Tình hình hoạt động tại Công ty cổ phần sữa Việt Nam với mã chứng khoán niêm yết là VNM

Theo ước tính của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, nếu năm 1990 lượng sữa tiêu thụ bình quân/người/ năm chỉ đạt 0,47 kg thì năm 2000 đạt 6,5 kg, năm 2001 là 7,0 kg, năm 2003 tăng lên 8,2 kg và năm 2005 là 9 kg. Như vậy, so với năm 1990 sức tiêu thụ sữa của nước ta tăng gấp 19 lần vào năm 2005, tổng lượng sữa tiêu thụ quy ra sữa tươi tương đương 900.000 tấn.Với tốc độ phát triển kinh tế của đất nước và sự cải thiện chất lượng cuộc sống người dân hiện nay, nước ta đặt mục tiêu nâng mức sữa tiêu dùng bình quân/đầu người/năm đạt 10 kg vào năm 2010, năm 2020 bình quân đạt 20 kg/người/năm và xuất khẩu ra thị trường nước ngoài. Nhu cầu tiêu thụ tăng mạnh thúc đẩy làm tăng nhanh sản xuất sữa trong nước, cả nguyên liệu và thành phẩm. Sản lượng sữa nguyên liệu sản xuất trong nước năm 2000 đạt 54.000 tấn, năm 2001 đạt 68.000 tấn, năm 2003 đạt 85.000 tấn và ước tính năm 2005 đạt 110.000 tấn. So với lượng sữa tiêu dùng thì sản xuất sữa nguyên liệu trong nước chỉ đáp ứng khoảng 15% - 18% nhu cầu, còn lại phải nhập khẩu nguyên liệu.

doc46 trang | Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 1106 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tình hình hoạt động tại Công ty cổ phần sữa Việt Nam với mã chứng khoán niêm yết là VNM, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hể mà Chính phủ đề ra cho nền kinh tế năm 2007 như bảng sau: Các chỉ số kinh tế do Chính phủ Việt Nam công bố (%) 2005 2006 2007 Mục tiêu Kết quả Tăng trưởng GDP 8,3-8,5 8,43 8,1-8,2 8,2-8,5 Lạm phát 8,3 8,4 7,2-7,5 8,0 Xuất khẩu 17,4 22,4 18,7 6,4 Nhập khẩu 15,5 15,4 15,5 Đầu tư/GDP 40,0 38,9 40,0 40 Thâm hụt ngân sách/GDP 5,0 4,86 4,98 5,0 Với nguồn thu từ du lịch và kiều hối khá cao, dự kiến tài khoản vãng lai năm 2006 sẽ đạt mức thặng dư từ 1- 1,5% GDP. Tổng FDI và vốn ODA vào Việt Nam cũng tăng mạnh. Cán cân thanh toán cho thấy tổng vốn ODA đầu tư vào Việt Nam đạt tới 1,8 tỷ USD trong khi đó vốn FDI là trên 2 tỷ USD. Ước tính tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ xã hội tháng 7/2007 đạt 58.891 tỷ đồng, tăng 1,7% so với tháng 6/2007, đưa tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ xã hội 7 tháng đầu năm 2007 lên mức 394.497 tỷ đồng tăng 23,1% so với cùng kỳ. Ước tính kim ngạch xuất khẩu tháng 7/2007 đạt 4,25 tỷ USD, đưa kim ngạch xuất khẩu 7 tháng đầu năm 2007 đạt 26,79 tỷ USD, tăng 19,6% so với cùng kỳ. Ước tính kim ngạch nhập khẩu tháng 7/2007 đạt 5,05 tỷ USD, đưa kim ngạch nhập khẩu 7 tháng đầu năm lên 32,243 tỷ USD, tăng 29,8 tỷ USD so với cùng kỳ năm 2006. Do giá nhiều mặt hàng tiếp tục tăng (nhất là giá thực phẩm tăng mạnh) nên chỉ số giá tiêu dùng tháng 7/2007 so với tháng 6/2007 đã tăng tới 0,94% (khu vực thành thị tăng 0,84%). Các tỉnh có mức tăng cao nhất là: Hải Phòng tăng 1,8%: Thái Nguyên tăng 1,1%: Hà Nội tăng 0,88%: TPHCM tăng 0,82%. Như vậy, chỉ số giá tiêu dùng 7 tháng đầu năm 2007 tăng tới 6,19%, (7 tháng đầu năm 2006 tăng 4,4%), trong đó nhóm lương thực tăng 6,13%, thực phẩm tăng 9,78% (7 tháng đầu năm 2006: lương thực tăng 5,3%, thực phẩm tăng 5,2%). Dự báo chỉ số giá tháng 8/2007 tăng khoảng 0,4%. Về đầu tư Nước ngoài, sau sự kiện APEC được tổ chức tại Việt Nam,Việt Nam đã trở thành một địa chỉ quan trọng, là điểm đến của các nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt là trong lĩnh vực Tài chính – Ngân hàng và Thị trường chứng khoán. Các số liệu thống kê cho biết năm 2006, các cam kết đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng nhanh do sự kiện gia nhập WTO, đạt 10,2 tỷ USD, cao hơn nhiều mức 6,2 tỷ đô la trong năm 2005 và vượt mức đỉnh là 9 tỷ đô la vào năm 1996. Tính riêng cho năm 2007, các cam kết đầu tư trực tiếp nước ngoài đã đạt tới con số 1,9 tỷ USD. Đầu tư trực tiếp nước ngoài, tính từ đầu năm đến 18/12/2006, cả nước có 797 dự án đầu tư nước ngoài được cấp giấy phép với tổng số vốn đăng ký 7,57 tỷ USD, bình quân 1 dự án đạt 9,5 triệu USD. Cũng đến thời điểm trên, còn có 486 lượt dự án được tăng vốn với số vốn tăng thêm 2,36 tỷ USD; tính chung cả cấp mới và tăng vốn đến 18/12/2006 đạt 9,9 tỷ USD và như vậy cả năm 2006 sẽ đạt trên 10 tỷ USD, là mức cao nhất từ trước đến nay và cũng là một trong những sự kiện kinh tế nổi bật nhất trong năm 2006. Trong tổng vốn đăng ký thuộc các dự án ĐTNN được cấp phép năm nay, công nghiệp và xây dựng chiếm 68,4%; dịch vụ chiếm 30%; nông, lâm nghiệp, thuỷ sản chiếm 1,6%. Có 43 tỉnh, thành phố có dự án đầu tư nước ngoài mới cấp phép trong năm 2006, trong đó có 12 tỉnh, thành phố có số vốn đăng ký từ 100 triệu USD trở lên. Có 39 quốc gia và vùng lãnh thổ được cấp giấy phép đầu tư vào Việt Nam trong năm 2006. Về thị trường chứng khoán, mức vốn hóa của thị trường chứng khoán tăng mạnh từ dưới 0,5 tỷ đô la vào tháng 12 năm 2005 lên 13,8 tỷ đôla, chiếm 22,7% GDP vào tháng 12/2006, và mức hiện nay là 24,4 tỷ đôla. Số lượng doanh nghiệp niêm yết tăng từ 40 đến gần 200 như hiện nay. Chỉ số giá chứng khoán tăng mạnh lên đến 144% vào năm 2006 và hai tháng đầu năm 2007 đã tăng thêm 50%. Thị trường chứng khoán sẽ còn tiếp tục được mở rộng do 20 doanh nghiệp nhà nước lớn sẽ niêm yết vào năm 2007. Theo ước tính, các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư khoảng 4 tỷ đô la vào thị trường này. Sở dĩ đầu tư nước ngoài vào TTCK ngày càng tăng mặc dù chỉ số P/E của TTCK Việt Nam là do các nhà đầu tư hy vọng vào tiềm năng phát triển của TTCK trong tương lai.Với những nới lỏng và hoàn thiện về mặt chính sách, dòng vốn từ các tổ chức nước ngoài đầu tư vào Việt Nam nói chung và thị trường chứng khoán nói riêng sẽ làm cho hoạt động trên thị trường có những diễn biến khởi sắc hơn. 2. Những cơ hội từ việc hội nhập Các NĐT nước ngoài đã và đang nhìn thấy những tiềm năng và cơ hội trên nền kinh tế nói chung và TTCK VN nói riêng. Trên thực tế, đã có rất nhiều quỹ nước ngoài hoạt động tại VN đã và đang lên kế hoạch “đẩy” thêm vốn vào các DN. Đơn cử như Quỹ Mekong Capital, vừa mới đầu tư 4,5 triệu USD vào Cty Thế giới Di động, sau khi công bố ra mắt quỹ thứ ba, với tổng số vốn huy động 100 triệu USD Tương tự, Indochina Capital mua lại 20% của Cty Vinamit; VinaCapital mua 70% cổ phần của khách sạn Omni Sài Gòn Điều này chứng tỏ, làn sóng đầu tư nước ngoài vào TTCK VN đang ngày càng tăng tốc. Ông Johan Nyvene - TGĐ CTCK TPHCM - cho rằng, bức tranh về làn sóng đầu tư nước ngoài vào TTCK trong thời gian tới là rất