Tình hình hoạt động tại Công ty cổ phần cơ khí ô tô 3 - 2
- Phòng KCS: Quản lý kiểm tra chất lượng sản phẩm do nhà máy sản xuất trước khi nhập kho thành phẩm đồng thời cũng kiểm tra các mặt hàng mua ngoài phải được phòng KCS kiểm tra đạt chất lượng mới được nhập vào kho. Xây dựng hệ thống quản lý chất lượng,tham mưu cho giám đốc trong công tác quản lý chất lượng sản phẩm,duy trì và nâng cao uy tín của nhà máy đối với khách hàng. Trực tiếp mua những mặt hàng đòi hỏi sự đảm bảo về chất lượng cao
- Bộ phậnbảo vệ có nhiệm vụ bảo vệ sản xuất, phòng chống cháy nổ, phòng chống tệ nạn xã hội,bảo vệ tài sản chung của nhà máy cũng như của khách hàng đến liên hệ công tác. Ngoài ra ban bảo vệ còn có nhiệm vụ duy trì việc mặc đồng phục trong sản xuất chấp hành giờ giấc lao động của công nhân và xử phạt những trường hợp không chấp hành nội quy của nhà máy.
15 trang |
Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 1074 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tình hình hoạt động tại Công ty cổ phần cơ khí ô tô 3 - 2, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU
Trong công cuộc công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước nói chung thì nên công nghiệp cơ khí đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Nó góp phần thúc đẩy nhiều ngành kinh tế khác phát triển. Công ty cổ phần cơ khí ôtô 3-2 ban đầu là một doanh nghiệp nhà nước, trải qua một thời gian dài xây dựng và phát triển doanh nghiệp từng bước lớn mạnh. Từ chỗ chỉ là một doanh nghiệp nhỏ với vài chục người lao động hiện nay công ty đã có trên 500 người có việc làm ổn định thu nhập ngày càng được cải thiện. Nhờ sự nỗ lực không ngừng của tập thể CBCNV nhà máy, công ty đã đóng góp một phần đáng kể vào nền công nghiệp ôtô nước nhà, phát huy nguồn nội lực nghiên cứu, học hỏi và đưa vào ứng dụng thành công công nghệ mới, góp phần tích cực vào việc tăng tỷ lệ nội địa hóa nền công nghiệp ôtô nước nhà theo tinh thần của thủ tướng chính phủ.
I. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT CHUNG VỀ DOANH NGHIỆP
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp
Công ty cổ phần cơ khí ôtô 3-2 là một doanh nghiệp thành viên thuộc Tổng công ty công nghiệp ôtô Việt Nam
Đ/C: số 18 Đường Giải Phóng - Đống Đa - Thành phố Hà Nội
Tel : (84-4) 577 1047
Fax : (84-4) 852 5601
Tên giao dịch quốc tế bằng tiếng Anh:
3 – 2 AUTOMOBILE MECHANICAL JOIN STOCK COMPANY
E-mail: cokhioto32@yahoo.com
Được thành lập theo quyết định số 1046QD/TCCB-LĐ ngày 27/5/1993 của Bộ trưởng Bộ giao thông vận tải, đăng ký kinh doanh số 109802 do trọng tài kinh tế Hà Nội cấp ngày 26/06/1993.
Những ngày đầu thành lập nhà máy chỉ là một bộ phận sửa chữa của Đoàn xe 12 thuộc cục chuyên gia. Nhiệm vụ chủ yếu là tiểu tu, bảo dưỡng các loại xe du lịch của đoàn và của trung ương mỗi năm không quá 200 đầu xe, mỗi tháng chỉ có 08-12 xe, số thiết bị quá ít ỏi và cũ kỹ, lực lượng lao động chỉ hơn 200 người số cán bộ kỹ thuật chỉ có 3 người với 3 phân xưởng, nhiều bộ phận còn chắp vá, các phòng ban nghiệp vụ chỉ có 1-2 người theo dõi, chức năng chưa rõ ràng , nhà cửa lụp xụp tổng diện tích không bằng 1 phân xưởng hiện nay. Sản xuất theo chế độ cung cấp, không có hạch toán kinh tế, sửa chữa nhỏ lẻ không có quy trình định mức.
