Tình hình hoạt động tại Công ty Cổ phần Bảo Hiểm Bưu điện (PTI)

Giai doạn 2005- 2007, mức tăng truởng nghiệp vụ bảo hiểm tài sản kỹ thuật có xu huớng giảm dần. Năm 2005, doanh thu bảo hiểm tài sản kỹ thuật chỉ đạt 7.463.191 USD tăng 6,1% so với năm 2004, đến năm 2006, tốc độ tăng truởng doanh thu của bảo hiểm kỹ thuật tiếp tục giảm xuống còn 1,24%. Năm 2007, doanh thu của nghiệp vụ này đạt 7.235.265USD giảm 1.12% so với 2006. Nguyên nhân khiến cho tốc độ tăng truởng bảo hiểm kỹ thuật của PTI trong 3năm, 2005, 2006 và2007 giảm mạnh là do thị truờng bảo hiểm trong các năm này cạnh tranh gay gắt theo huớng giảm phí phí kỹ thuật, đặc biệt đối với sản phẩm bảo hiểm thiết bị điện tử vốn là nghiệp vụ bảo hiểm thế mạnh của PTI. Bên cạnh đó, bắt đầu từ năm 2006, VNPT đã có quyết định đấu thầu cạnh tranh rộng rãi tất cả các gói thầu bảo hiểm thiết bị điện tử, điều này khiến cho doanh thu bảo hiểm thiết bị điện tử của PTI giảm mạnh kéo theo sự giảm sút doanh thu nghiệp vụ bảo hiểm tài sản kỹ thuật của Công ty Tuy nhiên đây vẫn là nghiệp vụ bảo hiểm hiệu quả với tỷ lệ bồi thuờng rất thấp, từ năm 2001 đến 2007 tỷ lệ bồi thuờng trong doanh thu nghiệp vụ chiếm khoảng 20% doanh thu nghiệp vụ. Với luợng khách hàng lớn, ổn dịnh là các đơn vị thuộc VNPT, sự hỗ trợ rất lớn từ các Công ty tái bảo hiểm nuớc ngoài và chiến luợc phát triển tập trung của Ban lãnh đạo Công ty, nghiệp vụ Bảo hiểm Tài sản – Kỹ thuật tiếp tục là một thế mạnh và mang lại hiệu quả cao cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trong tương lai.

doc21 trang | Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 1111 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tình hình hoạt động tại Công ty Cổ phần Bảo Hiểm Bưu điện (PTI), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần I: Thông tin chung về công ty Cổ phần Bảo Hiểm Bưu điện ( PTI ) Tên đơn vị             : Công ty Cổ phần Bảo hiểm Bưu điện Tên tiếng Anh       : Posts &Tel. Joint - Stock Insurance Company Tên viết tắt            : PTI Trụ sở chính         : Tầng 8 Toà nhà 4A - Láng Hạ - Ba Đình - Hà Nội Điện thoại              : (04) 7724466 .        Fax: (04) 7724460 Vốn điều lệ : 105 tỷ VNĐ I.Quá trình hình thành và phát triển của công ty CP Bảo hiểm bưu điện Thực hiện chủ trương đa dạng hoá thị trường bảo hiểm Việt Nam, ngay sau khi Nghị định: 100/CP của Chính phủ được ban hành, các công ty bảo hiểm đã nhanh chóng được thành lập và đóng góp tích cực vào việc phá bỏ độc quyền về kinh doanh bảo hiểm đã tồn tại hàng chục năm trước đây ở Việt Nam. Một trong số các công ty bảo hiểm mới được thành lập và đã chiếm được vị trí tin cậy trên thị trường bảo hiểm Việt Nam đó là: Công ty Cổ phần Bảo hiểm Bưu Điện (VNPT INSurance). Công ty Cổ phần Bảo hiểm Bưu điện (gọi tắt là PTI) được Bộ Tài chính cấp giấy chứng nhận đủ tiêu chuẩn và điều kiện hoạt động kinh doanh bảo hiểm số 10TC/GCN ngày 18/6/1998 và Uỷ ban Nhân dân Thành phố Hà Nội cấp Giấy phép thành lập số 3633/GP-UP ngày 01/08/1998. Chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/09/1998, Công ty Bảo hiểm Bưu điện là tập hợp của các Tập đoàn kinh tế lớn thuộc các lĩnh vực kinh doanh khác nhau tạo nên cho công ty sự đa dạng về ngành nghề cũng như vững chắc về tài chính. Các cổ đông sáng lập và chi phối gồm có: Tổng Công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) Tổng Công ty Xây dựng Hà Nội (HACC) Tổng Công ty Xuất nhập khẩu Xây dựng Việt Nam (VINACONEX) Tổng Công ty Cổ phần Tái Bảo hiểm Quốc gia Việt Nam (VINARE) Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quốc tế (VIBank) Tổng Công ty Cổ phần Bảo Minh (BAOMINH). Công ty XNK Vật tư Bưu điện 1 Cokyvina Mặc dù ra đời muộn hơn các doanh nghiệp Bảo Hiểm khác trên thị trường nhưng sau 10 năm hoạt động PTI đã từng bước ổn định và phát triển, công ty đã tạo dựng được chỗ đứng vững chắc trên thị trường Bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam với hơn 4% thị phần, đứng thứ 5 về thị phần của toàn thị trường và thiết lập được mạng lưới rộng khắp, đứng thứ 4 trên thị trường với 22 chi nhánh trên khắp các tỉnh, thành phố của cả nước. Được thành lập và hoạt động trong nền kinh tế thị trường, PTI thấm nhuần quan điểm phải chấp nhận cạnh tranh, phải đặc biệt chú trọng tới công tác nghiên cứu thị trường để đạt được sự phát triển bền vững. Để minh chứng cho định hướng kinh doanh đúng đắn của mình, PTI luôn lấy con người làm trọng tâm phát triển, xây dựng và đào tạo một đội ngũ cán bộ chuyên viên giỏi về nghiệp vụ, có tinh thần trách nhiệm cao trong nghề nghiệp.Tính cho tới nay, Công ty đã xây dựng được một đội ngũ CBCNV kinh nghiệm, trình độ chuyên môn hoá sâu trong các lĩnh vực bảo hiểm hiện đang triển khai tại PTI, gồm 540 người làm việc tại Hà Nội, Hội sở Giao dịch và 21 chi nhánh, các văn phòng đại diện trong phạm vi toàn quốc. Bên cạnh đó, xác định rõ quyền lợi của khách hàng luôn gắn liền với sự phát triển của mình, PTI rất chú trọng tới công tác chăm sóc khách hàng, thực hiện tốt công tác hỗ trợ khách hàng nhằm đảm bảo cho họ sự an toàn trong sản xuất