mạnh. Trong đó, khối kinh tế tư nhân được dự báo sẽ phát triển, nên cơ hội cho NĐT không thua kém các DN nhà nước hoặc Cty cổ phần. Như vậy, lượng vốn nước ngoài trong tương lai chảy vào đầu tư ở thị trường nước ta còn rất lớn chưa thể tính toán hết được. B. Phân tích ngành sữa nói chung Những năm qua, sữa và sản phẩm chế biến từ sữa có thị trường rất thuận lợi, không chỉ tiêu thụ trong nước mà còn hướng ra xuất khẩu. Mức tiêu thụ sữa bình quân đầu người ngày càng tăng, chỉ trong 10 năm trở lại đây đã gấp 13 lần. Sức tiêu thụ sữa của Việt Nam trong năm 2005 tăng gấp 19 lần so với 1999, tổng lượng sữa tiêu thụ đạt khoảng 900.000 tấn. Sản lượng sữa thế giới năm 2006 ước đạt 657 triệu tấn, tăng 2,2% so với năm 2005. Dự báo sản lượng năm 2007 sẽ tiếp tục tăng, thêm khoảng 4%, nhờ sản lượng tăng ở các nước đang phát triển như Trung Quốc, Ấn Độ, Pakistan và Nam Mỹ. Theo ước tính của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, nếu năm 1990 lượng sữa tiêu thụ bình quân/người/ năm chỉ đạt 0,47 kg thì năm 2000 đạt 6,5 kg, năm 2001 là 7,0 kg, năm 2003 tăng lên 8,2 kg và năm 2005 là 9 kg. Như vậy, so với năm 1990 sức tiêu thụ sữa của nước ta tăng gấp 19 lần vào năm 2005, tổng lượng sữa tiêu thụ quy ra sữa tươi tương đương 900.000 tấn.Với tốc độ phát triển kinh tế của đất nước và sự cải thiện chất lượng cuộc sống người dân hiện nay, nước ta đặt mục tiêu nâng mức sữa tiêu dùng bình quân/đầu người/năm đạt 10 kg vào năm 2010, năm 2020 bình quân đạt 20 kg/người/năm và xuất khẩu ra thị trường nước ngoài. Nhu cầu tiêu thụ tăng mạnh thúc đẩy làm tăng nhanh sản xuất sữa trong nước, cả nguyên liệu và thành phẩm. Sản lượng sữa nguyên liệu sản xuất trong nước năm 2000 đạt 54.000 tấn, năm 2001 đạt 68.000 tấn, năm 2003 đạt 85.000 tấn và ước tính năm 2005 đạt 110.000 tấn. So với lượng sữa tiêu dùng thì sản xuất sữa nguyên liệu trong nước chỉ đáp ứng khoảng 15% - 18% nhu cầu, còn lại phải nhập khẩu nguyên liệu. Thị trường xuất khẩu sữa lớn nhất là Irắc, chiếm trên 90% tổng giá trị xuất khẩu các sản phẩm sữa Việt Nam. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của chiến tranh Irắc, tỷ trọng xuất khẩu sang thị trường này đang sụt giảm từ năm 2003 đến nay. Theo ý kiến của một số chuyên gia, sự suy giảm này chỉ mang tính tạm thời, dự kiến giá trị xuất khẩu sang thị trường Irắc sắp tới sẽ phần nào hồi phục khi tình hình chính trị tại đây dần đi vào ổn định. Như vậy, với tình hình tiêu thụ và sản xuất sữa nguyên liệu, ngành sữa Việt Nam còn rất nhiều cơ hội để phát triển. Tốc độ tăng trưởng ngành sữa Việt Nam dự đoán sẽ được duy trì ở mức 20%/ năm. Hiện nay ngành sữa trong nước có năng lực sản xuất ra nhiều chủng loại sản phẩm chất lượng cao đáp ứng nhu cầu thị trường. Ngành sữa cần tập trung phát triển ngành sản xuất nguyên vật liệu và phát triển ngành chăn nuôi để nâng cao tỷ lệ nguyên vật liệu nội địa trong sản phẩm. So với các ngành khác như điện tử,viễn thông hay ngân hàng,có thể nói chế biến thực phẩm là ngành ít tạo được những sự đột phá , thu lợi nhuận nhanh chóng . Ngành sữa lại là ngành mà vấn đề độc quyền đã bị phá vỡ , rất nhiều hãng sữa nước ngoài đã đến và kinh doanh tại Việt Nam gây khó khăn không nhỏ cho toàn ngành sữa trong nước.Song về cơ bản , có thể khẳng định tính phát triển ổn định và phát triển bền vững của ngành sữa Việt Nam trong tương lai. C. Phân tích công ty 1. Lịch sử hình thành và phát triển Năm 1976, lúc mới thành lập, Công ty Sữa Việt Nam (VINAMILK) có tên là Công ty Sữa – Cà Phê Miền Nam, trực thuộc Tổng Cục thực phẩm, bao gồm 4 nhà máy thuộc ngành chế biến thực phẩm: - Nhà máy Sữa Thống Nhất; - Nhà máy Sữa Trường Thọ; - Nhà máy Sữa Dielac; - Nhà máy Cà Phê Biên Hoà. Năm 1982, Công ty Sữa – Cà phê Miền Nam được chuyển giao về Bộ Công nghiệp thực phẩm và đổi tên thành Xí nghiệp Liên hiệp Sữa - Cà phê – Bánh kẹo I. Năm 1989, Xí Nghiệp Liên Hiệp Sữa – Cà phê – Bánh kẹo I chỉ còn 3 nhà máy trực thuộc: - Nhà máy Sữa Thống Nhất. - Nhà máy Sữa Trường Thọ. - Nhà máy Sữa Dielac. Tháng 3/1992, Xí Nghiệp Liên Hiệp Sữa – Cà phê – Bánh kẹo I chính thức đổi tên thành Công ty Sữa Việt Nam (VINAMILK) - trực thuộc Bộ Công nghiệp nhẹ, chuyên sản xuất, chế biến sữa và các sản phẩm từ sữa. Năm 1994, Công ty Sữa Việt Nam (VINAMILK) đã xây dựng thêm một nhà máy sữa ở Hà Nội để phát triển thị trường tại miền Bắc, nâng tổng số nhà máy trực thuộc lên 4 nhà máy: - Nhà máy Sữa Thống Nhất - Nhà máy Sữa Trường Thọ - Nhà máy Sữa Dielac - Nhà máy Sữa Hà Nội Năm 1996, Xí nghiệp Liên doanh Sữa Bình Định tại Quy Nhơn ra đời, góp phần thuận lợi đưa sản phẩm Vinamilk phục vụ rộng khắp đến người tiêu dùng khu vực miền Trung. Năm 2000, Công ty đã tiến hành xây dựng thêm: - Nhà máy sữa Cần Thơ - Xí nghiệp Kho vận; Tháng 12/2003, Công ty chuyển sang hình thức Công ty cổ phần, chính thức đổi tên là Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam. Tháng 04/2004: Công ty sáp nhập nhà máy sữa Sài Gòn (SAIGONMILK), nâng tổng vốn điều lệ của Công ty lên 1.590 tỷ đồng. Tháng 06/2005: Công ty mua lại phần vốn góp của đối tác trong Công ty Sữa Bình Định và sáp nhập vào Vinamilk. Ngày 30/06/2005: Công ty khánh thành nhà máy sữa Nghệ An. Những thành tích đã đạt được của Vinamilk: Trải qua quá trình hoạt động và phát triển gần 30 năm qua, Vinamilk đã trở thành một doanh nghiệp dẫn đầu của ngành công nghiệp chế biến sữa tại Việt Nam. Những danh hiệu Vinamilk đã được nhận là: - Danh hiệu Anh Hùng Lao Động. - Huân chương Lao động hạng nhất, nhì, ba. - Liên tiếp đứng đầu “Topten hàng Việt Nam chất lượng cao“ từ 1995 – 2004 (do bạn đọc báo Sài Gòn Tiếp Thị bình chọn). - Giải thưởng sáng tạo khoa học công nghệ của Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO – World Intellectual Property Organization) năm 2000 và năm 2004. - Tháng 9/2005: Huân chương Độc lập hạng ba do chủ tịch nước Trần Đức Lương trao tặng vì đã có thành tích xuất sắc trong sản xuất kinh doanh 5 năm liền từ năm 2000 – 2004. 