trường tài chính toàn cầu.Tuy đứng trước các thách thức đó nhưng thị trường bảo hiểm Việt Nam nói chung và PVI nói riêng vẫn đạt được mục tiêu đề ra và đang trên đà phát triển mới.
Theo báo cáo tổng kết, năm 2008 PVI đã đạt doanh thu 2.668 tỷ VND, tăng trưởng 133% so với năm 2007 (trong đó Bảo hiểm gốc đạt 1986 tỷ VND – tăng 124% so với năm 2007, mảng bán lẻ doanh thu 986 tỷ VND – tăng 172 % so với năm 2007). Trong đó tình hình kinh doanh của PVI Thăng Long như sau:
Doanh thu phát sinh năm 2008:64.080 triệu đồng;từ 01/01-15/01/2009 đạt 1.060 triệu đồng.
Doanh thu thực thu năm 2008 đạt 57.727 triệu đồng,nửa đầu tháng 01\2009 đạt 3.688 triệu đồng.
Sau đây là bảng thể hiện kết quả kinh doanh của công ty:
Bảng 1.2:Doanh thu các nghiệp vụ bảo hiểm năm 2008-15\01\2009
Đơn vị:Triệu đồng
TT
Đơn vị
Doanh thu
Doanh thu thực thu
Năm 2008
Đến 15\01\2009
Năm 2008
Đến 15\01\2009
1
BH hàng hóa
1.708,3
61,8
1.097,7
68
2
BH tầu
7.081
25,8
7.215,5
26
3
BH kỹ thuật
20.580
446,7
1.696,2
2.987,5
4
BH tài sản
15.429
165,5
14.651,4
115,4
5
BH XCG
16.811,4
299,3
14.478,5
463,6
6
BH con người
3.352,1
61
3.304,5
28,4
7
BH khác
17,7
17,7
Tổng
64.080
1.060
57.727
3.688
(Nguồn:PVI Thăng Long)
Bảng 1.3:Bảng doanh thu các phòng bảo hiểm năm 2008-15\01\2009
Đơn vị:Triệu đồng
TT
Đơn vị
Doanh thu
Doanh thu thực thu
Năm 2008
Đến 15\01\2009
Năm 2008
Đến 15\01\2009
1
Phòng Hàng hải-TS
10.184,6
292
10.863,2
42,2
2
phòng XCG-CN&QL ĐL
9.324,3
137,5
7.840,9
197,7
3
Phòng kỹ thuật
16.187,7
39
13.600,2
3.219,2
4
Phòng KDKV Đống Đa
16.349
149,2
14.820,4
141,2
5
Phòng KDKV Hà Đông
7.055,5
442,2
6.801,7
81,6
6
Phòng KDKV Lào Cai
3.514,3
2.350
6,9
7
Việt Trì
1.459
1.426,6
Toàn công ty
64.080
1.060
57.727
3.688
(Nguồn:PVI Thăng Long)
Như vậy,mặc dù trong bối cảnh nền kinh tế gặp nhiều khó khăn do cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu nhưng cùng với sự nỗ lực của toàn thể cán bộ,nhân viên trong công ty,PVI Thăng Long đã hoàn thành xuất sắc kế hoạch doanh thu,đạt 64,08 tỷ đồng doanh thu phát sinh,hoàn thành 107% kế hoạch năm,bằng 173,7% so với năm 2007,là một trong số ít công ty thành viên hoàn thành kế hoạch được giao.
III.PHƯƠNG HƯỚNG VÀ NHIỆM VỤ CỦA PVI THĂNG LONG TRONG THỜI GIAN TỚI
3.1. Mục tiêu phát triển trong năm 2009
Để góp phần hoàn thành tốt mục tiêu mà tổng công ty đã đặt ra trong thời gian tới là ‘‘ trở thành định chế Bảo hiểm - Tài chính có thương hiệu mạnh trong nước và quốc tế; phát triển nhanh, bền vững trên nền tảng tri thức, sức mạnh của Tập đoàn và sự kết hợp hài hoà lợi ích của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, các cổ đông và người lao động ” PVI Thăng Long sẽ không ngừng phát triển để đa dạng hóa các loại hình sản phẩm bảo hiểm đáp ứng nhu cầu khách hàng, đồng thời hoàn thiện hơn nữa về cơ cấu tổ chức, đào tạo đội ngũ cán bộ nhân viên chuyên nghiệp hơn, đưa PVI Thăng Long phát triển vững mạnh, trở thành một thành viên đứng đầu làm nòng cốt cho tổng công ty.
Năm 2009 công ty PVI Thăng Long đã đặt ra những kế hoạch doanh thu:
Phòng kinh doanh khu vực Đống Đa: 20 tỷ đồng
Phòng bảo hiểm kỹ thuật: 19 tỷ đồng
Phòng tài sản hàng hải: 16 tỷ đồng
Phòng kinh doanh khu vực Hà Đông: 12,5 tỷ đồng
Phòng bảo hiểm xe giới, con người & QLĐL: 12,5 tỷ đồng
Phòng kinh doanh Lào Cai: 6 tỷ đồng
Tổng kế hoạch doanh thu của cả công ty là:86 tỷ đồng
3.2. Phương hướng và biện pháp thực hiện
Theo sát sự phát triển và phát huy tối đa những lợi thế của Tập đoàn
dầu khí, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho các tài sản và hoạt động sản xuất kinh doanh của tập đoàn trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam.
Cải tiến hệ thống quản lý chất lượng theo nguyên tắc an toàn và phải
đáp ứng tối đa yêu cầu đòi hỏi của thị trường và của mỗi khách hàng thông qua các biện pháp rút ngắn thời gian giải quyết công việc, tăng tính tự quyết và trách nhiệm của các cấp lãnh đạo đặc biệt là lãnh đạo trực tiếp chỉ đạo và tác nghiệp trên thị trường bảo hiểm.