kinh doanh thông qua các chương trình tư vấn bảo hiểm, tuyên truyền vận động khách hàng quan tâm đến công tác phòng ngừa hạn chế rủi ro và bằng quỹ đề phòng hạn chế tổn thất. Uy tín của PTI trên thị trường ngày càng được nâng cao không chỉ bởi việc trả lại cho khách hàng những ưu đãi và quyền lợi chính đáng mà họ được hưởng như: Phí bảo hiểm giảm, và có thêm nhiều dịch vụ gia tăng mà còn bởi khâu giải quyết bồi thường nhanh chóng, hợp tình hợp lý. Hơn nữa, để đảm bảo an toàn tài chính của công ty, khả năng bồi thường cho khách hàng và năng lực nhận bảo hiểm cho các dự án đầu tư lớn, PTI đã nhanh chóng thiết lập các mối quan hệ hợp tác lâu dài, tốt đẹp và đã ký kết những hợp đồng tái bảo hiểm cố định với các công ty, tập đoàn tái bảo hiểm có uy tín trên thị trường quốc tế như: Swiss Re, Munich Re, CCR, Mitsui Sumitomo, Tokio Marine, Hannover Re, Vinare PTI cũng có quan hệ mật thiết với các công ty môi giới bảo hiểm hàng đầu như: Marsh, Aon, Willis, Arthur J. Gallagher và các Công ty giám định tổn thất chuyên nghiệp như Cunningham Lindsey, Crawford, McLarens ... Thực tế 10 năm qua đã chứng minh, nhờ vào những nỗ lực không ngừng của tập thể cán bộ nhân viên công ty, PTI ngày càng phát triển với mức tăng trưởng doanh thu Bảo Hiểm gốc đạt trung bình 30%/ năm và từng bước khẳng định được vị thế của mình trên thị trường Bảo Hiểm trong và ngoài nước. Phạm vi hoạt động kinh doanh của công ty ngày càng được mở rộng với việc triển khai hàng chục loại hình bảo hiểm trong các lĩnh vực bảo hiểm thiết bị điện tử/ tài sản, bảo hiểm tới hàng vạn khách hàng trong cả nước. Công ty giữ vị trí hàng đầu trong các công ty bảo hiểm về loại hình bảo hiểm thiết bị điện tử/ tài sản, bảo hiểm xây lắp các công trình viễn thông, dân dụng...... Ngoài những nghiệp vụ bảo hiểm truyền thống, trong thời gian qua PTI đã triển khai một số nghiệp vụ bảo hiểm mới như: bảo hiểm vệ tinh, bảo hiểm bưu phẩm-bưu kiện khai giá.  Hiện nay, PTI là một trong 5 doanh nghiệp Bảo Hiểm phi nhân thọ hàng đầu nước ta và là một thành viên trong Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam. Với Phương châm “ Trao niềm tin tới tận tay khách hàng” PTI cam kết cung cấp cho khách hàng các sản phẩm bảo hiểm đa dạng với chất lượng cao. II. Bộ máy tổ chức của công ty cổ phần Bưu điện Cũng giống như một số công ty khác, Công ty bảo hiểm bưu điện cũng được tổ chức theo mô hình phân cấp. Đứng đầu là Hội đồng quản trị, Ban Tổng giám đốc và các phòng ban chức năng. Dưới đây là sơ đồ cơ cấu tổ chức của PTI * Nhiệm vụ, chức năng của các bộ phận Hội đồng Quản trị là cơ quan quản trị cao nhất của Công ty, có đầy đủ quyền hạn để thay mặt ÐHÐCÐ quyết định các vấn đề liên quan đến mục tiêu và lợi ích của Công ty, ngoại trừ các vấn đề thuộc quyền hạn của Ðại hội đồng Cổ đông. Hội đồng Quản trị do Ðại hội đồng Cổ đông bầu ra. Cơ cấu Hội đồng Quản trị hiện tại như sau: Ông Ðỗ Ngọc Bình: Chủ tịch HĐQT Ông Phạm Xuân Phong : Phó chủ tịch HÐQT Ông Trịnh Quang Tuyến: Uỷ viên HÐQT Ông Phạm Anh Tuấn: Uỷ viên HÐQT Ông Trịnh Văn Tuấn: Ủy viên HÐQT Ban Tổng Giám đốc bao gồm Tổng Giám đốc và các Phó Tổng Giám đốc do HÐQT quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm. Tổng Giám đốc là nguời đại diện theo pháp luật của Công ty và là nguời điều hành cao nhất mọi hoạt động kinh doanh hàng ngày của Công ty. Cơ cấu Ban Tổng Giám đốc hiện tại như sau: Ông Phạm Anh Tuấn: Quyền Tổng Giám đốc Bà Trần Thị Minh: Phó Tổng Giám đốc Ông Nguyễn Ðức Bình: Phó Tổng Giám đốc Ông Nguyễn Bá Ngọc: Phó Tổng Giám đốc Ban Kiểm soát do Ðại hội đồng Cổ đông bầu ra, là tổ chức thay mặt cổ đông để kiểm soát mọi hoạt động kinh doanh, quản trị và điều hành của Cty. Cơ cấu Ban kiểm soát hiện tại như sau: Ông Nguyễn Quốc Kế: Truởng Ban Kiểm soát Ông Ðỗ Anh Tuấn: Uỷ viên Bà Nguyễn Thị Thúy Hồng : Uỷ viên Khối Nghiệp vụ có chức năng Tham mưu và giúp Tổng Giám đốc chỉ đạo. Khối nghiệp vụ của PTI gồm có 6 phòng ban: - Phòng Bảo hiểm Tài Sản Kỹ thuật: Phòng Bảo hiểm Tài sản Kỹ thuật có chức năng tham mưu cho Ban Tổng Giám dốc trong việc quản lý, chỉ đạo công tác chuyên môn nghiệp vụ bảo hiểm Tài sản Kỹ thuật thống nhất toàn Công ty. - Phòng Bảo hiểm Hàng hải: Phòng Bảo hiểm Hàng hải có chức năng tham mưu cho Ban Tổng Giám đốc trong việc quản lý, chỉ đạo công tác chuyên môn nghiệp vụ bảo hiểm Hàng hải thống nhất toàn Công ty. - Phòng Bảo hiểm Xe Cơ giới: Phòng Bảo hiểm Xe Cơ giới có chức năng tham mưu cho Ban Tổng Giám đốc trong việc quản lý, chỉ đạo công tác chuyên môn nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới thống nhất toàn Công ty. - Phòng Bảo hiểm con nguời: Phòng Bảo hiểm Con nguời có chức năng tham mưu cho Ban Tổng Giám đốc trong việc quản lý, chỉ đạo công tác chuyên môn nghiệp vụ bảo hiểm con nguời thống nhất toàn Công ty. - Phòng Quản lý Ðại lý: Phòng Quản lý Ðại lý có chức năng tham mưu cho Ban Tổng Giám đốc Công ty trong việc ban hành các chính sách nhằm xây dựng, phát triển, quản lý thống nhất và giám sát chặt chẽ hoạt động của hệ thống Ðại lý của Công ty trên toàn quốc. - Phòng Tái