2. Loại hình doanh nghiệp (mô hình tổ chức) Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam được thành lập trên cơ sở quyết định số 155/2003QĐ-BCN ngày 01 tháng 10 năm 2003 của Bộ Công nghiệp về việc chuyển Doanh nghiệp Nhà nước Công ty Sữa Việt Nam thành Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam. Giấy Chứng nhận đăng ký kinh doanh Công ty số 4103001932 do Sở Kế hoạch và Đầu tư TP Hồ Chí Minh cấp ngày 20/11/2003. Trước ngày 1 tháng 12 năm 2003, Công ty là doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Bộ Công nghiệp. - Tên đầy đủ: Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam - Tên viết tắt: VINAMILK. - Logo Sơ đồ cơ cấu tổ chức theo hệ thống 3. Quy mô doanh nghiệp: 3.1. Vốn điều lệ Vốn điều lệ của công ty hiện nay là: 1.752.756.700.000 VND Cơ cấu Vốn điều lệ tại thời điểm hiện nay là: Thành phần sở hữu (%) Số cổ phần sở hữu Tỷ lệ - Cổ đông Nhà nước 878.131.106.700 50,01% - Cổ đông nội bộ 229.611.127.700 13,1% - Cổ đông bên ngoài 646.591.946.600 36,89% Tống vốn chủ sở hữu 1.752.756.700.000 100,00% 3.2. Cơ cấu bộ máy quản lý Công ty 3.3. Hoạt động kinh doanh a. Nguyên vật liệu đầu vào - Các nguyên vật liệu sử dụng trong nước như sữa bò tươi, đường tinh luyện, dầu thực vật, đậu nành hạt, café hạt - Nguyên liệu nhập khẩu: sữa bột, dầu bơ STT Nguyên liệu Nhà cung cấp Ghi chú 1 Bột sữa các loại Hoogwegt 100% nguyên liệu nhập khẩu Newzealand Milk Products Olam International Ltd. 2 Sữa tươi Trung tâm Giống bò sữa Tuyên Quang 100% nguyên liệu nội địa Hộ nông dân 3 Đường Công ty Thực phẩm công nghệ Tp.HCM 100% nguyên liệu nội địa Công ty Đường Biên Hòa Cty liên doanh mía đường Nghệ An Cty mía đường Bourbon – Tây Ninh Olam International Ltd. Itochu Corporation 4 Thiếc các loại Titan Steel Co. 7,6% nhập khẩu Công ty Persima Bình Dương Nguồn nguyên vật liệu chính cho ngành chế biến sữa Việt Nam cũng như của Công ty Vinamilk được lấy từ hai nguồn chính: sữa bò tươi thu mua từ các hộ nông dân chăn nuôi bò sữa trong nước và nguồn sữa bột ngoại nhập. Hiện nay, sữa tươi thu mua từ các hộ dân cung cấp khoảng 25% nguyên liệu cho Công ty. b. Các loại sản phẩm - Sữa tươi, sữa chua uống, su su - Giải khát (đậu nành, nước trái cây, trà, nước tinh khiết) - Thực phẩm (bánh quy, chocolate) - Cà phê (cà phê rang xay và cà phê hòa tan) - Sữa đặc, sữa vỉ - Sữa bột, bột dinh dưỡng - Bảo quản lạnh (kem, sữa chua, phô mai, bánh flan) Trong đó, nhóm sản phẩm chiếm ưu thế và tạo đột biến trên thị trường là các sản phẩm sữa và từ sữa : - Nhóm Sữa bột – bột dinh dưỡng - Sữa bột: Các sản phẩm sữa bột của Công ty luôn được nghiên cứu và phát triển nhằm đưa ra thị trường các sản phẩm có chất lượng cao, đáp ứng được nhu cầu phát triển ngày một tăng của người tiêu dùng. Nhờ có sự nghiên cứu phát triển sản phẩm không ngừng mà doanh thu của nhóm sữa bột có mức tăng trưởng hàng năm khỏang trên 30%/năm. Thị trường sữa bột tại thị trường trong nước đang diễn ra cạnh tranh cao giữa các sản phẩm nhập khẩu và các sản phẩm được sản xuất trong nước Tuy nhiên, nhóm sản phẩm này vẫn tiếp tục tăng trưởng do nhu cầu của người dân và trẻ em Việt Nam ngày càng tăng. Ngành hàng bột dinh dưỡng nhìn chung bình ổn hơn vì thị trường chỉ có sự tham gia của vài nhà sản xuất nổi tiếng như Vinamilk, Nestlé. Ngoài ra, thị trường còn có sự tham gia của bột dinh dưỡng nhập khẩu như Gerber (Đức) nhưng thị phần không đáng kể. Đây là một lợi thế cho Vinamilk phát triển mạnh ở phân khúc này. - Sữa đặc: Trên thị trường hiện nay chỉ có 02 nhãn hiệu chính là Vinamilk và Dutch Lady. Các sản phẩm sữa đặc của Vinamilk đã trở thành sản phẩm quan thuộc trong mọi gia đình như Sữa đặc Ông Thọ, Sữa đặc Ngôi Sao Phương Nam, nhờ vậy mức tăng trưởng doanh thu của nhóm sữa này khá ổn định, khỏang 15%/năm. - Nhóm sản phẩm sữa tươi, sữa chua Thị trường sữa tươi, sữa chua hiện nay khá phong phú và đa dạng, bao gồm các sản phẩm được sản xuất trong nước và nhập khẩu. Sữa tươi đang trở thành một sản phẩm dinh dưỡng không thể thiếu trong mọi gia đình. Do vậy, sự hấp dẫn này đã tạo nên một thị trường canh tranh khốc liệt giữa các sản phâm trong nước cũng như các sản phẩm nhập khẩu. Các đối thủ cạnh tranh như: Dutch Lady, F & N, Pepsi, Unipresident, Dutch Mill, Hanoimilk, ELOVI, Nutifood, Tân Việt Xuân, Lothamilk Tuy nhiên, do những ưu thế về tiềm lực tài chính, trình độ công nghệ, khả năng phát triển sản phẩm mới đa dạng phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng và hệ thống phân phối nên sản lượng và doanh thu của các nhóm sản phẩm này vẫn chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh thu của Công ty. c. Thị trường tiêu thụ Thị trường tiêu thụ sản phẩm đầu ra rất rộng lớn. Hệ thống phân phối sản phẩm của Công ty trải rộng khắp lãnh thổ Việt Nam, từ các tỉnh thành đến những quận huyện vùng sâu duyên hải, miền núi. Hệ thống phân phối của Công ty thông qua các kênh chủ yếu sau: - Kênh Truyền thống: đây là kênh phân phối chủ lực, hiện đang phân phối hơn 90% sản lượng của Công ty. Kênh Truyền thống được thực hiện thông qua các nhà phân phối đến các điểm bán lẻ trên cả nước. Hiện nay Công ty có 220 Nhà phân phối với hơn 90.000 điểm bán lẻ có mặt trên khắp 64/64 tỉnh thành trong cả nước. - Kênh Hiện đại: thông qua các siêu thị, khối văn phòng, xí nghiệp, khối phục vụ - Hệ thống các cửa hàng Giới thiệu sản phẩm của Công ty: đến nay Công ty đã phát triển được 16 Cửa hàng Giới thiệu Sản phẩm tại các thành phố lớn như Hà Nội, TPHCM, Cần Thơ, Đà Nẵng, Ngoài thị trường trong nước, Công ty đã xuất khẩu sản phẩm đến một số nước trên thế giới trong nhiều năm qua. Hiện nay Công ty có các nhà phân phối chính thức trên thị trường quốc tế tại Mỹ, Châu Âu, Úc và Thái Lan và đang trong giai đoạn thiết lập hệ thống phân phối chính thức các sản phẩm của Công ty ở thị trường Campuchia và một số nước lân cận trong khu vực. 4. Một số chính sách ưu đãi của Nhà nước đối với công ty Nhận thức được tầm quan trọng trong ngành chăn nuôi bò sữa, ngày 26/10/2001 Thủ tướng Chính phủ ra quyết định số 167 về chính sách phát triển chăn nuôi bò sữa Việt Nam thời kỳ 2001-2010. Đồng thời bộ trưởng Bộ Công nghiệp cũng ra quyết định số 22/2005/QĐ-BCN phê duyệt quy hoạch phát triển ngành công nghiệp Sữa Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020. Theo đó, chính phủ sẽ đẩy mạnh phát triển đàn bò sữa và phát triển công nghiệp chế biến sữa theo hướng tăng tỷ lệ sử dụng sữa bò tươi nguyên liệu trong nước và giảm tỷ lệ sữa bột nguyên liệu nhập khẩu, phấn đấu đưa tỷ trọng sữa bò tươi nguyên liệu sản xuất trong nước so với tổng lượng sữa bò tiêu thụ lên 40% vào năm 2010. Như vậy, nguồn cung cấp nguyên vật liệu chính khá ổn định trong tương lai, ngành sữa Việt Nam sẽ dần giảm tỷ trọng sữa nguyên liệu nhập khẩu, thay thế vào đó là nguồn nguyên liệu sữa bò tươi, đảm bảo chất lượng sản phẩm sữa cho người tiêu dùng và góp phần thúc đẩy các ngành hỗ trợ trong nước. 5. Những điểm mạnh và điểm yếu của Vinamilk * Điểm mạnh: - Là Công ty sữa hàng đầu Việt Nam, chiếm thị phần chi phối trong phân khúc