Hơn 20 năm qua, mặc dù trải qua những bước thăng trầm nhưng với sự lãnh đạo đúng đắn kịp thời của ban lãnh đạo cùng với sự hỗ trợ của các ban ngành, đoàn thể, cơ quan quản lý nhà nước và Bộ Giao Thông Vận Tải đặc biệt là sự quan tâm và chỉ đạo trực tiếp của lãnh đạo Tổng công ty công nghiệp ôtô Việt Nam đã đưa nhà máy từng lớn mạnh và phát triển.
Năm 1999 đánh dấu bước chuyển mình của nhà máy sản xuất ôtô 3-2 đây là năm khởi sắc của nhà máy 3-2 sau gần 10 năm khủng khoảng do không theo kịp sự biến động của cơ chế thị trường. Nắm bắt được thời cơ thị trường xe máy lên cao ban lãnh đạo nhà máy nhanh chóng chuyển sang sản xuất khung xe máy và đã gặt hái được thành công từ đó mua sắm thêm trang thiết bị và dần dần từng bước đổi mới công nghệ làm nền tảng cho sự phát triển sau này của nhà máy.
Để đáp ứng tốt hơn nữa nhu cầu mở rộng sản xuất và thực hiện chủ trương của ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội về việc di chuyển dần các nhà máy sản xuất công nghiệp ra khỏi nội thành, năm 2003 nhà máy đã cho khởi công xây dựng thêm một nhà máy nữa ở khu công nghiệp Phố Nối –Hưng Yên bằng nguồn vốn tự có và đã đưa vào hoạt động vào năm 2005. Đây là một bước chuyển mình tích cực trong nổ lực mở rộng quy mô sản xuất của nhà máy. Để thích ứng ngày một tốt hơn trong nền kinh tế thị trường ban lãnh đạo công ty đã thực hiện một loạt các chính sách, biện pháp nhằm đổi mới nhà máy. Các biện pháp chủ yếu mà nhà máy đã thực hiện trong giai đoạn này là : Biện pháp về thị trường , biện pháp về vốn, biện pháp về công nghệ, biện pháp về nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao trình độ chuyên môn cho người lao động, nâng cao trình độ quản lý để theo kịp với sự phát triển của công ty.
Nhờ phát huy tốt những gì đã có trong hơn 20 năm qua cộng với tinh thần dám nghĩ dám làm của tập toàn bộ tập thể CBCNV công ty đã từng bước khẳng định được vị trí của mình trên thị trường ôtô Việt Nam. Đặc biệt năm 2002 Công ty đã xây dựng thành công hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2000 và đã được đưa vào áp dụng có hiệu quả trong sản xuất kinh doanh. Là một nhà máy với quy mô vừa nhưng trong những năm qua nhà máy đã từng bước dần dần lớn mạnh thu nhập và đời sống của cán bộ công nhân viên chức đã không ngừng được nâng cao. Hệ thống dây chuyền phục vụ cho sản xuất dần dần được thay thế theo hướng hiện đại hóa, từ chỗ sản xuất chủ yếu là làm thủ công dựa vào bàn tay người thợ đến nay công ty sản xuất chủ yếu là máy móc, có quy trình công nghệ rõ ràng, chất lượng sản phẩm ngày càng ổn định, tạo được sự tín nhiệm của bạn hàng. Các chỉ tiêu về nộp ngân sách nhà nước, đóng bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, nộp kinh phí cấp trên đều được nhà máy thực hiện nghiêm túc, đúng kỳ hạn và đúng chế độ nhà nước quy định. Trong xu thế hội nhập với nền kinh tế toàn cầu và thực hiện nghị định 109/2007/NĐ-CP của chính phủ về việc chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần Căn cứ quyết định số 85/QĐ-BGTVT ngày 12/4/2006 của Bộ Giao Thông Vận Tải về việc cho phép nhà máy sản xuất ôtô 3-2 triển khai cổ phần hóa. Nhà máy đã thực hiện cổ phần hóa thành công vào quý II năm 2008. Đây là một bước ngoặt mang tính chất trọng đại đối với nhà máy nói riêng và toàn bộ ngành công nghiệp ôtô nước nhà nhằm phát huy tốt hơn nữa khả năng cạnh tranh của nhà máy đối với thị trường ôtô nội địa,thúc đẩy hơn nữa tỷ lệ nội địa hóa đối với ôtô sản xuất trong nước, tăng thu nhập đối với cán bộ công nhân viên trong toàn nhà máy
1.2. Chức năng, nhiệm vụ của nhà máy sản xuất ôtô 3-2
a) Ngành nghề kinh doanh
Xuất thân từ một nhà máy cơ khí nên sản phẩm chính của công ty là các sản phẩm về cơ khí song để phát huy tốt hơn nữa những nguồn nội lực sẵn có đồng thời tạo thêm nguồn thu nhập, công ăn việc làm ổn định cho người lao động công ty đã mở rộng hoạt động sang các lĩnh vực khác:
- Thiết kế đóng mới,hoán cải phương tiện giao thông đường bộ
- Sửa chữa, đóng mới, lắp ráp, phục hồi và sản xuất phụ tùng ôtô,
xe máy.
- Sản xuất và gia công các mặt hàng cơ khí khác
- Kinh doanh và đại lý xăng dầu nguyên liệu.
- Sản xuất kinh doanh nhập khẩu vật tư, phụ tùng, thiết bị, linh kiện ôtô xe máy các loại
- Kinh doanh và đại lý bán ôtô và xe máy các loại
- Kinh doanh bất động sản và dịch vụ cho thuê văn phòng.
- Kinh doanh chứng khoán
- Dịch vụ đào tạo nghề.
- Dịch vụ du lịch
b) Mục tiêu hoạt động
Là một doanh nghiệp kinh doanh nên mục tiêu hàng đầu của doanh nghiệp là:
- Thu được lợi nhuận tối đa
- Tăng lợi tức cho các cổ đông
- Tạo công ăn việc làm ổn định cho người lao động.
- Tăng tích lũy phát triển sản xuất kinh doanh của công ty
- Góp phần thiết thực vào việc thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội của đất nước
1.3. Bộ máy tổ chức
Để phát huy và nâng cao năng lực quản lý nhà máy có bộ máy quản lý khá chặt chẽ và linh hoạt.phân cấp rõ ràng Tạo điều kiện tốt cho ban giám đốc nhà máy điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh đạt hiêu quả tốt và khai thác có hiệu quả nguồn lực hiện tại của công ty một cách tốt nhất.
Sơ đồ tổ chức của nhà máy ôtô 3-2
P.TGĐ phụ trách sản xuất
PXCK3
PXCK2
P. kĩ thuật
Ban
dự án
P.TGĐ phụ trách kĩ thuật
Tổng Giám Đốc
P.TGĐ phụ trách nhà máy Hưng Yên
P.TGĐ phụ trách kinh doanh
P.KCS
Phòng kinh doanh
PX Ôtô 1
PX Ô tô 2
PX
CK1
Ban bảo vệ
P.