bảo hiểm: Phòng Tái bảo hiểm có chức năng tham mưu cho Ban Tổng Giám dốc Công ty trong việc quản lý, chỉ đạo và tổ chức thực hiện công tác nhận và nhuợng tái bảo hiểm. Khối Kinh tế có chức năng kinh doanh, tham mưu và giúp Ban Tổng Giám đốc Công ty quản lý, chỉ đạo các công tác liên quan đến Kế toán Tài chính, Kế hoạch và Ðầu tư tài chính theo đúng pháp luật: - Phòng Tài chính – Kế toán: Phòng Tài chính – Kế toán có chức năng tham mưu cho Ban Tổng Giám đốc Công ty trong việc quản lý, chỉ đạo, kiểm tra và giám sát lĩnh vực Tài chính – Kế toán theo quy định của Nhà nuớc và Công ty. Thực hiện công tác Tài chính – Kế toán tại Văn phòng Công ty. - Phòng Kế hoạch – Ðầu tư: Phòng Kế hoạch Ðầu tư có chức năng tham mưu cho Ban Tổng Giám đốc trong công tác quản lý, chỉ đạo và kiểm tra các vấn đề liên quan đến công tác kế hoạch, công tác đầu tư tài chính, công tác xây dựng cơ bản và công tác quản lý cổ đông. Khối Quản lý bao gồm các phòng: - Phòng Tổng hợp: Phòng Tổng hợp có chức năng tham mưu cho Ban Tổng Giám đốc Công ty trong việc chỉ đạo điều hành các Phòng tại Văn phòng Công ty để thực hiện chương trình, kế hoạch công tác, quy chế làm việc và trực tiếp tổ chức thực hiện các công tác như: Công tác tổng hợp, thư ký, công tác pháp chế, công tác hành chính quản trị, công tác tuyên truyền, quảng cáo, công tác quan hệ quốc tế, đối ngoại, khánh tiết. - Phòng Tổ chức Cán bộ: Phòng Tổ chức Cán bộ có chức năng tư vấn, tham mưu cho Ban Tổng Giám đốc thống nhất quản lý công tác tổ chức, cán bộ, tuyển dụng, đào tạo, lao dộng tiền lương và thi đua khen thuởng theo đúng chính sách, chế độ quy dịnh của Nhà nuớc và Công ty. - Phòng Công nghệ Thông tin: Phòng Công nghệ Thông tin có chức năng tham mưu cho Ban Tổng Giám đốc Công ty trong việc quản lý, chỉ đạo các lĩnh vực như: Nghiên cứu việc ứng dụng Công nghệ Thông tin vào quản lý và hoạt động kinh doanh của Công ty, tổ chức thực hiện công tác thống kê, thu thập, quản lý và cung cấp thông tin hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh và quản lý của Công ty. 7. Các đơn vị trực thuộc Công ty có 01 Hội sở và 22 Chi nhánh trên toàn quốc từ Bắc, Trung, Nam. III. Phạm vi hoạt động kinh doanh của PTI 1. Kinh doanh bảo hiểm trực tiếp Với gần 50 sản phẩm bảo hiểm được triển khai rộng khắp trong phạm vi cả nước thông qua Văn phòng chính đặt tại Hà Nội, Hội sở giao dịch tại Hà nội và hơn 22 chi nhánh ngoài ra còn có hệ thống các văn phòng khu vực và mạng lưới đại lý tại 64 tỉnh thành, hoạt động kinh doanh bảo hiểm gốc của PTI đã đáp ứng nhu cầu phong phú của khách hàng, duy trì khả năng cạnh tranh trên thị trường. Hiện nay PTI được coi là công ty bảo hiểm đứng đầu trong lĩnh vực bảo hiểm thiết bị điện tử trên thị trường Bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam. Danh mục sản phẩm bảo hiểm PTI đã đăng ký với Bộ tài chính ( nhóm sản phẩm chính) A. Nhóm nghiệp vụ tài sản - kỹ thuật I. Bảo hiểm kỹ thuật II. Bảo hiểm tài sản III. Bảo hiểm hỗn hợp IV. Bảo hiểm trách nhiệm B. Nhóm nghiệp vụ bảo hiểm hàng hoá C. Nhóm nghiệp vụ bảo hiểm phi hàng hải I. Bảo hiểm con người II. Bảo hiểm xe cơ giới 2. Kinh doanh tái bảo hiểm PTI có quan hệ hợp tác lâu dài và đã ký kết những hợp đồng tái bảo hiểm cố định với hầu hết các công ty, tập đoàn tái bảo hiểm có uy tín và năng lực tài chính hàng đầu trên thế giới. Nhờ đó, hiện nay công ty có khả năng nhận và thu xếp tái bảo hiểm ra thị trường quốc tế các dịch vụ bảo hiểm có giá trị lên tới hàng trăm triệu USD, đặc biệt là các dự án xây dựng quy mô lớn như: thủy điện, ximăng, cầu, đường, khu đô thị, cao ốc văn phòng... Bảng 1: Danh sách các nhà tái bảo hiểm nhận tái từ PTI STT Tên công ty Quốc tịch Theo S&P 1 Swiss Re (Leading) Thụy Sĩ AA 2 Munich Re Đức A+ 3 CCR Pháp AAA 4 Hannover Re Đức AA- 5 Tokio Marine Nhật AA- 6 Mitsui Sumitomo Nhật AA- 7 Bảo Minh Việt Nam NA 8 Pjico Việt Nam NA 9 PVI Việt Nam NA 10 R & V Re Việt Nam A+ 11 B.E.S.T Re HongKong BBB- 12 BaoViet Việt Nam NA 13 AJG U.S.A NA 14 VinaRe Việt Nam NA 3. Giám định, điều tra, tính toán, phân bổ tổn thất, đại lý giám định, xét giải quyết bồi thường và đòi người thứ ba. PTI rất chú trọng tới công tác bồi thường cho khách hàng, đặt mục tiêu lợi ích của khách hàng trên hết. Công ty đã thành lập riêng phòng Giám định-Bồi thường, chuyên xử lý giải quyết các vụ tổn thất. Bên cạnh đó là sự hợp tác với các Công ty giám định độc lập uy tín trong và ngoài nước để giải quyết những vụ tổn thất lớn, phức tạp. Do vậy công tác giám định bồi thường đảm bảo được tính chính xác, khách quan và trung thực, đáp ứng tốt yêu cầu của khách hàng. Đầu tư Tài chính Các lĩnh vực đầu tư chủ yếu của công ty: Đầu tư tài chính thông qua hệ thống kho bạc, ngân hàng (Quỹ tiết kiệm, tiền gửi, trái phiếu chính phủ, trái phiếu kho bạc) Đầu tư bất động sản Đầu tư liên doanh, liên kết, góp vốn cổ phần. Phần II. Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của PTI trong những năm gần đây I. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty PTI trong vài năm gần đây *Tóm tắt một số chỉ tiêu về hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trong 3 năm gần nhất và Quý III năm 2007. Bảng 2: Một số chỉ tiêu hoạt động kinh doanh 3 năm 2004-2006 và Quý III năm 2007 Biểu đồ 1: Doanh thu HĐKDBH và lợi nhuận sau thuế của PTI ( 2004-2007) (Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của PTI qua các năm 2004-2007) Hoạt động kinh doanh Bảo hiểm gốc Trong giai đoạn 2005-2007, hoạt động kinh doanh bảo hiểm của Công ty có những buớc phát triển mạnh mẽ. PTI tiếp tục duy trì vị thế của mình trên thị truờng bảo hiểm Việt Nam và quốc tế, đứng đầu thị truờng Việt Nam về sản phẩm bảo hiểm Thiết bị điện tử thuộc nhóm bảo hiểm tài sản và thiệt hại. Bảng 3: Doanh thu hoạt động bảo hiểm gốc theo nghiệp vụ giai đoạn 2005-2007 ĐV: Triệu đồng STT Nghiệp vụ Bảo Hiểm 2005 2006 2007 GT % GT % GT % DT bảo hiểm gốc 265 582 100 281 139 100 304 812 100 1 BH y tế và tai nạn con người 16 366 6.15 19 812 7.05 20 585 6.75 2 BH Tai nạn và thiệt hại 119 383 44.95 110 256 39.21 121 171 39.75 3 BH vận chuyển hàng hóa 21 712 8.18 24 735 8.8 25 186 8.26 4 BH trách nhiệm chung 1 769 0.67 1 757 0.62 2 691 0.9 5 BH xe cơ giới 94 989 35.65 112 594 40.07 134 745 44.2 6 Bh cháy nổ và rủi ro đb 11 662 4.39 11 993 4.27 11 485 3.76 7 BH thiệt hại kinh doanh 31 0.19 46 0.02 43 0.014 Nhìn vào bảng trên ta thấy, Doanh thu phí bảo hiểm gốc của công ty năm sau đều tăng hơn so với năm trước. Tuy nhiên mức tăng là không lớn. Các nghiệp vụ kinh doanh chính như BH tài sản kĩ thuật, BH xe cơ giới có mức tăng khá cao khoảng trên 40%. Các nghiệp vụ còn lại thì mức tăng là không đáng kể. Theo số liệu năm 2008. Doanh thu bảo hiểm gốc đạt hơn 315 tỷ đồng, tăng trên 10% so với 2007, tỷ lệ bồi thường vào khoảng 46.7% so với doanh thu bảo hiểm gốc, tăng 35.12% so với 2007( tỷ lệ này là 45.14%) Nghiệp vụ Bảo hiểm Tài sản kĩ thuật Giai doạn 2005- 2007, mức tăng truởng nghiệp vụ bảo hiểm tài sản kỹ thuật có xu huớng giảm dần. Năm 2005, doanh thu bảo hiểm tài sản kỹ thuật chỉ đạt 7.463.191 USD tăng 6,1% so với năm 2004, đến năm 2006, tốc độ tăng truởng doanh thu của bảo hiểm kỹ thuật tiếp tục giảm xuống còn 1,24%. Năm 2007, doanh thu của nghiệp vụ này đạt 7.235.265USD giảm 1.12% so với 2006. Nguyên nhân khiến cho tốc độ tăng truởng bảo hiểm kỹ thuật của PTI trong 3năm, 2005, 2006 và2007 giảm mạnh là do thị truờng bảo hiểm trong các năm này cạnh tranh gay gắt theo huớng giảm phí phí kỹ thuật, đặc biệt đối với sản phẩm bảo hiểm thiết bị điện tử vốn là nghiệp vụ bảo hiểm thế mạnh của PTI. Bên cạnh đó, bắt đầu từ năm 2006, VNPT đã có quyết định đấu thầu cạnh tranh rộng rãi tất cả các gói thầu bảo hiểm thiết bị điện tử, điều này khiến cho doanh thu bảo hiểm thiết bị điện tử của PTI giảm mạnh kéo theo sự giảm sút doanh thu nghiệp vụ bảo hiểm tài sản kỹ thuật của Công ty Tuy nhiên đây vẫn là nghiệp vụ bảo hiểm hiệu quả với tỷ lệ bồi thuờng rất thấp, từ năm 2001 đến 2007 tỷ lệ bồi thuờng trong doanh thu nghiệp vụ chiếm khoảng 20% doanh thu nghiệp vụ. Với luợng khách hàng lớn, ổn dịnh là các đơn vị thuộc VNPT, sự hỗ trợ rất lớn từ các Công ty tái bảo hiểm nuớc ngoài và chiến luợc phát triển tập trung của Ban lãnh đạo Công ty, nghiệp vụ Bảo hiểm Tài sản – Kỹ thuật tiếp tục là một thế mạnh và mang lại hiệu quả cao cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trong tương lai. 1.2 Bảo hiểm Hàng hải Nghiệp vụ bảo hiểm hàng hóa đuợc PTI triển khai ngay từ ngày đầu thành lập, do vậy sản phẩm của PTI khá đa dạng với nhiều loại hình khác nhau. Trong giai đoạn 2005 – 2007, nghiệp vụ bảo hiểm hàng hóa của PTI có tốc độ tăng truởng bình quân trên duới 20%, chiếm khoảng 10% tổng doanh thu bảo hiểm gốc. Cơ cấu doanh thu nghiệp vụ bảo hiểm hàng hóa của PTI chiếm bình quân 5,2% thị phần bảo hiểm hàng hóa của toàn thị trường Về cơ cấu sản phẩm nghiệp vụ, nghiệp vụ hàng hóa của PTI gồm 3 loại hình: bảo hiểm hàng nhập khẩu, bảo hiểm hàng xuất khẩu, bảo hiểm hàng vận chuyển nội địa trong đó doanh thu tập trung chủ yếu là bảo hiểm hàng nhập chiếm từ 60-70% . Sự tăng trưởng mạnh mẽ của nền kinh tế nói chung và lĩnh vực xuất nhập hàng hóa nói riêng trong những năm qua có tác động tích cực đến sự phát triển của thị truờng bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu. Tuy nhiên, do thói quen nhập CIF xuất FOB đã tồn tại từ nhiều năm trong các đơn vị xuất nhập khẩu của Việt Nam nên tỉ trọng kim ngạch xuất nhập khẩu tham gia bảo hiểm vẫn còn khiêm tốn (đạt từ 20-25% tổng kim ngạch nhập khẩu và 4-5% tổng kim ngạch xuất khẩu). Trong tương lai, nếu các doanh nghiệp xuất nhập khẩu tại Việt Nam mua bảo hiểm hàng hóa trong nuớc cho 50% số hàng nhập khẩu và 30% số hàng xuất khẩu thì có thể mang lại thêm cho thị truờng BH hàng hóa tại Việt Nam mỗi năm hơn 20 triệu USD. Như vậy có thể thấy thị truờng BH hàng hóa vận chuyển tại Việt Nam nói chung và PTI nói riêng còn nhiều tiềm năng để phát triển. Về định huớng phát triển, PTI chủ trương kinh doanh nghiệp vụ bảo hiểm hàng hóa theo huớng an toàn và hiệu quả. Do vậy, rủi ro trong các năm qua được kiểm soát tương đối tốt với tỉ lệ bình quân duới 