sữa đóng hộp trung và thấp cấp, sữa tươi; Hiện nay, trên thị trường nội địa, vinamilk đang giữ vị trí số 1 về thị phần, chiếm khoảng 50% - 90% thị phần toàn quốc theo từng mặt hàng, các sản phẩm Vinamilk đựoc người tiêu dùng tin tưởng và đánh giá cao. Doanh thu nội địa hàng năm của công ty tăng từ 22% – 25%/năm. - Thương hiệu Vinamilk đã trở nên quen thuộc- Các sản phẩm của Vinamilk đa dạng, nhiều chủng loại, sản phẩm đáp ứng được nhu cầu của nhiều độ tuổi khác nhau; Công ty đã không ngừng đầu tư về chủng loại và chất lượng sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu đòi hỏi ngày càng cao của khách hàng. Công ty hiện có trên 260 mặt hàng sữa và các sản phẩm từ sữa như sữa đặc, sữa bột cho trẻ em và người lớn, bột dinh dưỡng, sữa tươi, sữa chua uống, sữa đậu nành, kem,sữa chua, phô-mai, nước ép trái cây, bánh biscuits, nước tinh khiết, cà phê, trà - Vinamilk sản xuất quy mô lớn với hệ thống các nhà máy sữa trên cả nước; - Công nghệ sản xuất hiện đại, áp dụng các hệ thống tiêu chuẩn quốc tế với người tiêu dung. - Hệ thống phân phối mạnh, rộng khắp toàn quốc. Thương hiệu đã được khẳng định và được đánh giá là thương hiệu hàng đầu của Việt Nam; Vinamilk đã thiết lập được hệ thống phân phối sâu và rộng với 3 kênh chính: Kênh phân phối trực tiếp, bao gồm các cơ quan, trường học, bệnh viện, siêu thị, khách sạn, quán giải khát; Kênh phân phối thông qua đại lý cấp 1 gồm 1.600 đại lý có mặt đến các quận, huyện 61 tỉnh, thành phố; Kênh phân phối thông qua đại lý cấp 2 mà các điểm bán lẻ bao gồm 5.000 đại lý có mặt ở các phường, xã và 90 nghìn điểm bán lẻ có kinh doanh sản phẩm Vinamilk, chiếm từ 70 -90% từng mặt. Hiện nay công ty có trên 183 nhà phân phối, hơn 90.000 điểm bán lẻ phủ rộng khắp trên toàn quốc. - Hoạt động kinh doanh vững vàng, ổn định và đang có kế hoạch phát triển ra thị trường quốc tế; Cùng với sự đa dạng về sản phẩm, công ty Vinamilk không chỉ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của thị trường trong nước mà còn vượt ra khỏi biên giới đến với các thị trường khó tính trên thế giới và được đánh giá cao về tất cả mọi mặt. Do uy tín ngày càng được nâng cao nên thị trường xuất khẩu của Vinamilk cũng không ngừng được mở rộng sang nhiều nước trên thế giới như Mỹ, Canada, Pháp, Nga, Đức, Cộng hoà Séc, Ba Lan, Trung Quốc, Khu vực Trung Đông, Châu Á Hiện nay Công ty Vinamilk đạt doanh thu hơn 6.000 tỷ đồng, giá nộp ngân sách nhà nước mỗi năm trên 600 tỉ đồng.. Giá cả cạnh tranh cũng là thế mạnh của tất cả sản phẩm của Vinamilk, biểu hiện cụ thể là hầu hết các sản phẩm cùng loại trên thị trường đều có giá cao hơn sản phẩm của Vinamilk. Vì thế, trong bối cảnh thị trường sữa Việt Nam có trên 40 doanh nghiệp đang hoạt động, hàng trăm nhãn hiệu sữa các loại, trong đó có nhiều tập đoàn đa quốc gia, cạnh tranh hết sức quyết liệt, Vinamilk vẫn đứng vững và khẳng định vị trí dẫn đầu trên thị trường sữa Việt Nam. - Kết quả kinh doanh hiệu quả, tăng trưởng ở mức cao và đều đặn qua từng năm (trung bình mỗi năm từ 10% - 15%). - Vốn hóa thị trường lớn nhất với tổng mức vốn hoá hơn 900 triệu đô la Mỹ, luôn được sự quan tâm của các định chế đầu tư cũng như nhà đầu tư cá nhân trong và ngoài nước; - Thị giá khá ổn định, ít biến động so với các các cổ phiếu mạnh khác; - Cơ cấu Công ty ổn định, ít thay đổi. * Điểm yếu: - Công ty vừa trải qua một số khó khăn về chất lượng sản phẩm : sữa giả, mẫu sữa đóng gói bằng bao bì túi thì thường chất lượng không đạt yêu cầu theo tiêu chuẩn dinh dưỡng Bộ Y tế quy định hoặc thông số kỹ thuật ghi trên bao bì. - Chỉ số P/E còn cao, hiệu quả kinh doanh trong thời gian qua chưa đủ để kéo P/E xuống mức hấp dẫn để thu hút thêm các nhà đầu tư mới; - Ngành nghề chính đang ở giai đoạn trưởng thành, khó kỳ vọng đột biến. - Năng lực marketing thì lại yếu, không tương xứng với sức mạnh to lớn của hệ thống sản phẩm và lực lượng sản xuất rất hùng hậu. Marketing chưa xây dựng được một chiến lược truyền thông và những thông điệp hiệu quả để quảng bá đến người tiêu dùng về những điểm mạnh và ưu thế của các thương hiệu và sản phẩm của Vinamilk. 6. Cơ hội và thách thức * Cơ hội: Năm 2007, năm đầu tiên mở cửa thị trường 150 nước thành viên WTO đã mang lại nhiều cơ hội cho sản phẩm VN. Không ít doanh nghiệp đã nhanh nhạy vận dụng thời cơ này, chuẩn bị kỹ hành trang để “mở hàng” những hợp đồng xuất khẩu lớn ngay từ đầu năm. Ngày 22 /2 /2007, Công ty Cổ phần Sữa VN (Vinamilk) xuất khẩu lô hàng sữa bột trẻ em đầu tiên trị giá 400 triệu USD sang thị trường Dubai (Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống Nhất). Đây là thị trường mới khai phá trong năm 2007 của Vinamilk với hợp đồng xuất khẩu trị giá 25,5 triệu USD. Trước đó, ngày 14/2, Vinamilk đã xuất khẩu 5 container cà phê Capuchino đi Úc. Đây là mẻ cà phê đầu tiên từ nhà máy mới đầu tư trị giá 18 triệu USD trong năm qua, sản xuất theo công nghệ Đan Mạch. Với sản phẩm đầu tiên thành công này, Vinamilk, tự tin cho biết năm nay, nhà máy sẽ tiếp tục cho ra đời sản phẩm cà phê rang xay, cà phê cô đặc và cà phê hòa tan; sử dụng nguyên liệu cà phê nhân trong nước để xuất khẩu. Hiện tại, Vinamilk đã ký hợp đồng xuất khẩu trị giá 33,5 triệu USD sang thị trường Dubai, Iraq, Campuchia, Philippines... Cũng trong năm nay, Vinamilk đưa ra thị trường sản phẩm mới - bia Zorok, liên doanh với hãng bia SABMiler nổi tiếng của Mỹ. Kim ngạch xuất khẩu dự kiến tăng 30% so với năm 2006. Hiện nay, tỉnh Lâm Đồng đang dần trở thành 1 trong những điểm chăn nuôi bò sữa chất lượng cao, thu hút nhiều thành phần kinh tế đầu tư chăn nuôi bò sữa tập trung và xây dựng công nghiệp chế biến sữa, thức ăn gia súc. Năm 2006, sản lượng sữa tươi ước đạt 6.300 tấn, trong đó sản lượng sữa tươi thu mua đạt 4.400 tấn, đơn vị thu mua sữa tươi chủ yếu là Công ty Sữa Vinamilk. Ngoài ra, Công ty Sữa Vinamilk đã đầu tư 1,596 tỷ đồng (67 con bò HF) cho 67 hộ dân vay lãi suất thấp và thu lại bằng sữa tươi (từ năm 2006, Vinamilk sẽ tiếp tục đầu tư thêm 200 con bò HF) Bên cạnh đó, cùng với điểm mạnh về thương hiệu, chiếm 75% thị trường sữa VN thì Vinamilk thì khi VN ra nhập WTO, Vinamilk sẽ có nhiều cơ hội để quảng bá thương hiệu của mình hơn trên thị trường thế giới, nhập được những trang thiết bị, công nghệ cao, những nguyên vật liệu đầu vào với giá thành rẻ mà chất lượng. Điều này sẽ góp phần tăng chất lượng sản phẩm của Vinamilk, thu hút được thị trường cũng như các nhà đầu tư tiềm năng trong và ngoài nướ để mở rộng quy mô sản xuất. * Thách thức: Bên cạnh những