Tình hình hoạt động tại Công Ty Cổ Phần Du Lịch - Dịch Vụ Hội An

- Với sơ đồ trên, ta thấy trung tâm được phân chia rất rõ ràng như bộ máy công ty mẹ, mọi hoạt động đều dựa trên mối quan hệ trực tuyến - chức năng. Vì các bộ phận của công ty không nhiều lại được phân chia rất rõ ràng nên việc quản lý trở nên đơn giản hơn, và thông tin lưu truyền cũng nhanh chóng. Điều này làm cho trung tâm trở nên linh hoạt hơn và xử lý các vấn đề cũng nhanh chóng, dể dàng hơn. Đây cũng có thể coi là ưu điểm của công ty lữ hành Hội An.

doc34 trang | Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 1137 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tình hình hoạt động tại Công Ty Cổ Phần Du Lịch - Dịch Vụ Hội An, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ TOUR DU LỊCH 1.1-Một số khái niệm cơ bản về hoạt động kinh doanh lữ hành 1.1.1- Khái niệm lữ hành Lữ hành là một hoạt động trong ngành du lịch, nhằm đáp ứng thoả mãn của con người trong một chuyến đi, nó không giới hạn mục đích của chuyến đi, không giới hạn về số lượng và hình thức tổ chức của sự di chuyển. Du khách có thể đi từ địa phương này đến địa phương khác, từ điểm này đến điểm khác bằng bất cứ phương tiện nào mà không cần quay về bằng con đường cũ + Theo hiểu rộng : thì lữ hành bao gồm tất cả những hoạt động di chuyển của con người cũng như những hoạt động có liên quan đến sự di chuyển đó + Theo nghĩa hẹp : hoạt động kinh doanh lữ hành chỉ bao gồm những hoạt động tổ chức những chương trình du lịch 1.1.2 Khái niệm kinh doanh lữ hành Kinh doanh lữ hành là việc thực hiện các hoạt động nghiên cứu thị trường, thiết lập các chương trình du lịch trọn gói hay từng thành phần, quảng cáo và bán các chương trình này trực tiếp hoặc gián tiếp, qua các trung gian hoặc văn phòng đại diện 1.2-Khái niệm doanh nghiệp lữ hành 1.2.1- Khái niệm Doanh nghiệp lữ hành là một đơn vị kinh doanh có tư cách pháp nhân, đựơc thành lập và hoạt động với mục đích là làm cầu nối giữa cung và cầu du lịch trên phạm vi quốc gia và quốc tế thông qua việc sản xuất và tiêu thụ các chương trình du lịch, cũng như làm trung gian tiêu thụ sản phẩm riêng lẽ cho các đơn vị cung ứng du lịch khác nhằm làm dễ dàng cho việc thực hiện hành trình của du khách 1.2.2- Phân loại doanh nghiệp lữ hành (2 loại) Doanh nghiệp lữ hành quốc tế có trách nhiệm xây dựng bán các chương trình du lịch trọn gói hoặc tùng phần theo yêu cầu của khách để thu hút khách đến với Việt Nam và đưa công dân Việt Nam, người nước ngoài cư trú ở Việt Nam đi du lịch nước ngoài, thực hiện các chương trình du lịch đã bán hoặc ký kết hợp đồng uỷ tác từng phần, trọn gói cho lữ hành nội địa Doanh nghiệp lữ hành nội địa có trách nhiệm bán và tổ chức thực hiện các chương trình nội địa, nhận uỷ tác để thực hiện dịch vụ chương trình du lịch cho khách nước ngoài đã được các doanh nghiệp lữ hành quốc tế đưa vào Việt Nam 1.2.3- Chức năng của doanh nghiệp lữ hành: Gồm 4 chức năng chính Chức năng sản xuất sản phẩm hàng hoá dịch vụ du lịch nhằm thoả mãn nhu cầu du lịch của các tầng lớp cư dân Chức năng thương mại hoá các sản phẩm hàng hóa và dịch vụ du lịch Chức năng phục vụ du lịch, tức là tổ chức thực hiện các chuyến du lịch, các chương trình du lịch Chức năng là cầu nối giữa cung và cầu du lịch 1.3- Những khái niệm cơ bản về chương trình du lịch 1.3.1 Khái niệm Chương trình du lịch là lịch trình, lộ trình được xác định trước của chuyến đi du lịch do doanh nghiệp lữ hành tổ chức. Trong đó xác định thời gian chuyến đi, nơi đến du lịch, điểm dừng chân, dịch vụ lưu trú, ăn uống, vận chuyển, các dịch vụ khác và giá bán của chương trình. Nó được bán trước khi thực hiện chuyến đi. Một chương trình du lịch có thể sử dụng để tổ chức nhiều lần vào các thời điểm kế tiếp nhau, nhưng cùng có chương trình chỉ sử dụng một hoặc vài ba lần với khoảng thời gian xa nhau. Mỗi lần thực hiện chương trình du lịch nào đó gọi là chuyến đi của chương trình đó. 1.3.2- Vai trò của chương trình du lịch trong kinh doanh lữ hành Chương trình du lịch là sản phẩm cơ bản của kinh doanh lữ hành. Nó là kết quả của quá trình nghiên cứu thị trường, kết hợp các dịch vụ riêng lẻ thành một sản phẩm hoàn chỉnh. Tổ chức xây dựng, bán và thực hiện các chương trình du lịch là các hoạt động đặc trưng và cơ bản của công ty lữ hành. Thông qua các chương trình du lịch nhà kinh doanh lữ hành sẽ chủ động trong việc đón tiếp và phục vụ khách. Chương trình du lịch có nội dung độc đáo, hấp dẫn có mức giá lôi cuốn và tính khả thi cao, sẽ đem lại lợi nhuận và uy tín cho các công ty lữ hành. Chương trình du lịch là sản phẩm đặc biệt, nó không chỉ bán được một lần mà còn bán được nhiều lần trên thị trường. Do đó chương trình du lịch có khả năng sinh lời đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp lữ hành. 1.3.3- Phân loại chương trình du lịch Căn cứ vào phương thức tổ chức được chia làm 3 loại: Chương trình theo yêu cầu của khách hàng (gọi là chủ động) Chương trình du lịch do doanh nghiệp lữ hành tổ chức và thực hiện (gọi là bị động) Chương trình kết hợp giữa chương trình theo yêu cầu của khách theo doanh nghiệp lữ hành tổ chức (kết hợp giữa chủ động và bị động) Căn cứ vào nội dung, mục đích, chuyến đi: Căn cứ vào nội dung, mục đích : + Du lịch xuyên Việt + Du lịch văn hoá + Du lịch nghĩ dưỡng + Du lịch sinh thái, biển + Du lịch tìm về lịch sử + Du lịch công vụ Căn cứ vào chuyến đi : + Đi ngắn ngày + Đi dài ngày Căn cứ vào hình thức tổ chức và giá cả của chương trình thì có : + Khách đoàn + Khách lẻ + Giá trọn gói + Giá riêng lẻ 1.4- Thiết kế chương trình du lịch 1.4.1- Thế nào là thiết kế chương trình du lịch Thiết kế chương trình du lịch là một quá trình nghiên cứu, khảo sát, xây dựng, hoạch định lộ trình để tạo ra một chương trình du lịch hoàn hảo. Trong lộ trình hoạch định phải có chương trình du lịch chi tiết từng ngày, từng giờ với những dịch vụ làm theo như : vận chuyển, lưu trú, ăn uống, tham quan. 1.4.2-Quá trình thiết kế chương trình du lịch Khi thiết kế chương trình du lịch phải đảm bảo các yêu cầu chủ yếu như : tính khả thi phù hợp với nhu cầu thị trường, đáp ứng những mục tiêu của công ty lữ hành, có sức lôi