NC
P. KT
P. KHSX
Theo điều lệ của công ty cổ phần cơ khí ôtô 3-2 thì bộ máy quản lý gồm có một Tổng giám đốc và 4 phó tổng giám đốc giúp việc cho tổng giám đốc và các phòng ban chức năng:
Tổng giám đốc nhà máy do HĐQT bổ nhiệm trong số các thành viên HĐQT là người đại diện theo pháp luật của công ty . Điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Chịu sự giám sát của HĐQT và chịu trách nhiêm trước HĐQT và pháp luật về hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
Bốn phó tổng giám đốc giúp việc cho giám đốc về sản xuất, kỹ thuật và kinh doanh
- Phó tổng giám đốc phụ trách kỹ thuật: phụ trách về mặt kỹ thuật,chất lượng sản phẩm do nhà máy sản xuất và quản lý các phòng ban:
+ Ban dự án
+ Phòng kỹ thuật
+ Phòng KCS
- Phó tổng giám đốc phụ trách sản xuất: phụ trách về vấn đề sản xuất của nhà máy, các phòng ban và phân xưởng:
+ Phòng kế hoạch sản xuất
+ Phân xưởng ôtô 1
+ Phân xưởng ôtô 2
+ Phân xưởng cơ khí 1
+ Phân xưởng cơ khí2
+ Phân xưởng cơ khí 3
Phó tổng giám đốc phụ trách kinh doanh: phụ trách và quản lý trực tiếp phòng kinh doanh
Phó tổng giám đốc phụ trách nhà máy Hưng Yên: phụ trách mảng sản xuất và quản lý nhà máy Hưng Yên
Các trưởng, phó phòng, ban chuyên môn là người giúp tổng giám đốc thực hiện nghiệp vụ chuyên môn trong công tác quản lý điều hành công việc hàng ngày
- Các phòng ban chịu sự quản lý và chỉ đạo trực tiếp của tổng giám đốc nhà máy:
+ Phòng nhân chính
+ Phòng kế toán
+ Phòng bảo vệ
- Phòng nhân chính quản lý toàn bộ công tác tổ chức lao động và công tác tiền lương, xây dựng định mức lao động,hình thức trả lương và tính lương, lập báo cáo tiên lương theo quy định.
- Phòng kế hoạch sản xuất: Lập các kế hoạch sản xuất ngắn hạn và dài hạn. Kế hoạch sản xuất từng loại sản phẩm củ thể trong năm, điều tiết sản xuất theo kế hoạch. Lên kế hoạch cung ứng vật tư cho từng phân xưởng sản xuất,từng loại sản phẩm. đồng thời khai thác thị trường để tìm kiếm các nhà cung cấp nguyên vật liệu mới nhằm đảm bảo luôn cung cấp kịp thời các yếu tố đầu vào đảm bảo đáp ứng kịp thời cho nhu cầu sản xuất của nhà máy
- Phòng kinh doanh: Tìm thị trương tiêu thụ sản phẩm,giới thiệu và quảng cáo sản phẩm.Lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm của nhà máy .Quản lý các sản phẩm đã hoàn thành,thực hiện các nghiệp vụ bán hàng và sau bán hàng.
- Phòng kế toán:
Tham mưu cho Tổng giám đốc về mặt công tác kế toán – tài chính, sử dụng nguồn vốn và khai thác khả năng vốn của nhà máy để nguồn vốn đạt được hiệu quả cao nhất. Tham mưu cho giám đốc về việc thực hiện đầy đủ nghĩa vụ nôp thuế cho nhà nước. Chủ động trong việc chuẩn bị nguồn vốn phục vụ kịp thời cho hoat động sản xuất kinh doanh của nhà máy.quản lý,kiểm tra toàn bộ công tác kế toán, quản lý chặt chẽ chế độ hạch toán và chế độ quản lý kinh tế tài chính trong toàn nhà máy.