cơ hội thì Vinamilk cũng phải đối mặt với không ít khó khăn thách thức. Trước hết là thách thức từ việc phải cạnh tranh với các thương hiệu sữa nổi tiếng khác từ nước ngoài vào VN (ví dụ như Dutch Lady), việc truyền thông thương hiệu trở nên cần thiết hơn bao giờ hết, đòi hỏi Vinamilk phải có những chiến lược marketing, dịch vụ khách hàng, phân phối bán hàng cụ thể, rõ ràng để tiếp tục giữ vững thị trường sữa của mình. Việc gia nhập WTO sẽ đưa ngành chế biến sữa vào cuộc cạnh tranh mới quyết liệt hơn. Nguyên nhân chủ yếu do nhiều nước trong cộng đồng tổ chức WTO đang sản xuất sữa với giá thành cực rẻ. Đây là những nước được thiên nhiên ưu đãi phù hợp với qui mô chăn nuôi bò sữa công nghiệp, chi phí rất thấp. Họ có những cánh đồng cỏ mênh mông, không phải đầu tư nhiều, việc chăn thả không tốn nhiều công sức và thu hoạch cũng như bảo quản theo hướng công nghiệp. Như vậy, không chỉ chi phí sản xuất thấp, năng suất cao, mà chất lượng sản phẩm của họ đảm bảo tuyệt hảo, nếu không có lộ trình giảm thuế nhập khẩu thỏa đáng thì sản xuất trong nước sẽ khó cạnh tranh. 7. Những rủi ro phải đối mặt khi đầu tư vào VNM a. Rủi ro về kinh tế Tình hình kinh tế Việt Nam trong những năm gần đây (2002-2004) đạt mức tăng trưởng từ 7,1% - 7,7 %. Thu nhập của người dân cũng luôn được cải thiện (năm 2003 là 415 USD, năm 2004 là 545 USD, năm 2005 dự kiến 584 USD). Điều này đã tác động tích cực đến sức mua trong nước, trong đó có ngành chế biến sữa. Thu nhập của người dân được nâng cao, người dân sẽ quan tâm hơn đến sức khỏe của các thành viên trong gia đình, họ sẽ tăng chi tiêu cho việc tiêu dùng các sản phẩm giàu chất dinh dưỡng như sữa. Ngược lại, nếu như nền kinh tế tăng trưởng chậm, dẫn đến thu nhập của người dân giảm, lúc đó họ chỉ tập trung tài chính để chi tiêu cho các nhu yếu phẩm, điều này sẽ tác động đến sức tiêu thụ sữa trong nước, kéo theo sự giảm sút doanh thu và lợi nhuận của Công ty. b. Rủi ro về thị trường Đối với thị trường nội địa, việc Việt Nam gia nhập WTO sẽ là cơ hội lớn cho các doanh nghiệp nước ngòai cùng ngành thâm nhập và mở rộng họat động sản xuất kinh doanh của mình tại Việt Nam. Đặc biệt, các công ty này thường có vốn lớn và được sự hỗ trợ của nước sở tại của họ thông qua các chính sách hỗ trợ xuất khẩuBên cạnh đó, việc giảm thuế nhập khẩu đối với các sản phẩm sữa sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các sản phẩm sữa ngoại nhập. Tuy nhiên, sản phẩm của Công ty vẫn có lợi thế cạnh tranh hơn do chất lượng sản phẩm sữa tương đương với sản phẩm sữa nhập khẩu trong khi giá bán cạnh tranh Ở thị trường xuất khẩu, trên 90% kim ngạch xuất khẩu của Công ty là thị trường Trung Đông, đặc biệt là Iraq. Trong khi đó, tình hình Iraq vẫn còn nhiều bất ổn. Do vậy, việc duy trì và phát triển thị trường này là một khó khăn tiềm ẩn. Tuy nhiên, trong môi trường bất ổn như hiện nay, Công ty vẫn duy trì được thị trường của mình thông qua những hợp đồng đã ký cho năm 2005 và 2006. Để giảm bớt rủi ro vào thị trường khu vực Trung Đông, Công ty đã và đang mở rộng thị trường của mình sang Úc, Mỹ, Canada, Thái Lan c. Rủi ro về luật pháp - Chính sách thuế xuất nhập khẩu khi Việt Nam gia nhập WTO và các tổ chức thương mại khác - Chính sách về an toàn thực phẩm đối với thị trường trong nước và xuất khẩu; - Các chính sách và quy định về nhãn hiệu hàng hóa - Các chính sách ưu đãi đầu tư d. Rủi ro về tỷ giá Khỏang 50% nguyên vật liệu đầu vào của Công ty là nhập khẩu và khoảng 30% doanh thu của Công ty là xuất khẩuu. Do vậy, lượng tiền ngọai tệ giao dịch hàng năm của Công ty là khá lớn. Do đó, những biến động về tỷ giá đều ảnh hưởng đến họat động của Công ty. Để giảm bớt áp lực về nguyên vật liệu nhập khẩu cũng như giảm tối thiểu ảnh hưởng của tỷ giá. Công ty đangg xây dựng và phát triển chiến lược nguồn nguyên liệu trong nước nhằm giảm dần tỷ trọng nguyên vật liệu nhập khẩu. e. Rủi ro lãi suất Hiện nay, lượng tiền mặt của Công ty luôn đáp ứng được nhu cầu vốn lưu động cho họat động sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, trong những năm tới Công ty sẽ sử dụng một phần nguồn vốn vay để tài trợ cho các dự án, do vậy, những biến động về lãi suất sẽ ảnh hưởng đến kết quả họat động sản xuất kinh doanh của Công ty. f. Rủi ro về tính khả thi của các dự án đang xây dựng Mục tiêu phát triển trong thời gian tới của Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam là mở rộng quy mô, đa dạng hoá sản phẩm và trở thành một tập đoàn thực phẩm tại Việt Nam. Để thực hiện mục tiêu này, Công ty đang tiến hành xây dựng thêm các nhà máy sữa, xây dựng các nhà máy sản xuất các sản phẩm mới như bia, café - Đối với thị trường bia: Tại Việt Nam, thị trường bia là một trong những thị trường đang có sự cạnh tranh sôi động. Bia ngày càng trở thành thứ đồ uống thông dụng, với sức cầu không ngừng tăng lên, khiến cho nhiều nhà đầu tư tham gia vào lĩnh vực này. Sự bùng nổ thị trường bia trong một vài năm gần đây minh chứng điều đó. Những nhà sản xuất bia đã và đang tiến hành nâng công suất như Tổng Công ty Bia Hà Nội, Công ty Bia Huế, Tổng Công ty Bia Sài Gòn, Công ty Bia Vinh... Bên cạnh đó một số tập đoàn lớn như Anheuser – Busch (Mỹ), Carlsberg (Đan Mạch), Heineken (Hà Lan) đang tìm các biện pháp tăng đầu tư vào các doanh nghiệp sản xuất bia. Năm 2003, sản lượng bia của cả nước đạt 1,29 tỷ lít, đến năm 2004 đã vượt lên 1,37 tỷ lít. Dự báo thị trường bia sẽ đạt 2,5 tỷ lít vào năm 2010. Tuy nhiên, mức tiêu thụ bia bình quân đầu người tại Việt Nam vẫn còn thấp so với các nước khác trong khu vực. Với mức tăng trưởng 10% mỗi năm, thị trường bia Việt Nam đang trở nên hấp dẫn đối với các nhà đầu tư. - Đối với thị trường cà phê: Việt Nam hiện đứng thứ hai thế giới, sau Braxin, về xuất khẩu cà phê. Sản lượng cà phê của Việt Nam tăng nhanh, đạt 700.000 tấn/năm hiện nay với diện tích trồng cà phê là 500.000 héc-ta. Cà phê Việt Nam hiện đang được tiêu thụ tại 60 nước trên thế giới, trong đó có những thị trường lớn như Mỹ, Đức, và đã bắt đầu được ưa chuộng tại thị trường các quốc gia láng giềng và khu vực Đông Âu. Xuất khẩu cà phê năm 2004 của Việt Nam đạt trên 550 triệu USD. Như vậy thị trường bia và thị trường cà phê hiện có sức hấp dẫn cao, có khả năng mang lại hiệu quả cho Công ty. Tuy nhiên, việc tham gia vào một lĩnh vực mới bao giờ cũng chứa đựng rủi ro. Chính vì vậy, Công ty dự định sẽ liên kết, hợp tác với một số công ty, tập đoàn lớn có kinh nghiệm sản xuất và kinh doanh trong lĩnh vực này để tăng khả năng cạnh tranh thông qua việc học tập kinh nghiệm điều hành, tiếp thị và phân phối, mở rộng khả năng hợp tác, giảm áp lực cạnh tranh trực tiếp, tăng khả năng xuất khẩu. Định giá cổ phiếu Số liệu (nguồn website : www.vinamilk.com.vn ) Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2007 (kế hoạch) công ty vinamilk Tổng doanh thu (tỷ đồng) 2007 7,428 Lợi nhuận trước thuế (tỷ đồng) 2007 898 Lợi nhuận sau thuế (tỷ đồng) 2007 898 Lãi cơ bản trên cổ phiếu (đồng/cổ phiếu) 5,071 Trích quỹ đầu từ phát triển 10% LNST Trích quỹ dự phòng tài chính 5% LNST Trích quỹ khen thưởng phúc lợi 10% LNST Tỷ lệ cổ tức bằng tiền mặt 19% vốn điều lệ Tỷ lệ cổ tức bằng cổ phiếu 10% vốn điều lệ Bảng cân đối kế toán từ năm 2004 đến 2006 (đơn vị triệu đồng)  2006  2005  2004  Tài sản ngắn hạn  1,996,391  2,406,477  1,769,506  Tiền và các khoản tương đương tiền  156,895  500,312  515,695  Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn  306,730  22,800  292,168  Các khoản phải thu dài hạn  860  4,018 ..........  1,071,980  568,054  419,250  Tài sản cố định hữu hình  746,661  558,790  410,906  Tài sản cố định thuê tài chính  0  Tài sản cố định vô hình  9,141  9,264  8,344  Chi phí xây dựng cơ bản dở dang  316,178  189,319  139,007  Bất động sản đầu tư  Nguyên giá  Giá trị hao mòn luỹ kế  Giá trị BĐS còn lại  Các khoản đầu tư tài chính dài hạn  422,771  609,960  180,972  Tài sản dài hạn khác  117,401  120,108  Tổng cộng tài sản  3,609,403  3,897,936  2,554,708  NGUỒN VỐN  Nợ phải trả  874,665  1,651,018  769,949  Nợ ngắn hạn  785,525  1,455,988  579,076  Nợ dài hạn  89,140  69,872  Nợ khác  125,158  190,873  VỐN CHỦ SỞ HỮU  2,734,738  2,246,918  1,852,245  Vốn chủ sở hữu  2,669,912  2,154,586  1,814,960  Nguồn kinh phí và quỹ khác  64,826  92,332  37,286  Vốn cổ đông thiểu số Tổng nguồn vốn  3,609,403  3,897,936  2,554,708 2. Định giá theo các phương pháp 2.1 Phương pháp hệ số tài chính Lợi nhuận 898 ROA = ___________________ = _________ = 26,77 % Tổng tài sản bq 3354 Lợi nhuận 898 ROE = ___________________ = _________ = 50,73 % Vốn cổ phần 1770 Lợi nhuận 898 EPS = ___________________ = _________ = 5073,4 Số cổ phần 0,1770 Thị giá CP 165 000 P/E = ___________________ = ____________ = 32,52 EPS 5073,4 Nợ bq 1076,05 D/A = ________________ = _______________ = 0,32 Tài sản bq 3354 Qua các chỉ số tài chính, ta thấy tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty tương đối khả quan: + Hệ số nợ tốt trong khi đó lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu là cao cho thấy doanh nghiệp đã sử dụng tốt đòn bẩy tài chính và đã đạt được cơ cấu vốn tối ưu + Lợi nhuận trên vốn cổ phần cao, các nhà đầu tư có thể kỳ vọng vào sự phát triển của công ty trong tương lai. + P/E của cổ phiếu VNM so với các cổ phiếu bluechip khác trên thị trường chưa phải là cao, vẫn có thể chấp nhận được. 2.2. Phương pháp chiết khấu luồng cổ tức + D2007 = 2900VND ( Công ty vinamilk trả cổ tức 2 đợt : Đợt 1 vào tháng 1/2007, 1000VND / 1CP Đợt 2 vào tháng 6/2007, 1900VND/1CP ) + Giả sử mức tăng cổ phiếu đều đặn hàng năm : g = 10% Trong 3 năm + Mức giá bán kỳ vọng vào năm 2010 là 250 000VND/1CP 2007 2008 2009 2010 + Công thức áp dụng Dt Pn Po = ∑ __________ + __________ ( 1 + r )t ( 1 + r )n - Giả sử mức sinh lời kỳ vọng = mức sinh lời bình quân của thị trường = 50% 2900(1+0.1)1 2900(1+0.1)2 2900(1+0.1)3 250 000 PVNM = _________________ + _________________ + _________________ + _____________ (1+0.5)1 (1+0.5)2 (1+0.5)3 (1+0.5)3 = 78 762,19 ( VND/1CP) - Giả sử mức sinh lời kỳ vọng = tỷ lệ sinh lời bình quân của công tyVinamilk = 20% 2900(1+0.1)1 2900(1+0.1)2 2900(1+0.1)3 250 000 PVNM = _________________ + _________________ + _________________ + _____________ (1+0.2)1 (1+0.2)2 (1+0.2)3 (1+0.2)3 = 151 783,275 ( VND/1CP) Vô thời hạn + Công thức áp dụng Do(1+g) Po = ___________ r – g + r = 20% 2900(1+0.1) PVNM = _________________ = 31 900 ( VND/1CP) 0.2 - 0.1 2.3.Phương pháp định giá theo luồng tiền + Công thức áp dụng Po = Pv(FCFVNM) + PV(VNM) Trong đó : FCF = Doanh thu – chi phí - lợi nhuận giữ lại để tái đầu tư + Giả sử từ năm 2007 công ty tăng trưởng đều đặn, khi đó luồng tiền tự do chính là luồng cổ tức: FCF2007 Po = ________ r – g + FCF2007 = 0.29 x 1770 = 513,3 (tỷ) 513,3 Po = ________ = 5 133 (t ỷ) 0.2–0.1 Giá /1CP = 5 133/ 0.177 = 29 000 (VND/1CP) 2.4.Phương pháp định giá dựa vào hệ số P/E + Công thức áp dụng Giá CP = Thu nhập / 1CP x Hệ số giá / Thu nhập + PVNM = 5073,4 x 32,52 = 164 986,97 ( VND/1CP) 2.5. Phương pháp dựa trên giá trị tài sản ròng (dựa trên 3 năm 2005-2006-2007) + Giá trị tài sản ròng = Tổng giá trị TS có bq – Các khoản nợ bq = 3354 - 1076,05 = 2 277,95 (tỷ VND) Tổng số lợi nhuận thực n năm liền kề + Tỷ suất lợi nhuận bq = ___________________________________________________________________ Tổng vốn kinh doanh của doanh nghiệp n năm liền kề 2 235 = _____________________ = 22,2 % 10 062,047 + Tỷ suất lợi nhuận siêu ngạch = Tỷ suất lợi nhuận bq - Tỷ suất lợi nhuận bình quân n năm của doanh nghiệp chung n năm của doanh nghiệp cùng ngành nghề = 22.2% - 20% = 2,2% Vốn sản xuất kinh doanh + Giá trị lợi thế = Của công ty theo sổ sách x Tỷ suất lợi nhuận siêu ngạch kế toán của n năm liền kề = 10 062,047 x 2,2% = 221,365 (tỷ VND) Giá trị tài sản ròng + Giá trị lợi thế + Giá CP = ______________________________________________ Tổng số CP 2 277,95 + 221,365 = _____________________________________________ 0,177 = 14 120,42 (VND/1CP) PHÂN TÍCH KỸ THUẬT Trong phân tích kỹ thuật các nhà phân tích sử dụng nhiều chiến lược trading khác nhau tùy theo kinh nghiệm bản thân. Nội dung bài viết này, chúng tôi sử dụng chiến lược Trading của Murphy làm cơ sở phân tích xu hướng biến động giá và xác đinh thời điểm đầu tư hợp lý. Trước hết , chúng ta nhìn lại diễn biến VNM kể từ phiên thứ nhất (19/1/2006) khi cổ phiếu VNM được niêm trên sàn với giá đóng cửa là 53.000 VND Trải qua , 395 phiên thời kỳ cao nhất của VNM là 202.000VND vào 27/2/2007 cũng là ở thời kỳ phát triển nóng của thị trường. Diến biến trong 2 năm (từ 19/1 năm 2006 đến 20/08/2007) 2 năm Các giai đoạn diễn biến giá : Giai đoạn 1: Từ 1/2006 đến 11/2006 + Xu hướng chính : Tăng + Mức độ biến động giá : Không lớn + Nguyên nhân : Mới lên sàn , còn được kỳ vọng nhiều Giai đoạn 2 : Từ 11/2006 đến 27/2/2007 + Xu hướng chính : Tăng + Mức độ biến động giá : Rất mạnh + Nguyên nhân : Giai đoạn phát triển nóng của thị trường Giai đoạn 3 : Từ 3/2007 đến nay + Xu hướng chính : Xu hướng giảm + Mức độ biến động giá : Không lớn + Nguyên nhân : Sự thờ ơ chung của nhà đầu tư toàn thị trường à Biến động có những nét giống thị trường toàn cảnh chung, như vậy giá phụ thuộc nhiều vào tâm lý chung trên thị trường Khoảng thời gian phân tích trong vòng một năm (từ 8/2006 đến 8/2007) “Hãy bán khi ai cũng nghĩ thị trường còn lên giá và hãy mua khi ai cũng nghĩ thị trường còn xuống giá”. 1 năm Xu hướng chính : Nghiên cứu thị trường trong khoảng thời gian một năm (có thể coi đây như là khoảng thời gian trung hạn) Moving Average (MA) Đường này cho chúng ta cách nhìn nhận xu hướng của chứng khoán vào ngày tiếp theo. Đặc biệt sẽ cho chúng ta biết khi nào giá sẽ lên và khi nào giá sẽ xuống, trong trường hợp này sử dụng kết hợp 2 đường MA trong đó đường ngắn hạn là 5 ngày và đường MA dài hạn là 10 ngày. Điều đặc biệt là đường 5 ngày là đường bám sát với đường giá_ nhạy cảm với biến động thị trường, đường 10 ngày coi như là đường đầu tư dài hạn _ ít nhạy cảm với biến động thị trường hơn. Khi chúng ta thấy đường MA 5 ngày nằm trên đường MA10 ngày thì dự báo xu hướng giá sẽ tăng, và ngược lại MA 5 ngày nẳm dưới MA10 ngày thì giá sẽ giảm. Nếu như chúng cách nhau quá xa thì hãy thận trọng vì có xu hướng giá sẽ đảo chiều, từ kinh nghiệm nhưng người phân tích cho thấy nếu như giữa 2 đường này có một biên độ khá lớn hơn so với trước kia thì hãy quyết định thực hiện mua hoặc bán ngay để giành chiến thắng trước nhất trên thị trường. Đường MA (thay đổi ngày) thay đổi không rõ nét , tuy đi xuống nhưng không mạnh , mức chênh lệch là thấp à Xu hướng ngắn hạn hiện nay của thị trường là : Đi xuống (Nguyên nhân:tình trạng ảm đạm chung của thị trường). Chưa có dấu hiệu cho thấy có thể dự báo được điểm xuống thấp nhất. Không có kết luận về xu hướng dài hạn. Xu hướng giá, đưòng trung bình động Moving average ( MA 20 ) và MACD Giá của cổ phiếu VNM trong khỏang thời gian từ đầu tháng 8 đén nay luôn ở dưói đường MA 20, giá cổ phiếu này đang có xu hướng tiến sát tới mức hỗ trợ và chưa có đấu hiệu của việc cắt đưòng MA 20, đường MACD vẫn có xu hướng tách khỏi đường EMA 9, trong khi đó khối lượng giao dịch tăng dần cho thấy đây là mức giá được nhiều nhà đầu tư cho là hợp lý vào thời điểm này. Nhìn vào giá của cổ phiếu này trong quá khứ, ta dễ nhận thấy những điểm chung khi đường giá của VNM giao với đường trung bình động MA 20, đường MACD giao với đường EMA 9, đồng thời khối lượng giao dịch tăng lên thì đó là dấu hiệu của một xu hướng giá tăng. Tuy nhiên, dựa vào biểu đồ chúng ta chưa nhận thấy được điều tương tự sẽ diễn ra trong thời gian ngắn tới đây Các đường support và resistance Đường support mức 172 chuyển thành đường resistance, kết hợp 2 đáy tại 160 à Dải giao dịch (trading range) với diễn biến ngắn hạn trong khoảng 160 đến 172 Xuất hiện những dấu hiệu của mô hình 2 đáy , và mô hình hội tụ giảm, song không thấy biến động lớn về khối lượng , trong vùng 160 nếu khối lượng giao dịch tiếp tục tăng thì sẽ có hiện tượng đảo chiều . à Nên mua vào dần dần , khi biến động giá tăng lớn ở 1-2 phiên có thể kết luận là thời điểm đảo chiều .Hiện tại , chưa thấy xuất hiện đảo chiều. + Khuyến nghị 1 : Nếu khối lượng tăng mạnh , khi giá chạm mức 160 có thể mua vào từ từ (lưu ý chỉ mua khi thấy dấu hiệu tăng rõ ràng).Sẽ có trường hợp , chạm 160 giá sẽ tăng nếu không có dấu hiệu tăng thì sự tăng là tạm thời với thời gian T+3 ở khâu thanh toán , nhà đầu tư nên cân nhắc thận trọng. + Khuyến nghị 2 : Nếu khối lượng không có sự thay đổi , giá chạm vùng 160 với xu hướng đi xuống , không thấy dấu hiệu đảo chiều rõ ràng, cảnh báo hiện tượng đi xuống tiếp theo . Lúc này, cần xem xét để dự đoán đợt biến động xuống tiếp theo của giá, tức là khoảng lặp lại của giá để đầu tư trong ngắn hạn (theo ngày). Bollinger Bands Giải BB hẹp lại thì có khả năng biến động lớn về giá,do vậy khả năng hiện nay ko có sự biến động lớn về giá. Khi giá gần dải u-B thì nó gợi ý về tình trạng overbought ,xem xét kỹ khi mua.Khi giá gần dải l-B là oversold, Khi sức tăng của giá quá mạnh, cầu lớn hơn cung nhiều, giá cổ phiếu sẽ vượt quá băng trên (upper band). Nếu giá cổ phiếu liên tục nằm trên dải băng trên thì điều này có nghĩa là sức tăng giá của cổ phiếu vẫn rất mạnh và được khẳng định chắc chắn. Khi sức giảm của giá quá mạnh, cung lớn hơn cầu nhiều, giá cổ phiếu sẽ đi thấp hơn băng dưới (lower band). Nếu giá cổ phiếu liên tục nằm dưới dải băng dưới thì điều này có nghĩa là sức giảm giá của cổ phiếu vẫn rất mạnh và được khẳng định chắc chắn. Nếu giá cổ phiếu vượt ra ngoài dải băng bollinger rồi trở lại vào trong dải băng ngay sau đó thì đây là tín hiệu cảnh báo về sự suy giảm sức mạnh của tăng hoặc giảm giá khi sự tăng hoặc giảm giá đã đạt đến sự căng thẳng quá mức. Điều này giống như sự bùng phát cuối cùng rồi lịm dần của sự sống vào thời điểm hấp hối. Nếu giá cổ phiếu vượt quá dải trên (upper band) rồi sau đó thiết lập một đỉnh giá khác nằm trong dài bollinger thì tín hiệu này cảnh báo sự chấm dứt xu thế tăng giá hiện tại và chuyển sang xu thế giảm hoặc dập dềnh. Tín hiệu này sẽ là cảnh báo đảo chiều sang giảm và được khẳng định chắc chắn hơn nếu sau đó giá cổ phiếu rớt xuống dưới đường trung bình động tương ứng của dải băng Bollinger Band. Nếu giá cổ phiếu xuống dưới dải dưới (lower band) rồi sau đó thiết lập một đáy giá khác nằm trong dài bollinger thì tín hiệu này cảnh báo sự chấm dứt xu thế giảm giá hiện tại và chuyển sang xu thế tăng hoặc dập dềnh. Tín hiệu này sẽ là cảnh báo đảo chiều sang tăng và được khẳng định chắc chắn hơn nếu sau đó giá cổ phiếu vượt lên trên dưới đường trung bình động tương ứng của dải băng Bollinger Band Giá vẫn đang tập trung ở dải phía dưới, dải Bollinger lại đang có xu hướng mở rộng không cho thấy biến động về giá. à Chưa có dấu hiệu của đảo chiều MACD Khoảng cách giữa trung bình động ngắn hạn và trung bình động dài hạn thể hiện xu thế tăng hoặc giảm của thị trường. Nếu trung bình động ngắn hạn lớn hơn trung bình động dài hạn thì xu thế là tăng giá và MACD có giá trị dương. Nếu giá trị MACD dương và ngày càng lớn thì xu thế thị trường tăng ngày càng mạnh, phe bò tót ngày càng thắng áp đảo. Nếu trung bình động ngắn hạn nhỏ hơn trung bình động dài hạn thì xu thế là giảm giá và MACD có giá trị âm. Nếu giá trị MACD âm và ngày càng nhỏ thì xu thế thị trường giảm ngày càng mạnh, phe gấu ngày càng thắng áp đảo. Đường trung bình của MCAD là 0 nơi mà trung bình động giá ngắn hạn gặp trung bình động giá dài hạn, tại đây bắt đầu có sự đổi chiều về xu thế của thị