cuốn thúc đẩy khách du lịch ra quyết định mua chương trình. Để đạt được những yêu cầu đó các chương trình du lịch được thiết kế theo các bước sau : a. Nghiên cứu nhu cầu thị trường Nghiên cứu mục đích đi du lịch Nghiên cứu khả năng thanh toán của khách Nghiên cứu yêu cầu và tập quán về chất lượng phục vụ Nghiên cứu quỹ thời gian dành cho du khách du lịch Nghiên cứu thời điểm nghỉ ngơi và có nhu cầu của du khách b. Xây dựng chủ đề cho chương trình du lịch Xây dựng chủ đề cho chương trình du lịch nghĩa là : thiết kế một chương trình du lịch quanh một đề tài chính thu hút sự quan tâm của khách du lịch vào những khía cạnh riêng biệt, qua đó làm tăng giá trị hình ảnh về một vùng. c. Nghiên cứu lựa chọn nguồn cung du lịch Về tài nguyên du lịch gồm có : Điểm tham quan Lễ hội văn hoá Vùng, tuyến du lịch Nghiên cứu xem khả năng lôi cuốn, nét đặc sắc, điều hấp dẫn và các điểm, các tuyến có lôi cuốn được sự chú ý của khách hay không. * Các đơn vị cung ứng Khách sạn Nhà hàng Vận chuyển Vui chơi, giải trí Tham quan * Cơ sở hạ tầng Phương tiện giao thông vận chuyển Y tế Thông tin liên lạc d. Xây dựng bản phác thảo Trên cơ sở khai thác bảng kiểm kê và đánh giá tài nguyên du lịch, phương tiện lưu trú chúng ta có thể phân đoạn tuyến hành trình theo từng ngày, trong đó có sự cân đối hợp lý giữa các ngày và trong mỗi ngày về các hoạt động đi lại, viếng thăm, nghỉ ngơi, ăn uống. Việc này bằng cách lên một bảng phác thảo. Như vậy bảng phác thảo cung cấp cho ta một cái nhìn khái quát, giản lượt về toàn bộ cấu trúc của hành trình sẽ là cơ sở cho việc xây dựng bảng kỹ thuật tiếp theo. e. Xây dựng bản kỹ thuật Bảng kỹ thuật là bảng tổng hợp chi tiết về các hoạt động trong từng ngày của chương trình du lịch. Mỗi bảng kỹ thuật cho phép ta khảo sát và tính toán hợp lý của sự phân bổ của các thành phần trong chương trình du lịch theo từng ngày, để từ đó thống nhất chung cho toàn bộ chương trình du lịch f. Xây dựng các điều khoản cho chương trình du lịch Nội dung mức giá cho chương trình du lịch Quy định về thủ tục xuất nhập cảnh Phương thức đăng ký, thời hạn thanh toán Phương thức huỷ bỏ, trách nhiệm về vật chất Trách nhiệm của công ty lữ hành trong việc đảm bảo thực hiện đúng nội dung của chương trình du lịch đã bán cho khách hàng. Trách nhiệm của du khách trong việc tạo điều kiện để công ty lữ hành tổ chức thực hiện chuyến du lịch thành công. Các thông tin cần thiết liên quan đến vùng du lịch điểm du lịch * Ngoài ra khi xây dựng chương trình du lịch cần phải lưu ý một số điểm: Phải giải quyết tốt nhất mâu thuẫn giữa quỹ thời gian, khả năng thanh toán của khách với thời gian và nội dung của chương trình. Phải có tốc độ thực hiện hợp lý khoảng cách đi trong một ngày, phụ thuộc vào phương tiện vận chuyển và điều kiện vận chuyển thông thường(150km/ngày). Không nên chọn nhiều điểm thu hút cùng bản chất trên một cung đường vì dễ gây nhàm chán, mà cần phải tạo ra được một điểm thu hút mang tính độc đáo nhất có giá trị hấp dẫn và đại diện cho tất cả các điểm thu hút đó. Các điểm tham quan hay các hoạt động vui chơi, giải trí trong một không gian nhất định, lưu ý không để khách cô đơn trong những hoạt động ban đêm. Cùng một điểm du lịch có thể có nhiều tuyến đường ngoài khả năng giao thông và khoảng cách nên chú ý chọn những tuyến đường có nhiều cảnh đẹp, tiêu biểu cho vùng du lịch. Dành một khoảng thời gian tự do để thực hiện các hoạt động cá nhân. Không nên áp dụng các nguyên tắc của thiết kế hành trình du lịch một cách cứng nhắc, mà phải có sự linh hoạt nhằm tạo ra một chương trình du lịch thật sự hấp dẫn. Phải chú ý đến thời gian đầu và cuối vì nó gây ấn tượng cho du khách các buổi gặp mặt, tặng quà. PHẦN 2 : THIẾT KẾ CHƯƠNG TRÌNH DU LỊCH 2.1- Giới Thiệu Chung Về Công Ty Cổ Phần Du Lịch - Dịch Vụ Hội An: 2.1.1- Quá trình hình thành và phát triển: - Ngày thành lập công ty: Ngày 09 tháng 04 năm 1990 - Địa chỉ: 10/ Trần Hưng Đạo - Thị xã Hội An - Quảng Nam - Giấy phép thành lập số: 189/QĐUB - Điện thoại: (84.0510)910911 – 910885 - Fax: (84.0510)911099 - E-mail: Marketing-ha@dng.vnn.vn / qlclha@vnn.vn - Website: www.hoiantourist.com www.hoiantravel.com - Hệ thống chi nhánh của công ty gồm có: Trung tâm lữ hành Hội An Khu du lịch biển Hội An Nhà hàng Hội An Khách sạn Hội An - Quá trình hình thành: Công ty cổ phần du lịch - dịch vụ Hội An nằm trên một vị trí hết sức thuận lợi, nằm trên một vùng đất có 2 di sản văn hoá thế giới, đó là Hội An và Mỹ Sơn. Công ty lại được nằm ở khu vực trung tâm của đô thị cổ. Công ty Du lịch - Dịch vụ Hội An có rất nhiều cơ hội khai thác về thế và tiềm năng của một vùng du lịch năng động. - Được thành lập từ tháng 04/1990 nhưng chính thức hoạt động từ ngày 15/08/1991, trên cơ sở bổ sung chức năng kinh doanh dịch vụ lưu trú, ăn uống, tổ chức các tour lữ hành trong nước, quốc tế và các dịch vụ hổ trợ khác. - Khi mới thành lập (15/08/1991), công ty còn đứng trước nhiều khó khăn, thử thách, cơ sở vật chất ban đầu hầu như không có gì. Cùng với sự trợ giúp trừ nguồn vốn vay ngân hàng, công ty đã bắt đầu đầu tư nâng cấp. - Từ năm 1996 đến năm 2001, đặc biệt là năm 1999, khi quần thể kiến trúc đô thị cổ Hội An chưa được UNESCO công nhận Di sản văn hoá thế giới, công ty đã tận dụng tối đa cơ hội này, vạch ra những chiến lược kinh doanh đúng đắn. Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, nâng cao trình độ của cán bộ nhân viên, cải tiến chất lượng dịch vụ, kết quả là công ty đã có 118 buồng phòng đạt tiêu chuẩn quốc tế 3 sao, nhà hàng 2 tầng với quy mô 200 chỗ ngồi, một hội trường đạt tiêu chuẩn quốc tế, bể bơi, sân tenis, vũ trường đội xe du lịch.... - Đến nay, bên cạnh việc đầu tư làm mới và nâng cấp cơ sở vật chất, công ty luôn chú trọng đầu tư phát triển, đầu tư và hoàn thiện các hệ thống dịch vụ bổ sung, trong đó đặc biệt là sự ra đời của trung tâm lữ hành quốc tế và các dịch vụ thể thao, vui chơi giải trí trên biển nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du khách. - Hơn 15 năm đổi mới và phát triển, công ty cổ phần Du lịch - Dịch vụ Hội An đã đạt được nhiều thành tựu nổi bật, tổng giá trị tài sản hơn 100 tỷ đồng, gồm 2 cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú đạt tiêu chuẩn 4 sao với 270 phòng và hệ thống dịch vụ đa dạng, đạt chất lượng cao như các thiết bị phục vụ trò chơi trên biển, tham quan làng nghề...Công tác quảng bá, tiếp thị được tiến hành có hiệu quả thông qua nhiều kênh, nhiều phương tiện khác nhau cả trong và ngoài nước. Cùng với việc xây dựng 40 tour - tuyến nội địa, công ty đã xúc tiến quan hệ đối tác với trên 200 hãng lữ hành trong nước thông qua 12 trang website. Uy tín thương hiệu ngày càng được khảng định và phát triển vững mạnh khi công ty chính thức trở thành thành viên của hiệp hội chuyên ngành trên thế giớ như: Hiệp hội lữ hành Bắc Mỹ, Hiệp hội lữ hành Châu Á Bình Dương, Hiệp hội lữ hành Nhật Bản - Công ty được cổ phần hoá vào tháng 10 năm 2006, đánh dấu một bước phát triển mới của công ty, một xu hướng. - Xu hướng đi hoàn toàn hợp lý khi xu thế hội nhập và toàn cầu hoá đang ngày càng được đa dạng, càng được sâu rộng, sự thay đổi để thích ứng là cần thiết không chỉ hôm nay mà cho cả tương lai mai sau. - Với những kết quả đạt được những năm qua, Công ty Du lịch - Dịch vụ Hội An đã vinh dự nhận được nhiều giải thưởng cao quý của Đảng và Nhà nước trao tặng, trong đó nổi bật nhất là: Được chủ tịch nước tặng huân chương lao động hạng III (1999), Huân chương hạng II năm (2004). Nhiều năm liền được Thủ tướng chính phủ tặng cờ luân lưu xuất sắc. Tổng cục du lịch tăng cờ luân lưu xuất sắc trong 10 năm đổi mới. Bộ công an tặng cờ luân lưu xuất sắc trong phong trào quần chúng bảo vệ an toàn tổ quốc. Thủ tướng chính phủ tặng bằng khen về hoàn thành nghĩa vụ đối với ngân sách nhà nước. 2.1.2- Chức Năng Nhiệm Vụ Và Cơ Cấu Tổ Chức Của Công Ty: a. Chức năng kinh doanh: - Hiện nay chức năng kinh doanh của công ty bao gồm bao gồm: Kinh doanh khách sạn Kinh doanh nhà hàng Kinh doanh lữ hành Kinh doanh dịch vụ vận chuyển Kinh doanh các dịch vụ thư giãn, vui chơi giải trí lành mạnh khác. - Trong thời gian đến công ty sẽ tiếp tục đầu tư vào các loại hình kinh doanh dịch vụ khác nhằm đa dạng hoá sản phẩm cũng như cơ cấu doanh thu của Công ty. b. Nhiệm vụ kinh doanh của Công ty: - Kinh doanh đúng mụch đích ngành nghề đã đăng ký và mục đích thành lập doanh nghiệp. - Bảo toàn và phát triển nguồn vốn của các nhà đầu tư. - Thực hiện các nhiệm vụ và nghĩa vụ do nhà nước quy định. - Đảm bảo phân chia lợi tức công bằng cho các nhà đầu tư dựa trên các hoạt động kinh doanh có hiệu quả của Công ty. - Chăm lo đời sống, vật chất, tinh thần cho cán bộ công nhân viên trong Công ty. - Đào tạo bồi dưỡng và nâng cao trình độ chuyên môn, trình độ văn hóa cho người lao động. - Thực hiên các công tác bảo vệ môi trường, giữ gìn an ninh trật tự - chính trị, phòng cháy chũa cháy, làm tròn nghĩa vụ quốc phòng. Trên cơ sở phương hướng, mục tiêu kế hoạch của nhà nước, kế hoạch của ngành, địa phương và nhu cầu thị trường, Công ty xây dựng chiến lược kinh doanh, tổ chức thực hiện kế hoạch trong từng thời kỳ, đảm bảo mục đích hiệu quả kinh doanh. c. Cơ cấu tổ chức của công ty: - Sơ đồ tổ chức của công ty: GĐ TTLH Kế toán Tổ điều hành Tổ thị trường PBđiêu hành tour PB vận chuyển PB hướng dẩn PB Trà Quế PB thị trường cơ sở PB vé máy bay BP tour desk Chú thích: - Quan hệ trực tuyến: - Quan hệ chức năng: - Với sơ đồ trên, ta thấy trung tâm được phân chia rất rõ ràng như bộ máy công ty mẹ, mọi hoạt động đều dựa trên mối quan hệ trực tuyến - chức năng. Vì các bộ phận của công ty không nhiều lại được phân chia rất rõ ràng nên việc quản lý trở nên đơn giản hơn, và thông tin lưu truyền cũng nhanh chóng. Điều này làm cho trung tâm trở nên linh hoạt hơn và xử lý các vấn đề cũng nhanh chóng, dể dàng hơn. Đây cũng có thể coi là ưu điểm của công ty lữ hành Hội An. d. Các lĩnh vực hoạt đông: - Hoạt động kinh doanh lữ hành: Hoạt động chính của trung tâm lữ hành Hội An là kinh doanh lữ hành cả khách nội địa và khách quốc tế, trong xu hướng phát triển kinh tế toàn cầu như hiện nay thì nhu cầu đi du lịch, nghỉ ngơi, giải trí, tìm hiểu văn hoá du lịch...cũng trở nên phổ biến hơn do thu nhập của người dân ngáy càng tăng. - Tổ chức hội thảo, hội nghị. - Hướng dẩn du lịch cho khách tham quan - Hoạt động kinh doanh vận chuyển: Với sự trang bị đầy đủ về các loại phương tiện vận chuyển, Trung tâm lữ hành Hội An không chỉ là cung cấp phương tiện vận chuyển trong các tour du lịch của mình mà còn là đơn vị cho thuê phương tiện vận chuyển cho các nơi khác. Và đây cũng là một trong những hoạt động mang về nguồn lợi lớn cho công ty. - Đặt phòng khách sạn cho khách. - Bán vé tàu, vé máy bay trong nước và quốc tế. - Các hoạt động kinh doanh khác: ngoài các hoạt động trên, trung tâm còn có các dịch vụ khác như đổi ngoại tệ, làm giấy tờ xuất nhập cảnh, siva, hộ chiếu, cung cấp các thông tin, thực hiện bảo hiểm du lịch, dịch vụ internet e.Các nguồn lực của công ty: - Nguồn nhân lực là một trong những yếu tố quan trọng trong việc quyết định tính sống còn của một doanh nghiệp. Một doanh nghiệp với nguồn nhân lực có trình độ học vấn cao, được trang bị đầy đũ chuyên môn nghiệp vụ thì sẽ mang lại hiệu quả hoạt động cao. 2.1.2- Chức Năng Nhiệm Vụ Của Các Bộ Phận: a.Tổng giám đốc: - Đại diện cho pháp luật công ty, quyết định các vấn đề có liên quan đến công việc kinh doanh hàng ngày của công ty mà không cần có quyết định của hội đồng quản trị. - Tổ chức các kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của công ty. - Quyết định lương và phụ cấp đối với người lao động, kể cả người quản lý thuộc thẩm quyền bổ nhiệm của Tổng giám đốc. - Được quyết định vượt thẩm quyền trong những trường hợp khẩn cấp như thiên tai, lũ lụtchịu trách nhiệm về những quyết định này và báo cáo cho hội đồng quản trị. - Thiết lập chính sách chất lượng: mục tiêu chất lượng, chỉ đạo giám sát đối với hệ thống chất lượng công ty và đơn vị phụ trách, tiến hành việc xem xét các lãnh đạo đối với hệ thống cung cấp nguồn nhân lực cần thiếc để duy trì hệ thống chất lượng phê duyệt các tài liệu các văn bản trong hệ thống ISO của công ty. b. Phó giám đốc: - Hổ trợ cho Tổng giám đốc, điều hành những công việc được Tổng giám đốc phân công, phụ trách hoặc uỷ quyền. Chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc trước pháp luật về sự phân công hay ủy quyền đó. - Tổ chức, quản lý, điều hành khai thác các nguồn lực, đầu tư dự án nhằm thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ, kế hoạch kinh doanh, kế hoạch tiền lương được Tổng giám đốc giao hàng năm. - Quản lý các công tác tài chính, kế toán tại đơn vị phụ trách, đảm bảo đúng nguyên tắc và quy định của pháp luật, quy chế của công ty. Quản lý chặc chẽ các khoảng chi phí nhằm đảm bảo hiệu quả hoạt động kinh doanh. c. Phòng tài chính kế hoạch: - Lập kế hoạch đầu tư tài chính, kế hoạch hoạt động, cân đối các nguồn vốn phù hợp với tình hình hoạt động kinh doanh và chiến lược đầu tư phát triển của công trong từng thời kỳ. - Theo dõi, cập nhập, báo cáo đầy đũ kịp thời, chính xác tình hình sử dụng, quản lý các quỷ, tài sản, vật tư nguồn vốn,quá trình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. - Quản lý mọi thu chi theo đúng chế độ, chính sách nhà nuớc và quy định của công ty, đảm bảo phục vụ tốt hoạt động kinh doanh. - Tính toán trình nộp đầy đũ và kịp thời các khoản nộp ngân sách, nghĩa vụ thuế và nghĩa vụ khác theo quy định. Thanh toán, thu hồi đúng các khoản nợ, các khoản phải trả. d. Phòng tổ chức: - Tổ chức thực hiện các công tác quản lý nhân sự, quản lý toàn bộ hồ sơ của người lao động. Thực hiện ký kết hợp đồng lao động. - Cung cấp thông tin cho việc sắp xếp, bố trí và sử dụng lao động. giúp Tổng Giám Đốc đánh giá, nhận xét người lao động theo định kỳ hoặc theo yêu cầu. - Quản lý thực hiện đầy đủ các chế độ chính sách, đảm bảo đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động theo quy định. e. Phòng thị trường: - Tham mưu cho Ban Giám Đốc trong việc xây dựng chiến lược, kế hoạch về công tác thị trường trong pham vi toàn công ty. - Nghiên cứu thị trường, thu nhập thống kê, phân tích dư liệu thị trường, khách hàng, sự thoả mãn của khách hàng, của đối tác và đối thủ cạnh tranh để tham mưu cho giám đốc và các bộ phận có liên quan trong công ty khi khai thác thị trường, tiêu thụ sản phẩm. - Nghiên cứu, đề xuất, phát triển sản phẩm, dịch vụ mới, nâng cao chất lượng dịch vụ, xây dựng các chính sách giá cả, các hình thức khuyến mãi, ưu đãi theo từng thời điểm, từng đối tượng khách hàng và đối tác. f. Phòng phát triển dự án - Đầu tư tài chính: - Nghiên cứu, tìm kiềm và hoạch định các dự án. - Xem xét khả thi, lập kế hoạch dự án. - Tìm kiếm các nguồn đầu tư. - Kiểm tra quá trình đầu tư, quá trình hoạt động qua dự án. g. Hội đồng quản trị: - Quản trị công ty theo quy định pháp luật, điều lệ của công ty, quy chế tài chính, quy chế tài chính và các quy định nội bộ khác. - Chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước đại hội đồng cổ đông về kết quả hoạt động kinh doanh cũng như những sai phạm trong quản lý - phạm vi điều lệ và phạm vi pháp luật gây thiệc hại cho công ty. - Bổ nhiệm, bãi nhiệm, quyết định mức lương cho giám đốc, điều hành, quản lý phó tổng giám đốc, kế toán trưởng trên cơ sở đề nghị của tổng giám đốc. - Giám sát tổng giám đốc và các bộ phận quản lý, xem xét những cá nhân tập thếai phạm gây thiệc hại cho công ty và tim biện pháp khắc phục. k.Ban kiểm soát: - Kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong quản lý điều hành hoạt động kinh doanh trong ghi chép sổ kế toán và báo cáo tài chính của công ty. Yêu cầu công ty cung cấp đầy đủ, kịp thời các tài liệu cần thiết để phục vụ cho công tác kiểm tra. - Thẩm định báo cáo tài chính trước khi trình hội đồng quản trị. Kiểm tra các vấn đề cụ thể có liên quan đến quản lý, điều hành hoạt động của công ty khi xét thấy cần thiết. - Thảo luận những vấn đề khó khăn những tồn tại yếu kém. Kiểm tra các kết quả kiểm toán giữa kỳ hoặc cuối kỳ cũng như vấn đề mà bộ phận kế toán muốn bàn bạc. 2.1.3 - Cơ Sở Vật Chất: a. Đội xe: - Tại trung tâm lữ hành Hội An thì vốn đầu tư cho phương tiện vận chuyển chiếm tỉ trọng lớn nhất vì vậy là nguồn lực mang lại doanh thu cao nhất của toàn trung tâm. Hiện nay trung tâm đang quản lý 2 xe 45 chỗ ngồi, 1 xe 30 chỗ, 3 xe 16 chỗ, một xe 7 chỗ, 2 xe 4 chỗ và 3 thuyền du lịch, gồm một thuyền lớn (18 chỗ ngồi), 2 thuyền nhỏ (10 chỗ ngồi) cùng những phương tiện khác.Tổng đầu tư cho đội xe và thuyền này gần 9 tỷ đồng. Với sự đầu tư lớn về phương tiện vận chuyển như trên, trung tâm lại thường xuyên đầu tư sửa chữa, bảo trì và thanh lý những xe không sử dụng được, nhờ thế, chất lượng của đội xe luôn luôn cao và an toàn đảm bảo, mang lại sự hài lòng cho khách hàng. - Bộ phận lái xe và lái thuyền gồm có 10 người tuy chỉ có trình độ sơ cấp nhưng họ điều trang bị đầy đủ các kỹ năng và chuyên môn nghiệp vụ. Hơn nữa, mặc dù luôn luôn bận rộn và thường xuyên xa nhà nhưng đội ngủ này luôn rèn luyện ngoại ngữ, nâng cao trình độ nghiệp vụ của mình, bảo quản xe tốt, duy trì thái độ phục tốt với các khách hàng, cơ bản đảm bảo các tiêu chuẩn đề ra. Điều này cho ta thấy tinh thần tự giác rất cao của họ và thể hiện cung cách làm việc chuyên nghiệp. b. Trang thiết bị khác: - Ngoài những phương tiện vận chuyển được nêu trên thì trung tâm còn trang bị cho mình thiết bị khác; bao gồm internet, hệ thống máy vi tính, điện thoại liên lạc giữa các phòng ban, máy in, máy fax, máy photocopyNhững trang máy móc thiết bị này tuy chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ, khoảng 1,5 tỷ đôngf nhưng mang lại nhiều lợi ích cho hoạt động của trung tâm, làm cho công việc được thuận tiện hơn, ngoài ra nó còn mang lại một doanh thu cho trung tâm từ việc kinh doanh internet. Chính vì vậy, trung tâm luôn có kế hoạch sửa chữa hoạt thay mới để phục vụ việc kinh doanh tốt hơn. 2.1.4 - Trung gian phân phối: - Đây là những đối tác mà trung tâm quan hệ để tìm kiếm nguồn khách ở các địa phương khác trong nước và ngoài nước, công ty hợp tác với các công ty lữ hành lớn mhư Saigontourist, Diethelm, Exotissimo, VidotourĐể thực hiện việc nối tour các cung ứng dịch vụ du lịch trong đó, Saigontourist là đối tác lớn nhất. - Năm 2007 công ty đã ký kết hợp đồng với công ty du lịch Vĩnh Tân tại thành phố Hồ Chí Minh về việc công ty này chính thức làm đại diện trung tâm lữ hành Hội An tại thành phố Hồ Chí Minh. Đây sẽ là lợi thế về việc quản bá tuyên truyền, tạo thêm uy tín trong việc điều hành tour với các đối tác nước ngoài. - Bên cạnh đó công ty còn tiếp tục tìm kiếm đối tác uy tín để hợp tác để mở văn phòng đại diện tại Hà Nội, tạo điều kiện thuận lợi, hoàn thiện hệ thống của trung tâm xuyên suốt trong cả nước. 2.1.5 - Nhà cung cấp: - Trung tâm lữ hành hội An cung cấp rất nhiều dịch vụ và mỗi nhà dịch vụ đều có một nhà cung cấp riêng của nó. Trong đó nổi bật nhất là các dịch vụ lữ hành , tổ chức hội nghị, vận chuyển đặt phòng khách sạn vì đây là các hoạt động có mối liên hệ chung với nhau. Tại Hội An nhà cung cấp lớn nhất của công ty chính là khách sạn Hội An và khu du lịch biển Hội An. - Chọn lựa nhà cung cấp là một trong những vấn đề quan trọng vì nó quyết định đến chất lượng dịch vụ của trung tâm vì thế mỗi công ty đều rất thận trọng việc này. 2.1.6 - Tình hình hoạt động kinh doanh của trung tâm Bảng 01: Kết quả hoạt động kinh doanh của Trung tâm lữ hành Hội An (2004 -2007) Chỉ tiêu 2004 2005 2006 2007 2008 Tổng doanh thu 3.850 4.284 5.162 7.130 7901 Vận chuyển 2.315 2.523 2.793 3.430 3611 Hướng dẫn 120 62 232,5 231 278 Sales tour 1.074 1.185 1.578 2.672 3269 Internet 48 71,2 56,3 425 71 Vé máy bay 191 289,2 288 78,9 442 Dịch vụ khác 102 153,6 214,2 293,1 230 Tổng chi phí 3.702 4.108 4.945 6.550 6741 Tổng lợi nhuận 148 167 214 580 1160 LN/DT (%) 3,84 3,9 4,15 8,13 14,68 LN/CP (%) 4 4,07 4,33 8,85 17,2 Qua bảng chúng ta có thể thấy nguồn doanh thu chính của trung tâm đến việc vận chuyển khách, kế đến là bán các chương trình du lịch, còn doanh thu từ hướng dẫn, bán vé máy bay, internet và các dịch vụ khác chiếm tỉ trọng nhỏ. Mặc dù doanh thu trong 3 năm đầu đều tăng nhưng tốc độ tăng của chi phí cũng không kém, gần như là một mức tăng tương ứng so với tốc độ tăng doanh thu. Hệ quả là lợi nhuận đạt không cao có thể thấy rõ nhất là trong 3 năm 2004,2005,2006 tỉ lệ giữa LN/CP là xấp xĩ nhau và xấp xĩ 4%. Đây là kết quả không mấy khả quan, nó cho thấy sự không hiệu quả trong quá trình kinh doanh của trung tâm. Nguyên nhân là trong thời kỳ này có những biến động bất thường về giá cả. Năm 2007 ,2008 là năm làm việc có hiệu quả nhất của trung tâm do lượng khách đến Việt Nam tăng cao, hơn 4,2 triệu khách quốc tế đến Việt Nam và hơn 1 triệu lượt khách đến Quảng Nam. Đặc biệt chính sách giao khoán tập trung đã tạo ra đòn bẫy năng suất thi đua trong người lao động là công cụ hiệu quả kịp thời trong chính sách lãnh đạo và điều hành của trung tâm và kết quả là cùng với sự tăng mạnh của doanh thu tăng 38% so với năm 2006 và việc chi tiêu hợp lý chỉ =90%/2006 đã làm lợi nhuận tăng vọt 2.2 Thiết kế chương trình du lịch Để xây dựng một chương trình hành trình du lịch di sản tại Trung Tâm Lữ Hành Hội An thì trước hết phải tìm hiểu nghiên cứu các xu thế phát triển du lịch hiện nay tại 2 di sản văn hoá Mỹ Sơn - Hội An. Ngày nay lượng khách quốc tế đến Việt Nam để nghiên cứu và tham quan ngày càng tăng 2 di sản văn hoá thế giới của Quảng Nam là Mỹ Sơn và Hội An là điểm du lịch thu hút một lượng khách rất lớn. Ngoài thăm quan các di sản thì văn hoá Champa ở Mỹ Sơn là đề tài nghiên cứu của không ít chuyên gia trên thế giới góp phần làm cho chương trình du lịch trở nên hấp dẫn và độc đáo. 2.2.1 - Nghiên cứu nhu cầu thị trường Đối với trung tâm lữ hành Hội An, khách hàng mà trung tâm phục vụ chủ yếu là những khách tham gia tour du lịch mà trung tâm tổ chức. Đa số là khách quốc tế, số lượng khách quốc tế chiếm gần như tuyệt đối và tăng đều qua các năm. Riêng ở Quảng Nam tổng lượt khách tham quan và lưu trú trên địa bàn tỉnh trong 3 tháng đầu năm 2008 đạt 530.390 lượt khách tăng 22,2% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó khách quốc tế đạt 341.000 lượt khách tăng 22% so với cùng kỳ năm ngoái. Thị trường khách quốc tế đến với Việt Nam tập trung chủ yếu ở các nước Pháp, Anh, Thái Lan, Úc, Đức, Nhật, Mỹ. Đây là những nhóm khách ở các quốc gia phát triển, có khả năng chi trả cao. Nhu cầu đi du lịch của họ đang dần trở thành nhu cầu tất yếu, không chỉ đi du lịch trong nước mà đi du lịch nước ngoài cũng trở nên phổ biến. 2.2.2- Nghiên cứu nguồn cung Trung tâm lữ hành Hội An cung cấp rất nhiều dịch vụ, mỗi dịch vụ đều có nhà cung cấp riêng của nó. Tại Hội An nhà cung cấp lớn nhất của trung tâm là Khách sạn Hội An và Khu du lịch biển Hội An. Ngoài ra trung tâm còn có đội xe bao gồm: 2 xe 45 chổ ngồi, 1 xe 30 chổ ngồi, 3 xe 16 chổ ngồi, 1 xe 7 chổ ngồi, 2 xe 4 chổ ngồi và 3 thuyền du lịch cùng những phương tiện khác. tổng đầu tư cho đội xe và thuyền này gần 9 tỷ đồng với sự đầu tư lớn về phương tiện vận chuyển như trên trung tâm lại thường xuyên tu sửa chữa, bảo trì và thanh lý những xe không sử dụng được, nhờ thế chất lượng của đội xe luôn cao và an toàn đảm bảo mang lại sự hài lòng cho khách hàng. 2.2.3 - Tài nguyên du lịch ở 2 điểm Mỹ Sơn và Hội An a. Thánh địa Tháp Mỹ Sơn Mỹ Sơn nằm ở xã Duy Phú huyện Duy Xuyên. 1885 một toán lính Pháp tình cờ phát hiện được khu tháp Chăm bị bao phủ bởi cây rừng nằm ở toạ độ 15độ 46 vĩ Bắc và 108độ 07 kinh đông. Năm 1895 C.Paris cho phát quang dọn dẹp khu tháp này. Năm 1898- 1899 hai học giả Pháp là LFinot và Lcyonguiere đã đến Mỹ Sơn để nghiên cứu các văn bia, họ đã thống kê được 32 bi ký chiếm hơn 1/5 trong tổng số các bi ký của vương quốc Chămpa đã được phát hiện trong đó có 16 bi ký cho biết tương đối chính xác niên đại của một số di tích. Năm 1901 Hparmentier một kiến trúc sư kiêm nhà khảo cổ đã đến nghiên cứu về kiến trúc và nghệ thuật. Những công trình nghiên cứu đầu tiên về kiến trúc và bi ký tại Mỹ Sơn đã được công bố trong kỷ yếu của Viện Viễn Đông Bắc cổ Pháp (B.E.F.E.O) vào năm 1904. Theo nội dung một tấm bia có niên đại khá sớm ở Mỹ Sơn cho biết, vào khoảng cuối thế kỷ IV vua Bhadravaman đã cho xây dựng một ngôi đền bằng gỗ để thờ thần Siva cho đến nay người ta vẫn chưa thể biết rõ số lượng cũng như kiểu dáng các ngôi đền được xây dựng tại Mỹ Sơn trước thế kỷ VII, bởi lẽ chúng đã bị thiêu huỷ toàn bộ vào khoảng cuối thế kỷ VI. Vào đầu thế kỷ VII vua Bhadresvara với cái tên mới là