30%, thấp hơn so với tỉ lệ tổn thất bảo hiểm hàng hóa của toàn thị trường (trên 50%). Trong các năm tiếp theo, công ty vẫn sẽ duy trì dịnh huớng phát triển bảo hiểm hàng hóa theo huớng hiệu quả, giữ vững doanh thu trong ngành, đẩy mạnh khai thác ngoài ngành đồng thời triển khai thêm một số sản phẩm mới về bảo hiểm tàu biển góp phần tăng doanh thu và thị phần của PTI trên thị truờng bảo hiểm phi nhân thọ. 1.3 Bảo hiểm Xe cơ giới Trong 3 năm 2005, 2006, 2007 nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới của Công ty có bước phát triển tốt. Doanh thu phí bảo hiểm nghiệp vụ này năm 2005 tăng trưởng 70,6% so với 2004; năm 2006 tăng trưởng 19.8% so với 2005; năm 2007 tăng trưởng 19.6%so với 2006. Tỷ lệ bồi thuờng trong giai đoạn này khoảng 30-33% doanh thu nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới, trong khi đó tỷ lệ bồi thuờng của thị truờng khoảng 50% - 60%. Về cơ cấu sản phẩm của nghiệp vụ: Trong các sản phẩm của nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới, bảo hiểm vật chất xe có doanh thu cao nhất (trên 70% doanh thu nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới qua các năm); kế tiếp đến bảo hiểm TNDS của chủ xe đối với nguời thứ ba và hành khách trên xe chiếm từ 19,5% đến 25,6% doanh thu nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới; bảo hiểm tai nạn nguời ngồi trên xe chiếm không quá 4%; bảo hiểm TNDS của chủ xe đối với hàng hóa trên xe có doanh thu nhỏ nhất (không quá 1,1% doanh thu nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới qua các năm). Tuy nhiên, từ năm 2006, tình hình kinh doanh nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới gặp nhiều khó khăn, tốc độ tăng trưởng không cao so với những năm truớc. Tỷ lệ chi bồi thuờng tăng (chiếm tỷ trọng 61,72% doanh thu nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới). Nguyên nhân của tình hình trên là do tai nạn gia tăng và sự cạnh tranh khốc liệt trong ngành bảo hiểm với việc mở rộng điều kiện, điều khoản và giảm phí bảo hiểm. Ngoài ra, cạnh tranh nguồn nhân lực dẫn tới sự thiếu hụt đội ngũ cán bộ khai thác, giám định bồi thuờng cũng là một yếu tố ảnh huởng tới hiệu quả kinh doanh của nghiệp vụ bảo hiểm này. Với tiềm năng của thị truờng bảo hiểm xe cơ giới cùng với những thay đổi mạnh mẽ trong cơ cấu tổ chức và đổi mới phương thức quản trị doanh nghiệp, Công ty xác định bảo hiểm xe cơ giới sẽ tiếp tục là thị trường mục tiêu trong tương lai với mục tiêu cụ thể là : Giữ tốc độ tăng trưởng bình quân từ 10 đến 15%, giảm tỷ lệ bồi thường xuống dưới 55% so với doanh thu (dưới mức bình quân của thị trường năm 2006 là 58%). 1.4 Bảo hiểm Con nguời Năm 2007 Nghiệp vụ Bảo hiểm con người của PTI đứng thứ năm sau Bảo Việt (54.64%); Bảo Minh (20,67%); PJICO (6,54 %), AAA(2.71%) chiếm khoảng 1.75% thị phần doanh thu phí bảo hiểm nghiệp vụ con nguời trên toàn thị truờng. Tỷ lệ tăng truởng về nghiệp vụ bảo hiểm con nguời trong các năm gần đây của PTI đạt bình quân trên 20%/năm. Doanh thu từ nghiệp vụ này đạt khoảng 16-20 tỷ trong giai đoạn 2004-2006, và đạt khoảng 21 tỷ năm 2007 chiếm khoảng 10% tổng doanh thu bảo hiểm gốc của PTI. Tỷ lệ chi trả bồi thường cho nghiệp vụ bảo hiểm con người trong những năm qua dao động ở mức từ 45% - 65% phí bảo hiểm, xấp xỷ với tỷ lệ bồi thường chung của thị trường. Ðịnh huớng trong những năm tới, Công ty sẽ tiếp tục phát triển sản phẩm mới, duy trì mức tăng truởng 25%/năm, nâng cao chất lượng quản lý nhằm kiểm soát tỷ lệ bồi thường, nâng cao hiệu quả kinh doanh Hoạt động kinh doanh Tái Bảo hiểm Hoạt động nhượng tái bảo hiểm Với đặc thù sản phẩm kinh doanh chính là bảo hiểm thiết bị điện tử cấp cho các đơn vị thuộc VNPT, có thể nói PTI có lợi thế trong việc thu xếp hợp đồng tái bảo hiểm cố định. Các hợp đồng bảo hiểm thiết bị diện tử của PTI cung cấp cho VNPT trong thời gian qua có tỷ lệ phí bảo hiểm khá cao và tỷ lệ tổn thất thấp. Phí bảo hiểm tăng đều qua các năm, trong khi tỷ lệ tổn thất dao động ở mức duới 20% là nguyên nhân giúp PTI có rất nhiều thuận lợi trong việc dàm phán các hợp đồng nhuợng tái bảo hiểm cố định. Sau 02 năm đầu thu xếp hợp đồng qua VinaRe và 01 năm thu xếp qua môi giới. Từ năm 2001, PTI đã thu xếp hợp đồng bảo hiểm cố định trực tiếp với các nhà nhận tái bảo hiểm trong nuớc và nuớc ngoài. Việc thu xếp hợp dồng trực tiếp giúp cho PTI tạo dựng được mối quan hệ mật thiết với các nhà nhận tái bảo hiểm, tận dụng duợc sự hỗ trợ về kỹ thuật nghiệp vụ và đào tạo, đồng thời tăng thu hoa hồng nhuợng tái. Từ năm 2003, PTI đã tiến hành chào hợp đồng tái bảo hiểm cố định cho các Công ty bảo hiểm trong nuớc. Việc này tạo điều kiện thuận lợi trong việc trao đổi thông tin giữa các công ty, tăng khả năng đàm phán các điều kiện điều khoản với các công ty nuớc ngoài. Năm 2007, doanh thu từ hoạt động nhượng tái trong nước của PTI đạt 28.279 tỷ đồng, và từ hoạt động nhượng tái nước ngoài đạt 48.441 tỷ đồng. Nhận tái Bảo hiểm Doanh thu từ hoạt động nhận tái BH của PTI tăng dần qua các năm. Bảng 4: Doanh thu từ hoạt động nhận tái BH ĐV: triệu đồng Nội