- Phòng kỹ thuật: Xây dựng các tiểu chuẩn kỹ thuật các sản phẩm.các chỉ tiêu kiểm tra kỹ thuật , định mức vật tư, định mức giờ công lao động ,hợp lý hóa sản xuất,cải tiến kỹ thuật và quản lý chặt chẽ các chỉ tiêu đã được hoàn thành. Đổi mới công nghệ , đổi mới sản phẩm , đổi mới tổ chức sản xuất .Quản lý kỹ thuật.quản lý máy móc,trang thiết bị ở bộ phận sản xuất cũng như ở khối văn phòng và chú ý đến công tác an toàn lao động
- Phòng KCS: Quản lý kiểm tra chất lượng sản phẩm do nhà máy sản xuất trước khi nhập kho thành phẩm đồng thời cũng kiểm tra các mặt hàng mua ngoài phải được phòng KCS kiểm tra đạt chất lượng mới được nhập vào kho. Xây dựng hệ thống quản lý chất lượng,tham mưu cho giám đốc trong công tác quản lý chất lượng sản phẩm,duy trì và nâng cao uy tín của nhà máy đối với khách hàng. Trực tiếp mua những mặt hàng đòi hỏi sự đảm bảo về chất lượng cao
- Bộ phận bảo vệ có nhiệm vụ bảo vệ sản xuất, phòng chống cháy nổ, phòng chống tệ nạn xã hội,bảo vệ tài sản chung của nhà máy cũng như của khách hàng đến liên hệ công tác. Ngoài ra ban bảo vệ còn có nhiệm vụ duy trì việc mặc đồng phục trong sản xuất chấp hành giờ giấc lao động của công nhân và xử phạt những trường hợp không chấp hành nội quy của nhà máy.
II. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY CƠ KHÍ ÔTÔ 3 -2
2.1. Cơ cấu lao động
Cơ cấu lao động của doanh nghiệp chủ yếu là lao động trẻ. Theo số liệu thông kê của nhà máy, số lượng lao động trong những năm gần đây luôn có biến động tăng. Đến năm 2006 số lao động trong nhà máy đạt 584 người tăng 101 người so với năm 2003 tương đương 12%.
Cơ cấu lao động được bố trí như sau:
TT
BỘ PHẬN SỬ DỤNG LAO ĐỘNG
SỐ LAO ĐỘNG
TỶ LỆ
Tổng số CBCNV
584
100
1
Nhân viên quản lý doanh nghiệp
76
11.5
2
Nhân viên quản lý phân xưởng
25
4.3
3
Nhân viên bán hàng
20
3.4
4
Công nhân sản xuất trực tiếp
472
80.8
Phân loai theo chất lượng tay nghề:
Số công nhân có tay nghề giỏi : 3 người
Số công nhân là thợ chính cấp 1 : 10 người
Số công nhân là thợ chính cấp 2 : 116 người
Số công nhân có tay nghề khá : 62 người
Số công nhân có tay nghề trung bình : 40 người
Số công nhân làm công việc phục vụ : 81 người
Tổng công nhân : 312 người
Phân lọai công nhân trực tiếp theo bậc thợ
Bâc thợ
1
2
3
4
5
6
7
Số công nhân
50
138
105
116
49
4
Đối với công nhân sản xuất trực tiếp bậc thợ trung bình là 4.02
(số liệu vào cuối năm 2006)
2.2. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cơ khí 3 – 2 trong những năm gần đây:
Trong những năm gần đây tình hình sản xuất kinh doanh của công ty tăng trưởng tốt luôn hoàn thành và vượt chỉ tiêu của ban lãnh đạo công ty đề ra. Nguôn vốn dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh luôn luôn được bổ sung
Trong những năm 2004-2005 do nhận được sự chỉ đạo đúng đắn của ban lãnh đạo tổng công ty và sự nỗ lực của toàn bộ tập thể cán bộ công nhân viên nhà máy đã đưa nhà máy ngày càng lớn mạnh . Các chỉ tiêu đề ra luôn luôn được hoàn thành. Cụ thể là lợi nhuận và doanh thu và lợi nhuận năm sau luôn cao hơn năm trước.