Sambhu-Bhadresvana. từ đó đến thế kỷ XIII các vua kế tiếp đều cho tu sửa các đền thờ tháp cũ, xây dựng các đền tháp mới để dâng lên các vị thần của họ. Căn cứ vào vị trí phân bố của các tháp Hparacentier đã đặt tên cho các tháp theo mẫu tự La tinh + Nhóm A và nhóm Á : gồm 17 công trình (tháp chùa) + Nhóm B,C,D : 27 công trình (tháp chợ) + Nhóm E,F : 12 công trình (tháp hố) + Nhóm G : 5 công trình + Nhóm H :4 công trình (tháp bàn thờ) + Các công trình riêng lẻ : K,L,M,N Cách đặt tên này chỉ mang tính chất quy ước để phân biệt các tháp cho tiện việc nghiên cứu chứ nó hoàn toàn không có ý nghĩa về mặt niên đại Với hơn 70 công trình kiến trúc được xây dựng từ thế kỷ IV đến XIII Mỹ Sơn là thánh địa Ấn Độ giáo quan trọng nhất của vương quốc Chămpa Mỹ Sơn không chỉ được mọi người biết đến bởi các công trình kiến trúc nơi đây còn nổi tiếng bởi hàng trăm các tác phẩm điêu khắc vô giá. Theo thống kê của người Pháp trước năm 1946 tại Mỹ Sơn còn khoảng 50 công trình kiến trúc khá nguyên vẹn nhưng qua 2 cuộc chiến tranh khu di tích này đã bị tàn phá nặng nề, nhiều công trình kiến trúc đã bị đánh sập hoàn toàn trong đó có ngôi đền A1 nổi tiếng. Sau năm 1975 ở Mỹ Sơn còn khoảng 20 tháp còn giữ được hình dạng nhưng không có cái nào còn nguyên vẹn. Sau 10 năm cố tu sửa trung tâm kiến trúc bật nhất của nghệ thuật Chămpa đã được hồi sinh. Khu di tích Mỹ Sơn đã được UNESCO công nhận là di sản văn hoá thế giới vào tháng 12 năm 1999. b. Đô thị cổ Hội An Đô thị cổ Hội An nằm cách thành phố Đà Nẵng 30km về phía Đông Nam. Từ thế kỷ 16 đến 19 Hội An từng là trung tâm mậu dịch quốc tế trên hành trình thương mại Đông Tây, một thương cảng phồn thịnh nhất xứ Đàng. Trong lịch sử hình thành và phát triển Hội An được thế giới biết đến với nhiều tên gọi khác nhau là: Faifo, Hoài Phố, Cotam. Các di tích khảo cổ và hiện vật, công trình kiến trúc còn lưu lại đã chứng minh Hội An là nơi hội tụ giao thoa giữa nhiều nền văn hoá : Chăm, Việt, Trung hoa, Nhật Bản. Trong đó chịu ảnh hưởng nhiều nhất của văn hoá Việt Trung. Đến nay Hội An vẫn bảo tồn gần như nguyên vẹn một quần thể di tích cổ bao gồm nhiều công trình nhà ở, hội quán đình chùa, miếu mạo, giếng cầu, nhà thờ tộc, bến cảng chợ. Dù trải qua bao biến đổi của lịch sử, sự tàn phá của thiên nhiên và chiến tranh vẫn không làm mất đi dáng vẻ của một đô thị, thương cảng cổ. Nhà thờ bao gồm nhà gỗ và nhà trường Nhà thờ tộc Đình gồm đình Xuân Mỹ, đình ông voi, đình Cẩm Phô, đình tiền hiền Cẩm Kinh Chùa gồm chùa Chúc Thánh, chùa Vạn Đức, chùa Phước Lâm, chùa Viên Giác, chùa Bà, chùa Ông, chùa Cầu Hội quán gồm hội quán Phúc kiến, Triều Châu, Hải Nam, Dương Thương Lăng miếu gồm Văn Thánh Miếu, Miếu tổ nghề, miếu Ngũ Hành, miếu Am linh, Lăng Bà, Lăng Ông Nhìn chung các kiến trúc cổ còn lại ở Hội An có niên đại vào khoảng thế kỷ XVII – XIX, một số di tích vẫn con lưu giữ được những cấu kiện gỗ thuộc thế kỷ trước. Những kiến trúc này hầu hết được thực hiện bởi bàn tay của những người thợ mộc làng Kim Bồng. Ngoài những giá trị văn hoá qua kiến trúc đa dạng Hội An còn lưu giữ một nền tảng văn hoá phi vật thể khá đồ sộ . Cuộc sống hàng thường nhật của cư dân đối với những phong tục tập quán, sinh hoạt tín ngưỡng, nghệ thuật dân gian, lễ hội văn hoá đang được bảo tồn và phát huy cùng với cảnh quan thiên nhiên thơ mộng, các làng nghề truyền thống, các món ăn đặc sắc làm cho Hội An ngày càng trở thành điểm đến hấp dẫn của du khách thập phương. Tháng 12 năm 1999 UNESCO đã công nhận khu phố cổ Hội An là di sản văn hoá thế giới. Theo tài liệu thống kê đến nay Hội An có 1360 di tích danh thắng cảnh, riêng các di tích được phân thành 11 loại gồm : 1068 nhà cổ, 19 chùa, 43 miếu thờ thần linh, 23 đình, 38 nhà thờ tộc, 5 hội quán, 11 giếng cổ, 1 cầu, 44 ngôi mộ cổ. Trong khu vực đô thị cổ có hơn 1100 di tích. Bảng 02: Bảng kiểm kê tài nguyên du lịch ở Hội An và Mỹ Sơn Loại hình Thứ thu hút Kiểu thu hút Điểm thu hút Tài nguyên du lịch nhân tạo Văn hoá lịch sử - Di tích lịch sử văn hoá - Nghệ thuật - Lối sống và hoạt động sản xuất của người dân. - Lễ hội - Mỹ Sơn - Hội An - Múa dân ca chămpa - Làng mộc Kim Bồng - Làng rau Trà Quế - Lễ hội hành trình di sản 2.2.4 - Xây dựng bảng phác thảo cho chương trình Chương trình : Hành trình di sản (2 ngày 1 đêm) Ngày 01: Sáng: 8h: Đón khách tại sân bay Đà Nẵng và đưa khách đi Mỹ Sơn 9h30: Đưa khách đi thăm quan các khu tháp A,B,E ở Mỹ Sơn 11h30: Ăn trưa tại nhà hàng Mỹ Sơn Chiều: 13h30: Tập trung khách và đưa du khách đi thăm quan các di tích còn lại, thưởng thức các tiết mục văn nghệ múa Chăm Tối: 18h: Đưa khách về Hội An tham gia chương trình lễ hội “hành trình di sản” tại quảng trường Sông Hoài. Nghỉ đêm tại khách sạn Hội An Ngày 02: Sáng: 7h: Khách dùng điểm tâm tại nhà hàng Hội An 8h: Đưa khách đi thăm quan khu nhà cổ, hội quán Phúc Kiến, Chùa Cầu, chùa Long Tuyền... 11h30: Ăn trưa tại nhà hàng Hội An - nghỉ ngơi. Chiều: 13h: Đưa khách đi tham quan cuộc sống của người dân tại làng mộc Kim Bồng. 14h30: Đưa khách đi thăm quan làng rau Trà Quế. 17h: Đưa khách ra sân bay Đà Nẵng, kết thúc chương trình Bảng 03 : Bảng phác thảo chương trình Địa điểm Ngày 01 Ngày 02 Nơi xuất phát Mỹ Sơn Hội An Các điểm thu hút - Khu tháp A,B,C,D,E,F - Văn hoá nghệ thuật Chămpa - Lễ hội trên sông Hoài ở Hội An - Nhà cổ - Chùa cầu - Hội quán Phúc Kiến - Làng mộc Kim Bồng - Làng rau Trà Quế Nơi nghỉ đêm Hội An 2.2.5 Lập bảng kỹ thuật chương trình du lịch Bảng 03 : Bảng kỹ thuật chương trình Ngày 01 : Cung đường Phương tiện Số Km từng phần Số Km toàn bộ Thời gian đi lại Thời gian dừng lại Thời gian biểu Bình Luận Sân bay Đà Nẵng Đi: 8h00 Mỹ Sơn Ôtô du lịch 60 60 90 15 Đi: 9h45 Dừng lại qua trạm mua vé Khu tháp A,B Đi bộ 5 65 60 30 Đi 11h15 Thăm quan các công trình kiến trúc Nhà hàng Mỹ Sơn Đi bộ 3 68 45 90 Đi 13h30 Ăn trưa và nghỉ ngơi Khu tháp C,D,E,F Đi bộ 7 75 90 60 Đi 16h Thăm quan các công trình kiến trúc Nhà văn hoá Mỹ Sơn Đi bộ 5 80 60 60 Đi 18h Thưởng thức các điệu múa dân ca chămpa do các nghệ nhân ở Mỹ Sơn biểu diễn Khách sạn Hội An Ôtô du lịch 60 140 90 60 Đi 20h30 Đến khách sạn Hội An du khách nhận phòng, vệ sinh , ăn tối tại