dung Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Doanh thu 20 624 24 222 28 279 32 500 Bồi thường 7 800 6 786 6 837 7 035 Tỷ lệ Bồi thường 37.82% 27.9% 24.17% 21.65% (Nguồn: Báo cáo tài chính của PTI 2005- 2008) Kết quả kinh doanh nhận tái BH của PTI trong thời gian qua so với mặt bằng chung của thị trường BH VN và quốc tế là khá tốt. Tỷ lệ bồi thường nhận tái BH bình quân các năm khoảng ở mức dưới 40% doanh thu nhận tái. Thực tế thì doanh thu nhận tái BH chủ yếu tập trung ở các dịch vụ nhận tái BH tạm thời. Tỷ trọng doanh thu từ các hợp đồng nhận tái BH cố định ngày càng giảm do mức giới hạn hợp đồng cố định của các DNBH ngày càng tăng trong khi tỉ lệ nhận tái của PTI lại bị giới hạn bởi mức giữ lại do vốn chủ sở hữu thấp. Do vậy các hợp đồng nhận tái từ các công ty BH trong nước bị hạn chế nhiều. Các dich vụ đem lại phí nhiều nhất tập trung chủ yếu ở hai loại là BH thân tàu P&I và BH kĩ thuật( nhất là các công trình lớn). Với nghiệp vụ thân tàu và P&I tỷ lệ tham gia của PTI là khá thấp nhưng lại có lợi thế là lượng dịch vụ nhiều và tỉ lệ phí cao. Vì vậy, mặc dù tỷ lệ tham gia của PTI bị giới hạn rất nhiều bởi mức giữ lại nhưng lượng phí do nghiệp vụ này mang lại là khá lớn. Còn nghiệp vụ BH Kĩ thuật, Lượng phí thu được lớn là do PTI tận dụng được tổng mức giới hạn trách nhiệm từ các hợp đồng BH cố định. 3. Hoạt động đầu tư tài chính Ðể duy trì tính thanh khoản cao và phát triển các dịch vụ bảo hiểm qua hệ thống mạng luới của các Ngân hàng, hoạt động đầu tư của Công ty tập trung vào việc gửi tiền tại các tổ chức tín dụng. Tính đến hết năm 2007, tổng số tiền công ty sử dụng cho hoạt động đầu tư khoảng 341.7 tỷ đồng, trong đó tiền gửi tại các ngân hàng là 272.6 tỷ, đầu tư bất động sản là 49.2 tỷ và góp vốn vào các doanh nghiệp khác khoảng 19.9 tỷ đồng. Tỷ trọng các khoản đầu tư của PTI tính tới giữa năm 2008 Bất động sản 14.8% Góp vốn 5.96% Tiền gửi 79.24% Về hoạt động đầu tư BĐS Công ty đã mua 2 khu đất lớn ở Hà Nội và Thành Phố Hồ Chí Minh là: + Khu đất tại 26 Láng Hà, Đống Đa, Hà Nội với diện tích 792.1 m2, PTI sở hữu 50% còn lại là thuộc quyền sở hữu của Cty cổ phần Du Lịch Bưu điện. + Khu đất tại 216 Võ Thị Sáu, quận 3, Thành Phố Hồ Chí Minh với diện tích 695.6 m2. Khu đất có vị trí thuận lợi với ba mặt tiền là đường Võ Thị Sáu, Trần Quốc Toản và Trần Quốc Thảo. Về hoạt động đầu tư góp vốn Hiện nay PTI đã triển khai đầu tư vào một số công ty trong ngành có tiềm năng phát triển như: Cty cổ phần Viễn Thông- Tin học- Điện tử( KASATI),cty cổ phần Đầu tư Bưu chính Viễn thông ( Saicom) và công ty Tái BH quốc gia Việt Nam( VINARE) Kết quả thu được từ hoạt động đầu tư của PTI một số năm như sau: Bảng 4:Lợi nhuận từ hoạt động đầu tư của PTI ( giai đoạn 2004-2008) ĐV: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Lợi nhuận 20.552 23.464 25.946 27.532 Theo bảng trên ta thấy, doanh thu từ hoạt động đầu tư của PTI cũng không ngừng tăng lên qua các năm, đã góp phần đáng kể vào tổng doanh thu của toàn doanh nghiệp. Tỷ trọng doanh thu từ hoạt động đầu tư luôn chiếm tỷ lệ cao trong cơ cấu tổng doanh thu giúp cho công ty có thêm một nguồn thu lớn để trang trải các khoản chi phí, trả lương thưởng cho cán bộ nhân viên 4. Thị phần hoạt động của công ty Bảng 5: Thị phần của PTI trên thị trường BH Việt Nam (giai đoạn 2005-2007) Năm 2005 2006 2007 2008 Thị Phần( %) 4.79 4.39 3.65 3.95 Giai đoạn 2005- 2007 thị phần của PTI có xu hướng giảm dần. Mặc dù thị phần của công ty đứng thứ 5 trên thị trường Bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam chỉ sau Bảo Việt, Bảo Minh, PVI và Pjico nhưng khoảng cách so với các doanh nghiệp này là khá lớn. Thị phần của PTI trên thị trường khá khiêm tốn, luôn giao động ở mức 4%. Sở dĩ như vậy là do trong những năm qua công ty đã quá tập trung vào việc cung cấp các dịch vụ bảo hiểm cho ngành bưu chính viễn thông nên hoạt động khai thác ngoài ngành còn khá hạn chế. Thêm vào đó do nguồn vốn pháp định không lớn dẫn tới hạn chế khả năng nhận bảo hiểm cho các dịch vụ giá trị lớn, hạn chế khả năng nhận tái bảo hiểmVì vậy, sau hơn 10 năm hoạt động, thị phần của PTI không có sự thay đổi đáng kể và công ty cũng chưa thực sự tạp ra được uy tín lớn so với các doanh nghiệp khác trên thị trường. II. Các nhận tố ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của công ty trong thời gian vừa qua. 1. Các nhân tố thuận lợi 1.1. Môi trường kinh tế, chính trị, xã hội Việt Nam Kinh tế tăng trưởng khá mạnh.Trong vài năm trở lại đây, nền kinh tế Việt Nam tiếp tục giữ được mức tăng trưởng cao ổn định ở mức trung bình khoảng trên 7%. Với sự kiện chính thức trở thành thành viên WTO ngày 07/11/2006, nền kinh tế Việt Nam có tiềm năng tăng trưởng mạnh cho giai đoạn tiếp theo. Cùng với sự chuyển dịch mạnh mẽ về cơ cấu kinh tế sang kinh doanh dịch vụ, các công ty hoạt động trong lĩnh vực tài chính: ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm đều có nhưng cơ hội lớn để phát triển và khẳng định. Chỉ tính riêng cho thị trường BH phi nhân thọ, Tốc độ tăng trưởng của ngành giữ ở mức khá cao. Năm 