trường. Nếu đường MACD ở cắt đường trung bình động EMA của chính nó và đi xuống dưới đường này thì đó là tín hiệu bán ra để cắt lỗ. Nếu đường MACD cắt đường EMA của chính nó và đi lên trên đường này thì đó là tín hiệu mua vào. Sự giao cắt này được gọi là cò súng khai hỏa các tín hiệu mua và bán khác chính xác. Tuy nhiên cũng chú ý rằng khi các tín hiệu này xảy ra thì thường sự việc đã xảy ra rồi. Tuy không thể mua đáy bán đỉnh được nhưng việc bạn sớm mua vào hay bán ra ở đầu một xu thế lên giá hoặc giảm giá cũng là một món hời. Sự giao cắt giữa MCAD và đường zero. Sự giao cắt này chỉ là sự khẳng định lại tăng phần chắc chắn về xu thế mà các phép phân tích khác chỉ ra. Thông thường sự giao cắt này xảy ra khá muộn với độ trễ lớn nhất là khi sử dụng MCAD với hai đường trung bình động trong 9 ngày và 26 ngày. Do đó không thể dùng sự giao cắt này làm tín hiệu để phát lệnh mua/bán. Các tín hiệu trên cần kết hợp với nhiều tín hiệu trên các phân tích khác để có kết quả chính xác hơn. Xác định xu thế tăng hoặc giảm hoặc dập dềnh. Các dấu hiện về phân kỳ âm, phân kỳ dương. Ngưỡng siêu mua/siêu bán =>mức giá đang đi xuống,thời điểm bán để cắt lỗ cách đây 3 tuần,chưa đủ thông tin để mua vào. Nhận thấy dấu hiệu hội tụ của MACD và EXP nhưng chưa có dấu hiệu rõ ràng về sự hội tụ của MACD và EXP ở vị trí nào, điểm hội tụ hoàn toàn không phản ánh sự thay đổi về giá. RSI RSI phản ánh mối quan hệ giữa sức tăng giá và sức giảm giá của một CP trong một thời kỳ xác định bằng cách lấy tỷ số giá trung bình của các phiên tăng và giá trung bình các phiên giảm trong thời kỳ đó. Gọi n là số các phiên trong thời kỳ xác định cần tính RSI. Gọi giá trung bình các phiên tăng trong n phiên là AIn = Tổng giá các phiên tăng /n Gọi giá trung bình các phiên giảm trong n phiên là ADn=Tổng giá các phiên giảm/n Chỉ số sức bền tương đối được tính bằng công thức RSI = 100 – 100 / (1 + RS) (1) Trong đó RS = AIn / ADn là tỷ số giá trung bình các phiên tăng và giá trung bình các phiên giảm RSI xác định tương quan sức mạnh giữa phe mua và phe bán bằng cách phản ánh tỷ số tăng giá và tỷ số tăng giá vào giá trị của RSI. Giá trị này nằm trong khoảng 0 đến 100. Giá trị 50 của RSI gọi là giá tị trung bình tại đây sức mua và bán có tương quan ngang bằng nhau. RSI lớn hơn 50 và càng lớn thì phản ánh sức mua càng lớn hơn sức bán, giá cả đang tăng. RSI nhỏ hơn 50 và càng nhỏ thì phản hánh sức bán càng lớn hơn sức mua, giá cả đang xuống. RSI có hai ngưỡng siêu mua và siêu bán là 70 và 30, nếu giá trị của RSI lớn hơn 70 thị trường đang ở trạng thái siêu mua với sự áp đảo của phe mua, nếu RSI nhỏ hơn 30 thị trường đang ở ngưỡng siêu bán và phe bán đang áp đảo Số phiên (giá trị của n) sử dụng để tính trung bình giá các phiên tăng và giá các phiên giảm càng lớn thì RSI càng chính xác theo ý nghĩa của công thức là phản ánh tương quan sức tăng và sức giảm của giá. Tác giả J. Welles Wilder cho rằng nên lấy 14 phiên để tính RSI. Đồ thị của RSI là một máy dao động, chi tiết về sử dụng máy dao động trong phân tích chứng khoán đã được nên trong bài Như mọi loại máy hiển thị dao động kác, phân tích RSI dựa vào 3 ngưỡng: Siêu mua: mọi giá trị RSI ≥ 70 được gọi là siêu mua. Siêu bán: mọi giá trị RSI ≤ 30 được gọi là siêu bán. Trung bình: Ngưỡng 50 được gọi là trung bình, RSI > 50 báo hiệu về sự thắng thế của phe mua, RSI < 50 báo hiệu sự thắng thế của phe bán =>Thị trường đang ở mức siêu bán,phe bán đang thắng thế, đây là nguyên nhân làm cho giá giảm. Đường MFI ( Money Flow Index) , RSI ( Relative Strength Index) VNM prise Kết hợp đồ thì của giá VNM cùng với đường MFI, đây là chỉ số động lượng, nó đo lường sức mạnh của dòng tiền vào và ra của 1 loại cổ phiếu, trong trường hợp này là VNM, chỉ số MFI gần mức 20 có nghĩa là giá của cổ phiếu này đang gần mức đáy, tuy nhiên xu hướng của giá và xu hướng của chỉ số MFI đang cùng chiều vì thế mà chưa nhận thấy dấu hiệu của một sự đảo chiều của giá ờ đây. Chỉ số RSI là chỉ số đo lường sức mạnh hay độ yếu tương đối của một loại chứng khoán khi nó tự so sánh với chính nó trong thời gian nhất định (thường dung 14 ngày), trên biểu đồ ta thấy RSI sắp chạm ngưỡng 30, đây là biểu hiện của việc nhà đầu tư bán ra nhiều làm giá cổ phiếu giảm xuống. ADX Hiện tại DI(-) cao hơn DI (+), ADX = 39. Xu hướng giá còn tiếp tục giảm là khá rõ Accumulation/Distribution Đường A/D chỉ có những biến động rất nhỏ , không thể kết luận về xu hướng đảo chiều. Không thấy dấu hiệu đột biến trong các giao dich mua bán của nhà đầu tư nước ngoài. Không có hiện tượng làm giá. àGIÁ SẼ CÒN GIẢM -.Nhà đầu tư nào mua rồi thì hãy giữ lấy và đừng nhìn đến , khi có tin tốt hoặc thị trường hồi phục thì chú ý để bán ra, chú ý quan sát lượng giao dịch để mà lướt sóng (cẩn thận lật ván ) - Hiện tại không phải thời điểm mua hợp lý KẾT LUẬN Hiện tại, cả phân tích kỹ thuật và phân tích cơ bản đều chỉ rõ nhà đầu tư chưa nên đầu tư vào Vinamilk. Thứ nhất là do cả phương pháp kỹ thuật đều chưa chỉ ra rõ xu thế đảo chiều của giá cổ phiếu vinamilk Thứ hai dựa vào phương pháp cơ bản, từ các phương pháp định giá khác nhau, thị giá của VNM đang cao hơn giá trị thực Thứ ba, tâm lý chung của nhà đầu tư còn thờ ơ với thị trường khiến cho thị trường còn có thể tiếp tục đóng băng trong một khoảng thời gian. Về ngắn hạn, thì cổ phiếu vinamilk vẫn có thể “lướt sóng” được nếu thường xuyên theo dõi tình hình thị trường. Về trung hạn, chúng tôi khuyến nghị các nhà đầu tư đang nắm giữ cổ phiếu này thì vẫn nên kỳ vọng vào sự tăng trưởng và tính thanh khoản của cổ phiếu. Nhưng về dài hạn, chúng ta nên xem xét cẩn thận trước khi đầu tư vào cổ phiếu VNM do các phương pháp định giá đều chỉ ra giá trị thực thấp hơn nhiều so với thị giá. Ngoài ra, các nhà đầu tư cần chú ý các yếu tố khác như là Các nhà đầu tư cá nhân chiếm tỷ trọng lớn song trình độ phân tích và tiếp nhận thông tin còn hạn chế, thường xuyên đầu tư theo số đông mà VNM là một thương hiệu mạnh, vẫn còn được kỳ vọng rất lớn vào sự tăng trưởng nên thị giá VNM trên thị trường sẽ vẫn còn rất cao. Chiến lược của công ty trong thời gian tới như là kế hoạch phát hành cổ phiếu trong tương lai ở thị trường Singapore, cùng với sự tăng thêm các hợp đồng xuất khẩu sữa sang Trung Đông và Châu Phi hứa hẹn tiềm năng phát triển trong tương lai. Tóm lại, từ các thông tin trên, các nhà đầu tư nên cân nhắc chiến lược để đưa ra quyết định có nên đầu tư cổ phiếu VNM hay không.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc5934.doc
Tài liệu liên quan