nhà hàng Hội An Quảng Trường sông hoài Đi bộ 5 145 30 90 Đi 22h Thăm quan và thưởng thức chương trình lễ hội hành trình di sản Khách sạn Hội An Đi bộ 150 30 Nghỉ đêm tại khách sạn Hội An Ngày 02 Cung đường Phương tiện Số Km từng phần Số Km toàn bộ Thời gian đi lại Thời gian dừng lại Thời gian biểu Bình Luận Khách sạn Hội An Đi: 7h00 Ăn điểm tâm Nhà cổ Đi bộ 5 5 30 30 Đi: 8h00 Thăm quan kiến trúc nhà cổ Hội quán Phúc Kiến Đi bộ 2 7 15 45 Đi 9h00 Thăm quan công trình kiến trúc Hội Quán và tìm hiểu về giá trị văn hoá của Hội quán Chùa Cầu Đi bộ 2 9 15 45 Đi 10h00 Thăm quan Chùa Cầu Nhà hàng Hội An Đi bộ 4 13 30 120 Đi 12h30 Ăn trưa tại nhà hàng Hội An, Nghỉ trưa tại khách sạn Làng mộc Kim Bồng Ôtô du lịch 15 28 15 120 Đi 14h30 Thăm quan làng mộc và đời sống sản xuất của người dân Làng rau Trà Quế Ôtô du lịch 15 43 15 60 Đi 16h45 Thăm quan làng rau Trà quế và tìm hiểu nét sinh hoạt của người dân Sân bay Đà Nẵng Ôtô du lịch 60 103 90 Tiển khách ra sân bay, kết thúc chương trình 2.2.6 - Xây dựng các điều khoản cho chương trình a) Định mức giá cho chương trình Tên chương trình : " Hành trình di sản" Số lượng : 20 người Thời gian : 2 ngày 1 đêm Chi phí cố định : + Vận chuyển : 1.200.000đ + Hướng dẫn : 500.000đ - Chi phí biến đổi : + Vé thăm quan : . Mỹ Sơn : 600.000đ . Hội An : 600.000đ + Lưu trú : 10.000.000đ + Ăn uống gồm : 1 buổi sáng : 2.000.000đ 3 buổi chính: 9.000.000đ Giá thành = Biến phí + định phí / Số lượng khách trong đoàn Z = Vc + Fc/N =đ Giá bán = Giá thành x Tỷ lệ nhuận G = Z x 1,2 = 1.195.000 x 1,2 = 1.434.000đ * Vậy giá bán cho một khách trộn gói là : 1.434.000 đ/ 1 người b. Trách nhiệm của Trung tâm lữ hành trong việc đảm bảo thực hiện đúng nội dung của chương trình du lịch - Cam kết thực hiện đúng nội dung ghi trong bản kỹ thuật - Linh hoạt giải quyết các vấn đề phát sinh trong cuộc hành trình nhưng phải đảm bảo được quyền lợi của khách và lợi ích của Công ty - Vì đây là chương trình du lịch trọn gói nên công ty có trách nhiệm phải đảm bảo cho khách về mọi mặt nhưng khách không cảm thấy bị gò ép, quản thúc. Tạo thời gian riêng cho khách tham quan mua sắm theo ý thích - Công tác vận chuyển khách phải đựoc an toàn và nhanh chóng - Đóng các khoản bảo hiểm du lịch theo quy định cho khách để đảm bảo quyền lợi cho khách. - Có thể hợp tác với các cơ sở phục vụ ăn uống khác để tổ chức thay đổi không gian cũng như khẩu vị ăn cho khách tạo sự mới lạ hấp dẫn. *Nhận xét chương trình Ưu điểm : Chương trình du lịch hành trình di sản mà ta xây dựng trên đây có 3 phần cơ bản : + Thứ nhất : là tham quan các di tích văn hóa, lịch sử nổi tiếng ở Mỹ Sơn và Hội An + Thứ hai : là tham gia vào các chương trình nghệ thuật dân gian như múa chăm, dân ca chămpa và thưởng thức chương trình lễ hội hành trình di sản. + Thứ ba : du khách tham quan đời sống sản xuất của các làng nghề nổi tiếng như làng mộc Kim Bồng, làng rau Trà Quế sẽ hiểu thêm về những nét văn hóa những nếp sống rất thuần Việt của người dân địa phương. Chính vì những thuận lợi trên mà chương trình này có thể mang lại nhiều hấp dẫn mới lạ cho du khách và sẽ được lựa chọn nhiều. Ngoài ra ở trung tâm lữ hành Hội An, đây là công ty có nhiều kinh nghiệm tổ chức các tour du lịch này, vì mỗi năm ở Quảng Nam đểu tổ chức chương trình lễ hội “hành trình di sản” đây là dịp thu hút rất nhiều du khách quốc tế đến với Quảng Nam Nhược điểm: - Với tour du lịch này thì sản phẩm du lịch không phải là mới đặc biệt đối với du khách quốc tế nó thật sự chưa tạo được ấn tượng. - Vì đây là chương trình mà rất nhiều trung tâm du lịch của Miền Trung đã tổ chức nên có sự cạnh tranh cao. - Vì là chương trình du lịch ngắn ngày nhưng phải truyền tải nội dung nhiều nên sẽ gây áp lực cho người hướng dẫn và gây sự mệt mỏi cho khách. PHẦN 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN HỆ THỐNG CHƯƠNG TRÌNH TOUR DU LỊCH "HÀNH TRÌNH DI SẢN" 3.1 Phương hướng và mục tiêu kinh doanh lữ hành của công ty 3.1.1) Phương hướng Thực hiện những mục tiêu và nhiệm vụ của công ty Tập trung khai thác 3 mảng chính, khai thác tour trực tiếp, nối tour, đẩy mạnh khai thác thị trường nội địa Chú trọng khai thác inbound mà chủ yếu là qua mạng, kết hợp tham gia các hội chợ, các buổi hội thảo chuyên đề du lịch. Hoàn chỉnh tour chiến trường xưa và khai thác các tour lễ hội cựu chiến binh Mỹ, làm tiền đề cho việc mở rộng các tour tiếp theo Nâng cấp và hoàn thiện dịch vụ vận chuyển chất lượng cao, vận chuyển liên vận Việt – Lào – Thái Lan. 3.1.2) Mục tiêu Dựa vào những chỉ đạo của công ty và những kết quả, Trung tâm lữ hành Hội An đã đề ra mục tiêu trong năm vừa qua Tổng doanh thu : 8.545 triệu đồng tăng 19,8% so với năm 2007 trong đó : vận chuyển xe : 3.348 triệu đồng tăng 11,65% so với năm 2007 thuyền : 339 triệu đồng tăng 10,83% so với năm 2007 hướng dẫn : 252 triệu đồng tăng 10% so với năm 2007 dịch vụ khác : 298 triệu đồng tăng 10% so với năm 2007 tổng chi phí : 5.795 triệu đồng tăng 30,3% so với năm 2007 tổng quỹ lương : 1.121 triệu đồng lợi nhuận gộp : 1629 triệu đồng 3.2 Giải pháp hoàn thiện chương trình của công ty 3.2.1) Nâng cao chất lượng của công tác hướng dẫn Để nâng cao chất lượng của công tác hướng dẫn viên của chương trình du lịch thì trước mắt chúng ta phải lưu ý đến các vấn đề sau : + Đào tạo đội ngũ nhân viên hướng dẫn trong công tác du lịch + Tìm nguồn hướng dẫn viên có trình độ tiếng Anh lưu loát để trực tiếp phục vụ hướng dẫn và giúp đỡ khách du lịch giải quyết toàn bộ những vấn đề phát sinh trong quá trình du lịch nhằm thoả mãn nhu cầu mong muốn của du khách. + Đào tạo chuyên môn nghiệp vụ hướng dẫn viên . Hướng dẫn viên phải có kinh nghiệm phục vụ tour suốt hành trình, phải có trình độ chuyên môn giỏi về ngoại ngữ, hướng dẫn viên nên tìm hiểu học hỏi về công tác chuẩn bị để phục vụ chuyến đi. + Đào tạo kiến thức về tài nguyên du lịch, tình hình kinh tế, xã hội. 3.2.2)Áp dụng chính sách giá linh hoạt. Do đặc điểm chung bất cứ doanh nghiệp kinh doanh du lịch nào cũng sử dụng giá phân biệt nhằm đáp ứng một lượng khách ổn định đến với công ty. Chính sách giá phân biệt có thể áp dụng theo tính thời vụ, theo đối tượng khách, mỗi doanh