2007 tốc độ tăng trưởng ở mức trên 30% , năm 2008 đạt khoảng 29%. Kinh tế tăng trưởng cùng với sự phát triển của toàn ngành là 1 trong những nhân tố thúc đẩy sự lớn mạnh của PTI Môi trường chính trị, xã hội ổn định đặc biệt tình hình dân số Việt Nam hiện nay cũng là 1 nhân tố tác động đến tăng trưởng của công ty. Việt Nam là quốc gia đông dân số ( đứng thứ 13 trên thế giới) kết cấu dân số trẻ với hơn 50% số dân trong độ tuổi lao động. Nền kinh tế ngày càng phát triển, mức thu nhập cũng như trình độ dân trí nói chung và trình độ dân trí về bảo hiểm của người dân nói riêng ngày một gia tăng. Điều này sẽ tạo ra 1 thị trường đầy tiềm năng cho doanh nghiệp. Mặt khác với số người trong độ tuổi lao động lớn, trình độ ngày càng tăng cao sẽ cung cấp cho ngành BH nói chung và PTI nói riêng nguồn nhân lực đông đảo cả về số lượng và chất lượng. 1.2 Sự gia tăng của các doanh nghiệp bảo hiểm trên thị trường Theo tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, cùng với sự mở cửa của thị trường BH Việt Nam, tới nay toàn thị trường đã có 22 doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực phi nhân thọ gồm cả doanh nghiệp nhà nước, công ty liên doanh, cổ phần và 100% vốn nước ngoài hoạt động. Điều này đã tạo ra 1 sức ép cạnh tranh ngày càng gay gắt cho thị trường hiện nay. Sự cạnh tranh này sẽ là động lực thúc đẩy cho PTI đa dạng hóa, cải tiến chất lượng sản phẩm, dịch vụ khách hàng, nâng cao hiệu quả bộ máy quản lý để có thể tồn tại và phát triển. 1.3 Sự ủng hộ, khuyến khích của Nhà Nước đối với sự phát triển của ngành BHNT thông qua việc tạo lập môi trường pháp lí thông thoáng, môi trường kinh doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp nói chung và PTI nói riêng. 1.4 Về phía bản thân công ty Hệ thống khách hàng truyền thống Là đơn vị do VNPT thành lập nên trong các năm qua, PTI luôn nhận được sự hỗ trợ từ VNPT trong việc sử dụng các sản phẩm bảo hiểm và giới thiệu các đối tác, đơn vị trực thuộc của VNPT cho công ty. Do vậy chính nhờ nguồn khách hàng lớn, ổn định này đã mang lại hiệu quả cao trong hoạt động sản xuất kinh doanh của PTI trong thời gian qua. Mạng lưới chi nhánh và hệ thống bán hàng Do xác định việc mở rộng mạng lưới chi nhánh, tăng cường chất lượng các dịch vụ khách hàng là mục tiêu hàng đầu của công ty nên hiện nay số chi nhánh của PTI đã tăng tới con số 22 và trải dài trên phạm vi toàn quốc, là đầu mối giao dịch của công ty với hệ thống khách hàng rộng khắp cả nước nhằm phát triển các thị trường tiềm năng, thị trường ngách góp phần vào tăng doanh thu và thương hiệu PTI trên thị trường. Nhận thức được tầm quan trọng của hệ thống bán hàng trực tiếp trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm, hiện nay PTI đang sử dụng 1 hệ thống đại lý, tổng đại lý rộng khắp để hỗ trợ hoạt động bán hàng với hơn 290 tổng đại lý và hơn 2400 đại lý trên toàn quốc. Đặc biệt thời gian gần đây, PTI đã tiến hành hợp tác với Tổng công ty bưu chính viễn thông Việt Nam để sử dụng hơn 15 000 bưu cục thuộc mạng lưới VNPOST làm đại lý bán bảo hiểm cho mình. Với con số hơn 17 400 đại lý, PTI không chỉ có thể đáp ứng kịp thời nhu cầu của các khách hàng tiềm năng, đặc biệt các khách hàng cá nhân ở cả những vùng sâu, xa nhất mà còn tiết kiệm được phần lớn chi phí khai thác bảo hiểm. Đây sẽ là một nhân tố quan trọng góp phần làm tăng doanh thu, lợi nhuận cho công ty trong những năm tới và về lâu dài sẽ là 1 thế mạnh cạnh tranh của PTI trên thị trường. Trong năm 2008, PTI đã bắt đầu áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2000 theo tiêu chuẩn thế giới, tăng cường công tác đổi mới cơ cấu bộ máy tổ chức quản lý công ty. Đây cũng là một nhân tố góp phần vào sự tăng trưởng của công ty trong năm qua. Các nhân tố khó khăn Trong vài năm gần đây, Kinh tế Việt Nam tăng trưởng khá mạnh nhưng bước vào năm 2008, cùng với khủng hoảng kinh tế toàn cầu, nền kinh tế nước ta phải đối mặt với những khó khăn không nhỏ cùng với sự sụt giảm tốc độ tăng trưởng, gia tăng lạm phát, lãi suất ngân hàng tăng cao trong 1 thời gian dài cùng với sự cắt giảm các dự án, hạn chế đầu tư của chính phủ đã ảnh hưởng không nhỏ tới sự phát triển của toàn ngành nói chung và của PTI nói riêng. Sự cạnh tranh diễn ra trên thị trường bảo hiểm ngày càng khốc liệt. Một mặt cạnh tranh thúc đẩy doanh nghiệp tự đổi mới, tự hoàn thiện nhưng mặt khác cũng làm suy giảm doanh thu lợi nhuận của công ty thậm chí có thể dẫn tới phá sản nếu không có chiến lược kinh doanh đúng đắn. Đặc biệt trên thị trường Việt Nam hiện nay đang tồn tại phổ biến hiện tượng cạnh tranh không lành mạnh, các doanh nghiệp đua nhau giảm phí bảo hiểm để lôi kéo khách hàngchứ không phải là nâng cao chất lượng dịch vụ. Điều này đã tạo ra thách thức không nhỏ đối với những công ty nhỏ như PTI. Thêm vào đó từ năm 2006, VNPT bắt đầu thực hiện đấu thầu bảo hiểm cạnh tranh, điều này đã ảnh hưởng lớn tới lượng khách hàng truyền thống của công ty. Chính vì vậy để đạt được tăng trưởng doanh thu, PTI buộc phải mở rộng hệ thống khách hàng mới ngoài ngành làm gia tăng thêm khoản chi