Áp dụng khoa học chiến lược phát triển nguồn nhân lực trong toàn bộ
hệ thống theo hai điều kiện “cần” đó là “môi trường làm việc tốt” và “đủ” là “thu nhập tương xứng với thành quả lao động”. Đảm bảo năm 2007 PVI Thăng Long thu hút đựơc những cán bộ có đạo đức tốt, tư duy và kinh nghiệm tốt sẵn sàng phục vụ và cống hiến lâu dài cho công ty.
Xây dựng và phát huy hơn nữa bản sắc văn hoá công ty và giá trị
thương hiệu. Đưa văn hoá công ty và thương hiệu PVI vào sản phẩm bảo hiểm cung cấp cho thị trường để tạo ra sự khác biệt vượt trội các đối thủ cạnh tranh. Xây dựng các công cụ cạnh tranh mạnh theo tính đặc thù của từng nghiệp vụ và phù hợp với từng khu vực địa lý và phân đoạn thị trường.
Quy hoạch và xây dựng hệ thống mạng lưới kinh doanh trên toàn
quốc trên nguyên tắc khai thác tối đa các tiềm năng và thế mạnh của mỗi khu vực thị trường. Tiến hành quản lý và điều hành hoạt động kinh doanh bằng hệ thống thông tin. Coi đây là các nhân tố đột phá nâng cao hiệu suất lao động, chất lượng dịch vụ, tiết kiệm chi phí kinh doanh và chia sẻ kinh nghiệm sáng tạo trong toàn công ty.
Để phấn đấu hoàn thành kế hoạch được giao, PVI Thăng Long đã và đang triển khai một số nội dung sau:
Đẩy mạnh phát triển khối các phòng kinh doanh nghiệp vụ tài sản, kỹ thuật, hàng hải theo chiều sâu thông qua việc triển khai các nghiệp vụ bảo hiểm mới và qua môi giới. Tận dụng lợi thế Tổng công ty, phối hợp với các ban trong tổng công ty, phát triển mở rộng dịch vụ con người trách nhiệm cao và qua dịch vụ môi giới.
Chú trọng triển khai nghiệp vụ bảo hiểm cháy,các nghiệp vụ bảo hiểm tài sản có tái tục hàng năm theo hướng nâng cao chất lượng phục vụ mở rộng đối tượng,địa bàn triển khai nghiệp vụ.
Thắt chặt quản lý hệ thống đại lý,quản lý rủi ro ngay từ khi cấp đơn,bộ hận giám định bồi thường của công ty phải nâng cao năng lực,trình độ tác nghiệp đặc biệt phải hạn chế được tối đa hiện tượng trụclợi bảo hiểm ngay từ khâu giám định,hạn chế số tiền bồi thường của nghiệp vụ bảo hiểm XCG,bảo hiểm con người trong năm 2009.
Giao nhiệm vụ cho các đơn vị kinh doanh phối hợp mở rộng hợp tác với các Ban của Tổng công ty và các đơn vị thành viên trên địa bàn để trực tiếp tiếp cận khách hàng ký các HĐBH,các dự án lớn trong và ngoài ngành.
Tập trung củng cố bộ máy quản lý,phát triển hệ thống Phòng KDKV quản lý theo vùng,miền,từ đó hạn chế được rủi ro khi cấp đơn bảo hiểm.Cơ cấu tổ chức lại các văn phòng khu vực đảm bảo quản lý tập trung và kiểm soát được rủi ro ngay từ đầu.
Tiếp tục tìm kiếm và bổ sung nhân lực có chất lượng cho các phòng kinh doanh tại công ty và các phòng kinh doanh khu vực mới thành lập.
KẾT LUẬN
Công ty Bảo hiểm Dầu khí Thăng Long từ những ngày đầu khó khăn từ cơ sở vật chất,khách hàng,thị trường đến nay đang dần trở thành một thành viên nòng cốt đem lại doanh thu cao cho Tổng công ty cổ phần Bảo hiểm Dầu khí Việt Nam. PVI Thăng Long đã không ngừng nỗ lực hoàn thiện mình, đã tạo được lòng tin nơi khách hàng và có chỗ đứng vững chắc trên thị trường bảo hiểm phía Bắc. Sản phẩm của PVI Thăng Long ngày càng đa dạng phong phú hơn và trong tương lai PVI sẽ còn phát triển mạnh hơn xứng đáng với sự tin tưởng của Tổng công ty.Tuy nhiên bên cạnh những thành công đạt được thì cũng tồn tại những thách thức và khó khăn nhất định.Nhất là trong nghiệp vụ bảo hiểm bảo hiểm vật chất xe cơ giới,đây là nghiệp vụ bảo hiểm mới được khai thác và phát triển nên bước đầu còn gặp khó khăn,bên cạnh đó khi nền kinh tế tiếp tục tăng trưởng thì bảo hiểm vật chất xe cơ giới là nghiệp vụ hứa hẹn một tiềm năng rất lớn đối với các công ty bảo hiểm vì vậy em đi sâu tìm hiểu“Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới của Công ty Bảo hiểm Dầu khí Thăng Long”.
Qua quá trình thực tập tại Công ty Bảo hiểm Dầu khí Thăng Long em đã hiểu biết rõ hơn về quá trình hình thành và phát triển, cơ cấu tổ chức, các lĩnh vực kinh doanh,kết quả hoạt động trong những năm gần đây. Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của các anh chị cán bộ nhân viên trong công ty đã giúp em hoàn thành báo cáo thực tập tổng hợp.
MỤC LỤC
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- BC-220.doc