* Năm 2005:
- Nguồn vốn kinh doanh của nhà máy: 12.332.562.717 đồng
- Nguôn vốn ngân sách nhà nước cấp: 11.803.813.726 đồng
- Vốn tự bổ sung: 528.748.991 đồng
Chỉ tiêu
Năm 2004
Năm 2005
Nguồn vốn
81.564.235.920
98.230.652.450
Nguồn vốn chủ sở hữu
14.502.121.147
18.428.070.400
Kết quả kinh doanh
Chỉ tiêu
Năm 2004
Năm 2005
Tổng doanh thu
209.095.432.652
211.035.625.363
Tổng chi phí
204.533.111.852
203.800.757.063
Lơi nhuận
4.562.320.800
7.234.895.300
Lực lượng lao động luôn có xu hướng biến động tăng trong những năm gần đây:
Năm
Số người lao động
2003
483
2004
533
2005
563
* Báo cáo tài chính của năm 2006:
Do tìmh hình biến động của thị trường giá nguyên vật liệu tăng cao và tất cả các chi phí phục vụ cho sản xuất đều bị tăng hơn so với năm 2005.
Chi phí sản xuất kinh doanh
Chỉ tiêu
31/12/2006
01/01/2006
Chi phí nguyên vật liệu
111.915.153.228
170.671.371.256
Chi phí nhân công
19.443.347.364
16.306.061.446
Chi phí khấu hao TSCĐ
5.601.410.629
3.073.958.819
Chi phí dịch vụ mua ngoài
4.274.468.811
7.144.787.491
Chi phí khác bằng tiền
11.611.534.599
7.562.625.882
Tổng cộng
152.845.914.631
204.758.804.894
BẢNG KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT CỦA NĂM 2006
Số TT
chỉ tiêu
Năm 2006
Năm 2005
1
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
129.805.901.972
214.423.629.925
2
Chi phí quản lý doanh nghiệp
14.527.047.882
10.599.646.988
3
Chi phí bán hàng
3.541.401.549
4.896.478.105
4
Lợi nhuận trước thuế
3.251.376.914
4.700. 000.000
BẢNG TÀI SẢN VÀ NGUỒN VỐN TÍNH ĐẾN NGÀY 31- 12 – 2006
Tài sản
Số cuối quý
Số đầu năm
Tài sản ngắn hạn
94.259.402.748
81.258.256.660
Tài sản dài hạn
40.657.768.733
35.845.202.621
Tổng cộng tài sản
134.917.189.481
117.130.459.281
Nguồn vốn
Nợ phải trả
99.008.066.591
100.051.278.626
Vốn chủ sở hữu
35.909.122.890
17.079.180.455
Tổng cộng nguồn vốn
134.917.189.481
117.130.459.281
* Hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2007 tăng so với năm 2006:
Tổng nguồn vốn tính đến 31/12/2007 là 134.917.189.481 trong đó nợ phải trả là 90.008.066.591 Vốn chủ sở hữu 35.909.122.890 Tổng tài sản 134.917.189.481
Doanh thu
31/12/2007
31/12/2006
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
277.138.802.989
127.745.860.862
Doanh thu bán ôtô
269.385.632.859
118.529.114.332
Doanh thu bán phụ tùng xe máy
288.999.917
2.188.278.448
Dịch vụ khác
7.464.170.213
7.028.468.082
Doanh thu hoạt động tài chính
1.454.087.446
1.502.787.368
Tổng cộng
287.592.890.435
129.248.648.239
Vào thời điểm hiện nay vốn điều lệ của công ty đạt 45 tỷ VNĐ.Vốn hoạt động của công ty gồm có:
- Vốn điều lệ đã góp
- Vốn vay của các ngân hàng,tổ chức tín dụng,các tổ chức khác,các cá nhân trong và ngoài nước
- Vốn huy động bằng các hình thức phát hành trái phiếu công ty,trái phiếu chuyển đổi và các hình thức huy động vốn khác
- Vốn tiếp nhận của các cá nhân trong và ngoài nước để bổ sung cho nguồng vốn hoạt động của công ty
- Vốn tích lũy được hình thành từ hoạt động sản xuất kinh doanh được dùng để mở rộng và phát triển công ty
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 5890.doc