phí bồi thường và các khoản chi khác, làm suy giảm lợi nhuận của công ty. Trong 3 năm trở lại đây, do điều kiện tự nhiên không thuận lợi cũng ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động kinh doanh của công ty, Như năm 2006, do bão lụt xảy ra liên miên, ở nhiều nơi nên chi phí bồi thường tăng cao điển hình là vụ bồi thuờng 425.592,34 USD và 1,055 tỷ dồng cho tàu SouthernLine I bị thiệt hại do Con bão số 9 (tên quốc tế là Durian) gây ra. Hay trận lụt lịch sử tại Hà Nội và một số tỉnh trong năm vừa qua( 2008) Tuy nguồn lao động của Việt Nam đông về số lượng nhưng vẫn còn ở dạng tiềm năng. Hiện tại cũng như một số doanh nghiệp khác, PTI đang rất thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao. Hơn nữa sự biến động về tình hình nhân sự ở cả bộ máy quản lý và tại các đơn vị trong thời gian qua cũng ảnh hưởng không nhỏ tới công tác quản lý và thực hiện kế hoạch kinh doanh của công ty. Tuy PTI đi vào hoạt động kinh doanh từ khá lâu nhưng cho tới nay năng lực tài chính của công ty chưa mạnh, vốn điều lệ còn thấp so với các doanh nghiệp khác và thương hiệu PTI cũng chưa đủ mạnh để tạo nên lợi thế trong cạnh tranh. Phần III. Phương hướng hoạt động của PTI trong thời gian tới: Với phương châm “Trao niềm tin tận tay khách hàng”, PTI cam kết cung cấp cho khách hàng các sản phẩm bảo hiểm đa dạng với chất lượng cao. I.Các mục tiêu chất lượng cho năm 2009: “Phát triển ổn định, bền vững và hiệu quả” 1. Phấn đấu hoàn thành 100% các mục tiêu kế hoạch về doanh thu và lợi nhuận.    2. Hoàn thành công tác đào tạo và xây dựng mạng lưới bán hàng trên toàn quốc thông qua mạng bưu cục của VNPOST.    3. Đảm bảo 100% cán bộ quản lý và nhân viên làm công tác khai thác, giám định, bồi thường được đào tạo cơ bản về nghiệp vụ bảo hiểm.    4. Đảm bảo 100% các vụ bồi thường được giải quyết nhanh chóng, chính xác, không có khiếu kiện của khách hàng    5. Hoàn thành và đưa vào ứng dụng Dự án đầu tư công nghệ thông tin vào công tác quản lý, kinh doanh trên toàn Công ty.    6. Được cấp Giấy chứng nhận về Hệ thống Quản lý Chất lượng ISO 9001:2000. Các mục tiêu chiến lược nên trên đã được công ty cụ thể hóa bằng các mục tiêu cụ thể như sau: Mục tiêu về Doanh thu, thị phần: Duy trì tốc độ tăng doanh thu trung bình các năm khoảng 14%. Trong đó giữ vững doanh thu trong ngành khoảng đạt tỷ trọng 50% cơ cấu doanh thu của toàn công ty, không ngừng phát triển doanh thu ngoài ngành đặc biệt là các thị trường nhỏ, thị trường ngách. Tăng trưởng thêm về quy mô đối với các sản phẩm mũi nhọn như BH thiết bị điện tử, kĩ thuật, cháy nổ đồng thời đẩy mạnh hơn các nghiệp vụ BH còn có nhiều tiềm năng trên thị trường như BHCN và xe cơ giới. Nhằm gia tăng thị phần và uy tín, thương hiệu PTI trên thị trường Bảo hiểm Việt Nam. Mục tiêu về Tài chính, kế hoạch đầu tư và xây dựng cơ bản: Không ngừng nâng cao khả năng tài chính của công ty bằng việc gia tăng mức vốn điều lệ, tăng dự phòng nghiệp vụ. Đa dạng hóa các hình thức đầu tư như đầu tư tài chính dưới hình thức góp vốn kinh doanh, tham gia liên doanh, đầu tư chứng khoán, ủy thác đầu tưĐảm bảo nguyên tắc an toàn nhưng hiệu quả Mục tiêu đào tạo phát triển nguồn nhân lực: Nâng cao trình độ và kinh nghiệm của bộ máy lãnh đạo. Đảm bảo 100% lãnh đạo các phòng phải trải qua các khóa đào tạo về BH trình độ cao như chương trình BH nước ngoài (ANZIF), khóa học đào tạo thạc sĩ quản trị kinh doanh, tiếng anh Xây dựng đội ngũ nhân viên trình độ cao, kỹ năng tốt nhằm đáp ứng những yêu cầu ngày càng cao của khách hàng và các thay đổi của thị trường. Đảm bảo 100% nhân viên khai thác phải trải qua các khóa học về nghiệp vụ BH và các kĩ năng bổ trợ, đặc biệt đội ngũ nhân viên giám định bồi thường phải được đào tạo chuyên sâu về các nghiệp vụ BH. Kế hoạch lợi nhuận và cổ tứcPTI 2008-2010 Bảng 6: Dự kiến kế hoạch lợi nhuận, cổ tức của PTI ( 2008-2010) ĐV: Triệu đ Chỉ tiêu 2008 2009 2010 Doanh thu thuần( DTT) 300 972 349 969 407 714 Lợi nhuận sau thuế( LNST) 48 321 84 380 98 921 Tỷ lệ DTT/LNST (%) 16.05 24.11 24.26 Vốn điều lệ ( VĐL) 300 000 500 000 500 000 Tỷ lệ LNST/ VĐL (%) 16.11 16.87 19.78 Tỷ lệ Cổ tức/ VĐL(%) 15 15 15 ( Nguồn: Công ty cổ phần Bảo hiểm Bưu điện) II. Giải pháp thực hiện kế hoạch kinh doanh trong thời gian tới 1. Nâng cao khả năng tài chính và năng lực cạnh tranh, mở rộng đầu tư đẩy nhanh tiến trình hội nhập. 2. Xây dựng mô hình cơ cấu tổ chức phù hợp theo hướng tinh giảm gọn nhẹ nhưng chất lượng nhằm nâng cao tính hiệu quả hoạt động kinh doanh của cty. 3. Đào tạo đội ngũ nhân viên và lãnh đạo nhằm phát huy tối đa nội lực.. 4. Cân đối dòng tiền, đảm bảo khả năng thanh toán và đa dạng hóa nguồn đầu tư sinh lời, tận dụng triệt để các nguồn đầu tư, đa dạng hóa hình thức đầu tư. 5. Đầu tư hiện đại hóa cơ sở vật chất, hoàn thiện hệ thống CNTT. 6. Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ. 7. Hợp tác chặt chẽ với các đối tác trong và ngoài nước nhằm trao đổi kinh nghiệm và tiếp thu công nghệ mới. MỤC LỤC Trang

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc5802.doc
Tài liệu liên quan