nghiệp sẽ có chính sách riêng cho mình phù hợp với tình hình kinh doanh của đơn vị. Giá theo mùa: Dựa vào mùa kinh doanh của công ty mà có chính sách định giá riêng theo từng mùa, nhằm kích thích nhu cầu và quyền lợi của khách du lịch, có thể chia thành giá trong mùa và giá ngoài mùa. Giá trong mùa : được sử dụng thời điểm khách có nhu cầu đi du lịch cao, cụ thể vào mùa cao điểm từ tháng 05 – 08 và vào dịp tết cổ truyền Việt Nam lượng khách đến với công ty tương đối lớn, vì vậy giá trong mùa cao điểm này tương đối cao, qua đó khẳng định được vị thế của họ khi sử dụng dịch vụ giá cao. Giá ngoài mùa : giá này được áp dụng vào mùa thấp điểm, khách đi du lịch ít, nhu cầu du lịch không cao, do đó công ty cần thực hiện giá ngoài mùa nhằm kích thích nhu cầu và quyền lợi của họ. Khi đi du lịch vào thời điểm này, đối với công ty thì giá ngoài mùa được áp dụng vào các tháng 10 và tháng 11 trong năm. Có thể nói là mùa thấp điểm giá thấp bởi lượng khách ở những thời điểm này đến với công ty là rất thấp. 3.2.3) Xây dựng đội ngũ nhân viên trong Trung tâm có trình độ chuyên môn cao và nhiệt tình với công việc - Nguồn nhân lực là một trong các yếu tố quan trọng trong việc quyết định sống còn của một doanh nghiệp . Một doanh nghiệp có nguồn nhân lực có trình độ học vấn cao, được trang bị đầy đủ chuyên môn nghiệp vụ thì sẽ mang lại hiệu quả hoạt động cao . Bảng 05 : Số lượng nhân viên tại Trung tâm lữ hành Hội An năm 2008 ĐẠI HỌC CAO ĐẲNG TRUNG CẤP TỔNG Bộ phận gián tiếp 3 0 0 3 Bộ phận điều hành 5 0 0 5 Bộ phận Tour desk 4 0 0 4 Bộ phận lái xe 0 10 10 Bộ phận hướng dẫn 1 0 0 1 Bộ phận vé máy bay 3 0 0 3 Tổng 16 0 10 26 Nguồn : phòng Sales Qua bảng trên ta thấy nhân viên của các bộ phận chủ chốt đều có trình độ Đại học. Tuy nhiên đối với bộ phận gián tiếp và bộ phận điều hành Trung tâm nên bồi dưõng và tạo điều kiện nâng cao trình độ trên đại học như vạy sẽ giúp cho bộ phận quản lý sẽ tốt hơn. Đối với bộ phận hướng dẫn có một nhân viên như vậy sẽ rất khó khăn trong công việc. Nếu trong cùng một thời điểm Công ty tổ chưc nhiều tour du lịch thì phải hợp đồng với các hưóng dẫn viên tự do . điều đó sẽ rất khó khăn trong công tác quản lý những nhân viên này. Theo đó Trung tâm nên giữ cho mình từ 2 đén 3 nhân viên hướng dẫn có trình độ cao , có thâm niên trong nghề. Đối với bộ phận lái xe và thuyền của Trung tâm ngoài trình độ học vấn thì còn trang bị cho họ đầy đủ các kỉ năng và chuyen môn nghiệp vụ. Rèn luyện ngoại ngữ duy trì thái độ phục vụ tốt với khách hàng, đảm bảo các tiêu chuẩn về an toàn lái xe. 3.2.4)Xây dựng các chiến lược quảng cáo để thu hút khách hàng - Sử dụng các phương tiện thông tin để truyền tin về sản phẩm - Quảng cáo không chỉ cung cấp một cách đơn giản những thông tin về sản phẩm dịch vụ mà còn tích cực gây ảnh hưởng đối với quyết định của khách hàng - Có rất nhiều phương tiện quảng cáo trong kinh doanh du lịch + Phương tiện quảng cáo điện tử + Phương tiện quảng cáo dưói dạng in ấn + Phương tiện quảng cáo ngoài trời + Phương tiện quảng cáo trực tiếp - Ngoài ra Trung tâm nên áp dụng chính sách khuyến mãi nhằm làm kích thích thị trường với các hình thức khuyến mãi như: + Mời đại diện các tổ chức kinh doanh du lịch, các nhà báo, các phóng viên đài truyền hình... đến thăm quan và nghỉ tại điểm du lịch miễn phí + Áp dụng biểu giá hợp tác với doanh nghiệp kinh doanh, Công ty lớn, hoặc các T.O, T.A + Giảm giá hoặc miễn phí các dịch vụ bổ sung để thu hút khách hàng + Tặng hàng lưu niệm cho khách cho các chuyến đi 3.3 Bài học kinh nghiệm 3.3.1 Những thuận lợi: Trung tâm lữ hành Hội An là chi nhánh thuộc công ty cổ phần dịch vụ du lịch Hội An vì vậy trung tâm có điều kiện kết hợp với những chi nhánh khác của công ty để thực hiện được chương trình du lịch trọn gói cho du khách. Nhà hàng và khách sạn Hội An được đưa vào các chương trình đều đạt chất lượng cao, sản phẩm du lịch hoàn hảo,chất lượng phục vụ có chuyên nghiệp Đội ngũ nhân viên của trung tâm là những người có trình độ và năng lực chuyên môn cao, có kinh nghiệm trong việc thiết kế cũng như tổ chức những tour du lịch. Lượng khách quốc tế đến với Quảng Nam ngày càng cao khi Hội An và Mỹ Sơn được công nhận là di tích di sản văn hóa thế giới. Hàng năm sở du lịch luôn tổ chức các chương trình lễ hội Hành trình di sản nhằm quảng bá cho du khách các giá trị văn hoá. Các cấp lãnh đạo ngày càng quan tâm,đầu tư nhiều công trình, dự án lớn cho Mỹ Sơn và Hội An 3.3.2 Những khó khăn: Bên cạnh những thuận lợi trên thì để thực hiện các tour du lịch ở Mỹ Sơn và Hội An cũng còn không ít khó khăn. Hiện nay là mùa cao điểm du lịch trong cả nước và ngoài nước nên giá cho chương trình du lịch cao hơn so với bình thường. Vì là tour du lịch trọng điểm của Quảng Nam nên có rất nhiều công ty va trung tâm khác đã thiết nên chương trình ít mang tính mới lạ. KẾT LUẬN : Công việc thiết kế chương trình du lịch “hành trình di sản” là một chuỗi công việc trong quá trình kinh doanh của trung tâm lữ hành Hội An. Mục đích cuối cùng vẫn là thu hút khách đem lại doanh thu và lợi nhuận cap cho công ty. Qua phân tích thực tiễn dựa trên cơ sở lý thuyết có thể nhận thấy tình hình kinh doanh lữ hành có xu hướng tăng trưởng tốt được ưu tiên đầu tư phát triển, du lịch xác định được những cơ sở lý luận cho phát triển du lịch của một di sản văn hoá của nhân loại. Trong phạm vi đề tài của mình em cũng chỉ thiết kế chương trình dựa trên cơ sở lý thuyết và học hỏi các anh chị tại trung tâm. Hy vọng nó có thể trở thành một chương trình được mọi người quan tâm và ưa thích, thu hút được khách hàng Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của các anh chị em trong trung tâm đặc biệt là anh Hoàng Hà và cô Lệ, cô Diễm đã tận tình hướng dẫn để em hoàn thành đề tài này Em xin chân thành cảm ơn Tam kỳ ngày tháng năm Sinh viên thực tập Nguyễn Phương Uyên TÀI LIỆU THAM KHẢO 1) Giáo trình : Quản trị kinh doanh lữ hành 2) Giáo trình : Quản trị kinh doanh khách sạn 3) Giáo trình : Kinh tế du lịch I,II 4) Các di tích danh lam thắng cảnh Quảng Nam - Nhà xuất bản Đà Nẵng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTH2959.doc
Tài liệu liên quan